Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 3: Chung Một Niềm Vui

28 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 4470)
Chương 3: Chung Một Niềm Vui

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CON ĐƯỜNG AN VUI
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương 3: Chung một niềm vui
Giảng tại chùa Giác Ngộ, ngày 10-10-2007
Phiên tả: Minh Tâm

CHIA SẺ NIỀM VUI

Chung một niềm vuiliên hệ đến sự thành công, sắc đẹp, sức khoẻ, phước báu, các giá trị đóng góp hay các công trình lợi ích của tha nhân được hòa làm một. Nói đến “chung một niềm vui” là nói đến mẫu số chung của thái độ hoan hỷ, hớn hở, đồng tình, nhưng chưa nói lên được bản chất của niềm vui. Do đó, thái độ tuỳ hỷ là điều kiện đạo đức giúp hỗ trợ những giá trị tích cực, gắn liền với an vui hạnh phúc.

Khi tất cả khán giả ngồi trước màn ảnh nhỏ cùng theo dõi một phim hài, hầu hết không nhịn được cười. Trong tình huống đó, “chung một niềm vui” có thể được xem như mẫu số chung, không thể có tình huống ngược lại, xem xong rồi khóc. Thái độchung một niềm vui” có vì chúng ta cùng cảm nhận giá trị phản ánh trong bộ phim mang tính chất xây dựng, để lại nhiều ý nghĩa cho xã hội, giúp chúng ta tránh những vấp ngã, những bế tắc, những khó khăn một cách tương tự như trường hợp điển hình mà bộ phim đã nêu ra.

Có những niềm vui mang tính cộng đồng lại không phải là niềm vui có ý nghĩa về đạo đức, càng không có ý nghĩa đến sự giải thoát con đường tâm linh, mà nó như một bản năng, một thói quen. Vui chung với những điều không đáng vui, hậu quả dẫn đến khổ đau, hối tiếc. Niềm vui như thế được gọi là niềm vui ăn theo, niềm vui a dua, tòng phạm, kết quả khó lường trước được. Tùy từng tình huống khác nhau, các phần tử và đương sự dấn thân có mặt trong sự đồng vui như vậy đều phải nhận trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp.

Rằm Trung Thu 2007, tại trại giam K20, thống kê đáng buồn cho thấy số lượng tù nhân được đưa vào tăng 10% chỉ sau ba tháng, gần 2000 phạm nhân từ năm đến hai mươi năm tù. Sau bài thuyết trìnhBỏ kiếp giang hồ” và buổi văn nghệ

đặc sắc gần ba giờ đồng hồ, trong lúc dùng cơm trưa, chúng tôi có dịp giao lưu với một cậu trai khoảng hai mươi hai tuổi với gương mặt hiền lành. Cậu cho biết, khoảng ba tuần nữa, cậu được đặc xá trở về nhà sớm sau ba năm rưỡi ngồi gỡ lịch với bản án năm năm tù. Khi chúng tôi hỏi nguyên nhân vì sao cậu bị bắt, cậu chia sẻ: “Gia đình con khá giả ở quận Gò Vấp. Nhưng vì vui với bạn bè và muốn thể hiện mình, con cướp giật của cải người khác và bị phát hiện được”. Đó là một trong những tâm trạng rất sai lầm của nhiều thanh thiếu niên đang chập chững trở thành người lớn. Thay vì trở thành giang hồ hảo hớn theo ý nghĩa tiêu cực, chúng ta cần trở thành người tốt, “hảo” là tốt, “hớn” là người đàn ông.

Nên học theo phong cách của Trung Hoa: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả

Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”.

Thấy việc nghĩa mà không làm đó không phải là người dũng, thấy người khác gặp nguy hiểm mà không cứu cũng không phải anh hùng. Học phong cách hảo hớn như vừa nêu thì giá trị đóng góp cho cộng đồng mang lại niềm vui chung cho xã hội rất cao. Còn tỏ ra mình là người lớn mà không làm những việc này sẽ trở thành kẻ hèn nhát. Chỉ ham vuithiên hạ, khi giật mình tỉnh giấc thì mọi chuyện đã lỡ làng. Có những sai lầm chỉ trong tích tắc, nhưng hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả phần đời còn lại.

Trại tù K20 có hai đối tượng: đối tượng từ năm đến hai mươi năm tù, và đối tượng dưới năm năm tù do các trại giam ở tỉnh lẻ khác đã đầy ắp không còn sức chứa nên chuyển sang đây. Cho nên ở đây, phạm nhân dưới năm năm tù phải ở cùng phạm nhân trên năm năm tù, phân biệt đối xử được diễn ra. Người có hạn tù từ năm năm trở lên được chính phủ cấp

mùng màn chiếu gối, còn kẻ tù dưới năm năm, nếu không có người thân hỗ trợ thì phải làm bạn với muỗi mòng. Trại giam được đặt cô lập giữa vùng sông nước mênh mông để nếu tù nhân có trốn trại cũng dễ dàng phát hiện.

Sự khốn khó mọi phương diện khiến các tù nhân khổ đau, ngày đêm mong mỏi sự trở về với tấm lòng tha thứ của cha mẹ cũng như sự nâng đỡ của người thân để có cơ hội làm mới cuộc đời mình. Trong tình huống như thế thường diễn ra nhiều hoàn cảnh chung vui. Tức là người đồng phạm nhìn thấy người khác khốn khó hơn mình, họ chia sẻ để cùng chung một niềm vui, do đó có sự tùy hỷ. Còn ăn ké dẫn đến tòng phạm không được gọi là tùy hỷ mà là hành động chạy theo lòng tham, chạy theo vị kỷ, cái tôi. Hậu quả, chúng ta khổ đau trong hiện tại, lận đận và bế tắc ở tương lai. “Chung một niềm vui” có nhiều hình thái khác nhau.

VƯƠN LÊN TỪ NGHỊCH CẢNH

Đôi lúc bối cảnh của nỗi đau do thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt; bất hạnh; tai nạn giao thông và nhiều tai nạn khác nói chung, làm cho những người có tấm lòng nối kết với nhau thiết lập niềm vui chung trong những hoạt động nhân áitình thương giúp đỡ người đang lâm nạn.

Các chương trình truyền thanh trực tiếp về văn nghệ, ca nhạc nhằm vận động ngân sách ủng hộ từ thiện với hệ thống cầu truyền hình ở những thành phố lớn trong nước đều là nỗ lực chung một niềm vui. Mặc dù đứng trước nỗi đau, không ai có thể vui nổi, nhưng chương trình nếu không có nụ cười, những hoạt cảnh ấn tượng làm người khác hoan hỷ thì nỗi khổ niềm đau khó có thể được sự hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp.

Hoàn cảnh của nỗi đau cũng có thể thiết lập niềm vui chung. Sau sự tăng tốc của thiên tai đi qua, người ta có được

tình thương như những nhịp cầu. Việc ý thứcquy luật vô thường, vô ngã của mọi sự vật đang diễn ra xung quanh mình, người ta sẽ thấy cuộc đời này thật mong manh, giả tạm. Khi hiểu và nhận dạng như thế, nỗi đau phần nào được vơi đi. Chúng ta thường đau do không thừa nhận những sự kiện diễn ra ngoài ý muốnhiện thực. Nuối tiếc những hiện thực bất như ý, nỗi đau càng thống thiết, khổ não hơn nhiều. Vì vậy trong những tai biến của vô thường, người Phật tử phải bình tĩnh và thấy rõ tất cả đều có nguyên do, không phải là sự áp đặt của Thượng đế. Chẳng cần than trời trách đất, mình hay người mà chung một tấm lòng tìm kiếm những giải pháp. Nhìn chung, để thiết lập các tình huống tạo ra sự kiệnchung một niềm vui” thì nhận thức và tấm lòng là hai yếu tố cần thiết.

VUI VỚI PHÚC CỦA NGƯỜI

Một số quan niệm cho rằng người khác làm phước, còn ta hoan hỷ theo việc phước ấy cũng được hưởng phước tương đương. Hiểu như thế là phiến diện. Ví như khi thấy một người đang ăn phở, anh ta ăn ngon lành đến hết sạch, chúng ta vui nhưng đồng thời phản ứng dịch vị tiết ra trong miệng làm ta cồn cào bao tử và có nhu cầu được ăn như thế. Như vậy, vui theo niềm vui của người khác không nhất thiết sẽ được hoàn toàn giá trị thực tế mà người khác đang có. Vui theo niềm vui của ăn, ta vẫn là người đói, mặc dù có thể chúng ta đạt giá trị tùy hỷ trên tinh thần nhà Phật, nghĩa là không ghen tị với phúc phần được lộc ăn của người khác.

Thái độ tâm lý không đơn giản ở chỗ vui khi thấy người khác ăn mà còn dẫn đến những thái độ truy xét nguyên do, bối cảnh, điều kiện kinh tế dẫn đến việc ăn ngon mặc đẹp của người đó, để rồi phanh phui, dè bỉu. Lúc đó, chính thái độ ghen tị, vạch lá tìm sâu này là kẻ thù của niềm vui chung. Vì vậy, khi thực tập niềm vui mang tính chất tùy hỷ mà đức

Phật dạy, trước nhất phải giải phóng tâm lý ghen tị với phúc phần và điều an vui của người khác trên phương diện tích cực. Bằng không, chúng ta khó sống hòa mình, sống bình an với những gì mà ta chứng kiến. Càng sống với thái độ ghen tị chừng nào, thì khi chứng kiến được phúc và an lạc của người khác, chúng ta càng khổ đau chừng đó. Không muốn thừa nhận, không hề đồng tình, cũng không có trạng thái hoan hỷ; mọi nhận định, đánh giá phản ứng kéo theo là làm thế nào để phanh phui, phê bình, chỉ trích. Đây là thái độ rất nguy hại.

TÁN DƯƠNG CÔNG ĐỨC

Đạo Phật dạy, để thiết lập thái độ tùy hỷ, chung một niềm vui theo những giá trị tích cực, trước nhất chúng ta phải thể hiện bằng hành động cụ thể như tán dương công đức. Nhận thức rõ trong mỗi con người, đặc biệt là người phàm, tốt và xấu luôn lẫn lộn với nhau, tích cựctiêu cực đôi lúc chưa được phân định. Tìm những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người để tán dương. Cảm thương và góp ý xây dựng những mặt tiêu cực của họ khi họ vẫn đang chịu sự chi phối của lòng tham, lòng sân và lòng si. Nhờ vậy, ở đâu, ở bất cứ từ người nào, ít nhất chúng ta cũng học được điều hay. Tinh thần của tùy hỷ còn được gọi là “ẩn ác dương thiện”. Ẩn ác không có nghĩa là bao che hay tòng phạm, mà phải biết rằng đó là thuộc tính của người phàm. Thay vì phê bình, chỉ trích, dồn vào thế chân tường, chúng ta hãy góp ý nhẹ nhàng, kín đáo, tránh cho họ sự mặc cảm, xấu hổ cộng đồng, xấu hổ cá nhâncảm giác mình đang bị xúc phạm. Sự tâm đắc cũng như thái độ biết ơn sẽ làm cho người đó hồi đầu, cảnh tỉnh để dần dần điều chỉnh thái độ và hành động sai trái của mình.

Dương thiện là khen tặng. Hãy học theo hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, tán dương công đức mang lại niềm vui cho tha nhân. Dù thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, người đó cũng

có điều tốt đáng khen. Hãy ca ngợi để họ sống mãi với điều tốt này. Khi ấy, điều xấu sẽ bị thay thế dần dần. Chỉ trừng phạt, phê bình, chỉ trích bằng nhiều cách thức, mà không có phần tán dương cho người làm tốt, thì cơ hội làm tốt khó có thể nhân rộng. Tán dương là một trong những nghệ thuật tạo ra sự hoàn hảo của xã hội, thiết lập niềm vui chung cho cộng đồng.

Kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca được mười phương chư Phật tán dương công đức rằng, sinh ra trong đời ngũ trược với phương tiện đời sống thế nhân đủ đầy, với tư cách một đông cung thái tử, đức Phật đã không màng mà trở thành nhà tâm linh mang lợi lạc cho rất nhiều người. Việc làm như thế, nếu không nói là hi hữu, thì cũng là một sự kiện đặc biệt biết bao nghìn năm mới có. Với thách thức và khó khăn, sau đó, ngài không sờn lòng nản chí truyền bá đạo đức tâm linh mình đạt được cho tất cả những người hữu duyên, cho những tấm lòng chưa sẵn sàng đón nhận. Đôi lúc trước những thái độ hoàn toàn vô ơn bạc nghĩa, Đức Phật không bao giờ có nỗi buồn hoặc bất mãn.

Khi đạt được hai hạnh nguyện như vậy, đức Phật đã được mười phương chư Phật tán dương công đức. Bản thân các đức Phật cần gì tán dương, nhưng mục đích của sự tán dương ở đây cho thấy, khi chân lýsự thật thì nó phải được đồng tình, được khẳng định các giá trị thông qua sự tán dương. Ví như khi ta hoàn thành một công trình nào đó, được những người chuyên môn cùng lĩnh vực đánh giá cao và khen ngợi, chúng ta sẽ có được sự khích lệ, không những cố gắng phấn đấu duy trì hiệu quả trong tương lai mà còn truyền bá rộng rãi công hạnh này. Như vậy, tán dương không phải để tô vời bản ngã mà làm người đó an tâm rằng lý tưởng họ đã đi cần thiết phải như vậy. Dù sau này có gặp nghịch cảnh, họ vẫn không sờn lòng nản chí.

Đức Phật Thích Ca tán dương đức Phật A Di Đà đã đóng góp một phương pháp thực tập đơn giản cho mọi căn cơ, trình độ có thể tiếp nhận với nhiều góc độ khác nhau. Thông qua nghệ thuật thay thế, người trí thức hiểu pháp môn niệm Phật như phương pháp thiền quán để tĩnh lặng tâm, giúp hành giả đạt an lạc giải thoát trong cuộc đời. Người có căn tính bình dân thì lại hiểu phương pháp niệm Phật như sự hỗ trợ tích cực, được Phật gia hộ, có được các giá trị tâm linh cao không chỉ ở đời này mà còn đời sau. Cho nên, họ miên mật ngày đêm, thọ trì không gián đoạn. Từ đó, các nỗi đau của thân tâm được rơi rụng dần dần, kết quả đạt được dù không tuyệt đối nhưng vẫn có những giá trị. Nhờ thấy rõ giá trị pháp môn được tiếp cận từ nhiều góc độ dưới nhiều giá trị khác nhau, Phật Thích Ca đã tán dương đức Phật A Di Đà và khuyến tấn đệ tử mình nên tu tập theo, đó cũng là hạnh nguyện đặc sắc. Là những thầy cô giáo, chúng ta không nên tư hữu hóa học trò của mình mà cần phải rộng lượng hỗ trợ vì mục đích chung của giáo dục.

Đức Phật thấy rõ căn tánh chúng sinh khác biệt. Một số tu tập theo sự hướng dẫn của ngài đạt được kết quả. Tuy nhiên có một số chúng sinh khác không thấy tác dụng do “bụt nhà không thiêng”, cho nên đức Phật mới giới thiệu đến các vị Phật bạn mình, gửi gắm để các vị Phật đó giáo dục, hỗ trợ, chuyển hóa cho những đồ đệ này giá trị tâm linh từ thấp lên cao. Tấm lòng như vậy là tấm lòng có sự tùy hỷ lớn, không hề sợ mất, vì mục đích của giáo dục là làm sao cho đối tượng và đương sự của giáo dục đạt được chất liệu với phương pháp và kết quả cao trong thời gian ngắn nhất.

Từ gương hạnh đó, việc tạo ra các giá trị tùy hỷ công đức bằng nghệ thuật tán dương là điều rất cần thiết. Ta sử dụng con người như sử dụng gỗ, loại nào cũng có chức năng. Gỗ

hư làm củi để chụm, gỗ tốt làm bàn ghế và các sản phẩm gia dụng khác. Dù là nhiên liệu hay để sử dụng thì gỗ đều cho ta các giá trị ứng với điều kiệnhoàn cảnh vốn có của nó. Theo góc độ và tầm nhìn này thì bất cứ ai cũng có những điều tốt để chúng ta học và tán dương.

GIÚP ĐỜI CỤ THỂ

Việc tùy hỷ phải được thể hiện qua những hành động cụ thể. Một số người thường hô hào khẩu hiệu “chung một niềm vui” nhưng khi được kêu gọi phát tâm vận động thì lại xua tay nhường cho người khác với lý doTôi đã đóng góp quá nhiều trong cuộc đời này rồi”. Nếu phần nhường thuộc về thành phẩm tốt thì giá trị ban tặng đó có ý nghĩa. Còn nhường nhu cầu cần đóng góp cho kẻ khác và cho rằng mình tùy hỷ cũng được công đức thì chỉ là cách biện bạch.

Các cuộc vận động từ thiệnchúng tôi được tham dựcộng đồng Việt Nam tại hải ngoại thường gắn liền với chương trình văn nghệ. Nhiều ca sĩ, nghệ sĩ tài danh được mời về tham dự với giá cát sê rất hữu nghị. Việc góp mặt và lấy giá hữu nghị là hành động thiết lập chung một niềm vui. Ấn tượng hơn, trong các chương trình vận động xây cất chùa và làm Phật sự trong chùa, phần lớn ca sĩ, nghệ sĩ Phật tử chẳng những không lấy tiền mà còn chi tiền cá nhân vào các công việc chung. Đích thân họ mang thùng lạc quyên xuống từng dãy bàn mời gọi bá tánh cùng phát tâm làm việc đó. Làm như vậy là đang thiết lập hành động chung một niềm vui rất cụ thể chứ không nói suông.

Ở Cali, trung bình một tháng có hai chương trình vận động từ thiện. Khi được vận động, nhiều người chỉ mua vé chứ không đến dự với lý do mua vé đã tốn tiền, tham dự mà không đóng góp thì xấu hổ nên tốt nhất là không đi. Nghĩ như

thế là tự đánh mất cơ hội chung một niềm vui. Nếu không tùy hỷ với những việc làmnghĩa cử cao thượng, lại nghĩ rằng đến đây để bị móc tiền thì chúng ta sẽ cảm thấy gượng gạo, khó chịu, nhất là khi sự kiện đó được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Do đó, phải có tấm lòng và cái nhìn sâu sắc để tận dụng những cơ hội. Không có tiền thì không đóng góp cũng có sao. Mua vé mà không đi dự thì phần thực phẩm được làm sẵn bày trên bàn sẽ trở nên dư thừa, vứt bỏ, dẫn đến việc tổn phước. Ban tổ chức làm việc cật lực lại không phục vụ cho ai sẽ cảm thấy không vui. Hãy có mặt tận hưởng một cách vui vẻ, hoan hỷ, đừng chê ngon dở, như thế là tạo được niềm vui chung từ những hoạt động nho nhỏ có tầm nhìn. Nó làm cho mặt bằng của tùy hỷ được chuyển đổimở rộng theo chiều hướng tích cực.

TÙY THUẬN HOÀN CẢNH

Có hai nội dung là đánh mất lập trườngtuỳ duyên bất biến. Đối với trường hợp, tùy thuận theo cách “Cuốn theo chiều gió”, hoặc “Nắng bề nào che bề đó”, đương sự là người ăn ké, ăn theo, bị lệ thuộc hoàn toàn vào tính điều kiện của mọi diễn tiến trong xã hội, không có lập trường, không có khuynh hướng, không có sự vững chãi cho bước đi của mình. Những người như thế dễ dàng đứng núi này trông núi nọ, bỏ núi này ngắm núi kia, cuối cùng cái họ đạt được đôi lúc tệ và thua kém rất nhiều so với những cái họ đã vứt bỏ. Cho nên, chạy theo hoàn cảnh để mong phần tốt đẹp cho mình, bất chấp những giá trị tốt cho cộng đồng, cho xã hội, tùy thuận như vậy là không nên.

Đối với tùy duyên bất biến, đương sự biết rõ các hoàn cảnh xảy ra trong xã hội thường không thuận theo ý muốn của mình, bất mãn có thể diễn ra nếu thiếu tâm niệm và sự

phấn đấu. Người đó có thể trở thành những kẻ nổi loạn, bất đắc chí, và không còn nỗ lực nào thay đổi hoàn cảnh nên phải chấp nhận. Bất mãn như thế là tiêu cực.

Bất mãn thứ hai có tính xây dựng. Nhìn thấy những gì chưa hoàn chỉnh, chưa tốt, chưa ấn tượng, thay vì trách cứ, phê bình, người đó đầu tư và đặt mình vào hoàn cảnh như thế trong tương lai để không bao giờ rơi vào tình trạng tương tự. Lắng nghe phê bình để thấy được những điều còn sở đoản. Nhờ vậy, người đó có động lực nung đúc chí nguyện lớn, tinh thần dấn thân mạnh, và phương tiện này như một chất xúc tác giúp càng hoàn thành tốt những gì đang hoàn thànhhiện tại và tương lai. Bất mãn như vậy tạo ra phát minh, đóng góp với những giá trị tích cực.

Khi đã hiểu “tùy duyên” thì sự tùy thuận theo hoàn cảnh rất có ý nghĩa, ở chỗ dù thuận hay nghịch, bản thân hành giả Phật giáo không được quyền ỷ lại hay bỏ cuộc nửa chừng.

Tùy thuận có thể tạo ra thành công, nhưng nếu sử dụng sai phương cách thì sự thuận này dẫn theo các bế tắc khác, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ăn chơi, hưởng thụ, phung phí, xa xỉ, không biết kiệm đức, và kiệm phước. Việc tiêu xài trong thuận cảnh như vậy, dẫn đến tình trạng trắng tay trong tương lai theo công thứctọa thực sơn băng”. Đó là sự tổn thất.

Còn trong tình huống chướng tai gai mắt, phiền não, cau có, khó chịu có thể dẫn theo phản ứng của lòng tham, lòng si. Chúng ta phải tự tâm niệm rằng “sau cơn mưa trời lại sáng”. Không có một con đường tốt nào không trải trên những mảnh đất gồ ghề, thậm chí trong sự lấp đất đó phải có đá, giẫm đạp có thể bị đau chân. Nếu không chấp nhận trải qua những con đường như vậy, thì con đường nhựa tốt hay bằng bê-tông khó có thể được thành tựu. Mỗi nghịch cảnh hoặc khó khăn tạo

ra giá trị bài học kinh nghiệm và sự thành công cho chúng ta. Do đó, không nên chán nản, thất vọng mà hãy nuôi chí nguyện lớn thì sẽ làm được nhiều việc tốt.

Thuận cảnh dễ làm cho người ta chìm đắm trong hưởng phước, không phấn đấu để vươn lên, có thể rơi vào tình trạng ngủ quên trên chiến thắng, hoặc ngủ quên trên phước báu. Còn trong điều kiện nghịch cảnh thì ý chílập trường sẽ mạnh hơn, nó có động lực thúc đẩy.

Vì sao nhân tài xuất hiện ở miền Trung và miền Bắc nhiều hơn miền Nam? Vì môi trường, điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi làm cho người miền Nam có tính ỷ lại. Người miền Nam mỗi buổi sáng tà tà uống cà-phê, nhâm nhi vài tách trà, chiều uống rượu xả láng. Thậm chí, mượn nợ để ăn chơi hôm nay, chuyện ngày mai để ngày mai tính. Khí hậu, đất đai, đồng ruộng vốn ưu ái miền Nam hơn miền Trung và miền Bắc. Cho nên người nghèo ở miền Nam vẫn có lúa gạo ăn. Đó là lý do chính khiến mức độ phấn đấu vươn lên trong thuận cảnh không cao bằng những vùng “kiến ăn cỏ, cỏ ăn đá”, đủ sự trở ngại, nhưng như thế càng làm cho người ta phải phấn đấu, vì nếu không sẽ không đảm bảo được tương lai vững chắc.

Do đó, trong nghịch cảnh, con người trưởng thành hơn trong thuận cảnh. Chỉ trừ những bậc đã giác ngộ, người có chí nguyện lớn thì dù thuận hay nghịch, họ đều có thể sử dụng hoàn cảnh, phương tiện vốn có hay không có để làm những việc lợi lạc. Tùy thuận hoàn cảnh, nhất là có tinh thần làm chủ cảm xúc, để tận dụng thuận và nghịch đó phấn đấu vươn đến thành công. Thuận theo hoàn cảnh như vậy mang lại giá trị trước nhất là sự hoan hỷ cho bản thân mình, sau đó dẫn đến sự tùy hỷtha nhân.

Những mảnh đời bất hạnh đạt thành công lớn trở thành

những bài học, mỗi khi người khác nghĩ đến có sự tùy hỷ rất lớn. Người ta thường chỉ ca ngợi những người trong khốn khó mà thành công, chứ đâu ai ca ngợi trong phương tiện đầy đủ mà thành công. Sinh ra trong gia đình nghèo khổ, cha mẹ tàn tật, bản thân đi bán vé số hàng ngày, nhưng đậu cùng lúc mấy trường đại học, thành công văn bằng này, chức nghiệp nọ, mới đáng được tán dương. Còn nếu sinh ra trong gia đình hoàn cảnh thuận lợi, cha mẹ thương yêu, tiền bạc đủ đầy, cơm ăn, áo mặc, xe cộ, và các phương tiệnthành công, mặc dù cũng đáng khen nhưng không gây ấn tượng mạnh bằng những người ở trong tình huống nghịch cảnh hoạn nạn.

TÙY THUẬN CHÚNG SINH

Tùy duyên đối với con người ở nghĩa rộng nhất là thuận với chúng sanh với hai nghĩa, thuận theo xấu và thuận theo tốt. Người khác có lập trường quan điểm tiêu cực, hại mình hại người, ấy thế mà chúng ta đồng lõa, hoan hỷ, tán dương, hỗ trợ, có nghĩa chúng ta đang gieo một hạt giống tiêu cực ở mức độ cộng nghiệp mà giá trị nhân quả và tính trách nhiệm nhân quả của mình trong tương lai cũng không thua kém gì người trực tiếp làm ra chuyện đó.

Tòng phạm và đồng lõa được luật pháp các quốc gia trên thế giới nghiêm trị một cách tương đương với người trực tiếp gây ra. Cho nên, tùy thuận theo chúng sinh theo nghĩa này là không tốt. Còn đối với các chúng sinh có nhiều giá trị đóng góp, chúng ta thuận theo họ, rõ ràng sự tùy hỷ này có giá trị.

Hằng thuận chúng sinhquái ngại”, Bồ tát Phổ Hiền nêu trong mười nguyện lớn của mình lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Bản tính con người không chỉ đơn thuần là chín người mười ý, đôi lúc có thể thành hàng trăm ý, càng thảo luận lại càng phát sinh ra nhiều ý kiến khác nhau. Người

khó tính, người dễ chịu, người nghiêm túc, người sao cũng được, những cá tính khác biệt này có thể tạo thành đầu mối của tranh luận hơn thua để phân ranh giới bạn và thù. Do đó, học theo phong cách của Bồ tát Phổ Hiền, chúng ta tùy thuận chúng sinhquái ngại, nghĩa là sống với người đàng hoàng đứng đắn, chúng ta được ảnh hưởng cái tốt từ người đó, hoặc mình làm cho người khác tốt lên, đó là điều hẳn nhiên. Còn sống với người xấu, chúng ta vẫn không bị phiền não, ngược lại nỗ lực giúp họ hoàn lương, chuyển hóa.

Sống với người biết tùy hỷ, dễ dàng cảm thông, chia sẻ, rộng lượng, tha thứ thì tâm chúng ta hoan hỷ, hạnh phúc đã đành, nhưng sống với người cau có, khó chịu, bắt bẻ, hơn thua từng câu, từng chữ, không chịu thương lượng, lúc nào cũng háo thắng, chúng ta có hạnh “chúng sinhquái ngạivẫn có thể giúp họ tháo gỡ phần cá tính tiêu cực ấy mà bản thân không bị phiền não ở những tình huống chướng tai gai mắt.

Như vậy, nghệ thuật tùy thuận chúng sinh là bài thực tập buộc hành giả phải làm. Ở công sở, ở nhà, với những người thân, người thương, quan hệ huyết thống, đôi khi chúng ta vẫn phải đối diện với những điều không như ý hằng ngày, hằng giờ. Nếu khôngnăng lực tùy thuận để hóa giải thì những ức chế tâm lý đó biến mình trở thành nạn nhân. Dù nhà cao cửa rộng, phương tiện, vật chất đủ đầy, nhưng thái độ tâm lý không hân hoan, không hạnh phúc do nghịch cảnh của người thân gây ra cũng khiến chúng ta mất đi ý nghĩa của cuộc sống. Cho nên, phải thực tập hạnh tùy thuận chúng sinh bằng cách buông xả những việc không đáng để tâm và chỉ giữ lại trong lòng những điều tích cực, những giá trị giúp tâm luôn hướng đến điều thiện.

Sống với người tính toán hơn thua, câu chấp, làm tâm chúng ta mỏi mệt. Không có năng lực hóa giải bằng tùy

thuận chúng sinh thì hằng ngày hằng giờ, mỗi lời nói, cử chỉ cũng dẫn đến những phản ứng đối đầu. Căng thẳng này làm tiền đề cho căng thẳng khác, khổ đau này đưa đường đến bế tắc khác. Cuối cùng, mất lối thoát. Cho nên, tùy thuận theo cái đúng, nhưng hóa giải những tình huống sai, đó được gọi là “tùy thuận chúng sinhquái ngại”. Đây chính là sự thực tập rất quan trọng của người Phật tử.

Giải quyết nghịch cảnh để có sự tùy thuận theo hướng tốt và tích cực là ta đã giải quyết được 80% bế tắc của các vấn đề diễn ra trong đời sống. Quan niệmai sao tôi vậy” dễ dẫn đến tình trạng rất nguy hại, “ai làm bậy tôi làm theo”. Đó không phải là tùy thuận chúng sinh mà là tùy thuận theo bản năng, tùy thuận theo sự xúi dục, theo những điều không tốt đẹp. Do đó, trách nhiệm, đạo đứccộng hưởng nhân quả trong tình huống này khó có thể tránh khỏi. Tội đồng lõa, “Ai sao tôi vậy, ai làm bậy tôi làm theo” cần được thay đổi lại, ai làm tốt mình làm tốt theo, ai làm bậy mình không chấpcố gắng vượt qua. Đó là tùy thuận chúng sinh.

Nếu không thực tập mà chỉ làm lơ, không ngó ngàng tới, xem người đó có mặt như không thì cách ứng xử này chỉ mới đạt được một phần của tùy thuận, chưa đạt đến nội dung chính yếu mà nhà Phật dạy là “quái ngại”, tức là không có bất kỳ sự trở ngại nào.

Cho nên, khi không như ý, bất hòa với người nào, thì hành giả nên tùy thuận để chuyển hóa dòng cảm xúc, làm chủ vận mệnh của mình. Còn thấy chướng ngại với người nào, tìm cách lánh mặt, gặp người đó ở cổng A, thì ta đi cổng B; họ có mặt chỗ này, thì ta xuất hiện chỗ khác như mặt trời mặt trăng, đó không phải là “quái ngại”, mà chính ta đang có ngại, thậm chí rất nhiều trở ngại trong tâm. Do đó tính cách

loại trừ là thái độ bị trở ngại trong nhiều tình huống mà sự chấp mắc của nó là điều khó vượt qua.

Con người thường mặc cả, đong đo, tính đếm vai trò vị trí của mình với những người khác. Cho nên người ta thường đặt để tính điều kiện trong các hợp đồng, các việc làm ăn. Mặc dù chúng ta biết rằng có những tình huống khi bị đặt để điều kiện, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác là phải hợp tác luôn cả với người mà mình không thuận. Tuy công việc tiến triển cụ thể rất tốt nhưng vì chúng ta và người kia có hàng rào ngăn cách, thay vì nó là sự hỗ trợ tình cảm và tình thân, cả hai bên lại không chịu thực tậpvô quái ngại”, đó là tâm vị kỷ, tiêu cực thiết lập sự phá vỡ. Chính vì thế, tùy thuận chúng sinh là nhu cầu giúp hành giả thành công trong tất cả những bế tắc.

HẠNH TÙY HỶ CÔNG ĐỨC

Một Phật tử đã đặt câu hỏi với chúng tôi: “học hạnh tùy hỷ công đức nhà Phật dạy nên tôi đã tổ chức và vận động những người tới làm lễ phúng điếu và điếu tang cho một người thân qua đời. Vì gia đình của người thân đó giàu có nên họ quyết định không nhận bất kỳ phẩm vật phúng điếu nào, bao gồm cả tiền bạc. Làm như thế gia đình của người mất có gieo nghiệp bất tùy hỷ công đức với làng xóm đang tạo ra sự phúng điếu nhằm chia sẻ tấm lòng trước nỗi đau mất người thân hay không?

Trong mối quan hệ tình làng nghĩa xóm của người Việt Nam, khi nghe tin một người nào đó trong làng xóm của mình qua đời, dù gia đình đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, người ta cũng dành thời gian quý báu, ba nén hương, hương đăng, trà quả và một bao thư phúng điếu gởi đến nhằm chia sẻ nỗi đau mất mát, và tạo niềm vui hỗ trợ tinh thần những thân nhân đang còn sống đối diện trước cảnh sinh ly tử biệt này.

Hành động cao thượng đó có ý nghĩa xã hội và tương thân rất lớn. Một số tình huống khi người nằm xuống không hề có một cái áo quan che nắng che mưa hay một nơi yên nghỉ cuối cùng, khi đó rất nhiều người đã vận động hạnh tùy hỷ đi quyên góp, mỗi nơi một chút, mỗi người một ít, để giúp họ có niềm hạnh phúc ở giờ phút cuối cuộc đời.

Làm như vậy là hành động theo chiều hướng thuận truyền thống văn hóa như vừa nêu, nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra theo chiều hướng nghịch. Vì lý do bản thân gia đình người mất rất giàu có, nếu tiếp nhận tiền phúng điếu sẽ làm cho người thân của mình mang nợ đàn na, nợ bá tánh, nên nhiều gia đình quyết định không nhận. Không nhận phúng điếu lại dẫn đến tình trạng làng xóm mua trái cây, hoa quả đến chất đống, thậm chí mua nhang hết bó này đến bó khác. Hoa quả và trái cây không thể tồn tại đến mấy ngày, sau thời gian của lễ tang, tất cả bị vứt bỏ một cách hoang phí. Người ta còn chia buồn bằng cách mua các lẵng hoa tươi, hoa cườm. Tính thời gian tồn tại của nó không lâu dài, lại gợi sự tang tóc, đau thương, buồn khổ. Cho nên khi đi phúng viếng, tốt nhất là chúng ta mang tấm lòng chân thật, tụng một thời kinh, nếu có khả năng thì mang theo phong bì.

Gia đình thân chủ khi tiếp nhận những phong bì phúng điếu. Nếu hoàn cảnh gia đình đầy đủ, thì hãy nên tuyên bố mục đích sử dụng tiền đó ngay ngày động quan và trước giờ hạ huyệt. Gia đình có thể tuyên bố trước mặt mọi người đi đưa tiễn ở giờ cuối cùng rằng sẽ sử dụng tổng số tiền phúng viếng bằng tấm lòng chia sớt nỗi đau của xóm làng và thân bằng quyến thuộc vào các công tác từ thiện xã hội. Sau đó hồi hướng công đức cho người mất và cho những người trực tiếp đóng góp.

Như vậy, phước báu của việc làm từ thiện được gieo trồng đến ba lần trên cùng một số tiền. Thứ nhất, những người tình làng nghĩa xóm mang đến để chia sẻ nỗi đau, tạo ra niềm vui cho những người còn sống, bớt đi sự bất hạnh. Thứ hai, những người thân trong gia đình người mất. Thứ ba, những người trực tiếp nhận đồng tiền làm phước này sẽ hoan hỷvượt qua được khốn khó.

Do đó, hãy cứ tiếp nhận tiền phúng điếu của người thân, rồi làm những nghĩa cử cao thượng thì kẻ còn người mất đều được an vui hạnh phúc. Việc không cho phép phúng điếu sẽ làm nảy sinh tình trạng, những người thân, làng xóm hoang phí tiền bạc vào hoa quả, nhang đèn, sau đó vài ngày đem vứt bỏ một cách uổng phí.

Ngoài ra còn một số tệ nạn xã hội, nhiều gia đình cố tình kéo dài thời gian quàn người chết lâu hơn để người khác đến phúng viếng trong khi bản thân gia đình đó không đến nỗi khốn khó.

Lẽ ra trước cơ hội đối diện với sự mất mát tình thân yêu ruột thịt, những người anh chị em trong họ tộc càng gắn bóthân thiết hơn, vì mỗi người một phần buồn lo và trách nhiệm. Lúc đó mà còn ganh nạnh, người bỏ tiền ít, kẻ bỏ tiền nhiều; lời qua tiếng lại, ganh tị lẫn nhau như thế thì rõ ràng hành động của chúng ta đánh mất đi ý nghĩa của lòng hiếu thảo, đánh mất ý nghĩa việc đưa tiễn người quá cố, làm cho tình thân vốn không hòa thuận càng sâu dần tình trạng tồi tệ hơn.

Dù trong tình huống bất khả kháng không thể tự lo chu cấp để lễ tang được diễn ra một cách tốt đẹp thì cũng không nên nhận tiền phúng điếu thay thế cho số tiền mình đã bỏ ra cho gia đình. Hãy nhận và làm những việc từ thiệný nghĩa. Trong việc làm như vậy, chúng ta đã tạo ra hai cấp tùy

hỷ, và hoan hỷ đạt đến ba lần. Một hành động nếu biết cách nuôi dưỡng, giá trị lợi lạc sẽ gia tăng. Do đó, đừng quá chấp nhất việc sợ người thân của mình mang nợ đàn na qua hình thức phúng viếng, nên không dám chấp nhận để làm những việc tốt đẹp cho cuộc đời.

KHÔNG CHIA VUI MÊ TÍN

Một câu hỏi được đặt ra: “Gần đây, khi đi chùa, chúng tôi nhận được những tờ rơi, trong đó bắt đầu bằng câu: ‘Gửi người may mắn’. Đọc vào nội dung của những tờ rơi, thường nêu ra hai sự kiện: Ai hoan hỷ bằng cách phổ biến chép, hoặc photo, phước báu sẽ đến với gia đình. Ngược lại, không hoan hỷ làm, bất hạnh sẽ khó có thể tránh khỏi. Đứng trước tình huống này, chúng tôi phải làm gì?

Những nơi sinh hoạt tôn giáocộng đồng là môi trường tốt để một việc làm tốt được nhân rộng và phổ biến. Người mê tín dị đoan thường phát xuất nỗi sợ hãi rằng, nếu không làm theo thì sự bất hạnh sẽ đến với bản thângia đình mình. Cho nên, động cơ của việc làm này phát xuất từ tâmvị kỷ nhỏ nhoi, sợ tổn thất tuổi thọ, bình anđời sống của thân quyến, nên bất đắc dĩ phải làm. Như vậy việc làm này phát xuất từ động cơ không tốt.

Vấn đề đặt ra là nội dung của tờ “Gửi người may mắn” đó như thế nào? Nếu nội dung dạy chúng ta mỗi ngày làm các việc lành, từ bỏ điều ác, trau dồi tâm lý cho thanh tịnh thì hạnh phúc sẽ có mặt trong cuộc đời; hoặc những câu pháp cúđịnh luật muôn thuở; nói chung, đó là những điều tâm linh, đạo đứcđức Phật đã dạy trong kinh, giúp cho con người khởi lên tâm niệm phấn chấn, vượt qua nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, thông qua sự tùy hỷ, thì rõ ràng không truyền bá những lời dạy đó là đánh mất cơ hội tạo một hạt

giống phước báu. Nhưng nếu những câu đó mang tính cách mê tín dị đoan, gieo rắc nỗi sợ hãi và không lý giải tại sao phải làm, thì việc phổ biến như vậy không phải là tùy hỷ, mà đang gieo trồng những hạt giống trái với nhân quả, đặc biệtthiết lập nỗi sợ hãi như một tâm trạng khống chế người tiếp nhận vào hoàn cảnh khó xử, vừa tốn tiền mà không được bất cứ hy vọng lợi ích gì.

Người Phật tử đừng sợ những tờ giấy mang lời nhắn nhủ tương tựGửi người may mắn”. Phần lớn nội dung toàn những chuyện không đâu, những tiên đoán vô căn cứ về tai ương tật ách, những sự hù dọa. Bản chất lời hù dọa không hề mang ý nghĩa tích cực. Giá trị của đạo đức là những lời khuyến tấn và khích lệ.

Chúng ta nên học những lời khích lệ hơn là những lời lẽ mang tính áp đặt. Do đó, hãy mạnh dạn tẩy chay những tờ giấy, tờ rơi “Gửi người may mắn”. Nếu cần thay thế, chúng ta nên tuyển chọn những nghi thức tụng niệm có những câu kinh sâu sắc như trong kinh Hiền Nhân, kinh Thiện Sanh, kinh Từ Bi, kinh Phước Báu, kinh Xả bỏ lòng sân, những kinh thực tập Thiền, những câu súc tích, ấn tượng, cô đọng, có giá trị chuyển hóa tốt, chúng ta viết như cấu trúc tương tự, rằng ai truyền bá những câu này sẽ gặp được may mắn, hạnh phúc, bình an. Làm như thế là chúng ta đang làm công việc gieo trồng hạt giống tùy hỷ ở khắp mọi nơi.

Ý niệm chung một niềm vui như vậy mang lại các giá trị rất thiết thực. Trước khi muốn đem đến niềm vui cho kẻ khác, bản thân chúng ta cũng phải có niềm vui. Người mang gương mặt buồn xo làm sao mang lại niềm vui cho kẻ khác. Cho nên, phải thực tập với những nụ cười, với sự hoan hỷ, thì chính việc làm đó sẽ tạo tiền đề và cơ duyên tùy hỷ ở người khác.

THẾ GIỚI CỰC LẠC

Cực lạctrạng thái an lạc bậc nhất. Tức là, giá trị của nó đi ngược lại với biến dịch của thời gian như là quy luật thay đổi với nhiều cảm xúccon người phải đối diện hằng ngày, hằng giờ trong sinh hoạt thường nhật của mình. Bản chất của cực lạctrạng thái tâm lý khi nỗi đau của lòng tham, lòng sân, lòng si, các tư duy tiêu cực không còn có mặt thì xấu và ác được chuyển hóa một cách rốt ráo. Lúc đó trạng thái niềm vui tột độ này sẽ hiện hữu trong phần nhận thức chúng ta. Đó được gọi là cực lạc. Nếu thêm vào một danh từ chỉ nơi chốn, ví dụ: “cõi Cực Lạc”, “nước Cực Lạc”, “thế giới Cực Lạc” thì nó được hiểu là một hành tinh, và trong hành tinh này, cư dân của Tịnh độ là những người đã đạt trạng thái bất thối chuyển về phương diện đạo đứchành trì. Kinh A Di Đà thường gọi là A Bệ Bạt Trí.

Sống với những cư dân thánh giả như vậy, niềm vui của chúng ta ngày càng gia tăng, không cần phải đối phó với những kẻ gian manh, xảo trá, lọc lừa, tham ô luôn mang tinh thần phân chia theo chủ nghĩa cá nhân và theo sự dẫn dắt của giới giang hồ. Cảnh giới như vậy là cảnh giới có thật về phương diện vật lý. Nó là một hành tinh.

Nhưng trong Phật giáo, điều quan trọng nhất là làm thế nào để biến hình ảnh của hành tinh đó có mặt trong đời sống của mình, ở nơi chốn mà mình đang hiện hữu, gần nhất là ngôi nhà, kế đến là công sở, những nơi làm việc nói chung.

Thấy rõ cực lạctrạng thái an lạc hạnh phúc, không bị chao đảo trước những thăng trầm, vinh nhục, thất bại, thành công, lên voi xuống chó của cuộc đời, đó là nhu cầu tâm linh mà ai cũng cần thực tập. Muốn có mặt thực sự ở cõi cực lạc như thế, trước hết chúng ta có thể gieo trồng giá trị đó ở nơi

mình đang có mặt. Hãy biến ngôi nhà của mình trở thành ngôi nhà cực lạc, công sở của mình thành công sở cực lạc, chỗ làm ăn buôn bán thành chỗ cực lạc. Thái độ cực lạcbuông xả hết tất cả mọi nỗi đau.

Từ sự thực tập, chúng ta sẽ thấy những khái niệm như chân thường, chân lạc, chân ngãchân tịnh không có gì phải hoài nghi. Vô thường là một quy luật biến dịch, nó áp dụng cho từ thái độ tâm lý đến vật lý, bao gồm cả không gian, vũ trụ, hành tinh, định tinh; từ những cái lớn nhất có thể thấy được bằng mắt, cảm xúc bằng tay chân cho đến những vật nhỏ nhất phải dùng đến kính hiển vi; hoặc những sự kiện phải tưởng tượng đều trải qua và chịu quy luật vô thường khống chế. Đây là định đề quan trọng nhất mà đức Phật nói rõ trong tất cả pháp vô thường.

Trong tất cả khái niệm pháp đó, chúng ta biết trạng thái an lạc của Niết bàn được gọi là Cực Lạc, là thường còn, bởi vì nó còn những trình độ về tâm linh, mà mức độ thối chuyển và lui sụt hay tụt hậu không bao giờ có.

Trạng thái của Niết bànCực Lạc không bao giờ bị quy luật của vô thường chi phối, được gọi là Chân thường. Làm thế nào có thể biết nó có những quy luật chân thường trong thế giới vô thường? Chúng ta có thể hình dung, khi vàng đầy đủ tuổi thọ với hai mươi bốn cara thì dù nó nằm dưới quặng, hay được biến thành các trang sức phẩm tạo giá trị thẩm mỹ cho người đeo thì sự giống nhau về chất liệu trong nó vẫn chỉ là một, chứ không có điểm khác biệt. Nó khác biệt về hình tướnghiện tượng, còn bản chấtbản thể của nó không hề thay đổi. Như vậy, bản thể của vàng không thay đổi trong mọi tình huống, ngoài loại hình của nó được thay đổi, từ cấu trúc liên hệ đến mục đích sử dụng và những nghệ thuật tạo ra mục đích sử dụng này.

Tương tự, có những bất biến trong sự thay đổi nhưng trạng thái Cực Lạc của Niết bàn là một. Chân Lạc cũng thế. Hạnh phúc giải phóng nỗi khổ niềm đau và đạt mức độ tâm linh không còn làm cho mình lui sụt lại như lúc mình chưa tu, trạng thái này là trạng thái có thật.

Một người khi đạt được trạng thái không còn cảm xúcý niệm quán, trong kinh gọi là diệt thọ tưởng định, có thể tồn tại năm bảy tháng mà không hề ăn, không hề uống, không hề có các hoạt dụng về giác quan. Chúng ta đã từng nghe lịch sử Trung Hoa, tổ Bồ Đề Đạt Ma chín năm ngồi đối mặt vào tường. Gần đây, một chú bé tên Gotama, tức Sĩ Đạt Đa, tên giống như đức Phật ngày xưa, cũng đã có năng lực ngồi thiền liên tục, bất động trong vòng hơn tám tháng khiến cả thế giới kinh ngạc. Báo đài bao gồm BBC, CNN, AF, AFP phải quan tâmđưa tin rất nhiều lần.

Như vậy trạng thái an lạc đó là trạng thái có thật, một trạng thái an lạc thường lạc. Tu tập đúng phương pháp sẽ đạt được những tiến trình tâm linh mà ta không thể nào phủ nhận. Trước đây, chúng ta chỉ nghe trong sách sử nói về những sự kiện như thế, sau đó chúng ta tin bằng niềm tin. Nhưng hiện nay, đối diện bằng báo, quay phim đưa tin khắp nơi trên thế giới, thì không thể nói đó là dựng chuyện. Cho nên thường lạc là có thật.

Để đạt được trạng thái thường lạc, tất cả những hoạt dụng của phiền não, của lòng tham, lòng sân, lòng si, lòng nghi, do dự và dây mơ rễ má của chúng phải được chuyển hóa đến tận gốc rễ. Lúc đó, chân thường và chân lạc sẽ xuất hiện.

Chân tịnh là kết quả tất yếu khi hành giả đạt được trạng thái vô ngã ở mức độ cao nhất. An lạc có mặt một cách thường trụ, sự thường trụ của an lạc đó gọi là thường lạc.

Tức là trong cảnh giới khổ đau, nhơ uế dẫy đầy không như ý, hành giả vẫn có được thường tịnh. Đây là triết lý mà đạo Phật đã dạy.

Trong bản kinh Tịnh độ tông dạy phương pháp thực tập xem cảnh giới này uế trược, để có sự so sánh đối chiếu về những chênh lệch giá trị giữa cảnh giới chúng ta đang sống và cảnh giới chúng ta phát nguyện sanh vào. Nhờ trạng thái tâm lý so sánh đối chiếu đó, chúng ta mới có niềm an ủi trở thành những hạt giống tu tập của ngày hôm nay mang lại thành quả trong tương lai. Nhờ vậy, những nỗi khổ niềm đau có mặt trong đời sống được vượt qua ngay lập tức, vì tin chắc rằng đời sống trong tương lai nằm trong lòng bàn tay của mình.

Hướng về thường tịnh, chân tịnhcảnh giới của chư Phật là sự bắt đầu của quá trình tu tập, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tạo thường tịnh trong bản thân. Mặc dù cơ thể vật lý này được cấu tạo bởi ba mươi sáu thể trược với rất nhiều ô uế, một ngày không tắm rửa, không súc miệng, không gội đầu thì biết bao nhiêu bụi trần làm cho cơ thể trở nên hôi hám. Thêm vào đó, đường sá, nhà cửa, đồ đạc không giặt, không quét, không sắp xếp trở thành mớ hỗn độn, có khuynh hướng như một bãi rác, ấy thế mà chúng ta vẫn phải thực tập xem nó là thường tịnh. Bởi vì, bản chất chân thật của chúng ta không bị dơ và sạch ảnh hưởng chi phối. Như thế, ta bớt cái mặc cảmthân phận phàm phu nhỏ bé của mình, và tin rằng mình có bản tánh tuệ giác như đức Phật đang nằm ngủ. Thực tập làm sao đánh thức vị Phật đang nằm ngủ đó trở thành vị Phật đang mở mắtchúng ta đã thành công.

Muốn như thế, hành giả phải làm cho thân tâm thanh tịnh hoàn toàn. Dù có mặt ở nơi vật lý nhơ uế vẫn không bị thay đổi. Cũng như vàng bỏ dưới hầm phân hay nước đọng thì giá trị của nó vẫn không hề biến chất. Hoặc hoa sen đẹp, gương,

nhụy, cánh, hạt của nó dù trong bùn nhơ lại càng tỏa hương sắc nhiều hơn. Tóm lại, để được trạng thái Cực Lạc, chúng ta phải thực tâp. Quan trọng sau khi chết sinh về Tây phương có thể hưởng giá trị chân thường, chân lạc và chân tịnh, mà ngay trong lúc sống này, tại ngôi nhà này, ở cảnh giới này, chúng ta phải thực hiện điều đó bằng những hành động an vui hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 215)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 308)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 337)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 621)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 677)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 636)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 685)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 599)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 540)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 685)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 667)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 590)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 709)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 703)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 768)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 790)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 767)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 959)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 826)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1383)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 912)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1076)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1060)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 991)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 980)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1120)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1397)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1157)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 966)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 817)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 944)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 971)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1394)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1138)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1171)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 924)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1068)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1518)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1395)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1384)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 979)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1372)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1288)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1250)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant