Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chính PhápTượng Pháp

23 Tháng Năm 201506:26(Xem: 7914)
Chính Pháp và Tượng Pháp
CHÍNH PHÁP VÀ TƯỢNG PHÁP


Nghĩa này giải thích chung Phật pháp trụ thế thời gian bao lâu trong các thụ kí.

Hỏi: Giáo pháp của Phật Thích-ca trụ thế được bao nhiêu năm?

Đáp: Chính pháp trụ một nghìn năm, tượng pháp trụ một nghìn năm, mạt pháp trụ một vạn năm. Thuyết này trích trong Kì-hoàn tinh xá bi.

Trong Thiện kiến tì-bà-sa cũng có thuyết này, nhưng vì độ người nữ xuất gia nên tổn chính pháp năm trăm năm. Lại có người nói chính pháp mất đi năm trăm năm, chỉ còn năm trăm, tượng pháp thì một nghìn năm, thế nên kinh Ma-da chỉ nêu một nghìn năm trăm năm mà thôi. Trung luận cũng ghi giống như vậy. Lại có người nói năm trăm năm chính pháp bị tổn đó chuyển qua tượng pháp, nên tượng pháp lại có một nghìn năm trăm năm. Cũng có người nói, nhờ tu Bát kính pháp nên chính pháp trở lại được một nghìn năm. 

Hỏi: Vì sao có ba thời, nhưng lại chỉ nói đến tượng pháp và chính pháp?

Đáp: Chỉ nói tượng phápchính pháp, vì tượng pháp đã gồm thâu mạt pháp. Nói mạt pháp, là vì chia tượng pháp thành hai thời là tượng phápmạt pháp.

Hỏi: Vì sao biết tượng pháp tức là mạt pháp?

Đáp: Luận Thập nhị môn ghi: “Đời mạt pháp, chúng sinh phúc mỏng, căn tính chậm lụt”, tức nói tượng phápmạt pháp.

Hỏi: Thế nào là tượng pháp và chính pháp?

Đáp: Có rất nhiều nghĩa:

Một, thời kì Phật còn tại thếchính pháp, thời kì sau khi Phật diệt độ là tượng pháp.

Hai, chưa có dị bộ[1]chính pháp, sau khi có dị bộtượng pháp. Tức là chỉ sau khi Phật diệt độ một trăm mười sáu năm đã là thời tượng pháp.

Ba, khoảng thời gian người đắc đạo nhiều là chính pháp, đắc đạo ít là tượng pháp. Cho nên trong năm trăm năm thì người đắc đạo rất nhiều, sau năm trăm năm thì người được đạo rất ít, người không được đạo lại nhiều.

Bốn, y cứ việc phá chính pháp và không phá chính pháp mà chia thành chính pháptượng pháp. Phẩm Tà chính trong Đại kinh ghi: “Khoảng bảy trăm năm sau khi Như Lai diệt độ, sẽ có ma Ba-tuần đến phá hoại chính pháp của Như Lai”. Như vậy tức là sáu trăm năm chưa bị ma phá là thời kì chính pháp, đến năm bảy trăm thì bị ma phá là thời tượng pháp.

Năm, y cứ vào pháp ác khởi mà chia thành chính pháptượng pháp. Kinh Tượng pháp quyết nghi ghi: “Một nghìn một trăm năm sau, các pháp ác khởi gọi là thời tượng pháp”. Trong vòng một nghìn năm pháp ác chưa khởi thì gọi là thời kì chính pháp. Tuy nhiên, trong một nghìn năm tuy có pháp ác khởi mà chưa thạnh thì vẫn thuộc thời kì chính pháp, còn khi pháp ác đã thịnh thì thuộc thời kì tượng pháp.

Sáu, hai nghìn năm sau khi Phật diệt độ đều thuộc chính pháp. Đến một vạn năm thì Phật pháp chuyển sang suy vitượng pháp.

Bảy, các bồ-tát thấy pháp Như Lai không diệt, lại thường thấy các Đức Phật, tức là một vạn hai nghìn năm cho đến tất cả thời đều là chính pháp. Vì hàng Nhị thừa thấy pháp Phật có hưng có suy, nên mới có tượng có chính.   

Hỏi: Vì sao chính pháp của Phật Thích-ca chỉ trụ một nghìn năm?

Đáp: Vì chính pháp của Phật Thích-ca quá khứ chỉ trụ thế một nghìn năm mà Phật Thích-ca hiện tại vốn là một thợ gốm, đã từng phát nguyện: “Nguyện khi thành Phật, Ta cũng có hiệu là Thích-ca, chính pháp của Ta cũng được trụ thế một nghìn năm”. Vì việc này nên chính pháp chỉ trụ thế một nghìn năm.

Hỏi: Từ sau khi Phật diệt độ đến nay (khi soạn sách này) được bao nhiêu năm?

Đáp: Đã được một nghìn năm trăm chín mươi sáu năm.

Hỏi: Kinh ghi: “Chính pháp trụ thế một nghìn năm”, nhưng sao lại nói ngoài một nghìn năm lại có Phật pháp?

Đáp: Điều này không hề trái nhau. Bởi vì Phật pháp có hai loại: Chính đắc và Chính giáo. Chính đắc là người đắc đạo. Chính giáo là giáo chính pháp của Phật. Nói một nghìn năm Phật pháp diệt, là y cứ theo Chính đắc. Vì trong vòng một nghìn năm thì có nhiều người đắc đạo, ngoài một nghìn năm thì ít người đắc đạo, cho nên nói là Phật pháp diệt. Giáo chính pháp thì trụ thế một vạn năm.

Hỏi: Có bao nhiêu nguyên nhân khiến Phật pháp hoại diệt?

Đáp: Có bảy nguyên nhân, như kinh Tư ích đã nói rộng.

Hỏi: Có ba đại kiếp, ba tiểu kiếp. Trong kinh Pháp hoa, ngài Xá-lợi-phất nói chính pháp trụ thế ba mươi hai tiểu kiếp, tượng pháp cũng trụ ba mươi hai tiểu kiếp. Vì sao kinh chỉ trình bày tiểu kiếp mà không trình bày đại kiếp?

Đáp: Phải là tiểu kiếp, bởi vì đại kiếp thì không có thế giới, nên làm sao có Phật pháp trụ thế! Nay nói ba mươi hai kiếp, là nói đến tiểu kiếp mà thôi!

Hỏi: Ba đại kiếp thì gồm có cả cõi tịnh và cõi uế, còn ba tiểu kiếp chỉ có cõi uế. Nếu vậy thì khi ngài Xá-lợi-phất thành Phật thì đều là cõi tịnh, nhưng vì sao có tiểu kiếp khởi?

Đáp: Ấn Độ gọi kiếp là kiếp-ba, Trung Hoa dịch là phân biệt thời gian. Ở đây chỉ có thời gian lâu và mau chứ không nói kiếp, như số tiểu kiếp khởi đã hết nên gọi là tiểu kiếp, chứ thật ra không có tiểu kiếp khởi.

Hỏi: Thời gian của tiểu kiếp thì thế nào?

Đáp: Khi tuổi thọ con người từ tám vạn bốn nghìn năm giảm dần cho đến mười năm gọi là một tiểu kiếp.

Hỏi: Một đại kiếp chỉ bằng tám mươi tiểu kiếp. Vậy sao trong phẩm Thường Bất Khinh ghi: “Chính pháp của Đức Phật ấy trụ thế bằng với số hạt bụi trong bốn thiên hạ”?

Đáp: Đại kiếp có ngắn dài chẳng đồng. Đại kiếp ngắn thì chỉ có tám mươi tiểu kiếp, đại kiếp dài thì số lượng chẳng hạn định. Như một kiếp ở cõi Ta-bà chỉ bằng một ngày một đêm ở cõi Tây phương. Như vậy mới có trăm vạn a-tăng-kì phẩm như kinh Hoa nghiêm đã nói. Theo đây mà suy thì không nên nghi ngờ.   

Luận về nghĩa Phật nhập niết-bàn để giải thích việc chư Phật nhập diệt trong kinh Pháp hoa.

Do sáu việc nên Phật mới vào niết-bàn:

  1. 1.Vì những chúng sinh đáng được độ đã hết cho nên vào niết-bàn.

2. Muốn khiến hàng Nhị thừa từ bỏ niết-bàn Tiểu thừa trở về niết-bàn Đại thừa. Bởi Như Lai xả bỏ thân này để trở về pháp thân, thì hàng Nhị thừa cũng nên xả bỏ thân này để cầu pháp thân Phật.

  1. 3.Vì muốn trừ tâm khinh mạn của chúng sinh. Hàng căn tính cạn mỏng thì chỉ tin vào mắt thấy tai nghe, tức là tin Như Lai cũng có sinh, già, bệnh, chết giống như mình, nên khởi tâm xem thường thân Như Lai. Thế nên ở đây nêu Phật có hai thân: Một, hóa thân thì có xả bỏ mà vào niết-bàn, tức đồng với chúng sinh. Hai, pháp thân thì không sinh, già, bệnh, chết, tức khác với chúng sinh.
  2. 4.Vì muốn giúp chúng sinh khởi tâm khát ngưỡng. Nếu chúng sinh thấy Phật luôn thường còn, không diệt thì sinh tâm nhàm chán. Nếu Phật thị hiện diệt độ thì chúng sinh sẽ sinh tâm khát ngưỡng.
  3. 5.
  4. 6.Giúp những chúng sinh đã tinh tấn tu đạo. Vì muốn giúp họ nhanh chóng thành tựu đạo quả nên chư Phật thị hiện diệt độ

KIM CANG TAM-MUỘI

Kim cangthí dụ. Tam-muội, Hán dịch là trực tâm hành xứ, là định điều trực. Nếu kim cang dụ cho tam-muội thì gọi là Kim cang tam-muội, nếu dụ cho tâm, thì gọi là Kim cang tâm, nếu dụ cho bát-nhã thì gọi là Kim cang bát-nhã, nếu dụ cho pháp thân thì gọi là Kim cang thân. Nhưng kim cang là vật quí báu ở thế gian, thể thì cứng rắn, dụng thì sắc bén. Tất cả những vật khác đều không thể tổn hại nó, tức là thể cứng rắn; nó có thể chế phục tất cả vật khác, đó gọi là dụng sắc bén.     

Lại nữa, bảo vật này đứng đầu trong thế gian, nên tam-muội cũng như vậy. Bảo vật này cũng là vô giá, nên tam-muội cũng vô giá. Lại nữa, màu sắc của bảo vật này không cố định, nên tam-muội cũng không cố định. Hoặc gọi là tam-muội, hoặc gọi là bát-nhã; chiếu soi mà vắng lặng là tam-muội, vắng lặng mà chiếu soi là bát-nhã. Trí của tam-muội này có thể đoạn trừ được những lậu hoặc vi tế, nên gọi là Kim cang tam-muội.

Tuy nhiên, chỉ một bề mượn vật này làm dụ mà thật chẳng phải dụ. Bởi kim cangvật báuthế gian nếu được thì vui, mất thì buồn, nhưng tam-muội thì không như thế, không vui không buồn, mỗi khi đã được thì không bao giờ mất. Hơn nưa, kim cang thế gian sẽ bị hư hoại, còn tam-muội thì không như thế, hoàn toàn không hư hoại.       

  NGHĨA SINH KHÔNGPHÁP KHÔNG

Trong năm ấm tìm cầu chúng sinh không thể được, là Sinh không; tìm cầu pháp không thể được thì gọi là Pháp không, cũng gọi là Chúng sinh nhẫn. Vì chứng được Chúng sinh không, lại nhẫn chịu tướng vô ngã, nên gọi là Chúng sinh nhẫn. Pháp nhẫn cũng như thế. Luận Đại trí độ ghi: “Tu tập Chúng sinh nhẫn sẽ sinh khởi các phúc đức; tu tập Pháp nhẫn sẽ sinh các trí tuệ”. Theo nghĩa này thì Sinh khôngPháp không đều khó hành. Sinh nhẫnPháp nhẫn đã chia thành phúc và tuệ, thì Sinh khôngPháp không cũng phải như thế. Sinh khôngPháp không đã gọi là trí tuệ, thì Sinh nhẫnPháp nhẫn lẽ ra cũng đều gọi là đức.

Giải thích: Phép tắc chung thì như thế, nhưng Sinh khôngPháp không là tâm giải tự hành, cho nên đều là trí tuệ. Còn Sinh nhẫnPháp nhẫn là tự và tha đối nhau: Sinh nhẫn là nhẫn tha, còn Pháp nhẫntự hành.

NGHĨA NIẾT-BÀN

Niết-bàn Ấn Độ phiên âm đầy đủ là Ma-ha bát-niết-bàn-na. Ma-ha Trung Hoa dịch là Đại. Luận Đại trí độ trình bày ma-ha có đầy đủ ba nghĩa là đại, thắng, đa, nhưng nghĩa Đại là chính yếu. Đại có sáu nghĩa:

  1. 1.Thường hằng: Đại kinh ghi: “Nói Đại, chính là thường hằng”.
  2. 2.Rộng lớn: Đại kinh ghi: “Nói Đại, vì tính của nó rộng lớn”.
  3. 3.Nhiều: Đại kinh ghi: “Giống như thành lớn có nhiều châu báu, Niết-bàn cũng như vậy, có nhiều châu báu diệu pháp, cho nên gọi là Đại”. 
  4. 4.Sâu xa: Vì sâu xa khó lường, cho nên gọi là sâu xa. Kinh ghi: “Đại nghĩa là không thể nghĩ bàn; tất cả trời, người, Nhị thừa đều không thể suy lường được”.
  5. 5.Cao: Tất cả thánh nhân không thể sánh bằng. Kinh ghi: “Giống như ngọn núi lớn, mọi người thế gian không thể lên được, hàng Nhị thừa, Bồ-tát cũng không thể lên được, nên gọi là Đại”.
  6. 6.Vượt hơn: Trong thế gian, người vượt hơn tất cả mọi người thì gọi là Đại nhân; niết-bàn cũng như vậy, vượt hơn tất cả nên gọi là Đại.

Lại nữa, Đại có Thể đạiDụng đại. Thể đạipháp tính sâu xa, Dụng đạiứng hóa cùng khắp. Cho nên kinh ghi: “Trụ Đại Niết-bàn thì có thể dựng lập nghĩa Đại”. Lại có Đại có đối đãi và Đại tuyệt đối đãi; đại mà có đối đãi thì chỉ là đại; đại bặt đối đãi mới là đại rốt ráo, chẳng những không có nhỏ mà cũng không có lớn; chẳng lớn chẳng nhỏ mới được ca ngợi là cực lớn. Cho nên kinh ghi: “Không khổ không vui, mới là vui lớn”.

Bát, Trung Quốc dịch là nhập, Niết-bàn dịch là diệt, Bát niết-bàn là nhập diệt, cũng gọi là diệt độ.

Sư Tăng Triệu nói: “Mối lo lớn vĩnh viễn diệt, vượt qua bốn lưu[2], nên gọi là diệt độ”. Nếu dịch là Giải thoát bất sinh thì đây chỉ là giải thích ý nghĩa, chứ chẳng phải phiên chính xác. Nếu dịch là Giải thoát bất sinh thì vật lẽ ra không sinh phi vật. Lại nữa, ngày nay đồng gọi là Niết-bàn thì tên gọi đã thành. Nhưng có Niết-bàn xưa và nay khác nhau. Niết-bàn ngày xưaGiải thoát hữu dư, không bao gồm vô dư, tức đã thiếu thân trí. Niết-bàn ngày nay đầy đủ ba đức là pháp thân đức, giải thoát đức và bát-nhã đức. Niết-bàn có ba đức, pháp thân, bát-nhã và giải thoát, giống như chữ Y tất-đàm, như ba con mắt của trời Tự Tại     

Lại có Niết-bàn hữu dư và Niết-bàn vô dư. Hàng Tiểu thừa cho phiền não đã trừ, diệt hết kết phược thì gọi là Niết-bàn hữu dư; thân trí và quả lụy đã diệt là Niết-bàn vô dư. Đại thừa lại cho rằng nhân năm trụ địa đã có, nên gọi là Hữu dư, pháp vô thường diệt gọi là Vô dư. Luận Nhiếp Đại thừa trình bày đầy đủ bốn nghĩa: “Nay nói có hai loại phiền não là khách và cựu. Sinh diệtphiền não khách và cựu. Hai món này đều đã đoạn tận, rốt ráo không còn”. Lại ghi: “Chỉ vì còn quán giải thoát nên gọi là Hữu dư, giải và quán đã sạch gọi là Vô dư”.          

NGHĨA CHÂN THÂN VÀ ỨNG THÂN

Kinh ghi: “Chân pháp thân của Phật giống như hư không, tùy theo vật mà hiện hình, như trăng trong nước”. Hư không dụ cho pháp thân là nhờ vào nghĩa hư không  cùng khắp, không ngăn ngại. Trăng trong nước dụ cho ứng thân, như trăng trên bầu trời soi bóng xuống các dòng nước, các thân chiếu xét, vật cảm thì hiện ra hình. Hơn nữa, nước đục thì không thể thấy trăng, nước trong thì mới thấy trăng. Cũng vậy, dòng nước tâm của chúng sinh ô nhiễm thì không thấy thân Phật, nếu tâm đã trong sạch thì sẽ thấy Như Lai.   

Lại cũng có ba nghĩa Phật. Địa luận và kinh Tượng pháp quyết nghi cũng trình bày ba thân Phậtpháp thân, báo thân, ứng thân. Thân vốn có xưa naypháp thân Phật. Pháp thân hiển lộ đáp lại nghĩa nhân là báo thân, ứng hiện theo căn cơ để giáo hóa chúng sinhứng thân. Kinh Kim quang minh trình bày ba thân Phậtpháp thân, ứng thân, hóa thân. Pháp thân thì như trước đã nói, còn ứng thân thì có ba nghĩa: Vì tương ứng với lí nên gọi là ứng thân, đây cũng là báo thân. Nhưng cả ba thân đều gọi là Phật, nên cả ba đều gọi là Giác. Giác nghĩa là gì? Nếu giải thích riêng thì pháp thân  biết lí, báo thân biết hạnh, ứng thân biết cả lí và hạnh.     

Lại ghi: Ba thân Phật biết đủ ba pháp, nhưng đã gọi là Phật thì lí nào lại không biết. Lại nữa, ba thân: Pháp thân, báo thân, ứng thân là do hợp ứng và khai chân. Khai chân là pháp thânbáo thân. Kinh Kim quang minh nêu ba thân Phật thì hợp cả chân và ứng. Chân ứng là ứng thânhóa thân Phật. Nhưng hai thân ứng hóa này lại không khác thể, đều lấy chân như chính pháp làm thể. Chân như bản hữupháp thân Phật, thân đáp lại nhân là báo thân Phật, thân giáo hóa chúng sinhhóa thân Phật. Lại nữa, ba thân Phật này đều thường hằng, vì pháp thân là vốn có nên thường hằng; báo thân Phật tu nhân để hiển thường hằng; ứng thân Phật thường thuyết pháp giáo hóa cho nên thường hằng. Cũng có thuyết cho rằng pháp thânbáo thânthường hằng, ứng thân thì vô thường. Về việc ba thân Phật thuyết pháp, có lúc cho pháp thân Phật thuyết pháp, ứng thân Phật không thuyết pháp, có lúc lại nói ứng thân Phật thuyết pháp, báo thân Phật không thuyết pháp…

Lại có nhân ba thân Phật: Có thuyết nói nhân chỉ có hai loại là liễu nhânsinh nhân. Pháp thân Phậtliễu nhân hiện, báo thânứng thân Phật là sinh nhân hiện. Có thuyết lại nói: Pháp thân Phậtliễu nhân hiện, còn báo thân thì đầy đủ hai nhân: Gần mà sinh khởisinh nhân, xa mà trợ giúp là liễu nhân. Như Đại kinh ghi: “Sáu độ là sinh nhân, Phật tínhliễu nhân, ứng thân Phật thì không có nhân nào khác, khi đã hiển hiện thì pháp thânbáo thân tự nhiên ứng vật”. Lại có thuyết nói: Thệ nguyện đại bi là nhân ứng thân. Chỉ vì thệ nguyện đại biliễu nhân của thân bát-nhã, khéo liễu đạt pháp thân.

NGHĨA HAI CHIM THƯỜNG VÀ VÔ THƯỜNG

Đại kinh ghi:

Thế nào cộng Thánh hạnh?

Như đôi chim sa-la

Ca-lân-đề,[3] trời, trăng

Thái Bạch và sao Mộc.

Nhưng như hai con chim cùng bay, thì có hai trường hợp: Một là bay trước và sau, tức là trước thì nói khổ và vô thường, sau mới nói thường, lạc, ngã. Hai là đồng thời cùng bay, tức là trình bày pháp Niết-bàn chẳng thường, chẳng phải vô thường mà cũng thường cũng vô thường.

Lại nói niết-bàn có thể kiến lập nghĩa Đại, đầy đủ cả hai phương tiện thường và vô thường, nên gọi là ‘đồng thời cùng bay’. Tuy nhiên, hai chim bay lại có nghĩa bay cao thấp khác nhau, tức là thường và vô thường có hơn và kém. Nay Ta vì ông mà nói pháp Tam tu thù thắng. Ba pháp khổ, vô thường, vô ngã là trước là thấp; thường, lạc, ngã là hơn, là cao. Đây là nghĩa Tam tu và Lục tu. Ngày xưa nói pháp Tam tu, kết hợp nay và xưa nên gọi là Lục tu.    

NGHĨA BÁN T[4]MÃN TỰ[5]

Kinh ghi: “Giải thích nghĩa Mãn tựBán tự thế nào để thành nghĩa thường và vô thường? Một, vô thườngBán tự, thường là Mãn tự. Vì sao? Xưa kia vì phá trừ vọng chấp của hàng ngoại đạo rằng trong sinh tử có thường, lạc, ngã, tịnh, cho nên mới nói khổ và vô ngã. Vì phá trừ tà kiến của ngoại đạo, phát khởi pháp Tiểu thừa nên gọi là Bán tự. Bệnh chấp thường đã diệt, thì mối họa vô thường lại phát. Lại nữa, kinh ghi: “Không lâu sau đó lại bị bệnh, cần phải dùng thường, lạc để giúp họ phát tâm bồ-đề”, nên gọi là Mãn tự.  

Nếu ngày nay và xưa kia đều vì trị bệnh cho chúng sinh thì đều gọi là Mãn tự, còn như nay và xưa đối nhau, thì xưa Tiểu thừa nay Đại thừa, xưa Bán tự nay Mãn tự. Chỉ vì người mới tu hành không biết Phật thuyết thường, lạc này chỉ để dứt trừ bệnh chấp vô thường, mà cho là giáo rốt ráo. Cho nên, kế đến là nói thường và vô thường cần phải dứt trừ, đều chẳng phải cứu cánh, nên đều gọi là Bán tự. Chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, không hai mới gọi là Mãn tự.

Vì muốn phá trừ bệnh chấp hai, cho nên nói không hai là Mãn tự. Thực ra đây cũng chưa trọn vẹn, cũng chưa phải là Mãn tự. Trước nói thường và vô thường đều là Mãn thuộc dụng, kế đến nói chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải hai đều là Mãn thuộc về thể. Lại nữa, nếu chỉ nói thể Mãn thì cũng chẳng phải Mãn hoàn hảo. Nếu là chẳng phải thường, chẳng phải vô thường mà đầy đủ thường và vô thường, giống như hai con chim cùng bay, đầy đủ thể dụng thì mới gọi là Mãn tự.

NGHĨA PHẬT TÍNH

Chí đạo như như, chẳng mê chẳng ngộ; Phật pháp mênh mông, chẳng buộc chẳng thoát. Bởi do chúng sinh hư vọng, cố chấp thành mê, vàng mà lầm tưởng là lá cây, đao bén lại cho là hoa sen, màu sữa chẳng phân, dáng hình chẳng rõ, tùy theo dòng mà có sáu vị bất đồng, tranh giành ngói đá cho là báu vật. Cho nên, bậc Chủng Trí linh giác-Điều Ngự thế hùng dạy yếu chỉ kim vàng, bệnh mắt liền khỏi, nhờ phương thuốc của lương y mà mắt châu sáng lại.

Nói Phật tính, thì giác ngộ gọi là Phật, không thay đổi gọi là tính. Chư Phật ở mười phương lấy đây làm tính, cho nên gọi là Phật tính. Phật tính có năm, nhưng có nhiều cách giải thích khác nhau. Pháp sư Khai Thiện[6] nói: “Phật tính có năm loại là chính nhân, duyên nhân, liễu nhân, quả, quả quả. Chính nhân tức là tâm, phàm người có tâm đều sẽ thành Phật, cho nên tâm là chính nhân. Duyên nhânmười hai nhân duyên. Liễu nhân tức là nhân phát sinh trí tuệ, thấu rõ bồ-đề. Quả tính tức là Bồ-đề. Quả quả tức Đại niết-bàn”.

Trang Nghiêm lại nói: Chúng sinh là tính chính nhân, như kinh ghi: “Chính nhân là các chúng sinh, duyên nhân là sáu ba-la-mật”. Ba nghĩa còn lại thì giống với pháp sư Khai Thiện đã trình bày. Phái Sơn Gia lại cho rằng trung đạoPhật tính, như Đại kinh ghi: “Vì sao lại đánh mất yếu chỉ? Chẳng phải trước đây Như Lai đã từng nói trung đạoPhật tính sao?”

Lại có thuyết nói Đệ nhất nghĩa không chính là Phật tính mà Đệ nhất nghĩa không tức là trung đạo. Phật tính vốn không có nhiều nghĩa, nhưng vì căn cơ chúng sinh nên mới chia Phật tính thành hai là tính chính nhân và tính duyên nhân. Tính duyên nhân còn gọi là bàng tính. Lại từ tính duyên nhân lại chia ra nhân và quả. Trong nhân lại có hai nhân là nhân và nhân nhân. Trong quả cũng chia thành hai là quả và quả quả. Trong nhân lại có cảnh và trí: Cảnh là nhân, trí là nhân nhân. Trong quả lại có Bồ-đề trí là quả, Niết-bàn là quả quả. Cho nên nay nêu ra năm tính: Nhân, nhân nhân, quả, quả quả, tính chính chẳng phải nhân chẳng phải quả.

Nhưng văn kinh có hai loại bốn câu:

Bốn câu thứ nhất: Nhân và nhân nhân, quả và quả quả. Đây đều là tính duyên  duyên. Mười hai nhân duyên gọi là nhân, trí sở sinh là nhân nhân, vì từ nhân mà sinh nên gọi là nhân nhân. Bồ-đề là quả, niết-bàn là quả quả, vì niết-bàn là quả của quả đức, cho nên gọi là quả quả.

Bốn câu thứ hai: Là nhân chẳng phải quả, là quả chẳng phải nhân, là nhân là quả, chẳng nhân chẳng quả.

Có người cho rằng bốn câu này chỉ nêu được ba tính. Nay nói bốn câu này nêu đầy đủ cả năm tính duyên nhânchính nhân:

-   Là nhân chẳng phải quả: Mười hai nhân duyên.

-   Là quả chẳng phải nhân: Tính niết-bàn quả quả.

-   Là nhân là quả: Đầy đủ cả hai tính trí quán và bồ-đề. Hai tính này cũng đồng là quả. Nhưng trí tính lại là nhân là quả, trí quán là cảnh quả quả, là bồ-đề nhân nhân. Bồ-đề là quả của quán trí, mà là nhân của niết-bàn, cho nên đầy đủ hai tính là nhân là quả.

- Chẳng nhân chẳng quả là Phật tính tức tính chính. Nhưng tính chính chẳng phải nhân nhân, tạm gọi là tính chính nhân; chẳng phải quả quả, tạm gọi là chính quả. Như vậy thì ở đây Phật tính có ba nghĩa, đầy đủ như bốn câu thứ nhất.

Lại có người chia Phật tính thành bảy loại. Lời này không đúng. Tính chính nhân tuy có ba tên, nhưng chỉ là một pháp. Nếu đã gọi là tính chính thì không gọi là chính nhân, chính quả. Nếu gọi là chính nhân, thì không gọi là chính tính, chính quả. Cho nên chỉ là một pháp, đầy đủ như bốn câu, năm câu trước.

Hỏi: Tính chính nhân đã thỏa đáng, thì tính duyên nhânthỏa đáng chăng?

Giải thích: Tính chính nhân chẳng nhân chẳng quả, cho nên thỏa danh nhân quả. Tính duyên nhân là nhân là quả, vậy đáng phải gọi là vật gì? Lại nữa, đối với tính chính nhân thì thỏa đáng, đối với tính duyên nhân thì không thỏa đáng; đối với tính chính nhân thì đúng, đối với tính duyên nhân thì không đúng; cả hai đều đúng, đều thỏa đáng. Kinh ghi: “Mười hai nhân duyên chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhân chẳng quả”. Cả hai đều chẳng phải, thì vì sao không gọi là thỏa đáng.

Giải thích: Đây là lệ chung. Nay trình bày nghĩa Niết-bàn mười hai duyên chẳng nhân chẳng quả, chẳng phải nhân quả sinh tử. Nghĩa nhân Phật tính như vậy, thì tính chính nhân chẳng nhân chẳng quả, tức chẳng phải nhân quả Phật tính, cho nên không theo lệ này.

Lại có bốn câu Phật tính: Hàng xiển-đề không, hàng thiện căn có. Hàng xiển-đề có, hàng thiện căn không. Cả hai đều có. Cả hai đều không.

Cách giải thích thì không giống nhau.

Một, hàng xiển-đề không, hàng thiện căn có: Hàng thiện căn có tức tính quán trí. Hàng xiển-đề không tức không có tính này.

Hai, hàng xiển-đề có, hàng thiện căn không: Hàng xiển-đề có tức có tính cảnh giới thiện. Hàng thiện căn không tức không có tính cảnh giới ác.

Ba, cả hai đều có tức cả hai đều có tính chính nhân, vì chính nhân là tâm.

Bốn, cả hai đều không tức cả hai đều không có tính quả đức. Phái Thiên Thai Sơn Môn giải thích: Phật tính chẳng thiện chẳng ác, thiện ác chỉ là phương tiện.

Nghĩa trong lí và ngoài lí: Trong lí thì xiển-đề có Phật tính, ngoài lí thì hàng thiện căn không có Phật tính. Trong lí thì hàng thiện cănPhật tính, ngoài lí thì xiển-đề không có Phật tính. Hai hạng người đều có Phật tính là trong lí, hai hạng người đều không có Phật tính là ngoài lí.

Người có năm tính: Hàng phàm phu thì giống như sữa có lẫn lộn máu, Tu-đà-hàm và Tư-đà-hàm thì như sữa nguyên chất, A-na-hàm như sữa đặc, A-la-hán như ván sữa, Bích-chi như thục tô, Phật như đề hồ. Lại có thuyết cho là Phật tính có bảy loại, sáu loại, hoặc năm loại, như phẩm Ca-diếp đã giải thích rộng.

Đạo Tạng nguyện đem công đức biên soạn Tam luận lược chương này, hồi hướng cho cha mẹ bảy đời, cha mẹ hiện tại, cùng tất cả bốn loài chúng sinh trong sáu nẻo.

Trong Vạn tục tạng ghi: “Sách này nghi là do người trong nước trích chép ra, nhưng chỗ sao chép ấy là những lời của đại sư Gia Tường soạn, nên mới thâu thập cất giữ như vậy”. 

                                                                   Đức Thuận

Trích dịch từ Tam Luận lược chương (phần cuối) của Đại sư Gia Tường Cát Tạng.

----------------------------------------------------------

[1] Dị bộ 異部: các tông phái bất đồng.

[2] Bốn lưu 四流:Bốn pháp khiến cho chúng sinh nổi trôi không dừng, đó là: kiến lưu, dục lưu, hữu lưu, vô minh lưu. Kiến lưu là kiến hoặc nơi ba cõi. Dục lưu là tất cả các hoặc nơi cõi dục, chỉ trừ kiến hoặcvô minh hoặc. Hữu lưu là tất cả các hoặc ở hai cõi trên, chỉ trừ trừ kiến hoặcvô minh hoặc. Vô minh lưuvô minh nơi ba cõi.   

[3] Ca-lân-đề 迦鄰提 (S: Kācalindikāka; Cg: Ca-lân-đề-địa): loài chim sống dưới nước, lông mềm nhẹ tựa bông, khi Thánh vương ra đời, chim này mới xuất hiện (ĐPB).

[4] Bán tự 半字: nguyên âm (ma-đa) và phụ âm (thể văn) tách rời nhau chưa thành một chữ, dụ cho chín thể kinh Tiểu thừa.

[5] Mãn tự 滿字: nguyên âm (ma-đa) và phụ âm (thể văn) kết hợp lại hoàn tất một chữ Phạn, dụ cho kinh điển Phương quảng Đại thừa.

[6] Pháp sư Khai Thiện 開善: chỉ cho pháp sư Trí Tạng. Vì sư trụ trì chùa Khai Thiện ở Chung Sơn, đời Lương. Đây là vì lấy tên chùa để gọi sư.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7647)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáotuân theo tinh thần bất bạo động... Tác giả: Charles K. Fink; Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 8762)
Đức Phật đã thuyết giảng như thế nào về sự đau đớn? Ngài bảo rằng sự bất an của chúng ta gồm có hai thể dạng khác nhau... Ajahn Brahmavamso, Hoang Phong dịch
(Xem: 7060)
Không là một khái niệm xuất hiện khá sớm trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, trải dài đến Phật giáo Đại thừa... Thích Nữ Nhuận Bình
(Xem: 9290)
Tác phẩm “Tuệ Sanh Định” là một trong số ít tác phẩm được viết bởi Bậc Thầy Maha Boowa (Bhikkhu Ñanasampanno)... Nhất Như dịch Việt
(Xem: 8723)
Nguyên tác tiếng Anh của Darwinism, Buddhism and Christanity được đăng trong tạp chí The Maha Bodhi, Sri Lanka, Tập 82 Dec 1974 Thích Nữ Liên Hòa dịch
(Xem: 10173)
Trong Kinh Duy-Ma-Cật, khi Phật bảo Ngài Duy-Ma-Cật thị hiện cõi nước Diệu-Hỷ có Vô-Động Như-Lai, các Bồ-Tát, và đại chúng nước ấy cho đại chúng xem... Toàn Không
(Xem: 8157)
Chân Nguyên kết luận: “Đức Phật Thích Ca đã tự chính mình đem thánh hiệu mà dạy cho hai người già, điều đó không còn có thể nghi ngờ gì nữa”... Thích Phước An
(Xem: 9493)
Một sự kết hợp thú vị giữa đạo đức chính trực, sự phục tùng, lòng khoan dung, cầu nguyện, khả năng tự lực, tự thanh lọc và tình yêu... Mai Thục
(Xem: 6905)
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần... Hoang Phong
(Xem: 7944)
Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do tư thành biện cố”... Thích Minh Cảnh
(Xem: 8330)
Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát NhãLợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 8598)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8353)
Thiền sư Vĩnh Bình Đạo Nguyên, hoặc Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253), là vị tổ sáng lập ra dòng Tào ĐộngNhật Bản... Ngọc Bảo dịch
(Xem: 8466)
Một cách vắn tắt, đó là vị trí của nữ giới trong Phật Giáo. Người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới... Piyadassi Mahathera; Dịch giả: Phạm Kim Khánh
(Xem: 11207)
Người vợ cần quán chiếu tâm mình thật cẩn thận trong một thời gian và từ đó đi đến quyết định đúng cho cuộc đời của mình... Mithra Wettimuny; Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Xem: 8518)
Đức Thế Tôn là người đầu tiên đòi quyền lợi cho giới nữ, đưa vị trí giới nữ ngang bằng nam giới... Thích Hạnh Bình
(Xem: 10656)
Hội Phật giáo Trung Quốc ước tính rằng hiện có khoảng 180,000 tăng niTrung Quốc... Nguyên tác: Tịnh Nhân; Thích Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 9421)
Ngài đã gọi dứt khoát, rõ ràng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài... Chân Minh
(Xem: 9205)
Làm thế nào để những cha mẹ Phật tử có thể dạy tốt lời dạy của Phật giáo cho con em của họ?... Helmuth Kalr; Thích Minh Diệu
(Xem: 9513)
Rồi lần lượt không bao lâu, khi Ðức Phật đúng 80 tuổi đời, 45 tuổi đạo, Ngài cũng giã từ Tứ chúng để an hưởng quả vị Vô Dư Niết-bàn... Thích Thiện Minh
(Xem: 10270)
Con người không bao giờ ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên để mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 16126)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19094)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 8630)
Long Thọ (Nagarjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán mà ngài còn được coi là vị Phật thứ hai sau đức Thế Tôn trong lịch sử phát triển Phật giáo.... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 7988)
Như thế giải thoát cho vô số vô biên chúng sinh, nhưng thực ra không có chúng sinh nào được giải thoát... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 24081)
Cúng dườngbố thí vốn cùng một nghĩa "cho". Cái gì của mình mà có thể đem ra "cho" người khác, thì gọi là "cho"... TT Thích Nhất Chân
(Xem: 9345)
Lịch Sử Văn Học Phật Giáo Tiếng Sanskrit (Literary History of Sanskrit Buddhism - Nguyên tác: J. K. Nariman; Thích Nhuận Châu dịch Việt
(Xem: 7595)
Yết-ma là phiên âm từ karman của tiếng Phạn. Hán dịch là «biện sự tác pháp», và thường được các luật sư Trung quốc giải thích rằng «Vạn sự do tư thành biện cố.»... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 10476)
Chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17609)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 6906)
Giáo dục Phật giáo – nền giáo dục minh triết, vốn ở cao, ở trên triết học... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 8825)
Đọc công trình của Francois Jullien những độc giả "Tây giả" (Á và Âu) có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc... Nguyên Ngọc dịch
(Xem: 12288)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 7647)
Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 14520)
Tăng đoànhình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự... Thích Phước Sơn
(Xem: 8186)
Ðại Tạng Kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ Sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly... Liên Hương kính ghi
(Xem: 7745)
Trong Phật giáo đại thừa nói rất rõ: Phiền não tức bồ đề, Niết bànsinh tử. Niết bànsinh tử là một cặp bài trùng, không có cái này thì không có cái kia...
(Xem: 8785)
Có thể nói “tâm” là cơ sở và động lực giải nghiệp, giải hạn khổ ách đối với con người trong mọi không giannăng lực chuyển nghiệp.
(Xem: 14756)
Tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài... TT Thích Lệ Trang
(Xem: 9218)
"Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng..." Tâm Tịnh
(Xem: 12270)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 8456)
Theo Phật giáo, con người sinh ra từ vô thủy (thỉ) đến giờ đã trải qua vô lượng đời, và sẽ còn tiếp nối vô số đời nữa ở tương lai cho đến vô chung... Toàn Không
(Xem: 14447)
Hoa dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền-Trang; Việt dịch: HT Thích Trí-Quang; Anh dịch: Buddhist Text Translation Society
(Xem: 12404)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 8351)
Chúng tôi xin bàn về một số điểm liên hệ, nhất là làm rõ về niên đại Hán dịch của tác phẩm, từ đó chúng tôi xin ghi nhận một số từ ngữ, thuật ngữ Phật học đã được Hán dịch vào thời ấy... Đào Nguyên
(Xem: 10095)
Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới... Johan Galtung, Đỗ Kim Thêm
(Xem: 7717)
Trong việc quảng bá sự hiểu biết, vai trò của người Thầy thật hết sức cần thiết, thế nhưng người Thầy thì cũng phải có đầy đủ khả năng... Hoang Phong
(Xem: 15975)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý. ... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8168)
Nói đến văn hóa tức là nói đến tổ chức đời sống của một dân tộc, trong đó bao gồm các mặt kinh tế, xã hội, luật lệ, văn chương, mỹ thuật, tôn giáo, v.v... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8221)
Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt... Lâm Như Tạng
(Xem: 7818)
Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 11128)
“Bản Giác : Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 9088)
Thượng tọa Thích Thuyền Ấn trình bày tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào ngày 9-4-1967. Sau đó, bài diễn thuyết này được in trong tập Diễn Đàn Vạn Hạnh, số 1, do Ban Tu thư Đại Học Vạn Hạnh ấn hành năm 1967.
(Xem: 9219)
Bản Chất Của Tâm Thức - Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama, Anh dịch: Alexander Berzin, Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 8363)
Niết bàn, nirvana (S), nibbana (P), trong Sanskrit và Pali có nghĩa bóng là, một "thể trạng dập tắt". Hình ảnh của một ngọn lửa đã bị dập tắt qua việc không còn nhiên liệu nữa... Tác giả Alexander Berzin; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 7503)
Long Thọ nói, giáo pháp của Chư Phật y trên hai chân lý, tương đối hay thế tục đế, và tuyệt đối hay thắng nghĩa đế. Những ai không phân biệt được hai chân lý này, không thể hiểu thấu giáo pháp thâm sâu... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 7966)
Kinh Hoa nghiêm, nói một cách đơn giản, là bộ kinh nghiên cứu về Pháp giới và cách phát khởi trí tuệ để thể nhập Pháp giới. Trong Pháp giớilý sự vô ngạisự sự vô ngại... Hồng Dương
(Xem: 8763)
Các nhà khảo cổ phát hiện ra bằng chứng về 1 ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, niên đại khoảng năm 550 TCN... National Geographic
(Xem: 9255)
Học Phật Nên Biết - Tác Giả: Pháp Sư Thánh Nghiêm, Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Kim Minh và Phương Khắc Minh; Dịch Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 11407)
Kinh PHÁP CÚ là một bộ Kinh rất xưa, được xem là kinh Lời Vàng cho những ai có chí nguyện tu tâm, dưỡng tánh để tiến thân trên lộ trình hành đạo giải thoát... Thích Nữ Nguyệt Chiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant