Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 10. Tổng Luận

Thursday, June 1, 201700:00(View: 7040)
Chương 10. Tổng Luận

TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT
Thích Chơn Thiện
Nhà xuất bản Phương Đông

Chương mười

Tổng luận

Đức Phật đản sinh năm 554 trước Tây lịch tại vườn Lumbini xứ Kapilavatthu, năm 509, Ngài thành đạo dưới cội Bồ đề ở Bodhigaya xứ Magadha. Đến năm 464 trước Tây lịch thì Ngài đã hoằng hóa suốt bốn mươi lăm năm; như thế Tăng-già đã được thành lập bốn mươi lăm năm. Bấy giờ Ngài đang trú tại Grudhakuta (Kỳ-xà-quật hay núi Linh Thứu, hoặc núi Kê Túc) gần thành Ràjagaha của xứ Magadha. Ngài sống đã tám mươi năm tại thế, đến lúc nhập Niết-bàn. Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha Parinibbana Sutta) của Trường Bộ II ghi khá đầy đủ về những ngày cuối cùng của đức Phật tại thế. Lược thuật sau đây đã dựa vào bản Kinh ấy.

Từ Ràjagaha, sau khi giảng về Giới, Định, Tuệ, đức Phật cùng đoàn Tỳ-kheo gồm năm trăm vị đi về phía Bắc, hướng về Kapilavatthu đến Amolatthika, rồi lại đến Nalandà, cả hai nơi đức Phật đều giảng về hậu quả tai hại của việc vi phạm giới luậtlợi ích của việc giữ giới đối với một cư sĩ tại gia. Tại Kotigama, đức Phật giảng về sự cần thiết phải hiểu Tứ Thánh đế, rồi lại giảng về Giới, Định, Tuệ. Ngài cùng đoàn Tỳ-Kheo đệ tử tiếp tục cuộc hành trình đến Nàdika. Tại đây, Ngài giảng về sự giải thoát của một vị Tỳ-kheo và về Giới, Định, Tuệ. Đến Vesali, Ngài trú tại vườn cây của kỹ nữ Ambapalì và lại giảng về Giới, Định, Tuệ.

"Này Anada, chúng Tỳ-kheo còn mong mỏi gì ở nơi Ta? Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp không phân biệt hiển pháp hay mật pháp. Như lai không phải là bậc Đạo Sư còn giữ lại cái gì trong nắm tay cho riêng mình. Nếu có thể nghĩ rằng "Chính Ta sẽ lãnh đạo Tăng-già" hay "Tăng-già tùy thuộc nơi Ta" thì kẻ ấy mới cần đưa ra những di huấn liên hệ đến Tăng-già. Nhưng Như Lai không nghĩ như thế thì tại sao Như Lai lại phải để lại di huấn? Này Ananda, Như lai đã già rồi, đã nhiều tuổi rồi, cuộc hành trình của Như Lai sắp chấm dứt, Như Lai đã đạt trọn ngày tháng vì Như Lai đã tám mươi tuổi.

"Vì thế, này Ananda, hãy là ngọn đèn cho chính mình, hãy là nơi nương tựa cho chính mình, chớ nương tựa vào nơi nào bên ngoài mình. Một Tỳ-kheo trở thành ngọn đèn nơi nương tựa cho chính mình bằng quán sắc, thọ, tưởng, hành, thức với sự nhiếp phục tham áisầu bi của phàm nhân, và luôn nỗ lực, tự chủchánh niệm. Trong các Tỳ-kheo đệ tử của Ta, ai làm được như thế, thiết tha học tập như thế thì ngay bây giờ, hay sau khi Ta đã diệt độ, vị Tỳ-kheo ấy sẽ đạt đến quả vị tối thượng."

Sau đó, đức Phật vào thành Vesali khất thực rồi cùng Tôn giả Ananda đến Cápála. Kinh kể rằng khi ấy Ác ma đến yêu cầu đức Phật diệt độ. Ngài dạy rằng Ngài chỉ diệt độ khi nào Chánh pháp được truyền bá rộng rãi, vững vàng; thế rồi Ngài hỏi Tôn giả Ananda có yêu cầu gì không, ba lần bậc Đạo Sư hỏi thế nhưng Tôn giả Ananda vẫn không hiểu ý. Cuối cùng Ác ma lại thỉnh cầu Phật diệt độ, Ngài chấp thuận và bảo Tôn giả Ananda rằng ba tháng nữa Ngài sẽ nhập Đại Niết-bàn. Bấy giờ Tôn giả Ananda lại van xin Ngài đừng diệt độ, nhưng Ngài không chấp thuận khẩn cầu ấy.

Đức Phật cùng đoàn Tỳ-kheo đệ tử đến Kutagara tại đây, Ngài dạy:

"Này các Tỳ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ông, các Ông phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho Trời và Người."

Đức Phật giải thích thêm các pháp ấy là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác chi và Tám Chánh đạo, thường gọi chung là Ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ngài căn dặn:

"Này các Tỳ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các Ông: các hành là vô thường, hãy tinh tấn lên để tự giải thoát."

Đức Phật tiếp tục khất thực tại Vesali, rồi Ngài đến Bhandagàma giảng về Giới, Định, Tuệ. Ngài tiếp tục lên đường cùng đoàn Tỳ-kheo đến Hatthigàma, Ambagàma, Bhoganagara; tại Bhoganagara, Ngài dạy:

"Này các Tỳ-kheo, có thể có vị Tỳ-kheo nói: Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của bậc Đạo Sư. Này các Tỳ-kheo, các Ông không nên tán thán, không nên hủy báng lời của vị Tỳ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng của mỗi chữ, mỗi câu, nhưng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật thì các Ông có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và vị Tỳ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm", và này các Tỳ-kheo hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật và nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật thì các Ông có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn, và vị Tỳ-kheo ấy đã thọ giáo chân chính". Này các Tỳ-kheo như vậy là Đại giáo pháp thứ nhất, các Ông hãy thọ trì".

Đức Phật cùng đoàn Tỳ-kheo đến Pàvà, trú tại vườn xoài của người thợ rèn Cunda. Tại đây đức Phật bị nhiễm độc do món mộc nhĩ trong bữa cơm mà Cunda cúng dường. Ngài bị kiết lị nhưng rồi Ngài nhiếp phục được cơn bệnh. Đến Kusinara, Ngài giảng pháp độ cho Pukkusa của bộ tộc Mallà. Ngài tiếp tục đi đến sông Kakutta, Ngài tắm sông rồi sang gò bên kia sông. Ngài tiếp tục đi và nghỉ từng chặng đường, cuối cùng đến sông Himmavati ở Kisunara. Ngài vào rừng Sàla ở bộ tộc Mallà, rồi bảo Tôn giả Ananda trải chỗ nằm cho Ngài giữa hai cây Sàla, đầu hướng về Bắc, Ngài dạy:

"Này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháptùy pháp, sống chân chính trong Chánh pháphành trì đúng Chánh pháp."

Kế đến, Ngài giảng về bốn Thánh tích cần chiêm ngưỡng: 1) Nơi Phật đản sinh; 2) Nơi Phật chứng ngộ; 3) Nơi Phật chuyển pháp luân; 4) Nơi Phật nhập diệt. Ngài còn dạy Tôn giả Ananda cần giữ gìn tâm ý, cần tỏ thái độ nghiêm túc trước phái nữ và căn dặn về việc phân chia xá-lợi Ngài. Ngài khuyến dụ:

"Này Ananda, hãy tinh tấn, hướng về tự độ, sống không phóng dật, tinh cần, chuyên hướng về tự độ."

Tôn giả Ananda tự thấy mình chưa chứng ngộ, lại thấy bậc Đạo Sư sắp nhập diệt, buồn rầu bỏ đi vào tinh xá dựa cột cửa mà khóc. Đức Phật cho gọi Tôn giả đến và giảng về Vô thường, khuyên nhủ và ngợi khen Tôn giả và dạy không bao lâu nữa Tôn giả sẽ chứng quả Vô lậu. Sau đó Ngài dạy Tôn giả báo cho dân Mallà biết đêm nay Thế Tôn sẽ diệt độ. Bấy giờ Ngài còn độ cho ngoại đạo Subbada thọ giới Tỳ-kheo. Đây là vị Tỳ-kheo cuối cùng được đức Phật cho gia nhập Giáo hội trong thời gian Ngài tại thế (về sau Tôn giả Subbada đắc A-la-hán).

Ngài còn quay sang Tôn giả Ananda mà dạy:

"Này Ananda, nếu trong các Ông có người nghĩ rằng: "Lời nói của bậc Đạo Sư không còn nữa, chúng ta không còn có bậc Đạo Sư" thì này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, Chánh pháp và Luật ấy sẽ là bậc Đạo Sư của các Ông."

Đức Phật còn ba lần hỏi xem Tôn giả Ananda còn có gì cần hỏi nữa không. Sau đó Ngài dạy:

"Này Ananda, trong năm trăm vị Tỳ-kheo này, vị thấp nhất đã đắc Dự lưu, không còn đọa lạc, chắc chắn hướng đến giải thoát."

Và đây là lời dạy cuối cùng của đức Phật:

"Này các Tỳ-kheo, nay Ta khuyên các Ông: "Các pháp hữu vivô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật!"

Sau đó đức Phật nhập Sơ thiền; xuất Sơ thiền, nhập Nhị thiền; xuất Nhị thiền, nhập Tam thiền; xuất Tam thiền, nhập Tứ thiền; xuất Tứ thiền, nhập Không vô biên xứ; xuất Không vô biên xứ, nhập Thức vô biên xứ; xuất Thức vô biên xứ, nhập Vô sở hữu xứ; xuất Vô sở hữu xứ, nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ; xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhập Vô sở hữu xứ; xuất Vô sở hữu xứ, nhập Thức vô biên xứ; xuất Thức vô biên xứ, nhập Không vô biên xứ; xuất Không vô biên xứ, nhập Tứ thiền; xuất Tứ thiền, nhập Tam thiền; xuất Tam thiền, nhập Nhị thiền; xuất Nhị thiền, nhập Sơ thiền; xuất Sơ thiền, nhập Nhị thiền; xuất Nhị thiền, nhập Tam thiền; xuất Tam thiền, nhập Tứ thiền; xuất Tứ thiền lập tức Ngài diệt độ,

Như thế, đức Phật đã nhập thiền định thong dong tự tại trong các cảnh giới của Sắc và Vô sắc, để cuối cùng từ Tứ thiền, Ngài xuất định và nhập thẳng Đại Niết-bàn.

Qua bản kinh, chúng ta thấy đức Phật đã nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tam học (Giới, Định, Tuệ) đối với một đệ tử của Ngài. Giáo pháp của Ngài đã được khai thị, truyền dạy một cách cụ thể, rõ ràng. Thực hiện giáo pháp ấy để chứng ngộ rốt ráo như Ngài, người tu sĩ phải tinh cần học hỏi, phải thông hiểuđồng thời phải hộ trì các căn qua việc giữ gìn giới luật. Pháp và Luật được bậc Đạo Sư nhắc nhở là thước đo giá trị của mọi ý kiến, quan điểm, hành động, từ đó vạch ra đâu là chân, đâu là giả. Tinh thần tôn trọng Pháp và Luật là chủ yếu, nhưng không phải là tôn trọng một cách mù quáng giáo điều. Do đó mà tuệ giác được thăng tiến nhờ tu tập Thiền định, là ánh sáng chiếu rọi cho hành giả. Ánh sáng ấy phát xuất từ tự thân hành giả là ý nghĩa của "tự mình là ngọn đèn, là nơi nương tựa cho chính mình".

Sự tinh cần tu học, tự chủ, tự tín, tự độ đưa đến việc đạt Thánh quả như toàn bộ năm trăm Tỳ-kheo quanh đức Phật lúc Ngài sắp nhập Niết-bàn. Việc nêu dẫn năm trăm vị Tỳ-kheo này là lời khích lệ thiết tha của đức Phật cho các đệ tử Ngài, đồng thời là một xác chứng về hiệu năng thành đạt của Tăng-già thời đức Phật. Ngài còn dạy rằng Chánh pháp cần được phổ biến rộng rãi vì lợi ích của chúng sinh, do lòng từ bi vô hạn của người đệ tử Phật. Lời dạy cuối cùng của Ngài: "Này các Tỳ-kheo, nay Ta khuyên các Ông: Các pháp hữu vivô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật" là lời nhắn nhủ thâm thiết của bậc Đạo Sư vĩ đại, phải được liễu hội, phải là tâm niệm, phải được thực hiện đối với những ai muốn giải thoát khỏi khổ đau, đặc biệt là đối với hàng tu sĩ xuất gia.

Trong bốn mươi lăm năm Tăng-già đã được hình thành, lớn mạnh không ngừng, mang một số nét cơ bản dưới đây.

1. Tăng-già là một đoàn thể do đức Phật sáng lập giáo dục, huấn luyện trong suốt thời gian từ khi Ngài chuyển Pháp luân lần đầu tiên ở Baranasi (Ba-la-nại) cho đến khi Ngài nhập Niết bàn tại Kusinara.

2. Tăng-già gồm đủ mọi thành phần già, trẻ, nam, nữ, mọi đẳng cấp từ vua quan, từ tu sĩ ngoại đạo đến tiện dân... sống bình đẳng, thanh tịnh, trong giáo pháp của đức Phật.

3. Tăng-già tu tập Giới, Định, Tuệ trở thành một tập thể vững mạnh, gây ảnh hưởng lớn lao trong quần chúng nhân dân, gồm nhiều vị đạt Thánh quả nhất là so với các giáo đoàn khác và Tăng-già Phật giáo về sau.

4. Tăng-già gồm những tu sĩ bỏ gia đình, sống độc thân, nghèo nàn, giữ hạnh khất thực; ngoài thức ăn, áo mặc và một số ít những vật dụng cần thiết, không ai có tài sản gì riêng.

5. Tăng-già có tổ chức, giới luật chặt chẽ dựa trên tinh thần tự giác, thanh tịnh, hòa hợpbất bạo động.

6. Tăng-già chủ trương tự giải thoát là chính, đồng thời liên hệ chặt chẽ với xã hội để truyền bá Chánh pháp, thể hiện tinh thần độ tha.

7. Tăng-già được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền và của quần chúng nhân dân, đặc biệt của nhiều đại cư sĩ một lòng vì Phật pháp.

8. Tăng-già đã tạo được những nét đặc sắc về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, trong xã hội.

9. Tăng-già có đầy đủ ý nghĩa trọn vẹn của ngôi Tam bảo.

Đến đây, tưởng cũng cần bàn thêm về tinh thần hòa hợp, thanh tịnh trong Tăng-già. Tinh thần ấy ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tu tập, sự hưng thịnh của Tăng-già và của đức Phật giáo.

Thanh tịnh là sự trong sạch, thuần khiết của tâm hồn do việc hành trì giới bổn Tỳ-kheo liên hệ đến việc pháp triển tuệ giác đưa đến giải thoát tối hậu. Hòa hợpthái độ hiền hòa, dung thông với mọi người, đấy là tinh thần nhân ái, từ bi, yêu chuộng hòa bình, bất bạo động. Tinh thần ấy thể hiện bằng nguyên tắc lục hòa trong sự sống chung của cộng đồng Tăng-già:

1. Giới hòa đồng tu (cùng hòa hợp tu tập theo cùng một giới bổn);
2. Kiến hòa đồng giải (có cùng chỗ thấy biết, trao đổi bổ túc cho nhau về Phật pháp);
3. Lợi hòa đồng quân (chia đều nhau các vật dụng có được);
4. Thân hòa đồng trú (cùng sống hóa thuận, kính nhường nhau);
5. Khẩu hòa vô tránh (lời nói dịu hiền, vừa ý nhau, không tranh cãi );
6. Ý hòa đồng duyệt (ý tứ hòa đồng, không trái nghịch nhau, vui sống với nhau).

Ngay trong thời đức Phật, những trường hợp vi phạm giới luật không phải là ít, nhất là khi Tăng-già đã trở nên đông đảo về sống lượng khiến cho giới bổn Patimokkha phải dài thêm ra vì nhiều giới điều được đưa vào để ngăn cấm việc tái phạm. Tăng Chi Bộ Kinh I có kể chuyện một Bà-la-môn đến tham bái đức Phật và nêu lên dư luận trong hàng vua cháu rằng: "Trước kia các Tỳ-kheo có ít, nhưng trong đó gồm nhiều bậc thượng nhân, nhiều thần thông biến hóa được thị hiện. Ngày nay, các Tỳ-kheo nhiều lại ít có bậc thượng nhân, ít có phép thần thông". Đức Phật đã giải thích bằng cách phân ra ba loại thần thôngthần thông biến hóa, thần thông biết được tâm ý kẻ khác, và thần thông giáo hóa. Ngài dạy thần thông giáo hóa là quan trọng nhất, là lợi lạc nhất, và các đệ tử hiện có của Ngài phần lớn đều sở đắc thần thông giáo hóa, tức khả năng độ chúng của các vị ấy. Đấy là một câu giải đáp tế nhịthiết thực. Tuy vậy dư luận mà vị Bà-la-môn đã nêu cũng là một thực tế. Quả thực, khi hội chúng đã đông thì sự chứng ngộ có ít đi, đấy là lẽ đương nhiên, vì bấy giờ sự đồng nhất về khả năng chứng ngộ khó có thể hiện được. Huống chi, thành quả lớn lao trong việc phổ biến Phật pháp, tạo nên một đoàn thể lớn mạnh là một hoàn cảnh tốt đẹp để họp những con người đang nỗ lực giải thoát khổ đau. Cũng không nên lý tưởng hóa một hiện trạng thực tếcuộc đời với những con người không hoàn thiện, đang lần dò để đến chỗ tối thiện. Do vậy mà luật lệ ghi ra nhiều trường hợp vi phạm giới luật, nhiều Tỳ-kheo thối thất, lừa dối, vu cáo, tham lam, tranh cãi, gây gỗ nhau... Thậm chí có lần đức Phật đã âm thầm đi vào rừng sâu sống tĩnh mịch và để cảnh cáo nhóm đệ tử thiếu thanh tịnh, hòa hợp.

Một trường hợp cần ghi nhận nữa là trường hợp của Tỳ-kheo Devadatta (Đề-bà-đạt-đa), vị đệ tử thối thất, gây nhiều phiền nhiễu nhất cho đức Phật và Tăng-già. Devadatta gia nhập giáo đoàn cùng lúc với nhiều hoàng thân khác, khi đức Phật trở lại Kapilavatthu lần đầu tiên sau khi chứng đạo. Vốn là anh họ của đức Phật, ông lại tỏ tinh tấn tu hành nên được nhiều người kính mộ, nhưng đến khi về già ông lại thối thất, muốn thay đức Phật lãnh đạo Tăng-già. Ông giục vua Ajatasatu soán ngôi của phụ vương Bimbisara, và xúi vua hại đức Phật. Có lần vua Ajatasattu đã theo lời xúi giục mà cho bọn cung thủ mai phục để bắn vào đức Phật, nhưng do uy lực của Thế Tôn, bọn cung thủ đã không thực hiện âm mưu kia. Devadatta lại tự mình xô một tảng đá lớn để đè vào đức Phật, nhưng chỉ có một mảnh đá nhỏ trúng vào chân Ngài. Một lần khác, Devadatta lại thả con voi điên hung dữ ngay đường đi của đức Phật để hại Ngài, nhưng trước uy hạnh của Ngài, voi điên quỳ mọp dưới chân Ngài, chịu quy phục.

Cuối cùng Devadatta cùng với sáu Tỳ-kheo đòi sửa đổi giới luật, tuyên bố đức Phật sống xa hoa, không giữ đúng hạnh thanh bần của tu sĩ. Sự việc còn lôi kéo cả ngàn Tỳ-kheo về với Devadatta, hầu như một Giáo hội thứ hai được thành lập. Thế nhưng, uy đức của đức Phật vẫn sáng ngời, và do nổ lực giải quyết của hai Tôn Giả Sàriputta và Moggallàna, những kẻ lạc hướng đã trở lại quy phục và Devadatta tự xa lánh, bị cô lập, cô đơn, sầu khổ. Đến khi quá ân hận, Devadatta toan tìm đến tạ tội với đức Phật, nhưng rủi ro ông bị chết trong khi đang tắm trong một cái ao.

Những sự việc kể trên nhắc nhở cho mọi người rằng dù một tổ chức có chặt chẽ đến đâu, dù có đa số thành viên tốt... vẫn không thể nào không có những phần tử xấu, không có những trở ngại. Nhưng có sự hiện diện đầy uy hạnh của đức Phật, những trở ngại nhanh chóng được giải quyết. Thế nhưng về sau này thì vấn đề không còn được dễ dàng như thế, bởi vậy việc tu tập Thiền định, Trì giới, truyền thống Yết-ma của Tăng-già, sự cảnh giác luôn luôn phải đứng hàng đầu trong sinh hoạt Tăng-già.

Tăng-già thời đức Phật trong hoàn cảnh cơ duyên thuận lợiý nghĩa lịch sử, là Tăng-già hoàn chỉnh, hiệu năng tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Các pháp hữu vi, theo lời Phật dạy là do duyên sinh, là vô thường, cho nên không tránh khỏi sự biến đổi theo hoàn cảnh, theo thời gian. Đức Phật xuất hiện ở đời, đưa ra thông điệp cứu độ là một đại cơ duyên, Ngài là môn thuốc trị căn bệnh trầm kha của chúng sinh, bệnh khổ ải, luân hồi.

Đức Phật không hề tự nhận là nhà khoa học, là nhà triết lý. Những gì Ngài dạy là thiết thực, là tùy theo căn cơ chúng sinh theo thời điểm xã hội, hoàn cảnh của từng cá nhân. Ngài dùng cả những hệ thống tư duy triết học, cả những tin tưởng của số đông thời bấy giờ, cả nhiều điều mà không hẳn là Ngài chấp nhận, cốt làm sao để dẫn đưa người ta theo con đường mà Ngài khai thị. Giáo pháp của Ngài là tùy cơ, nó linh động đến nỗi trong nhiều trường hợp xem ra bên ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau. Giới luật mà Ngài đặt ra cũng là nương vào hoàn cảnh đương thời, ngày nay đương nhiên một số ít cần thay đổi và một số ít cũng có thể cần được thêm vào cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Tinh thần giữ gìn giới luật luôn luôn cần đề cao, nhưng đấy không phải là sự chấp chặt nội dung hoặc cả từ ngữ - của từng giới điều. Do đó mà quan điểm cho rằng chỉ có giới luật nguyên thủy là đệ nhất, là bất biến, thì quan điểm ấy xem ra đã trái với tinh thần Vô ngã, Vô chấp của giáo lý đức Phật. Nhưng, những phá bỏ, thay đổi giới luật một cách tùy tiện thì đấy lại là sự cẩu thả, buông lung và thối thất.

Giáo pháp của đức Phật đã được Ngài ví như "ngón tay chỉ mặt trăng". Nó rất thiết thực, rất quý báu nhưng dù sao vẫn mang tính phương tiện. Và cũng vì thế, những tranh cãi về giáo pháp sau thời kỳ đức Phật vẫn hình thành và tồn tại. Ba tháng sau kể từ khi đức Phật nhập diệt, Tôn giả Maha Kassapa (Đại Ca-diếp), vị đại đệ tử của đức Phật thay Ngài lãnh đạo Tăng-già đã mở hội nghị kiết tập đầu tiên ở gần Ràjagaha, do chính Tôn giả Ananda đọc lại các lời Phật dạy, Tôn giả Upàli đọc Giới luật, làm cơ sở cho Tam Tạng về sau. Từ đây đã manh nha những bất đồng về Kinh, Luật và Luận, và một số dư luận cho rằng một số A-la-hán không tham dự hội nghị đã nhớ rằng một số Kinh, Luật không hoàn toàn giống như Tôn giả Ananda và Upàli đọc lại. Thế rồi, Phật giáo càng về sau càng phân ra nhiều bộ phái, và đến kỳ kiết tập thứ IV, khoảng hơn sáu thế kỷ sau, thì Phật giáo đã phân thành mười tám bộ phái khác nhau.

Trừ một số lý do phụ, lý do chủ yếu của việc phân chia bộ phái xuất từ quan điểm khác nhau về một số ý nghĩa của giáo lýpháp môn tu tập. Các bộ Luận này càng ngày càng nhiều, giáo lý của đức Phật được phân tích, được triển khai rất chi li. Cái tinh thần triết lý, luận bàn đã làm giàu nền văn hóa tư tưởng Phật giáo, nhưng cũng có thể có khi đã đi xa tính chất thiết thực là nhằm giải thoát khỏi khổ đau của đức Phật. Trước hết, Phật học đã trở thành một môn hữu thể học, tâm lý học, hiện tượng luận, vũ trụ luận... Khởi đầu từ sự xuất hiện của phái A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, phái Không luận, phái Duy thức luận, các luận sư đều đã chứng tỏ các vị đều là những bộ óc lớn, những phân tích của các vị đã giúp ích cho những người học hỏi; nhưng, một người học Phật pháp phải là một hành giả, và quả thực có những tri thức sâu sắc, cặn kẽ, có thể chỉ là những hí luận, những lý luận suông đối với rất nhiều người, có thể chỉ đưa đến những tranh cãi vô ích

Do tính cách vô thường của vạn pháp hữu vi, những biến đổi về phương pháp tu tập, cả về một số ý nghĩa Phật pháp là không thể không xảy ra, và đương nhiên Tăng-già cũng có một số nét thay đổi theo thời giankhông gian. Từ khi đức Phật nhập Đại Niết-bàn, từ khi có sự phân hóa thành các bộ phái, những trường hợp tu sĩ chứng ngộ càng lúc càng hiếm hoi. Đứng về mặt đạo đức mà nói, nguyên do ấy là do có sự thiếu ổn định trong tổ chức sinh hoạt vật chấttâm linh của con người trong xã hội, và tất nhiên của cả Tăng-già (và đây mới là nguyên do cụ thể, thiết thực nhất).

Một điểm cần nhấn mạnhtinh thần giới luật trong Tăng-già thực chưa có thống nhất, chưa chặt chẽ. Đây chỉ nói đến tinh thần giới luật, chứ chưa nói đến nội dung cụ thể của giới luật, thủ tục Tăng-già Yết-ma đã không được áp dụng triệt để, sự truyền dạy, trao đổi về Giới, Định, Tuệ không còn mang tính chất truyền thống, tính hòa hợp, thanh tịnh, chưa được nổi rõ trong Tăng-già, chưa có sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng của Tăng-già trong trú xứ, giới trường, địa phương với Tăng-già của bốn phương...

Chứng ngộ phải là truyền thống của Tăng-già, sự thăng tiến về tuệ giác, về tâm linh phải là truyền thống của Tăng-già. Nếu không được như thế thì trên mặt ý nghĩa, tu sĩcư sĩ có khác gì nhau?

Tam Bảo là lý chung của vạn pháp. Tam Bảo đầy đủ trong một vị Tỳ-kheo, trong Tăng-già, trong một cư sĩ Phật giáo và cả trong một người không phải Phật tử. Ý nguyện xây dựng một cuộc sống hòa bình an lạc, giảm thiểu khổ đau là ý nguyện chung của mọi chúng sinh. Để thực hiện ý nguyện ấy, để thực hiện thông điệp cứu độ của đức Phật, tự bản thân Tăng-già, tự bản thân mỗi Tỳ-kheo phải là nhân tố tiên phong trong hành động và trong thành tựu Phạm hạnh.

Soạn xong ngày 06-08-1987
Thích Chơn Thiện

 

Tài liệu trích dẫn

Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya)
Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya)
Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikàya)
Trường A-hàm
Tạp A-hàm
Phật Tự Thuyết (Udàna)
Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka)
Kinh Tập (Sutta Nipata)
Pháp Cú Kinh (Dhammapada)
Đại Phẩm (Maha Vagga)
Tiểu Phẩm (Culla Vagga)
Trưởng lão Tăng Kệ (Theragatha)
Trưởng lão Ni Kệ (Therigatha)
Tứ phần Luật
Ngũ Phần Luật
Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga)
(Các bản dịch Anh ngữ của Pàli Text Society, của HT. Thích Minh Châu, các bản dịch từng phần của nhiều dịch giả, soạn giả khác nhau).

Sukumar Dutt - Buddhist Monks and Monastries of India, George Allen and Unwin Ltd. London, 1962.
Solange Bernard Therry - Le Boudhisme d'après les Textes Pàlis.
E Conze - Buddhism, its essence and development.
E. Conze - Buddhist Thought in India.
Nhiều tác giả - Sources of India Tradition Columbia University Press - New York, 1958.
W. Rahula - L'Enseignement du Boudha, Edition Sevil Paris - 1961
H. De Glasenapp - La Philosophie Indienne, bản tiếng Pháp do A.M Asnoul dịch - Payot Paris 1951
Nànamolì Thera - The Pàtimokkha - The Social Science Association Press of Thailand - Bangkok 1966
Nyanaponika - Satipatthàna, The Heart of Buddhist Meditation - Nugegoda, Colombo, Ceylon, 1953
Mahasi Sayadaw - Progress of Wisdom Through The Stages of Purification - Buddhist Publication Society - Kandy, Sri Lanka, 1978
Nyanatiloka - The Words of the Buddha - Buddhist Publication, Kandy, Sri Lanka, 1968.
René de Berval chủ biên với nhiều soạn giả - Présence du Bouddhisme - France Asie, Saigon (từ số 153 - 157), 1959
Thích Trí Thủ - Yết Ma Yếu Chỉ - Già Lam - PL. 2527, Trường Cao Cấp Phật học Việt Nam ấn hành năm 1991.
Kimura Taiken - Nguyên thủy Phật giáo Tư tưởng Luận - Âu Dương Hãn Tồn - Khuông Việt, Saigon, 1971.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1943)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(View: 2096)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(View: 2230)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(View: 1984)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(View: 1830)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(View: 2062)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(View: 1821)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(View: 2131)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(View: 2923)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(View: 1871)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(View: 2424)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(View: 2067)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(View: 2196)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(View: 2043)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(View: 2398)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(View: 2074)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(View: 1881)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(View: 2203)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(View: 1965)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(View: 1959)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(View: 1809)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(View: 1607)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(View: 1660)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(View: 1988)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(View: 2184)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(View: 2013)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(View: 1314)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(View: 1926)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(View: 1824)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(View: 2052)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(View: 2443)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(View: 1996)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(View: 1756)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(View: 1719)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(View: 2029)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(View: 1489)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(View: 1647)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(View: 1654)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(View: 2151)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(View: 2121)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(View: 3980)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(View: 2231)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(View: 1729)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(View: 1515)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(View: 1785)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(View: 1854)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(View: 1605)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(View: 2207)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(View: 2161)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(View: 2245)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(View: 2392)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(View: 2866)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(View: 2171)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(View: 2598)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(View: 2869)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(View: 2844)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(View: 2274)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(View: 2421)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(View: 2487)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant