Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

11. Con Đường Dẫn Đến Niết Bàn

13 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 11560)
11. Con Đường Dẫn Đến Niết Bàn

CON ÐƯỜNG DẪN ÐẾN NIẾT BÀN

Làm thế nào để đạt tới cảnh giới Niết Bàn (Nibbàna)? 

Bằng cách thực hành Bát Chánh Ðạo gồm có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Ðịnh. 

Con đường duy nhất này tạo nên Giới, Ðịnh và Huệ. 

Ðức Phật lược tóm con đường Trung Ðạo của Ngài trong bài kệ dưới đây: 

“Chớ làm những điều ác, 

Nên làm việc lành 

Giữ tâm ý trong sạch 

Ấy, lời chư Phật dạy”. 

Giới là bước đầu tiên dẫn tới Niết Bàn

Không sát hại và gây thương tổn đến bất cứ chúng sanh nào, chúng ta nên có lòng từ bi thương xót tất cả, ngay đối với những sinh vật bé nhỏ nhất đang bò dưới chân mình. Không trộm cắp, hành giả nên chánh trựcthành thật trong mọi việc cư xử. Giữ gìn không tà hạnh, điều làm con người mất phẩm giá, hành giả nên trong sạch. Không nói dối, hành giả nên chân thực. Ngăn ngừa sự uống rượu nguy hại, khiến tâm trí xao lãng, hành giả nên tiết độchuyên tâm

Những nguyên tắc sơ đẳng của sự tu hành đạo đức trên là điều thiết yếu cho người đang đi trên con đường dẫn đến Niết Bàn. Vi phạm các điều ấy có nghĩa là tạo ra các chướng duyên trên đường đạo mà chúng sẽ gây trở ngại cho sự tiến tu của hành giả. Thọ trì các giới điều này là tạo sự vững chắctiến bộ thuận lợi trên bước đường tu tập

Hành giả, khi giữ gìn lời nói và hành động có thể tiến xa hơn trong việc cố gắng kiểm soát lục căn của mình. 

Khi hành giả tiến bộ từ từ và vững chắc trong việc kiềm chế được lời nói, hành động và lục căn, nghiệp lực của hành giả tinh tấn này thúc đẩy đương sự từ bỏ những dục lạc của thế gianchấp nhận đời sống tu hành. Rồi hành giã sẽ nghĩ như thế này: 

“Ðời sống tại gia là sào huyệt của tranh chấp

 Ðầy dẫy những công việc vất vả và nhu cầu. 

 Nhưng cuộc sống của người xuất gia

 Là giải thoát và cao cả như bầu trời mênh mông”. 

Chúng ta không nên nghĩ rằng phải hướng cuộc đời mình trở thành một tu sĩ (Tỳ Kheo), hoặc sống ẩn dật mới có thể chứng đắc Niết Bàn. Ðời sống của Tỳ Kheo hẳn nhiên giúp nhiều cho sự tiến bộ tinh thần, nhưng người cư sĩ vẫn có thể trở thành một vị A La Hán (55). Sau khi đạt tới tầng Thánh thứ ba, hành giả cư sĩ sẽ sống độc thân

Nhờ đứng vững chắc trên nền tảng của giới luật, hành giả bắt đầu thực hành trình độ cao hơn gọi là Ðịnh nhằm kiểm soát và tu sửa tâm mình , giai đoạn thứ nhì của con đường Thánh Ðạo. 

Ðịnh là giữ tâm an trụ vào một điểm. Ðó là sự hướng cho tâm tập trung vào một đề mục, hoàn toàn không suy nghĩ đến việc gì khác. 

Có nhiều đề mục tham thiền khác nhau, tùy theo tâm tánh của mỗi cá nhân. Sổ tức quán (đếm hơi thở) là pháp môn dễ nhất để giúp cho tâm định. Từ bi quán rất lợi ích vì nó tạo cho tâm hành giả có an lạchạnh phúc

Quán tứ vô lượng tâm - Từ, Bi, Hỷ và Xả là phương pháp rất đáng thực hành

Sau khi đã quan sát thận trọng đề mục tham thiền, hành giả nên chọn một nơi thích hợp nhất với tâm tánh của mình. Khi nơi chốn đã được thỏa đáng chọn lựa, hành giả nỗ lực kiên nhẫn tập trung tư tưởng cho đến khi đương sự hoàn toan say mê và thích thú vào điều ấy, nghĩa là tâm trí của hành giả không còn giữ lại bất cứ một ý tưởng nào khác. Lúc ấy tâm của hành giả có thể tạm thời bị quấy phá bởi các thứ phiền não (ngũ cái) như tham dục, sân nhuế (giận hờn), thụy miên (biếng nhác, mê ngủ), trạo hối (xao động nơi tâm) và nghi ngờ (chánh pháp). Nhưng cuối cùng , khi hành giả đạt đến tâm nhập định, sẽ cảm thấy niềm hỷ lạc vô biên trong Thiền Ðịnh, thọ hưởng sự vắng lặngthanh tịnh của tâm an trụ

Hành giả khi đạt đến tâm hoàn toàn an trụ, đương sự có thể chứng đắc năm phép Thần Thông: Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Túc Mạng Thông, Tha Tâm Thông, và Thần Túc Thông. Và cũng đừng nên tưởng nghĩ cho rắng các thần thông đó là điều thiết yếu cho việc thành tựu Thánh quả

Mặc dù tâm hành giả lúc ấy đã thanh tịnh, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nơi đương sự khuynh hướng ham thích lạc thú, vì nhờ thiền định, những dục vọng tạm thời lắng dịu. Tuy nhiên, vào lúc bất ngờ nào đó, chúng có thể hiện khởi trở lại nơi tâm của hành giả

Cả hai Giới và Ðịnh đều hữu ích trong sự đoạn diệt những chướng duyên trên đường Thánh Ðạo, nhưng duy nhất chỉ có Tuệ Minh Sát mới giúp hành giả nhìn sự vật đúng như thật và sau cùng đạt đến mục đích tối thượng bằng cách hoàn toàn diệt trừ hết mọi ái dục nhờ vào Ðịnh. Ðây là tầng Thánh thứ ba và cuối cùng của con đường dẫn đến Niết Bàn

Với tâm an trụ vào một điểm, bây giờ giống như một tấm gương đã lau chùi, hành giả có thể quan sát thế giới để nhận thấy chân tướng của vạn vật. Bất luận hướng nhìn vào nơi nào, hành giả đều thấy ba đặc tánh Pháp Ấn (56) - Vô Thường, Khổ và Vô Ngã hiện lên nổi bậtrõ ràng. Hành giả nhận thức rằng kiếp sống là luôn luôn biến đổi và mọi sự vật đều vô thường. Dù là ở cõi trời hay thế gian, hành giả không tìm thấy được hạnh phúc thực sự, vì mỗi hình thức của dục lạc là khởi đầu cho sự khổ đau. Do đó, cái gì vô thường là phải chịu đau khổ và và nơi nào sự biến đổi và khổ đau chiếm ưu thế thì không thể có linh hồn vĩnh viễn trường tồn

Trong ba Pháp ấn này, hành giả chọn cái nào thích hợp nhất và chuyên tâm khai triển Tuệ Giác theo chiều hướng đặc biệt ấy cho đến một ngày rực rỡ huy hoàng, ngày mà hành giả chứng đắc Niết Bàn và lần đầu tiên trong cuộc sống của mình đã đoạn diệt được ba Phiền Não: Thân Kiến, Nghi và Giới Cấm Thủ Kiến

Khi đạt tới trình độ này, hành giả đã chứng đắc quả Tu Ðà Hoàn (57) - là người mới bước vào dòng suối dẫn đến Niết Bàn. Nếu chưa đoạn diệt được hết các Phiền Não, hành giả sẽ còn phải tái sanh tối đa là bảy lần nữa. 

Do thành quả mới thoáng nhìn thấy Niết Bàn, hành giả tận lực cố gắng, thực hiện tiến bộ nhanh chóng và tu luyện Tuệ Giác sâu xa hơn để thành tựu quả vị Tư Ðà Hàm (58) bằng cách làm suy giảm thêm hai Phiền Não (Fetters) nữa là Tham DụcSân Nhuế. Hành giả được gọi đã chứng đắc quả Tư Ðà Hàm vì Ngài chỉ còn tái sanh làm người một kiếp nữa, trường hợp nếu hành giả chưa đắc quả A La Hán

Ðến khi thành đạt tầng Thánh thứ ba hay A Na Hàm (59), hành giả mới tận diệt hoàn toàn hai Phiền Não nói trên. Kẻ từ đó, hành giả không phải tái sanh vào cảnh giới người hay các cỏi trời dục giới nữa vì Ngài không còn ham muốn các thú vui dục lạc. Sau khi diệt độ, hành giả sẽ tái sanh vào cõi Tịnh Cư Thiên (Suddhavasa), một cảnh trời Phạm Thiên (Brahma) thích hợp cho đến khi Ngài chứng đắc quả A La Hán

Bậc thánh nhơn bấy giờ được khuyến khích bởi thành quả phi thường của những cố gắng, quyết tâm thực hiện bước tiến cuối cùng vá tận diệt hết những Phiền Não còn lại như Tham Sắc Giới, Tham Vô Sắc Giới, Mạn, Kiến Thủ KiếnVô Minh để trở thành một bậc Thánh hoàn toàn-đắc quả A La Hán

Vị A La Hán nhận thức rằng những điều gì phải làm đã làm xong, gánh nặng phiền não đã từ bỏ, tất cả những hình thức ái dục đều hoàn toàn tiêu diệtđạo quả Niết Bàn đã viên mãn thành tựu. Bây giờ Ngài đạt tới mức tột đỉnh, cao hơn các cảnht rời, dứt bỏ mọi tham dục phiiền não và ô nhiễm của thế gian để chứng nghiệm hạnh phúc vô thượng của Niết Bàn (Nibbàna) và như các vị A La Hán thời quá khứ đã biểu lộ nguồn vui qua những dòng sau đây: 

“Thiện ý và trí tuệ phát sinh do cái tâm tu luyện

 Phạm hạnh cao quý nhất được xây dựng trên những giới điều tốt đẹp

 Ðiều này giúp con người trở nên thanh tịnh, chứ không phải chức vị hay giàu sang”

Và nhà khoa học T.H. Huxley (60) đã bày tỏ: - “Phật Giáo là một hệ thống không chấp nhận Thượng Ðế theo ý nghĩa tây phương, nó phủ nhận có linh hồn nơi con người, và coi niềm tin vào sự bất biến như là điều sai lầm. Phật Giáo chối bỏ hiệu quả của sự cầu nguyện, tế lễ và khuyên con người đừng nương tựa vào điều gì khác ngoài sự tinh tấn nỗ lực của chính mình để giải thoát. Phật Giáo, trong sự tinh khiết nguyên thỉ của nó, không nhắc đến lời phát nguyện của sự phục tòng; và không bao giờ mong cầu sự cứu giúp từ bàn tay của những người thế gian; nhưng nó đã bành trướng nhanh chóng kỳ diệu đến cùng khắp thế giới và đang còn là một tôn giáoưu thế đối với phần lớn nhân loại”. 

 The path to nibbàna
How is Nibbàna to be attained? 
It is by following the Noble Eight-fold Path which consists of Right Understanding (Sammà-Ditthi), Right Thoughts (Sammà-Sankappa), Right Speech (Sammà-Vàcà), Right Actions (Sammà-Kammanta), Right Livelihood (Sammà-Àjiva), Right Effort (Sammà-Vàyàma), Right Mindfulness (Sammà-Sati) and Right Concentration (Sammà-Samàdhi). 
This unique Path constitutes Morality (Sila), Concentration (Samàdhi),and Wisdom (Pannà). 
The Buddha summarises His Middle Way in the following beautiful little verse: - 
To refrain from all evil, 
To do what is good, 
To cleanse one's mind, 
This is the advice of all Buddhas. 
Morality (Sila) is the first stage on this path to Nibbàna.
 Without killing or causing injury to any living creature, he should be kind and compassionate towards all, even to the tiniest creature that crawls at his feet. Refraining from stealing, he should be upright and honest in all his dealings. Abstaining from sexual misconduct which debases the exalted nature of man, he should be pure. Shunning false speech, he should be truthful. Avoiding pernicious drinks that promote heedlessness, he should be sober and diligent. 
These elementary principles of regulated behaviour are essential to one who treads the path to Nibbàna. Violation of them means the introduction of obstacles on the path which will obstruct his moral progress. Observance of them means steady and smooth progress along the path. 
The spiritual pilgrim, disciplining thus his words and deeds, may advance a step further and try to control his senses. 
While he progresses slowly and steadily with regulated word and deed and restrained senses, the Kammic force of this striving aspirant may compel him to renounce worldly pleasures and adopt the ascetic life. To him then comes the idea that 
“A den of strife is household life, 
 And filled with toil and need; 
 But free and high as the open sky 
 Is the life the homeless lead”. 
It should not be understood that everyone is expected to lead the life of a Bhikkhu or a celibate life to achieve one's goal. One's spiritual progress is expedited by being a Bhikkhu although as a lay follower one can become an Arahat. After attaining the third stage of Sainthood, one leads a life of celibacy. 
Securing a firm footing on the ground of morality, the progressing pilgrim then embarks upon the higher practice of Samàdhi, the control and culture of the mind - the second stage on this Path. 
Samàdhi- is the “one-pointedness of the mind”. It is the concentration of the mind on one object to the entire exclusion of all irrelevant matter.
There are different subjects for meditation according to the temperaments of the individuals. Concentration on respiration is the easiest to gain the one-pointedness of the mind. Meditation on loving-kindness is very beneficial as it is conducive to mental peace and happiness. 
Cultivation of the four sublime states - loving-kindness (Mettà), compassion (Karunà), sympathetic joy (Mudità), and equanimity (Upekkhà) is highly commendable. 
After giving careful consideration to the subject for contemplation, he should choose the one most suited to his temperament. This being satisfactorily settled, he makes a persistent effort to focus his mind until he becomes so wholly absorbed and interested in it, that all other thoughts get ipso facto excluded from the mind. The five hindrances to progress - namely, sense-desire, hatred, sloth and torpor, restlessness and brooding and doubts are then temporarily inhibited. Eventually he gains ecstatic concentration and, to his indescribable joy, becomes enwrapt in Jhana, enjoying the calmness and serenity of a one-pointed-mind.
When one gains this perfect one-pointedness of the mind it is possible for one to develop the five Supernormal Powers (Abhinnà): Divine Eye, (Dibbacakkhu), Divine Ear (Dibbasota), Reminiscence of past births (Pubbenivàsànussati Nana), Thought Reading (Paracitta Vijànana), and different Psychic Powers (Iddhividha). It must not be understood that those supernormal powers are essential for Sainthood. 
Though the mind is now purified there still lies dormant in him the tendency to give vent to his passions, for, by concentration, passions are lulled to sleep temporarily. They may rise to the surface at unexpected moments.
Both Discipline and Concentration are helpful to clear the Path of its obstacles but it is Insight (Vipassanà Pannà) alone which enables one to see things as they truly are, and consequently reach the ultimate goal by completely annihilating the passions inhibited by Samaàdhi. This is the third and the final stage on the Path to Nibbàna. 
With his one-pointed mind which now resembles a polished mirror he looks at the world to get a correct view of life. Wherever he turns his eyes he sees nought but the Three Characteristics - Anicca (transiency), Dukkha (sorrow) and Anatta (soul-lessness) standing out in bold relief. He comprehends that life is constantly changing and all conditioned things are transient. Neither in heaven nor on earth does he find any genuine happiness, for every form of pleasure is a prelude to pain. What is transient is therefore painful, and where change and sorrow prevail, there cannot be a permanent immortal soul. 
Whereupon, of these three characteristics, he chooses on that appeals to him most and intently keeps on developing Insight in that particular direction until that glorious day comes to him when he would realize Nibbàna for the first time in his life, having destroyed the three Fetters-self-illusion (Sakàya-ditthi), doubts (Vicikicchà), indulgence in (wrongful) rites and ceremonies (Silabbataparàmàsa). 
At this stage he is called a Sotàpanna (Stream-Winner) - one who has entered the stream that leads to Nibbana. As he has not eradicated all Fetters he is reborn seven times at the most. 
Summoning up fresh courage, as a result of this glimpse of Nibbàna, the Aryan Pilgrim makes rapid progress and cultivation deeper Insight becomes a Sakadàgàmi - (Once Returner) - by weakening two more Fetter - namely, Sense-desire (Kàmaràga) and ill-will (Patigha). He is called Sakadagami because he is reborn on earth only once in case he does no attain Arahatship.
 It is in the third stage of Sainthood - Anàgàmi (Never-Returner) that he completely discards the aforesaid two Fetters. Thereafter, he neither returns to this world nor does he seek birth in the celestial realms, since he has no more desire for sensual pleasures. After death he is reborn in the “Pure Abodes” (Suddhàvàsa), a congenial Brahma plane, till he attains Arahatship. 
Now the saintly pilgrim, encouraged by the unprecedented success of his endeavours, makes his final advance and destroying the remaining Fetters, namely, lust after life in Realms of Forms (Rupàràga) and Formless Realms (Aruparàga), conceit (Màna), restlessness (Uddhacca), and ignorance (Avijjà) becomes a perfect Saint - an Arahat, a Worthy One.
Instantly he realizes that what was to be accomplished has been done, that a heavy burden of sorrow has been relinquished, that all forms of attachment have been totally annihilated, and that the Path to Nibbàna has been trodden. The Worthy-One now stands on heights more than celestial, far removed from the rebellious passions and defilements of the world, realizing the unutterable bliss of Nibbàna and like many an Arahat of old, uttering that paeon of joy:- 
“Goodwill and wisdom, mind by method trained, 
The highest conduct on good morals based,
This maketh mortals pure, not rank or wealth”. 
 As T.H. Huxley states - “Buddhism is a system which knows no God in the western sense, which denies a soul to man, which counts the belief in immortality a blunder, which refuses any efficacy to prayer and sacrifice, which bids men look to nothing but their own efforts for salvation, which in its original purity knew nothing of vows of obedience and never sought the aid of the secular arm: yet spread over a considerable moiety of the world with marvellous rapidity - and is still the dominant creed of a large fraction of mankind.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12622)
Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.
(Xem: 12248)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 11016)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10907)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13352)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11777)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13654)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11891)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11163)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12187)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12386)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20566)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12403)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12441)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11702)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11575)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22401)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13552)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29631)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11537)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16710)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 11987)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16824)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12058)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17909)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12619)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13143)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14742)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22606)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10571)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14038)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13865)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13704)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13852)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13918)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14820)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13837)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18404)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22782)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15383)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17304)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22398)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14246)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12567)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11147)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17753)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13194)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13092)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18777)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17166)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13486)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12898)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14691)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14639)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15853)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13503)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27413)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13212)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16677)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21374)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant