Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngự Chế Vạn Thiện Đồng Qui Tập

09 Tháng Sáu 201422:55(Xem: 15504)
Ngự Chế Vạn Thiện Đồng Qui Tập

Ngự chế Vạn Thiện Đồng Qui Tập

Tác Giả: Hoàng Đế Ung Chính

Định Huệ dịch

ung_chinhTrẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa. Nếu chẳng hiểu rõ Đại thừa thì Tiểu thừa nguyên chẳng phải cứu cánh, như bầu trời trong trẻo kia ngang nhiên sanh ra bóng lòa. Nếu chẳng đi qua Tiểu thừa thì cũng chưa từng cứu cánh Đại thừa, như người nói ăn, rốt cuộc không no. Bởi là do không cho nên , không là do cho nên không. Thiền tông vì đắc vô sở đắc, thế nên là thật . Giáo thừa vì đắc hữu sở đắc, thế nên là thật không. Thật tế lý địa triệt để vốn không. Niết bàn diệu tâm hiển bày ra cái như số cát sông Hằng. , không chẳng thể cách biệt. Tông và giáo tự phải đồng đường. Mê tức là mê , cũng là mê không. Đạt tức là đạt không, cũng là đạt . Chẳng chứng ngộ cái nhất tâm của hiển (diệu hữu) thì do đâu mà thực hành vạn thiện của vốn không (chân không). Chẳng phải thực hành vạn thiện của vốn không (chân không) thì do đâu mà viên mãn cái nhất tâm của hiển (diệu hữu).

Xưa kia, cổ đức chỉ dùng một tiếng diễn xướng tông chỉ, chỉ thẳng việc hướng thượng. Nếu ở giáo thừa chỉ e người học chấp trước hòa hợp các tướng, chẳng thể ngộ chứng tự tâm, nên phần nhiều các ngài bỏ qua chẳng bàn đến. Nhưng người chuyên nghiên cứu giáo thừa chấp vào danh tướng theo nghiệp trần lao, cho các pháp là thật có, giống như kẻ quên đầu nhận bóng, người chấp ngón tay làm mặt trăng. Vì thế, tuy đồng là người học Phật, nhưng tham thiền và học giáo, nếu đạo bất đồng thì không thể thảo luận với nhau.

Thiền tông tuy cao hơn một bậc, nhưng nếu không đạt đến chỗ cứu cánh thì lại trở thành đọa vào không. Bởi trụ tướng quên tánh là chứa nhóm các tạp nhiễm thì đồng với hạng phàm phu đủ các thứ ràng buộc. Nhưng ly tướng cầu tâm cũng chìm đắm nơi thiên không, khó tránh khỏi giữa chừng dừng ở hóa thành. Người theo Thiền tông trước kia đều cho rằng giáo thừa dụ như lá dương dùng để dỗ con nít nín khóc, và cho rằng Tánh tông là tông chỉ riêng của giáo ngoại biệt truyền. Nói như thế thành ra hai thứ. Trẫm chẳng cho là đúng. Trẫm tuy đủ kiến giải này, nhưng tông sư nhiều đời chưa có vị nào xiển dương thuyết này, không có chứng cớ thì chẳng tin, cũng chẳng dám tự cho mình là đúng. Gần đây, khi xem cơ ngữ, ngôn cú của các thiền sư, đến Đại sư Vĩnh Minh Trí Giác, đọc các tác phẩm Duy tâm quyết, Tâm phú, Tông cảnh lục, tông chỉ sáng tỏ như nhật nguyệt trên bầu trời, như sông ngòi chảy trên mặt đất, hết sức cao minh, vô cùng rộng lớn, trội hơn các tác phẩm khác của cổ đức. Nhân đó, trẫm phong ngài hiệu Diệu Viên Chánh Tu Trí Giác Thiền sư. Nơi hoằng pháp của ngài là chùa Tịnh Từ ở Hàng Châu, trẫm ra lệnh cho quan Hữu ty ở nơi ấy tìm hỏi về chi phái của ngài còn có những ai, rồi chọn người tiếp nối để sửa sang tháp viện, tô vẽ lại chân dung ngài để cho tăng ni, Phật tử ngày đêm lễ bái cúng dường. Từ Lục tổ trở về sau, Vĩnh Minh là đại thiện tri thức bậc nhất cổ kim. Khi đọc đến tác phẩm Vạn thiện đồng quy được trứ tác cách đây một nghìn một trăm năm hết sức phù hợp với kiến giải của trẫm. Nếu bậc thiện tri thức nào khác nói hợp với kiến giải của trẫm, trẫm cũng hoài nghi chẳng dám tin sâu, nhưng Vĩnh Minh là thiện tri thức xuất sắc trong số các thiện tri thức từ trước đến nay, lời dạy của ngài đã thầm khế hợp với tâm của trẫm. Trẫm có thể tự tin kiến giải của mình không sai lầm, và thật ra tông và giáo là nhất quán.

Không và hữu đồng một quan điểm, tánh và hành không hai, chút ít sức thiện căn đều là tư lương bồ đề, đất đai núi sông đều kiến lập chân không bảo sát, là sách này vậy. Được diệu dụng của Tông và Giáo thì tự được tâm và pháp đều quên, bước qua hàng rào của Không và Hữu thì người trí kẻ ngu đồng được cứu vớt. Tâm thông hiểu chân lý cao tột, vào biển giáo mà đếm cát. Chân dẫm hư vô, nương lá cờ Thiền tông mà tiến bước. Theo lời dạy của sách này mà vào thì không rơi vào không vong, người đến bờ kia rồi thì vẫn là như thị. Thật là được tâm của nghìn Phật, chư tổ. Thật là mẹ của hàm thức ứng hóa. Thật là con voi lớn qua sông. Thật là con cháu nối dõi của Như Lai.

Trẫm đã sao lục các lời dạy tinh yếu của ngài cùng các sách Tông cảnh lục v.v. tuyển vào Ngữ lục thiền sư đồng với ngôn cú của các Đại thiện tri thức và đem khắc bản lưu hành. Lại còn khắc lại tập này ban cho tòng lâm, cổ sát, thường trụ đạo tràng. Trẫm muốn người xuất gia học Phật y theo tập sách này tu hành tức là giương buồm trí sáu ba la mật qua biển giác; một giáo pháp Đại thừa đầy đủ vạn thiện như hoa đốm giữa hư không; mỗi cõi nước, mỗi hạt bụi qua lại theo thiện chân như, tầng tầng bậc bậc uống nước công đức, mỗi mỗi đồng một vị, như chiết nhánh chiên đàn, mỗi nhánh đều thơm, xông mình xông người, lợi người lợi mình, khắp hư không vô tận, đời vị lai vô cùng, vô thỉ vô chung, chẳng dừng chẳng dứt. Đây là trẫm cùng ngài Vĩnh Minh hoằng dương chánh đạo để báo ân Phật vậy.

Tổ Đạt Ma tâm truyền, vốn không có văn tự, mà Vĩnh Minh viết Tâm phú có đến vạn lời. Tuy chẳng lập một chữ nhưng bao gồm ba tạng không sót. Tuy diễn đến muôn lời nhưng tìm một chữ cũng không thể được. Vì thế nói tạm nhờ câu chữ trợ giúp hiển bày chân tâm. Tuy dùng văn ngôn, nhưng ý nghĩa diệu huyền ở tại đó. Xét thấy mỗi lời trong muôn lời đều là đạo, đủ biết pháp nào trong vạn thiện cũng tùy theo căn cơ, thì đâu ngại gì sắc màu sặc sỡ! Lời văn thanh nhã, bố cục mạch lạc, đa văn còn nhiều hơn hải tạng, ngữ cú còn đẹp hơn hoa trời, chẳng những dựng cao cờ pháp mà còn giơ cao bảo ấn, đâu có chút gì chướng ngại mà còn tăng thêm vô lượng quang minh! Ngay lời dạy đã như vậy thì hạnh và quả há chẳng được như vậy hay sao!

Lời của trẫm phụ khắc vào sau tập này để người học đọc sách này rồi xem qua, như lưới bảo châu lớp lớp ánh chiếu lẫn nhau.

Nay tựa

Niên hiệu Ung Chính thứ 11 (1733)

Quý Sửu, mùa hạ, ngày rằm tháng tư ngự bút

I. Chú thích

1. Vạn Thiện Đồng Qui Tập

Tác phẩm, 3 quyển (hoặc 6 quyển), do ngài Diên Thọ đời Bắc Tống soạn, được xếp vào Đại Chính Tạng, tập 48. Đây là một bộ sách nói rộng về tâm yếu của nhà thiền qua các kinh luận và lời giải thích của chư tổ.

Ở đầu các quyển, trước hết nói về ý chỉ chung, sau là giải thích rõ ý chỉ bằng chủ thể vấn đáp. Tổng số vấn đáp có 114 điều, trong đó điều thứ 112 (Đại 48, 992 thượng) ghi: “Hỏi: Tập sách này trình bày bao nhiêu danh mục? Đáp: Nếu hỏi giả danh thì là Hằng hà sa số. Ở đây chỉ nói sơ lược, gọi chung là Vạn Thiện Đồng Qui, gồm 10 nghĩa:

Lí sự vô ngại.

Quyền thật song hành.

Nhị đế tịnh trần.

Tính tướng dung tức.

Thể dụng tự tại.

Không hữu tương thành.

Chính trợ kiêm tu.

Đồng dị nhất tế.

Tu tính bất nhị.

Nhân quả vô sai”.

Căn cứ vào 10 nghĩa này thì đây là bộ sách giải thích ý nghĩa từng điều. Nhưng trong thực tế, sự ghi chép lại không hẳn y theo thứ lớp nói trên.

Đầu quyển thượng nói về các nghĩa: Lí sự tương tức, vạn hạnh do tâm; kế là giải thích nghĩa này bằng 33 điều hỏi đáp. Đầu quyển trung nêu sơ lược cách thực hành ba la mật, sau lại nói kĩ về cách thực hành ấy bằng 27 điều hỏi đáp. Đầu quyển hạ nêu lên chỉ thú diệu hạnh viên mãn, lại nêu 54 điều hỏi đáp để nói về ý nghĩa của chỉ thú ấy. Toàn sách tuy lấy việc tuyên dương yếu chỉ thiền làm chủ yếu, nhưng chỗ nào ta cũng thấy sự dung hợp của tư tưởng các tông Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ v.v., thư mục trích dẫn rất nhiều.

2. Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975)

Thiền sư sống vào thời Ngũ Đại cuối đời Đường, tổ thứ sáu của tông Tịnh Độ, tổ thứ ba của tông Pháp Nhãn, họ Vương, tự Trọng Huyền, hiệu Bảo Nhất Tử, quê ở đất Dư Hàng, phủ Lâm An, huyện Hàng, tỉnh Chiết Giang.

Lúc đầu sư làm quan, năm 30 tuổi theo thiền sư Thúy Nham Lệnh Tham xuất gia ở chùa Long Sách. Sau, sư đến núi Thiên Thai tham kiến quốc sư Đức Thiều, tu tập thiền định, đạt được ý chỉ huyền diệu. Trong thời gian ở chùa Quốc Thanh, sư hành Pháp Hoa sám: buổi sáng sư phóng sinh các loài, buổi chiều cúng thí quỉ thần, đọc tụng kinh Pháp Hoa, chuyên tu tịnh nghiệp. Sư hoằng pháp rất thịnh đạt ở núi Tuyết Đậu, Minh Châuphục hưng lại chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu.

Năm 961, nhận lời mời của Ngô Việt Vương Tiền Thúc, sư về đạo tràng Vĩnh Minh, chuyên lo tiếp tăng độ chúng, cho nên được gọi là Vĩnh Minh đại sư, sư đề xướng thiền tịnh song tu, lấy tâm làm tông, sư trụ trì ở Vĩnh Minh suốt 15 năm, mọi người kính phục và tôn sư là Phật A Di Đà hóa thân. Sư thị tịch vào năm 975, hưởng thọ 72 tuổi, được vua ban hiệu “Trí Giác Thiền sư”.

Tác phẩm: Tông cảnh lục (100 quyển), Vạn thiện đồng qui tập (3 quyển), Thần thê An Dưỡng phú (1 quyển), Duy tâm quyết (1 quyển).

3. Hoàng đế Ung Chính (1687 – 1735)

Vị Hoàng đế đời thứ 5 nhà Thanh, họ Ái tân giác la, tên Dận Trinh, thụy hiệu là Hiến Hoàng Đế, miếu hiệu Thế Tông, là con thứ tư của Hoàng đế Khang Hi. Trong thời gian tại vị (1723 – 1735), ông dùng chính sách độc tài nghiêm ngặt, nỗ lực sửa sang chính trị trong nước, đặt nền tảng phồn vinh cho niên hiệu Càn Long (1736 – 1795) thời vua Cao Tông đời sau. Vua từng tham lễ Thiền tăng Ca Lăng Tính Âm, được khai ngộ, tự lấy hiệu là Viên Minh Cư Sĩ, có soạn ngữ Ngự tuyển Ngữ lục, Giản ma biện dị lục. Ông chủ trương tam giáo Nho, Phật, Lão nhất trí, các tông Phật giáo nhất trí, Ngũ gia Thiền tông nhất trí. Ông theo học với ngài Vân Thê Châu Hoằng, chủ trương chỉnh đốn các tập tục không tốt trong thiền môn, cổ xúy pháp môn Tịnh Độ. Ông đề xướng niệm Phật, có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo cận đại.

4. Từ ngữ (xem đánh số ở phần dịch âm)

Trẫm 朕: Trước thời Tần Thủy Hoàng (tại vị 214-210 tr.CN), từ trẫm là một đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, được Việt dịch là tôi, dùng phổ thông cho mọi người. Từ thời Tần Thủy Hoàng trở về sau từ trẫm chỉ có vua mới được dùng để tự xưng.

Tiểu thừa 小乘trong bài này chỉ cho hai tông: Câu Xá tôngThành Thật tông trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa.

Đại thừa 大乘trong bài này chỉ cho tám tông: Tịnh Độ tông, Thiền tông, Luật tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Pháp Tướng tông (Duy Thức tông), Pháp Tánh tông (Tam Luận tông), Mật tông của Phật giáo Trung Hoa.

Thiền tông 禪宗trong bài này thường gọi tắt là Tông 宗đối lại với Giáo教. Thiền tông Trung Hoa tôn tổ Bồ Đề Đạt Ma làm sơ tổ (bài này gọi tắt là tổ Đạt Ma) , truyền đến đời thứ sáu là Lục tổ Huệ Năng. Sau Lục tổ, Thiền tông thạnh hành, phát triển thành ngũ gia (tức là năm tông: Quy Ngưỡng tông, Lâm Tế tông, Tào Động tông, Vân Môn tông, Pháp Nhãn tông) thất tông (Tông Lâm Tế đến đầu thời Bắc Tống lại chia làm hai phái Hoàng Long và Dương Kỳ; hai cộng với năm thành bảy, cho nên gọi là thất tông). Thiền tông chủ trương "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền" khác với Giáo (còn gọi là Giáo thừa) chuyên nghiên cứu kinh điểny theo kinh tu quán.

Thật tế lí địa 實際理地Thiền tông dùng từ này biểu thị cho thế giới bình đẳng nhất như siêu việt tất cả cảnh giới sai biệt, không thụ nhận một mảy trần. Vậy, thật tế lí địa tức là cảnh giới cứu cánh chân thật.

Niết bàn diệu tâm 涅槃妙心tức là tự tánh hay sinh muôn pháp.

Nãi 乃(trợ từ đặt ở đầu câu giúp cho thanh vận của câu được hài hòa) không dịch.

Cổ đức古 德chỉ cho các vị thiền sư đạo cao đức trọng nổi tiếng ở thời quá khứ.

Hóa thành化城cái thành do đức Phật biến hóa ra, dụ cho pháp phương tiện, chưa đến chỗ cứu cánh (bảo sở).

Tông sư宗師chỉ cho thiền sư.

Cổ chùy古锥cái dùi xưa, dụ cho cơ ngữ, cơ phong của thiền sư.

Phù tiết 符節ấn tín mang theo khi đi sứ, trong bài này ý nói là kiến giải của nhà vua.

Phù 孚 trong bài này âm Hán Việt là phù nghĩa là phù hợp, ngoài ra còn có một âm là phu có nghĩa là tín nhiệm.

Phù夫(trợ từ được đặt ở đầu đoạn văn nghị luận) không dịch nghĩa.

Thiểu 小chữ tiểu chỗ này âm Hán Việt là thiểu nghĩa là chút ít.

Chân không bảo sát 真空寶剎: sát 剎nghĩa là quốc độ 國土(cõi nước, thế giới), bảo sát nghĩa là thế giới được hình thành bằng châu báu, cũng chỉ cho tịnh độ của chư Phật. Ý trong bài này nói tịnh uế bất nhị vì đều là diệu hữu của chân không (sắc tức thị không).

Thiệp kì phiên li 涉其藩籬: Thiệp (động từ) nghĩa là bước qua. Kì (đại từ chỉ thị) chỉ cho Không và Hữu, làm định ngữ cho danh từ phiên li. Phiên li nghĩa là hàng rào. Thiệp kì phiên li nghĩa là bước qua hàng rào của Không và Hữu.

Thượng đế 上諦đế là đế lí, nay gọi là chân lí, thượng đế nghĩa là chân lí cao tột.

Như thị 如是thông thường dịch là như thế, đúng thế, nhưng trong bài này chỉ cho bình thường tâm thị đạo (tâm bình thường là đạo).

Ngữ lục語錄tác phẩm do các đệ tử của các thiền sư ghi lại lời khai thị của thầy trong các buổi thượng đường, tiểu thamthiền viện, hoặc các cơ duyên ngộ đạo của thầy trò.

Cổ sát古剎Sát là cột trụ để treo cờ phướn ở tự viện. Từ cổ sát ở đây có nghĩa là cổ tự (chùa cổ nổi tiếng từ xưa đến nay).

Lục ba la mật六波羅蜜Hán dịch là lục độ vô cực, gọi tắt là lục độ, Việt dịch là sáu ba la mật: bố thí ba la mật, trì giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền ba la mật, bát nhã ba la mật. Đây là sáu pháp tu chính của bồ tát.

Tam tạng 三藏tức là ba tạng: kinh, luật, luận bao gồm hết giáo nghĩa của Phật giáo.

Hải tạng 海藏: còn gọi là Long tạng 龍藏là tạng kinh được tàng bản ở Long cung. Tạng kinh này số lượng nhiều hơn gấp bội tạng kinhnhân gian, bồ tát Long Thọ đã từng xuống Long cung đọc kinh Hoa nghiêm bản ngắn nhất là một trăm nghìn bài kệ rồi đem truyền lại trên nhân gian này.

Bảo ấn? ? t?c l? t?m ?n寶印tức là tâm ấn. Thiền tông chủ trương dĩ tâm ấn tâm (đem tâm ấn tâm), hoặc nói là truyền tâm ấn.

Viên爰(trợ từ đặt ở đầu câu) không dịch nghĩa.

Tỉ 俾(liên từ) nghĩa là để.

Vọng nhật 望日tức là ngày Rằm (ngày 15 âl.)

Ngự bút 禦筆nghĩa là nhà vua viết

II. Phụ lục:

Nguyên tác chữ Hán:

禦製萬善同歸集

妙圓正修智覺永明壽禪師萬善同歸集序

朕嘗謂佛法分大小乘。乃是接引邊事。其實小乘步步皆是大乘。大乘的的不離小乘。不明大乘。則小乘原非究竟。如彼浄空。横生靈翳。不履小乘則亦未曾究竟大 乘。如人說食。终不充饑。蓋有以無故有。無以有故無。禪宗者。得無所得故。是爲實有。敎乘者。得有所得故。是爲實無。實際理地。徹底本無。涅槃妙心恒沙顯 有。有無不可隔別。宗敎自必同途。迷者迷有亦迷無。達者達無即達有。非證冥顯有之一心。何由履踐本無之萬善。非履踐本無之萬善。又何由圓滿顯有之一心。乃 從上古德。惟以一音。演唱宗旨直指向上。其於教乘惟恐學者。執著和合諸相。不能了證自心。多置之不論。而專功敎乘者。著相執滯。逐業隨塵。以諸法爲實有。 正如迷頭認影。執指爲月。所以同爲學佛之徒。而参禪之與持教。若道不同。不相爲謀者。禪宗雖高出一籌。若不能究竟。翻成墮空。蓋住相遺性。同積諸雜染。而 同於具縛之凡夫。離相求心。亦沉於偏空。而難免化城之中止。依古宗徒。皆以教乘。譬楊葉之止啼。而以性宗爲教外之别旨。話成兩橛朕不謂然。但朕雖具是見。 而歷代宗師。未有闡揚是説者。無徵不信。亦不敢自以爲是。近閱古錐言句。至永明智覺大師。觀其唯心訣。心賦。宗鏡錄。諸書其於宗旨。如日月經天江河行地。 至高至明。至廣至大。超出歷代。諸古德之上。因加封號爲妙圓正修智覺禪師。其唱道之地。在杭之浄慈。特敕地方有司。訪其有無支派。擇人乘接修葺塔院。莊嚴 法相。令僧徒朝夕禮拜供養。誠以六祖以後。永明為古今第一大善知識也。乃閱至所作。萬善同歸集。與朕所見。千百年前。若合符節。他善知識便作是說。朕亦懷 疑不敢深信。今永明乃從來善知識中。尤爲出類拔萃者。其語既與朕心默相孚契。朕可自信所見不謬。而宗教之果爲一貫矣。夫空有齊觀。性行不二。小善根力。並 是菩提資糧。大地山河。悉建眞空寶剎。是書也。得其妙用。自必心法雙忘。涉其藩籬。亦可智愚同濟。心通上諦。入教海而數沙。足躡虚無。依宗幢而進步。從此 入者。不落空亡。到彼岸者。仍然如是。誠得千佛諸祖之心。誠爲應化含識之母。實惟渡河之大象。實乃如來之嫡宗歟。朕既錄其要語。與宗鏡錄等書。選入禪師語 錄。同諸大善知識言句。並爲刊布。又重刊此集頒示天下。叢林古剎常住道場。欲使出家學佛者。依此修行。張六波羅蜜之智帆。渡一大乘教之覺海。具足空華萬 善。剎剎塵塵。往來隨善真如。層層級級。飲功德水。而一一同味。截旃檀根。而寸寸皆香。薰己他薰。利他自利。遍虛空而無盡。當來世而無窮。無始無終。不住 不息。此則朕與永明。所爲弘正道。而報佛恩者也。夫達摩心傳。本無一字。而永明心賦。乃有萬言。不立一字。該三藏而無遺。演至萬言。覓一字不可得。故云假 以詞句。助顯真心。雖挂文言。妙旨斯在。觀此萬言之頭頭是道。可知萬善之法法隨根。何妨藻釆繽紛。清辭絡繹。多聞逾於海藏。語於比於天花。寧非高建法幢。 即是深提寶印。曾何絲毫之障礙。轉增無量之光明。在言詮而亦然。豈行果之不爾。爰附刻於此集之後。俾學者合而觀之。如寶珠網之重重交映焉。是爲序。

雍正十一年癸丑夏四月望日御筆

Dịch âm:

Ngự Chế Vạn Thiện Đồng Qui Tập

Diệu Viên Chính Tu Trí Giác Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư Vạn thiện đồng qui tập tự.

Trẫm (1) thường vị Phật pháp phân Đại Tiểu thừa nãi thị tiếp dẫn biên sự, kỳ thật Tiểu thừa (2) bộ bộ giai thị Đại thừa, Đại thừa (3) đích đích bất li Tiểu thừa. Bất minh Đại thừa tắc Tiểu thừa nguyên phi cứu cánh, như bỉ tịnh không, hoành sinh linh ế. Bất lý Tiểu thừa tắc diệc vị tằng cứu cánh Đại thừa, như nhân thuyết thực, chung bất sung cơ. Cái hữu dĩ vô cố hữu, vô dĩ hữu cố vô. Thiền tông (4) giả, đắc vô sở đắc cố, thị vi thật hữu. Giáo thừa giả, đắc hữu sở đắc cố, thị vi thật vô. Thật tế lí địa (5), triệt để bản vô, niết bàn diệu tâm (6) Hằng sa hiển hữu. Hữu vô bất khả cách biệt, tông giáo tự tất đồng đồ. Mê giả mê hữu diệc mê vô. Đạt giả đạt vô tức đạt hữu. Phi chứng minh hiển hữu chi nhất tâm, hà do lý tiễn bản vô chi vạn thiện. Phi lý tiễn bản vô chi vạn thiện, hựu hà do viên mãn hiển hữu chi nhất tâm.

Nãi (7) tòng thượng cổ đức (8) duy dĩ nhất âm diễn xướng tông chỉ trực chỉ hướng thượng. Kỳ ư giáo thừa duy khủng học giả chấp trước hoà hợp chư tướng bất năng liễu chứng tự tâm, đa trí chi bất luận, nhi chuyên công giáo thừa giả trước tướng chấp trệ, trục nghiệp tuỳ trần, dĩ chư pháp vi thật hữu, chính như mê đầu nhận ảnh, chấp chỉ vi nguyệt. Sở dĩ đồng vi học Phật chi đồ nhi tham thiền chi dữ trì giáo, nhược đạo bất đồng, bất tương vi mưu giả.

Thiền tông tuy cao xuất nhất trù, nhược bất năng cứu cánh, phiên thành đoạ không. Cái trụ tướng di tính, đồng tích chư tạp nhiễm, nhi đồng ư cụ phược chi phàm phu. Li tướng cầu tâm, diệc trầm ư thiên không, nhi nan miễn hoá thành (9) chi trung chỉ. Y cổ tông đồ giai dĩ giáo thừa, thí dương diệp chi chỉ đề, nhi dĩ Tánh tông vi giáo ngoại chi biệt chỉ. Thoại thành lưỡng quyết, trẫm bất vị nhiên. Đãn trẫm tuy cụ thị kiến, nhi lịch đại tông sư (10) vị hữu xiển dương thị thuyết giả, vô trưng bất tín, diệc bất cảm tự dĩ vi thị. Cận duyệt cổ chuỳ (11) ngôn cú, chí Vĩnh Minh Trí Giác đại sư, quan kỳ Duy tâm quyết, Tâm phú, Tông cảnh lục, chư thư kỳ ư tông chỉ, như nhật nguyệt kinh thiên, giang hà hành địa, chí cao chí minh, chí quảng chí đại, siêu xuất lịch đại chư cổ đức chi thượng. Nhân gia phong hiệu vi Diệu Viên Chính Tu Trí Giác thiền sư. Kỳ xướng đạo chi địa, tại Hàng chi Tịnh Từ, đặc sắc địa phương Hữu ty phỏng kỳ hữu vô chi phái, trạch nhân thừa tiếp tu tập tháp viện, trang nghiêm pháp tướng, linh tăng đồ triêu tịch lễ bái cúng dường. Thành dĩ Lục tổ dĩ hậu, Vĩnh Minh vi cổ kim đệ nhất đại thiện tri thức dã. Nãi duyệt chí sở tác Vạn thiện đồng qui tập, dữ trẫm sở kiến, thiên bách niên tiền. Nhược hợp phù tiết (12), tha thiện tri thức tiện tác thị thuyết, trẫm diệc hoài nghi bất cảm thâm tín. Kim Vĩnh Minh nãi tòng lai thiện tri thức trung, vưu vi xuất loại bạt tuỵ giả. Kỳ ngữ ký dữ trẫm tâm mặc tương phù (13) khế. Trẫm khả tự tín sở kiến bất mậu, nhi tông giáo chi quả vi nhất quán hĩ.

Phù (14) không hữu tề quan, tính hạnh bất nhị, thiểu (15) thiện căn lực, tịnh thị bồ đề tư lương, đại địa sơn hà, tất kiến chân không bảo sát (16), thị thư dã. Đắc kỳ diệu dụng, tự tất tâm pháp song vong, thiệp kỳ phiên li (17), diệc khả trí ngu đồng tế. Tâm thông thượng đế (18), nhập giáo hải nhi sổ sa; túc niếp hư vô, y tông tràng nhi tiến bộ. Tòng thử nhập giả, bất lạc không vong; đáo bỉ ngạn giả, nhưng nhiên như thị (19). Thành đắc thiên Phật chư tổ chi tâm Thành vi ứng hoá hàm thức chi mẫu. Thật duy độ hà chi đại tượng. Thật nãi Như Lai chi đích tôn dư!

Trẫm ký lục kỳ yếu ngữ, dữ Tông cảnh lục đẳng thư, tuyển nhập thiền sư ngữ lục (20) đồng chư đại thiện tri thức ngôn cú, tịnh vi san bố, hựu trùng san thử tập ban thị thiên hạ, tùng lâm cổ sát (21) thường trụ đạo tràng. Dục sử xuất gia học Phật giả, y thử tu hành, trương lục ba la mật (22) chi trí phàm, độ nhất Đại thừa giáo chi giác hải. Cụ túc không hoa vạn thiện, sát sát trần trần, vãng lai tuỳ thiện chân như; tằng tằng cấp cấp, ẩm công đức thuỷ, nhi nhất nhất đồng vị, tiệt chiên đàn căn, nhi thốn thốn giai hương, huân kỉ tha huân, lợi tha tự lợi, biến hư không nhi vô tận, đương lai thế nhi vô cùng, vô thỉ vô chung, bất trụ bất tức. Thử tắc trẫm dữ Vĩnh Minh sở vi hoằng chính đạo nhi báo Phật ân giả dã.

Phù Đạt Ma tâm truyền bản vô nhất tự nhi Vĩnh Minh Tâm phú nãi hữu vạn ngôn. Bất lập nhất tự cai tam tạng (23) nhi vô di, diễn chí vạn ngôn, mịch nhất tự bất khả đắc. Cố vân giả dĩ từ cú, trợ hiển chân tâm, tuy quải văn ngôn, diệu chỉ tư tại. Quán thử vạn ngôn chi đầu đầu thị đạo, khả tri vạn thiện chi pháp pháp tuỳ căn, hà phương tảo thái tân phân, thanh từ lạc dịch, đa văn du ư hải tạng (24), ngữ ư tỉ ư thiên hoa, ninh phi cao kiến pháp tràng, tức thị thâm đề bảo ấn (25), tằng hà ti hào chi chướng ngại, chuyển tăng vô lượng chi quang minh, tại ngôn thuyên nhi diệc nhiên, khởi hành quả chi bất nhĩ.

Viên (26) phụ khắc ư thử tập chi hậu tỉ (27) học giả hợp nhi quan chi, như bảo châu võng chi trùng trùng giao ánh yên. Thị vi tự .

Ung Chính thập nhất niên Quí Sửu hạ tứ nguyệt vọng nhật (28) ngự bút (29).

(Suối Nguồn-Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8083)
Có ma hay không có ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Nếu phải trừ ma thì phải làm như như thế nào ?...
(Xem: 20488)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 19467)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18351)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16205)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 15903)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 18996)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 14254)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 9593)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài.
(Xem: 8667)
Philippe Cornu là một học giả uyên bác, thông thạo tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hán… Ông viết bảo, dịch thuật rất nhiều kinh sách, và thường được mời thuyết giảng về Phật giáo trên đài truyền hình Pháp.
(Xem: 8181)
Lý tưởng Bồ tátảnh hưởng lớn trên đời sống, tư tưởng và hành động của người Phật tử trong suốt hơn hai ngàn năm nay...
(Xem: 8864)
Đề tài của buổi giảng hôm nay là nhằm giới thiệu bức tranh ‘Địa Ngục Biến Tướng Đồ’, còn có tên là ‘Thập Vương Đồ’, do lão sư Giang Dật Tử vẽ tại Đài Trung, hiện nay đang được triển lãm tại Kinh Đô, Nhật Bản.
(Xem: 10946)
Phật giáo luôn nhắc nhở con người nên tin ở mình, tinh tấn tu hành để tự giải thoát. Thật chưa có tôn giáo nào xác nhận tinh tấnđộng lực chính giúp con người vươn đến cõi toàn thiện...
(Xem: 9076)
Tác phẩm Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo là một trong những luận bản phổ biến nhất của Phật Giáo Tây Tạng...
(Xem: 8862)
Đức Phật đã dạy: “Chính sự khao khát là điều dẫn đến sự tái sinh. Đây chính là lần sinh thành cuối cùng của ta. Nay sẽ không bao giờ có sự tái sinh đối với ta”.
(Xem: 7934)
Đây là thắc mắc mà thanh niên Subha Todeyyaputta từng nêu ra cho Đức Phật với hy vọng tìm kiếm câu trả lời từ Ngài.
(Xem: 9063)
Mọi phương pháp dạy cho con người tránh né khổ đau hay trốn chạy khổ đau để tìm kiếm hạnh phúc đều không phải là những phương pháp giáo dục hoàn chỉnh.
(Xem: 35560)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 8545)
Việt Nam Đạo Phật vốn là một tôn giáo gắn bó với dân tộc, có nhiều ảnh hưởng sâu đậm đến lịch sử phát triển của đất nước, nhất là về mặt văn hóa giáo dục.
(Xem: 15032)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 8672)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác.
(Xem: 15231)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 9136)
Đại Tạng Kinh là một kho báu chung của mọi người Phật tử, nhưng do nhu cầu học Phật ở mỗi quốc gia mà có sự hình thành các Đại Tạng Kinh bằng những ngôn ngữ khác nhau.
(Xem: 8818)
Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ.
(Xem: 9335)
Gót tu sĩ bốn phương trời rảo bước, Cõi Ta-bà đâu chẳng phải nhà ta, Một mình đi bình bát với cà sa, Đói xin ăn, dưới gốc cây nằm ngủ…
(Xem: 8434)
Hơn ba mươi năm, tôi làm ở hội Từ Tế. Bởi vì, tôi thường làm việc cứu trợ trong và ngoài nước, cho nên tôi cảm nhận được thiên tai, nhân họa liên tục ập xuống trái đất.
(Xem: 10281)
Báo Chánh Pháp số 34, tháng 9 năm 2014, do ĐLHT. Thích Thắng Hoan (CA) và Brodard Chateau, Brodard Restaurant & Bamboo Bistro ủng hộ ấn phí.
(Xem: 7647)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
(Xem: 9500)
Những chướng duyên có thể giúp hành giả trên đường giải thoát. Ý niệm này, thường tìm thấy trong kinh Phật, dạy cách đánh giá cao những chướng duyên mà chúng ta gặp phải, vì nhờ chúng nên trí tuệtừ bi mới được nảy sinh.
(Xem: 7497)
Chất lượng của tâm niệm thiện lành sẽ tăng rất nhiều khi xưng danh tha thiết; vì thế, từ trạng thái nhớ nghĩ chuyển qua thực hành xưng danh niệm Phật là điều tất yếu.
(Xem: 17199)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 14983)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 9484)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâmbản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâmbản tánh giống nhau hay khác nhau?
(Xem: 20868)
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
(Xem: 9198)
Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo.
(Xem: 7152)
Nếu chúng ta phân tích kinh nghiệm của chúng ta một cách cẩn thận, thế thì tôi nghĩ thật rõ ràng rằng hầu hết những quấy nhiễu tinh thần đến từ những tình trạng tinh thần tiêu cựcchúng ta gọi là phiền não.
(Xem: 17650)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17593)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 25744)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 7796)
Những người được gọi là "siêu việt" là những kẻ chân thành muốn làm tan biến tất cả khổ não của người khác bằng việc thấu hiểu nổi khổ đau của chính họ.
(Xem: 9870)
Cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp.
(Xem: 7254)
Tất cả mọi giáo huấn của Đức Phật đều hướng đến việc đem tới sự thực chứng nguyện vọng tức thời của chúng ta...
(Xem: 9638)
Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chết không phải là đoạn diệt hẳn, chết tại chỗ này nhưng lại sanh chỗ khác.
(Xem: 8110)
Thật là đại hạnh cho chúng tôi, nếu đức Thế Tôn cho phép nữ giới được sống đời xuất gia phạm hạnh thiêng liêng trong pháp và luật của đức Thế Tôn!
(Xem: 9060)
Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1.000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm...
(Xem: 7393)
Nếu bằng "cùng một nơi" chúng ta muốn nói thiên đàng[1] hay giải thoát khỏi vòng luân hồi, thế thì đấy là khó khăn...
(Xem: 8738)
Thực hành giáo lý không phải chỉ là đến chùa đọc kinh hay niệm Phật mà chính là áp dụng giáo lý của đức Phật trong đời sống hàng ngày...
(Xem: 7904)
Đức Phật nói lý nhân duyên là nói đến sự thật của đời sống con người và muôn loài vật trên thế gian này.
(Xem: 8304)
Sự hình thành các hệ tư tưởng của Phật giáo Bộ phái không ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu thực tế của Phật giáo đương thời, xã hội hoá Phật giáo.
(Xem: 7496)
Suốt 49 năm giáo hóa độ sinh, Phật chỉ có ba y một bình bát, sống đời rày đây mai đó, tùy bệnh cho thuốc, giúp đỡ mọi người.
(Xem: 8679)
Chúng sinh trong cõi luân hồi vô thủy vô chung ấy đến rồi đi, đi rồi đến giống như hạt bụi nhỏ, phút chốc bỗng sinh trên trời, bỗng chốc sinh trên mặt đất...
(Xem: 8133)
“Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức” là một chân lý, một sự thật được nói nhiều trong tông Duy thức, và rộng ra, có trong tất cả kinh, luận.
(Xem: 8869)
Dựa theo thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử thì thiên mệnh là mạng lịnh của Trời. Thiên mệnh là chủ thuyết rất quan trọng trong triết lý của đạo Nho.
(Xem: 7279)
"Sau khi tôi nhập diệt, giới luật sẽ thay tôi để làm thầy của quí vị, ở đâu có giới luật thì ở đó có tôi..."
(Xem: 13968)
Tập hợp các bài viết của nhiều tác giả cùng 1 chủ đề: Tứ Diệu Đế, Bốn Chân Lý cao cả
(Xem: 7081)
... nghành Tâm lý học sẽ không bao giờ có thể giúp con người thấy đúng và rõ sự thật của tâm lý mình và tâm lý người khác.
(Xem: 10319)
Duy thức học là một học thuyết tuy được xác lập vào khoảng thế kỷ thứ tư...
(Xem: 7655)
Giáo huấn của Đức Phật nhấn mạnh rằng không có một linh hồn độc lập hay một tự ngã độc lập.
(Xem: 8465)
Trong một quyển sách nhỏ «Phật Giáo Nhập Môn» tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản...
(Xem: 10070)
Phật giáo vào Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, qua các công trình dịch thuật kinh điển ở các nước Phật giáo Đông phương.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant