Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 17: Những Đại Thí Chủ—great Donators

29 Tháng Năm 201100:00(Xem: 5908)
Chương 17: Những Đại Thí Chủ—great Donators

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I

CHƯƠNG MƯỜI BẢY 
CHAPTER SEVENTEEN

Đại Thí Chủ
Great Donators

I. Vua Ba Tư Nặc: Prasenajit (skt) Pasenadi (p)—Thắng Quân—Vua Ba Tư Nặc của xứ Kosala, về phía Bắc Ấn, cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông đã trở thành Phật tử và người hộ trì PhậtTăng đoàn một cách đắc lực. Ông cũng nổi tiếng là người tạc ra tượng Phật đầu tiên. Ông là một trong những đại thí chủ của Đức Phật trong hàng vua chúa. Theo Kinh Tạp A Hàm, một ngày nọ vua Ba Tư Nặc đến yết kiến Đức Phật và hỏi về đạo quả của Ngài đạt thành Chánh Giác lúc hãy còn trẻ. Đức Phật trả lời: “Tâu Đại Vương, có bốn chuyện không nên gạt bỏ hay khinh thường. Đó là một hoàng tử hiếu chiến, một con rắn, lửa, và một Tỳ Kheo.” Kế đó Đức Phật thuyết một bài pháp có ý nghĩa về đề tài nầy. Khi Đức Phật thuyết xong thời pháp, vua Ba Tư Nặc lấy làm hoan hỷ, xin thọ lễ quy-y Tam Bảo. Kể từ ngày ấy vua trở thành một đệ tử trung kiên của Đức Phật. Ngày nọ vua nằm thấy ác mộng, ông bàng hoàng lo sợ. Vị quân sư theo đạo Bà La Môn bàn mộng, đoán rằng sắp có chuyện chẳng lành, bèn bày vua giết trâu bò tế lễ thần linh để tránh họa. Nghe lời vua truyền sắm sửa mọi việc để tế thần, một nghi thức vô nhân đạo có thể làm mất mạng sống hằng ngàn chúng sanh. Hoàng Hậu Mallika nghe tin lật đật can giánthuyết phục vua nên đến hầu Đức Phật và xin được giải thích. Vua nghe lời, đem các điềm chiêm bao kể lại với Đức Phật và xin Đức Phật giải thích ý nghĩa. Đức Phật giải rành rẽ. Vua Ba Tư Nặc bèn bãi bỏ cuộc tế lễ—A king of Kosala in Northern India, who lived at the same time with Sakyamuni Buddha. He became a lay follower and supporter or devoted patron of Sakyamuni and the Buddhist order. He was also reputed as the first to make an image of the Buddha. He was one of the great patrons of the Buddha. According to the Samyutta Nikaya, one day King Pasenadi approached the Buddha and questioned him about his perfect enlightenment referred to him as being young in years and young in ordination. The Buddha replied, “There are four objects that your Majesty should not be disregarded or despised. They are a warrior prince, a snake, fire, and a Bhikkhu. Then he delivered an interesting sermon on this subject to the King. At the close of the sermon the King expressed his great pleasure and instantly became a follower of the Buddha. One day the King dreamt sixteen unusual dreams and was greatly perturbed in mind, not knowing their true significance. His Brahmin advisor interpreted them to be dreams portending evil and recommended him to make an elaborate animal sacrifice to ward off the dangers resulting therefrom. As advised he made all necessary arrangements for this inhuman sacrifice which would have resulted in the loss of thousands of helpless animals. Queen Mallika, hearing of this barbarous act about to be perpetrated, persuaded the King to get the dreams interpreted by the Buddha whose understanding infinitely surpassed that of those worldly brahmins. The King approached the Buddha and mentioned the object of his visit. Relating the sixteen dreams he wished to know their significance, and the Buddha explained their significance fully to him. After hearing the Buddha’s explanation, King Pasenadi cancelled the animal-sacrifice. 

II. Bình Sa Vương: Bimbisara (skt).
(A) Tổng quan về vua Bình Sa Vương—An overview of King Bimbisara: Vua Bình Sa là tên của vị vua trị vì một vương quốc cổ tên Ma Kiệt Đà trong thời Đức Phật còn tại thế. Ông là một Phật tử nhiệt tình bảo trợ Phật giáo. Chính ông đã dâng cúng ngôi Trúc Lâm tịnh xá lên Đức Phật dành cho sự tu tập của Tăng đoàn. Ông là vua của xứ Ma Kiệt Đà trong thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và là một trong những vị hỗ trợ đắc lực chính của Tăng đoàn Phật giáo buổi ban sơ. Ông nổi tiếng vì đã hiến ngôi Trúc Lâm Tịnh Xá cho Đức Phật, được dùng làm tăng xá đầu tiên cho giáo đoàn buổi ban đầu trong mùa mưa. Vào tuổi 30 ông trở thành một Phật tử tại gia và người ta tường thuật rằng chính ông đã đề nghị việc cử hành lễ Bố Tát nửa tháng một lần, trong buổi lễ chư Tăng phải tự trì tụng sám hối. Tuy nhiên, vào lúc cuối đời, vua Bình Sa Vương chết đói trong ngục thất sau khi nhường ngôi và bị con trai mình là A Xà Thế hạ ngục vì sợ cha mình có thể là mối đe dọa trở lại cướp quyền bính của mình—The name of the king who ruled the ancient kingdom of Magadha during the Buddha’s time. He was an enthusiastic supporter of Buddhism and presented the Bamboo Grove Monastery to the Buddha for the use of the assembly of Buddhist Monks. He was the king of Magadha during Sakyamuni Buddha’s lifetime and one of the major patrons of the early Buddhist order. He is reputed to have given the Buddha the Venuvana Arama, which was the first dwelling used by the early Buddhist community during the rainy season. At the age of thirty he became a lay disciple and is reported to have been the person who suggested the bi-monthly ceremony called the Posadha, during which monks recite the monastic rules and confess any transgressions of them. However, at the end of his life, Bimbisara died of starvation after being imprisoned by his son Ajatasatru, who feared that his father might pose a threat to his power. 

phatphapcanban1-34
(Phế tích ngục giam vua Bình Sa Vương trong thành 
Vương Xá - Ruin of Bimbisara’s Jail in Rajgir)

(B) Vua Bình Sa VươngThái tử A Xà Thế—Bimbisara and Ajatasatru: Theo truyền thuyết Phật giáo, với âm mưu và giúp sức của Đề Bà Đạt Đa, A Xà Thế đã hạ ngục vua cha để đoạt ngôi. Khi vua Tần Bà Sa La bị A Xà Thế hạ ngục để soán ngôi, bà hoàng hậu Vi Đề Hy đã dùng kế qua mặt lính gác ngục để đến thăm nhà vua, bằng cách bôi mật đường và nước cốt nho lên thân mình để nhà vua ăn, cứ thế hai ngày một lần vào thăm và nuôi nhà vua, nên vua không đến nỗi bị chết đói. Trong ngục, vua Tần Bà Sa La cầu khẩn Đức Phật dạy cho tám điều trai giới. Mục Kiền Liên, một đệ tử Phật với đệ nhất thần thông, biết được tâm thành của vua nên đã đến ngục thọ giới cho nhà vua. Đức Phật còn phái Phú Lâu Na đến thuyết pháp cho vua. Tuy nhiên, về sau này thì A Xà Thế phát giác được kế hoạch của bà hoàng hậu nên cấm không cho bà vào ngục thăm vua nữa. Cuối cùng vua Tần Bà Sa La chết trong ngục thất. Sau khi phụ vương chết rồi, A Xà Thế cảm thấy hối hận. Một hôm, trong giấc mơ, vua gặp được phụ vương khuyên vua nên đổi mới, cải sửa những sai lầm trước đây, khiến cho A Xà Thế càng cảm thấy đau đớn trong lòng. Nghiệp báo của A Xà Thế đã nhãn tiền. Tự nhiên trên người đột nhiên mọc đầy ung nhọt, đau đớn vô cùng. Các ngự y đều bó tay mà nhìn. Tuy được các đại thần hết lòng an ủi, nhưng rốt cục, A Xà Thế không chịu nổi sự cắn rứt của lương tâm. Đại thần Xà Bà đến thăm, được nhà vua nói cho biết tâm sự, bèn đề nghị nhà vua đến thăm Đức Phật nhờ Ngài giúp đỡ. Các đại thần khác cả kinh thất sắc vì sợ rằng nhà vua nổi giận. Nhưng không ngờ vua A Xà Thế vui vẻ chấp nhận. Vua A Xà Thế chuẩn bị rất nhiều đồ cúng dường, dẫn theo một đoàn tùy tùng và đại thần, cỡi voi lớn, đến bái yết Đức Phật. Đi đến nửa đường, vua nhớ đến những việc mình đã từng cấu kết với Đề Bà Đạt Đa để hãm hại Phật, nên bỗng trù trừ do dự. Bỗng nhiên, A Xà Thế nghe thấy từ trên không trung truyền đến tiếng nói của vua cha Tần Bà Sa La: “Con phải đến trước Phật, chí thành sám hối, nếu không sẽ bị đọa vào địa ngục không có ngày ra.” Tiếng nói làm cho A Xà Thế có thêm sức mạnh, đi thẳng đến tịnh xá Kỳ Viên. Đức Phật đại từ đại bi đã tha thứ cho A Xà Thế, nhà vua quỳ khóc nức nỡ, thành tâm sám hối dưới chân Phật. Từ đó, A Xà Thế trở thành một vị quốc vương nhiệt tâm ủng hộ Phật Pháp—According to Buddhist legends, with the scheme and assistance from Devadatta, Prince Ajatasatru imprisoned his father and usurped the throne. When Ajatasatru imprisoned king Bimbisara, Queen Vaidehi (Bimbisara’s wife) managed to bypass the guards to visit the King. She also brought some honey and grapes by putting them on her body for the King to eat. She did this every other day so that the King received nutrients and would not starve. In prison, King Bimbisara prayed that the Buddha could confer the Eight Prohibitory Precepts on him. He was so earnest in his wish that Maudgalyayana, the most most accomplished in supernatural powers among the Buddha’s disciples, came to the prison to confer the Precepts for him. The Buddha also sent Purna to preach to the King. However, later, Ajatasatru discovered her plan, so he banned her from visiting the King. Eventually, King Bimbisara died in the prison. After the death of King Bimbisara, Ajatasatru became remorseful. One day in his dream, his father, the old king, persuaded him to turn over a new leaf to correct his previous wrongdoing. This added to his psychological burden. The evil karma of the new king now took its toll. Suddenly his body was riddled with maglinant sores, and he was in great pain, yet the doctors were helpless in their treatment. The senior ministers tried their best to comfort him, but he could not stand the censure of his own conscience. A senior minister named Jiva who came to visit the king and King Ajatasatru confided in him what was troubling him. Jiva advised the king to seek help from the Buddha. Other ministers in attendant were scared, thinking this would arouse the King’s anger. However, rather unexpectedly, King Ajatasatru indicated that he would gladly accept the advice. The King prepared many offerings and brought with him a large group of attendants and ministers riding on elephants to call on the Buddha. Halfway on the journey, recalling his collusion with Devadatta and how they carried out several plots to assassinate the Buddha, he became hesitant. Suddenly, he heard the voice of the deceased King Bimbisara transmitted through the air, saying: “You should go before the Buddha to repent in utmost sincerity, otherwise you will fall into hell with no prospect of coming out at all.” This encouraged him, so he headed straight to the Jetavana Vihara. The kind and compassionate Buddha pardoned Ajatasatru, who sobbed in pain and knelt before the Buddha in repentance for his sins. He also took refuge in the Buddha. Henceforth, he became a king who supported Buddhism with great enthusiasm. 

(C) Bình Sa Vương và Đức Phật—Bimbisara and Sakyamuni Buddha: Âm Hán từ Phạn NgữTần Bà Sa La (Bình Sa Vương), là tên của vị vua trị vì vương quốc cổ Ma Kiệt Đà (543-493 trước Tây Lịch), cùng thời với Phật Thích Ca. Ông là người đã xây dựng thành Vương Xá. Ông lên ngôi vua lúc 15 tuổi. Lúc 30 tuổi nhân nghe một thời pháp của Phật mà trở thành tín đồ thế tục tích cực trong việc truyền bá Phật giáo. Ông là vị thí chủ đầu tiên của Đức Phật trong hàng vua chúa. Ông đã hiến ngôi Trúc Lâm Tịnh Xá cho Phật và Tăng đoàn. Khi Thái Tử Sĩ Đạt Ta thoát ly đời sống trần tục, một hôm vua Bình Sa Vương trông thấy Ngài, một đạo sĩ khiêm tốn đi khất thực trên đường phố của kinh thành Vương Xá, vua lấy làm cảm kích thấy tướng mạo oai nghitư cách trang nghiêm sang trọng của Ngài nên vua sai người đi dò thăm. Khi được biết rằng thường bữa sau khi độ ngọ thì vị đạo sĩ cao quí ấy ngụ tại Pandavapabbata, vua cùng đoàn tùy tùng đến viếng đạo sĩ, hỏi thăm người là ai, sanh trưởng ở xứ nào. Đạo sĩ Cồ Đàm trả lời: “Ngay phía trước đây, tâu Đại Vương, trên vùng Hy Mã Lạp Sơn, trong châu thành Kosala của những gia tộc cổ kính, một quốc gia cường thạnh và phong phú, tôi xuất thân từ triều đại Thái Dương, dòng dõi Thích Ca. Tôi không bám víu theo nhục dục ngũ trần. Nhận thức được mối nguy hiểm tệ hại của thú vui vật chất và thấy an toàn trong đời sống xuất gia, tôi đi tìm cái gì cao quý nhứt và tâm tôi được an lạc.”Vua Bình Sa Vương thỉnh đạo sĩ Cồ Đàm, sau khi chứng ngộ đạo quả, trở lại viếng thăm vương quốc Ma Kiệt Đà. Đúng như lời hứa, sau khi thành đạt đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác, Đức Phật cùng với các đệ tử A La Hán từ Bồ Đề Đạo Tràng đi đến thành Vương Xá. Nơi đây Ngài ngự tại điện Suppatittha, trong một rừng kè. Vua Bình Sa Vương và quần thần đến đón Đức Phật. Khi ấy phần đông dân chúng thờ Thần Lửa, nên phần đông dân chúng tôn kính Đức PhậtĐại Ca Diếp như nhau vì trước đây Đại Ca Diếp là một trong những vị lãnh đạo thờ Thần Lửa. Tuy nhiên, ông đã bỏ đạo quy-y với Phật Thích Ca. Đức Phật muốn nhân cơ hội nầy cứu độ dân chúng trong thành nên Ngài hỏi Ca Diếp tại sao không thờ Thần Lửa nữa. Hiểu được ý của Phật nên Đại Ca Diếp giải thích rằng sở dĩ ông từ bỏ không tôn thờ Thần Lửa nữa vì ông chọn con đường đưa tới trạng thái an vui, châu toàn, không ô nhiễm dục vọng, ngược lại những lạc thú trần tục không bổ ích. Nói xong, Đại Ca Diếp khấu đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phậtxác nhận: “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài là đạo sư của con. Con là đệ tử.” Tất cả mọi người đều hoan hỷ. Đức Phật nhân cơ hội nầy thuyết một bài về Túc Sanh Truyện Maha Narada Kasyapa, dạy rằng trong một tiền kiếp Ngài là Narada, lúc ấy còn dục vọng, cũng đã dìu dắt Đại Ca Diếp một cách tương tự. Nghe Đức Phật thuyết Pháp về tam pháp ấn, vô thường, khổ, không, và vô ngã, ánh sáng chân lý rọi đến mọi người, Vua Bình Sa Vương đắc quả Tu Đà Hườn, xin quy-y Phật Pháp Tăng, và thỉnh Đức Phật cùng chư Tăng về cung điện thọ trai ngày hôm sau. Khi mọi người độ ngọ xong, Vua ngỏ ý muốn biết nơi nào thích hợp để Đức Phật ngự. Đức Phật trả lời: “Một nơi hẻo lánh, không xa mà cũng không gần thành thị để những ai muốn, có thể đến dễ dàng, một nơi mát mẻ, ban ngày không đông đảo ồn ào, ban đêm yên tịnh, khoảng khoát và kín đáo, nơi ấy sẽ thích hợp.” Vua Bình sa Vương nghĩ rằng khu Trúc Lâm của ông có thể hội đủ những yếu tố cần thiết ấy nên ông xin dâng lên Đức Phậtchư Tăng khu rừng nầy, cũng được gọi là “nơi trú ẩn của loài sóc.” Đây là nơi được dâng cúng đầu tiên cho Đức Phậtchư Tăng. Sau khi quy-y, vua Bình Sa Vương sống đời gương mẫu của một vị vua. Ông luôn trì giữ tám giới trong sáu ngày thọ Bát Quan Trai. Dù rất mực minh quân và có tâm đạo nhiệt thành, vua Bình sa Vương phải chịu quả xấu của tiền nghiệp. Vào những năm cuối đời, Bimbisara bị con trai là A Xà Thế hạ ngục và giết chết để đoạt ngôi—Bimbisara, name of the king of the ancient kingdom of Magadha (543-493 B.C.), at the time of the Buddha Sakyamuni. He built the city of Rajagaha. He ascended the throne at the age of fifteen. At the age of thirty, on hearing a discourse from the Buddha, he became a Buddhist lay follower and an active fosterer of Budhism. He was the Buddha’s first royal patron. He donated (offered) the Bamboo Forest Vanuvana to the Buddha and the Sangha for the use of the Assembly of the Buddhist Monks. When Prince Siddharttha renounced the world and was seeking alms in the streets of Rajagaha as a humble ascetic, the King saw him from his palace and was highly impressed by his majestic appearance and dignified deportment. Immediately he sent messengers to ascertain who he was. On learning that he was resting after his meal under the Padavapabbata, the King, accompanied by his retinue, went up to the royal ascetic and inquired about his birth-place and ancestry. The ascetic Gotama replied: “Your Majesty! Just straight upon the Himalaya, there is, in the district of Kosala of ancient families, a country endowed with wealth and energy. I am sprung from that family which clan belongs to the Solar dynasty, by birth to the Sakya. I crave not for pleasures of senses. Realizing the evil of sensual pleasures and seeking renunciation as safe, I proceeded to seek the highest, for in that my mind rejoices.” Thereupon the King invited him to visit his kingdom after his enlightenment. In accordance with his promise the Buddha made to King Bimbisara before his enlightenment, he, with his large retinue of Arahant disciples, went from Gaya to Rajagaha, the capital of Magadha. Here he stayed at the Suppatittha Shrine in a palm grove. Hearing of the Buddha’s arrival, King Bimbisara approached and saluted the Buddha. At that time, most of the people worshipped fire-sacrifice, so they venerated both the Buddha and Kasyapa. However, Maha Kasyapa, used to be one of the leaders of the fire-sacrifice cult, had abandoned his religion to follow the Buddha. The Buddha wanted to take this opportunity to save the people, so he questioned Kasyapa why he had given up his fire-sacrifice. Understanding the motive of the Buddha’s question, Kasyapa explained that he abandoned fire-sacrifice because he preferred the passionless and peaceful state of Nirvana to worthless sensual pleasures. After this, Kasyapa fell at the feet of the Buddha and acknowledging his superiority said: “My teacher, Lord, is the Exalted One. I am the disciple.” The Buddha thereupon preached the Maha Narada kasyapa Jataka. Hearing the Dharma expouned by the Buddha about the truths of impernamence, suffering, emptiness and egolessness, the “Eye of Truth” arose in them all. King Bimbisara attained Sotapatti, and seeking refuge in the Buddha, the Dharma, and the Sangha; the King invited the Buddha and his disciples to the palace for a meal on the following day. After the meal the King wished to know where the Buddha would reside. The Buddha replied that a secluded place, neither too far nor too close to the city, accessible to those who desire to visit, pleasant, not crowded during the day, not too noisy at night, with as few sounds as possible, airy and fit for for the privacy of men, would be suitable. The King thought that his Bamboo Grove would meet all such requirements. Therefore in return for the transcendental gift the Buddha had bestowed upon him, he gifted for the use of the Buddha and the Sangha the park with this ideally secluded bamboo grove, also known as “The Sanctuary of the Squirrels.” This was the first gift of a place of residence for the Buddha and his disciples. After his conversion the King led the life of an exemplary monarch observing Uposatha regularly on six days of the month. Though he was a pious monarch, yet, due to his past evil karma, he had a very sad and pathetic end. At the end of his life he was imprisoned and assassinated and dethroned by his son Ajatasattu. 

III. Tu Già Đa—Thiện sanh: Sujata (skt)—Tu Già Đa là một phụ nữ quảng đại, ngươì đã cúng dường bát cháo sữa giúp cho Đức Phật lợi sức sau những năm tháng tu theo khổ hạnh. Nàng là con gái của một điền chủ trong vùng Senani gần thị trấn Ưu Lâu Tần Loa trong thời Đức Phật còn tại thế, nay là làng Urel cách thị trấn Gaya 6 dậm trong quận Gaya thuộc tiểu bang Bihar trong vùng đông bắc Ấn Độ. Nàng Tu Già Đa phát tâm hứa sẽ dâng cúng cho vị thần cây đa cạnh nhà một bữa ăn cháo sữa nếu như nàng sanh được con trai. Lòng mong ước của nàng được mãn nguyện sau khi nàng hạ sanh một cháu trai. Nàng sai người hầu gái sửa soạn nơi cho cô đến lễ bái tạ ơn. Khi ra đến nơi, người gái thấy thái tử Sĩ Đạt Đa ngồi dưới gốc cây đa, tưởng Ngài là vị thần cây hiện ra để thọ nhận lễ vật, bèn chạy về thông báo cho Tu Già Đa. Tu Già Đa rất vui mừng, mang thức ăn đựng trong bát vàng đến cúng dường cho Ngài. Đây là bữa ăn duy nhất của Đức Phật trước khi Ngài chứng đạo giác ngộ sau 49 ngày ngồi thiền định dưới cội cây Bồ Đề tại làng Bồ Đề Đạo Tràng (Phật Đà Ca Da) trong tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Độ.

thientructieuduky-02-17
(Sujata Temple near Bodhgaya—Tháp thờ Sujata)

 A generous lady who offered the Buddha some milk rice to give him some strength to restore his weakened body. Daughter of a land owner in the vilage of Senani near the small city of Uruvela during the Buddha’s time, present-day Urel village which is situated six miles from the city of Gaya in the Gaya district of the Bihar state in northeast India. Sujata made a promise to the God of the banyan tree near by that she would offer a meal of milk-rice to the God if she gave birth to a son. Her wish was fulfilled, the son was born, and she sent her maid to prepare the place for the offering. Her maid, finding Siddhartha sitting under the banyan, thought that he was the tree-God present in person to receive the offering. She brought the news to Sujata, who in great joy, brought the food in a golden bowl and offered it to him. This was the only meal of the Buddha previous to the night of his enlightenment after 49 days of his sitting meditation under the Bodhi-Tree which is located in the Budha-Gaya village in the Bihar state of northeast India.

IV. Cấp Cô Độc: Anathapindika (skt)—Một người bán vàng và thương vụ ngân hàng giàu có trong thành Vương Xá, đã trở thành một cận sự nam của Đức Phật và đã mua Trúc Lâm Tịnh Xá cho Phật và giáo đoàn an cư kiết hạ trong ba tháng mùa mưa gần thành vương xá. Ông là người nổi tiếng về chăm sóc cho cô nhi quả phụ. Người đã cúng dường cho Phật vườn Kỳ thọ. Ông cũng là một Phật tử hết lòng ủng hộ Đức Phật. Người ta nói vào thời Đức Phật còn tại thế, có một vị thương gia trưởng giả tên là Tu Đạt, sống trong thành Xá Vệ. Vì ông rất quan tâm cứu giúp người nghèo cũng như cô nhi quả phụ nên ông được người ta mệnh danh là Cấp Cô Độc—A wealthy gold dealer and banker of Sravasti who become a lay follower of the Buddha and purchased Jetavana so that the Buddha and Sangha could pass the rains retreat near Sravasti. One who is famous of taking care of widows and orphans. One who presented Sakyamuni Buddha with the Jetavana-vihara (Jeta Grove). He was also a chief supporter of the Buddha. 

phatphapcanban1-36
(Anathapindika Stupa in Sravasti
Tháp Ngài Cấp Cô Độc tại xứ Xá Vệ)

 Theo truyền thuyết Phật giáo, trong thành Vương Xá có vị trưởng Lão tên là Thủ La. Đêm hôm trước ngày Đức Phật đến viếng nhà ông ta, ông có người bạn tên là Tu Đạt Đa ở thành Xá Vệ đến thăm. Tu Đạt Đa từ lâu đã ngưỡng mộ uy đức của Phật. Khi nghe chuyện này, Tu Đạt Đa hết sức phấn chấn, không chợp mắt được, chỉ mong cho đến sáng để được bái yết Đức Phật. Ngay trong nửa đêm hôm ấy, Tu Đạt Đa bèn trở dậy, dưới ánh trăng khuya, lên ngựa phóng vội đến tịnh xá Trúc Lâm, nhưng không ngờ mới tới nửa đường đã thấy Đức Phật từ trước mặt đi lại. Ông vội xuống ngựa, tự xưng danh tánh của mình. Vì ông nổi tiếng gần xa là luôn vui lòng bố thí cho kẻ nghèo khó cô độc, nên người ta thường gọi ông là trưởng giả Cấp Cô Độc. Dưới ánh trăng, Đức Phật nói pháp cho ông nghe, khiến ông bừng tỉnh, trí huệ hanh thông, phát tâm sau khi về nước sẽ xây dựng tịnh xá mời Phật đến thuyết pháp—According to the Buddhist legends, in the city of Rajagrha, there was an elder by the name Sura who had invited the Buddha to come to his house to accept offerings. On the eve of that occasion, his best friend from Sravastis, and elder by the name of Sudatta, had come to visit him. Sudatta was aware of the Buddha’s great virtues for a long time. When he heard about this, he was too excited and could not fall asleep. He longed to seek an earlier audience with the World Honored One. In the middle of the night, Sudatta got up and rode under a moonlit sky towards the Venuvana Vihara on a fast horse. Rather unexpectedly, halfway through the journey, he saw the Buddha coming towards him. He immediately dismounted from the horse and gave his name as Anathapindika. He was given this name because he was well-known both far and near for giving alms to the poor and the needy, especially the widows and orphans. Under the monlight, the Buddha spoke to him of the Buddhist doctrine, and he instantly gained an insight of wisdom. He vowed to build a new vihara upon returning home, and he invited the Buddha to go and give sermons. The Buddha praised him for his great vows of benefaction. 

phatphapcanban1-37
(Ruin of Anathapindika Stupa in Sravasti
Phế tháp của Ngài Cấp Cô Độc tại xứ Xá Vệ Quốc)

 Tuy thành Xá Vệ rộng lớn, nhưng lại có rất ít những lâm viên to rộng, duy chỉ có hoa viên của Thái tử Kỳ Đàđẹp đẽ với rừng cây rậm rạp, đất trống còn rộng, thích hợp nhất để xây tịnh xá. Tu Đạt Đa bèn đến bái kiến Thái Tử Kỳ Đà, muốn được mua lại hoa viên này. Thái tử lấy làm ngạc nhiên hỏi ông rằng: “Tôi sẳn sàng bán tất cả những đất đai mà ông có thể phủ đầy vàng.” Trưởng giả Cấp Cô Độc trầm ngâm suy nghĩ một lúc, trong khi thái tử Kỳ Đà cười thích thú mà rằng, “Có lẽ như vậy thật là quá sức đối với ông, có phải vậy không ông Cấp Cô Độc?” “Tại sao ông không trả lời ta?” Trưởng giả Cấp Cô Độc bèn trả lời: “Tại sao không được chứ?” Tôi chỉ đang suy nghĩ coi nên dùng kho vàng nào thôi.” Ngày hôm sau Thái tử Kỳ Đà ngạc nhiên khi nhìn thấy những xe bò chở đầy vàng ròng đang tiến vào khu vườn của ông. Sau đó thợ bắt đầu lót vàng trên đất. Một lúc sau, chỉ trừ những gốc cây là chưa phủ vàng, còn thì vàng đã được lót tứ hướng. Lúc đó Thái tử Kỳ Đà nghĩ rằng chắc là Đức Phật Thích Ca phải là một siêu nhân, ông bèn quyết định hiến những mảnh đất nầy. Hai vị thí chủ, người hiến đất, kẻ xây tịnh xá, nên từ đó mới có tên “Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên,” có nghĩa là “cây của Kỳ Đà, còn vườn của Cấp Cô Độc.” Đức Phật phái Xá Lợi Phất đến trông coi việc xây cất. So với tịnh xá Trúc Lâm thì tịnh xá này còn to rộng và trang nghiêm hơn nhiều. Tịnh xá Kỳ ViênTrúc Lâm là hai nơi mà Đức Phật thường đến thuyết pháp. Khi tịnh xá Kỳ Viên sắp hoàn thành, một số kẻ ngoại đạo đem lòng đố kỵ và lo sợ, nên muốn cùng Phật công khai tranh luận, nhằm làm cho trưởng giả Cấp Cô ĐộcThái tử Kỳ Đà thấy rằng Phật không bằng bọn chúng. Hai bên dựng một bệ đài tranh luận, rung động cả thành Xá Vệ, có đến trăm vạn người đến tham dự cuộc tranh luận, hội trường chật cứng. Mười đại diện của ngoại đạo đều là những nhà tranh biện nổi tiếng. Đức Phật chỉ một mình Xá Lợi Phất. Xá Lợi Phất trí tuệ quảng đại, biện luận thao thao, phản bác đến mức người ngoại đạo câm miệng hết lời, hoàn toàn hàng phục. Cả hội trường hoan hô, những người ngoại đạo vứt bỏ quan điểm của mình, xin quy-y theo Phật. Khi tịnh xá mở ra khóa thuyết giảng đầu tiên, Đức Phật dẫn theo một ngàn hai trăm năm chục đệ tử, tạm rời tịnh xá Trúc Lâm để đi đến tịnh xá Kỳ Viên. Khi đoàn người đến thành Xá Vệ, dân chúng trong thành đứng chật hai bên đường nghênh đón, chúc mừng tịnh xá Kỳ Viên hoàn thành. Đức Phật đã trải qua 25 mùa an cư kiết hạ cuối đời của Ngài tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Cấp Cô Độc là người được mô tả là một trong những thí chủ rộng rãi nhất của Đức Phật, và vài bài giảng của Đức Phật cũng đã nói về ông. Sự bố thí của ông lớn đến nỗi làm cho cuối cùng ông phải trở nên nghèo khổ, nhưng lại được quả tái sanh vào cung trời Đâu Suất—Though the city of Sravasti was big in area, there were very few large gardens and parks except for the Prince Jeta’s garden, which was bright and beautiful with thick wooded areas and large vacant grounds. It would be most suitable for a new vihara. So Sudatta paid a special visit to Prince Jeta with a request to buy this garden. The prince startled, said proudly, ‘I am prepared to sell you as much land as you can cover with gold.’ Anathaphindika remained silent for a moment, at which point the Prince laughed, “that seems to be too much for you, does it?” Anathapindika replied, “Why, no,” I was simply thinking which of my storehouses to take the gold from. Later in the day, as the Prince watched in amazement, bullock cart after bullock cart arrived at his estate, and the workers began to lay a carpet of gold upon the land, stretching in all directions. The only patches of ground which could not be covered were those where the trees stood. Prince Jeta, realizing that the Buddha must be an exceptional man, then decided to donate these patches of land. In honour of the two benefactors, the estate was henceforth known as the Garden of Jeta and Anathapindika. The Buddha sent Sariputra to supervise the construction work. This vihara was more spacious than the Venuvana and also more adorned. The Jetavana and the Venuvana were the two major viharas where the Buddha stayed most of the time to teach Dharma. When the “Jetavana Vihara” was about to be completed, some heretic ascetics were full of fear and jealousy. They demanded an open debate with the Buddha, because they wanted the elder Anathanpindika and Prince Jeta to know that the Buddha was not as good as these ascetics. Other parties constructed a forum for the debate, and the news rocked the entire city of Sravasti. With over a million people coming to attend the debate, the venue was packed over capacity. The heretics sent ten representatives, all well-known debaters, but the Buddha only sent Sariputra to the forum. With the profound wisdom and ability of speech that Sariputra possessed, he out debated the heretics to speechlessness and utter admiration. There was applause all around, and the heretics gave up their own beliefs to become the Buddha’s followers. When the vihara opened its first session, the Buddha led his one thousand two hundred and fifty disciples away from Venuvana Vihara and arrived at the newly completed Jetavana Vihara. When the grand procession of monks reached the city of Sravasti, they were greeted by the citizens on both sides of the street. Celebrations were on hand to mark the completion of the Jetavana Vihara. The Buddha spent his last twenty-five rainy season retreats there. Anathapindika is described as one of the most liberal giver of alms among the Buddha’s lay followers, and several of the Buddha’s discourses are addressed to him. His generosity was so great that he was finally reduced to poverty, but he was rewarded with rebirth in Tusita heaven. 

V. Ngọc Gia—Yuyeh (skt): Wife of Suddatta’s little son—Từ khi trưởng giả Tu Đạt Đa quy-y với Phật, ông đã kéo theo con và dâu xây dựng một gia đình Phật hóa. Nhưng người con trai út của ông, kết hôn với Ngọc Gia, con gái của trưởng lão Hộ Di. Ngọc Gia tự cho mình đẹp nên sanh kiêu căng, coi thường chồng, cha mẹ chồng, và các chị em bạn dâu khác, khiến cho gia đình lâm vào cảnh không vui. Mọi người trong gia đình thường đến tịnh xá Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên nghe Phật thuyết pháp chỉ trừ Ngọc Gia. Ngọc Gia thô lỗ và ngang ngược, không chịu đi nghe. Trưởng giả Tu Đạt Đa chẳng biết phải làm thế nào nên đành nhờ Phật giúp đở. Đức Phật biết chuyện bèn nói với Tu Đạt Đa: “Vì Ngọc Gia đã không chịu đi nghe Pháp, thì Như Lai sẽ đến nhà của ông vào ngày mai.” Hôm sau Đức Phật và các đệ tử của Ngài đến nhà Tu Đạt Đa. Trừ Ngọc Gia ra, mọi người đều ra tiếp đón Đức Phật. Lúc đó đức Phật phóng ra hàng triệu ánh hào quang. Ánh sáng chiếu đến đâu mọi vật đều trong suốt đến đấy nên mọi người nhìn theo ánh quang và thấy Ngọc Gia đang núp trong nhà, ngồi xổm nhìn lén Đức Phật qua khe cửa. Ngoài mặt thì Ngọc Gia tuy có vẻ chống đối, nhưng trong lòng lại hiếu kỳ muốn nhìn thấy Đức Phật, muốn tìm biết vì sao Ngài lại được cả nhà trưởng giả tôn trọng đến như vậy. Khi nhìn thấy Đức Phật, tính kiêu ngạo của nàng đã giảm đi một nửa. Khi Đức Phật phóng hào quang, nàng không còn chỗ ẩn núp, vì thế cảm thấy xấu hổ, nhưng khi được chồng dẫn ra trước mặt Phật, nàng vẫn bướng bỉnh không chịu đảnh lễ. Đức Phật bèn hiền từ nói với Ngọc Gia: “Gọi là đẹp, không chỉ là cái đẹp bên ngoài, quan trọng hơn là cái đẹp bên trong. Nếu mặt đẹp mà lòng không đẹp, khó có thể thuyết phục người ta. Huống là tuổi xuân ngắn ngủi, vẻ đẹp diện mạo bên ngoài sao có thể trường cửu được?” Những lời đó như gậy gõ vào đầu, khiến cho Ngọc Gia tỉnh ngộ, nàng vội quỳ sát đất hối hận bái lạy Đức Phật. Phật thuyết pháp cho nàng, đó chính là “Nữ Kinh Ngọc Gia” nổi tiếng. Đức Phật dạy Ngọc Gia: “Người vợ phải tròn năm đạo; đối với chồng phải có năm thái độ cư xử, phải trừ bỏ bốn tật xấu.” Ngọc Gia nghe xong, liền tin theohành trì. Từ đó gia đình Tu Đạt Đa trở thành một gia đình Phật hóa viên mãn—Ever since the elder Sudatta took refuge in the Buddha, he had guided his sons and all but one of his daughters-in-law to establish a Buddhist family. His youngest son was married to Yuyeh, daughter of elder Wumi. Since she thought she was very pretty, she was very arrogant. She showed no respect for her husband, his parents and sisters. This had thrown the Buddhist family into disarray. Every body in the family often went to Jetavana Vihara to listen to the Buddha’s teachings except Yuyeh. Yuyeh was rude and undisciplined, and refused to go. As the elder could not do anything with her, he decided to ask the Buddha for help. The Buddha already knew the situation. He kindly told Sudatta: “Since Yuyeh is not willing to come to see me, I will go to your house for a visit tomorrow.” The following day, the Buddha and his disciples arrived at Sudatta’s house. Except for Yuyeh, the whole family came out to greet and prostrate themselves before the Buddha. The Buddha emitted millions of rays, and wherever the rays shone, the places turned transparent. Everybody looked in the direction of the shinning rays, they saw Yuyeh hiding in the house, squatting down and peeping through an opening of the door latch. Outwardly, Yuyeh was opposed to the Buddha, but deep down she was curious and wanted to see why the Buddha was so highly respected by the whole family. When she actually saw the Buddha, her usual arrogance diminished to one-half. With the rays of light emitted from the Buddha, Yuyeh had no place to hide, she felt deeply ashamed. But while she was being led by her husband to see the Buddha, she was still too stubborn to prostrate herself before the Buddha. The Buddha then kindly told Yuyeh “What is beauty” It is not just in your looks. It is more important that you have inner beauty. If you have only outward beauty but not in your heart, you will not command the respect and admiration of others. Besides, since youth is transient, physical beauty will not last long. The Buddha’s words jolted Yuyeh to realize the truth of the matter. She then fell on her knees and prostrated herself before the Buddha in great repentance. The Buddha spoke to her of the Dharma which became the well-known: “Sutra of Yuyeh.” The Buddha told Yuyeh: “As a wife, you should observe the five rules of conduct, that is the five kinds of attitude towards a husband, you must get rid of the four kinds of evil habits.” On hearing these, Yuyeh became a true believer and put Buddha’ words into practice. From then onwards, elder Suddatta’s family became one large complete Buddhist family. 

VI. Visakha (p): Visakha gốc người miền bắc Ấn Độ, một nữ thí chủ đầy lòng hảo tâm, là con gái của nhà triệu phú Dhananjaya. Người ta kể rằng với trí tuệ và lòng nhẫn nhục, bà đã từ từ chuyển hóa tất cả dòng họ bên chồng trở thành một gia đình Phật tử đầy an vui hạnh phúc. Bà luôn luôn để bát cho chư Tăng tại nhà. Trưa và chiều bà thường đến chùa nghe pháp và xem các sư cần dùng vật chi thì bà giúp. Bà thật giàu lòng bố thí cúng dường và tận tình hộ trì chư Tăng. Một lần nọ bà đến hầu Đức Phậtthỉnh nguyện tám điều—A native of northern India, daughter of millionaire Dhananjaya, a generous upasika. It is said that with her wisdom and patience, she gradualy suceeded in coverting her husband’s household to a happy Buddhist home. She gave alms to the Sangha at her own house everyday. She visited the monastery on a daily basis to minister the needs of the Sangha and hear sermons from the Buddha. She was so generous and so serviceable to the Sangha that once she approached the Buddha and asked the following eight boons:
1) Xin trọn đời được dâng y cho chư Tăng nhập hạ: To give robes to the Sangha during the rainy season as long as she lived.
2) Xin để bát cho những vị đến thành Savathi: To provide alms for the monks coming to Savatthi.
3) Xin để bát cho những vị rời thành Savatthi: To provide alms for those going out of Savatthi.
4) Xin dâng thực phẩm đến những vị sư đau ốm: To give food for sick monks.
5) Xin dâng thực phẩm đến những vị ra công chăm sóc các vị sư đau ốm: To give ood for those who attend on the sick.
6) Xin dâng thuốc men đến những vị sư đau ốm: To give medicine for the sick monks.
7) Xin dâng lúa mạch đến cho chư Tăng: To give rice-gruel for monks.
8) Xin dâng y tắm đến cho chư Ni: To give bathing garmens for nuns. 
 Bà Visakha đã đóng góp một phần quan trọng trong nhiều lãnh vực khác nhau có liên quan đến Phật sự. Đôi khi Đức Phật sai bà đi giảng hòa những mối bất đồng giữa các Tỳ Kheo Ni. Cũng có lúc bà thỉnh cầu Đức Phật ban hành một vài giới cho chư vị Tỳ Kheo. Do đức độ đại lượng, bà được xem là người tín nữcông đức nhiều nhất trong các Phật sự và cũng là vị thí chủ quan trọng nhất của phái nữ thời Đức Phật. Do phẩm hạnh trang nghiêm, tư cách thanh nhã, thái độ phong lưu tế nhị, ngôn ngữ lễ độ khôn khéo, biết vâng lờitôn kính các bậc trưởng thượng, quảng đại bác ái đối với người kém may mắn, tánh tình lịch duyệt, hiếu khách và đạo tâm nhiệt thành, bà được lòng tất cả những người bà gặp—Being a lady of many parts, Visakha played an important role in various activities connected with the sangha. At times she was deputed by the Buddha to settle disputes arose amongst Bhikkhunis. Some Vinaya rules were also laid down for Bhikkhunis owing to her intervention. Owing to her magnimity she was regarded as the chief benefactress of the doctrine and the greatest female supporter of the Buddha. By her dignified conduct, graceful deportment, refined manners, courteous speech, obedience and reverence to elders, compassion to those who are less fortunate, kind hospitality, and religious zeal, she won the hearts of all who knew her. 

VII.Vua A Xà Thế: Ajatasatru (skt) Ajatasattu (p): See Chapter 13 (D) (III). 

VIII.Ambapali (skt): Vào thời của Đức Phật, nhiều người giàu có đã theo làm đệ tử của Ngài. Đức Phật đã giáo hóa cho họ biết cách xử dụng tiền bạc và quyền hành để mang lại lợi ích cho người khác. Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn trong Trường Bộ Kinh, quyển 16, vào tuổi 80, Đức Phật được hội chúng đông đảo Tỳ Kheo cùng đi từ núi Linh Thứu trong thành Vương Xá để đi tới thành Câu Thi Na. Đức PhậtTăng đoàn đi đến nhiều thị trấn, kinh thành và làng mạc, và tại các nơi ấy Đức Phật đã thuyết pháp, khai ngộ chư đệ tử với nhiều pháp thoại nhấn mạnh đến Tứ Thánh Đế. Khi đến thành Tỳ Xá Ly, một kinh thành phồn thịnh thời bấy giờ, Đức PhậtTăng đoàn đã cư ngụ trong vườn xoài của nàng Ambapali. Theo truyền thuyết Phật giáo, có một kỷ nữ thượng lưu trong thành Tỳ Xá Ly tên Ambapali, nàng sống một đời vị kỷ và xấu ác. Nàng không quan tâm gì đến người khác, mà chỉ dành hết thời giờ vào các cuộc hoan lạc, tiệc tùng. Khi nghe nói về Phật thì nàng rất tức giận. Vì tò mò tại sao lại có quá nhiều người theo Ngài, một sa môn ăn mặc tầm thường nên nàng đã ăn mặc sang trọng, ngồi xe đến gặp Phật với ý đồ mạ nhục Ngài. Khi Đức Phật đang đi dọc đường thì nàng cho xe chạy lên ngang Phật rồi đưa mắt nhìn Ngài một cách thô bỉ. Nhưng Đức Phật thì nhìn nàng bằng ánh mắt dịu hiền, thương mến, và trước ánh mắt sáng của Ngài, đôi mắt của Ambapali bị sụp xuống, nàng cảm thấy xấu hổ. Sau đó Đức Phật hỏi nàng: “Cô nương, cô nương muốn gì?” Nàng bậc khóc và không thể trả lời Đức Phật. Sau một lúc, nàng nói: “Xin thỉnh Ngài đến thọ trai tại nhà con và giảng cho con biết sự thật cao quý mà Ngài đã tìm ra.” Đức PhậtTăng đoàn của Ngài đi đến thọ trai tại nhà của Ambapali. Tại đây Đức Phật thuyết pháp cho dòng họ Licchavi và nàng kỷ nữ Ambapali. Đức Phật không bao giờ cho rằng làm việc tạo ra tiền bạc, của cải, địa vịquyền lựcsai trái, nhưng Ngài nói rằng nếu mình xử dụng những thứ nầy một cách ích kỷ là sai. Sau khi nghe thời pháp nầy nàng trở thành đệ tử của Ngài. Chính Ambapali đã cúng dường Đức PhậtTăng chúng khu vườn xoài của mình. Rồi sau đó nàng đã cúng dường luôn cả ngôi nhà của mình làm tịnh xá cho Đức PhậtTăng đoàn. Nàng dứt khoát từ bỏ cuộc sống ích kỷxấu xahân hoan đi theo con đường Bát Thánh Đạo—At the time of the Buddha, many rich people became followers of the Buddha. The Buddha taught them how to use their money and power for the good of others. According to the Maha-Parinibbanna Sutta in the Digha Nikaya, vol. 16, at the age of eighty, the Buddha, accompanied by a large assembly of monks, set out on a long journey from the Vulture Peak (Gijjhakuta) in Rajagaha to Kusinagara. On the way they stopped by many towns, cities and villages where the Buddha preached the Dharma, enlightening his disciples with various discourses, and emphasizing the fundamental doctrine of the Four Noble Truths. When they arrived in Vesali, a prosperous town at that time. The Buddha and all the monks stayed at Ambapali’s mango-grove, where the Buddha gave a lecture to the Licchavi and Ambapali. According to Buddhist legends, there was a courtesan in the city of Vaisali, named Ambapali, who led a very selfish and evil life. She cared nothing for others but spent all her time in parties and pleasure. She heard about the Buddha and was angry, but she was curious and wanted to find out the reason why so many people followed Him, a Sramana who dressed so simply. So she dressed up in her best clothes of gold and silk and went in a carriage to come to meet the Buddha with the intention of insulting Him. As the Buddha was walking along the roadside, she drove up to Him and stared rudely into His face. But the Buddha looked at her with a gentle, loving look, and before His clear eyes, Ambapali’s eyes dropped and she felt so shameful. The Buddha asked: “Missis, what do you desire?” Ambapali burst out to sweep and could not answer. Then she spoke softly: “My Lord! Would you please come to my house and teach me the great Truth that you have found.” He and His sangha then went to eat at Ambapali’s house. And the Buddhathe Buddha gave a lecture to the Licchavi and Ambapali. According to the Buddha, there is nothing wrong to work to earn money, position or power, but it is wrong to use these things wrongly. Money and other things are useful to have, but we must learn not to cling to them and must gladly share them with other people. After listening to this lecture, Ambapali became His disciple. She offered the Buddha and the Sangha her mango-grove. Then later, she also offered her mansion to serve as a monastery for the Buddha His Sangha. She gave up her selfish and evil life and walked with gladness the Noble Eightfold Path. 

Phật Ngôn: 

Như ngựa bỏ đai da, bỏ cương dây và đồ sở thuộc, người giác tri bỏ tất cả chướng ngại, Ta gọi là Bà-la-môn—He who has cut the strap of hatred, the thong of craving, and the rope of heresies, who has thrown up the cross bar of ignorance, who is enlightened, I call him a Brahmana (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 398). 

Nhẫn nhục khi bị đánh mắng, không sanh lòng sân hận; người có đội quân nhẫn nhục hùng cường, Ta gọi là Bà-la-môn—He who is never angry, who endures reproach, whose powerful army is tolerance, I call him a Brahmana (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 399).

Đầy đủ các đức hạnh không nóng giận, trì giới thanh tịnh không dục nhiễm, thì chỉ ngang thân nầy là cuối cùng, không bị tiếp tục sanh nữa, người như thế, Ta gọi là Bà-la-môn—He who is never angry, but is dutiful and virtuous, free from craving, who is pure and restrained; who bears his final body, I call him a Brahmana (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 400).

Người nào không nhiễm đắm những điều ái dục như giọt nước trên lá sen, như hột cải đặt đầu mũi kim, người như thế, Ta gọi là Bà-la-môn—He who does not cling to sensual pleasures, like water on a lotus leaf, like a mustard seed on the point of a needle, I call him a Brahmana (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 401).

Nếu ngay tại thế gian nầy, ai tự giác ngộ và diệt trừ đau khổ, trút bỏ gánh nặnggiải thoát, người như thế, Ta gọi là Bà-la-môn—He who realizes even here in this world the destruction of his sorrow, whose burden is ended and whose sufferings are over, I call him a Brahmana (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 402).

Người có trí tuệ sâu xa, biết rõ thế nào là đạo, thế nào là phi đạo và chứng đến cảnh giới vô thượng, người như thế, Ta gọi là Bà-la-môn—He whose knowledge is deep and wisdom is profound, who knows right from wrong, who has reached the highest goal (realizes the truth), I call him a Brahmana (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 403).

Chẳng lẫn lộn với tục luân, chẳng tạp xen với Tăng lữ, xuất gia lìa ái dục, người như thế, Ta gọi là Bà-la-môn—He who is not intimate either with householders or with the homeless ones, who wanders without an abode, who has no desires, I call him a Brahmana (Kinh Pháp Cú—The Dammapada Sutta 404).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 163)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 215)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 409)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 308)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 337)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 386)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 621)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 678)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 636)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 685)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 599)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 540)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 685)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 492)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 574)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 667)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 588)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 590)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 709)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 703)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 768)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 791)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 768)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 960)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 827)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1383)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 912)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1076)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1060)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 991)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 980)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1121)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1397)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 971)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1157)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 966)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 817)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 944)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 971)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1394)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1138)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1171)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 924)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1068)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1518)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1395)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1384)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 979)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1373)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1288)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1250)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant