NHẬN RA RẰNG MÌNH KHÔNG THỂ TỒN TẠI
TRONG VÀ TỰ CHÍNH MÌNH
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Như chiếc xe ngựa được diễn đạt bằng lời nói
Trong việc tùy thuộc trên những tập hợp của những bộ phận,
Vì thế một cách quy ước thế gian, một chúng sinh
Được thiết lập trên những tập hợp uẩn của tinh thần và thân thể
-BUDDHA-
Trong Đạo Phật thuật ngữ tự ngã có hai ý nghĩa phải được phân biệt nhẳm để tránh nhầm lẫn. Một ý nghĩa của tự ngã là ‘cá thể’ hay ‘chúng sinh’. Đây là một con người, yêu thương và thù hận, kẻ thực hiện những hành động và tích lũy nghiệp tốt hoặc xấu, kẻ trãi nghiệm những kết quả của những hành vi ấy, kẻ tái sinh trong vòng sinh tử luân hồi, kẻ trau dồi những con đường tâm linh, và v.v…
Ý nghĩa khác của tự ngã xãy ra trong thuật ngữ tính ích kỷ, nơi nó được liên hệ đến một vị thế tưởng tượng, quá cụ thể cứng chắc một cách sai lầm của sự tồn tại gọi là “sự tồn tại cố hữu” hay tự tính. Vô minh bám chặc đến một sự phóng đại như vậy thật sự là cội nguồn của sự phá hoại, bà mẹ của tất cả những thái độ sai lầm - có lẻ chúng ta ngay cả có thể gọi là gian tà hiểm ác. Để quán chiếu “cái tôi” lệ thuộc trên những thuộc tính tâm lý và vật lý, tâm thức này phóng đại nó thành sự tồn tại cố hữu, mặc dù thật sự những yếu tố tâm lý và vật lý được quán chiếu không hàm chứa bất cứ một đối tượng phóng đại như vậy.
Điều gì là vị thế thật sự của một chúng sinh? Giống như một chiếc xe trong sự tùy thuộc trên những bộ phận của nó, chẳng hạn như bánh xe, trục xe, và v.v…, vì thế một chúng sinh được thiết lập một cách quy ước trong sự tùy thuộc trên tâm thức và thân thể. Không có một cá thể được tìm thấy hoặc là tách rời khỏi tâm thức và thân thể hay trong tâm thức và thân thể.
CHỈ LÀ DANH XƯNG
Điều này là lý do tại sao “cái tôi” và tất cả những hiện tượng khác được diễn tả trong Đạo Phật như “chỉ là danh tự”. Ý nghĩa của điều này không phải là “cái tôi” và tất cả những hiện tượng khác chỉ là chữ nghĩa, vì chữ nghĩa cho những hiện tượng này thật liên hệ đến những đối tượng thật sự. Đúng hơn, những đối tượng này không tồn tại trong chúng và tự chúng; thuật ngữ ‘chỉ là danh tự’ xóa tan khả năng chúng được thiết lập từ tự chính phía đối tượng. Chúng ta cần sự nhắc nhở này bởi vì “cái tôi” và những hiện tượng khác không hiện hữu đơn thuần bởi sự thiết lập của danh tự và tư tưởng. Hoàn toàn mâu thuẩn.
Thí dụ, chúng ta nói rằng Đạt Lai Lạt Ma là một ông thầy tu, một con người, và một người Tây Tạng. Có phải dường như rằng chúng ta đang nói về điều này không với sự liên hệ đến thân thể hay tâm thức của ngài mà chỉ về điều gì đấy riêng lẻ? Suy nghĩ liên tục về điều này, dường như có một Đạt Lai Lạt Ma tách rời khỏi thân thể của ngài, và riêng biệt ngay cả tâm thức của ngài. Hay tự quan tâm. Nếu tên bạn là Jane, thí dụ thế, chúng ta nói, “thân thể của Jane, tâm thức của Jane,” thế dường như đối với chúng ta là có một Jane người sở hữu tâm thức và thân thể của cô, và một thân thể và tâm thức mà Jane làm chủ.
Làm thế nào chúng ta thấu hiểu rằng nhận thức này là sai lầm? Tập trung trên sự kiện rằng không có điều gì trong tâm thức và thân thể có thể là “cái tôi”. Tâm thức và thân thể là trống rỗng một “cái tôi” thực chất. Đúng hơn, giống như chiếc xe hơi được thiết lập trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó và và ngay cả không phải là nội dung của những bộ phận của nó, vì thế “cái tôi” lệ thuộc trên tâm thức và thân thể. Một “cái tôi” không lệ thuộc trên thân thể và tâm thức là không tồn tại, trái lại một “cái tôi” được hiểu lệ thuộc trên thân thể và tâm thức hiện hữu phù hợp với những quy ước của thế gian. Thấu hiểu “cái tôi” loại này hoàn toàn không thể tìm thấy trong tâm thức và thân thể, và ngay cả không là nội dung của tâm thức và thân thể nhưng tồn tại chỉ qua năng lực của danh xưng của nó và tư tưởng của chúng ta, là hữu ích khi chúng ta cố gắng để thấy chính chúng ta như chúng ta thật sự là.
BỐN BƯỚC ĐỂ THÂN CHỨNG
Có bốn bước quan trọng đối với việc nhận thức rằng chúng ta không hiện hữu trong cách mà chúng ta nghĩ chúng ta như thế. Tôi sẽ thảo luận những điều này trước tiên, và rồi thì trong chi tiết.
Bước thứ nhất là xác định những tin tưởng si mê phải được phản bác lại. Chúng ta cần làm điều này bởi vì khi chúng ta thực hiện những sự phân tích tìm kiếm chính mình trong tâm thức và thân thể hay riêng biệt khỏi tâm thức hay thân thể, và chúng ta không thể tìm thấy nó, chúng ta có thể kết luận một cách sai lầm rằng chúng ta không hoàn toàn tồn tại.
Bởi vì “cái tôi” hiện hữu trong tâm thức chúng ta được thiết lập trong nó và tự nó, nên khi chúng ta sử dụng những sự phân tích cố gắng để tìm nó và không thể tìm ra nó, nên dường như “cái tôi” hoàn toàn không hiện hữu, trái lại nó chỉ là “cái tôi” độc lập, sự tồn tại một cách cố hữu của “cái tôi”, mà nó không tồn tại. Bời vì có một hiểm họa ở đây về sự sai lầm đến sự phủ nhận và hư vô chủ nghĩa, thế nên điều thiết yếu như bước đầu tiên là để hiểu những gì bị phủ nhận trong vô ngã.
“Cái tôi” xuất hiện trong tâm thức chúng ta như thế nào? Nó không xuất hiện để tồn tại qua năng lực của tư tưởng; đúng hơn, nó xuất hiện để hiện hữu một cách cụ thể. Chúng ta cần chú ý và xác định kiểu mẫu của sự lĩnh hội này. Nó là mục tiêu của chúng ta.
Bước thứ hai là quyết định, nếu “cái tôi” tồn tại trong cung cách mà dường như nó là, nó phải hoặc là một với tâm thức và thân thể hay riêng biệt khỏi tâm thức và thân thể. Sau khi thừa nhận rằng không có khả năng nào khác, trong hai bước còn lại chúng ta phân tích để thấy hoặc là “cái tôi” và phức hợp thân/tâm có thể hoặc là một thực thể được thiết lập một cách cố hữu hay là những thực thể được thiết lập khác biệt một cách cố hữu.
Khi chúng ta thảo luận trong những phần tiếp theo, qua thiền quán chúng ta dần dần đi đến thấu hiểu rằng có những ảo tưởng với “cái tôi” thể hiện trong những thứ này. Tại điểm ấy, chúng ta có thể sẳn sàng nhận ra rằng một “cái tôi” tồn tại cố hữu không thể tìm thấy. Đây là nhận thức thực chứng về vô ngã. Rồi thì, khi chúng ta đã nhận ra rằng “cái tôi” không tồn tại một cách cố hữu, thì dễ dàng để nhận ra những gì là “của tôi” cũng không tồn tại một cách cố hữu (vô tự tính).
BƯỚC THỨ NHẤT: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Thông thường bất chấp điều gì xuất hiện trong tâm thức chúng ta, nó dường như hiện hữu từ chính phía của nó, một tư tưởng độc lập. Khi chúng ta chú tâm đến một đối tượng – cho dù nó là chính chúng ta, một người khác, thân thể, tâm thức, hay một thứ vật chất – chúng ta chấp nhận nó xuất hiện giống như điều này là điều kiện tối hậu, nội tại, thật sự như thế nào ấy.Điều này có thể được thấy một cách rõ ràng những lúc căng thẳng, chẳng hạn khi ai đấy bình phẩm về điều đấy mà ta không từng làm: “Ông/bà làm hư hỏng như vậy – và – như vậy.” Chúng ta đột nhiên nghĩ một cách rất mạnh mẽ “tôi đã không làm như vậy!” Và chúng ta thậm chí có thể hét vào kẻ vu cáo.
“Cái tôi” xuất hiện như thế nào trong tâm thức chúng ta vào lúc ấy? “Cái tôi” này mà chúng ta hãnh diện và yêu mến quá chừng dường như hiện hữu như thế nào? Làm sao chúng ta nhận thức thấu đáo nó? Bằng việc phản chiếu trên những câu hỏi này chúng ta có thể đạt đến một ý thức về cung cách mà tâm thức lĩnh hội một cách tự nhiên và bẩm sinh “cái tôi” như hiện hữu từ chính phía của nó, một cách cố hữu.
Chúng ta hãy lấy một thí dụ khác. Khi có một điều gì đấy quan trọng mà chúng ta đáng lẻ phải làm và chúng ta chực nhớ ra là chúng ta đã quên mất, chúng ta có thể nổi giận ngay trong tâm thức chúng ta: “Ôi, cái trí nhớ tồi của tôi!” Khi chúng ta nổi giận với tâm tư của chính mình, và “cái tôi” giận dữ ấy và tâm tư mà chúng ta giận dữ xuất hiện riêng biệt với nhau.
Điều cũng giống như thế xãy ra khi chúng ta cảm thấy khó chịu với thân thể chúng ta, hay một phần của thân thể, chẳng hạn như bàn tay của chúng ta. “Cái tôi” giận dữ dường như có sự biểu hiện riêng của nó, trong nó và tự nó, riêng biệt khỏi thân thể mà chúng ta giận dữ. Trên một trường hợp như thế chúng ta có thể quán sát làm thế nào mà “cái tôi” dường như tự nó đứng riêng biệt, như tự nó tiến hành, tự nó thành lập bởi cung cách của đặc tính riêng của nó. Đối với ý thức như vậy, “cái tôi” không xuất hiện được thiết lập trong sự tùy thuộc trên tâm thức và thân thể.
Quý vị có nhớ lần nào khi chúng ta làm một việc tệ hại và tâm tư chúng ta nghĩ, “tôi thật sự đã làm mọi thứ rối rắm”? Vào lúc ấy chúng ta đồng nhất với “cái tôi” có thực thể cụ thể, mà nó không phải tâm thức cũng như thân thể mà là điều gì đấy xuất hiện một cách mạnh mẽ hơn.
Hay nhớ lại thời gian khi chúng ta làm điều gì đấy thật tuyệt diệu hay điều gì đấy thật dễ thương xãy ra cho chúng ta, và chúng ta cảm thấy thật tự hào trong ấy. “Cái tôi” này thật đáng giá, quá mến yêu, thật thích thú, và là đối tượng của sự tự quan trọng như vậy thật là rõ ràng một cách cụ thể và sinh động. Vào những lúc như vậy, ý nghĩa của “cái tôi” là đăc biệt rõ ràng.
Một khi chúng ta nắm bắt một sự biểu hiện hiển nhiên như vậy, chúng ta có thể làm nên một cảm giác sai lầm của “cái tôi” xuất hiện trong tâm thức chúng ta, và không để cho cung cách làm cho nó sức mạnh của nó nhỏ lại, chúng ta có thể thẩm tra, giống như từ một góc, nó có tồn tại trong một cách cụ thể hay không, nhưng nó xuất hiện. Trong thế kỷ mười bảy, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm đã nói về điều này với sự trong sáng vô cùng:
Đôi khi “cái tôi” sẽ dường như hiện hữu trong phạm vi của thân thể. Đôi khi nó dường như tồn tại trong phạm vi của tâm thức. Đôi khi nó dường như hiện hữu trong phạm vi của cảm giác, phân biệt, hay những nhân tố khác. Vào lúc chung cuộc của những kiểu mẫu đa dạng của hiện tướng, chúng ta sẽ kết luận một “cái tôi” đã tồn tại từ trong bản chất của chính nó, đấy là nó tồn tại một cách cố hữu (từ tự tính), rằng tự khởi đầu nó là tự thành lập, tồn tại một cách không khác biệt với tâm thức và thân thể, là thứ cũng được phối hợp như nước và sửa. Đây là sự thực tập đầu tiên, sự xác định đối tượng bị phủ nhận trong quan điểm của vô ngã. Chúng ta nên hành động với nó cho đến khi kinh nghiệm sâu sắc sinh khởi.
Ba bước còn lại, được thảo luận trong ba chương tiếp theo, được hướng tới một loại thấu hiểu “cái tôi” loại này, mà chúng ta tin tưởng quá nhiều và là điều chi phối quá nhiều đến thái độ của chúng ta, thật sự chỉ là một sự giả dối của sự tưởng tượng. “Cái tôi” cụ thể này, hoàn toàn không tồn tại. Để hành động đối với những bước tiếp theo, điều thiết yếu là nhận ra và trụ với cảm giác mạnh mẽ về một “cái tôi” tự thiết lập.
Thiền Tập Quán Chiếu
1- Tưởng tượng ai đấy chỉ trích quý vị điều gì đấy mà thật sự quý vị đã không có làm, chỉ một ngón tay vào quý vị và nói, “Ngươi đã làm hư hại như thế - như thế.”
2- Hãy nhìn sự phản ứng của quý vị. “Cái tôi” xuất hiện như thế nào trong tâm thức quý vị?
3- Quý vị lĩnh hội trong cách nào?
4- Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.
Cũng:
1- Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị buồn nãn với tâm thức quý vị, chẳng hạn khi quý vị thất bại trong việc nhớ lại điều gì đấy.
2- Ôn lại cảm giác của quý vị. “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc ấy như thế nào?
3- Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4- Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.
Cũng:
1- Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị chán nãn với thân thể quý vị hay với một đặc trưng nào đấy của thân thể quý vị, chẳng hạn như tóc quý vị.
2- Hãy nhìn vào cảm giác quý vị, “cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị như thế nào lúc ấy?
3- Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4- Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.
Cũng:
1- Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị làm điều gì đấy tệ hại và quý vị đã nghĩ, “tôi đã thật sự làm ra một đống xà bần.”
2- Lưu tâm đến cảm giác của quý vị. “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc ấy như thế nào
3- Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4- Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.
Cũng:
1- Hãy nhớ lại một thuở khi quý vị làm điều gì đấy thật tuyệt vời và quý vị nhận lấy niềm tự hào trong ấy.
2- Thẩm tra cảm giác của quý vị. “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc ấy như thế nào?
3- Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4- Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.
Cũng:
1- Hãy nhớ lại một thuở khi điều gì đấy diệu kỳ xãy đến cho quý vị và quý vị nhận niềm vui sướng ấy.
2- Hãy nhìn cảm giác của quý vị . “Cái tôi” xuất hiện đến tâm thức quý vị lúc ấy như thế nào?
3- Quý vị lĩnh hội nó bằng cách nào?
4- Hãy chú ý “cái tôi” dường như tự hiện hữu như thế nào, tự cấu thành, tự thiết lập bằng cung cách của chính đặc trưng của nó.
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Tag :
- Tuệ Uyển