Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tính Không Trong Đạo Phật

21 Tháng Sáu 201408:33(Xem: 8743)
Tính Không Trong Đạo Phật

"TÍNH KHÔNG" TRONG ĐẠO PHẬT

Nguyên Thảo


Phật tánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị kéo, bị bắt, chẳng bị trói, bị buộc. Như trong chúng sanhhư không, vì tất cả chúng sanh đều có hư không chẳng chướng ngại, chúng sanh đều chẳng tự thấy mình có hư không này. Giả sử nếu chúng sanh chẳng có hư không thời không có những sự đến, đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng sống chẳng lớn. Do nghĩa này nên trong kinh ta nói tất cả chúng sanh đều có hư không giới, hư không giới đây gọi là hư không. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Bực Thập trụ Bồ tát thấy được phần ít như châu kim cương."

Nói đến “Tính Không” trong Đạo Phật là nói đến một vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc, nhất là những người ngoại đạo vì không thể hiểu được cái giáo lý cao thâm này đành buột lên những câu hồ đồ, cạn cợt để đánh giá thấp hay phỉ báng đạo Phật.

Đi tìm vào “Tính Không” thật là không đơn giản, vì “Không” nghĩa là gì? Không có nghĩa là không, là hư không hay là hư vô? Nhiều người đã cho Đạo Phật là đạo cứu cánh về Hư Vô đồng nghĩa với Hư Vô trong Lão giáo. Nhiều người lấy câu: “Ngũ uẩn giai không”“Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc” trong bài Kinh “Ma-ha Bát-Nhã Ba-la-Mật Đa Tâm Kinh” để triển khai rồi có cái nhìn không đúng vào Đạo Phật. Lại thêm trong bài Kinh ấy có thêm: “Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” khiến cho người nghiên cứu, tìm hiểu có thêm sự rối rắm về chữ “không”!

Tại sao trong Đạo Phật lại có “Tính Không”?

Chúng ta cần ghi nhớ lại rằng: Đức Phật chỉ là Đạo sư, tức là người “chỉ đường” chứ không là một giáo chủ; tức là Đức Phật không sáng chế, hay tạo một phương thức đến con đường giải thoát, mà Đức Phật chỉ tuyên xưng, truyền bá con đường tự thể của nó phải tiến qua những bước, tiến trình, những giai đoạn như thế để đạt đến mục đích cuối cùng. Trước Đức Phật Thích Ca đã có vô số chúng sinh đã thành Phật; sau Đức Phật cũng sẽ có nhiều vị Phật sẽ thành và ngay trong thời Đức Phật cũng có nhiều người thành Phật, vì thế mới có Phật trong ba đời: Quá khứ, Hiện tại lẫn Vị lai. Tất cả đều cùng nương trên cùng một con đường như thế để thành đạo. Đức Phật Thích Ca truyền đạt con đường đó trên cõi Nam Diêm Phù Đề (Nam Thiệm Bộ Châu hay Ta Bà) hay trên trái đất cõi người của chúng ta này theo hạnh nguyện của Ngài.

Trong Kinh Lăng Nghiêm có ghi:

"Từ một thể chơn tâm không khác, vì vọng niệm phân biệt, có năng sở, bỉ thử sai khác, nên hiện rahư khôngthế giới. Nhơn có hư không thế giới nên mới có chúng sanh. Đã có thế giớichúng sanh lăng xăng đối đãi nhau, nên khởi lên vô số vọng tưởng phân biệt: Tốt, xấu, phải chẳng v..v...Vì thế mà sanh ra đủ các phiền não trần lao nhiễm ô. Cái có hình tướngsanh diệtthế giới, cái không hình tướngyên tịnhhư không, khác với hư không, thế giớichúng sanh vậy" (Kinh Lăng Nghiêm, Phật Học Phổ Thông khóa VI-VII, HT. Thích Thiện Hoa, trang 121).

Như vậy “Từ nơi Chơn Tâm, do vô minh vọng động mà có hư không. Hư không mờ mịtvô minh sanh” (LN, trang 121) và vì “vọng niệm phân biệt” nên có hư khôngthế giới. Những gì không thuộc thế giớihư khôngchúng sinh. Cũng trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã chỉ những nguyên nhân riêng và tuần tự sinh ra vũ trụ. Và cũng ở hư không đó, khi thành đạo Đức Phật cho biết thân Phật thật lớn “thân ta bao trùm mười phương hư không vô tận” và khi thật nhỏ “ngồi trong hạt bụi, mà chuyển đại pháp luân” mà không bị ngăn ngại nào cả.

Đức Phật còn nói đến tính không ấy trong Kinh "Đại Bát Niết Bàn" (HT. Thích Trí Tịnh dịch) như sau:

"Này Thiện nam tử! Vừa rồi ông hỏi cớ chi đức Như Lai dựa nằm chẳng ngồi dậy, chẳng đòi uống ăn, chẳng dặn bảo quyến thuộc coi sóc sản nghiệp.

Này Thiện nam tử! Tánh hư không cũng chẳng ngồi dậy, chẳng đòi uống ăn, chẳng dặn bảo quyến thuộc coi sóc sản nghiệp, cũng không đi, không lại, không sanh diệt, không già trẻ, không mọc lặn, hư bể, giải thoát, ràng buộc, cũng không nói mình, nói người, cũng không hiểu mình hiểu người, chẳng phải ăn, chẳng phải bịnh." (Trang 385, tập 1)

Và trong tập 2, Kinh Đại Bát Niết Bàn trang 247 lại ghi rõ hơn:

"Này Thiện nam tử! Tất cả các pháp vốn không có tánh, do nghĩa này nên ta nói kệ rằng:

Trước không nay có
Trước có nay không
Ba đời có pháp
Không có lẽ đó

Này Thiện nam tử! Tất cả pháp do nhơn duyên mà sanh cũng do nhơn duyên mà diệt.

Nếu chúng sanhPhật tánh, thời tất cả chúng sanh lẽ ra có thân Phật như ta hôm nay.

Phật tánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị kéo, bị bắt, chẳng bị trói, bị buộc. Như trong chúng sanhhư không, vì tất cả chúng sanh đều có hư không chẳng chướng ngại, chúng sanh đều chẳng tự thấy mình có hư không này. Giả sử nếu chúng sanh chẳng có hư không thời không có những sự đến, đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng sống chẳng lớn. Do nghĩa này nên trong kinh ta nói tất cả chúng sanh đều có hư không giới, hư không giới đây gọi là hư không. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Bực Thập trụ Bồ tát thấy được phần ít như châu kim cương."

Theo như những đoạn kinh dẫn chứng ở trên cho chúng ta có thể chiêm nghiệm được nhiều vấn đề để lý giải về “Tính Không” trong Đạo Phật.

Đầu tiên hư không được phát sinh từ cõi Chơn Tâm vì do vô minh vọng động, hư không mờ mịt vì do vô minh sinh; rồi vì “vọng niệm phân biệt” mà sinh ra thế giới, chúng sinh. Tất cả đều do những nguyên nhân, yếu tố đúng thời đúng lúc để kết hợp sinh ra cái khác (duyên sinh); cái sự kiện, vật này sinh là nguyên nhân cho cái khác kế tiếp được sinh ra cứ thế mà nối tiếp không ngừng nghỉ (trùng trùng duyên khởi). Nhưng mọi sự kiện đó khi đã có duyên sinh thì tất sẽ bị hoại diệt để rồi một cái khác sẽ thành hình theo quy luật: Sinh, trụ, dị, diệt; Thành, trụ, hoại không; và với con người, chúng sinh là sinh, lão, bệnh, tử.

Với hình sắc cụ thể (sắc) thì nó cũng không thường còn, luôn biến đổi theo thời gian hay từng sát-na (vô thường) để rồi khi chết hoặc hoại diệt thì nó lại trở về với cái “không”, những gì nó vay mượn từ các đại lại trả về với các đại; và trong trạng thái “không” đó lại chờ đợi duyên hợp khác để kết hợp thành cái khác; ở nơi cái khác sẽ hoại diệt để trở lại trạng thái không. Cho nên trong đạo Phật mới đề cập đến “không phi không”, “hữu phi hữu” (chơn không diệu hữu). Do vậy, “có có” hay “không không” cũng chỉ là hai hình thái khi ẩn khi hiện của cùng một bản thể! Cho nên Quán Tự-Tại Bồ Tát đã “hành thâm” quán triệt, thấy rõ năm uẩn đều là không; có sắc hay như khi không có sắc cũng chẳng khác gì nhau (không tức thị sắc, sắc tức thị không) nên không thấy là khổ nữa. Tương tự: Thọ, Tưởng, Hành, Thức theo cùng theo với sắc cũng sẽ là như vậy!

Còn với các pháp thì pháp vốn là không tướng, không sinh, không diệt, không dơ, không sạch cũng không tăng, không giảm, bất biến theo thời gian.

Trong bài: “Sơ lược ý nghĩa chữ “Không” trong Đạo Phật”, Thượng Tọa Thích Nhật Từ đã giải thích ý nghĩa chữ không trên sáu bình diện:

1-Không và Thiền định. (đến nơi trống rỗng để thiền định; và “an trú nơi trống rỗng hay tánh không”).

2-Tánh Không tức Vô Ngã. (Vì tánh Khôngtính không thực thể của ngã và các sự vật).

3-Tánh Không tức Duyên khởi, Vô Thường, Vô Ngã. (Đặc tính của sự vật là không thực thể hay duyên khởi hay vô ngã)

4-Tánh Không và Trung Đạo. (Thiền quán về tính khôngduyên khởi của các sự vật hiện tượng là một trong các cách trừ diệt các chấp thủ, tham ái và dẫn đến sự an tịnh các hành một cách có hiệu quả).

5-Phương pháp quán “không, giả và trung”. (Tất cả các sự vật hiện tượng đều do duyên mà hình thành; do đó gọi là không (tức không thực thể) hay cũng còn gọi là giả danh hay trung đạo).

6-Ý nghĩa chữ “Sắc” trong “Sắc tức thị Không”. (Sắc uẩn chỉ là tổ hợp vật chất tùy thuộc, duyên khởi vào các hoạt động tinh thần khác (thọ, tưởng, hành, thức) nên nó không có thực thể (không): Sắc tức thị không).

Nhưng, như chúng tôi đã trích dẫn hai đoạn Kinh Đại Niết Bàn ở trên đã chứng tỏ thêm một vấn đề khác. Chúng tôi xin ghi lại:

Này Thiện nam tử! Tánh hư không cũng chẳng ngồi dậy, chẳng đòi uống ăn, chẳng dặn bảo quyến thuộc coi sóc sản nghiệp, cũng không đi, không lại, không sanh diệt, không già trẻ, không mọc lặn, hư bể, giải thoát, ràng buộc, cũng không nói mình, nói người, cũng không hiểu mình hiểu người, chẳng phải ăn, chẳng phải bịnh." (Trang 385, tập 1)

Và:

Phật tánh của chúng sanh chẳng hư, chẳng hoại, chẳng bị kéo, bị bắt, chẳng bị trói, bị buộc. Như trong chúng sanhhư không, vì tất cả chúng sanh đều có hư không chẳng chướng ngại, chúng sanh đều chẳng tự thấy mình có hư không này. Giả sử nếu chúng sanh chẳng có hư không thời không có những sự đến, đi, đứng, ngồi, nằm, chẳng sống chẳng lớn. Do nghĩa này nên trong kinh ta nói tất cả chúng sanh đều có hư không giới, hư không giới đây gọi là hư không. Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy. Bực Thập trụ Bồ tát thấy được phần ít như châu kim cương."

Như vậy, Đức Phật xác định trong mỗi chúng sinh đều có hư không giới, tức hư không giới cũng là một thành tố cấu tạo cơ thể của chúng sinh, nhờ hư không ấy mà chúng sinh mới có được sự tăng trưởng, đi, đứng, nằm, ngồi, tức là hoạt động được. Nhưng tính chất của hư không thì không đi, lại; không ăn uống; không sinh diệt, già trẻ hư hoại; không phân biệt mình, người... Vậy hư không giới trong mỗi chúng sinh sẽ đóng vai trò quan trọng nào?

Chúng ta cùng để ý đến hai đoạn Kinh lăng Nghiêm sau:

-"Còn ta (Phật) thì trái với vọng trần, hiệp với Chơn tâm thường trụ bất sanh bất diệt, biến khắp cả pháp giới. Cho nên ta mới được tự tại vô ngại: Ở trong một hiện ra vô lượng, vô lượng hiệp làm một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ; không rời nơi đạo tràng mà hiện khắp cả mười phương thế giới. Thân ta bao trùm mười phương hư không vô tận. Trên đầu một mảy lông hiện ra các cõi nước; ngồi trong hạt bụi, mà chuyển đại pháp luân. Vì ta diệt hết vọng trần, trở lại với bản tâm thanh tịnh trong suốt, nên mới được như vậy! (LN 132-133).

-Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh rồi, thì cái trí quang sáng suốt hiện ra. Lúc bấy giờ chơn tâm ông vừa tịch tịnh lại vừa chiếu soi, bao trùm khắp cả mười phương hư không thế giới, lúc bấy giờ ông trở lại xem cảnh vật hiện tiềnthế gian này, cũng như là việc trong chiêm bao. Khi ông được như thế rồi thì nàng Ma Đăng Già ở trong mộng kia làm gì bắt ông được! (LN, 235).

Từ hai đoạn trên cho chúng ta thấy Đức Phật đề cập đến những đặc điểm của một vị đã thành Phật có những đặc điểm hiệp với hư không như sau: Thường trụ bất sanh, bất diệt, biến khắp cả pháp giới; tự tại vô ngại; không rời nơi đạo tràng mà hiện khắp cả mười phương thế giới; thân ta bao trùm mười phương hư không vô tận; trở lại bản tâm thanh tịnh trong suốt; chơn tâm vừa tịch tịnh lại vừa chiếu soi.

Những điều đó cho chúng ta có thể hiểu rằng một hành giả đạt được Đạo Vô Thượng Bồ Đề sẽ nương vào tính hư không để bất sinh bất diệt, để có thể vươn ra lớn cùng với hư không vô tận, cũng như nương vào hư không để có thể thu nhỏ lại như hạt bụi đem để ở trên đầu ngọn lông mà làm công việc lớn: Chuyển Đại Pháp Luân, nhưng không bị ngăn ngại gì cả.

Trong thời đại vi tính và truyền hình ngày nay chúng ta có thể hiểu được “thần thông” của Đức Phật thường nói trong Kinh điển: Đức Phật có thể thu toàn thế giới cùng với mình lại nhỏ như hạt bụi để mình “chuyển Đại Pháp Luân” mà trong đó mọi thế giớicảm tưởng như không hề thay đổi, giống như trên màn hình chiếu từ cảnh cá nhân lớn dần đến nhà cửa, toàn địa phương rồi đến địa cầu, thái dương hệ, thiên hà và lớn dần toàn vũ trụ; Sau đó, chúng được gom lại trong một bong bóngbong bóng đó nhỏ dần, nhỏ dần và gom lại thành một điểm vào giữa màn ảnh, sau cùng thì biến mất hay bằng hạt bụi. Hình ảnh ấy giống như toàn vũ trụ được gom nhỏ trong hạt bụi có thể đem để trên đầu ngọn lông mà những gì trong đó vẫn cảm thấy không hề thay đổi. Còn tại sao khi thành đạo thân Phật lại “bao trùm mười phương hư không vô tận”? Điều ấy chúng ta có thể lấy lại ví dụ của A-Lại-Da-Thức thì sẽ dễ hiểu hơn! Khi A-Lại-Da-Thức còn của một chúng sinh bình thường thì giống như một cái túi để chứa đựng những hạt giống (chủng tử) nhân quả; nhưng khi không còn những nhân xấu khiến mình phải tái sinh để trả quả nữa, tức lúc ấy hành giả đã đạt đến Đạo Bồ Đề thì túi A-lại-Da-Thức sẽ tự tan vỡ đi, và cái Tâm ( bây giờ là “chơn tâm” vì sau khi tu đắc đạo cái “vọng tâm” đã bị diệt) của hành giả sẽ nương theo hư không mà trương lớn lên theo khắp cùng trong hư không vô tận để “trở thành thân Phật”. Thân ấy khi muốn lớn thì tràn khắp hư không; còn muốn nhỏ thì thu nhỏ lại giống như hạt bụi. Sự trương lớn, hay thu nhỏ không bị cái gì ngăn ngại cả (thân vô ngại). Và sự trương lớn hay thu nhỏ đó chỉ cần trong một niệm cho nên câu “chỉ trong một niệm các Đức Phật có thể đi qua khắp “tam thiên đại thiên thế giới” là như vậy!

Nếu nói như thế thì trong “hư không vô tận có rất nhiều Đức Phật ẩn tàng vào nhau”? Đúng thế, cho nên Đức Phật mới thuyết:

“Ở trong một hiện ra vô lượng, vô lượng hiệp làm một, trong lớn hiện nhỏ, trong nhỏ hiện lớn; không rời nơi đạo tràng mà hiện khắp cả mười phương thế giới”.

Đức Phật cũng đề cập đến cảnh viên dung ấy như sau:

Thí như trăm ngàn ngọn đèn, đồng đốt trong một căn nhà, ánh sáng của mỗi ngọn đèn tuy đều chiếu khắp cả nhà, nhưng không có lộn lạo hay lấn diệt lẫn nhau”. (Kinh Viên Giác, Phật Học Phổ Thông khóa VIII, trang 51-52).

Tất cả các vị Phật đều ở trong Hư Không Pháp Giới và cũng được gọi là Niết Bàn như Ngài A-Nan bạch Phật rằng:

-(A Nan) Bạch Thế Tôn! Bồ Đề, Niết Bàn, Chơn Như, Pháp Tánh, Yêm Ma La Thức, Không Như Lai Tạng, và Đại Viên Cảnh Trí, bảy danh từ tuy khác, chớ cũng đồng một quả Phật thanh tịnh thường còn không hoại. (Lăng Nghiêm, PHPT khóa VI-VII, trang 162).

Trong câu này cho chúng ta biết Niết Bàn là ở nơi đâu? Và Niết Bàn là gì? Niết Bàn là một trạng thái thanh tịnh, khắp giáp cả mười phương hư không thế giới, là nơi an trú mà người hành đạo khi đạt được tiến về với Chơn Tâm như đoạn Kinh Lăng Nghiêm ghi như sau:

“Này Phú-Lâu-Na, các ông khi đối với trần cảnh (thế giới, chúng sanh, nghiệp quả) chỉ đừng có khởi vọng niệm phân biệt, thì tham, sân, si, (ba duyên) không khởi. Ba duyên không khởi, thời ba nhơn sát, đạo, dâm chẳng sanh. Lúc bấy giờ anh khùng Diễn-Nhã-Đạt-Đa (mê) ở trong tâm các ông tự hết, mà hết tức là Bồ-Đề (sáng suốt). Khi ấy chơn tâm của ông thanh tịnh sáng suốt tự hiện bày, khắp cả pháp giới, không cần phải cực nhọc khó khăn tu chứng, hay xin cầu nơi ai cả”. (Kinh Lăng Nghiêm, PHPT Khóa VI-VII, trang 143)

Đức Phật nói về Chơn Tâm:

“Nó nhiệm mầu yên lặng, sáng suốt, khắp giáp cả pháp giới” (Lăng Nghiêm, PHPT, trang 110); “Chơn tâm nhiệm mầu vắng lặng mà thường sáng suốt chiếu soi (Bản giác diệu minh, bản giác minh diệu)” (trang 119).

Và ở một đoạn Kinh Tạp-A-hàm, Đức Phật chỉ rõ qua đâu mà chúng ta sẽ tìm được Niết–Bàn:

"Như Lai tuyên bố rằng thế gian, nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt thế giancon đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian đều nằm trong tấm thân một trượng này, cùng với tri giáctư tưởng."

Và Niết-Bàn đối với người hành đạo có hai hình thức:

"Có hai hình thức chứng nghiệm Niết Bànchứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân ngũ uẩnchứng nghiệm Niết Bàn lúc không còn thân ngũ uẩn nữa.

Nầy chư Tỳ Khưu, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân ngũ uẩn là gì?

Là nơi đây, nầy chư Tỳ Khưu, một thầy tỳ khưu đắc quả A La Hán, đã tận diệt mọi ô nhiễm, đã sống đời thiêng liêng cao thượng, đã làm những việc cần phải làm, đã bỏ gánh nặng, đã thành đạt mục tiêu, đã tận diệt mọi trói buộc của đời sống, một thầy tỳ khưu hiểu biết chơn chánh và đã được giải thoát. Ngũ quan của thầy vẫn còn và vì chưa xa lìa hẳn ngũ quan, thầy còn hưởng những quả lành và chịu những quả dữ. Sự chấm dứt tham, sân, si của thầy tỳ khưu ấy gọi là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân ngũ uẩn.

Nầy chư Tỳ Khưu, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn là gì?

Nơi đây, nầy chư Tỳ Khưu, một thầy tỳ khưu đắc quả A La Hán...đã được giải thoát. Trong chính kiếp sống ấy thầy không còn thích thú với những cảm giác của thân nữa, thầy mát mẽ. Đó là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn". (Đức PhậtPhật Pháp, Narada Thera (Phạm Kim Khánh dịch), trang 466).

Niết Bàn trong lúc còn mang thân ngũ uẩn đó là: "Hữu Dư Y Niết Bàn" và "Vô Dư Y Niết Bàn" là Niết Bàn khi không còn thân ngũ uẩn.

Theo như vậy, “Tính Không” trong Đạo Phật không phải là những “cái Không” giả tưởng hay mơ hồ; mà những “Không” ấy để chỉ đến những cái trống rỗng, những cái không có thực chất, những cái “không” và “có” giả tạm. Nhưng “Hư không” mới là nơi “trụ” và “viên dung” của tất cả các đại, và cũng là nơi mà Tâm của từng chúng sinh tu đến Giác Ngộ nhập vào cõi Chơn Tâm nằm trong Chơn Như, Pháp Tánh, Niết Bàn,... hay được gọi đúng hơn là “Không Như Lai Tạng” vậy!

Cho nên “Tính Không” trong Đạo Phật không phải có nghĩa là “Không Có”; mà lại cũng không phải có ý nghĩa mơ hồ chung chung mờ mịt như “Hư Vô” trong Đạo Lão chủ trương, mà “Tính Không” trong Đạo Phật rất là cụ thể và cao trọng nhất mà người hành giả mong muốn để tìm về!

Nguyên Thảo,
11/9/2011
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12247)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 11015)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10907)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13352)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11776)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13654)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11890)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11162)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12185)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12384)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20566)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12401)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12440)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11701)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11574)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22396)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13552)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29627)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11536)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16709)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 11987)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16821)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12056)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17909)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12619)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13143)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14742)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22603)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10569)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14036)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13865)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13702)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13851)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13915)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14819)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13836)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18402)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22781)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15383)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17303)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22398)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14245)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12566)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11146)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17750)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13190)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13090)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18777)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17166)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13486)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12898)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14691)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14637)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15852)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13500)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27413)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13211)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16676)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21373)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18800)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant