Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cầu An

06 Tháng Sáu 201400:00(Xem: 10195)
Cầu An

CẦU AN

Ni Sư Hạnh Huệ

blankTại sao chúng ta lại phải cầu an?

Chúng ta luôn bị bất an, lòng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sinh mạng, quyền lợi, địa vị, vợ con, tiếng tăm, của cải… của mình bị thương tổn hay bị đe dọa. Và có lẽ những chùa chiền đền miếu là nơi tạo cảm giác an ổn dù tạm thời cho chúng ta, khi mình đến khấn cầu những đấng linh thiêng ở cõi trên, những đấng mà chúng ta nghĩ rằng có đủ quyền uy ban phướcgiáng họa. Chính vì lẽ đó mà chúng ta vẫn thường hay bắt gặp nhiều người đến chùa, ngoài việc tự mình khấn vái kêu cầu, còn cúng tiền rồi gởi kèm theo một danh sách “dài nhằng” trong đó có ghi rõ ràng tên tuổi, địa chỉ của mình, của người thân mình… để xin Phật gia hộ cho được bình an, cho cuộc đời xuôi chèo mát mái. Nhưng dường như kết quả thường không toại nguyện. Vì sao? Lòng không thành nên Phật trời chẳng chứng chăng? Hay Phật trời chẳng linh? Không biết! Nhưng vẫn cứ cầu, chỗ này không được thì cầu nơi khác. Ít khi chúng ta xét xem thế nào là an và những điều kiện cần để an. Chúng ta chỉ nghĩ muốn được an vui hạnh phúc là phải có đủ tiếng tăm danh vọng, đủ tiền tài nhà cửa, đủ vợ đẹp con khôn. Có đơn giản thế không?

Cầu được tiếng tăm. Ai cũng muốn mình nổi tiếng. Nhưng hãy nhìn những vị tổng thống, như những cựu tổng thống Hàn Quốc mới đây, người thì lãnh án chung thân, người lãnh án tử hình, vị cựu tổng thống gần nhất phải gieo mình xuống núi vì không chịu nổi tai tiếng tham nhũng. Những nhà chính trị nổi tiếng khắp thế giới, không ít vị thân bại danh liệt vì những tai tiếng về tình cảm, về tiền bạc… Kế đến là những tài tử, minh tinh màn bạc, những cầu thủ đá bóng với vô số những scandal về tình, về ma túy... Tiếng tăm đi liền với tai tiếng, muốn an chẳng phải chuyện khó sao?

Cầu được tài sản tức là cầu cho tài sản của mình luôn luôn được dồi dào và được bảo toàn. Nhưng Đức Phật đã từng nói:

Tài sản vốn là của năm nhà chứ không phải của riêng ai.
Thứ nhất, những người có tài sản có thể bị nạn lụt làm cho tiêu mất.
Thứ hai, những người có tài sản có thể bị hỏa hoạn làm cho tiêu mất.
Thứ ba, những người có tài sản có thể bị ăn cướp làm cho tiêu mất.
Thứ tư, những người có tài sản có thể bị con cái phá hoại mà tiêu mất.
Thứ năm, những người có tài sản có thể bị sung vào công quỹ mà tiêu mất.

Như vậy, tài sản vốn là những vật không có nền tảng cố định nào nên rất khó giữ gìn. Cho nên, nếu mình cứ muốn giữ hoài những cái mà bản chất của nó vốn là lưu động thì điều đó cũng không thể được.

Cầu an toàn tình cảm, đó là mong ước mang tính bấp bênh nhất. Vô số những người đưa nhau ra tòa ly dị, vô số những người vì ghen tuông thanh toán lẫn nhau, vô số những người mang bệnh trầm cảm vì tình yêu tan vỡ… Trói buộc này thật ghê gớm và vô cùng phiền toái. Có người đã từng giễu rằng:

- Nếu không lấy được em chắc anh chết liền.

Người khác tiếp:

- Nhưng nếu lấy được em, thì anh sẽ chết từ từ.

Sự chiếm hữubảo vệ tình cảm chính là nguyên nhân khiến tình cảm sứt mẻ và triệt tiêu.

Thêm nữa, chồng vợ, con cái, anh em, quyến thuộc hay ngay cả chính thân xác của chúng ta cũng không gì có thể bảo đảm an toàn được. Vì có sinh thì phải có lão, có bệnh, có tử. Điều này không ai tránh khỏi. Bây giờ chúng ta xin cho mình không bao giờ già, không bao giờ bệnh, không bao giờ chết là một điều hoàn toàn vô lý… Nói gì đến những thứ tùy thuộc phước nghiệp từng người!

Tóm lại, chúng ta cầu cho những điều trên được “an” là không thể được.

Vậy thì đành phải bất an mãi sao? Không! Chúng ta chỉ cần nhìn đúng sự thật, hiểu rõchấp nhận tính vô thường của nó. Đừng quá coi trọng những thứ phù phiếm không gốc rễ, đừng dính bám vào nó quá nhiều, đừng cho nó là điều kiện của hạnh phúc, thì tâm chúng ta sẽ an ngay. Phải ý thức rằng dù cho giàu hay nghèo, đau ốm hay mạnh khỏe, có tiếng tăm hay không… thì cái bất an nằm ở tinh thần chứ không thuộc về vật chất. Chẳng hạn như thân chúng ta có thể bệnh, già nhưng những người già vẫn có thể “an” và những người bệnh cũng vẫn có thể “yên”. Tôi đã từng chứng kiến có một người bị mất cả hai tay, hai chân phải ngồi trên chiếc xe lăn nhưng lúc nào anh ta cũng nở nụ cười với mọi người xung quanh một cách đầy hạnh phúc. Còn có những gia đình rất giàu nhưng vẫn đau khổ, bất an.

Tâm an là một tâm không vướng bận, một tâm tự tại thong dong. Vậy thì an được không khi chúng ta còn quá bận tâm về danh lợi, về tài sản, về tình cảm, về đủ mọi thứ cám dỗ phù du bên ngoài? Những thứ phù du đó lại là những thứ được thành tựuđiều kiện. Có nhân thì có quả, không chỉ do cầu mà được. Nó đến do sự tích cực về khả năng và phước đức của con người, nghĩa là hoàn toàn do chính chúng ta tạo ra trước kia hay hiện tại. Vậy thì Phật trời làm gì được với nghiệp chúng ta gây? Huống chi Phật còn khổ công phân tích chúng là những thứ trói buộc chúng ta trong vòng khổ não. Đó là những thứ gây tham, gây sân, gây si và gây nhiều nghiệp tốt hoặc xấu. Cầu những thứ trói buộc để mong được an, thật là oái oăm.

Ở đây, ý tôi muốn nói rằng nếu cái tâm chúng ta còn tham vọng thì chúng ta vẫn không thể nào có được cái “an”. Do vậy, chúng ta cần phải nhận ra cho thật rõ hạnh phúc phát xuất từ đâu để chúng ta cầu xin và được chứng nhận chứ không phải là cầu những thứ hão huyền không mang lại sự bình an cho chúng ta. Tổ Huệ Khả cũng đã từng xin Sơ tổ Đạt-ma chỉ cho phương pháp an tâm.

Hôm nay, chúng ta cũng noi gương Tổ cầu được an, và chúng ta phải cầu an như thế nào?

Dĩ nhiên chúng ta khó có thể như ngài Huệ Khả khi nghe Sơ tổ bảo “Đưa tâm ra ta an cho!” đã trả lời “Con tìm tâm không thể được.” Và khi Tổ dạy “Ta đã an tâm cho ngươi rồi.” thì lãnh ngộ. Chúng ta tạm tìm cách an tâm phổ thông hơn vậy.

Đạo Phật và các vị giáo chủ các tôn giáo khác đã chỉ ra cho chúng ta thấy sự cuồng vọng của mình và bày cho chúng ta cách để chúng ta cầu an một cách hợp lý và có thể “an” được.

Trong kinh Pháp Cú, hai câu đầu tiên của phẩm Song Yếu là:

Ý dẫn đầu các pháp.
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động
Khổ não sẽ theo sau
Như xe theo chân vật kéo.

Và…

Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng không rời hình.

Như vậy, cái “an lạc” của chúng ta tùy thuộc vào ý của chúng ta: ý thanh tịnh hay ý ô nhiễm. Tức là nếu chúng ta nói và làm với tâm thanh tịnh thì an lạc sẽ tới liền chứ không phải ở đời sau, không phải ở một thời gian nào khác. Còn nếu chúng ta khởi một tâm xấu lên thì “quả” sẽ đến với chúng ta như chiếc xe chạy theo sau con vật kéo, chứ không phải chờ đến đời sau hay tương lai nào hết. Phải nhận thức rõ điều này. Khi chúng ta khởi lên một niệm giận dữ đối với người khác thì ngay lúc đó mình sẽ khổ liền, hoặc mình buồn ai thì “quả” cũng đồng thời theo đó mà tới... Còn nếu mình thương ai, ban phát cho ai cái gì đó, khuyên nhủ được người nào cho họ vui lên thì ngay lúc đó tâm mình sẽ rộng rãi, thênh thang, hoan hỉ... Đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy rõ: Hiền thánh do nhận ra được tâm của mình mà thành hiền thánh; phàm phumê tâm mà thành phàm phu. Do vậy chúng ta cần phải chú trọng đến tâm ý của mình chứ không phải là những yếu tố bên ngoài.

Nói thế không có nghĩa là tôi phủ nhận tất cả những tài sản, danh tiếng, gia đình… của thế gian, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng sự an lạc không hề liên quan gì đến những yếu tố thuộc về vật chất. Muốn có sự an lạc thì chúng ta phải điều phục tâm ý của mình.

Ngài Ma-ha Cun-đa nói với tôn giả Sa-nặc: “Hiền giả Sa-nặc, hiền giả cần phải luôn luôn chú ý đến lời dạy này của Thế Tôn. Ai còn tham luyến thời có dao động. Ai không dao động thời được khinh an. Ai khinh an thời không thiên chấp. Ai không thiên chấp thời không có đến và đi. Ai không có đến và đi thời không có diệt và sanh. Ai không có diệt và sanh thời không có đời này đời sau, không có giữa hai đời. Đây là sự đoạn tận khổ đau”.

Nếu chúng ta muốn được an tâm, muốn dứt được hết khổ đau thì chỉ có một cách là chúng ta đừng tham luyến để tâm mình không dao động. Nhưng tâm của chúng ta là một tên “láu cá”, là một thứ “bất trị”. Ở trong kinh Pháp Cú câu 36, 37 có ghi rõ:

Tâm khó thấy, tế nhị
Theo các dục quay cuồng
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm mà được bảo hộ
Thì an lạc sẽ đến.

Chạy xa, sống một mình,
Không thân ẩn hang sâu.
Ai điều phục được tâm
Thoát khỏi ma trói buộc.

câu chuyện như sau nói về tâm chạy:

Ngày xưa, có một cô gái rất đẹp người, đẹp nết luôn được mọi người yêu mến. Lớn lên, đến tuổi lấy chồng, cô gặp được một chàng trai khôi ngô, tuấn tú và rất tài giỏi. Sau khi cưới nhau xong, hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc, hết mực yêu thương nhau. Thế nhưng chưa được bao lâu, người chồng chẳng may bị bệnh qua đời. Biến cố này khiến cho người vợ suy sụp nặng nề, cứ ôm xác chồng than khóc suốt mấy ngày đêm.

Lúc đó, có một viên sĩ quan dẫn một tên tử tội ra pháp trường treo cổ. Tình cờ đi ngang qua nhà người thiếu phụ nọ, nghe tiếng khóc ai oán, não nùng bên trong, ông cầm lòng không được mới bước vào xem sự tình thế nào. Trước tình cảnh đau thương ấy, viên sĩ quan đã ra sức khuyên ngăn:

- Xin bà hãy bớt cơn xúc động. Ông nhà đã ra đi thì dù cho bà có khóc than cách mấy, ông ấy cũng không thể nào sống lại được. Mong bà hãy dằn cơn bi lụy để lo chôn cất ông nhà. Và bà cũng phải cố gắng ăn uống một chút gì, nếu không sẽ ngã bệnh.

Nghe lời an ủi của viên sĩ quan, người thiếu phụ ngẩng mặt nhìn lên. Vừa trông thấy gương mặt xinh đẹp của người thiếu phụ, viên sĩ quan cảm thấy xúc động trong lòng, bèn rót nước cho người thiếu phụ uống và lựa lời khuyên nhủ thêm. Người thiếu phụ cảm thấy nỗi đau đớn của mình nguôi ngoai được phần nào nhờ những lời lẽ chí tình của viên sĩ quan, nên cố gượng dậy đi ăn uống một chút gì. Và trong lúc hai người đang trò chuyện với nhau thì tên tử tội đã lợi dụng thời cơ để bỏ trốn. Khi phát hiện ra tên tử tội đã trốn mất, viên sĩ quan kinh hãi đến rụng rời. Ông biết tội mình gánh chịu sẽ rất nặng nề, có thể mất luôn tính mạng.

Trong lúc viên sĩ quan đang lo sợ, bối rối, người thiếu phụ liền đề nghị với ông, lấy xác chồng mình treo lên nọc để thế chỗ cho tên tử tội và để cho viên sĩ quan thoát khỏi những hình phạt nặng nề…

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy, rõ ràng tâm lý con người chuyển biến rất đột ngột mà chúng ta không thể nào lường trước được. Nếu như chúng ta đứng xa mà nhìn nhận vấn đề từ câu chuyện trên, có thể chúng ta sẽ cho rằng việc làm của người thiếu phụ là hết sức phi lý, không thể chấp nhận được. Vì một người đang yêu chồng hết mực như thế mà chỉ trong “tích tắc” lại có thể mang xác chồng mình treo lên như vậy thì liệu có thể xem đây là một người phụ nữ đức hạnh hay không? Tuy nhiên, nếu như chúng ta theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối thì lại thấy d

iễn tiến ấy của câu chuyện hoàn toàn hợp lý vì không còn cách giải quyết nào khác tốt hơn. Hằng ngày chúng ta sống với nhau, chúng ta thường dùng lý trí lạnh lùng để phán đoán mọi chuyện. Chúng ta dễ dàng kết tội người khác chứ không đi sâu sát vào để thông cảm cho nhau. Chẳng hạn như chúng ta đang phê bình một người nào đó có những hành vi xấu, chúng ta sẽ bảo rằng: “Không có lửa làm sao có khói”. Còn nếu mình là nạn nhân bị người khác nói xấu thì lại bảo: “Ôi! Cái miệng thế gian như ghế bán hàng”. Lúc nào, ở đâu, mình cũng là quan tòa đối với người khác và luật sư đối với chính mình.

Nhìn lại tâm của chính mình, chúng ta sẽ thấy nó luồn lách rất khéo léo, nó đi từ thái cực này sang thái cực khác một cách rất mau chóng và chúng ta dễ dàng chấp nhận như đã từng chấp nhận bất cứ gì xảy ra trong giấc mộng. Chính vì lẽ đó cho nên điều phục được tâm của mình không phải là chuyện dễ dàng. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cứ “xông” tới trước, mở cửa năm giác quan của chúng ta ra và bắt chụp tất cả những hình ảnh, những đối tượng của chúng để rồi bị điều khiển, bị lôi đi, không một chút tỉnh giác. Rồi, chúng ta mới cầu an, cầu đủ mọi thứ để gom về cho mình càng nhiều càng tốt, càng bảo đảm càng hay. Đó là một cách nghĩ, một quan niệm hết sức sai lầm.

Chính vì thế mà các vị giáo chủ các tôn giáo bắt chúng ta ý thức lại tâm của mình, tập làm chủ tâm mình để biến sự cầu an của mình qua một mục tiêu khác hay hơn. Nếu để ý lắng nghe kỹ những lời phục nguyện cầu an, chúng ta sẽ thấy chư Tổ muốn chúng ta cầu cho hoặc chướng tiêu trừ, bồ đề tâm tăng trưởng... Bài kệ trong kinh Lăng-nghiêm mà Ngài A-nan khi nhận ra bản tâm của mình đã tán thánphát nguyện với Phật:

Diệu trạm tổng trì Bất động tôn,
Thủ Lăng Nghiêm Vương thế hy hữu
Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng,
Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân.
Nguyện kim đắc quả thành Bảo vương
Hoàn độ như thị hằng sa chúng
Tương thử thâm tâm phụng trần sát
Thị tắc danh vi báo Phật ân
Phụng thỉnh Thế Tôn vị chứng minh
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập
Như nhất chúng sanh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ nê hoàn...

Tạm hiểu là: Nhờ có đức Phật dạy cho con biết được bổn tâm của mình rất là hy hữu, không cần trải qua vô số kiếp mà nhận được Pháp thân. Cho nên bây giờ con xin đem thâm tâmphụng sự chúng sanh nhiều như cát sông Hằng. Như vậy mới thật là báo Phật ân. Nguyện con hôm nay được lên quả Chánh giác, sẽ trở lại độ chúng sanh nhiều như thế. Cõi đời này đầy những ô trọc, xấu xa, tàn ác, con xin vào trước hết. Nếu mà một chúng sanh chưa giác ngộ, chưa được chứng quả thì con thề không nhập vào Niết-bàn.

Tinh thần như thế mới gọi là cầu an. Vì chỉ khi chúng ta nhận ra bản tâm của mình, không để chạy theo cảnh bên ngoài thì đó mới là cái an đích thực. Không phải chỉ trong kinh Phật mà kinh Cầu an của đạo Thiên Chúa cũng không cách xa gì với tinh thần này:

Lạy Chúa khoan nhân, xin dạy chúng con biết yêu thươngphụng sự Chúa trong tất cả mọi người chẳng trừ ai. Xin dùng con làm khí cụ bình an để con đem thương yêu vào nơi thù oán, đem tha thứ vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi bất thuận, đem chân lý vào chốn lỗi lầm, đem niềm tin vào nơi nghi hoặc, đem cậy trông vào nơi tuyệt vọng, đem ánh sáng vào chốn tối tăm, đem tin vui vào nơi sầu não.

Lạy Chúa xin dạy con, tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người tìm hiểu, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính lúc hiến thân là lúc được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính lúc tha thứ là lúc được thứ tha và chính lúc chết đi là lúc sống lại cuộc đời bất diệt.

Có một giai thoại về đức Phật như sau:

Một hôm trời đang mưa, đức Phật gặp một mục đồng. Mục đồng có một túp lều để chui vào, cài cửa lại, đốt lửa lên sưởi, rất ấm cúng. Trong khi đó đức Phật lại không có một mái nhà, không có gì để sưởi ấm. Cuộc đối thoại giữa hai người như sau:

Mục đồng:

- Thức ăn đã dọn xong, tôi đã vắt sữa bầy cừu. Cửa lều đã cài then, lửa đã nhúm. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Đức Phật:

- Ta không cần thực phẩm, cũng chẳng cần sữa. Gió là lều của ta, lửa ta đã tàn lạnh. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Mục đồng:

- Tôi có bò đực, bò cái, một cánh đồng của cha tôi để lại và một con bò mộng để phủ những con bò cái. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Đức Phật:

- Ta không có bò đực cũng không có bò cái. Ta không có đồng cỏ, ta không có gì hết. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Mục đồng:

- Tôi có một cô mục tử ngoan ngoãntrung thành. Từ nhiều năm nay nàng là vợ tôi. Tôi sung sướng chơi đùa với nàng. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Đức Phật:

- Ta có một tâm hồn ngoan ngoãntự do. Từ nhiều năm nay ta tinh tấn luyện tập nó và ta dạy nó chơi đùa với ta. Và mi, mi muốn mưa đến chừng nào cũng được, trời ạ!

Để kết thúc, đây là bài thơ ngắn của Thiền sư Takuan dạy cho một vị lãnh chúa khi ông tới than thở với Thiền sư về sự buồn nản của mình đối với cuộc đời:

Ngày này không đến hai lần
Một phân thời khắc ngàn phân ngọc ngà
Ngày này không đến nữa đâu,
Một giây thời khắc ngọc châu một nhà.

Có nghĩa là trong khi chúng ta tiêu phí thời giờ mà không biết rằng mỗi giờ đã qua thì không thể nào níu lại được. Do vậy chúng ta phải thương tiếc thời giờ, không phải dùng thời giờ đó để theo ngũ dục thế gian mà phải dùng mỗi một sát na, mỗi một giây, một phút để kiện toàn bản tâm, để trở về với bản tâm bất sanh, bất diệt của mình.

Chúng ta chỉ cần nhìn đúng sự thật, hiểu rõchấp nhận tính vô thường. Đừng quá coi trọng những thứ phù phiếm không gốc rễ, đừng dính bám vào nó quá nhiều, đừng cho nó là điều kiện của hạnh phúc, thì tâm chúng ta sẽ an ngay.
Ni Sư Hạnh Huệ
(Thiền Viện Viên Chiếu)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5198)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
(Xem: 2669)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
(Xem: 6146)
Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề.
(Xem: 3063)
Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
(Xem: 3109)
Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề mình đang gặp mỗi ngày.
(Xem: 3310)
Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quángsi mê.
(Xem: 3242)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 3305)
Thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng nội tâm ta có dính mắc hay không, vì dính mắc đó là nguồn gốc luân hồi.
(Xem: 4561)
Hạnh phúc là khát vọng của nhân loại muôn đời, một trong “tiêu chí” có tính phổ quát nhất vượt hết thảy các gián cách về văn hóa, dân tộc và biên giới không gianthời gian.
(Xem: 2732)
Phân hóa là một hiện tượng tất yếu trong cuộc sống. Phân hóa để tăng trưởng, phân hóa để phát triển, phân hóa để hủy diệt, phân hóa để biến thái…
(Xem: 5216)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 3873)
Cuộc sống trôi nhanh về phía cái chết, như điệu nhảy của vũ công, tia chớp trên bầu trời, hay dòng thác đổ
(Xem: 3846)
Bốn chân líchân lí về khổ, về nguồn gốc, về diệt tận và về đạo lộ.
(Xem: 3211)
Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
(Xem: 4141)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ.
(Xem: 5048)
Thế giớichúng ta đang sống là thế giới của dục vọng. Mọi chúng sanh được sinh ra và tồn tại như là một sự kết hợp của những dục vọng.
(Xem: 3518)
Tất nhiên đã làm người thì phải chịu khổ đau nhiều hay ít tùy thuộc vào trạng thái tâm lý, sự cảm thọnhận thức của mỗi người.
(Xem: 6748)
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có một dòng tộc huyết thống, người đời thì có huyết thống gia đình, người xuất gia thì có huyết thống tâm linh.
(Xem: 3970)
Trong kinh Phật dạy, “cái khổ lớn nhất của con người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm con trâu, con bò, kéo cày, kéo xe, chưa chắc là khổ;
(Xem: 3221)
Nói “thời chiến” nơi đây là nói về thời Đệ Nhị Thế Chiến. Có một phần chưa được khảo sát tận tường, chưa được biết rộng rãi trong lịch sử Đạo Phật tại Hoa Kỳ: đó là một thời chiến tranh trong thế kỷ 20
(Xem: 3105)
Con người luôn luôn bị cái tôi và cái của tôi thống trị, do đó đời sống của nó bị giới hạnđè nặng bởi cái tôi và cái của tôi.
(Xem: 2967)
Bà La Môn Giáo là một Đạo giáoxuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử.
(Xem: 5867)
Tưởng tri, thức tri và tuệ tri được đức Phật chỉ ra nhằm mục đích phân biệt rõ các cấp độ nhận thức về sự vật hiện tượng.
(Xem: 4636)
Đức Phật không phải là một nhà chính trị theo nghĩa cổ điển, càng không phải là một nhà cách mạng hiểu theo phong cách của chữ nghĩa hôm nay.
(Xem: 3501)
Cái gì chưa biết, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa học, gặp lần đầu thấy cũng lạ. Cái gì chưa biết nói, học nói lần đầu thấy cũng lạ...
(Xem: 2900)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thậ ….
(Xem: 3314)
Thời nào cũng vậy, xã hội luôn có những biến đổi và khủng hoảng, chính sự đổi thay giúp điều mới mẻ ra đời hoặc phải diệt vong, như một hệ quả duyên khởi.
(Xem: 4431)
Tại Việt Nam, đại đa số các Chùa Bắc Tông đều có Tổ đường để phụng thờ chư liệt vị Tổ sư, Tổ khai sơn ngôi chùa đó và chư hiền Thánh Tăng.
(Xem: 5725)
Phật cũng nhắn nhủ: “Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác.
(Xem: 6641)
Ở cấp độ đầu tiên của tu tập, trong bản chất con người, việc dâm dục sẽ bắt nguồn cho việc luân hồi (saṃsāric),
(Xem: 3728)
Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao?
(Xem: 4541)
Phật Giáo - Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống - Đức Đạt Lai Lạc Ma đời thứ 14, Ni sư Thubten Chodren
(Xem: 4614)
Nhận thức luận trongTriết học cổ điển Ấn-độ và trongTriết học Phật giáo - Gs Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3975)
Kinh Phật dạy có nhiều cách giải nghiệp. Sau đây là trích dịch một số kinh liên hệ tới nghiệp và giải nghiệp.
(Xem: 3410)
Hoàng đế A Dục chấp nhậnquốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phươngcuối cùng trở thành tôn giáoảnh hưởng nhất trên thế giới.
(Xem: 4628)
Sự kiện cho kinh này, nói ngắn gọn, theo luận thư, là vì: thành phố Vesali bị nạn dịch, gây chết chóc, đặc biệt với người nghèo. Vì xác chết nằm la liệt, các vong hung dữ bắt đầu quậy phá thành phố...
(Xem: 6055)
Nhiều Phật tử tuy nói là tu theo Đại thừa nhưng thật ra rất ít người biết rõ tông chỉ của Đại thừa hoặc chỉ biết sơ sài, nên việc tu hành không đạt được kết quả.
(Xem: 5847)
Trong các kinh điển có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng chữ Niết Bàn (Nirvana) không ngoài những nghĩa Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng),
(Xem: 3640)
Nói đến giáo dục chính là xu hướng vươn lên của con người trong lý tính duyên sinh, nhằm đạt thành chân - thiện - mỹ cho cuộc sống chung cùng
(Xem: 4692)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 4461)
àm thế nào để các lậu hoặc đoạn tận lập tức? Nghĩa là, không cần trải qua thời gian. Cũng không cần tu Tứ niệm xứ hay Tứ thiền bát định.
(Xem: 4531)
Các pháp không tự sinh Cũng không do cái khác sinh. Không do sự kết hợp cũng chẳng nhân nào sinh. Tất cả đều vô sinh.
(Xem: 4271)
Tới cuối kinh này, Đức Phật dạy về pháp Niết Bàn tức khắc, ngay trong hiện tại, giải thoát ngay ở đây và bây giờ.
(Xem: 4601)
Tôn giáo nào cũng có những nhà truyền giáo, phát nguyện rao giảng những điều mà họ tin là mang đến hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 8220)
Ấn-độ là một bán đảo lớn ở phía Nam Châu Á. Phía Đông-Nam giáp với Ấn-độ dương (Indian Ocean), phía Tây-Nam giáp với biển Á-rập ( Arabian Sea).
(Xem: 3926)
Nguyên bản: The Inner Structure, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D., Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5725)
Thái tử Siddharta Gautama là người đầu tiên đã nghĩ rằng Ngài đã đạt được Giác ngộ. Ngài đã trở thành vị Phật lịch sử. Rồi Ngài đã đem những điều mình giác ngộgiáo hoá cho chúng sanh.
(Xem: 5206)
Căn Bản Hành Thiền - Bình Anson biên dịch 2018
(Xem: 6853)
Luận Duy thức tam thập tụng này được viết với mục đích khiến cho những ai có sự mê lầm ở trong nhân vô ngãpháp vô ngã mà phát sinh ...
(Xem: 6182)
Ba địa mỗi địa mười, Năm phiền não, năm kiến, Năm xúc, năm căn, pháp, Sáu: sáu thân tương ưng.
(Xem: 5998)
Bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại;thuộc nội phần hay ngoại phần, thô hay tế, hạ liệt hay thắng diệu, xa hay gần, mà dồn chung lại, tổng hợp thành một khối. Gọi chung là sắc uẩn.
(Xem: 5806)
Kính lễ Nhất thiết trí, Vầng Phật nhật vô cấu, Lời sáng phá tâm ám Nơi nhân thiên, ác thú.
(Xem: 6296)
Trong cách nghĩ truyền thống, Tứ Thánh đế (Cattāri Ariyasaccāni) được xem là bài pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển pháp luân độ năm anh em Kiều-trần-như.
(Xem: 6790)
Suốt kinh Pháp hội Pháp giới Thể tánh Vô phân biệt, Bồ tát Văn-thù-sư-lợi là người thuyết pháp chính, Đức Phật chỉ ấn khả và thọ ký...
(Xem: 4977)
An cư” là từ không còn xa lạ đối với tín đồ Phật giáo; tuy nó không có nghĩa “an cư lạc nghiệp” của đạo Nho, nhưng khía cạnh nào đó, “lạc nghiệp” mang nghĩa...
(Xem: 5573)
Trung luận, còn gọi là Trung quán luận, bốn quyển, Bồ-tát Long Thọ trước tác kệ tụng, ngài Thanh Mục làm Thích luận, được dịch ra chữ Hán ...
(Xem: 6396)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào?
(Xem: 3791)
Trước tiên là về duyên khởi của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Theo truyền thuyết, Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
(Xem: 5423)
Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy.
(Xem: 10476)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant