Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ăn Để Sống Chứ Không Phải Sống Để Mà Ăn

07 Tháng Sáu 201409:02(Xem: 13897)
Ăn Để Sống Chứ Không Phải Sống Để Mà Ăn

ĂN ĐỂ SỐNG

CHỨ KHÔNG PHẢI SỐNG ĐỂ MÀ ĂN

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiếtchúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không quan trọng mà lãng quên phần lợi ích lâu dài. Trong cuộc sống chúng ta thường chỉ lo ăn với uống cho đó là vấn đề chính yếu. Tối ngày chúng ta làm lụng vất vả chỉ để ăn với uống sao cho ngon miệng nên ta phải giết hại các sinh vật rồi tham đắm, dính mắc vào đó mà chịu quả báo xấu khi đủ duyên. Ăn thì phải món ngon vật lạ hoặc cao lương mỹ vị. Khi có quyền cao chức trọng thì ăn trên ngồi trước bắt người khác phải cung phụng cho mình đầy đủ những nhu cầu cần thiết.

Vấn đề thở là điều quan trọng nhất trong cuộc sống, nhưng ít ai nghĩ đến mình nhịn thở bao lâu mới chết. Trong tích tắc thở ra mà không thở vào là chết ngay. Vậy mà người đời lại quan trọng việc ăn với uống, còn thở ra sao không cần biết. Rõ ràng, việc tối quan trọng chúng ta lại lơ là, việc không chính đáng thì ta nỗ lực, làm việc nhọc nhằn vất vả để thỏa mãn cho nhu cầu bản thân. Như vậy, hằng ngày ta chỉ lo việc bồi bổ thân này mà đành giết hại vô số các loài vật, ta ăn trên sự đau khổ của chúng.

Cuộc sống của chúng ta trong thời đại hiện nay có quá nhiều thứ bệnh thuộc bộ máy tiêu hóahô hấp phát sinh từ sự ăn uống, hít thở không đúng đắn. Một số người ít hoạt động tay chân nên phát sinh rất nhiều bệnh tật. Chính vì thế, muốn thân khỏe mạnh, tâm an ổn nhẹ nhàng chúng ta cần phải biết điều hòa trong ăn uống, hít thở đúng cách và vận động thân thể nhiều bằng cách lạy Phật-Bồ tát, vừa sám hối nghiệp tập nhiều đời, vừa rèn luyện sức khoẻ dẻo dai.

Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy mọi người không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Cách thức ăn uống của người Việt tương đối lành mạnh nhưng chế độ ăn uống thường mang tính cách theo thói quen, ngon miệng, hợp khẩu vị mà có thể thiếu các chất bổ dưỡng cần thiết hoặc dư chất bổ dưỡng.

Đại đa số chúng ta không ý thức được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể nên thường uống ít nước hoặc có uống thì dùng các loại nước ngọt được chế biến hay rượu bia quá nhiều. Cách tốt nhất là uống nước mỗi ngày từ 2 lít đến 2,5 lít bằng nước đun sôi để nguội. Thân thể thiếu nước nên sinh ra nhiều bệnh tật như táo bón, nhức đầu, trĩ, sạn thận, thận suy, áp huyết cao, viêm gan siêu vi B và bụng hay sình trướng, khó tiêu…

Từ đó, chúng ta dễ trở nên giận dỗi, cáu gắt hay nóng nảy, khó chịu khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, mất tươi vui, hạnh phúc. Lượng nước trong cơ thể chiếm 70% dưới mọi hình thái của nó, do đó các tế bào và mọi bộ phận trong thân thể cần có lượng nước nhất định. Ngoài việc tắm rửa hằng ngày để da dẻ sạch sẽ, mịn màng, chúng ta cần uống lượng nước cần thiết để điều hoà thân thể khoẻ mạnh.

Muốn tránh các thứ bệnh nói trên chúng ta cần phải uống nhiều nước, chừng hai ba ly ngay sau khi ngủ dậy mỗi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối để giúp bộ máy tiêu hóatuần hoàn hoạt động tốt, dễ dàng lọc máu và thải mọi cặn bã ra ngoài.

Người cư sĩ tại gia nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thịt nhiều cá nhưng phải biết chọn lựa loại nào ít nhiễm độc vì một số lớn các bệnh tật phát xuất từ việc ăn uống không điều độ hay không biết chọn lựa thức ăn. Giảm bớt chất béo trong máu sẽ tránh được bệnh tim, huyết áp cao và ung thư gan.

Để quân bình trong cuộc sống ăn uống hằng ngày, cơ thể chúng ta cần có đủ chất bổ đến từ thịt, cá và chất xơ trong các thứ rau, đậu và trái cây. Chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng và loại bỏ các thứ mỡ không cần thiết cho cơ thể. Nói chung, thức ăn kho và luộc tốt hơn là chiên, xào, nướng. Ngoài ra, chúng ta nên để ý cách dùng các gia vị âm dương trong nghệ thuật nấu nướng và ăn uống của người Việt Nam. Theo đó, các loại thịt cá thuộc loại âm thường được nấu nướng hay ăn với các thứ gia vị và rau thuộc loại dương và ngược lại.

Thế giới chúng ta ngày hôm nay có quá nhiều bệnh tật vì ô nhiễm môi trường, ô nhễm thức ăn thực phẩm và do con người ăn uống vô độ. Có ai bệnh mà lại không buồn phiền? Điều đầu tiên chúng ta lo lắng là phải hao tiền tốn của lo thuốc thang tìm cách chữa trị.

Bệnh có hai dạng là thân bệnh và tâm bệnh, nhưng phần nhiều thân bệnh là do tâm điều hành, sai sử. Thân chúng ta tại sao lại bệnh? Vì tâm tham ăn uống nên ta đưa nhiều các thức ăn uống nhiễm độc vào cơ thể. Do tâm tham muốn quá nhiều nên trở thành tâm bệnh, vì tham nên chúng ta muốn thân sung sướng, không ngờ cái sung sướng trong khoái khẩu lại là nguyên nhân gây ra bệnh.

Ta không biết trân quý sức khỏe sẽ làm tổn thương thân này. Có người suốt cả cuộc đời lúc nào cũng bệnh, khi bị như vậy ta phải biết mình đã gieo tạo nghiệp sát sinh hại vật quá nhiều.

Chúng ta hãy nên thường xuyên thực tập sám hối để dừng nghiệp cũ, không cho chúng tái phạm nữa; mặt khác lại hay giúp người cứu vật, nhờ vậy chúng ta sẽ mau được lành bệnh. Khi bệnh ta hãy tìm phương cách chữa trị như đi khám bác sĩ, đi bệnh viện theo dõi, đồng thời phải biết sám hối, biết làm thiện để chuyển hoá nghiệp xấu ác thì từ từ sẽ hết bệnh.

Rất nhiều bệnh tật phát xuất từ tình trạng máu huyết lưu thông không đều đặn do ít hoạt động chân tay. Do đó, một trong những cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là hay siêng năng hoạt động chân tay, tập thể dục, đi bộ, bơi lội, làm vườn, lau dọn nhà cửa và lạy Phật-Bồ tát mỗi ngày.

Một hôm, Phật hỏi các vị Tỳ kheo: “Mạng người sống trong bao lâu?” Một thầy trả lời: “Mạng người sống chừng 80 năm”. Phật hỏi vị khác, thầy đó trả lời: “Mạng người sống trong bữa ăn”. Hai vị thầy trả lời Phật đều không chấp chận. Ngài hỏi tiếp vị thứ ba và vị này trả lời: “Mạng người sống trong hơi thở”. Phật nói: “Đúng thế, đời người chỉ dài bằng một hơi thở, bởi thở vào mà không thở ra thì xem như mất mạng”.

Chúng tathể không ăn hai ba chục ngày mà không chết, chính chúng tôi đã từng nhịn ăn mỗi lần ba bốn tuần, mỗi ngày chỉ uống nửa lít nước đun sôi để nguội, nhờ vậy mà vượt qua được bệnh tật hiểm nghèo.

Ngày xưa, đức Phật dạy các tỳ kheo quán hơi thở, thở vô mình biết thở vô, thở ra mình biết thở ra, đến khi thuần thục không cần theo dõi hơi thở nữa mà chỉ nhìn hơi thở vô ra dài sâu. Nhờ vậy, tâm an địnhtrí tuệ thấy biết đúng như thật phát sinh, do đó ngày càng sống tốt hơn mà hay giúp người cứu vật.

Khi tâm an định, rỗng rang, bớt đi tạp niệm thì trí nhớ sáng suốt, tuệ giác tâm linh khai mở. Nhờ vậy, ta nhận biết cuộc sống vô thường, mạng sống vô thường và muôn loài vật cũng lại như thế. Mạng sống chúng ta ngắn như một hơi thở, nhờ thường xuyên quán sát như thế ta sẽ thấy biết đúng như thật nên dễ dàng buông xả phiền não tham-sân-si mà an nhiên, tự tại, giải thoát.

Dân gian thường nói "có thực mới vực được đạo", tức có ăn mới tu hành được. Đây không chỉ là một câu nói vui đùa bâng quơ mà là một sự thật. Chính vì vậy, ăn uống đã trở thành nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này được thể hiện qua câu nói “miếng trầu làm đầu câu chuyện”.

Ông cha ta nhận thấy ăn uống là sự tự do của mỗi người nên dân gian có câu "trời đánh còn tránh bữa ăn". Xã hội thường coi việc mời ăn, mời uống, tặng quà cáp cho nhau như một mối quan hệ cần thiết của mỗi người. Do đó, “bánh ít đổi đi, bánh quy đổi lại” hay “có đi, có lại mới toại lòng nhau”. Dĩ nhiên, đó cũng là một nhu cầu thiết thực trong mối tương giao cuộc sống.

Để thể hiện địa vị và tầm quan trọng của con người trong xã hội nên có câu “mâm cao cỗ đầy” dùng để miêu tả bữa ăn của giới thượng lưu quyền thế. Việc cưới hỏi, lấy vợ gã chồng phải làm tiệc ăn mừng là lẽ đương nhiên; nhưng đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, thi đỗ, làm ăn phát đạt, thậm chí mua nhà tậu đất, thăng quan tiến chức cũng tổ chức ăn mừng thiết đãi gia đình người thân, bạn bè và bà con lối xóm.

Ăn uống, tiệc tùng như thế lâu ngày đã trở thành văn hóa tín ngưỡng trong dân gian mà "phép vua cũng thua lệ làng". Nói cho cùng, ăn uống là một nhu cầu cần thiết và cũng là phương tiện để bày tỏ tình thân hữu hay mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội, nhưng do lối văn hóa ăn uống của người Việt đã ăn thì phải ăn cho đã, đã uống thì phải uống cho say, ăn với uống phải no say. Cho nên, từ đó con người ngày càng sa đọa với thói quen ngu si chấp ngã mà làm tổn hại người, vật.

Người dân các miền thôn quê có ba nhu cầu chính trong việc ăn uống là đám giỗ, đám cưới, đám ma. Ba đám này đã trở thành nhu cầu thiết thực trong cuộc sống. Người thành thị thì ăn uống lu sà bù, đâu đâu cũng thấy quán nhậu làng nướng, đủ thứ món ngon vật lạ được phơi bày buôn bán công khai.
Dân gian có câu “ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo", nhưng quan trọng hơn hết là chúng ta có thể đánh giá con người qua cách ăn, cách uống, cách nói năng và cách làm việc. Hay nói cách khác, ăn uống phản ánh phạm trù sống, phương thức sống, cách thức sống và phép tắc sống, nhìn vào cách ăn uống ta có thể biết người đó có lòng từ bi hay không.

Khi xưa lúc chưa biết tu bản thân chúng tôi là kẻ đam mê ăn uống, ngày nào cũng phải có rượu bia, bồ đà và gái gú. Trong khi chờ con vịt cắt cổ làm tiết canh, chúng tôi tranh thủ để có mồi nhậu lai rai bằng cách thẻo miếng mỡ bầu diều bóp gỏi làm chua khi con vịt còn sống. Loại ăn nhậu như chúng tôi ngày trước là hạng người sống không có nhân cách đạo đức, thử hỏi làm sao biết thương yêu gia đình, người thân nên mới bịp bợm, gian trá, xảo quyệt và ác độc.

Phật pháp quá hay, quá tuyệt vời, chúng tôi nhờ gặp bậc minh sư chân chánh, thầy lành bạn tốt nên mới có cơ hội làm mới lại chính mình mà vượt qua những thói đam mê thấp hèntính cách hại người và vật.

Là người Phật tử chân chính chúng ta phải biết chọn lựa những thức ănthức uống không làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Người ăn chay mà lại thích ăn đồ giả mặn, loại thức ăn này rất có hại và lại mắc hơn những loại rau cải bình thường nhưng không đủ chất dinh dưỡng.
Ăn chay trong thời buổi này phải cao thượng và có ý thức, chúng ta chấp nhận muốn ít biết đủ như vậy sẽ ít bệnh. Trước khi ăn những món hiền lành và bổ dưỡng ta nên nói thầm trong miệng, "chỉ xin ăn những thức ăntác dụng ngăn ngừa tật bệnh và nuôi dưỡng thân tâm sáng suốt". Đó là ta luôn sống trong tỉnh giác khi ăn và khi nấu ăn.
Ngoài những thức ăn vật chất để nuôi thân tồn tại, thức ăn tinh thần mới thực sự quan trọng đối với mọi người trên thế gian này. Nếu sống trong tu viện thì mỗi ngày đọc kinh, sám hối, ngồi Thiền, được gần gũi các bậc tu hành kiểu mẫu, trông thấy đức hạnh của họ sẽ giúp chúng ta sống tốt theo.

Người ăn chay đúng cách ít bệnh mà vẫn sống khỏe sống thọ. Ăn chay còn có ích lợi cho sức khỏe như dễ tiêu hóa hơn, ít gây bệnh tật hơn. Nhiều người chung quanh thường cảm thấy an tâm hơn khi sống gần gũi những người ăn chay. Những con thú chỉ ăn thực vật thảo mộc, không bao giờ sát hại các sinh vật khác, không gây sợ hãi cho các loài vật sống gần bên.

Người tự nguyện phát tâm ăn chay là người có tâm từ bi rộng lớn, coi muôn loài vật như bản thân mình, không thích giết hại một sinh vật nào, không muốn nhìn thấy một sinh vật nào đau khổ. Họ hiểu biết rằng các loài sinh vật đều ham sống sợ chết, khi bị sát hại chúng cũng đau khổ như loài người không khác.

Có những người họ từ bi đến nỗi những loài vật nhỏ nhít như côn trùng, gián, kiến, ruồi, muỗi cũng không dám sát hại chúng; hoặc những loài vật lớn hơn như gà, vịt, heo, bò cũng không dám ăn thịt nên họ ăn chay trường. Nhưng đối với gia đình, người thân hoặc người bên ngoài xã hội nếu nói một câu lỡ lời thì họ nhất định không chịu bỏ qua mà trách móc, mạt sát đủ điều.

Trong cuộc sống của chúng ta, người nào phát tâm ăn chay trọn vẹn thì thật là đáng quý, đáng trân trọng. Đó là nhân duyên tốt để chúng ta tiến tu trên con đường hành Bồ tát đạo cho đến khi nào thành Phật viên mãn mới thôi. Khi ăn chay trường chúng ta giữ trọn vẹn giới không sát sinh, nhờ vậy ta không làm tổn hại đến thanh danh, đời sốnghạnh phúc gia đình của người khác.

Ngày nay, các chương trình dạy nấu ăn trên truyền hình cho thấy trong nhà bếp tại gia hay bếp của các nhà hàng, ngay khi các con vật còn sống mà họ bắt bỏ vào chảo dầu sôi như cá, bỏ cua đang sống vào nồi nước luộc, sò ốc bị nướng trên lò, hoặc như khỉ bị dạt đầu mổ óc ăn sống. Những con vật đó ngo ngoe giẫy giụa, vùng vẫy rất đau đớn không khác nào địa ngục trần gian.

Ăn chay đối với nhân loại mà nói không chỉ giữ được thân thể khỏe mạnh, tránh được nhân quả nghiệp báo mà còn có nhiều lợi ích khác không thể nói cho cùng. Lợi ích thiết thực lớn nhất của ăn chaytăng trưởng lòng từ bi đến với các loài vật và cuối cùng là nhân chấm dứt chiến tranh vì không tạo nghiệp giết hại chúng sinh.

Thức ăn chay phần nhiều đều là rau quả và các loại thảo mộc thiên nhiên được sinh trưởng lớn lên từ đất đã có nhiều chất dinh dưỡng, lại ít độc tố hơn các loài động vật. Người ăn chay đúng cách máu sẽ sạch nên tuần hoàn nhanh khiến cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, hoạt bát, chịu đựng giỏi, thông minh và có thể sống lâu.
Thường con vật bị giết trong lúc đang giận dữ hoặc sợ hãi sẽ tiết ra độc tố tồn đọng trong máu thịt. Nếu chúng ta ăn nhằm loại thịt này thì tất nhiên sẽ bị nhiễm độc tố, may mà độc tố này khi gặp rau quả sẽ được hóa giải bớt phần nào. Ăn chay có thể giữ lâu tuổi trẻ, tinh lực dồi dào, đầu óc mẫn tiệp, da thịt mềm mại. Đây là hiện tượng của tuổi trẻ. Ngược lại, thân thể mệt nhọc, thần trí hôn ám, da thịt xù xì, lộ ra dáng vẻ già trước tuổi.

Sát sinh để ăn thịt các loài động vật dẫn đến làm tổn hại gây ra ác nghiệp thù hằn vay trả, tất phải thọ báo xấu vì sự công bằng của nhân quả. Thọ báo đến nhanh hay chậm là tùy theo sự cố ý có chủ tâm và cách sát sinh hại vật. Nếu sau khi đã lầm lỡ sát sinh thì chúng ta phải sám hối tu thiện cũng có thể chuyển được nghiệp xấu ác mà quả báo có thể nhẹ đi đôi phần.

Chỉ có Phật giáo mới có thể nói rõ được nguyên nhân vì sao xảy ra chiến tranh. Chúng ta có thể thấy quả thì biết nhân, giống như thấy dưa thì biết ngay dưa là từ hạt giống dưa mà có. Hiện tại, sở dĩ loài người bị quả báo chiến tranh dẫn đến đau thương, chết chóc làm nhiều người đau khổ là do tạo nhân giết hại mà ra.

Sát sinh có hai nguyên nhân chủ yếu, một là trực tiếp giết và hai là xúi bảo người khác giết. Nếu tạo hai nghiệp sát này thuần thục thì khi đủ duyên tất sẽ kết thành quả chiến tranh. Một số người do không tin lý nhân quả, lại còn cho rằng trời sinh ra vạn vật để phục vụ con người nên mặc tình giết hại. Dân gian có câu “oan gia trái chủ”, giả sửtrải qua trăm ngàn kiếp đi nữa thì những nghiệp tốt xấu mỗi người đã tạo ra cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có sự trợ duyên, khi nhân gặp duyên đầy đủ thì trổ quả.

Ăn chay là ăn các loại hạt như gạo, mì, mạch, ngô, các loại hoa lá cây, các loại rau đậu, các loại củ quả. Ăn mặn là ăn những món ăn thuộc các loài động vật từ to lớn tới các loài nhỏ bé như trâu bò, lợn gà, cá tôm, cua sò ốc v.v… Vì tất cả các loài hữu tình đều ham sống sợ chết cũng như con người nên đức Phậtlòng từ bi đã khuyên chúng ta tránh sát sinh hại vật. Khi ta giết bất cứ con vật nào chúng đều sợ hãi, kêu la, dẫy dụa.

Ăn chay không phải là đổi món ăn cho ngon miệng, cũng không phải là cách ăn kiêng cữ do bác sĩ, thầy thuốc dặn bảo mà là một cách tu hành của người có lòng từ bi.

Chúng ta thử tìm hiểu xem, ai làm người kể từ khi được sinh ra và lớn lên cho đến bây giờ cũng muốn bảo tồn mạng sống nhưng cũng đã giết chết vô số loài sinh vật. Lúc vừa mới chào đời tuy chưa biết ăn nhưng ta bú sữa mẹ, mà sữa mẹ là do đã ăn cơm uống nước cùng các loài sinh vật. Khi biết ăn ta đã ăn thịt cá từ bé đến giờ nên gây đau khổ cho biết bao loài vật.

Tại sao ta phải giết chết các loài vật để ăn trong khi ta không cần giết chúng mà vẫn có sự sống nhờ các loài hoa màu bằng thảo mộc, chúng vẫn có thể giúp ta giữ được sức khỏehạn chế tối đa việc làm tổn thương các loài có tình thức? Nếu sự sống của con người vẫn được tồn tại mà không làm chết các sinh vật khác thì cuộc đời an vui, hạnh phúc biết bao.

Tại sao con người giết sinh vật để ăn? Từ khi loài người có mặt trên thế gian này họ chỉ ăn các loại cây trái và hoa màu thiên nhiên. Lúc đầu, loài người chỉ ăn các loại nấm, hạt, hoa, lá, củ, quả, cây, nghĩa là chỉ ăn thức ăn bằng thực vật mà thôi, nhưng dần dần con người ăn thịt cá là do bắt chước các loài dã thú ăn nuốt lẫn nhau.

Khi thấy một số súc sinh ăn nuốt lẫn nhau để bảo tồn mạng sống như ăn thịt, cá, con người dần dà bắt chước ăn theo. Mới đầu ta cũng ăn sống, sau này cuộc sống văn minh hơn nên biết nấu chín và chế biến theo nhiều hình thức khác nhau để phục vụ sự khoái khẩu của bản thân.

Sự phát triển của loài người ngày càng đông nên các thức ăn bằng thực vật ngày càng khan hiếm, không đủ cho con người tiêu dùng nên con người từ đó đã ăn các loài động vật và tự gây giống chăn nuôi thêm. Họ đã nghĩ rằng ăn thịt các loài động vật sẽ tăng sức khỏe đủ sức làm các công việc nặng nhọc, hơn nữa lúc đó họ chưa ý thức rõ sự tác hại trong vấn đề nhân quả nghiệp báo.

Chính vì vậy, với đà văn minh tiến bộ của con người ngày nay, chúng ta đã thấu hiểu mọi khía cạnh trong cuộc sống đều dựa trên nền tảng nhân quả. Giết hại hay ăn các loài động vật sẽ thọ quả báo bị giết hại trở lại hay bệnh tật nhiều và chết yểu.

Nếu người Phật tử không có lòng thương xót trước cảnh giết chóc, ăn nuốt lẫn nhau thì hạt giống từ bi của chúng ta bị sự tham lam, bỏn sẻn lấn chiếm, từ đó trở nên vô cảm và độc ác. Nếu chúng tamuốn ăn ngon để thỏa mãn sự tham đắm của mình mà nhẫn tâm giết hại các loài vật thì sao có thể là người Phật tử chân chính?

Ăn chay thể hiện lòng bình đẳng của tất cả muôn loài, vì tất cả chúng hữu tình đều có tính Phật như nhau. Con người khi gieo tạo nghiệp xấu ác thì sẽ bị đọa vào loài súc sinh để trả quả ngu si giết hại. Đó là sự bình đẳng trên vấn đề nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau.

Một số người cho rằng: “Trời sinh ra vạn vật là để phục vụ cho thần linh thượng đếcon người, con người được toàn quyền hành hạ, giết hại các loài vật để sinh sống”. Ai theo truyền thống này là tự mình đánh mất lòng từ bi bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Quan niệm “vật dưỡng nhân” làm cho con người trở nên thù ghét, giết hại lẫn nhau để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mình.

Chúng ta ăn chay để tránh nghiệp báo bệnh tật và chết yểu, nhưng cũng có người cho rằng “cỏ cây cũng có sự sống”. Đúng! Cây cỏ cũng có sự sống, nhưng cây cỏ không có cảm giác, không có ý thức tham sống sợ chết, lo lắng sợ hãi, vui buồn khổ đau như các loài vật. Con ngườimột sinh vật có hiểu biết cao nhờ biết suy nghĩ và nghiệm xét, con người là vật tối linh trong các loài sinh vật.

Chính vì vậy, khi con người gây nghiệp sát sinh thì tội nặng hơn do cố ý, còn các loài súc vật giết hại là do bản năng sinh tồn mà không có sự toan tính. Cỏ cây không có cảm giác rõ ràng, do đó Phật nói ăn hoa lá, củ quả của cây không gây nghiệp báo, nếu có cũng chỉ ảnh hưởng chút ít.

Trong trường hợp khi một người bệnh do vi trùng gây ra, nếu dùng thuốc do bác sĩ cho toa để diệt vi trùng thì người thầy thuốc có gây nghiệp sát sinh hại vật hay không? Vấn đề này quyết định là có sát sinh đối với vi trùng đó, nhưng phước tạo được của bác sĩ lớn hơn. Phước ở đây là cứu được người qua cơn bệnh tật, bên cạnh đó là có tiền để nuôi sống bản thân, gia đình và được tiếng khen. Về mặt nhân quả đương nhiên phải chịu quả báo đối với các loài vi trùng đó, nhưng chỉ nhẹ thôi, không đáng kể.

Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng: “Không chỉ trong thịt cá mới có chất dinh dưỡng mà trong các loại rau đậu, củ quả cũng có rất nhiều”. Con người cần phảiăn uống mới bảo tồn mạng sống, nếu ăn không đúng cách dễ sinh ra nhiều bệnh tật.

Ăn rau đậu, hoa quả thì trong người cảm thấy nhẹ nhàng, còn ăn thịt cá thấy hôi tanh và cơ thể nặng nề. Chính vì thế, khi nấu nướng người ta thường cho gia vị thật nhiều để làm át mùi tanh hôi của thịt cá và tạo nên sự hấp dẫn nhằm kích thích khẩu vị của mọi người.

Một bằng chứng cho thấy một số động vật chỉ ăn cỏ cây, hoa lá có thân hình thật to lớn, lại khoẻ như voi, trâu, bò, ngựa, dê,… Chúng chẳng bao giờ ăn thịt cá nhưng lại to lớn, khoẻ mạnh và có thể giúp nhiều cho con người.
Ăn chaythể hiện lòng từ bi đối với các loài vật nên người Phật tử phải tập ăn chay từ một hai ngày mỗi tháng, đến khi đủ nhân duyên thì ăn chay hoàn toàn. Khi ăn chay chúng ta nên thay đổi thức ăn cho đỡ ngán, tất cả có thể cùng ăn với cơm, bánh mì, bún, hủ tiếu… Nếu không biết nấu sẽ mất chất bổ, làm hại bộ máy tiêu hóa, lại không ngon miệng. Khi nấu luộc nên đậy nắp, không nấu luộc quá chín hoặc chỉ luộc sơ qua, chúng ta nấu luộc vừa chín tới để đảm bảo đầy đủ chất bổ dưỡng.

Trong những ngày ăn mặn chúng ta nên giảm bớt số lượng thịt cá, tăng nhiều rau quả để tập quen dần ăn chay, nhờ vậy giảm bớt nghiệp sát sinh hại vật. Khi ăn chay chúng ta hạn chế tối đa thức ăn giả mặn, nếu cần thì dứt khoát không ăn bởi đồ giả mặn mất tiền mà không bảo đảm sức khỏe do phải dùng hóa chất giữ cho lâu hư.

Hiện tại, các thứ rau củ rẻ hơn thịt cá, nấu nướng mau chóng, không cầu kỳ, trong nhà không có mùi hôi tanh của thịt cá nên ăn chay hợp với cơ thể con ngườithể hiện lòng từ bi bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Ăn chay đúng cách làm cho thân thể nhẹ nhàng lại khỏe mạnh, sáng suốt, ít bệnh tật, dễ tu thiền quán, nhờ vậy dễ dàng buông xả tập khí, thói quen xấu, do đó đời sau ít bị nghiệp báo xấu.

Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều người ăn chay, có những người ăn chay riêng rẽ, có những nhóm, những hội ăn chay. Đặc biệt, những người theo Ấn Độ giáo ngày nay đều ăn chay nhờ biết tiếp thu lời Phật dạytừ bỏ việc ăn mặn.
Trong cuộc sống hằng ngày, nếu con người không cần phải ăn uống mà vẫn sống bình thường thì chắc là không một ai đấu tranh, giành giựt vì quyền lợi riêng của mình và dân tộc mình, như thế mọi người sẽ sống an vui và hạnh phúc. Đó là chúng ta nói về phạm vi chung của nhân loại.

Riêng trong đạo Phật quan niệm về việc ăn uống có một vấn đề thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai từ xưa đến nayăn chayăn mặn. Theo lời Phật dạy, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe và đủ năng lực để làm việc thì chúng ta cần ăn uống điều độ, vừa đủ để nuôi thân. Chúng ta nên theo một chế độ ăn uống thích hợp với bao nhiêu phân lượng chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, chất nước và các loại sinh tố trong một ngày để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động và làm việc. Quá dư chất cũng sinh bệnh và thiếu chất cũng sinh bệnh.

Trong đạo Phật, vấn đề ăn uống không phải là chuyện quan trọng hàng đầu. Dù ăn mặn hay ăn chay chúng ta cũng nên ăn uống đơn giản, đạm bạc để dành nhiều thời gian cho những việc làm lợi ích. Chuyện ăn uống thuộc về phạm vi thể chất, bồi bổ cho tấm thân tứ đại giả tạm này để làm phương tiện tu tâm dưỡng tánh cho đến ngày giác ngộgiải thoát hoàn toàn. Con người muốn sống một cuộc đời an nhàn, tự tại không nên lệ thuộc quá nhiều vào việc ăn uống.

Một thực tế khác về vấn đề ăn mặnăn chay chúng ta cần nên hiểu biếtăn chay thể hiện lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh. Thời Phật còn tại thế, do đi khất thực và ai cúng gì ăn đó, vả lại lúc đó con người chưa ý thức được việc ăn chay. Sau này, Phật tử kiến tạo chùa chiền, chư tăng có chỗ an cư nên mới bắt đầu ăn chay vì phải tự nấu nướng. Ngày nay, các am thất, tịnh xá, chùa chiền đều được Phật tử bố thí cúng dường tiền bạc, vật thực đầy đủ nên chư tăng không cần thiết đến chợ mua thịt cá, tôm cua, sò ốc…

Trong Phật giáo có hai truyền thống. Phật giáo Nam tông, tức là Phật giáo nguyên thủy, họ ăn mặn theo quan niệm Tam Tịnh Nhục như Phật giáo Ấn Độ hiện tại vẫn ăn mặn. Thứ nhất là không trực tiếp giết hại con vật để ăn, thứ hai là không xúi bảo người khác giết, thứ ba là không thấy không nghe con vật bị giết. Ngược lại, Bà La Môn giáo ngày xưa, nay là Ấn Độ giáo, họ nghe lời Phật dạy nên biết được nghiệp sát sinh để bồi bổ thân này là tội lỗi, sẽ bị trả quả báo giết hại trở lại nên họ đã ăn chay.

Phật giáo thế giới chiếm số đông đa số ăn mặn vì họ quan niệm theo Phật giáo lịch sửẤn độ. Hiện nay, chỉ có 4 nước Phật giáo ăn chayTrung Quốc, Việt Nam, Nhật BảnTây Tạng. Vậy việc ăn chay, ăn mặn trong Phật giáo có làm ảnh hưởng đến sự tu tập hay không?

Đạo Phật là đạo của từ bitrí tuệ. Khi đức Phật ra đời vì phải đi khất thực, không ở một chỗ quá ba ngày nên ai cho gì ăn đó mà không phải nấu nướng. Ngày nay, Phật giáo phát triển bắt buộc tu học tại chùa, không được đi khất thực và phải nấu ăn tại chỗ, nếu mua thịt cá về thì coi sao được.

Quan niệm của Phật giáo Bắc tông hiện nay cho ăn chay tu theo hạnh Bồ tát để thành Phật vì cho rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính bình đẳng như nhau và thể hiện lòng từ bi không muốn làm tổn hại muôn loài vật. Chính vì vậy, Phật giáo Bắc tông bắt buộc mỗi tu sĩ khi thọ giới Tỳ kheo phải thọ Bồ tát giới, cư sĩ tại gia nếu phát tâm cũng được thọ Bồ tát giới.

Riêng Phật giáo Nam tông không có thọ Bồ tát giớiăn mặn theo Tam Tịnh Nhục. Thật ra, ăn chay hay ăn mặn cũng đều tu hành được cả, ai đủ duyên thì ăn chay hoàn toàn, ai chưa đủ duyên thì ăn mặn và tập sự ăn chay mỗi tháng từ 1 ngày cho đến 10 ngày và cuối cùngăn chay trọn vẹn.

Tóm lại, vấn đề ăn mặnăn chay còn khá nhiều khía cạnh tế nhị khác, trong phạm vi hạn hẹp và có giới hạn chúng tôi không dám luận bàn nhiều, chỉ nhắc lại lời cổ nhân dạy: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn". Nghĩa là, con người sanh ra trên trái đất này ngoài chuyện ăn uống để bảo tồn mạng sống thì chúng ta còn phải làm tròn trách nhiệm đối với gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

Cho nên, người tu theo đạo Phậttại gia hay xuất gia cũng phải ý thức chỗ này mỗi khi thọ thực. Chúng ta cần phát tâm từ bi rộng lớn thương xót những người chưa thể ăn chay vì một lý do gì đó bằng cách tự đọc lời cầu nguyện trước khi ăn để hồi hướng phước báu ăn chay đến với tất cả mọi người. Hoặc chúng ta chắp tay cầu nguyện cho tất cả chúng sinh ít ra cũng đều có những bữa cơm đạm bạc như mình vậy, vì sự ăn của mình không làm tổn hại đến các loài vật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13056)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
(Xem: 27012)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 32846)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 31647)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32566)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 13008)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
(Xem: 12142)
Lời dạy của đức Phậtpháp môn phương tiện, chứ không phải là chân lý. Vì vậy, học Phật là học pháp môn để tu tập, để chuyển hóa tâm thức, lời nói...
(Xem: 17494)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
(Xem: 18717)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 12568)
Trong kinh Phật có dạy: Chúng ta phải cố gắng tu không thể chần chờ, bởi vì đâu có ai bảo đảm mình sống đến tám mươi tuổi mới chết. Trẻ có cái chết của trẻ...
(Xem: 11771)
Ý thứcvọng tưởng, là những mảnh vụn của tâm thể, là những áng mây đen che mờ mặt trăng tuệ giác, là những lượn sóng dấy động trên mặt biển chân tâm thanh tịnh...
(Xem: 13115)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
(Xem: 12198)
Trong đời sống chúng ta ai cũng có bản năng tự nhiên mong được hạnh phúc và thoát được đau khổ. Mong cầu được sung sướng là điều chính yếu của tất cả mọi người.
(Xem: 12487)
Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi...
(Xem: 11629)
Bằng Đạo Pháp, Phật mở ra cho ta một thế giới êm ả, an bìnhhạnh phúc, thay vì bước vào ta lại bước ra. Cái cánh cửa của thế giới đó ta không thấy...
(Xem: 11984)
Tôn chỉ Phật giáochí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
(Xem: 10596)
Chúng ta tu Phật, nên biết nhân quả là một giáo lý căn bản của đạo Phật, không thể nào hiểu lơ là hay sơ sài, mà phải hiểu cho tường tận mới khỏi những ngờ vực.
(Xem: 10928)
Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan.
(Xem: 28317)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 11165)
Ðạo Phật đã thấm sâu, đâm chồi, mọc rễ và lớn mạnh qua các lãnh vực văn hóa, gia đình, xã hội, nghệ thuật, kiến trúc... để hòa quyện thành nếp sống tâm linh tối thượng.
(Xem: 11360)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộvô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
(Xem: 13587)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
(Xem: 11037)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo đưọc các vua chúa ủng hộ...
(Xem: 11432)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
(Xem: 10896)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
(Xem: 11183)
Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng phápĐức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
(Xem: 26345)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 12385)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
(Xem: 14880)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
(Xem: 11052)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
(Xem: 20326)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 12354)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
(Xem: 11469)
Trước khi nói đến lộ trình của sự tạo nghiệp, cũng cần đề cập đến câu “nhất thiết duy tâm tạo” trong tư tưởng kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo để thấy rõ bản chất của nghiệp...
(Xem: 10758)
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến...
(Xem: 23906)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 11841)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
(Xem: 12289)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
(Xem: 12825)
Là đóa hoa ưu tú, tinh ba của dân tộc, là bậc kiệt xuất anh tài của Phật Giáo Việt Nam, sử gia Lê Mạnh Thát đã khai quật những nguồn tài liệu vô cùng quý giá...
(Xem: 11039)
Phong trào phục hưng đạt được động lực khi một số người con của đất nước trở thành những Tăng sĩ Phật giáophục sinh lại sự quang vinh cổ thời của Tăng già.
(Xem: 38715)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 10530)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
(Xem: 12189)
Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh...
(Xem: 17697)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 25028)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 10544)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
(Xem: 10747)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
(Xem: 12042)
Trước tiên đề cập vấn đề trên, có lẽ cũng nên xác định lại niên đại đản sinh của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) và niên đại nhập diệt của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni).
(Xem: 11303)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
(Xem: 11580)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thườngKhổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnhDiệt đế...
(Xem: 14734)
Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
(Xem: 21435)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
(Xem: 9893)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
(Xem: 11261)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
(Xem: 27358)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 11176)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
(Xem: 11837)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
(Xem: 11005)
Chân dung toàn cảnh về Học phái Phật giáo cho chúng ta cái nhìn mà qua đó Phân kỳ Phật giáo có thể chia làm 3 thời kỳ, đó là Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Phát triển...
(Xem: 14302)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 11472)
Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốt hay Phật xá lợi. Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng...
(Xem: 12638)
Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant