Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 2. Sự Thành Lập Tăng Già

06 Tháng Chín 201000:00(Xem: 6758)
Chương 2. Sự Thành Lập Tăng Già

TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương hai

Sự thành lập Tăng-già

1. Giáo đoàn Tỳ-kheo

Truyền thuyết nói về bốn dấu hiệu: sinh, già, bệnh, chết (khổ) và vị Sa-môn (giải thoát) mà thái tử Siddhattha (Tất-đạt-đa) nhìn thấy ở bốn cửa thành sau những lần đi dạo đã sơ phác cho ta nội dung suy tư của thái tử để cuối cùng khiến Ngài quyết định rời bỏ ngôi báu, cung điện, vợ con..., những thứ mà trần gian gọi là hạnh phúc để lên đường tầm đạo. Bên dòng sông Anoma, sau khi từ giã người hầu cận trung thành là Chandaka (Xa-nặc) và con ngựa Kanthaka (Kiền-trắc) quý giá, thái tử cắt tóc, đổi vương y để nhận bộ cà-sa hoại sắc, Ngài đã trở thành một tu sĩ, một Sa-môn. Thế rồi sau sáu năm kiên trì, nỗ lực tu tập, sống đời ẩn sĩ, Ngài đã chứng ngộ, trở thành vị Đại Sa-môn, sống đời Sa-môn, lãnh đạo giáo đoàn gồm những vị Sa-môn.

Vị Sa-môn (Samana) thường được hiểu là một tu sĩ, là người siêng làm điều thiện (cần giả), người dứt bỏ nghiệp ác (tức giả), người sống nghèo khổ, không có gì cho riêng mình (bần giả). Nhưng để hiểu rõ hơn, cần phải đề cập đến một số từ khác liên hệ đến từ Sa-môn.

Từ Sa-môn và hình ảnh vị Sa-môn đã trở thành quá quen thuộc vào thời Phật, nhất là tại các quốc gia đang phát triển ở phía Nam và Đông Nam Trung Ương, nơi ghi dấu chân đức Phật trong những năm sinh trưởng, tu tập, hoằng hóa của Ngài, nơi ngày nay đã trở thành Thánh địa của Phật tử bốn phương, hình ảnh các vị tu sĩ của tất cả các giáo phái sống lang thang, khất thực xuất hiện ở khắp nơi, từ nơi rừng sâu, núi cao, từ vùng thôn quê đến thành thị ở Ca-tỳ-la-vệ, Ca-thi, Câu-tát-la, Đằng-già, Ma-kiệt-đà...

Hình ảnh một vị ẩn cư nơi hoang vắng được thấy khắp nơi trên thế giới, nhất là thời xưa, họ được ghi lại trong các chuyện cổ, thần thoại..., đấy là các ẩn sĩ, hiền triết, thuật sĩ, phù thủy, các vị Tiên, Thánh, .... và việc các tu sĩ lang thang khất thực tuy là một đặc điểm của văn hóa Ấn Độ cổ, vẫn không phải là điều xa lạ, với các nơi khác trên thế giới. Suốt thời Trung Cổ ở Âu châu, các tu sĩ Thiên Chúa giáo cũng áp dụng hạnh khất thực. Thánh Francois d'Assise (1182 - 1226) là trường hợp điển hình: vị sáng lập dòng Franciscaine này vốn là con một đại thương gia, giàu có vào bậc nhất, đã quyết định sống nghèo khổ, cùng với rất đông đệ tử theo hạnh lang thang khất thực.

Nhưng, lùi xa hơn nữa trong quá khứ bằng cách đọc lại các bộ kinh Vedas, rải rác cơ hồ ta thấy bóng dáng của các bậc Thấu thị (Rsi), nhưng tuyệt nhiên, việc sống tách biệt, lang thang không nhà, sống bằng khất thực đều không được nêu tới. Hơn nữa, tại sao lại tìm hình ảnh của các vị "rời bỏ gia đình thân thuộc" ở kinh Vedas khi mà Bà-la-môn giáo nguyên thủy chủ trương cuộc sống chỉ ở một giai đoạn mà thôi, và gia chủ đã được kinh nêu cho đầy đủ những bổn phận phải làm để hoàn tất vai trò của một tín đồ ngoan đạo, để cuối cùng hòa hợp được với Brahman?

Sang đến các bộ Upanisads, ta mới thấy hình ảnh các tu sĩ khất thực, từ bỏ cuộc đời, và đời sống không nhà được coi là điều kiện cao nhất, lý tưởng nhất để đạt đạo. Trong 108 bộ Upanisads, không kể những bộ không tìm lại được, có mười bảy bộ bàn tới việc "từ bỏ đời sống" (Sannỳasa). Các vị thực hiện nếp sống này được gọi bằng nhiều danh từ: Bikkhu, Sannyàsin, Parivarajaka, Avahate và Paramahamsa (theo liệt kê của Sukumar Dutt, Buddhist Monks and Monasties of India, George Allen and Unwin LTD, London, 1962). Bộ Chandogya và bộ Brahadàrayaka giải thích thêm: "Những con người biết đến Phạm Thiên, từ bỏ sự ham muốn về con cái, giàu sang, của cải, và trở thành Khất sĩ (Bhiksàcaryam Caranti)". Trong bộ Mundaka có ghi: "Những ai sống trong rừng, được thanh tịnh nhờ khổ hạnh, và những ai biết và được cho biết, sẽ trở thành những Khất sĩ".

Rải rác trong Upanisads, ta gặp được những danh từ, ý nghĩa có thể chuyển đổi cho nhau được; Sannyàsin (kẻ hoàn toàn tước bỏ hết mọi sự), Parivaràjaka (kẻ lang thang không nhà cửa, không bà con thân thuộc), Bhiksu, Bhikkhu (kẻ không sở hữu, sống bằng khất thực).

Upanisads đã biến đổi một quan niệm sống và tu tập của Vedas bằng cách chia ra ba giai đoạn sống chứ không phải chỉ một. Đó là "1) Tận lực nghiên cứu các kinh Vedas, 2) Ẩn cư, 3) Luôn luôn sống trong nhà của vị Thầy. Ai theo ba giai đoạn trên trong cuộc sống sẽ được hưởng phúc mà sanh vào các cõi trời. Tuy nhiên, kẻ nào an trú một cách kiên định vào Phạm Thiên (Brahman) sẽ đạt bất tử".

Như thế, khó có thể xác định "sống đời không nhà", "lang thang, khất thực"... thuộc vào giai đoạn nào trong ba giai đoạn trên và "an trú một cách kiên định vào Phạm Thiên" là kể chung cho ba giai đoạn hay nên kể là một giai đoạn thứ tư?

Dù sao, những vị lang thang khất thực được nói đến trong Upanisads cũng chỉ là những mẫu hình lý tưởng, thiếu tính chất thực, cụ thể của một con người sống trong xã hội. Và tính chất cụ thể này về sau mới được thể hiện, nhất là ở các giáo phái ngoài hệ thống Vedas, Vedanga như các phái Lục sư hoặc rất nhiều phái khác mà sử sách không kể hết. Đó là chưa kể một số bộ hay một số nội dung Upanisads được viết sau thời Phật hay Kỳ-na (Jainism) đã cố gắng tô đậm thêm hình ảnh các vị Khất sĩ. Như trên đã nói, vào thời Phật, có rất nhiều đoàn tu Khất sĩ. Trong những cuộc chẩn tế được tổ chức ở các đô thị, người ta thấy từng đoàn Khất sĩ đủ mọi giáo phái, xen lẫn với biết bao nhiêu là kẻ du đãng, ăn xin... do lười biếng, do trốn tránh pháp luật, do tâm lý thiên lệch, v.v... Có điều, các tu sĩ Khất sĩ thường được phân biệt hẳn do thể cách, vẻ dáng, thái độ ung dung, điềm đạm, thanh thoát, đặc biệt các vị thường có bình bát được giữ gìn rất cẩn trọng, và về sau, cùng với bộ y trở thành vật tượng trưng cho sự truyền thừa trong tông môn. Những vị nổi bật với tính cách đạo đức cao vời, được mọi người gọi là "những kẻ tinh tấn trong đời sống tâm linh", tức là Samana (Sa-môn). Khi một Sa-môn được nhiều người trọng vọng, nổi bật trong các Sa-môn khác thì được gọi là Bà-la-môn (Brahmana). Nhưng Bà-la-môn còn là danh từ để chỉ đẳng cấp cao nhất của xã hội, chỉ người tu theo Bà-la-môn giáo, cho nên, để phân biệt, người ta gọi vị Sa-môn theo Bà-la-môn giáo là Sa-môn Bà-la-môn (Samana Brahmana), còn những vị Sa-môn khác thì chỉ gọi là Sa-môn mà thôi.

Khi đức Phật thành đạo, đi giáo hóa chúng sinh trong hình ảnh một vị Sa-môn, người ta gọi Ngài là Đại Sa-môn (Maha Samana) và gọi các tu sĩ đệ tử Ngài là các Sa-môn Thích tử (Sakyaputtàya Samanas). Còn các đệ tử tu sĩ của đức Phật thì tự gọi mình là Bhikkhu (Tỳ-kheo), là từ rất gần với từ Bhiksu (Bí-sô, Bật-sô) nghĩa là kẻ lang thang, Khất sĩ, kẻ rời nhà để đi vào đời sống không nhà (Agàrasmà anagàriyani pabbajati). Và, cộng đồng những vị Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay chỉ một nhóm Bikkhu được gọi là Bikkhu Sangha (Giáo đoàn Tỳ-kheo, Tăng-già Tỳ-kheo).

Từ trong các kinh Vedas, một nhóm người tu hành được gọi là Sangha hay Gana. Cả hai từ này về sau dùng lẫn lộn để chỉ những cộng đồng Khất sĩ của bất cứ môn phái nào. Và, cuối cùng giáo đoàn của đức Phật tự nhận là Sangha và giáo đoàn Kỳ-na (Janism) tự nhận là Gana. Danh xưng này về sau được xem là chính thức của Phật giáo và Kỳ-na giáo.

Tỳ-kheo và đoàn Tỳ-kheo (hay Giáo đoàn Tỳ-kheo mà mãi về sau này chúng ta gọi là Giáo hội Phật giáo) vốn là một thực tại, một cơ thể sống, hình thành và phát triển trong cộng đồng xã hội bấy giờ theo cái nguyên lý sống tự nhiên. Và đã là một cơ thể sống thì Tỳ-kheo, Giáo đoàn Tỳ-kheo hay Giáo hội Phật giáo sẽ còn phát triển, mang sắc thái đặc biệt của mình với những tổ chức, nhân sự, sinh hoạt, thành quả... xứng đáng biểu hiện một tôn giáo lớn vào bậc nhất của loài người.

2. Sự hình thành của Tăng-già.

Kinh có nói về thái độ đắn đo suy nghĩ của đức Phật trước khi đem giáo pháp giảng dạy cho đời, Trên nguyên thể, chân lý vẫn luôn luôn biểu hiện ra đấy, con ngườivô minh ngăn che nên không thấy rõ được chân lý. Nay đức Phật đã đạt chân lý nên chân lý được biểu hiện rõ ràng sinh động qua hình ảnh của đức Phật, qua phương pháp khai thị của Ngài:

"Pháp nhờ Phật mà được khai diễn một cách khéo léo, Pháp ấy là hiện thực, không bị hạn chế bởi thời gian, là Pháp mà kẻ nào thực hành sẽ có hiệu quả nhanh, là Pháp có thể dẫn đường" (Anguttara Nikàya I, Tăng Nhất A-hàm).

Quả vịđức Phật chứng đạt, Niết-bàn, được miêu tảquả vị tuyệt đối, tối thượng, Ngài là bậc Trí, là đấng Tối thượng.

"Trong toàn cõi, kể cả các cõi trời, không có kẻ nào bằng Ta. Ta là bậc Trí giả của toàn thể các cõi, Ta là Đạo sư tối thượng, Ta là Phật toàn hảo" (Maha Vagga I).

Trong đoạn trên, các từ bậc Trí giả, Đạo sư có ý nói đến Trí tuệ, Đức hạnh, gần gũi với con người. Đức Phật không phải là vị Chúa tể tối thượng đầy quyền lực (Parameshvara) hay là vị Thần đầy quyền uy cao cả nhất trong các vị thần (Devadhideva) hay là đấng ban ân huyệ giải thoát (Mokshadata). Ngài là bậc Thầ, người chỉ đường (Maggadata). Trong ý nghĩa đó, Ngài đến với con người, khai mở Giáo hội Tăng-già, truyền đi khắp mười phương thông điệp của sự cứu độ để tự mọi người thực hiện, tự giải thoát cho mình.

Đức Phật rời cội Bồ-đề, rời Uruvelà, hướng về phía sông Gange, ngược dòng sông, vượt qua sông mà sang phía hữu ngạn, tiếp tục đi về Baranàsi là nơi mà gần đó, tại Miggadaya (Lộc Uyển) - nay là Sàrnàth - năm vị Sa-môn nhóm Tôn giả Kodannà (Kiều-trần-như) đang tụ tập sau khi rời bỏ đức Phật vì tưởng là Ngài đã thối chí, không chịu nổi khổ hạnh mà bỏ Chánh đạo. Tại đây, hai tháng sau khi thành đạo, đức Phật đã chuyển Pháp luân đầu tiên trong thế gian này. Kodannà và bốn vị cùng tu được đức Phật thuyết giảng Chánh pháp, giáo lý chân thật, tối thượng mà gần gũi con người nhất, thiết thực, cụ thể nhất đối với con người. Đó là Tứ Đế, nhận định đời là khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổcon đường diệt khổ. Đó là Trung đạo, xa rời mọi cực đoan, là Bát Thánh Đạo - con đường tám nhán, tám phương cách cần để tu tập.

Bài thuyết pháp đầu tiên này, bức thông điệp cứu độ loài người này có thể nói, đã tóm tắt những tinh yếu của giáo lý. Đức Phật định hình cho nội dung tu học, thuyết giảng của giáo đoàn sau này. Một đoạn khá dài sau đây trong Mahàvagga, và tầm quan trọng của nó cần được trích dẫn: (dịch theo Solange Berbard Thierry, "Le Boudhisme d'Après Les Textes Palis")

"Và Thế Tôn lần hồi đến Baranasì trong rừng Ispatana, nơi cư trú của năm vị Tỳ-kheo. Năm vị Tỳ-kheo thấy Thế Tôn từ xa tiến lại. Khi trông thấy Ngài, họ bảo với nhau: "Này các Hiền hữu, tu sĩ Cồ-đàm đang đến kia, đấy là người đang sống trong dư dật, người đã từ bỏ những hoài bão của mình mà buông mình theo vật chất. Chúng ta chớ cung thỉnh ông ta, chớ đứng dậy chào ông ta, chớ đỡ lấy bình bát và y khoác ngoài cho ông ta. Chúng ta chỉ dọn cho ông ta một chỗ ngồi nếu ông ta muốn ngồi".

"Nhưng Thế Tôn càng đến gần thì năm vị Tỳ-kheo càng khó giữ được quyết định của họ. Họ đến trước mặt Thế Tôn. Người thì đỡ lấy bình bát và y khoác ngoài của Ngài, kẻ thì sửa soạn chỗ ngồi cho Ngài, kẻ thì đem nước để Ngài rửa chân, giá và đòn để Ngài gác chân. Thế Tôn ngồi vào chỗ đã soạn sẵn cho Ngài. Ngồi xuống xong, Ngài gác chân lên giá.

"Bấy giờ các vị Tỳ-kheo ấy chào hỏi Thế Tôn, gọi tên Ngài và xưng Ngài là Hiền hữu. Khi họ nói như thế, Thế Tôn mới bảo với họ rằng:

- "Này các Tỳ-kheo, chớ gọi Như Lai là Hiền hữu. Này các Tỳ-kheo, Như LaiTối thượng, là Tối thắng Phật. Này các Tỳ-kheo hãy lắng nghe cho kỹ: sự giải thoát khỏi cái chết đã được tìm thấy. Như Lai dạy Pháp cho các Người. Nếu các Người theo lời dạy của Như Lai thì chẳng bao lâu các Người sẽ chia xẻ được điều mà vì nó các thanh niên chúng ta rời bỏ nhà cửa để sống đời lang thang, đấy là sự thành tựu tối cao về những hoài bão cao thượng. Ngay tại đời này, các người sẽ biết được Chân lý, các Người sẽ thấy chân lý ngay trước mắt mình".

"Nghe Thế Tôn dạy như thế, năm vị Tỳ-kheo mới hỏi ngài: "Này Hiền hữu, nếu như trước kia Người đã không đạt được sự toàn hảo tối thượng, sự viên mãn của Tuệ giác là thứ mà chỉ các bậc Toàn Hảo mới đạt được, bằng những hoài bão, tu tập khổ hạnh của Người, thì nay Người đang sống trong vật chất, đang chối bỏ các hoài bão của người và đang buông mình theo sự dư dật, làm sao Người có thể đòi đạt được sự Toàn hảo Tối thượng, sự viên mãn của Tuệ giác là thứ mà chỉ có các bậc Toàn Hảo mới có được?".

"Nghe năm vị Tỳ-kheo nói thế, Thế Tôn đáp: "Này các Tỳ-kheo, Như Lai không sống dư dật; không chối bỏ hoài bão và không buông mình theo vật chất. Này các Tỳ-kheo, Như Lai là cao cả, là Tối thượng Phật. Này các Tỳ-kheo, hãy lắng nghe cho kỹ: sự giải thoát khỏi cái chết đã được tìm thấy. Như Lai dạy Pháp cho các Người. Nếu các Người theo lời dạy của Như Lai thì chẳng bao lâu các người sẽ chia xẻ được điều mà vì nó thanh niên của chúng ta rời bỏ nhà cửa để sống đời sống lang thang, đấy là sự thành tựu tối cao về những hoài bão cao thượng. Ngay tại đời này, các Người sẽ biết được chân lý, các Người sẽ thấy được chân lý ngay trước mắt mình".

...

"Thế rồi Thế Tôn nói với năm vị Tỳ-kheo như sau: "Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà kẻ tu tập tâm linh phải tránh xa. Hai cực đoan ấy là gì? Một cực đoan là một cuộc sống dục lạc, buông mình theo dục lạc và sự hưởng lạc: đấy là thấp kém, hèn hạ, trái với trí tuệ, không xứng đáng, rỗng tuếch. Này các Tỳ-kheo, cực đoan kia là một cuộc sống khắc khổ: đấy là buồn tẻ, không xứng đáng, rỗng tuếch. Này các Tỳ-kheo, Như Lai đã xa rời hai cực đoan ấy và đã phát hiện ra trung đạo, con đường sáng mắt, sáng tâm, con đường dẫn đến an tịnh, trí tuệ, giác ngộ, Niết-bàn. Này các Tỳ-kheo, Trung đạoNhư Lai đã phát hiện, làm sáng mắt, sáng tâm, dẫn đến an tịnh, trí tuệ, giác ngộ, Niết-bàn là gì? Đấy là Bát Chánh Đạo gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này các Tỳ-kheo, đấy là Trung đạoNhư Lai đã phát hiện làm sáng mắt, sáng tâm dẫn đến an tịnh, trí tuệ giác ngộ, Niết-bàn.

"Này các Tỳ-kheo, đây là Khổ đế: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, chia cách cái mà ta thích là khổ, gặp gỡ cái ta không thích là khổ, không được cái ta muốn là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

"Này các Tỳ-kheo, đây là Tập đế: chính sự khát ái hiện hữu đưa đến tái sinh, kèm theo dục lạc, sự khao khát dục lạc, tham ái, nó cứ tìm kiếm khắp nơi sự dục lạc, sự khao khát dục lạc, sự khao khát được hiện hữu, sự khao khát của cải.

"Này các Tỳ-kheo, đây là Diệt đế: dập tắt sự khát khao ấy, do sự tiêu diệt hoàn toàn các dục vọng, bằng cách loại trừ dục vọng, từ chối nó, thoát ra khỏi nó, không dành chỗ nào cho nó.

"Này các Tỳ-kheo, đây là Đạo đế: đấy là Bát Chánh đạo tức là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệmChánh định

"Đây là Khổ đế. Như thế đấy, này các Tỳ-kheo, chính mắt Ta đã thấy những ý ấy m trước đây không ai từng nghe nói tới. Với Ta, tuệ trí, tuệ kiến, thắng trí, tuệ giác đã mở ra như thế. Khổ đế này cần phải hiểu nó. Khổ đế này Ta đã hiểu nó. Như thế đấy, này các Tỳ-kheo, chính mắt Ta đã thấy những ý ấy mà trước đây không ai từng nghe nói tới. Với ta, tuệ trí, tuệ kiến, thắng trí, tuệ giác đã mở ra như thế.

"Đây là Tập đế. Như thế đấy, này các Tỳ-kheo, chính mắt Ta đã thấy những ý ấy mà trước đây không ai từng nghe nói tới. Với Ta, tuệ trí, tuệ kiến, thắng trí, tuệ giác đã mở ra như thế. Tập đế này cần phải hiểu nó. Tập đế này Ta đã hiểu nó. Như thế đấy, này các Tỳ-kheo, chính mắt Ta đã thấy những ý ấy ấy mà trước đây không ai từng nghe nói tới. Với Ta, tuệ trí tuệ kiến, thắng trí, tuệ giác đã mở ra như thế.

"Đây là Diệt đế. Như thế đấy, này các Tỳ-kheo, chính mắt Ta đã thấy những ý ấy mà trước đây không ai từng nghe nói tới. Với Ta, tuệ trí, tuệ kiến, thắng trí, tuệ giác đã mở ra như thế. Diệt đế này cần phải hiểu nó. Diệt đế này, Ta đã hiểu nó. Như thế đấy này các Tỳ-kheo, chính mắt Ta đã thấy những ý ấy mà trước đây không ai từng nghe nói tới. Với Ta, tuệ trí, tuệ kiến, thắng trí, tuệ giác đã mở ra như thế.

"Đây là Đạo đế. Như thế đấy, này các Tỳ-kheo, chính mắt Ta đã thấy những ý ấy mà trước đây không ai từng nghe nói tới. Với Ta, tuệ trí, tuệ kiến, thắng trí, tuệ giác (giác trí) đã mở ra như thế. Đạo đế này cần phải hiểu nó. Đạo đế này Ta đã hiểu nó. Như thế đấy, này các Tỳ-kheo, chính mắt Ta đã thấy những ý ấy mà trước đây không ai từng nghe nói tới. Với Ta, tuệ trí, tuệ kiến, thắng trí, giác trí đã mở ra như thế.

"Và, này các Tỳ-kheo, khi nào mà từ Tứ Diệu Đế này, Ta không chứng đắc được tuệ kiếntuệ giác đích thực một cách viên mãn theo ba chuyển và mười hai hành, (*) thì này các Tỳ-kheo, khi ấy Ta biết rằng trong cõi trời, cõi Ma vương, Phạm Thiên, giữa tất cả chúng sinh với các ẩn sĩ và các Bà-la-môn, Trời, Người, Ta chưa đạt được quả Phật tối thượng. Nhưng, này các Tỳ-kheo, khi nào mà từ Tứ Diệu Đế này ta chứng đắc được tuệ kiếntuệ giác đích thực một cách viên mãn theo ba chuyển và mười hai hành, thì này các Tỳ-kheo, khi ấy Ta biết rằng trong cõi đời này, trong các cõi Trời, cõi Ma vươngPhạm Thiên, giữa tất cả chúng sinh với các ẩn sĩ, Bà-la-môn, Trời, Người, Ta đã đạt đến hàng Phật tối thượng. Và Ta đã biết và thấy như thế: Ta được giải thoát mãi mãi. Đây là kiếp cuối cùng của Ta. Từ nay, Ta sẽ không còn tái sinh nữa".

"Thế Tôn dạy như thế và năm vị Tỳ-kheo hoan hỷ, tôn vinh lời dạy của Ngài".

(*) Ghi chú: 3 chuyển là Thị chuyển - chỉ cho thấy Tứ đế; Khuyến chuyển - khích lệ cho hiểu rõ Tứ Đế; Chứng chuyển - Thế Tôn đã tự thân chứng ngộ (và khuyên đệ tử tự mình chứng ngộ Tứ đế). 12 hành: mỗi lần chuyển có 4 hành: khổ, tập, diệt, đạo; với 3 lần chuyển tổng cộng là 12 hành.

Tiếp theo, đức Phật dạy về vô thường, vô ngã. Tóm lại, trong lần chuyển pháp luân đầu tiên của đức Phật trước năm Tỳ-kheo nhóm Tôn giả Kiều-trần-như (Kodannà), Ngài đã tóm tắt tất cả giáo lý của Ngài, từ đó trong suốt bốn mươi bốn năm hoằng hóa (thường nói là bốn mươi lăm năm hoằng hóa), Ngài đã triển khai thành chi tiết, hệ thống, đặc biệtTứ Đế, Tam Pháp ấn, Thập nhị nhân duyên, đề tài mà đức Phật đã quán sát dưới cội Bồ-đề, giải thích toàn bộ vũ trụ quan của Phật giáo, bao gồm tri thức luận, đạo đức luận...

Sau bài thuyết pháp đầu tiên này, Tôn giả Kiều-trần-như đắc quả Dự lưu (quả vị thứ nhất trong bốn Thánh quả) và cả năm vị Tỳ-kheo đều xin quy y. Bốn ngày liên tiếp sau đó đức Phật dạy Ngũ uẩnVô ngã, tất cả năm vị đều đắc quả A-la-hán là quả vị tối thượng trong hàng đệ tử Phật. Đấy là năm đệ tử đầu tiên xuất gia của Phật. Đấy là Giáo đoàn, Tăng-già Phật giáo đầu tiên, cơ sở cho Giáo hội Phật giáo sau này.

Sau đó, cũng tại vườn Migadaya (Lộc Uyển) Phật còn giảng về Tứ Đế cho Yasa (Da-xá), một thanh niên, con một trưởng giả ở Baranasì, bỏ nhà vượt sông Varana (Ba-la-na) đến ra mắt đức Phật. Yasa đắc A-la-hán. Bốn bằng hữu nữa của Tôn giả Yasa, trong hàng trưởng giả của Baranasì là Vimàla (Tỳ-ma-la), Subàhu (Tu-bà-hầu), Purnajit (Phú-lan-ca-na) và Gavàmpati (Già-bà-bạt-đế) cũng xin đến quy y, nghe Pháp Phật và đều đắc quả A-la-hán. Bấy giờ, Giáo đoàn của Phật, ngoài bậc Đại Giác, gồm thêm mười vị A-la-hán. Những, cũng tại Baranasì, đức Phật độ thêm đến vài chục vị nữa, những vị này ở các nước lân cận, đều là bạn bè, thân thích của Tôn giả Yasa, hoặc của các vị A-la-hán vừa đắc quả. Khi Giáo đoàn gồm được sáu mươi vị A-la-hán, đức Phật dạy các vị Tỳ-kheo:

"Này các Tỳ-kheo, hãy đi đi, đi khắp nơi vì lợi lạchạnh phúc của số đông, do lòng từ bi đối với cuộc đời, vì lợi lạchạnh phúc của Trời và Người. Chớ đi hai người chung đường với nhau. Này các Tỳ-kheo, hãy thuyết giảng giáo pháp cao thượng ở lúc khởi đầu và cao thượng ở lúc giữa, cao thượng ở lúc cuối trong tâm trí và trong ngôn từ. Hãy rao giảng sự toàn hảo viên mãn, đời sống thanh tịnh của trạng thái cao cả. Có những kẻ mà trí óc chỉ bị che mờ bởi đôi chút bụi bặm, nhưng nếu không được giải thoát: những kẻ ấy sẽ hiểu pháp". (Mahàvagga I, 11 - Đại phẩm)

Sứ mệnh phát triển Phật giáo, giảng pháp cứu đời, cụ thể là chủ trương thành lập Chiêu đề Tăng đã được thể hiện rõ ràng. Dân chúng đã quen thuộc, đã để ý, đã kính trọng các vị đệ tử đức Phật. Hẳn nhiên các đệ tử tại gia của đức Phật đã trở thành một lực lượng cơ sở. Ta đã thấy có hai đệ tử tại gia đầu tiên của Đức Phật là hai thương gia tại Uruvela, một trường hợp điển hình khác là cha mẹ của Tôn giả Yasa: hai vị hay tin con mình đã bỏ nhà cửa để quy y đức Phật, liền tìm đến đức Phật để đòi con mình về, nhưng sau khi đảnh lễ Phật, được Phật nói Pháp cho nghe, cả hai vị đều xin quy y, thọ giới tu tại gia.

Khi các Tỳ-kheo Thánh giả đã đi khắp bốn phương để hóa độ người, đức Phật trở lại Uruvela. Đến mé sông Niranjara (Ni-liên-thuyền), Ngài gặp Tôn giả Uruvela Kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp) (*) đang cùng năm trăm đệ tử tu tại đây. Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, Tôn giả đắc quả A-la-hán, liền giới thiệu hai em là Nadi Kassapa (Na-đề Ca-diếp) và Gaya Kassapa (Già-da Ca-diếp) đang lãnh đạo mỗi vị hai trăm năm mươi đệ tử đến quy y Phật. Hai vị này cùng rất nhiều đệ tử đắc A-la-hán.

(*) Ghi chú: Trong hàng đệ tử của đức Phật, có nhiều vị cùng có tên là Ca-diếp. Ba tôn giả Ca-diếp ở bờ sông Ni-liên-thuyền này không phải là tôn giả Đại Ca-diếp (Maha Kassapa) mà về sau, sau khi đức Phật nhập diệt, đã thay đức Phật lãnh đạo Giáo hội.

Bấy giờ là năm thứ ba (mùa an cư thứ hai) sau ngày đức Phật thành đạo, đức Phật cùng đoàn đệ tử đông đảo của Ngài tiến lên phía Bắc hướng đến thành Ràjagaha (Vương Xá), thủ đô của nước Magadha (Ma-kiệt-đà), trú tại một ngọn đồi gần thành.

Đức Phậtgiáo đoàn của Ngài đã chiếm được sự tín ngưỡng, ưu ái của dân chúng trong và ngoài thành Vương Xá. Vua Bimbisàra (Tân-bà-sa-la) lấy làm lạ: vị Sa môn đang ở ngoài thành kia có rất nhiều môn đệ, nhiều vị vốn đã là những Sa-môn nổi danh trước khi đến với Ngài; Ngài đã tự xưng là Phật. Nhà vua vừa thán phục, vừa hiếu kkỳ, đã đến mời đức Phật cùng đoàn Tỳ-kheo đệ tử Ngài vào thành độ trai. Thì ra vị Đại-Sa-môn, đức Phật, chính là vị Sa-môn, nguyên là thái tử Siddhattha xứ Kapilavatthu, là vị tu khổ hạnh mà nhà vua đã một lần yết kiến tại núi Grudhakuta (Linh Thứu) và được hứa sẽ trở lại gặp vua sau khi chứng đạo. Nay vua lại được gặp đức Phật, nghe được Pháp, được tham hỏi về đủ các mặt kiến thức. Nhà vua rất khâm phục, kính mộ đức Phật, xin quy y và dâng cúng rừng Veluvana (Trúc Lâm) trong đó nhà vua cho xây cất đầy đủ tiện nghi để dùng làm tinh xá, gồm giảng đường, phòng ốc, vật dụng đủ cho đức Phậtgiáo đoàn tới cả một ngàn người của Ngài. Đây là trú xứ đầu tiên, mở đầu một giai đoạn mới, một khởi đầu của việc cư trú có tính cách định cư, khác với lối sống lang thang của các đoàn Sa-môn lúc bấy giờ.

Đến tháng Vesakhà (khoảng tháng 4 - 5 âm lịch) là tháng vào mùa mưa, cũng như các đoàn tu sĩ lang thang khất thực lúc bấy giờ, ngưng sinh hoạt khất thực để tìm chỗ trú cho hết mùa, đức Phật cùng đoàn Tỳ-kheo an cư tại Veluvana nơi đã được vua Bimbisàra chuẩn bị đầy đủ các tiện nghi.

Hai tháng sau mùa an cư này, nhân một buổi khất thực trong thành Ràjagaha (Vương Xá), Tôn giả Assaji (Át-bệ hoặc Mã Thắng) đã gặp Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất). Assajì thuyết phát cho Sàriputta về lý Duyên khởi và liền đó Sàriputta chứng quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu). Sàriputta liền trở về miêu tả sự việc cho người bạn thân là Mogallàna (Mục-kiền-liên). Cả hai vị vốn là nhà trưởng giả, từng học giỏi thông suốt qua các vị thầy thời danh, làm đệ tử của đạo sĩ Sajaya và trước khi mất Sanjaya đã báo cho hai đệ tử lớn của mình biết rằng họ sẽ là đệ tử lớn của một vị Phật. Nay cả hai vị đã ngộ Phật pháp, liền đem hai trăm năm mươi đệ tử của mình đến quy y Phật và xin gia nhập Tăng đoàn. Cả hai Tôn giả đều đắc A-la-hán sau ít tuần lễ. Đây là hai vị thông tuệ, biện tài nổi danh, có uy tín vào bật nhất trong hàng A-la-hán đệ tử Phật. Tôn giả Sàriputta được đức Phật chọn làm trưởng tử, thường được gọi là Chánh pháp Tướng quân, cùng với Tôn giả Mogallàna góp phần lớn lao trong việc xây dựng Giáo đoàn, giáo dục Tăng chúng, độ cho rất nhiều Tỳ-kheo tu học và đạt Thánh quả.

Trong mùa an cư (Vassa) mà cả ngàn vị Tỳ-kheo cùng chung sống tại Veluvana là một đặc điểm khác biệt với các đoàn Sa-môn khác lúc bấy giờ. Có lẽ do sự sống chung giữa các Tỳ-kheo trong mùa an cư này, một ít giới luậttính chất nhẹ nhàng với hình thức "điều nên làm, điều không nên làm" có lẽ đã được đức Phật nêu ra. Và sau khi hai Tôn giả Sàriputta và Mogallàna cùng hai trăm năm mươi đệ tử vào Giáo đoàn thì Phật giáo đã thực sự lớn mạnh, đầy đủ yếu tố để trở thành một tôn giáo lớn nhất thời bấy giờ.

Đức PhậtGiáo đoàn của Ngài đã vang danh khắp các vương quốc gần xa. Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) xứ Kapilavatthu hay tin con mình đã trở thành đấng giác ngộ lãnh đạo hàng ngàn Tỳ-kheo đang tỏa ra khắp nơi để truyền bá đạo pháp, rất nhiều vị là Thánh giả, được mọi người kính mộ. Nhà vua liền gởi một đoàn gồm một ngàn người đến Magadha thỉnh cầu Phật trở về thăm quê hương. Cả một ngàn vị gặp Phật, được nghe pháp, rất nhiều vị đắc Thánh quả, tất cả đều xin gia nhập Giáo đoàn. Vua lại gởi thêm một đoàn khác gồm một ngàn vị đến thỉnh cầu Phật; lần này cũng như lần trước, rất nhiều vị đắc Thánh quả và tất cả đều trở thành Tỳ-kheo, ở bên Phật. Cuối cùng, nhà vua phái Kàludàyyi, con trai một vị đại thần và vốn là bạn thân của thái tử Siddhattha từ thuở nhỏ, đến thỉnh cầu đức Phật. Chính Kàludàyi được nghe Pháp, được đắc quà A-la-hán, trở thành Tỳ-kheo, đệ tử Phật. Nhưng lần này đức Phật quyết định cùng đoàn Tỳ-kheo của Ngài đi ngược lên phía Bắc, băng qua sông Gange, tiến về Kapilavatthu.

Tại Kapilavatthu, từ vua Suddhodana đến cả triều đình, sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, đều xin quy y Tam Bảo, làm đệ tử tại gia của Phật. Vua đắc quy y Tam Bảo, làm đệ tử tại gia của Phật. Vua đắc quả Tư-đà-hàm (Nhất lai, quả Thánh thứ hai), di mẫu của đức Phật, Maha Pajàpati, đắc Tu-đà-hoàn (Dự lưu). Đặc biệt em trai của phật là Nanda (Nan-đà), con ruột Ngài là Rahula (La- -hầu-la), các hoàng thân Bhaddiyà (Bạt-đề), Anuruddha (A-nậu -lâu-đà), Ananda (A-nan), Bhaga (Ba-da), Kimbila (Kiếp-bà-la), Devadatta (Đề-bà-đạt-da) và vị tôn giả làm nghề hớt tóc là Upàli (Ưu-ba-ly), một số đắc Thánh quả, tất cả đều xin gia nhập Giáo đoàn, được đức Phật chấp thuận.

Đức Phật và đoàn Tỳ-kheo đệ tử rời Kapilavatthu để quay về an cư mùa mưa tại Ràjagaha, xứ Magadha, nhưng chưa bao giờ đi được bao xa thì một vị đại trưởng giả chủ ngân khố là Anatthapindika (Cấp Cô Độc) thỉnh cầu đức Phật cùng Giáo đoàn đến Sàvatthi (Xá-vệ) xứ Kosala (Câu-tát-la) để an cư tại vườn Jetavana (Kỳ-đà) và đã chuẩn bị thật đầy đủ. Nguyên trước kia Anathapindika đã có duyên gặp đức Phật tại Ràjagaha, đã cầu Phật đến Sàvatthi để mìn cúng dường một mùa an cư và được Phật hứa thuận. Nay đức Phật nhận lời thỉnh cầu, cùng đoàn Tỳ-kheo trở qua thành Sàvatthi để an cư tại Jetavana.

Năm 504 trước Tây lịch, tức năm thứ năm sau khi Phật thành đạo, vua Suddhodana (Tịnh Phạn) sắp mất, đang hấp hối. Đức Phật vội rời Sàvatthi để trở về Kapilavatthu gặp vua cha. Bên giường bệnh, đức Phật đã thuyết Pháp và nhà vua đắc quả A-la-hán trước khi lìa trần.

Trong dịp này, bà Mahapajàpatì (Ma-ha-ba-xà-ba-đề), di mẫu của Phật, cầu xin được xuất gia, gia nhập Giáo đoàn, thành lập đoàn Tỳ-kheo ni, đức Phật dứt khoát từ chối. Bà đã tự cạo đầu, khoác áo cà sa, theo chân Phật từ Kapilavatthu đến thành Vaisalì (Phệ-xá-ly). Cuối cùng, do Tôn giả Ananda năn nỉ giúp, đức Phật mới chấp thuận thỉnh cầu của bà và nêu ra "Bát Kỉnh Pháp", nội dung nhằm đề cao tính chất cao trọng của Tăng đoàn trong việc hướng dẫn giáo dục Ni đoàn mà suốt đời một Tỳ-kheo ni phải tôn trọng. Thế là từ đây, đoàn Tỳ-kheo ni (Bikkhuni Sangha) do Mahapàjapatì lãnh đạogiáo dục cùng với sự hỗ trợ của c1c Tỳ-kheo, sự điều động tổ chức và huấn luyện khéo léo của Mahapajàpatì, Ni đoàn lớn mạnh nhanh chóng. Nhiều Tỳ-kheo ni đắc quả A-la-hán, nhiều vị rất được uy tín đối với quần chúng nhân dân, với các triều đình. Ta có thể tìm thấy các trường hợp chứng quả, những bài kệ kỳ thú của nhiều Tỳ-kheo ni trong bộ Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ). Ví dụ như những trường hợp của các nữ trưởng lão Vimàla, Ambapalì, Kìsagotamì, Khemà, Dhammadinnà, Patacàre, v.v...

Tưởng cũng nên ghi nhận rằng có rất nhiều ý kiến của các luật gia, học giả về sau này về việc đức Phật đã tỏ ra thái độ khó khăn nghiêm khắc khi chấp thuận có Ni đoàn vào Giáo đoàn. Rất nhiều kinh sách Madhyamàgana, Anguttara, Gotamìsutta, nhiều bộ Vagga (Luật) đã ghi lại lời của đức Phật như sau:

"Này Ananda, nếu Ni đoàn không được nhận vào Giáo đoàn thì Thánh đạo có thể kéo dài lâu, có thể là một ngàn năm. Nhưng vì Ni đoàn đã được thâu nhận nên Thánh đạo sẽ không dài lâu; Chánh pháp sẽ tồn tại chỉ năm trăm năm".

Dù có giải thích, bàn luận thế nào cũng không đủ để nêu ý kiến về thái độ và lời dạy trên của đức Phật. Khách quan mà xét thì vấn đề còn phải xét ở mức độ chính xác của việc sao chép Kinh, ở quan điểm xã hội bấy giờ, ở hoàn cảnh tự thân, gia đình, xã hội của người phụ nữ, ở ý nghĩa đằng sau lời dạy như sự dè chừng, sự giáo dục tâm lý v.v... Hơn nữa con số năm trăm hay một ngàn năm nói trên có thể chỉ có ý nghĩa giả dụ, tượng trưng, huống chi khoảng thời gian ấy so với kiếp kiếp luân hồi đau khổ của con người thực chẳng đáng kể chi! Lại nữa, Samyutta II (Tương Ưng II, Tạp A-hàm) còn giải thích thêm:

"Chánh pháp không mất đi khi Tượng pháp chưa xuất hiện, và khi Tượng pháp xuất hiện thì Chánh pháp mới mất đi. Sở dĩTượng pháp là do Giáo hội thiếu tôn trọng Phật, Pháp, Tăng, thiếu tu tập tâm thức, thiền định".

Như thế, Chánh pháp nếu có mất đi, há có thể quy vào việc do sự có mặt của Ni đoàn trong Giáo hội?

Vào năm thứ sáu, sau khi đức Phật thành đạo, giới luật dành cho Tỳ-kheo đã hình thành rõ nét hơn. Tôn giả Upàli, xuất gia nhân lần đức Phật trở về Kapilavatthu hai năm trước, là vị Trưởng lão gương mẫu trong giới hạnh, có năng khiếu phân tích, biện biệt về giới luật, đã được đức Phật lưu tâm dạy bảo về giới luật. Đến năm thứ mười (có thể là năm thứ mười ba, theo một số tài liệu), luật Tạng đã hoàn tất bao gồm ba phần (Vagga): Pàtimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa), Mahà Vagga (Đại phẩm) và Culla Vagga (Tiểu phẩm). Luật Tạng còn có sửa đổi, thêm bớt - thường là thêm - trong những năm tiếp theo, cả sau khi đức Phật nhập diệt và sau đó cả hàng thế kỷ.

* * *

Giới luật càng lúc càng tăng do những cản trở ngại gặp phải trong quá trình hình thành Tăng-già, sống chung giữa các Tỳ-kheo, tiếp xúc với cuộc đời của Giáo đoàn. Từ năm thứ mười sau khi đức Phật thành đạo, số lượng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni trong Giáo đoàn đã lên tới năm, bảy ngàn vị, chia ra nhiều nhóm Tăng-già ở nhiều địa phương. Từ đó, ta có thể suy số Phật tử tín đồ lên đến hàng triệu vào thời điểm ấy, so với tổng số dân của các vương quốc Ấn Độ bấy giờ, từ vĩ tuyến 23 trở lên chỉ chưa tới mười triệu vào thời ấy.

Như thế, Giáo đoàn Phật giáoquần chúng Phật tử hiển nhiên đã lớn mạnh vào bậc nhất so với các tôn giáo khác thời bấy giờ. Có thể kể, tôn giáo lớn nhất thời ấy là Bà-la-môn giáo, vốn có từ trước rất lâu và vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các tôn giáo khác, đến đa số quần chúng, sau đó là Kỳ-na giáo, được hình thành trước thời đức Phật, phát triển trong thời Phật và cả về sau thời Phật. Cuối cùngPhật giáo đang vươn lên, tương đương với Kỳ-na giáo và đang có chiều hướng lấn lướt hơn.

Trên đây là một sơ phác về việc hình thành Tăng-già. Trên nguyên thể, Phật, Pháp, Tăng là một, cho nên Tăng-già hình thành là một tất yếu. Nhưng Tăng-già hình thành trong cõi đời, sinh hoạt trong hoàn cảnh của pháp hữu vi, cho nên phải gặp những khó khăn, đòi hỏi phải khéo léo trong tổ chức, sinh hoạt... những vấn đề này nhằm thành tựu hai mục tiêu:

1. Tăng-già phải tiến tới việc tất cả thành viên đều đạt Thánh quả, giải thoát.

2. Tăng-già phải gìn giữtruyền bá Phật pháp để cứu độ, khiến cho con người tiến tới việc chấm dứt khổ đau, giải thoát.

Như vậy, sinh hoạt của Tăng-già vừa có tính cách cá nhân, vừa có tính cách xã hội. Cả hai nhân tố ấy trên nguyên thể, không mâu thuẫn nhau, nhưng việc thực hiện để thành tựu cả hai không phải là dễ dàng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1647)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1578)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1497)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1077)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1467)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1414)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1333)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1381)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1711)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1971)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1436)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1095)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1429)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 2027)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1471)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1554)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1390)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2909)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1378)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1410)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1726)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1681)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1635)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1479)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2645)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1604)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1615)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1407)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1427)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1616)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1565)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1446)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1432)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1522)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2203)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1549)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1511)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1624)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1843)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1534)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1414)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1671)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1424)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1702)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2382)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1471)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1960)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1681)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1761)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1620)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1955)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1685)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1441)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1730)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1583)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1549)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1338)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1254)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1297)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1530)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant