Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 3. Sự Phát Triển Của Thuyết Tâm Tánh Bổn Tịnh

11 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 5749)
Chương 3. Sự Phát Triển Của Thuyết Tâm Tánh Bổn Tịnh

NGHIÊN CỨU VỀ TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG
Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận
Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh

CHƯƠNG 3
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THUYẾT TÂM TÁNH BỔN TỊNH

1. Thuyết tâm tịnh của Kinh Luận thuộc Thanh văn

Thuyết Như lai tạng (tathāgatagarbha), khởi đầu không có liên quan với thuyết tâm tánh vốn thanh tịnh (cittaprakṛtiviśuddhi), nhưng trong quá trình lưu truyền của thuyết Như lai tạng, trong thân của chúng sanh có cái Như lai tạng thanh tịnh, cùng với thuyết ‘tâm tánh vốn thanh tịnh, bị khách trần làm nhiễm ô’, có ý nghĩa tương tợ, cho nên ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ cũng trở thành nội dung quan trọng của Như lai tạng học. Nhưng thuyết tâm thanh tịnh của Tảo kỳ, ý nghĩa ở đâu trong Phật pháp? Cùng với nội dung của thuyết Như lai tạng thanh tịnh là khác hay tương đồng? Nếu như thật sự vì hiểu rõ Phật phápnghiên cứu nó, thì khi nghiên cứu về nguồn gốc của tư tưởng Như lai tạng, không thể không chú ý thêm về nó một cách sâu sắc! Không thể do vì tôn trọng thuyết Như lai tạng, đã khám phá ra tâm tánh vốn thanh tịnh là của Phật giáo nguyên thỉ, rồi cho rằng đó là nguyên gốc do Phật thuyết, rồi lấy làm thỏa mãn được vậy! ‘Tâm tánh vốn thanh tịnh’ là có liên quan đến định (samādhi), định học cũng được gọi là tâm (citta) học. Tu định ấy thì phải rời xa 5 cái, cái (āvaraṇa) là ý nghĩa của che lấp. năm cái gồm tham, sân, v.v., có tác dụng che lấp, khiến cho tâm không thể được lắng trong an tĩnh, sáng suốt. Thuyết 5 cái có liên quan đến định ấy, đã làm phát sanh ra tư tưởng tâm thanh tịnh. Kinh Tạp A-hàm(I) nói: “Vị tỳ-kheo mà tinh tấn hướng đến tâm thanh tịnh, thì sự trói buộc của phiền não thô, các nghiệp ác bất thiện, các loại ác tà kiến, sẽ dần đoạn trừ, làm cho tiêu diệt; như đãi vàng sống kia phải thải bỏ khối đá cứng rắn. Lại nữa, vị tỳ-kheo mà tinh tấn hướng đến tâm thanh tịnh trừ bỏ theo thứ tự các loại cấu thô, dục giác, nhuế giác, hại giác;(a) như loại vàng sống kia, trừ bỏ lần lượt cát sỏi. Lại nữa, vị tỳ-kheo mà tinh tấn hướng đến tâm thanh tịnh, thứ đến trừ bỏ dơ bẩn, đó là giác về thôn làng, giác về con người, giác về sanh lên trời, tư duy trừ diệt hết những thứ ấy; như loại vàng sống kia, trừ bỏ cáu bẩn thô, cát nhỏ, đất đen đi. Lại nữa, vị tỳ-kheo mà tinh tấn hướng đến tâm thanh tịnh có giác về pháp thiện, thì tư duy trừ diệt nó, khiến tâm thanh tịnh; giống như vàng sống, (dùng lửa tôi luyện), trừ khử những cáu bẩn có mà màu sắc tương tợ như vàng, khiến cho nó thuần tịnh. …Lại nữa, tỳ-kheo đắc được các tam-muội, không có nắm giữ về thực hành chúng, đắc được sự tịch tịnh tuyệt diệu thù thắng, đặc được đạo tịch tĩnh an lạc, nhất tâm nhất ý, trừ bỏ hết các hữu lậu; như vị thầy luyện vàng, đệ tử của thầy luện vàng, đào luyện vàng sống, khiến cho nó được nhẹ, mềm, không bị đứt gãy, sáng bóng, bền dẻo, tùy ý (làm các trang sức…) .” Kinh này, tạng Pāli biên tập vào Tăng chi bộ.1 Vàng sống (quặng vàng) được đào luyện bởi thợ vàng, dần dần được tinh khiết, có thể tạo thành các loại trang sức, tỉ dụ cho vị tỳ-kheo mà tu định (tịnh tâm), diệt trừ hết dần dần các phiền não, đắc được tứ thiền, sáu loại thần thông, tự tại. Bản chất của vàng sống là thuần tịnh, chỉ là bị lai tạp các tạp chất, sự tôi luyện chỉ là trừ khử các tạp chất ấy, khiến cho chất vàng thuần tịnh ấy được hiển hiện ra. Cái tỉ dụ luyện vàng ấy, còn có phương pháp tăng lửa, rưới nước, không tăng lửa, không rưới nước, tỉ dụ cho ‘tư duy về tướng chỉ [an tĩnh, không động]’, ‘tư duy về tướng cử [hoạt động]’, ‘tư duy về tướng xả [không phải tĩnh, không phải động] – ba tướng, của sự tu định;2 thí dụ việc trừ bỏ sắt, đồng, thiếc, chì, bạc – 5 loại gỉ (cáu bẩn), nên khiến nó thuần chất vàng bóng sáng, có thể sử dụng được.3 Ngoài thí dụ luyện vàng này ra, có có dụ về nước: tham, sân, hôn trầm, trạo hối, nghi – 5 cái, che lấp tâm, như trong bát nước có các sắc màu vàng, đỏ, v.v., đun sôi cho bốc hơi, rêu xanh che phủ, gió thổi dậy song, bùn đen dơ bẩn; khi đã lìa bỏ được 5 cái thì tâm được an trụ, mới có thể hiểu rõ nghĩa lý của kinh điển, biện tài vô ngại.4 Tánh của nước vốn là trong sạch, nếu như lìa bỏ được nhân tố loạn động, nhơ uế, thì nó có thể phản chiếu được hình ảnh, giống như lìa 5 cái thì tâm được trong sạch, có thể dẫn đến phát sanh sự hiểu biết vậy. Còn có 5 thí dụ nữa, gồm: gội đầu, rửa thân, giặt áo, mài gương, luyện kim, (v.v.), tỉ dụ cho sự tu Phật, Pháp, Tăng, giới, thiên tùy niệm, có khả năng khiến tâm lìa nhiễm ô để được thanh tịnh.5 Loại thí dụ thông tục này đều có khả năng dẫn đến phát sanh ra thuyết ‘tâm vôn thanh tịnh’. Trong phẩm Một pháp(II) của Tăng chi bộ nói như thế này: “Này các tỳ-kheo! Tâm này vô cùng sáng suốt, mà bị khách tùy phiền não làm cho tạp nhiễm, kẻ vô văn dị sanh không hiểu đúng như thật, Ta nói đó là vì kẻ vô văn dị sanh không có tu tâm.” “Này các tỳ-kheo! Tâm này vô cùng sáng suốt, mà giải thoát khỏi khách tùy phiền não bởi hàng Thánh đệ tử có nghe [học] nên có thể hiểu đúng như thật, Ta nói đó là vì hàng Thánh đệ tử có nghe [học] có tu tâm.” Đây là thuyết tâm sáng suốt thanh tịnh được nói rõ ràng trong kinh A-hàm. Tâm là vô cùng sáng suốt (pabhassara), tùy phiền não (upakkilesa) mà khiến tâm bị tạp nhiễm ấy, là ‘khách’, có thể thấy là nó thuộc lực bên ngoài, nên không phải là trong tâm thể có những phiền não này. Tâm thanh tịnh mà phát sanh quan hệ với khách trền phiền não, là lý luận quan trọng của thuyết Như lai tạng, không thể không nói là có nguồn gốc trong kinh A-hàm được ư! ‘Tâm tánh vốn thanh tịnh’, ở trong bộ phái Phật giáo, là được kế thừa truyền bá của hai hệ thống lớn là Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika) và Phân biệt bộ (Vibhajyavādin ). Dị bộ tông luân luận(III) nói: “Đại chúng bộ, Nhất thuyết bộ, Thuyết xuất thế bộ, Kê dận bộ có chủ trương giống với tông phái chính của họ,… tâm tánh vốn thanh tịnh, bị khách tùy phiền não làm cho tạp nhiễm, nên nói là bất tịnh.” Thuyết tâm là thanh tịnh của Đại chúng bộ, trong Tùy tướng luận đã từng giải thích: “Như các bộ phái gồm Tăng-kỳ, v.v., nói: tâm tánh của chúng sanh vốn thanh tịnh, bị khách trần làm ô nhiễm. Tịnh tức là 3 căn thiện; chúng sanh sanh tử từ vô thỉ đến ngày nay có khách trần, tức là phiền não, phiền não tức là các phiền não như tùy miên, v.v., tùy miên phiền não tức là 3 căn bất thiện.”6 Theo Tùy tướng luận nói: Đại chúng bộ, v.v, cho rằng tâm là vốn thanh tịnh. Ba căn thiện và ba căn bất thiện – giống như tùy miên, là không tương ưng với tâm, tương tợ như gieo trồng, luyện tập các công năng thiện hay ác vậy. Dựa vào 3 căn bất thiện nên khởi phiền não, dựa vào 3 căn thiện nên khởi lên các pháp thiện như niềm tin, trí, v.v. Đại chúng bộ là chỉ lập nên 2 tánh là thiện và ác, tâm không phải là pháp tâm sở thiện hay bất thiện, chẳng qua tùy miên bất thiệntâm sở bất thiện là có thể lìa và diệt được, cho nên chúng khế hợp với thiện căn (và tâm sở thiện), mà được gọi là ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’. Phân biệt thuyết bộ thuộc bản địa Ấn độ, như Hóa địa bộ (Mahīśāsaka), v.v., Luận sư của Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin) gọi họ là ‘những người thuộc Phân biệt luận’. Như luận A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa(IV) nói: “Có người chấp rằng tâm tánh vốn thanh tịnh, như những người thuộc Phân biệt luận. Họ nói bổn tánh của tâm là thanh tịnh, vì bị khách trần phiền não làm cho nhiễm ô, nên tướng của nó không thanh tịnh. … Họ nói cái nhiễm ô ấy không làm nhiễm ô được tâm, thể của nó [tâm] không thay đổi. Nghĩa là nếu khi sự tương ưng với phiền não chưa được cắt đứt, thì gọi đó là tâm nhiễm ô; nếu khi sự tương ưng với phiền não đã bị cắt đứt, thì gọi đó là tâm không nhiễm ô. Như cái đồ đựng bằng đồng, v.v., khi chưa trừ bỏ dơ bẩn, thì gọi đó là đồ đựng có dơ bẩn, v.v., nếu trừ bỏ dơ bẩn rồi, thì gọi là đồ đựng không có dơ bẩn, v.v.: tâm cũng như thế.” Thuyết tâm tịnh của những người thuộc Phân biệt luận, luận A-tỳ-đạt-ma Thuận chánh lý(V) cũng nói: “Những người thuộc Phân biệt luận nói như thế này: duy chỉ có từ chính tâm mà có tham này mà nay được giải thoát, như đồ đựng có dơ bẩn, sau đó trừ bỏ dơ bẩn ấy; như phả-chi-ca(b) do để chỗ có màu sắc khác nhau nên có sắc khác nhau sanh ra. Như vậy tâm thanh tịnh này do bị tham, v.v, làm cho ô nhiễm, nên gọi là có tham, v.v, sau đó trở lại được giải thoát. Thánh giáo cũng nói bổn tánh của tâm là thanh tịnh, có lúc bị khách trần phiền não làm cho ô nhiễm.” Tâm tánh vốn thanh tịnh của những người thuộc Phân biệt luận, vào lúc trước khi chưa đoạn được phiền não, là tánh thì tịnh mà tướng thì nhiễm; tuy có tướng nhiễm ô, mà thể tánh của tâm thì không thay đổi. Từ chủ trương của những người thuộc Phân biệt luận ấy mà diễn đạt lại thì, tâm có nhiễm ôtâm không nhiễm ô không phải là có hai loại tâm bất đồng, nên là ‘một tâm’ mà ‘thể của nó không có khác nhau’, chỉ là khác nhau ở sự tương ưng với phiền não bị đoạn trừ và chưa được đoạn trừ. Có nhiễm ô là bởi khách trần làm nhiễm ô, là lực bên ngoài, còn tâm mà thể của nó không có khác ấy, bổn tánh là thanh tịnh. Quan điểm của ‘những người thuộc nhất tâm tương tục luận’ và ‘những người thuộc phân biệt luận’ mà luận Đại tỳ-bà-sa đã nói đến, là nhất trí với nhau, như quyển 22(VI) của luận này nói: “Có người chấp rằng chỉ có một tâm, như những người thuộc Nhất tâm tương tục luận. Họ nói như thế này: có tâm có tùy miên, có tâm khôngtùy miên, nhưng tánh của nó thì không khác nhau. Khi Thánh đạo hiện tiền, thì trái với phiền não, nhưng không trái ới tâm tánh; vì đối trị phiền não, chẳng phải là vì đối trị tâm. Như giặt áo, lau kính, luyện vàng, v.v., các thứ đồ vật, chúng trái với cái dơ bẩn, v.v, nhưng không trái với áo, v.v., Thánh đạo cũng như vậy. Lại nữ, ở trong thân này, nếu trước khi Thánh đạo chưa hiện tiền, vì phiền não chưa bị đoạn trừ, nên tâm có tùy miên. Khi Thánh đạo hiện tiền, vì phiền não đã được đoạn trừ, nên tâm khôngtùy miên. Tâm này tuy có khác nhau khi có tùy miên hay không có tùy miên, nhưng tánh của nó vẫn là một. Như áo, kính, vàng, v.v., khi chưa được giặt, lau chùi, tôi luyện, v.v., thì gọi là chiếc áo có bị dơ, v.v. Nếu đã được giặt, lau chùi, tôi luyện rồi, thì gọi là chiếc áo không có bị dơ, v.v. Có hay không có bị dơ, thì thời gian tuy có khác mà tánh thì không có sai biệt, tâm cũng như vậy.” Cái thí dụ mà những người thuộc Nhất tâm tương tục nêu ra, là trích từ phẩm Ba pháp của Tăng chi bộ. ‘Chỉ có một tâm’; ‘mà tánh là một’; ‘mà tánh không khác, tâm cũng như vậy’, cùng với ‘thể của nó không khác nhau’ của những người thuộc Phân biệt luận, là hoàn toàn nhất trí. Trong luận Thành thật, có ‘Nhất tâm luận’ của ‘tâm tương tục [cittasantāna]’.7 Luận Đại tỳ-bà-sa còn có nói đến “những người thuộc Nhất giác luận.”8 Như vậy, có thể không thuộc vào cùng một bộ, nhưng là ‘những người thuộc Tâm tánh bổn tịnh luận’ mà giống nhau phần lớn và chỉ khác chút ít. ‘Tâm tánh vốn thanh tịnh’ là được chủ trương bởi hệ Đại chúng bộPhân biệt thuyết bộ. Luận Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm, là bộ luận gần với chủ trương của Phân biệt thuyết bộ, trích dẫn giáo thuyết ‘tâm tánh thanh tịnh, bị khách trần làm nhiễm ô’, cũng phù hợp với điều mà Tăng chi bộ đã nói.9 Nhưng trong Thuyết nhất thiết hữu bộ thì không có kinh nào nói ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’, và cũng đã phủ định lý luận ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’, như luận A-tỳ-đạt-ma Thuận chánh lý(VII) nói: “Những người thuộc Phân biệt luận nói như thế này… Thánh giáo cũng nói bổn tánh của tâm là thanh tịnh, có lúc bị khách trần phiền não làm ô nhiễm. … Cho nên không nên nói bổn tánh của tâm là thanh tịnh, có lúc bị khách trần phiền não làm ô nhiễm. Nếu bảo thủ cái tin ngu muội ấy, không dám, chẳng phế bỏ lời này chẳng phải kinh nói, thì nên biết rằng vì kinh này trái với chánh lý, nên chẳng phải là kinh nói liễu nghĩa.” Kinh A-hàm do các bộ phái truyền tụng đã có thêm bớt không ít. Trong kinh mà do những người thuộc Phân biệt luận truyền tụng có thuyết ‘tâm tánh vốn thanh tịnh, bị khách trền làm nhiễm ô’, mà trong kinh của Thuyết nhất thiết hữu bộ thì không có. Trong tín ngưỡng truyền thống của tôn giáo, kinh văn của tôn phái mình mà phải do người khác bác bỏ thì thật không dễ dàng chấp nhận, cho nên chỉ có thể luận đoán là ‘chẳng phải nói liễu nghĩa’, theo chánh lý mà giải thíchthông hiểu. Tóm lại, đối với Thuyết nhất thiết hữu bộ (và Độc tử bộ, Kinh bộ), thì đây là ‘chẳng phải kinh nói’, ‘chẳng phải là nói liễu nghĩa’. Nhưng mà, thuyết ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’, ở trong Phật pháp, là liễu nghĩa hay không liễu nghĩa, nói theo phương tiện hay nói theo rốt ráo, nếu như dùng lý luận của chính tông phái mình để làm tiêu chuẩn, thì không thể được người khác chấp nhận vậy! Bốn bộ kinh A-hàm mà được biên tập thành ấy, có một chuẩn mực phân biệt của cổ đại truyền lại, chính là căn cứ theo đặc tính mà bốn bộ ấy nói, có bốn loại tông thú [chủ trương] bất đồng. Như Tam tạng Pháp sư Giác âm (Buddhaghoṣa) của Xích đồng diệp bộ (Tāmraśāṭīya), Bồ-tát Long thọ (Nāgārjuna) của Đại thừa sơ kỳ, thì có lời truyền lại giống nhau, đó chính là: kinh Trường A-hàm là ‘cát tường vui ý’, ‘thế giới tất-đàn’; Trung A-hàm là ‘phá trừ do dự’, ‘đối trị tất-đàn’; Tăng nhất A-hàmTăng chi bộ là ‘thỏa mãn mong cầu’, ‘mỗi mỗi vị nhân (sanh thiện) tất-đàn’; Tạp A-hàm là ‘hiểu dương chân nghĩa’, ‘đệ nhất nghĩa tất-đàn’.10 Tiến thêm bước nữa nói, kinh Tạp A-hàm của cổ truyền, thật sự là đã tổng hợp Tu-đa-la (sūtra), Kỳ-dạ (geya), Ký thuyết (vyākaraṇa) – ba bộ phận mà thành. Căn cứ theo bốn loại tông thú để nói, thì Tu-đa-la là Tương ưng giáo của kết tập nguyên thỉ, như Tương ưng uẩn, Tương ưng xứ, v.v., là đệ nhất nghĩa tất-đàn. Kỳ-dạ là kệ tụng thuận theo thế tục, khởi đầu là ‘kết tập văn’ của tập hợp 10 kinh làm một tụng. Ký thuyết thì có Như lai ký thuyết, đệ tử ký thuyết, chư thiên ký thuyết. Chư thiên ký thuyết, sau này cũng gọi là Kỳ-dạ, chính là bộ phận ‘bát chúng kệ’, là thế giới tất-đàn. Đệ tử ký thuyết, như Xá-lợi-phất thuyết (Śāriputra), Mục-kiền-liên thuyết (Mahāmaudgalyāyana), v.v., là đối trị tất-đàn. Như lai ký thuyết, như chủ của làng xóm, Bà-tha xuất gia, v.v., là vì nhân sanh thiện tất-đàn.11 Trong khi khảo luận về Thánh điển Nguyên thỉ, biết được rằng Tăng nhất A-hàmTăng chi bộ, chủ yếu là dựa vào Như lai ký thuyết (như nói ba niệm, bốn niệm, sáu niệm, bốn niềm tin không bị hủy hoại, tâm từ, mười thiện, v.v.), trải qua ‘như thị ngữ’ (itivuttaka) nên được biên tập tăng thêm mà thành.12 ‘Tâm tánh vốn thanh tịnh’ và các thí dụ như luyện kim, v.v., tạng Pāli đều ở trong Tăng chi bộ; Hán dịch kinh Tạp A-hàm, thí dụ luyện kim thuộc vào bộ phận Như lai ký thuyết. Nếu như khảo luận không có sai lầm, vậy thì lời mà Như lai ký thuyết và Tăng cho bộ đã nói, ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ và thí dụ luyện kim, v.v., đều là ‘mỗi mỗi vì con người’ – có nghĩa là khơi mở để con người làm thiện; không phải là đệ nhất nghĩa tất-đàn (nêu bày ý nghĩa chân thật), đương nhiên là ‘chẳng phải lời liễu nghĩa’ vậy. Luận Thành thật(VIII) nói: “Tâm tánh không phải là vốn thanh tịnh, vì khách trần cho nên bất tịnh, nhưng Phật chúng sanh mà bảo tâm là thường tại [trụ], cho nên nói rằng bị khách trần làm nhiễm ô thì tâm bất tịnh. Lại nữa, Phật vì những chúng sanh giải đãi, nếu chúng nghe tâm vốn bất tịnh, liền cho rằng tánh ấy khôn g thể cải đổi, thì không phát ra tịnh tâm, cho nên nói rằng tâm vốn thanh tịnh.”(c) Tư tưởng của luận Thành thật gần với Kinh bộ (Sūtravādin). Luận Thành thật không đồng ý với thuyết ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’, nhưng đối với giáo thuyết của ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’, thì cho rằng đó là từ sự thích ứng với từng căn cơ nên đặt bày ra giáo phápý nghĩa là vì người khác mà đối trị, rồi giải thích thêm. Có một số người cho rằng tâm là thường tại (trụ); trong Phật giáo Nguyên thỉ, cái tâm thông thường là tà kiến của kẻ ngu si. Nhằm đối trị tà chấp của tâm thông thường này, cho nên nói tâm là có thể trở thành bất tịnh. Có thể bất tịnh, có thể thấy rằng tâm là chẳng phải thường. Có một số người tự biết được tâm mình bất tịnh, phiền não trùng trùng, cho nên theo thói giải đãi, không thể phát tâm mạnh mẽ để tu hành. Nhằm khởi mở tâm lành cho những người giải đãi này, cho nên nói: tự tâm xưa naythanh tịnh, tạm thời bị phiền não làm nhiễm ô, vì sao không tự mình không cố gắng để phát tâm trong sạch vậy! Vì sao lại vì chúng sanh mà nói đến Như lai tạng? Luận Bảo tánh đã nêu ra 5 lý do,(d) lý do thứ nhất chính là ‘bởi có tâm khiếp nhược’,13 với ‘vì người giải đãi’ [kusīdasattvā] của luận Thành thậtphù hợp nhau; cũng cùng với ‘mỗi mỗi vị nhân tất-đàn’ của Tăng chi bộ phù hợp nhau, đây ắt hẳn chính là ý nghĩa căn bản của chủ trương ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’. Những luận giả có chủ trương ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ đều không phải là từ trong sự luận cứu về nghĩa lýkết luận ra được ‘tâm là thanh tịnh’; cũng không phải giống như Đại thừa, mà lấy sự thể nghiệm từ sự tu trì của chính mình làm y cứ. Những luận giả có chủ trương ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ của cổ đại, chẳng hạn như những người thuộc Phân biệt luận, những người thuộc ‘Nhất tâm tương tục luận’, chủ yếu là ứng dụng thí dụ theo thế tục, dùng thí dụ để giải thích về ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’. Như ở trên đã dẫn, những người thuộc ‘Nhất tâm tương tục luận’ đã nêu ra các thí dụ như giặt áo, lau chùi gương, luyện kim, v.v.; những người thuộc Phân biệt luận dùng các thí dụ như đồ chứa bằng đồng (dơ hoặc đã trừ dơ rồi), mặt trờimặt trăng do năm sự kiện mà bị che lấp, phả-chi-ca, v.v. Những thí dụ này, như giặt áo, lau chùi gương, luyện kim, trừ bỏ cái dơ của đồ đựng bằng đồng, đã tỉ dụ cho tánh vốn thanh tịnh, chỉ là nhiễm một số dơ bẩn ở bên trên, có thể dùng phương pháp như giặt, lau chùi, v.v., để khôi phục lại sự trong sạch của chúng; đây là giải thích sự chuyển đổi cái dơ bẩn để trong sạch trở lại. Những thí dụ này, có ý nghĩa ‘chủ’ và ‘khách’ của tự thể và lực bên ngoài. Mặt trờimặt trăng do năm sự kiện mà bị che lấp, năm sự kiện là khói, mây, bụi, sương mù, tay của la-hầu-la(e) che. Tuy ý nghĩa của thí dụ là gần nhau, nhưng dùng sự tương quan liên hệ giữa ánh sáng mặt trời và bóng tối, giải thích ‘sự tương ứng, hỗn tạp lẫn nhau’ giữa tâm và phiền não,14 có thể dẫn đến sanh ra lý luận về ‘đạo và phiền não là cùng ở chung’. Vật báu phả-chi-ca (sphaṭika) là ‘óng ánh sáng rỡ’, cùng với các vật phẩm màu hồng, v.v., ở cùng một chỗ, thì sẽ thành màu hồng, v.v. Thí dụ này, vốn là Số luận (Sāṃkhya) ngoại đạo dùng để tỉ dụ cho tự ngã và tính giác.15 Luận Thuận chánh lý đã trích dẫn thí dụ phả-chi-ca, kinh Giải thâm mật, là kinh điển trọng yếu của Duy thức học, đã sớm hơn một chút, cũng dùng để tỉ dụ cho sự nhiễm ôthanh tịnh của ba tánh.16 Những luận giả chủ trương ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ có phong cách học là chuyên dựa vào thí dụ để giải thích, khiến chúng ta liên tưởng đến phong cách của kinh Như lai tạng, kinh Đại Bát-niết-bàn (phần trước). Học phái Chánh lý (Nyāya) của cổ đại, lập nên thí dụ lượng (upamāna-pramāṇa), cho rằng thí dụ có khả năng thành lập nên chánh lý. Trong luận lý học phát sanh sau, thí dụ lượng không có khả năng thành lập nên chánh lý nên đã bị bỏ đi, nhưng cổ đại cho rằng nó có thể thành lập được, cho nên một bộ phận kinh điển Phật giáoứng dụngrộng rãi. Thành lập thí dụ của ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ là thông tục, phù hợp với thường tình, ở trong quá trình phổ cập hóa của Phật pháp, nó dễ dàng được mọi người tiếp nhận nên càng ngày được rạng rỡ lên. Nhưng Phật pháp lập nên hai đế, dựa vào thế tục để dẫn dắt hướng đến thắng nghĩa; lập nên bốn tất-đàn, làm phương tiện để dẫn dụ giáo hóa, nên lấy đệ nhất nghĩa tất-đàn làm cao tột. Luận Du-già sư địa lập nên bốn chân thật, ngoài sự ngộ nhập chân thật ra, lập nên ‘thế gian cực thành chân thật’, ‘đạo lý cực thành chân thật’. ‘Đạo lý cực thành chân thật’ là từ sự quan sát nghiên cứu bằng trí sáng suốt mà ra, cùng với ‘thế gian cực thành chân thật’ bất đồng.17 Điều này giống như lý luận của khoa học, cùng với hiểu thiết thông thường khác nhau vậy. Thuyết ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ trước sau là dùng thí dụ thường thức làm y cứ, là bình dị gần gũi với mọi người, nhưng quyết không phải là sâu sắc, triệt để vậy! Chính điều này cho nên các Luận sư A-tỳ-đạt-ma phải nhắc nhiều lần rằng: ‘pháp thế tục khác, pháp Hiền thánh khác’. Tâm, ý, thức – thông thông được xem là cùng tên mà thật tế khác nhau, cho nên tổng hợp làm một từ ‘tâm ý thức’. Trong sự ứng dụng của kinh điển, dù chẳng nghiêm ngặt, nhưng lại cũng biểu thị ra được đặc tính của mỗi một danh từ; điều này đối với các Luận sư A-tỳ-đạt-ma thuộc cổ đại, sớm đã chú ý đến rồi. Thế thì, tâm của ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ có ý nghĩa đặc thù gì vậy? Nghĩa đặc biệt của tâm (citta), như các vị thầy xưa nói:18 1. “Tâm là nghĩa của chủng tộc. … Họa vẽ nên các sắc thái là nghiệp của tâm. … Làm tăng trưởng là nghiệp của tâm.” 2. “Tập hợp lại rồi khởi lên nên gọi là tâm. … Các loại giới sai biệt như tịnh, bất tịnh nên gọi là tâm.”(f) Tăng trưởng, tập hợp lại rồi khởi lên, chủng tộc, những ý nghĩa của ‘tâm’ này, đều là tích tập nhiều thứ, nhờ vào sự tích tập mà có cái được sanh khởi ra. Thí dụ ‘họa vẽ’ cũng là ý nghĩa dùng các thứ sắc thái, vẽ thành các bức tranh. Cho nên đối với sự thống nhất của nhiều loại, tâm thì không tách rời nhiều loại ấy mà khởi lên, đều không biểu thị tánh đơn nhất. Như trong ba loại tăng thượng học, gọi định họctâm học. Do vì ‘định’ là giữ cho tâm không bị động loạn, khiến quy sự tán loạn về sự bình tĩnh, ở trên một cảnh, tâm trước và tâm sau nối tiếp không loạn, gọi là ‘tâm nhất cảnh tánh’ [cittaikāgratā], định cũng được gọi là ‘tâm’. Các học giả Duy thức thuộc đời sau đã dùng tâm làm thức a-lại-da, nguyên nhân chính là: “Thức này, vì tích tập sắc, thanh, hương, vị, xúc, v.v., rồi làm tăng trưởng;” “vì do các pháp huân tập được tích tập thành chủng tử;” “do các pháp huân tập được tích tập thành chủng tử.”19 Do vì đặc tánh này, trừ ra cái được gọi là thức, là cái có liên quan đến nhận thức,chấp thủ, cái được gọi là ý, là cái dẫn đến làm phát sanh hành vi, phát sanh các thức, trong kinh đều gọi chung là tâm, tâm là danh từ chung, danh từ khái quát. Ở trong kinh, so với khởi ý và thức đến, thì ứng dụng của tâm không nhỏ, nhưng đều là không phân tích gì thêm. Như tâm là tương đối với thân, hành động của thân và hành động của tâm, cảm thọ của thân và cảm thọ của tâm, tinh tấn thân và tinh tấn của tâm, an ổn nhẹ nhàng của thân và an ổn nhẹ nhàng của tâm, viễn ly của thân và viễn ly của tâm, đều là tên gọi chung của nội tâm. Do vì tâm là tên gọi chung, cho nên kinh Tạp A-hàm(IX) nói: “Này các tỳ-kheo! Tâm bị não loạn nên chúng sanh bị não loạn, tâm thanh tịnh nên chúng sanh thanh tịnh. Này các tỳ-kheo! Ta không thấy một loại nào mà có nhiều màu sắc như loài chim ban sắc, tâm còn phức tạp hơn loại đó. Vì sao vậy? Vì tâm của loài súc sanh kia có loại nên sắc của nó có nhiều loại.” Não loạn của chúng sanhtạp nhiễmthanh tịnh, là lấy tâm làm chủ đạo, nhân vì sự tạp nhiễm của tâm mà trở thành tạp nhiễm, tâm ấy thanh tịnh nên trở thành thanh tịnh. Tâm thì có nhiều loại tâm, tất cả tác dụng của nội tâm, đều có thể gọi là tâm. Như Tương ưng bộ, v.v., lập nên 16 loại tâm (cái tâm mà tha tâm trí biết được): tâm có tham, tâm lìa tham, tâm có sân, tâm lìa sân, tâm có si, tâm lìa si, tâm được nhiếp, tâm tán loạn, tâm rộng lớn, tâm chẳng rộng lớn, tâm hữu thượng [chưa vô thượng], tâm vô thượng, tâm có định, tâm bất định, tâm giải thoát, tâm khônggiải thoát.20 Sáu tâm trước của 16 tâm, có lẽ được tưởng tượng là: tâm có tham, tâm lìa tham, v.v., dường như ở ngoài tham, sân, sir a, riêng có tồn tại tâm thể. Nhưng từ tâm được nhiếp, tâm toán loạn, tâm rộng lớn, tâm chẳng sộng lớn, v.v., mà luận, thì cái được gọi là tâm của 16 loại tâm ấy, rốt cuộc không ngoài tên gọi chung. Cho nên tâm mà Thánh giáo đã nói, là biểu thị sự tập trung, tích tụ, tổng quát, là thống nhất của nhiều loại, thuần thuộc về lập trường của Hiện tượng luận. Tâm có ý nghĩa là thống nhất nhiều loại, cho nên trong sự phát triển của Phật pháp, các giải thích của học giả, có khuynh hướng về sự thống nhất của tâm. 1. Như ‘tâm vương’ của những Luận sư thuộc A-tỳ-đạt-ma nói: Tâm người có vô số tác dụng, hoặc thiện, hoặc ác, hoặc thọ, hoặc tưởng, hoặc tư, v.v., trong sự luận cứu phân tích, thì thọ, tưởng, v.v., được chia riêng ra, gọi là ‘tâm sở hữu pháp’ do ‘từ tâm mà có’, ‘dựa vào tâm để khởi’. Ngoài tâm sở ra, còn lại gọi là tâm (vương) – sáu thức. Sự chia riêng ra tâm làm ‘tâm sở hữu pháp’, gần với tác dụng tổng giác [apperception] của Tâm lý học hiện đại. Từ các loại tâm sở mà luận đến một tâm mà làm chỗ nương tựa (một thức trong 6 thức), cũng sẽ bị hiểu nhầm là tác dụng tâm của tâm thể. May mắn là các Luận sư A-tỳ-đạt-ma không nói như vậy, cho rằng tâm và tâm sở là giống nhau, chỉ là sự sai biệt giữa cái biết về tướng tổng quát (là tâm) và biết về các loại tướng riêng (là tâm sở). 2. Những ngững người thuộc Nhất tâm luận, trích dẫn ‘tâm biến hành đi một mình’, mà cho rằng sáu thức khác nhau, chỉ là sai biệt của một tâm. 3. Như những người thuộc Tâm tánh bổn tịnh luận: Kinh trên nói: ‘tâm là vô cùng sáng suốt, bị khách trần làm nhiễm ô’, theo thí dụ của thế tục, nên giải thích là ‘tánh tịnh mà tướng nhiễm’. Tâm là một tâm nội tại, tạp nhiễm hoặc ly nhiễm, mà tâm thể thì thanh tịnh. Giới Phật giáo nghiêng về sự thống nhất nội tại, là cùng tương ưng với tâm tình của thế gian. Sự hiểu biết của người thông thường thảy đều như thế này: nói đến sự nối tiếp của sanh tử, thì nghĩ đến một sự tồn tại của cái nhất quán thông từ chết trước và sau sanh, nếu không thì không thể nói là kéo dài từ trước đến sau được. Nói đến sự từ tạp nhiễm đến thanh tịnh, từ trói buộc đến giải thoát, thì thiết tưởng là ắt có sự tồn tạinhất quán thông giữa nhiễm và tịnh, nối kết giữa trói và mở. Đây là sự hiểu biếtnhận thức của thế gian, là căn nguyên ý nghĩa của sự thành lập nên một tâm, hoặc thần ngã. Tâm tịnh mà có phiền não, khi đã trừ bỏ phiền não rồi, thì tâm thanh tịnh trở lại, ‘tâm’ chính là tự thể làm chỗ nương tựa mà nối kết giữa nhiễm và tịnh, chính là giống như chiếc áo của chiếc áo mà đã được giặt, chiếc gương của chiếc gương mà đã được lau chùi, vàng của vàng mà đã được tôi luyện. Dùng thí dụ của thế tục mà ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ được thành tập, quả thậtthích hợp với kiến thức của thế gian thông thường, mà có tác dụng phong phú làm khơi mở cho tâm con người hướng về thiện.

2. Thuyết tâm tánh bổn tịnh của Sơ kỳ Đại thừa

‘Tâm tánh vốn thanh tịnh’, khởi đầu là từ sự kết tập và ghi chép là của Tăng chi bộ, về sau là được sự tuyên dương của các bộ phái như Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika), Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavādin), trở thành một trong nhiều chủ đề được giới Phật giáo tranh luận.1 Khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi, đã sử dụng thuyết ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’ này. Đại thừa trọng trí tuệ, như kinh Bát-nhã, v.v., từ lập trường thể ngộ của bát-nhã, đã cho ra nhiều giải thích độc đáo khác nhau. Thành lập vào trước Công nguyên, được khảo sát và xác định là bộ phận ‘Bát-nhã nguyên thỉ’,2 đã từng nói đến vấn đề này, như kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật(I) nói: “Khi Bồ-tát thực hành bát-nhã ba-la-mật thì cần phải học như thế này: Không suy nghĩ về tâm Bồ-tát. Vì sao như vậy? Vì tâm là chẳng phải tâm, tướng của tâm vốn thanh tịnh.”(a) “Bấy giờ, Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề: Có cái chẳng phải tâm này là tâm không? Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất: Cái chẳng phải tâm mà là tâm ấy là có thể nắm bắt, hay cho nó là có hay là không chăng? Xá-lợi-phất trả lời: Không được. Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất: Nếu cái chẳng phải tâm mà là tâm ấy là không thể năm bắt, hay cho nó là có hay là không, thì có nên nói là có tâm hay không có tâm được chăng?(b) “Xá-lợi-phất nói: Có pháp gì chẳng phải là tâm? Tu-bồ-đề trả lời: Không hủy hoại, không phân biệt.”(c) Các bản kinh cùng loại với kinh này mà nói rộng hay lược khác nhau, thì có rất nhiều, kinh mà do Huyền trang dịch thì có 5 bộ (5 phần đầu của kinh Đại Bát-nhã). Dù là bản Phạn, bản Hán dịch, v.v., trên mặt văn tựthêm bớt một ít, mà dùng ‘bổn tánh là thanh tịnh’ để chứng minh thành ‘là tâm mà chẳng phải tâm’, là thực chất không có sai khác. ‘Là tâm mà chẳng phải tâm’ (taccittamacittaṃ), đối với trong bộ phái Phật giáo, có ý kiến cho rằng tâm nối tiếp hoặc tâm mà tương ưng với phiền não, xưa nay đều là thanh tịnh, có thể nói là từ trên căn bản có phủ định. ‘Chẳng phải tâm’ mà được kinh Bát-nhã nói đó, có ý nghĩatâm không, tâm không thể nắm bắt. Tâm tánh (cittatā) là tịch diệt không thể nắm bắt, cho nên nói ‘bổn tánh của tâm là thanh tịnh’ (prakṛti-citta-prabhāsvaratā). Tiếp theo, dẫn đến phát sinh ra hai lớp vấn đáp: 1. ‘Là tâm mà chẳng phải tâm’, không cần cho rằng có một cái tâm mà chẳng phải tâm (đây là tâm tư thường tình), nhân vì đã rõ ràng ‘chẳng phải tâm’ thì không cần hỏi lại là có hay không có. ‘Chẳng phải tâm’ là đã siêu việt khái niệm về có và không có, nên không thể nói là có hay không có. 2. ‘Chẳng phải tâm – tâm không thể nắm bắt, là nói không bị hủy hoại (avikāra), không phân biệt (avikalpa). Không có biến đổi (hoại), không có sai biệt (3 phần đầu do Huyền trang dịch, nói là ‘không có hai, không có 2 phần’; hoặc ‘không phân chia, không có khác’), chính là (chân) như (tathatā), không phải giống như thế gian phân biệt cái tâm được phân biệt. Đối với ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’, kinh Bát-nhã từ lập trường thể ngộ về thắng nghĩa (paramārtha), điều chính quan điểm cho tâm là thanh tịnh, cho đến được hai phái Trung quán (Mādhyamika) và Duy thức (Vijñānavādin) đời sau noi theo. Kinh văn mà đã được dẫn ở trên, so với các loại văn bản của kinh Bát-nhã giống như Tiểu phẩm, thì ‘tâm’ được nói ấy, có khác nhau giữa tâm Bồ-tát (bodhisattva-citta ), tâm bồ-đề (bodhi-citta), như:3 1. ‘Không nghĩ là tâm Bồ-tát. (Vì sao vậy? Vì là tâm mà chẳng phải tâm, tưởng của tâm vốn thanh tịnh). 2. ‘Tâm không đang nghĩ là Bồ-tát’. 3. ‘Tâm ấy không đang tự nghĩ ta là Bồ-tát’. 4. ‘Không chấp trước đây là tâm Bồ-tát’. 5. ‘Vị Bồ-tát ấy tuy học như vậy, nhưng không nên sanh tâm rằng ta học như vậy’. 6. ‘Không đang nghĩ rằng ta biết ý đạo’. 7. ‘Không chấp trước vào tâm đại bồ-đề’. Trong sự khai triển của Phật giáo Đại thừa, khởi đầu là ‘tâm Bồ-tát’, chậm hơn một chút mới thành lập nên từ ngữ ‘tâm bồ-đề’.4 Như 2. mà văn ở trên đã dẫn, kinh Đạo hành Bát-nhã do Chi-lâu-ca-sấm (Lokarakṣa) dịch vào đời Hậu Hán (thập niên 80 của thế kỷ 2 A.D.), là bản kinh Bát-nhã được dịch ra cổ nhất. 4. là phần thứ 5 của kinh Đại Bát-nhã do Đường Huyền trang dịch, thì văn tự rất ngắn gọn. Bản được dịch ra cổ nhất, và bản ngắn gọn nhất, đều nói ‘Bồ-tát’ và ‘tâm’, cùng với kinh Tiểu phẩm Bát-nhã do Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva) dịch, là nhất trí. Từ sự trước sau của văn nghĩa mà nói, thì tu-bồ-đề (Subhūti) nói: Bồ-tát, tên gọi Bồ-tát là không thể nắm bắt; bát-nhã, tên gọi bát-nhã là không thể năm bắt. Bồ-tát và bát-nhã đều không thể năm bắt, nếu như nghe rồi mà có thể thể ngộ, không kinh không sợ, thì đó chính là bát-nhã ba-la-mật mà Bồ-tát cần phải học. Tiếp theo nói: Bồ-tát học như vậy, là không suy nghĩ (manyeta) – không chấp trước, không cao mạn là tâm Bồ-tát. Văn ở trên từ Bồ-tát và bát-nhã – sự đều không thể nắm bắt của ngã và pháp, chỉ ra rằng Bồ-tát cần phải học bát-nhã như vậy. Rồi sau đó, khiến cho Bồ-tát quán lại chính tự tâm mình – cái tâm mà biết được ngã và pháp đều không thể nắm bắt ấy, cũng là không thể nắm bắt nên không thể chấp trước vào nó. Y theo quá trình tu hành mà nói, đầu tiên là nói đến sự không thể nắm bắt của đối tượng được quán, thứ đến nói về sự không thể nắm bắt của chủ thể quán. Nếu như đổi lại thành ‘tâm bồ-đề’, theo văn nghĩa ở trên, thì không tránh khỏi cảm thấy đột nhiên vậy! Trong sự khai triển của Phật giáo Đại thừa, tâm bồ đề, tâm bồ-đề được nhận được sự xem trọng của giới Phật giáo, tâm Bồ-tát cũng sẽ được chuyển hóa thành tâm bồ-đề. Như 6. là kinh Đại minh độ do Ngô Chi khiêm (đầu thế kỷ 3 A.D.) dịch ra, nói ‘không đang nghĩ rằng ta biết ý đạo’, ý đạo là cách dịch cổ của tâm bồ-đề. 7. là phần thứ 4 của kinh Đại Bát-nhã do Huyền trang dịch, dịch là ‘không chấp trước vào tâm đại bồ-đề’. Bản Phạn còn lại hiện nay của kinh Bát-nhã gồm 8000 bài tụng (Aṣṭasāhasrikāprajñā-pāramitā-sūtra) cũng nói: ‘không nên chấp trước vào tâm bồ-đề’ (bodhicittena namanyeta); manyeta có nghĩa là cao mạn. Tiến thêm một bước, đến thời Đại phẩm Bát-nhã và kinh Bát-nhã gồm 10.000 bài tụng (tương đương 3 phần đầu do Huyền trang dịch), thì dẫn đến là ‘tâm bồ-đề’ (bodhicitta), ‘tâm vô đẳng đẳng’ (asamasamacitta), ‘tâm rộng lớn’ (udāracitta) – 3 tâm. Kinh Đại phẩm Bát-nhã do La-thập dịch, thì nói ‘đắc được tâm này’, ‘tâm vô đẳng đẳng’, ‘tâm lớn’;5 ‘đắc được tâm này’ nhất định là chép nhầm của ‘tâm bồ-đề’. Như vậy, chính là quán cái bổn tánh thanh tịnh của cái tâm năng quán, rồi diễn ra thành bổn tánh thanh tịnh của tâm bồ-đề. ‘Sự thanh tịnh’ (prabhāsvara) của tâm tánh vốn thanh tịnh, có nghĩa là ‘trong sáng’, là kế thừa kinh A-hàm nói mà có. Theo kinh Bát-nhã nói, sự thanh tịnh không hạn cục ở bổn tánh của tâm, mà là thông với tất cả pháp. Như Tiểu phẩm Bát-nhã nói: “Tất cả pháp vốn có tướng thanh tịnh.”6 Sự thanh tịnh, kinh Bát-nhãdiễn tả tướng sâu xa của các pháp; kinh nói thế rất nhiều, như kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật-đa(II) nói: “Vô tận, vô lượng, không, vô tướng, vô tác, ô khởi, vô sanh, vô diệt, vô sở hữu, vô nhiễm, niết-bàn mà Như lai đã nói ấy, đều chỉ là dùng danh tự làm phượng tiện để nói.”(d) Phần thứ 5 của kinh Bát-nhã nói: “Vô lượng pháp môn như thế ấy, nghĩa của chúng thật sự là không có khác nhau, đều là do Như lai dùng phương tiện để diễn thuyết.”7 Vô nhiễm là tên gọi khác của thanh tịnh, cho nên luận Đại trí độ(III) nói: “Thật tướng của các pháp là luôn luôn thanh tịnh. … Sự thanh tịnh ấy có các loại danh tự, hoặc gọi là như, pháp tánh (giới), thật tế, hoặc gọi là bát-nhã ba-la-mật, hoặc gọi là đạo (bồ-đề), hoặc gọi là vô sanh, vô diệt, không, vô tướng, vô tác, vô tri, vô đắc, hoặc gọi là tất cánh không, v.v., vô lượng vô biên danh tự như vậy.” Theo lời mà Kinh, Luận đã nói, thì thanh tịnh, vô sanh, không, v.v., đều là ‘tên gọi khác nhau mà cùng một bản chất’. Căn cứ theo cảnh của phương tiện mà nói, thì gọi là (chân) như, pháp giới, thật tế, v.v. Căn cứ theo hành mà nói, thì gọi là không, vô tướng, bát-nhã, v.v. Căn cứ theo quả mà nói, thì gọi là bồ-đề, niết-bàn, v.v. Tuy có các loại danh tự, mà đều biểu thị nội dung thể ngộ về cái thắng nghĩa kia. ‘Tâm tánh vốn thanh tịnh’ của kinh Bát-nhã, có thể nói là nó đã dẫn đến làm phát sanh ra quan điểm tự tánhthanh tịnh của thuyết Như lai tạng,8 nhưng về phương pháp thì bất đồng. Kinh Bát-nhãpháp môn bình đẳng, quán tất cả pháp đều là ‘bổn tánh là không’; nếu như nói ‘bổn tánh là không’, thì đó chính là bổn tánh của tất cả pháp đều trong sạch. Như quyển 3 của kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật, khi đã trình bày ‘là tâm mà chẳng phải tâm, vì tướng của tâm vốn thanh tịnh’, tiếp theo liền nói: “Xá-lợi-phất lại hỏi Tu-bồ-đề: Nhưng tâm thì không hủy hoại, không phân biệt, sắc cũng không hủy hoại, không phân biệt, cho đến Phật đạo (bồ-đề) cũng không hủy hoại, không phân biệt chăng? Tu-bồ-đề trả lời: Nếu có thể biết rằng tướng (tánh) của tâm là không hủy hoại, không phân biệt, thì Bồ-tát cũng có thể biết sắc, cho đến Phật đạo cũng không hủy hoại, không phân biệt.” ‘Không hủy hoại, không phân biệt, có nghĩa là ‘là tâm mà chẳng phải tướng tâm’. Trong quán huệ của Bồ-tát, không chỉ là tâm, sắc,… bồ-đề của Phật, tất cả đều là không hủy hoại, không phân biệt, cũng sẽ đều là bổn tánh thanh tịnh. Cho nên kinh Bát-nhã nói: “Cái ngã không thể nắm bắt,… Phật không thể nắm bắt, vì đều rốt ráo thanh tịnh.”9 “Ngã không thể nắm bắt,… 5 loại mắt không thể nắm bắt, vì đều rốt ráo thanh tịnh.”10 Kinh Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật(IV) nói: “Này Tu-bồ-đề! Sắc trong sạch thì quả trong sạch, sắc trong sạch nên quả cũng trong sạch. Thọ, tưởng, hành, thức trong sạch thì quả trong sạch; thọ, tưởng, hành, thức trong sạch nên quả cũng trong sạch.” “Này Tu-bồ-đề! Sắc trong sạch thì tát-bà-nhã [nhất thiết trí] trong sạch, tát-bà-nhã trong sạch nên sắc trong sạch. Này Tu-bồ-đề! Sắc trong sạch, tát-bà-nhã trong sạch, không có hai, không có riêng biệt, không có khác nhau, không có hủy hoại [lẫn nhau]. Thọ, tưởng, hành thức trong sạch, thì tát-bà-nhã trong sạch, vì tát-bà-nhã trong sạch nên thọ, tưởng, hành, thức trong sạch. Này Tu-bồ-đề! Tát-bà-nhã trong sạch và thọ, tưởng, hành, thức trong sạch, là không có hai, không có riêng biệt, không khác nhau, không có hủy hoại [lẫn nhau]. Kinh Bát-nhãpháp môn bình đẳng thật tiễn, nói tất cả pháp vốn là không, tất cả pháp vốn trong sạch, mà không phải là đặc biệt chú trọng đến tâm tánh vốn thanh tịnh. Cho nên nói thanh tịnh, ngã và pháp, sắc và tâm, phàm và Thánh, đạo và quả, đều không có một pháp nào mà không rốt ráo thanh tịnh. Đây là pháp môn bình đẳng thuộc chánh quán của bát-nhã, là thật tiễn, hướng thượng. Tự tánh thanh tịnh của Như lai tạng đã chỉ ra rằng chúng sanh vốn có sẵn tánh Như lai, là cái nhân để thành Phật; hoặc lấy Như lai tạng làm nơi nương tựa, để xây dựng nên tất cả pháp thuộc phàm, Thánh, ô nhiễm, thanh tịnh. Đây là trọng ở nơi tâm (hoặc) ngã, trình bày, từ thượng hướng đến hạ (hoặc gọi đó là ‘môn hướng lùi’). Cho nên, thuyết tâm tánh vốn thanh tịnh của kinh Bát-nhã, có thể dẫn đến làm phát sanh thuyết Như lai tạng, nhưng lại không phải là thuyết Như lai tạng. Kinh Bát-nhã nói bổn tánh của tất cả pháp đều là không (prakṛtiśūnyatā), lại nói tất pháp rốt ráo đều là không (atyantaśūnyatā); nói bổn tánh là thanh tịnh (prakṛtiviśuddha), lại nói rốt ráo đều thanh tịnh (atyanta-viśuddha). Thanh tịnh và không, có gì bất đồng về ý nghĩa chăng? Luận Đại trí độ(V) nói: “Cái không rốt ráo tức là sự thanh tịnh rốt ráo, bởi con người sợ cái không, cho nên nói là thanh tịnh.” Không và tịnh, chỉ là danh tự khác nhau, mà nội dung là giống nhau. Cái không mà Phật pháp nói, đi đến ‘chỗ vô cùng sâu xa’, thì người nghe dễ dàng tưởng tượng rằng cái gì cũng không có. Ái có mà ác thì không, là tâm lý bình thường của chúng sanh, cho nên ý nghĩa Không của Đại thừa thuộc về số ít, mà chẳng phải là thứ mà người thông thường có thể tin tưởngthọ trì được, nếu có tin tưởngthọ trì thì cũng dễ dàng bị sai lầm. Vì phương tiện để giáo hóa cho nên lại gọi nó là bổn tánh thanh tịnh, sự thanh tịnh rốt ráo. Tuy nội dung vẫn là một, mà đối với người nghe khi nghe thì dường như có sự tồn tại của cái thanh tịnh vi diệu, chỉ cần có chỗ nương tựa, thì dễ tiếp thụ. Giải thích này của Long thọ, đối với thuyết Không của Đại thừa sơ kỳ, mà diễn giải thành thuyết Hữu của Đại thừa hậu kỳ, đã cống hiến một thứ giải thích hợp lý nhằm phù hợp căn cơ mà đặt ra giáo pháp tương ứng. Bộ loại của kinh điển Đại thừa sơ kỳ là vô cùng nhiều, có liên quan đến thuyết tâm tánh vốn thanh tịnh, đại để là khế hợp với kinh Bát-nhã, thì như kinh Những câu hỏi của Phạm thiên Tư ích(VI) nói: “Ở tiền tế, tất cả pháp đều thanh tịnh; ở hậu tế, tất cả pháp đều thanh tịnh; ở hiện tại, tất cả pháp đều thanh tịnh. Đó là sự thanh tịnh rốt ráo ở cả 3 đời, không có thể khiến cho nó không thanh tịnh, vì tánh của nó luôn luôn thanh tịnh, vì vậy nói tánh của tất cả các pháp luôn luôn thanh tịnh.” “Vì sao nói tánh của các pháp là thanh tịnh? Nghĩa là, tất cả các pháp đều là tướng không,… tướng không có tướng,… tướng vô tác,… vì vậy gọi là tánh luôn luôn thanh tịnh. Bởi vì tướng luôn luôn thanh tịnh, nên biết tánh của sanh-tử tức là tánh của niết-bàn, tánh của niết-bàn tức là tánh của tất cả pháp, vì vậy nói tâm tánh luôn luôn thanh tịnh.” “Ví như hư không, nếu [cho rằng hư không] bị dơ bẩn, thì không có việc ấy xảy ra; tâm tánh cũng như vậy, nếu [cho rằng tâm] bị dơ bẩn, thì không có việc ấy xảy ra. … Bởi tướng của tâm thật tế không bị dơ bẩn, tánh của nó thường trong sáng, vì vậy tâm được giải thoát.” Kinh Tư ích khẳng định tất cả tánh – sự luôn luôn thanh tịnh của không, vô tướng, vô tác, nói đến tâm tánh luôn luôn thanh tịnh. Nêu ra hư không làm thí dụ, tỉ dụ cho tâm của phàm phu từ xưa đến nay không bị khách trần làm nhiễm ô. Đây là ở trong lý niệm về tánh thanh tịnh của mỗi mỗi pháp, xiển minh khả năng của tâm giải thoát (citta-vimukti). Nhân vì ‘giả sử cái dơ bẩn ấy, không thể thanh tịnh trở lại’; tu hành mà có thể đạt thành tâm tịnh giải thoát, thì có thể nhận thấy sự xưa nay vốn thanh tịnh của tâm tánh. Kinh Đại thừa sử dụng thuyết ‘tâm tánh vốn thanh tịnh’, là ứng dụng trên nhiều phương diện, như tâm niệm xứ (citta-smṛtyupasthāna) mà kinh Trì thế đã nói. Quán sự sanh diệt của tâm, hư vọng, không có thật, “từ xưa đến nay, không sanh, không khởi, tánh luôn luôn thanh tịnh, vì khách trần phiền não làm ô nhiễm nên có sự phân biệt.” Từ sự thông đạt tâm không có tướng của tâm, “không phân biệt là tâm hay chẳng phải tâm, nhưng khéo biết rằng tâm có tướng vô sanh.” “Không nắm bắt tướng dơ của tâm, không nắm bắt tướng tịnh của tâm, nhưng khéo biết tâm này có tướng luôn luôn thanh tịnh.”11 Tâm luôn luôn thanh tịnh, là siêu việt đối với dơ hay tịnh; không chấp trước vào tướng dơ, tướng tịnh, mới là ý nghĩa vốn có của tâm tánh luôn luôn thanh tịnh mà kinh đã nói.12 Kinh A-xà-thế vương là dùng sự ngộ được tánh chất của tội lỗi vốn là không, nên sám hối để diệt trừ tội lỗichủ đề. Dạy dỗ cách sám hối để trừ tội lỗigiải thích tâm là không thể nắm bắt: tâm không ở bên trong, không ở bên ngoài, không ở khoảng giữa; tâm thuộc thời quá khứ thì đã diệt, tâm thuộc thời vị lai thì chưa đến, tâm thuộc thời hiện tại thì không đình trú; tâm khônghình dáng, không có xứ sở, không đến, không đi. Tâm giống như hư không, như khói, sương mù, v.v. - 5 sự kiện, không thể làm cho hư không bị dơ bẩn, cho nên nói: “Vì tâm ấy vốn thanh tịnh, cũng không có nhiễm ô, cũng không nhờ cái gì khác mà trở nên thanh tịnh.”13 Như kinh Đại tịnh pháp môn ứng dụng giải thích phiền não tức là bồ-đề. Thông thường cho rằng tâm vốn thanh tịnh, mà không biết tất cả pháp xưa nay vốn thanh tịnh, các phiền não như tham, sân, si, v.v., cũng là xưa nay vốn thanh tịnh, cho nên nói: “Nếu có thể tư duy phân biệt được rằng tham dục, sân nộ, ngu si, và các trần lao, thảy vốn đều thanh tịnh, thì Bồ-tát cầu thành Phật đạo vậy.”14 Từ vài kinh Đại thừa này mà xem xét, thì tâm tánh vốn thanh tịnh, chỉ là tên gọi riêng của tâm không, không thể nắm bắt, quyết không phải là nói: tâm có công đức thanh tịnh, trang nghiêm.


(I) Tạp A-hàm 7, T. 2, tr. 341c. (a) Pāli: kāmavitakko byāpādavitakko vihiṃsāvitakko – tầm (tư duy) về dục, tầm về sân, tầm về hại. 1 Tăng chi bộ, phẩm 3 pháp, Nam truyền 17, tr. 416-421. 2 Tạp A-hàm kinh 47, T. 2, tr. 342a. Tăng chi bộ, phẩm 3 pháp, Nam truyền 17, tr. 421-424. 3 Tăng chi bộ, phẩm 5 pháp, Nam truyền 19, tr. 22-26. Tương ưng bộ, Giác chi tương ưng, Nam truyền 16 thượng, tr. 285-287. 4 Tăng chi bộ, phẩm 5 pháp, Nam truyền 19, tr. 320-327. Tương ưng bộ, Giác chi tương ưng, Nam truyền 16 thượng, tr. 324-331. 5 Tăng chi bộ, phẩm 3 pháp, Nam truyền 17, tr. 336-341. (II) Tăng chi bộ, phẩm Một pháp, Nam truyền 17, tr. 15. (III) Dị bộ tông luân luận, T. 50, tr. 15b-c. 6 Tùy tướng luận, T. 32, tr. 163b. (IV) A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận 27, T. 27, tr. 140b-c. (V) A-tỳ-đạt-ma Thuận chánh lý luận 72, T. 29, tr. 733a. (b) Phả-chi-ca, 頗胝迦, Skt. spaṭikā: thủy tinh. (VI) Đại tỳ-bà-sa luận 22, T. 27, tr. 110a. 7 Thành thật luận 3, T. 32, tr. 258b. 8 A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận 11, T. 27, tr. 55b. 9 Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm luận 27, T. 28, tr. 697b. (VII) A-tỳ-đạt-ma Thuận chánh lý luận 72, T. 29, tr. 733a-b. 10 Xin xem tác phẩm của tôi: Nguyên thỉ Phật giáo Thánh điển chi tập thành, tr. 488-491. 11 Xin xem tác phẩm của tôi: Nguyên thỉ Phật giáo Thánh điển chi tập thành, tr. 676-683. 12 Xin xem tác phẩm của tôi: Nguyên thỉ Phật giáo Thánh điển chi tập thành, tr. 764-787. (VIII) Thành thật luận 3, T. 32, tr. 258b. (c) Skt: ato na cittaṃ prakṛtitaḥ pariśuddhamāgantukamalai-pariśuddhakam | kintu tathāgataḥ cittaṃ nityaṃ sthāyīti vadatāṃ sattvānāṃ kṛta āha āgantukamalakliṣṭaṃ sat cittamapariśuddhamiti | kiñca kusīdasattvā ye śṛṇvanti cittaṃ prakṛtito 'pariśuddhamiti | Satyasiddhiśāstram, 30 cittasvabhāvavargaḥ. (d) Skt: līnaṃ cittaṃ hīnasattveṣvavajñābhūtagrāho bhūtadharmā-pavādaḥ / ātmasnehaścādhikaḥ pañca doṣā yeṣāṃ teṣāṃ tatprahāṇārtham-uktam // 157 // Ratnagotravibhāgo Mahāyānottaratantraśāstram. Tâm khiếp nhược, tâm khinh mạn, sự chấp hư vọng, phỉ báng pháp chân thật, và ngã chấp – đó là 5 thứ sai lầm, vì lìa những sai lầm này nên nói. 13 Cứu cánh Nhất thừa Bảo tánh luận 4, T. 31, tr. 840c. Phật tánh luận 1, T. 31, tr. 787a. (e) La-hầu-la, nói đủ là la-hầu-la-a-tu-la (Rāhuasura). 14 A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận 27, T. 27, tr. 141a. 15 Phản Bổn Hạnh Nam, Tâm tánh luận triển khai đích nhất đoạn diện, Ấn độ học Phật giáo học nghiên cứu, vol. 2, no. 1. 16 Giải thâm mật kinh 2, T. 16, tr. 693b. 17 Du-già sư địa luận 36, T. 30, tr. 486b. 18 (1) A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận 72, T. 27, tr. 371b. (2) A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận 4, T. 29, tr. 21c. (f) Skt: cinotīti cittam. … citaṃ śubhāśubhairdhātubhiriti cittam. Abhidharmakośa, Indriyanirdeśaḥ. 19 Giải thâm mật kinh 1, T. 16, tr. 692b. Nhiếp Đại thừa luận bổn, q. thượng, T. 31, tr. 134a. Thành Duy thức luận 3, T. 31, tr. 13c. (IX) Tạp A-hàm 10, T. 2, tr. 69c. 20 Tương ưng bộ, Thần túc tương ưng, Nam truyền 16 hạ, tr. 114. 1 “Tâm tánh vốn thanh tịnh, tánh vốn bất tịnh” là một trong 10 luận [đề] mà con người thích thú tranh luận, như Thành thật luận 2, T. 32, tr. 253c, 258b, đã nói. 2 Định luận của Nguyên thỉ Bát-nhã, xin xem tác phẩm của tôi: Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi khởi nguyên dữ khai triển, tr. 627-638. (I) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 537b. (a) Skt: punaraparaṃ bhagavan bodhisattvena mahāsattvena prajñāpāramitāyāṃ caratā prajñāpāramitāyāṃ bhāvayatā evaṃ śikṣitavyaṃ yathā asau śikṣyamāṇastenāpi bodhicittena na manyeta / tatkasya hetoḥ? tathā hi - taccittamacittam / prakṛtiścittasya prabhāsvarā // Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā. (b) Skt: kiṃ punarāyuṣman subhūte asti taccittaṃ yaccittamacittam? evamukte āyuṣmān subhūtirāyuṣmantaṃ śāriputrametadavocat kiṃ punarāyuṣman śāriputra yā acittatā, tatra acittatāyāmastitā vā nāstitā vā vidyate vā upalabhyate vā? śāriputra āha - na hyetadāyuṣman subhūte / subhūtirāha - sacedāyuṣman śāriputra tatra acittatāyāmastitā vā nāstitā vā na vidyate vā nopalabhyate vā, api nu te yukta eṣa paryanuyogo bhavati yadāyuṣmān śāriputra evamāha - asti taccittaṃ yaccittamacittamiti? Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā. (c) Skt: kā punareṣā āyuṣman subhūte acittatā? subhūtirāha - avikārā āyuṣman śāriputra avikalpā acittatā // Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā. 3 (1) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 537b. (2) Đạo hành Bát-nhã ba-la-mật kinh 1, T. 8, tr. 425c. (3) Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật sao kinh 1, T. 8, tr. 508c. (4) Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 55 (phần thứ 5), T. 7, tr. 866a. (5) Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 1, T. 8, tr. 587b. (6) Đại minh độ kinh 1, T. 8, tr. 478c. (7) Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 538 (phần thứ 4), T. 7, tr. 763c. 4 Tịnh Cốc Chánh Hùng, Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi thành lập quá trình, tr. 65. 5 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 233c. 6 Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 8, T. 8, tr. 574b. Đạo hành Bát-nhã ba-la-mật kinh 8, T. 8, tr. 465a. (II) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 7, T. 8, tr. 566c. (d) Tham khảo: abhilāpā ete subhūte tathāgatenākhyātāḥ abhilapitāḥ - aprameyamiti vā, asaṃkhyeyamiti vā, akṣayamiti vā, śūnyamiti vā, ānimittamiti vā, apraṇihitamiti vā, anabhisaṃskāra iti vā, anutpāda iti vā, ajātiriti vā abhāva iti vā, virāga iti vā, nirodha iti vā, nirvāṇamiti vā / deśanābhinirhāranirdeśa eṣa subhūte tathāgatenārhatā samyaksaṃbuddhenākhyātaḥ // Aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā. 7 Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh 562 (phần thứ 5), T. 7, tr. 904b. (III) Đại trí độ luận 63, T. 25, tr. 507a. 8 Lăng-già a-bạt-đa-la bảo kinh 2, T. 16, tr. 489b, nói: “Này Đại Huệ! Có khi nói là không, vô tướng, vô nguyện, như, thật tế, pháp tánh, niết-bàn, lìa tự tánh, chẳng sanh chẳng diệt, xưa nay vắng lặng, tự tánh niết-bàn, các từ ngữ như thế để nói về Như lai tạng rồi, Như lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác vì dứt trừ sự sợ hãi đối với mệnh đề ‘vô ngã’ của hàng phàm phu ngu si, nên nói [pháp] môn Như lai tạngcảnh giới lìa vọng tưởng, vô sở hữu.” 9 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 238c. 10 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 6, T. 8, tr. 260c-261a. (IV) Tiểu phẩm Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 551b. (V) Đại trí độ luận 63, T. 25, tr. 508c. (VI) Tư ích Phạm thiên sở vấn kinh 3, T. 15, tr. 51b. 11 Trì thế kinh 3, T. 14, tr. 658c. 12 Đại trí độ luận 19, T. 25, tr. 203c-204a, quán tâm niệm xứ, chính là trích dẫn từ kinh Trì thế. 13 A-xà-thế vương kinh, q. hạ, T. 15, tr. 401c, 403a-c. Văn-thù-chi-lợi phổ siêu tam-muội kinh, q. hạ, T. 15, tr. 421c-422a, 424b-425a. 14 Đại tịnh pháp môn kinh, T. 17, tr. 824a.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4039)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5192)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4183)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3246)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6242)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5211)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4549)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6110)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 5999)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3785)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 5918)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4559)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4706)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3316)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6199)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4831)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3478)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3408)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5559)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4147)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5925)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5134)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3600)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3678)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3650)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3470)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5261)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 3889)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4233)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5753)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3079)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3016)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3763)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4778)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3501)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 2981)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4501)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4631)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3379)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3930)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4665)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3474)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3537)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5077)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4046)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3213)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2938)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 2975)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3046)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3039)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3406)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 3942)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
(Xem: 5037)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
(Xem: 2606)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
(Xem: 6054)
Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề.
(Xem: 2981)
Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
(Xem: 3029)
Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề mình đang gặp mỗi ngày.
(Xem: 3223)
Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quángsi mê.
(Xem: 3170)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 3229)
Thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng nội tâm ta có dính mắc hay không, vì dính mắc đó là nguồn gốc luân hồi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant