Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Mục Lục - Lời Mở Đầu...

Friday, March 9, 201200:00(View: 7595)
Mục Lục - Lời Mở Đầu...

THIỆN PHÚC 
NHỮNG ĐÓA HOA VÔ ƯU
THE SORROWLESS FLOWERS
TẬP III
VOLUME III

MỤC LỤC

Lời Đầu Sách
Lời Giới Thiệu
Mục Lục

Phần 1 (401-440)
401. Cõi Nước Của Chư Phật—Buddhas’ Lands
402. Tứ Sanh—Four Forms of Birth
403. Núi Tu DiTứ Đại Châu
 Sumeru Mountain and Four Saha Continents
404. Trụ Xứ Của Người Phật Tử Thuần Thành
 Dwelling Places of Devout Buddhists
 405. Đệ Nhất Nghĩa Đế—The First Absolute Truth
 406. Chân Đế và Tục Đế—Ultimate and Conventional Truths
 407. Bồ Tát HạnhChúng Sanh Hạnh
Bodhisattvas’Conducts and Living beings’ Conducts
408. Ngã-Nhân-Chúng Sanh- và Thọ Giả Tướng
The Self-Living Beings-Others-and Life Span
 409. Sự Thanh Tịnh Của Chư Bồ Tát—Bodhisattvas’ Purity
 410. Thu Thúc—Restraints
 411. Lời Khuyên Của Đức Phật—The Buddha’s Advise
 412. Mười Đạo Ly Sanh—Ten Paths Of Emancipation
 413. Mười Vô Đẳng Trụ—Ten Peerless States
 414. Quán Đảnh—The Ceremony of Anointment (Abhiseka)
 415. Các Loại Kiến Thức—Different Kinds of Knowledge
 416. Chúng Hội—Assemblies
 417. Thánh Chúng—The Holy Assemblies
 418. Những Điều Không Thể Nghĩ Bàn Được—The Inconceivables
 419. Những Điều Khó—The Difficulties
 420. Hai Mươi Điều Khó Khác
 Twenty Other Difficulties People Always Encounter
 421. Những Điều Không Thể Đạt Được—The Unattainables
 422. Những Loại Thanh Tịnh—Diffeent Kinds of Purity
 423. Ngũ Trí—Five Kinds of Knowledge
 424. Ứng Thân Như Lai—Tathagata’s Response Bodies
 425. Tám Cơ Hội Đưa Đến Sự Giải Đãi—Eight Occasions of Indolence
 426. Phật Thị Hiện—The Buddha’s Manifestation
 427. Thân Phật—Buddhakaya
 428. Pháp Tánh—The Nature of the Dharma
 429. Vô Úy—Fearlessness
 430. Năm Sự Sợ Hãi—Five Fears
 431. Pháp Sư—Dharma Master
 432. Giáo Thọ Sư—Spiritual Teacher
 433. Phương Tiện Trí—Skillful Knowledge
 434. Mười Thứ Tín Tâm—Ten Grades of Bodhisattva Faith
 435. Mười Hạnh Của Một Vị Bồ Tát—Ten Necessary Practices of a Bodhisattva
 436. Mười Thứ Hồi Hướng—Ten Transferences
 437. Thập Địa Bồ Tát—Ten Stages of Development of a Bodhisattva into a Buddha
 438. Thập Trụ Bồ Tát—Ten Grounds of a Bodhisattva
 439. Mười Phương Tiện Thiện Xảo—Ten Kinds of Skill in Means
 440. Sám Hối Tam Nghiệp—Repentance on the Three Karmas

Phần 2 (441-480)
 441. Thân Tam-Khẩu Tứ-Ý Tam
 Three in Kaya-karmas-Four in Vac-karmas-Three in Moras-Karmas
 442. Đạo Tràng—Way-Place
 443. Hồi Hướng Công Đức—Transference of Merit
 444. Hồi Hướng và Ngã Ái—Dedication and Self-Attachment
 445. An Cư Kiết Hạ—Summer Retreat
 446. Mười Thân Như Lai—Ten Bodies of the Buddha
 447. Mười Thân Toàn Thiện của Đức Phật—Ten Perfect Bodies of the Buddha
 448. Pháp—Dharmas
 449. Pháp Bình Đẳng—Dharmas of Sameness
 450. Pháp Cúng Dường—Offering of Dharma
 451. Hộ Pháp—Dharma Protector
 452. Pháp Môn—Dharma Door
 453. Ngã Và Ngã Sở—I and Mine
 454. Vô Ngã—Egolessness
 455. Phiền Não Tức Bồ Đề—Afflictions are Bodhi
 456. Thuyết Vô Ngã—The Doctrine of “Egolessness”
 457. Thuyết Tất Định và Vô Ngã—Determinism and Selflessness
 458. Pháp Môn Bất Nhị—Non-Dual Dharma-Door
 459. Mười Bất Phóng Dật—Ten Kinds of Nonindulgence
 460. Ba La Mật—Transcendental Perfection
 461. Ba Thứ Ba La Mật—Three Kinds of Paramita
 462. Ba Mươi Loại Bố Thí Bất Tịnh—Thirty Types of Impure Giving
 463. Khai Thị Ngộ Nhập—Opening-Demonstrating-Awakening-
 Entering the Enlightened Knowledge and Vision of the Buddha
 464. Mười Thứ Ma Chướng Nơi Hành Uẩn
 Ten Kinds of Demonic Obstruction of the Formation Skandha
 465. Mười Thứ Ma Chướng Nơi Thức Uẩn
 Ten Demonic Obstructions of the Consciousness Skandha
 466. Ngũ Căn—Five Faculties
 467. Bố Thí Chân Thật—Real Dana
 468. Đại Bố Thí—Great Giving
 469. Tại Sao Chúng Ta Nên Thực Hành Hạnh Bố Thí?
 Why Should We Practice Giving?
 470. Ý Tưởng Khởi Sanh Khi Có Người Đến Cầu Bố Thí
 Thoughts Arise When There Are People Coming To Ask For Charity
 471. Phước Đức Bố Thí—The Merits of Alms-Giving
 472. Bố Thí Theo Kinh Địa Tạng
 Merits and Virtues of Giving in the Earth Store Bodhisattva Sutra
 473. Đại Thí Hội—Great Gathering for Almsgiving
 474. Đạt Đến Giác Ngộ Và Giải Thoát—To Reach Enlightenment And Emancipation
 475. Trạng Thái Giác Ngộ Cao Nhất—The Supreme State Of Enlightenment
 476. Bốn Giới Thanh Tịnh—Four Kinds of Pure Precepts
 477. Tứ Chánh Cần—The Four Right Efforts
 478. Bồ Tát Độ Thoát Chúng Sanh—Bodhisattva’s Salvation of Sentient Beings
 479. Bồ Tát Cứu Hộ Nhứt Thiết Chúng Sanh
 Bodhisattvas Save All Sentient Beings
 480. Cứu Độ—Salvation

Phần 3 (481-520)
 481. Phá Tà Hiển Chánh—Break the False and Make Manifest the Right
 482. Các Loại Sám Hối—Different Categories of Repentance
 483. Sự Sám Hối Của Ba Hạng Người—Repentance of the Three Major Classes
 484. Thập Huyền Môn—Ten Profound Theories
 485. Thiện Pháp—Kusala Dharmas
 486. Bất Thiện Pháp—Akusala Dharmas
 487. Giới Luật Phật Giáo—Vinaya in Buddhism
 488. Giới HọcTam Học Trong Phật Giáo
 Precepts and the Three Studies in Buddhism
 489. Giới Đưa Đến Sự Đoạn Tận—Precepts that Lead to the Cutting off of Affairs
 490. Giữ Giới—Keeping Precepts
 491. Phá Giới—Breaking Precepts
 492. Người Trí—Wise Man
 493. Vô Tướng—Formlessness
 494. Vô Tướng Sám Hối—Repentance That Has No Marks
 495. Vô Tướng Tam Quy Y Giới—The Triple Refuge That Has No Mark
 496. Tướng và Tánh—Marks and Nature
 497. Bát Nhã—Prajna
 498. Tánh—Nature
 499. Muời Tướng Xuất Hiện Của Đức Như Lai
 Ten Types of Characteristics of Manifestation of a Buddha
 500. Bất Hoại Hồi Hướng—Indestructible Dedication
 501. Phân Biệt Trí—Knowledge of Differentiation
 502. Tam Thân Phật—Trikaya
 503. Tám Tánh Của Pháp Thân Như Lai—Eight Natures of Dharmakaya
 504. Phật Thọ Ký—The Buddha’s Foretelling of the Future of His Disciples
 505. Sáu Mươi Hai Loại Kiến Giải—Sixty-Two Views
 506. Sáu Mươi Hai Thiên Thai Ngã Kiến
 Sixty-Two Views of T’ien-T’ai Sect on Personality
 507. Nhập và Lục Nhập—Entrances and Six Entrances
 508. Thập Nhị Nhập—Twelve Entrances
 509. Cảnh Giới—Spheres
 510. Mười Tám Cảnh Giới—Eighteen Realms
 511. Vô Úy—Fearlessnesses
 512. Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng—Dedication Reaching All Places
 513. Thời Thuyết Giáo—Periods of Sakyamuni’s Teachings
 514. Những Cỗ Xe Trong Phật Giáo—Vehicles In Buddhism
 515. Nhất Thừa—Vehicle of Oneness
 516. Nhị Thừa—Two Vehicles
 517. Tam Thừa—Three Vehicles
 518. Tiểu Thừa—Hinayana
 519. Trung Thừa—Middle Vehicle
 520. Đại Thừa—Mahayana

Phần 4 (521-560)
 521. Kim Cang Thừa—Vajrayana Buddhism
 522. Đại Thừa Khởi Tín Luận—Mahayanasraddhotpada Sastra
 523. Ba Loại Người Có Thể Đi Theo Con Đường Đại Thừa
 Three Types of Beings Who Can Tread the Path of the Mahayana
 524. Nguyên Lý Duyên Khởi—The Principle of Causation
 525. Nguyên Lý Như Thực—The Principle of True Reality
 526. Nguyên Lý Viên Dung—The Principle of Totality
 527. Nguyên Lý Giải Thoát Cứu Cánh—The Principle of Perfect Freedom
 528. Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo
 Five Periods and Eight Teachings of the T’ien T’ai School
 529. Viên Giáo—Perfect Teaching
 530. Đẳng Nhứt Thiết Phật Hồi Hướng—Dedication Equal to All Buddhas
 531. Lục Cúng Cụ—Six Articles for Worship
 532. Những Cách Thờ Cúng của Ngoại Đạo—Heretical Methods of Worship
 533. Các Pháp Tu Khác—Other Types of Cultivation
 534. Xuất Gia—Renunciation
 535. Hai Sắc Thái Của Đời Sống người Phật Tử—Two Aspects of a Buddhist Life
 536. Thành Tựu Giới Hạnh—Attainment of Virtues
 537. Đại Xuất Thế—Great Renunciation
 538. Khất Thực—Mendicancy
 539. Y Chỉ của Bồ Tát—Basis of Bodhisattvas
 540. Hai Mươi Cha MẹQuyến Thuộc của Bồ Tát
 Twenty Parents and Relatives of Bodhisattvas
 541. Thập Hiệu Bồ Tát—Bodhisattvas’ Ten Appelations
 542. Cầu Pháp—The Quest For Truth
 543. Thánh Hạnh—Behaviors of the Saints
 544. Thánh Điển Không Văn Tự—The Unwritten Sacred Literature
 545. Thánh Trí Phi Ngôn Ngữ—Saint Wisdom Without Words
 546. Thánh Tượng—The Statue of the Buddha
 547. Bốn Tiến Trình Tiến Đến Phật Quả
 Four Courses of Attainment of Buddhahood
 548. Ngũ Chủng Bất Hoàn—Five Kinds of Anagamins
 549. Lục Tức Phật—Six Stages of Bodhisattva Developments
 550. Những Thử Thách Trên Đường Tu
 The Challenges in the Path of Cultivation
 551. Tám Pháp Đưa Đến Sự Đoạn Tận—Eight Things That Lead to
 The Cutting Off of Affairs
 552. Mười Hành Động Không Đưa Đến Sự Hối Hận
 Ten Actions Which Produce No Regrets
 553. Ba Lý Do Ma Sự Phát Sanh
 Three Reasons for Demonic Obstructions
 554. Tam Vị Tiệm Thứ—Three Gradual Stages
 555. Quốc Độ—Abode
 556. Cảnh Giới Vô Sắc—Formless Realms
 557. Phật Quốc Độ—The Buddha-Lands
 558. Tam Tự Tính Tướng—Three Forms of Knowledge
 559. Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương
 Five-fold Dharma-Body Refuge of the Self-Nature
 560. Không Tánh—Emptiness

Phần 5 (561-592)
 561. Mười Tám Hình Thức Của Không—Eighteen Forms of Emptiness
 562. Bốn Giai Cấp Ở Ấn Độ—Four Classes in India At the Time of the Buddha
 563. Sáu Pháp Tu Mật Hành của Phái Naropa—Six Dharmas of Naropa Order
 564. Hai Mươi Bản Chất Không Thật—Twenty Kinds of Unreality
 565. Hai Mươi Lăm Hình Thức Của Không—Twenty-Five Forms of Emptiness
 566. Thất Chủng Không—Seven Kinds of Emptiness
 567. Hành Cước Tăng—Wandering-on-foot Monk
 568. Phật Giáo và các Học Thuyết Khác—Buddhism and Other Theories
 569. Những Ngày Lễ trong Phật Giáo—Buddhist Festivals
 570. Ba Trường Phái Phật Giáo—Three Main Schools in Buddhism
 571. Bảy Nơi Đặc Biệt Sau Khi Đức Phật Thành Đạo
 Seven Special Places After the Buddha’s Enlightenment
 572. Lá Cờ Phật Giáo—Buddhist Flag
 573. Tám Thời Kỳ Trong Cuộc Đời Đức Phật—Eight Aspects of Buddha’s Life
 574. Những Nơi Liên Hệ Đến Sự Hoạt Động của Đức Phật
 Places That Are Related to the Buddha’s Life and Activities
 575. Chín Sự Phiền NãoĐức Phật Gặp Phải—The Buddha’s Nine Distresses
 576. Bốn Trường Hợp Hành Xử Sai Trái—Four Way of Going Wrong
 577. Bốn Điều Không Thể Khinh Thường
 Four Things That May Not Be Treated Lightly
 578. Bốn Điều Tự Làm Tổn Hại—Four Self-Injuries
 579. Mười Vô Sở Tác—Ten Kinds of Nondoing of Great Enlightening Beings
 580. Mười Trưởng Dưỡng Tâm—Ten Steps in the Nourishment of Perfection
 581. Mười Pháp Khiến Được Thanh Tịnh
 Ten Things which Cause Practitioners to Be Pure
 582.Bốn Thứ Oai Nghi—Four Forms of Good Behavior
 583. Duy Tâm—Mind-Only
 Tám Nghĩa Của Duy Tâm—Eight Meanings of “Mind-Only”
 Duy Tâm Tịnh Độ—The Pure Land Is In Your Mind
 586. Thiện Ác—Good and Evil
 587. Sáu Pháp Vô Vi—Six Unconditioned Dharmas
 588. Hai Mươi Bốn Pháp Bất Tương Ưng Hành
 Twenty Four Not Interractive Dharmas
 589. Mười Một Sắc Pháp—Eleven Form Dharmas
 590. Năm Mươi Mốt Tâm Sở
 Fifty-One Mental States That Are Interactive With the Mind
 591. Tám Tâm Vương—Eight Perceptions
 592. Hãy Để Cho Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta
 Let’s the Sorrowless Flowers Always Bloom In Our Minds
 Tài Liệu Tham Khảo

 

Lời Mở Đầu

 

Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối. Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, lang thang một mình trong rừng thẳm. Sau sáu năm tu hành khổ hạnh, cuối cùng Ngài tìm ra con đường “Trung Đạo” cho cuộc tu hành của chính mình và Ngài đã thành Phật. Mặc dầu Đức Phật đã tịch diệt trên 2.500 năm trước tại vùng Câu Thi Na của miền Bắc Ấn, nhưng giáo pháp mang đầy tình thương, trí tuệvô ưu của Ngài vẫn còn đây. Và đạo Phật vẫn tiếp tục là một tôn giáo vĩ đại đã giác ngộ nhân loại từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay. Khi Đức Phật thị hiện, những hiện tượng kỳ diệu đã xãy ra. Tại Vườn Lâm Tỳ Ni, rừng hoa Vô Ưu nở rộ cùng lúc với sự nở rộ của rừng hoa Ưu Đàm. Người ta nói rằng cây Ưu Đàm Ba La có trái mà không có hoa. Thường thì lâu lắm nó mới nở hoa một lần (khoảng 3000 năm). Một số nhà Phật học cho rằng Vô ƯuƯu Đàm, nếu xét về biểu tượngẩn dụ, chỉ là hai tên gọi của một loài cây, nhưng thật ra về mặt thực vật thì đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Kinh Vô Lượng Thọ cũng không phân biệt giữa Vô ƯuƯu Đàm khi nói: “Vô lượng ức kiếp khó gặp, khó thấy, vì loài hoa Ưu Đàm nầy chỉ đúng thời mới xuất hiện.” Hoa Ưu Đàm nở là biểu tượng cho sự xuất hiện hiếm hoi của Phật. Người ta nói Hoa Ưu Đàm ba ngàn năm mới nở một lần. Cũng như gặp được Phật pháp và Phật cũng hiếm như loại hoa Ưu Đàm nầy. Dù hoa Ưu Đàmhoa Vô Ưu có giống hay có khác nhau thế nào đi nữa, chúng ta vẫn có thể nói chắc chắn rằng từng lời nói của Đức Thích Tôn Từ Phụ là từng cánh hoa “Vô Ưu” hiếm hoi và tuyệt diệu xoáy sâu vào lòng người. Mà thật vậy, chính Đức Phật có lần đã dạy: “Giống như biển cả, tuy mênh mông, nhưng chỉ có một vị, vị mặn; cũng như vậy, giáo lý của ta, tuy có nhiều mặt và bao la như đại dương nhưng chỉ có một vị, vị vô ưu của Niết Bàn.” Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một nơi chốn để cho chúng ta đi đến, mà nó chỉ là trạng thái của sự chấm dứt hoàn toàn mọi lo âu, thay đổi; trạng thái của sự an tịnh tuyệt đối, của sự không còn dục vọng, lừa dối và đau khổ; cũng như sự diệt trừ hoàn toàn sự luân hồi sanh tử.

 

Quyển sách nhỏ này chỉ nhằm mục đích trình bày những cánh hoa “Vô Ưu” mà Phật Tổ đã trao truyền lại hơn hai mươi lăm thế kỷ về trước. Những cánh hoa “Vô Ưu” nầy của Phật Tổ sẽ có công năng rất lớn nếu chúng ta chịu lắng nghe và làm theo những gì Ngài chỉ dạy. Thật vậy, nếu chúng ta chịu lắng nghe và làm theo những gì mà Phật Tổ đã chỉ dạy, thì những cánh hoa “Vô Ưu” mà Ngài đã trao truyền lại cho chúng ta sẽ giúp chúng ta giải thoát khỏi mọi ưu phiền, cũng như tất cả những xiềng xích nô lệ, những tập tục mê tín dị đoan, và những khổ đau phiền não khác trên cõi đời nầy. Những cánh hoa “Vô Ưu” trong quyển sách nhỏ này sẽ giúp cho chúng ta thấy được những ý tưởng cốt lõi của một cuộc sống “Vô Ưu” mà bất cứ người Phật tử nào cũng đều muốn tiến đến trong đời sống hằng ngày. Những cánh hoa “Vô Ưu” nầy chính là hiện thân của tất cả các đức hạnh của Đức Phật mà Ngài đã thuyết giảng. Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hóa, Ngài đã chuyển những lời thuyết giảng thành hành động và khiến chúng biến thành một rừng hoa vô ưu cho nhiều thế hệ về sau nầy của chúng ta. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng lo âu và khổ sở. Nếu vậy, thì chúng ta hãy cùng nhau đọc qua tập sách nầy vì chủ đề của nó là những cánh hoa “Vô Ưu” dành cho những ai có quá nhiều lo âu, lo âu thái quá, thậm chí đến lúc gần chết vẫn còn lo âu. Lo lắng và khổ sở là hai tai họa lúc nào cũng đi liền nhau. Hễ khi nào bạn cảm thấy lo lắng, cũng có nghĩa là bạn đang trải qua khổ sở. Nếu chúng ta thực sự muốn tu tập theo con đườngĐức Phật đã tu tập gần 26 thế kỷ về trước thì hy vọng rằng quyển sách nhỏ này có thể giúp chúng ta nghe được những tiếng thì thầm của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni rằng từ bỏ cuộc sống thế tục có nghĩa là từ bỏ những hành động vô tâmcẩu thả có thể đưa đến trục trặc trong cuộc sống. Từ bỏ cuộc sống thế tụctừ bỏ sự loạn động và sự căng thẳng làm tổn hại đến hệ thần kinh của chúng ta và có thể dẫn tới trăm ngàn thứ bệnh hoạn cho thân tâm chúng ta. Từ bỏ cuộc sống thế tục không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống của chính mình, mà nó có nghĩa là chúng ta làm một cuộc hành trình hướng về nội tâm trong cuộc sống thế tục này. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thấy được chính mình như là mình, và từ đó mới có thể biết cách làm sao vượt qua những khuyết điểm và giới hạn để được mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Rất nhiều người trong chúng ta đã và đang đi tìm phương cách. Chúng ta nghĩ rằng mọi vấn đề đều có thể được giải quyết từ bên ngoài, chúng ta đã lầm... Hầu hết mọi vấn đề đều phát nguồn từ bên trong mà ra và chỉ có thể giải quyết được khi chúng ta cố gắng đi trở vào bên trong để thấy chính mình.

 

Quyển sách này chỉ nhằm trình bày những cánh hoa “Vô Ưu” giúp cho độc giả hiểu được những phương thức đơn giản và dễ thực hành nhất cho bất cứ ai muốn có một cuộc sống vô ưu, nhất là những người tại gia. Nên nhớ rằng Đức Phật là một nhân vật sống thật chứ không phải là huyền thoại. Chính Ngài đã để lại một bức thông điệp về cuộc sống “Vô Ưu” và “Giải Thoát” được xem như là những cánh hoa “Vô Ưu” cho nhân loại hoàn vũ. Mọi người chúng ta phải nên gìn giữ một cách trân trọng những đóa hoa “Vô Ưu” mà Đức Phật đã truyền trao vì chúng là thành quả của trí tuệ vĩ đại của Ngài. Bản chất giác ngộ của những đóa hoa “Vô Ưu” nầy sẽ giúp chúng ta thấy rõ căn rễ của tội lỗi đến từ vô minh và từ đó có thể triệt tiêu được những gì cần triệt tiêu. Theo Đức Phật, tất cả những lo âu, khổ đau, phiền não, bất mãn, và tuyệt vọng trong cuộc sống là do tam độc tham-sân-si mà ra. Bức thông điệp bất diệt của Ngài đã làm rung động nhân loại qua nhiều thời đại. Đối với người Phật tử, nó đã trở thành những đóa hoa “Vô Ưu” cần thiết cho xã hội đang sống trong ưu lo, đau khổphiền não hiện nay. Kỳ thật, không riêng Phật tử, mà cả thế giới ngày nay càng ngày càng hướng về những cánh hoa “Vô Ưu” mà Đức Phật đã truyền trao, vì chính những cánh hoa nầy thật sự tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. Hy vọng quyển sách nhỏ nầy sẽ phơi bày cho chúng ta phần nào những cốt lõi của giáo lý nhà Phật. Hơn hai ngàn năm trăm năm trôi qua, thế mà những đóa “Vô Ưu” của Đức Phật chẳng những không héo úa theo thời gian, mà ngược lại, càng ngày càng tăng thêm sinh khí cho chân lýĐức Phật đã một lần tuyên thuyết. Những cánh hoa “Vô Ưu” nầy thể hiện rõ nét lời dạy của vị Thầy vĩ đại đã và đang tiếp tục soi sáng thế giới đầy lo âu, khổ đau, phiền nãotối tăm nầy, giống như vườn hoa rực nở vào mùa xuân mang lại sinh khí cho cả nhân loại.

 

Người ta có thể ví giáo pháp của Đức Phật với những thứ gì tốt đẹp nhất. Có người ví giáo pháp của Ngài như một cây cầu thép không bao giờ hư hoại với thời gian; có người ví chúng như ánh hào quang soi sáng cả thế giới khổ đau và tăm tối. Riêng quyển sách nầy, chúng ta trân trọng giáo pháp ấy như những đóa hoa “Vô Ưu” có công năng giải tỏa hết mọi khổ đau phiền não cho toàn thể nhân loại. Đức Phật đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Trong suốt cuộc đời hoằng hóa của Ngài, Ngài đã cố gắng hết sức mình để đem những cánh hoa “Vô Ưu” nầy đến với tất cả nhân loại. Những cánh hoa “Vô Ưu” đã cho thấy rõ tôn giáo nầy hoàn toàn không có thái độ u sầu, phiền muộn, và buồn bã như người ta hiểu lầm. Vì những lý do đó nên những đóa “Vô Ưu” của Đức Phật sẽ trường tồn khi nào mặt trời, mặt trăngcon người còn hiện hữu trên mặt đất nầy. Nếu chúng ta chịu hướng về những đóa “Vô Ưu” nầy và sống tu y theo lời Phật dạy, thì chúng ta sẽ thoát khỏi những lo âu, phiền muộn, cũng như khổ đau phiền não để an trụ tâm mình trong niết bàn miên viễn. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta phải làm việc. Bất hạnh thay, đa phần chúng ta thường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng chúng ta có thể mang những cánh hoa “Vô Ưu” vào những sinh hoạt hằng ngày để có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta.

 

Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Thiện Phúc


Preface

 

Twenty-six centuries ago, Prince Siddhartha was born in Lumbini Park, under a “Sorrowless” tree. On that occasion, Prince Siddhartha had already had the chance to rule a kingdom, but He had refused. He renounced all luxurious materials and wandered through the forest by himself. After six years of ascetic cultivation, eventually He discovered the “Middle Way” for his cultivation path and became a Buddha. Even though the Buddha passed away 2500 years ago in Kusinagara, a small village in Northern India, His teachings of love, wisdom and worry free approach never died. And, Buddhism is still a great religion which has been enlightening human beings for more than twenty-five centuries. When the Buddha appeared, wonderful events happened. The forest of ashoka trees bloomed with beautiful flowers at the same time with the blooming of the Udumbara forest. An “Udumbara” tree is said to bear fruit without flowers. It is said to bloom once in a very long period of time (about 3,000 years). Some Buddhologists believe that in symbols and analogies, sorrowless flowers and Udumbara flowers are just one. However, botanists confirm that these two plants are totally different. There are no distinguishes between these two flowers in the Measureless Life Sutra, volume One. The sutra mentions: “It is extremely difficult to encounter the Udumbara flowers in measureless kalpas because they only appear at the right time.” The udumbara flower is a symbol of the rare appearance of a Buddha. This flower is said to bloom once every three thousand years. For this reason, it is often used as an illustration of how difficult it is to come in contact with true Buddhist teachings as well as the rarity of encountering a Buddha. No matter how Udumbara and Sorrowless Flowers are similar or different, we still be certain that each word of the Lord Buddha is a rare and wonderful petal of the “Sorrowless flower” that penetrates deeply into our heart. As a matter of fact, the Buddha once said: “Just as the ocean, although vast, is of one taste, the taste of salt, so as my teaching, although many-faceted and vast as the ocean, is of one taste, the taste of worrilessness of Nirvana.” Nirvana in Buddhism is not a place to come, it is a condition of total cessation of changes, of perfect rest, of the absence of desire, illusion and sorrow, as well as a state of the total obliteration of everything that constitutes a physical man, and a state of no more rebirth.

 

The purpose of this small book is to highlight all the petals of the “Sorrowless Flowers” that the Buddha handed down more than twenty-five centuries ago. These petals of the “Sorrowless Flowers” of the Buddha will have great effect in our life, if we really want to listen to Him and do accordingly. In fact, if we really want to listen to Him and do accordingly, then these petals of the “Sorrowless Flowers”, which the Buddha handed down to us, will help us release from all sorrows, as well as bondages, superstitious practices and all other sufferings and afflictions in this world. These petals of the “Sorrowless Flowers” in this book will help us see the core ideas of a sorrowless life that any Buddhist would like to adopt in his life. These petals of the “Sorrowless Flowers” were the embodiment of the virtues of the Buddha. During the forty-five years of teaching, the Buddha translated all His words into action and caused the blooming of the forest of the “Sorrowless Flowers” for the next many generations. Certainly, everyone already experienced being worried and miserable. If so, let us read this book together for its theme is dedicated to those who worry themselves unduly, even until the time of approaching death. Worries and miseries are two disasters that go hand in hand at all times. If you feel worried, you are miserable. If we really would like to cultivate exactly the way that the Buddha cultivated almost 26 centuries ago, we hope that this little book can help us all hear the whispers of Sakyamuni Buddha telling us to renounce the worldly life but, not to run away from life, but to face it with mindfulness. Renouncing the worldly life means renouncing mindless and careless actions that lead to problems. Renouncing the worldly life means renouncing its noise, its stresses and strains which damage our nervous system and lead to hundreds of thousands of physical and mental illnesses. Renouncing the worldly life does not mean that we renounce our life. It means that we are making an inward journey in the worldly life. Only that we are able to see ourselves as we really are, and then we can learn to overcome the weaknesses and limitations to build a stronger life. A lot of us have been searching for solutions to our various problems in vain because of our wrong approach and method. We think all problems can be solved externally but, that is wrong. Most problems are internal and can only be solved when we try to make an inward trip to examine ourselves first.

 

This book is only designed to show readers some of the petals of the “Sorrowless Flowers” for any Buddhists who want to have worry free life, especially lay people. Remember that the Buddha was a real human being, not a myth. He gave a message on a sorrowless and liberated life to mankind in the world. Everyone should respectfully keep these “Sorrowless Flowers” handed down by the Buddha, for they are the results of His Great Wisdom. The nature of enlightenment of the “Sorrowless Flowers” will help us see clearly the roots of all sins, causing ignorance and thus, we can eliminate what needs be eliminated. According to the Buddha, all the worries, miseries, afflictions, discontents and disappoinments in life are caused by the three poisons of desire, anger, and ignorance. His eternal message has thrilled people through the ages. For Buddhists, His message has become petals of the “Sorrowless Flowers”, which are more needed for a sorrowful, suffering and afflictive society today. In fact, not only Buddhists, the whole world today turns more and more towards these “Sorrowless Flowers” handed down to us from the Buddha, because these flowers alone represent the conscience of humanity. We hope that this little book can provide us with the essence of Buddhist thoughts. More than two thousand five hundred years passed by, but these “Sorrowless Flowers” of the Buddha never wither; on the contrary, they have only added to the vitality of the Truth that He once lectured. These “Sorrowless Flowers” clearly represent the Great Teacher’s teachings and, continue to blossom in a world full of worries, miseries, afflictions and darkness in the same manner as a garden of flowers in the spring brings the vitality to all human kind.

 

People can examine the Buddha-dharma with whatever suits them. Someone compares the Buddha-dharma with a bridge well built of flexible steel that is never destroyed by time; others compare His teachings as a radiance that goes through a world of suffering and darkness. For this book, we respectfully consider the Buddha’s Teachings as the “Sorrowless Flowers” that have the ability to eliminate all sufferings and afflictions for all human beings. The Buddha was born in Lumbini Park, under An Ashoka Tree. During His life, he had tried His best to bring these “Sorrowless Flowers” to all human beings. These “Sorrowless Flowers” show us His teachings are quite opposed to the sorrowfull and gloomy attitude and, is misunderstood by some people. For these reason, the “Sorrowless Flowers” of the Buddha will last as long as the sun, the moon and beings still exist upon the earth. If we are willing to follow these “Sorrowless Flowers”, that is willing to live and to follow teachings of the Dharma, surely escape worries, misery as well as sufferings and afflictions. And, we will be able to dwell our minds in an eternal nirvana. Like it or not, this very moment is all we really have to work with. Unfortunately, most of us always forget what we are in. We hope that we are able to bring these “Sorrowless Flowers” to our daily activities and are able to live our very moment connected to ourselves, as well as are able to accept the truth of this moment in our life. So, we can learn from it and move on in our real life.

 

Anaheim, August 3, 2011
Thiện Phúc

Lời Giới Thiệu

 

thichchonthanhĐạo hữu Trần Ngọc pháp danh Thiện Phúc là một học giả nghiên cứu khá sâu sắc về Phật pháp, đã biên soạn bộ tự điển Phật giáo Việt-Ngữ và Anh Ngữ rất kỷ lưỡng. Đồng thời, đạo-hữu cũng đã biên soạn bộ Phật Pháp Căn Bản và mười tập sách giáo lý phổ thông bằng tiếng việt để giúp các bạn trẻ muốn tìm hiểu phật pháp. Sau khi đọc xong những bộ sách trên, tôi thành thật tán thán công đức của đạo hữu, đã bỏ ra trên hai mươi mấy năm trời, để nghiên cứusáng tác, trong lúc đời sống ở Mỹ rất bận rộn. Hôm nay đạo hữu Thiện-Phúc lại đem tập sách “Những Đóa Hoa Vô Ưu” nhờ tôi viết lời giới thiệu. Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, mà từng bài viết có thể được xem như là một đóa hoa vô ưu, một món quà tặng vô giáĐức Phật đã để lại cho chúng ta, được viết lại một cách chi tiết bởi đạo hữu Thiện Phúc.

 

Vô Ưu là không buồn phiền, không lo âu. Nói theo Phật pháp là không có phiền não làm náo loạn thân tâm. Nói khác hơn, là những đóa hoa hạnh phúcan lạc nhất. Mỗi bài trong “Những Đóa Hoa Vô Ưu” của đạo hữu Thiện Phúc là những niềm an lạc nhất từ những lời dạy của Đức Phật. Tôi nghĩ rằng vị nào có duyên lành để mắt đọc tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” nầy chắc chắn sẽ gặt hái được niềm an lạc nhất đời.

 

Sau khi tham khảo xong tác phẩm, tôi thành thật cảm ơn đạo hữu Thiện Phúc đã bỏ ra rất nhiều thì giờ trong đời sống bề bộn ở Hoa Kỳ để soạn thảo và viết những “Những Đóa Hoa Vô Ưu” để cống hiến cho các đọc giả hữu duyên với Phật Pháp sẽ được niềm hạnh phúcan lạc vô biên. Đây là một công đức pháp thí khó nghĩ bàn. Tôi cũng muốn nhân đây chân thành ca ngơi tinh thần vị tha của đạo hữu Thiện Phúc, đã vì sự an lạchạnh phúc vô biên của chúng sanhbỏ ra nhiều thì giờ để viết thành tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” nầy.

 

Hôm nay nhân mùa Phật Thành Đạo Phật lịch 2555 tây lịch 2011, tôi rất hoan hỷ giới thiệu tác phẩm Những Đóa Hoa Vô Ưu do đạo hữu Thiện Phúc sáng tác, đến tất cả độc giả bốn phương, như một món ăn tinh thần rất quý giá và thật cần thiết cho mọi gia đình. Hy vọng tập sách này trở thành Kim Chỉ Nam, có thể giúp cho các độc giả nhận được một niềm hoan hỷ, an lạc, hạnh phúc trong hiện tạitiếp nhận được cốt lỏi giáo lý của đức Thế-tôn một cách dễ dàng, nhờ hiểu rõthực hành được chính xác, từ đó quý vị sẽ cải thiện được đời sống tinh thần, từ thấp đến cao, từ cao đến cao hơn và sau cùng tâm hồn được mở rộng, thành tựu được đạo nghiệp một cách dễ dàng. Xin cầu chúc quý đọc giả sẽ tìm được niềm vui trong những “Những Đóa Hoa Vô Ưu” do đạo hữu Thiện Phúc trước tác.

 

Cẩn Bút
Sa-môn Thích Chơn Thành

 

Introduction

 

Mr. Ngoc Tran, his Buddha Name Thien Phuc, is a Buddhist scholar, who has an extensive knowledge of Buddhism. Thien Phuc is also the author of Vietnamese-English Buddhist Dictionary, English-Vietnamese Buddhist Dictionary, the Basic Buddhist Doctrines, and ten volumes of Buddhism in Daily Life. These books help Buddhists understand the application of Buddhist theory in their daily activities. After reading these volumes, I sincerely commend Thien Phuc, who has spent more than two decades studying and composing these books, regardless of his busy and hurried life in the United States. Today, Mr. Thien Phuc Ngoc Tran brought me a draft of three volumes called the “Sorrowless flowers” and asked me to write an introduction for this work. The work is written in Vietnamese and English and is very easy to understand. After reading the three volumes of the “Sorrowless flowers”, I found all 592 lectures in these books were written about the Buddha’s teachings. And, each lecture can be considered as a sorrowless Flower, which handed down by the Buddha to all of us.

 

Sorrowlessness means a state of mind that is without sorrow or without worry. In Buddhism, sorrowlessness means something that does not disturb the body and mind. In other words, these are the sorrowless flowers with the power to bring the most peaceful state of mind to all of us. I think whoever has the opportunity to read the “Sorrowless Flowers” will achieve the most peaceful states of mind.

 

After reading these volumes, I sincerely thank Mr. Thien Phuc Ngoc Tran, who sacrifice so much time in his busy life in the United States in order to be able to complete this work and contribute to our unlimited happiness and peace for all of us. This work is the unthinkable merit of giving of the Buddhadharma. I also want to take this opportunity to send my appreciation to Mr. Thien Phuc Ngoc Tran for his altruism. For the sake of all beings’ unlimited happiness and peace, he spend so much time to complete this work.

 

By the commemoration festival of the Buddha’s Enlightenment in the year of 2555 (2011), I am glad to introduce this great work to all readers. This is precious spiritual nourishment for everybody. After reading these three volumes, I am glad to send my personal congratulations to Ngoc Tran for these books and his laborious, detailed and extensive work in highlighting details and summarizing the beliefs, teachings and practices of Lord Sakyamuni Buddha. I am very please to praise the author’s merits for his accomplishment of this rare religious and cultural work. These books are a genuine contribution to the propagation of the Dharma. I would like to take this opportunity to highly recommend it to all Monks, Nuns, Buddhist practitioners, as well as to any readers of Buddhist texts. With the hope that each and everyone of you will possess and to utilize the book series of the “Sorrowless Flowers” as a guide to aid in your deeper study of Buddha-Dharma so that we can all have peaceful and happy lives at the present moment. As we understand the core meanings of the Buddhadharma and as we understand the exact meanings of the Dharma, we can put them into practice to improve our body and mind and, eventually to attain the Way.

 

Respectfully
Most Ven. Thich Chon Thanh

 

Cảm Tạ

 

Trước nhất, tác giả xin chân thành cảm tạ Hòa Thượng Thích Giác Nhiên đã khuyến khích tác giả từ những ngày đầu khó khăn của công việc biên soạn. Lúc còn khỏe mạnh, mặc dầu rất bận rộn, thầy đã dành nhiều thì giờ quí báu coi lại bản thảo và giảng nghĩa những từ ngữ cũng như những giáo lý khó hiểu. Kế thứ, tác giả cũng xin chân thành cảm tạ Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Quảng Liên, Hòa Thượng Tiến Sĩ Claude Ware, Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Hòa Thượng Thích Giác Lượng, Hòa Thượng Thích Nguyên Đạt, Hòa Thượng Thích Giác Phúc, Hòa Thượng Thích Giác Ngộ, Hòa Thượng Thích Giác Tràng, Hòa Thượng Thích Giác Giới, Hòa Thượng Thích Giác Toàn, Hòa Thượng Thích Giác Tuệ, Hòa Thượng Thích Minh Thiện, và Hòa Thượng G.S. Thích Chơn Minh, Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, Hòa Thượng Thích Tâm Vân, Thích Nguyên Trí, Thích Quảng Thanh, Thích Giác Sĩ, Thích Minh Huấn, cùng các chư Tăng khác như các thầy Thích Minh Đức, Thích Minh Thành, Thích Minh Đạt, Thích Minh Nhân, Thích Minh Nghị, Thích Minh Ẩn, Thích Minh Hiền, Thích Vô Đạt, Thích Minh Định, Thích Minh Thông, Thích Minh Nghĩa, Thích Nhuận Thư, các sư cô Thích Nữ Diệu Lạc, Thích Nữ Diệu Nguyệt, Thích Nữ Diệu Hóa, Thích Nữ Tịnh Hiền, Thích Nữ Diệu Đạo, Thích Nữ Diệu Minh, Thích Nữ Chân Thiền, Thích Nữ Liên Dung, Thích Nữ Liên Tánh, Thích Nữ Tịnh Liên, Thích Nữ Như Hạnh, Thích Nữ Hiển Liên và Thích Nữ Nhẫn Liên, cũng như các Giáo Sư Lưu Khôn, Giáo Sư Nghiêm Phú Phát, Giáo Sư Andrew J. Williams, Sonia Brousseau, Sheila Trương, Nguyễn thị Kim Ngân, Nguyễn Minh Lân, Minh Hạnh, Huệ Đức, Thiện Tài, Thiện Minh, Quảng Tâm, và Minh Chính... đã khuyến khích tác giả vượt qua những khó khăn trở ngại. Tác giả cũng xin chân thành cảm tạ cô Nguyễn Thị Ngọc Vân, cùng quí Thầy Cô Cựu Hiệu Trưởng Trường Trung Học Tống Phước Hiệp, Ông Đào Khánh Thọ và Cô Võ Thị Ngọc Dung đã tận tình giúp đở tác giả trong suốt quá trình biên soạn bộ sách nầy.

 

Xin thành kính cúng dường tác phầm nầy lên ngôi Tam Bảo, kế thứ cúng dường lên Thầy Bổn Sư, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, kế thứ là cúng dường đến cha mẹ quá vãng là ông Lê Văn Thuận và bà Trần Thị Sửu, nhạc phụ và nhạc mẫu là ông Tân Ngọc Phiêu và bà Trần thị Phàn. Tôi cũng xin kính tặng tác phẩm nầy đến hiền phụ Tương Thục, và các con Thanh Phú, Thanh Mỹ, Thiện Phú. Tôi cũng nhân cơ hội nầy xin kính tặng tác phẩm nầy đến chị tôi, chị Ngọc Nhi Nguyễn Hồng Lệ, người đã hy sinh tương lai của chính mình cho tương lai tươi sáng hơn của các em. Tôi cũng rất biết ơn các em Ngọc Châu, Ngọc Sương, Ngọc Trước, Ngọc Đào, Ngọc Bích Vân, Ngọc Giỏi; cũng như các anh chị em Loan Trần, Mão Tân, Tuyển Thục, Tuân Thục, Tùng Thục, và Thuần Thục, những người đã hết lòng hỗ trợ và giúp đở tôi vượt qua những thử thách và khó khăn trong khi biên soạn bộ sách nầy. Cuối cùng tôi xin hồi hướng công đức nầy đến các anh chị em quá vãng Ngọc Hoa, Ngọc Huệ, Ngọc Minh, Ngọc Mai, Kim Hoàng, Thanh Huy, Ngọc Út, cùng tất cả những chúng sanh quá vãng đồng được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Tác giả cũng chân thành cảm tạ toàn thể bà con đã tích cực yểm trợ. Không có sự yểm trợ nầy, chắc chắn bộ sách nầy không thể nào hoàn thành mỹ mãn được.

 

Xin tưởng niệm chư vị Cố Hòa Thượng Thích Quảng Liên và Thích Ân Huệ. Trước khi bộ sách nầy được xuất bản thì hai vị cố vấn giáo lý đáng kính của tôi là Hòa Thượng Thích Quảng Liên và Hòa Thượng Thích Ân Huệ viên tịch. Cầu mong mười phương chư Phật hộ trì cho các Ngài cao đăng Phật quốc.

 

Cuối cùng, tác giả xin thành kính hồi hướng công đức nầy đến pháp giới chúng sanh trong sáu đường pháp giới sẽ được vãng sanh Tịnh Độ.

 

Anaheim, California
Ngày 3 tháng 8, năm 2011
Thiện Phúc

 

Acknowledgements

 

First, I would like to take this opportunity to thank Most Venerable Thích Giác Nhiên for encouraging me to start this project. Regardless of his busy schedules, he has taken his time to sit down and explain to me Buddhist terms and theories that I don’t know. Secondly, I want to take this opportunity to thank Most Ven. Dr. Thích Quảng Liên, Most Ven. Dr Claude Ware, Most Ven. Thích Chơn Thành, Most Ven. Thích Giác Lượng, Most Ven. Thích Nguyên Đạt, Most Ven. Thích Giác Phúc, Most Ven. Thích Giác Ngộ, Most Ven. Thích Giác Tràng, Most Ven. Thích Giác Giới, Most Ven. Thích Giác Toàn, Most Ven. Thích Giác Tuệ, Most Ven. Thích Minh Thiện, Most Ven. Prof. Thích Chơn Minh, Most Ven. Thích Minh Mẫn, Most Ven. Thích Minh Nguyện, Most Ven. Thích Tâm Vân, Most Ven. Thích Nguyên Trí, Most Ven. Thích Quảng Thanh, Most Ven. Thích Giác Sĩ, Most Ven. Thích Minh Huấn, Ven. Thích Minh Đức, Ven. Thích Minh Thành, Ven. Thích Minh Đạt, Ven. Thích Minh Nhân, Ven. Thích Minh Nghị, Ven. Thích Minh Ẩn, Ven. Thích Minh Hiền, Ven. Thích Vô Đạt, Ven. Thích Minh Định, Ven. Thích Minh Thông, Ven. Thích Minh Nghĩa, Ven. Thích Nhuận Thư, Bhikhunis Thích Nữ Diệu Lạc, Thích Nữ Diệu Nguyệt, Thích Nữ Diệu Hóa, and Thích Nữ Tịnh Hiền, Thích Nữ Diệu Đạo, Thích Nữ Diệu Minh, Thích Nữ Chân Thiền, Thích Nữ Liên Dung, Thích Nữ Liên Tánh, Thích Nữ Tịnh Liên, Thích Nữ Như Hạnh, Thích Nữ Hiển Liên and Thích Nữ Nhẫn Liên, Prof. Nghiêm Phú Phát, Prof. Lưu Khôn, Prof. Andrew J. Williams, Ms. Sonia Brousseau, Ms. Sheila Trương, Ms. Nguyễn Thị Kim Ngân, Mr. Nguyễn Minh Lân, Minh Hạnh, Huệ Đức, Thiện Tài, Thiện Minh, Mr. And Mrs. Quảng Tâm and Minh Chính for their kind support and encouragement which have helped me overcome difficulties along every step of composing this book. I also would like to take this chance to send my special thanks to all my good spiritual advisors and friends, especially Ms. Nguyễn Thị Ngọc Vân, and Former Principals of Tong Phuoc Hiep High School, Mr. Đào Khánh Thọ, and Mrs. Võ Thị Ngọc Dung who have continuously provided support along every step of composing this book.

 

This work is respectfully dedicated to the Three Jewels, to my Original Master, Most Venerable Thích Giác Nhiên, to my deceased parents Mr. Lê Văn Thuận and Mrs. Trần Thị Sửu, and to my parents-in-law Mr. Tân Ngọc Phiêu and Mrs. Trần thị Phàn. This work is also dedicated to my wife Tương Thục and children Thanh Phú, Thanh Mỹ and Thiện Phú, my longlife best friends for their enormous supports. I would like to take this opportunity to dedicate this work to my elder sister Ngọc Nhi Nguyễn Hồng Lệ who has sacrificed her own future for the brighter future of her other brothers and sisters. I am also enormously grateful to my brothers and sisters Ngọc Châu, Ngọc Sương, Ngọc Trước, Ngọc Đào, Ngọc Bích Vân, Ngọc Giỏi; as well as my sisters and brothers-in-law Loan Trần, Mão Tân, Tuyển Thục, Tuân Thục, Tùng Thục, and Thuần Thục, who have been wholeheartedly supporting and helping me overcome challenges and difficulties in completing this work. Last but not least, I would like to dedicate this work to my deceased brothers and sisters Ngọc Hoa, Ngọc Huệ, Ngọc Minh, Ngọc Mai, Kim Hoàng, Thanh Huy, Ngọc Út, and all deceased sentient beings. May all of them be reborn in the Western Paradise. I would also like to express my special gratitude to all my relatives for their support. Without their support, this work can not be accomplished.

 

This work is also in commemoration of Late Most Venerables Thích Quảng Liên and Thích Ân Huệ. Before the printing of this work, two of my Admirable Dharma Advisors, Most Venerable Thích Quảng Liên and Most Venerable Thích Ân Huệ passed away. May the Buddhas in the ten directions support them to advance into the Buddha-land to attain the Buddhahood there.

 

Last but not least, I would respectfully like to dedicate all merits and virtues derived from this work to all sentient beings throughout the six paths in the Dharma Realms to rebirth in the Amitabha Pure Land.

 

Anaheim, California,
August 3, 2011
Thiện Phúc

 

 

About The Author

 

thienphucThiện Phúc Trần Ngọc was born in 1949 in Vĩnh Long Province, a small town about 136 kilometers southwest of Saigon. AKA Ngọc-Em Trần. He grew up in Vinh Long town, South Vietnam and attended Tong Phuoc Hiep High School. He was born to a very poor family; however, his parents had tried their best to raise their all children with a minimum of high school education. He obtained his Bachelor in English in 1973, and Bachelor in Vietnamese-Chinese in 1974 at Cantho University. He was brought up in a Buddhist-tradition family. His grandparents and parents were devoted lay disciples of Honarable Venerable Master Minh Đăng Quang. He came to the United States in 1985 and became a disciple of Most Venerable Thích Giác Nhiên in the same year. He has been working for California State Department of Rehabilitation as a Rehabilitation Supervisor since 1988. His main responsibility is to supervise a unit of ten counselors who counsel people with problems, especially people with disabilities. He was very much impressed by the life and teachings of the Buddha. He realizes that Buddhism has been an important part of the cultural heritage, not only of Vietnam, but also of Southeast Asian countries and most parts of Asia. He started to compose “The Sorrowless Flowers” in 1995 and with the encouragement from Most Venerable Thích Giác Nhiên, he completed the first draft in 2005 and the final draft in 2011. He is also the author of a series of books written in Vietnamese and English titled “Buddhism in Life” (ten volumes), “Buddhism, a religion of Peace-Joy-and Mindfulness”, “Intimate Sharings with Parents and Children”, Vietnamese-English Buddhist Dictionary (06 volumes), English-Vietnamese Buddhist Dictionary (10 volumes), A Little Journey To India, Famous Zen Masters in Vietnamese and English, Basic Buddhist Doctrines (08 volumes), Zen In Life, and Zen In Buddhism (02 volumes).

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 52)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 113)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 103)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 194)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 267)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 314)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 249)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 343)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 445)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 377)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 479)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 450)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 718)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 541)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 566)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 507)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 659)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 585)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 947)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 612)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 620)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 703)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 843)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 765)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 652)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 659)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 685)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 783)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 931)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 936)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 674)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 788)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 881)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1037)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 851)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 938)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1145)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1012)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1022)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1152)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1335)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1490)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1480)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1349)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1229)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1217)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1207)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1356)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1322)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1541)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1205)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1113)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1241)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1431)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1246)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1256)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1391)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1363)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1378)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant