Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 15: Tứ Động Tâm—four Buddhist Holy And Sacred Places

29 Tháng Năm 201100:00(Xem: 6362)
Chương 15: Tứ Động Tâm—four Buddhist Holy And Sacred Places

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I

CHƯƠNG MƯỜI LĂM
CHAPTER FIFTEEN 

Tứ Động Tâm
Four Buddhist Holy, Sacred Places


(I) Đại cương về Tứ Động Tâm—An overview of the Four Holy Places
 The four Buddhist Holy, Sacred Places, or Pilgrimage Sites in India—Theo truyền thống Phật giáo, hằng năm Phật tử thường hành hương về những trung tâm Phật giáoẤn Độ và Népal có liên hệ với cuộc đời của Đức Phật. Theo Phật Giáo Nhìn Toàn Diện của Tỳ Khưu Bồ Đề, trong khi ngự tại rừng Long ThọCâu Thi Na một vài tiếng đồng hồ trước khi Ngài nhập diệt, Đức Phật lúc ấy đã tám mươi tuổi, nói với Đại Đức A Nan, vị thị giả trung tín và quí mến nhất của Ngài về Tứ Động Tâm. Phật nói: “Có bốn động tâm làm cho người chiêm bái khởi tâm cảm xúctôn kính. Người có niềm tin chân chánh nên đến để chiêm bái những nơi tâm linh nầy. Nầy A Nan Đà, nếu có sự việc gì xãy ra trong lúc hành hương, chẳng hạn như tử vong trong khi tâm tràn đầy lòng tín ngưỡng, thì khi xả bỏ thân nầy, người hành hương sẽ được tái sanh vào thế giới của chư thiên, hưởng hạnh phúc cao thượng. Những Phật tử thuần thành nên nhiệt tâm đến viếng với những cảm xúc gợi hứng nầy.” Thật vậy, khi làm cuộc hành trình về các Thánh tích, chúng ta sẽ thấy hình ảnh của Đức Phật không phải từ các phế tích, mà hình ảnh của Ngài hiện ra một cách sống động khắp nơi nơi. Bốn động tâm nầy là Vườn Lâm Tỳ Ni, thuộc Nepal, nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi thành đạo của Đức Phật; vườn Lộc Uyển, nơi Đức Như Lai chuyển Pháp Luân lần đầu tiên; và thành Câu Thi Na, nơi Đức Phật nhập Niết Bàn—According to the Buddhist tradition, every year Buddhists often go on a pilgrim to the Buddhist centers in India and Nepal associated with the life of the Buddha. According to The Spectrum of Buddhism, written by Bhikkhu Bodhi, while staying in the Sala Grove at Kusinara a few hours before he attained parinirvana, the Supreme Buddha, at the age of eighty, addressing the Venerable Ananda, his most dutiful and beloved attendant about the four holy places of Buddhism. The Buddha said: “There are four holy places, the sight of which will arouse strong feelings of reverence. Those who have faith should visit these places. And whoever, Ananda, should die on the pilgrimage trip with his heart full of faith, at the breaking up of the body, after, he will be reborn in a realm of heavenly happiness. Thus, devotees should visit with feelings of inspiration.” When we make a trip to these Buddhist Sacred places, we will see the image of the Buddha not in the ruins of these places, but His image lively appears everywhere. The four holy places are: Lumbini, in Nepal, where Prince Siddhartha Gautama was born; Bodhgaya where Prince Siddhartha gained enlightenment; Sarnath where the Buddha set in motion the Wheel of the Dharma; and Kusinagara where the Buddha entered final Nirvana. 

thientructieuduky-01-1
(Bản đồ vùng Népal, gần biên giới vùng Bắc Ấn Độ 
Map of Nepal and borders of North India)

(II) Sơ Lược về Tứ Động Tâm—A summary of the Four Holy Places:
1) Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật Đản Sanh—Lumbini, the birth-place of the Buddha: Vườn Lâm Tỳ Ni mà bây giờ là Rummindei ở Né-Pal, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Phật) đản sanh. Vườn nằm về hướng bắc cách Ba La Nại một trăm dặm Anh, và từ nơi đây người ta có thể nhìn thấy trọn vẹn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn phủ tuyết trắng phao: Lumbini Park, now is known as Rummindei in Nepal which is the Birth Place of Prince Siddhattha (the Buddha). Situated one hundred miles north of Benares, the full range of the snow-crowned Himalayas can be seen—See Lumbini in Chapter 15 (C). 
2) Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thành Đạo—Buddha-Gaya in India, where the Buddha attained Enlightenment: Bồ Đề Đạo TràngẤn Độ nơi Phật giác ngộ, một thánh tích thiêng liêng nhất của người Phật tử trên khắp thế giới vì chính nơi nầy Phật đã giác ngộ đạo quả Tối Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vào ngày trăng tròn tháng chạp, lúc mặt trời vừa ló dạng trên vùng trời phương Đông, lúc ấy Ngài vừa ba mươi lăm tuổi: Buddhagaya or Bodhi Gaya in India, the most sacred place to all the Buddhists in the world, where the Buddha became enlightened (the site of the Buddha’s enlightenment) on the full moon day of December as the sun rose in a glowing eastern sky, at the the age of thirty-five—See Bồ Đề Đạo Tràng in Chapter 15 (C). 
3) Vườn Lộc Uyển, nơi Đức Phật Thuyết Pháp Đầu Tiên—Sarnath, where the Buddha preached his first sermon: Vườn Lộc Uyển (Isipatana) mà bây giờ gọi là Sarnath, nơi Phật chuyển Pháp Luân (thuyết thời pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế) vào ngảy trăng tròn tháng bảy: Isipatana or presently Sarnath in India, where the Buddha set in motion the Wheel of the Dharma (preached his first sermon about the Four Noble Truths) on the full moon day of Asalha (July)—See Lộc Uyển in Chapter 15 (C).
4) Câu Thi Na, nơi Đức Phật Nhập Diệt—Kusinagara, where the Buddha passed away: Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt (lúc Ngài 80 tuổi) trong rừng Ta La Song Thọ, nằm trong vùng Uttar Pradesh khoảng 120 dậm về phía Đông Bắc của Baranasi: Kusinara, presently Kusinagara in Northern India where the Buddha entered Nirvana (at the age of eighty) under the Tala trees. It is in Uttar Pradesh about 120 miles north-east of Baranasi—See Câu Thi Na in Chapter 15 (C).

(III) Chi tiết về Tứ Động Tâm—Details on the Four Holy Places: 
1) Vườn Lâm Tỳ Ni: Lumbini (skt & p): Lạp Phạt Ni—Lâm Vi Ni—Lâu Tỳ Ni—Long Nhĩ Nễ—Luận Thị Ni—Lưu Di Ni.

thientructieuduky-05-1
(Bản đồ hướng dẫn du lịch tại khu Lâm Tỳ Ni
được treo trước cổng vào khu Thánh tích Lâm Tỳ Ni
Guiding map at the gate of Lumbini)

a) Lâm Tỳ Ni là tên của một hoa viên, nơi đản sanh của Đức Phật (cách nay gần 2.600 năm về trước), là một trong bốn nơi thiêng liêng của Phật giáo (các nơi khácBồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển, và thành Câu Thi Na). Nó tọa lạc gần kinh thành Ca Tỳ La Vệ của bộ tộc Thích Ca, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nơi mà bây giờ có tên gọi là Rummindei thuộc Nepal, khoảng 15 dậm về hướng đông của thành Ca Tỳ La Vệ. Đây là nơi Hoàng Hậu Ma Da trên đường từ Ca Tỳ La Vệ về thăm quê ngoại tại Devadaha, đã hạ sanh Thái Tử Tất Đạt Đa, vào tháng tư năm 624 trước Tây lịch, tại một khu vườn thật đẹp, phủ đầy cây Ta La xanh tươi, rợp bóng mát—Lumbini, name of a park, one of the four sacred places in Buddhism (other sacred places are Buddha Gaya, Sarnath, and Kusinara), the birthplace of Siddhartha Gautama (almost 2,600 years ago), who became the Buddha. It is near the capital of Kapilavastu of the Sakya tribe, in the foohill of Himalayas. The place is now known as Rummindei within the territory of Nepal, about 15 miles east of Kapilavastu. It is the place where Queen Maya, on the way from Kapilavastu to her parental home in Devadaha, gave birth to Siddhartha Gautama, in the month of May in the years 624 B.C. in a beautiful garden full of green and shady Sal trees. 

lumbini-gate
(Cổng vào Vườn Lâm Tỳ Ni
Gate to Lumbini)

b) Theo truyền thuyết Phật giáo, mẹ Ngài là Hoàng hậu Ma Gia, quyết định trở về nhà cha mẹ mình để khai hoa nở nhụy, nhưng khi vừa đến Lâm Tỳ Ni thì bà lâm bồn. Theo Thánh Tích học về cuộc đời Đức Phật Thích Ca, người ta kể rằng khi sắp lâm bồn, hoàng hậu đứng, hai tay vịn vào một thân cây thì Đức Phật tương lai từ bên hông bà bước ra. Lâm Tì Ni có nhiều kiến trúc đã được xây dựng, nhưng ngày nay chẳng còn được bao nhiêu. Hiện tại còn một trụ đá do vua A Dục dựng lên vào năm 249 hay 250 trước CN nhân một cuộc hành hương tới làng quê của Phật. Trụ ghi: “Hai mươi năm sau ngày đăng quang vua Devanapiya Piyadasi (A Dục) đã đến đây để tỏ lòng sùng kính của mình với Phật, một vị hiền triết thuộc họ Thích Ca đã sanh ra ở Lâm Tì Ni. Nhà vua đã sai dựng một trụ đá và một bức phù điêu nhằm đánh dấu nơi đấng Chí Tôn sinh ra. Ngài miễn thuế và cắt giảm phẩm vật hằng năm.” Những lời ghi khắc của vua A Dục trên trụ đá nầy chứng minh tông tích của thánh địa một cách chắc chắn nhất. Ngoài trụ đá ra, còn có một điện thờ cũ kỹ với hình ảnh đản sinh của Đức Phật được diễn tả trong các kinh điển. Mới đây, trong vườn Lâm Tỳ Ni, người ta xây chùa Maya Devi ngay bên cạnh giếng nước thiêng nơi mà xưa kia hoàng hậu Ma Gia đã tắm trước khi hạ sanh thái tử Sĩ Đạt Đa. Ngày nay, xung quanh vườn Lâm Tỳ Ni bên cạnh khu vực các tự viện, chúng ta vẫn tìm thấy dấu tích của các tu viện cổ, cây Bồ Đề thiêng, hồ tắm và trụ đá của vua A Dục. Vì đây là nơi đản sanh của Đức Phật nên càng ngày nó càng trở nên thiêng liêng và quan trọng, đặc biệt ngày nay nó trở thành một địa điểm hành hương quan trọng của Phật tử. Vào ngày 7 tháng 12, năm 1997, cơ quan UNESCO đã công nhận vườn Lâm Tỳ Ni, một trong các Phật tích thiêng liêng nhất của Phật giáoDi Sản Văn Hóa Thế Giới—According to Buddhist legends of the Buddha’s life, it is said that she gave birth standing up, with her arms against a tree, and the future Buddha stepped out of her side. In Lumbini there had been many establishments, but very few are now in existence. At the present time, there exists a stone column that king Asoka had erected there on the occasion of a pilgrimage in the 249 or 250 BC. The inscription reads: “Twenty years after his coronation King Devanapiya Piyadasi came here and commemorated his veneration because the Buddha, the sage of the Sakya clan, was born here. He had a stone relief and a stone column set up to show that here a venerable one was born. He exempt the village of Lumbini from taxes and reduces its tribute.” The statement of King Asoka on the stone pillar proves the identity of the sanctified spot beyond any doubt. Besides the pillar, there is an ancient shrine with an image representing the nativity of the Buddha as described in the sacred texts. Recently, people built in Lumbini garden Maya Devi Temple right on the side of the sacred pond in which Queen Maya took a bath before delivery of Prince Siddarttha. Nowadays, beside a large monastic zone, we can still see ruins of ancient monasteries, a Sacred Bodhi tree, an ancient bathing pond and a great stone pillar built by Emperor Asoka. As the birth-place of the Buddha, Lumbini grew in sanctity and importance, especially today it becomes an important Buddhist pilgrimage site. On December 7, 1997, UNESCO declared that Lumbini, one of the holiest places of Buddhism, World Heritage Site. 

lumbini-bodhi-tree-1
(Cây Bồ Đề trong Vườn Lâm Tỳ Ni
Bodhi tree in Lumbini)

thientructieuduky-05-14
(Trụ đá do vua A Dục dựng lên tại Vườn Lâm Tỳ Ni
Asoka’s Stone Pillar at Lumbini)

thientructieuduky-05-8
(Giếng thiêng nơi Hoàng Hậu Maya tắm sau khi Đức Phật đản sanh 
trong vườn Lâm Tỳ Ni bên Nepal—Sacred Pond in Lumbini)

c) Tháp Lâm Tỳ Ni—Lumbini Garden stupa: Tháp trong vườn Lâm Tỳ Ni trong thành Ca Tỳ La Vệ là nơi đản sanh của Phật, đây là một trong tám ngôi tháp thiêng lớn của Phật giáo—Lumbini Garden, Buddha’s birthplace in Kapilavastu, This is one of the eight Great Spiritual or Sacred Stupas of Buddhism.

thientructieuduky-05-10
(Inside Lumbini Garden Stupa, 
the exact place where the Buddha was born)

2. Bồ Đề Đạo Tràng: Bodhi Gaya—Buddha-Gaya (skt)—Sau sáu năm khổ hạnh ép xác mà không có kết quả, Thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ cách tu khổ hạnh ép xác để xoay qua tu tập con đường trung đạo. Ngài đã tọa thiền dưới cội Bồ Đề, gần bờ sông Ni Liên Thiền, và phát đại nguyện rằng chỉ rời khỏi nơi nầy khi nào Ngài đạt được giác ngộ mà thôi. Những nỗ lực của Ngài đã được đền đáp sau bảy ngày thiền định, Ngài đã giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài đã tiếp tục ngồi bất động, cảm nhận chất liệu giải thoát tại vùng phụ cận của Bồ Đề Đạo Tràng—After six years of practicing extremely ascetic cultivation without any success, Prince Siddharta abandoned asceticism and adopted the middle path. He sat in meditation under a Bodhi tree near the bank of Nairanjana River, and made a great vow to get up only after attaining enlightenment. His efforts were finally paid off after seven days of meditation, when He became enlightened. Here He continued to spend seven weeks in the vicinity enjoying His enlightened experience. 

thientructieuduky-01-16
(Tháp Đại Bồ Đề trong Bồ Đề Đạo Tràng, gần bờ sông Ni Liên Thiền
bang Bihar, Trung Ấn Main Temple in Bodhgaya, near the bank of 
Nairanjana River, Bihar State, Central India)

a) Bồ đề đạo tràng, gần bên bờ Ni Liên Thiền thuộc bang Bihar trung Ấn, còn gọi là Giác Thành vì đây là nơi Đức Phật đã đạt thành chánh quả. Bồ đề đạo tràng tọa lạc gần thành phố Gaya. Người ta nói nó là trung tâm địa cầu; chư Bồ Tát trước khi thành Phật đều phải ngồi tại chỗ nầy. Riêng đối với Phật tử thuần thành, thì không có nơi nào đáng chú ý và thiêng liêng hơn nơi Đức Phật thành đạo: Bồ Đề Đạo Tràng. Nhiều lăng tẩm và đền đài nguy nga đã được dựng lên khắp nơi quanh đây. Tập ký sự của nhà hành hương Phật Giáo trung Hoa là Huyền Trang đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát về sự huy hoàng của thánh địa nầy trong thời quá khứ. Theo Giáo Sư P.V. Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Huyền Trang cho rằng ngôi đền Bồ Đề (Bodhi) ban đầu là do vua A Dục dựng lên. Theo một trong những bia ký, sau khi lên ngôi được mười năm, vua A Dục đã đến chiêm bái nơi nầy mà tên gọi trong bia là Sambodhi, và rất có nhiều khả năng là nhà vua đã cho dựng lên ngôi đền trên thánh địa nầy. Tuy nhiên, ngày nay không thể tìm ra một dấu tích nào của ngôi đền nầy nữa. Ngôi đền nầy đã được hồi phục và tân tạo nhiều lần. Qua sự mô tả của Huyền Trang thì ngôi đền, chủ yếu là qua hình dạng và dáng vẻ bề ngoài hiện nay của nó, đã có từ thế kỷ thứ 17. Đền Đại Bồ Đề ở Miến Điện là một nguyên mẫu của ngôi đền lớn nầy. Theo như chúng ta thấy hiện nay thì đền Mahabodhi ở Bodh-Gaya cao gần 50 mét và gồm một thân thẳng hình kim tự tháp. Đền có nhiều tầng khác nhau. Đền có một tượng Phật mạ vàng, chạm vào mặt đất để tượng trưng cho sự thành đạo thiêng liêng. Xung quanh ngôi đền nầy hiện nay còn vô số di tích mà trong đó quan trọng nhất là những đoạn lan can bằng đá đại diện cho hai thời kỳ xây dựng khác nhau, thời kỳ đầu vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, và thời kỳ sau vào đầu triều đại Gupta. Trong vùng kế cận có bảy thánh địa khác mà theo truyền thuyết là những nơi Đức Thế Tôn đã trải qua bốn mươi chín ngày tĩnh tịch sau khi chứng đắc Phật quả—A place near the bank of Nairanjana River in Central India (Bihar), also called the Citadel of Enlightenment because it was where the Buddha attained enlightenment or supreme wisdom (bodhi). Bodhi-Gaya is located near the town of Gaya. It is said to be diamond-like, the navel or centre of the earth; every Bodhisattva sits down on such a seat before becoming Buddha. To the devout Buddhists, there is no place of greater interest or sanctity than the holy spot of the Buddha’s enlightenment: Bodh-Gaya. Sacred shrines and stately monuments were raised all around and the account of the Chinese pilgrim, Hsuan-Tsang, gives us a glimpse of the past splendor of this sanctified place. According to Prof. P.V. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Hsuan-Tsang ascribes the erection of the original Bodhi shrine to Emperor Asoka. According to one of his rock edits, Asoka visited this place, which is called Sambodhi in the inscription, when he had been consecrated ten years, and it is more than probable that the great emperor constructed a shrine on this holy spot. However, no vestiges os such a shrine can be found at present. This shrine has been restored and renovated many times. From the description of Hsuan-Tsang, it appears that the shrine, essentially in its present shape and appearance, existed already in the seventh century A.D. The Mahabodhi temple in Burma is a prototype of this grand temple. As it now stands, the Mahabodhi shrine at Bodh-Gaya is approximately 160 feet high and consists of a straight pyramidal tower with many storeys. The shrine enshrines a great gilded figure of the Buddha touching the earth which symbolizes the supreme event of enlightenment. Around the shrine lie innumerable remains of which the most important are portions of the stone railing which represent two different periods of construction, the earlier going back to about the second century B.C., and the latter to the early Gupta period. In the immediate vicinity are situated seven sacred sites, which, according to tradition, were identical with those where the Buddha is said to have passed seven tranquil weeks in the enjoyment of his Buddhahood. 

b) Bồ Đề Đạo Tràng là nơi quen thuộc đối với khách hành hương đến viếng những nơi liên quan đến cuộc sống cũng như sự nhập diệt của Ngài, Bồ Đề Đạo Tràng tọa lạc ở lưu vực sông Hằng, một trong những địa danh thiêng liêng nhất của Phật giáo. Chính tại nơi này vào đêm trăng tròn của tháng 5, nơi mà Ngài đã ngồi dưới cội cây Bồ Đề (cây Giác Ngộ) và chứng đạt Niết Bàn, thoát khỏi vòng sinh tử bất tận và trở thành Phật. Ngài đã ngồi 49 ngày dưới cội Bồ Đề này, tham thiền về ý nghĩa của sự giác ngộ của mình trước khi ra đi giảng đạo dẫn dắt chúng sanh với những gì mình đã khám phá. Người ta nói Bồ Đề Đạo Tràng là nơi duy nhất có thể chịu đựng được sự tác động mạnh mẽ của sự giác ngộ. Cây Bồ Đề nguyên thủy đã bị hủy diệt, cây “pipal” cũng có nguồn gốc từ cây Bồ Đề nơi mà Đức Phật đã đạt được giác ngộ, đứng trong khu Bồ Đề Đạo Tràng, gần chùa Đại Bồ Đề, được xây vào thế kỷ thứ 6, và sau đó được trùng tu lại—It is common for pilgrims to visit the places connected with the Buddha’s life and death, and Bodh-Gaya, located in the Ganges basin, is one of the holiest of Buddhist sites. It was here, on the night of the full moon of the month of Vesakha (May), that the Bodhisattva sat under the Bodhi Tree, the “Tree of Enlightenment,” and reach Nirvana, releasing himself from the endless cycle of rebirth and becoming a Buddha. He remained under the Bodhi Tree for forty-nine days, meditating on the meaning of his awakening, before going out into the world to teach other beings about his discoveries. Bodh-gaya is said to be the only place on earth that can sustain the weight of the experience of enlightenment. The original Bodhi Tree had been destroyed, but a pipal tree, descended from the Bodhi Tree under which the Buddha attained enlightenment, stands at Bodh-Gaya, near to the Mahabodhi temple, built in the 6th century and subsequently restored. 

thientructieuduky-01-18
(Inner Walking Meditation Route inside Bodhgaya
Đường kinh hành bên cạnh Đại Tháp Bodhgaya)

c) Cây Bồ Đề—Bodhi-Tree: Cây Bồ đề hay cây trí tuệ (mà Trong Pháp Hiển Truyện gọi sai là cây Bối Đa), dưới gốc cây nầy Phật đã đạt được đại giác là một trong những cây có tuổi thọ cao và được tôn sùng nhất trên thế giới. Dưới cây Bồ Đề là tòa kim cang, nơi Đức Phật đã tọa thiền. Trong Tây Vực Ký của Huyền Trang đời nhà Đường, gọi là cây Tất Bát La cao đến 400 bộ, luôn bị chặt phá, mà vào thời đó vẫn còn cao đến bốn năm chục bộ. Dước thời vua A Dục, Một nhánh của nó được nhà vua cho sang Tích Lan trồng và hiện vẫn còn tươi tốt đến bây giờ. Ở Bồ Đề Đạo Tràng hiện vẫn còn một “cây cháu” của cây nổi tiếng nầy tại Bồ Đề Đạo Tràng. Người ta chỉ biết đến nó với tên Bồ Đề sau khi Đức Phật thành đạo dưới gốc cây này. Ngày nay cây Bồ Đề được dùng để tiêu biểu cho trí tuệ Phật. Vì thế mà nó cũng được gọi là Cây Trí Tuệ, và nó được Phật tử khắp nơi trên thế giới kính ngưỡng. Tôn vinh cây Bồ Đề là một cách biểu lộ lòng biết ơn đối với trí tuệ giác ngộ của Đức Phật (đã từ bao đời nay giúp con ngườimột đời sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc hơn). Ngoài ra, đối với Phật tử khắp nơi cây Bồ đề còn là một biểu tượng tôn giáo. Chính cây này đã che mưa nắng cho Đức Phật trước, trong khi và sau khi Ngài Chứng nghiệm—Bodhi-tree (wrongly identified by Fa-Hsien as the palm-tree) under which Sakyamuni attained his enlightenment is among the oldest and the most venerated trees in the world. In the Records of the Western Lands of Hsuan-Tsang, it is described as an evergreen, to have been 400 feet high, been cut down several times, but in the T’ang dynasty still to be 40 or 50 feet. Under the reign of king Asoka (around 249 or 250 B.C.), a branch of it is said to have been sent by Asoka to Ceylon, from which sprang the celebrated Bo-tree still flourishing there. In Bodh-Gaya, there is still today a “grandchild” of the original tree at Buddha Gaya. The tree becomes known as the Bodhi Tree only after the Buddha has attained Enlightenment underneath it. Today, it is used to represent the wisdom of the Buddha. It is therefore called the Tree of Wisdom, and is respected all over the world by Buddhists. To honor the Bodhi Tree is a way of showing gratitude for the wisdom realized by the Buddha. To Buddhists from all over the world, the tree is also considered a religious symbol that sheltered the Buddha Sakyamuni before, during, and just after His Realization.


(Cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng về đêm
Bodhi-tree at Bodhgaya by night)

3. Vườn Lộc Uyển: Sarnath, or Mrgadava (skt)—Migadaya (p)—Ba La Nại, một trong những trung tâm Phật giáo nổi tiếng tại Ấn Độ, thuộc bang Uttar Pradesh, cách thành phố Varanasi khoảng 10 cây số. Sau khi chứng đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng, Đức Phật đã đi đến khu Lộc Uyển (Vườn Nai), tuyên thuyết bài pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, vận chuyển bánh xe pháp, được biết như là tứ diệu đế. Chính nơi nầy nền tảng của Tăng đoàn Phật giáo được đặt lên—Sarnath, one of the most famous Buddhist centers in India, in Uttar Pradesh, about 10 kilometers from Varanasi. After enlightenment in Bodhgaya, the Buddha went to the Deer Park to deliver His first sermon to five ascetics, setting in motion the profound law, which is known as the four noble truths. This is where the foundation of Buddhist Order was laid. 


(Những chú nai trong khu Vườn Nai tại Sarnath
Wandering deers in the Deer Park in Sarnath)

a) Địa điểm nầy được ghi nhận với Tháp Dhamek, được xây dựng vào khoảng từ những thế kỷ thứ tư đến thứ sáu xung quanh một ngôi Tháp nhỏ được dựng lên từ thời vua A Dục khoảng năm 234 trước Tây lịch, nhằm đánh dấu sự truyền bá thông điệp của Đức Phật về từ bitrí tuệ. Gần đó là một ngôi Tháp theo kiểu điêu khắc mới, diễn tả lại cảnh thính giả của bài pháp đầu tiên là năm vị khổ tu ngồi vây quanh Đức Phật. Đây là một trong những công trình nổi bậc nhất tại Ba La Nại, có hình tròn trụ, cao 43,6 thước với đường kính tại đế tháp khoảng 28 thước, nửa bằng đá và nửa bằng gạch. Ngoài ra, Ba La Nại còn có dấu tích của tháp Dharmajajika cao khoảng 61 thước, và một trụ đá do vua A Dục xây dựng để kỷ niệm ngày nhà vua thăm viếng Tăng Đoàn. Hình ảnh sư tử bốn mặt ở đỉnh của trụ được sử dụng làm huy hiệu của nước Cộng Hòa Ấn Độ hiện nay. Sư tử tượng trưng cho sự bền vững của vương triều của vua A Dục và ngôi vị pháp vương của Đức Phật—The spot is marked with the Dhamek Stupa, said to have been built sometime around the fourth to sixth centuries around a smaller Stupa erected during the time of Asoka in around 234 B.C. to mark and spread the Buddha’s message of compassion and loving-kindness. Nearby is a modern sculpture depicting the Buddha surrounded by the five ascetics who constituted the audience of the first teaching. This is one of the most conspicuous structures at Sarnath, with a cylindrical tower, 28 meters in diameter at the base and 43,6 meters in height, built partly of stone and partly of brick. DBesids Dhamekh stupa, Sarnath also has the ruins of Dharnajajika Stupa, which was about 61 meters high, and the Asoka’s Pillar which was errected by Emperor Asoka commemorates his visit to the foundation of the Buddhist Sangha here. The four-lion capital on top of this pillar was adopted as the meblem of the modern Indian republic. The lion symbolizes both Asoka’s sustainable imperial rule and the dharma kingship of the Buddha. 

varanasi-vaishali_-009
(Tháp Dhamekh uy nghi trong khu vườn Lộc Uyển
The imposing Dhamek Stupa at Sarnath)

b) Còn gọi là Lộc Dã Uyển, Tiên Nhân Đoạn Xứ, Tiên Nhân Lộc Viên, Tiên Nhân Luận Xứ, Tiên Nhân Trụ Xứ. Đây là nơi an cư kiết hạ nổi tiếng cũa Đức Phật. Tông Thiên Thai cho rằng đây là nơi mà trong 12 năm đầu Đức Phật đã thuyết những bộ kinh A Hàm. Khu vực nầy bây giờ gọi là Sanarth, gần thành Ba La Nại. Tên cũ là Rsipatana, tên mới là Sarnath, cách thành Ba La Nại chừng bảy dậm, trong tiểu bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Lộc Uyển là nơi đánh dấu sự ra đời của đạo Phật, do đó nơi đây trở thành một trung tâm lớn của các hoạt động Phật giáo trong suốt hơn một ngàn năm trăm năm sau ngày Phật nhập diệt. Đây cũng là nơi mà Đức Phật trải qua mùa an cư kiết hạ đầu tiên. Theo Giáo Sư P.V. Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, các dòng chữ khác trên các bia đá, gọi nơi nầy là “Tu Viện Sơ Chuyển Pháp Luân” (Saddharmacakra-pravartana vihara), đây là cái tên mà các nhà văn Phật giáo thời xưa vẫn thường xử dụng. Dù rằng người ta không được biết nhiều về lịch sử Lộc Uyển trong các thế kỷ đầu tiên của Phật giáo, nhưng địa danh nầy đã trở nên nổi tiếng như các thánh địa Phật giáo khác kể từ thời vua A Dục. Ông vua thánh thiện nầy đã dựng lên một loạt tu viện, kể cả một trụ đá có ghi khắc một chỉ dụ cấm các Tăng Ni chia rẽ trong giáo hội. Các nhà hành hương Trung QuốcPháp HiểnHuyền Trang đã lần lượt đến chiêm bái nơi nầy vào thế kỷ thứ năm và thứ bảy sau Tây lịch, họ đã để lại cho chúng ta những chi tiếtgiá trị về địa điểm quan trọng nầy. Các di tích của Lộc Uyển trải ra trên một diện tích rộng. Các nhà khảo cổ đã thực hiện nhiều cuộc khai quật tại đây và đã phơi bày ra ánh sáng một số công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt mỹ. Trên đường đến đây từ thành Ba La Nại (Banares), điểm đập vào mắt người ta trước tiên là một gò cao xây bằng gạch, tên địa phương là Chaukhandi, trên chóp có một ngọn tháp hình bát giác. Đây là di tích của một ngọn tháp đặt trên một bệ cao, dựng lên để ghi dấu nơi Đức Phật trên đường đi từ Gaya đến Isipatana, đã gặp lại năm người bạn đồng tu trước kia và những người nầy sau đó đã được Ngài hóa độ để theo Chánh Pháp. Cách nửa dặm về phía Bắc là cảnh vườn Lộc Uyển, nơi đã có nhiều công trình kiến trúc nguy nga trong những ngày cực thịnh xa xưa. Tất cả bây giờ chỉ là những phế tích đổ nát, ngoại trừ ngôi tháp biến dạng Dhamekh đang vươn cao đỉnh nhọn lên khỏi vùng xung quanh gần 45 mét. Các công trình kiến trúc nầy được thực hiện vào các thời đại khác nhau, mà công trình sớm nhất có từ thời vua A Dục. Dù đã bị biến dạng nhưng tháp Dhamekh vẫn còn có độ cao 143 bộ Anh tính từ đáy. Đây quả là một kiến trúc kiên cố, xây bằng những tảng đá lớn ở tầng dưới, và bằng gạch ở các tầng trên. Tháp có hình lăng trụ, ở phần dưới có tám chỗ lồi ra, mỗi chỗ lồi ra là một bệ thờ với một pho tượng bên trong. Ngoài những phế tích đổ nát và di tích của thời quá khứ ra, còn có một địa điểm đáng được chú ý ngày nay, đó là nơi được Hội Đại Bồ Đề xây dựng để trang bị cho tu viện Mulagandhakuti nhằm mục đích thờ các xá lợi Phật tìm thấy ở Taksasila. Hiện nay Bảo Tàng Khảo Cổ tại Ba La Nại còn lưu giữ xá lợi của Đức Phật và nhiều phù điêu Phật giáo, bao gồm hình ảnh Phật và các vị Bồ Tát, được xem là những kiệt tác nghệ thuật của Phật giáo—Mrgadava literally means Deer Park, one of the four important sacred places of Buddhism, the place where the Buddha preached his first sermon, Dharmacakrapravartana-Sutra or Setting in Motion of the Wheel of the Law. to his first five disciples and where foundation of Buddhist Order was laid, located outside of Benares. The park, abode, or retreat of wise men, whose resort it formed; a famous park north-east of Varanasi, a favourite resort of Sakyamuni. The modern Sarnath, or Saranganatha, near Benares. T’ien-T’ai also counts it as the scene of the second period of his teaching, when during twelve years he delivered the Agama sutras. Its ancient name is Rsipatana (skt) or Isipatana (p), the modern name is sarnath, situated at a distance of about seven miles from the present-day city of Benares or Varanasi, in the Uttar Pradesh state of northern India. Sarnath marks the birth of the religion of the Gautama Buddha. Hence it became a great center of Buddhist activities and remained so for more than fifteen hundred years after the death of the Buddha. This is also the place where the Buddha spent his first rainy season retreat. According to Prof. P.V. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, the inscription on the stone pillars refer to the site as the “Monastery of the Turning of the Wheel of Righteousness” (Saddharmacakra-pravartana vihara) by which name this sacred place was known to ancient Buddhist writers. Though very little is known of the history of the Deer Park during the early centuries of Buddhism, the place acquires celebrity, like the other holy places of Buddhism, from the time of Asoka. This saintly monarch erected a series of monuments including a pillar inscribed with an edict warning the resident monks and nuns against creating schisms in the temple. The Chinese pilgrims, Fa-Hsien and Hsuan-Tsang, visited the place in the fifth and seventh centuries A.D. respectively, and left us valuable information regarding this important site. The ruins of Sarnath cover an extensive area. The archaeologists have excavated at the site a number of interesting monuments and sculptures of exquisite beauty from Banares, the first landmark that attracts the eye is a lofty mound of brickwork, locally known as the Chaukhandi, surmounted by an octagonal tower at the top. The mound represents the ruins of a stupa on a terraced basement erected to mark the spot where the Buddha, on his way from Gaya to Ispatana, first met his five former comrades who were soon to become coverts to his Faith. Half a mile to the north is the site of the Deer Park, which must have had imposing buildings in the days of its gloriness. All is now in ruins, except a battered structure, the Dhamekh stupa, which rears its head to a height of nearly 150 feet above the surrounding country. These constructions belong to different periods, the earliest going back to the days of Asoka. Although the Dhamekh is battered by time, it still stands 143 feet high from its original foundations. Indeed, it is a solid structure, built of massive blocks of stone at the lower stage and of brick. It is of cylindrical shape and is relieved in the lower section by eight projecting bays, each with a large altar platform containing an image. Besides the ruins and relics of the past, a place of modern interest is furnished by the Mulagandhakuti Vihara, erected by the Mahabodhi Society where are enshrined certain Buddhist relics discovered at Taksasila, Nagarjunakonda and Mirpur-khas in Sindh. At this moment, the Archaeological Museum at Sarnath still houses Buddha’s relics and several Buddhist sculptures, comprising numerous Buddha and Bodhisattva images, considered among the finest masterpieces of Buddhist art. 


(Tượng Đức Thế Tôn đang thuyết Pháp cho năm anh em Kiều Trần Như 
tại Sarnath Images of the Buddha and His first five converts in Sarnath)

4. Thành Câu Thi Na: Kusinagara (skt)—Kusinara (p)—Câu Di Na Kiệt, Cứu Thi, Câu Thi Na Kiệt, Câu Thu Yết La, Giác Thành—Nay là thành phố Kasia, gần Gorakhpur thuộc vùng đông bắc bang Uttar Pradesh, là nơi Đức Phật nhập Niết Bàn—The modern Kasia, near Gorakhpur in north-east Uttar Pradesh, is the place where the Buddha entered his Mahaparinirvana. 

thientructieuduky-04-14
(Bảng đặt trước khu phế tích Câu Thi Na
Memorial plaque in front of the ruin of Kushinagar)

a) Còn gọi là Thi Thành, kinh đô của vương quốc Mạt La nằm về phía bắc Ấn Độ, một trong 16 vương quốc lớn tại Ấn Độ thời Đức Phật. Tên tắt của thành Câu Thi Na, thuộc Vương Quốc cổ Ấn Độ, gần thành Kasiah, nơi Đức Phật nhập diệt, và cũng là nơi sanh của chín học giả nổi tiếngẤn Độ. Theo truyền thống Phật giáo, đây là nơi Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, hiện nay là Kasia thuộc bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, một trong bốn nơi thiêng liêng của lịch sử Phật giáo. Hiện nay Câu Thi Na là một trong những địa điểm hành hương chính của Phật giáo. Câu Thi Na đã từng là kinh đô của vương quốc Mạt La nằm về phía bắc Ấn Độ, một trong 16 vương quốc lớn tại Ấn Độ thời Đức Phật. Bây giờ là tỉnh Kasia, khoảng 120 dậm về phía Đông Bắc của Varanasi, và khoảng 35 dậm về phía Đông thành phố Gorakhupur thuộc bang Uttar Pradesh vùng Bắc Ấn. Nơi Đức Phật nhập Niết bàn trong vườn Ta La (Đức Phật nhập diệt trong an nhiên vào tuổi 80 tại rừng Ta La phía bắc thành câu Thi Na, vào khoảng 543 năm trước Thiên Chúa). Đức Phật nằm nghiêng về bên phải, chân nầy đặt lên chân kia trong tư thế chánh niệm và làm củ tự thân, giữa rừng cây Ta La Song Thọ, bên bờ sông Hiranyavati, trong thành Câu Thi Na, Ngài nhắc nhở chúng đệ tử: “Hãy ghi nhớ rằng tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn chớ đừng buông lung.” Nói xong, Đức Phật nhập sâu vào thiền địnhcuối cùng nhập Niết Bàn vào ngày trăng tròn tháng tư. Nhục thân của Phật được hỏa thiêu và một phần xá lợi của Ngài đã được tôn trí thờ trong một bảo tháp tại Câu Thi Na. Vì là nơi Đức Phật nhập diệt nên Câu Thi Na đã trở thành một trong bốn Thánh địa thiêng liêng nhất của Phật giáo. Gần đây các nhà khảo cổ Ấn Độ đã tìm ra phế tích Tháp Niết Bàn, nơi Đức Phật đã nhập diệt (Đức Phật thành đạo lúc Ngài 35 tuổi, thuyết pháp độ sinh trong 45 năm, Ngài đi chu du dọc theo bờ sông Hằng và các xứ lân cận trong nước Ấn Độ, chỗ nào có nhân duyên là Ngài đến hóa độ. Năm Ngài 78 tuổi, chuyến du hóa cuối cùng từ thành Vương Xá đến thành Câu Thi Na, Đức Phật cùng chúng đệ tử vượt qua sông Hằng vào thành Tỳ Xá Ly, ngụ tại khu rừng Trúc, an cư ba tháng. Năm sau Phật cùng tôn giả A Nan đến thành Ba Bà Lợi, giữa đường thì Đức Phật lâm trọng bệnh nhưng Ngài vẫn cố gắng đi đến thành Câu Thi Na. Trước khi nhập diệt bên bờ sông Hiranyavati thuộc thành Câu Thi Na, dưới hàng cây Ta La, Đức Phật bảo ngài A Nan sửa soạn chỗ nghỉ, xong Ngài nằm nghiêng về bên phải, chân nầy áp lên chân kia, trong tư thế chánh niệm và làm chủ tự thân, mặt hướng về phương tây, Đức Phật đã di chúc những điều trọng yếu. Ngài đã nhắc nhở tứ chúng: “Hãy ghi nhớ rằng tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn, chớ dừng buông lung.” Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, lúc ấy Ngài đã 80 tuổi). Tương truyền xá lợi của Đức Phật được chia đều cho đại diện của 8 vương quốc miền bắc Ấn Độ. Các xá lợi nầy được vua A Dục phân chia lại trong lúc xây dựng 84.000 ngôi tháp. Ngày nay các viên xá lợi được tôn trí trong các tháp khắp nơi trên thế giới. Theo Giáo Sư P.V. Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, giống như các thánh địa khác có liên quan đến cuộc đời đầy những sự kiện quan trọng của Đức Phật, Câu Thi Na từng là một điểm hành hương đông đúc, và trước đây nơi nầy đã mọc lên nhiều điện thờ cùng các tu viện. Tuy nhiên, không biết sao nơi nầy sớm trở thành hoang phế. Ngay cả các nhà hành hương Trung QuốcPháp HiểnHuyền Trang đều đã ghi nhận sự đổ nát và cô tịch hoàn toàn của nơi một thời quan trọng nầy. Ngôi tháp Paranirvana mà người ta nói là do vua A Dục xây dựng vẫn chưa được tìm thấy. Trong số các đền đài thiêng liêng khác còn tồn tại có thể kể đến Matha-Kunwar ka Koti, nơi nầy có một tượng Phật nằm thật lớn trong trạng thái nhập niết bàn. Bức tượng nầy đã bị vụn nát khi được tìm thấy và đã được Ngài Carlleyle phục hồi một cách khéo léo. Ngọn tháp lớn được dựng lên tại địa điểm nhục thân của Đức Thế Tôn được hỏa thiêu và nơi xá lợi của Ngài được chia đều làm tám phần để thờ, có lẽ được thấy là một gò đất lớn mà dân địa phương gọi là Ramabhar. Gò đất nầy chỉ mới được nghiên cứu một phần và cần có sự khảo sát một cách có hệ thống để đưa ra ánh sáng những chi tiết quan trọng liên quan đến lịch sử của thánh địa nầy—The capital of the kingdom of Mallas, located in northern India, one of the sixteen major countries in India during the Buddha’s lifetime. Belonged to an ancient Indian Kingdom, near Kasiah, the place where Sakyamuni Buddha died, also the birth place of nine famous scholars. According to Buddhist tradition, this is where the historical Buddha sakyamuni entered into Parinirvana, present-day Kasia in the state of Uttar Pradesh in India, one of the four sacred places in Buddhism history. Today it is one of the major pilgrimage sites of Buddhism. Kusinagara used to be the capital of the kingdom of Mallas, located in northern India, one of the sixteen major countries in India during the Buddha’s lifetime. It is now Kasia, about about 120 miles north-east of Varanasi, and 35 miles to the east of the city of Gorakhpur in Uttar Pradesh State of northern India. This is the place where the Buddha entered Nirvana in the Sala Grove (the Buddha passed away without any sorrow at 80 years of age in a grove of sala trees north of Kusinara, about 543 years before Christ). The Buddha laid Himself down on His right side, with one leg resting on the other, mindful and self-possessed, between the two Sala Groves on the banks of the Hiranyavati river in Kushinagara, uttered His final words: “Listen, all conditioned dharmas are subject to decay. Strive with diligence.” Then, He entered into deep meditation absorptions and eventually He entered into Mahaparinirvana on the fullmoon day of Vesakha. After his death, his mortal remains were cremated and a part of his relics were preserved in a stupa or pagoda in Kusingara. As the place of Buddha’s death, Kusinagara became one of the most holy Buddhist places of pilgrimage. Recently, Indian archaeologists found the Nirvana Temple and its ruins at Kusinagara where the Buddha passed away. Before entering Parinirvana, between two Sal groves on the banks of the Hiranyavati river in Kushinagara, the Buddha asked Ananda to prepare his bed, then he laid himself down on his right side, faced to the west, with one leg resting on the other, mindful and self-possessed. The Buddha uttered his final words: “Listen, all conditioned things are subject to decay. Strive with diligence.” He then passed into meditation absorptions and entered mahaparinirvana. The Buddha’s relics were distributed into eight shares among the representatives of the eight ancient Kingdoms in northern India. These relics were again subdivided after Emperor Asoka decided to build 84,000 stupas. Today these relics are enshrined in stupas across the world. According to Prof. P.V. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, like the other sacred places connected with the eventful life of the Buddha, Kusinara rose to be an important place of pilgrimage and in the course of time was covered with sacred shrines and monasteries. However, for unknown reasons, the place was deserted early in its history, and both Fa-Hsien and Hsuan-Tsang note the utter ruin and desolation of this once important site. The stupa of Parinirvana which Asoka is said to have built has not yet been brought to light. Among the other sacred edifices that still remain may be mentioned the Matha-Kunwar-ka-koti which enshrines a large recumbent figure of the Buddha in the state of nirvana. The image was found in fragments and has been skilfully restored by Mr. Carlleyle. The great stupa which stood on the spot where the body of the Buddha was cremated and where relics of the Master were divided into eight equal portions is probably represented by a large mound locally known as Ramabhar. This mound has only been partially examined and a more systematic exploration is expected to bring to light important material relating to the history of this venerable spot. 

thientructieuduky-04-16
(Nền tháp Matha-kuar tại Câu Thi Na
Base of Matha-kuar Stupa in Kushinagar)

b) Tháp Câu Thi Na—Kusinagara stupa: Tại thành Câu Thi Na, nơi Phật nhập Niết Bàn. Đây là một trong tám ngôi tháp thiêng lớn của Phật giáo—Kusinagara, where the Buddha entered nirvana. This is one of the eight Great Spiritual or Sacred Stupas of Buddhism. 

thientructieuduky-04-17
(Tháp Trà Tỳ Angrachaya tại thành Câu Thi Na
Angrachaya Cremation Stupa in Kushinagar)

c) Chùa Đại Bát Niết Bàn, nơi tôn trí tượng Đức Phật Nằm dài hơn 6 thước. Kể từ khi Hòa Thượng Chandra Swami, người Miến Điện đến Ấn Độ vào năm 1903, ngôi chùa nầy trở thành một ngôi điện thờ Phật sống động—The Mahaparinirvana Temple which enshrines a 6 meter long statue of the Buddha in the Parinirvana posture. When Most Venerable Chandra Swami, a Burmese Monk, came to India in 1903, the Mahaparinirvana Temple was made into a living shrine. 

thientructieuduky-04-13
(Tượng Phật Nhập Niết Bàn bên trong Đại Tháp Niết Bàn tại thành Câu Thi Na
The Lying Statue of the Buddha inside the Kusinagara Stupa)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 47)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 138)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 165)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 218)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 147)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 199)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 181)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 218)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 233)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 316)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 557)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 421)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 433)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 529)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 717)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 765)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 787)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 797)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 693)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 671)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 681)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 791)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 812)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 906)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 674)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 581)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 679)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 801)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 685)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 690)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 787)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 810)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 793)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 837)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 864)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 851)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1039)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1577)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1023)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 920)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1173)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1085)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1081)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1228)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1507)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1937)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1053)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1314)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1059)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 914)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1039)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1075)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1495)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1232)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1252)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 989)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1147)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant