Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

06 Tháng Sáu 201422:00(Xem: 7792)
Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn
Kinh Sakalika Sutta SN 3.18 - SN 4.13

(Bài Kinh Về Mảnh Đá: Tương Ưng Bộ Kinh 3.18 và 4.13)

Hoang Phong chuyển ngữ

Bài dưới đây là một trong loạt những bài thuộc chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài trước đây là:

- Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Sallatha Sutta/Kinh về Mũi Tên/SN 36.6)
- Thái độ của người Phật Giáo đối với sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera)
- Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem)
- Y khoa cũng chỉ là phép luyện đan ( Khyentsé Rinpoché)
- Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen)

Dường như trong Kinh Tạng ít nhất có hai lần nhắc đến trường hợp Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn. Lần thứ nhất khi Ngài bị ám hại và một mảnh đá đã đâm vào chân khiến Ngài bị thương, và lần thứ hai khi Ngài bị trúng thực trước khi tịch diệt.

Trường hợp thứ nhất xảy ra khi Đức Phật cũng đã trọng tuổi. Lúc bấy giờ trong tăng đoàn có một người tên là Bồ-đề Đạt-đa (Devadatta) em họ của Đức Phật, bất đồng chính kiến với Ngài về một số giới luật. Đề-bà Đạt-đa yêu cầu Đức Phật phải ban hành các giới luật thật khắt khe đối với các người xuất gia: chẳng hạn như không được ngủ trong nhà (phải ngủ dưới gốc cây hay trong các túp lều che bằng lá cây rừng), không được nhận ăn khi có người mời (chỉ ăn những gì trong bình bát do chính mình khất thực), phải ăn toàn rau trái (không được ăn thịt cá), phải sống di động (không được sống bám vào một nơi cố định)... Đức Phật không hoàn toàn chấp thuận và đưa ra một giải pháp dung hòa hơn bằng cách chỉ chấp nhận cho tăng đoàn tuân thủ các điều luật ấy trong một số hoàn cảnh nhất định nào đó với mục đích tránh mọi hình thức cực đoan. Vào thời kỳ này tăng đoàn cũng đã lớn mạnh, nhiều nhóm bắt đầu sống trà trộn với sự sinh hoạt thế tục và bám vào những nơi đông dân cư, và do đó đã đánh mất đi ít nhiều truyền thống cũng như nguyên tắc của người tu hành là phải xa lìa thế tục. Trước tình trạng đó, Đề-bà Đạt-đa đã thuyết phục được một số tỳ kheo theo về với mình và lập ra một tăng đoàn riêng. Sự chia rẽ này có thể đã đưa dần đến các âm mưu ám hại Đức Phật.

Luật Tạng (Vinaya, tiểu phẩm Cullavagga VII, 3.9) có thuật lại câu chuyện về Đề-bà Đạt-đa đã lăn một tảng đá lớn từ trên dốc cao xuống phía Đức Phật và các đệ tử của Ngài ở bên dưới. Tảng đá lăn trệch sang một bên không trúng vào Đức Phật, thế nhưng cũng có một mảnh đá vỡ đâm vào chân khiến Ngài bị thương. Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya) có hai bài kinh nhắc đến sự kiện này và cả hai đều mang cùng một tựa như nhau là: Bài Kinh Về Mảnh Đá (Nakalika Suttta, SN 3.18 và SN 4.31). Dưới đây là bản chuyển ngữ của cả hai bài kinh trên đây và sau đó người dịch cũng sẽ xin mạn phép góp thêm vài lời ghi chú với mục đích cùng với người đọc suy tư và tìm hiểu thêm về hai bài kinh này.

1- Bài Kinh Về Mảnh Đá

(Sakalika Sutta SN 1.38)

(PTS: S i 27, CDB i 116)

Tôi từng được nghe như vầy:

Một lần Đấng Thế Tôn ngụ gần thành Vương Xá (Rajagaha) (xin lưy ý là Đức Phật luôn xa lánh các nơi đô thị, làng mạc cũng như các nơi sinh hoạt đông đúc, Ngài chỉ đi vào các nơi này để khất thực) tại khu vườn hươu Maddakucchi. Vào lúc bấy giờ Đấng Thế Tôn bị một mảnh đá đâm vào chân. Các giác cảm đau đớn cực độ trên thân xác xảy đến với Ngài - đau buốt, nhức nhối, gay gắt, khó chịu, mệt mỏi, bực bội - thế nhưng Ngài đã chịu đựng các sự đau đớn ấy một cách thật tỉnh giác (tỉnh thức/chánh niệm), minh mẫn (sampajeno/tinh tường), không một chút xao động. Ngài gấp mảnh y thượng làm tư để gối đầu (shanghati/còn gọi là tăng-già-lê, một loại áo ấm khoác bên ngoài) nằm nghiêng về bên phải, uy nghi trong tư thế của một con sư tử, chân này gác lên chân kia, thật tỉnh giácminh mẫn.

Bảy trăm nàng tiên (devata/nữ thiên nhân) trong đoàn Satullapa tỏa ánh hào quang chiếu sáng suốt đêm cả khu vườn hươu Maddhakucchi, họ đến gần Đức Phật vái chào và đứng sang một bên.

Sau khi đứng sang một bên và trước mặt Đấng Thế Tôn, một nàng tiên thốt lên như sau: "Ngài Cồ-đàm trầm tư chẳng khác gì một con long xà (naga)! Mỗi khi các giác cảm đau đớn hiện lên - đau buốt, nhức nhối, gay gắt, khó chịu, mệt mỏi, bực bội - thì tương tự như một con long xà, Ngài chịu đựng một cách thật tỉnh giác, minh mẫn, không một chút xao động!"

Một nàng tiên khác, trước mặt Đấng Thế Tôn lại thốt lên: "Ngài Cồ-đàm trầm tư chẳng khác gì một con sư tử! Mỗi khi các giác cảm đau đớn hiện lên - đau buốt, nhức nhối, gay gắt, khó chịu, mệt mỏi, bực bội - thì tương tự như một con sư tử, Ngài chịu đựng các sự đau đớn ấy một cách thật tỉnh giác, minh mẫn, không một chút xao động!"

Một nàng tiên khác, trước mặt Đấng Thế Tôn lại thốt lên: "Ngài Cồ-đàm trầm tư chẳng khác gì một ngựa giống! Mỗi khi các giác cảm đau đớn hiện lên - đau buốt, nhức nhối, gay gắt, khó chịu, mệt mỏi, bực bội - thì tương tự như một con ngựa giống, Ngài chịu đựng các sự đau đớn ấy một cách thật tỉnh giác, minh mẫn, không một chút xao động!"

Một nàng tiên khác, trước mặt Đấng Thế Tôn lại thốt lên: "Ngài Cồ-đàm trầm tư chẳng khác gì một con bò mộng vô song (đầu đàn)! Mỗi khi các giác cảm đau đớn hiện lên - đau buốt, nhức nhối, gay gắt, khó chịu, mệt mỏi, bực bội - thì tương tự như một con bò mộng vô song, Ngài chịu đựng các sự đau đớn ấy một cách thật tỉnh giác, minh mẫn, không một chút xao động!"

Một nàng tiên khác, trước mặt Đấng Thế Tôn lại thốt lên: "Ngài Cồ-đàm trầm tư chẳng khác gì một người khuân vác khoẻ mạnh! Mỗi khi các giác cảm đau đớn hiện lên - đau buốt, nhức nhối, gay gắt, khó chịu, mệt mỏi, bực bội - thì tương tự như một người khuân vác khoẻ mạnh, Ngài chịu đựng các sự đau đớn ấy một cách thật tỉnh giác, minh mẫn, không một chút xao động!"

Một nàng tiên khác, trước mặt Đấng Thế Tôn lại thốt lên: "Ngài Cồ-đàm trầm tư chẳng khác gì một người đã thuần thục! Mỗi khi các giác cảm đau đớn hiện lên - đau buốt, nhức nhối, gay gắt, khó chịu, mệt mỏi, bực bội - thì tương tự như một người đã thuần thục, Ngài chịu đựng các sự đau đớn ấy một cách thật tỉnh giác, minh mẫn, không một chút xao động!"

Một nàng tiên khác, trước mặt Đấng Thế Tôn lại thốt lên: "Hãy trông kìa, một tâm thần tập trung cao độ, một tâm thức buông xả tuyệt vời - không kìềm tỏa cũng không gượng ép. Trong tâm thức đó không một sự chuyển động tâm thần nào bị trấn áp hay đè nén. Bất cứ ai nếu không trông thấy được một vị tương tự như long xà, như sư tử, như ngựa giống, như bò mộng vô song, như một người khuân vác khoẻ mạnh, một con người thuần thục, thì phải chăng đó là một kẻ đáng bị trừng phạt, nếu không muốn nói là một kẻ đui mù?"

Kệ:

Các vị Bà-la-môn dù có học thuộc cả năm bộ kinh Vệ-đà,
Dù có tuân thủ một trăm năm khổ hạnh:
Thì tâm thức họ cũng không sao đạt được sự giải thoát đích thật.
Thấp kém từ bản chất, họ nào đạt đến bến bờ bên kia.

Vướng mắc trong tham lam,
Chỉ biết tuân thủ giới luật và thực thi nghi lễ,
[Dù có]sống một trăm năm khổ hạnh:
Thì tâm thức họ cũng sẽ chẳng bao giờ đạt được sự giải thoát đích thật.
Thấp kém từ bản chất, họ nào đạt đến bến bờ bên kia.

Này những kẻ ngạo mạn, không kiềm chế được mình,
Hỡi những ai xao lãng, chìm đắm trong vô minh,
Dù có chọn nơi hoang dã, sống cuộc sống không lo nghĩ,
Thì cũng chẳng bao giờ vượt thoát được lãnh địa của Ma Vương (Mara)

Thế nhưng nếu biết từ bỏ sự ngạo mạn, tập trung vào nội tâm mình,
Thực hiện được một tâm linh tỉnh thức trong bất cứ một cảnh huống nào:
Thì khi đó nếu chọn chốn hoang vu, sống cuộc sống không lo nghĩ,
Tất sẽ vượt thoát khỏi lãnh địa của Ma Vương.

2- Bài Kinh về mảnh đá

(Sakalika Sutta SN 4.13)

(PTS: S i 110, CDB i 203)

Tôi từng được nghe như vầy:

một lần Đấng Thế Tôn ngụ gần thành Vương Xá (Rajagaha). Vào lúc bấy giờ Ngài bị một mảnh đá đâm vào chân. Các giác cảm đau đớn cực độ trên thân xác xảy đến với Ngài - đau buốt, nhức nhối, gay gắt, khó chịu, mệt mỏi, bực bội - thế nhưng Ngài đã chịu đựng các sự đau đớn ấy một cách thật tỉnh giác, minh mẫn (sampajano), không một chút xao động. Ngài gấp mảnh y thượng làm tư để gối đầu và nằm nghiêng về bên phải, uy nghi trong tư thế của một con sư tử, chân này gác lên chân kia, thật tỉnh giáctinh tường.

Tên Hung Ác Ma Vương tìm đến bên Đấng Thế Tôn và xướng lên tiết thơ sau đây:

Ngài nằm đấy mơ màng, hay ngây ngất một vần thơ?
Mục đích đời mình phải chăng đã tiêu tan hết?
Cô đơn trong túp lều hẻo lánh,
Ngài ngủ vùi, sầu bi trên gương mặt?

[Đức Phật đáp lại:]

Ta nằm đây, không bàng hoàng,
Cũng chẳng ngây ngất một vần thơ!
Mục đích ta đã đạt, chẳng một chút sầu bi,
Thanh thản một mình ta trong túp lều trống vắng,
Thương chúng sinh, từ bi ăm ắp đáy lòng ta!

Kìa những kẻ mũi tên đâm vào ngực,
Tim đập dồn run lên trong hoảng hốt,
Nhưng vẫn cứ ngủ say, với mũi tên cắm trong tim.
Tại sao ta lại không ngủ được,
Khi tim ta, mũi tên kia không còn nữa?
Ta nằm nghỉ, nào có phải vì kinh hoàng đánh thức,
Lòng thanh thản, nào đâu kinh sợ một giấc nồng!
Ngày hay đêm lòng ta nào vướng bận,
Thế gian này, không một chút suy vong (không yếm thế khi nhìn vào thế gian).
Ta nằm đây thanh thản một giấc nồng.
Thương chúng sinh, từ bi ăm ắp đáy lòng ta!

Tên Hung Ác Ma Vương thất vọng và chán nản khi nhận thấy: "Thế Tôn nào có lạ gì ta, Đấng Toàn Năng quả có lạ gì ta nữa", và tức thời biến mất.

Vài lời ghi chú của người dịch

Một hình tướng cấu hợp của một cá thể luôn bị chi phối bởi quy luật tương liên và tương tác giữa mọi hiện tượng (pratityasamutpada). Trong lãnh vực tâm thần thì sự tương liên đó vận hành dựa vào sự "tiếp xúc" (phassa) giữa sáu giác quan (ngũ giáctâm thần) với ngoại cảnh. Sự "tiếp xúc" đó sẽ đưa đến các giác cảm trên thân xác và xúc cảm trong tâm thần của cá thể ấy, qua các thể dạng thích thú, đau đớn hay trung hòa.

Dù là một vị a-la-hán, một vị bồ-tát hay một vị Phật, thì khi nào vẫn còn mang hình tướng cấu hợp thì cũng sẽ vẫn còn cảm nhận được các giác cảm trên thân xác, thế nhưng trong tâm thức họ thì không có một xúc cảm nào hiện ra. Trong cả hai bài kinh trên đây đều cho thấy Đức Phậtbị thương nhưng không hề phát lộ một sự xao động hay đau đớn nào. Sự "tỉnh giác, minh mẫn, không một chút xao động" của Ngài nói lên một sự tập trung tâm thần cao độ và phản ảnh một tâm thức buông xả tuyệt vời. Trong sự thanh thản đó không có một "thoáng xúc cảm nào bị kiềm tỏa hay mang tính cách gượng ép, không có một sự chuyển động tâm thần nào bị trấn áp hay dồn nén". Đấy chính là sự yên lặng của một vị Phật: một sự yên lặng tuyệt đối, từ thân xác đến ngôn từ và cả trong tâm thức, tương tự như mặt đại đương mênh mông và phẳng lặng, không một gợn sóng lăn tăn cũng không một luồng nước ngầm trong đáy nước.

Hai bài kinh trên đây - tuy vẫn được gọi là kinh - thế nhưng không phải là những lời thuyết giảng của Đức Phật, mà thật ra chỉ là những sự diễn đạt của các đệ tử về sự buông xả và yên lặng bao la đó của Vị Thầy mình, nhằm để gửi gấm cho chúng ta hôm nay.

Qua bài kinh thứ nhất (SN 3.18) họ tạo ra một quang cảnh thật thiêng liêng khi trông thấy cảnh tượng Vị Thầy mình bị thương và nằm nghỉ đêm dưới một mái lều lợp lá giữa khu vườn hươu Maddhakucchi. Bảy trăm nàng tiên hiện ra đứng hầu chung quanh mái lều, hào quang của họ tỏa sáng cả khu vườn cho đến sáng. Chữ "nàng tiên" trong bản dịch là do chữ devadata mà ra. Trong tiếng Phạn, chữ deva có nghĩa là "nam thiên nhân", chữ devadata có nghĩa là "nữ thiên nhân", nếu căn cứ vào ý nghĩa trong kinh sách thì đấy là chư thiên tái sinh qua con đường cao cả nhất của sáu nẻo luân hồi (lục đạo/sadjagati), tức có nghĩa là các chúng sinh tinh khiết nhất sống trong cõi vô sắc giới (arupa dhatu). Dịch chữ devadatanàng tiên đồng thời cũng là cách dựa vào nền văn hóa quen thuộc của một số nước Á Châu. Trong các bản dịch sang các ngôn ngữ Tây Phương đã được tham khảo, thì chữ devadata được các dịch giả (Thanissaro Bikkhu, Bhikkhu Bodi, Michel Proulx,v.v...) giữ nguyên không dịch, bởi vì dường như là họ không tìm được một từ nào tương đương trong các ngôn ngữ "xa lạ" của họ (xem phu lục, và cũng xin nhắc thêm là Thanissaro Bikkhu và Bhikkhu Bodhi là hai nhà sư Theravada người Mỹ, và Michel Proulx là thiền sư người Pháp). Thậm chí có một bản dịch tiếng Pháp còn cho rằng chữ devadata thuộc "giống đực" tức là một nam thiên nhân (!). Trong bản dịch tiếng Việt của Hòa Thượng Thích Minh Châu thì chữ này được dịch là "quần tiên" trong trường hợp gọi chung, và "vị Thiên" trong trường hợp chỉ từng người (xem phụ lục).

Trở lại với bảy trăm nàng tiên đứng hầu Đức Phật suốt đêm thì chúng ta tất sẽ nhận thấy một chi tiết sau đây: thông thường trong các bài kinh ghi lại những lời thuyết giảng của Đức Phật thì các đệ tử tiến đến gần Ngài để vái chào, sau đó lùi lại và ngồi sang một bên. Trong bài kinh trên đây thì bảy trăm nàng tiên lùi lại và đứng sang một bên, họ không ngồi xuống như thường lệ mà đứng hầu suốt đêm và tỏa ánh hào quang sáng rực cả khu vườn.

Thật ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ, các khu vườn thời bấy giờ không phải là các công viên như ngày nay, mà thật ra chỉ là những khu rừng thưa có nhiều hươu nai sinh sống, chẳng hạn như khu vườn Maddakucchi trong hai bài kinh trên đây. Đức Phật xếp chiếc áo khoác ngoài làm tư để gối đầu và nằm xuống đất, chân này gác lên chân kia, dưới mái che của một chiếc lều không vách. Bảy trăm nàng tiên túc trực chung quanh. Rải rác trong khu vườn giữa đêm khuya còn có hàng ngàn đệ tử của Đức Phật cũng đang nằm mơ màng.

Bảy trăm quần tiên túc trực hướng nhìn vào sự tỉnh giác, minh mẫn, không một mảy may xao động của Đức Phậthết lòng thán phục. Họ không so sánh Đức Phật với một con long xà (naga/một loại rắn thần mà trước đây đã từng che chở cho Đức Phật đang ngồi thiền sau khi đạt được giác ngộ, giữa một cơn giông bão thật khủng khiếp đang trổi dậy), một con sư tử, một con ngựa giống, một con bò mộng, một người khuân vác, một con người thuần thục, mà đúng hơn là họ so sánh Ngài với đức tính của các con vật ấy cũng như của một người nhẫn nại và một người đã quen chịu đựng (sự yên lặng của con long xà, sự uy nghi của con sư tử, sự linh hoạt của một con ngựa giống, sức khoẻ của một con bò mộng, sự nhẫn nại của một người khuân vác, sức chịu đựng của một người thuần thục).

Nếu bài kinh thứ nhất nêu lên một quang cảnh thiêng liêng và những phẩm tính của Đức Phật thì trong bài kinh thứ hai một hung thần xuất hiện để phá khuấy Ngài trong đêm. Hung thần ấy chính là Ma Vương (Mara) hay Thần Chết, biểu trưng cho vô minh, tham lambám víu, đã hiện ra để nhạo báng và khinh miệt Ngài. Thế nhưng Đức Phật đã cho Ma Vương biết rằng thái độ của Ngài đối với sự đau đớn trên thân xác chỉ là sự thanh thản, an vui, không kinh sợ, cũng chẳng bàng hoàng. Ma Vương chấp nhận sự thất bại của mình và biến mất khỏi tâm thức Ngài.

Trong cả hai bài kinh có một chữ rất khó dịch, đó là chữ Pa-li sampajano. Bản tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu dịch chữ này là alert (tỉnh táo), bản tiếng Anh của Bhikkhu Bodhi dịch là clearly comprehending (hiểu biết minh bạch), bản tiếng Pháp của Remy Zins dịch là vigilance (cảnh giác), bản tiếng Việt của Hòa Thượng Thích Minh Châu thì dịch là nhẫn chịu (?), riêng chỉ có bản tiếng Pháp của thiền sư Michel Proulx thì tỏ ra cẩn thận hơn cả, chẳng qua vì dịch giả này đã giữ nguyên chữ Pa-li sampajano và không dịch (xem phụ lục).

Chữ sampajano là một tĩnh từ, danh từ là sampajanna (tiếng Phạn là samprajanya). Trong chữ sampajanna có chữ janna là một chữ rất quen thuộc có nghĩa là trí tuệ. Chữ sampajano trên phương diện tổng quát có nghĩa là hiểu biết minh bạch, chính xáctinh tường. Trong bài chuyển ngữ trên đây xin được tạm dịch chữ này là minh mẫn. Chữ sampajano cũng thấy xuất hiện trong nhiều bài kinh khác do Đức Phật thuyết giảng, đặc biệt nhất là trong Bài Kinh Về Sự Tỉnh Giác (Sata Sutta/Kinh về Tâm Linh Tỉnh Thức hay Chánh Niệm..., SN 47.35) chữ này được hiểu như là sự quán nhận minh bạch, tinh tườngcảnh giác về vô thường)

Sở dĩ mạn phép dài dòng như trên đây là chỉ nhằm lưu ý người đọc rằng nếu muốn hiểu được một bài kinh, thì phải đặt bài kinh ấy vào bối cảnh của nó, tức là vào khung cảnh lịch sử, văn hóa, ngôn ngữtư tưởng của những người sống trong thung lũng sông Hằng cách nay hai mươi lăm thế kỷ. Đối với các kinh sách xuất hiện muộn - tức là các kinh sách Đại Thừa - cũng vậy, cũng cần phải hiểu theo từng thời đại và từng địa phương (chẳng hạn như các kinh sách đại thừa Ấn Độ của Long Thụ, Vô Trước, Thế Thân... vào các thế kỷ thứ II-IV; các kinh sách đại thừa và các bản dịch của Trung Quốc vào các thế kỷ thứ II-VII; các kinh Kim Cương Thừa trước tác vào các thế kỷ thứ VIII-X, v.v...)

Các tác phẩm của các dịch giả Trung Quốc như Pháp Hiển (thế kỷ thứ IV), Cưu-ma La-thập (thế kỷ IV-V), Huyền Trang (thế kỷ thứ VII)...và của các nhà sư hiện đại như Bhikkhu Bodhi, Thanassaro Bodhi, Michel Proulx, Thích Minh Châu... cũng chỉ là những nổ lực giúp chúng ta tìm hiểu những gì tinh túy trong các bài kinh đã được học thuộc và lưu truyền từ hơn hai mươi lăm thế kỷ trước. Nêu lên sự kiện này là nhằm nhắc nhở chúng ta phải cẩn thậnlưu ý đến các hình thức biến dạng của kinh sách có thể xảy ra xuyên qua ngôn từ, văn hóa, thời đại và địa phương, cũng như các ảnh hưởng phát sinh từ xúc cảm, quan điểm và khuynh hướng cá nhân của các người dịch.

Do đó các bài kệ trong hai bài kinh trên đây cũng có thể được hiểu như là những nỗ lực của những thế hệ người xưa nhằm truyền đạt và tồn lưu tư tưởng của Đấng Thế Tôn, có nghĩa là phản ảnh ít nhiều tính cách diễn đạt và cách tường thuật của họ. Tư TưởngTrí Tuệ của Đức Phật vượt lên trên các bài kệ - tức là các cách diễn đạt và tường thuật ấy - rất nhiều và rất xa. Hai bài kinh trên đây cũng thế, cũng chỉ là một sự cố gắng, một nỗ lực nhằm nói lên sự "yên lặng mênh mông" trong tâm thức của Đức Phật và sự "thanh thản vô biên" tỏa ra từ toàn thân Ngài trước sự đau đớn mang lại từ thân xác cấu hợp và vô thường của Ngài.

Nhiều năm sau sự kiện trên đây thì một lần nữa Đức Phật phải chịu thêm một sự đau đớn cuối cùng khi bị trúng thực sau một bữa ăn. Trong lần đau đớn cuối cùng này thì Ngài cũng không hề thốt lên một lời than vãn nào mà chỉ nói với các đệ tử đang ngồi chung quanh những lời dặncuối cùng thật trong sáng, chân tình và thiết tha (người đọc có thể xem thêm bài viết "Những lời cuối cùng của Đức Phật" trên Thư Viện Hoa Sen).

Sau hết là phần phụ lục dưới đây sẽ trích dẫn các bản gốc bằng tiếng Pa-li và các bản Việt dịch của H.T. Thích Minh Châu về hai bài kinh trên đây. Ngoài ra một bản dịch tiếng Anh và một bản dịch tiếng Pháp của mỗi bài kinh cũng sẽ được chọn để kèm theo, hầu giúp người đọc tham khảo thêm nếu cần.

Bures-Sur-Yvette, 28.04.14

Hoang Phong chuyển ngữ

PHỤ LỤC

A- Kinh Sakalika Sutta SN 1.38

1- Bản gốc tiếng Pa-li

Evaṃ me sutaṃ—​ ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati maddakucchismiṃ migadāye. Tena kho pana samayena bhagavato pādo sakalikāya khato hoti. Bhusā sudaṃ bhagavato vedanā vattanti sārīrikā vedanā dukkhā tibbā kharā kaṭukā asātā amanāpā; tā sudaṃ bhagavā sato sampajāno adhivāseti avihaññamāno. Atha kho bhagavā catugguṇaṃ saṅghāṭiṃ paññāpetvā dakkhiṇena passena sīhaseyyaṃ kappeti pāde pādaṃ accādhāya sato sampajāno.

Atha kho sattasatā satullapakāyikā devatāyo abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ maddakucchiṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhaṃsu. Ekamantaṃ ṭhitā kho ekā devatā bhagavato santike imaṃ udānaṃ udānesi: “nāgo vata, bho, samaṇo gotamo; nāgavatā ca samuppannā sārīrikā vedanā dukkhā tibbā kharā kaṭukā asātā amanāpā sato sampajāno adhivāseti avihaññamāno”ti.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imaṃ udānaṃ udānesi: “sīho vata, bho, samaṇo gotamo; sīhavatā ca samuppannā sārīrikā vedanā dukkhā tibbā kharā kaṭukā asātā amanāpā sato sampajāno adhivāseti avihaññamāno”ti.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imaṃ udānaṃ udānesi: “ājānīyo vata, bho, samaṇo gotamo; ājānīyavatā ca samuppannā sārīrikā vedanā dukkhā tibbā kharā kaṭukā asātā amanāpā sato sampajāno adhivāseti avihaññamāno”ti.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imaṃ udānaṃ udānesi: “nisabho vata, bho, samaṇo gotamo; nisabhavatā ca samuppannā sārīrikā vedanā dukkhā tibbā kharā kaṭukā asātā amanāpā sato sampajāno adhivāseti avihaññamāno”ti.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imaṃ udānaṃ udānesi: “dhorayho vata, bho, samaṇo gotamo; dhorayhavatā ca samuppannā sārīrikā vedanā dukkhā tibbā kharā kaṭukā asātā amanāpā sato sampajāno adhivāseti avihaññamāno”ti.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imaṃ udānaṃ udānesi: “danto vata, bho, samaṇo gotamo; dantavatā ca samuppannā sārīrikā vedanā dukkhā tibbā kharā kaṭukā asātā amanāpā sato sampajāno adhivāseti avihaññamāno”ti.

Atha kho aparā devatā bhagavato santike imaṃ udānaṃ udānesi: “passa samādhiṃ subhāvitaṃ cittañca suvimuttaṃ, na cābhinataṃ na cāpanataṃ na ca sasaṅkhā­raniggayhavā­rita­gataṃ. Yo evarūpaṃ purisanāgaṃ purisasīhaṃ purisaājānīyaṃ purisanisabhaṃ purisadhorayhaṃ purisadantaṃ atikkamitabbaṃ maññeyya kimaññatra adassanā”ti.

“Pañcavedā sataṃ samaṃ,
Tapassī brāhmaṇā caraṃ;
Cittañca nesaṃ na sammā vimuttaṃ,
Hīnattharūpā na pāraṅgamā te.

Taṇhādhipannā vatasīlabaddhā,
Lūkhaṃ tapaṃ vassasataṃ carantā;
Cittañca nesaṃ na sammā vimuttaṃ,
Hīnattharūpā na pāraṅgamā te.

Na mānakāmassa damo idhatthi,
Na monamatthi asamāhitassa;
Eko araññe viharaṃ pamatto,
Na maccudheyyassa tareyya pāran”ti.

“Mānaṃ pahāya susamāhitatto,
Sucetaso sabbadhi vippamutto;
Eko araññe viharamappamatto,
Sa maccudheyyassa tareyya pāran”ti.

2- Bản Việt dịch của H.T. Thích Minh Châu

Kinh Miếng Đá Vụn

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương Xá), tại vườn Nai (Maddakucchi)

Lúc bấy giờ, chân Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải. Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não.

Rồi Thế Tôn cho trải áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, chánh niệm tỉnh giác.

Rồi bảy trăm quần tiên Satullapakàyikà, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Maddakucchi, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.

Đứng một bên, một vị Thiên đọc lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

—Sa-môn Gotama thật là bậc Long tượng. Và với tư cách Long tượng, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, đau khổ, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú, Ngài chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

—Sa-môn Gotama thật là bậc Sư tử. Và với tư cách Sư tử, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

—Sa-môn Gotama thật là Lương tuấn mã. Và với tư cách Lương tuấn mã, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

—Sa-môn Gotama thật là bậc Ngưu vương. Và với tư cách Ngưu vương, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

—Sa-môn Gotama thật là bậc Nhẫn nại Kiên cường. Và với tư cách bậc Nhẫn nại Kiên cường, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

—Sa-môn Gotama thật là một bậc Khéo điều phục. Và với tư cách là một bậc Khéo điều phục, Ngài nhẫn chịu thân thọ khởi lên, khổ đau … không có phiền não.

Rồi một vị Thiên khác nói lên lời cảm hứng này trước mặt Thế Tôn:

—Hãy xem tâm của Ngài khéo được tu tập Thiền định và giải thoát, không có nổi lên, không có chìm xuống, mọi hành động được tác thành, không có ai kích thích. Ai có thể nghĩ mình đi ngược lại một Long tượng như vậy, một bậc Sư tử như vậy, một bậc Lương tuấn mã như vậy, một bậc Ngưu vương như vậy, một bậc Nhẫn nại Kiên cường như vậy, một bậc Nhiếp phục như vậy, trừ phi là một người mù.

Các vị Bà-la-môn,
Tinh thông năm Vệ-đà,
Dầu tu tập khổ hạnh,
Cho đến hàng trăm năm,
Tâm họ không có thể,
Chơn chánh được giải thoát.
Tự tánh quá hạ liệt,
Không đến bờ bên kia,
Bị khát ái chi phối,
Bị giới cấm trói buộc,
Dầu tu tập khổ hạnh,
Cho đến hàng trăm năm,
Tâm họ không có thể,
Chơn chánh được giải thoát.
Tự tánh quá hạ liệt,
Không đến bờ bên kia.
Ở đời không nhiếp phục,
Kiêu mạn cùng các dục,
Tâm không được an tịnh,
Không tu tập Thiền định.
Ở trong rừng cô độc,
Nhưng tâm tư phóng dật,
Vị ấy khó vượt khỏi,
Sự chinh phục tử thần.
Nhiếp phục được kiêu mạn,
Khéo tu tập Thiền định,
Tâm tư khéo an tịnh,
Giải thoát được viên mãn,
Ở trong rừng cô độc,
Tâm tư không phóng dật,
Vị ấy khéo vượt khỏi,
Sự chinh phục tử thần.

3- Bản dịch tiếng Anh của Thanassaro Bikkhu (1999)

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Rajagaha at the Maddakucchi Deer Reserve. Now at that time his foot had been pierced by a stone sliver. Excruciating were the bodily feelings that developed within him — painful, fierce, sharp, wracking, repellent, disagreeable — but he endured them mindful, alert, & unperturbed. Having had his outer robe folded in four and laid out, he lay down on his right side in the lion's posture, with one foot placed on top of the other, mindful & alert.

Then 700 devatas from the Satullapa retinue, in the far extreme of the night, their extreme radiance lighting up the entirety of Maddakucchi, went to the Blessed One. On arrival, having bowed down to him, they stood to one side.

As she was standing there, one of the devatas exclaimed in the Blessed One's presence: "What a naga is Gotama the contemplative! And like a naga, when bodily feelings have arisen — painful, fierce, sharp, wracking, repellent, disagreeable — he endures them mindful, alert, & unperturbed!"

Then another devata exclaimed in the Blessed One's presence: "What a lion is Gotama the contemplative! And like a lion, when bodily feelings have arisen — painful, fierce, sharp, wracking, repellent, disagreeable — he endures them mindful, alert, & unperturbed!"

Then another devata exclaimed in the Blessed One's presence: "What a thoroughbred is Gotama the contemplative! And like a thoroughbred, when bodily feelings have arisen — painful, fierce, sharp, wracking, repellent, disagreeable — he endures them mindful, alert, & unperturbed!"

Then another devata exclaimed in the Blessed One's presence: "What a peerless bull is Gotama the contemplative! And like a peerless bull, when bodily feelings have arisen — painful, fierce, sharp, wracking, repellent, disagreeable — he endures them mindful, alert, & unperturbed!"

Then another devata exclaimed in the Blessed One's presence: "What a strong burden-carrier is Gotama the contemplative! And like a strong burden-carrier, when bodily feelings have arisen — painful, fierce, sharp, wracking, repellent, disagreeable — he endures them mindful, alert, & unperturbed!"

Then another devata exclaimed in the Blessed One's presence: "What a tamed one is Gotama the contemplative! And like a tamed one, when bodily feelings have arisen — painful, fierce, sharp, wracking, repellent, disagreeable — he endures them mindful, alert, & unperturbed!"

Then another devata exclaimed in the Blessed One's presence: "See a concentration well-developed, a mind well-released — neither pressed down nor forced back, nor with mental fabrication kept blocked or suppressed. Whoever would think that such a naga of a man, lion of a man, thoroughbred of a man, peerless bull of a man, strong burden-carrier of a man, such a tamed man should be violated: what else is that if not blindness?"

Five-Veda Brahmans, living austerely for 100 years: Their minds are not rightly released. Lowly by nature, they've not gone beyond. Overpowered by craving, bound up in precepts & practices, performing wretched austerities for 100 years: Their minds are not rightly released. Lowly by nature, they've not gone beyond. For one fond of conceit, there's no taming; for one uncentered, no sagacity. Though alone in the wilderness, if one lives heedlessly, one won't cross over, beyond Mara's sway. But having abandoned conceit, well-centered within, with right awareness everywhere fully released, alone in the wilderness, heedfully living, one will cross over, beyond Mara's sway.

4- Bản dịch tiếng Pháp của Michel Proulx

En une occasion, le Bhagavā séjournait près de Rājagaha, dans le parc aux cerfs de Maddakucchi. En cette occasion, il avait eu le pied percé par un éclat de roche. Intolérables étaient les sensations corporelles qui se développèrent alors en lui - douloureuses, violentes, aiguës, déchirantes, tourmentantes, désagréables - mais il les endurait, attentif et sampajāno, imperturbable. S'étant fait plier et étendre en quatre sa cape, il était étendu sur le côté droit, dans la posture du lion - un pied placé sur l'autre - attentif et sampajāno.

Alors, dans la profondeur de la nuit, 700 devatās de la suite de Satullapa, d'une beauté formidable, éclairant de leur radiance la totalité de Maddakucchi, vinrent trouver le Bhagavā. En arrivant, ils s'inclinèrent devant lui, puis se tinrent d'un côté.

Alors qu'il se tenait là, l'un des devatās s'exclama en présence du Bhagavā:

– Quel nāga que samana Gotama! Tel un nāga, lorsque les sensations physiques surgissent, douloureuses, violentes, aiguës, exténuantes, repoussantes, désagréables, il les endure avec attention, vigilance, et sans en être perturbé!

Alors une autre divinité s'exclama en présence du Bhagavā:

– Quel lion que samana Gotama! Tel un lion, lorsque les sensations physiques surgissent, douloureuses, violentes, aiguës, exténuantes, repoussantes, désagréables, il les endure avec attention, vigilance, et sans en être perturbé!

Alors une autre divinité s'exclama en présence du Bhagavā:

– Quel pur-sang que samana Gotama! Tel un pur-sang, lorsque les sensations physiques surgissent, douloureuses, violentes, aiguës, exténuantes, repoussantes, désagréables, il les endure avec attention, vigilance, et sans en être perturbé!

Alors une autre divinité s'exclama en présence du Bhagavā:

– Quel taureau sans pareil que samana Gotama! Tel un taureau sans pareil, lorsque les sensations physiques surgissent, douloureuses, violentes, aiguës, exténuantes, repoussantes, désagréables, il les endure avec attention, vigilance, et sans en être perturbé!

Alors une autre divinité s'exclama en présence du Bhagavā:

– Quel fort portefaix que samana Gotama! Tel un fort portefaix, lorsque les sensations physiques surgissent, douloureuses, violentes, aiguës, exténuantes, repoussantes, désagréables, il les endure avec attention, vigilance, et sans en être perturbé!

Alors une autre divinité s'exclama en présence du Bhagavā:

– Quel apprivoisé que samana Gotama! Et, ainsi que quelqu'un qui est apprivoisé, lorsque les sensations physiques surgissent, douloureuses, violentes, aiguës, exténuantes, repoussantes, désagréables, il les endure avec attention, vigilance, et sans en être perturbé!

Alors une autre divinité s'exclama en présence du Bhagavā:

– Que voilà une concentration bien développée, un esprit bien libéré: ni réprimé ni rengorgé, dans lequel les fabrications mentales ne sont ni bloquées, ni refoulées. Que quiconque pense qu'un homme qui serait un tel nāga, un tel lion, un tel pur-sang, un tel taureau sans pareil, un tel fort portefaix, un tel homme apprivoisé puisse devoir être violenté: qu'est-ce d'autre si ce n'est de l'aveuglement?

Même si les brahmanes des Cinq Vedas,
Pratiquent des austérités pendant cent ans,
Leur esprit n'est pas correctement libéré:
Basses natures n'atteignent pas lointain rivage.
Ceux-là s'embourbent dans l'appétence,
Enchaînés aux préceptes et aux pratiques,
Pratiquant d'âpres austérités pendant cent ans,
Leur esprit n'est pas correctement libéré:
Basses natures n'atteignent pas lointain rivage.

Pour celui qui aime la vanité, pas de maîtrise.
Pour celui qui est déconcentré, pas de sagesse.
Même seul au milieu de la nature, si négligent,
Il ne peut passer au-delà du royaume de Māra.

Ayant abandonné la vanité, bien concentré,
Avec un noble esprit, partout libéré:
Seul au milieu de la nature, dilligent,
Il peut passer au-delà du royaume de Māra.

Kinh Sakalika Sutta SN 4.13

1 Bản gốc tiếng Pa-li

Evaṃ me sutaṃ—​ ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati maddakucchismiṃ migadāye. Tena kho pana samayena bhagavato pādo sakalikāya khato hoti, bhusā sudaṃ bhagavato vedanā vattanti sārīrikā dukkhā tibbā kharā kaṭukā asātā amanāpā. Tā sudaṃ bhagavā sato sampajāno adhivāseti avihaññamāno. Atha kho bhagavā catugguṇaṃ saṅghāṭiṃ paññapetvā dakkhiṇena passena sīhaseyyaṃ kappesi pāde pādaṃ accādhāya sato sampajāno. Atha kho māro pāpimā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi:

“Mandiyā nu kho sesi udāhu kāveyyamatto,
Atthā nu te sampacurā na santi;
Eko vivitte sayanāsanamhi,
Niddāmukho kimidaṃ soppase vā”ti.

“Na mandiyā sayāmi nāpi kāveyyamatto,
Atthaṃ sameccāhamapetasoko;
Eko vivitte sayanāsanamhi,
Sayāmahaṃ sabbabhūtānukampī.

Yesampi sallaṃ urasi paviṭṭhaṃ,
Muhuṃ muhuṃ hadayaṃ vedhamānaṃ;
Tepīdha soppaṃ labhare sasallā,
Tasmā ahaṃ na supe vītasallo.

Jaggaṃ na saṅke napi bhemi sottuṃ,
Rattindivā nānutapanti māmaṃ;
Hāniṃ na passāmi kuhiñci loke,
Tasmā supe sabbabhūtānukampī”ti.

Atha kho māro pāpimā “jānāti maṃ bhagavā, jānāti maṃ sugato”ti dukkhī dummano tatthevantaradhāyīti.

2- Bản Việt dịch của H.T. Thích Minh Châu

Kinh PHIẾN ĐÁ

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Maddakucchi, vườn Nai (Migadaya).

2) Lúc bấy giờ, chân Thế Tôn bị phiến đá gây thương tích. Thế Tôn cảm xúc khốc liệt, toàn thân đau đớn, nhói đau, đau nhức mãnh liệt, không thích thú, không vừa ý. Và Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu không để tâmbuồn nản.

3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ này với Thế Tôn:

Sao Ngài uể oải nằm,
Hãy tìm thơ, tìm vận,
Phải chăng việc sai biệt,
Không chờ đợi Ngài làm,
Phải một mình cô độc,
Trên ghế giường nằm ngồi,
Với gương mặt ngái ngủ,
Sao Ngài ngủ như vậy?

(Thế Tôn):

Ta không uể oải nằm,
Không tìm thơ, tìm vận,
Mục đích ta đã đạt,
Đâu có sầu nuộn gì!
Ta nằm ngồi một mình,
Trên ghế giường vắng lặng,
Yên tĩnh ta nằm nghỉ,
Tâm từ thương chúng sanh.
Những kẻ ngực bị đâm,
Hổn hển tim dồn dập,
Vẫn tìm được giấc ngủ,
Dầu bị thương tích nặng.
Sao ta lại không ngủ,
Khi không bị thương tích,
Khi thức không âu lo,
Khi ngủ chẳng sợ hãi,
Ngày đêm không khởi lên,
Phiền não bận lòng ta?
Ta không thấy tai hại,
Một chỗ nào trên đời,
Do vậy ta nằm nghỉ,
Tâm từ thương chúng sanh.

4) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", buồn khổ, thất vọng liền biến mất tại chỗ ấy.

3- Bản dịch tiếng Anh của Thanissaro Bikkhu (1999)

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Rajagaha at the Maddakucchi Deer Reserve. Now at that time his foot had been pierced by a stone sliver. Excruciating were the bodily feelings that developed within him — painful, fierce, sharp, wracking, repellent, disagreeable — but he endured them mindful, alert, & unperturbed. Having had his outer robe folded in four and laid out, he lay down on his right side in the lion's posture — with one foot placed on top of the other — mindful & alert.

Then Mara the Evil One went to the Blessed One and recited this verse in his presence:

Are you lying there in a stupor, or drunk on poetry?

Are your goals so very few?

All alone in a secluded lodging, what is this dreamer, this sleepy-face?

[The Buddha:]

I lie here, not in a stupor, nor drunk on poetry. My goal attained, I am sorrow-free. All alone in a secluded lodging, I lie down with sympathy for all beings. Even those pierced in the chest with an arrow, their hearts rapidly, rapidly beating: even they with their arrows are able to sleep. So why shouldn't I, with my arrow removed? I'm not awake with worry, nor afraid to sleep. Days & nights don't oppress me. I see no threat of decline in any world at all. That's why I sleep with sympathy for all beings.

Then Mara the Evil One — sad & dejected at realizing, "The Blessed One knows me; the One Well-Gone knows me" — vanished right there.

4-Bản dịch tiếng Pháp của Michel Proulx

Evaṃ me sutaṃ:

En une occasion, le Bhagavā séjournait près de Rājagaha, dans le parc aux cerfs de Maddakucchi. En cette occasion, il avait eu le pied percé par un éclat de roche. Intolérables étaient les sensations corporelles qui se développèrent alors en lui - douloureuses, violentes, aiguës, déchirantes, tourmentantes, désagréables - mais il les endurait, attentif et sampajāno, imperturbable. S'étant fait plier et étendre en quatre sa cape, il était étendu sur le côté droit, dans la posture du lion - un pied placé sur l'autre - attentif et sampajāno.

Alors Māra le Mauvais alla le trouver et prononça cette strophe en sa présence:

Reposes-tu là hébété, ou bien enivré de poésie?
N'as tu pas plus d'objectifs à atteindre?
Seul dans un logis isolé,
Pourquoi somnoles-tu avec une tête endormie?


[Le Bouddha:]

Je ne repose ni hébété, ni enivré de poésie.
Ayant atteint mon objectif, je suis libéré du chagrin.
Seul dans un logis isolé je repose,
Rempli de compassion envers tous les êtres.

Même ceux qui ont une flèche dans la poitrine
Perçant leur cœur moment après moment,
Même eux parviennent à dormir avec leur flèche.
Alors pourquoi ne pourrais-je pas parvenir à dormir,
Moi dont la flèche a été retirée?

Je ne repose pas éveillé par la terreur
Ni ne suis effrayé par le sommeil.
Jours et nuits ne m'affectent pas
Je ne vois pour moi aucune menace de déclin dans le monde.
C'est pourquoi je peux dormir en paix,
Rempli de compassion envers tous les êtres.

Alors Māra le Mauvais, triste et déçu, réalisant: 'Le Bhagavā me connaît, le Sublime me connaît', s'évanouit aussitôt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2016)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 3013)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2631)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3532)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3360)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4196)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3710)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4262)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(Xem: 2349)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3504)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4187)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3966)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2900)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3375)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3513)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4567)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3897)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4786)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 4059)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 3047)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3794)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3939)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 3107)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3629)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4469)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3743)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2274)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2641)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 3049)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2738)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4609)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4942)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2841)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5304)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2870)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3309)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4393)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4961)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4721)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3262)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4570)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4294)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6160)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3525)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 4049)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 6031)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5433)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 4080)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 33157)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3186)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4173)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4747)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 3105)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3828)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3561)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6563)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2788)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3245)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4601)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3472)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant