Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Thượng thừa tam học khuyên chúng phổ thuyết

08 Tháng Mười Một 201417:43(Xem: 8077)
Thượng thừa tam học khuyên chúng phổ thuyết

THƯỢNG THỪA TAM HỌC KHUYÊN CHÚNG PHỔ THUYẾT

Nguyên tác: Thiền sư Pháp Loa
Huệ Chi Lê Hữu Nhiệm dịch



thuong-thua-tam-hoc
Phù học Phật chi lưu, tiên tu kiến tính. Kiến tính giả, phi vị hữu khả kiến chi vị kiến, nãi kiến vô khả kiến xứ nhi kiến chi. Có kiến kiến phi kiến, tắc chân tính thiện. Tính kiến vô sinh, tắc sinh kiến phi hữu; phi hữu tính thực, nhi thực kiến bất thiên. Cố danh chân thực kiến tính giả.

Kiến tính chi hậu, kiên trì tịnh giới. Vân hà tịnh giới? Dĩ thập nhị thời trung; ngoại tức chư duyên, nội tâm vô suyễn. Tâm vô suyễn động, cảnh đáo như nhàn. Nhãn bất vị thức sở duyên xuất; thức bất vị cảnh sở duyên nhập. Xuất, nhập bất giao, cố danh chế chỉ. Tuy danh chế chỉ, phi chỉ chỉ cố. Cố tri: nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý, diệc phục như thị. Thị danh Đại thừa giới; thị danh Vô thượng giới; diệc danh Vô đẳng đẳng giới.

Thử tịnh giới giả, tuy tiểu tăngchí đại tăng, giai khả trụ trì. Nhân trì đắc giới, kiên xác bất dao, thứ nãi tập thiền, thân tâm câu xả.

Thả tiền định chi yếu, tiên định kỳ tâm, thường tự tư duy: thân tòng hà lai? tâm tòng hà đắc? Tâm bất khả đắc, hà sở đắc thân? Thân tâm câu vô, pháp tòng hà hữu? pháp phi thực hữu, vô hữu hữu cố. Hữu phi hữu hữu, hữu hữu hà hữu? Hữu hữu dĩ vô, vô hữu hữu pháp. Pháp pháp bất pháp, pháp pháp hà y? Vô cứ vô y, pháp phi pháp pháp. Thử pháp phi thực, diệc phi bất thực. Đắc thực pháp chứng, năng chứng nhập thiền. Tu tập thiền thiền định, bất trứ công dụng. Dụng vô khả dụng, danh Thượng thừa thiền.

Ngoại tham "thoại đầu", vô sử gián đoạn; miên mật tương liên, diệc vô phùng hả, diệc bất điên đảo, diệc bất trạo cử, diệc bất trầm hôn. Hoạt bát bát để, như bàn tẩu châu; quang quýnh quýnh để, như đài phóng kính, Đáo giá điền địa, hành dã đắc, trú dã đắc, tọa dã đắc, ngọa dã đắc, ngữ dã đắc, mặc dã đắc, hà xứ bất vi chi đắc. Ký nhậm ma đắc, nhiên hậu đề đoạn tam quan ngộ cú, tam huyền, tam yếu, ngũ vị. Thuyên lượng tứ liệu giản, tứ tân chủ, tứ chiếu dụng, đẳng chư thiền tổ chi cơ quan; thất xuyên bát huyệt, đả khứ đả lai, chân nguyên thấu triệt. Phương năng tá Đăng vương chi pháp tọa, niêm thố giác, bỉnh qui mao, hoa phách nhất hồi, nhiệt mãn tứ chúng. Thủy khả chính nhậm ma thời, tiện phát vô thượng diệu tuệ, chiếu diệu vô phương, ư tứ lượng tâm, tứ niệm xứ, tứ vô úy; bát chính đạo, Phật thập lực, thập bát bất cộng pháp, nãi chí bát vạn tứ thiên Đà-la-ni môn. Trần trần, sát sát, nhất thiết chư tam muội môn, giai tòng tự kỷ lưu xuất; nhất nhất cụ túc. Tuệ ký cụ túc, thí dữ chúng sinh, nguyện lực vô cùng, Giác tự giác tha, tứ sinh cửu loại, nhất thiết phổ triêm.

Cái tuệ nhi bất đắc định giả, do danh càng tuệ, định nhi bất đắc tuệ giả, diệc danh si thiền. Cái thiền hữu ngũ đẳng: nhất phàm phu, nhị  ngoại đạo, tam Tiểu thừa, tứ Đại thừa, ngũ Thượng thừa. Thử sở vị thiền giả, nãi Thượng thừa chi thiền dã. Tự Tỳ-lư-giá-na, kinh lịch bất khả thuyết, bất khả thuyết kiếp số. Đãi vu Thích Ca Mâu Ni, truyền hạ Tây thiên nhị thập bát tổ, Đông độ lục tổ, tổ tổ thụ thủ, chí vu dương dương yên, số chi bất tận, giai do thử giới, thử định, thử tuệ, nhi đắc chứng ngộ, phi hữu dư dã.

Chư tiểu tử! Ký nhập tùng lâm, trước nhất tử địa. Đồ hoa  nhi dĩ cầu danh dự, bất phục tham thủ đế xứ. Ná cá thị chư Phật, tổ, sư hạ thủ xứ; ná cá thị nhị thừa, ngoại đạo dụng tâm xứ. Đồ tự nhật lai nguyệt vãng,  dịch dịch tha cầu; nhất đán bất húy, tương nại chi hà! Ná thị yên thân lập mệnh xứ để. Thả tam thiên uy nghi, bát vạn tế hạnh, vô nhất thu hào vi tự kỷ phần. Tha nhật Diêm-la vương tất bất phóng nhữ tại! Nhĩ hà bất phản tự tư? Vật dĩ mộng trung sự vi ngôn, bát vô nhân quả, mãng mãng đãng đãng, chiêu ương họa, phi duy huy thế tông môn, diệc nãi đố tàn chính pháp.

Y! Ngô mạt như chi hà dã dĩ!

Dịch nghĩa

PHỔ THUYẾT KHUYÊN MỌI NGƯỜI VỀ TAM HỌC THƯỢNG THỪA


Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.

Sau khi đã thấy tính rồi thì phải kiên trì tịnh giới. Thế nào là tịnh giới? Ấy là trong khoảng mười hai thời khắc của một ngày, bên ngoài tắt lặng mọi nhân duyên, bên trong tâm không  xao động. Tâm không xao động thì cảnh dù hiện đến cũng như không. Mắt không bị thức lôi cuốn mà hướng ra ngoài; thức không bị cảnh níu kéo mà hướng vào trong. Ra, vào không giao tiếp với nhau, cho nên gọi là chế ngự sự dừng. Tuy gọi là chế ngự sự dừng, không phải là dừng hẳn cái cớ nên dừng. Từ đó mà biết rằng, đối với các "thức" khác như tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng đều như vậy. Đấy gọi là Đại thừa giới, là Vô thượng giới, cũng gọi là Vô đẳng đẳng giới.

Phép tịnh giới này, từ người tiểu tăng cho đến bậc đại tăng, ai cũng có thể nắm giữ và an trụ trong đó được. Từ chỗ  giữ được giới, vững vàng không lay chuyển, sau mới tu tập thiền định, thân và tâm đều cùng vứt bỏ. Vả lại điều cốt yếu của phép thiền định, là trước hết định cái tâm của mình. Luôn luôn tự mình suy nghĩ: thân từ đâu tới? Tâm từ đâu thành? Tâm đã không có thì do đâu mà có thân? Thân và tâm đều là không thì pháp từ đâu mà có được? Pháp đã không phải là cái "hữu" có thực thì "vô" cũng có duyên cớ từ "hữu". "Hữu" không phải là "cái có hiện hữu", vậy thì cái có hiện hữu lấy gì mà có được? Cái có hiện hữu đã là không, "vô" cũng có phép tắc của "hữu", "pháp" là bắt chước cái "không pháp", vậy thì cái "pháp tự nó" là dựa vào đâu? Không có căn cứ, không có chỗ dựa, "pháp" chẳng phải là cái pháp tự nó. Cái pháp đó không phải là thực cũng không phải không thực. Có được thực pháp chứng ngộ, thì mới có năng lực chứng ngộ nhập thiền. Việc tu tập thiền định mà không cần bám vào công dụng, thì sẽ dùng được cái không thể dùng, đó gọi là Thượng thừa thiền vậy.

Bên ngoài thì tham cứu "thoại đầu", chớ để gián đoạn. Liên miên, mật thiết, không xen kẽ chắp vá, cũng không chao đảo; không tròng trành, cũng không đắm chìm mê muội. Tươi roi rói như ngọc lăn trên mâm; sáng lung linh như gương rọi trên đài. Đạt đến cõi đất ấy rồi, đi cũng đặng, đứng cũng đặng, ngồi cũng đặng, nằm cũng đặng, nói cũng đặng, làm thinh cũng đặng. Còn có nơi nào mà không làm đặng? Khi đã đạt được như vậy thì mới thấu hiểu "tam quan ngộ cú", "tam huyền", "tam yếu", "ngũ vị", mới suy xét kỹ về "tứ liệu giản", "tứ tân chủ", "tứ chiếu dụng",và cơ vi của các thiền tổ, "bảy khe tám lỗ", xào đi xáo lại, thấu triệt chân nguyên. Bấy giờ mới có thể mượn pháp tọa của Đăng vương, nhổ sừng thỏ, vặt lông rùa tung bay rực rỡ một phen,  làm nóng bừng mặt và tối mắt muôn loài. Đúng vào lúc ấy mới có thể phát sinh vô thượng diệu tuệ, chiếu dọi muôn phương, soi vào tứ lượng tâm, tứ niệm xứ, tứ vô ý bát chính đạo, Phật thập lực, mười tám bất cộng pháp, cho đến tám vạn bốn nghìn cửa Đà-la-ni. Dài lâu hay chóng vánh, hết thảy các cửa Tam muội đều từ trong chính mình mà tỏa ra, nhất nhất đều đầy đủ. Tuệ đã đầy đủ, thì bố thí ra chúng sinh, nguyện lực vô cùng. Giác ngộ mình và giác ngộ người khác; bốn giống chín loài, tất cả đều được thấm gội cả.

Bởi vì, tuệ mà không đạt được định, thì còn gọi là tuệ cằn, định mà không đạt được tuệ, cũng gọi là thiền si. Còn nói về thiền thì có năm bậc: thứ nhất là phàm phu; thứ nhì là ngoại đạo; thứ ba là Tiểu thừa; thứ tư là Đại thừa; thứ năm là Thượng thừa. Cái gọi là "thiền" ở đây là thiền Thượng thừa vậy. Từ Tỳ-lư-giá-na, trải qua không biết bao nhiêu số kiếp mới đến Thích Ca Mâu Ni. Truyền xuống đến hai mươi tám vị tổ Tây thiên, sáu vị tổ Đông độ, tổ này trao tay cho tổ khác, đến mức mênh mông tít tắp, kể không hết được. Tất cả đều từ cái "giới" ấy, cái "định" ấy, cái "tuệ" ấy mà được chứng ngộ; không nhờ đâu khác.

Này các môn đệ! Đã vào rừng sâu, nên cắm lấy một miếng đất. Luống chỉ  chăm vào hoa lá để cầu tiếng tăm, không quay lại cân nhắc, lựa chọn nơi nào là nơi các vị Phật, tổ, sư đã trực chỉ, nơi nào là nơi đám nhị thừangoại đạo dụng tâm; luống tự để cho ngày qua tháng lại, loay hoay tìm kiến những đâu, một mai nằm xuống thì biết làm thế nào? Còn biết chốn nào là nơi an thân lập mệnh nữa? Vả chăng, giữa ba nghìn uy nghi, tám vạn tế hạnh, không một mảy lông tơ nào là thuộc phần riêng mình. Ngày đó, vua Diêm-la tất không buông tha cho ngươi ở lại đâu. Vậy sao bọn các ngươi không  tự mình suy nghĩ lại? Chớ lấy việc trong mộng ra mà bàn, rồi gạt bỏ điều nhân quả, thả mình trong mịt mù hoang rậm, tự khoác lấy tai họa. Chẳng những làm sa sút tông môn mà còn làm ruỗng mọt chính pháp.

Ôi! Ta còn biết làm thế nào nữa đây!

 (http://lib.agu.edu.vn/)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4358)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4642)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4690)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5848)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3284)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5250)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2915)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4119)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5276)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4252)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3313)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6354)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5315)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4614)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6219)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6096)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3870)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6025)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4625)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4774)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3378)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6265)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4930)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3532)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3458)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5649)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4220)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5971)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5226)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3659)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3745)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3700)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3520)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5357)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 3995)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4345)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5812)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3114)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3056)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3844)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4840)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3560)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3027)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4560)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4711)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3427)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3976)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4716)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3557)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3596)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5122)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4144)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3283)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2986)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3026)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3096)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3089)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3465)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 3993)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
(Xem: 5157)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant