Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Cõi Địa Ngục

Saturday, February 21, 201511:50(View: 10001)
Cõi Địa Ngục
CÕI ĐỊA NGỤC

Toàn Khôn
g
 


Cõi Địa Ngục(Trích dẫn tham khảo: Tăng nhất A Hàm, quyển 2, trang 200-213 do HT Thích Thanh Từ dịch xuất bản tại VN năm 1995. Trung A Hàm, quyển 1, trang 659-682 do HT Thích Thiện Siêu dịch XB tại VN năm 1992, Trường A Hàm, quyển 2, trang 313- 354 do HT Thích Trí Tịnh dịch xuất bản tại VN năm 1991. Kinh Địa Tạng do HT Thích Trí Tịnh dịch XB tại VN năm 2001).

I) - SINH TỬ THÔNG:

Một thời đức Phật ngự trong vườn Cấp Cô độc, nước Xá Vê, bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ Kheo:

- Ta dùng Thiên nhãn thanh tịnh nhìn thấy chúng sanh sinh ra chết đi, chết đi sanh ra, sắc đẹp sắc xấu, thiện hoặc ác, chỗ lành hoặc chỗ dữ tùy theo nghiệp mà chúng sinh đã tạo ra. Ta thấy những sự kiện ấy đúng như thật, không hư dối. Nếu có chúng sanh nào làm ác, nói ác, nghĩ ác, phỉ báng Thánh hiền, tà kiến, thì do nhân duyên ấy, khi chết chắc chắn đi vào chỗ dữ, sinh nơi địa ngục. Nếu chúng sinh nào làm lành từ thân miệng ý, ca ngợi bậc Thánh hiền, không có tà kiến, do nhân duyên này, khi chết người ấy sẽ đi vào chỗ tốt, sanh nơi cõi trời.

Như khi mưa lớn, lúc ban đầu trút xuống, giọt nước rơi xuống, hoặc chỗ thấp hoặc chỗ cao, nếu có người đứng yên một chỗ, để ý thấy rõ những hạt mưa rơi xuống khi chỗ thấp khi chỗ cao; như bọt nước sinh ra rồi mất đi, nếu có người đứng một nơi quan sát thấy bọt nước mưa thoạt sinh rồi thoạt diệt, thấy rõ ràng.

Như ngọc lưu ly tự nhiên sinh ra không có tỳ vết, tám góc xâu qua sợi dây hoặc xanh, vàng, đỏ, đen, trắng, người có mắt nhà nghề nhìn biết rõ ngọc lưu ly tốt xấu rõ ràng.

Như hai nhà có chung một cổng ngõ, nếu có người đứng một chỗ thấy người ra vào qua cổng ngõ ấy rõ ràng.

Cũng như người đứng trên lầu cao nhìn người qua lại hoặc ngồi nằm, chạy nhảy bên dưới, đều thấy tất cả một cách rõ ràng.

Ta cũng thế, bằng Thiên nhãn thanh tịnh, nhìn thấy chúng sanh khi sinh lúc chết, hoặc xấu hoặc đẹp, qua lại chỗ lành chỗ dữ tùy theo nghiệp mà chúng sinh ấy đã tạo. Ta thấy sự kiện ấy đúng như thật, không sai lệch, nếu chúng sanh nào làm ác, nói ác, nghĩ ác, nói xấu bậc Thánh, có tà kiến, khi chết, chúng sinh ấy chắc chắn sinh vào chỗ dữ, địa ngục. Nếu chúng sinh nào làm lành, nói lành, nghĩ lành, không nói xấu bậc Thánh, có chính kiến, do nhân duyên ấy, khi qua đời, người ấy chắc chắn sinh vào chỗ lành, cõi trời hoặc cõi người.

Nếu chúng sanh nào sống trong nhân gian không hiếu thảo với cha mẹ, không tôn trọng bậc Thánh hiền, không tạo phúc, không sợ tội đời sau, do nhân duyên ấy, khi chết chúng sinh ấy sẽ sinh trong loài Ngã quỷ, Súc sinh, hay Địa ngục.

LỜI BÀN:

Đoạn Kinh trên cho thấy đức PhậtSinh tử thông, Ngài dùng Thiên Nhãn thấy rõ chúng sanh chết đi sinh ra đều theo nghiệp của thân miệng ý đã tạo ra mà được đến chỗ tương xứng, tạo nhân ác phải vào chốn đau khổ, tạo nhân thiện được vào nơi vui sướng. Thân làm ác là hành hạ, đánh đập, giết hại chúng sinh các loài; miệng nói ác là nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, nói ác; ý nghĩ ác là tham lam, sân hận, si mê tà kiền như không tin nhân quả nghiệp báo, không tin tái sinh luân hồi; phỉ báng bậc Thánh.

Đức Phật cho biết Ngài nhìn thấy luân hồi sinh tử của chúng sinh rõ ràng cũng như người đứng nhìn giọt mưa rơi xuống chỗ thấp chỗ cao, như bong bóng của nước mưa sinh ra rồi biến mất, như người đứng nhìn người qua lại v.v..., tất cả đều rõ ràng, không sai sót, không hư dối. Chúng ta nên tin lời đức Phật nói, vì sao? Vì ngày nay: chuyện tái sinh không còn xa lạ nữa, chúng ta tiếp tục đọc đoạn Kinh kế tiếp xem đức Phật nói gì?

II) - DIÊM VƯƠNG HỎI CUNG:

Người làm ác không làm lành khi chết bị quỷ sứ bắt dẫn đến Vua Diêm La, cũng gọi là Diêm Vương, quỷ sứ nói:

- Đại Vương nên biết! Đây là người mà Thiên sứ bắt, người này trước kia thân miệng ý đều ác, lại không tạo phúc nghiệp, cúi xin Đại Vương hỏi cung xét xử.

1)- Hỏi cung về sinh khổ:

Lúc ấy, Diêm Vương đòi Thiên sứ thứ nhất có mặt để kiểm tra, hỏi kỹ, quở trách tội nhân, rồi Diêm Vương hỏi tội nhân:

- Thế nào tội nhân kia! Đời trước Ngươi làm thân Người không thấy hài nhi sinh ra rất đau đớn nguy khốn, nằm trong máu nước tanh hôi dơ bẩn, lại có hài nhi ra ngang ra ngược đau đớn muôn phần cho cả mẹ lẫn con, Ngươi có biết không?

Tội nhân đáp:

- Thực có biết, thưa Đại Vương.

Diêm Vương nói:

- Ngươi biết hạnh thiết yếu của sự sinh, đó là làm lành tránh làm ác từ thân miệng đến ý, sao Ngươi không làm?

Tội nhân thưa:

- Đúng vậy Đại Vương, chỉ vì si mê chẳng phân biệt lành ác, tâu Đại Vương, tôi là kẻ ngu muội nên đã phạm tội, xin Đại Vương tha cho.

Diêm Vương bảo:

- Ta biết Ngươi quả là kẻ ngu si, nay ta hỏi tội trước, sau sẽ trị tội Ngươi đã tạo ra ác nghiệp. Ác nghiệp của Ngươi không phải do ông bà cha mẹ làm, không phải do người khác làm, mà do chính Ngươi làm nên phải thụ báo hình phạt tương xứng.

2)- Hỏi cung về già khổ:

Lúc ấy, Diêm Vương cho đòi Thiên sứ thứ hai có mặt để kiểm xét, hỏi kỹ, quở trách, rồi Diêm Vương hỏi tội nhân:

- Trước kia Ngươi há không thấy người già cả đầu bạc, răng rụng, mắt mờ, tai lãng, lưng còng, thân run, đi đứng khó khăn, phải chống gậy mà đi sao?

Tội nhân đáp:

- Tâu đại Vương, có thấy.

Diêm Vương lại hỏi:

- Ngươi đã thấy sao không nghĩ: “Ta sẽ cũng như vậy”?

Tội nhân đáp:

- Vì lúc đó tôi mê mờ, buông lung, nên không tự biết, xin Đại Vương tha cho.

Diêm Vương nói:

- Ngươi rõ ràngngu si không nhớ, buông lung không làm lành về thân miệng ý, lại ngu si làm các điều ác độc. Nay ta sẽ cho Ngươi biết cái giá phải trả của sự ngu si buông lung. Tội tạo ra không phải là do tổ tiên làm, chẳng phải do quốc vương đại thần làm, cũng chẳng phải do ai làm, mà chính là do Ngươi làm nên chính Ngươi phải chịu tội.

3)- Hỏi cung về bệnh khổ:

Lúc ấy, Diêm Vương cho đòi Thiên sứ thứ ba để kiểm xét, hỏi kỹ, quở trách, rồi Diêm Vương hỏi tội nhân:

- Tội nhân, Ngươi có thấy Thiên sứ thứ ba không?

Tội nhân đáp:

- Thưa Đại Vương, tôi không thấy.

Diêm Vương hỏi:

- Trước kia, Ngươi há không thấy người bệnh từ lớn chí nhỏ, đau đớn lăn lộn, rên rỉ khóc than đến nỗi không ăn uống nổi, thân thể tiều tụy gầy còm chỉ còn da bọc xương sao?

Tội nhân đáp:

- Có thấy, thưa Đại Vương.

Diêm Vương hỏi:

- Ngươi chẳng tự nghĩ rồi ngươi cũng như vậy sao?

Tội nhân đáp:

- Thực vậy, nhưng lúc đó tôi chẳng nghĩ vì si mê buông lung.

Diêm Vương nói:

- Ta cũng biết Ngươi ngu si chẳng hiểu, nên Ngươi đã không tu tập về thân miệng ý, không từ bỏ việc ác, nay ta xử tội để sau này Ngươi không phạm nữa. Tội này chẳng phải do tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng quyến thuộc làm, mà do chính Ngươi làm nên Ngươi phải tự chịu tội lấy, không ai thay thế Ngươi được.

4)- Hỏi cung về chết khổ:

Bấy giờ Diêm vương gọi Thiên sứ thứ tư để kiểm xét, hỏi kỹ, quở trách, rồi Diêm Vương hỏi tội nhân:

- Ngươi có thấy Thiên sứ thứ tư không?

Tội nhân đáp:

- Không thấy, thưa Đại Vương.

Diêm Vương nói:

- Trước kia, Ngươi có thấy người chết rồi qua một hai ngày thân thể cứng đơ, cho đến sáu bảy ngày bị sình trương hôi thối; có khi vứt ngoài gò mả bị quạ mổ chó ăn, hoặc có nơi dùng lửa thiêu đốt, hoặc chôn dưới đất thịt tan thối rữa không?

Tội nhân đáp:

- Có thấy, thưa Đại Vương.

Diêm Vương lại hỏi:

- Từ đó, Ngươi đã hiểu biết về cái chết, Ngươi không nghĩ chính Ngươi cũng sẽ chết, không thể tránh khỏi họa này, để rồi làm các điều thiện từ thân miệng đến ý; tại sao ngược lại, Ngươi lại làm ác cả thân miệng ý?

Tội nhân đáp:

- Tôi có thấy người chết, nhưng tôi chẳng suy nghĩ nên chẳng thể biết được vì si mê.

Diêm Vương nói:

- Ta cũng biết Ngươi không biết pháp này, nay hỏi tội Ngươi, sau sẽ trị tội để Ngươi không tái phạm nữa. Tội ác này do Ngươi làm, nên Ngươi phải tự chịu. Chẳng phải Tổ tiên Ông bà Cha mẹ làm, chẳng phải Thượng đế Quỷ Thần Trời người khác làm, chẳng phải Tri thức Sa môn Bà la môn làm, chẳng phải ta làm, mà chính là do Ngươi tự làm nên phải tự chịu lấy.

5) – Hỏi cung về việc làm ác:

Vua Diêm La lại kêu Thiên sứ thứ năm đến hỏi kỹ, tra xét, quở trách tội nhân, rồi Diêm Vương hỏi tội nhân:

- Ngươi có thấy Thiên sứ thứ năm không?

Tội nhân đáp:

- Không thấy, thưa Đại Vương.

Diêm Vương nói:

- Nguơi xưa làm người có thấy kẻ trộm tiền của đồ đạc của người khác, hoặc cướp bóc vàng bạc châu báu, giết người không? Ngươi có thấy những kẻ ấy bị bắt bị trói, bị nhốt trong cũi, bị đánh đập, bị chặt tay chặt chân, hoặc bị xiềng xích nhốt trong tù, hoặc bị treo cổ bêu đầu sao?

Tội nhân đáp:

- Thưa Đại Vương, có thấy.

Diêm Vương hỏi:

- Vậy sao Ngươi còn cướp của giết người?

Tội nhân đáp:

- Tôi thật ngu si, nên đã làm bậy, xin Đại Vương tha tội cho.

Diêm Vương bảo:

- Ta tin lời Ngươi ngu dốt, nay trị tội Ngươi để sau không phạm nữa. Tội ấy chẳng phải do Tổ tiên ông bà cha mẹ Ngươi làm, chẳng phải do Quốc Vương đại thần làm, chẳng phải do nhân dân làm, chẳng phải ai khác làm, mà chính là do Ngươi tự làm tự chịu, không ai chịu thay Ngươi được, Ngươi phải chịu khổ nghiệp này.

Nói xong, Vua Diêm La ra lệnh cho quỷ ngục dẫn tội nhân đem giam trong địa ngục.

LỜI BÀN:

Đoạn Kinh trên nói về Vua Diêm LaThiên sứ hỏi cung tội nhân, ta nên tìm hiểu về các vị này:

- Thiên sứ: Là vị chứng kiến cảnh tội nhân làm ác từ thân miệng đến ý. Đây là những bằng chứng khiến tội nhân không thể chối cãi khi hỏi cung.

- Vua Diêm La: Diêm Vương có hình thù đầu mặt thật dữ dằn, khiến tội nhân sợ khiếp đảm vô cùng nên tội nhân không dám nhìn thẳng. Trong Trường A Hàm, quyển 2, trang 347, Đức Phật kể chuyện về Diêm Vương như sau:

“Về phía Nam châu Diêm Phù Đề trong núi Kim Cang lớn, có cung thành Vua Diêm La vuông vức mỗi bề 6,000 do tuần (6,000 x 18 = 108,000 cây số), có 7 lớp tường thành, 7 lớp lan can, 7 lớp màng lưới, 7 lớp hàng cây, và vô số chim cùng ca hót líu lo.

Tại chỗ Vua Diêm La ngự, ngày đêm ba thời tự nhiên có vạc đồng lớn xuất hiện; nếu vạc đồng xuất hiệnnội cung thì Vua cảm thấy sợ hãi liền ra ngoài cung; nếu vạc đồng ra ngoài cung thì Vua sợ hãi liền đi vào nội cung. Nếu gặp, quỷ sứ bắt Vua Diêm La nằm trên bàn sắt nóng dùng móc sắt cậy vành miệng ra rồi đổ nước đồng sôi vào, khiến môi lưỡi, yết hầu, dạ dày tới ruột đều bị cháy; sau khi chịu hình phạt xong, nhà Vua lại cùng các thể nữ vui chơi, các đại thần cũng cùng hưởng phúc báo giống như thế.”

Xem như thế, được làm Vua Diêm La cũng chẳng có gì đáng ham, hưởng sung sướng với thể nữ rồi lại bị đổ nước đồng sôi vào miệng! Sướng khổ lẫn lộn như thế thật là khủng khiếp!

Thảo nào, trong Tăng Nhất A Hàm, quyển 2, trang 213, đức Phật nói:

- Các Ông nên biết! Vua Diêm La nghĩ: “Chúng sanh ở thế gianmê lầm, không ý thức, nên thân làm ác, miệng nói ác, nghĩ điều ác. Do đó sau khi chết, ít có người không chịu khổ ở địa ngục. Nếu như chúng sinhthế gian cải đổi điều ác, làm điều lành, khi chết được đến cõi tốt, cõi trời, còn nếu tu hành tới nơi tới chốn sẽ được giải thoát an vui mãi mãi”

Rồi Vua Diêm La nói:

“- Ngày nào mà ta thoát khỏi khổ nạn này (khổ nạn làm Diêm Vương) và được sinh trong loài Người, đã được thân người, ta sẽ xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc áo Cà Sa, xuất gia học đạo, tu hành trong khuôn phép của đức Như Lai, mong thoát khỏi luân hồi sinh tử khổ ải trầm luân.”

Bởi vậy, chúng ta đang được làm thân Người, đó là điều quý giá vô cùng, nhưng nhiều người không biết “được làm thân người là quý giá”; Lại có nhiều người không biết đến Phật pháp, thật là tiếc thay; có người biết Phật pháp, nhưng lại lơ là không nhiệt tâm làm lành lánh ác, không chịu tu, thật là uổng thay. Đọc phần Kinh dưới đây mới thấy nỗi thống khổ của tội địa ngục biết nhường nào, và lúc vào địa ngục rồi thì đã quá trễ muộn để có thể làm những điều lành, chẳng thể làm gì được nữa; tất cả lúc ấy chỉ là buông xuôi chịu khổ trăm bề do nghiệp đưa đẩy, chúng ta hãy cùng đọc phần cảnh địa ngục dưới đây để biết địa ngục:

III) - CẢNH ĐỊA NGỤC:

Kể từ khi Vua Diêm La ra lệnh cho quỷ sứ tống tội nhân vào địa ngục, thì tùy theo mỗi tội nặng nhẹ khác nhau mà phải vào địa ngục tương xứng. Trong Trường A Hàm, quyển 2, Phẩm Địa Ngục từ trang 313, nói:

Giữa hai núi Kim Cang lớn là cảnh giới mờ mịt tối tăm âm u, trong đó có 8 đại địa ngục là:

1- Đại địa ngục Tưởng, 2 – Đại địa ngục Dây Đen,

3 – Đại địa ngục Đá Ép, 4 – Đại địa ngục Kêu La,

5 – Đại địa ngục Kêu La Lớn, 6 – Đại địa ngục Thiêu Nướng, 7 – Đại địa ngục Thiêu Nướng Lớn,

8 – Đại địa ngục Vô Gián.

Mỗi đại địa ngục nêu trên lại có 16 địa ngục nhỏ.

1) – Đại địa ngục Tưởng:

Đại địa ngục Tưởng có 16 địa ngục nhỏ, mỗi địa ngục nhỏ vuông vức mỗi chiều 500 do tuần (500 x 18 = 9,000 cây số). 16 địa ngục nhỏ là:

1 – Đn Cát Đen, 2 – Đn Phân Dãi, 3 – Đn 500 Cái Đinh, 4 – Đn Đói, 5 – Đn Khát, 6 – Đn Vạc Đồng Sôi, 7 – Đn Nhiều Vạc Đồng Sôi, 8 – Đn Đá Ép, 9 – Đn Máu Mủ, 10 – Đn Đong Lửa, 11 – Đn Sông Tro, 12 – Đn Rừng Đao Kiếm, 13 – Đn Búa Rìu, 14 – Đn Sài Lang, 15 – Đn Cây Lá Kiếm, 16 – Đn Lạnh Giá.

Tại sao gọi là đại địa ngục Tưởng?

Gọi là đại địa ngục Tưởng, vì chúng sanh trong ấy có móng tay mọc dài nhọn cứng sắc, có tâm sân hận, ý độc ác, nên cào cấu nhau, làm cho rách da xé thịt, thịt rơi máu đổ đến ngã lăn ra bất động, khiến họ tưởng đã chết. Nhưng rồi có cơn gió lạnh thổi đến làm cho thịt da sinh lành lại, sống lại, họ đứng dậy tự nghĩ và nói:

- Nay ta đã sống lại.

Chúng sanh tội nhân khác cũng nói:

- Ta cũng nghĩ là Ngươi đã sống lại, không chết.

Những chúng sinh ở trong đại địa ngục Tưởng lâu dài, sau được ra khỏi, chúng sanh hoảng hốt chạy càn, mong thoát nạn, nhưng vì tội ác quá khứ lôi kéo, nên vào địa ngục Cát Đen

1 – Địa ngục Cát Đen:

Tại sao gọi là địa ngục Cát Đen?

Vừa vào trong, liền có gió nóng thổi tới, cát đen nóng bỏng bay bám dinh chặt vào đầu mặt tay chân thân thể. Cát nóng thiêu đốt da thịt, rồi lửa đen bộc phát thiêu đốt tới tận tim gan, xương tủy, tội nhân đau đớn vô cùng, vì nhân làm ác phải chịu quả báo độc dữ, nhưng vẫn không chết được. Cứ như thế thụ khổ lâu dài trong ấy, rồi sau được ra khỏi ngục Cát Đen, mừng rỡ chạy trốn, mong tìm nơi an toàn. Nhưng vì tội còn nặng lại sa vào địa ngực Phân Dãi.

2- Địa ngục Phân Dãi:

Tại sao gọi là địa ngục Phân Dãi?

Trong ngục lầy lội phân nước tiểu, đờm dãi ghê tởm, mùi hôi tanh, thối tha nồng nặc phát khiếp, tại nơi đây có một loại trùng mỏ sắt cắn da thịt tội nhân để ăn tới tận xương tủy. Mới đầu chúng ăn chân, sau lên tới đùi, rồi lên tới bụng, tới ngực, cho tới đầu, thật đau đớn cùng cực, nhưng vì nghiệp ác chưa hết, nên chưa chết được.

Sau một thời gian lâu dài chịu khổ như thế, tội nhân được ra khỏi ngục Phân Dãi; vừa ra khỏi, tội nhân liền chạy càn trốn nạn, nhưng bất ngờ lại sa vào địa ngục 500 Đinh Sắt.

3 - Địa ngục 500 Đinh Sắt:

Tại sao gọi là địa ngục 500 Đinh Sắt?

Tội nhân vừa tới nơi, ngục tốt liền đánh văng lên bàn sắt, rồi bị căng chân tay ra và đóng 500 cái đinh lớn khắp chân tay đầu mình không chừa chỗ nào; tội nhân đau đớn kêu khóc thảm thiết, nhưng vì tội ác chưa hết, nên không thể chết được.

Chịu khổ ở đó lâu dài, sau được cho ra, đã tưởng an thân, tìm nơi nương tựa yên ổn, ai ngờ lại vào địa ngục Đói.

4 - Địa ngục Đói

Tại sao gọi là địa ngục Đói?

Tội nhân bấy giờ cảm thấy đói quá, trong bụng rỗng tuếch, chỉ muốn ăn, Ngục tốt hỏi:

- Ngươi đến đây cầu gì?

Tội nhân đáp:

- Đói quá, tôi muốn ăn.

Tức thì ngục tốt cầm tội nhân quăng lên bàn sắt nóng, đè nằm ngửa xuống, dùng móc sắt cạy vành miệng tội nhân ra, rồi bỏ hòn sắt nóng đỏ vào, khiến miệng, lưỡi, cổ họng, dạ dày cháy tiêu; tội nhân đau đớn cùng cực, dẫy dụa kêu la khằng khặc, nhưng vì tội xưa chưa sạch, nên không chết được.

Ở trong ngục ấy lâu dài, chịu khổ triền miên, sau được tha ra khỏi, vội chạy trốn cho mau, mong cầu cứu giúp, chẳng ngờ lại sa vào địa ngục Khát.

5 - Địa ngục Khát

Tại sao gọi là địa ngục Khát?

Tại nơi này, ngục tốt vừa thấy tội nhân, liền hỏi:

- Ngươi đến đây muốn cầu gì?

trải qua thời gian lâu dài bị nuốt những viên sắt nóng, nên lúc đó tội nhân cảm thấy khô cổ, khát nước vô cùng, nên vội nói:

- Khát quá, tôi muốn uống nước.

Lập tức, ngục tốt ấy liền nắm tội nhân đặt đè nằm ngửa trên bàn sắt, cũng dùng móc sắt gàng miệng tội nhân há to ra, rồi đổ nước đồng sôi vào, làm cháy cả môi lưỡi, yết hầu, bao tử, cho đến ruột; tội nhân đau đớn muôn phần, rên la thảm thương, nhưng vì tội cũ chưa hết nên không thể chết được; thọ khổ lâu dài ở đó, sau tội nhân được ra khỏi địa ngục Khát, lại vào địa ngục Một Vạc Đồng Sôi.

6 – Địa ngục Một Vạc Đồng Sôi:

Tại sao gọi là Một Vạc Đồng Sôi?

Vì vừa thấy tội nhân, ngục tốt liền nổi cơn thịnh nộ, nắm ngang hông tội nhân quẳng vào vạc đồng đang sôi sùng sục. Tội nhân theo nước đồng sôi trồi lên lộn xuống, đau đớn kêu la thê thảm, vì tội ác chưa hết nên không thể chết được.

Ở trong ngục ấy lâu dài, bị hành hạ như thế đều đều, sau cũng được tha, ra khỏi đó đã tưởng thoát thân, ngờ đâu lại tự dẫn vào địa ngục Nhiều Vạc Đồng Sôi.

7 – Địa ngục Nhiều Vạc Đồng Sôi:

Tại sao gọi là Nhiều Vạc Đồng Sôi?

Ngục tốt vừa thấy mặt tội nhân, liền nắm ngang hông ném vào vạc đồng sôi thứ nhất, rồi dùng câu liêm, móc câu, móc tội nhân từ vạc thứ nhất bỏ vào vạc thứ hai, rồi móc bỏ vào vạc thứ ba. Cứ như thế làm mãi cho đến vô số vạc đồng sôi, tội nhân chết đi sống lại, kêu gào thảm thiết vô cùng!

Sau một thời gian lâu dài, tôi nhân bị móc từ vạc này bỏ vào vạc khác không ngưng nghỉ như thế, tội nhân được cho ra, nhưng vì nghiệp ác chưa hết, nên bị nghiệp dẫn dắt vào địa ngục Cối Xay.

8 - Địa ngục Cối Xay:

Tại sao gọi là địa ngục Cối Xay?

Tội nhân vừa bước vào cửa, ngục tốt trông thấy liền nổi thịnh nộ, bắt tội nhân quăng lên tảng đá lớn bằng phẳng, rồi lấy tảng đá bằng phẳng to lớn khác đè lên, xong xoay tảng đá ở trên, xoay tới xoay lui như cối xay, khiến tay chân đầu mình, máu me xương thịt tội nhân bị nghiền nát. Thật là khủng khiếp vô cùng!, như thế mà vẫn chưa chết, vì tội xưa chưa hết, chỉ ngưng xay là thân tội nhân trở lại bình thường.

Thọ khổ qua thời gian lâu dài như thế, tội nhân được ra khỏi đó, hoảng hốt chạy càn mong thoát nạn, nhưng bị nghiệp lôi, nên sa vào địa ngục Máu Mủ.

9 - Địa ngục Máu Mủ:

Tại sao gọi là địa ngục Máu Mủ?

Trong địa ngục này tự nhiênmáu mủ tanh hôi nóng sôi sùng sục, tội nhân chạy tới chạy lui qua lại vì nóng quá, nên bị máu tanh nóng đốt từ chân lên đến đầu, thịt rữa ra chỉ còn xương, đau đớn kêu gào, không thể chịu nổi, vì tội cũ chưa hết nên chẳng thể chết được.

Sau một thời gian chịu khổ lâu dài, tội nhân ra khỏi địa ngục Máu Mủ, trốn chạy mong tìm chỗ nương tựa an ổn, nhưng lại bị nghiệp kéo, nên bất ngờ lại đến địa ngục Đong Lửa.

10 - Địa ngục Đong Lửa:

Tại sao gọi là địa ngục Đong Lửa?

Trong địa ngục này có một đống lửa lớn cháy hừng hực, ngục tốt bắt tội nhân cầm cái đấu bằng sắt múc lửa để đong đống lửa ấy; khi múc lửa, chân tay, mình mẩy tội nhân đều bị lửa cháy sém, đau đớn vô cùng, khóc lóc kêu than mà vẫn phải làm vì tội chưa hết; thụ khổ một thời gian lâu dài ở đó, rồi tội nhân được ra khỏi, nhưng vẫn bị nghiệp lực ác xưa dẫn vào địa ngục Sông Tro.

11 - Địa ngục Sông Tro:

Tại sao gọi là địa ngục Sông Tro?

Tại nơi đây tối om, nước đen ngòm, sôî sùng sục, chảy cuồn cuộn, độc khí phừng phực xông lên, âm vang thật đáng sợ, từ dưới gươm giáo nhọn hoắt chĩa lên, hai bên bờ sông có rừng kiếm, có ngục tốtthú dữ nữa. Tội nhân ở trong sông trồi lên hụp xuống theo sóng nước, bị gươm giáo đâm xỉa khiến da thịt nát tan, đau đớn cùng cực, kêu la rùng rợn, vì tội báo chưa hết nên chưa thể chết được.

Chịu khổ trong Sông Tro một thời gian lâu dài, tội nhân được ra, vội chạy càn, mong cầu cứu hộ, nhưng lại bị nghiệp kéo nên lại sa địa ngục Rừng Đao Kiếm.

12 - Địa ngục Rừng Đao Kiếm:

Tại sao gọi là địa ngục Rừng Đao Kiếm?

Vừa bước vào là cả một rừng đao kiếm đụng da xẻ thịt, lại có chó dữ đuổi cắn lôi, tội nhân vội trèo leo lên cột trốn, vừa thoát khỏi chó dữ lại bị gươm đao từ trên chĩa xuống, còn có chim mỏ sắt mổ mắt mổ đầu; tội nhân vội tụt xuống lại bị đao kiếm ở dưới chĩa lên đâm xỉa, thân thể nát tan, chẳng còn chỗ nào nguyên vẹn, thật là đau đớn muôn phần, nhưng vì tội chưa sạch nên chưa thể chết được; thọ khổ lâu dài như thế, sau được ra vội chạy cho xa, nhưng lại lọt vào địa ngục Búa Rìu.

13 - Địa ngục Búa Rìu:

Tại sao gọi là địa ngục Búa Rìu?

Tội nhân vừa vào liền bị ngục tốt nắm đầu đè trên bàn sắt nóng, dùng búa rìu chặt chân, chặt tay, cắt tai, xẻo mũi; tội nhân đau đớn vô cùng, khóc kêu thê thảm, nhưng tội ác vẫn còn nên không thể chết được.

Sau thời gian chịu khổ lâu dài, tội nhân được ra khỏi nơi đó, hoảng hốt chạy liều mong cầu thoát khỏi nạn khổ đau, nhưng bởi tội cũ kéo lôi, bất ngờ lại sa vào địa ngục Sài Lang

14 - Địa ngục Sài Lang:

Tại sao gọi là địa ngục Sài Lang?

Địa ngục Sài Lang có đủ thứ chó sói to lớn hung dữ, tranh nhau cắn xé chân tay, thân người đầu mặt đều bị chúng xúm vào cắn xé kéo lôi, làm cho thịt da nát tan, đau đớn cùng cực, thét kêu thảm thiết, nhưng vẫn chưa chết được; chịu đau khổ lâu dài ở đó, tội nhân sau thoát khỏi địa ngục Sài Lang, nhưng bất ngờ lại đến địa ngục Rừng Cây Lá Kiếm.

15 - Địa ngục Rừng Cây Lá Kiếm:

Tại sao gọi là địa ngục Rừng Cây Lá Kiếm?

Tại đây, có những cơn gió rít thổi giật từng hồi, làm cho rừng cây lá bằng sắt sắc như gươm đao rơi rụng bay tứ tung như tên bắn. Những lá sắt ấy bay chạm đâu đứt đó, khiến da thịt, tai mũi, tay chân tội nhân rơi lả tả như sung rụng; chưa hết, lại có quạ mỏ sắt mổ đầu mổ mắt, moi ruột moi gan, tội nhân kêu la thảm thương vẫn không chết được; tội nhân chịu đau khổ như thế lâu dài, sau được ra khỏi, đã tưởng thoát nạn, lại bị nghiệp lực dẫn nên chạy lọt vào địa ngục Băng Giá.

16 - Địa ngục Băng Giá:

Tại sao gọi là địa ngục Băng Giá?

Ở trong đó, gió buốt từng cơn thổi liên tiếp không dứt, khiến tội nhân lạnh thấu xương tủy, da thịt tê cứng nứt nẻ, máu mủ rướm ra rồi khô cứng lại như đá; tội nhân đau đớn vô ngần, kêu gào không thành tiếng nữa, mệt mỏi đến chết đi, đến đây, tội nhân mới thoát nạn, và được chết ở địa ngục.

2) – Đại địa ngục Dây Đen:

Tại sao gọi là đại địa ngục Dây Đen?

Ở ngục này, các ngục tốt bắt tội nhân quăng lên bàn sắt nóng, kéo tay chân ra, rồi dùng sợi dây sắt nóng đỏ căng trên thân thể tội nhân, khiến cháy xém kẻ thành đường kẻ trên thân thể, rồi ngục tốt dùng búa sắt nóng xẻ theo đường sợi dây. Ví như thợ mộc dùng dây kẻ trên gỗ để xẻ vậy, thân thể tội nhân bi chẻ ra khiến đau đớn trăm bề, không sao diễn tả hết được, vì tội quá nặng, nên chưa thể hết, không thể chết được; rồi sau khi kẻ dây trên thân tội nhân, ngục tốt dùng cưa cưa tội nhân như cưa cây gỗ, khiến đau đớn vô cùng.

Ngục tốt lại bắt tội nhân đi giữa những sợi dây sắt nóng đỏ, đồng thời có những cơn gió thổi mạnh làm những sợi dây ấy quấn vào thân thể tay chân, đốt cháy da thịt tới xương, đau đớn muôn phần; lại nữa, ngục tốt còn bắt buộc tôi nhân mặc áo bằng dây lưới sắt nóng đốt cháy da thịt khắp thân thể, nên đau đớn cùng cực.

Vì tội cũ chưa sạch được nên tội nhân chưa thể chết, sau thời gian thụ báo lâu dài, tội nhân ra khỏi đó, hoảng hốt chạy càn, mong thoát nạn, nhưng vì nghiệp lực dẫn dắt lại đến địa ngục Cát Đen, rồi địa ngục Phân Dãi, địa ngục 500 Đinh Sắt v.v.... và cuối cùngđịa ngục Băng Giá, tức là tội nhân phải thụ hình trải qua 16 địa ngục nhỏ; tội nhân chỉ thoát được khi tội ác đã hết và lúc đó tội nhân mới được chết.

3) – Đại địa ngục Đá Ép:

Tại sao gọi là đại địa ngục Đá Ép?

Trong địa ngục này có nhiều núi đá, khi tội nhân đi vào thì tự nhiên hai núi khép lại ép thân thể xẹp lép, xong rồi núi trở lại như cũ, khi ấy thân thể tội nhân trở lại bình thường, cứ như vậy tiếp diễn mãi mãi, khiến tội nhân đau đớn sợ hãi vô cùng.

Trong ngục Đá Ép còn có voi sắt lớn toàn thân bốc lửa, vừa chạy vừa kêu rống đến giày đạp tội nhân nát tan máu me dầm dề, thật là khủng khiếp; còn nữa, ngục tốt bắt tội nhân nằm trên tảng đá lớn, lấy tảng đá khác đè lên, rồi xoay tảng đá làm cho thân thể tội nhân bị nghiền nát tan, đau đớn khóc la thê thảm.

Lại nữa, các ngục tốt bắt tội nhân bỏ vào cối sắt lớn, rồi dùng chày sắt dộng xuống, làm thân thể nát nhừ như giã cua giã giò, tội nhân thét lên rùng rợn, đau đớn cùng cực, không diễn tả được.

Sau thời gian lâu dài chịu khổ ải như thế, tội nhân được ra khỏi địa ngục Đá Ép, đã tưởng thoát nạn, hốt hoảng chạy liều, mong cầu cứu hô, nhưng vẫn bị nghiệp ác dẫn đường, nên lại vào địa ngục Cát Đen, rồi vào địa ngục Phân Dãi, địa ngục 500 Dinh Sắt v.v... cho tới địa ngục Băng Giá là địa ngục nhỏ thứ 16, tất cả những sự hành hình cũng như trên, sau đó tội nhân mới chết được.

4) – Đại địa ngục Kêu La:

Tại sao gọi là đại địa ngục Kêu La?

Vì ở đấy, các ngục tốt bắt tội nhân bỏ vào trong vạc nước nóng sôi sục, tội nhân ở trong vạc trồi lên lộn xuống, đau đớn vô cùng, kêu la thảm thương; Rồi ngục tốt bắt tội nhân bỏ trên lò nướng bằng sắt lửa đỏ hừng hực, thiêu đốt tội nhân, đau đớn muôn phần, kêu gào thảm thiết; lại nữa, ngục tốt dùng gắp sắt, gắp lật tội nhân trở qua trở lại giống như nướng thịt, toàn thân cháy hết, chỉ còn là cục than đen thui.

Trải qua thời gian lâu dài như thế, tội nhân ra khỏi ngục Kêu La, mong được an ổn. Nhưng lại bị tội ác xưa đưa đẩy, nên lại đi vào ngục Cát Đen, rồi ngục Phân Dãi, đến ngục 500 Đinh Sắt v.v... cho tới địa ngục thứ 16 là ngục Băng Giá, với những hình phạt như trên, và sau đó tội nhân mới được chết.

5) – Đại địa ngục Kêu La Lớn:

Tại sao gọi là đại Địa Ngục Kêu La Lớn?

Vì ở đây ngục tốt bắt tội nhân bỏ vào nồi sắt lớn, nước sôi sùng sục, nấu nhừ tội nhân, kêu la gào thét, đau khổ vô cùng; ngục tốt lại bắt tội nhân bỏ vào chậu sắt lớn, rồi chậu sắt nhỏ, nấu rục thịt xương, đau khổ trăm phần, vẫn không chết được; rồi ngục tốt bắt tội nhân bỏ vào vạc dầu nhỏ sôi khói lên ngùn ngụt, chiên thân thể co quắp, đau đớn kêu gào thảm thiết.

Lại nữa, ngục tốt nắm tội nhân quẳng vào vạc lớn, lửa cháy hừng hực bên dưới, dùng gắp sắt lật sấp lật ngửa tội nhân như chiên cá ram thịt, tội nhân đau đớn khóc kêu thê thảm, nhưng chẳng thể chết được vì tội cũ chưa trả xong.

Sau một thời gian lâu dài chịu cực hình như thế, tội nhân được ra khỏi nơi ấy, nhưng vẫn bị nghiệp báo đưa đường, nên lại vào địa ngục Cát Đen, rồi vào địa ngục Phân Dãi, địa ngục 500 Đinh Sắt, v.v... địa ngục Băng Giá, ở những địa ngục này, hình phạt cũng như thế, thọ khổ xong tội nhân mới được chết.

6) – Đại địa ngục Thiêu Nướng Lớn:

Tại sao gọi là đại địa ngục Thiêu Nướng Lớn?

Tại địa ngục này quỷ ngục bắt nhốt tội nhân trong thành sắt lớn, rồi cho phát hỏa, cả trong lẫn ngoài thành đều cháy đỏ rực, thiêu nướng tội nhân; tội nhân trong ấy không thể chạy đâu thoát, nên kêu gào thảm thiết, thịt da cháy rụi hết; tội nhân lại bị bỏ qua nhà sắt, rồi chuyển qua lầu sắt, lò gốm sắt, ở những nơi này đều bị lửa đốt lâu dài, đau đớn cùng cực, không thể tả hết được.

Lại nữa, ngục tốt quăng tội nhân vào chảo lớn đốt nóng đỏ để rang tội nhân, ngục tốt dùng cây sắt đảo tội nhân trong chảo, khiến da thịt cháy tiêu, đau đớn cùng cực, khóc kêu kinh hoàng, nhưng tội cũ chưa hết, nên chưa thể chết được.

Sau một thời gian chịu khổ lâu dài như thế, tội nhân ra khỏi địa ngục Thiêu Nướng Lớn, vội vàng trốn chạy, mong đến nơi yên ổn, nhưng lại bị nghiệp đưa đường, bất ngờ tội nhân lại vào địa ngục Cát Đen, rồi vào địa ngục Phân Dãi, địa ngục 500 Đinh Sắt v.v... cho tới địa ngục Băng Giá, với các hình phạt cũng như các địa ngục trên, và sau đó thì chết.

7) – Đại địa ngục Thiêu Nướng Nhiều Lần:

Tại sai gọi là đại ngục Thiêu Nướng Nhiều Lần?

Vì tại ngục này có nhiều hầm lửa, ngục tốt bắt tội nhân ghim vào cây chĩa sắt, rồi cho vào hầm lửa đốt; sau lấy ra, rồi lại cho vào hầm lửa khác, cứ như thế cho vào lò đốt cháy thành than, lấy ra hình thù nguyên trở lại, rồi lại đút vào hầm khác, liên tiếp như thế vô số lần, khiến da thịt cháy tiêu, đau đớn muôn vàn, kêu la khủng khiếp, nhưng vì tội chưa hết, nên tội nhân chẳng thể chết đi được.

Thọ khổ như thế trong thời gian lâu dài, sau cũng được ra khỏi ngục này, tội nhân hoảng hốt chạy bừa, mong thoát hiểm, nhưng lại bị nghiệp chướng lôi vào địa ngục Cát Đen, rồi vào địa ngục Phân Dãi, địa ngục 500 Đinh Sắt v.v... địa ngục Băng Giá, sự trừng phạt cũng như thế, và sau đó tội nhân được chết.

8) – Đại địa ngục Vô Gián:

Tại sao gọi là đại địa ngục Vô Gián?

Vì ở ngục này, ngục tốt bắt tội nhân lột da từ đầu đến chân, rồi dùng da ấy cột tội nhân vào xe đầy lửa, rồi cho xe chạy kéo tội nhân lết trên đường sắt nóng, làm cho thân thể, tay chân nát tan, đau đớn cùng cực, kêu gào thảm thương.

Rồi bốn bề của thành sắt này lửa cháy dữ dội, từ Đông sang Tây, từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, từ Nam lên Bắc, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đâu đâu cũng có lửa cháy, chúng sanh tội nhân không chạy đâu cho khỏi lửa đốt cháy, toàn thân cháy thành cây than hồng, đau đớn vô cùng.

Tội nhân ở trong ngục này chịu khổ lâu dài, sau đó cửa địa ngục tự nhiên mở, tội nhân liền chạy đến hướng cửa mong thoát khổ, nhưng trong khi chạy, các bộ phận của thân thể tự nhiên phát ra lửa cháy. Cũng như người cầm bó đuốc lớn chạy ngược chiều gió, lửa đốt đầu mặt tay người cầm đuốc. Khi chạy đến gần thì tự nhiên cửa địa ngục khép đóng lại, bấy giờ tội nhân ngã lăn ra nằm trên nền sắt nóng bỏng đốt da cháy thịt, đau đớn cùng cực, khóc kêu như trong xa mạc.

Lại nữa, trong địa ngục Vô Gián, tội nhân luôn luôn lúc nào cũng có đôi mắt hung ác, tai chỉ được nghe những âm thanh khủng khiếp, mũi chỉ toàn ngửi mùi hôi tanh nồng khét, thân chỉ xúc chạm vào toàn là đau đớn, ý chỉ nghĩ điều ác, và muốn thoát khổ, nhưng chẳng lúc nào không khổ, nên gọi là đại địa ngục Vô Gián.

Thụ khổ trong thời gian lâu dài, tội nhân được ra khỏi nơi khổ não ấy, hoảng chạy, mong được cứu hộ, nhưng vì tội quá khứ lôi kéo, bất ngờ lại đến địa ngục Cát Đen, rồi đến địa ngục Phân Dãi, địa ngục 500 Đinh Sắt, v.v..., địa ngục Băng Giá; những hình phạt cũng như thế, sau đó tội nhân qua đời, thoát khỏi địa ngục, sinh đến cõi khác.

Lúc ấy đức Phật nói kệ diễn tả các cảnh giới Địa Ngục:

Thân miệng ý bất thiện,

Đều đọa địa ngục Tưởng,

Chịu khổ không thể tránh,

Sợ hãi lông dựng ngược.

Ngỗ nghịch với cha mẹ,

Hủy báng Phật, Thanh văn,

Đọa địa ngục Dây Đen,

Khổ đau không thể tả.

Vì tạo ba ác nghiệp,

Nên đọa núi Đá Ép,

Sân hận rồi sát sanh,

Đọa địa ngục Kêu La.

Thường có những tà kiến,

Bị lưới ái vây kín,

Tạo hạnh đê hèn này,

Đọa địa ngục La Lớn.

Thiêu nướng các chúng sinh,

Đều đọa ngục Thiêu Nướng,

Làm các hạnh ác tệ,

Đọa ngục Thiêu Nướng Lớn.

Làm các tội cực trọng,

Phải sinh đến cõi ác,

Đọa địa ngục Vô Gián,

Thọ tội không thể tả.

Tám địa ngục lớn đó,

Toàn là màu lửa đỏ,

Đều do ác nghiệp xưa,

Thụ khổ không thể tả.

IV) MƯỜI ĐỊA NGỤC LỚN KHÁC:

Giữa hai núi Kim Cang còn có 10 địa ngục lớn khác nữa, đó là:

1 – Đn Mây Dày, 2 – Đn Không Mây, 3 – Đn Ối Ối, 4 – Đn Than Ôi, 5 – Đn Dê Kêu, 6 – Đn Tu Càn Đề, 7 – Đn Ưu Bát La, 8 – Đn Câu Vật Đầu, 9 – Đn Phân Đà Lợi, 10 – Đn Bát Đầu Ma.

1 - Địa ngục Mây Dày:

Thế nào gọi là địa ngục Mây Dày?

Nghĩa là: tội nhân ở trong ngục ấy, tự nhiên thân thể sinh ra trông giống như mây dày trên không, nên gọi là địa ngục Mây Dày.

2 - Địa ngục Không Mây:

Thế nào gọi là địa ngục Không Mây?

Nghĩa là: tội nhân ở trong địa ngục này tự nhiên sinh ra thân thể trông như cục thịt, nên gọi là địa ngục Không Mây.

3 - Địa ngục Ối Ối:

Thế nào là địa ngục Ối Ối?

Nghĩa là: tội nhân ở trong địa ngục này chịu cực hình đau đớn kêu lên ối ối, nên gọi là địa ngục Ối Ối.

4 - Địa ngục Than Ôi:

Thế nào là địa ngục Than Ôi?

Nghĩa là: tội nhân ở trong địa ngục này chịu hành hình đau khổ vô cùng, không nơi nương tựa, thốt ra lời than vãn than ôi, nên gọi là địa ngục Than Ôi.

5 - Địa ngục Dê Kêu:

Thế nào là địa ngục Dê Kêu?

Nghĩa là: tội nhân ở trong địa ngục này chịu tra khảo, thân thể đau đớn, muốn thốt lên lời kêu, nhưng lưỡi không cử động được, nên phát ra tiếng e e như dê kêu, nên gọi là địa ngục Dê Kêu.

6 - Địa ngục Tu Càn Đề:

Thế nào là địa ngục Tu Càn Đề?

Nghĩa là: trong địa ngục này toàn màu đen như màu hoa Tu càn đề, cho nên gọi là địa ngục Tu Càn Đề.

7 - Địa ngục Ưu Bát La:

Thế nào gọi là địa ngục Ưu Bát La?

Nghĩa là: trong địa ngục này chỉ toàn là màu xanh như màu hoa Ưu bát la, cho nên gọi là địa ngục Ưu Bát La.

8 - Địa ngục Câu Vật Đầu:

Thế nào là địa ngục Câu Vật Đầu?

Nghĩa là: trong địa ngục này chỉ toàn màu hồng như hoa Câu Vật Đầu, nên gọi là địa ngục Câu Vật Đầu.

9 - Địa ngục Phân Đà Lợi:

Thế nào gọi là địa ngục Phân Đà Lợi?

Nghĩa là: trong địa ngục ấy chỉ toàn là màu trắng như hoa Phân đà lợi, cho nên gọi là địa ngục Phân Đà Lợi.

10 –Địa ngục Bát Đầu Ma:

Thế nào là địa ngục Bát Đầu Ma?

Nghĩa là: trong địa ngục này toàn là màu đỏ lửa như màu hoa Bát Đầu Ma, nên gọi là địa ngục Bát Đầu Ma.

V)- BỒ TÁT ĐỊA TẠNG NÓI VỀ ĐỊA NGỤC:

Trong Kinh Địa Tạng, quyển Trung, phẩm Danh hiệu của Địa ngục, Bồ Tát Phổ Hiền thưa hỏi Bồ Tát Địa Tạng rằng:

- Thưa Bồ Tát! Xin Ngài vì Trời, Rồng, Bát Bộ (Thiên Long Bát Bộ) và tất cả chúng sanh hiện tại cùng vị lai (về sau), nói tên các địa ngục là chỗ thụ báo của chúng sinh bị tội khổ ở trong cõi Ta Bà này, và nói những quả báo không lành để chúng sanh được biết rõ.

Bồ Tát Địa Tạng đáp:

- Thưa Bồ Tát! Nay tôi nương oai thần của Phật và oai lực của Ngài mà nói tên các địa ngục, cùng tội báoác báo như sau:

Về phương Đông của Diêm Phù Đề có núi Thiết Vi (Cũng có tên là núi Kim Cang), giữa hai dãy núi là vùng tối tăm không có ánh sáng mặt trời mặt trăng, trong đó có địa ngục lớn tên Cực Vô Gián (Cùng tột không gián đoạn), lại có địa ngục tên Đại A Tỳ (Vô Gián Lớn), địa ngục Bốn góc (Tứ giác), đ.n. Đao bay (Phi đao), đ.n. Tên lửa (Hỏa tiễn), đ.n. Núi ép (Giáp sơn), đ.n. Phóng đâm (Thông thương), đ.n. Xe sắt (Thiết xa), đ.n. Giường sắt (Thiết sàng), đ.n. Trâu sắt (Thiết ngưu), đ.n. Áo sắt (Thiết y), đ.n. Nghìn mũi nhọn (Thiên nhẫn), đ.n. Lừa sắt (Thiết lư), đ.n. Nước đồng sôi (Dương đồng), đ.n. Ôm cột đồng nóng đỏ (Bảo trụ), đ.n. Lửa văng (Lư hỏa), đ.n. Trâu cày lưỡi (Canh thiệt), đ.n. Chém đầu (Tỏa thủ), đ.n. Đốt chân (Thiêu cước), đ.n. Móc mắt (Đạm nhãn), đ.n. Hòn sắt nóng (Thiết hoàn), đ.n. Cãi cọ (Tranh luận), đ.n. Thù sắt (Thiết thù), đ.n. Nhiều giận (Đa sân).

Lại có đ.n. Kêu la (Kiếu oán), đ.n. Kéo lưỡi (Bạt thiệt), đ.n. Phân tiểu (Phẩn niếu), đ.n. Khóa đồng (Đồng tỏa), đ.n. Voi lửa (Hỏa tượng), đ.n. Chó lửa (Hỏa cẩu), đ.n. Ngựa lửa (Hỏa mã), đ.n. Trâu lửa (Hỏa ngưu), đ.n. Núi lửa (Hỏa sơn), đ.n. Đá lửa (Hỏa thạch), đ.n. Giường lửa (Hỏa sàng), đ.n. Sà ngang lửa (Hỏa lương), đ.n. Chim ưng lửa (Hỏa ưng), đ.n. Cưa răng (Cử nha), đ.n. Lột da (Bác bì), đ.n. Uống máu (Ẩm huyết), đ.n. Đốt tay (Thiêu thủ), đ.n. Đâm ngược (Đảo thích), đ.n. Nhà lửa (Hỏa ốc), đ.n. Sói lửa (Hỏa lang).

Mỗi địa ngục như thế lại có vô số địa ngục nhỏ đều có tên khác nhau và dụng cụ khác nhau để hành tội nhân, đó là do chúng sanh làm những điều ác mà cảm ứng ra nghiệp lực rất lớn như núi Tu Di, sâu như biển cả, vì thế cho nên chúng sinh chớ có khinh thường điều làm quấy nhỏ mà tưởng là không tội. Sau khi chết đều có quả báo dù nặng hay nhẹ đều phải chịu lấy cả.

Bấy giờ Bồ Tát Phổ Hiền nói:

- Thưa Bồ Tát, còn các tội báo, dù tôi đã biết tội báo nơi ba đường ác, nhưng tôi mong muốn Ngài nói ra cho tất cả chúng sinh rõ để từ đó có thể quy hướng về giáo pháp của Phật.

Bồ Tát Địa Tạng nói:

- Những tội báo trong địa ngục như sau:

Hoặc có địa ngục kéo lưỡi tội nhân rồi cho trâu cày trên đó, hoặc moi tim ruột để Quỷ ăn, hoặc bỏ tội nhân vào vạc dầu sôi, hoặc bắt tội nhân ôm cột đồng nóng đỏ.

Lại có địa ngục có những cụm lửa bay táp vào người tội làm cho cháy như cây đuốc, hoặc có địa ngục giá lạnh thấu xương tủy, hoặc có địa ngục đầy phân nước tiểu hôi thối khai khú mà tội nhân phải dầm mình trong ấy, hoặc có địa ngục toàn gai nhọn chông sắt tua tủa làm cho rách thịt xé da đau đớn muôn phần, hoặc có địa ngục toàn đao kiếm đâm xuyên.

Lại nữa, có địa ngục bị đánh đập ở vai và lưng, có địa ngục bị đốt tay và chân, bị rắn sắt cuốn rồi cắn, chó đuổi cắn, hoặc có địa ngục tội nhân bị đóng ách lừa sắt v.v...

Tóm lại, trong mỗi địa ngụcvô số loại hành hình, đều bằng đồng, sắt, đá, lửa, bốn thứ này đều do các nghiệp quấy ác của chúng sanh mà cảm chiêu ra, nay tôi nói sơ lược như thế, chứ nhiều vô kể không thể nói hết được.

VI)- TỘI BÁO CHIÊU CẢM ÁC BÁO:

Cũng trong Kinh Địa Tạng, quyển Thượng, phẩm Quán chúng sanh nghiệp duyên, lúc ấy Phật Mẫu chắp tay cung kính hỏi Bồ Tát Địa Tạng:

- Thánh giả!, chúng sinh trong cõi Diêm Phù Đề tạo nghiệp sai khác, cảm thọ quả báo thế nào, xin Ngài cho biết.

Bồ Tát Địa Tạng đáp:

- Nghìn muôn thế giới trong cõi Phật này, hoặc nơi có địa ngục nơi không có, hoặc nơi có người nữ nơi không có, hoặc nơi có Phật pháp nơi không có; kể cả các bậc Thanh VănBích Chi Phật cũng thế, chứ chẳng phải riêng tội báo nơi địa ngục sai khác thôi đâu.

Ma Gia lại thưa:

- Xin Ngài cho tôi nghe: tội báo trong cõi Diêm Phù Đề chiêu cảm lấy ác đạo ra sao?

Bấy giờ Bồ Tát Địa Tạng thưa Thánh Mẫu:

- Như có chúng sanh chẳng biết hiếu thảo với cha mẹ cho đến giết hại cha mẹ, phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong nghìn muôn ức Kiếp không mong ra khỏi được.

Những chúng sinh chê bai Tam Bảo, hoặc làm thân Phật chảy máu, chúng sanh xâm Phạm của Tam Bảo, giết hại Tăng Ni, hoặc phạm điều dâm loạn nơi đạo tràng chùa chiền; chúng sinh giả làm người tu, lạm dụng của thường trụ Tam Bảo, gạt đồ chúng. Chúng sinh trộm cắp tài vật của thường trụ Tam Bảo; nếu chúng sanh nào phạm những lỗi lầm trên khi chết phải vào địa ngục Vô gián trong nghìn muôn ức Kiếp, cầu tạm ngưng trong giây lát sự đau khổ khoảng năm ba giây (một niệm) cũng không được.

Ma Gia lại bạch:

- Thế nào là địa ngục Vô Gián?

Bồ Tát Địa Tạng đáp:

- Bao nhiêu địa ngục trong núi Thiết Vi, lớn có 18. cỡ trung có 500, cỡ nhỏ có trăm nghìn, tất cả đều có tên khác nhau.

Địa ngục Vô Gián rộng lớn thành bằng sắt, lửa luôn luôn cháy không có lúc nào ngưng, bên trong thành có các nhà ngục liên tiếp và đều có tên khác nhau, một sở ngục tên Vô Gián lửa cháy hừng hực suốt trên dưới ngang dọc, có chó sắt phun lửa đuổi tội nhân chạy qua chạy lại, trên tường thành có vô số rắn sắt đợi tội nhân chạy đến mổ cắn.

Lại có ngục có giường rộng lớn, tội nhân bị bắt nằm trên giường tự thấy thân mình nằm chật cả giường, cho đến nghìn tội nhân nằm trên giường đều cảm thấy như thế, đó là do tội báo cảm chiêu như thế, tội nhân chịu vô lượng khổ sở.

Trong địa ngục có trăm nghìn Dạ Xoa cùng Ác Quỷ bạo tàn hung dữ có răng nanh nhọn hoắt như dao găm, mắt sáng quắc như ánh chớp, móng tay cứng như thép, cắn cào, móc tim móc ruột tội nhân vô cùng thê thảm.

Có quỷ cầm chĩa sắt đâm vào ngực bụng tội nhân rồi hất lên hư không, ở trên hư không có diều hâu chim ưng mỏ sắt mổ đầu mổ mắt tội nhân, khi tội nhân rơi xuống Quỷ cầm chĩa hứng rồi để trên giường. Bấy giờ Quỷ lấy đinh sắt đóng trên đầu mặt thân thể tội nhân cả trăm đinh, có Quỷ kéo lưỡi tội nhân ra rồi cho cả trăm trâu cày trên đó; lại nữa, có Quỷ gàng miệng tội nhân ra rồi cho viên sắt nóng đỏ vào, hoặc đổ nước đồng sôi vào miệng. Có Quỷ lấy dây sắt nóng đỏ cuốn quanh thân tội nhân v.v...

Tội nhân chết đi sống lại muôn lần liên tiếp không ngưng nghỉ, muốn chết cũng không được, trải qua ức Kiếp không được ra khỏi, thật là khổ sở muôn phần!

Lúc thế giới này hư hoại thời sinh qua thế giới khác tiếp tục chịu khổ, khi thế giới khác hư hoại lại sinh qua thế giới khác nữa tiếp tục chịu khổ y như thế, cứ thế xoay vần đến khi thế giới này thành lập trở lại xong thời sinh trở về để tiếp tục thọ tội cho đủ thời hạn bị đọa mới được chết đi và ra khỏi địa ngục, đó là tội báo trong địa ngục Vô Gián.

Tại sao gọi là địa ngục Vô Gián? Có 5 nghiệp cảm nên gọi là Vô Gián như sau:

1- Tội nhân chịu khổ cả ngày lẫn đêm không lúc nào ngừng, nên gọi là Vô Gián.

2- Một tội nhân thân đầy chật cả ngục rộng lớn, nhiều tội nhân mỗi thân đều đầy chật cả địa ngục, nên gọi là Vô Gián.

3- Những khí cụ để hành tội nhân như chĩa, gậy, diều hâu, rắn, sói, chó, cối giã, cối xay, cưa, đục, dao, mác, kiếm, chảo, dầu sôi, lưới, dây, lừa, ngựa, voi, dây niền đầu, v.v... tất cả đều bằng sắt. Đói phải ăn viên sắt nóng đỏ, khát phải uống nước đồng sôi, chịu tội như thế trọn Kiếp cho đến vô số Kiếp nối nhau không có giây phút ngưng nghỉ, nên gọi là Vô Gián.

4- Không kể là nam hay nữ, già hay trẻ, sang hay hèn, không kể là Trời hay Rồng, Thần hay Người, Ngạ quỷ hay Súc sinh, hễ tạo tội ác đều phải theo đó mà chịu khổ tương ưng, nên gọi là Vô Gián.

5- Chúng sanh nào bị đọa vào địa ngục Vô Gián, từ khi vào cho đến vô số kiếp ở trong ngục, mỗi ngày, mỗi đêm có vô số lần chết đi sống lại, muốn cầu tạm ngưng năm ba giây (một niệm) cũng không được, trừ khi tội nghiệp tiêu hết rồi mới được chết và được thụ sinh đến chỗ tốt hơn, vì sự khổ sở liên miên như thế nên gọi là Vô Gián, đây là nói sơ lược về địa ngục Vô Gián, không thể nói chi tiết cho hết được.

Lúc ấyMa Gia nghe xong sầu lo khôn xiết, Bà chắp tay vái lễ Bồ Tát Địa Tạng rồi lui.

LỜI BÀN:

Thật là kinh khủng khiếp đảm khi đọc qua các cảnh địa ngục, tội nhân bị tra tấn đau khổ cùng cực, muốn sống cũng không được, mà muốn chết cũng không xong; tội nhân cứ phải sống ngắc ngoải nửa sống nửa chết để trả nợ nghiệp báo, và luôn luôn sống trong cảnh đau đớn, sợ hãi.

Chỗ đặc biệtKinh Địa Tạng phát nguồn khi đức Phật lên cung Trời Đạo Lợi theo sự thỉnh cầu của Vua Trời Đế Thích để thuyết pháp cho Phật Mẫuchư Thiên, vì vậy chúng ta thấy có Phật Mẫu thỉnh Bồ Tát Địa Tạng nói về địa ngục.

Sau khi đọc xong các Địa Ngục do đức Phật nói trong Đại Tạng Kinh cộng với các địa ngục cùng tội báo chiêu cảm ác báo do Bồ Tát Địa Tạng nói trong Kinh Địa Tạng cho chúng ta biết thế nào là Địa Ngục một cách đầy đủ, nhưng Bồ Tát Địa Tạng giáo hóa cứu độ chúng sinh như thế nào?

Trong Kinh Địa Tạng, quyển Thượng, phẩm 4: Nghiệp cảm của chúng sanh có đề cấp tới: Lúc ấy Bốn Thiên Vương từ chỗ ngồi đồng loạt đứng lên chắp tay vái Phật rồi cùng bạch:

- Thưa đức Thế Tôn!, Ngài Bồ Tát Địa Tạng từ kiếp lâu xa đã phát nguyện rộng lớn cứu độ chúng sinh, tại sao đến nay vẫn chưa độ hết?

Đức Phật bảo Tứ Thiên Vương:

- Lành thay! Lành thay! Nay vì muốn lợi ích cho chúng sanh, Ta vì các Ông và tất cả chúng Trời Người trong hiện tại và mãi về sau, nói những phương tiện của Bồ Tát Địa Tạnglòng từ mẫn xót thương mà cứu vớt tất cả chúng sinh mắc phải tội khổ.

Từ kiếp lâu xa đến nay, Bồ Tát Địa Tạng cứu vớt chúng sanh vẫn chưa mãn nguyện, vì chúng sinh mắc tội khổ cứ nối tiếp nghiệp ác mãi không dứt, nên chưa dứt được đại nguyện. Bồ Tát Địa Tạng dùng vô số phương tiện để giáo hóa chúng sanh như sau:

- Khi gặp kẻ hay sát sanh, Bồ Tát dạy quả báo chết yểu để răn.

- Khi thấy kẻ trộm cắp, Bồ Tát dạy quả báo sẽ bị nghèo khổ hơn ở đời sau.

- Khi gặp kẻ tà dâm, dạy quả báo sẽ phải làm một số loài chim ở kiếp sau.

- Khi thấy người nói ác, dạy quả báo sẽ có quyến thuộc kình chống nhau.

- Khi gặp người hay khinh chê người khác, dạy quả báo sẽ bị đau lở miệng lưỡi.

- Khi thấy người hay nóng giận, dạy quả báo sẽ có thân hình xấu xí tàn tật.

- Khi gặp kẻ bỏn sẻn, dạy quả báo sẽ có đời sống thiếu thốn, cầu gì cũng không được.

- Khi thấy kẻ ưa săn bắn, dạy quả báo sẽ có là điên cuồng, chết bất chợt.

- Khi gặp người trái nghịch cha mẹ, dạy quả báo sẽ chết vì thiên tai (trời tru).

- Khi thấy người dùng lưới bẫy bắt chim, dạy quả báo sẽ bị cốt nhục chia lìa trong đau khổ.

- Khi gặp kẻ hủy báng Tam Bảo, dạy quả báo sẽ bị hoặc mù, hoặc điếc, hoặc ngọng, hoặc câm.

- Khi thấy kẻ khinh chê giáo pháp, dạy quả báo sẽ bị mãi mãi ở trong tam đồ ác đạoSúc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục.

- Khi gặp người lạm phá của thường trụ Tam Bảo, dạy quả báo sẽ phải ở mãi trong địa ngục.

- Khi thấy kẻ hủy báng vu oan người tu, dạy quả báo sẽ ở mãi trong Súc sinh không ra được.

- Khi thấy kẻ giết hại nhiều sinh vật, dạy quả báo phải đọa Súc sanh để thường mạng.

- Khi gặp người phá giới phạm trai, dạy quả báo phải làm loài cầm thú đói khát.

- Khi thấy người kiêu mạn cống cáo, dạy quả báo sẽ bị làm người hèn hạ bị người sai khiến.

Đó là chỉ nói sơ Bồ Tát Địa Tạng dùng phương tiện giáo hóa như thế, nhiều vô kể không thể nói hết được, những chúng sinh làm những điều như trên chịu lấy quả báo như vậy rồi, sau lại bị đọa địa ngục.

Bốn Thiên Vương nghe đức Phật nói xong, than thở, chắp tay lễ Phật mà lui ra.

- : -

Đọc xong đoạn Kinh trên, một điểm cần để ý đức Phật nói là: “những chúng sinh làm những điều như trên chịu lấy quả báo như vậy rồi sau lại bị đọa địa ngục”, đây là điều mà chúng ta cần phải biết và nhớ cho kỹ trong lòng cái họa của nghiệp báo nó nặng nề như vậy đó: “chịu lấy quả báo như vậy rồi sau lại bị đọa địa ngục”

Bởi vậy cho nên, khi đã biết nghiệp báo nhân quả không thể tránh, khủng khiếp như thế, chúng ta phải cố gắng tránh làm ác từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm, mỗi khi mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân tiếp xúc, ý nghĩ chuyện nọ việc kia, hoặc khi tiếp xúc ngoài đời, chúng ta nên suy nghĩ cho kỹ, không nên để ý ác, nói ác, làm ác làm chủ dẫn dắt chúng ta.

Muốn hành động được tốt đẹp, chúng ta nên nhớ tự hỏi là ý nghĩ, lời nói, việc làm của chúng ta có làm hại người khác không, có làm hại ai không? Điều khó nhất là chúng ta phải nhất quyết, kiên trì, bền bỉ chịu đựng nhẫn nại để thực hành; nếu có hại cho người khác, chúng ta nên tránh, không nghĩ đến, không nói đến và không bao giờ làm, sẽ không tạo nghiệp ác nữa; nếu được như vậy, chúng ta sẽ không còn phải lo lắng và yên tâm sống trong an lạc vậy.

Toàn Khôn

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 92)
Pháp Lục hòa là pháp được đức Đạo sư nói ra để dạy cho các đệ tử xuất gia của Ngài lấy đó làm nền tảng căn bản cho nếp sống cộng đồng Tăng đoàn
(View: 131)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha
(View: 125)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người
(View: 212)
Sự thành tựu tối thượng mà những vị đang đi trên con đường độc nhất tiến tới giác ngộ, là khả năng thành tựu tất cả từ hư vô.
(View: 168)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bịnh.
(View: 261)
Pháp Duyên khởi, tiếng Phạn là Pratīya-samutpāda. Pratīya, là sự hướng đến. Nghĩa là cái này hướng đến cái kia và cái kia hướng đến cái này.
(View: 216)
Phẩm này tiếng Phạn Sadāparibhūta. Sadā là thường, mọi lúc, mọi thời gian; Paribhūta là không khinh thường.
(View: 279)
Ngày xưa, ở thành Xá-vệ có một vị trưởng giả giàu có, tiền tài châu báu vô lượng. Ông thường thứ tự thỉnh các vị sa-môn đến nhà cúng dường.
(View: 550)
Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa.
(View: 467)
Truyền thống Đại thừa Á Đông thường dịch nghĩa prajñāpāramitā là Huệ đáo bỉ ngạn (zh. 慧到彼岸), Trí độ(zh. 智度), Trí huệ độ người sang bờ bên kia.
(View: 431)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(View: 444)
Không có một chỗ nào để trụ trong giáo pháp Trung đạo. Tâm không có chỗ trụ thì không tự giải quyết được gì vì không có nơi để tập trung, nắm níu.
(View: 392)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 353)
Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana).
(View: 448)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngụcthiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngụcđịa ngục.
(View: 662)
Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo phápĐức Phật thuyết giảng.
(View: 479)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 464)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 623)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 718)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 556)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 634)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 808)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 794)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 835)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệđức hạnh,
(View: 694)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 1024)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 841)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 803)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 781)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 893)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 799)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 1232)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 835)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 859)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 955)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 1130)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 962)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 857)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 930)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 897)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 996)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 1143)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 1228)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 897)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 1000)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 1099)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1362)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 1062)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 1154)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1368)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1219)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1199)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1378)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1521)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1845)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1661)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1564)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM