Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 11: Thân Quyến—the Buddha’s Relatives

29 Tháng Năm 201100:00(Xem: 6165)
Chương 11: Thân Quyến—the Buddha’s Relatives

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I

CHƯƠNG MƯỜI MỘT
CHAPTER ELEVEN

Thân Quyến và những 
Người Cùng Thời với Đức Phật

Buddha’s Relatives and Contemporaries

(A) Thân Quyến—Buddha’s Relatives
1. Tịnh Phạn Vương: Suddhodana (skt & p).
2. Hoàng Hậu Ma Ha Ma Da—Queen Mahamaya. 
3. Da Du Đà La: Yasodhara (skt).
4. La Hầu La: Rahula (skt). 
5. Ma Ha Ba Xà Ba Đề: Maha Pajapati—Pajapati Gotami (skt).
6. A Nan Đà: Ananda (skt & p)—Hoan Hỷ.
7. Đề Bà Đạt Đa: Devadatta (skt)—See Đề Bà Đạt Đa in Chapter 11 (C). 
(B) Những Người Cùng Thời Với Đức Phật—Buddha’s Contemporaries
I. A Tư Đà—Asita (skt). 
II. Alara-Kalama. 
III. Mạt Khư Lê Câu Xa Li—Makkhali Gosala. 
IV. Ni Kiền Tử—Nigantha Nataputta.
V. Pakhudha Kaccayana (skt). 
VI. Vua Ba Tư Nặc: Prasenajit (skt)—Pasenadi (p)—See Chapter 17 (1). 
VII.Vua Bình Sa Vương: Bimbisara (skt)—See Chapter 17 (2). 
VIII. Parsva (skt): Parshva (skt)—Ba Lật Thấp Phược. 
IX. Sanjaya Belatthiputta. 
(C) Những Vị Gây Nhiều Rắc Rối cho Đức Phậtdòng họ Thích Ca—Those Who caused troubled to the Buddha and the Sakyan Tribe 
(I) Đề Bà Đạt Đa: Devadatta (skt). 
II. Chiến Già—Cinca (skt. 
III. Tỳ Lưu Ly: Vidudabha (skt). 
IV. Vua A Xà Thế: Ajatasatru (skt)—Ajatasattu (p). 

(A) Thân Quyến
Buddha’s Relatives

1. Tịnh Phạn Vương: Suddhodana (skt & p).
 Tịnh Phạn là vua nước Ca Tỳ La Vệ, chồng của Hoàng Hậu Ma Da, phụ vương của Đức Phật Thích Ca và là tộc trưởng của bộ tộc Thích Ca. Ông là vua một vương quốc nhỏ, bây giờ là một phần của Nepal, kinh đô là Ca Tỳ La Vệ: King Suddhodana, king of Kapilavastu, husband of Mahamaya, and father of Prince Siddhartha and was a chieftain of the Sakya tribe. He was the king of a small kingdom in the foothills of Himalayas, northern India, now is part of Nepal, with its capital at Kapilavastu (Kapilavattu-p). 

2. Hoàng Hậu Ma Ha Ma Da—Queen Mahamaya: Hoàng Hậu Ma Ha Ma Da, sống trong vương quốc cổ tên Câu Ly, nay thuộc vương quốc Nepal. Bà là trưởng nữ của vua Thiện Giác, và là vợ của vua Tịnh Phạn, mẹ ruột của Phật Thích Ca. Thái Tử Sĩ Đạt Đa sanh ra nơi hông phải của hoàng hậu, bảy ngày sau thì hoàng hậu qua đời, em gái hoàng hậu là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề trở thành mẹ nuôi của Thái Tử—Queen Mahamaya who lived in the ancient kingdom of Koliya, which is now in Nepal. She was the wife of Suddhodana, and mother of Sakyamuni (Siddhartha). Siddhartha was born from her right side, and she died seven days later, her sister Mahaprajapati becoming his foster mother. 

3. Da Du Đà La: Yasodhara (skt): Còn dịch là Da Tuất Đạt La—Vợ của Thái tử Tất đạt đa trước khi Ngài xuất gia (người đã chiến thắng trong tất cả các cuộc tranh tài để cưới Yasodhara vào tuổi 16). Da du đà la là mẹ của La Hầu La, con trai duy nhất của Thái tử tất đạt đa. Sau nầy, 5 năm sau ngày Phật thành đạo, bà đã xuất giatrở thành Tỳ Kheo Ni (bà xuất gia theo giáo đoàn ni của bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, dì và mẹ nuôi của thái tử Tất Đạt Đa)—The wife of Siddhartha Gautama before he left home (He won her from all competitors at the age of sixteen in contest of arms. Yosadhara is the mother of Rahula, the only son of Prince Siddhartha. Later in her life, five years after the Buddha’s enlightenment, she became a Buddhist nun. The Buddha predicted that she is to become a Buddha with the name of Rasmi-sata-sahasra-pari-purna-dhvaja.

4. La Hầu La: Rahula (skt)—See Chapter 12 (B) (X). 
5. Ma Ha Ba Xà Ba Đề: Maha Pajapati—Pajapati Gotami (skt)—See Chapter 13 (D) (1). 
6. A Nan Đà: Ananda (skt & p)—Hoan Hỷ—See Chapter 12 (B) (IV). 
7. Đề Bà Đạt Đa: Devadatta (skt)—See Đề Bà Đạt Đa in Chapter 11 (C). 

(B) Những Người Cùng Thời
Với Đức Phật
Buddha’s Contemporaries

I. A Tư Đà—Asita (skt): A-Tư-Đà, một ẩn sĩ nổi tiếng của thành Ca Tỳ La vệ (vào thời đó có rất nhiều ẩn sĩ sống ở ngoại thành Ca Tỳ La Vệ). Khi Đức Phật vừa đản sanh, vua Tịnh Phạn mời A Tư Đà xem tướng đứa nhỏ. Sau khi chúc phúcxem tướng Thái Tử, A Tư Đà bỗng dưng rơi lệ, làm cho vua Tịnh Phạn vô cùng lo lắng, gặng hỏi nguyên nhân. A Tư Đà tâu vua Tịnh Phạn: “Thái tử có tướng mạo phi phàm. Ngài có 32 tướng hảo. Nếu xuất gia, Ngài sẽ đắc thành Chánh Giác, là đạo sư của người và trời. Nếu kế thừa ngôi vua, Ngài sẽ thống lãnh thiên hạ, trở thành một Thánh vương hy hữu. Chỉ tiếc rằng tôi đã quá già, không thể đón chờ ngày Thái Tử đạt thành Chánh Giác, vì thế tôi cảm thấy buồn thương cho mình.” (A Tư Đà đã nhìn thấy 32 tướng hảo của một bậc vĩ nhân, đã tiên đoán cậu bé sẽ là bậc tối thượng chuyển luân Thánh Vương trong trần thế, nhưng nếu xuất trần thì cậu sẽ trở thành Phật với trí huệ tối thượng thừa). Sau khi nghe lời tiên tri của A Tư Đà, vua Tịnh Phạn vừa mừng vừa lo. Sau đó dù vua Tịnh Phạncố gắng thế mấy để giữ chân Thái Tử, cuối cùng năm Thái tử 29 tuổi, Ngài cũng từ bỏ tất cả để làm một khất sĩ không nhà và sáu năm sau Ngài đã đắc thành Chánh Đẳng Chánh Giác—A hermit sage of Kapilavastu (at that time there were many hermits who lived outside Kapilavastu) named Asita, the most revered among the Brahmans. When Prince Siddhartha was born, King Shuddhodana asked Asita to examine the newborn child’s physiognomy. The old sage uttered blesings for the Prince. After divination, tears dropped from his eyes. King Suddhodana was puzzled and asked the old sage why he swept. The old sage told the King: “The Prince has all the transcendental looks of a Great Man. He has thirty-two great features of a great man. If he leads a religious life, he will attain Enlightenment and become a Teacher of men and devas. If he succeeds to the throne, he would most certainly be a ruler of the four domains and would become a rare Holy King. But it is a pity that I am too old and cannot live to see the Prince attain Enlightenment. So I am overcome by a sense of sadness.” (Asita foretold that if the boy remained in the secular world, he would become a wheel-turning (supreme) king by the age of twenty nine, but if he renounced the secular life, which was more probable, he would achieve supreme wisdom and attain Buddhahood). After hearing the prediction of the old sage, King Suddhodana was filled with both joy and sorrow. No matter how much King Suddhodana tried to keep the Prince from leaving the Royal Palace, at the age of 29, the Prince left his father’s palace and became a homeless mendicant and eventually at the age of 35, he attained enlightenment. 

II. Alara-Kalama: Một thiền sư nổi tiếng thời Đức Phật, một trong hai vị thầy của Bồ tát Sĩ Đạt Ta. Nhà tu khổ hạnhThái Tử Cồ Đàm đã tìm đến đầu tiên sau khi Ngài rời bỏ cung điện của vua cha để ra đi tìm đường cứu vớt nhân loại—The recluse to whom the youthful Prince Gautama first went for spiritual help on leaving his father’s home to save mankind. 

III. Mạt Khư Lê Câu Xa Li—Makkhali Gosala: Người cùng thời với Đức Phật Thích Ca. Ông thuộc phái lõa thể và thường chống một cây gậy tre như phần tên của ông. Theo truyền thuyết thì đã một thời ông là môn đệ của Mahavira, nhưng sau đó đã tách ra khỏi ôn này. Có lẽ về sau này ông đã lập ra một trường phái độc lập có tên là trường phái Ajivika. Những người viết sách sau này có nói đến hai vị tiền bối nữa là Nanda Vaccha và Kisa Samkiccha, làm cho trường phái này có ba người chủ xướng. Trường phái này ngày nay đã tàn lụi nhưng trước đây dường như đã được nhiều người thích ngay cả sự bảo trợ của vương triều. Giáo lý do Câu Xa Li đề xướng có tên là “Samsara-visuddhi” hay giáo lý đạt đến sự thanh tịnh chỉ bằng cách trải qua tất cả các kiếp. Câu Xa Li không tin là có một nguyên nhân đặc biệt nào đó gây ra sự đau khổ hoặc sự giải thoát của con người. Ông không tin ở sự nỗ lực của con người và cho rằng tất cả mọi sinh vật đều chẳng làm gì được trước số phận, và tất cả mọi người, dù khôn hay dại, đều phải đi vào luân hồi và sự khổ của họ chỉ kết thúc khi họ đã đi qua hết cái vòng này. Không có nỗ lực nào của con người có thể rút ngắn hay kéo dài chu trình đó. Giống như một ống chỉ, luân hồi có một thời hạn nhất định mà mọi sinh vật đều phải đi qua—A contemporary of the Buddha. He belonged to the sect of the Naked Ones (Acelakas), and, as the first part of his name indicates, carried a staff of bamboo (maskarin). It is said that he was for some time a disciple of Mahavira, but later broke away from him. Afterwards he probably founded an independent school known as the Ajivika School. Later writers mention two predecessors, Nanda Vaccha and Kisa Samkicca, thus giving this school three prophets. This sect is now extinct, but seems to have enjoyed popularity and even royal patronage. The doctrine advocated by Gosala is styled “Samsara-visuddhi” or the doctrine of attaining purity only by passing through all kinds of existence. Gosala thought that the characteristics of all things were predetermined, and that there was no cause or condition which predetermined them at all. Gosala did not believe that there was any special cause for either misery of human beings or for their deliverance. He did not believe in human effort, and held that all creatures were helpless against destiny. He maintained that all creatures, whether wise or foolish, were destined to pass through samsara, and that their misery would come to an end at the completion of the cycle. No human efforts would reduce or lengthen this period. Like a ball of thread, samsara had a fixed term, through which every being must pass. 

IV. Ni Kiền Tử—Nigantha Nataputta: Một trong sáu nhà tư tưởng đương thời với Đức Phật. Một người chống đối Đức Phật khi Ngài còn tại thế, chủ thuyết của ông ta là thuyết “định mệnh,” mọi thứ đều có sẳn định mệnh, và không có sự tu hành nào có thể cải đổi được định mệnh của con người. Ông ta cho rằng sướng, khổ, phúc, tội “có lẽ” đều do đời trước, ắt phải đền bồi, chứ chẳng phải do tu hành đời nay mà quyết định được. Theo truyền thống Kỳ Na giáo, ông là nhà tiên tri cuối cùng của chu kỳ thế giới. Dường như ông có phần lớn tuổi hơn Đức Phật. Ông thuyết giảng các giáo lý về đạo đức mà dường như ông không biết đã có một trưởng lão từng có tư tưởng tương tự như thế tên là Parshva. Trong Kinh Sa Môn Quả, Ni Kiền Tử được nói đến như là người đã đi theo giáo lý với bốn điều kiêng kỵ: không dùng nước lạnh vì trong nước có chứa sự sống, tránh các hành động tội lỗi như sát sanhdâm dục. Ông ta không phạm một lỗi nào và đã tạo được sự thanh tịnh. Trong Kinh Udambarika-sihanada thì những điều kiêng kỵ của ông có khác, nhưng lại giống với hạnh nguyện của Parshva. Tuy nhiên, theo kinh sách Kỳ Na giáo thì đaọ này không phải là một hệ thống luân lý thuần túy mà còn là một triết lý dựa trên thuyết “khả thể” (Anekanta hay Syadvada). Chủ thuyết này nhìn mọi vật dưới hai khía cạnh: vĩnh cửu và không vĩnh cửu. Linh hồn chịu sự luân hồi tùy theo những việc làm thiện ác. Vì Kỳ Na giáo cho là có sinh mạng trong mọi vật, cho nên tôn giáo này buộc phải xử sự sao cho không gây thương tổn cho bất kỳ một sinh mạng nào. Linh hồn sẽ không thanh tịnhchìm đắm trong luân hồi nếu nó chịu ảnh hưởng của trần tục. Để giữ cho linh hồn thanh tịnh, không tập nhiễm ô trược và muốn chắc được giải thoát thì phải tu tập điều ngự. Muốn làm được điều này cần phải vận dụng chánh trí hoặc là đạt đến chánh trí, lòng tin và đạo đức—One of the six thinkers at the time of the Buddha. According to the Jaina tradition, he was the last prophet of the present world cycle. He seemed to have been slightly older than the Buddha. He preached ethical doctrines without apparently knowing that similar ideas had been held by an incomparable senior ascetic named Parshva (see Parshva in VIII). In the Samanaphala Sutta, Nigantha Nataputta is mentioned as having held the doctrine of fourfold restraint: retraint from the use of cold water as it contains life, and from sinful activities such as killing and sexual intercourse. He was free from all sins and had purified himself. In the Udumbarika-sihanada sutta, the restraints ascribed to him are different but identical with the four vows of Parshva. An opponent of Sakyamuni. His doctrines were determinist, everything being fated, and no religious practices could change one’s lot. He taught the doctrine of interdeterminism, considering all things in term of “maybe.” According to Jaina sources, however, Jainism is not a purely ethical system, but also a philosophy based on the doctrine of many possibilities, known as Anekanta or Syadvada. The doctrine looks at two aspects of everything, the eternal and the non-eternal. The soul undergoes migration according to good or bad deeds, As Jainism regards the existence of “jiva” in everything, it enjoins ssuch behavior as does not cause injury to any “jiva”. The soul becomes impure and is engulfed by samsara if it is subjected to the influence of sense objects. In order to keep the soul pure from their contamination, and to secure its release, it is necessary to practice restraint. To achieve this, one must resort to or acquire right knowledge, faith and conduct.

V. Pakhudha Kaccayana (skt): Pakhudha Kaccayana là người đương thời với Đức Phật có lẽ tên là Kakuda Katyayana như đã được nói đến trong Prasnopanisad. Ông này và các quan điểm của ông cũng đã được nhắc đến trong kinh “Suyagada,” cuốn thứ hai trong bộ kinh Kỳ Na (Shavetambara). Chủ thuyết của ông có thể gọi là “Vô Thường Luận” (Asasvatavada). Theo ông thì có bảy yếu tố không bị biến đổi tạo nên cơ thể, các yếu tố này không liên quan gì đến sự gây ra vui sướng hay buồn khổ. Thân xác cuối cùng sẽ tan ra thành bảy yếu tố vĩnh cửu đó—A contemporary of the Buddha. He is probably Kakuda Katyayana as mentioned in the Prasnopanisad. He and his views are also referred to in the Suyagada, the Second Book of the Shvetambara Jaina Canon. His doctrine may be called Asasvatavada. He advocated a theory of the universe, according to which it was either eternal or non-eternal. According to him, there are seven elements which are immutable, and do not in any way contribute to pleasure or pain. The body is ultimately dissolved into these seven eternal elements. 

VI. Vua Ba Tư Nặc: Prasenajit (skt)—Pasenadi (p)—See Chapter 17 (1). 
VII.Vua Bình Sa Vương: Bimbisara (skt)—See Chapter 17 (2). 

VIII. Parsva (skt): Parshva (skt)—Ba Lật Thấp Phược—Parshva là người đã sống 250 năm trước thời Đức Phật. Ngày nay người ta biết đến ông như là bậc tiền bối của Mahavira. Giới luật đaọ đức của Parshva có bốn điều, còn của Mahavira có năm điều. Trong các điều này thì ba điều đầu tiên là không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối của cả Parshva và Mahavira đều giống nhau. Điều thứ tư trong giáo lý của Parshva là không được có các sở hữu trần tục kể cả có vợ, được Mahavira tách ra làm hai để làm thành năm điều. Việc không lấy vợ hoặc sống độc thân trong giới luật thứ tư của Mahavira, và việc không có các sở hữu trần tục ngoại trừ y phục trong điều thứ năm của giới luật Mahavira có vẻ như hợp lại với nhau để làm thành điều luật thứ tư của Parshva. Do đó, sự khác biệt chính về mặt thực hành hay ngoại hiện của các quy luật đạo đức giữa Mahavira và Parshva là trong khi Parshva cùng các môn đệ của ông theo luật lõa hình thì Mahavira và các môn đệ mặc y phục màu trắng, nhưng chẳng mang thêm một trang sức nào cả. Nói một cách khác, đức tin của Kỳ Na theo lời giảng của Mahavira cũng giống như của Parshva, nhưng có phần hiện đại hơn. Do đó, hai trường phái này tự nhiên sẽ hòa nhập làm một như đã xãy ra 250 sau khi Parshva qua đời, các môn đệ của Parshva và Mahavira cùng họp lại ở thành Xá Vệ và đi đến chỗ hợp nhất. Về sau này, Kỳ Na giáo giải thích sự hòa nhập của hai trường phái bằng cách thêm vào 22 nhà tiên tri đã có trước Parshva, khiến cho Parshva trở thành nhà tiên tri thứ 23, và Mahavira là nhà tiên tri thứ 24 của họ. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn sai khi nói rằng Parshva và Mahavira đã độc lập xây dựng nên một triết lý và hệ thống tôn giáo có những giáo lý giống nhau—Parshva is now acknowledged to be Mahavira’s predecessor and is believed to lived 250 years before the time of the Buddha and Mahavira. Parshva’s ethical code consisted of four rules, whereas that of Mahavira consisted of five. Of these, the first three, not to kill living things, not to take articles of use unless they are given, and not to tell a lie, are common to the schools of both Parshva and Mahavira. The fourth rule in Parshva’s teaching, that of “aparigraha”, not to have any worldly possessions including a wife, was split up into two by Mahavira to make up his code of five. Not to take a wife or to lead a celibate life, which is the fourth rule in Mahavira’s code, and not to have worldly possessions except clothes, which is the fifth rule in Mahavira’s code seems to constitute jointly the fourth rule of Parshva. The main difference in the practical or external aspects of Parshva’s and Mahavira’s code of conduct thus seems to have been that while Parshva and his followers were Naked (Acelakas), Mahavira and his followers wore white garments, but refused to have any other paraphernalia. In other words, the Jaina faith as preached by Mahavira is the same as Parshva’s, but somewhat more modern. It was natural, therefore, that these two schools should have become one as they actually did some 250 years after the death of Parshva, when the disciples of Parshva and those of Mahavira met at Sravasti and brought about thr Union. Later, the Jainas explained this fusion of schools differently by adding twenty-two prophets to precede Parshva, thereby making Parshva the twenty-third and Mahavira the twenty-fourth of their prophets. It would, however, be quite correct to hold that Parshva and Mahavira independently evolved a philosophy and a religious system which had identical tenets. 

IX. Sanjaya Belatthiputta: Một người đương thời với Đức Phật. Vua A Xà Thế gọi ông là giáo chủ ngông cuồng và ngu xuẫn nhất trong số các giáo chủ mà ông đã gặp. Thuyết của ông này có tên là “Thuyết làm cho tâm trí hoang mang lạc hướng” (Viksepavada). Theo kinh Sa Môn Quả thì ông này luôn né tránh việc đưa ra những câu trả lời minh bạch cho những vấn đềtâm trí con người phải đối diện. Có mười vấn đề không được giải đáp vẫn luôn ám ảnh tâm trí con ngườithường xuyên được nhắc đến trong kinh thư Phật giáo mà Sanjaya chẳng bao giờ muốn trả lời—A contemporary of the Buddha. Ajatasatru called him the most foolish and the most ignorant of all the teachers he had met. His doctrine is known as Viksepavada, or a doctrine which diverts the mind from the right track. According to the Samannaphala sutta, he always declined to give categorical answers to problems facing the human mind. There are ten unexplained and unanswered questions, that have always exercised the mind of man and have frequently been mentioned in Buddhist literature, which Sanjaya never even attempted to answer. 

(C) Những Vị Gây Nhiều Rắc Rối cho 
Đức Phậtdòng họ Thích Ca
Those Who caused troubled 
to the Buddha and the Sakyan Tribe 

(I) Đề Bà Đạt Đa: Devadatta (skt). 
(I) Tổng quan về Đề Bà Đạt Đa—An overview of Devadatta: 
1) Đề Bà Đạt Đa, con trai của Hộc Phạn Vương, anh em họ với Phật Thích Ca. Theo giáo điển thì ông ta là một nhà sư tốt cho đến tám năm trước ngày Phật nhập diệt, ông đã hai lần âm mưu giết Phật và gây chia rẽ trong giáo đoàn. Thoạt đầu, ông là đệ tử của Phật, nhưng về sau ông trở thành kẻ luôn thù hiềm ganh ghét với Phật. Ông thường phạm nhiều tội phỉ báng giáo pháp Phật. Hai lần Đề Bà Đạt Đa mưu ám hại Đức Phật. Lần thứ nhất, ông đứng trên đồi lăn đá xuống làm Đức Phật bị thương, nhưng nhờ y sĩ Kỳ Bà chữa trị Đức Phật không hề hấn gì. Lần thứ hai Đề Bà xúi dục những người quản tượng thành Vương Xá thả voi say Nalagiri chạy ra đường để giết Phật, nhưng khi voi đến gần Phật voi quỳ xuống dưới chân Ngài—Devadatta, son of Dronodana raja, and cousin of Sakyamuni Buddha. He was also the Buddha’s most persistent enemy. According to the Buddhist Canon, he was a good monk until eight years before the death of the Buddha, he tried himself to become the head of the Buddhist order and twice tried to kill the Buddha, as well as attempting to cause schisms in the Sangha. At first, he was a follower of the Buddha, but later he became his most persistent enemy. He often committed many offenses against the Buddha and His Teachings. Devadatta tried twice to kill the Buddha. The first time, from the hill, he flung a stone at the Buddha; the Buddha was injured but soon recovered after treatment by Jivaka physician. The second time, he incited the elephant keepers in Rajagaha of the ancient kingdom of Magadha to release a drunken elephant Nalagiri and let him loose on the street to kill the Buddha. But when the elephant came close to the Buddha, he bowed down at his feet. 
2) Đề Bà Đạt Đa được xem như là một vị Bồ Tát cải trang, người ta nghĩ ông là người thường xuyên chĩa mũi dùi vào Đức Phật nhằm giúp Ngài đạt đến toàn giác. Thoạt đầu, ông là đệ tử của Phật, nhưng về sau ông trở thành kẻ luôn thù hiềm ganh ghét với Phật. Ông thường phạm nhiều tội phỉ báng giáo pháp Phật. Hai lần Đề Bà Đạt Đa mưu ám hại Đức Phật. Lần thứ nhất, ông đứng trên đồi lăn đá xuống làm Đức Phật bị thương, nhưng nhờ y sĩ Kỳ Bà chữa trị Đức Phật không hề hấn gì. Lần thứ hai Đề Bà xúi dục những người quản tượng thành Vương Xá thả voi say Nalagiri chạy ra đường để giết Phật, nhưng khi voi đến gần Phật voi quỳ xuống dưới chân Ngài. Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật, nhưng ông chống lại mọi thứ mà Đức Phật đã từng làm. Có người cho rằng ông là kẻ thù của Đức Phật. Tuy nhiên, theo truyền thống Đại thừa, Đề Bà được coi như là vị Bồ Tát nghịch, người đã dùng phương tiện thiện xảo giúp Phật đạt được đại giác. Vào cuối đời, Đề Bà Đạt Đa nhận biết lỗi lầm của mình. Ngày nọ, ông đang trên đường đến gặp Đức Phật để sám hối, nhưng chưa kịp tới gặp Phật thì ông đã bị lửa địa ngục đốt cháy. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật đã khẳng định rằng chính Đề Bà đã mang lại những lợi ích không tưởng tượng được cho Phật giáo, và Ngài đã thọ ký rằng sau nầy Đề Bà sẽ thành Phật. Đề Bà là một đại Bồ Táthành vicử chỉ của ông chỉ có Phật mới hiểu được. Ông được Phật thọthành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai—Devadatta is considered to be a Bodhisattva in disguised who thought his constant needling of the Buddha help the Buddha perfect his enlightenment. At first, he was a follower of the Buddha, but later he became his most persistent enemy. He often committed many offenses against the Buddha and His Teachings. Devadatta tried twice to kill the Buddha. The first time, from the hill, he flung a stone at the Buddha; the Buddha was injured but soon recovered after treatment by Jivaka physician. The second time, he incited the elephant keepers in Rajagaha of the ancient kingdom of Magadha to release a drunken elephant Nalagiri and let him loose on the street to kill the Buddha. But when the elephant came close to the Buddha, he bowed down at his feet. Devadatta was the Buddha’s cousin, but he opposed everything the Buddha ever did. Some people say that he was the Buddha’s enemy. However, according to Mahayana Tradition, Devadatta is considered to be a Bodhisattva in disguised who thought his constant needling of the Buddha help the Buddha perfect his enlightenment (who only committed these offenses as a skillful method for the Buddha to make more good laws and precepts for the Order). Near the end of his life, Devadatta realized his mistakes. One day, he was coming to the Buddha to ask for his forgiveness, but before he reached the Buddha, he was consumed by hell-fire. In the Dharma Flower Sutra, the Buddha says he has brought unimaginable advantages to Buddhism (with regard to Buddha’s precepts) and even gave him the prophecy to attain Buddhahood. He is a Maha-Bodhisattva whose conduct and actions can only be understood by the Buddha. Nevertheless, he is predicted to become a Buddha as Devaraja (King of God Thus Come One).
(II) Đề Bà Đạt Đa và Đức Phật—Devadatta and the Buddha: 
1) Một Thảm Kịch Cung Đình—An ugly Imperial Court Drama: Theo truyền thuyết Phật giáo, Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật, một trong bảy vị hoàng tử đã được Đức Phật cho xuất gia theo Phật từ đầu. Tuy đã cạo tóc nhuộm áo, nhưng bản tánh xấu ác vẫn không thay đổi. Mục đích xuất gia của y là cầu danh cầu lợi, hòng phỉnh gạt người đời. Kẻ ác Tăng này trở thành một mối nội họa cho Tăng đoàn. Một hôm Đề Bà Đạt Đa thỉnh cầu Đức Phật truyền dạy cho phép thần thông. Phật đã rầy: “Học Phật, lấy giới cấm làm đầu, do giới mà được định, vì định mà phát huệ. Lúc đó thần thông không cầu mà vẫn được.” Đề Bà Đạt Đa sau đó xin học riêng với A nan. A Nan vì tình cảm anh em nên không thể từ chối, vì vậy Đề Bà Đạt Đa cũng học được một ít thần thông. Nhưng y thường lợi dụng thần thông, cấu kết với kẻ xấu và dùng tiền mua chuộc tám tên côn đồ, hòng mưu sát Phật. Có một hôm Đề Bà Đạt Đa biết được Phật đang tọa thiền trong hốc đá tại núi Kỳ Xà Quật, y bèn sai tám tên côn đồ tay sai vào hang hành thích Phật. Tám tên côn đồ đằng đằng sát khí đi vào hang đá, nhưng thấy Đức Phật sáng rực còn hơn mặt trăng, mắt còn không mở ra được, cơ hội ám sát tiêu tan, không ai bảo ai đều bỏ dao xuống, quý trước mặt Phật khóc lóc sám hối và xin quy-y làm đệ tử Phật. Độc kế không thành, ác tâm của Đề Bà Đạt Đa càng dữ tợn hơn. Một hôm, Đức PhậtA Nan đi qua núi Linh Thứu, Đề Bà Đạt Đa phóng lẹ lên núi, vận dụng thần thông học được đẩy một tảng đá lớn lăn xuống. Tảng đá lớn lăn xuống, A Nan vội vàng chạy tránh, nhưng Đức Phật vẫn điềm nhiên bất động. Lạ thay, tảng đá và đá vụn lăn đến bên cạnh Phật thì bỗng nhiên dừng lại, không làm hại được Phật. Đề Bà Đạt Đa không đạt được mục đích, trong lòng không yên, hắn bèn thay đổi phương cách, lợi dụng thần thông lẫn với chính trị nhằm mở rộng thế lực hắc ám của mình. Hắn nắm được Thái tử A Xà Thế, con vua Tần Bà Sa La, trẻ người non dạ, để được sự tín nhiệm của Thái tử. Đề Bà Đạt Đa thì có ý định hại Phật, còn Thái tử A Xà Thế thì mưu soán đoạt ngôi báu của vua cha, hai kẻ lòng lang dạ sói cấu kết với nhau, dẫn đến một cuộc nổi loạn đại nghịch bất đạo. Thái tử A Xà Thế phát động chính biến, bắt giam vua cha. A Xà Thế tự lập mình lên làm vua và phong cho Đề Bà Đạt Đa làm quốc sư nước Ma Kiệt Đà, dã tâm của hai người làm diễn ra một thảm kịch cung đình—According to Buddhist legends, Devadatta was the Buddha’s cousin, one of the seven Princes ordained by the Buddha. Though he had his head shaven and took the robe, his evil nature did not change. The purpose of his being ordained was to gain fame and reputation, and try to show a different outlook so as to trick the masses. This evil natured Bhiksu was to become an inner threat among the Sangha. One day, Devadatta requested the Buddha to teach him supernatural powers. But the Buddha admonished him, saying: “In our treading on the Path, the precepts come first. From observing the precepts come concentration. With concentration we develop understanding or wisdom. By this time, supernatural powers will come naturally without seeking.” Later, Devadatta asked Ananda to teach him in private. Being a sibling, Ananda could not very well refuse. Thus, Devadatta managed to master some supernatural powers. However, he often made use of these powers to conspire with evil men, and even bought off eight hoodlums in an attempt to assassinate the Buddha. One day, having heard that the Buddha was on a meditation retreat in a cave in Vulture Peak, Devadatta directed the eight hoodlums to go there to assassinate the Buddha. The eight hoodlums, filled with the desire to kill, arrived at the cave. But when they saw the Buddha emitting rays of light bright as the sun, so bright that they could not even open their eyes, their killing intent instantly vanished. All of them dropped their swords and knelt before the Buddha, crying for repentance and requesting to take refuge in the Buddha as his disciples. After the evil plot failed, Devadatta’s evil intention became even more intense. One day, when the Buddha and Ananda were passing through the foot of Vulture Peak, Devadatta ran as fast as he could to the higher level. Using the supernatural power that he had learned, Devadatta pushed a big boulder down the hill. When the big boulder rolled down to the foot of the hill, Ananda tried to run away quickly, but the Buddha, standing there like a mountain, did not move at all. Strangely, when the big boulder and accompanying debris rolled to the side of the Buddha, they suddenly stopped. The Buddha was not hurt at all. Devadatta again failed to accomplish his scheme and was further annoyed. He utilized his supernatural powers to mingle with politics in order to expand his evil influence. He coaxed King Bimbisara’s son, Prince Ajatasatru, who was still very young and innocent, to gain his trust. Devadatta fancied taking the Buddha's place, while the Prince attempted to seize the throne. So the two of them conspired to bring about a traitorous rebellion. Prince Ajatasatru staged a political coup by confining the King in prison. The King remembered the Buddha’s teachings and was not at all shaken in his faith in the Buddha. Ajatasatru made himself the King and conferred on Devadatta the title of Imperial Preceptor of the Kingdom of Magadha. Their ambitions combined to present an ugly Imperial Court Drama. 
2) Đề Bà Đạt Đa âm mưu với A Xà Thế hãm hại Đức Phật—Devadatta plotted with Ajatasatru to harm the Buddha: Đề bà đạt đa, anh em chú bác với Phật. Theo giáo điển thì ông ta là một nhà sư tốt cho đến tám năm trước ngày Phật nhập diệt, ông đã hai lần âm mưu giết Phật và gây chia rẽ trong giáo đoàn. Ông thường được phác họa như là một kiểu kẻ thù trên thế gian với Đức Phật giống như Ma vương là loại Thiên ma chống đối Đức Phật vậy. Người ta nói rằng chính ông là người đã âm mưu với Thái tử A Xà Thế của xứ Ma Kiệt Đà nhằm giết chẳng những vua Bình Sa Vương, mà cả Đức Phật nữa. Theo giáo điển, ông đã ba lần âm mưu sát hại Đức Phật—A cousin of Gautama Buddha and his most persistent enemy. According to the Buddhist Canon, he was a good monk until eight years before the death of the Buddha, he tried himself to become the head of the Buddhist order and twice tried to kill the Buddha, as well as attempting to cause schisms in the Sangha. He is usually presented as the archtypical earthly enemy of the Buddha, in much the same way that Mara is portrayed as the Buddha’s heavenly opponent. He is said to have plotted with prince Ajatasatru of Magadha to kill not only King Bimbisara, but also the Buddha. Three assassinations were reported in Buddhist texts: 
i) Lần thứ nhất, hai người đã mướn người ám sát Đức Phật, nhưng vì họ quá kính ngưỡng Đức Phật nên chẳng những họ không giết Ngài mà còn quy-y làm đệ tử của Ngài: On the first occasion the two hired assassins to kill the Buddha, but they were so impressed by him that they became his followers. 
ii) Lần thứ hai, Đề Bà cố lăn đá đè Phật, nhưng vì thần lực của Đức Phật, đá đã bị ngừng lại trước khi lăn đến Ngài: On the second attempt, Devadatta tried to crush the Buddha with a boulder, but through the Buddha’s power it stopped before it reached him. 
iii) Lần thứ ba, Đề Bà cho một con voi điên đến dẫm lên người Đức Phật, nhưng voi điên đã được Đức Phật điều phục—Devadatta sent a maddened elephant to trample the Buddha, but the Buddha subdued it: Nalagiri là tên của con voi mà Đề Bà Đạt Đa đã dùng để chủ ý hảm hại Đức Phật. Đề Bà Đạt Đađệ tử mà cũng là em họ của Phật. Ông ta mong muốn trở thành người lãnh đạo Tăng già trong tương lai. Nhưng ông ta rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Đức Phật đối xử với ông như bao nhiêu người khác. Việc này làm cho ông giận dữ đến nỗi ông đã âm mưu hãm hại Đức Phật. Trong làng có một con voi nổi tiếng giết người. Tên của nó là Nalagiri. Một ngày nọ, Đề Bà Đạt Đa cho voi Nalagiri uống rượu và làm cho nó trở nên hung dữ. Đoạn Đề Bà đưa voi đến con đườngĐức Phật đang đi. Ngay khi vừa thấy Phật, voi Nalagiri phóng nhanh đến Ngài một cách hung tợn. Mọi người đều hoảng sợ và tản ra tứ hướng. Họ la lớn cho Đức Phật nghe: “Voi điên! Ngài hãy chạy mau!” Tuy nhiên, ai nấy đều ngạc nhiên, Đức Phật đối đầu với voi Nalagiri một cách bình thản khi Ngài đưa tay vỗ về nó. Sinh vật khổng lồ này quỳ mọp một cách khiêm cung trước trước sức mạnh từ bi của Đức Phật—Nalagiri is the name of an elephant which Devadatta once used with an intention to try to harm the Buddha. Devadatta was one of the Buddha’s disciple and also His cousin. He therefore expected to become the future leader among the monks. To his surprise, the Buddha treated him like everyone else. This made him so angry that he plotted to harm the Buddha. In the village, there was an elephant known to be a man-killer. Her name was Nalagiri. One day, Devadatta gave Nalagiri some alcohol to make her go wild. He then drove the elephant onto the path where the Buddha was walking. As soon as Nalagiri caught sight of the Buddha, she rushed towards Him in a mad fury. People scattered in fright in all directions. They shouted, “Mad elephant! Run for your lives!” To everyone’s surprise, the Buddha faced Nalagiri calmly as He raised his hand to touch her. The huge creature felt the power of the Buddha’s compassion and readily went on her knees in front of Him, as if bowing humbly.
(III)Đề Bà chia rẽ Tăng đoàn—Devadatta’s schism within the order: Đề Bà đã gây chia rẽ lần đầu tiên trong giáo đoàn khi ông thuyết phục 500 vị Tăng mới được thọ giới gia nhập giáo đoàn mới của ông dựa trên những quy luật khắc khe hơn. Ông thường buộc tội Đức Phậtđệ tử của Ngài sống đời hưởng thụ lạc thú—Devadatta is creditted with causing the first schism within the order when he convinced 500 newly ordained monks to join him in forming a new order based on stricter monastic discipline. He regularly accused the Buddha and his followers of leading lives of leisure.
(IV)Đề Bà Ngũ Pháp—Five obnoxious rules of Devadatta: 
A. Đề Bà Đạt Đa đã đề nghị năm luật mới thêm vào những luật lệĐức Phật đã chế ra cho giáo đoàn (năm tà pháp của Đề Bà Đạt Đa nêu ra khi Đức Phật còn tại thế. Đề Bà Đạt Đa đã dùng năm tà pháp nầy để phá sự hòa hợp trong Tăng đoàn. Đó là tội nặng nhất trong ngũ nghịch tội, năm tà pháp ấy tuy có vẻ giống với tứ y pháp, nhưng kỳ thật là trái ý Phật)—Devadatta proposed five rules in addition to those instituted by the Buddha: 
1) Trọn đời chẳng ăn thịt cá, sữa, bơ và không mang theo muối: Not to take flesh, butter, or milk in any forms, and not to carry salt at any time.
2) Trọn đời khất thực—To beg for food at all times: Khất thực bất cứ lúc nào chẳng kể ngày đêm, trong khi Phật chỉ cho đi khất thực vào buổi sáng—To beg for food at all times, while the Buddha only allows begging for food in the morning (before noon time).
3) Ăn bất cứ lúc nào, trong khi Phật chỉ cho phép ăn ngày một ngọ: To have meals any time during the day, while the Buddha only allows one set of meal a day at noon time.
4) Nên mặc áo chẳng may cắt (trong khi Phật cho mặc vải vụn may thành cà sa). Suốt đời mặc phấn tảo y—To wear unshaped garments. To wear only cast-off rags at all times
5) Không nên ở chùa cận kề bên thôn xóm: Trọn đời thường ở chỗ trống vắng, trong khi Đức Phật cho phép các đệ tử của Ngài có thể ở nơi trống vắng hay ở trong tịnh xá—To live apart from hamlets. To dwell in the open at all times, while the Buddha allows his disciples to dwell both in the open air and in the monastery. 
B. Năm chi tiết khác về Đề Bà Ngũ Pháp—Other sources on Devadatta’s Five obnoxious rules: 
1) Chẳng nên thụ dụng sữa: Not to take milk in any forms.
2) Kiêng ăn thịt: Not to eat meat.
3) Kiêng ăn muối: Not to take salt.
4) Nên mặc áo chẳng may cắt (trong khi Phật cho mặc vải vụn may thành cà sa): To wear unshaped garments.
5) Không nên ở chùa cận kề bên thôn xóm: To live apart from hamlets. 
C. Năm chi tiết khác nữa về Đề Bà Ngũ Pháp—More sources on Devadatta’s Five obnoxious rules: 
1) Suốt đời mặc phấn tảo y: To wear only cast-off rags at all times.
2) Trọn đời khất thực: Khất thực bất cứ lúc nào chẳng kể ngày đêm, trong khi Phật chỉ cho đi khất thực vào buổi sáng—To beg for food at all times, while the Buddha only allows begging for food in the morning (before noon time).
3) Ăn bất cứ lúc nào, trong khi Phật chỉ cho phép ăn ngày một ngọ: To have meals any time during the day, while the Buddha only allows one set of meal a day at noon time.
4) Trọn đời thường ở chỗ trống vắng, trong khi Đức Phật cho phép các đệ tử của Ngài có thể ở nơi trống vắng hay ở trong tịnh xá: To dwell in the open at all times, while the Buddha allows his disciples to dwell both in the open air and in the monastery. 
5) Trọn đời chẳng ăn thịt cá, sữa, bơ: Not to take flesh, milk, or butter.
D. Đức Phật trả lời những yêu cầu của Đề Bà Đạt Đa—The Buddha’s answers to Devadatta’s requests: Đức Phật trả lời rằng tất cả những luật lệĐề Bà đề nghị, ngoại trừ việc ngủ dưới gốc cây trong mùa mưa, còn các luật khác có thể được chấp nhận một cách tự nguyện, nhưng không bắt buộc. Dù Đề Bà Đạt Đa thành công trong việc chia rẻ giáo đoàn, nhưng về sau này hai ngài Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên đã đem các đệ tử của Đề Bà trở về với giáo đoàn chính thống. Theo truyền thuyết kể lại thì sau khi Đề Bà chết, ông đã bị nghiệp báo một cách nghiêm trọng cho những hành động chia rẻ Tăng đoàn của ông—The Buddha replied that these rules could be adopted as optional, except for sleeping under a tree during a rainy season, but they would not be required. Although Devadatta succeeded in creating schism, his followers were later brought back into the order by Sariputra and Maugalyayana. The chronicles also report that after his death Devadatta faced severe karmic retribution for his schismatic activities.
(V) Cuối đời của Đề Bà—The end of Devadatta’s life: Vào cuối đời, Đề Bà mong muốn được đến gần Đức Phật, nhưng đất nứt ra và ông bị rơi vào hỏa ngục. Trước khi bị rơi vào hỏa ngục, ông đã tuyên bố về quy y Phật lần nữa, nhưng ông đã chết và bị tái sanh vào hỏa ngục vì những nghiệp mà ông đã gây tạo trước khi nói được hết lời quy y Phật—At the end of his life, Devadatta wished to draw near to the Buddha, but the earth is said to have opened up and fell into the hollow. Before falling into the hollow, he declared his taking refuge with the Buddha again, but before he could finish, he died and was reborn in the hell, where he underwent hundreds of thousands of aeons of the most painful suffering because of the karma he had created. 
II. Chiến Già—Cinca (skt): The woman who falsely accused the Buddha about her pregnancy—Chiến Già, người đàn bà vu cáo Phật về bào thai giả trong bụng của bà ta—Theo truyền thuyết Phật giáo, sau khi Xá Lợi Phất đã bẽ gãy biện luận của một nhóm ngoại đạo Bà La Môn thì lại có nhóm khác không hài lòng khi thấy Phật giáo ngày càng hưng thịnh. Họ tụ tập tại thành Xá Vệ, âm mưu hãm hại Phật. Bọn họ mua chuộc một người đàn bà tên là Chiến Già, giả bộ làm một tín đồ Phật giáo. Một buổi sáng sớm, trong khi mọi người đang lễ Phậttịnh xá Kỳ Viên thì Chiến Già từ bên trong bước ra tự nói: “Tối hôm qua, tôi ngủ lại tịnh xá.” Hành động đó làm khơi dậy lòng nghi ngờ của tứ chúng. Tám tháng sau, Chiến Già lại xuất hiện ở giữa tịnh xá, bụng nổi to lên như đang mang bầu. Khi Đức Phật đang thuyết pháp, Chiến Già bỗng nhiên đứng dậy, chỉ vào bụng oán trách Phật, yêu cầu phải sắp xếp ổn thỏa cho bà ta và đứa con trong bụng. Trong phút chốc, lòng người rối loạn, bàn tán xôn xao. Đức Phật vẫn tĩnh tọa, không nhút nhít. Đúng lúc đó, bỗng nghe “cạch” một tiếng, một cái chậu bằng gỗ cở nhỏ từ trên mình cô gái rơi xuống, thì ra, tất cả đều là ngụy tạo. Cô gái chỉ còn cách cút đi nơi khác—According to Buddhist legends, after elder Sariputra subdued a group of Brahman heretics at the debate, another group of Brahman heretics were dissatisfied with the flourishing of Buddhism. They planned an evil scheme and assembled at Sravasti to discuss a secret plot to trap the Buddha. They bought off a woman by the name of Cinca to act as a Buddhist follower. One early morning, while everyone was in session at Jetavana Vihara, worshipping the Buddha, Cinca walked out from the inner room. People heard her saying to herself: “I spent the night at the vihara.” Her move aroused the suspicion of the assembly. Eight months later, Cinca with a bulging belly as in pregnancy, again appeared at the vihara’s lecture hall. When the Buddha was about to deliver a talk, she suddenly stood up, pointing her finger to her belly, she accused the Buddha, and demanded the Buddha to accommodate her and her unborn baby. For a moment, there was an uproar from the assembly. People began to discuss this incident. The Buddha made no move and simply sat where he sat in a meditative position. Just at that moment, the sound of a bang was heard, and a small wooden basin fell off Cinca’s body. It was now clear that she had faked her pregnancy, so she ran off desperately. 

III. Tỳ Lưu Ly: Vidudabha (skt)—Thái Tử Lưu Ly—Hai năm trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, dòng họ của Ngài đã gặp một tai biến lớn. Tỳ Lưu Ly là con trai của vua Ba Tư Nặc, nước Kiều Tất La và con gái của một trong các vị thân vương của dòng họ Thích Ca, về thăm quê ngoại. Tại đây, Tỳ Lưu Ly bị làm nhục vì là con của một dòng dõi thấp hèn. Căm tức trước sự mạ nhục này Tỳ Lưu Ly nguyền sẽ trả thù dòng họ Thích Ca. Sau khi vua Ba Tư Nặc qua đời, mặc dù Đức Phật đã can gián, Tỳ Lưu Ly vẫn cất quân đánh thành Ca Tỳ La Vệ và giết hết toàn bộ dòng họ Thích Ca. Theo truyền thuyết Phật giáo, Kiều Tát La là một nước lớn với binh hùng tướng mạnh. Vua Ba Tư Nặc khi chưa quy-y đầu Phật, từng qua cầu hôn vương tộc Thích Ca của nước Ca Tỳ La Vệ. Vương tộc Thích Ca tự cho mình là một chủng tộc ưu tú, nên cực chẳng đã đem thị nữ Mạc Lợi, nhận làm công chúa, gả cho vua Ba Tư Nặc. Mạc Lợi rất được vua Ba Tư Nặc sủng ái. Nàng sinh thái tử Lưu Ly. Khi thái tử được tám tuổi, có đến chơi nước Ca Tỳ La Vệ và du lãm sảnh đường mới được khánh thành. Vương tộc Thích Ca tỏ ra khinh thị Thái Tử Lưu Ly vì do một nữ tỳ sanh ra, nên nói năng vô lễ, sỉ nhục đến nỗi Lưu Ly sanh tâm thù hằn sâu đậm với triều đại Thích Ca. Sau khi vua Ba Tư Nặc chết rồi, Thái tử lên ngôi, đó là vua Lưu Ly. Để báo thù mối sĩ nhục, vua cho lệnh phát binh vượt qua biên giới. Để cứu dân tộc Thích Ca tránh khỏi tai họa, Phật đã tĩnh tọa dưới một gốc cây khô chờ quân lính do vua Lưu Ly đi ngang qua. Quả nhiên, quân lính của vua Lưu Ly kéo qua, nhìn thấy đức Phật, vua không thể không xuống ngựa thi lễ và hỏi: “Tại sao Ngài lại chọn ngồi dưới cây khô?” Đức Phật đáp: “Nhà vua hỏi thật đúng, vì rằng bóng mát của thân tộc còn hơn bóng mát khác.” Câu nói của Phật làm cho vua Lưu Ly rất cảm động, lập tức ra lệnh lui quân, ngọn lửa chiến tranh tạm thời dập tắt. Nhưng mối thù xưa của vua Lưu Ly khó tan. Sau đó vua lại xuất binh đi đánh dòng họ Thích Ca, trên đường lại gặp Phật thuyết phục, vua lại lui binh. Cứ như vậy ba lần. Tuy nhiên, cuối cùng rồi quân đội của vua Lưu Ly cũng xâm nhập, bao vây nước Ca Tỳ La Vệ, tàn sát dân lành. Ma Ha Mục Kiền Liên động lòng, vận dụng thần thông cứu 500 người ưu tú của dòng họ Thích Ca vào trong chiếc bát, khi sự việc đi qua, ông mở nắp bát, tất cả đều hóa thành máu. Sau khi vào thành, vua Lưu Ly bắt sống ba vạn quân dân, chuẩn bị đem chôn nửa người, rồi cho voi dày. Mahanaman là con của vua Cam Lộ Phạn (Amrtodana), anh họ của Phật và cũng là cậu của vua Lưu Ly. Mahanaman kế vị ngôi vua nước Ca Tỳ La Vệ, là vị vua lo việc yêu dân rất mực từ bi nhân hậu. Để giải cứu sanh linh trong thành, vua Ma Kha Nan xin vua Lưu Ly cho nhà vua lặn xuống nước, trước khi nổi lên, hãy để cho ba vạn người tự do chạy, ai không chạy ra khỏi thành mới bị xử tùy ý. Vua Lưu Ly nghĩ thầm: “Cho người lặn giỏi thế mấy, cũng không đến mức ba vạn người chạy hết.” Nên đồng ý. Ba vạn người đã chạy thoát ra ngoài thành mà vua Ma Kha Nan vẫn chưa nổi lên. Vua Lưu Ly cho người lặn xuống kiểm tra, thì ra vua Ma Kha Nan đã buộc tóc mình vào gốc cây dưới đáy nước, hai tay ôm lấy cục đá, đã dâng hiến sinh mệnh quí giá của mình một cách bi tráng. Vua Lưu Ly chiếm đóng nước Ca Tỳ La Vệ, nhưng không bao lâu sau bỗng bị hỏa thiêu, nhà vua và cung phi mỹ nữ đều bị thiêu rụi trong biển lửa. Quả là quả báo nhãn tiền!—Two years before the Buddha’s passing, his clan met with a great misfortune. Vidudabha, a son of King Prasenajit of Kosala and of the daughter of one of the Sakya rajas, was on a visit to his mother’s family, where he was insulted for his low birth. Enraged, he vowed to take revenge on the Sakya. Undeterred by the expostulations of the Buddha, he, after, the death of his father, marched against Kapilavastu and put to the sword the whole Sakya clan. According to Buddhist legends, Kosala was a large kingdom in Northern India with strong military might. Before he took refuge in the Buddha, King Prasenajit of Kosala had gone to the neighboring state of Kapilavastu to seek a bride among the Sakya clan. The Sakya clan looked upon itself as the superior clan and reluctantly passed off their maid Mallika as a princess for the marriage. King Prasenajit loved Mallika deeply. She bored him Prince Vidudabha. When the Prince was eight years old, he once went to Kapilavastu to play and to tour the newly completed lecture hall. The Sakya clan despised the Prince as being born of a maid and ridiculed him, thus sowing the seeds of feud and vendetta. After King Prasenajit died, the Prince ascended to the throne as King Vidudabha. In revenge of the ealier contempt, the King sent troops across the border. To rescue the innocent Sakya clan from this disasters, the Buddha, sat quietly under a withered, waiting for King Vidudabha to arrive with his troops. As expected, King Vidudabha passed by with his army. When he saw the Buddha, he had to dismount to greet the Buddha, and asked: “Why do you choose to sit and meditate under a withered tree?” The Buddha replied: “This is a very good. The shade of a relative’s clan is better than other shades. The Buddha’s statement moved king Vidudabha deeply. He immediately ordered a retreat of his troops. The fire of war were extinguished for the time being. However, King Vidudabha could not dimiss the feeling of enemy. He led troops for yet another fight. Along the way, he again met the Buddha and was persuaded to withdraw his troops. This happened three times. However, eventually King Vidudabha’s troops invaded and seized Kapilavastu, ready to massacre the people in the city. Maudgalyayana was compassionate and was moved to wield his supernatural powers. He collected 500 outstanding talents from among the Sakya clan in his begging bowl in order to save them. But later, when he reopened the bowl, he found that they had all turned into blood. King Vidudabha entered the city and captured thirty thousand military and civilian personnel. He planned to bury them alive from the waist down into the ground, and then sent elephants to trample them to death. Mahanaman, son of King Amrtodana, cousin of the Buddha and uncle of King Vidudabha, had succeeded to the throne as King of Kapilavastu. He ruled his kingdom well with loving kindness. For the sake of saving lives, King Mahanaman begged of King Vidudabha to let him dive to the bottom of the River, and before he came out of the water, to allow the thirty-thousand captives run for their lives. As to those who could not escape they would remain at the victor’s disposal. King Vidudabha thought to himself, “No matter how good you are at diving, you could not be under the water until all the thirty-thousand have escaped!” So he agreed. After the thirty-thousand people has all fled the city, King Mahanaman was still underwater. King Vidudabha then sent his men diving into the river to find out why. In fact, King Mahanaman had tied his hair to the roots of trees at the bottom of the river and held rocks with his two hands. He had courageously given up his own precious life to save his subjects. King Vidudabha occupied the kingdom of Kapilavastu, but shortly afterwards, the palace was on fire. Both he and his beloved concubines were not be able to escape because they were soundly sleeping. All of them were burned to death. It clearly showed the certainty of cause and consequence. 

IV. Vua A Xà Thế: Ajatasatru (skt)—Ajatasattu (p)—Vua A Xà Thế (Vị Sinh Oán—oán thù ngay từ lúc chưa sanh ra)—A xà thế có nghĩa là “kẻ thù trước khi sanh ra.” Theo truyền thuyết thì lúc mang thai A xà thế, mẹ ông thường đòi uống máu lấy từ đầu gối của chồng. Các nhà chiêm tinh đều tiên đoán sau nầy A xà thế sẽ giết vua cha. Thực đúng như vậy, A xà thế đã giết cha đoạt ngôi. Theo sử liệu Phật giáo, A Xà Thế đã bắt giam và bỏ đói giết chết vua cha trong ngục thất. A Xà Thế làm vua xứ Ma Kiệt Đà, con của vua Tần Bà Sa La và hoàng hậu Vi Đề Hi, một trong những người bảo trợ chính của Đức Phật. Ông lên làm vua và trị vì xứ Ma Kiệt Đà khoảng những năm 494-462 trước Tây Lịch, khoảng tám năm trước và 24 năm sau khi Phật nhập diệt. Với sự trợ lực của Đề Bà Đạt Đa, A Xà Thế đã bày kế giết cha đoạt ngôi cũng như làm hại Đức Phật. Cả hai âm mưu đều thất bại, nhưng về sau A Xà Thế đã hòa giải với Đức Phật và cha ông để lên ngôi với sự chúc phúc của cha ông, Tuy nhiên, về sau này ông quan ngại rằng cha ông vẫn còn là mối đe dọa cho sự cai trị của ông nên ông đã cho hạ ngục cha mình và bỏ đói cho đến chết. Theo truyền thống Phật giáo thì về sau này ông trở thành Phật tử thuần thành và hỗ trợ Phật giáo một cách mạnh mẻ. A Xà Thế là một ông vua đầy tham vọng. Tuy nhiên, từ khi quy-y Phật, ông đã chuyển hướngtrở thành một trong những ông vua nhân từ nhất trong lịch sử Ấn Độ. Cuối đời ông bị chính con trai mình là Thái tử Udayabhadra sát hại. Dù thỉnh thoảng ông có mối quan hệ thù nghịch với Đức Phật, theo kinh điển Pali thì ông là một Phật tử thuần thành, và ông đã quan hệ trong việc chia phần xá lợi của Phật sau lễ trà tỳ của Ngài—Ajatasatru means “Enemy before birth,” or “enemy while still unborn.” According to the legend, when his mother was pregnant, she always wished to drink blood from his father’s knees. This was interpreted by the astrologers to mean that the child would kill his father. According to the Buddhist tradition, Ajatasatru imprisoned his father and starved him to death. The king of Magadha, son of King Bimbisara and Queen Vaidehi, one of the Buddha’s major patrons. He reigned over the kingdom of Magadha (around 494-462 B.C.) during the last eight years of the Buddha’s life and for twenty-four years after the Buddha’s Nirvana. Together with Devadatta, he developed a conspiracy against the Buddha which was unsuccessful. The plot involved killing the Buddha so that Devadatta could lead the monastic community and also killing Bimbisara so that Ajatasatru could seize the throne. Both plots failed, but Ajatasatru subsequently reconciled with the Buddha and his father and ascended the throne with his father’s blessing. However, he later became concerned that his father still presented a threat to his rule and had him imprisoned. Bimbisara died of starvation in prison. According to Buddhist tradition, later he became a follower of the Buddha and supported strongly Buddhism. Ajatasatru was an ambitious king; however, after he took refuge in the Triratna, he completely changed and became one of the most kind-hearted king in the Indian history. Eventually, he was killed by his own son, prince Udayabhadra. Despite his sometimes adversarial relationship with the Buddha, Ajatasatru is described as a devout supporter in the Pali Canon, and he was involved in the distribution of the Buddha’s relics after his cremation. 

Phật Ngôn: 

Kẻ nào cúng dường những vị đáng cúng dường, hoặc chư Phật hay đệ tử, những vị thoát ly hư vọng, vượt khỏi hối hận lo âu—Whoever pays homage and offering, whether to the Buddhas or their disciples, those who have overcome illusions and got rid of grief and lamentation (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 195).

Sung sướng thay chúng ta sống không tham dục giữa những người tham dục; giữa những người tham dục, chúng ta sống không tham dục—Oh! Happily do we live without greed for sensual pleasures among the greedy! Among the greedy we dwell free from greed! (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 199).

Chuyên làm những việc không đáng làm, nhác tu những điều cần tu, bỏ việc lànhchạy theo dục lạc, người như thế dù có hâm mộ kẻ khác đã cố gắng thành công, cũng chỉ là hâm mộ suông—He who applies himself to that which should be avoided, not cultivate what should be cultivated; forgets the good, but goes after pleasure. It’s only an empty admiration when he says he admires people who exert themselves in meditation (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 209). 

Chớ kết giao với người đáng ưa, chớ kết giao với người không đáng ưa: không gặp được người thương yêu là khổ, mà gặp phải người cừu oán cũng khổ—Be not friend with the pleasant, nor with the unpleasant. Not seeing what is pleasant is painful; seeing what is unpleasant is painful (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 210). 

Thế nên chớ đắm yêu, vì đắm yêu bị biệt ly là khổ. Nếu không còn những niệm yêu ghét, tức không điều gì ràng buộc được—Therefore, one should hold nothing pleasant, for separation from those is suffering. Those who hold nothing pleasant and unpleasant have no fetters (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 211). 

Từ hỷ ái sinh lo, từ hỷ ái sinh sợ; xa lìa hết hỷ ái, chẳng còn lo sợ gì—From pleasure springs grief; from pleasure springs fear. For him who is free from pleasure, there will be neither grief, nor fear (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 212). 

Từ tham ái sinh lo, từ tham ái sinh sợ; xa lìa hết tham ái, chẳng còn lo sợ gì—From affection springs grief; from affection springs fear. For him who is free from affection, there will be neither grief nor fear (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 213). 

Từ tham dục sinh lo, từ tham dục sinh sợ; xa lìa hết tham dục, chẳng còn lo sợ gì—From desire springs grief; from desire springs fear. For him who is free from desire, will be neither grief nor fear (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 214).

Từ lạc dục sinh lo, từ lạc dục sinh sợ; xa lìa hết lạc dục, chẳng còn lo sợ gì—From lust springs grief; from lust springs fear. For him who is free from lust, there will be neither grief nor fear (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 215). 

Từ ái dục sinh lo, từ ái dục sinh sợ; xa lìa hết ái dục, chẳng còn lo sợ gì—From craving springs grief; from craving springs fear. For him who is free from craving, there will be neither grief nor fear (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 216). 

Đầy đủ giới hạnhChánh kiến, an trú Chánh pháp, rõ lý chơn thường và viên mãn các công hạnh, là người đáng kính mến—He who is perfect in virtue and insight, and estalished in the Correct Law, has realized the Truth and fulfils his own duties. He is trully admired by everyone (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 217).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 216)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 310)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 338)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 623)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 679)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 639)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 687)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 600)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 545)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 686)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 670)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 589)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 591)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 711)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 704)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 769)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 795)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 770)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 962)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 829)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1389)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 914)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1080)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1063)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 993)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 981)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1122)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1400)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1750)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1161)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 972)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 827)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 950)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 973)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1395)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1145)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1175)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 925)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1070)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1520)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1398)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1392)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 981)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1375)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1290)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant