Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Khắc Phục Hai Mươi Việc Khó Làm Của Đời Người

03 Tháng Chín 201407:39(Xem: 8312)
Khắc Phục Hai Mươi Việc Khó Làm Của Đời Người

Khắc Phục Hai Mươi Việc Khó Làm Của Đời Người


Ni trưởng Chứng Nghiêm giảng

Vương Đoan Chính viết kệ tụng

Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng

Lời cảm ơn

Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ:

Đời đau khổ con thề vào trước,

Dù gian nguy chí cả không sờn.

Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.

Ngày nay cũng có rất nhiều chư vị Tôn túc phát nguyện độ sinh, và Ni trưởng Chứng Nghiêm cũng phát nguyện như thế. Từ lâu, chúng con đã nghe hạnh nguyện của Ni trưởng nên rất ngưỡng mộ; lúc nào cũng mơ ước, làm sao thực hành được một chút mảy may sẻ chia đến với người bất hạnh như Ni trưởng.

Hôm nay, chúng con đủ duyên lành gặp sư cô Viên Hạnh trao cho bản Hán của Ni trưởng giảng là Khắc phục hai mươi việc khó của đời người, lại thỉnh thầy Nhuận Châu đọc bản thảo và chú thích những điểm cần thiết. Thầy rất hoan hỉ, nên chúng con vui mừng khôn xiết, liền nhờ sư cô Viên Thắng chuyển ngữ.

Quyển sách này, Ni trưởng giảng về hai mươi việc khó làm và cư sĩ Vương Đoan Chính viết lại kệ tụng. Mỗi việc khó rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta dễ mắc phải sai lầm, thật thâm diệu vô cùng. Từng lời giảng của Ni trưởng thấm vào lòng chúng con, khiến cho chúng con cảm thấy rất hổ thẹn; bởi vì, trong cuộc sống chúng con chưa thực hành được bao nhiêu.

Chúng con xin chân thành cảm ơn thầy Nhuận Châu và hai sư cô đã giúp chúng con thực hiện tập sách có giá trị như thế này.

Kính thưa chư vị Tôn Đức, cùng các vị đồng tu gần xa! Mặc dù trong quá trình chuyển ngữ sư cô Viên Thắng đã cố gắng hết sức mình, nhưng khả năng còn hạn chế, nên chắc chắn có những điều sai sót ngoài ý muốn, ngưỡng mong quý vị hoan hỷ niệm tình bỏ qua cho.

Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.

Kính ghi

Nhóm thực hiện

Lời nói đầu

Hóa giải các việc khó để ra khỏi đời ác Ngũ trược[1]

Hơn ba mươi năm, tôi làm ở hội Từ Tế. Bởi vì, tôi thường làm việc cứu trợ trong và ngoài nước, cho nên tôi cảm nhận được thiên tai, nhân họa liên tục ập xuống trái đất. Tai họa này khiến cho mọi người đều lo ngại. Thế nhưng, ‘thiên tai không đáng sợ, nhân họa mới đáng sợ hơn.’ Bởi do lòng người sân giận đưa đến bốn đại[2] không điều hòa, cho nên thiên tai tạo thành tính hủy diệt; cuối cùng, tai nạn giáng xuống bản thân nhân loại. Vì vậy, tai nạn tâm linh càng phải thường xuyên đề phòng.

Mầm độc nếp sống xã hội dần dần ăn mòn vào thân tâm con người, làm cho bản tính con người vốn thanh tịnh bị ô nhiễm, sinh ra năm thứ phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi. Khi họ sinh phiền não rồi thì không có cách nào hiểu thấu đạo lí; nếu họ gặp thất bại thì nhìn vấn đề không thông suốt; gặp việc tốt họ cũng không chịu hưởng ứng. Như thế gọi là ‘trược’.

Trong kinh A-di-đà nói đến năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sinh trược và Mạng trược. Năm trược này tràn ngập khắp xã hội, hiện nay lòng người hỗn loạn, tạo thành mối bất hòa, gây nên xung đột chủng tộc, đấu tranh giai cấp, sự tranh chấp các nước trên thế giới; thậm chí dẫn đến tai họa khắp vũ trụ, đúng là danh xứng với thực trong đời ác năm trược ở thời đại mạt pháp này.

1. Kiếp trược: Thời gian lưu chuyển tạo thành sự thay đổi, giống như từ xã hội nông nghiệp, sau đó tiến lên xã hội công nghiệp. Thời gian thúc đẩy tiến bộ về mặt khoa học, kĩ thuật; nhưng lại kéo xa khoảng cách lòng người. Tính người thương yêu chân thành, thân thiết dần dần thay đổi thành lạnh nhạt. Đó là Kiếp trược.

2. Kiến trược: Con người do thành kiến, thiên kiến mà dẫn đến sự tranh chấp. Nếu như kiến giải giữa người với người không hợp nhau thì rất dễ xảy ra xung đột về tình cảm; thậm chí hai bên chống đối nhau, từ việc nhỏ mà thành lớn, từ tranh chấp cá nhân mà dẫn đến chống đối quốc gia, chủng tộc. Bởi vì, kiến giải thiếu chánh kiến, nên khiến cho tâm người và xã hội mất đi sự thăng bằng.

3. Phiền não trược: Con ngườikiến giải sai lầm, nên khó tránh khỏi việc đi đến đâu cũng gặp trở ngại, việc gì cũng không hài lòng. Như thế là phiền não che lấp tâm tính, vừa gặp việc không hài lòng thì liền đỏ mặt tía tai, tính ác đang xoay vần. Chẳng những họ không có cách nào giải quyết sự việc, mà còn tự trói buộc mình không giải thoát được.

4. Chúng sinh trược: Khi chúng ta sống một mình, không có đối tượng để phát huy tính cách. Nhưng khi chúng ta sống chung với mọi người thì khởi tâm phân biệt; phân biệt là do tâm thích và không thích. Đây gọi là chúng sinh trược. Thực ra, thích hay không thích đều là một thứ chấp trước, mà có chấp trước thì có phiền não, chúng ta không đoạn chấp trước thì phiền não vẫn khởi lên.

5. Mạng trược: Một hôm có người đến hỏi Đức Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn! Sinh mạng bắt đầu từ đâu?

Đức Phật đáp:

- Từ vô thỉ.

- Bạch Đức Thế Tôn! Khi nào kết thúc?

- Vô chung.

Sinh mạng là vô thỉ, vô chung. Phần đoạn sinh tử[3] trong thọ mạng, tuy có thay đổi theo sinh, già, bệnh, chết; nhưng huệ mạng lại là vô thỉ, vô chung. Người bình thường gọi nó là ‘linh hồn,’ sau khi giác ngộ thì gọi là ‘huệ mạng. Con người khi còn sống, nếu như chúng ta không hiểu biết, nắm vững sinh mạng để làm tăng trưởng huệ mạng thì thân mạng vẫn giãy giụa không ngừng trong dòng sống chết. Đây là mạng trược.

Năm trược này đều khởi trong tâm người. Nếu như tâm thanh tịnh mà bị phiền não che lấp mãi mãi thì thân bị các thứ chướng ngại khởi lên như bóng theo hình. ‘Người sống ở đời có nhiều việc khó.’ Đức Phật dạy chúng ta: “Đời người có tám vạn bốn nghìn phiền não, mỗi thứ phiền não là một khó khăn.” Những khó khăn này khởi lên sân giận trong tâm người giống nhau; cho nên nói đời người không chỉ có hai mươi việc khó làm, mà còn có tám vạn bốn nghìn việc khó làm.

Con người sinh ra ở thế giới Ta-bà này chịu đựng rất nhiều khổ đau, chồng chất khó khăn như thế, là vì bị áp lực nên làm cho họ căng thẳng. Do đó, Đức Phật chỉ dạy chúng ta phương pháp điều hòa tâm, Ngài đúc kết tám vạn bốn nghìn việc khó thành hai mươi việc chung cơ bản nhất, tức là hai mươi thứ phiền não mà người tu hành thường thấy, gọi là ‘đời người có hai mươi việc khó làm.’ Thấy sự việc xảy ra liền biết chỗ vi tế của nó. Thiên hạ thường nói chỉ cần siêng năng thì không có việc khó. Chỉ cần chúng taniềm tin, nghị lực, dũng khí để đối diện sự thậtrèn luyện thì tin rằng những việc khó khăn sẽ giải quyết được.

Trước đây, tôi từng giảng qua hai mươi việc khó, sau đó tập hợp lại cho in xuất bản. Nhưng về sau, do cư sĩ Quách Mạnh Ung ghi lại, cư sĩ Vương Đoan Chánh chọn lấy phần tinh túy trong bản gốc viết thành kệ tụng, mong muốn mọi người ở hội Từ Tế thuộc lòng kệ tụng dễ dàng, thâm nhập Phật pháp dễ đi vào trong tâm, đọc dễ nhớ, thường xuyên khuyến khích, sách tấn mình. Ca từ kệ tụng sâu sắc, tôi thường dùng thí dụ để minh họa. Một lần nữa, tôi cùng với mọi người nghiên cứu thảo luận ý nghĩa sâu sắc về kệ tụng hai mươi việc khó làm.

Gần đây, tôi thường khuyến khích mọi người phải ‘đồng lòng, hòa thuận, yêu thương, hiệp lực’ tức là vận dụng sức mạnh của tập thể để sửa đổi khiếm khuyết của mình, tinh tấn tu học giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Như thế, chí nguyệnsự nghiệp của Bồ-tát ở trong đời ác năm trược được đẩy mạnh tại nhân gian. Chúng ta tu hành là trừ bỏ phiền nãotập khí để phục hồi bản tính thanh tịnh.

Chúng ta không vì hưởng thụ mà đến nhân gian, mà vì phát huy đạo đứctài năng của mình mà bằng lòng đi vào thế gian để phục vụ cho chúng sinh. Nếu mình thanh tịnh thì không có ‘Mạng trược.’ Sau khi mình thanh tịnh thì giúp cho người khác cũng thanh tịnh, kết thiện duyên bình đẳng với mọi người thì không có ‘Chúng sinh trược.’ Như thế, mọi người đều là người tốt, luôn luôn biết cảm ơn thì không có ‘Phiền não trược.’ Khi chúng ta đoạn trừ ‘Phiền não trược’ thì không còn ‘Kiến trược.’ Bởi vì, ý kiến của anh chính là ý kiến của tôi, cả hai đều phối hợp với nhau, cùng nhau tăng trưởng đạo nghiệp từng giờ, từng phút. Tất nhiên, chúng ta cũng không bị ‘Kiếp trược’ gây khốn khổ nhiều đời, nhiều kiếp; cùng nhau tinh tấn đi trên con đường Bồ-tát.

Tôi mong mọi người cùng nhau nỗ lực tu học ngay trong thực tế thì ngày càng giác ngộ viên mãn. Chúng ta trừ bỏ được vô minh phiền não, gây ra nhiều khó khăn cho hàng phàm phu, mỗi ngày hướng về cảnh giải thoát, thân tâm nhẹ nhàng, mỗi niệm an lành. Như thế, đời ngườithế gian còn có khó khăn gì.

Thích Chứng Nghiêm

Tinh xá Tĩnh Tư, ngày 16, tháng 2, năm 2002.

Duyên khởi


Có tâm đối trị thì không còn việc khó

Đức Phật là bậc Thầy của trời, người; là bậc Đại giác ngộ, là bậc Đại trí tuệ, là bậc Đại từ bi. Vì Ngài không nỡ nhìn thấy chúng sinh chịu nhiều khổ nạn, nên vận tâm từ binguyện lực rộng lớn thệ độ tất cả chúng sinh, giúp cho họ thoát khổ được vui.

Nhưng vì tâm tính chúng sinh bất định, năm uẩn[4] hừng hực, thật khó điều phục; cho nên họ rơi vào vô minh mà không tự biết. Do đó mà trên đường nhân sinh họ gặp rất nhiều chướng ngạiphiền não. Nếu như họ không chữa trị ngay thì càng ngày nặng thêm, đến cuối cùng bệnh không chữa được, không có cách nào thoát ra được. Đời người như thế sao mà không khổ? Sinh mạnh như thế sao mà không buồn?

Như nhà triết học phương Tây nói: “Chúng ta muốn chữa khỏi bệnh mình thì trước tiên phải thừa nhận mình có bệnh. Vì thừa nhận mình có bệnh nên mới bốc thuốc đúng bệnh, bệnh khổ mới cơ hội chữa khỏi.” Nhưng thật đáng tiếc! Phần đông chúng sinh đều không thừa nhận mình có bệnh; cho dù họ có thừa nhận, nhưng vẫn không biết mình mắc bệnh gì. Do họ không biết mắc bệnh gì, nên khi bệnh nặng mới đi khắp nơi tìm thầy thuốc; kết quả, bệnh càng nặng thêm, càng khổ thêm. Vì do không thừa nhận mình bệnh khổ, nên cuối cùng họ không biết khi nào mới hết bệnh.

Đức Phật dùng trí tuệ để chỉ ra hai mươi loại tâm của con người, tình trạng khó khăn giữa hành viý niệm là do sai lầm, chính là tâm lí rất nghiêm trọng về bệnh trạng hành viý niệm. Bởi vì, nó cũng không phải là trạng thái bình thường của tất cả mọi người. Trạng thái bình thường là khỏe mạnh, tất nhiên mắc bệnh là không được khỏe mạnh. Trong kinh Tứ thập nhị chương, Đức Phật chỉ ra đời người có hai mươi loại tâm lí, tình trạng khó khăn giữa hành viý niệm là do sai lầm. Nhưng phàm phu thường cho sự khác thường là bình thường. Do đó, chẳng những không thể tự biết được các tâm của mình hiểu lệch lạc về hành viý niệm, mà còn chấp sai cho là đúng, trở thành chướng ngại khi phá bỏ hoàn cảnh khó khăn, sửa đổi sai lầm. Cho nên, Đức Phật mới nói hai mươi việc khó và sai lầm của đời người thành hai mươi việc khó làm.

Ni trưởng Chứng Nghiêm dạy đệ tử phải tự giácgiác tha, cho nên đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tu hành, là phải tu hành. Trước tiên phải giác ngộ về sự khó làm, khó nói và khó ý thức của đời người. Vì vậy, Ni trưởng tận dụng thời gian tu trì vào thời khóa buổi sáng để giảng rộng lời Đức Phật dạy ‘đời người có hai mươi việc khó làm,’ và nêu ra đơn thuốc hay để đối trị phải giải thích nhiều lần, ‘chỉ cần có tâm đối trị thì không có khó khăn.’

Ni trưởng giảng rộng lời Đức Phật dạy ‘đời người có hai mươi việc khó làm.’ Chúng tôi tập hợp bản thảo rồi in thành sách, và do nhà xuất bản Văn Hóa Tĩnh Tư phát hành. Hiện tại, tôi theo lời giảng của Ni trưởng mà chuyển thể thành hình thức thi kệ, và nhờ thầy Quách Mạnh Ung chỉnh sửa lại. Tôi hi vọng dùng cách thi kệ thì dễ đạt được hiệu quả, đem Phật pháp giáo hóa càng rộng rãi hơn.

Sinh mạng có tiềm năng vô hạn, nhân sinhnăng lực vô cùng. Mặc dù, Đức Phật chỉ ra ‘đời người có hai mươi việc khó làm.’ Đúng như Ni trưởng đã nhấn mạnh, chỉ cần có tâm đối trị thì không có việc khó. Do đó, Ni trưởng chỉ ra phương thuốc hay để đối trị mỗi thứ khó, và dùng thí dụ thực tế của con người thật sinh động, đọc mãi không chán, giải thích rõ ràng, nội dung sâu sắc, lời lẽ dễ hiểu. Tâm bệnh phải trị bệnh bằng thuốc tâm, có khả năng chữa trị được mình, khắc phục hai mươi việc khó của đời người, cũng chỉ có tự mình. Bởi vì, thầy thuốc chỉ kê toa thuốc để chữa trị cho bệnh nhân, họ không thể uống thuốc thay cho bệnh nhân mà chính họ phải tự uống thuốc thì bệnh mới khỏi được.

Ni trưởng giảng rộng lời Đức Phật dạy ‘đời người có hai mươi việc khó làm’. Tôi đúc kết lại thành kệ tụngý kiến của Ni trưởng. Nhưng trong quá trình viết lại, tôi phát hiện rất nhiều khó khăn. Bởi vì, Ni trưởng giảng mấy vạn từ mà rút gọn thành kệ tụng có mấy trăm chữ là việc rất khó. Huống gì, không những tôi phải nắm vững nghĩa lí thâm thúy vi diệu Ni trưởng giảng, mà còn phải phù hợp luật vần theo thi kệ, nên càng khó hơn. Con rất cảm ơn tấm lòng bao dung của Ni trưởng, đã châm chước trong ca từ khó nói hết ý nghĩa và những chỗ diễn đạt không rõ ràng. Nhưng Ni trưởng lại giảng giải tỉ mỉ, giúp cho người đọc hiểu chính xác ý nghĩa và điều tinh yếu trong ca từ. Nhưng bất luận như thế nào, Ni trưởng luôn yêu cầu chúng tôi phải ‘hiểu rõ và thực hành là điều quan trọng.’ Mặc dù phàm phu luôn khó hiểu và cũng khó thực hành, nhưng chúng tôi vẫn muốn thể nghiệm lời Ni trưởng dạy: “Có tâm đối trị thì không có việc khó.” Thật là lời nhẹ mà nghĩa sâu sắc vô cùng. Ni trưởng đã kê toa thuốc hay để đối trị hai mươi việc khó làm để xem chúng ta có chịu uống thuốc và được lợi ích không.

Vương Đoan Chánh

Ngày 16 tháng 2 năm 2002

Đức Phật dạy đời người có hai mươi việc khó làm:

1. Nghèo khổbố thí được là khó.

2. Giàu sang học đạo được là khó.

3. Xả thân học đạo là khó.

4. Xem được kinh Phật là khó.

5. Sinh ra gặp được Phật là khó.

6. Lìa được sắc dục là khó.

7. Thấy lợi mà không cầu là khó.

8. Bị nhục không giận là khó.

9. Có thế lực không ức hiếp người là khó

10. Gặp việc tâm không nhiễm là khó.

11. Học rộng, hiểu nhiều là khó.

12. Diệt trừ ngã mạn là khó.

13. Không khinh người chưa học là khó.

14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.

15. Không nói chuyện thị phi là khó.

16. Gặp được thiện tri thức là khó.

17. Kiến tánh học đạo là khó.

18. Tùy duyên hoá độ người là khó.

19. Thấy cảnh tâm không động là khó.

20. Khéo hiểu phương tiện là khó.

Trời đất bao la chứa muôn loài,

Thiện ác, khổ vui đều do tâm,

Xuân đến hoa nở, thu trăng sáng,

Hè nóng, đông lạnh khổ vô cùng.

Đời người khổ ngắn, quí tri giác,

Cõi nước không bền, tâm vô thường,

Khó làm, làm được phát nguyện rộng,

Điều phục việc khó của đời người.

Đời người khó được nghe Phật pháp,

Như hòa, nhẫn nhục là kế hay,

Phát tâm lập nguyện hành sáu độ,

Chuyên cần, tinh tấn đạo chẳng khó.

Siêng năng thiên hạ không việc khó,

Tĩnh tâm tu hành Giới, Định, Huệ,

Trời đất hàm chứa pháp vi diệu,

Hiểu được đạo lớn chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó.

Nghèo mà bố thí khó thứ nhất,

Theo nghiệp thọ sinh luân hồi chuyển,

Khốn đốn, tàn bạo khổ lâu dài.

Bố thí, giúp người nhiều phương pháp,

Chưa trừ keo kiệt là nghèo nhất,

Trong tâm thích nghèo cũng thành giàu,

Nghèo mà bố thí chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó.

Giàu sang học đạo khó thứ hai,

Phàm phu dễ bị danh lợi kéo,

Cống cao chỉ vì quyền thế nhiều.

Vinh hoa cũng là mộng canh ba,

Phú quí giống như sương tháng chín,

Khiêm tốn, lễ nghĩa luôn ưa thích,

Giàu sang học đạo chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Xả thân học đạo khó thứ ba,

Thế gian khổ nhất cảnh biệt li,

Vì người vốn tham sống, sợ chết.

Xưa nay làm người, ai chẳng chết,

Lưu được huệ mạngnhân gian,

Lực bi trí hành Bồ-tát đạo,

Xả thân học đạo chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Được xem kinh Phật khó thứ tư,

Thời xưa văn chương thật khó tìm,

Đọc kinh vô tâm như không thấy.

Tu hành, xử thế như chơi đàn,

Xưa nay, Phật đạo trọng thực tiễn,

Hiểu rõ Phật tâm, chánh tinh tấn,

Được xem kinh Phật có khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Sinh ra gặp Phật khó thứ năm,

Nhân duyên thù thắng được gặp Phật,

Nghe pháp không hành cũng uổng công.

Thân người khó được, nay đã được,

Siêng dưỡng huệ mạng[5] làm tư lương,

Tâm Phật, tâm mình hành chánh đạo,

Sinh ra gặp Phật có khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Lìa được sắc dục khó thứ sáu,

Biển dục mênh mông sóng ngụt trời,

Tâm tham sắc dục khổ triền miên.

Tham tài, sắc, danh, lợi khó dừng,

Chẳng nghĩ vô thường, tương lai mất,

Biết đủ thường vui, không tham luyến,

Lìa được sắc dục có khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Thấy lợi không cầu khó thứ bảy,

Họa lớn đời người do tham lam,

Một đời tầm thường tâm khó an.

Tinh tấn tu hành trừ ham muốn,

Trong tâm yên tĩnh được an vui,

Tâm Phật thanh tịnh thật khinh an,

Thấy lợi không cầu chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Bị nhục không sân khó thứ tám,

Phàm phu luôn ưa chấp sĩ diện,

Bị hiếp, bị nhục nổi sân liền.

Chuyển hóa tâm niệm theo tâm khởi,

Giữ tâm không sân, lòng rộng mở,

Nhẫn được thiên hạ không việc khó,

Bị nhục không sân chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Có thế chẳng hiếp khó thứ chín,

Dựa vào quyền thế càng cao ngạo,

Nịnh nọt vì không chịu nổi nghèo.

Chẳng màng lợi danh tâm giàu nhất,

Người sống biết đủ được an nhàn,

Tâm luôn thường nghĩ không có khổ,

Có thế không hiếp chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Gặp việc vô tâm khó thứ mười,

Xưa nay thiên hạ vốn vô sự,

Tâm thường tính toán chuốc lụy phiền.

Chân trước bước sai, chân sau theo,

Ngộ được chân không mới là nhàn,

Thường giữ tâm tịnh được an vui,

Gặp việc vô tâm cũng không khó.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Học rộng, hiểu nhiều khó mười một,

Chuyên tâm học tập vốn đã khó,

Nghiên cứu sâu sắc càng khó hơn.

Học vấn uyên bác như trèo núi,

Có tâm vẫn phải thường bền chí,

Biển tuệ vô tận, học là bờ,

Học rộng, hiểu nhiều chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Diệt trừ ngã mạn khó mười hai,

Kiến giải nông cạn, tự khoe khoang,

Gié lúa oằn xuống, nhiều hạt chắc.

Kính người, hạ mình trời đất rộng,

Trừ bỏ cống caokiêu mạn,

Cuộc sống thường ngày luôn chánh niệm,

Diệt trừ ngã mạn chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Chẳng khinh chưa học khó mười ba,

Cư xử khiêm tốn như làm ruộng,

Cấy lúa đi lùi là tiến lên.

Thánh nhân vẫn kính phục hậu sinh,

Trượng phu lẽ nào khinh tuổi trẻ,

Ba người đi, một người thầy ta,

Chẳng khinh người chưa học khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Tâm hành bình đẳng khó mười bốn,

Trời sinh ta tài ắt có ích,

Xưa nay xuất hiện nhiều người giỏi.

Ban sơ sinh mạng cùng dòng giống,

Cần gì phân biệt sang với hèn,

Oán thân như một không phân biệt,

Tâm hành bình đẳng chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Không nói thị phi khó mười lăm,

Thêu dệt, đâm thọc đều tai họa,

Nhân gian hòa thuận sợ gièm pha.

Tu hành giữ nói năng, hành động,

Đừng theo tốt xấu bàn hay dở,

Tốt khoe, xấu che bỏ thành kiến,

Không nói thị phi chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Gặp thiện tri thức khó mười sáu,

Thầy tốt, bạn lành, thiện tri thức,

Chúng sinh ở khắp trong trời đất.

Xin hãy mở rộng tấm lòng mình,

Âm thanh thế gian đều lời hay

Biết hạ mình thì bỏ thành kiến,

Gặp thiện tri thức có khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Kiến tánh học đạo khó mười bảy,

Học theo Hàm Đan, bản tánh mê,

Huân tập lười biếng mất đạo tâm.

Mọi người vốn đầy đủ Phật tánh,

Thường giữ một niệm tâm thanh tịnh,

Lập tức nắm chắc siêng tinh tấn,

Kiến tánh học đạo chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Tùy duyên độ người khó mười tám,

Chúng sinh ngang ngược khó bảo ban,

Chỉ dạy, khuyên người thật không dễ.

Độ hết chúng sinh, chứng Bồ-đề,

Bồ-tát hoan hỉ độ nhân gian,

Đạt đến chân thành sắt đá tan,

Tùy duyên độ người có khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Thấy cảnh không động khó mười chín,

Đạo tâm không vững theo cảnh chuyển,

Thiên kinh vạn luận cũng uổng công.

Chí nguyện rộng lớn, tâm trong sáng,

Giữ tâm không động, đạo Thánh hiền,

Kiềm chế ham muốn tâm đoan chánh,

Thấy cảnh không động chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Khéo biết phương tiện khó hai mươi,

Hiểu rõ sự lí, pháp phương tiện,

Đưa tay, cất bước là pháp hay.

Vạn pháp duy tâm chuộng khéo hiểu,

Theo căn cơ dạy pháp phương tiện,

Tùy duyên bất biến[6] sự lí viên,

Khéo biết phương tiện chẳng khó gì.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Có tâm đối trị thì không khó,

Tâm Phật, chí thầy, tâm Từ Tế,

Nhân duyên tốt nắm tay đi cùng.

Thường nghĩ thân này chẳng phải ta,

Nuôi dưỡng huệ mạng không thoái chuyển,

Mỗi niệm thường giữ Giới, Định, Tuệ,

Khắc phục các việc khó đời người.

Trong hội Từ Tế gặp Phật pháp,

Tĩnh tâm thực hành chánh niệm, định,

Thân hành, tâm nghĩ không thoái chuyển,

Lời hay, trung thực, không nói xằng.

Đức chân, thiện, mĩ từ ba nghiệp,

Gặp thiện tri thức chẳng khó gì,

Tâm địa Bồ-tát như Tịnh độ,

Tịnh độ nhân gian ở bên mình.

Tự mình gắng hành đạo Bồ-tát,

Đạo tâm kiên cố không việc khó,

Đời người nào có hai mươi việc,

Đời người nào có hai mươi việc.

Mở đầu


Trời đất rộng mênh mông

Trời đất bao la chứa muôn vật,

Thiện ác, khổ vui đều do tâm,

Xuân đến hoa nở, thu trăng sáng,

Hè nóng, đông lạnh khổ vô cùng.

Đời người khổ ngắn, quí tri giác,

Cõi nước không bền, tâm vô thường,

Khó làm, làm được phát nguyện rộng,

Điều phục việc khó của nhân sinh.

Đời người khó được nghe Phật pháp,

Nhu hòa, nhẫn nhục là cách hay,

Phát tâm lập nguyện hành sáu độ,

Chuyên cần, tinh tiến đạo chẳng khó.

Siêng năng thiên hạ không việc khó,

Tĩnh tâm tu hành Giới, Định, Huệ,

Trời đất ẩn chứa pháp vi diệu,

Hiểu được đạo lớn chẳng khó gì.

‘Người sống ở đời có rất nhiều việc khó’. Người sống ở thế gian có rất nhiều việc khó, khó ở đâu? Khó ở lòng người. Đức Phật dạy, chỉ cần chúng ta hiểu được và kiên trì như thế nào; thích hợp nội tâm như thế nào. Việc thế gian tuy khó tất cả, nhưng ‘chuyên cần thì thiên hạ không có việc khó.’ Chỉ cần chúng ta tinh tấn không dừng thì việc khó khăn nào cũng giải quyết được. Do đó, Đức Phật đem việc khó của đời người quy nạp thành hai mươi việc chung. Trong đó đều là do phiền não của lòng người.

Tiếp đến, chúng ta xem từ đoạn mở đầu. Tôi hi vọng mọi người sau khi hiểu rõ ý nghĩa, đều có thể phối hợp nhớ đọc thi kệ để nó trở thành thần dược ở núi Linh Thứu trong lòng mỗi người, thường dùng trong cuộc sống để hóa giải những khó khăn.

Trời đất bao la chứa muôn vật. Thiện ác, khổ vui đều do tâm.

Chứa là ý nghĩa dung chứa. Có người đến hỏi ông cụ:

- Tổng cộng trời đất rộng bao nhiêu?

Ông lão đáp:

- Ba phần núi, sáu phần biển, một phần ruộng.

Ý nghĩa là sự cao thấp trên trái đất là có ba phần núi, sáu phần biển, chỉ có một phần ruộng, cũng chính là nói phạm vi trong trời đất rất rộng lớn. Trong núi dung chứa các loại động vật, thực vật rất nhiều. Loài thủy tộc sống trong biển cũng như thế. Còn về đồng ruộng là nguồn gốc sản sinh lương thực.

Nếu nói theo nhân loại trên thế giới thì trái đất này là một dải vô tận, rốt cuộc sức dung chứa có bao nhiêu, quả là không thể tính đếm được, cho nên nói: “Trời đất mênh mông chứa muôn vật.” Muôn vật đang sinh sôi không dừng, chúng ta phải dùng tâm để phân tích rõ ràng.

Thiện ác, khổ vui đều do tâm.” Muôn vật trong trời đất là tương sinh tương khắc, và giữa người với cũng có thể giúp đỡ nhau, hoặc hãm hại lẫn nhau. Giúp đỡ nhau là thiện, hãm hại nhau là ác. Thiện và ác, giúp đỡ nhau, hoặc hãm hại lẫn nhau đều trong một niệm. Nếu tâm làm thiện thì năng lực rất lớn. Ngược lại, một niệm tâm ác cũng đủ làm hại cả mọi người trong xã hội.

“Xuân đến hoa nở, thu trăng sáng.” Trời đất làm thế nào để nuôi lớn muôn vật? Bởi vì, trời đất có bốn mùa. Khi mùa xuân đến, chúng ta thấy khắp nơi trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, tràn đầy sức sống vô cùng. Mùa thu đến muôn dặm không mây, trăng sáng vằng vặc. Đây là cảnh sắc mùa xuânmùa thu không giống nhau. Trong trời đất phong cảnh xinh đẹp rất nhiều, mùa xuân đến cây cối xanh tươi mơn mởn; mùa thu về cỏ cây héo úa, lá vàng rơi rụng, phơi bày cảnh tượng sinh diệt khác nhau.

Mùa hè nóng bức khó chịu vô cùng. Mùa đông thì lạnh rét không chịu nổi. Tôi lấy ví dụ khí hậu ở châu Phi rất nóng, không cần nói ở châu Phi cho xa, chỉ cần nói ở Đài Loan, sau trận động đất ngày 21 tháng 9 năm 1999, có rất nhiều người ở nhà lợp tôn, khi mùa hè đến ở trong nhà ngột ngạt vô cùng. Ngoài ra, khi mưa gió đến đi ra vào lại càng bất tiện. Đến mùa đông, vì tôn mỏng nên không thể ngăn được giá lạnh. Mùa hè nóng, mùa đông lạnh, quả thật là việc rất khổ sở.

Như người ở châu Phi, suốt cả đời họ đều sống trong môi trường thời tiết nóng bức như lò lửa. Lại có những người sống trong vùng băng tuyết, lạnh cắt da, trong một năm hầu như hết tám tháng tuyết rơi không dừng; cuộc sống như thế, quả là rất cực khổ. Cho nên nói: “Xuân đến hoa nở, thu trăng sáng. Hè nóng, đông lạnh khổ vô cùng.”

Đời người khổ ngắn, quý tri giác

Lại nói: “Đời người khổ ngắn, quí tri giác. Cõi nước không bền, tâm vô thường.”

Đời người thực sự khổ vì ngắn ngủi, ngắn chỉ mấy mươi năm; khổ nhất là khổ đang mê mà không biết. Nếu như chúng ta cố gắng nắm chắc đời người; như thế, cho dù có ngắn ngủi, nhưng chỉ cần hiểu rõ đạo lí thì tiến tới giác ngộ, là điều đáng quý nhất của đời người.

Cuối cùng đời người phải giác ngộ điều gì? Phải thường quán sát và luôn suy nghĩ về thế giới vô thường. Mấy năm gần đây, chúng ta thấy rõ cõi nước thật không bền chắc; sông, núi, đất đai thay đổi vô thường. Từ lúc ngày 21 tháng 9 đến nay, chúng taĐài Loan chịu hoàn cảnh này, chúng ta thường nghe đến như luồng đá bùn, núi sạt lở, địa chất lỏng, lớp đất màu hoàn toàn mất đi công năng. Vì không thể giữ lớp đất màu đầy đủ, cho nên chỉ cần một cơn mưa nhỏ thì xảy ra hiện tượng sạt lở, ngay cả ngọn núi nói sạt lở thì sạt lở.

Tôi còn nhớ mấy năm trước, cơn bão Đạo Cách ở làng Nam Đầu Tín Nghĩa gây nên cả một quả núi bị lở sập, quả là làm cho mọi người sợ hãi vô cùng. Chúng ta phải thường đề cao cảnh giác. Mặc dù, đời người khổ cực, ngắn ngủi, nhưng phải thường xuyên mở ra tính giác của chúng ta, cảnh giác qui luật cõi nước không bền, thế gian vô thường. Khi chúng ta luôn cảnh giác vô thường, tiến thêm một bước là phải tu hành cầu được trí tuệ, hiểu rõ lí lẽ vạn vật tương sinh tương khắc thì có thể khắc phục được những khó khăn; cho nên nói: “Khó làm, làm được, phát nguyện rộng. Điều phục việc khó của nhân sinh.”

Tất nhiên tu hành là việc rất cực nhọc, chính vì cực nhọc mới gọi là tu hành. Chúng ta không những phải lập chí nguyện rộng lớn, kiên cố mà còn điều phục các việc khó của đời người. Trong đó, điều phục quan trọng nhất là thế giới nội tâm của mình; cho nên nói: “Thân người khó được nghe Phật pháp. Nhu hòa, nhẫn nhục là cách hay.”

Bởi vì, chúng ta làm được thân người là khó rồi, mà còn được nghe Phật pháp lại càng khó hơn. Khi đã nghe được Phật pháp thì chúng ta phải nhanh chóng nắm bắt. Nhưng nếu hiện tại chúng ta gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong đời người, chỉ cần vận dụng ‘nhu hòa, nhẫn nhục’ theo Đức Phật chỉ dạy ngay trong cuộc sống thường ngày thì được thích ứng vạn vật, hiểu rõ chân lí vũ trụ; cho nên nói: “Nhu hòa, nhẫn nhục là cách hay.” Chúng ta phải cố gắng rèn luyện tâm mình, điều phục tính ngang bướng, chuyển hóa tính ngang bướng thành nhu hòa, cao hơn là làm được nhẫn mà không nhẫn.

Phát tâm lập nguyện hành sáu độ.

Chúng ta vẫn phải: “Phát tâm lập nguyện hành sáu độ. Chuyên cần, tinh tấn đạo chẳng khó.” Sáu độ chính là đạo Bồ-tát, nếu như chúng ta thực hành được sáu độ thì cũng là đầy đủ vạn hạnh. Chúng ta muốn thực hành sáu độ, vạn hạnh viên mãn thì không những phát tâm lập nguyện mà còn chuyên cần, tinh tấn; hành đạo như thế thì không có việc gì khó. Hành đạodựa vào từng bước tinh tấn, nếu chúng ta bước mãi không dừng thì nhất định sẽ đạt được mục đích.

“Siêng năng thiên hạ không việc khó. Tĩnh tâm tu hành Giới, Định, Huệ.” Thế gian có rất nhiều việc khó, nhưng chỉ cần chúng ta siêng năng tu hành, khắc phục từng bước gian khổ thì thiên hạ không có việc khó khăn. Mọi việc đều khởi từ tâm, nói đạo tinh cần là phải giữ nội tâm yên tĩnh, tâm định thì tự nhiên thân đoan chánh, đi đường thì đi đường chánh, chân lỡ bước sai đường thì rời bỏ qui củ, sai một li đi một dặm. Chúng takế hoạch đi như thế nào, để đi trên con đường nhân sinh không có chướng ngại? Chỉ có Giới, Định, Tuệ; nếu như chúng ta theo quy tắc, không những điều hòa thân tâm, mà còn ổn định tâm ý thì tất nhiên được mở mang trí tuệ.

Hai câu: “Trời đất hàm chứa pháp vi diệu. Hiểu được đạo lớn chẳng khó gì.” Trong trời đất hàm chứa rất nhiều đạo lí vi diệu. Nếu như chúng ta chăm chỉ tìm hiểu thấu đáo thì hiểu rõ đạo lớn không có khó. Câu mở đầu thứ nhất ‘trời đất hàm chứa muôn vật,’ là chỉ trời đất có hình dáng, muôn vật có hình dáng trong trời đất. Ở đây nói sự dung chứa trong trời đất này là chỉ thế giới trong tâm. Trong tâm chúng ta dung chứa rất nhiều trí tuệ diệu pháp, chỉ cần chúng ta siêng năng tinh tấn thì hoàn toàn không có việc khó khăn.

Tâm chúng ta định thì làm việc chánh, tất cả đều từ tâm thanh tịnh. Như thế, tâm cảnh nhất định rất rộng lớn, cũng là nói trí tuệ dung chứa vô cùng tận. Chúng ta muốn hiểu rõ đạo lớn chỉ cầu từ bên trong, tu hành quan trọng nhất là biết nhẫn nại. Tôi hi vọng mọi người hãy rèn luyện mình từ trong cuộc sống hàng ngày và các việc phải trái, từ trong tâm tìm ra kế hay để học tập và hóa giải cho mình.

Trên đây là tôi giải thích ý nghĩa phần mở đầu kệ tụng về hai mươi việc khó làm. Sau đây là giải thích sơ lược nội dung kệ tụng hai mươi việc khó làm.

I. Nghèo mà bố thí được là khó.

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Nghèo mà bố thí khó thứ nhất,

Theo nghiệp thọ sinh luân hồi chuyển,

Khốn đốn, tàn bạo khổ lâu dài.

Bố thí, giúp người nhiều phương pháp,

Chưa trừ keo kiệt là nghèo nhất,

Trong tâm thích nghèo cũng thành giàu,

Nghèo mà bố thí chẳng khó gì.

Đức Phật dạy: “Làm người có hai mươi việc khó.” Lẽ nào chỉ có hai mươi việc khó? Thực ra, đời người có hàng nghìn, hàng vạn việc khó khăn; nhưng Đức Phật dạy chúng ta, nếu muốn tu hành về mặt tâm linh dễ dàng thì việc khó khăn xảy ra khoảng hai mươi việc. Ở đây, tôi chỉ nêu ra cương lĩnh chung.

Đức Phật dạy hai mươi việc khó, việc khó thứ nhất là “Nghèo mà bố thí được là khó.” Tất cả cử chỉ, hành động của chúng ta trong cuộc sống thường ngày đều khởi lên từ một niệm tâm. Niệm tâm này có thể làm thiện, cũng có thể là ác; cho nên, chúng ta thường đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Nếu như chúng ta không cố gắng điều phục được tâm mình thì niệm ác rất dễ sinh ra. Vì thế, Đức Phật dạy chúng ta: “Không làm các việc ác, hãy làm các việc lành.”

Ngài dạy không làm các việc ác, cũng chính là muốn chúng ta nhìn lại trong tâm. Nếu như có niệm ác sinh khởi thì phải đoạn trừ tức khắc; còn nếu không có cũng phải chú ý không để nó sinh ra, đây gọi là đề phòng. “Việc ác đã sinh thì mau đoạn trừ, việc ác chưa sinh thì làm cho không sinh.” Như thế là tu hành, chúng ta thường cảnh giác trong tâm.

Ngoài ra, nếu trong tâm chúng ta không có niệm thiện thì tự mình phải mau nuôi dưỡng niệm thiện, phát khởi tâm yêu thương. Nếu như tâm thiện này bắt đầu nảy mầm thì tiếp đến thể hiện hành động, nghĩ biện pháp nắm chắc cơ hội, giúp cho niệm thiện tăng trưởng liên tục. Như thế gọi là ‘làm các việc thiện.’

Người bình thường làm việc thiện cũng rất khó, huống gì người nghèo khổ! Nhưng làm việc thiện cũng phải cố gắng, sự thực này có chút khó khăn. Khi Đức Phật còn tại thế, người xuất gia chỉ có ba y, một bình bát, không có chứa vật dư vẫn bố thí được; không những người tu hành chẳng chứa vật dư mà vẫn bố thí. Nhưng người bình thường trong xã hội, có người rất muốn làm, tâm họ có thừa, nhưng không đủ tiền của. Họ thường nói: “Cuộc sống thường ngày của tôi gặp khó khăn rồi, làm sao tôi làm việc từ thiện được?”

“Nghèo mà bố thí khó thứ nhất. Theo nghiệp thọ sinh luân hồi chuyển. Khốn đốn, tàn bạo khổ lâu dài.”

Trong đoạn văn này, Đức Phật dạy chúng ta nghèo cùng bố thí là việc khó thứ nhất của đời người. Chúng ta phải tìm hiểu kĩ vì sao bị nghèo khó, có phải mọi người thường nói là do nhân duyên, quả báo không? Nhân nghèo khó là do họ trồng từ đời quá khứ; Quả nghèo khó là đang hiện rõ ở đời này.

Thời gian, không gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai; cho nên, nhân quá khứ là quả đời này; nhân đời này là quả tương lai. Nhân quả này theo nghiệp luân hồi thọ sinh đời đời không dứt. Trong đời quá khứ, chúng ta đã trồng nhân nghèo thì đời nay phải nhanh chóng trừ bỏ nhân nghèo, mà tạo phước quả báo cho tương lai.

Thế nhưng hàng phàm phu thì “khốn đốn, tàn bạo khổ lâu dài,” nên làm việc gì cũng gặp khó khăn. Chúng ta phải bắt đầu làm từ đâu? Đức Phật dạy: “Bố thí, giúp người nhiều phương pháp. Chưa trừ keo kiệt là nghèo nhất.” Nói về bố thí thì gồm có: tài thí, pháp thívô úy thí, chỉ cần chúng ta làm hết lòng cũng gọi là bố thí.

Khi Đức Phật còn tại thế, có một bà cụ rất nghèo đem chiếc áo rách của mình cúng dường chúng Tăng. Việc cúng dường này làm cho Đức Phật hoan hỉ nhất. Bởi vì, bà không có gì mà vẫn hết lòng cúng dường, công đức cúng dường này rất lớn. Đặc biệtbố thí không nhất định là bất cứ việc gì cũng dùng vật chất. Chúng ta có thể nói lời nhỏ nhẹ khuyên bảo mọi người, giảng nói Phật pháp giúp người khác hóa giải nỗi phiền não trong tâm; đây là bố thí pháp. Khi chúng ta thấy người khác sợ hãi, bất an thì dùng lời nói yêu thương an ủi họ, giúp họ hiểu rõ; đó cũng gọi là bố thí.

Nhưng ‘chưa trừ keo kiệt là nghèo nhất.’ Chỉ cần người có tâm keo kiệt thì cho dù họ có rất nhiều tiền của, sức mạnh, nhưng tâm tham họ không thấy đủ là vẫn nghèo. Đây cũng là hạng người nghèo nhất. Bởi vì, họ thường nói: “Tôi vẫn còn thiếu, đợi khi nào tôi đầy đủ thì mới giúp đỡ người khác.”

Vợ chồng già thích làm việc thiện, ưa bố thí

“Trong tâm thích nghèo cũng thành giàu. Nghèo mà bố thí chẳng khó gì”.

Khi bệnh viện Đại Lâm Từ Tế tổ chức lễ khánh thành, có rất nhiều việc cảm động lòng người; trong đó, có một cặp vợ chồng già hơn 80 tuổi. Lúc còn trẻ, họ cũng từng nghe qua việc làm ở Từ Tế. Có rất nhiều người mỗi ngày để dành năm đồng để giúp đỡ người nghèo. Ông bà cụ này rất vui mừng, tự mình cũng muốn đi giúp đỡ người nghèo, nhưng gia cảnh còn nghèo khó, phải nuôi dưỡng sáu đứa con; cho nên, lúc đó họ không có cách nào để bố thí.

Ông cụ nói, sau khi dựng vợ, gả chồng và lập nghiệp cho sáu người con, các con tự lo cho gia đình nhỏ của mình, chỉ còn hai vợ chồng già ở quê, nên ông bà quyết tâm ‘cùng với hội’ dành dụm dần dầnphát tâm nguyện làm việc lợi ích cho mọi người. Một hôm, ông cụ thấy xe chở bệnh nhân đến bệnh viện liền nghĩ: “Hiện nay, bệnh viện Đại Lâm Từ Tế sắp đưa vào hoạt động, nếu như mình mua được một chiếc xe cho mọi người trong thôn sử dụng thì hay quá, khi họ đi xa không có xe, hay đi lại không tiện, hoặc nếu có người bị bệnh thì rất tiện lợi cho họ khi đi khám bệnh.”

Sau khi chủ ý đã định, ông bà rất vui đi hỏi thăm khắp nơi, ‘xe chín chỗ ngồi cần khoảng bao nhiêu tiền?’ Có người nói khoảng hai, ba trăm triệu; cũng có người nói ba, bốn trăm triệu. Ông bà tính kĩ thì số tiền gần đủ. Khi bệnh viện sắp xây xong, cả ông bà đều rất quan tâm tiến độ xây dựng công trình, hầu như mỗi ngày họ đều đến công trường. Nhưng ở công trường rất dễ xảy ra nguy hiểm, người không có phận sự không được tùy ý vào. Do đó, họ chỉ đứng ở bên ngoài nhìn vào.

Tuy là như thế, nhưng ông bà vẫn thường đi xe máy đến, ngồi bên gốc cây đối diện bệnh viện. Một hôm, ông bà thấy rất nhiều người đi vào công trường tham gia huấn luyện thiện nguyện. Ông cụ hỏi mọi người: “Người đông như thế đều vào được, tôi cũng muốn vào, vì tôi muốn biết công việc của Từ Tế như thế nào.”

Mọi người nghe qua, cảm thấy ông cụ rất quan tâm việc xây bệnh viện; lại thấy ông bà mỗi ngày đều ngoan ngoãn ngồi ở đối diện công trình, nên đồng ý cho ông bà vào. Những người tình nguyện thường trụ của chúng tôi ra gọi vào, ông bà liền nói muốn cúng một chiếc xe cứu thương. Vị thiện nguyện viên hỏi:

- Ông cụ ơi! Ông đến đây bằng gì?

Ông nói:

- Tôi ở Đại Bì, đi xe gắn máy đến, bạn hãy xem chiếc xe của tôi như vậy, nhưng tôi thường chở bà nhà đến xem công trình. Hiện nay, bệnh viện sắp xây xong, tôi muốn mua gấp một chiếc xe cứu thương.

Vị thiện nguyện nghe xong rất cảm động. Ông bà cụ từ Đại Bì đi xe máy đến Đại Lâm, ông cụ chạy chậm cũng phải một tiếng. Nhưng vì tâm nguyện giúp người, ông luôn quan tâm đến bệnh viện, chẳng ngại mưa gió, tinh thần như thế thật cảm động.

Sau đó, các bạn đồng tu của chúng tôi đến thăm chỗ ở của ông cụ để biết ông cúng dường tiền có ảnh hưởng đến cuộc sống không? Chúng tôi mới biết ông bà cụ sống rất tiết kiệm, không những nhà của ông bà rất đơn giản, mà còn bị hư dột vẫn chưa sửa lại. Ông bà không nấu bếp ga, chỉ nấu cơm bằng lò củi, bà cụ đi nhặt củi ở phía sau nhà.

Bà cụ nói: “Khi còn trẻ, chúng tôi quen sống đạm bạc, tiết kiệm cũng chẳng có gì là xấu, làm được việc thiện là vui rồi; đó cũng là tâm nguyện của chúng tôi. Nếu như làm được việc thiện thì chúng tôi rất vui mừng.” Mọi người nghe xong đều rất cảm động. Thực ra, một chiếc xe cứu thương không phải chỉ ba, bốn trăm triệu; vì xe bình thường cũng gần tám trăm triệu, nhưng số tiền của ông bà cụ mới có bốn trăm triệu, nên vẫn còn thiếu rất nhiều. Nhưng nhờ tâm thương người của ông bà đã gợi ra niệm thiện rất nhiều người.

Mơ ước chung sức làm việc được viên mãn tốt đẹp

Khi các bạn đồng tu của chúng tôi biết việc này, cho nên mọi người kêu gọi khắp mọi nơi, hi vọng cùng hoàn thành mơ ước của ông cụ. Do đó, có người tùy hỉ ủng hộ một, hai triệu; hoặc là năm triệu, mười triệu; thậm chí có người nói ủng hộ hết một tháng lương. Kết quả, ban đầu ông bà cụ chỉ muốn mua một chiếc xe, nhưng nhờ sự phát tâm của mọi người cuối cùng mua được hai chiếc xe.

Ông bà cụ đã ngoài 80 tuổi vốn có tâm thiện, nhưng lúc còn trẻ vì nghèo khó, khổ cực nên không làm từ thiện được. Nhưng mấy năm gần đây, họ luôn dành dụm tiền của để làm từ thiện, giúp cho niệm thiện tăng trưởng không ngừng. Thế nên, nghèo khổ bố thí có khó không? Chỉ cần chúng ta có thích làm, tuy nghèo cũng thành giàu; tự mình chỉ tốn một chút sức lực mà gợi mở lòng yêu thương của người khác cùng nhau hoàn thành việc lớn.

Hiện tại, bệnh viện Đại Lâm Từ Tế đã hoạt động rồi. Mỗi ngày, ông cụ theo xe đến làng quê để chở các bệnh nhân không có xe, hoặc đi lại không tiện đến bệnh viện khám bệnh. Bà cụ nói: “Mỗi ngày tôi đến bệnh viện, cho dù ngồi hoài ở đây, nhưng tôi cũng rất vui.” Thật là cảm động.

Chúng ta đủ thấy, chỉ cần người có tâm niệm thích làm việc thiện, hàng ngày bồi dưỡng tăng trưởng không gián đoạn, kiên trì làm việc lâu dài thì cuối cùng chắc chắn được ‘nhiều hạt gạo sẽ đầy thúng, nhiều giọt nước sẽ thành sông.’ Mọi người phải có lòng tin như vậy.

II. Giàu sanghọc đạo là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó.

Giàu sang học đạo khó thứ hai,

Phàm phu dễ bị danh lợi kéo,

Cống cao chỉ vì quyền thế nhiều.

Vinh hoa cũng là mộng canh ba,

Phú quí giống như sương tháng chín,

Khiêm tốn, lễ nghĩa luôn ưa thích,

Giàu sang học đạo chẳng khó gì.

Trên con đường học Phật, việc quan trọng nhất là điều hòa thân tâm. Chúng ta điều hòa thân tâm tốt thì thế gian không có việc khó nào mà không giải quyết được. Phiền não lớn nhất đời người là do tham dục. Đức Phật dạy chúng ta, đời người ngắn ngủi, thọ mạng luân chuyển theo thời gian không ngừng. Chúng ta bị vô thường chi phối, mạng người ngắn ngủi; lại còn bị mê hoặc, tạo nghiệp; do nghiệp lực, phiền não trói buộc, nên khiến cho tâm hành mọi người bị điên đảo, mê muội.

Chúng ta biết người giàu sang thì học đạo rất khó khăn. Bởi vì, người giàu dễ đánh mất đạo tâm, do họ ỷ giàu nên khởi tính cống cao, ngã mạn. Thế gian có biết bao nhiêu người, trước khi chưa thành đạt thì rất nỗ lực, sống rất khiêm tốn, chăm chỉ làm việc hết sức mình để lấy tín nhiệm của người khác. Nhưng đến một ngày, họ đầy đủ tiền tài, danh tiếng thì tâm sinh ra cống cao, ngã mạn, quên đi cuộc sống nghèo khó ban đầu. Đây là do quyền thế, danh lợi làm chướng ngại họ học đạo.

Phàm phu dễ bị danh lợi ràng buộc

Khi Đức Phật còn tại thế, có rất nhiều quốc vương, đại thần đến quy y Tam bảo. Tuy họ sống trong cảnh giàu sang, danh lợi, nhưng sau khi họ được thuấn nhuần Phật pháp, dần dần hiểu rõ chân lí Phật pháp, có người trở thành vị vua nhân từ của một nước. Thế nhưng, khi Phật pháp phổ biến đi vào lòng người thì trong đó cũng có người khởi tâm tham lợi dưỡng.

Như Đề-bà-đạt-đa[7] vốn là đệ tử của Đức Phật. Sau khi xuất gia, ông thấy Đức Phật được nhiều người tôn trọng, kính ngưỡng; lại có rất nhiều quốc vương, đại thần, trưởng giả đều đến quy y với Đức Phật. Ngài lãnh đạo đại chúng, Đề-bà-đạt-đa nhìn thấy như thế ngưỡng mộ vô cùng, nhưng cũng do đây mà khởi tâm cống cao.

bản thân ông không những là dòng tộc của Thích-ca, mà còn một hoàng tử. Ông nghĩ: “Đức Thế Tôn được mọi người khắp thiên hạ kính trọng, lẽ nào ta không được như vậy?” Do ông muốn hơn Đức Phật, nên bắt đầu chạy theo lợi dưỡng.

Lúc ấy, thái tử A-xà-thế con của vua Tần-bà-sa-la còn trẻ tuổi nên háo thắng, cũng có tâm cống cao, ngã mạn; lại bị Đề-bà-đạt-đa xúi giục, hai người ý chí hợp nhau, nên cuối cùng thái tử ra tay soán đoạt ngôi vua, giết cha, hại mẹ; còn Đề-bà-đạt-đa thì làm thân Phật chảy máu và nhiều lần ông tìm mọi cách hại Phật, chia rẽ Tăng đoàn của Ngài.

Đề-bà-đạt-đa rất thông minh, chính vì quá thông minh, cho nên nói năng khéo léo, hiện các thần thông; lại còn xúi giục A-xà-thế, khiến cho thái tử nhận định sai lầm giết phụ vương, soán đoạt ngôi vua. Thế nên, mọi việc của đời người đều ở trong một niệm. Tâm niệm của phàm phu dễ bị danh lợi trói buộc, gây ra hậu quả không lường được.

Nếu như Đề-bà-đạt-đa biết rõ ‘đời người vô thường’, xem nhẹ danh lợi thì không có chuyện tranh chấp. Nếu ông biết làm thanh tịnh tâm mình thì có biểu hiện trí tuệ như thế không? Trí tuệ chân thật là học Phật thành tựu. Chúng ta không có vận dụng trí tuệ, chỉ lợi dụng thông minh thì rất dễ bị đọa lạc. Sau đó, Đề-bà-đạt-đa thành lập Tăng đoàn khác để chống đối lại Đức Phật, việc làm này rất đáng tiếc.

Ông cho rằng mình phải bằng Đức Phật, vì năng lực cũng không thua với Ngài; cho nên không thể tôn sư trọng đạo. Tâm cống cao như thế là do có quyền lựcthế gian, nên đánh mất ý chí của ông.

Vinh hoa cũng là mộng canh ba

Cống cao chỉ vì quyền thế nhiều ”. Khi con ngườiquyền thế thì muốn khoe khoang mình, đây là tật xấu của mọi người; đồng thời biểu hiện sự bất giác, thiếu trí tuệ, cũng chính là mê lầm.

“Vinh hoa cũng là mộng canh ba”. Rốt cuộc vinh hoa, phú quí là như thế nào? Người có trí tuệ thấy rõ đời người ngắn ngủi, xem vinh hoa, phú quí như mây bay, cảnh mộng, cũng như giọt sương trên ngọn cỏ. Nhưng kẻ ngu si thì bị mê hoặcquyền thế, danh lợi.

Xưa kia, Đức Phật Thích-ca vốn là thái tử của một nước. Ngài được hưởng thụ tất cả phú quí, vinh hoa trong thiên hạ. Nhưng Ngài là bậc trí tuệ chân chánh, mong cầu chính là tìm sự chân thật của con ngườitính giác trong tâm. Kẻ ngu si thì chạy theo danh lợi, quyền thế tạm thời, dẫn đến phiền não lo sợ, bất an v.v…Nhưng Đức Phật giác ngộ rằng: “Phú quí như là sương tháng chín.” Tháng chín là mùa thu, thường không có sương, cho dù có sương cũng là một lớp rất mỏng. Phú quí giống thứ gì? Giống như một lớp sương rất mỏng, khi mặt trời xuất hiện thì nó tan mất liền. Phú quí, vinh hoa cũng như mộng, như sương; cho nên không thể tồn tại lâu dài. Chúng ta muốn pháp lâu dài chân thật là phải học đạo.

Khổng Tử nói: “Sáng nghe Đạo, chiều chết cũng cam”. Trong một ngày, nếu như chúng ta nghe được chân lí thì tối nay chết cũng rất vui mừng. Khổng Tử là bậc chí thánh tiên sư được mọi người kính trọng. Khi về già, ông vẫn theo đuổi chân lí không ngừng. Ông cho rằng được nghe một câu chân lí thì có chết cũng cam lòng. Chúng ta đủ thấy tâm và đạo hợp nhau, thật là không đơn giản. Người thường có tiền, có quyền, có thế lực dễ xem đạo lí là thừa thãi; thậm chí, ngay cả tín ngưỡng tôn giáo họ cũng không thèm để ý, vì họ xem tôn giáo là một thứ mê tín.

Có những người tuy tin Phật pháp, nhưng lại tin sai lầm. Họ chỉ muốn dựa vào tôn giáo để cầu danh lợi, giàu sang. Tín ngưỡng như thế là không đúng chánh pháp, cũng không phải đạo lí chân chánh. Làm người không phải ỷ có quyền, có thế thì được người khác tôn trọng chúng ta; cũng không phải hưởng thụ vinh hoa, phú quí thì người khác kính mến chúng ta. Từ xưa có câu nói: “Không ai giàu ba họ.” Chúng ta đủ thấy giàu sang không phải là mãi mãi.

Tôi từng xem qua đĩa và ảnh mang về từ Quí Châu, Đại Lục; nhìn cách xây dựng ở địa phương thì chúng ta có thể tưởng tượng khoảng mấy trăm năm về trước, có một số công trình kiến trúc có lẽ là các quan chức quyền cao từng ở qua. Mặc dù, trải qua thời gian mưa nắng, nhà cửa đều mục nát, nhưng nhìn cách trang hoàng trong nhà, qua sự tìm hiểu khoảng mấy mươi năm trước thì chúng ta khẳng định từng có người giàu sang ở đây. Nhưng thời đại này cũng chỉ trải qua ba đời, hoặc năm đời, lại bị hư hoại rồi không tồn tại lâu.

Của chung năm nhà có gì đáng tham

Chúng ta quán sát kĩ trong xã hội ngày nay cũng là như thế. Người giàu sang không chỉ chuốc nhiều phiền não, mà khi đi xa cũng rất bất tiện. Cổ nhân dạy: “Giàu sang là của chung năm nhà.” Vì sao gọi năm nhà?

1. Thiên tai: Như xảy ra động đất. Hiện nay, mọi người đều rất lo lắng về sự biến đổi của vỏ trái đất. Bởi vì động đất làm chấn động, nên khắp nơi trên thế giới đều theo dõi tin tức động đất.

Lại như lụt lớn, chúng ta thường thấy ở Đài Loan, hoặc nước ngoài, mưa một trận thì nước dâng tràn. Mấy năm gần đây, chúng ta thường thấy xảy ra tình trạng núi sạt lở. Mỗi lần như thế, khiến cho mọi người sợ hãi, lo lắng. Sức mạnh của nước lụt rất mạnh, lượng nước nhiều quá sẽ tạo thành tai họa. Thế nhưng ở các nơi bị thiếu nước lại thành hạn hán, dẫn đến hoa màu nơi đó bị mất mùa. Nếu như nước lớn bất thường thì khiến cho nhân loại gặp nhiều khó khăn, vì sống nhờ vào lương thực. Ví như mấy năm gần đây, các nước ở châu Phi, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, Campuchia đều bị hạn hán.

Cùng một quốc gia, nhưng có lúc ở nơi này bị hạn hán, ở nơi kia bị bão lụt. Trước đây ở Bắc Triều Tiên chịu tình cảnh này. Nơi hạn hán thì hoàn toàn bị khô hạn; còn nơi ngập lụt thì cây cối, hoa màu đều bị ngập úng. Tai nạn bão lụt này là do thời tiết thất thường, thật là rất đáng sợ.

2. Hỏa tai: Tục ngữ nói: “Lửa, nước vô tình.” Có nơi xảy ra nạn cháy rừng kéo dài, cháy đến một, hai tháng vẫn không thể dập tắt, cả dãy rừng chỉ bị cháy rụi chỉ một ngọn lửa. Đây chính là hỏa hoạn do thiên tai. Nhưng có lúc xảy ra hỏa hoạn là do con người rắp tâm đốt phá. Như thế, cũng rất đáng sợ.

Ngoài ra còn có nạn bão, chúng ta thường nghe bão mạnh, gió xoáy, gió lốc. Sức mạnh và tính phá hoại của nó quả thật không thể tưởng tượng nổi. Thiên tai từ bốn đại này xảy ra: động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, bão lớn. Cho dù tài sản có nhiều bao nhiêu cũng không giữ được, nhưng có lẽ thiên tai vẫn xảy ra liên tục.

Ngoài thiên tai, còn có nhân họa. Nhân họa chính là chiến tranh. Thời gian chiến tranh xảy ra, trước đây có chiến tranh thế giới lần thứ 2. Vì tuổi đời của tôi còn nhỏ, nên không thể nhớ nổi. Quả thật, chiến tranh thật đáng sợ, cho nên nhân họa khiến cho mọi người sợ hãi.

3. Quan chức tham nhũng: Tài sản càng nhiều thì càng dễ bị lọt vào tay người khác. Tình hình chính trị quốc gia không ổn định, vì quan tham nhũng ngày càng đông, thu thuế ngày càng cao, nên người giàu có càng lo lắng.

4. Nạn cướp giật: Bọn ác bá, cướp giật thường nhắm vào nhà giàu có để ra tay; cho nên, nhà giàu sang luôn cảnh giác với bọn cướp giật. Mỗi lần, họ ra khỏi nhà thường có vệ sĩ theo bên cạnh, chung quanh nhà xây kín cổng, tường cao để đề phòng. Họ làm như thế là đề phòng kẻ cướp đột nhập, nhưng vẫn không ngăn chặn được.

5. Con cháu bất hiếu: Có những bậc cha mẹ ra sức làm việc dành dụm của cải, nhưng khi có con cháu bất hiếu thì tài sản khó mà giữ được.

Thế nên, giàu sang cũng rất vô thường, địa vị càng cao thì chuyện tranh danh đoạt lợi càng nhiều; cho nên nói quyền lực, giàu sang cũng rất khó giữ. Nhờ đó mà chúng ta hiểu rõvinh hoa cũng là mộng canh ba.Giàu sang như sương tháng chín, một cơn gió thổi đến, mặt trời mọc lên thì vật gì cũng không còn.

Điều gì làm cho mọi người tôn trọng thật sự? Là khi chúng ta sống trong vinh hoa, phú quí, nhưng vẫn khiêm tốn, lễ phép, thường thương yêu mọi người. Chúng ta làm được như thế thì học đạo có khó khăn gì!

Xã hội ngày nay, có rất nhiều xí nghiệp tham gia hội Từ Tế. Họ hòa đồng với mọi người cùng nhau làm việc. Họ khiêm tốn, lễ phép như vậy, nên được nhiều người khen ngợi và kính mến; đó mới là người đáng quí thật sự. Cho nên, học đạo chẳng có khó, nếu như chúng ta được mọi người cung kính, tôn trọng thì mới là người giàu sang thật sự.

Thế nên học Phật, chúng ta phải thường cảnh giác mình, địa vị chỉ giúp cho chúng ta gánh vác trách nhiệm gắn liền cấp trên và cấp dưới. Giàu sang là một sức mạnh, nên đem sức mình để giúp mọi người. Như thế mới là người giàu sang thật sự.

III. Xả thân học đạo là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Xả thân học đạo khó thứ ba,

Thế gian khổ nhất cảnh biệt li,

Vì người vốn tham sống, sợ chết.

Xưa nay làm người, ai không chết?

Lưu được huệ mạngnhân gian,

Lực bi trí hành Bồ-tát đạo,

Xả thân học đạo chẳng khó gì.

Người khổ nhất là tâm phiền não, nên thấy việc gì cũng khó khăn, từng phút, từng giây luôn gặp khó khăn.

Phật dạy có hai mươi việc khó. Xả thân học đạo khó thứ ba. Thế gian khổ nhất cảnh biệt li. Vì người vốn tham sống, sợ chết.

Quí nhất của con người là sinh mạng, mọi người đều sợ chết, có ai bằng lòng bỏ đi thân mình? Dẫu biết có sống thì phải có chết, đạo lí này ai cũng biết, nhưng người nghĩ thông vấn đề sinh tử lại không đơn giản.

Tôi lấy tình trạng trong bệnh viện để chứng minh. Có biết bao người vừa nghe đến bệnh tật thì tinh thần trở nên đau khổ, sợ hãi khó có được tự tại; bên bờ sinh tử họ giãy giụa không ngừng. Cho dù bác sĩ báo không chữa trị được, nhưng họ vẫn không chịu buông xả. Đặc biệt chúng ta sống ở cõi trần, cũng chính là phàm phuthế gian, cảnh sinh li tử biệt khó mà xả được, thật là khổ không thể nói. Chúng ta thấy ở thế gian có biết bao người chia tay vì tình yêu nên họ rất đau khổ.

Người mẹ xin hạt cải

Khi Đức Phật còn tại thế, có một người mẹ sinh con ra chưa được bao lâu thì chết. Người mẹ này vô cùng đau đớn không muốn sống nữa, thậm chí bị cuồng loạn. Chị ôm con đi khắp nơi tìm thầy thuốc cứu chữa, hi vọng con mình được cứu sống. Chị cũng tìm đến Đức Phật cầu cứu. Ngài thấy chị tinh thần hoảng loạn, nên đành bảo: “Như Lai cứu được được con của con, nhưng con phải hết sức, hết lòng.”

Người mẹ này chỉ cần có một chút hi vọng cứu được con thì cho dù hết lòng, hết sức như thế nào, chị cũng không nề hà gian khổ. Đức Phật bảo: “Con đi xin hạt cải mà gia đình nào không có người chết thì Như Lai cứu được con của con.” Hạt cải ở Ấn Độ là thứ rất phổ biến. Người mẹ nghe Đức Phật dạy như thế, tinh thần tạm thời tỉnh táo một chút. Chị bồng con đặt ở bên Đức Phật, rồi tự mình đi đến từng nhà để xin hạt cải. Mặc dù hạt cải nhà nào cũng có, nhưng chị tìm gia đình nào cũng có người chết. Chị đi từ sáng đến tối, vẫn hai tay không, vì đau khổ quá nên chị trở về quỳ trước Đức Phật. Ngài nhẹ nhàng hỏi chị:

- Con có tìm được hạt cải mà gia đình đó chưa từng có người chết không?

Chị thưa:

- Bạch Đức Thế Tôn! Hạt cải thì nhà nào cũng có, nhưng gia đình nào cũng có người chết.

- Này con! Đời người có sống thì phải có chết, sinh mạng vô thường, không có thời hạn cố định. Con người sinh ra là do nhân duyên tụ hợp, nhân duyên hết thì chia li, sao con lại chuốc lấy khổ đau?

Chị nghe Đức Phật khai thị, tinh thần dần dần bình tĩnhtỉnh ngộ. Chị hiểu rõ mạng người chết rồi thì không có cách nào cứu được, cũng đành chịu vậy. Chẳng phải nhân sinh là như thế chăng? Người nào chịu nổi người thương yêu nhất vĩnh biệt mình? Quả thậtkhổ không nói được!

Tham sống sợ chếtlẽ thường tình của con người. Nhưng xưa nay làm người ai mà không chết? Từ trước đến nay, chúng ta chưa hề nghe qua ‘người sợ chết’ là không chết, cho nên sống chết là điều tất nhiên. Chẳng qua ngày nay, ai cũng yêu quí thân mạng, xem trọng hưởng thụ, nên ra sức bồi bổ, ăn chơi xả láng để cung phụng thân mình. Họ không biết uổng phí biết bao thời gian quí báu. Nếu như chúng tagiác ngộ, hiểu rõ sinh mạng bị chi phối theo thời gian không dừng, thì chúng ta dựa vào thân này ở nhân gian làm nhiều phước nghiệp, tu nhiều huệ mạng. Phước nghiệp là làm lợi ích cho mọi người trong xã hội, nói theo danh từ ngày nay là phúc lợi.

Thân người khó được, chúng ta có được thân người thì phải cố gắng làm tròn nghĩa vụ của đời người. Đức Phật dạy chúng ta phải giữ gìn tất cả sinh mạng chúng sinh, huống gì là con người? Giữa người với người, nếu chúng ta không ra sức tạo phước cho người khác thì cuộc sống có ý nghĩa gì?

Lưu lại huệ mạngnhân gian

Đức Phật đến nhân gian, Ngài vốn hưởng thụ tất cả vinh hoa, phú quí, hạnh phúc với người thân trong hoàng tộc, nhưng Ngài lại từ bỏ tất cả để tu hành. Mục đích tu hành của Ngài là vì kéo dài huệ mạng của chúng sinh, đem trí tuệ giác ngộ để tạo phước cho nhiều người, khai mở trí tuệ tâm linh cho họ. Đây chính là quan niệm về giá trị sinh mạng của Đức Phật.

Chúng ta đều là đệ tử của Đức Phật, nên phải cố gắng suy nghĩ về giá trị của mình, không nên sợ gánh vác trách nhiệm việc làmthế gian, đã xuất gia tu hành mà còn sợ chịu khổ. Nếu như vậy, ở thế gian vất vả thì xuất gia cũng chẳng thoải mái; rốt cuộc phải làm thế nào cho tốt? Làm người phải gánh lấy trách nhiệm cho chúng sinh, cho nên người xuất gia là phải gánh lấy trách nhiệm gia nghiệp của Như Lai, truyền bá giáo pháp của Đức Phật, hướng dẫn mọi người đi trên con đường học đạo.

Cho dù chúng ta làm hết sức mình cho mọi người, hoặc là tinh tấn tu đạo nghiệp, nhưng thời gian trôi qua nhanh chóng, cho nên nhất định phải nắm chắc sinh mạng, phải tranh thủ từng giây phút. Tôi thường nói sinh mạng không có quyền sở hữu, cho dù nó tôn quí nhất, nhưng khi vô thường đến hơi thở ngừng thì mọi việc đều kết thúc. Sinh mạng đã không có quyền sở hữu thì có cái gì mà giữ gìn được? Nhưng chúng ta hãy cố gắng sử dụng quyền sở hữu, có một giây thì dùng một giây, có một ngày thì dùng một ngày, có một năm thì dùng một năm. Nếu như chúng ta hiểu rõ thấu đáo giá trị sinh mạng, đến một ngày kia bước vào giai đoạn sinh tử thì chúng ta được an tâm, cũng buông bỏ được, không bị sinh tử hành hạ đau khổ.

Chúng ta học Phật, không những phải học được tự tại, buông xả mà còn biết nắm chắc sinh mạng, hãy làm tròn trách nhiệm đời người. Như thế, mới là bổn phận của người học Phật chân chánh. Xưa nay làm người, ai mà không chết, sống chết là lẽ tất nhiên. Nếu như chúng ta cố gắng tu học, tuy sinh mạng có mất đi, nhưng vẫn ‘lưu lại huệ mạngnhân gian.’

Lực bi trí hành Bồ-tát đạo. Xả thân học đạo chẳng khó gì.” Nếu như chúng ta biết đời người có sinh thì nhất định có tử. Như thế, tuy thân người có mất đi, nhưng huệ mạng vẫn tồn tại mãi mãi. Bạn làm lợi ích cho mọi người được bao nhiêu, bạn khai mở con đường ngộ đạo cho mọi người được tăng trưởng bao nhiêu. Những việc này đều lưu lại ở thế gian mãi mãi. Điều quan trọng nhất của việc tu hành là đầy đủ bi và trí. Bi là từ bi. Chúng ta không nên chỉ biết lo thân mình, mà phải có quan niệm ‘thương người như mình’, tấm lòng biết chia sẻ, người bị tổn thương là ta đau đớn; người khổ là ta buồn.

Chúng ta không những xem tất cả chúng sinh trên trái đất như thân mình mà còn phải phát huy trí tuệ. Thân bệnh thì có thầy thuốc chữa trị, nhưng khi trí tuệ chúng ta sinh bệnh thì phải dựa vào sự cố gắng của mình để săn sóc huệ mạng. Chúng ta phải dựa vào giá trị thân thể như thế nào, đó là điều rất quan trọng.Thế nên nhất định phải ‘Lực bi trí hành Bồ-tát đạo.’ Chúng ta đem sức mạnh từ bitrí tuệ, cố gắng phổ biến đạo Bồ-tát. Nếu được như thế thì xả thân học đạo chẳng khó gì.

Chúng ta phải quán vô thường thì mới quí thời gian, ra sức tinh tấn tu hành, chọn con đường đạo thênh thang theo trí tuệ của Đức Phật mà tiến lên.

IV. Xem được kinh Phật là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Được xem kinh Phật khó thứ tư,

Thời xưa văn chương thật khó tìm,

Đọc kinh vô tâm như không thấy.

Tu hành, xử thế như chơi đàn,

Xưa nay, Phật pháp trọng thực tiễn,

Hiểu rõ Phật tâm, chánh tinh tấn,

Được xem kinh Phật có khó gì.

Thời gian trôi qua rất nhanh, chúng ta học Phật phải tinh tấn tiến lên. Chúng có làm hết theo tốc độ thời gian trôi qua không?

Phật dạy có hai mươi việc khó. Được xem kinh Phật khó thứ tư. Thời xưa văn chương thật khó tìm. Đọc kinh vô tâm như không thấy.

Đoạn văn này là muốn chúng ta phải xem kinh Phật, quả thật là một việc rất khó.

Kinh Phật là pháp do Đức Phật thuyết, vì khi Ngài còn tại thế chưa có in ấn xuất bản kinh sách. Thế nhưng Ngài dạy: “Xem được kinh Phật là rất khó.Chúng ta đủ thấy trí tuệ của Đức Phật rất sâu rộng. Câu này là pháp, Ngài nói cho đệ tử đời vị lai.

Quán căn cơ để xiển dương truyền bá Phật pháp

Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài thuyết pháp là theo căn cơ của chúng sinh mà chỉ dạy. Người này có nỗi khổ gì, người kia gặp hoàn cảnh ra sao; trong tâm đệ tửmọi ngườiphiền não gì thì Ngài thường quán căn cơ mà chỉ dạy. Đức Phật cũng biết, sau khi Ngài nói những điều này thì do các đệ tử truyền miệng lẫn nhau, nhất định kinh do ghi lại văn tựtruyền thừa. Khi mỗi câu nói đều sẽ là kinh điển cho mai sau. Đây cũng là lời Đức Phật dặn dò cho hàng đệ tử vào tương lai, nhắc nhở mọi người tôn trọng kinh Phật.

Khi Phật pháp truyền miệng lẫn nhau, sau đó được thay đổi bằng cách ghi chép thành câu ngắn trên lá bối, rồi tập hợp từng đoạn ngắn. Lúc này, tuy văn tự đã phổ biến, nhưng vẫn chưa xuất hiện kĩ thuật in ấn, cũng chỉ dựa vào viết bằng tay mà lưu truyền. Tiếp đến, giáo pháp được khắc trên đá, khắc trên gỗ, bản in bằng đồng dần dần phát triển, mới dần dần tiến hành việc in ấn truyền bá. Thời gian biến đổi khoảng cách rất dài.

Huống gì, kinh Phật lúc ban đầu được ghi chép bằng tiếng Phạn. Ngày nay, người biết tiếng Phạn rất ít. Chúng ta muốn hiểu được tiếng Phạn thì lại càng khó hơn. Vì muốn người đời sauphương tiện học Phật, cho nên các vị cao Tăng, Đại đức thời xưa không quản xa xôi nghìn dặm, từ phương đông đến phương tây để thỉnh kinh; hoặc từ phương tây đến phương đông để truyền bá Phật pháp. Xưa kia, như Đại sư Huyền Trang và các vị Pháp sư khác đều từng đến Ấn Độ tìm thầy học đạo. Sau khi học xong, các ngài lại đem tạng kinh trở về Trung Quốc. Quá trình tập hợp trí thức của người Trung Quốc được thể hiện qua các Pháp sư giảng giải, rồi sau đó tập hợp ý văn của mọi người dịch thành tiếng Trung Quốc.

Hiện tượng đem kinh Phật từ Ấn Độ đến Trung Quốc, như “Phật dạy làm người có hai mươi việc khó,” thuộc về một chương trong kinh Tứ thập nhị chương, nhưng kinh Tứ thập nhị chương là từ nước Quy Tư truyền đến. Do hai vị cao tăng là Nhiếp-ma-đằng[8] và Trúc-pháp-lan[9] đem bản Phạn đến Trung Quốc. Lại từ hai ngài giảng giảichư TăngTrung Quốc và hàng trí thức lúc đó, tập hợp từng đoạn, từng chương đến cuối cùng mới thành kinh điển tiếng Hán.

Thực ra, việc dịch kinh phải tuyệt đối theo nguyên văn, dịch ra nguyên ý của Đức Phật không sót một chữ quả thực là rất khó. Bởi vì trí tuệ của Phật sâu rộng, nhưng khi Ngài giảng, các đệ tửthông suốt hết để truyền bá không? Vả lại, những ngôn ngữ này đều là truyền nhau bằng miệng, hoặc chuyển lời, nên nhất định xảy ra sự sai sót.

Như tôi thường nói một câu: “Tự nguyện làm, hoan hỉ nhận”. Có người không hiểu được ý nghĩ câu nói, nên nói thành “Hoan hỉ làm, tự nguyện nhận”. “Tự nguyện làm, hoan hỉ nhận” và “Hoan hỉ làm, tự nguyện nhận”. Tuy sáu chữ giống nhau, nhưng sau khi sắp xếp, thay đổi vị trí thì ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Tự nguyện làm là phát xuất từ trong tâm tự nguyện làm, đem tâm rất chí thành, rất tha thiết, phát nguyện ra sức làm; cho dù cực khổ như thế nào, nhưng trong vẫn hoan hỉ vô cùng. Như trên đây đã nói: “Xả thân học đạo được là khó.” Vì cứu người mà làm lợi ích cho mọi người; cho dù là cực khổ, là hi sinh thân mạng cũng không hề luyến tiếc. Tâm này thích hợp với giá trị sinh mạng thì không giống với nhiều người. Thế nên, tự nguyện là tinh thần và làm việc phát xuất từ trong tâm sâu sắc mà cống hiến; do đó mà được mọi người cảm nhận. Điều này trong Phật pháp nói ‘pháp hỉ sung mãn’.

Nhưng ý nghĩa “hoan hỉ làm, tự nguyện nhận” thì hoàn toàn khác nhau. Ví dụ bạn nói: “Tôi thích làm thì được, có sai cũng không hề gì! Bạn làm được gì tôi?’ Hoan hỉ này là tùy ý muốn, sau khi làm đạt kết quả, tự mình phải chấp nhận. Tự mình đã gây tội ác lẽ nào không chịu nhận hậu quả?

Tôi nói ví dụ, kẻ ăn trộm, cướp giật, hay là giết người v.v…cuối cùng, họ phải bị pháp luật trừng trị. Khi họ phạm tội là do làm theo ý muốn, nhưng khi bị pháp luật trừng trị thì buộc phải chấp nhận; cho nên nói ‘hoan hỉ làm, tự nguyện nhận.’ Sáu chữ rất ngắn, văn tự giống nhau, chỉ là cách sắp xếp không giống nhau, ý nghĩa thì khác nhau. Huống gì văn tự từ nước ngoài dịch thành tiếng Trung Quốc lại càng khó hơn, cho nên nói ‘xem được kinh Phật là khó.’

Chúng ta không thể cùng thời với Đức Phật để trực tiếp nghe Ngài thuyết pháp, cũng không có cách nào thấy được một đoạn nguyên văn để lại, dịch thành văn cổ Trung Quốc lại rất khó hiểu, một câu thể văn ngôn bao hàm đạo lí rất rộng, có chút sai lầm thì ý nghĩa có thể hoàn toàn khác nhau. Lại nữa, văn tự khó hiểu làm cho mọi người khó tiếp nhận, thể hội. Vì thế, mọi người đọc kinh Phật sẽ có gặp nhiều khó khăn.

Kì thực, nếu như chúng ta không chịu nghiên cứu, hoặc tự mình cố gắng làm thì thấy kết quả xem kinh và không xem kinh đều chẳng khác mấy. “Đọc kinh vô tâm như chẳng thấy.” Nếu như chúng ta đọc kinh vô tâm thì giống như không xem; không có thực hành thì giống như không có xem. Đạo lí không phải để đọc, mà có đọc cũng không tìm ra con đường chân lí, nhất định phải tự mình cố gắng thực hành, cố gắng mở ra con đường này.

Tu hành, xử thế như chơi đàn

Lại nữa, ‘Tu hành, xử thế như chơi đàn. Từ xưa Phật giáo trọng thực tiễn. Hiểu rõ Phật tâm, chánh tinh tấn. Được thấy kinh Phật có khó gì.’ Đoạn này nói rất rõ ràng, tu hành phải theo kinh mà vào đạo. Kinh là đạo, đạo là con đường. Chúng ta phải mở ra một con đường, tiến lên không dừng; càng mở thì càng dài, theo cảnh giớitinh tấn tiến lên. Như thế gọi là tu hành.

Tu hành, xử thế trước phải sửa nhân cách cho tốt, tu tâm dưỡng tánh, hành vi đoan chánh. Chúng ta tu tâm dưỡng tánh thì giống như chơi đàn cầm, đàn ghita…Các loại nhạc cụ này đều là đàn có dây, tiếng đàn phải dễ nghe; nếu chúng ta căng dây đàn quá thì dễ đứt dây; còn dây đàn dùn quá thì không phát ra âm thanh; hoặc âm thanh rời rạc. Do đó, người biết chơi đàn hay thì phải chỉnh dây đàn vừa phải.

Tu hành cũng giống như thế, không thể tu khổ hạnh quá mức, hay hưởng dục lạc mà phải tu theo trung đạo. Điều hòa thân tâm phải song hành, nhưng tuyệt đối không được lười biếng, cho nên câu sau nói: “Xưa nay, Phật đạo trọng thực tiễn.” Từ xưa đến nay, người học Phật, tu hành, điều quan trọng nhất là tự mình cố gắng thực hành thiết thực. Phật đạo chính là con đường giác ngộ. Nếu chúng ta không đi con đường tâm này thì hoàn toàn không có cách nào thể hội được phong cảnh tâm địa; cho nên nhất định chúng ta phải tự mình thực hành.

Chúng ta thường nói đến từ, bi, hỉ, xả. Từ là ban cho chúng sinh niềm vui. Nếu chúng ta thấy chúng sinh đau khổ mà chỉ biết lo cho mình thì không phải là Vô duyên đại từ. Chúng ta thấy chúng sinh bị nhiều tai nạn, khốn khổ mà không thể thương xót, cứu giúp thì cũng không phải là Đồng thể đại bi. Chúng ta không chịu đem hết thân tâm, quên mình phục vụ cho chúng sinh; như thế là xa lìa tinh thần đại xả, không thể nào mở rộng lòng, phát thệ nguyện lớn, nên không thể nào lĩnh hội được Đức Phật dạy thì làm sao đạt niềm vui đến con đường Bồ-tát? Do vậy, chúng ta muốn lĩnh hội Phật đạo thật sự thì nhất định tự mình phải tìm hiểu sâu sắc, đi vào quần chúng.

Ba quy y trong đạo Phật: “Con nương theo Phật, nguyện cho chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Con nương theo Pháp, nguyện cho chúng sinh, hiểu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển,” cũng chính là hiểu rõ kinh tạng, lĩnh hội tâm Phật. Nếu như chúng ta không lĩnh hội được tâm Phật thì làm sao hiểu được trí tuệ của Đức Phật như biển cả mênh mông, và tâm Phật chính là tâm đại từ bi. “Con nguyện nương theo Tăng, nguyện cho chúng sinh, thống lí đại chúng, hết thảy không ngại.” Câu này là phát nguyện trước Đức Phật tuyệt đối không bỏ chúng sinh, mà phải hướng dẫn họ.

Mỗi ngày, chúng ta đều tụng ba qui y nên phải hiểu rõ ý nghĩa. “Xưa nay Phật pháp chú trọng thực tiễn.” Chỉ cần chúng ta hiểu rõ Phật tâm trong thực tiễn thì được “Hiểu rõ Phật tâm, chánh tinh tấn. Được xem kinh Phật có khó gì.” Trải qua thời gian, chúng ta cũng sẽ được tắm mình trong biển pháp trí tuệ của Đức Phật. Thế nên, học Phật là phải thường tinh tấn, không được lười biếng, cũng không được tu không dừng nghỉ.

V. Sinh ra gặp được Phật là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Sinh ra gặp Phật khó thứ năm,

Nhân duyên thù thắng được gặp Phật,

Nghe pháp không hành cũng uổng công.

Thân người khó được, nay đã được,

Siêng dưỡng huệ mệnh làm tư lương,

Tâm Phật, tâm mình, hành chánh đạo,

Sinh ra gặp Phật có khó gì.

Đức Phật thường dạy chúng ta: “Đời người vô thường, thân mạng ngắn ngủi, mọi việc vui ít, khổ nhiều. Sinh mạng ngắn ngủi trong ‘phân đoạn sinh tử.’” Nếu như chúng ta không nhanh chóng phát huy huệ mạng, bức phá những khó khăn trong tâm thì không những đời này mà còn đến đời sau, nhiều đời, nhiều kiếp khó mà đoạn trừ được phần khó khăn, đau khổ này.

Đức Phật dạy làm người có hai mươi việc khó. Việc khó thứ năm trong hai mươi việc là ‘sinh ra gặp được Phật là khó.’ Chúng ta muốn sinh ra cùng thời đại với Đức Phật, quả là rất khó khăn. Bởi vì theo thời gian, nhân loại được ghi chép trong lịch sử đến nay đã mấy nghìn năm, chỉ có Đức Phật Thích-ca Mâu-ni từng đản sinh ở Ấn Độ, đến nay đã hơn hai nghìn năm trăm năm. Trước và sau thời gian này, theo ghi chép của các nhà sử học đều không có Đức Phật nào xuất thế.

Đời nay, chúng ta không dễ gì được nghe Phật pháp, nhưng Đức Phật đã nhập Niết-bàn hơn hai nghìn năm, chỉ để lại huệ mạngnhân gian. “Nhân duyên thù thắng được gặp Phật. Nghe pháp không hành cũng uổng công.Chúng ta muốn sinh ra cùng thời với Đức Phật thật là rất khó. Cho dù, chúng ta được sinh cùng thời với Đức Phật, nhưng nếu không có duyên được tiếp Phật pháp; hoặc nghe pháp mà không chịu thực hành, thì dù cùng thời với Phật cũng vô ích.

Người sống lang thang cần được che chở

Khi Đức Phật còn tại thế, đời sống của dân chúng lúc ấy rất khó khăn, nghèo khó, cực khổ; cho nên người sống lang thang rất nhiều. Trong đó, có sáu, bảy người lang thang đi khắp nơi, vẫn không tìm được việc làm. Cuộc sống của họ ngày ba bữa cũng không được no đủ.

Một hôm, nhóm người lang thang này thấy Tăng đoàn của Đức Phật rất trang nghiêm. Lại thấy các tỷ-khưu ôm bát đi từng đoàn theo Đức Phật đến từng nhà khất thực. Gia đình nào cũng rất cung kính đón bát trong tay các thầy tỷ-khưu, rồi họ sớt thức ăn vào bát đem cúng dường cho Đức Phậtchúng Tăng.

Hình ảnh Đức Phậtchúng Tăng được mọi người cung kínhlễ bái như thế, khiến cho bọn lang thang cảm thấy rung động. Họ nghĩ mình vì cuộc sống mà đi lang thang khắp nơi. Nếu như mình đi xin thì chẳng những không được mọi người cho thức ăn mà còn bị đối xử lạnh nhạt. Nhưng các thầy tỷ-khưu ôm bát đi xin giống nhau, lại được mọi người kính trọng vô cùng. Do đó, nhóm người này cùng nhau bàn luận: “Nếu như chúng ta gia nhập Tăng đoàn thì cuộc sống không còn lo lắng, cũng chẳng đi tìm việc làm, sung sướng biết bao!”

Do đó, bọn họ cùng nhau đến tinh xá gặp Đức Phật, cung kính, lễ bái, tha thiết thỉnh cầu Ngài thu nhận, cho họ xuất giagia nhập Tăng đoàn. Đức Phật thấy thái độ họ chí thành, nên thương xót đồng ý lời thỉnh cầu và cho họ xuất gia.

Từ nay, họ không còn lo chuyện cơm ăn, áo mặc, vì tất cả tín đồ đều rất kính trọng chúng Tăng, nên cúng dường đầy đủ; họ rất sung sướng, thậm chí còn say sưa mãn nguyện. Mỗi ngày, họ ôm bát đi khất thực trở về ăn no, chẳng làm việc gì. Nhóm người này, kẻ nam, người bắc cùng nhau tán gẫu. Suốt ngày, họ đùa giỡn nói cười, biểu hiện lối sống buông luông vô độ. Các tỷ-khưu khác trong Tăng đoàn nhìn thấy như thế không đồng ý.

Một hôm, có một thầy tỷ-khưu trẻ nhìn thấy sự thật không bỏ qua, nên đến thưa Đức Phật:

- Bạch Đức Thế Tôn! Các thầy tỷ-khưu kia sống lười biếng, buông lung, không để ý đến hình ảnh của chúng Tăng, chủ yếu là làm bại hoại Tăng đoàn.

Đức Phật nghe xong, cũng rất lấy làm tiếc cho họ. Ngài dạy:

- Này tỷ-khưu! Đây là hạng người đáng thương đang lang thang trong sinh tử. Bọn họ chỉ vì cuộc sống mà gia nhập Tăng đoàn, cho nên đánh mất huệ mạng. Thầy hãy đi gọi bọn họ đến đây, Như Lai muốn nói chuyện với họ.

Thầy tỷ-khưu trẻ vâng lời Đức Phật dạy, đi gọi các thầy tỷ-khưu kia đến. Đức Phật thương xót tha thiết chỉ dạy, sách tấn bọn họ. Họ như vừa tỉnh mộng, hiểu rõ thân này là vô thường; tuy họ sinh cùng thời với Đức Phật, nhưng tự mình lại không giác ngộ, vẫn còn lang thang trong sáu đường chịu khổ não. Cuối cùng, họ từ bỏ lối sống buông lung trước đây, bắt đầu tìm cầu giải thoát huệ mạng, cũng không vì cuộc sống mà bôn ba.

Câu chuyện này là để nhắc nhở chúng ta. Tuy các tỷ-khưu này được sinh ra cùng thời với Đức Phật, được Ngài cho xuất gia, dự vào Tăng đoàn, nhưng nếu họ không hiểu nắm bắt kịp thời, cố gắng thực hành theo giáo pháp Đức Phật dạy thì cho dù ở bên cạnh Ngài cũng là uổng phí một đời.

Nhân duyên thù thắng được gặp Phật.Thân người khó được nay chúng ta đã được. Phật pháp khó được nghe, nay chúng ta đã được nghe. Nếu như chúng ta hiểu được giáo lí Đức Phật thì dù cách Phật rất xa cũng giống như cùng ở chung một ngôi nhà với Ngài. Thực ra, tuy Đức Phật đã nhập diệt, nhưng nếu chúng ta luôn truyền lại pháp thân huệ mạng của Ngài; đồng thời, cố gắng tu hành vâng theo thì chẳng khác gì cùng thời với Ngài

Vì thế, chúng ta phải đem ‘tâm Phật làm thành tâm mình.’ Người học Phật chân chánh là phải học được tâm Phật; nếu như chúng ta không học được tâm Phật thì học thế nào cũng không thể thành Phật. Ngoài ra, thấy Phật, nghe pháp, điều quan trọng nhất là phải nắm chắc một niệm tâm này. Nếu như chúng ta không cố gắng nắm vững, mà cứ làm liều thì kết quả chúng ta đạt được có thể trở thành ngược lại.

Tâm điên đảo nghe pháp hiểu sai

Khi Đức Phật còn tại thế. Bấy giờ, Ngài đang ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kì-đà, nước Xá-vệ. Một hôm có người cha vừa mất con. Mặc dù, ông theo đạo Bà-la-môn, cũng hiểu ít về tôn giáo, nhưng đứng trước giờ phút người thương yêu nhất ra đi mãi mãi thì ông không thể nào chấp nhận được. Cuối cùng, ông bị điên loạn, chạy lung tung khắp nơi, gặp ai ông cũng hỏi: “Bạn ơi! Có thấy con của tôi ở đâu không?” Trải qua vài ngày, ông chẳng màng tới chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, nên tâm càng điên đảo nặng hơn. Một hôm, ông đến thẳng tinh xá của Đức Phật, ông cũng hỏi:

- Sa-môn Cù-đàm ơi! Ông có biết con của tôi ở đâu không?

Đức Phật bảo:

- Này Bà-la-môn! Con ngườithương yêuxa cách, oán ghét mà gặp nhau đều là khổ đau.

Ông ta đang cuồng loạn, nghe Đức Phật dạy cũng chẳng hiểu nói gì, liền quay lưng bỏ chạy đi, nhưng trong đầu vẫn nhớ mang máng lời Ngài: “Con người vì thương yêuxa cách, oán ghét mà gặp nhau đều là…hạnh phúc.” Ông chạy khắp nơi, nói với mọi người: “Sa-môn Cù-đàm bảo tôi như thế này: “Con người vì thương yêuxa cách, oán ghét mà gặp nhau đều là hạnh phúc.”

Có những người nghe ông ta nói như thế đều cảm thấy rất kì lạ nói: “Đức Phật là bậc Đại giáctrí tuệ thì làm sao nói, con ngườithương yêuxa cách, oán ghét mà gặp nhau đều là hạnh phúc?” Sau đó, câu nói này lan truyền khắp nơi. Một hôm, vua Ba-tư-nặc và phu nhân Mạt-lợi đứng trên lầu nhìn thấy dân chúng tụ tập, xem ra tình hình khác với mọi ngày trước đây. Họ vốn sống bằng nghề mua bán, an phận giữ mình. Vì sao hôm nay lại cùng tụm năm, tụm ba bàn tán, rốt cuộc xảy ra việc gì?

Do đó, nhà vua liền hỏi quan cận thần. Vị quan thưa:

- Muôn tâu bệ hạ! Mọi người đang bàn luận rằng: có một người đến gặp Phật xin nghe pháp. Ngài dạy ông ta: “Con người vì thương yêuxa cách, oán ghét mà gặp nhau đều là hạnh phúc.”

Vua nói:

- Lẽ nào có việc này! Rốt cuộc là việc này như thế nào?

Phu nhân Mạt-lợi là đệ tử Phật giáo thuần thành, nên liền thưa:

- Tâu bệ hạ! Đức Thế Tôn không bao giờ nói như thế, nếu đúng như Ngài nói như vậy thìdụng ý của Ngài.

Phu nhân liền sai một vị đại thần đến tinh xá gặp Phật để hỏi sự thật. Ngài giải thích rất kĩ càng: “Con người vì thương yêu sâu nặng mà phải xa cách thì rất đau khổ. Oán ghét mà gặp nhau thì cũng rất khổ. Hai việc này đều không có hạnh phúc.” Đức Phật nói lại lần nữa để cho vị đại thần trở về cung thưa lại với phu nhân Mạt-lợi.

Thật vậy! Con người đang thương yêu sâu nặng mà phải chia li thì tất nhiên là rất đau khổ, làm sao mà hạnh phúc được? Còn sống chúng với người mình oán ghét, đương nhiên cũng rất khổ sở, làm sao mà an lạc được?

Nhìn từ việc này, chúng ta thấy, tuy có người sống cùng thời với Đức Phật, đối diện với Ngài mà cũng xảy ra việc sai lầm, huống gì về sau này? Cho nên nói: “Nhân duyên thù thắng được gặp Phật. Nghe pháp không hành cũng uổng công.” Lại nói: “Thân người khó được, nay đã được. Siêng dưỡng huệ mạng làm tư lương.Thân người khó được, nay chúng ta đã được, tiếp đến là chúng ta phải chuyên cần bồi dưỡng huệ mạng. Sinh mạng vốn có phân đoạn sinh tử, nhưng huệ mạng lại lâu dài liên tục. Trên con đường nhân sinh, chúng ta phải nhanh chóng tích trữ tư lương huệ mạng.

Tâm Phật, tâm mình, hành chánh đạo. Sinh ra gặp Phật có khó gì.Chúng ta biết rõ sau này sinh ra gặp Phật còn ở đời thật là không đơn giản. Chỉ cần chúng ta có tâm, hiểu được tâm Phật thì tất nhiên cảnh giới của Phật sẽ càng ngày càng gần chúng ta.


VI. Lìa được sắc dục là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Lìa được sắc dục khó thứ sáu,

Biển dục mênh mông sóng ngụt trời,

Tâm tham sắc dục khổ triền miên.

Tham tài, sắc, danh, lợi khó dừng,

Chẳng nghĩ vô thường, tương lai mất,

Biết đủ thường vui, không tham luyến,

Lìa được sắc dục có khó gì.

Chúng ta học Phật thì phải làm cho tâm mỗi ngày được tĩnh lặng, thường không động niệm; cho nên, chúng ta phải cố gắng kiềm chế tâm ham muốn. Đức Phật dạy người tu hành có hai mươi việc khó làm. “Phật dạy có hai mươi việc khó. Lìa được sắc dục khó thứ sáu. Biển dục mênh mông sóng ngụt trời. Tâm tham sắc dục khổ triền miên.” Khi tâm ham muốn khởi lên thì không thể nào yên tĩnh được, nên luôn khởi tâm động niệm, khó mà kiềm chế được. Thế nên, chúng ta tu học Phật pháp chẳng qua là khắc phục tâm tham dục này.

Nhưng khi chúng ta tiếp xúc cảnh giới bên ngoài thì khó tránh khỏi sinh ra tham dục. Chúng ta nhìn kĩ đứa bé vừa mới sinh, vừa tắm xong thì nó khóc đòi bú. Đây là hiện tượng đi cùng với sinh.

Đứa bé lớn lên thì biết đòi hỏi ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà sang trọng, tất cả mọi việc đều phải cung cấp đầy đủ. Đây là chạy theo nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống người hiện đại. Nhưng con người thường ưa thích lại phải tốt hơn. Do đó, họ chạy theo vật chất quá nhiều, ham muốn vô cùng tận. Vì vậy, vẫn có quan hệ giữa người với người, gặp nhau rồi thì lao vào, sinh ra tham cầu ái dục, cầu không được thì sinh phiền não; cầu được rồi, lại khó chia li; một khi chia li thì đau khổ vô cùng. Đây cũng là chạy theo cảnh bên ngoài mà gây nên trở ngại.

Nếu khi tâm chúng ta tiếp xúc cảnh khởi tâm tham mà muốn tâm niệm này yên tĩnh quả thật là không dễ. Thế nên, Đức Phật dạy: “Lìa được sắc dục là khó.” Chúng ta phải biết một khi ham muốn quá mạnh thì giống như sóng vạn tầm, nuốt sạch thân tâm chúng ta. Cho nên Đức Phật thường xuyên nhắc nhở chúng ta cảnh giác tham dục. Sắc dục như sóng biển quả là rất nguy hiểm.

Lại còn có một thí dụ, ái dục không những như sóng biển mà còn như lửa dữ. Thí như có người vác bó củi khô, biết rõ phía trước có đống lửa, chẳng những người này không tránh đi mà còn chạy thẳng vào đống lửa, thật là nguy hiểm biết bao! Củi khô gặp đống lửa có thiêu cháy người này không? Cho nên tham sắc không chỉ ví dục như biển cả nổi lên như sóng vạn tầm, làm hủy diệt mình mà còn giống như người vác củi khô lao vào đống lửa làm sao tránh khỏi nạn lửa đốt thân?

Khi Đức Phật còn tại thế, có một cô gái con nhà giàu sang rất xinh đẹp. Cha mẹ cô muốn chọn đối tượng môn đăng hộ đối, nhưng cô không bằng lòng, vì cô đã có người yêu. Gia cảnh của người yêu cô rất nghèo, nhưng họ quyết tâm bảo vệ tình yêu, đến cuối cùng cũng được kết hôn. Mặc dù đôi vợ chồng trẻ này tình cảm rất sâu nặng, nhưng cuộc sống lại rất túng thiếu. Cha mẹ cô vì quá thương con gái, nên tìm mọi cách muốn đưa cô trở về nhà để thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Nhưng vợ chồng trẻ tình cảm sâu nặng như thế khó mà chia xa được. Cho dù cha mẹtìm cách ngăn cản, cũng dùng sức mạnh để đe dọa, nhưng vợ chồng trẻ vẫn kiên trì sống với nhau. Cuối cùng, cha mẹ cô đành phải nhân lúc chàng rể vắng nhà đến bắt con gái đem về nhà mình. Khi chàng rể trở về không thấy vợ, nóng ruột như phát cuồng, chạy khắp mọi nơi hỏi thăm. Người trong thôn bảo: “Vợ anh bị cha mẹ bắt về nhà rồi!”

Anh vội vã chạy đến nhà cha mẹ vợ, lại đem theo con dao trong người. Đến nhà cha mẹ vợ, anh nổi giận đùng đùng, khiến cho mọi người sợ hãi, nên họ đành nói thật là vợ anh đang dệt vải ở phía sau. Anh chạy thẳng đến trước mặt vợ hỏi gấp gáp:

- Em có muốn trở về với anh, hay là ở lại đây?

Vợ anh cũng rất nóng lòng, vội đáp:

- Em muốn trở về nhưng không thể theo ý mình.

Chồng nghe vợ nói liền nghĩ: “Vợ chồng ta muốn sống bình yên, trải qua những ngày thuận hòa không bị quấy nhiễu, nhưng không có cách nào được thỏa mãn tâm nguyện!” Nghĩ xong, anh rút dao đâm chết vợ, rồi đâm chết mình luôn. Đây chính là kết quả vì tình cảm sâu đậm mà khó chia lìa được.

Câu chuyện lan truyền đến Đức Phật. Ngài vô cùng thương xót nói: “Phàm phu điên đảo, vì ái dục mà tự giết mình. Bậc làm cha mẹ cũng vì thương yêu con, mà lại tự giết con mình. Đây cũng là một niệm vô minh mà gây nên, cả hai bên đều bị tình ái trói buộc, thật là đáng thương!”

Tham đắm tài, sắc là hủy diệt tương lai

Không chỉ khi Đức Phật còn tại thế là như vậy mà xã hội ngày nay cũng như thế, ngày nào báo chí đưa tin những việc xảy ra chết vì tình, có kẻ giết người vì ghen tuông v.v…Những việc này vì tâm tham sắc dục. Sắc dục khó chiếm hữu, vì yêu mà hận, vì hận mà thành kẻ thù giết hại lẫn nhau, vì tình dục mà hủy hoại tương lai, tạo thành nỗi đau khổ rất nhiều người.

Trung tuần tháng 7 năm Dân Quốc 819, có hai chị em đi du học ở Canađa, lại xảy ra một cuộc thảm sát chết người rất thương tâm. Việc này cũng do tâm tham sắc dục khiến cho hung thủ không kiềm chế được mình mà xảy ra vụ án. Hung thủ là một thanh niên khoảng hơn 30 tuổi, hàng ngày hắn làm thuê để sống, xem ra cũng rất thật thà, nhưng chỉ vì tâm tham mà gây nên tội ác. Ban đầu hắn muốn cướp của, nhưng khi thấy hai chị em xinh đẹp bỗng khởi tâm tham sắc dục, muốn cưỡng bức. Do hai chị em này chống cự lại, cho nên dẫn đến thảm kịch chết người. Cha mẹ của hai cô gái đau đớn vô cùng. Còn kẻ phạm tội luôn sống trong sợ hãi, trải qua thời gian rất đau khổ. Cuối cùng, hắn bị cảnh sát bắt. Tương lai hắn sẽ không biết như thế nào? Quả là cuộc đời hắn sẽ mờ mịt. Đây gọi là “một bước sa chân hối hận nghìn đời.” Chỉ vì một phút không giữ được tâm tham dục mà rơi vào trong biển dục mờ mịt, bị sóng vạn tầm nhận chìm.

Hai câu sau “Tham tài, sắc, danh, lợi khó dừng. Chẳng nghĩ vô thường, tương lai mất.” Các loại dục vọng khiến cho mọi người tham luyến thế gian mà không thể kiềm chế được, nên họ thường hủy diệt tương lai mình.

Nếu như chúng ta biết tiền tài, sắc đẹp, danh lợi vốn sẽ tan như mây khói thì có tham thật sự sẽ được cái gì? Chúng ta đem hết lòng để tham tiền tài, sắc đẹp, danh lợi thì cuối cùng của đời người chẳng phải là ‘vô thường đến cũng tan như mây khói.’ Nếu như chúng ta hiểu được đạo lí này thì tất nhiên biết đủ thường vui. Đối cảnh không khởi tâm tham luyến, như thế lìa được sắc dục có khó khăn gì. Sắc và dục vốn không ở trong tâm mà sinh ra tác dụng, không có tâm tham luyến thì cần gì phải lìa? Nếu như tâm chúng ta luôn nghĩ vô thường chỉ biết đủ là thường vui. Như vậy, bất kì việc gì ở thế gian cũng không làm tâm chúng ta dao động.

Chúng ta học Phật, điều quan trọng nhất là phải chú ý tâm niệm tốt, luôn luôn có quan niệm đúng đắn, suy nghĩ thấu đáo. Như vậy thì thế gian không có việc gì khó; cho nên, chúng ta phải giữ tâm ngay thẳng, đừng bị ảnh hưởng cảnh bên ngoài. Như thế thì mỗi ngày được bình an, luôn luôn được an lạc.

VII. Thấy lợi không cầu là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Thấy lợi không cầu khó thứ bảy,

Họa lớn đời người do tham lam,

Một đời tầm thường tâm khó an.

Tinh tấn tu hành trừ ham muốn,

Trong tâm yên tĩnh thường an vui,

Tâm Phật thanh tịnh hằng khinh an,

Thấy lợi không cầu chẳng khó gì.

Rốt cuộc con người có khó khăn gì? Thực ra cũng là từ tâm niệm. Tâm buộc liền mở thì mọi việc không có khó khăn. Đoạn tiếp đến là: “Phật dạy có hai mươi việc khó. Thấy lợi không cầu khó thứ bảy. Họa lớn đời người do tham lam. Một đời tầm thường tâm khó an.”

Thấy lợi không cầu là khó thứ bảy, đây cũng là vấn đề ‘tâm’. Làm người, ai cũng có tâm tham, chẳng phải vì thiếu thốn mà tham, quan trọng là tâm có vấn đề. Chúng ta thấy đồ vật thì có ý muốn lấy, sau đó do không làm chủ được mình nên tìm cách chiếm đoạt. Như chúng ta thường đọc báo, có người nam thích trộm lấy đồ vật của người nữ dùng qua. Một người nam thích lấy y phục của người nữ mặc qua, đó cũng là tâm lí luyến ái. Khi họ bĩnh tĩnh lại, tự mình cảm thấy xấu hổ, nhưng mỗi lần thấy đồ vật người nữ thì không làm chủ được mình nên lấy trộm. Như thế là tâm có vấn đề.

Có những người bản chất vốn tham lam, họ cho rằng cuộc sống của họ nghèo khó hơn người khác. Người khác giàu hơn tôi, tôi trộm lấy của họ có gì là xấu? Quan niệm này là sai lầm, họ làm như vậy mà không biết hổ thẹn, cho nên vừa phạm, lại phạm nữa; nhỏ thì ăn cắp vặt, lớn thì cướp giật. Tâm trộm cắp này dần dần hình thành theo thói quen. Vì trộm cướp, không chỉ tổn hại mình mà còn làm người khác đau khổ; có lúc lỡ tay, thậm chí tự hủy hoại đời mình.

Vì thế, tâm mê vật chất thì không có cách nào kiềm chế được, tạo thành ‘tai họa lớn đời người do tham lam.’ Tai họa do tâm tham đưa đến điều đáng tiếc cho đời người. Nhưng cuộc đời của người này quá tầm thường, làm sao ăn trộm giống với người nghèo khổ? Do họ không chịu học chuyên một nghề chánh đáng, chỉ lo đi cướp giật. Họ hưởng thụ sung sướng tạm thời xong, vẫn làm kẻ lang thang như cũ.

Tự tạo nhân duyên, tự gánh vác

Thực ra, nghèo khó không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là kẻ lười biếng, họ không chịu tìm việc làm chánh đáng. Họ chỉ muốn sống an nhàn qua ngày tháng, người có tâm như thế cũng rất nghèo nàn. Khi Đức Phật còn tại thế, cũng có người giống như thế. Có một người rất nghèo khó, cuộc sống của hắn thật là vất vả. Hắn muốn đi tìm kế sinh nhai, nhưng không tìm được công việc thích hợp.

Một hôm, hắn thấy nhà giàu tổ chức lễ cưới cho con rất linh đình. Do đó, hắn nghĩ: “Con của ta cũng đến tuổi lấy vợ, nhìn cảnh tượng người ta cưới vợ cho con linh đình như thế này. Nếu như con trai ta có người yêu thì ta lấy tiền đâu để cưới vợ?”

Thế là, hắn ngồi tưởng tượng cảnh con trai kết hôn, bỗng nhiên một luồng gió thổi đến bay mùi hôi khó chịu, vốn là từ thân con chó hoang bốc mùi tanh hôi. Hắn nhìn hình dáng con chó hoang, lại nghĩ đến tình cảnh của mình hiện tại: “Ta hơn con chó này bao nhiêu! Ta nghèo khó thế này thì lấy gì để nuôi vợ con?” Vì nghĩ như thế nên hắn đi mãi không dám về nhà, buồn chán lang thang khắp nơi, một kẻ tầm thường khổ sở vô cùng.

Hắn nghĩ: “Vì sao ta nghèo khó thế này, rốt cuộcnguyên nhân gì?” Thế là, hắn đến vườn Cấp Cô Độc[10] thưa với Đức Phật về nỗi khổ cuộc sống nghèo khó và làm kẻ lang thang.

Đức Phật nghe xong rất đồng cảm, Ngài dạy:

- Này thiện nam tử! Nhân như vậy, duyên như vậy, quả báo như vậy, do đời trước con có tâm tham, thấy vật tốt của người thì lấy ngay; con lấy trộm tài sản của mọi người không từ một việc xấu nào, gây cho người khác sống khốn khổ, thậm chí có người do đó mà chết. Đây cũng là trong đời quá khứ con đã gây nhân nghèo cùng, cho nên đời nay con chịu quả báo như vậy.

Nghe Đức Phật dạy, hắn vội hỏi:

- Bạch Đức Thế Tôn! Đời quá khứ con đã tạo nhân như vậy, hiện nay con chịu quả báo nghèo cùng. Thế thì tương lai con phải làm như thế nào?

- Này thiện nam tử! Từ nay về sau con luôn xem xét tâm mình, đừng để trong tâm sinh ra bất kì dục vọng nào. Tâm tham là nhân nghèo cùng, có ý nghĩ tham khởi lên phải diệt lập tức, lại phải bồi dưỡng tâm giàu có, thương yêu.

- Bạch Thế Tôn! Thứ gì con cũng không có, con phải làm thế nào để biểu lộ tấm lòng yêu thương? Con rất thương vợ con của con, nhưng không có thứ gì để lo cho họ, cho nên con cảm thấy xấu hổ không dám trở về nhà. Con có thương họ nhưng con không lo được.

- Con hãy về nhà đi nhé! Con ra sức làm việc đến nơi đến chốn là nuôi dưỡng yêu thương trọn vẹn. Tình cảm con dành cho vợ con không nhất địnhvật chất, con có thể làm chỗ dựa tinh thần cho họ, giúp cho tâm tham của con được tiêu trừ. Như thế, nhân quả nghèo cùng cũng từ từ tiêu mất. Không có nhân thì không thành quả. Hiện tại con hãy cố gắng khởi ý nghĩ yêu thươngtừ bi, bình đẳng với tất cả chúng sinh.

Hắn nghe Đức Phật dạy như thế, nên suy đi nghĩ lại: “Thương phải là việc tốt đẹp. Hắn chợt nhớ đến con chó hoang tuy rất hôi hám, nhưng vô hình trung cũng giúp hắn khởi tâm thương yêu.” Thế là hắn thưa với Đức Phật việc này:

- Bạch Thế Tôn! Con vừa khởi tâm thương xót con chó hoang.

Ngài mỉm cười bảo:

- Đúng thế! Chúng ta phải khởi tâm thương xót tất cả nỗi khổ của chúng sinh, không những loài người mà còn tất cả loài vật, là tự nhiên nuôi dưỡng tâm thương yêu.

Hắn chợt hiểu từ bi không nhất định là phải có nhiều của cải, điều quan trọng nhất là tâm biết đủ; nhất quyết đừng vì tham dục mà tìm chiếm lấy tài sản của người khác để thỏa mãn cho mình. Hắn hiểu rõ lòng tham con người là không có đáy, nhưng họ không bao giờ biết đủ.

Trong tâm tĩnh lặng được an vui

“Một đời tầm thường tâm khó an.” Người tầm thường chỉ vì tâm tham, cho nên cảm thấy không đủ. Chỉ cần chúng ta biết đủ, bằng lòng sống cực khổ thì thật sự thế gian không có việc gì khó.

“Tinh tấn tu hành trừ ham muốn. Trong tâm tĩnh lặng được an vui. Tâm Phật thanh tịnh thật khinh an. Thấy lợi không cầu chẳng khó gì.” Thật là đơn giản phải không? Chỉ cần chúng ta tinh tấn tu hành là trừ bỏ tâm tham vật ở ngoài thân, thì trong tâm tất nhiên được tĩnh lặng, tầm nhìn cũng theo đó mà rộng mở. Thế nên, chúng ta phải nghĩ đến tương lai, không chỉ vì thỏa mãn tạm thời ở hiện tạithân tâm hành động sai lầm.

Đức Phật thường dạy: “Nhân đời trước là Quả đời này.” Nhìn xa, không phải chỉ vì hiện tại mà phải nghĩ đến tương lai. Con người không vì ham thỏa mãn một chút trước mắt mà liên lụy đến lâu dàiđời sau. Cho nên nói: “Trong tâm tĩnh lặng được an vui.” Chúng ta không có sai lầm, không có lo lắng thì trong tâm yên tĩnh, trí tuệ mở mang, có thể nhìn rộng từ đời nay đến đời sau. Đây gọi là nhìn rất xa.

“Tâm Phật thanh tịnh thật khinh an.” Chúng ta học Phật phải học được tâm thanh tịnh, giống với tâm Phật không có phiền não, chính là trạng thái an lạc nhất.

Nếu như chúng ta làm được như thế thì “Thấy lợi không cầu chẳng khó gì.” Khi thấy vật tốt đẹp chúng ta tham như thế nào? Chỉ cần chúng ta không có tâm tham thì đem vật ưa thích đó mà bố thí. Nhưng bố thí không nhất địnhvật chất, chúng ta có thể làm nhiều việc để giúp đỡ người khác; hoặc làm các việc lặt vặt cũng là bố thí.

Thực ra chúng ta học Phật, công phu tu hành chẳng có gì đặc biệt, quan trọng nhất là ‘điều tâm’, khắc phục việc làm sai lầm thường ngày của chúng ta. Bởi vì, mỗi cử chỉ, hành động đều là nghiệp; nói năng đều là tội. Bất luận chúng ta nói năng, hay thân hành động đều ở một niệm tâm. Nếu như tâm chúng ta làm đúng thì cuộc sống tất nhiên thanh tịnh, an lạc.

VIII. Bị nhục mà không sân là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Bị nhục không sân khó thứ tám,

Phàm phu luôn ưa chấp sĩ diện,

Bị hiếp, bị nhục nổi sân liền.

Chuyển hóa tâm niệm theo tâm khởi,

Giữ tâm không sân, lòng rộng mở,

Nhẫn được thiên hạ không việc khó,

Bị nhục không sân chẳng khó gì.

“Phật dạy có hai mươi việc khó. Bị nhục không sân khó thứ tám. Phàm phu luôn ưa chấp sĩ diện. Bị hiếp, bị nhục nổi sân liền.”

Đức Phật dạy trong tâm chúng ta có biết bao chướng ngại phải vượt qua, trong đó có một việc khó là ‘bị nhục mà không sân.’

Giữa người với người chung sống với nhau, ai cũng có tâm chấp ngã. ‘Ai đối xử tốt với tôi thì tôi thương, còn ai đối xử xấu với tôi thì ghét.’ Tốt và xấu cũng là biểu hiện trên hình thức, nhưng hình thức thì chẳng tách rời thanh và sắc. Sắc mặt giận dữ của người nào đó thể hiện qua hành động xấu; hoặc là họ nói lời bực bội, nói lời không hay v.v…đều làm cho chúng ta không thể nhịn được, không thể không tức giận. Chúng ta thấy những việc xung đột này, thường xảy ra là do bị nhục, nên nổi sân. Vì phàm phu chuộng sĩ diện, nên khi bị người ức hiếp cho là mất sĩ diện. Do họ không nói ra được, khiến cho tâm luôn bực bội là xảy ra vấn đề.

Mỗi ngày đều có việc những mới xảy ra giống nhau. Họ vốn là anh em rất tốt, rủ nhau đi uống rượu chuyện trò, nhưng chỉ vài câu nói không hợp nhau; hoặc người kia thấy người này chướng tai, gai mắt thì xảy ra việc cãi nhau, sau đó gây ẩu đả; thậm chí, họ tụ tập để báo thù, gây nên thảm cảnh kéo bè kéo lũ đánh nhau, giết người, đốt nhà v.v… Những việc này đều do họ không nói ra được, cho nên thấy đối phương liền gai mắt. Đây là tâm thái của phàm phu.

Đức Phật dạy chúng ta, ngoài tâm tham ra, còn có tâm sân rất khó điều phục. Người nào mà nổi sân lên, cho dù thường ngày họ có tâm thương xót, hoặc làm việc bố thí rất nhiều, nhưng khi tâm sân nổi lên thì ‘một đốm lửa vô minh, thiêu cháy rừng công đức.’ Cho dù, thường ngày chúng ta làm rất nhiều việc tốt, nhưng chỉ cần chúng ta tức giận nhất thời không thể nhẫn được thì tất cả việc tốt chúng ta làm trước đây đều tan theo mây khói.

Giữ tâm không giận, lòng rộng mở.

Thế nên, nhất định chúng ta phải cố gắng kiềm chế tâm sân. Trong Kinh Pháp hoa nêu ra hình ảnh Bồ-tát Thường Bất Khinh. Vị Bồ-tát này không bao giờ xem thường người nào, cho dù họ làm nhục ngài như thế nào, đánh mắng ngài, nhưng ngài vẫn vui vẻ đón nhận. Ngài luôn cúi đầu vâng dạ, người mắng ngài, ngài vẫn đảnh lễ; có người đánh ngài thì ngài chạy tránh xa và quay lại nói: “Tôi chẳng dám khinh quí ngài, vì quí ngài sẽ thành Phật.’ Ngài đang thọ trì pháp ‘không nổi sân’. Do đó, chúng ta dùng tâm lượng rộng lớn để đối nhân xử thế thì kiềm chế được tâm sân.

Nhưng phàm phu, chỉ cần người khác biểu hiện tiếng nói và sắc mặt hơi khó chịu một tí là cảm thấy bị xúc phạm ‘bạn không tôn trọng tôi, ức hiếp tôi, làm tôi mất thể diện.’ Đây là tính suy diễn của phàm phu; cho nên nói ‘phàm phu luôn chuộng sĩ diện.’

“Bị hiếp, bị nhục nổi sân liền.” Chỉ cần người nào bị oan một chút thì nói người khác ức hiếp họ, dùng tâm thái hẹp hòi để đối xử người và sự việc ở thế gian. Có lúc, người này nói một câu rất rõ ràng, nhưng người kia lại cố tình hiểu sai, nói người đó làm nhục họ. Thế gian thường xảy ra những việc như thế. Nếu như chúng ta khéo hiểu biết, cho dù thật sự nghe việc không tốt, hoặc họ nói lời ác độc thì cũng trở thành trợ duyên tốt để chúng ta cảnh giác, nhìn kĩ hoàn cảnh mình như thế nào để đối xử với người, với công việc và sự vật.

Nếu như tâm chúng ta luôn nổi giận với tất cả người, sự vật thì cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng biểu hiện bực bội, bất bình. Tôi thường nói, mọi người phải khéo hiểu thì mới có tâm bao dung. Bất cứ việc gì cũng cho là tốt thì ở thế gian làm gì có người xấu? Làm sao có người khiến cho chúng ta oán ghét? Thế nên, “Chuyển hóa tâm niệm theo tâm khởi. Giữ tâm không sân, lòng rộng mở. Nhẫn được thiên hạ không việc khó. Bị nhục không sân chẳng khó gì.”

Chỉ cần chúng ta bằng lòng chuyển hóa tâm niệm, là chúng ta gần giống Bồ-tát Thường Bất Khinh. Tôi hi vọng chúng ta làm được việc tôn trọng người khác phát xuất từ tâm. Cho dù, người khác đối xử với chúng ta như thế nào, nhưng chúng ta vẫn dùng tâm rộng lớn đối xử với họ.

Khéo hiểu biết, bao dung được thuận hòa

Có một ông cụ Bồ-tát ở huyện Miêu Lật. Một buổi sáng, ông đang đi trên đường thì bị chàng trai chạy xe máy đâm vào. Mọi người đưa ông vô bệnh viện cấp cứu, nhưng ông bị nguy kịch không qua khỏi.

Cả nhà ông đều là Phật tử thuần thành, cũng là người trong hội Từ Tế.

Đặc biệt, khi ông cụ Bồ-tát này vãng sanh; vì trước kia, ông cũng theo quan niệm thương người, giúp người trong Tĩnh Tư Ngữ[11], ứng dụng đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày. Trong nhà ông, khắp nơi đều nhìn thấy Tĩnh Tư Ngữ chính ông viết. Những việc này, tôi dạy rất đơn giản, nhưng ông luôn luôn ghi nhớ trong tâm, ứng dụng trong phạm vi sinh hoạt; vô hình trung người hàng xóm của ông, người cùng thôn cũng được cảm hóa.

Thật hiếm có như người nhà của ông, từ vợ cho đến con cháu, tất cả thành viên trong gia đình đều có tâm Bồ-tát, cả nhà đều trải qua nếp sống Phật hóa; cho nên cả gia đình đều hiểu giống nhau đang đứng trước vô thường ập đến. Ông cụ Bồ-tát hơn 80 tuổi, sáng sớm đi tập thể dục bên ngoài, bỗng bị tai nạn xe cộ, nên đành âm dương cách biệt. Bà con, bạn bè đều không chịu bỏ qua chuyện này, huống gì người nhà của ông? Thế nhưng, mọi người đều rất hiểu biết, bao dung; tuy là cả nhà rất đau khổ, nhưng vẫn tha thứ cho chàng trai gây tai nạn.

Thực ra, người nhà ông lo cho chàng trai bị hoảng loạn, có thể ảnh hưởng đến đời sống cả đời anh ta; cho nên, ngoài tha thứ cho anh, họ còn an ủi, làm cho anh yên tâm. Người nhà ông dùng số tiền chàng trai bồi thường, lấy danh nghĩa của chàng trai để giúp đỡ hội Từ Tế, mong công trình xây xong sớm. Họ hi vọng đời nay có nhân duyên với anh ta, nhưng mong đời sau không để lại kết quả xấu, thậm chí thay đổi được quả xấu thành duyên tốt. Đây là tâm rộng rãi, khéo hiểu biết, làm tăng thêm chuyển niệm sinh tuệ, giúp cho xã hội được bầu không khí hòa thuận thật sự.

Nếu như chúng ta động một tí là không hài lòng với người và sự việc; động một chút là phát cáu, biểu hiện sắc mặt rất xấu xí. Như thế, chẳng những làm giảm đạo đức của mình mà còn dẫn đến bầu không khí bất an cho xã hội. Vì vậy, cho dù chúng ta gặp bất kì việc gì, nếu như tâm luôn ôn hòa nhã nhặn, thì cho dù gặp kẻ ngang ngược cũng cảm hóa được thành hiền từ. Việc này thật sự không khó, chỉ cần chúng ta chuyển hóa tâm niệm. Nếu tâm niệm tốt thường xuất hiện thì luôn gặp điều tốt lành; còn nếu tâm niệm xấu luôn hiện hữu trong tâm thì cuộc sống thường ngày luôn gặp nhiều chướng ngại.

Chúng ta phải ứng dụng tâm niệm của mình, dần dần mở rộng tấm lòng. Cho nên nói: “Nhẫn được thiên hạ không việc khó.” Chỉ cần chúng ta bằng lòng nhẫn nại, lại còn đạt đến nhẫn mà không nhẫn, thành tựu được đại nhẫn thật sự. Chúng ta nghĩ thông rồi, khi đối diện với tình cảnh không hài lòng thì chẳng có gì khó khăn. Cho nên, bồi dưỡng bản tính rộng rãi để hiểu dễ dàng làm khởi điểm thì sẽ bao dung người khác trở thành việc rất tự nhiên. Do đó, “Nhẫn được thiên hạ không việc khó. Bị nhục không sân chẳng khó gì.”

Khi chúng ta bắt đầu học ‘nhẫn’ đương nhiên là một việc rất vất vả, giống như cầm dao đâm vào trong tim, nên rất khó chịu. Nhưng chúng ta giữ tâm đến cuối cùng, thông suốt mọi việc thì không có chướng ngại; cho nên, “Bị nhục không sân chẳng khó gì.”

IX. Có thế lực chẳng ức hiếp người là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Có thế chẳng hiếp khó thứ chín,

Dựa vào quyền thế càng cao ngạo,

Nịnh nọt vì không chịu nổi nghèo.

Chẳng màng lợi danh tâm giàu nhất,

Người sống biết đủ tự an nhàn,

Tâm luôn thường nghĩ không có khổ,

Có thế không hiếp chẳng khó gì.

Đời người vô thường, cho đến núi, sông, đất đai cũng không bền chắc, trong khí thế gian[12] không ngừng hoại diệt. Đức Phật muốn chúng ta thường xuyên cảnh giác, quán sát tốt tâm mình, đừng để danh lợi, địa vị bên ngoài trói buộc mà không biết. Nếu tâm chúng ta có khởi tham- tham danh lợi, địa vị, quyền thế v.v…thì cả đời chẳng những không được an lạc mà còn gặp rất nhiều đau khổ. Phàm phu thường lẩn quẩn trong vòng xoáy danh lợi, thế mới biết tâm không theo mình.

Nếu như người nào có cơ hội được quyền thế, mà bảo họ từ bỏ quyền thế thì thật là khó; cho nên có câu nói: “Dựa vào quyền thế càng cao ngạo. Nịnh nọt vì không chịu nổi nghèo.” Nếu như chúng ta cậy vào quyền thế, muốn thăng quan tiến chức không ngừng thì càng phan duyên. Như thế thì ‘ngoài bầu trời có trời, mình hơn người sẽ có người khác hơn mình’. Quyền thế càng cao cũng không bao giờ họ biết hài lòng. Những người này đều do tâm lí chạy theo bên ngoài. Nếu người này cứ theo nịnh nọt thì cuối cùng khó mà tránh khỏi cảnh cô đơn, không chịu nổi nghèo khó.

Thực ra, đời người có gì tốt để tranh giành. Xưa kia, Đức Phật muốn từ bỏ danh lợi, địa vị, vinh hoa, phú quí để xuất gia. Bởi vì, thái tử Tất-đạt-đa trước khi chưa thành Phật, Ngài đã có quan niệm, tư tưởng vượt hơn người bình thường. Ngài cho rằng con người đau khổ là do họ tham các thứ tiền tài, danh lợi, quyền thế, nên không thể tìm được hạnh phúc thật sự. Vì thế, Ngài muốn tìm cầu tâm linhgiàu có thật sự, môi trường cuộc sống tự do, tự tại. Do đó, Ngài từ giã hoàng cung, xuất gia học đạo.

Phụ vương của Ngài là vua Tịnh-phạn rất lo âu, tuy vua biết thái tử quyết tâm xuất gia tu hành sẽ không trở về, nhưng quốc gia không thể không có người nối ngôi; cho nên, nhà vua đặt trọn niềm hi vọng vào cháu. Vậy mà, sau khi Đức Phật Thích-ca thành đạo, Ngài trở về hoàng cung thuyết pháp, độ rất nhiều người trong hoàng tộc, ngay cả La-hầu-la cũng được Đức Phật hóa độ xuất gia.

Niềm hạnh phúc là tự mình biết đủ

Việc này người có tu hơn hẳn người bình thường, thông thường mọi người đều thích có quyền thế. Nhưng bậc Thánh giác ngộ rồi, lại thấy rõ chân tướng hư huyễn, nên xem nhẹ vật chất. Các ngài biết rõ, chỉ có tu hành mới tìm về bản tính của mình, mới là người giàu sang thật sự, cũng mới có thể trưởng thành huệ mạng. Đức Phật rất thương con của Ngài, cho nên đích thân Ngài hóa độ con xuất gia.

Như thế, việc kế thừa ngôi vua phải làm thế nào? Cuối cùng, vua Tịnh-phạn cũng tìm được người tài giỏi, trí thức, giàu có trong hoàng tộc rất dễ dàng, đó chính là Ma-ha-nam[13]. Nhưng sau khi kế thừa ngôi vua, Ma-ha-nam cảm thấy không có an vui. Vua thấy rất nhiều thanh niên trong hoàng tộc theo Phật xuất gia, nên nghĩ: “Nếu như danh lợi, địa vị tốt thật như thế, vì sao thái tử Tất-đạt-đa từ bỏ tất cả để xuất gia? Về sau, vua tự cảm nhận các thứ vinh hoa, phú quí là xiềng xích trói buộc con người.” Do đó, nhà vua cũng quyết chí đi xuất gia.

Sau khi xuất gia, mỗi ngày trời chưa sáng, Tôn giả Ma-ha-nam đi kinh hành xung quanh tinh xá, bỗng nói lớn: “Ta hạnh phúc quá! Ta hạnh phúc quá!”. Có vị tỷ-khưu được hiểu lầm Tôn giả từ bỏ ngôi vua xuất gia tu hành, nhưng trong tâm vẫn còn tiếc rẻ hưởng thụ quyền thế; cho nên, mỗi ngày nói lớn ba lần: “Ta hạnh phúc quá!”

Sau khi, Đức Phật biết việc này, liền gọi Tôn giả đến và hỏi:

- Này Ma-ha-nam! Có phải ông còn luyến tiếc, chưa dứt bỏ hoàn toàn quyền thế, ngôi vua ở thế tục không?

- Bạch Đức Thế Tôn! Không, con đã dứt bỏ sạch quyền thế, địa vị rồi.
- Vậy tại sao mỗi ngày ông đều nói lớn: “Ta hạnh phúc quá?”

Tôn giả hớn hở vui mừng thưa:

- Bạch Đức Thế Tôn! Con vô cùng biết ơn Ngài đã mở ra con đường này, độ cho con xuất gia tu hành. Sau khi xuất gia, hàng ngày con không còn lo lắng, thanh thản, tự tại, con thấy hạnh phúc thật sự. Trước đây, khi con ở trong cung vua, ngày nào con cũng sợ hãi, lo lắng, không biết khi nào quân xâm lược gây ra chiến tranh; lại còn lo lắng bọn thích khách ẩn náu trong cung; cho nên, con ra lịnh rất nhiều quân lính canh phòng nghiêm ngặt. Khi con ra khỏi hoàng cung thì phải có thị vệ theo canh giữ, giống như bị giam giữ trong nhà tù, chẳng được tự do chút nào. Nay con nhớ lại, quả là khổ không nói hết được! Giờ đây, thân tâm con được giải thoát, tự do, thoải mái; cho nên, mỗi ngày con đều nói lớn ‘ta hạnh phúc quá!’

Hạnh phúc này do cảm ơn mà ra, từ câu chuyện trên chúng ta hiểu được: có quyền thế, quả là như một sợi dây thừng trói buộc thân tâm chúng ta, chẳng được tự tại, giải thoát. Nếu như chúng ta chấp vào quyền thế thì sẽ không bao thỏa mãn tâm tham, cứ chạy theo ngoại cảnh mà không biết dừng, thật là một việc rất khổ; cho nên nói: “Nịnh nọt vì không chịu nổi nghèo.” Khi bạn nắm quyền hành trong tay thì có rất nhiều người tiền hô hậu ủng, đón tiếp long trọng đứng chật cả đường. Nhưng khi bạn không còn quyền hành thì mọi người xa lánh, chỉ còn mình ta trong cô đơn, lặng lẽ.

Người sống biết đủ tâm an nhàn

Người này thấy rõ quyền thế hư ảo thì đời người còn cần có cái gì để theo đuổi? Cho nên nói: “Chẳng màng lợi danh tâm giàu nhất. Người sống biết đủ tự an nhàn. Tâm luôn thường nghĩ không có khổ. Có thế không hiếp chẳng khó gì.” Nếu như người nào chẳng màng danh lợi thì mới là người giàu có thật sự. Có câu nói: “Người không mong cầu phẩm hạnh tự cao.” Nếu như chúng ta cảm thấy chẳng có gì tốt để chạy theo bên ngoài, là biểu hiện người giàu sang, chẳng thấy thiếu thốn. Như vậy, trong tâm mới được phong phú; bằng không thì sẽ không bao giờ biết đủ.

Người biết đủ là tâm hơn hẳn phàm phu. Tâm lượng phàm phu, hàng ngày chạy theo danh lợi nên rất tầm thường, trong tâm họ luôn lăng xăng. Nếu người vượt hẳn tâm phàm phu thì dù thân có bận rộn, nhưng tâm luôn thanh nhàn, tự tại. Tôi thường nghe mọi người trong hội Từ Tế nói: “Bận rất hạnh phúc, rất mĩ mãn.” Tuy thân họ bận, nhưng trong tâm biết đủ. Đây chính là người phi phàm.

Khi chúng ta ‘có’ thì phải nhớ đến lúc khổ ‘không có’. Khi con người thường ‘không có’ thì mới nghĩ: “Nếu như ta có thì chẳng phải là tốt sao! Nếu như được một chút thì cũng là rất tốt! Đến khi họ được thật sự thì lại không hài lòng. Đây chính là tâm tham có một mà thấy thiếu chín.

Phàm phu đau khổchạy theo ham muốn không biết dừng, lại không có người nào nhớ lại trước đây mình cực vì nghèo khó mà quí trọng yên ổnhiện tại. Chúng ta phải học biết đủ, khi cuộc sống dư dả, càng phải nghĩ đến vô thường.

Tôi thường nhắc đến trận động đất ngày 21 tháng 9 năm 1999. Mỗi lần tôi nhớ đến thì trong tâm chỉ còn lại ý nghĩ: Nếu như mọi người sống bình an thì được rồi, vẫn còn muốn cầu cái gì? Chúng ta phải hiểu ‘vô thường’. Bởi vì sự việc xảy ra khi nào đều không thể báo trước được. Chúng ta không cần mong cầu nhiều, chỉ cầu hiện tại tinh thần biết đủ; đó là phước. Chỉ cần chúng ta chẳng màng lợi danh, là tâm hơn hẳn phàm phu, thì chúng ta có thường nhắc nhở mình đời người vô thường. Như thế ‘có thế lực không ức hiếp người’ lại có khó gì? Thực ra, việc khó quan trọng nhất là ở trong tâm, chỉ cần chúng ta bằng lòng phá tâm chấp ngã thì thế gian chẳng có việc khó nào làm điên đảo chúng ta.

X. Gặp việc tâm không nhiễm là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Gặp việc vô tâm khó thứ chín,

Xưa nay thiên hạ vốn vô sự,

Tâm thường tính toán chuốc lụy phiền.

Chân trước bước sai, chân sau theo,

Ngộ được chân không mới là nhàn,

Thường giữ tâm tịnh được an vui,

Gặp việc vô tâm cũng không khó.

Chúng ta học Phật là điều hòa tâm, đó là việc bổn phận của mỗi người. Tâm khó điều phục vì theo cảnh bên ngoài lôi cuốn. Chúng ta tu hành phải chịu khó điều phục tâm, phải tinh tấn dụng công hành trì, nỗ lực điều phục tâm. “Phật dạy có hai mươi việc khó. Gặp việc vô tâm khó thứ chín. Xưa nay thiên hạ vốn vô sự. Tâm thường tính toán chuốc lụy phiền.

Đoạn này giúp cho chúng hiểu rõ, thiên hạ vốn không có việc lớn gì. Nếu như tâm chúng ta không có phân biệt, không có tính toán thì tất nhiên thông suốt hòa hợp với cảnh giới bên ngoài, nên chẳng có việc gì khó khăn. Nguyên nhân khó khăn là do có tâm tính toán; vì có tâm tính toán nên bất cứ việc gì cũng khó giải quyết. Thế nên, chúng ta phải thường điều phục tâm cho tốt, tâm không tính toán thật sự thì được hạnh phúctự tại viên mãn vô cùng.

Tướng quân Indonesia cảm nhận rất nhiều bài học

Chúng ta xem thử một lần, năm Dân Quốc 819, tập hợp thành viên hội người thầy thuốc Từ Tế toàn cầu tại Đài Loan, trong thời gian mấy ngày. Mọi người không những rất vui mừng mà còn tâm đắccảm động vô cùng. Trong đó, có một vị tướng quân đến từ Indonesia. Ông là người lãnh đạo Viện y học không quân ở Indonesia, từng thống lãnh hơn bảy mươi cơ sở Viện y học không quân quốc gia trên toàn quốc. Địa vị của ông ở Indonesia, có thể nói đáng được mọi người kính trọng.

Chính ông cũng nói, thường ngày khi ông đi đâu luôn có người đi theo hầu bên cạnh, ít nhất cũng có hai người bí thư, hoặc hai người đi theo trở lên. Trước đây, ông cũng từng đến Đài Loan, khi máy bay vừa hạ cánh thì được chính quyền Đài Loan đón tiếp long trọng và điều xe con hộ tống; lại còn sắp xếp chỗ ở cho ông là khách sạn năm sao. Khi khai mạc đại hội là ông ngồi ở dãy ghế dành cho khách quí, rất là long trọng.

Thế nhưng, một lần ông làm thiện nguyện viên, theo đoàn thiện nguyện viên của Indonesia đến Đài Loan. Hôm đó, mọi người tổ chức liên hoan ở bệnh viện Đại Lâm Từ Tế, ai nấy đều ngồi theo thứ tự trước sau bình đẳng. Ông nói, ông đi cũng phải xếp hàng, ngồi ở phía sau cùng, chỗ ngủ là giường ghép chung, lại phải ngủ trên sàn nhà. Tuy môi trường sống kham khổ, nhưng ông cảm thấy rất thích thú; lại còn nhận thức thiết thực về sự bình đẳng của hội Từ Tế - mọi đến từ các quốc gia khác nhau, sinh hoạt, tập quán của cũng không giống nhau; nhưng lại có thể chung sống hòa thuận. Thành viên trong hội người thầy thuốc, tuy mỗi người đều là bác sĩ, nhưng không có phân biệt địa vị cao thấp, làm cho ông cảm thấy rất cảm động.

Ông cũng không có phân biệt: “Chức vụ tôi rất cao, bình thường được tiếp đón long trọng, không giống như mọi người. Đi đâu cũng được mọi người tôn trọng như thế, vì sao đến đoàn thể này không được tiếp đón đặc biệt?” Đây chính là ‘gặp việc vô tâm.’ Bởi vì, ông gặp việc vô tâm, cho nên tâm rất bình thản, rộng rãivui vẻ. Ông còn hiểu được sự bình đẳng của đoàn thể trong hội Từ Tế.

Nếu như tâm chúng ta không có tính toán thì thiên hạ không có việc khó khăn, xảy ra khó khăn là ‘trong tâm thường tính toán lôi thôi.’ Nếu chúng ta không tính toán với mọi người thì sẽ thấy trời cao, biển rộng.

Câu sau nói “Chân trước bước sai chân sau theo. Ngộ được chân không mới là nhàn. Thường giữ tâm tịnh được an vui. Gặp việc vô tâm cũng không khó.” Chẳng phải tôi thường nói, giống như chúng ta đi, chân trước bước tới, chân sau bước theo; như thế mới tiến về phía trước. Nếu chân trước bước đi mà chân sau không muốn bước theo thì không thể đi lên lầu.

Đạo líchúng ta đối nhân xử thế cũng như vậy, việc đã qua thì nên cho qua, không nên nhớ mãi việc đó. Nếu như tâm chúng ta bị trói buộc vào việc người thì sẽ rất buồn bực. Chúng ta phải hiểu đời người vốn là tướng giả. Nếu như chúng ta biết tướng là giả thì tất cả tướng đều huyễn hóa vô thường. Như thế giữa người với người, làm gì có hình tướng mãi mãi không thay đổi?

Chúng ta nhìn thử cảnh thiên nhiên có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Vào mùa đông, lá trên cây đều rụng hết, cây cối cũng khô héo, nhưng mùa xuân đến, lại làm cho cây cối dần dần bắt đầu nhú ra đọt non. Mấy ngày trước, chúng ta thấy cây cối héo úa, chỉ hai ngày sau nhìn lại lá trên cành cây bắt đầu xanh tươi. Cách vài ngày, chúng ta xem lại thì lá trên cây vươn dài ra, trải qua thêm vài ngày thì trở thành cao lớn xanh tươi.

Chúng ta thấy cảnh thiên nhiên cũng không cố định, từ cây non lớn lên rất nhanh, trải qua vài ngày nhìn lại, hay vài năm sau nhìn lại thì cây con trước đây đã trở thành cây cổ thụ. Cho nên cảnh thiên nhiên không có hình dáng cố định, hình tướng con người cũng như thế.

Con người bị sinh, lão, bệnh, tử đều là hình tướng không giống nhau. Từ đứa bé mới sinh ra ngây thơ, hình dáng đáng yêu không biết dối trá, dần dần theo thời gian trôi qua, thân thể đứa bé thay đổi không ngừng. Khi chúng ta không để ý, từ đứa bé trở thành thanh niên, trung niên và lão niên; thân thể thay đổi không ngừng. Con người vốn ốm yếu, không biết khi nào mới được mập ra. Đây chính là hình tướng thay đổi.

Sự vật thay đổi chính là ‘vô thường’, cũng là ‘không’; bởi vì nó là thuộc về sinh, trụ, dị, diệt. Thân con người thuộc về sinh, lão, bệnh, tử. Vật chất thì theo hiện tượng thành, trụ, hoại, không. Thế gian không có vật nào mà tồn tại lâu dài, vì chẳng tồn tại lâu nên cũng là ‘không’. Chúng ta hiểu rõ định luật tất cả pháp đều không, thì bất cứ việc gì cũng không quấy nhiễu tâm chúng ta. Như thế, không những tâm được thanh nhàn mà còn giữ được bình tĩnh.

Thường giữ tâm tịnh được an vui

Nếu như chúng ta muốn tâm bình thản thì hãy cố gắng dụng tâm quán sát cảnh giới bên ngoài; lại còn nhận thức thế giới trong tâm. Nếu như chúng ta không dụng tâm thì dễ buông lung, tâm buông lung sẽ sinh ra tính toán. Vì thế, chúng ta giữ được tâm mình yên lặng suy nghĩ thì mới đạt được giác ngộ thật sự. Người có tâm giác ngộ thì lĩnh hội được pháp Chân không diệu hữu thì nhìn thế gian không có sinh ra các tình cảm bất thường buồn vui, thương ghét, nên tâm yên tĩnh; cho nên, chữ ‘ngộ’ rất quan trọng.

‘Thường giữ tâm tịnh được an vui.’ Chúng ta phải thường giữ tâm thái và quan niệm thông suốt, không nên chỉ nghĩ thông suốt một việc, còn việc khác lại bí. Sự tướng thế gian chẳng lìa cuộc sống chúng ta. Nếu như chúng ta dụng tâm thì sẽ hiểu được chẳng có việc gì đáng để so đo! Chúng ta thông một việc thì việc khác cũng hiểu được lí giống nhau. Như thế, tâm thái không bị cảnh giới, nhân ngã, thị phi làm nhiễm ô thì luôn được thanh tịnh. Nếu tâm chúng ta thanh tịnh thì sẽ an lạc.

Con người khó được tâm an lạccảnh giới tu hành quan trọng nhất là tâm an lạc. Thế nên, chúng ta phải luôn quán sát kĩ tâm mình, cảnh giới vốn không làm tâm chúng ta bị ô nhiễm, tâm bị ô nhiễm cũng là do mình nhiễm, giống như chúng ta thường nói: “Rượu không làm say người, do người tự say; hoa không mê hoặc người, do người mê hoa.”

Cảnh giớicảnh giới vốn của nó, có liên quan gì với chúng ta? Chỉ là do tâm mình bị cảnh giới làm say mê theo, chẳng phải cảnh giới làm cho tâm chúng ta thay đổi. Điều quan trọng, chúng ta làm sao cởi ra sự trói buộc trong tâm? Người bị buộc vào cảnh, tâm bị buộc thì phải tự mình mở. Tục ngữ nói: “Mở chuông phải do người treo chuông.” Khi chúng ta gặp cảnh giới, tâm không lo lắng, không dính mắc vào cảnh giới thì trong tâm được an vui. Nếu chúng ta làm được như thế thì gặp việc vô tâm cũng chẳng khó.

Bình thường chúng ta cần trải nghiệm nhiều những việc ngoài thân và trong tâm thì mới hiểu rõ đạo lí ‘tất cả đều không,’ tiến tớiđạt được hoan hỉ Diệu hữu. Chúng ta phải luôn luôn giữ tâm thanh tịnh, an lạc. Như thế thì đối nhân xử thế không bị nhiễm chuyện thị phi.

XI. Học rộng hiểu nhiều là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Học rộng, hiểu nhiều khó mười một,

Chuyên tâm học tập vốn đã khó,

Nghiên cứu sâu sắc càng khó hơn.

Học vấn uyên bác như trèo núi,

Có tâm vẫn phải thường bền chí,

Biển tuệ vô tận, học là bờ,

Học rộng, hiểu nhiều chẳng khó gì.

Thời gian trôi qua rất nhanh, nhưng sinh hoạt và làm việc nghỉ ngơi trong mỗi ngày đều giống nhau; khiến cho chúng ta không nhận biết thời gian lặng lẽ trôi qua khi nào. Con người không thể nào giữ mãi thời gian, nhưng cần hiểu rõ sự vật rất nhiều; cho nên chúng ta phải nỗ lực nắm lấy thời gian.

Đức Phật dạy chúng ta, con người phải thông suốt chân lí vũ trụ, thật là rất khó! Cho nên, trong hai mươi việc khó, Ngài dạy: “Học rộng, hiểu nhiều khó mười một. Chuyên tâm học tập vốn đã khó. Nghiên cứu sâu sắc càng khó hơn.” Chúng ta muốn tận dụng thời gian, sinh mạng ngắn ngủi thì phải nghiên cứu đạo lí sâm la vạn tượng sâu sắc, thật là một việc rất khó khăn!

Ở đây nói “học rộng, hiểu nhiều” không giống lắm với xu hướng người học tiến sĩ thời nay. Người học ngày nay thực sự rất kĩ càng, nhưng lại chưa được rốt ráo; đồng thời, cũng thiếu tâm cung kính. Thời xưa, học sinh muốn biết chữ đến trường tư mời thầy dạy thì phải ‘một ngày làm thầy, trọn đời làm cha.’ Học sinh luôn giữ tâm cung kính, tôn trọng thầy. Ngày nay, truyền thống tốt đẹp ấy dần dần thay đổi và mất đi hết.

Ngày nay, học sinh Tiểu học không hiểu được tôn sư trọng đạo, lên Trung học, Đại học thì bắt đầu giành quyền lợi con người, có chút gì không hài lòng thì chống lại thầy giáo. Học sinh không muốn bị thầy cô trông nomdạy bảo; không những họ muốn tự trị mà còn muốn có quyền lợi để chọn hiệu trưởng và thầy giáo. Môi trường học tập như thế quả là rất phóng khoáng, thái độ cầu học như vậy, nên tâm thái cũng lơ là. Nếu như học sinh thiếu tâm tôn trọng thầy thì cho dù học giỏi, nhưng chẳng qua là làm thế nào để giành được công danh, lợi lộc mà thôi.

Cũng thế, ngày nay có những người lên Đại học thì cống cao, ngã mạn, cho mình hơn người. Nếu như họ muốn học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ thì họ sẽ bắt đầu cảm thấy: ta là nghiên cứu sinh, ta phải nghiên cứu sâu sắc, ta rất tài giỏi. Sau khi, họ cầm được bằng Tiến sĩ thì người khác phải gọi là ngài Tiến sĩ. Họ tự cho mình là nhân vật rất quan trọng. Nhân cách như thế thật là hẹp hòi.

Thầy thuốc nhân từ chữa bệnh từ thiện ngộ chân lí

Những ngày này, trong sinh hoạt của Hội người thầy thuốc toàn thế giới của Từ Tế[14]. Chúng ta thấy bác sĩ, nhân viên hộ lí đến từ mười một quốc gia. Ngoài ra, còn có Giáo sư bác sĩ, cũng chính là giảng viên y khoa, họ cũng là Tiến sĩ. Mọi người ở nước ngoài, vô cùng cảm động tinh thần nhiệm vụ, thương yêu rộng lớn của hội Từ Tế. Họ hiểu được tính người đáng quí nhất chính là hết lòngmọi người, cho nên cùng nhau tham gia đoàn thể của hội Từ Tế.

Họ tham gia hội người thầy thuốc, cứu trợ khắp thế giới, cũng từng đến nhiều quốc gia nghèo nàn tổ chức khám bệnh từ thiện. Họ làm mọi việc giống như mọi người của hội Từ Tế. Sau khi đến nơi thì mọi người bắt đầu khuân vác đồ đạc, quét sạch, dắt người qua đường đi lại khó khăn. Họ cảm thấy đây mới là tính người thật sự, cũng chính là những việc cần học thật sự của con người. Trong lúc họ làm việc, chúng ta không nhìn ra vị nào là Tiến sĩ y khoa? Vị nào là Giáo sư bác sĩ? Bởi vì, họ hạ mình để hòa đồng với mọi người. Đây là cách cư xử làm cho mọi người cảm thấy thật đáng yêu và đáng quí.

Cầu học vấn chẳng khó gì, đặc biệt là người ngày nay, chỉ cần có tiền thì được đi học. Hiện nay, bất luận học nghề gì, tất cả dụng cụ đều có đầy đủ. Nếu như trước đây muốn học làm nghề thợ mộc, đóng một cái bàn thì phải học bốn tháng trở lên; còn nếu muốn học làm thợ tinh xảo thì nhất định phải ba năm, bốn tháng. Ngoài ra, trước đây tất cả công cụ đều theo truyền thống, làm ra thành đồ vật đều làm theo thợ cả thật là công phu. Như thế, mới là thợ cả dạy nghề cho học trò thật sự.

Ngày nay thì mọi người làm không giống nhau, chỉ cần biết sử dụng máy cưa, đóng đinh cho chắc, cho chính xác thì có thể đóng thành đồ vật. Trước đây, thợ cả dạy học trò là dựa vào công cụ truyền thống, công phu rất nhiều, vẫn còn dựa vào chăm chỉ của người thợ. Như xây một ngôi nhà, bất luận là mấy tầng lầu, đều không dùng một cây đinh, họ chỉ dùng mộng lắp ráp vào đòn dông, xà nhà, cột nhà khít nhau tạo thành một ngôi nhà. Có nhà trải qua mấy trăm năm vẫn tồn tại; làm như thế là công phụ thật sự.

Ngày nay chẳng nói đến công phu làm gì, bởi vì tâm mọi người không chuyên nhất, không có tâm nhẫn nại tìm hiểu kĩ. Học Phật cũng giống như thế, chúng ta phải tĩnh tâm nghiên cứu kĩ. Lúc không có Đức Phật xuất thế, các vị Bích-chi Phật[15] tự tu, vì không có Phật thuyết pháp cho các vị. Các vị dựa vào cảnh giới thiên nhiên, sự thay đổi cảnh vật bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông luân chuyển theo khí hậu mà quán sát kĩ, liên tưởng đến sự vô thường của con người, nên hiểu thấu sự huyền bí của sinh mạng.

Mặc dù, Đức Phật không còn ở nhân gian, nhưng các vị tận dụng phương pháp tìm hiểu tự ngã mà đạt được giác ngộ. Đây chính là áp dụng cách giáo dục từ thiên nhiên. Mỗi người đều sống trong thiên nhiên, trí tuệ của chúng ta đều phải dựa vào thiên nhiênmọi người mới mở mang được; bởi vì trong tâm vốn đầy đủ Phật tính.

Có những người học vấn rất cao, nhưng lại không biết việc đời. Chúng ta là người học Phật phải hài hòa giữa người và thiên nhiên với nhau để nghiên cứu thảo luận nhân tính. Chúng ta phải làm thế nào ở trong sinh tử mà không có chướng ngại, giúp cho tâm chúng ta được yên tĩnh.

Chúng ta phải ở trong cảnh quấy nhiễu, học ở nhân gian có rất nhiều việc chướng ngại, quả là không đơn giản. Chúng ta chuyên tâm học đã khó, mà muốn tìm tòi nghiên cứu sâu sắc thì càng khó hơn. Phần đông, người ngày nay luôn có tâm hiếu kì, việc này học chưa xong thì muốn học việc khác, vì để cho mọi người biết rằng “việc gì tôi cũng biết”. Học như thế thì không thể thông suốt rốt ráo; cho nên, chúng ta muốn chuyên tâm học tập quả là rất khó.

Biển tuệ vô tận, học là bờ

Đoạn sau nói: “Học vấn uyên bác như trèo núi. Có tâm vẫn phải thường bền chí. Biển tuệ vô tận, học là bờ. Học rộng, hiểu nhiều chẳng khó gì.” Học là phải có tâm. Vấn là không thẹn khi học hỏi với người nhỏ hơn mình. Chúng ta phải nỗ lực học hỏi không ngừng, chẳng phải chỉ có sinh viên Đại học, hoặc là Tiến sĩ, Giáo sư mới gọi là học vấn. Nói về ‘học vấn’, chúng ta phải biết rõ hai từ này. Sự học không cùng tận là do chúng ta chịu học hỏi.

Nếu như chúng ta sinh khởi ti liệt mạn là ‘tôi hỏi mọi người thì xấu hổ quá, hỏi họ chẳng còn thể diện.’ Người như thế sẽ không bao giờ hiểu biết. Bởi vì, học vấn như trèo núi, không chỉ người lớn mới có học vấn mà trẻ em cũng có học vấn; mỗi tầng lớp, mỗi lứa tuổi khác nhau, nên có cách nhìn không giống nhau. Mỗi cách nhìn đều có lí lẽ tồn tại của nó. Chúng ta có thể hiểu mỗi đạo lí. Đời người có rất nhiều việc khó, chúng ta phải hạ mình để học hỏi không ngừng, giống như đang leo núi, vượt qua đồi núi chập chùng, đừng sợ mệt; vì trước mặt vẫn còn núi thì phải cố gắng trèo nhé!

Có tâm vẫn phải thường bền chí.” Chúng ta có tâm vẫn chưa đủ mà phải có bền chí. Thời gian phát tâm nhất thời rất ngắn ngủi, mà việc cần học, cần hỏi ở thế gian rất nhiều; cho nên, chúng ta phải bền chí.

Biển tuệ vô tận, học là bờ,” biển tuệ ở trong bản tính của mình. Thực ra trí tuệ của chúng ta giống như Phật, nhưng Đức Phậtnăng lực mở cửa trí tuệ, nhìn lại tự tính, mở mang trí tuệ tự tính, tiến lên là phát huy lương năng. Người nào mở cửa tính của trí tuệ thì chân lí vạn vật trong thế giới khế hợp tính của trí tuệ với nội tâm. Như thế, đạo lí bên ngoài tất nhiên hợp với chúng ta.

Vạn vật trong trời đất đều có đạo lí tồn tại của nó. Tôi lấy cái bàn để ví dụ, chúng ta học hỏi ở cái bàn rất nhiều. Bắt đầu từ hạt giống, nảy mầm lớn lên thành cây cổ thụ; sau đó, người ta chặt cây, cưa ra thành từng khúc gỗ. Tuy mỗi khúc gỗ giống nhau, nhưng người ta làm ra nhiều thứ vật dụng khác nhau, trong đó chứa rất nhiều đạo lí. Nếu như chúng ta không mở tính của trí tuệ thì thấy cái bàn vẫn là cái bàn, cái bàn làm bằng gỗ, còn đạo lí khác đều không hiểu. Còn chúng ta mở được cửa trí tuệ thì khế hợp được chân lí vạn vật trong vũ trụ.

Biển tuệ vô cùng tận là vì mọi người vốn có đầy đủ, chỉ cần mở cửa trí tuệ thì tâm phiêu bạt được cập bờ, cũng chính là giờ phút tâm hợp với đạo. Nếu như chúng ta muốn theo đuổi học vấn, nghiên cứu rộng tất cả chân lí thì phải mở cửa trí tuệ. Điều này vẫn không lìa tâm. Tất cả chân lí nằm trong tâm chúng ta, nếu chúng ta luôn luôn chăm chỉ tu tập thì sẽ khế hợp với vạn vật. Như thế, học rộng, hiểu nhiều” có khó khăn gì?

XII. Diệt trừ ngã mạn là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Diệt trừ ngã mạn khó mười hai,

Kiến giải nông cạn, tự khoe khoang,

Gié lúa oằn xuống, nhiều hạt chắc.

Kính người, hạ mình trời đất rộng,

Trừ bỏ cống caokiêu mạn,

Cuộc sống thường ngày luôn chánh niệm,

Diệt trừ ngã mạn chẳng khó gì.

Chúng ta tu hành ở giữa trời đất, vì trời đất rộng mênh mông, nên con ngườithế gian càng nhỏ bé. Thế gian là nơi người với người cùng sinh tồn, cho nên mọi người phải sống hết lòng với nhau, đồng tâm hiệp lực làm cho đời sống vật chấtthế gian được đầy đủ. Do đó, mỗi người phải có một tài nghệ, tài năng để cống hiến cho mọi người. Nhưng cho dù chúng ta có làm hết lòng cũng chẳng có gì hay để kiêu ngạo, cống cao.

Đức Phật dạy chúng ta, trong quá trình tu hành của con người sẽ gặp rất nhiều việc khó khăn. Ví như trong hai mươi việc khó, Ngài từng nói qua: “Diệt trừ ngã mạn khó thứ mười hai.Chúng ta muốn diệt trừ ngã mạn cũng là một việc khó. Trong cuộc sống, hàng phàm phu có chức vụ, nghề nghiệp thì luôn khởi tâm phân biệt, cho là “ta làm chức vụ rất cao, học thức ta rất uyên bác, bản lĩnh kĩ thuật ta rất giỏi, ta nghiên cứu rất sâu sắc, ta giỏi hơn người khác mọi mặt.” Thế là, họ sinh ra tâm thái vênh váo, cống cao, ngã mạn. Tính xấu này hàng phàm phu có đủ. Hạng người này là “Kiến giải nông cạn, tự khoe khoang.”

Người mà kiến giải nông cạn chỉ thấy việc hiện tại, bất cứ việc gì họ cũng cho mình là đúng, mà không biết đó là thái độ cống cao. Thực ra, họ làm cho người khác khinh thường. Do vậy, cho dù chúng ta có bản lĩnh, học vấn giỏi hơn người khác; hoặc là sự nghiệp hơn người khác, nhưng những thứ này cũng do hoàn cảnh thúc đẩy tạo thành. Tài giỏi này chẳng qua là một đời, nhờ hoàn cảnh giúp chúng ta có cơ hội học tập, tạo nên ưu thế hơn người.

Do đó, cho dù chúng ta có học vấn, hoặc bãn lĩnh rất giỏi, nhưng vẫn phải khiêm tốn, luôn có tâm biết ơn; đồng thời dũng cảm ra sức làm việc giúp người. Cho nên, tôi thường nói: “Gié lúa oằn xuống, nhiều hạt chắc.” Khi hạt lúa ngậm sữa căng tròn, nó càng cong xuống thấp, nếu như cây lúa đứng thẳng có nghĩa là nhiều hạt lép, chẳng có ích gì. Học vấn càng cao, tri thức càng rộng, biểu hiện tài năng giỏi giang thì càng phải khiêm tốn, giống như cây tre càng vươn cao thì càng cong xuống thấp.

Tôi còn nhớ, ở Hạ Uy Di có một nhóm Bác sĩ trong hội người thầy thuốc Từ Tế. Họ ở địa phương được mọi người tôn trọng, hàng ngày có rất nhiều bệnh nhân đến nhà khám bệnh. Về địa vị trong xã hội, họ thuộc tầng lớp trí thức cao nhất ở Hạ Uy Di. Nhưng sau khi họ gia nhập hội Từ Tế thì biết chẳng có gì tốt để cống cao, kiêu ngạo, nên họ buông xả thân mình. Do đó mà cuộc sống họ rất vui vẻ, nhẹ nhàng và tự tại.

Khi họ khám bệnh từ thiện, tự mình dìu bệnh nhân, giúp bệnh nhân lau thân thể, chăm sóc bệnh nhân như người thân. Trường học nhân văn ở địa phương, họ mặc đồng phục đoàn Từ Thành, đứng trên đường chỉ huy giao thông. Ngoài ra, họ cũng học làm bảo mẫu chăm sóc em bé, dắt bé đi nhà vệ sinh. Vì thế, khi bảo giữ các em bé, làm cho họ cảm thấy rất vui mừng.

Bác sĩ nhân từ khiêng quan tài độ nhân sĩ

Có lần, một vị nhân sĩ cũng nổi tiếng trong xã hội thấy các Bác sĩ này hạ mình làm việc hoan hỉ như thế, cảm thấy rất lạ lùng, nên muốn thử họ biểu hiện thật hay giả. Do đó, khi mẹ ông qua đời; ông nói với một vị Bác sĩ:

- Tôi thấy anh làm ở hội Từ Tế, làm việc nhiệt tình như thế. Vậy anh làm rốt cuộclợi ích gì?

Vị Bác sĩ trả lời:

- Đời người giống như một hí trường, tu hành cũng là như vậy.

- Anh muốn tu hành thì phải tìm cách để hạ mình. Mẹ tôi vừa mất, khi di quan, nếu các anh khiêng quan tài của mẹ tôi thì tôi sẽ gia nhập hội Từ Tế, tham gia đoàn thể của các anh.

Vị Bác sĩ nghe qua, cảm thấy ông này muốn thử tâm người, chỉ cần độ được một người là việc tốt, hội Từ Tế chúng ta có thêm một người, và xã hội cũng thêm một người tốt. Sau đó, quả thật có tám vị Bác sĩ thân tướng cao bằng nhau, mặc đồng phục chỉnh tề, khiêng quan tài của mẹ vị nhân sĩ này. Mọi người cảm thấy thật kì diệu, các vị Bác sĩ này đều là người nổi tiếng ở địa phương, vì sao họ làm được?

Sau đó, có người hỏi các vị Bác sĩ này cảm nhận như thế nào khi khiêng quan tài? Họ trả lời: “Chúng tôi khiêng rất vui vẻ, nhẹ nhàng, tự tại, giống như ông bà của mình, không có phân biệt.” Việc này chẳng khác nào như cây tre càng cao, càng cong mình xuống thấp; như gié lúa nhiều hạt chắc càng cong xuống thấp. Cũng vậy, các vị Bác sĩ này được phước học cao, giàu sang như thế, nhưng lại giàu lòng thương người, tâm luôn khiêm tốn hết lòng giúp người nghèo khó mà không mong cầu, và có tâm biết ơn để phục vụ cho xã hội.

Kính người, hạ mình trời đất rộng

“Kính người, hạ mình trời đất rộng. Trừ bỏ cống caokiêu mạn. Cuộc sống thường ngày luôn chánh niệm. Diệt trừ ngã mạn chẳng khó gì.” Người có tâm ngã mạn sẽ làm cho người khác chán ghét; cho nên, chúng ta cố gắng sửa đổi, học tập, luôn luôn kính trọng người khác và biết hạ mình. Như thế, trong cuộc sống chúng ta không bị chướng ngại và trên đường đời cũng luôn gặp trời cao, đất rộng.

Thế nên nói: “Ngoài bầu trời có trời, chúng ta hơn người này sẽ có người khác hơn chúng ta.” Chúng ta tài giỏi sẽ có người khác giỏi hơn. Do đó, chúng ta không nên khoe khoang mình, mà phải hết lòng yêu thương mọi người thì nhất định sẽ được mọi người tôn trọng và kính mến. Nếu như chúng ta biết tôn trọng người khác, tự mình khiêm tốn thì tất nhiên trừ được thói xấu cống cao, ngã mạn. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sống đúng chánh pháp theo Bát chánh đạo[16], tâm niệm đoan chánh thì hành vi không sai lệch nề nếp của con người.

Mọi người trong hội Từ Tế từng chăm sóc một cụ già neo đơn. Nhà ông rất dơ bẩn, bừa bộn; tóc, râu, móng tay của ông cũng để không biết bao lâu rồi mà không cắt. Ủy viên của đoàn Từ Thành, không chỉ giúp đỡ ông quét dọn nhà cửa sạch sẽ mà còn cạo râu, cắt tóc, cắt móng tay cho ông, làm cho thân ông và nhà cửa từ trong ra ngoài đều mới hoàn toàn, trở thành một thế giới mới. Việc này mọi ngườihết lòng thương yêu người nghèo.

Hiện nay, ông cụ này tinh thần sa súttuổi già cô độc, không nơi nương tựa. Trước đây, ông là nhân vật nổi tiếng uy phong lẫm liệt, kêu mưa gọi gió, từng làm chấn động; nhưng về già lại chịu cảnh cô đơn buồn thảm thế này. Vì vậy, đời người chẳng có việc gì đáng để kiêu ngạo. Cuộc sống chúng ta được an nhiên, tự tại, có đầy đủ vật chất là tốt rồi. Đây là thành quả mỗi người cùng ra sức làm việc. Cho nên nhất định chúng ta phải tôn trọng người khác. Làm người phải biết khiêm tốn, ý kiến phải chính xác, đừng bị danh lợi, học vấn v.v… đánh mất nhân cách tốt đẹp.

Khi chúng ta đối nhân xử thế phải chú ý thái độ của mình, giữ tâm niệm ngay thẳng thì diệt trừ ngã mạn chẳng khó gì. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn chuyển đổi tâm niệm, chính là thay đổi hình tướng. Như thế thì diệt trừ được kiêu mạn hoàn toàn.

XIII. Không xem thường người chưa học là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Chẳng khinh chưa học khó mười ba,

Cư xử khiêm tốn như làm ruộng,

Cấy lúa đi lùi là tiến lên.

Thánh nhân vẫn kính phục hậu sinh,

Trượng phu lẽ nào khinh tuổi trẻ,

Ba người đi, một người thầy ta,

Chẳng khinh người chưa học khó gì!

Sáng sớm mỗi ngày, thời gian chúng ta ngồi yên quả là rất ít. Mặc dù, chúng ta ngồi chỉ có vài phút ngắn ngủi, nhưng trong một niệm tịch tĩnh, lắng nghe âm thanh chung quanh, như vài chú chim cất tiếng hót lúi lo thì cả đàn hưởng ứng hót vang, giọng hót của chúng thật là rất hay. Cho dù chúng ta không thể hiểu rõ nội dung đàn chim đối đáp lẫn nhau, nhưng có thể cảm nhận được đây là một thế giới tràn đầy tốt đẹp.

Chúng sinhthế giới này nhiều biết bao. Vạn vật cùng sinh tồn là một việc vi diệu vô cùng. Hòa chính là vạn vật dựa vào cùng sống. Nếu hai bên tôn trọng lẫn nhau thì đời sống chung trong thế giới mới được hòa thuận.

Đức Phật thường cảnh giác chúng ta, đời người có rất nhiều việc khó, khó nhất là vượt qua chướng ngại tâm linh. Chúng ta không thể vượt qua nhiều cửa ải, nhưng chỉ cần chuyển tâm niệm thì có thể nhìn thấu nhân ngã, thị phi, thông suốt đạo lí làm người. Cho nên nói: “Thông suốt một lí thì thấu đáo vạn lí.” Nếu như chúng ta phá trừ khó khăn thì tâm sẽ rất ôn hòa.

Đức Phật dạy tâm thái của người tu hành có hai mươi việc khó, tiếp theo là việc khó thứ mười ba.

Trượng phu lẽ nào khinh tuổi trẻ

“Phật dạy có hai mươi việc khó. Chẳng khinh chưa học khó mười ba. Cư xử khiêm tốn như làm ruộng. Cấy lúa đi lùi là tiến lên. Thánh nhân vẫn kính phục hậu sinh. Trượng phu lẽ nào khinh tuổi trẻ. Ba người đi, một người thầy ta. Chẳng khinh người chưa học khó gì.” Mọi người đều có chấp ngã, tâm thái và kiến giải của mình như vậy là tạo thành nhân chướng ngại trong tâm. Một người mà quá tự đại thì dễ xem thường người khác. Bất cứ việc gì, họ cũng cảm thấy mình kinh nghiệm phong phú thì tất nhiên xem thường người mới học.

Chúng ta phải biết dạy học không nhất định ở trường học, mà ngay trong cuộc sống hàng ngày, mọi người đều có thể dạy bảo và học tập lẫn nhau; vừa làm thầy, vừa làm trò với nhau. Người làm thầy có thể từ học sinh mà hiểu được rất nhiều điều; nhưng thầy giáo dạy cho người, cần phải siêng năng nghiên cứu thảo luận; cho nên, thầy giáo vừa dạy cũng vừa học. Mỗi người đứng trên góc độ khác nhau, nhìn cảnh giới cũng không giống nhau; cho dù sự vật giống nhau, nhưng cảm nhận của mỗi người khác nhau. Những việc này cả hai đều có lợi.

Có lúc chúng ta luôn cho là việc bình thường, nhưng đến lúc cần dạy người thì tự mình mới nói đến tâm tinh tấn, vô hình trung lại được học rất nhiều, người đến xin chỉ bảo, họ lấy tâm cảnh khác nhau để nhìn sự vật giống nhau, cũng có thể phát hiện phương pháp càng tốt hơn nữa. Do đó, có rất nhiều lúc họ đang dạy, đồng thời cũng là đang học.

Có một chú bé vừa lên Trung học, chú đồng ý cho đài truyền hình Đại Ái phỏng vấn. Sự hiểu biếtnhận xét của chú cũng rất chín chắn, động tác cũng rất nhanh nhẹn. Người lớn chúng ta phải trải qua thời gian hơn mấy mươi năm của đời người, nhưng vẫn phải học sự vật mới giống nhau, cũng không nhất định làm được thành thạo giống như cậu bé.

Một hôm, tôi đang ở công trường thấy công nhân đẩy xe cải tiến chở rất nặng, nhưng các công nhân đẩy xe chứa đồ vật nặng đến mục đích rất nhẹ nhàng; thậm chí, họ còn kéo xe chạy. Thực ra, nguyên nhân chủ yếu là họ biết vận dụng sự hiểu biết của mình, phân biệt công việc hiện tại, phải dùng phương pháp nào để hoàn thành, dùng sức như thế nào mới kéo xe được nhẹ nhàng.

Có rất nhiều lúc con người vận dụng bản năng của mình[17] để phát huy lương năng. Vì thế, chúng ta phải dùng tâm khiêm tốn, tôn trọng để đối xử với mọi người và sự vật chung quanh. Người biết khiêm tốn mới có không gian rộng lớn. Nếu như người quá tự cao thì chu vi không gian sẽ bị mình lấp kín.

Câu sau là: “Cư xử khiêm tốn như làm ruộng. Cấy lúa đi lùi là tiến lên.” Người nào từng làm ruộng thì biết, khi cấy lúa phải khom lưng cấy đi lùi lại. Chúng ta đối xử với người phải khiêm tốn nhã nhặn, luôn luôn biết lễ phéptôn trọng họ thì giống như làm ruộng, khi cấy lúa phải lùi về phía sau, mỗi lần cấy lui ra phía sau một bước là cấy xong một hàng. Tuy mọi người lùi về phía sau một bước, nhưng công việc càng tiến về phía trước.

Do đó, nếu như chúng ta đối nhân xử thế có thể nhượng bộ một bước thì sẽ thấy trời cao, biển rộng, không cần tranh luận đúng sai, được mất với người. Chúng ta học Phật phải làm được ‘không tranh luận với người thì người an lạc, không tranh giành sự việc thì mọi việc yên ổn.’ Nếu như chúng ta luôn luôn khiêm tốn, nhường nhịn thì tất nhiên thu hẹp mình, hoàn cảnh chung quanh sẽ càng rộng lớn.

Tiếp đến là ‘Thánh nhân vẫn kính phục hậu sinh. Trượng phu lẽ nào khinh tuổi trẻ.” Xưa nay, Thánh nhân đều rất khiêm tốn, lại còn hạ mình. Thánh nhân thật sự phải vượt qua thử thách các thứ nhân ngã, thị phi; đồng thời tôn trọng chúng sinh khắp nơi. Đức Phật dạy: “Trí tuệ của tất cả chúng sinh đều giống như Phật.” Do đó mà Thánh nhân kính phục hậu sinh.

Lão Hòa thượng và chú Sa-di.

Người xưa có câu: “Hậu sinh khả úy.” Nghĩa là chẳng phải chỉ có ta đi trước mà người đi sau vẫn đi hơn ta. Trong công án Thiền tông có một câu chuyện ngắn thế này: Có vị Hòa thượng dắt chú Sa-di đi vân du. Trên đường đi, chú thấy Hòa thượng đi trước thong dong, chú mang đãy vải đi theo sau, liền suy nghĩ: “Hòa thượng là người có tu hành, nên mới thong dong, tự tại như thế. Nay ta cũng lập chí tu hành đạo Bồ-tát để sau này còn phải giáo hóa chúng sinh.”

Chú vừa phát thệ nguyện rộng lớn thì Hòa thượng đi trước quay lại bảo: “Này! Con đưa túi vải thầy mang, cho phép con đi trước!” Chú Sa-di cảm thấy chẳng hiểu gì cả, vì sao bỗng nhiên thầy tôn trọng mình như thế? Đối xử mình tốt như thế? Hòa thượng nói nhỏ nhẹ, cung kính: “Bởi vì, con vừa phát tâm rộng lớn, muốn thực hành đạo Bồ-tát, cứu giúp khắp chúng sinh; cho nên thầy phải tôn trọng con, nhường con đi trước, để thầy mang đãy vải.”

Chú đành phải cung kính không bằng vâng lời, đi mãi, đi mãi; chú lại bắt đầu suy nghĩ: “Như thế này thì vui biết bao! Tự tại biết bao! Mình chỉ vừa phát tâm mà được thầy cung kính như vậy. Nếu như tương lai mình tu hành tiến bộ, được làm Hòa thượng, chắc được nhiều người tôn trọng.” Lúc tâm chú khởi ngông cuồng tự đại thì Hòa thượng lớn tiếng bảo dừng lại, tỏ thái độ rất bực bội nói: “Này! Con hãy mang đãy vải đi sau ta.”

Chú Sa-di cảm thấy thầy rất kì lạ, vừa mới bảo thế này; giờ lại thay đổi thế kia. Hòa thượng đoán được ý nghĩ của chú nên bảo: “Vừa rồi, con rất khiêm tốn lại phát tâm rộng lớn, sẽ tinh tấn tu học để cứu độ chúng sinh. Chí nguyện như thế rất cao quí, nên ta tôn trọng con. Nhưng nay con tu hành chưa ra gì mà lo tìm cách để người khác tôn trọng, quả là quá ngạo mạn. Đây là quan niệm sai lầm.”

Từ câu chuyện ngắn này thì chúng ta biết, mình khiêm tốn, cung kính người khác là một việc quan trọng biết bao!

Do đó, chúng ta không những khiêm tốn với mọi người mà còn lập chí nguyện rộng lớn. Đây là thái độ của người tu hành không thể thiếu. Chúng ta học Phật nhất định phải luôn khiêm tốn nhã nhặn, thì mới biết tôn trọng người tuổi trẻ, chưa học. Cho nên nói: “Trượng phu lẽ nào khinh tuổi trẻ.” Người có danh vọng cũng phải đi từ con đường vô danh tiểu tốt. Vì vậy, chúng ta không nên xem thường tuổi trẻ, hoặc người hiểu nông cạn.

“Ba người đi, một người thầy ta. Chẳng khinh người chưa học khó gì.” Ba người cùng đi, ngoài hai người ra, còn một người là thầy của chúng ta. ‘Chọn người tốt mà theo họ, người xấu thì sửa đổi họ.’ Người biểu hiện hành vi lương thiện, chánh đáng, đương nhiên là thầy chúng ta. Chúng ta phải cảm ơn và học tập. Nhưng cũng có người biểu hiện hành động không tốt, cũng là thầy chúng ta. Bởi vì, họ giúp chúng ta đề cao cảnh giác, nhìn lại mình; cho nên, chúng ta cũng tôn trọng, cảm ơn họ.

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cần chỉ bảo, học tập lẫn nhau; làm thầy, trò với nhau. Đây gọi là ‘thầy, trò đều tiến bộ.’ Chúng ta được làm thầy, là vì có người bằng lòng tiếp nhận dạy bảo thì tự mình càng nỗ lực để tìm hiểu nghiên cứu.

Tóm lại, chúng tathế gian phải có tâm hòa thuận, khiêm tốn thì mới có được cuộc sống hạnh phúc thật sự. Tâm thái học Phật không nên có ‘ganh đua’ mà phải học được trọn vẹn. Như thế mới là người học Phật thật sự.

XIV. Tâm thực hành bình đẳng là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Tâm hành bình đẳng khó mười bốn,

Trời sinh ta tài ắt có ích,

Xưa nay xuất hiện nhiều người giỏi.

Ban sơ sinh mạng cùng huyết thống

Cần gì phân biệt sang với hèn,

Oán thân như một không phân biệt,

Tâm hành bình đẳng chẳng khó gì.

Khí hậu thay đổi bốn mùa không giống nhau, nhưng chúng ta phân biệt cảnh tượng có khác nhau; tất nhiên, con người cũng có tâm phân biệt khác nhau.

Đức Phật muốn chúng ta giữ tâm bình đẳng, thích hợp, không nên có tâm phân biệt. Đặc biệt là giữa người với người không nên có sự phân biệt về địa vị, danh dự, sang hèn v.v…của mỗi người. Nhưng nói việc gì cũng dễ dàng, cho nên “Phật dạy có hai mươi việc khó. Tâm hành bình đẳng khó mười bốn. Trời sinh ta, tài ắt có ích. Xưa nay xuất hiện nhiều người giỏi. Ban sơ sinh mạng cùng huyết thống. Cần gì phân biệt sang với hèn. Oán thân như một không phân biệt. Tâm hành bình đẳng chẳng khó gì.” Chúng ta muốn tâm luôn bình đẳng quả là việc rất khó, bởi vì hoạt động của tâm dễ phân biệt bên ngoài.

Từ bi, trí tuệ song hành với tâm bình đẳng

Khi bệnh viện Đại Lâm Từ Tế vừa khai trương, ban tôn giáo Bản Hội có một anh bạn đồng nghiệp tình nguyệnĐại Lâm giúp đỡ hơn một tháng. Mỗi ngày, anh ghi chép nhật kí tất cả công việc ở bệnh viện, rồi chuyển về Liên Hoa để tôi có thể biết được tin tức mới nhất ở đó.

Khi anh bạn sắp từ giã, viện trưởng bịn rịn quyến luyến tiễn anh ra đến cổng. Bỗng viện trưởng kể cho anh nghe một câu chuyện: Ở vùng ven biển Hạ Uy Di có một ông cụ đầu tóc bạc phơ. Mỗi khi khí hậu thay đổi, có người đến xin ông chỉ bảo về thời tiết. Ông nói với họ rất chính xác: khi nào trời mưa, khi nào có gió bão, tin tức bão cách xa Hạ Uy Di khoảng bao nhiêu v.v…cho nên mọi người rất kính trọng ông cụ.

Thế nhưng một hôm, ông cụ vẫn đi ra biển; lại có người đến hỏi:

- Ông ơi! Thời tiết hôm nay như thế nào?

Ông cụ đáp:

- Hôm nay chiếc radio bị mất tác dụng, tin tức tôi nói ra đều từ đài phát thanh.

Mọi người vốn cho ông là dự đoán như thần, đến đây họ mới chợt hiểu ra. Viện trưởng kể câu chuyện đến đây, lại nói tiếp với anh:

- Thời gian em ở đây hơn một tháng, mỗi ngày viết lại tình hình xảy trong bệnh viện gởi về để cho Sư phụ biết. Hôm nay, em muốn trở về, vậy công việc này chỉ ai thay thế?

Đoạn câu chuyện này, quả thật làm cho tôi rất cảm động. Mặc dù, viện trưởng là bậc thầy đứng đầu trong bệnh viện, nhưng mối quan hệ giữa viện trưởng với đồng nghiệp thì giống như tình cảm cha con. Ngoài ra, viện trưởng còn trọng người trẻ tuổi. Điều này, như trên đây đã nói: “Không khinh người chưa học.”

Tiếp đến nói về “tâm thực hành bình đẳng”. Viện trưởng luôn hòa mình với cán bộ, công nhân viên ở bệnh viện. Ông xem mọi người như con của mình, luôn đối xử bằng tâm bình đẳng. Nếu như ai cũng đối xử với mọi người bằng tâm thương yêu bình đẳng thì xã hội chúng ta đầy ắp tình người.

“Trời sinh ta, tài ắt có ích. Xưa nay xuất hiện nhiều người giỏi.” Mỗi người đều có tài năng của họ, không nhất định là người nào cũng toàn năng, nhưng mỗi người đều có ưu điểmsở trường của mình. Chỉ cần chúng tathích thú, bằng lòng chăm chỉ học tập thì tất nhiên hiểu được rất nhiều, làm việc sẽ được thành thạo.

Ngược lại, nếu chúng ta không chịu bồi dưỡngthích thú thì không thể chuyên tâm học tập. Việc gì cũng muốn học, mà học không đến nơi đến chốn. Như thế thì không có cách học đạt đến chuyên ngành thật sự. Chúng ta phải biết, mỗi người có tài năng của mình. Như Môi Thể từng đưa tin, một sinh viên tốt nghiệp ngành y khoa. Sau khi, em tốt nghiệp lại ghi danh thi khoa ẩm thực, tương lai muốn làm đầu bếp; bởi vì nghề này là niềm đam mê của em.

Nếu như em thanh niên này có đam mê làm bác sĩ, thì em sẽ trở thành bác sĩ khám bệnh. Nhưng nghề em thích thực sự lại là nấu ăn, dưới nhà bếp; cho nên, em đi học khoa ẩm thực, tương lai dung hòa tư tưởng y khoa, làm tốt quản lí điều dưỡng, giúp cho mỗi vị khách quân bình về dinh dưỡng. Thật ra, em học như thế cũng tốt. Bởi vì, người tài giỏi xuất hiện rất nhiều. Nếu như họ hết lòng làm việc cho mọi người trong xã hội, chính là người rất có giá trị.

Tìm hiểu sinh mạng cùng huyết thống

Thế nên nói: “Ban sơ sinh mạng cùng huyết thống. Cần gì phân biệt sang với hèn.” Sinh mạng vốn có nguồn gốc giống nhau. Đức Phật dạy chúng sinh luân hồi trong sáu đường, ở trái đất có vô lượng vô số, gọi là chúng sinh, chính là chỉ sinh mạng hình dáng không giống nhau, như con mèo không phải con chó, con chó không phải con heo, con heo cũng không phải con bò. Hình tướng chúng nó đều khác nhau.

Do đó, con chó không thể sinh ra con heo; con vịt không thể sinh ra con gà. Sinh mạng chúng nó đều có di truyền của mỗi loài khác nhau; cho nên hình dáng không giống nhau. Nhưng cùng là loài người, cấu tạo bẩm sinh thì đều giống nhau, mọi người đều có một cái đầu, hai tay, hai chân; trong sáu đường luân hồi, hình dáng của con ngườiy báo giống nhau; mọi người đều là con người, y báo ở trên trái đất.

Thế nhưng, mỗi người lại có chánh báo khác nhau; bạn là bạn, tôi là tôi; tôi ăn tôi no; bạn ăn bạn no; bạn tu bạn đắc; tôi tu tôi đắc. Nếu hoàn cảnh giống nhau, nói không chừng các bạn thấy rất là phiền não, nhưng tôi lại thấy là cảm ơn; vì cảm nhận khác nhau, nên kết quả cũng không giống nhau. Cho nên, chúng ta đang đi trên con đường nhân sinh, có một y báo chung, giống nhau sinh trong cảnh giới loài người, nhưng hoàn cảnh của mỗi người có khác nhau.

Chánh báo do tâm con người, tâm của mỗi người hoàn toàn không giống nhau. Thế nên, Đức Phật dạy chúng ta phải sửa tâm mình cho tốt. Thật ra, giữa người với người, không nên phân biệt cao thấp, cũng không nên phân biệt sang hèn. Bởi vì, địa vị càng cao, cho dù nổi tiếng lẫy lừng, tài giỏi hơn mọi người, nhưng cũng là ‘nhu cầu trong một ngày đủ loại thợ thầy mới làm ra đầy đủ.’ Chúng ta ăn, mặc, ở, đi lại, mỗi thứ nhu cầu, chẳng phải tự mình làm ra, mà cần rất nhiều người ra sức đồng tâm hiệp lực để làm ra thành phẩm.

Vì thế, mỗi người phải dựa vào người khác để cùng nhau sinh tồn; đồng thời, cũng vì người khác mà cung cấp nhu cầu cuộc sống của họ. Do đó, chẳng có gì để chúng ta phân biệt sang hèn!

Oán thân như một không phân biệt

Nếu như chúng ta phá bỏ được tâm cảnh thì “oán thân như một không phân biệt”, sẽ không có người oán hận chúng ta, cũng không có người để chúng ta thương đặc biệt. Chúng ta mở rộng lòng thương yêu nhỏ hẹp, chuyển thành thương yêu rộng lớn, có lòng thương yêu rộng lớn thì oán thân bình đẳng, hoàn toàn không có phân biệt. Như thế, tâm thực hành bình đẳng thì chẳng còn khó khăn.

Chúng ta học Phật là phải học một tâm niệm, điều chỉnh thế nào cho tâm niệm này được tốt. Khi tâm và cảnh tiếp xúc nhau thường giữ sự trầm tĩnh, không có khởi tâm động niệm, ở trong cảnh cũng không khởi phiền não. Cuộc sống người ngày nay rất phong phú, cho nên lúc nào cũng không dám gánh vác trách nhiệm, cũng không muốn làm công việc hơi vất vả, động một tí thì nói: “Tôi rất cực nhọc, áp lực quá nhiều, trách nhiệm quá nặng, làm việc phải xong trước thời gian!”

Những việc này do người ngày nay khởi tâm lười biếng, tâm buông lung thì tất nhiên sẽ khởi phân biệt. Họ phân biệt cực nhọc và hưởng thụ. Người có tâm tham hưởng thụ thì sẽ rất cực nhọc, khởi tâm phân biệt, lười biếng thì chẳng làm được gì.

Chúng ta học Phật thì phải hướng về cảnh giới tâm linh, chọn con đường chí nguyện là một lòng tiến lên phía trước; đó là tinh tấn. Giữa người với người, giữa người với sự việc phải thường tự hỏi mình: “Hôm nay, y báo của ta ở đây, giữ tâm như thế nào để hòa vào cảnh giới này, cùng gánh vác tâm nguyện, chí hướng này của thầy được không?”

Vì thế, có câu nói: “Phát tâm như ban đầunhất định thành Phật.” Nếu như chúng ta tu hành, mà cố gắng kiên trì giữ như lúc mới phát tâm thì trong tâm được nhẹ nhàng, tự tại. Bất luận cực khổ thế nào, nhưng chúng ta cũng vui vẻ chịu đựng. Bởi vì, mục đích cuối cùng này là chí nguyện của mình. Chúng ta phát tâm lập nguyện, ‘chỉ nguyện chúng sinh được thoát khổ, không cầu an lạc cho mình.’ Nếu chúng ta thực hành, sửa tốt tâm mình thì sẽ đối xử bình đẳng với mọi người, không còn phân biệt tính toán, cho nên phải dụng tâm nhiều.

XV. Không nói chuyện thị phi là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Không nói thị phi khó mười lăm,

Thêu dệt, đâm thọc đều tai họa,

Nhân gian hòa thuận sợ gièm pha.

Tu hành giữ nói năng, hành động,

Đừng theo tốt xấu bàn hay dở,

Tốt khoe, xấu che, bỏ thành kiến,

Không nói thị phi chẳng khó gì.

Chúng ta tu hànhmong đợi đạt đến tâm yên tĩnh, không bị nhiễm ô; nhưng nói việc gì cũng rất dễ. Vì vậy, Đức Phật dạy con người làm ác, chỉ ở mười điều ác. Điều này xuất phát từ thân, khẩu, ý của mỗi người. Thân có ba điều là sát sinh, trộm cướp, tà dâm; ý cũng có ba điều là tham, sân, si; nhưng khẩu có bốn điều, đó chính là nói ác, nói dối, nói thêu dệt, nói đâm thọc.

Chỉ có miệng là chiếm bốn điều ác trong mười điều ác, chúng ta đủ thấy lời nói tạo ác nhiều như thế. Cho nên, chúng ta tu hành, ngoài sửa thân nghiệpý nghiệp, mà còn phải chú ý khẩu nghiệp. “Phật dạy có hai mươi việc khó. Không nói thị phi khó mười lăm. Thêu dệt, đâm thọc đều tai họa. Nhân gian hòa thuận sợ gièm pha. Tu hành giữ nói năng, hành động. Đừng theo tốt xấu bàn hay dở. Tốt khoe, xấu che bỏ thành kiến. Không nói thị phi chẳng khó gì.” Khó và dễ chỉ ở trong một niệm, nếu chúng ta không cẩn thận thì nói ra điều gì đều là tạo nghiệp, đều là tội ác. Nhưng nếu chúng ta thường chú ý đến tâm tốt hơn, tất nhiên người bình thường dễ phạm, còn chúng ta không phạm. Như vậy cũng là tu hành.

Làm người mà không nói chuyện thị phi quả là rất khó. Trong cuộc sống thường xảy ra tình huống những như thế, như người có duyên với chúng ta, họ nói ra điều gì, làm việc gì chúng ta đều cho là đúng. Người không có duyên với chúng ta, họ nói ra điều gì, làm việc gì chúng ta đều thấy không hợp ý mình.

Đúng và sai, nếu chỉ dựa vào lập trường của chúng ta để nhận xét thì giữa hai bên thường xảy ra xung đột. Thậm chí, họ tung ra tin đồn không hay, diễn biến thành đâm bị thóc, thọc bị gạo, mà bốn thứ nói ác, nói dối, nói thêu dệt, nói đâm thọc đều bắt đầu từ việc thị phi. Chúng ta học Phật nhất định phải học được chân thật, đúng với người và sự việc. Nếu chúng ta cố tình phân tích rõ ràng thì tất nhiên không hiểu được việc đúng sai, sinh ra bất bình, tạo thành bốn ác nghiệp lớn do miệng.

Có người cho rằng: “Thế thì tôi không nên nói can ngăn, bất cứ việc gì cũng nói làm hài lòng người khác.” Như vậy cũng không đúng, là không muốn cho đối phương nói can gián. “Không đúng là việc của bạn, tôi làm người tốt, tôi nói lời hay.” Đây cũng là người thiếu dũng khíđạo đức, dễ làm cho người khác vừa sai lại sai thêm; lại biến thành họ tạo ác, dường như cũng có người ủng hộ họ.

Thêu dệt, đâm thọc đều tai họa.Mọi người đều biết nói ác, nói dối là không đúng; tung tin đồn, nói xấu cũng không tốt. Những điều này mọi người đều cảnh giác hơn; nhưng nói thêu dệt, nói đâm thọc thì dễ sơ ý. Nói thêu dệt là nói lời trau chuốt. Khổng Tử nói: “Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ vui vẻ, nhân từ.” Hạng người này chỉ nói làm hài lòng người, bất cứ việc gì qua xã giao cũng nịnh nọt, không có một câu nói chân thật, chẳng có một câu nói tốt xấu rõ ràng; trong lòng họ thiếu nhân đức.

Nói đâm thọc cũng không đúng, tình cảnh của con người, phần đông dựa vào lời nói để hiểu nhau. Có lúc người này bất mãn người kia, nên nói ra điều không hay là chuyện khó tránh. Nếu đối phương chưa nghe, không biết đầu đuôi sự việc thì không sao; nhưng có người trung gian, lại nói những lời oán trách cho đối phương nghe, lại còn nói sai sự thật, thêm mắm dặm muối, khiến cho đối phương nghe xong, vô cùng tức tối, nổi giận đùng đùng. Thế là, hai bên cãi nhau chỉ do người nói lại.

Như thế, nói ‘đâm thọc’ như một người ở phía đông, một người ở phía tây, nói gây chia rẽ hai bên với nhau, làm cho tình cảm hai người bị mâu thuẫn. Đây là người tạo khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp này tạo thành nguyên nhân tai họa; cho nên, thật giả, thiện ác phải rõ ràng, chúng ta nói ra điều gì phải chú tâm cẩn thận, không nên lấy giả làm thật. Người xem thường lời nói, dễ gây sứt mẻ tình cảm, làm tổn hại hai bên. Vì thế, chúng ta phải chú ý.

“Nhân gian hòa thuận sợ gièm pha.” Nhân gian hòa thuận sợ nhất là nói những lời vô ích, gây chia rẽ vì những chuyện thị phi; hoặc là lén lút hại người, nói ra lời tổn thương, nên rất khó chữa trị vết thương lòng. Do đó, chúng ta đừng gây tổn thương cho người khác, tất nhiên cũng không nên khinh thường hùa theo xúc phạm người khác.

Câu sau “Tu hành giữ nói năng, hành động. Đừng theo tốt xấu bàn hay dở.” Chúng ta tu hành thường sống chung tập thể, đã sống chung với mọi người thì nhất định phải nói chuyện với người; hoặc là hai bên luận bàn chánh pháp; nhưng nếu sai một li thì đi một dặm. Có lúc, dù người này nói đúng nhưng truyền lại bị sai; cho nên, chúng ta luôn luôn chú ý.

Không nên theo sự tốt xấu của mình mà luận bàn hay dở. Chúng ta cho việc đó là tốt, nhưng chưa chắc là tốt thật sự. Bởi vì, chúng ta vẫn còn phàm phu, đứng ở lập trường không giống nhau, nhân duyên tiếp xúc cũng khác nhau; cho nên, có lúc chúng ta cho là tốt, nhưng chưa chắc là tốt thật sự.

Có thể nhân duyên của chúng ta không tốt bằng người kia, rõ ràng họ nói là việc tốt, chúng ta lại cho nó thành việc xấu; như thế, cũng không đúng. Chúng ta phải khởi tâm bình thường, học Phật phải cố gắng kết duyên tốt, trừ bỏ đi tâm phân biệt tốt xấu. Vì vậy, chúng ta không nên theo tâm mình để nhận định người khác, phải luôn luôn cảnh giác mình.

“Tốt khoe, xấu che, bỏ thành kiến.” Chúng ta phải tốt khoe, xấu che; như thế là bồi dưỡng thiện căn của đối phương, thành tựu nhân duyên hạt giống bồ-đề. Do đó, trong kinh Phật thường nhắc đến là không được đoạn thiện căn của người, cần phải bồi dưỡng thiện căn nhiều hơn.

Người làm thiện, cần phải dành cho họ niềm tin. Như có người nói với họ: “Bạn như thế là đúng, là giúp đỡ rất nhiều người, thật là khó có được.” Sau khi họ làm rồi thì họ càng tăng thêm niềm tin, lại còn tiếp tục phát tâm. Nếu như chúng ta bác bỏ họ làm thiện thì hạt giống bồ-đề dễ bị xói mòn. Đức Phật từng dạy, thấy người làm thiện mà tùy hỉ, cũng là một công đức.

Người khác làm việc thiện, chúng ta tùy hỉ sự thành tựu thiện căn của họ; như thế cũng là một công đức, vì sao chúng ta không làm? Chúng ta khen ngợi người khác đúng sự thật, thật ra cũng là làm đẹp cho chính mình; cho nên, chúng ta phải dụng tâm nhiều. Đức Phật từng nêu ra thí dụ: như trong căn nhà tối thắp lên một ngọn đèn, lại đem ngọn đèn này thắp qua ngọn đèn khác. Như thế, nhiều ngọn đèn thắp tiếp nối nhau, không những không làm giảm bớt ánh sáng của ngọn đèn mà còn làm sáng rực khắp căn nhà. Chúng ta ca ngợi người tốt, hoàn toàn không mất đi sự tốt đẹp của mình; chúng ta ca ngợi càng nhiều thì sự tốt đẹp của hai bên càng tỏa sáng với nhau.

Nhưng khi chúng ta thấy người làm việc xấu thì nhanh chóng khuyên bảo họ, nếu khuyên không được thì nên im lặng. Không nên vì tính cố chấp của họ, không làm theo ý chúng tarêu rao khắp nơi với mọi người; như thế là không đúng. Chúng ta phải hết lòng khuyên bảo, họ biết sửa đổi thì quá tốt; còn nếu họ không chịu sửa đổi thì chúng ta im lặng che giấu, không nên nói lải nhải hoài. Bởi vì, chúng taphàm phu, mà phàm phu thì khó tránh khỏi tính cố chấp lập trườngthành kiến của mình; cho nên phải thường cảnh giác mình. Nếu như chúng ta làm được như vậy, thì không nói chuyện thị phi chẳng khó gì.

Chúng ta hãy suy nghĩ kĩ, vạn điều ác đều bắt đầu từ mười điều ác. Trong mười điều ác, tâm chiếm ba phần, nhưng khẩu nghiệp chiếm bốn phần. Vì sao mà không luôn đề cao, cảnh giác? Chúng ta không nói chuyện thị phi là dứt bỏ bốn ác nghiệp của miệng, cũng chính là nói ác, nói dối, nói thêu dệt và nói đâm thọc. Nói tóm lại, chúng ta phải thường xuyên cảnh giác mình.

XVI. Gặp được thiện tri thức là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Gặp thiện tri thức khó mười sáu,

Thầy tốt, bạn lành, thiện tri thức,

Chúng sinh ở khắp trong trời đất.

Xin hãy mở rộng tấm lòng mình,

Âm thanh thế gian đều lời hay,

Biết hạ mình thì bỏ thành kiến,

Gặp thiện tri thức có khó gì.

Chúng ta đang đi trên con đường tu hành, nên phía trước còn xa vời vợi. Phật đạo vi diệu, chúng ta muốn theo đuổi chân lí thì nhất định phải tinh tiến, giống như người đi đường không được chậm trễ chút nào.

Chúng ta đi đường thế gian là dùng hai chân để đi, con đường Bồ-tát là dụng tâm để thực hành. Chúng ta phải quán chiếu tâm mình, mỗi ngày làm gì có phù hợp với đạo không? Tâm niệm chúng ta thường cách xa đạo, tâm phàm phu chạy theo sai lầm, đến khi muốn quay đầu lại thì trong tâm đã tiêm nhiễm rất nhiều phiền não. Chúng ta muốn trừ tâm phiền não quả là không dễ dàng.

Chúng ta học Phật nhất định phải nắm bắt hoàn cảnh. Chúng ta cũng thường nghe mọi người nói: “Nghìn dặm cầu thầy, đến xin học nghề.” Đây là chỉ cho người xưa muốn học một nghề thường phải đến nơi rất xa, mới gặp được thầy truyền nghề. Bởi vì gặp được thầy rất khó, cho nên họ rất quí trọng. Do đó, họ làm rất chăm chỉ nắm bắt thời gian, dụng tâm học tập.

Nhưng người ngày nay, có rất nhiều ngành nghề đều rất dễ học được, nên họ không thấy có gì hay để quí trọng. Do đó, đạo ở bên cạnh, đạo tràng ở chung quanh chúng ta, nhưng chính mình lại tùy tiện vứt bỏ. Việc này thật là đáng tiếc. Đức Phật dạy: “Sự suy nghĩ của chúng ta, mỗi ý nghĩ đều là chướng ngại.” Nhưng chúng ta học Phật tu hành là luôn gặp chướng ngại, cho nên không được phép mắc phải sai lầm; vì một niệm sai lầm mà không vượt qua được chướng ngại thì dễ thoái tâm.

“Phật dạy có hai mươi việc khó. Gặp thiện tri thức khó mười sáu. Thầy tốt, bạn lành, thiện tri thức. Chúng sinh ở khắp trong trời đất. Xin hãy mở rộng tấm lòng mình. Âm thanh thế gian đều lời hay. Biết hạ mình thì bỏ thành kiến. Gặp thiện tri thức có khó gì.” Tôi nói rất đơn giản, chung quanh đời sống chúng ta đều có thiện tri thức. Nhưng Đức Phật lại dạy ‘gặp thiện tri thức’ là khó thứ mười sáu.

Lão Tử và Sĩ Thành Khỉ

Kì thật, thầy tốt là thiện tri thức của chúng ta; bạn lành cũng là thiện tri thức của chúng ta. Họ ở khắp chúng sinh trong trời đất, nhưng chúng ta vẫn vô tư không biết. Không những hiện tại như thế, mà xưa kiathời đại Xuân Thu cũng như vậy. Khi đó, Lão Tử là một người có đạo đức rất cao thượng, tấm lòng ông rất rộng lớn, tư tưởng thật thâm diệu. Ông là nhà đạo đức, nhà triết học rất tài giỏi. Do đó, thanh danh của ông vang khắp thiên hạ.

Một hôm, có vị học giả tên Sĩ Thành Khỉ đến thăm Lão Tử. Vị này thường nghe mọi người tán thán Lão Tử, nên cảm thấy rất hiếu kì. Lẽ nào đạo đứchọc thức của Lão Tử hơn người như thế? Do đó, từ nghìn dặm xa xôi, Sĩ Thành Khỉ tìm đến nhà Lão Tử. Hoàn cảnh nhà ở của Lão Tử rất sơ sài, nhà bị hư dột, xem qua rất là dơ bẩnlộn xộn.

Sĩ Thành Khỉ xem qua, cảm thấy rất bực bội, liền nói với Lão Tử:

- Tôi nghe nói ông có học thức cao, lại có trí tuệ, là một nhà đạo đức; cho nên ngưỡng mộ thanh danh mà nghìn dặm từ xa đến, nhưng đến đây lại thất vọng vô cùng. Rõ ràng nhà ông chẳng khác nào hang chuột, chuồng bò, chuồng ngựa, chuồng heo. Tôi không biết ông có gì đáng để tôi thỉnh giáo? Quả là, tôi rất thất vọng!

Ông nói xong nhìn qua Lão Tử, dường như vẫn an nhiên bất động. Tức quá, ông liền trở về. Trên đường về, ông cảm thấy áy náy, cứ suy nghĩ: “Dường như ta cảm thấy rất kì lạ, theo lí mà nói, Lão Tử nổi tiếng như thế, nhưng khi gặp ông, vì sao ta thấy chẳng có điều gì đặc biệt. Lúc ta nói thẳng châm biếm ông như thế, thấy ông cũng chẳng có phản ứng gì. Nếu như nói ta thắng thì ta phải vui mừng, vì sao ta lại cảm thấy áy náy? Đây là lí do gì?”

Ông cứ suy nghĩ mãi, ngày hôm sau chịu không nổi, ông trở lại gặp Lão Tử nói:

- Thật kì lạ! Hôm qua, tôi đến thỉnh giáo ông, nhưng không giữ lễ phép với ông, lại nói những lời mạ nhục ông. Vì sao ông không phản ứng, cũng không tức giận?

Lão Tử trả lời rất tự tại:

- Thế nào là Thánh nhân và chẳng phải Thánh nhân? Từ lâu, tôi xem nó như đôi giày rách, nên vứt bỏ lâu rồi. Danh vọng chẳng liên quan gì với tôi. Nếu như tôi là một người có đạo đức thật sự, thì cho dù chú mắng tôi là con trâu, con ngựa; hoặc là con chuột thì có liên quan gì với tôi? Việc này chẳng có gì quan trọng cả!

Sĩ Thành Khỉ nghe xong cảm động vô cùng, ông đang ngồi đối diện với Lão Tử, vội vàng đứng lên bước qua một bên, lại không dám nhìn thẳng Lão Tử. Ông cúi đầu nói:

- Thưa ngài, tôi sai rồi! Tôi muốn cầu đạo nhưng vẫn còn chấp vào danh tướng. Xin ngài chỉ dạy, rốt cuộc phải làm thế nào để điều phục tâm niệm không có thật này?

- Hôm qua chú đến, biểu hiện thái độ rất là ngạo mạn, như muốn tìm người để đánh lộn. Chú giống như con ngựa hoang chạy loạn xạ, bỗng đạp trúng cạm bẫy; trong lúc nó hoảng loạn đánh mất bản tính. Thật ra, bản tính vốn thanh tịnhtồn tại trong tự thiên. Nếu như chú muốn học đạo thì hãy mau quay về bản tính tự nhiên; đó chính là đạo.

Câu chuyện ngắn này đủ để chúng ta thấy, người có tài đức thì sự suy nghĩ của họ hơn hẳn người bình thường. Nhưng một học giả tự cho mình là giỏi, nên rất dễ xem thường người khác. Việc này có khác gì con ngựa hoang bị khốn đốn mất bản tính?

Biết hạ mình thì bỏ thành kiến

Chúng ta hãy đem tâm buông lung trở về, hồi phục bản tính tự nhiên thanh tịnh thì mới thấy đạo. Nói như thế, chỉ cần chúng ta để tâm một chút thì sẽ hiểu được thầy tốt, bạn lành, thiện tri thức đều ở khắp chúng sinh trong thế giới; không nên nhìn hình tướng bên ngoài để nhận xét người nào đó, mà phải dùng bản tính tự nhiên thanh tịnh để đối diện sự vật khắp thiên hạ.

Hai câu sau: “Xin hãy mở rộng tấm lòng mình. Âm thanh thế gian đều lời hay.” Trong cuộc sống, chúng ta phải luôn mở rộng tấm lòng, theo cảnh ngộ mỗi người khác nhau mà cố gắng vun xới ruộng tâm, giống như người nông dân theo thời tiết mà gieo giống, cấy lúa. Chúng ta tu hành phải luôn chăm sóc ruộng tâm này cho tốt. Như thế mới là bổn phận thật sự của ‘tấm lòng nông dân.’

Chúng ta lắng nghe âm thanh của chúng sinh trên trái đất, mỗi âm thanh, mỗi câu đều là lời hay. Nếu tâm chúng ta thanh tịnh, thì hiểu bất kì ý nghĩa âm thanh nào ở thế gian này đều là thuyết pháp cho chúng ta.

Sáng sớm, chúng ta nghe tiếng gà gáy từ xa vọng lại thì biết thời gian ngày hôm qua đã trôi qua một ngày; hôm nay bắt đầu một ngày mới. Tâm chúng ta phải nghĩ đến vô thường như thế, tinh tấn như thế nào để không lười biếng. Vì vậy, vạn vật trong thế gian đều cảnh giác chúng ta.

Tâm tĩnh lặng thì chúng ta sẽ hiểu được “ba người đi, ắt có một người là thầy ta”. Ai ai cũng là thầy của ta. Chỉ cần chúng ta luôn luôn biết hạ mình thì sẽ thấy trời cao, biển rộng; cho nên “Biết hạ mình thì bỏ thành kiến.” Chúng ta đừng bị tâm lí kiêu căng che lấp mà sinh ra thành kiến với mọi người, cuộc sống như thế thì sẽ thấy trời cao, biển rộng. Vì vậy, Đức Phật dạy chúng ta, phải luôn điều phục tốt tâm mình, giữa người với người phải luôn lễ phép đối xử với nhau, không được sơ suất.

XVII. Kiến tánh học đạo là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Kiến tánh học đạo khó mười bảy,

Học theo Hàm Đan bản tánh mê,

Huân tập lười biếng mất đạo tâm.

Mọi người vốn đầy đủ Phật tánh,

Thường giữ một niệm tâm thanh tịnh,

Lập tức nắm chắc siêng tinh tấn,

Kiến tánh học đạo chẳng khó gì.

Tĩnh, môi trường yên tĩnh thật rất tốt. Sáng sớm mỗi ngày, chúng ta ngồi yên khoảng vài phút, có thể trong thời gian ngắn ngủi để theo dõi hơi thở của mình, làm được như thế quả là rất tốt. Chúng ta phải hướng về bên trong để tìm ra bản tính, vẻ đẹp tự nhiên. Tâm yên tĩnh như vậy mới là mãi mãi chân thật. Kì thực, nếu như đang chúng ta bực bội, cho dù cảnh bên ngoài rất xinh đẹp, rất yên tĩnh, chúng ta vẫn không thể thưởng thức được. Việc này, chúng ta phải dựa vào trong tâm mình để tìm kiếm.

Phật dạy có hai mươi việc khó. Kiến tánh học đạo khó mười bảy. Học theo Hàm Đan bản tánh mê. Huân tập lười biếng mất đạo tâm. Mọi người vốn đầy đủ Phật tánh. Thường giữ một niệm tâm thanh tịnh. Lập tức nắm chắc siêng tinh tấn. Kiến tánh học đạo chẳng khó gì.

Người học đạo khó nhất là tìm cầu ‘minh tâm kiến tánh.’ Nhưng minh tâm kiến tánh là một loại tâm học đạo rất khó đạt được. Do đó, trong hai mươi việc khó, ‘kiến tánh học đạo’ là khó thứ mười bảy. Chúng ta phải biết bản tánh của mọi người vốn là Phật tánh, sáng suốt, thanh tịnh. Chẳng qua chúng ta bị luân hồi trong sáu đường lâu dài, nên bị huân tập hoàn cảnh khác nhau; bản tánh tuy tồn tại, nhưng lại bị ô nhiễm từ lâu.

tham nhiễm của cảidanh lợi, khiến cho chúng ta đánh mất tâm, biến thành thói quen của hàng phàm phu, che lấp bản tánh thanh tịnh, làm ô nhiễm tâm sáng suốt; cuối cùng, nó trở thành chướng ngại học đạo. Chúng ta chạy theo quan niệm nghèo giàu, sang hèn đối lập nhau, nên mọi người đều có thiên vị, thấy địa vị cao, của cải nhiều là ai cũng muốn tranh giành. Ai ai cũng lầm cho rằng có quyền thế, có địa vị thì gọi là cao quí, chẳng có ai muốn mình là người bình thường, hoặc thấp hèn. Mọi người đều muốn mình cao quí, có danh vọng.

Thật ra, sang hèn cũng chỉ là quan niệm đối lập nhau, nhưng con người thường do đó mà lo được, lo mất; muốn được thì phải chiếm đoạt; còn nếu mất đi thì đau khổ vô cùng. Có những người cảm thấy cuộc sống cô đơn, do đó mà mong đợi cưới vợ xây dựng cơ nghiệp, có vợ con quây quần bên mình; họ cho như vậy gọi là phước. Kì thật, cũng là một quan niệm tương đối. Nếu chúng ta y theo chân lí thì chẳng có gì tốt để tranh giành, đều vì nhận thức cố chấp đối lập mới tạo thành hai bên tranh giành.

Nếu như chúng ta hiểu rõ đạo lí này, sự đối lậpthế gian có được thì có mất. Như vậy, giữa người với người cần gì phải tranh luận ‘bạn đúng, tôi sai; tôi đúng, bạn sai,’ lùi một bước thì trời cao, biển rộng. Như vậy, chúng ta sống chung với mọi người dần dần bồi dưỡng hiển lộ tâm niệm không tranh giành, không mong cầu.

Thật ra, người có tiền chưa hẳn là quí trọng, cũng chưa chắc là có phước, chỉ là có tiền mà thôi. Người kiếm được tiền rất nhiều mà vẫn cảm thấy không đủ, vì họ vẫn mong cầu ‘quí’, mới gọi là quyền quí. Do đó, có rất nhiều người có tiền mà vẫn tranh giành không dừng. Họ cảm thấy, tiền ta đã có rồi, hiện tại chỉ muốn thành tựu. Đúng là, lòng người là túi tham không đáy.

Chọn người đức hạnhdựa vào tài năng thực sự.

Ở thời Thiền sư Bách Trượng, lúc ấy mọi người đều rất ngưỡng mộ các đệ tử của Thiền sư vì nghiêm trì giới luật và ý chí lại thanh cao vô cùng. Một lần, có vị Trụ trì hi vọng tìm được một người để giao chùa và y bát. Vị này nhớ đến đệ tử của Thiền sư, nhưng phải là người có tài và có lí tưởng. Do đó, vị này thỉnh Thiền sư chọn một vị đệ tử để trao chùa và y bát.

Vì thế, Thiền sư Bách Trượng triệu tập tất cả đệ tử, rồi đặt tịnh bình[18] trước mặt đại chúng và hỏi:

- Thầy nào trả lời được vấn đề ta hỏi? Nếu vật này không gọi là tịnh bình thì còn có tên nào khác để thay thế?

Khi ấy, đệ tử Hoa Lâm liền đứng dậy trả lời:

- Bạch Hòa thượng! Nó không gọi là cái bình, cũng không gọi là thùng gỗ.

Thiền sư Bách Trượng lặng lẽ nhìn chung quanh, những người khác chẳng phản ứngđặc biệt. Thiền sư liền chỉ đích danh:

- Này Vi Sơn! Kiến giải của ông thế nào? Tịnh bình này còn gọi là tên gì?

Thiền sư Vi Sơn đứng dậy, đến trước tịnh bình đá lật ngửa nó; sau đó đi thẳng ra ngoài. Thiền sư Bách Trượng thấy như thế mỉm cười, quay lại nói.

- Này Hoa Lâm! Ông giao cho Vi Sơn.

Ý nghĩa đoạn này là nói với chúng ta: trong tâm khôngchấp trước thì không bị hình tướng bên ngoài làm chướng ngại. Thiền sư Vi Sơn không lấy danh lợi làm danh lợi, nên nhận chùa và y bát là không hợp, nhưng được ngôi chùa ở trong tâm. Thiền sư xem ngôi chùa này giống như cái bình, cho dù đá ngã cũng chẳng hề gì. Bản tánh thanh tịnh không một vật, nên chẳng vướng danh lợi chút nào. Cho nên, sau khi kiến tánh các ngài chẳng lo ngại đảm nhiệm việc chùa. Vì thế, chúng ta đừng để lợi danh làm ô nhiễm tâm mình.

“Học theo Hàm Đan bản tánh mê. Huân tập lười biếng mất đạo tâm.” Câu chuyện học theo Hàm Đan như thế này: Có một người thấy văn hóa thành đô Hàm Đan, nước Triệu rất hưng thịnh. Dáng điệu của người nước Triệu rất đẹp. Anh ta muốn đến nước Triệu học theo cách đi của họ. Kết quả, anh ta cứ mãi để ý cách đi của người khác, học qua mấy năm vẫn học không thành cách đi của người khác, lại quên mất cách đi ban đầu của mình. Cuối cùng, anh đành phải quay trở về.

Câu chuyện này giống như ví dụ hoang đường vô lí, mê muội chạy theo hình tướng bên ngoài.

Thường giữ một niệm tâm thanh tịnh.

Ngày nay, phần đông chúng ta sống quá an nhàn, vận mệnh quá tốt. Thế nên, họ chán ghét làm việc, muốn sống nhàn rỗi, làm chức vụ nào cũng chê cực khổ, thậm chí không muốn giữ chức vụ. Nếu người này tu hành thì rất đau khổ. Bởi vì, họ xa rời phương hướng tu hành. Đây chính là ‘huân tập lười biếng.’ Tuy họ từ bỏ cuộc sống gia đình, nhưng xuất gia mà không chịu đoàn kết với mọi người thì không thể gánh vác nhiệm vụ thường trụ. Người này hoàn toàn đánh mất đạo tâm.

“Mọi người vốn đầy đủ Phật tánh. Thường giữ một niệm tâm thanh tịnh.” Thật ra, mọi người đều sẵn có Phật tánh, chỉ là không thể giữ được tâm thiện lâu dài. Do đó, tôi thường nói: “Phát tâm như ban đầu thì nhất định thành Phật.” Thật sự, nếu chúng ta muốn đem hết sức mình làm cho mọi người, và bằng lòng từ bỏ tất cả hưởng thụ cá nhân thì không sợ cực khổ. Nếu chúng ta giữ được niệm tâm này mãi mãi thì gọi là tâm Bồ-tát, tâm thanh tịnh.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải “lập tức nắm chắc siêng tinh tấn,” nắm chắc phát tâm ban đầu. Như thế, “kiến tánh học đạo chẳng khó gì.” Bản tính mọi người giống như Phật vốn đầy đủ. Vậy chúng ta vẫn muốn đi tìm ở đâu? Chỉ cần chúng ta hiểu rõ đạo lí này, thì sẽ hiểu rõ tìm kiếm bên trong mình.

Nếu như chúng ta xa rời bản tánh, mà muốn tu hành thì rất khó, giống như học theo Hàm Đam là sai lầm; hoặc huân tập tính lười biếng thì dễ thoái mất đạo tâm. Cách nghĩ này cũng chỉ trong một niệm, xin mọi người hãy nắm chắc lập tức, giữ mãi phát tâm ban đầu. Như thế, kiến tánh học đạo chẳng khó gì. Chúng ta học Phật chỉ có một câu là ‘dụng tâm nhiều.’

XVIII. Tùy duyên hóa độ người là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Tùy duyên độ người khó mười tám,

Chúng sinh ngang ngược khó bảo ban,

Chỉ dạy, khuyên người thật không dễ.

Độ hết chúng sinh, chứng Bồ-đề,

Bồ-tát hoan hỉ độ nhân gian,

Đạt đến chân thành sắt đá tan,

Tùy duyên độ người có khó gì.

Thời gian trôi mãi không dừng, không biết chúng ta có giữ được ý chí phát tâm, lập nguyện học Phật như tâm niệm ban đầu không? Thời gian như nước đựng trong hồ, nước trong hồ mỗi ngày cạn dần thì sinh mạng của loài cá ngày càng bị đe dọa. Con người cũng như thế, học Phật cần có thời gian để khắc phục tật xấu. Nhưng đời người rất ngắn ngủi, nếu chúng ta không cố gắng tu tập thì mãi trầm luân muôn kiếp; một khi mất thân người thì khó có lại được.

Mọi người thường không biết quí trọng thời gian, ai cũng nghĩ: “Hôm nay chưa khắc phục mình tốt cũng không hề gì, vì còn ngày mai.” Bởi vì mọi người ‘cho có ngày mai,’ cho nên không chịu sửa đổi mình, thì làm sao hóa độ được người khác? Khi mới tu hành, ai cũng phát nguyện rộng lớn, muốn thoát khỏi sinh tử, hóa độ chúng sinh. Đây là tâm nguyện chung của tất cả người tu hành.

Nhưng chúng ta muốn thoát khỏi sinh tử đâu có dễ dàng? Thoát khỏi sinh tử thật sự, chẳng phải một ngày nào đó kết thúc sinh mạng, mà là ngay hiện tại. Chúng ta sống trong mỗi giây phút, có phải ý niệm mình buồn vui theo cảnh giới bên ngoài không? Thấy việc gai mắt thì trong tâm sinh khởi phiền não không? Nếu như chúng ta theo cảnh giới bị phiền não chuyển, không những chúng ta đang sống trong sáu đường luân hồi; mà còn là tâm cảnh ngạ quỉ, địa ngục, súc sinh. Khi chúng ta phấn khởi vui mừng là đang ở cảnh giới thiên đường.

Thật ra, sáu đường ở ngay trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta phải làm thế nào để mình suốt ngày không bị luân chuyển trong ba đường ác? Việc này phải xem chúng ta có làm kịp thời để giải thoát hay không.

Cho dù chúng ta gặp bất cứ việc gì, nhưng vẫn có thể hóa giải lập tức; đó là ‘thoát khỏi.’ Nếu như hoàn cảnh hiện tại vẫn không thể thông suốtchúng ta đang luân hồi. Chúng ta muốn độ mình cũng không dễ dàng, vậy không biết có độ được người khác hay không? Thế nên: “Phật dạy có hai mươi việc khó. Tùy duyên độ người khó mười tám. Chúng sinh ngang ngược khó bảo ban. Chỉ dạy, khuyên người thật không dễ. Độ hết chúng sinh, chứng Bồ-đề. Bồ-tát hoan hỉ độ nhân gian. Đạt đến chân thành sắt đá tan. Tùy duyên độ người có khó gì.”

“Chúng sinh ngang ngược khó bảo ban.” Chúng sinh ngang ngược chưa hẳn là người khác, rất có thể là chúng ta. Bởi vì, chúng ta cũng là một chúng sinh; cho nên, muốn điều phục mình cũng không dễ dàng.

Chúng ta đặt mình trong hoàn cảnh của người khác thì hiểu rõ mình cũng ngang ngược khó dạy như vậy. Nếu chúng ta chỉ một mực muốn người khác nghe theo, nghe rồi sửa lỗi thì quả là rất khó.

Khắc phục thói xấu để độ người khác.

Vì thế, Đức Phật hi vọng chúng ta nỗ lực tự độ. Nhưng có rất nhiều người cắt xén lời văn câu nói này. Có lúc chúng ta cho rằng một đoạn văn rất hay, nên chọn nó làm tiêu biểu, nhưng người nghe chỉ nghe đến đoạn văn này; do đó mà thường cắt xén lời văn. Kì thực, ý nghĩa tự độ chính là sửa đổi mình cho tốt. Chẳng phải tôi bảo bạn chỉ lo thân mình; hoặc xa lìa đại chúng. Nếu như chúng ta xa lìa đại chúng thì giống như cục đá chẳng có vật khác để mài. Như thế, chúng ta mãi mãi không hiển lộ ra bản chất ôn hòa, tốt đẹp thật sự.

Nếu chúng ta ở trong đại chúng dụng tâm tu hành để chuyển cảnh. Khi cảnh hiện tiền, cảnh chuyển tâm nhưng chuyển không được, mà cảnh không chuyển được thì tâm chuyển; chúng ta phải huấn luyện vận dụng thành thục. Đây chính là học Phật, học đến trình độ tâm cảnh yên tĩnh. Nhưng chúng ta sống trong thế gian trược ác, làm sao mà trong tâm yên tĩnh được? Chính vì rất khó nên mới gọi là tu hành. Chúng ta phải ở nơi ồn náo để điều phục tâm mình, tiến lên nữa là chỉ dạy người khác. Bằng không thì động một tí là tâm bị chúng sinh chuyển thì làm sao độ được chúng sinh?

“Chỉ dạy, khuyên người thật không dễ.” Tự mình chưa điều phục được thì làm sao điều phục người khác? Chúng sinh bên trong chỉ có một, nhưng chúng sinh bên ngoài thật là đông. Chúng ta muốn độ chúng sinh phải dùng hết tâm huyết và phương pháp; cho nên nói “chỉ dạy khuyên người thật không dễ.”

Thế nhưng, chỉ cần chúng ta dụng tâm sửa đổi được thói xấu thì sẽ hoàn cảnh thành tốt đẹp. Ví dụ học sinh Tiểu học ở trong Từ Tế[19], các thầy, cô giáo chỉ dạy bằng tấm lòng yêu thương. Lúc khai giảng hơn một tháng, sinh hoạt của các em học sinh theo lệ thường thì có thay đổi chút. Sau khi các em trở về nhà, bắt đầu biết phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, như rửa chén đũa. Xem kìa! Các em ở trường được ảnh hưởng môi trường giáo dục, thói quen trước đây dần dần thay đổi. Người nào hiểu được cuộc sống thì có thể ở bất cứ nơi nào cũng quan tâm chăm sóc người khác, người làm việc cực nhọc thì phụ giúp họ. Tôi hi vọng các thầy cô chỉ dạy các em trở thành người siêng năng và hiểu cuộc sống.

Có một cậu bé học lớp một, Tiểu học. Ở trong trường cậu đến giờ ăn trước phải hát bài Cảm ơn; lại còn biết bưng chén như miệng rồng ngậm châu; cầm đũa như chim phượng uống nước. Sau khi trở về nhà, cậu vẫn làm đúng nghi thức, dạy em trai, em gái cầm chén như thế nào. “Em phải cầm chén như thế này, phải giống miệng rồng ngậm châu. Em phải cầm đũa như thế này, phải giống chim phượng uống nước.” Khi bắt đầu ăn thì cậu lại nói với cha mẹ và em trai, em gái: “Khoan đã! Trước tiên chúng ta phải chắp tay, rồi hát bài Cảm ơn.

Các em đã được thầy, cô giáo chỉ dạy tỉ mỉ, nên đem sự giáo dục tốt đẹp này về nhà. Đây chính là chăm sóc dạy bảo chúng sinh. Tất nhiên, chúng ta muốn chăm sóc dạy bảo chúng sinh là một việc làm rất vất vả. Thật ra, chúng ta tu hành cũng rất cực khổ; bởi vì, chúng ta muốn chăm sóc dạy bảo chúng sinh bên trong, nên chịu cực khổ một chút, dạy tốt chúng sinh chính mình thì mới có biện pháp chỉ dạy chúng sinh bên ngoài.

Đạt đến chân thành sắt đá tan

Mặc dù chúng ta làm hết sức mà vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã phát tâm lập nguyện thì phải thực hànhnghĩa không thể lùi bước. “Độ hết chúng sinh, chứng Bồ-đề. Bồ-tát hoan hỉ độ nhân gian.” Chúng ta muốn độ hết chúng sinh thì phải độ hết chúng sinh bên trong và bên ngoài, mới chứng Bồ-đề, cũng chính là đạt được cảnh giới giác ngộ thật sự. Làm Bồ-tát chân chánh thì phải hoan hỉ hóa độ nhân gian. Bởi vì nguyện của Bồ-tát chính là “bằng lòng làm, hoan hỉ nhận.” Cho dù thế gian có nhiều hiểm ác đáng sợ, chúng sinh khó độ, nhưng đây chính là con đường lập nguyện, phát tâm rộng lớn.

Lại nói: “Đạt đến chân thành sắt đá tan. Tùy duyên độ người có khó gì.” Chúng ta muốn hóa độ nhân gian thì không thể thiếu chân thành. Tinh là tinh tấn, không lười biếng. Người xuất gia phát tâm tu hành chỉ có một niệm này, đúng là hết sức tinh tấn, chân thành. Thế nên, họ mới cam đảm từ giã người thân, vứt bỏ sự yêu thương, lìa xa thế tụcxuất gia.

Thật ra, Bồ-tát tại gia cũng giống nhau, đã cùng là đệ tử Phật thì tâm chân thành này phải giữ vững mãi mãi; lại còn tinh tấn không dừng. Từ trong đến ngoài, trong tâm tinh tấn chân thành, biểu hiện ra bên ngoài là hành động, nói năng đều làm cảm động lòng người, giáo hóa người; cho nên nói: “Đạt đến chân thành sắt đá tan.” Chỉ cần trong tâm chúng ta chân thành, dù là tảng đá cũng gật đầu, giống như sắt thuộc loại cứng rắn đem vô lửa nung cũng chảy tan.

Vì thế, chân thànhpháp môn tự độ, độ người quan trọng nhất. Nếu chúng ta làm được như thế, phải tùy người hóa độ thì có khó khăn gì? Bất cứ lúc nào, nơi nào chúng ta cũng độ được người khác.

Chúng ta học Phật, điều quan trọng nhất là phải độ mình quay về bên trong; như thế muốn chỉ dạy người khác, tất nhiên có phương pháp của nó. Mọi người phải xét lại mình, không nên lười biếng để thời gian trôi qua. “Ngày này đã qua, mạng sống giảm dần, như cá cạn nước, nào có vui gì.” Mọi ngươi hãy siêng năng, tinh tấn, cẩn thận đừng buông lung.

XIX. Thấy cảnh không động là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Thấy cảnh không động khó mười chín,

Đạo tâm không vững theo cảnh chuyển,

Thiên kinh, vạn luận cũng uổng công.

Chí nguyện rộng lớn, tâm trong sáng,

Giữ tâm không động, đạo Thánh hiền,

Kiềm chế ham muốn tâm đoan chánh,

Thấy cảnh không động chẳng khó gì.

“Phật dạy có hai mươi việc khó. Thấy cảnh không động khó mười chín. Đạo tâm không vững theo cảnh chuyển. Thiên kinh, vạn luận cũng uổng công.” Chúng ta phải làm như thế nào mới sửa tốt tâm mình, mà không bị ảnh hưởng cảnh bên ngoài? Chúng ta muốn giữ tâm không động thật sự là rất khó. Bởi vì, bên ngoài có rất nhiều cám dỗ. Bất luận là môi trường thiên nhiên, hoặc hoàn cảnh con người và sự vật, thường làm dao động lòng người.

Môi trường thiên nhiên có thay đổi lạnh, nóng khác nhau. Những thứ này chúng ta tiếp xúc trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Khi thời tiết lạnh, chúng ta muốn đừng lạnh là việc không thể được; thời tiết lạnh nhất định chúng ta phải mặc thêm áo lạnh, đóng chặt cửa lại; có người cuộc sống đầy đủ thì lắp lò sưởi. Ngược lại, khi mùa hè đến thì thời tiết rất nóng; cho nên, chúng ta phải mở cửa để nó thông gió; có người cuộc sống khá giả thì gắn máy lạnh.

Trong môi trường thiên nhiên, nếu như mưa thời gian dài thì chúng ta cảm thấy đi ra, vào thật bất tiện. Trái lại, nếu không có mưa thì cỏ cây, hoa màu, rau củ v.v…đều bị khô héo, ruộng đồng khô nứt nẻ, khiến cho mọi người lo lắng. Do đó, môi trường chung quanh cũng làm cho chúng ta động tâm.

Ví dụ, sáng sớm mỗi ngày, khi chúng ta ngồi yên tĩnh thì sẽ cảm nhận được cảnh giới chúng quanh, tâm chúng ta cũng tán loạn theo; bởi vì, nó rất yên tĩnh. Khi mặt trời chưa mọc, cảnh vật thiên nhiên tràn đầy sức sống; lúc chúng ta tiếp xúc cảm thấy rất vui vẻ, phấn khởi. Như thế, tâm cũng động theo cảnh vật.

“Đạo tâm không vững theo cảnh chuyển. Thiên kinh, vạn luận cũng uổng công.” Tôi vừa nói về cảnh thiên nhiên, nếu như nói chúng ta hoàn toàn không có cảm nhận thì không được. Nhưng chúng ta tu học, là bắt đầu từ đột phá hoàn cảnh con người và sự vật. Việc này quả thật rất phức tạp. Hoàn cảnh con người và sự vật, tuy không giống sự luân chuyển như thiên nhiên, nhưng tâm chúng ta phải bỏ đi sự phân biệt tốt xấu của con người. Bởi vì chúng tathói quen, người có duyên, hoặc người không có duyên đều khởi phân biệt, đối với sự việc cũng phân biệt chẳng dừng. Người chúng ta thích thì không muốn rời xa, nhớ mãi không quên, mong muốn mau được gặp mặt. Người chúng ta ghét thì trông đi mau cho khuất mắt.

Trong gia đình cũng có tình cảnh như thế. Trước đây, thời đại qua mai mối, nếu mẹ chồng cưới cô dâu có duyên thì rất vui mừng; còn con dâu không có duyên thì căm ghét vô cùng. Cô dâu về nhà cha mẹ chồng, có lúc giữa em chồng và chị dâu cũng có tình cảnh ‘có duyên và không có duyên.’ Vợ chồng cũng như vậy, khi chưa kết hôn thì hai người rất thương yêu; sau khi kết hôn rồi, cũng chưa chắc là sống hạnh phúc với nhau. Những việc này do tâm phân biệt mà tạo nên.

Tu hành cũng giống như vậy, chúng ta đã bỏ nhà thế tục, vào nhà Như Lai, chọn ở chùa đó là nơi chúng ta nương tựa suốt đời. Chúng ta vào nhà Như Lai, trong tâm nhất định phải giữ vững mình, đạo tâm không vững thì dễ bị chuyển theo cảnh. Hoài bão ban đầu tràn đầy hi vọng, nhưng vì hoàn cảnh người và sự vật không hợp tâm mình. Thế là, tâm bị phiền não do con người và sự vật.

Như thế, cho dù chúng ta ở trong chùa đọc nhiều kinh sách, nghe pháp cũng rất nhiều, thời gian nghiên cứu kinh sách cũng nhiều, đều là vô ích. Những việc làm này chẳng qua là hình tướng văn tự mà thôi, trong tâm không giữ vững chắc, chỉ là hiểu nhiều văn chương, thật ra chẳng có giúp ích chút nào cho việc tu hành.

“Chí nguyện rộng lớn, tâm trong sáng. Giữ tâm không động, đạo Thánh hiền. Kiềm chế ham muốn tâm đoan chánh. Thấy cảnh không động chẳng khó gì.” Nguyện lớn, tâm vững là chí nguyện rộng lớn. Chẳng qua là “tôi thấy nỗi khổ ở thế gian, nỗi khổ luân hồi trong sáu đường, nên tu hành chỉ biết lo cho thân mình, thoát khỏi sáu đường luân hồi,” chẳng có đơn giản như thế. Người tu hành thật sự muốn thoát khỏi sáu đường luân hồi, không phải việc làm sau khi kết thúc đời này, mà là ngay trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như chúng ta khởi tâm động niệm không dừng thì tâm theo sinh, trụ, dị, diệt luôn thay đổi; thật ra, cũng là trong sinh tử luân hồi.

Tâm chúng ta theo cảnh giới sinh, trụ, dị, diệt; lúc khởi tâm hoan hỉ là lúc như đang ở thiên đường; lúc sinh khởi tâm thương người, đó là ở nhân gian; có lúc nổi sân giận là đang ở cõi a-tu-la; nếu như tâm chúng ta đau khổ phiền não, buồn rầu, lo lắng thì giống như đang ở trong địa ngục; đến giờ ăn mà chưa kịp ăn cơm, bụng đói cồn cào; hoặc ăn không ngon, nên không muốn ăn là đang ở trong ngạ quỉ. Giữa người với người, tu hành ở chung chùa có câu nói: “Kính sư huynh, thương sư đệ.” Nhưng nếu chúng ta thường quên mất lễ nghi làm người, như thế thì không phải ‘người’ mà là động vật. Như vậy chẳng phải họ đang luân hồi trong sáu đường?

Một hôm, tôi đến trường Tiểu học Từ Tế. Thầy Hồng kể với tôi: “Các em Tiểu học rất dễ thương, chúng nó rất ngây thơ trong sáng, nói ra điều gì đều nói thẳng thắn. Một hôm, có một nhóm trẻ em lớp một đang chơi thì có một bé học lớp ba thấy các em đùa giỡn rất ồn ào liền quát to:

- Tại sao các em ồn ào như vậy?

Nhưng các bé vẫn đùa giỡn như thường, thế là bé lớp ba lại hét to:

- Ồn ào hoài! Ồn ào hoài! Các em học lớp mấy rồi?

Một bé đứng lên nói:

- Chúng em học lớp một!

- Chị học lớp ba, các em còn nhỏ như vậy, chị lớn hơn các em. Tại sao các em không tôn trọng chị?

- Chị lớn hơn các em, các em nhỏ hơn chị. Tại sao chị không thương các em?

Thật ra, hai bên đều nói có lí, nhưng phải đổi ý nghĩ một chút: “Em nhỏ hơn, cho nên chị phải thương em. Chị lớn hơn, nên em phải tôn trọng chị.” Lí lẽ chính xác, chỉ vì áp dụng theo quan niệm đối lập thì không đúng rồi. Thế nên, chúng ta ở trong chùa thì nhất định phải biết tôn trọng. Như thế nhìn rõ tâm mình như thế nào để thực hành cho vững chắc.

Chúng ta đã phát tâm rộng lớn như thế thì giữ chí nguyện kiên cố để học đạo. Nguyện đã phát, chúng ta phải quyết chí giữ vững. Vì sao chúng ta không nắm bắt thời gian, việc quan trọng vì sinh tửtinh tấn tu tập? Ý niệm sinh diệt trong cuộc sống hàng ngày, thật ra cũng là một loại sinh tử. Nếu chúng ta không cố gắng điều trị nhanh chóng thì làm sao nắm vững ‘sau khi con người chết, phải giải thoát như thế nào?’

Lúc thân thể mạnh khỏe, tinh thần sáng suốtchúng ta không cố gắng tu học, đến khi bị bệnh tật hành hạ không chịu nổi thì tâm trí dễ bị điên đảo. Một khi chết đi, sáu đường mờ mịt, như người nằm mộng, không thể tự chủ thì làm sao giải thoát được? Tự mình phải biết rõ ràng, tu hành là lập nguyện rộng lớn, hết lòng phụng sự cho chúng sinh trên thế giới này. Nếu như chúng ta cảm hóa được những chúng sinh ngang ngược thì tất nhiên sẽ mở rộng tấm lòng, luôn nghĩ đến bệnh khổ của chúng sinh, nên không bị phiền não trong tâm quấy rầy.

Tóm lại, nếu người tu hành ‘xuất gia như ban đầu,’ chí nguyện bền vững rộng lớn thì sẽ không hối hận, cũng chẳng phân biệt phải trái, tốt xấu. Thế nên, mọi người điều phục được tâm thật sự thì phải giữ tâm không động, mới đạt đến con đường của Hiền thánh, cũng chính là con đường của Bồ-tát và Phật.

Điều quan trọng nhất, bất luận là tại gia hay xuất gia đều phải kiềm chế tham dục thì tâm mới đoan chánh. Nếu chúng ta giữ được ý nghĩ đoan chánh thì khi đối diện với cảnh giới sẽ không dao động. Việc này chẳng còn khó khăn. Như phần trên tôi đã nói qua, thời tiết thiên nhiên hễ nóng là nóng, không nên nghĩ tu đạt đến nóng thì không đổ mồ hôi, lạnh không cần mặc áo ấm. Như thế chẳng phải là tu hành, cho dù rất nóng, nhưng chúng ta vẫn chịu đựng được; nếu như lạnh quá thì cũng có ý chí nghị lực để chịu đựng được.

Tóm lại, chúng ta phải luôn luôn dụng tâm, đã muốn tu hành thì phải đến nơi đến chốn, phải an lạc, an ổn ở đạo, an ổn ở người và sự việc. Tâm an thì đạo hưng thịnh. Đây gọi là “Pháp nhẫn, sinh nhẫn, vô sinh nhẫn” đều ở một chữ nhẫn; “nhẫn mà không nhẫn” đó mới là nhẫn chân thật; đó chính là đạo tâm vững chắc thật sự.

XX. Khéo biết dùng phương tiện là khó

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Khéo biết phương tiện khó hai mươi,

Hiểu rõ sự lí, pháp phương tiện,

Đưa tay, cất bước là pháp hay.

Vạn pháp duy tâm chuộng khéo biết,

Theo căn cơ dạy pháp phương tiện,

Tùy duyên bất biến [20] sự lí viên,

Khéo biết phương tiện chẳng khó gì.

Đức Phật dạy đời người có hai mươi việc khó. Việc khó thứ hai mươi là “khéo biết dùng phương tiện.” Chúng ta nghe qua “khéo biết dùng phương tiện,” dường như rất dễ, nhưng thật sự là rất khó. Chúng ta nhìn kĩ vạn vật, vạn sự, vạn lí ở thế gian thì có rất nhiều lí do đều biểu hiện trong hình tướng khác nhau. Nếu như chúng ta hiểu không thông suốt thì sẽ bị chuyển theo hình tướng, khiến cho chúng ta sinh ra các thứ tình cảm mừng, giận, buồn, vui, bị vây hãm trong hình tướng thoát ra không được, nên bất cứ việc gì cũng bị trói buộc.

Phiền não như sợi dây thừng, chúng ta nghe tiếng nói, thấy hình sắc đều là tâm vướng vào phiền não; cho nên, chúng ta muốn giải thoát thì rất khó khăn. Điều quan trọng nhất là học phải khéo hiểu, có tâm lượng khéo hiểu thì mới hóa giải được phiền não. Vì thế, có câu nói: “Bốn lạng hơn nghìn cân”. Đây chính là pháp phương tiện.

Hiểu rõ sự lí, pháp phương tiện. Đưa tay, cất bước là pháp hay.” Chúng ta có thể khéo hiểu sự việc mà không hợp ý thì mới khế hợp đạo lí; cho nên khéo hiểu, chính là ‘hiểu việc,’ thường hiểusự lí là pháp phương tiện. Pháp phương tiện biểu hiện ở đâu? Là ở trong đưa tay, cất bước.

Vạn pháp duy tâm chuộng khéo hiểu

Trong đối nhân xử thế, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng; câu nói nào chúng ta thích nghe; câu nói nào nghe không hợp ý thì theo cảm nhận mà chúng ta biểu hiện ra hành động. Thế nên, nhất định chúng ta phải bồi dưỡng tâm rộng lượng, thường xuyên chú ý tiếng nói và sắc mặt được dung hòa, biểu hiện động tác cũng nên diệu dàng, không nên động một tí là nổi giận. Chúng ta xem thử có những người vừa nghe qua không thích thì liền nổi giận, cầm vật gì thì ném ngay, đấm ngực, giậm chân để trút hết sự bất mãn của họ. Người như vậy là không có khéo hiểu, do đó mà không thể hiểu rõ lí.

Bất cứ việc gì chúng ta cũng khéo biết thì chuyển hóa tức giận thành dịu dàng; cho nên “đưa tay, cất bước là pháp hay.” Bất cứ chúng ta nghe việc tức giận nào, cảm thấy bực bội cũng không nên ‘giậm chân,’ ném đồ vật mà phải giữ bình tĩnh, dịu dàng mới là phương pháp khéo léo.

Vạn pháp duy tâm chuộng khéo biết. Theo căn cơ dạy pháp phương tiện.” Nếu như chúng ta nghe, thấy mọi việc đều tiếp nhận vào tâm, rồi hóa giải thành tốt đẹp, hòa thuận thì không những tốt cho mình tu dưỡng hình tướng mà còn là phương tiện giáo hóa người khác. Bởi vì vạn pháp duy tâm, chúng ta tiếp nhận vào để tăng thêm hiểu biết thì hành động bao dung sẽ biểu hiện ra ngoài; người khác nhìn thấy cũng sẽ tự xét lại mình. Đây chính là theo căn cơ mà chỉ dạy.

Chúng ta phải luôn nhớ kĩ đưa tay, cất bước đều là giáo dục; cho nên có rất nhiều việc phải bắt đầu từ tâm tu mà biểu hiện ra hành động, không chỉ tu hành làm lợi mình mà còn làm lợi người khác, giáo hóa họ. Như thế, bất cứ việc gì chúng ta cũng làm được là do khéo biết.

Nếu chúng ta làm được “Tùy duyên bất biến[21] sự lí viên. Khéo biết phương tiện chẳng khó gì”. Bất biếntâm chân thật. Khi mới phát tâmbản tính rất chân thật, thanh tịnh, vô nhiễm, cũng chính là chí hướngtiết tháo ‘phát tâm lập nguyện.’ Nếu chúng ta phát tâm lập nguyện bằng tâm chân thật, mặc dù duyên đời có muôn nghìn sự thay đổi, nhưng bản tính không thay đổi, tất nhiên là sự lí viên dung.

Trước đây, tôi thường nói bản tính như nước có thể theo hình vuông hay hình tròn, nhưng tính nước vẫn không đổi, nhưng nó có thể tùy duyên hòa hợp, cũng chính là không nên chấp trước. Người học Phật đáng sợ nhất là chấp trước. Chúng ta phải dùng cách phương tiện khéo biết, dùng tâm chân thật mà phát tâm hành đạo Bồ-tát, thì mới hiểu rõ sự lí về vạn sự, vạn vật, vạn lí ở thế gian.

Chúng ta học Phật, gặp việc mà hiểu được đạo lí trong đó; như thế gọi là trí tuệ. Người nào ở nhân gian mà không gặp việc? Trong cuộc sống hàng ngày đều có câu giải đáp về con người, sự việc, sự vật v.v…bất cứ người nào cũng không tách rời.

Nhưng chúng ta thường bị người và sự vật quấy nhiễu, cho nên khởi tâm phiền não. Đây chính là ‘sự không hợp lí.’ Trước đây, tôi từng nói: “Người viên mãn thì sự viên mãn; sự viên mãn thì lí viên mãn.” Điều quan trọng nhất là tạo nền tảng làm người cho tốt, tiến lên thì đạt đến sự lí viên dung. Làm người phải chú trọng điều phục ý niệm, chúng ta không điều phục được ý niệm thì làm sao đạt được khéo biết? Làm được khéo biết thì mới mở rộng tâm lượng, dung nạp vạn sự, vạn pháp.

Theo căn cơ mà chỉ dạy trừ tâm trói buộc

Tôi xin kể một câu chuyện, khi Đức Phật còn tại thế để chứng minh: Một hôm, có một thầy tỷ-khưu còn trẻ, khi đi ra ngoài thầy gặp một cô gái rất xinh đẹp. Từ đó, thầy thường khởi ý nghĩ ham muốn, bất tịnh với cô gái này. Chính thầy cũng trách mình, tự chuốc lấy khổ đau. Vì sao sau khi gặp cô gái ấy, ta có ý nghĩ ham muốn bất tịnh, nhớ mãi cô ta không quên được?

Một lần, thầy thấy Tôn giả A-nan liền thổ lộ:

- Thưa Tôn giả! Tôi đang có tâm sự, nên bị đau khổ giày vò, tôi không biết làm thế nào để giải tỏa được?

Tôn giả hỏi:

- Thầy gặp khó khăn gì, hãy nói nỗi đau khổ ra nhé!

- Thưa Tôn giả! Một hôm, tôi đi ra ngoài, gặp một cô gái trẻ rất xinh đẹp; vì không làm chủ được tâm mình, nên thường khởi ý nghĩ bất tịnh. Từ lúc gặp cô ấy đến nay, tôi không thể nào xóa sạch ý nghĩ này, cho nên tôi rất đau khổ.

- Thầy còn trẻ mới vào đạo, nên phải cố gắng chú ý tâm niệm mình. Đức Phật thường dạy chúng ta phải quán thân bất tịnh.

- Dạ, tôi cũng nghe Đức Phật dạy, cho dù ý nghĩ nhắc nhở quán thân bất tịnh, nhưng tâm ô nhiễm lại cứ hiện lên.

- Thầy nên quán tưởng thân thể cô gái kia, rốt cuộc thân phần nào đáng để yêu thương? Thân thể của con người là đãy da chứa xương thịt, đãy thịt chứa nội tạng mà nội tạng là rất nhiều ô uế; chỉ cần mắc bệnh nhẹ thì dung nhan bị tàn tạ. Trong thân thể tập hợp rất nhiều ô uế, nếu không may bị đâm thủng bụng thì ruột gan lòi ra thật là ghê tởm. Như thế có cái gì để đáng yêu?

- Dạ, tôi cũng có nghĩ qua điều này.

- Thầy hãy suy nghĩ kĩ về thân mình, có lúc nào mà sạch sẽ thơm tho? Bình thường đói bụng thì muốn ăn cơm; bất luận là thức ăn hay nước uống đưa vào trong thân thể thì nó sẽ bài tiết ra vật nhơ uế; có gì là sạch sẽ, thơm tho?

- Dạ, đúng rồi! Tôi cũng nghĩ như vậy.

- Thế gian này thật sự là vô thường. Đức Phật từng bảo các thầy tỷ-khưu đến bên bờ sông nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn, nước bắn tung tóe làm nổi bọt lên, rồi tan mất rất nhanh; vô thường cũng như thế. Thật ra, ham muốn giữa người nam và người nữ, chỉ là thú vui nhục dục ô uế nhất thời, rất vô thường, nhưng để lại nhiều đau khổ. Thầy còn trẻ hãy quán sát vô thường.

Mặc dù, thầy biết quán thân bất tịnh, nhưng không có cách nào thấu rõ được giáo lí, mãi đến khi Tôn giả A-nan nêu ra giáo lí vô thường thì thầy mới hiểu được sâu sắc và chợt hiểu: “Đúng thế! Đời người vốn vô thường, như huyễn, như hóa, như bọt nước, như sương cũng như điện chớp; rốt cuộc chẳng có vật gì bền chắc, đáng tin cậy để ta giữ mãi mà an vui?” Thầy mãi suy nghĩ vấn đề này, cuối cùng hiểu rõ, giác ngộ được vạn pháp duy tâm, chỉ ở trong một ý nghĩ. Thế gian có gì là bền chắc? Ham muốn tình dục giữa nam nữ cũng là vô thường, càng không có bền vững. Vì thầy đang ở trong tình cảnh nên biết rõ, từ trải nghiệm khó khăn về con người và sự vật mà giác ngộ được vạn pháp duy tâm.

Đức Phật từng mở ra tám vạn bốn nghìn pháp môn để trị bệnh phiền não của chúng sinh, chỉ vì con người, sự việc, sự vật phức tạp hay thay đổi. Vì thế, Ngài dùng nhiều pháp phương tiện để quán căn cơ mà chỉ dạy. Quán căn cơ mà chỉ dạy, không phải chúng ta dùng bằng lời nói, mà là khi gặp việc, biết khéo hiểu như thế nào, thể hội như thế nào, giải bày như thế nào. Phật pháp sâu như biển cả, nhưng phương pháp hay nhất chính là khéo biết dùng phương tiện.

Chúng ta học Phật phải học khéo biết dùng phương tiện thì mới ở trong sự vật không bị ô nhiễm, vẫn ở trong đại chúng mà lộ ra tùy duyên, theo căn cơhóa độ họ thành người tốt. Thế nên, mọi người cần phải dụng tâm nhiều hơn và luôn thuộc lòng “Hiểu rõ sự lí, pháp phương tiện. Đưa tay, cất bước là pháp hay. Vạn pháp duy tâm chuộng khéo biết. Theo căn cơ dạy pháp phương tiện”.

Đoạn kết

Hai mươi việc khó khắc phục trong đời

Phật dạy có hai mươi việc khó,

Có tâm đối trị thì không khó,

Tâm Phật, chí thầy, tâm Từ Tế,

Nhân duyên tốt nắm tay đi cùng.

Thường nghĩ thân này chẳng phải ta,

Nuôi dưỡng huệ mạng không thoái chuyển,

Mỗi niệm thường giữ Giới, Định, Tuệ,

Khắc phục các việc khó đời người.

Trong hội Từ Tế gặp Phật pháp,

Tĩnh tâm thực hành chánh niệm, định,

Thân hành, tâm nghĩ không thoái chuyển,

Lời hay, trung thực, không nói xằng.

Đức chân, thiện, mĩ từ ba nghiệp,

Gặp thiện tri thức chẳng khó gì,

Tâm địa Bồ-tát như Tịnh độ,

Tịnh độ nhân gian ở bên mình.

Tự mình gắng hành đạo Bồ-tát,

Đạo tâm kiên cố không việc khó,

Đời người nào có hai mươi việc,

Đời người nào có hai mươi việc.

Đoạn này là kệ tụng kết luận “đời người có hai mươi việc khó,” tổng kết tinh túy hai mươi điều khó thành văn chương ngắn gọn, giúp cho chúng ta hiểu rõ, chỉ cần chuyển một tâm niệm thì đời người chẳng có việc gì khó khăn. Chỉ cần chúng ta có tâm, biết đời người vốn là vô thường thì không có gì hay để mà cố chấp.

Nếu ai cũng biết quán có vô thường thì bất cứ việc gì cũng không có khó khăn; cho nên, đoạn văn này nói: “Phật dạy có hai mươi việc khó. Có tâm đối trị thì không khó. Có tâm đối trịchúng ta phải thông suốtvô thường. Nếu như bình thường chúng ta thấu triệt vô thường, biết đời người có nhiều vấn đề khó khăn thì khi đối diện thử thách sẽ biết phải làm thế nào.

Tâm Phật, chí thầy, tâm Từ Tế. Nhân duyên tốt nắm tay đi cùng. Đời người đã vô thường như thế, rốt cuộc chúng ta phải đối trị như thế nào? Trước tiên, chúng ta phải bồi dưỡng tâm từ bi, tâm Phật là tâm đại từ bi; sau đó phải có chí nguyện kiên cố, là thừa kế chí thầy để thúc đẩy chí hướngsự nghiệp của Từ Tế. Chúng ta đã phát tâm thì phải lập nguyện hành đạo Bồ-tát. Như thế là “chí thầy, tâm Từ Tế.

Chúng ta đều có nhân duyên nên mới gặp nhau ở đây. Hai bên đều đồng tâm, đồng chí hướngđồng đạo. Cho nên phải “Thường nghĩ thân này chẳng phải ta. Nuôi dưỡng huệ mạng không thoái chuyển. Mỗi niệm thường giữ Giới, Định, Tuệ. Khắc phục các việc khó đời người.” Chúng ta phải hiểu rõ “thân thể chẳng phải của ta có, con người chẳng có quyền sở hữu.”

Thân bị định luật sinh, lão, bệnh, tử; cho nên, chúng ta không thể chế ngự được, ‘thân này chẳng phải của ta;’ bởi vì, sinh mệnh vô thường, giây phút vừa sinh ra, đồng thời cũng chính là đi đến cái chết. Thế nên, thân thể chẳng thuộc về của chúng ta. Nếu chúng ta phân tích cấu tạo của thân thể thì tim là tim, đầu là đầu, chân là chân, chẳng có bộ phận nào là của ‘ta’. Mỗi bộ phận trong thân thể này hợp lại mà thành cái ta giả danh. Mặc dù sinh, lão, bệnh, tử thay đổi không dừng, nhưng chúng ta phải luôn luôn trưởng dưỡng huệ mạng không ngừng. Điều quan trọng nhất là biết rõ huệ mạng của mình.

Chúng ta đã hiểu rõ huệ mạng bất diệt, bất biến; vô thỉ, vô chung thì phải thường giữ Giới, Định, Tuệ và diệt trừ tham, sân, si để bảo toàn huệ mạng; cho dù trong sát na cũng không được sơ suất.

Giới là qui củ của chúng ta; Định là tâm không dao động, không thoái chuyển. Nếu như chúng ta thường giữ Giới và Định thì Trí tuệ hiện rõ thanh tịnh vô nhiễm. Như thế, chúng ta đối diện với vạn sự, vạn vậtthế gian có gì mà khó khăn? Cho nên nói: “Khắc phục các việc khó của đời người”.

Tĩnh tâm thực hành chánh niệm, định.

“Trong hội Từ Tế gặp Phật pháp. Tĩnh tâm thực hành chánh niệm, định.” Chúng ta có duyên cùng sinh ra vào thời đại này, lại đồng tâm, đồng chí nguyện đi theo con đường của Từ Tế, nhờ pháp lành thế gian mà gặp Phật pháp; như vậy là vào từ cửa thiện. Thật ra, giáo pháp của Đức Phật, quy lại là từ, bi, hỉ, xả; đó là thiện pháp thế gian. Nếu chúng ta làm mà tâm không chấp vào việc làm thì cũng là Phật pháp.

Chúng ta đi trên con đường của Từ Tế mà gặp được Phật pháp. Khi đối diện chúng sinh đông đảo, nhưng trong tâm luôn giữ được bình tĩnh. Đây gọi là đối cảnh không sinh tâm, cũng chính là “Tĩnh tâm thực hành chánh niệm, định.” Tâm chúng ta yên tĩnh, sẽ biến thành hành động tức là ‘tín, thật, thành, chánh,’ tâm không bị ngoại cảnh mê hoặc thì đưa tay, cất bước đều là Thiền. Lự là định tâm, “Tĩnh tâm thực hành chánh niệm, định, tức là cảnh giới thanh tịnh, yên tĩnh.

Thân hành, tâm nghĩ không thoái chuyển. Lời hay, trung thực, không nói xằng.” Tâm tịnh thì Phật phápthế gian đều bình đẳng thì quan niệm nhìn tất cả việc đời và việc người chẳng có chút sai lệch, nên nói là Phật pháp. Phật pháp là không nói dối, không nói thêu dệt, không nói đâm thọc, không nói ác; mỗi câu, mỗi chữ đều có thể đều độ người hướng về thiện. Như thế chính là học Phật, ngoài làm lợi mình, còn phải làm lợi người khác. Vì thế, nhất định chúng ta phải giữ tốt ba nghiệp thân, khẩu, ý; nói ra điều gì phải chú ý. Bởi vì, mỗi câu nói đều là biểu hiện tâm mình.

Đức chân, thiện, mĩ từ ba nghiệp. Gặp thiện tri thức chẳng khó gì.” Đức tính chân, thiện, mĩ là tự mình cố gắng làm việc thiện rồi biểu hiện ra thân tâm. Bởi vì không phải nói bằng miệng, mà ‘tâm ta chân thật thì tâm địa ta lương thiện.’ Tâm địa thiện chân thật, tất nhiên là tốt, nhưng chúng ta phải làm thế nào để con người biểu hiện ra tốt đẹp và viên dung? Là cần phải hành động ở thân, biểu hiện qua lời nói, suy nghĩ tốt thì mới thiết thực trong cuộc sống.

Gặp thiện tri thức chẳng khó gì. Bởi vì từ hoàn cảnh chung quanh cho đến con người và sự việc đều là thiện tri thức của chúng ta. Chúng ta muốn kết duyên tốt với người khác, là cần ở sự quan tâm biểu hiện chân thành qua thân, khẩu, ý. Giả sử chúng ta không cẩn thận biểu hiện qua thân, khẩu, ý bất thiện thì hoàn cảnh chung quanh cho đến con người và sự việc sẽ trở thành duyên xấu. Cho nên, hoàn cảnh chung quanh, nhân duyên con người và sự vật là tốt hay xấu đều quyết địnhchúng ta. Nếu như thân, khẩu, ý chúng ta biểu hiện tốt đẹp chân thật, như thế thì tất cả chung quanh đều là thiện tri thức của chúng ta.

Tịnh độ nhân gian ở bên mình.

Tâm địa Bồ-tát như Tịnh độ. Tịnh độ nhân gian ở bên mình.Đức Phật dạy: “Tất cả do tâm tạo.” Tâm địa chúng ta phải luôn giữ thanh tịnh, như vậy mới là tâm Bồ-tát. Chúng ta đã học Phật thì phải thành Phật, có quyết tâm thành Phật thì phải thường giữ sạch tâm, đừng để bị ô nhiễm. Tâm thanh tịnh tức là Tịnh độ nhân gian ở bên mình, thì nơi nào mà chẳng phải là Tịnh độ? Mọi người chung quanh, người nào mà chẳng phải là Bồ-tát, là thiện tri thức?

Bồ-tát, Tịnh độ phải từ “tự mình cố gắng hành đạo Bồ-tát” mà được. Chỉ cần thấy người khác đồng tâm, đồng đạo thực hành đạo Bồ-tát mà chúng ta không làm theo thì không thể cảm nhận được sự thực tốt đẹp chân thật. Cho nên nói: “Tự mình gắng hành đạo Bồ-tát. Đạo tâm kiên cố không việc khó.” Nếu chúng ta tự mình cố gắng làm, đạo tâm kiên cố thì sự vật ở thế gian không có gì khó khăn.

Cổ nhân dạy: “Siêng năng thiên hạ không việc khó,” giống như nói tự mình cố gắng làm. Nếu như chúng ta bằng lòng tự mình cố gắng làm, giữ đạo tâm kiên cố, mỗi giờ phút đều tinh tấn tu theo đạo Bồ-tát thì đời người hoàn toàn không có hai mươi việc khó.

Chúng ta học Phật không chỉ là ‘tâm tôi tốt’ thì được rồi. Thật ra, tâm mỗi người đều rất tốt, chỉ do tâm tán loạn, bị niệm bất tịnh, ô nhiễm quá nhiều. Do đó, Đức Phật muốn các đệ tử cố gắng tu hành mới nêu ra hai mươi việc khó mà người tu hành sẽ gặp chướng ngại, phiền toái.

Chúng ta phải cố gắng đối diện hai mươi việc khó này. Khi gặp khó khăn và trở ngại ở hiện tại thì phải học để khắc phục. Ví dụ bắt đầu từ khó khăn thứ nhất là bố thí. Chúng ta tu học đạo Bồ-tát là Lục độ[22], Vạn hạnh[23] thứ nhất phải bắt đầu từ bố thí. Ý nghĩa bố thí là xả, xả bỏ tất cả phiền não, xả bỏ tất cả nhân ngã, thị phi; xả bỏ ngã mạn, ngã tướng, ham muốn tâm ta. Chúng ta bố thí không chỉ giúp người về vật chất mà còn an ủi về tinh thần. Nếu chúng ta xả được thật sự thì bỏ được tất cả phiền não.

Vì đạo quên mình, trừ được ái dục

Trong Kinh A-hàm có một đoạn kinh văn: Đức Phật kể lại thời xa xưa có một vị Bích-chi Phật. Thời đại không có Phật xuất thế, nên không có thầy truyền trao mà ngài tự tu chứng thành Bích-chi Phật.

Thân tướng vị Bích-chi Phật rất đoan nghiêm, lại có trí tuệ hơn người. Ngài tu hành theo pháp môn lấy xả và bố thí làm mục tiêu. Ngài nhìn thấu tất cả, cho nên xả bỏ tất cả, trong tâm chẳng có chút lo lắng, tâm luôn thanh tịnh.

Thời ấy, người tu hành chỉ ôm bát đi khất thực. Một lần, ngài đến nhà trưởng giả khất thực. Trưởng giả có một cô con gái mới lớn lên rất xinh đẹp, nhưng tính tình cô rất kiêu ngạo. Mặc dù có rất nhiều người đến cầu hôn mà cô vẫn không chịu, nhưng cô một mực đem lòng thương yêu vị Bích-chi Phật này. Bất cứ giá nào, cô cũng ép buộc cha cô phải tiến hành cuộc hôn nhân; nếu không theo ý mình thì cô sẽ tự sát. Do vậy mà trưởng giả rất đau khổ, ông biết không thể nào làm ô nhiễm thân tâm người tu hành; việc hôn nhân này dứt khoát không được. Nhiều lần ông muốn nói, nhưng cũng rất khó khăn.

Vị Bích-chi Phật biết rõ việc này. Ngài muốn làm tất cả vì trưởng giả, không nỡ để ông bị khó xử như thế; cho nên ngài đến gặp cô gái và hỏi:

- Này cô! Rốt cuộc cô thương tôi ở thân phần nào?

Cô gái đáp:

- Em thương toàn thân thầy; bởi vì, từ lúc thấy thầy đến nay, bất cứ giây phút nào em cũng nhớ đến thầy.

- Trong toàn thân tôi, cô yêu thân phần nào nhất?

- Ánh mắt của thầy làm cho em nhớ mãi không quên, đôi mắt thầy rất đẹp, nên em rất thích. Bất luận em ở nơi đâu, nhưng đôi mắt thầy vẫn ở mãi trong tim em.

- Được! Chỉ cần cô nói thích thì tôi cho cô ngay.

Thế là, ngài đưa tay móc một con mắt, trong chốc lát cả cánh tay và khuôn mặt ngài đều máu chảy dầm dề. Cô gái nhìn thấy sợ hãi xanh mặt. Ngài nắm lấy cơ hội liền bảo:

- Này cô xem đi! Khi tôi bình thường mạnh khỏe, cô thấy tôi thứ gì cũng đẹp, đặc biệt là thương đôi mắt tôi. Thật ra, nó là máu chảy đầm đìa như thế này, có gì để đáng yêu? Đây là một vật tầm thường ô uế. Hôm nay, tôi móc nó cho cô. Như vậy, cô phải trừ bỏ ý nghĩ đắm nhiễm trong tâm được chưa?

Cô gái nghe ngài dạy, cảm thấy rất xấu hổ, vội vàng xin sám hối; tình yêu mù quáng trong tâm cô liền tan mất, cô nghĩ: “Đúng rồi! Thân người là vô thường, ô uế như thế; con mắt máu chảy dơ như vậy, rốt cuộc mình thương thứ gì?” Cô liền giác ngộ, vị Bích-chi Phật cũng an tâm đi về.

Vì đạo quên mình, cũng chính là bố thí không sợ hãi. Thế nên, chúng ta trừ bỏ phiền não, chướng ngại hai mươi việc khó của đời người, nhất định phải bắt đầu từ chữ ‘xả.’ Nếu như mọi người đều có tâm xả thì khi đối diện với nhân sinh còn có thứ gì mà không buông xả? Còn có gì để tính toán? Tóm lại, chỉ cần chúng ta dụng tâm đối trị tất cả việc thì không có việc khó.

“Kệ tụng giải thích ý nghĩa đời người có hai mươi việc khó.” Ở đây phải nói ra một đoạn, biết đâu có người nói: “Trên đường nhân sinh, tôi gặp rất nhiều thất bại, khổ đau. Vì sao chỉ có hai mươi việc khó?” Thật ra, đạo lí bao giờ cũng thông nhau, chúng ta qui lại tỉ mỉ một tí thì sẽ phát hiện bất kì vấn đề nào cũng chỉ ở một chữ ‘tâm’. Chúng ta dụng tâm nhiều thì có thể ở trong hai mươi diệu pháp này, tìm ra một thang thuốc hiệu quả đặc biệt của mình.

Thầy thuốc từ bi, vô tư đã đem thang thuốc chỉ rõ cho đời, uống hay không uống thì hãy nhìn vào tâm của mỗi người; cho nên xin mọi người nhất định phải dụng tâm nhiều nhé!




Giới thiệu sơ lược về Ni trưởng Chứng Nghiêm

Ni trưởng Chứng Nghiêm sinh năm 1937, ở huyện Đài Trung, thị trấn Thanh Thủy. Năm 1963, Ni trưởng quy y với Trưởng lão Hòa thượng Ấn Thuận. Năm 1966, Ni trưởng sáng lập Phật giáo khắc nạn Từ Tế công đức hội. Ni trưởng từng được các giải thưởng phục vụ xã hội ở Philippines như giải Phụng Hiến Xã Hội Châu Á Ramon Michael v.v… Và Ni trưởng được trường Đại học Trung văn Hong Kong công bố học vị Tiến sĩ vinh dự Khoa Học Xã Hội. Suốt 36 năm, Ni trưởng theo quan niệm để dìu dắt mọi người là “thành, chánh, tín, thật”. Chí hướngsự nghiệp của Từ Tế do công việc từ thiệnmở rộng ra như chữa bệnh, giáo dục, văn hóa, cứu trợ quốc tế, hiến tủy sống, bảo hộ môi trường và cộng đồng tình nguyện viên. Mong ước cống hiến ở đây là tạo thành chí hướngsự nghiệp đó là ‘bốn chí hướng sự nghiệp lớn và tám dấu chân kỳ diệu.’ Đạt đến mục tiêu Tịnh độnhân gian là tịnh hóa lòng người, xã hội hòa hợp tốt đẹp, thiên hạ không còn tai nạn.

Sáng lập chí nghiệp Từ Tế

Năm 1966, Ni trưởng sáng lập Phật Giáo Khắc Nạn Từ Tế Công Đức Hội.

Năm 1980, Ni trưởng sáng lập Phật Giáo Từ Tế Từ Thiện Sự Nghiệp Cơ Kim Hội.

Năm 1986, Ni trưởng sáng lập Phật Giáo Từ Tế Tổng Hội Y Viện.

Năm 1989, Ni trưởng sáng lập Phật Giáo Từ Tế Hộ Lí Chuyên Khoa Học Hiệu.

Năm 1993, Ni trưởng thành lập Đài Loan Địa Khu Từ Tế Cốt Tủy Quyên Tặng Tư Liệu Trung Tâm.

Năm 1994, Ni trưởng sáng lập Phật Giáo Từ Tế Y Học Viện.

Năm 1996, Ni trưởng sáng lập Phật Giáo Từ Tế Đại Lâm Y Viện Phá Độ.

Năm 1998, Ni trưởng thành lập đài truyền hình Từ Tế Đại Ái.

Năm 2000, Ni trưởng sáng lập Phật Giáo Đại Lâm Từ Tế Y Viện.

sáng lập Từ Tế Đại học, Trung học, Tiểu học.

Sự nghiệp biên soạn

Tịnh tư ngữ, Kinh Bát đại nhân giác, Người có hai mươi việc khó, Giảng nghĩa Ba mươi bảy đạo phẩm, Kinh Phụ mẫu ân trọng nan báo, Kinh Vô lượng nghĩa, Kinh Phật di giáo, Tịnh nhân tam yếu, Kinh Tứ thập nhị chương, Tĩnh tư thần ngữ, Trí tuệ thanh tịnh, Hoan hỉ tự tại, Bồ-tát ở nhân gian, Trở về quê hương tâm linh, Từ Tế tâm đăng, Tâm linh tự tại, Câu chuyện nói về Pháp sư Chứng Nghiêm, Tuần hoàn tốt đẹp, Mười cảnh giới tâm linh, Có bạn từ phương xa đến, Chứng Nghiêm PhápTâm Liên, Cửa sổ tâm linh, Trần tận quang sinh v.v…


[1] Ngũ trược (s: pañca kaṣāyāḥ): còn gọi là Ngũ Chỉ (五滓), tức trong thời Kiếp giảm, thọ mạng của chúng sinh giảm xuống dần) sẽ sinh khởi năm loại nhơ bẩn hay điều không tốt lành. Theo Kinh Bi Hoa (悲華經) và Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林), Ngũ trược gồm:

(1) Kiếp trược (s: kalpa-kaṣāya, 刼濁): vào thời Giảm kiếp, khi thọ mạng của chúng sinh giảm xuống còn 30 tuổi thì sẽ sinh ra nạn đói, giảm đến 20 tuổi thì sẽ có bệnh dịch hoành hành, đến 10 tuổi thì xảy ra nạn đao binh, làm cho tất cả chúng sinh thảy đều bị tai hại.

(2) Kiến trược (s: dṛṣṭi-kaṣāya, 見濁): khi chánh pháp đã diệt, tượng pháp xuất hiện, tà pháp chuyển sinh, tà kiến tăng trưởng mạnh và khiến cho mọi người không còn tu theo con đường lành nữa.

(3) Phiền não trược (s: kleṣa-kaṣāya, 煩惱濁): chúng sanh có nhiều ái dục, bỏn xẻn, keo kiệt, đấu tranh lẫn nhau, ăn chơi trác táng, thọ nhận các tà pháp và làm cho tâm thần bị não loạn.

(4) Chúng sanh trược (s: sattva-kaṣāya, 眾生濁): còn gọi là Hữu tình trược (有情濁), chúng sanh có nhiều điều xấu ác, tệ hại, không hiếu kính cha mẹ, tôn trưởng, không biết sợ nghiệp quả báo, không làm việc phước thiện công đức, không tu hạnh bố thí trí tuệ cũng như ăn chay, không giữ gìn các giới cấm, v.v.

(5) Mạng trược (s: āyu-kaṣāya, 命濁): hay còn gọi là Thọ trược (壽濁), từ ngàn xưa thọ mạng con người là 80.000 tuổi, thời nay do vì ác nghiệp tăng trưởng nhiều, cho nên tuổi thọ giảm dần, vì vậy người thọ 100 tuổi rất hiếm có.

[2] Bốn đại: Đất, nước, gió, lửa.

[3] Phần đoạn sinh tử分 段生死 ( Biến dịch sinh tử; Hữu vi sinh tử): Sự sinh tử của chúng sinh trong ba cõi, một trong ba thứ sinh tử. Do quả báo sinh tửchúng sinh trong ba cõi chiêu cảm thân tướngthọ mạng dài ngắn khác nhau, cho nên gọi là Phần đoạn sinh tử.

[4] Ngũ Uẩn (s: pañca-skandha, p: pañca-khandha, 五蘊): còn gọi là Ngũ ấm (五陰), Ngũ chúng (五眾), Ngũ tụ (五聚). Phiên âm là tắc-kiện-đà (塞健陀), ý là tích tụ, loại biệt, tức là năm loại khác nhau về các pháp hữu vi; về mặt khách quan, là chỉ cho toàn thể thế giới vật chất cũng như tinh thần. Gồm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

[5] Huệ mạnh 慧命: Pháp thân lấy trí tuệ làm sinh mạng.

[6] Tùy duyên bất biến: Chân như thuận theo duyên sinhhiện ra các tướng tịnh nhiễm, mê ngộ, nhưng lí thể vẫn thường hằng bất biến.

[7] Devadatta, 提婆達多: gọi tắt là Đề-bà (提婆). Là em họ của Đức Thế Tôn, anh của A-nan (s, p: Ānanda, 阿難), con của trưởng giả Thiện Giác (善覺) và là em của công chúa Da-du-đà-la (s: Yaśodharā, 耶輸陀羅).. Khi Đức Thế Tôn về thăm cố hương của mình, ông đã cùng với những người thanh niên của dòng họ Thích-ca như A-nan, A-na-luật (s: Aniruddha, 阿那律), Ưu-ba-ly (s, p: Upāli, 優波離), v.v…, đã xuất gia và theo làm đệ tử của đức Phật. Trong suốt 12 năm trường, ông thường có thiện tâmnỗ lực tu tập, nhưng không chứng được thánh quả nên dần dần tâm ấy thoái chuyển và sanh ra ác niệm.

[8] Ca-diếp-ma-đằng 迦葉摩騰; s: Kāśyapa Mātaṅga.

[9] Trúc Pháp Lan 竺法蘭; Go-bharaṇa; Dharmarakṣa

[10] Cấp-cô-độc (S: Jetavana-anāthapiṇḍasyārāma; 級孤獨園, Kì-hoàn-a-nan-bân-để-a-lam; tinh xá Kì viên; Kì Thụ Cấp Cô Độc viên. Tinh xá ở khu vườn phía nam thành Xá-vệ nước Kiều-tát-la, thuộc Trung Ấn Độ. Đây là nơi nổi tiếng nhất trong các nơi Đức Phật thuyết pháp.

[11] Tĩnh Tư Ngữ靜思語: Bốn trăm câu Tĩnh Tư Ngữ là kết tinh trí tuệ chuyên tu khổ hạnh của Ni trưởng Chứng Nghiêm.

[12] Khí thế gian 器世間 (S: bhājana-loka; Khí thế giới): Thế giới mà tất cả chúng sinh đang ở, một trong ba thế gian.

[13] Ma-ha-nam 摩訶男 (S: Mahanama; Ma-ha-na-ma; Đại hiệu): Vị tỷ-khưu đệ tử của Đức Phật.

[14] Tháng 9 năm Dân Quốc 819

[15] Bích-chi Phật (S: Pratyeka-buddha. Dịch ý là Duyên giác, Độc giác): Chỉ cho bậc Thánh không có thầy mà tự giác tự ngộ. Cứ theo luận Đại trí độ quyển 18 và Đại thừa nghĩa chương quyển 17 phần đầu, thì Bích-chi Phậthai nghĩa: 1. Sinh vào thời đại không có Phật, lúc ấy Phật pháp chưa lưu hành, nhưng nhờ nhân duyên tu hành đời trước, nương vào trí tuệ của chính mình mà được đạo. 2. Tự mình giác ngộ chứ không nghe theo người khác, nhờ quán xét và giác ngộThập nhị nhân duyênngộ đạo.

[16] Bát chánh đạo 八正道(S: āryāṣṭāṅgika-mārga; Bát thánh đạo, Bát chi thánh đạo…): Tám thứ chính đạo cầu Niết-bàn. Đây là pháp môn thực tiễn đại biểu nhất trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Phật giáo, tức là tám phương pháp, hoặc tám đường tắt chính xác hướng thẳng đến Niết-bàn giải thoát. Khi chuyển pháp luân Đức Thế Tôn nói về xa lìa dục lạckhổ hạnh, đi theo con đường Trung đạo, tức chỉ cho Bát chính đạo, gồm có: một, Chánh kiến; hai, Chánh tư duy; ba, Chánh ngữ; bốn, Chánh nghiệp; năm, Chánh mạng; sáu, Chánh tinh tấn; bảy, Chánh niệm; tám, Chánh định.

[17] Trí tuệ vốn đầy đủ.

[18] Tịnh bình 淨瓶 (S: Kuṇḍikā; Quẫn-trĩ-ca): Nghĩa là cái bình. Có hai loại bình: Tịnh bìnhXúc bình.

[19] Trường xây dựng vào năm Dân Quốc 819.

[20] Tùy duyên bất biến: Chân như thuận theo duyên sinhhiện ra các tướng tịnh nhiễm, mê ngộ, nhưng lí thể vẫn thường hằng bất biến.

[21] Tùy duyên bất biến: Chân như thuận theo duyên sinhhiện ra các tướng tịnh nhiễm, mê ngộ, nhưng lí thể vẫn thường hằng bất biến.

[22] Lục độ 六度: Tức là sáu Ba-la-mật. Hán dịch là Đáo bỉ ngạn (sang bờ bên kia). Độ là vượt khỏi biển sinh tử. Đáo bỉ ngạn là tới bờ Niết-bàn. Hành pháp Ba-la-mật có sáu: một, Bố thí; hai, Trì giới; ba, Nhẫn nhục; bốn, Tinh tiến; năm, Thiền định; sáu, Trí tuệ.

[23] Vạn hạnh 萬行: Tất cả các hạnh tu và tất cả hành động về đạo pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18570)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 12478)
Trong kinh Phật có dạy: Chúng ta phải cố gắng tu không thể chần chờ, bởi vì đâu có ai bảo đảm mình sống đến tám mươi tuổi mới chết. Trẻ có cái chết của trẻ...
(Xem: 11691)
Ý thứcvọng tưởng, là những mảnh vụn của tâm thể, là những áng mây đen che mờ mặt trăng tuệ giác, là những lượn sóng dấy động trên mặt biển chân tâm thanh tịnh...
(Xem: 13019)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
(Xem: 12045)
Trong đời sống chúng ta ai cũng có bản năng tự nhiên mong được hạnh phúc và thoát được đau khổ. Mong cầu được sung sướng là điều chính yếu của tất cả mọi người.
(Xem: 12384)
Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi...
(Xem: 11543)
Bằng Đạo Pháp, Phật mở ra cho ta một thế giới êm ả, an bìnhhạnh phúc, thay vì bước vào ta lại bước ra. Cái cánh cửa của thế giới đó ta không thấy...
(Xem: 11890)
Tôn chỉ Phật giáochí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
(Xem: 10522)
Chúng ta tu Phật, nên biết nhân quả là một giáo lý căn bản của đạo Phật, không thể nào hiểu lơ là hay sơ sài, mà phải hiểu cho tường tận mới khỏi những ngờ vực.
(Xem: 10835)
Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan.
(Xem: 28161)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 11047)
Ðạo Phật đã thấm sâu, đâm chồi, mọc rễ và lớn mạnh qua các lãnh vực văn hóa, gia đình, xã hội, nghệ thuật, kiến trúc... để hòa quyện thành nếp sống tâm linh tối thượng.
(Xem: 11277)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộvô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
(Xem: 13503)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
(Xem: 10962)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo đưọc các vua chúa ủng hộ...
(Xem: 11341)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
(Xem: 10805)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
(Xem: 11097)
Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng phápĐức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 12289)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
(Xem: 14793)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
(Xem: 10957)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 12248)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
(Xem: 11384)
Trước khi nói đến lộ trình của sự tạo nghiệp, cũng cần đề cập đến câu “nhất thiết duy tâm tạo” trong tư tưởng kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo để thấy rõ bản chất của nghiệp...
(Xem: 10667)
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến...
(Xem: 23779)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 11760)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
(Xem: 12189)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
(Xem: 12675)
Là đóa hoa ưu tú, tinh ba của dân tộc, là bậc kiệt xuất anh tài của Phật Giáo Việt Nam, sử gia Lê Mạnh Thát đã khai quật những nguồn tài liệu vô cùng quý giá...
(Xem: 10951)
Phong trào phục hưng đạt được động lực khi một số người con của đất nước trở thành những Tăng sĩ Phật giáophục sinh lại sự quang vinh cổ thời của Tăng già.
(Xem: 38563)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 10440)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
(Xem: 12053)
Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh...
(Xem: 17566)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 24871)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 10424)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
(Xem: 10635)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
(Xem: 11930)
Trước tiên đề cập vấn đề trên, có lẽ cũng nên xác định lại niên đại đản sinh của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) và niên đại nhập diệt của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni).
(Xem: 11191)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
(Xem: 11516)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thườngKhổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnhDiệt đế...
(Xem: 14618)
Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
(Xem: 21338)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
(Xem: 9789)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
(Xem: 11157)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
(Xem: 27190)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 11085)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
(Xem: 11719)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
(Xem: 10892)
Chân dung toàn cảnh về Học phái Phật giáo cho chúng ta cái nhìn mà qua đó Phân kỳ Phật giáo có thể chia làm 3 thời kỳ, đó là Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Phát triển...
(Xem: 14201)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 11375)
Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốt hay Phật xá lợi. Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng...
(Xem: 12549)
Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.
(Xem: 12158)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 10936)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10809)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13233)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11668)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13557)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11794)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11048)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant