Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phật Giáo Ứng Dụng

03 Tháng Mười 201000:00(Xem: 5886)
Phật Giáo Ứng Dụng

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI
Nhiều Tác Gỉa - Diệu Ngộ - Mỹ Thanh & Diệu Liên - Lý Thu Linh dịch
Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn 2009

PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG

08 MỘT ĐỜI SỐNG CÓ Ý NGHĨA 
Lama Zopa Rinpoche

Lama Zopa Rinpoche sinh năm 1946 ở Thami, trong vùng núi Everest của Nepal, không xa hang Lawudo, là nơi mà bậc tiền bối của Ngài, Lama Thubten Yeshe, đã thiền định trong suốt 20 năm cuối đời. Lama Zopa Rinpoche là vị lãnh đạo tâm linh của Tổ Chức Bảo Tồn Truyến Thống Đại Thừa (Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition) và coi sóc mọi hoạt động nơi đó.
Lama Zopa Rinpoche là một vị thầy khả kính đã dạy về con đường giải thoát cho hàng ngàn người, và có trên trăm người đã trở thành tu sĩ
“Mỗi ngày hãy tu tập hạnh Bồ tát. Người đời không thể nhìn thấy được tâm bạn, cái họ có thể thấy được là sự thể hiện của hành động và lời nói nơi thân bạn. Hãy canh giữ chúng như thể bạn là người gác cửa, người bảo vệ, hay như thể bạn là cha mẹ chăm sóc cho con, hoặc là người thầy và tâm bạn chính là đệ tử của mình”.
Lama Zopa Rinpoche

Một điều rất quan trọng mà chúng ta trong lúc được thân người nên ráng thực hành, đó là: ráng tu tập để được an bình trong tâm trí

Điều hiển nhiênhạnh phúc không tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài. Chúng ta có thể trắc nghiệm được điều này ngay trong cuộc sống hiện tại.

Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc không những từ những điều kiện bên ngoài mà còn cần đến những điều kiện ở bên trong. Nếu những điều kiện bên ngoài có thể cho chúng ta một hạnh phúc miên viễn, thì những người giàu có chắc hẳn được nhiều an lạc; và những ai không giàu sẽ không sung sướng hay hạnh phúc. Nhưng cuộc sống cho thấy rằng: có bao người sống rất hạnh phúc nhưng chẳng giàu; trong khi bao kẻ giàu sang lại đau khổ

Chẳng hạn ở Ấn Độ, có rất nhiều nhà thông thái, nhiều đạo sĩ cao thâm, và bao Phật tử sống một cuộc đời rất khiêm nhường nhưng đầy an lạc. Lúc mà họ hạnh phúc nhất là lúc mà họ từ bỏ sự chạy theo cái tâm lăng xăng lộn xộn. Sự từ bỏ ngã mạn, giận dữ, si mê, bám víu, v...v... Càng xa lánh những thứ này thì trong tâm họ càng an lạc

Những đạo sĩ nổi tiếng như Naropa của Ấn Độ và Milarapa của Tây Tạng, chẳng có gì hết nhưng tâm hồn họ tràn đầy an lạc. Họ đã từ bỏ cái tâm lăng xăng, nguyên nhân của những đau khổ

Chính sự giải thoát, giác ngộ đã đem hạnh phúc lại cho họ. Như Milarapa, có lúc nhịn ăn cả nhiều ngày, sống trong hang đá, nhưng vẫn được xem là người hạnh phúc nhất trần gian. Bởi vì ông đã từ bỏ ba thứ độc: tham, sân, si; và do đó được an lạc, hạnh phúc. Khi mà cái tâm lăng xăng lộn xộn không còn nữa, thì hạnh phúc, an lạc hiện hữu

Nếu hạnh phúc tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài thì những nước giàu có như Mỹ chắc hạnh phúc lắm lắm. Bao người cố gắng bắt chước Mỹ quốc vì nghĩ rằng giàu như thế mới hạnh phúc. Riêng tôi nhận thấy rằng tôi tìm được an lạc nơi những quốc gia thiên về tâm linh như Ấn Độ và Nepal. 

Ở những quốc gia này, người ta dễ tìm được an lạc. Vì Ấn Độ là một nước tâm linh, nên ta dễ tìm được sự bình an nơi tinh thần. Khi mà bạn nhìn thấy những xã hội vật chất và những người sống trong xã hội đó, tinh thần bạn rất dễ bị dao động. Khi mà vật chất bành trướng thì con người càng lúc càng bận rộn và nhiều vấn đề bắt đầu xuất hiện. Con người không còn thời gian để nghỉ ngơi, người ta bận rộn, lo lắng, và bất an. Nếu hạnh phúc hoàn toàn tùy thuộc vào những yếu tố bên ngoài, thì những đất nước dư ăn dư mặc như Thụy Sĩ hay Mỹ đã thực sự được an lạc, hạnh phúc; họ đã không cãi nhau, đánh nhau, và không có bạo động. Nhưng sự thực không phải vậy. Như thế có nghĩa là có điều gì đó thiếu sót
Chứng tỏ rằng họ đã sơ sót trong việc tìm kiếm hạnh phúc

Về phương diện vật chất, những nước Âu, Mỹ là hàng đầu thế giới, nhưng có biết bao là vấn đề đang tiếp tục hủy hoại sự an lànhhạnh phúc của họ. 

Họ đã thiếu sót cái gì? Thưa, đó là sự trau dồi bản tâm

Họ đã lo chạy theo những thứ bên ngoài và quên mất bản tâm, quên trau dồi mặt tinh thần. Những nước Tây phương tiến triển rất nhanh về mặt vật chất; nhưng vì mải lo bên ngoài mà họ quên hẳn sự phát triển về mặt tâm linh

Sự phát triển vật chất tự nó không phải là không tốt, nhưng sự phát triển về tâm linh còn quan trọng gấp mấy lần. Hơn nữa sự phát triển về mặt bản tâmhiệu quả kiến tạo hạnh phúc lâu dài hơn hết. Bạn không thể nào tìm được an lạc khi mà bản tâm bạn bị bỏ quên. Khi mà lòng từ được tăng trưởng thì bạn dễ tìm được sự an bình trong tâm hồn. Làm sao có thể so sánh được sự giàu có vật chất với lòng từ bi bác ái, sự yêu thương, nhẫn nại, sự diệt trừ bạo động, và sự từ bỏ cái tâm lăng xăng lôn xộn. Cho dù bạn có một núi kim cương cũng không thể nào so sánh được với sự bình an trong tâm hồn. Kẻ sở hữu nhiều châu báu vẫn bị chi phối bởi sân hận, tham lam... Nếu có ai đó mắng họ, tức thì họ nổi giận và muốn chửi lại hay đánh lại. Một người biết tu tập thì không phản ứng như thế. Họ sẽ tự nói: "Kẻ kia mắng mình làm mình buồn khổ, và nếu mình mắng lại họ thì họ cũng sẽ buồn, sẽ khổ như mình. Vì đã biết tu tập từ tâm, nên không mắng chửi lại." Nếu biết nghĩ như thế thì sẽ không làm ai đau khổ. Khi mà bạn bè của tôi nói hay làm điều gì mà tôi không thích, sự khó chịu và bực bội bắt đầu nổi lên trong lòng, tôi muốn nói lại để làm cho họ đau; nhưng tôi tự chủ lại và tự ngẫm, "Tôi và họ đều muốn tránh đau khổ và mong hạnh phúc. Thế thì tôi không nên nói hay làm những điều gây buồn phiền cho họ. Đó là tôi tu." Nhờ nghĩ như thế, cơn giận liền tan biến như bọt nước bong bóng. Ban đầu bong bóng tựa như là một khối đá rắn chắc, nhưng thình lình nó tan biến. Lúc đầu tựa như là chúng ta không thể thay đổi được quan niệm, nhưng nếu biết áp dụng phương pháp đúng cách, thì cơn giận tức khắc tan biến như bọt bong bóng nước. Đâu còn điều gì để mà tức giận nữa. 

Bạn nên tập kiên nhẫn, đừng để cho cơn giận bốc lên, nhớ rằng cơn giận làm cho tâm trí bất an, hủy hoại sự thanh bình của chính bạn và luôn cả những người chung quanh cũng bị vạ lây. Cơn giận làm mặt chúng ta xấu đi. Không cần biết bạn đẹp như thế nào, một khi cơn giận xuất hiện thì cho dù có điểm trang khéo đến đâu, bạn cũng không thể che giấu được sự xấu xí, hằn học trên gương mặt. Bạn có thể nhận diện được sự giận dữ trên khuôn mặt mọi người. Bạn sẽ sợ hãi khi mà phải đối diện với một kẻ đang sân hận. Khuôn mặt họ lộ vẻ dữ tợn, đó là phản ảnh của sự tức giận từ bên trong. Đó là một năng lượng có những rung động rất xấu, chúng ta nên từ bỏ nó. Vì sân hận làm cho mọi người bất an và mất hạnh phúc. Sự thực hành đúng chánh pháp, sự thiền định đem lại lợi ích cho mọi người. Sự thiền định giúp cho chúng tamọi người chung quanh được an lạc. Một hành động đúng theo chánh pháp làm lợi ích cho mình, cho người. Như tôi đã nói ở trên, sự nhẫn nại quý giá gấp triệu lần núi kim cương. Làm sao có được sự bình an của tâm hồn nếu chỉ lo góp nhặt kim cương? Bạn còn có thể bị nguy hiểm đến tánh mạng nếu có quá nhiều kim cương. Không thể nào chúng ta có thể so sánh được sự tốt lành của bản tâm với sự sung mãn về vật chất

Mọi người trong chúng ta đều muốn an vui, hạnh phúc; do đó chúng ta phải thực hành chánh pháp. Thực hành chánh pháp cho đúng nghĩa không phải là tụng kinh nhiều, lễ lạy luôn luôn và mặc áo tràng. Thực hành chánh pháp là làm tăng trưởng tâm hồn, làm cho cái tâm được trong sạch hơn... Chúng ta có rất nhiều những nhân tố xấu bên trong như: tâm lăng xăng lộn xộn, si mê, ngu dốt, sân hận... và những nhân tố tốt bên trong như: tình thương, lòng bác ái, v.v... Chúng ta ai ai cũng có sẵn những nhân tố tốt cũng như xấu. Thực hành chánh pháp là làm tăng trưởng những cái tốt, diệt trừ những cái xấu. Đây là một cách thực hành chánh pháp mà ta nên tu tập. Có rất nhiều cấp bậc đau khổ, vì vậy chúng ta cần sự bảo vệ tối đa cho chính mình. Chánh pháp như là một sợi dây thừng được quăng ra cho ai đó đang sắp rơi vào vực thẳm. Chánh pháp bảo vệgiữ gìn một người, không cho họ rơi vào những thế giới đau khổ - thế giới của địa ngục, ngạ quỷsúc sanh. Hơn nữa, chánh pháp bảo giúp chúng ta không rơi vào ba đường ác khi chúng ta còn trong vòng sinh tử luân hồi. Chánh pháp giúp chúng ta phân biệt được chính tàbảo vệ chúng ta cho đến lúc chúng ta đạt giải thoát, được giác ngộ thành Phật; và sự an lạc tối thượng là đây. Cái chết được tiếp nối ở một giai đoạn gọi là "trung ấm" (Bardo-Tây Tạng), sau giai đoạn này chúng ta thác sanh một trong sáu thế giới - Thọ sanh, sống, chết, giai đoạn trung ấm, và đầu thai. Đây là một chu kỳ không ngừng nghỉ, chúng ta chạy quanh, lặp đi lặp lại những kinh nghiệm buồn vui lẫn lộn, vì nhận thức sai lầm

Khi chúng ta thực hành chánh pháp, chánh pháp bảo vệ và dẫn dắt chúng ta khỏi những lầm lẫn tai hại khi ta còn trong vòng sinh tử. Chánh pháp có nhiều trình độ, và luôn dẫn dắt, bảo vệ những ai thực hành nghiêm chỉnh. Cơ thể và tâm trí của chúng ta luôn làm chúng ta đau khổ. Tại sao như vậy? Bởi vì tâm trí chúng ta chưa được giải thoát khỏi vô minh. Và khi còn vô minh thì tâm trí và cơ thể đều chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Cơ thể chúng ta "khổ" khi bị nóng quá, lạnh quá, đói khát, sanh, bịnh, già, chết, v.v... 

Còn có thân, thì chúng ta còn chưa thoát được những nỗi khổ này. Những hạt giống đau khổ đã nằm sẵn ở trong mỗi chúng ta. Sự luân hồi sinh tử của chúng tado nơi thân này, tâm này. Thân và Tâm này luôn làm chúng ta lo lắng và không bao giờ để cho chúng ta yên tịnh. Thân và Tâm cộng thêm Vô Minh, và bắt đầu từ đó là Nghiệp được tạo ra, rồi Nghiệp đó lại dẫn dắt chúng ta đi trong vòng luân hồi

Luân hồi là một vòng tròn như bánh xe. Nó quay như thế nào? Những hợp thể, thân và tâm, tiếp tục từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Những kết tập của kiếp trướckiếp sau liên tục, không gián đoạn. Chúng tạo ra một vòng tròn tiếp nối, giống như là người đi xe đạp vậy. 

Bản ngã cũng thế. Nó dắt chúng ta chạy quanh từ kiếp sống này sang kiếp sống kế tiếp; đầu thai trở lại theo nghiệp lực đã gieo. Cái nghiệp mà ta đã tạo ra nơi thân và tâm. Dựa vào những dự kiện đã huân tập mà ta thọ thai nơi cõi người, súc vật, trời hay địa ngục... Những hợp thể đưa dẫn chúng ta đi chẳng khác nào con ngựa chở người cỡi nó. 

Từ vô thỉ đến nay, trải qua bao nhiêu kiềp sống, chúng ta đã không tu tập để tự giải thoát khỏi những phiền não, nghiệp lực. Do đó, thân và tâm chúng ta lúc nào cũng trong vòng đau khổ, luôn lặp đi lặp lại những lỗi lầm đã vấp phải. Nếu chúng ta thoát được phiền não thì không khi nào chúng ta lại lặp lại những đau khổ đã trải qua

Một khi mà giải thoát được khỏi vòng sinh tử, tức là khổ đau chấm dứt. Khi không phải trở lại mang thân sinh tử thì đâu cần phải có nhà cửa, quần áo, thức ăn, và những nhu cầu cần thiết khác. 

Đâu có lý do gì để lo lắng, sắm sửa, góp nhặt của cải, chạy theo danh lợi để có cả trăm bộ quần áo, mặc vào những dịp khác nhau, để có cả trăm đôi giầy, làm việc đầu tắt mặt tối v...v... 

Không có thân thì đâu có những vấn đề này. 

Nhưng vì có thân này mà phải lao tâm, lao lực suốt cuộc đời, từ lúc "mang thân" cho đến lúc "bỏ thân"; cũng chỉ lo có bấy nhiêu. 

Lạt ma Tsong Khapa, một đạo sư Tây Tạng, được tôn sùng như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi (Manjushri), vị Bồ tát của Trí Tuệ, trên bước đường tu tập có viết như sau: "Nếu một người không bao giờ nghĩ đến sự tiến hóa trong vòng luân hồi, thì không khi nào họ có thể cắt đứt được gốc rễ của sinh tử." 

Ví như một người hay bệnh vì ăn những thức ăn không hợp với thể tạng của họ; nếu anh ta không chịu để ý để tránh, mà cứ ăn hỗn tạp thì cho dù có uống bao nhiêu thuốc cũng sẽ không khỏi bệnh. 

Cũng như vậy, nếu chúng ta không chịu tìm hiểu đường đi nước bước của vòng luân hồi, thì làm sao chúng tathể đạt được Niết Bàn

Muốn chứng đạt Niết Bàn phải cắt gốc sinh tử. Muốn thành công trong việc cắt gốc sinh tử thì phải biết tu tập theo chánh pháp. Có nghĩa là chúng ta phải nhận diện được sự vận hành của vòng luân hồi, những nguyên nhân nào đã đưa chúng ta vào vòng sinh tử. Nhờ hiểu rõ ngọn ngành, chúng ta có thể thực hiện được những điều cần thiết để thoát vòng sinh tử

Lạt ma Tsong Khapa tóm tắt như sau: "Tôi là một đạo sĩ đã thực tập như vậy để được giải thoát; và tôi yêu cầu tất cả những ai đang trên đường giải thoát nên thực tập y như vậy." Vị đạo sư này đã giải thoát và khuyên chúng ta nên thực tập như người. 

Điều quan trọng trước tiênchúng ta phải có ước muốn được thoát khỏi luân hồi; kế đến là nhận diện luật tiến hóa trong vòng sinh tửcuối cùng thì cắt gốc sinh tử

Để hiểu rõ về sự tiến hóa của chu trình sinh tử, chúng ta phải hiểu cặn kẽ về mười hai mắt xích, và những căn nguyên của chúng phụ thuộc lẫn nhau

Mười hai mắt xích này là nguyên nhân dẫn chúng ta chạy quanh vòng sinh tử. Trong quá khứ, vì Vô Minh che đậy, chúng ta tích lũy Nghiệp để rồi thọ sanh ra thân này. Trong cơn hấp hối, một tích tắc trước khi lìa đời, chúng ta còn bám víu, không muốn bỏ cái thân, không muốn chết ... Khi sang qua thân trung ấm, và kế đến là vào bào thai mẹ. Trứng lớn dần và những cảm giác bắt đầu tăng trưởng. Sau đó, là sự xúc chạm, phản ứng của những cảm thọ xuất hiện. Thế là sự đầu thai bắt đầu... cho đến lúc chúng ta già... và những gì còn lại chỉ là kinh nghiệm của cái chết. 

Trong cuộc sống hiện tại không có an lành; từ lúc sanh ra cho đến lúc chết, chúng ta luôn luôn phải chịu đau khổ: đau đớn lúc chào đời, không hài lòng với hoàn cảnh, gặp cảnh trái ngang, có nhiều lo lắng, sợ phải xa lìa người thân, sợ mất của, sợ bệnh hoạn, sợ tuổi giàsợ chết

Tất cả những vấn đề này là đều từ nơi nghiệp lực mà ra. Nghiệp có được là từ vô minh. Bởi thế cái gốc rễ của vòng sinh tử đều bắt đầu từ Vô Minh. Sự vô minh bắt đầu bằng cái "TA”. Cái bản ngã này không có thật. Nhưng vì vô minh, chúng ta xem nó là thật, là thật hiện hữu. Vô Minhnguyên nhân của tất cả khổ đau. Chúng ta chỉ được Niết Bàn khi mà phá bỏ được Vô Minh - gốc rễ của sinh tử. Nếu không nhổ được gốc Vô Minh, thì sẽ không có Niết bàn. Muốn được Niết Bàn phải nhổ gốc sinh tử, do đó chúng ta phải thực hành theo Chánh pháp. Một khi gốc sinh tử được cắt đứt thì Niết Bàn hiện tiền. Nhưng mà một khi đạt được giải thoát, ta phải nghĩ đến những chúng sinh khác, trong đó có cha mẹ, anh chị em trong nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta

Không có một chúng sanh nào không tử tế với chúng ta dù trong kiếp này hay kiếp khác. Ngay trong hiện tại, ít nhiều hạnh phúc của chúng ta đều tùy thuộc vào sự tử tế của những người chung quanh. Không hẳn chỉ có loài người, mà còn có những chúng sanh khác bị giếtchúng ta, và một số còn làm việc cực nhọc để cho chúng ta được sung sướng. Chẳng hạn muốn có lúa gạo, một số côn trùng bị giết, một số người phải làm việc dưới ánh nắng gay gắt, v...v... Do đó sự sung sướng hàng ngày của chúng ta luôn tùy thuộc vào sự tử tế của các chúng sanh khác. Được làm người, đây là cơ hội để chúng ta trả những ơn đó. Những con vật thì ngu dốt và không hiểu chánh pháp. Chúng ta làm người có được cơ hội để học tập và khi đạt giác ngộ thì chúng ta giúp những chúng sanh này được giải thoát. Chúng ta nên suy ngẫm như sau: "Tôi nên ráng tu tập đạt đạo giải thoát để làm lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh đã tử tế với tôi, và giúp đỡ tôi rất nhiều. Những chúng sanh này đang đau khổ, trong đó biết đâu lại chẳng có cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi. Là con, tôi phải có bổn phận giúp đỡ... Con đường chánh pháptâm từ. Và tâm từ rộng lớn là tâm Bồ Tát, với ý nghĩ muốn thành Phật để độ chúng sanh thoát khổ. Và đây là tâm từchúng ta nên phát triển. 

Mỹ Thanh dịch

(Bài giảng này được Nicholas Ribush và Glenn H. Mullin ghi lại ở Tushita vào ngày 4, tháng 7, năm 1979).

09 CÓ KHỔ MỚI BIẾT TU
Upasika Kee Nanayon

Cư sĩ Upasika Kee Nanayon, sinh năm 1901, là một trong những vị nữ giảng sư nổi tiếng ở Thái thời hiện đại. Bà đã xây một trung tâm tu tập cho nữ tu/cư sĩ trên một ngọn đồi ở tỉnh Rajburi, phía tây Bangkok, nơi bà đã sống cho đến lúc mất vào năm 1978. Các bài giảng của bà đã được Đại đức Thanissaro dịch ra tiếng Anh, trong quyển “Thanh Tịnh Và Giản Đơn” (Pure and Simple, NXB Wisdom Publications).

Những người nằm bịnh thật may mắn vì họ có cơ hội không phải làm gì ngoài việc quán sát cái đau, nỗi bứt rứt. Tâm họ không vướng bận gì khác, không cần phải đi đâu, làm gì. Họ có cơ hội để luôn quán sát cái đau - và để luôn buông cái đau đó.

Quán sát sự thay đổi, sự bứt rứtvô ngã tưởng (trong Phật giáo, là ba dấu ấn của sự hiện hữu - anicca, dukkha và anatta - thường được biết như là vô thường, khổ và vô ngã) khi chúng ở kề cận bên bạn khi bạn đang nằm bịnh ở đây, là rất hữu ích. Chỉ cần nhớ đừng nghĩ bạn là cái đau. Chỉ cần nhìn các hiện tượng tự nhiên của các sự kiện sinh tâm lý khi chúng khởi lên rồi qua đi. Chúng không phải là bạn. Chúng cũng không thực là của bạn. Thực sự, bạn đâu có quyền kiểm soát đối với chúng.

Hãy quán sát chúng! Thật ra bạn kiểm soát được chúng tới đâu? Bất kể thân bạn đang có bịnh gì, điều đó không quan trọng. Quan trọng là cái bịnh trong tâm. Thông thường ta không để ý đến sự kiện là ta có bịnh trong tâm –các căn bịnh của uế nhiễm, tham luyến. Chúng ta thường chỉ để ý đến những căn bịnh nơi thân, lo sợ tất cả mọi chuyện khủng khiếp có thể xảy đến cho thân. Các loại thuốc ta dùng để chữa bịnh cho thân chỉ có thể tạm thời trì hoãn bản án tử hình của ta. Ngay chính những người trong quá khứ không có bịnh hoạn gì cũng không còn với chúng ta nữa. Cuối cùng thì tất cả mọi người đều phải bỏ thân này. Khi tiếp tục quán tưởng như thế, bạn sẽ thấy sự thật của vô thường, khổ và vô ngã một cách trung thực ngay nơi bản thân, và bạn sẽ trở nên ngày càng nhàm chán với mọi thứ, từng bước từng bước.

Bạn phải quán sát cái đau của mình thật kỹ lưỡng để thấy rằng thật ra không phải bạn là cái đau. Căn bịnh đó không phải của bạn. Đó là căn bịnh của thân, căn bịnh của một hình thể vật lý. Hình thể vật lýsự kiện tâm linh phải thay đổi, bạn phải chú tâm vào chúng khi chúng xuất hiện, quán sát, theo dõi từng bộ phận nhỏ nhặt của chúng. Một sự hiểu biết tường tận về đặc tính của các hình thể vật lý và diễn biến tâm linh sẽ giải thoát bạn khỏi những khổ đau, căng thẳng.

Có những người, khi họ đang khỏe mạnh, an nhiên, bỗng đột ngột qua đời mà không biết điều gì đã xảy ra cho họ. Tâm họ hoàn toàn mờ mịt về chuyện gì đang xảy ra. Điều đó còn tệ hơn người nằm bịnh trên giường có thể dùng cái đau của họ như là một phương tiện để tu tập và phát triển tâm nhàm chán, không bám víu. Bạn không cần phải sợ hãi cái đau. Nếu nó đang ở đó, cứ để nó ở đó -nhưng đừng để tâm phải đau đớn theo nó.

Vì thế khi đau bịnh, bạn hãy tự coi mình may mắn. Nằm đó, đối mặt với căn bịnh, bạn có cơ hội để thực tập thiền minh sát trong từng phút giây. Không quan trọng là bạn đang ở nhà hay nằm viện. Đừng để tâm bạn phải quan tâm đến việc bạn đang ở đâu. Bạn không phải gán mình vào một nơi chốn nào. Chỉ cần nắm lấy cơ hội để quán sát các hiện tượng đến rồi đi.

Ta không thể ngăn cản nỗi đau hay niềm vui, ta không thể cấm tâm phán đoán sự việc, hình thành tư duy, nhưng ta có thể sử dụng chúng theo một hướng khác. Nếu tâm dán nhãn cho cái đau và nói, ‘Tôi đau,’ ta phải xem xét sự gán ép đó kỹ lưỡng, quán sátcho đến khi bạn nhận ra được cái sai của nó: cái đau đó không thật sự là ta. Nó chỉ là một cảm giác phát khởi rồi qua đi, chỉ có thế.

Quán sát bất cứ những gì phát khởi - một cảm giác, một cảm xúc, một tư tưởng - và rồi hãy để nó qua đi mà không chấp, không bám víu vào đó. Bắt đầu bằng cách thực tập kiềm chế tâm, chú tâm ghi nhận, quán sát những biểu hiện của sự căng thẳng, đớn đau. Tiếp tục thực tập cho đến khi tâm có thể duy trì thái độ đó trong trạng thái trống không rõ ràng của tâm. Nếu bạn có thể thực hành viên mãn điều đó, thì sự giải thoát cuối cùng của cái đau sẽ xảy ra ngay tại đó, ngay tại nơi cái tâm trống rỗng.

Hãy giữ chánh niệm về cái đau ngay ở nơi mà trạng thái đó chỉ là một cảm giác trong thân. Nó có thể là cái đau ở thân, nhưng không cần thiết phải là cái đau của tâm. Trước hết hãy bảo vệ tâm, hãy buông bỏ mọi thứ, rồi hướng vào bên trong tìm cái phần sâu thẳm, tận cùng nhất của chánh niệm và trú ngay tại đó. Ta không cần phải liên can đến cái đau ở bên ngoài, ngay nếu như chúng dường như quá sức chịu đựng của ta. Hãy tìm cho được những khía cạnh sâu thẳm của tâm, lúc đó ta có thể để mọi thứ khác qua một bên.

Nếu cái đau là loại bạn có thể quán sát, thì hãy cố gắng quán sát nó. Tâm sẽ ở trạng thái trung tính bình thường, an tĩnh với tánh không bên trong nó, quán sát cái đau khi nó chuyển đổi, rồi qua đi. Nếu quá sức đau đớn, thì quay lại, trở vào bên trong, vì nếu bạn không thể kiểm soát cơn đau, thì tham sẽ khởi dậy chen ngay vào, với ý muốn xua đuổi cái đau để tìm sự dễ chịu. Và nó cứ chồng chất, nối tiếp nhau, khiến tâm ở trong trạng thái hoảng loạn cùng cực. Nếu cái đau đột ngột, cao độ, lập tức quay trở lại, tập trung sự chú ý vào tâm. Ta không muốn dây dưa với thân và cái đau. Tập trung trú vào điểm sâu thẳm của chánh niệmĐạt đến chỗ bạn có thể thấy được trạng thái tâm thanh tịnh, không đau đớn theo cái đau ở thân, và duy trì trạng thái tâm luôn sáng suốt.
Một khi tâm luôn sáng suốt, thì dầu thân đang đau đớn bao nhiêu, đó cũng chỉ là các hiện tượng tâm sinh lý. Tuy nhiên tâm không liên can. Nó để mọi thứ sang một bên. Nó buông xả.

Bạn phải tiếp tục thực tập như thế không ngừng nghỉ. Khi nào cái đau khởi lên, không kể mức độ đau, đừng gán ép cho nó là gì hay dành cho nó một ý nghĩa nào. Ngay nếu như có sự dễ chịu phát khởi, cũng đừng bám vào sự dễ chịu đó. Cứ tiếp tục buông nó đi, thì tâm cũng được nhẹ nhàng – thoát khỏi mọi bám víu hay chấp vào ‘ngã’ trong từng phút giây. Bạn phải luôn dồn hết sức chánh niệmnăng lực vào sự thực tập này.
Bạn phải coi như mình may mắn được nằm bịnh ở đây, để quán sát về cái đau, vì bạn có cơ hội để phát triển đến con đường hoàn toàn tỉnh thức, đạt được tri kiếnbuông xả tất cả. Không ai có cơ hội tốt hơn những gì bạn hiện đang có. Một người nằm bịnh trên giường có cơ hội để phát triển tri kiến với từng hơi thở vào ra. Điều đó chứng tỏ bạn đã không uổng phí kiếp người của mình, bạn biết thế, vì bạn đang thực hành những lời dạy của Đức Phật cho đến độ bạn có thể đạt được sự hiểu biết rõ ràng về bản chất chân thực của sự vật.

Người ta thuờng suy gẫm về sự chóng qua của cuộc đời khi nó liên hệ đến người khác, khi ai đó bị bịnh, hay chết, nhưng họ rất ít khi suy gẫm về sự chóng qua của cuộc đời chính mình. Hoặc nếu có, thì việc đó cũng chỉ xảy ra trong thoáng chốc, sau đó họ quên ngay tất cả, lại hoàn toàn đánh mất mình trong những vấn đề khác. Họ không đem những sự thật này vào bên trong để suy gẫm về những sự vô thường đang xảy ra với chính họ trong từng phút giây.

Thiền quán không phải là một việc mà bạn có thể lấy một hay hai tháng nghỉ để dự một khóa tu chuyên sâu. Đó không phải là sự thực hành đúng. Nó không thể so sánh với những gì bạn đang làm hiện giờ, quán sát cái đau cả ngày mỗi ngày và cả đêm, trừ lúc ngủ. Khi cái đau thật trầm trọng, nó càng tốt hơn cho sự hành thiền của bạn vì nó cho bạn cơ hội để biết một lần cho tất cả vô thường là gì, căng thẳng, khổ đau là như thế nào, sự bất lực của bạn ra làm sao.

Thiền quán không phải là việc bạn đợi đến lúc chết hay sắp chết mới bắt đầu. Đó là việc bạn chỉ phải tiếp tục thực hành, tiếp tục ‘minh sát’. Khi căn bịnh thuyên giảm, bạn cũng phải ‘minh sát’ nó. Khi nó trở nặng, bạn cũng ‘minh sát’ nó. Bạn cứ tiếp tục phát triển tri kiến như thế, tâm sẽ chế ngự được sự tăm tối, vô minh của nó. Nói cách khác, những thứ như tham dục, uế nhiễm sẽ không còn dám phiền rộn đến tâm như chúng vẫn thường làm trong quá khứ.

Khi tâm trở nên thức tỉnh với mọi thứ, bước kế tiếpquán sát tâm một cách khéo léo để xem nó trở nên trống rỗng như thế nào, xuyên suốt cho đến khi không còn tư tưởng nào bày trò gì, không có sinh, không có diệt, không có biến đổi gì cả.

Vì thế hãy chú tâm vào, quán sát ngay nơi ấy, ngay nơi tâm, ngay nơi thức, và hãy để chỉ có cái biết của việc buông bỏ cái biết (the knowing that lets go of knowing). Điều này có nghĩa là bạn sẽ buông bỏ cho đển chỗ tâm thức không còn đặt tên, dán nhãn hiệu cho chính nó. Sẽ không còn phân biệt tốt, xấu hay bất cứ thứ gì. Tính nhị nguyên cũng không còn ảnh hưởng gì. Nhưng vì điều này nẳm ở một mức độ sâu hơn, bạn cần phải chắc rằng sự nhận thức của bạn thật sắc bén, tinh xảo. Phải chắc chắn rằng sự nhận thức bén nhạy này được duy trì liên tục. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn không còn bám víu vào các nhãn hiệu, các ý nghĩa; các suy nghĩ về tốt hay xấu đều ngừng lại.

Do đó Đức Phật dạy chúng ta nên xem vạn pháp như không, như trống rỗng, đó là cách chúng ta nên nhìn sự vật. Pháp bảo ở ngay đây, trong thân và tâm của ta, chỉ là ta không nhìn ra được – hay nhìn một cách sai lạc. Nếu chúng ta nhìn sự vật với con mắt của chánh niệmtrí tuệ, thì còn gì có thể khiến ta khổ đau? Tại sao lại phải sợ đau, sợ chết? Nếu ta có thể hiểu rằng chính sự bám víu khiến ta khổ đau, thì tất cả việc ta cần làm là buông bỏ, và ta sẽ thấy được sự giải thoát khỏi khổ đau sẽ xảy ra như thế nào ngay trước mắt ta. 

(Dịch theo Tough Teachings To Ease The Mind,
Tricycle Spring 2005)

 

10 LỜI NÓI DỄ NGHE
Allan Lokos

Allan Lokos là một giáo sĩ đa tôn giáo, một người dạy thiền và một tác giả. Ông là người đồng sáng lập và là giám đốc của Cộng Đồng Hòa bình Và Tôn Giáo, đồng thời cũng là người sáng lập và là thầy điều hành của Trung Tâm Thiền Cộng Đồng ở thành phố New York.

Thực hành giới luật về lời nói của người cư sĩ, chúng ta có thể biết nói đúng thời, đúng việc.

Nhiều năm về trước, khi mới bắt đầu tin theo Phật giáo, tôi rất ngạc nhiên là việc thực hành ái ngữ, nói lời dễ nghe, rất được coi trọng. Đức Phật đã xem việc chúng ta tiếp xúc, trao đổi, nói năng với nhau rất quan trọng đến nỗi Ngài đã đặt chúng ngang tầm với những yếu tố quan trọng khác như chánh kiến, chánh tư duy, chánh mạng, chánh niệm, là những trụ cột trong Bát Chánh Đạo.

Đức Phật thấy rằng chúng ta luôn phải tham gia vào các mối tương quan, bắt đầu bằng mối tương quan quan trọng nhất: là mối tương quan với chính bản thân. Khi ngồi thiền, chúng ta có thể nhận ra cách chúng ta tự nói với mình như thế nào – đôi khi với lòng từ bi, đôi khi đầy phán xét hay thiếu kiên nhẫn. Lời nói của chúng ta là một phương tiện đầy sức mạnh, qua đó chúng ta có thể mang đến hạnh phúc hay tạo ra khổ đau.

Chánh ngữ bắt đầu bằng việc kiềm chế không nói dối, không nói lời xuyên tạc, thô tục hay cộc cằn. Chúng ta không nên dùng lời nói xúc phạm, chống đối, khiếm nhã hay thâm độc, mà cũng không nên tham gia vào những câu chuyện phiếm, mông lung hay ngồi lê đôi mách. Thực hành được như thế, ta chỉ còn những lời chân thật, tử tế, nhẹ nhàng, hữu ích và có ý nghĩa. Lời nói của chúng ta sẽ làm cho người nghe cảm thấy được an ủi, khuyến khích, phấn chấn, và chúng ta sẽ là niềm vui đối với mọi người chung quanh.

Cốt lõi của chánh ngữ là nói lời chân thật, nghĩa là ta cần tránh cả những lời nói dối mà ta nghĩ là vô hạiChúng ta cần nhận ra tính chất giả dối qua những hình thức như phóng đại, vô căn cứ, hay tự thổi phồng mình. Các loại tà ngữ này thường phát khởi từ nỗi lo sợ rằng tự bản thân chúng ta chưa đủ tốt – là điều không bao giờ đúng. Sự chân thật phải bắt đầu từ nơi bản thân chúng ta, vì thế thực hành chánh ngữ phải bắt đầu bằng việc chân thật với chính mình.

Đức Phật khuyên chúng ta không nên ngồi lê đôi mách (gossip), vì Ngài biết rất rõ những hậu quả tai hạità ngữ này có thể mang đến. Chuyện kể có một người sau khi thấy những tai hại của việc mình ngồi lê đôi mách chuyện người hàng xóm, đã đến cầu cứu một vị đạo sĩ. Vị đạo sĩ bảo người đó ra chợ mua một con gà mang về cho ông, nhưng khi đi trên đường hãy nhổ bỏ hết các lông gà. Khi người nọ trở về với con gà trụi lông, vị đạo sĩ bảo ông ta đi nhặt lại những lông mà ông đã thả bay đi. Người đó trả lời rằng điều đó khó thể thực hiệnhiện giờ có lẽ đám lông gà đã bay khắp xóm làng. Vị đạogật gù đồng ý, và người kia hiểu ra rằng: chúng ta khó thể lấy lại lời mình nói. Như thi sĩ Thiền Basho đã viết:

Chuông chùa đã lặng,
Mà tiếng ngân còn vang khắp đồi hoa.

Ngồi lê đôi mách (đàm tiếu) là nói về một người đang vắng mặt. Không kể là nói xấu hay tốt. Nếu chúng ta cần nói về một người không có mặt, hãy nói về họ như thể họ đang có mặt. Một hay hai lần trong năm, tôi thường dành ra một khoảng thời gian nhất định - một tuần hay một tháng - tôi thực hành không nói về bất cứ ai không có mặt. Tôi nhận thấy là mình đỡ mệt hơn, và cũng thấy thật phấn chấn. Mỗi lần như thế, tôi nhận thấy rằng hiệu quả của việc thực hành chánh niệm này còn ở mãi trong tôi nhiều tuần lễ, hay đôi khi nhiều tháng sau đó. Khi tôi bắt đầu muốn nói về ai đó, hình như có một tiếng còi báo động trong tâm: ‘Đừng nói chuyện người’.

Một lời khuyên về lời trêu chọc – Chớ nên làm! Việc trêu chọc (teasing) lúc nào cũng là nhắm vào một ai đó, và thường gây tổn thương cho người đó nhiều hơn ta tưởng. Nói ngắn gọn là việc trêu chọc, đùa cợt gây ra đau khổChúng ta nên dùng năng lực mà ta phí phạm vào việc chọc ghẹo để tạo ra một lời khen chân thành.

Chánh ngữ thường đi kèm với một kỹ năng giao tiếp khác là sự lắng nghe. Dầu lời nóivụng về đến đâu, người nói vẫn cố gắng chuyển đạt một điều gì đó. “Con ghét cha lắm!”, câu nói đó của một đứa trẻ đang trong cơn giận dữ, thực sự có ý nghĩa gì? “Từ ngày bạn có đôi, bạn không còn thời gian dành cho tôi nữa”, câu nói đó của một người bạn cũ hàm ý gì? Những lời hờn giận đó nhằm chuyển tải một ước muốn được quan tâm đến nhiều hơn. Khi chúng ta thực tập lắng nghe, hãy dành thời gian để thở, như thế chúng ta có thể tránh không phản ứng theo hoàn cảnh khiến khổ đau phát sinh, thay vào đó hãy phản ứng với lòng bi mẫn đối với những gì chứa đựng bên trong những lời cộc cằn đó. Chúng ta có thể vỗ về đứa trẻ bằng tình thương của mình hay khẳng định với bạn ta rằng anh/chị ấy vẫn quan trọng đối với ta và ta sẽ dành nhiều thời gian cho họ hơn.

Nhiều lúc chính sự im lặng thanh cao (noble silence) là lời nói tốt đẹp nhất. Vài năm trước tôi có hướng dẫn một đạo tràng hằng tuần. Một quy ước của đạo tràng là không ai được có ý kiến về những điều mà một thành viên khác trong đạo tràng đã nói trong lúc thảo luận. Ngay cả những lời bày tỏ sự đồng ý, hay đồng cảm như “Tôi đồng ý với anh X”, hay “Em tôi cũng có hoàn cảnh như thế”. Tất cả những gì chúng tôi cần làm là lắng nghe. Với thời gian, chúng tôi nhận ra tâm mình thường bận rộn chuẩn bị phản ứng trong khi chúng tôi ngỡ rằng mình đang lắng nghe. Khi biết rằng chúng ta không phải phản ứng đã thay đổi cách mà chúng tôi lắng nghe.

Có lần, một phụ nữ trẻ gia nhập đạo tràng của chúng tôi, và trong lúc thảo luận, cô tâm sự rằng chồng cô vừa mất do bịnh ung thư khi chỉ mới 37 tuổi. Những tuần lễ tiếp theo, khi cô nói cô vẫn còn sụt sùi. Đôi khi chúng tôi cũng muốn khóc khi lắng nghe cô, nhưng không thể nói lời nào. Phải chứng kiến một người trải tất cả lòng ra để tâm sự và thấy rằng người ấy đang rất đau khổ, nhưng không được bày tỏ phản ứng gì, là một cảm giảc thật lạ lùng.

Nhưng một ngày kia, cô gái cho chúng tôi biết cô đã gia nhập đạo tràng vì cô tìm thấy nơi nhóm chúng tôi điều mà cô không tìm được ở những nhóm bạn khác. Chúng tôi đã để cô trải nghiệm và bày tỏ nỗi đớn đau của mình mà không phán đoán hay đưa ra những giải pháp tạm thời. Chúng tôi đã có mặt vì cô, làm chứng nhân cho nỗi buồn khổ của cô, bao bọc cô bằng sự cảm thông âm thầm. Thật sự sự có mặt của ta cho một ai đó là món quà lớn nhất mà ta có thể trao tặng cho họ. Đôi khi người ta cần bày tỏ tình cảm buồn bã, và sự im lặng thanh cao có thể thực sự rất quý giá.

Ngày nay khi nói đến chánh ngữ, chúng ta cũng phải nghĩ đến một khía cạnh mà ở thời Đức Phật không hiện hữu đó là: thư điện tử (email). Khi điện thoại trở nên phổ biến, hầu hết chúng ta trở thành những người bỏ thói quen viết thư. Những người mà từ lâu đã bỏ quên thói quen viết những lá thư sâu lắng, giờ lại được trang bị với khả năng kỹ thuật để tuôn ra bao lá thư điện tử. Vì thế hãy chánh niệm khi viết.

Bước quan trọng nhất để phát triển chánh ngữsuy nghĩ trước khi nói (hay viết). Đó là chánh niệm về lời nói. Một số điều khác cũng có thể làm tốt hơn những mối liên hệ của chúng ta bên cạnh sự phát triển của chánh ngữ. Sự im lặng thanh cao mang đến cho ta, và những người quanh ta, khoảng không gianchúng ta cần để có thể nói lời dễ nghe. Khi chúng ta có thể nói năng khéo léo, cẩn trọng hơn, thì bản ngã – cái ngã đầy từ bi, đầy tình thương của ta - sẽ dễ dàng hiển lộ. Vì thế trước khi nói, hãy dừng lại, thở, và thử nghĩ xem điều mình nói có tốt hơn là sự im lặng.

(Dịch theo Skillful Speech, tạp chí Tricycle, Winter 2008)

 

11 LỢI ÍCH TỐI ĐA
Danai Chanchaochai

Danai Chanchaochai, người Thái, một doanh nhân thành đạt, đồng thời cũng là tác giả, dịch giả của nhiều đầu sách nổi tiếng. Ông được mời tham gia viết các chuyên mục của tờ Bangkok Post và nhiều tờ báo uy tín khác. Danai cũng thường được thỉnh giảng ở các tổ chức trong nước và quốc tế.
Bên cạnh những thành công kể trên, Danai còn dẫn các chương trình giao lưu trên đài phát thanh về quản lý, thị trường và phát triển bản thân theo tinh thần Phật giáo, là đề tài mà ông rất am tường.
Trên tất cả, ông đã nguyện tuân và thực hành theo giáo lý của Đức Phật trong thiền địnhtrong đời sống hằng ngày. Ông đã được công nhận rộng rãi là một ‘vị Đại sứ Phật giáo’.
Đối với Danai, mỗi thời khắc trong cuộc đời là mỗi thời khắc sống theo Pháp.

___________________

Đức Phật đã ban đem cho chúng ta những lời khuyên về kinh tế rất thiết thực trong giáo lý của Ngài.

Dường như mỗi ngày chúng ta đều bị tấn công bởi bao thông tin về kinh tế. Mỗi tờ báo đều có những trang dành cho chủ đề đó. Tất cả các đài phát thanh và truyền hình đều có các chuyên mục về kinh doanh thương mại, nơi mà những sự phát triển kinh tế mới nhất trên thế giới được nghiên cứu, thảo luận.

Đắm chìm với những lo toan trong đời sống hằng ngày, phần đông chúng ta ít muốn nói đến việc cân bằng chi tiêu, lạm phát, giá cả sinh hoạt hay những thứ đại loại như thế. Có thể chúng ta tin chắc rằng các thông tin kinh tế không liên quan gì đến ta, hoặc còn tin cả rằng, là Phật tử, chúng ta không nên quan tâm đến những điều đó, vì ta xem cả thế giới kinh doanh thương mại như là bất thiện - một điều gì đó cần phải tránh xa.

Dĩ nhiên thực tếchúng ta không thể trốn tránh nó. Bất cứ chúng ta làm gì, dầu ta sống đơn giản đến đâu, mỗi chúng ta là một bộ phận không thể tách rời của toàn hệ thống. Nếu chúng ta không thể thoát khỏi các hậu quả bao trùm của cái mà hiện nay được coi như là khoa học kinh tế, thì chúng ta có thể chấp nhận các quy luật của nó để phản ảnh các quan niệm Phật giáo của chúng ta không? Thực ra có thể có, một thứ được coi như là kinh tế Phật giáo (Buddhist Economics) không?

Nếu ta chấp nhận rằng kinh tế thật ra là một khoa học, thì nó có thể không giữ một vai trò quan trọng trong việc mang lại lợi ích cho nhân loại, giúp tạo nên những xã hội phồn thịnh, hòa hợp, mang đến sự bình ổn, và một mức sống có thể chấp nhận được cho tất cả mọi người sao? Câu trả lời rõ ràng là có, nó cần phải như thế, nhưng chúng ta cũng có thể thấy rõ ràng không kém là nó đã thất bại, nó không thể thực hiện được những điều đó. Thật ra, ở nhiều quốc gia trên thế giới, những sự quản lý kinh tế tồi tệ đã đem lại nghèo đói, cùng với các hậu quả xã hội bất anxáo trộn.

Các nền kinh tế thị trường thường thất bại vì mục tiêu của chúng hạn hẹp và không màng đến các giá trị đạo đức. Đối với một nhà kinh tế thị trường, một chai rượu whisky và một quyển sách nói về sự áp dụng các nguyên tắc Phật giáo trong thương mại, cả hai đều có cùng một giá trị kinh tế. Những hậu quả tai hại tiềm tàng trong rượu có thể mang đến cho cá nhânxã hội hoặc những ích lợi của các nguyên tắc thương mại dựa trên Phật giáo, có rất ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng gì đến việc quyết định mở một tiệm rượu hay một tiệm sách của họ.

Theo quan điểm Phật giáo, kinh tế không được xem như một phạm trù hiểu biết đặc biệt. Đúng hơn, nó cần phải được xem như là một trong số những nguyên tắc tương quan hòa hợp với nhau để tiến tới một mục đích chung là đảm bảo an toàn cho cá nhân, xã hội, và môi trường.

Rất lâu trước khi kinh tế được coi như là một “khoa học”, Đức Phật đã đề ra những nguyên tắc cho việc thực hành kinh tế bền vững, và ngay chính trong thế giới hiện đại với những công ty liên doanh đa quốc gia và với nền kinh tế vĩ mô, chúng vẫn còn đúng, và có thể được áp dụng cả cho các công ty lớn hay cho các cá nhân.

Đức Phật dạy rằng điều tiên quyết trong các nguyên tắc này là khi chúng ta làm việc để có được tài sản, chúng ta phải thực hiện nó một cách đạo đức, không lợi dụng người khác hoặc tham gia vào những công việc hay các thứ kinh doanh không ‘Chánh mệnh’ (Right Livelihood), nói một cách khác là ‘bất thiện’ (unwholesome). Thí dụ, trong danh sách này phải kể đến việc buôn bán vũ khí, buôn bán nô lệ, bán thú vật còn sống cho các lò giết mổ, buôn bán rượu và những chất gây nghiện khác, và kiếm sống bằng việc cho vay lấy lãi.

Danh sách này còn có thể kéo dài thêm nữa, nhưng chúng ta cũng không cần phải được nhắc nhở rằng ngày nay, ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, tất cả các loại kinh doanh thương mại này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của các quốc gia ấy.

Các nhà lãnh đạo cộng đồng thường khuyến khích mọi người phải góp tay vào việc giúp đỡ để chiến đấu với sự đe dọa của ma túy. Đó là một thông điệp nhắm thẳng đến những người đang phải chịu đau khổ nhất vì chúng – người tiêu dùng. Không có kinh doanh nào có thể trường tồn nếu không có khách hàng. 

Đặc biệt là những người trẻ, cần được khuyến khích tuân theo Bát Chánh Đạo và sống cuộc đời của họ theo ngũ giới. Chỉ riêng hành động đơn giản này cũng bảo đảm rằng sẽ không còn có khách hàng nào cho những kẻ buôn bán ma túy

Nguyên tắc kinh tế thứ hai của Đức Phật nói đến sự quan trọng của việc cẩn thận tích trữ tiền bạc và của cảichúng ta đã kiếm được. Đó là sự khôn ngoan biết để dành tiền cho những ‘ngày mưa bão’, những lúc khó khăn - của việc tiêu dùng đồng tiền một cách khôn ngoan chứ không phải cho một cuộc sống bê tha, phung phí.

Sống trong giới hạn của mình là trọng tâm của nguyên tắc thứ ba. Ngày nay, khi có quá nhiều người trẻ tự làm mình bị vướng vào nợ nần vì đã tiêu xài thẻ tín dụng quá mức, lời dạy cơ bản này đặc biệt quan trọng.

Lời khuyên thiết thực thứ tư của Đức Phật là tạo ra những người bạn tốt trong đời. Đức Phật đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của đức tính này, đặc biệt trong phạm vi kinh tế, bằng cách dạy rằng chỉ lo thu gom, tích trữ và sử dụng của cải thì chưa đủ tốt. Chúng ta cần phải tìm kiếm, đào tạo những người tốt để làm việc chung, trước khi ta có thể sử dụng tài sản của mình. Đức Phật cũng khuyên trong khi kiếm sống, chúng ta cần tránh giao tiếp với những người phạm giới

Lời khuyên của Đức Phật đối với những vấn đề liên quan đến kinh tế thực tiễn một cách đáng ngạc nhiên, đến mức độ có cả những lời khuyên ta nên phân chiaquản lý ngân sách gia đình như thế nào. Một phần cần được để dành cho nhu cầu sinh hoạt gia đình, một phần để giúp đỡ bạn bè, một phần để dành cho những ngày khó khăn hay trường hợp khẩn cấp, một phần cho từ thiện, và một phần để cúng dường quý tăng ni.

Nhưng bạn có thể nói, có người gần như kiếm không đủ sống, làm sao họ có thể nghĩ đến việc để dành? Có người còn bị đẩy đến việc trộm cắp hay phạm các loại hình sự khác chỉ để nuôi nấng con cái.

Bạn cảm thấy tội nghiệp cho họ, rồi bạn trách chính phủ, đổ thừa cho lương bổng thấp giống như các viên chức cảnh sát tham nhũng mà ta đọc mỗi ngày trên báo.

Hãy nghĩ kỹ lại xem bạn có thực sự tin rằng việc trộm cắp, việc đòi hỏi và nhận hối lộ có thể được chấp nhận đơn giản vì người đó ham muốn nhiều hơn khả năng có thể có của họ? 

May mắn thay vẫn còn có những câu chuyện để cho ta thấy một mặt khác của đồng tiền. Đó là câu chuyện của những bậc cha mẹ chịu thương, chịu khó, làm bất cứ những công việc tay chân vất vả gì và sống trong những hoàn cảnh nghèo khổ phải tranh đấu mỗi ngày để nuôi nấng, chăm sóc, và giáo dục con cái, ươm trồng cho con họ những đức tính của lòng chân thật, ngay thẳng - của Chánh mạng. Họ quản lý những đồng tiền mà họ có một cách khôn ngoan và đôi khi còn có thể giúp đỡ người khác.

Sự quản lý kinh tế của họ dựa trên những nguyên tắc thiết thực, bền vững, những nguyên tắc của nền kinh tế Phật giáo.

(Trích dịch theo Dhamma Moments,
NXB Third Printing International Ediition)

12 HẠNH PHÚC VẪN HIỆN HỮU 
TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
TT. Horowpothane Sathindriya Thera

Thượng Tọa Horowpothane Sathindriya Thera hiện trú tại Trung tâm Thiền Định Phật giáo (Samadhi Buddhist Meditation Centre), ở Campbellfield, Victoria, Úc.

Tất cả mọi người trong xã hội đều kiếm tìm hạnh phúc. Hòa bình, an lạc, thanh tịnh, thư giãn, tự tạihạnh phúc là những điều chúng tôi muốn nói đến ở đây.

Tuy nhiên, ngày nay nền văn hóa hiện đại dựa trên thương mại, tiêu dùng, vật chất, ma túy, sự phân biệt chủng tộc, những xung đột gia đình, những xáo trộn chính trị, vũ khí hạt nhân và súng đạn đang càng ngày càng tràn lan khắp thế giới.

Hiện tại xã hội chúng ta tràn đầy bao xung đột. Mọi thứ đều biến chuyển. Khoa học và kỹ thuật đang tấn công chúng ta, nền kinh tế quốc giavăn hóa dân tộc bị đe dọa bởi sự toàn cầu hóa của văn hóa Mỹ.

Tính nhân bản, những giá trị xã hội, đạo đức, luân lý và tập quán đang bị mai một và lãng quên. Những nét văn hóa đặc thù của chúng ta và những kỷ cương đạo đức từng được tôn trọng đang bị nền văn hóa bạo lực hủy diệt.

Không chối cãi là với toàn cầu hóa, chúng ta đang cùng đồng hành đến một điểm chung, nhưng so sánh với ba mười năm về trước, thì những giá trị, chất lượng sống, cách sống của con người đã hoàn toàn thay đổi. Nó đã đảo lộn một cách nghiêm trọng. Người ta phải đối mặt, phải chịu đựng bao vấn đề về sức khỏe.

Nhiều người phải trải qua những đau đớn tột cùng nơi thân và tâm. Khủng hoảng tâm lý, trầm cảm, căng thẳng, bức xúc, âu lo, sợ hãi và bao điều tiêu cực khác đang gia tăng tốc độ trong xã hội loài người chúng ta. Do đó, số người tự tử, hiếp dâm, những ca ly dị, xung đột trong gia đình, hỗn loạn ngoài xã hội và bạo lực đang ngày càng tăng trưởng với cấp số nhân. Mặc dù khoa học và kỹ thuật tân tiến đã phát triển vượt bực, chúng ta cũng không tìm được thuốc để chữa những đau đớn, ung tấy nơi tâm hồn chúng ta.

Niềm hạnh phúc, sự tự tạihạnh phúc nội tâm không hiện hữu ở bên ngoài, mà chúng ở bên trong chúng ta. Nếu ta muốn tìm được hạnh phúc đích thực, ta phải vun trồng và phát triển những tư tưởng tích cực, hướng thiện để tạo ra sự an bình trong ta.

Chúng ta cần quán sát nội tâm của mình, giống như người gác cổng hay người bảo vệ canh giữ, trông chừng kẻ ra người vào.

Từ thời thơ ấu, chúng ta đã tích lũy bao tư tưởng bất thiện như ham muốn, sân hận, ghét bỏ, ganh tỵ, tự ái, hiềm thù, công kích, v.v... Rõ ràng là những tình cảm này đã tạo nên bao vấn đề, bao nội kết trong ta.

Sống đơn giản, biết đủ là cách thực hành quan trọng nhất đối với những ai đang sống trong nền văn hóa tiêu thụ tinh vi, luôn khuyến dụ ta sống trong thế giới ảo tưởngNếu có thể thõa mản những nhu cầu căn bản, thì ta cũng nên thấy đủ, hơn là muốn được có thêm nhiều, nhiều vật chất hơn nữa.

Hơn thế nữa, ta cần thân cận với những thiện hữu tri thức, những người biết coi trọng những giá trị nội tâm của con người.

Tứ Chánh Cần là một yếu tố quan trọng cần được vung trồng và thực tập để tẩy uế những tâm ô nhiễm của chúng ta. Nếu ta áp dụng được các đức tính đó vào cuộc sống hằng ngày, ta sẽ đạt được những lợi ích của chân hạnh phúc và tâm an bình.

Tứ Chánh Cần là:

1. Ngăn cản những tư tưởng bất thiệntiêu cực không để chúng phát khởi.
2. Buông bỏ những tư tưởng bất thiệntiêu cực khi chúng đã phát sinh.
3. Ươm mầm và vung trồng những tư tưởng thiện và tích cực khi chúng chưa phát khởi.
4. Duy trì và phát triển những tư tưởng thiện và tích cực khi chúng đã phát sinh.

Không có gì có thể ảnh hưởng đến tâm ta, ngoại trừ những tư tưởng bất thiệntiêu cực, chúng dày vò tâm ta không thể tưởng được. Hiểu được điều này, ta phải quyết tâm không để bất cứ tư tưởng bất thiện, tiêu cực nào đến với tâm ta.

Thường tâm ta giống như một chú khỉ hoang, lang thang đây đó, nhảy từ cây này sang cây khác, chuyền từ cành nọ sang cành kia với đầy lòng ái dục trong một cánh rừng rộng lớn. Tâm khỉ đó tạo ra bao biến động trong tâm ta. Tâm chưa được điều phục, mất thăng bằng sẽ dẫn đưa ta đến một cuộc sống đầy tai ương, khiến ta tưởng chừng mình đang sống trong địa ngục, dầu chưa lìa khỏi cõi đời này.

Đa số chúng ta thường cảm thấy oán hận và tỵ hiềm với tha nhân. Nhiều người không thể chịu đựng nổi khi thấy kẻ khác thành công, giàu có hơn mình. Họ không thể hoan hỷ và chia sẻ sự tiến bộ, hạnh phúc, thành đạtmay mắn của người khác.

Đó là một căn bịnh tạo ra những xung đột tâm sinh lý và những trạng thái tâm khủng hoảng nơi con người. Những con vi-rút tâm uế nhiễm này khiến tâm ta tăm tối, vô minh, khiến ta không thể biết là tâm ta sâu sắc đến dường nào.

Đó là lý do tại sao Đức Phật, vị đạo sự tuyệt vời, đã dạy bảo, khuyến khích ta thực hành, điều phục tâm mình, để ta có thể tẩy uế và giải thoát tâm khỏi những khổ đau, những điều bất như ý.

Chúng ta không thể trách ai cả. Chúng ta phải tự mang đến hạnh phúc cho tâm và buông bỏ mọi tiêu cực khiến tâm cảm thấy bất hạnh. Chúng ta có thể nổi giận vì bị ai đó dùng lời sỉ nhục, khích bác, hay hành động đầy ác ý và khiêu khích. Chúng ta có thể đau lòng bởi những lời đàm tiếu hay những điều thêu dệt bời những người gian ác, thâm độc. Nhưng ngay khi điều đó xảy ra, hãy cố gắng hết sức để quay vào bên trong và quán sát chặt chẽ nội tâm mình, xem ta đang cảm giác, suy nghĩ gì. Nếu đó là tình cảm sân hận, thì hãy nhẹ nhàng và khôn khéo buông bỏ nó. Vì sân hận chỉ làm mờ ám, đầu độc tâm ta, khiến ta đau đớnhoàn toàn bất hạnh.

Hãy cứng rắn. Hãy cố gắng hết sức để mạnh mẽ ngăn chặn, không để một ý nghĩ uế nhiễm nào có thể ở trong tâm, khiến tâm đau khổ.

Để đạt được hạnh phúc nội tâm chân thực, thì CHÁNH NIỆMyếu tố quan trọng và chủ lực để giúp ta rèn luyện tâm và quán sát, gìn giữ ý với nỗ lực và sự quyết tâm mạnh mẽ.

Chúng ta cần phải rèn luyện để buông bỏ mọi lo âu, bao gánh nặng, khiến ta không thể có được hạnh phúcnội tâm an tịnh.

Như Đức Phật đã dạy: “Tâm rất khó nhận biết; nó rất mỏng manh và vi tế; nó đến và đi tùy ý. Người khôn cần kiềm giữ tâm mình, vì biết gìn giữ tâm sẽ mang đến cho ta hạnh phúc”.

(Dịch Theo Happiness Exists in Busy Life, nguồn: Buddha Dharma Education Association, Úc).

13 PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN NƠI LÀM VIỆC
 Norm De Plume

Norme De Plume là một doanh nhân ngành ngân hàng. Ông vẫn luôn thực tập phương pháp thở trong lúc làm việc ở Wall Street, trung tâm thị trường chứng khoán nổi tiếng ở Mỹ. Dưới đây là những chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân của ông.
 
 

Thử hình dung một ngày làm việc bình thường: Vai bạn ép chặt ống điện thoại vào tai, chăm chú nghe, mắt dán vào màn ảnh máy vi tính, trong khi đôi tay lướt như bay trên phím chữ. Bạn không hề biết rằng, lúc đó, hơi thở bạn không đều mà gấp rút, tim bạn đập nhanh, sức lực bạn tiêu hao.

Bạn không hề để ý vì các biến đổi này quá vi tế. Hơn nữa bạn là con người của thời đại mới, đã quen với nhịp độ căng thẳng, vừa lái xe vừa nói điện thoại, hay vừa lái xe vừa ăn, về đến nhà hay trước khi đi làm lại phải mở máy xem thư điện tử - vội vội, vàng vàng, lúc nào cũng vội vàng. Việc lúc nào cũng đặt công việc lên trên hết đã mang đến cho chúng ta những của cảitiện nghi vật chất, nhưng với một cái giá như thế nào? Chúng ta đang trả giá bằng sức khỏe, bằng cuộc sống với đơn vị tiền tệ chính là hơi thở của ta. 

Thở là một hành động đơn giản, không cần ý thức nên phần đông chúng ta không để ý đến nó. Nhưng chúng ta chỉ có mạng sống khi còn hơi thở và cách chúng ta thở như thế nào là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đời sống. Ngược lại cách sống của ta cũng ảnh hưởng sâu sắc đến cách thở của ta. Khi ta vội vàng, căng thẳng, hơi thở của ta trở nên cạn nhẹ. Ta không hít thở sâu vào trong lồng ngực, và hơi thở vào thường dài hơn hơi thở ra. Đó là cách thở sai phương pháp, dễ làm ta mệt. Cách thở đó khiến cho khí độc tồn đọng, khiến ta dễ sinh ra lo lắng, trầm cảm và làm rối loạn hoạt động của hệ thống não bộ. 

Hệ thống não bộ - điều khiển tim, phổi, hệ thống hô hấp và các tuyến tạng - hoạt động ngoài sự ý thức, điều khiến của ta. Khi bị áp lực hay có những tư tưởng lo âu, căng thẳng, hít vào dài và thở ra ngắn, làm rối loạn cơ thể khiến cho tim đập nhanh, máu lên cao, các cơ căng cứng. Thể xác và tinh thần càng căng thẳng, ta càng tiếp tục hít vào sâu hơn thở ra, làm rối loạn hệ thần kinh, cứ như thế như một vòng tròn tự hoại.

Chẳng lạ gì khi sau một ngày làm việc căng thẳng ở sở, bạn trở về nhà mệt mỏi nhưng chẳng hề biết việc đó có liên quan gì đến cách thở sai nhịp của mình. 
Nhưng bạn biết từ kinh nghiệm dày dặn của mình là sau một ngày khá vất vả - ngày mà bạn cảm thấy bù đầu từ sáng sớm đến chiều tối - bạn sẽ thấy quá đỗi mỏi mệt để làm bất cứ việc gì khác khi trở về nhà, ngoài việc ngồi chong mắt xem TV. Nhưng có ích lợi gì khi nhắc nhở với bạn những điều đó? Tốc độ nhanh đến chóng mặt là tốc độ của thời đại này mà. Ngay nếu như bạn biết cách sống chậm lại, chưa chắc gì bạn đã thực hành được – còn phải tranh giành các bổng lộc, nới rộng thêm các sở hữu, phải dành tiền hưu nhiều hơn nữa, nợ nần phải thanh toán, địa vị cần phải đạt được. Vậy thì giải pháp của vấn đề nằm ở đâu? Giải pháp nằm ở việc chú tâm tới hơi thở. Thay đổi cách bạn thở và cả thế giới thay đổi theo bạn. Hãy huân tập thói quen thở sâu và đều, thở ra hoặc bằng hoặc dài hơn lúc hít vào, rồi bạn sẽ thấy rằng bạn không còn phản ứng đầy xúc cảm đối với những gì xảy ra quanh bạn. Nếu như cách thở cạn cợt, không đều là do các hoàn cảnh căng thẳng gây ra, khiến bạn cảm thấy không an ổn, nóng nảy thì cách thở nhẹ nhàng, thư thái sẽ giống như chiếc vỏ bao bọc bạn khỏi các căng thẳng, lo âu, giúp bạn làm chủ hành động mình hơn là phản ứng theo cảm tính.

Nhưng vì hơi thở là một hành động vô thức, nhất là khi bạn bị việc nọ, việc kia lôi cuốn, bạn cần thời gian, sự kiên nhẫn để thay đổi cách thở của mình. Có thể bạn đã có quá nhiều việc đòi hỏi thời gian, sự chú tâm của bạn, vì thế bước đầu tiên là phải tự thuyết phục mình dành thời gian cho “công tác” này.

Trước hết cần nên nhớ rằng, nếu bạn có thói quen vội vã, thì tâm bạn cũng thế. Lúc bắt đầu, tư tưởng của bạn sẽ đi nhanh hơn hơi thở, nhất là nếu bạn cố thực tập vào những lúc đang bận rộn, như trước giờ vào phòng họp. Lúc đó bạn sẽ thấy hơi thở của mình quá sức chậm chạp so với các ý nghĩ trong đầu bạn, khiến bạn cảm thấy sự thực tập này tốn thời giờ vô ích. Nhưng nếu bạn cố cưỡng lại ý muốn đứng dậy bỏ đi, thì chỉ sau vài phút là tâm bạn sẽ bắt theo nhịp của hơi thở

Bước kế tiếp để làm chủ hệ thống não bộ của bạn là thực tập phương pháp thở 2-1 – nghĩa là bạn thở ra dài gấp đôi hít vào. Bằng cách đó, bạn tạo ra cho mình những phản ứng thư giãn, do đó cách thở 2-1 là một phương cách rất tốt để làm giảm căng thẳng, giúp bạn lắng dịu trước những căng thẳng dồn nén trong ngày. Phương pháp thở này còn có những ích lợi khác như: tống các khí độc, ô nhiễm, carbon dioxide ra khỏi phổi, khiến buồng phổi trống trải để tiếp đón vào không khí trong lành theo hơi thở vào. Khi đã thuần thục, bạn có thể thực hành khi đang ngồi làm việc, đang trong phòng họp, đang nghe điện thoại – hay bất cứ lúc nào mà hệ não bộ của bạn sắp căng lên, và bạn cần bình tĩnh, chủ động hơn.

Thực tập tại nhà ngày hai lần, mỗi lần độ năm phút cho đến khi thuần thục. Sau đó có thể đem áp dụng vào nơi làm việc để giúp tinh thần bớt căng thẳng. Huân tập phương pháp thở này sẽ giúp bạn bỏ được thói quen vô thức khi hít vào, khi bạn không hề để ý tới, và một khi đã bỏ được thói quen đó, cuối ngày, bạn sẽ thấy rằng năng lực của bạn không bay đi hết cả.

Khi hơi thở đã sâu hơn, dài hơn, và chậm rãi, thì cuộc đời bạn cũng giống thế. Ít nhất là như thế đó. Có thể bạn vẫn phải trả lời nhiều cú điện thoại giao tiếp với các đối tác, dự các buổi họp, đối đầu với nhiều gián đoạn, nhưng bạn sẽ thấy bình tĩnh hơn, tự tin hơn. Tóm lại, khi bạn đã có thể kiểm soát hơi thở của mình, bạn sẽ nhận ra rằng làm chủ cuộc đời bạn cũng dễ biết bao.

(Trích dịch theo Caught On The Fast Track?, tạp chí Yoga International 1998).

 

14 THỜI GIAN VÀ TIỀN BẠC
Bernard Glassman – Rich Fields



Bernard Glassman, viện trưởng của Cộng đồng Thiền ở New York và Trung tâm Thiền ở Los Angeles. Tốt nghiệp tiến sĩ Toán ứng dụng, trước đây ông là kỹ sư không gian cho hãng McDonnell - Douglas, trong chương trình gửi người lên Mar những năm 1970. 
Rick Fields nguyên là tổng biên tập của tạp chí Yoga Journal và cộng tác biên tập cho tạp chí Tricycle. Ông là tác giả của nhiều quyển sách giá trị về Phật giáo ở phương Tây. Ông mất tháng 6 năm 1999 vì căn bệnh ung thư.

Thời gian và tiền bạc là hai thực phẩm chính trong bữa ăn cuộc đời. Những nguyên liệu không thể thiếu, không ai có thể sinh tồn mà không có chúng.
Thời gian và tiền bạc cũng giống nhau ở điểm là: ai cũng than họ không có đủ thời gian và tiền bạc.

Về tiền, chúng ta mỗi người có thể làm chủ một số lượng khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều có cùng số lượng thời gian. Mỗi người đều có 24 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên đa số chúng ta đều than không có đủ thời gian để làm tất cả những việc ta cần làm.

Đúng thế, những việc ta muốn làm thì vô hạn. Vì thế nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể thực hành được tất cả mọi dự định của mình, hoặc bạn quá lo lắng về những việc bạn không thể thực hiện được thì lúc nào bạn cũng sẽ thấy mình không đủ thời gian. Trong những trường hợp đó, thời gian đã làm chủ bạn.

thời gian có hạn, ta cần phải biết việc gì cần làm trước, việc gì sau và dùng thời gian ta có thể hoàn tất các công việc đó trong ngày. Lúc đó ta phải làm chủ thời gian chứ không phải chạy đuổi theo thời gian.

Thời gian không hề thiếu. Tôi có thể có ít thời gian, nhưng điều đó không cấm tôi phải bỏ bữa ăn. Có thể tôi không có đủ thời gian để sửa soạn một bữa thịnh soạn, nhưng với vài cọng rau, tôi cũng có thể làm thành một nồi súp. Không sao cả. Điều quan trọng là bạn cần phải biết sử dụng những gì bạn có trong tầm tay.

Đừng chỉ vì bạn nghĩ là mình không có thời gian, để không làm gì hết. Lúc nào bạn cũng có thể làm gì đó. Và làm cái gì đó, bắt đầu cái gì đó, hay chỉ là ý hướng đến một điều gì đó cũng đã làm thời gian của ta như nhiều thêm ra. Càng hoàn tất được nhiều việc, bạn càng có thêm nhiều thời gian.

Trái lại, nếu bạn cảm thấy mất bình tĩnh trước bao nhiêu việc phải làm, cuối cùng bạn sẽ phí thời gian ngồi lo sợ mình không có đủ thời gian để làm gì cả. Lúc đó tâm trạng bạn luôn nhắc mãi một điệp khúc: “Tôi không có đủ thời gian! Tôi không thể làm gì cả!”

Nếu bạn cảm thấy như mất phương hướng trước quá nhiều công việc, thì giải pháp là hãy đi từng bước một. Bạn chỉ cần dừng lại và tự hỏi mình: “Tôi sẽ sử dụng thì giờ như thế nào cho hữu hiệu trong một tiếng đồng hồ sắp tới?”

Điều đó không có gì khó. Mỗi ngày trước khi bắt tay vào việc ở sở hay ở nhà, tôi thường ghi xuống việc gì cần làm ngay trong ngày, và xếp theo thứ tự quan trọng của chúng.

Nhưng tôi cũng không quá chấp chặt vào danh sách đó. Nếu có việc khác quan trọng hơn bất ngờ xảy ra thì tôi sẽ lo chu toàn việc đó trước.

Căn bản là lúc nào cũng phải sáng suốt, biết việc gì trước, việc gì sau. Làm sao thực hiện điều đó? Các thiền sinh mỗi ngày đều dành ít thì giờ cho các hoạt động tâm linh, như là ngồi thiền, là hoạt động sẽ giúp ta phát triển sự sáng suốt, trí tuệ.
Một vị thiền sư Tây Tạng, Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche, vừa mới mất ở Bhutan, 84 tuổi. Ngài không bao giờ ngủ hơn 3 tiếng mỗi ngày, và dùng tất cả thời gian còn lại để phục vụ tha nhân. Ngài dạy Thiền, lo quản lý một thiền viện lớn đồng thời cũng là trường hợp cho trẻ em Tây Tạng, và tham gia các chương trình khác.
Những người này không phải là siêu nhân. Họ cũng chỉ là người như chúng ta. Vậy mà bằng cách nào đó lúc nào họ cũng có đủ thời giờ để chăm lo cho người khác. Làm được như thế, bạn như có tất cả thời gian bạn cần. Đúng là khi chúng ta dành thời gian cho người khác, hình như ta có nhiều thời gian hơn.
Bí quyết là mỗi lúc chỉ nên làm một công việc. Giống như vị thầy dạy Thiền của tôi. Ngài Maezumi đã nói khi tôi mới bắt đầu tu thiền: “Khi con đi thì chỉ lo đi”. Đơn giảnhiệu quả.

Như với thời gian, ta cũng thường nghĩ là ta không có đủ tiền bạc. Nhưng có bao nhiêu thì mới gọi là đủ? Thực sự ta cần có bao nhiêu tiền bạc?

Đức Phật đã không cho các đệ tử của Ngài tích lũy của cải vật chất. Không có tủ lạnh để chứa thực phẩm, không có ngân hàng để tiết kiệm. Mỗi sáng các vị tu sĩ phải đi đến các làng lân cận để khất thực. Sự sống còn của họ tùy thuộc vào việc họ làm trong ngày. Mỗi ngày họ đều phải bắt đầu trở lại để kiếm sống. Họ dùng những gì được đặt vào bát họ với tất cả lòng biết ơn. Sống như thế giúp ta thấy mỗi ngày đều quan trọng, giúp ta thực sự sinh động, giúp ta bỏ được thói quen tự mãn, và hành động mà không bị kiềm chế bởi áp lực nào. Theo tôi, nghèo mà như thế là cách sống sung túc nhất.

Nhưng điều đó khác hẳn với cái sống đói nghèo. Khi ta sống trong sự nghèo khổ, ta luôn đói khát - ta cảm thấy không đủ ăn, không đủ áo mặc, không có nhà cửa. Ngược lại, nếu bạn sống trong xa hoa, bạn cảm thấy quá thừa mứa, như một người bội thực.

Người tu thiền tránh cả hai cách sống cực đoan này, mà theo con đường trung đạo của Đức Phật. Nói về tiền bạc, cách sống trung đạo giúp chúng ta tránh khỏi cảnh đói nghèo hay quá xa hoa, phung phí. Nó giúp ta thấy vừa đủ. Nếu ta chỉ cần có đủ, ta sẽ không gạt bỏ, đè nén các nhu cầu của mình, mà cũng không trở nên quá tham lam. Chúng ta sẽ chỉ tạo ra hay mua vừa đủ tiêu dùng - không ít hơn, không nhiều hơn. Chúng ta mua sắm quần áo để mặc, chứ không phải để dành trong tủ áo. Mua thực phẩm để tiêu thụ chứ không phải để hư thối trong tủ lạnh. Và chúng ta bù đắp lại những gì ta đã tiêu hao.

Điều đó cũng có thể áp dụng vào kinh doanh. Thí dụ như khi một doanh nghiệp đóng góp vào xã hội, nó sẽ giúp xã hội trở nên phát triển. Kết quả là ta sẽ có ít người thất nghiệp hơn và nhiều khách hàng hơn. Công ty của bạn cũng như các công ty khác trong vùng đều phát triển.

Ngược lại, các doanh nghiệp chỉ biết làm tiêu hao nguồn nguyên liệu, môi trường mà không có bù đắp sẽ chẳng còn khách hàng, và dần dần phải đóng cửa.

Tiền bạc là nguyên liệu tối cần không thể thiếu để sửa soạn bữa ăn cuộc đời, nhưng khi nó trở thành động lực, nguồn sống của chúng ta, khi bạn chỉ chăm chăm lo tích trữ nó, thì chúng ta đã biến nó thành chủ ta, làm cho bữa ăn cuộc đời của chúng ta kém ngon. Cuộc đời trở nên chua chát.

Trái lại nếu bạn chỉ cố gắng lo cho người khác, bạn cũng sẽ rơi vào cái bẫy khác. Lúc nào bạn cũng lo làm việc thiện. Bữa ăn xã hội lại có quá nhiều vị ngọt. Khi những điều đó xảy ra, người đầu bếp thiền phải biết thêm một thứ nguyên liệu khác, đó là trí tuệ

Trong một mức độ nào đó, đôi khi thiếu thốn tiền bạc lại là điều tốt cho bạn. Vì vấn đề không phải là bạn có bao nhiêu tiền bạc. Khi không có đủ nguyên liệu, người ta vẫn có thể sửa soạn một bữa ăn ngon. Ngược lại khi có nhiều quá, người ta có khuynh hướng đổ hết tất cả mọi thứ vào với nhau - thịt, khoai, rau cùng với tất cả ngũ vị hương. Phương pháp đó cũng không tốt. Quá nhiều nguyên liệu, món ăn của bạn sẽ thiếu một mùi vị riêng biệt.

(Trích dịch theo Time và Money, NXB Harmony)

 

15 ĐỐI TRỊ CÁC UẾ NHIỄM DẦU HẮC
Upasika Kee Nanayon

Cư sĩ Upasika Kee Nanayon (1901-1978) là một trong những nữ giảng sư nổi tiếng của Thái Lan ở thế kỷ 20 này. Bà cũng là tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng. Năm 1945, bà thành lập một trung tâm Thiền nhỏ trong vùng núi ngoại ô Bangkok. Phật tử từ khắp nơi trên đất nước Thái Lan tụ về đó để nghe bà giảng pháp, cho đến khi bà mất năm 1978. Bài giảng này được trích dịch từ quyển An Entangled Knowing: The Teaching of a Thai Buddhist Lay Woman. Bài này do Tỳ kheo Thanissaro dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh.

Dầu biết tu tập, ta vẫn thường bị sa ngã vì các cảm thọ của mình. Xét dưới nhiều khía cạnh, các cảm thọ chỉ là ảo tưởng. Chúng vô thường, không xác thực. Thay vì mang đến cho ta sự tự tại, chúng chỉ khiến ta thêm căng thẳng - vậy mà ta vẫn bám víu vào chúng. Hãy suy gẫm cho thấu đáo về sự bám víu vào thọ ấm này của chúng ta. Đôi khi chúng ta phải trải nghiệm với những khổ đau dường như vượt quá sức chịu đựng của mình. Khi các cảm giác đau đớn, khó chịu dấy khởi, tâm ta sẽ phản ứng ngay vì nó không thích sự đau đớn, khó chịu. Nhưng khi sự đau đớn đó biến thành dể chịu thì tâm chấp nhận, ưa thích điều đó. Vì thế tâm tiếp tục chạy tìm các cảm thọ thoải mái, dễ chịu, dầu như ta đã biết, cảm thọ luôn biến đổi, gây căng thẳng, và không thật sự là của ta. Nhưng tâm không biết được điều đó, nó chỉ biết đến sự dễ chịu của các cảm thọ, và nó đòi hỏi được có thêm. Hãy quán sát thêm xem các cảm thọ đã dấy khởi trong lòng ta bao ham muốn. Vì ta muốn luôn có được các lạc thọ, nên lòng ham muốn luôn lôi cuốn, rót bên tai những lời khuyến khích. Nhưng nếu ta có thể diệt trừ được lòng ham muốn các cảm thọ, thì đó chính là con đường dẫn tới Niết bàn.

Đức Phật bảo u minh giống như một cơn lũ lớn, có thể cuốn phăng ta đi. Nhưng Đức Phật đã dạy ta những phương tiện, cách thực hành để vượt qua được cơn lũ đó, đơn giảnđoạn diệt được lòng ham muốn trong mọi hành động. Ngay chính trong các cảm thọ, ta cũng cần phải thực tập buông bỏ lòng ham muốn.

Hãy thực tập ở ngay trong ta. Khi tâm có được cảm giác yên tĩnh, bình an, đó là một cảm thọ dễ chịu hay sự buông xả. Hãy cố quan sát xem cảm thọ dễ chịu đó vô thường như thế nào, tại sao nó không phải là ta hay của ta. Khi ta có thể ngưng lại ngay nơi đó, ngay lúc tâm đang thụ hưởng những gì lạc thọ đang mang đến, và phát khởi lòng bám víu. Đó là lý do tại sao tâm ta cần luôn tỉnh thức, quan sát chính nó và những gì xảy ra quanh nó - trong sự chú tâm để nhìn thấy cảm thọ chỉ là trống không.

Việc ta thích hay không thích một cảm thọ là một căn bệnh khó khám phá, vì nỗi say mê của ta với các cảm thọ quá mạnh mẽ. Ngay cả khi tâm ta trống vắng hay bình lặng, chúng ta vẫn tràn ngập các cảm giác. Những cảm giác thô lậu - mạnh mẽ, căng thẳng do vô minh gây ra - có thể được nhận biết rõ ràng, nhưng khi tâm bình lặng - sáng suốt, thoải mái, không dao động, vân vân - chúng ta vẫn bám chặt vào các cảm thọ này. Ta muốn có được những cảm thọ dễ chịu để tận hưởng chúng. Ngay chính khi ở trong trạng thái chú tâm mạnh mẽ hay thiền định, ta cũng bám víu vào cảm thọ.

Lòng ham muốn như có sức hút nam châm để gắn chặt mọi thứ lại với nhau. Sự gắn bó này ta khó nhận biếtlòng ham muốn luôn thầm thì bên trong ta “Tôi không ham muốn gì hơn là những cảm giác dễ chịu”. Nhận ra được điều đó rất quan trọng, vì chính những con vi trùng của ham muốn đã đưa chúng ta đi mãi trong vòng luân hồi sinh tử.

Chúng ta gắn bó với cảm thọ như một con khỉ bị dính dầu hắc. Khi tay này bị dính dầu hắc, khỉ đưa tay kia để gỡ, thì tay đó cũng dính luôn, rồi đến chân đến miệng nó cũng bị dính. Hãy suy gẫm về những điều sau đây: bất cứ chúng ta làm gì, cuối cùng ta cũng bị dính vào với cảm thọlòng ham muốn, Ta không thể tháo gỡ chúng ra, không thể tẩy gột. Nếu ta không cẩn thận với lòng ham muốn, ta cũng giống như con khỉ bị dính dầu hắc. Càng lúc càng bị dính chặt thêm. Vì thế nếu ta quyết tâm đi theo bước chân của các vị giác ngộ, các bậc A–la-hán, ta phải chú tâm chánh niệm vào các cảm thọ cho đến lúc ta hoàn toàn thoát khỏi sự bủa vây của chúng. Ngay với các khổ thọ, ta cũng phải huân tập - vì nếu ta sợ các khổ thọ, luôn muốn biến nó thành lạc thọ, thì ta càng trở nên vô minh hơn trước nữa. 

Đó là lý do tại sao ta phải can đảm trong việc đối mặt với các khổ thọ nơi thân tâm. Khi khổ thọ dấy khởi ngùn ngụt như một căn nhà đầy lửa, ta có thể buông nó không? Ta phải nhìn cả hai mặt của nó như thế nào? Và khi nó êm ái, dễ chịu, ta phải nhìn xuyên suốt nó như là cả hai (lạc và khổ) làm sao? Ta phải cố gắng chú tâm vào cả hai mặt đó, quán cho đến khi nào ta biết phải làm thế nào để buông bỏ chúng. Nếu không ta chẳng biết gì cả, vì lúc nào ta cũng chỉ muốn cái phần dễ chịu, êm ái của lạc thọ.

Niết bàn là sự đoạn diệt của lòng ham muốn. Như thế nếu ta cứ muốn bám vào ham muốn mãi, thì làm sao ta có thể đi được đến đâu? Ta sẽ ở đây trong thế giới này, trong khổ đau, bứt rứt, vì lòng ham muốn giống như một loại dầu hắc dính chặt. Nếu khônglòng ham muốn, thì không có thứ gì khác: không có căng thẳng, khổ đau, không tái sinh. Trái lại, thì nó là mủ cây, là dầu hắc, là màu nhuộm khó có thể tẩy giặt.

Để mở cánh cửa nhìn được vào nội tâm ta không phải dễ, nhưng cũng có thể làm được, nếu ta biết cách huấn luyện mình. Nếu ta có chánh niệm để tự soi xét mình, tự biết mình thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Khi đó, dầu lòng ham muốn có ngụy trang như thế nào, ta cũng sẽ nhận ra nó, biết nó để đoạn diệt, buông bỏ nó.
Ở giai đoạn bắt đầu ta chỉ cần quan sát sự vật, chỉ cần tỉnh thức. Nếu nôn nóng, ta sẽ làm hỏng hết mọi việc, khiến ta không còn có thể nhìn sự vật một cách rõ ràng. Ta chỉ dừng lại ở chỗ nhận biết và không thể đi xa hơn nữa. Vì lý do đó, ta phải luyện tâm, chú tâm đến độ ta có thể nhận biết sự việc một cách rõ ràng, coi như chúng là các đối tượng mà ta luôn phải quan sát

(Trích Dịch theo A Glob of Tar, Pure and Simple, NXB Wisdom, 2005)

 

16 GƯƠNG SOI
Dr. Akong Tulku Rinpoche

Bác sĩ Akong Tulku Rinpoche là một thiền sư đạo hạnh của dòng Karma Kagyu, Phật giáo Tây Tạng. Ngài đã đến phương Tây vào 1963, và cùng với Chogyam Trungpa Rinpoche, thành lập nên Trung tâm Thiền Tây Tạng Kagyu Samye Ling ở Scotland (Tô Cách Lan), một trung tâm Thiền Tây Tạng lâu đời nhất ở phương Tây. Ngài hướng dẫn việc tu tập ở Samye Ling, và là người sáng lập ra các trung tâm tu học khác ở Âu, Á và Phi châu. Ngài cũng là một bác sĩ tốt nghiệp về y học dân tộc Tây Tạng, và là nhà lãnh đạo của nhiều tổ chức từ thiện.

Khi chúng ta đi tìm hạnh phúc ở bên ngoài, đó là một sai lầm. Ta có thể tìm đến bao điều mới lạ để làm giàu thêm kinh nghiệm sống của mình, ngay cả đi du lịch khắp nơi trên thế giới, nhưng rồi ta vẫn nhìn mọi việc bằng con mắt cũ của mình. Chính tư duycảm thọ của chúng ta tạo nên cái nhìn về thế giới ta đang sống.
Khi ta cố gắng thay đổi thế giới theo cái nhìn hay sự mong mỏi của riêng mình, thì chắc chắn là ta sẽ thất bại. Nếu trời đang mưa, ta không thể bắt trời nắng chỉ bằng ao ước; nhưng điều ta có thể làm được là nhìn lại mình, để xem cái gì trong ta khiến ta cảm thấy khó chịu vì mưa. Điều đó không có nghĩa là ta phải thay đổi cá tính của mình - chúng ta đã có cá tính rồi. Nói một cách chính xác, cái chúng ta cần là một tấm gương, soi cho ta biết ta thực sự là ai, và ta có thể sửa đổi như thế nào để được tốt hơn.

Lâu nay, chúng ta có khuynh hướng tạo cho mình nhiều khuôn mặt (mặt nạ). Mỗi khuôn mặt cho một hoàn cảnh khác nhau, nhưng chúng ta chưa bao giờ tự soi gương mặt thật của mình, có thể vì quá cận ảnh thì khó nhìn cho rõ. Ngược lại chúng ta hay nhìn người chung quanh, và khi nhìn thấy một gương mặt đẹp đẽ nào đó, ta hình dung ra mình cũng như thế.

Tuy nhiên, mặt nạ của ta cũng có lúc bị rơi xuống, hay ta quên mang nó lên, lúc đó ta mới thoáng thấy hình dáng thực sự của nó ra sao. Thường thì sự thật quá đau lòng đến nỗi ta không thể chịu đựng được. Ta vội vã che đậy nó lại. Vì chúng ta đã quen thay đổi mọi thứ đến nỗi ta không thể chấp nhận chính bản thân. Trong lúc đó, dưới tấm mặt nạ, gương mặt thật của ta đang thối rữa vì thiếu không khí, ánh sáng, vì chúng ta không bao giờ nghĩ đến việc lau chùi nó cho sạch sẽ. 

Bề ngoài ta có vẻ như là một người tốt, nhưng chính con người bên dưới chiếc mặt nạ mới cần được thanh tịnh hóa. Nếu thật sự tâm ta trong sáng, thì thật tốt cho những người ở quanh ta. Tuy nhiên, giả bộ tốt bên ngoài, mà bên trong xấu xa, thì không ích lợi gì cho bản thân ta và cho kẻ khác. 

Đằng sau tấm mặt nạ là con người mà ta cần phải hiểu và tu sửa. Tất cả chúng ta đều mang một tên gọi là Tôi nhưng thật ra ta không hiểu mình là ai. Khi ta cho ai một thứ gì, dầu là một mẩu bánh mì nhỏ, là ta đã nghĩ mình quá tốt, quá hữu ích, đến nỗi ta cứ nhớ mãi đến hành động đó một thời gian dài. Ngược lại, nếu ta làm điều gì xấu, ích kỷ, ta cố gắng quên nó ngay lập tức. Chúng ta có khuynh hướng tạo nên một hình ảnh giả tạo về con người mình để tự an ủi bản thân. Hành động tự lừa dối mình rất khó kiểm soát - đó là lý do tại sao ta cần đến cái gương soi.
Tây Tạng, có một vị đại sư rất nổi tiếng, Ngài Lodro Thaye Jamgon Kongtrul Rinpoche, đã nói về vấn đề này như sau: "Khi tôi nhìn các vị truyền giáo, tôi thấy bên ngoài họ có thể ăn mặc lịch sự, nói năng hoạt bát, nhưng khi tôi nhìn vào tâm họ, họ giống như những con rắn độc. Mỗi khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn, hay trở ngại, lúc đó tâm thực sự của họ mới hiện ra. Giống như các con rắn độc sẽ cắn, dầu bên ngoài ta thấy nó rất điềm tĩnh, họ cũng sẽ hành động như thế nếu có điều gì đó cản trở, đe dọa họ".

Điều đó, dĩ nhiên không có nghĩa, hễ rắn là xấu; rắn có khả năng để trở thành xấu hay tốt, nhưng vì lòng sợ hãi, ghen ghét hay u mê, nó có thể trở nên nguy hiểm khi nó cảm thấy bị đe dọa. Cũng thế, khi chúng ta nhìn thấy cái xấu trong ta, do vô minh tạo nên, chúng ta có thể và phải sửa đổi nó thành trí tuệ. Khi chúng ta có thể quay vào bên trong để tự soi tâm mình, và thanh tịnh hóa tâm, là ta đã tìm được con đường đạo, và tất cả mọi hoàn cảnh bên ngoài tự nhiên trở thành dễ dàng để ta ứng phó bằng những phương cách tích cực và hữu hiệu.

Điều quan trọng là ta phải có thái độ minh bạch đối với những gì ta nhìn thấy trong gương. Chỉ nhìn thấy những mặt xấu thì cũng tai hạivô ích như chỉ nhìn thấy những mặt tốt đẹp của ta. Chỉ nghiêng về những mặt tiêu cực của cá tính có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm, tuyệt vọng nặng nề. Chúng ta có thể quan sát mình trong gương mà không kết án những gì ta thấy hay muốn đập vỡ cả gương soi. Ngược lại, ngó lơ hay che giấu những mặt xấu của ta, chỉ làm cho chúng thêm sức mạnh, dẫn đến những dồn nén bên trong, để rồi một ngày nào đó nó vỡ tung.
Ngày nay phần lớn nhân loại đều phẫn nộ trước vũ khí hạt nhân, trong khi đó có một loại vũ khí hạt nhân khác lúc nào cũng hiện hữu trong tâm ta. Mỗi ngày, bản ngã ta tạo nên tự ái, ganh tỵ, sân hận, ham muốn, căm hờn, dẫn đến sợ hãixung đột ở mọi mặt, làm hại cho bản thân và cho cả tha nhân. Để vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân hay các phản ứng của nó, không thể chỉ việc đem chôn giấu nó và ước muốn nó sẽ biến mất đi. Cũng thế, để dập tắt những động lực xấu xa trong ta, ta phải tháo gỡ, làm tiêu trừ chúng với sự cẩn trọng và khéo léo, bằng những phương tiện của lòng từtình thương. Công việc khó khăn này cần được làm với lòng kiên nhẫnthái độ không bám víu.

Những gì chúng ta đã học được bằng cách nhìn vào gương có thể rất hữu ích trên con đường tu đạo, nhưng trước hết chúng ta phải biến chúng thành một phần trong kinh nghiệm sống của ta, chứ không phải là một cái gì riêng rẽ. Vì nếu ta không thực sự hòa nhập trong trí tuệtình thương yêu vừa được khơi dậy, thì cũng giống như chúng ta vừa mang một chiếc mặt nạ mới.

Nên nhớ, tất cả những khám phá của chúng ta phải được áp dụng vào thực tế. Không ích lợi chi nếu ta bỏ ra một tiếng đồng hồ ngồi suy gẫm về việc buông bỏ lòng ghen ghét, nhưng khi vừa hết giờ ngồi thiền, thì ta lại để bị lôi kéo vào những tình cảm ghen ghét thì thật hoài công. Những gì ta đã suy gẫm phải được áp dụng vào đời sống hằng ngày, vào những hoàn cảnh ta phải đối mặt trong cuộc đời.

Thêm nữa cho dầu ta có thể học hỏi, sưu tầm rất nhiều Pháp, với tất cả lòng chân thành, nhưng nếu chúng không liên hệ hay có thể ứng dụng được trong hoàn cảnh riêng của ta thì cũng vô ích. Giáo dục trường lớp và các khả năng tri thức có thể phần nào giúp ta hiểu và đương đầu với nhiều hoàn cảnh trong đời; nhưng có được một tâm rộng mở thì quan trọng hơn.

Dầu tất cả chúng ta, ai cũng đều có khả năng thông cảmyêu thương, nhưng nếu ta không phát triển những đức tính này cũng như không đem chúng áp dụng vào cuộc sống, thì cũng bằng như không có. Một kẻ giàu mà không biết sử dụng đồng tiền của mình, cũng không bằng người nghèo mà biết cách dùng tiền một cách hữu ích. Vì thế ta cần có chánh niệm, sử dụng những gì ta có một cách hữu hiệu. Thí dụ, chỉ biết đến tình cảm ghen ghét bên trong ta, chưa đủ; ta còn cần phảisự cố gắng và khéo léo để điều phục, hoán chuyển nó. Bằng cách đó, lòng tự tin và sức mạnh của ta được tăng trưởng; cảm giác hẹp hòi và vô ích sẽ biến mất, nhường chỗ cho một tâm hồn cởi mở, một tấm lòng tự trọng.

Nếu ta tiếp tục sử dụng chiếc gương soi, dần dần ta sẽ nhận rõ được sự tiến bộ của mình, chứng tỏ ta có sự phát triển tâm linh, và những đau khổ chúng ta phải chịu đựng trước đó sẽ dần dần biến mất.

Từng bước, từng bước một, ta sẽ có thể xác định và làm vô hiệu hóa những độc tố nội tâm, những trạng thái tiêu cực của tâm đã khiến cho cuộc đời càng thêm khó sống. Không ai có thể làm chủ được thế giới bên ngoài, nhưng chúng ta có thể đánh bại sân hận, tự ái, ham muốn, lòng căm ghét và ganh tỵ trong lòng ta. Những chướng ngại này đã khiến chúng ta thêm xa cách với cuộc sống. Khi đã khuất phục đưọc chúng, lúc đó ta sẽ không còn cảm thấy cuộc sống đối nghịch với ta. Chúng ta sẽ thấy tự tại với chính mình, với thế giới quanh ta, và ta sẽ có thể giúp đỡ người khác nữa. Tất cả mọi người, mọi việc đều trở nên thuận lợi, hữu ích đối với chúng ta, cũng như ngược lại.

Sống với một chiếc gương soi luôn ở trước mặt, không phải là chuyện dễ, nhưng để hiểu và giải quyết những vấn đề của chúng ta trong cuộc sống, ta cần phải chịu đựng một số khó chịu, bực bội. Sức mạnh của thói quen khiến chúng ta dễ phán đoán và cố sửa đổi người khác, vì thế việc phải đối mặt với chính lỗi của mình để sửa đổi chúng có thể làm chúng ta cảm thấy e sợ. Cũng là điều tự nhiên khi ta sợ điều ta chưa biết; hướng giải quyết là phải tìm hiểu và làm bạn với chính mình, giống như người luyện tập thú, trước hết phải lấy được lòng tin của con vật.

Phương pháp để tu sửa bản thân này không thể là những lời nói dễ dãi đầu môi, nó phải được xuất phát từ trong thâm tâm một cách chân thành, quyết liệt. Vậy chúng ta hãy bắt tay vào việc phân loại những vấn đề của mình. Chúng ta phải chế ngự tâm và rèn luyện chính mình. Nếu không, ta sẽ tiếp tục thấy cuộc đời khó sống, tiếp tục đổ lỗi cho người và hoàn cảnh khi có việc khiến ta phiền hà, bực bội. Lúc đó ta lại phải phân loại hàng triệu người để đối phó, chứ không phải một. Vì thế thay vì cố gắng thay đổi người khác, ta hãy nhìn vào gương soi, và sửa đổi chính mình.

(Theo The Mirror, TAMING THE TIGER, NXB Inner Tradition, 1995)

 

17 VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ... 
 Barbara Brodsky 


Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý 
Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp . . . 
Kinh Bát Nhã Ba La Mật 

Barbara Brodsky đã hành thiền từ năm 1970. Bà hướng dẫn các khóa thiền Vipassana và Tào động khắp nơi trên thế giới. Bà cũng là vị thầy hướng dẩn ở Trung Tâm Deep Spring, nơi thường tổ chức các lớp hành thiền và các khóa an cư. Bà đã bị khiếm thính nặng từ hơn hai mươi lăm năm nay. Việc phải sống với sự im lặng đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như phương pháp giảng dạy của bà. Bà cũng có nhiều năm tham gia tích cực vào các phong trào chuyến hóa xã hội với tinh thần bất bạo động. Bà còn là nhà điêu khắc, nhà văn.

Vô nhĩ; vô thanh; không có âm thanh. Vào năm 1972, tôi đánh mất khả năng nghe, và tất cả các dây thần kinh trong tai cũng bị hư hoại làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể. Sự mất mát này là nỗi đau khổ lớn nhất trong đời tôi, đồng thời cũng là một quà tặng quí báu nhất.

Tôi phải đối mặt với sự mất mát này cũng như với những trở ngại khác, nghĩa là phải đem hết tâm sức ra tranh đấu để chấp nhận, thích ứng với tật bịnh của mình, và không cho phép mình được than khóc, tự thương hại mình. Tôi còn là mẹ của những đứa trẻ, nên dù cảm thấy đau đớn, chán nản, tôi không thể quên được bổn phận phải nuôi dưỡng con. Chấp nhận được sự mất mát của mình giúp tôi cảm thấy tự chủ, dù rằng tôi không thể hoàn toàn làm chủ được cơ thể mình. Tôi không thể nghe; không thể đứng, đi, đọc hay chủ tâm nhìn vào một điểm nào. Tôi nằm trên giường bịnh nhưng cả thế giới như quay cuồng đảo lộn với những cơn nôn mửa đến chóng mặt. Tôi có cảm tưởng như mình bị bọc trong một quả bóng khổng lồ đến độ tất cả mọi âm thanh từ thế giới bên ngoài không thể nào với tới tôi.

Khoảng một tháng sau tai nạn, tôi bắt đầu phải bò như một đứa trẻ, đầu gối tôi sưng phồng trên nền gỗ. Nhưng từ từ tôi gượng đứng lên trên hai chân, đặt những bước đi đầu tiên, rồi ngã sóng soài giữa khoảng không gian tưởng chừng vô tận giữa tủ quần áo đến cửa phòng, rồi cửa phòng đến tủ sách khi cố gắng giữ thăng bằng trước mặtCuối cùng dầu tôi chưa thể đoán được chữ trên môi người, tôi đã có thể tập trung mắt nhìn lâu ở một chỗ để có thể đọc sách được. 
Đức Phật đã dạy rằng ta phải quý thân này, nhưng tôi vứt bỏ thân tôi như một tấm giẻ rách. Tôi bỏ mặc tiếng kêu đau đớn của cơ thể, không cần biết đến sự giới hạn của nó, tôi tự đứng lên để chấp nhận nỗi bất hạnh này. Ngoài mặt coi như tôi đã thắng được số phận. Tôi may mắn có được một gia đình êm ấm, bạn bè tốt và công việc của một nhà điêu khắc, đồng thời là giáo sư đại học, cũng đem lại cho tôi nhiều an ủi. Tôi cố gắng đẩy lùi lòng sân hận, nỗi sợ hãi luôn đe dọa cuộc sống yên lành của tôi.

Không lạ gì khi càng ngày tôi càng cảm thấy xa cách mọi người chung quanh. Khi liên hệ trực tiếp với ai, tôi không có vấn đề, nhưng khi ở giữa đám đông, khi quanh tôi một vài người bắt đầu nói, tôi lại có cảm tưởng mình đang đứng ngoài cửa sổ lạnh lẽo. Nhìn vào một đám đông đang chuyện trò bên những bàn tiệc ấm cúng, tôi chỉ có thể ngồi ở bên ngoài lạnh lẽo, nhìn họ với bao thèm muốn. Lúc nào như cũng có một tấm gương thinh lặng ở giữa chúng tôi.

Dĩ nhiên là bạn bè đã cố gắng giúp đỡ tôi rất nhiều. Họ tập nói chậm hơn. Nhiều người còn học cả 'ngôn ngữ im lặng' bằng cách ra dấu tay. Họ 'dịch' cho tôi khi người khác nói. Dần dần tôi nhận ra rằng không phải sự vô tâm của họ làm tôi đau khổ, mà chính là lòng ao ước, nỗi sân hận trong lòng đã hành hạ tôi. Khám phá đó cũng chẳng ích lợi gì, vì tôi lại bắt đầu tự trách mình đã không biết mang ơn lòng tử tế của những người quanh tôi.

Rõ ràng là tôi cần phải suy gẫm, quán chiếu về cảm giác bị cô lập của mình. Nỗi đau khổ triền miên buộc tôi phải tìm lối ra. Nhưng bằng cách nào? Tôi hãy còn trẻ, lúc đó tôi chưa được biết đến Phật pháp. Dầu rằng lòng tin vào tín ngưỡng của tôi (đạo Quaker) trong bao nhiêu năm cũng phần nào nâng đỡ tôi, nhưng nó không dạy cho tôi phương cách nào để luôn có mặt ở hiện tại.

Hơi thở luôn có mặt với chúng ta. Tôi bắt đầu chú ý đến hơi thở vào, hơi thở ra khi làm việc. Chú ý đến cách tôi cầm cây hàn xì, cách bàn tay tôi di chuyển. Rồi tôi bỗng nhận thấy tất cả hình như hòa vào nhau - bàn tay, cử động, cây hàn xì, ánh lửa. Tôi cảm thấy một niềm vui tràn ngập như thể tôi và tất cả đang hòa chung một nhịp điệu. Tôi hiểu rằng sự tự thương hại hay tự trách mình đều không giải quyết được điều gì. Trái lại khi tôi hòa nhập vào công việc của mình, chủ tâm đến hơi thở, đến từng chuyển động của thân, tâm tôi không cần phải tư duy để đem lại an bình cho tôi. Tôi đã có mặt ở đó.

Phải trải qua nhiều thời gian trước khi tôi hiểu được tính chất của sự mất mát của mình, và lâu hơn nữa trước khi tôi có thể hiểu, làm lành được vết thương bị làm người khiếm thính. Suốt những năm tháng đó, suốt ngày tôi chỉ thực hành thở khi sáng tạo, thở khi mài dũa, hàn xì, thở và hiện hữu. Tôi bỏ rất nhiều giờ mỗi ngày, tháng này qua tháng khác, thực tập như thế hơn mười năm.

Trong những năm tháng đó, sự hành thiền của tôi dần thay đổi và sâu lắng hơn. Nỗi đau khổ của tôi vẫn hiện diện, nhưng đã giảm mức độ. Sự thực hành đó đã giúp tôi suy gẫm về trạng thái của khổ đau, để hiểu nó đã phát sinh do cảm thấy mình khác biệt với mọi người chung quanh, dẫn đến cảm giác cô đơn cùng cực.
Ngày nay tôi không còn thấy mình 'điếc' nữa, chỉ là tôi nghe ở một mức độ khác: Tôi nghe sự lặng thinh! Đó là một khả năng thiên phú! Vâng, tôi vẫn còn cảm nhận được nỗi buồn trong tiếng cười của các con tôi, vẫn thèm được nghe những âm thanh tuyệt vời đó. Nhưng tôi không còn cảm thấy khổ đau trầm trọng nữa. Cái tôi mất mát nơi thính giác nhắc nhở tôi hãy rộng mở trái tim đón muôn ngàn niềm vui cũng như nỗi buồn của tất cả chúng sanh.

(Trích dịch từ No Eye, Ear, Nose…, Shambhala Sun) Rev. 4.2009

 

18 HÃY DẸP BỎ TÁNH NÓNG GIẬN
Chagdud Tulku Rinpoche

H.E. Chagdud Tulku Rinpoche (1930-2002) là vị đại thiền sư đã chứng đắc cao, dòng Nyingmapa, thuộc Phật giáo Kim Cương Tây Tạng. Ngài đã được thọ lãnh giáo pháp thâm sâu, rốt ráo của Phật giáo Tây Tạng, đã hoàn tất hai khóa an cư dài hạn; mỗi khóa ba năm, đã được thọ giáo với các bậc thầy Mật tông lỗi lạc lúc bấy giờ. Ngài rất nổi tiếng và rất được kính trọng ở phương Tây vì tài thuyết pháp, giọng đọc tụng trầm bổng, khả năng trị bệnh, cũng như tài nghệ của một nhà điêu khắc, và họa sĩ. Ngài đã hướng dẫn tâm linh cho hàng ngàn đệ tử trên khắp thế giới.
Năm 1979, do lời thỉnh cầu của một số đệ tử người Mỹ, Ngài đã đặt chân đến Mỹ. Từ đó, qua Hội Chagdud Gonpa, Ngài đã thành lập hơn 20 Trung tâm khác ở Mỹ, Canada, và Brazil. (Theo Wikipedia)

Tham và sân là hai mặt của một đồng tiền. Vì u minh, ta sinh tâm phân biệt, bám víu thứ này, xua đuổi thứ kia. Khi không có được thứ ta muốn, hoặc bị người khác cản trở ta đạt được mục đích của mình, hoặc sự việc xảy ra không theo ý ta muốn, thì ta sinh lòng sân hận, giận dữ, oán thù. Phản ứng bằng những thái độ đó không đem lại lợi ích gì. Chúng chỉ đem lại tai hại. Vì tham, sân và si, ba thứ độc của tâm, ta không ngừng tạo ra nghiệp chướng, phiền não.

Không có gì độc hại hơn là lòng sân hận, vì bản chất của nó là phá hoại. Nó là kẻ thù của ta. Không có thứ hạnh phúc nào có thể đến từ lòng sân hận, vì bản chất tiêu cực của nó.

Giận dữtranh chấp có thể mang đến bạo động. Khi bị xúc phạm, phần đông chúng ta cảm thấy phải ăn thua, trả đũa lại cho bằng được. Đó là phản ứng tự nhiên của con người. “Nếu ai thô lỗ với tôi, tôi sẽ đáp lại bằng sự cộc cằn. Nếu ai đánh tôi, tôi sẽ đánh trả lại cho công bằng”. Hay hơn thế nữa, “Nó là kẻ thù của tôi, nếu giết được nó, tôi mới vừa lòng!”

Chúng ta không nhận ra rằng khi ta có khuynh hướng nóng nảy, hay gây thù chuốc oán, thì kẻ thù hình như có mặt ở khắp mọi nơi. Càng ngày ta càng thấy khó thân thiện với một ai, và dễ ghét mọi người. Người ta bắt đầu tránh mặt chúng ta, khiến ta càng thêm lẻ loi, cô độc. Khi nóng giận, đôi khi ta tuôn ra những lời thậm tệ, chửi rủa người khác.

Người Tây Tạng có câu, “Lời nói không mang gươm giáo, nhưng có thể làm thương tổn trái tim”. Lời nói của ta đôi khi rất nguy hiểm, không những vì chúng có thể làm tổn thương người khác, mà còn khích động sự nóng giận trong ta thêm lên. Thông thường chúng ta hay đi trong vòng luẩn quẩn: người này cảm thấy không vừa lòng với người kia, nên thốt lên những lời gây đụng chạm; người kia bèn phản ứng lại cũng bằng những lời không tử tế. Thế là cả hai bắt đầu nóng lên và một cuộc khẩu chiến lại xảy ra. Trong một quốc gia hay nhiều quốc gia trên thế giới cũng thế. Cũng có nhóm này gây hấn với phe phái kia, quốc gia này gây chiến với quốc gia khác.

Khi bạn để sự nóng nảy, giận dữ làm chủ mình, thì cũng giống như khi bạn muốn thủ tiêu ai đó bằng cách vứt họ xuống sông, nhưng hai tay bạn lại ôm chặt lấy họ, như thế thì cuối cùng cả hai đều chìm. Nghĩa là khi bạn muốn tiêu diệt kẻ thù của mình, thì bạn cũng đang tự hủy diệt mình.

Tốt hơn hết là nên dập tắt nhúm lửa sân trước khi nó kịp phát thành một đám cháy, bằng thái độ bình tĩnh. Khi hiểu rõ trách nhiệm của mình với bản thân, ta sẽ dễ hành động như thế hơn. Khi gặp phải một người đối với ta không tốt, làm ta bực bội, ta thường coi như thể tự nhiên họ hành động, ứng xử như thế. Ta đâu biết rằng có thể trong những kiếp trước đó, ta đã nói lời thô lỗ với họ, đánh mắng họ, hay có những tư tưởng thù oán họ. Do đó thay vì đổ lỗi người khác, trách móc hoàn cảnh hay con người làm ta phiền não, ta phải đối mặt với kẻ thù thật sự của ta. Kẻ thù mà, trước mắt làm cho ta mất sự bình an, hạnh phúclâu dài hơn lại cản trở ta đạt được sự giải thoátKẻ thù đó chính là sự sân hận, cố chấp của bản thân chúng ta.

Hiểu được như thế thì ta không còn gì để chống đối. Không còn cãi vã, không còn nhìn người khác như kẻ thù, khi kẻ thù thực sự đã biến mất. Một phần thưởng lớn lao cho chút công sức nhỏ mọn có phải không? Về lâu, về dài, bạn và tha nhân cũng tránh được sự lặp đi lặp lại những hoàn cảnh tương tự khiến sự xung đột có thể xảy ra. Như thế cả hai người đều cùng có lợi.

Ta có thói quen là luôn tìm cách trả đũa người khác, làm cho bằng họ. Nếu ai xúc phạm ta, ta thường chấp chặt vào đó, rồi tự hành hạ mình bằng những câu hỏi: Tại sao nó lại nói với tôi như thế? Vân vân. Giống như khi người ta bắn một mũi tên về phía ta nhưng không trúng, và khi ta cứ cố chấp về những lời nói, hành động của người thì giống như ta đi nhặt mũi tên đó lên và găm chặt nó vào mình, để tự gây thương tích bằng những suy nghĩ như: “Nó nói những lời đó thật quá đáng, tôi không thể tin là nó có thể nói như thế với tôi”.

Tuy nhiên ta có thể dùng phương pháp này để quán tưởng theo một cách khác, hầu thay đổi các phản ứng giận dữ theo thói quen của ta. Lúc đầu ta sẽ khó thực hành trong những lúc đang nóng giận, đầu óc không được sáng suốt, nhưng ta sẽ bắt đầu thực hành khi ở nhà một mình. Hãy tưởng tượng ra những xung đột và các phản ứng thông thường của ta. Thí dụ, tưởng tượng ra ai đó đánh đập, sỉ nhục hay xúc phạm bạn. Bạn tự nghĩ: “Tôi phải làm gì? Tôi phải bảo vệ tôi chứ - tôi sẽ chống trả lại. Tôi sẽ đuổi cổ hắn ra khỏi nhà”. Giờ thì thử một cách ứng xử khác. Hãy tự nhủ mình, “Kẻ này đang chọc giận ta, nhưng sân hận là gì? Nó là một trong những món độc hại cho tâm, dẫn tới tạo ra ác nghiệp, dẫn tới đau khổ thêm. Trả đũa lại với người làm ta tức giận cũng giống như nhìn thấy một người điên sắp nhảy xuống vực thẳm. Ta có cần hành động giống như thế không? Hành động đó rõ ràng là điên rồ, nhưng càng điên hơn, nếu ta cũng làm giống như người đó”.

Hãy nhớ rằng những người tấn công, đối xử không tốt với bạn, chỉ tự chuốc lấy khổ đau, tạo ra các ác nghiệp chỉ vì u minh. Họ nghĩ rằng họ đang hành động vì lợi ích của bản thân, đang sửa chữa những điều sai trái, hay ngăn cản những điều tai hại có thể xảy ra. Nhưng sự thật là hành động của họ không mang lại lợi ích gì. Họ có nhiều điểm giống với một kẻ đau đầu, nhưng lại dùng búa đập vào đầu mình để giảm đau. Và rồi, họ đổ lỗi cho người khác về nỗi đau của mình, người khác lại giận dữ, chống đối trở lại làm cho sự việc càng thêm tồi tệ. Khi nghĩ về những bất hạnh của họ, ta nhận ra rằng họ đáng cho chúng ta thương hơn là trách móc, giận hờn. Lúc đó ta sẽ có thêm động lực để làm mọi cách bảo vệ họ khỏi phải đau khổ thêm, như ta vẫn làm với đứa trẻ cứng đầu, cứ chạy ra đường, nhưng khi ta cố dẫn nó vào thì nó đánh đấm, cào cấu ta. Thay vì bỏ mặc những kẻ tự hủy mình như thế, ta cần phải nhận ra rằng chính họ cũng đang đi tìm hạnh phúc nhưng không biết phải làm sao.

Hơn nữa kẻ thù của ta hôm nay chưa hẳn sẽ là mãi mãi. Kẻ gây phiền não cho ta hôm nay, sau này có thể trở thành bạn tốt của ta. Hay trong một tiền kiếp nào đó, họ có thể là người đã sinh ra, nuôi nấng và thương yêu ta.

Thực hành quán tưởng như thế mãi, ta sẽ biết cách phản ứng lại với những xung đột bằng lòng từ bi, trả lại sự giận dữ bằng lòng tử tế của mình.

Một phương cách khác có thể sử dụng nữa là phát triển chánh niệm về tánh không thực của sân và mục tiêu của sân. Thí dụ có người nói với ta rằng: “Anh là kẻ xấu xa”. Hãy tự hỏi mình rằng: “Điều người ta nói có làm mình trở thành người xấu không? Hay ngược lại nếu mình xấu, mà họ bảo mình tốt, thì có làm mình tốt hơn không?” Nếu có ai đó bảo rằng than là vàng, có làm cho than trở thành vàng không? Hoặc họ bảo rằng vàng là than, có làm cho vàng trở thành than không? Sự vật không thay đổi theo lời nói thế này, thế nọ của người đời. Tại sao ta phải quá bận tâm vì những lời nói đó?

Hãy ngồi trước tấm gương, nhìn nét mặt của bạn, rồi nói: “Bạn xấu lắm, bạn tồi lắm”. Hay nói ngược lại: “Bạn tốt lắm, bạn đáng yêu lắm”. Dầu bạn nói gì, hình ảnh trong gương vẫn không thay đổi. Khen tặng hay phỉ báng tự chúng không có thực, giống như một tiếng vọng, một chiếc bóng, một phản chiếu. Chúng không có quyền lực gì để làm ta tốt hay xấu đi.

Khi đã thực hành bằng cách đó, ta bắt đầu nhận ra rằng sự vật không có thực thể, giống như một giấc mộng, một ảo tưởng. Do đó, ta phát triển được tâm rộng lớn – tâm không cố chấp, để khi sân nổi lên, thay vì phản ứng theo thói quen, ta có thể dừng lại, quán sát tâm, tự hỏi: “Cái gì đây? Cái gì có thể khiến ta đỏ mặt, run tay? Nó ở đâu đến thế này?” Ta sẽ thấy là không thể thấy được hình tướng của sân hận, không có gì để tìm.

Một khi ta không thể tìm ra cái giận, ta có thể để tâm tự tại. Ta không đè nén sân, không xua đuổi nó, cũng không làm theo nó sai khiến. Ta cứ để tâm dừng lại ở trạng thái đó, rồi ta sẽ thấy là sân hận cũng như tham ái, thật ra không giống như ta tưởng. Ta bắt đầu nhận ra được khoảng cách thật của nó, chỉ là hình ảnh phản chiếu qua tấm gương.

Có lẽ những điều này nói dễ hơn làm. Sân có đủ sức mạnh để khuấy động tâm ta hơn, và ta phóng theo nó –bằng cách này hay cách khác. Chúng ta phóng tâm đến phán đoán, đến phản ứng, đến thứ này hoặc thứ kia, ngụp lặn trong những điều làm ta thêm mất bình tĩnh. Thói quen chống trả lại đã được hằn sâu, thành nếp do được lặp lại nhiều lần, kiếp này qua kiếp khác.

Chỉ qua thực hành, áp dụng những phương pháp này, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, ta mới mong bỏ được những thói quen đó. Quá trình này có thể phải lâu dài, nhưng rồi ta sẽ thay đổi được. Ta rất dễ dàng thay đổi một cách tiêu cực. Khi ta đang hạnh phúc, vui vẻ, chỉ cần ai đó nói đến điều gì, làm điều gì không vừa ý là ta trở nên bực bội, nhưng thay đổi để tốt hơn, một cách tích cực hơn đòi hỏi phải có kỷ luật, công sức, và kiên nhẫn.

Chúng ta không cần một nhà tiên tri để biết tương lai mình ra sao – ta chỉ cần nhìn ngay tâm mình. Nếu như chúng ta có trái tim nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác thì ta sẽ tiếp tục được hạnh phúc. Trái lại, nếu tâm ta chỉ chứa đầy những tư tưởng sân hận, muốn hại người, ta sẽ gặp toàn những chuyện không may.

Nếu ta luôn kiểm soát tâm, tiếp tục chữa trị các chứng bệnh của tâm, dần dần ta sẽ thấy được sự đổi thay. Chỉ có ta mới biết được những gì xảy ra trong tâm ta. Chúng ta có thể dối gạt người khác. Chúng ta có thể phỉnh phờ bảo một cái túi da phình to là đựng của báu, nhưng khi người ta ngồi lên trên đó, người ta sẽ khám phá ra nó trống rỗng. Tương tự ta có thể ngồi trong tư thế tọa thiền hằng giờ nhưng nếu lúc đó trong đầu ta chỉ toàn tư tưởng độc hại, thì ta chỉ tự dối gạt mình. Tốt hơn hết là phải thành thật với chính mình, chịu trách nhiệm về những gì ta thấy trong tâm ta - hơn là phán đoán chúng - và điều trị chúng đúng thuốc để ta có thể lành bệnh. 

(Lược Dịch theo Putting Down The Arrow, Tricycle 1998)

 

19 ĐỐI TRỊ CƠN GIẬN
Lama Surya Das

Vào đêm trước ngày chiến tranh Trung Đông bùng nổ, hương vị ngọt ngào của hòa bình còn phảng phất trong không khí cùng với mùi lá của mùa thu. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải nhìn vào nội tâmtâm thức của chúng ta để thấy rằng ta có thể làm một điều gì đó cho những vấn đề này, và làm thế nào để ta có thể góp phần tìm giải pháp cuối cùng cho các vấn đề

Có phải tôn giáo hỗ trợ cho hòa bình và hòa hợp hơn là góp phần cho sự kỳ thị, mù quáng, bạo động và chiến tranh? Bất bạo động là giới đầu tiên trong Phật giáo, và là giáo lý cơ bản của một số tôn giáo trên thế giới; nhưng hãy nhìn lại những gì đang xảy ra trên thế giới, vừa rồi là Trung Đông và Bosnia và Tích Lan (Sri Lanka) xuyên qua chiều dài lịch sử. Ngay tại đất nước này, Mỹ quốc, súng ở nơi trường học và gia đình tiếp tục gây hại cho chúng ta. Trong khi đó, lúc này là Tháng Nhận Diện Bạo Động trong Gia Đình, một vấn đề đang tấn công gần đến gia đình của chúng ta – một vấn đề mà, tôi nghĩ rằng, sẽ sống lâu hơn cả đa số chúng ta. Bạo động đang dẫn đầu trong thời đại này và là một đề tài quan trọng cần phải quan tâm, nhưng chúng ta đã không tiến bộ mấy trong việc ngăn ngừa hoặc đối diện với nó.

Martin Luther King đã nói chúng ta có hai lựa chọn: cùng sống chung hòa bình, hoặc là tự hủy diệt. Anh có biết có bao nhiêu đất nước trên thế giới đang trải nghiệm chiến tranh hiện nay không? Cả chục đất nước đấy! Tuy nhiên, ở Mỹ quốc chúng ta không cảm nhận được chiến tranh cụ thể như khi chúng ta cảm nhận rất nhiều chiến tranh trong thế kỷ 20. Chiến tranh không bắt đầu ở nơi nào khác, trên chiến trường, dọc theo biên giới đang bị tranh chấp, hoặc trong phòng họp đại sứ, hoặc các buổi họp kinh tế cao cấp; chiến tranh bắt đầu với tính tham lam, ganh ghét, thành kiến, kỳ thị, ngu si và tàn ác trong tâm của con người. Bởi vì chiến trường thật sự nằm ngay trong tâm của con người, như Dostoevsky nói. Nếu chúng ta muốn hòa bình trên thế giới – và tôi tin chắc rằng tất cả chúng ta đều mong muốn như vậy – chúng ta cần nhìn vào sự kiện và học làm thế nào để trở nên dịu dàng hơn và nên từ bỏ vũ khí nơi tâm tưởng, cũng như có những phản ứng đối với sự tước bỏ vũ khí nguyên tử và làm thế nào cho có hòa bình trong thời đại của chúng ta. Chúng ta cần suy nghĩ một cách toàn cầu và hành động theo cục bộ, bắt đầu với chính bản thân chúng ta và đối với thành viên trong nhà, trong gia đình, cũng như ở nơi làm việc và trong xã hội, và lan rộng dần, vươn ra xa hơn, ôm lấy tất cả vòng tròn tập thể bao gồm trách nhiệm và bảo dưỡng. 

Trong Phật giáo, Bố tát Avalokisteshvara là hiện thân của tâm Phật về tình yêu và lòng từ bi, tử tế, thương xót, tha thứ, chấp nhậnvui vẻ. Vị ấy là hình tượng tâm linh chánh được nhân cách hóa với những phẩm chất nói trên, hiện đang ẩn mình trong tất cả chúng ta, đang đợi chúng ta phát triển, nuôi dưỡng, và hiện thực hóa nó. Đó là ý nghĩa trở nên giác ngộ và trở nên một vị Phật, một điều mà bất cứ ai cũng có thể làm được nếu như họ đi theo con đường tâm linh tới mức cuối cùng; có nghĩa là nhận diệnhiện thực hóa những gì đang trong tâm chúng ta. Đó là Phật tánh, đó là Phật sẵn có trong tâm – không phải vị thầy lịch sửẤn Độ, mà là sự tỉnh thức thật sự từ một vị trời, từ nơi trí tuệtừ bi trong lòng, trong tâm thức của chúng ta. Thành Phật nghĩa là đánh thức phật tính, nhận diện được nó một cách xuyên suốt, và sống trọn vẹn với phật tính ở ngay nơi thế giới này bằng cách thiêng liêng hóa cuộc sống của chúng ta một cách toàn vẹn.

Đêm nay chúng ta ngồi thiền chung với nhau, và rồi chúng ta niệm câu thần chú Tây Tạng về tình thương yêu và lòng bi mẫn, thần chú của đức Bố Tát Avalokisteshvara OM MANI PEDME HUNG (OM MANI PADME HUM), câu thần chú của ngài Dalai Lama và là câu thần chú rất phổ thôngTây Tạng. Chúng tôi niệm câu ấy trong lúc liên tưởng đến những ánh sáng vô hạn phát xuất từ luân xa nơi tim, vươn ra xa và chạm đến tất cả chúng sinh, đánh thức họ, làm cho họ sáng rỡ với những lời chúc tốt đẹp và với tình thương tốt lành

Chúng ta nuôi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm: từ, bi, hỷ, xả. Phật Avalokita – nói một cách kỹ thuật là một vị Đại Bố Tát, đã từ chối không bước vào cõi tịch lạc của Niết Bàn để có thể tiếp tục nhiệm vụ giải thoát cho tất cả chúng sinh – ở Tây Tạng, ngài còn được gọi là Chenrezi, ở Trung Quốc ngài được gọi là Kuan Yin (Quán Âm), ở Nhật Bản, ngài được gọi là Kannon; một người có thể nhìn thấy hình tượng của Bồ-tát ở mọi nơi trong nghệ thuật Phật giáothiền viện, chùa chiền ở đa số các nước. Thiền định về lòng thương yêutừ bi là một trong những thiền định quan trọng bậc nhất trong Phật giáo, và rất phổ thông trong các trường Phật giáo.

Các yếu tố chính trong việc đánh thức tâm linh xuyên qua nhiều con đường truyền thống, là sự thực tập bất bạo động, tha thứ, và từ bi; điều thiết yếu bao gồm sự học tập để đối diện với cơn giận và sự ganh ghét bằng cách thanh tịnh hóa bản thân chúng ta, diệt tận gốc rễ của sân hận từ nơi tâm thức. Một trong những giáo điều luân lý của Phật giáo, cũng như trong tâm linh sâu thẳm, là sự bất bạo động, không sát hại – và bảo thủ hơn, là giúp đỡ tận tình và yêu thương tha nhân, nếu như anh có thể làm được. Tôi nghĩ ít ra là phải như vậy. Và đây chính là sự thực tập, không phải chỉ là lý tưởng suông; những phẩm hạnh tốt lành này không phải chỉ có ngài Dalai Lama hoặc Mahatma Gandhi và ông Albert Schweitzer, Mẹ Teresa, Chúa Jesus và đức Phật mới làm được, nhưng đó là điều chúng ta có thể thực tập trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách này hay cách khác, việc lớn cũng như việc nhỏ, thật không kể xiết. Chúng ta đều quan tâm và có lẽ hoạt động rất nhiều cho hòa bình trên thế giới, trong cộng đồnggia đình của chúng ta, và kể cả hòa bình nơi tâm chúng ta, cũng như đối với những người khác. Tuy nhiên chiến tranh, bạo độnggây hấnchúng ta đang đối diện ở nhiều cấp bậc khác nhau, tất cả đều xuất phát từ nơi sân hận, thù ghét, tham lamngu si trong tâm thức của chúng ta. Đó là cội rễ, và là cội rễ duy nhất của tất cả những điều xấu ác. 
Do đó, hãy bắt đầu với những cảm xúc tiêu cực, nó dẫn dắt chúng ta làm điều sai trái với những kết quả không như ý. Klesha (Kiết sử) là một từ phật học được dùng để nói về những cảm xúc tiêu cực. Kiết sử đôi lúc cũng được dịch ra “những tình cảm mạnh mẽ mang lại ưu phiền”, hoặc những cảm xúc gây trở ngại. Những chữ này đều không chính xác để diễn tả kiết sử. Những từ này dễ làm cho chúng ta hiểu lầm, phán đoán một cách quá nhanh chóng, và nghĩ rằng chúng ta cần phải dẹp bỏ tất cả các cảm giác, cảm xúc, và sự nhạy cảm thông thường, để đạt được những thứ được gọi là sự thanh thản lý tưởng và sự vô tư về tâm linh.

Mục đích của chúng ta ở đây, kiết sử (kleshas) làm rối loạn các thói quen suy nghĩ ích kỷ, và các cảm giác mâu thuẫn, làm cho chúng ta có những phản ứng, hành động vô ý thức, vụng về, xấu ác. Các kiết sử (kleshas) mà chúng ta đang bàn ở đây là: nói về cái tôi và các cảm xúc mạnh mẽ, sự áp đảo có sức tàn phá, như giận dữ, thù hận, ganh ghét, ham muốn, thèm khát quá sức tưởng tượng, ham lợi, v..v.. Chúng ta không nói đến những cảm xúc tích cực hoặc những cảm xúc ích lợi như tình thương yêu, sự dịu dànglòng bi mẫn. Để đối trị với các cảm xúc tiêu cực khó khăn, giận dữ là một điều quan trọng mà chúng ta cần bàn đến. Làm thế nào để chúng ta có thể đối trị với năng lượng mạnh mẽ đó?

Những bài giảng Phật giáo cho rằng ngay trung tâm của vòng luân hồi sanh tử quái ác, bánh xe hình thành ba độc, ba gốc rể kiết sử: tham lam, sân hậnsi mê. Kiết sử làm nhiên liệu cho sự đối lập hoàn toàn về mọi bám víu, và ác cảm đã làm cho chúng ta ngu muội, si mêrối loạn. Từ si mê đưa đến tham lam. Tham lam, ham lợi, ham muốn, thèm khát và tất cả những thứ khác. Cũng từ si mê đưa đến giận dữ, công kích, độc ácbạo động.

Tất cả hai thứ độc là sức mạnh đối lập căn bản trong chúng ta, đó là: bám víuganh ghét. Nó bắt nguồn từ si mê, và nó không khác gì: “đi khỏi nơi đây” và “tôi muốn”, nó rất giống nhau, như kéo tới và đẩy lui; và làm cho cơn giận xuất hiện. Sự giận dữ được nêu ra như một thứ kiết sử có sức hủy diệt to tát nhất, bởi vì sự giận dữ dễ dàng thoái hóa để trở thành gây hấnbạo động.

Tuy nhiên, cơn giận dễ dàng bị hiểu lầm, ngay cả trong thực tập của Phật giáo, làm cho chúng ta phải đè nén nó và làm cho chúng ta bệnh, khó chịu và mất thăng bằng. Tôi nghĩ đây là lúc cần suy nghĩ về điều này. Phương pháp chữa bệnh tâm lý cũng rất ích lợi.

Đôi lúc cơn giận là một thứ rất đáng sợ khi chúng ta thật lòng phải đối diện với nó. Làm thế nào để chúng ta có thể đối trị với những cảm xúc khó chịu như sự sợ hãi và cơn thịnh nộ khi nó xuất hiện, nó như là sóng thần hoặc núi lửa? Tôi nghĩ rằng tốt nhất đầu tiên chúng ta nên bắt đầu bằng cách xét nghiệm một hoàn cảnh ít căng thẳng, bắt đầu với những trường hợp nhỏ, khi cảm xúc khó chịu xuất hiện, giống như trong lúc thiền định. Khi chúng ta thực tập một mình, hoặc nơi Thiền Viện, phòng tập du già hoặc khóa thiền – nơi mà tất cả mọi thứ đều được sắp xếp hoàn chỉnh cho bạn với sự bảo vệ an toàn, và tiện nghi thích ứngcơn giận sẽ khó mà khuất phục chúng ta. Nhưng vẫn còn chút nào đó khó chịu, như mấy con muỗi bay qua bay lại gần nơi tai hoặc tiếng ồn ào của xe cộ bên ngoài.

Có thể có người vì sơ ý đã dẫm lên chân anh trong khi xếp hàng ăn trưa, hoặc người ngồi kế bên anh đứng ngồi không yên và ho sù sụ; hoặc có thể thầy giáo nói gì đó mà anh nghe không lọt tai? Làm thế nào để chúng ta đối trị với những việc này khi cơn giận, ganh ghétchỉ trích vừa lóe lên? Có phải chúng ta cắn răng và dằn nó xuống, lầm lẫn rằng sự thanh thản giả tạo như đá này là sự thanh tịnh, buông bỏthanh thản trong khi thật sự nó là sự bạo động, chống đối lại với bản chất chân thật của anh: bạo động dưới dạng đè nén, dằn xuống, và trốn tránh? Kiểu trốn tránh và đè nén hiển nhiên này rất giống với sự ganh ghét biểu hiện ra cử chỉ hầu đẩy lui những cái không ưng ý.

Có vài người có vẻ rất tự chủ, điềm tĩnh, an nhiên, nhưng mà bên trong chắc họ đang dao động – và trong chúng ta cũng có vài người như vậy! Có thể là nanh vuốt của chúng ta chưa giương ra, chĩa thẳng tới kẻ khác, như trong trường hợp những người quá nóng nảy; nhưng vũ khí bén nhọn có lẽ đang chĩa vào bên trong chúng ta, như trường hợp những người bị mất tự tin, tự chán ghét, và tự căm thù, tất cả đều nằm trong căn bệnh suy nhược tinh thần. Sự từ bỏ là một trong những con sông to lớn nhất chảy qua đất tim của chúng ta. Chúng ta coi như thực hành tốt khi cho rằng những bộc phát nhỏ từ lòng đất như căm phẫn và ganh ghét, cùng với những giận hờn thỉnh thoảng xuất hiện, và làm bộ như chúng không có mặt ở đó. Nếu chúng ta nằm ở vị trí khá hơn để đối trị, thấy rằng hạt giống giận hờn đều nằm sẵn trong lòng tất cả chúng ta.

Shantideva, vị Thầy Cao Quý, đã viết một quyển sách cổ điển “Bước vào Con Đường Bố-Tát” (Nhập Bồ Đề Hành Kinh - Bodhicharyavatara) cách đây một ngàn hai trăm năm trước, có nói: “Giận hờn là cái xấu ác nhất; kiên nhẫn chịu đựngtu khổ hạnh cao nhất”. Có phải là quá lý thú hay không? Cơn giận được coi như là tính chất tiêu cực to tát nhất, giống như sát hạitội lỗi to lớn nhất. Kiên nhẫntha thứ được xem là phẩm hạnh cao nhất, một thực tập tu khổ hạnh khó khăn nhất. Thông thường chúng ta nghĩ rằng thực tập khổ hạnh như nhịn ăn hoặc nhịn ngủ, thức khuya tụng kinh, hành hương, hoặc như các vị thầy khổ hạnh của Ấn Độ ngủ trên những giường chông hoặc không bao giờ ngồi, không bao giờ nằm. Tuy vậy, ngài Shantideva có nói sự nhẫn nại, kham nhẫn, là tính chất khổ hạnh cao nhất; không hẳn chỉ là những thăng trầm vật lý. Có phải đáng kinh ngạc hay không? 

Tại sao cơn giận lại là việc xấu ác nhất? Ngài Shantideva đã giải thích, chỉ cần một phút là cơn giận có thể thiêu rụi cả núi công đức và nghiệp tốt. Thí dụ, anh có thể bị mù quángcơn giận che mất lý trí, và anh làm việc gì đó mà sau này phải hối hận cả đời. Trong phút giây nóng giận tối mặt ấy, hoặc giả anh say rượu đêm đó, anh lại lái xe, và như vậy anh có thể hủy diệt mạng sống của chính mình… Chiếc xe lúc ấy trở nên một vũ khí giết người, chỉ trong một phút. Vì vậy chúng ta cần phải chú tâmcẩn thận. Vì lẽ đó, ngài Shantideva đã cảnh báo với chúng tacơn giận có sức hủy diệt rất lớn, chỉ một phút vô ý, bất cẩn như là liệng tàn thuốc ra khỏi xe, và tàn thuốc có thể bắt lửa thiêu rụi cả một khu rừng. Shantideva nói, cơn giận là cái xấu ác nhất, nhẫn nại và tha thứ là phẩm hạnh cao nhất. Kể cả nhà thơ của thế kỷ thứ 18, ông Alexander Pope được mệnh danh là nhà phê bình xã hội độc địa nhất cũng đã nhìn nhận trong câu nói của ông, “Lầm lỗi là con người, tha thứ được mới là siêu phàm.” 

Chúng ta có thể vươn tới sự siêu phàm nội tại bằng cách thực hành hạnh buông xả, tha thứ, đã nằm sẵn trong tim chúng ta ; và chúng ta có chịu chọn lựa để thực tập khả năng tha thứ đang tiềm ẩn nơi chúng ta hay không? Chúng ta đều biết rằng cuộc sống luôn luôn không đơn giản, và rất khó khăn để mà thực hành kham nhẫn cũng như tha thứ khi đối diện với sự bất công, hoặc hiểm nguy, có đúng thế không ? Dù như vậy, chúng ta cũng phải cố gắng, nếu chúng ta muốn bước đi trên con đường căn bản của bất bạo động, theo các gương của những vị đi trước như Thánh Gandhi, đức Dalai Lama. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ làm được, nếu chúng taquyết tâm

Chúng ta có thể thực tập từ ngoài vào trong cũng như từ trong ra ngoài, để trở thành người tốt hơn và để nuôi dưỡng tấm lòng thanh cao. Thật vậy, chúng ta cần hoạt động bên ngoài để có được hòa bình cho thế giới, cho các đất nước từ bỏ vũ khí, và chống lại sự bất bình đẳng, kỳ thị chủng tộc, và tội diệt chủng; bởi vì “Sự công bình là quà tặng cao quý hơn tất cả các quà tặng khác”, theo lời của Đức Phật trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Tuy vậy, chúng ta cũng phải thực tập từ bên trong ra đến bên ngoài, từ bỏ vũ khí nơi tâm chúng ta, hãy thư giãn, hãy dịu dàng hơn, hãy vén màn tăm tối cho trái tim hiền dịu của chúng ta.

Tấm lòng tốt, vị Tiểu Phật, trong lòng mỗi chúng ta, nằm bên dưới những máy móc tự vệ khó tìm thấy, dưới những điều xã hội hóa mà chúng ta đã học qua – cái vỏ rắn chắc mà chúng ta sử dụng như là một cái áo giáp để đối phó với những nhu cầu cấp bách của cuộc sống. Nghĩa là nơi căn bản, hãy tìm thấy trái tim hiền dịu của chúng ta, hãy buông bỏ sự tự vệ, thư giãn, và làm vỡ vỏ bọc cứng rắn mà chúng ta khi lớn lên đã tự bao bọc chung quanh mình để bảo vệ lấy bản thân. Hãy từ bỏ vũ khí không chỉ có nghĩa về mặt chiến tranh và vũ khí. Mà nó muốn nói đến sự sống còn, sự sợ hãi và yếu điểm.

Đa số sự gây hấn bắt nguồn từ nỗi lo sợ, sự ích kỷ khi đối diện với nguy hiểm. Khi tôi cảm thấy tức giận, tôi thường hay nhìn lại xem tôi lo sợ điều gì. Hoặc tôi tự hỏi, “Ở nơi đâu và làm thế nào mà tôi bị thương tích?” Ngay giây phút này giúp cho tôi đối diện với việc đang xảy ra, hơn là đổ lỗi cho ai khác hoặc phản ứng quá khích. Sau khi nỗi lo sợ dịu xuống, để nhận được sự hướng dẫn của ơn trên, tôi hay tự hỏi: “Trong trường hợp này, đức Phật sẽ làm gì? Tình thương sẽ làm gì bây giờ, nơi đây?” Việc này làm dịu đi cảm xúc mạnh mẽ của tôi; giúp cho tôi có ý sáng tạo hơn và có phản ứng lanh lợi, tốt hơnphản ứng trong cơn giận dữ; cảm giác không lo sợ, nhưng dịu dàng, và thoải mái; cảm nhận thêm sự vô ưu, và chuyển hóa việc đổ trách nhiệm sang kẻ khác, với lòng ganh ghétcay đắng. Đây là những manh mối cho sự giận dữ: bắt nguồn từ rất nhiều lo âusợ hãi, và trong căn bảnphản ứng tranh đấu hoặc tháo chạy. Hòa bình bắt nguồn từ sự trau dồi tâm thức của chúng ta, buông bỏ vũ khí nơi tâm, không cần phảiluật lệ an toàn cho súng ống hoặc ngưng bắn. Thực tập Phật giáo luôn nhấn mạnh việc nuôi dưỡng lòng tử tế và từ bi, sự tha thứ, chấp nhận và thương sót, cũng như sự không bám víu và bớt ham muốn, đó là nhổ gốc rễ tham lam, và điều này mang lại hiệu quả lạ thường, nó sẽ xoa dịu tâm thức rối loạn, bất mãn của chúng ta

Vị ân sư của tôi, Ngài Lạt-ma Dilgo Khyentse Rinpoche, có viết một quyển sách tuyệt vời về Bồ đề tâm (bodhicitta), làm thế nào để đánh thức tâm Phậtgiác ngộ, quyển sách có tên Kho Tàng Tâm của Những Bậc Giác Ngộ (The Heart Treasure of the Enlightened Ones). Khyentse Rinpoche là vị thầy Dzogchen của ngài Dalai Lama, và là vị Lạt-ma của vô số những vị Lạt-ma khác, bao gồm Chogyam Trungpa Rinpoche, Sogyal Rinpoche và Tsoknyi Rinpoche. Ngài Dalai Lama có một quyển sách gọi là “Trị Giận Dữ, Năng lượng của Nhẫn nại và Chịu đựng từ Quan điểm Phật giáo” (Healing Anger, the Power of Patience and Forbearance from a Buddhist Perspective). Robin Casarjian, một bác sĩ chữa bệnh ở Boston từng làm việc ở trường học và trong khám đường, có viết một quyển sách hay, có tên “Tha thứ: Tiếng Nói Dũng Cảm cho Trái Tim An Lạc”. Bạn của tôi, bà Sharon Salzberg, một trong những vị giáo thụ chuyên dạy về Thiền Sáng Suốt, là tác giả của quyển sách “Lòng từ bi: Nghệ thuật cách mạng Hạnh Phúc”, và quyển “Trái tim rộng lớn như Thế giới.” Có rất nhiều điều đáng cho chúng ta học hỏi.

Chúng ta không nên quá sợ hãi, chán nản hoặc thất vọng, bởi vì tất cả chúng ta đều có sự giận dữ trong lòng, đó là một phần của bản tánh con người. Ngài Dalai Lama nhìn nhận rằng ngài có tức giận; tuy nhiên ngài biết mình phải làm gì đối với sự tức giận đó. Thầy Thích Nhất Hạnh cũng tức giận, cũng như bà Aung San Suu Kyi và những vị lãnh tụ của phong trào Phật giáo. Và những vị lãnh tụ này có rất nhiều lý do để mà tức giận, có đúng thế không, xét về những gì mà các vị đó đã trải qua trong cuộc sống, và những gì đã và đang xảy ra cho dân tộc và đất nước của họ, như ở Tây Tạng, Việt Nam và Miến Điện trong những thập niên vừa qua. Tuy nhiên, sự tức giận đó không hủy diệt được sự thanh thảnan lạc của tâm thức, bởi vì họ đã thanh tịnh hóa bản thân và có thể dẫn dắt năng lượng nóng bỏng đó và chuyển hóa nó một cách ích lợi hơn. Họ đã biết cách chuyển hóa, qua thực tập của Chuyển Hóa Thái độ theo Đại Thừa (lojong). 

Tác giả Phật tử Ani Thubten Chodron đã có viết: “Khoa học cho rằng tất cả các cảm xúctự nhiên và tốt, và khi các cảm xúc có khả năng hủy diệt chỉ khi nào nó được bày tỏ một cách không chính đáng hoặc không đúng lúc hoặc không đúng người hoặc không đúng mức độ… Phép chữa bệnh nhắm mạnh vào sự thay đổi cách bày tỏ, biểu lộ của các cảm xúc hơn là trải nghiệm nội tại về nó. Phật giáo, nói cách khác, tin rằng những cảm xúc có sức hủy diệt là những chướng ngạicần phải diệt bỏ mới đạt được hạnh phúc.” 

Trong phút giây đó cơn giận xuất hiện nơi tâm thức, liên hệ đến thân tâm, lúc đầu chỉ là một năng lượng, một cảm giác, một tia sáng le lói của trải nghiệm; nó chưa trút vào sự bạo độnggây hấn. Chúng ta có thể học tập để đối phó với nó, xuyên qua chính niệm, cộng với sự nhẫn nại, tự quan sátkhám phá nội tâm. Các cảm xúc tai hại, có sức hủy diệt hoặc tiêu cực cần được giải độc một cách khéo léo, bằng cách trau dồi những cảm xúc tích cực, như nhẫn nại, từ bi, tử tế, v.v… Một liều thuốc giải độc đặc biệt cho cơn giận khi nó xuất hiện nơi anh, là anh hãy nuôi dưỡng sự nhẫn nhịn, lòng từ bi và sức kham nhẫn.

Khi cảm thấy hận thù, hãy nuôi dưỡng lòng tha thứ và bình thản, cố gắng thấu cảm với người khác để thấy các cảm xúc này từ đâu tới: nếu như anh có thể, hãy nhìn mọi vật qua cặp mắt của họ trong một lúc. Nếu bị khích động gây hấn, hãy hít thở, thư giãn, làm cho tâm thức đang lay động trở nên yên lặng, và dịu xuống, và cố gắng kềm chế, điều độ, hãy ghi nhớ rằng những người khác cũng như anh đều mong muốn hạnh phúc và tránh đau khổ, nguy hiểm. Hãy xem sự bạo độngcơn giận dữ, đó là cảm xúc giận dữ nội tại được biểu lộ ra ngoài một cách quá đáng, điều thiết yếu cần phải làm là hướng dẫn và điều kiện hóa nó lại.

Thực tập đơn giản nhất để áp dụng trong phút giây cơn giận xuất hiện là:

1. NÓI: “Tôi biết là tôi đang giận.” (Hoặc điền vào chỗ trống: …. Lo sợ…. buồn bã… ham muốn…) 

2. Hít thở thật sâu, và trong khi thở ra, với hơi thở ra, NÓI: “Tôi gửi lòng từ bi đến với cảm giác / năng lượng đặc biệt.” 

Trong thực tập này, hãy niệm chú đó, hoặc thay đổi một ít câu chú đó; việc này như một phép lạ sẽ làm gián đoạn phản ứng thiếu suy nghĩ, và ngăn ngừa được hành động xấu. Ngay lúc ấy, thực tập này có thể cung cấp cho ta một phút giây tỉnh táochính niệm. Nó giúp cho ta săn sóc bản thân tốt hơn, hơn là làm ta xấu hổ; và cắt bỏ thái độ tiêu cực khi ta biết rằng ta không thể làm như vậy, bởi vì những phản ứng quá khích đã không mang lại lợi ích gì cho ta trong quá khứ.

Đây là: Năm bước Chính Niệm đối phó với Cơn giận trong Hiện tại

1. Để ý cảm giác của anh, và cảm nhận nó đang ở phần nào của cơ thể.
2. Hãy ôm lấy nó với chính niệm, đừng phán xét, chối bỏ hay đè nén nó.
3. Suy nghĩ về cảm nhận của anh, và tại sao, và xem cảm giác đó là nguyên nhân từ người khác hay là từ nơi nội tâm của anh.
4. Dẫn dắt điều khiển năng lượng một cách có lợi ích hơn.
5. Chuyển hóa và buông thả năng lượng vừa xuất hiện, nhìn nhận năng lượng đó là trống không, tạm thời, như một cơn mơ.

Trong thực tập về tâm thức của pháp Đại thừa (Lojong), chúng ta tìm thấy câu nói thảng thốt của ngài Shantideva: “Kẻ thù/ kẻ chống đối là vị thầy tốt nhất.” Ngài Dalai Lama cũng thường lập lại câu này để chúng ta suy nghĩ khi bị công kích hoặc bị hại bởi kẻ khác, như vậy ta có thể trưởng thành với sức mạnh nội tại, biết nhẫn nhịn và chịu đựng, và phát triển lòng từ bi đối với những kẻ hãm hại – kể cả khi kẻ hãm hại ta không ai khác hơn là chính bản thân !

Chúng ta có thể đọc điều này trong phần cuối quyển sách mới của tôi «Đánh thức Trái Tim Phật tử» (Awakening the Buddhist Heart), trong chương mười, “Thuật giả kim Tâm Linh: Hãy ôm lấy Bài học Cuộc sống” (Spiritual Alchemy: Embracing Life’s Lessons); và chương mười một, «Học Thương yêu Cái mà Anh Không Thích” (Learning to Love What You Don’t Like.) Anh có thể đọc bản dịch của tôi về thực tập tâm thức theo phương pháp Cổ xưa Tây Tạng, và bài chuyển hóa thái độ (lojong) dưới dạng phụ lục của quyển sách, có tên, “Ba mươi bảy Thực Tập của các Vị Bố Tát” (The Thirty Seven Practices of the Bodhisattvas), nhấn mạnh về sự không ích kỷ, lòng từ bi và tử tế; và bồ đề tâm (bodhicitta), trái tim sáng rỡ của Phật Pháp. Thực tập kiểu Tonglen nằm trong quyển sách đó, ở các trang 208 – 217.

Vị thiền sư Việt Nam, thi sĩ và là người lãnh đạo phong trào Phật giáo dấn thân, thầy Thích Nhất Hạnh nói, “Thái độ của chúng ta là chăm sóc cơn giận. Chúng ta không đè nén hoặc ghét bỏ nó, hoặc chạy trốn nó. Chúng ta chỉ hít thở nhẹ nhàng và ru cơn giận trong tay với sự dịu dàng tột độ” Ngài Dalai Lama thường nói, “Tôn giáo của tôi là Lòng tử tế. Cái quan trọng nhất trong cuộc sống là tình người ấm áp… Đừng cố gắng thay đổi tôn giáo của ai, hãy cống hiến sức khỏehạnh phúc cho mọi người.” Tôi cho rằng đây là tính chất tâm linh tốt nhất, vượt xa hết các loại chủ nghĩa và ly giáo.

Trong quyển sách, “Con đường đưa đến Thanh bình” (The Path to Tranquility), ngài Dalai Lama viết: “Khi con người tức giận, họ mất hết cảm giác hạnh phúc. Kể cả khi bình thường họ xinh đẹpan lạc, lúc giận khuôn mặt họ trở nên xám xịt và xấu xí. Cơn giận làm rối loạn sức khỏe và làm nhiễu loạn tất cả; nó làm cho ta ăn mất ngon và làm cho ta già trước tuổi. Hạnh phúc, an lạc và giấc ngủ sẽ tránh xa họ, và họ không còn cảm thấy biết ơn những người đã giúp đỡ họ, và không xứng đáng để được tin tưởng hay mang ơn.” 

Robert F. Kennedy ba mươi năm trước đã có nói “Chính trị là một nghề thanh cao”, và chẳng ai cười. Từ lâu, tôi suy nghĩ về sự lãnh đạo thiếu đạo đức trong chính trị, thương mại và học đường, và khi đọc quyển sách “Nghệ thuật lãnh đạo có đạo đức”, một quyển sách mới của Robert Coles, đầy ý kiến và mang lại nhiều hứng khởi. Tôi giới thiệu với các bạn trang 190 của quyển sách, nói về phẩm chất lãnh đạođạo đức mà trong mỗi chúng ta đều có thể thực hành và phát triển. Vừa rồi, tôi đã đọc vài bài giảng của Desmond Tutu, mà tôi cho rằng ông là một thí dụ điển hình về sự lãnh đạođạo đức hiện nay. Ông tham dự ở tòa án, và nói rằng trong phiên tòa dài xử lý những tội ácliên quan đến việc tách biệt chủng tộc ở Nam Phi, mặc dầu những hành vi ác độc khủng khiếp đã xảy đến cho dân tộc của ông được đưa ra ánh sáng, ông lại có một kết luận thật không tin nổi, ấy là “Con người thật là đẹp.” Khi tôi đọc đến đây, với bản năng, tôi cảm nhận ngay ông là một vị Bồ Tát Thiên Chúa Giáo, đã thực tập một cách rốt ráo lời dạy của Chúa Jesus, đã chuyển hóa những cay đắng trở thành hiện thực tâm linh sáng chói, như phượng hoàng được tái sanh từ trong tro bụi. 

Những người như Hồng Y Tutu, ngài Dalai Lama, và thầy Thích Nhất Hạnh đã học cách điều khiển và đối diện với cơn giận, tất cả những cảm giác, cảm xúc, tình trạng tinh thần chắc chắn xuất hiện nơi con người. Trong phạm vi nào đó ở thế gian, họ đã có thể mở lòng ra đối diện với khía cạnh khó khăn của cuộc sống – về mặt đạo đức không đè nén cơn giận hoặc nỗi căm phẫn, nhưng bằng cách hoàn toàn trải nghiệm nó, và biết phải làm thế nào để chuyển hóa nó một cách có lợi ích hoặc buông bỏ, nhờ vào sức mạnh tâm linh nội tại. Trí tuệ Phật giáo dạy chúng ta làm thế nào để tìm thấy sự an lạc nội tại và giải thoát khỏi những cảm xúc đối lập bằng cách thực tập thiền và chú tâm nuôi dưỡng chính niệm.

Chúng ta sử dụng sự chú tâmchính niệm trong sạch để trải nghiệm tính đa cảm và các ảo tưởng trong giờ phút hiện tại. Loại thực tập chú tâm này giúp tâm trí thêm sáng suốt và cân bằng khi nhận diện rõ ràng không chút nghi ngờ về bản chất mong manh, tạm bợ, tựa giấc mơ của tâm thức, nhìn xuyên suốt mọi ý tưởng để thấy rằng thực chất của chúng là rỗng không. Bằng cách này, chúng ta nhìn thấy ngọn đèn một cách rõ ràng, không còn nhìn thấy cái chụp đèn bao quanh nữa. 

Chúng ta học bằng cách trải nghiệm chứ không phải chỉ là khái niệm, đừng đồng hóa mình với những gì xuất hiệntâm thức, và nhận diện đó không chỉ là cơn giận CỦA TÔI, như vậy chúng ta không tức giận thêm về việc đó, đừng châm dầu vào lửa. (Khi chúng ta tự nói với mình, “Tôi là một người dễ tức giận, trời ơi; khi nào cơn giận này mới chấm dứt!” Bằng cách chỉ cần cảm nhận cơn giận hoặc bất cứ cảm xúc mạnh mẽ nào xuất hiện và trực tiếp trải nghiệm ngay cường độ của nó, sức nóng của nó, và sự tàn phá của nó – có thể anh cảm nhận trong bụng sức nóng, hoặc như sự rung động, một năng lượng, và có thể là một chút run rẩy…

Bằng cách có đủ chính niệm và thăng bằng để trải nghiệm việc này, không nhất thiết phải có thái độ khó chịu. Như vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể xem cơn giận ngay giây phút đó như là một năng lượng, như bất cứ kiết sử hoặc cảm xúc nào đang xuất hiện. Nó không là gì hết, chỉ là một năng lượng xuất hiện trong phút giây. Chúng ta không nên phán xét hấp tấp, đè nén hoặc nhấn chìm nó; như chúng ta biết, nó sẽ mang lại những kết quả tiêu cực, không thiện xảo, bất toàn, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần. Năng lực cảm xúc, như cơn giận, giống bong bóng căng phồng, nếu như chúng ta ấn một chỗ xuống, thì chỗ khác lại căng phồng lên. Sức ép đó không có lối thoát, cho đến khi chúng ta biết buông xả nó. Như vậy, khi chúng ta đè nén hay nhận chìm cơn giận, nó sẽ làm cho chúng ta bệnh hoạn. Có lẽ cơn giận phồng lên trong nội tạng của chúng ta, làm cho chúng ta bị loét bao tử, đau đầu kinh niên, áp huyết cao, ung thư hoặc thận có sạn. Chính vì vậy, quan trọng là không nên đè nén nó khi nó xuất hiện, nhưng phải đủ sáng suốt và đủ chính niệm để xem nhẹ mọi việc đang xảy ra.

Các cảm xúc xuất hiện rất nhanh; tâm trạng thì kéo dài. Những trạng thái tạm thời của tâm thức bị điều kiện hóa, và như vậy, ta có khả năng thành công để điều kiện hóa nó lần nữa. Xuyên qua sự tu tập, quá trình chuyển đổi thái độ và các tính cách tiêu cực nội tại được chuyển hóa trở thành tích cực và như vậy đạt được sự tự chủ, và giải thoát. Trong giây phút trải nghiệm ban đầu đó, khi cơn giận xuất hiện, nó chỉ là một năng lượng; chưa trở thành bạo động hay gây hấn. Chúng ta không cần phải sợ hãi nó. Cơn giận chỉ là một năng lượng, một cảm giác, trong từ ngữ Phật giáo đó là một kiết sử của cảm xúc (nổi giận, sự bao phủ ô uế). Cơn giận là một năng lượng có thể có lợi và có hại.

Cảm xúc của cơn giận có sự thông minh của nó. Cơn giận giúp chúng ta thấy rõ việc sai trái đang xảy ra; thí dụ, nó có thể giúp chúng ta nhận thấy sự bất công và sửa sai. Có thể giúp chúng ta hành động mạnh mẽ hơn như trong trường hợp gặp phải sự vi phạm trắng trợn về đạo đức. Bởi vì vậy, trong Mật Tông và Dzogchen – các bài pháp huyền bí về Kim Cương Thừa (Vajrayana) không có mâu thuẫn, con đường kim cương của Phật giáo Tây Tạngchúng ta nói rằng bản chất nội tại của cơn giận, đó là bản chất thật, đó là sự sáng suốtchính niệm biết suy xét, phán đoán.

Cơn giận đến nhanh và đột ngột; nó có thể cắt ngang xuyên suốt, bắt buộc chúng ta không được lơ là với nó. Vì vậy cơn giận có thể được xem là ích lợi; nó không có tính cách hủy diệt. Tất cả đều dựa vào cách anh xử sự. Nguyên tắc cơ bản tâm linh từ xa xưa đã cho rằng không phải việc xảy ra cho chúng ta có thể định nghĩa cá tánh, sự trải nghiệm và định mệnh của chúng ta; mà là chúng ta xử sự ra sao khi việc đó xảy đến với chúng ta, đây là điều quan trọng nhất. Đây là bánh lái nằm trong tay chúng ta. Kẻ đàn áp có thể bỏ tù hoặc sát hại thân tôi, nhưng không thể đụng tới tâm thứctâm linh của tôi.

Đức Phật có nói: “Hãy nhìn thấy bản thân anh nơi kẻ khác, và kẻ khác nơi anh; và như vậy anh có thể hại ai, anh có thể bóc lột ai?” Như vậy, một trong những cách tốt nhất để từ bỏ vũ khí nơi tâm là sự liên kết, nhìn thấy mọi người nơi chính ta, và ta nơi mọi người, và nhìn nhận sự liên kết chặt chẽ, sự tương tức của tất cả chúng ta. Chúng ta thực tập nhìn thấy kẻ khác nơi bản thân, và bản thân ta nơi kẻ khác, tìm lấy một nền tảng chung, và liên kết một cách có ý nghĩa xuyên qua những giao thiệp khác nhau, trong mọi liên hệ hàng ngày. Điều này sẽ thay đổi rất lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Cách thực tập này có thể chuyển đổi sinh hoạt hàng ngày của chúng ta; thấy ta nơi người, và người nơi ta, xuyên qua những liên hệ thân thiết, gia đình và bằng hữu, đồng nghiệp và những người quen biết, kể cả gia súc – tìm lấy nền căn bản chung cho ta và người, và để nhận thấy chúng ta có những điểm tương đồng và đều có những mong muốn chung.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 215)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 308)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 337)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 621)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 677)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 636)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 685)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 599)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 540)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 685)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 667)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 590)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 709)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 703)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 768)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 790)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 767)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 958)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 826)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1383)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 912)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1076)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1060)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 991)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 980)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1120)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1397)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1157)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 966)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 817)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 944)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 971)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1394)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1138)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1171)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 924)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1068)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1518)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1395)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1384)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 979)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1372)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1288)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1250)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant