Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Luận Giải Về Sự Rèn Luyện Như Tia Sáng

19 Tháng Mười Một 201507:12(Xem: 7718)
Luận Giải Về Sự Rèn Luyện Như Tia Sáng
LUẬN GIẢI VỀ SỰ RÈN LUYỆN NHƯ TIA SÁNG

Bodhicitta61'(1)
Nguyên bản: A Commentary On Attitude-Training Like The Rays Of The Sun 3
Nguyên tác: Attitude-Training Like the Rays of the Sun của Namkapel
Luận giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Dharamsala, India, May 9 – 15, 1985 
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - Wednesday, January 21, 2015



Phần 3: NHỮNG CHUẨN BỊ SƠ BỘ, TIẾP TỤC


Luận Giải Về Sự Rèn Luyện Như Tia Sáng 11- Giới Thiệu Và Ôn Tập Tổng Quát

Những truyền thống khác nhau của Tây Tạng đến từ Đức Phật - Kadam, Sakya, Kagyu, và Nyingma - tất cả theo sự trình bày của những cách rèn luyện thái độ của chúng ta đến từ một nguồn gốc chung: Hướng Dấn Lối Sống Bồ Tát của Tịch Thiên. Sự trình bày của Tịch Thiên, nói cách khác, bao hàm tất cả những vấn đề thấy trong giáo huấn con đường tiệm tiến Lamrim, có nghĩa là toàn bộ các tâm thức của con đường trình tự  hướng đến Giác Ngộ. Không có gì trong những con đường trình tự này lại không được xem như việc rèn luyện thái độ của chúng ta. Tuy thế, những điểm đặc thù mà chúng ta đang thảo luận áp dụng đến một dòng đặc biệt của giáo huấn gọi là "lojong", "thái độ rèn luyện". Chúng súc tích lại thành 7 Điểm Của Thái Độ Rèn Luyện, được trình bày trong luận điển của Geshe Chaykawa,và trong luận giải gọi là Những Tia Sáng Của Mặt Trời, của Namkapel,  một đệ tử của Tông Khách Ba.

7 điểm cho thái độ rèn luyện là:

* những sự chuẩn bị,

* phương pháp rèn luyện trong 2 tâm giác ngộ - quy ước và cứu kính,

* chuyển hóa những hoàn cảnh bất hạnh thành con đường đến Giác Ngộ,

* tóm tắt về sự thực hành trong một kiếp sống,

* phạm vi rèn luyện thái độ của chúng ta,

* những thệ nguyện cho thái độ rèn luyện,

* những điểm huấn luyện trong thái độ rèn luyện.

2- Sự Chết Và Vô Thường

Bây giờ tất cả chúng ta đã đạt được sự làm việc căn cứ trên thân người quý giá, tất cả chúng ta nguyện ước được hạnh phúc, không ai trong chúng ta mong ước có bất cứ khổ đau hay rắc rối nào. Hạnh phúcchúng ta nguyện ước không đến một cách bâng quơ, vô cớ - nó đến từ những nguyên nhân. Cho nên chúng ta cần nghĩ thật sâu xa về những nguyên nhân đã đem hạnh phúc đến cho chúng tatiêu trừ những rắc rối của chúng ta. Nhằm để có thể theo đuổi con đường tâm linh, chúng ta phải tận dụng cuộc sống con người quý giá mà chúng ta có. Dĩ nhiên, nhằm để sống chúng ta cần phải kiếm sống và làm đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng chúng ta không thể đặt nhấn mạnh trên sự đòi hỏi tiền bạc và những đối tượng vật chất. Xa hơn nữa, tiền bạc và đối tượng vật chất không phải là nguyên nhân duy nhất cho hạnh phúc. Không phải tất cả những người giàu có đều hạnh phúc. Khi chúng ta nhận thức rằng có rất  nhiều người giàu sang với nhiều sở hữu vật chất, là những người khốn khó và có khổ đau tinh thần nghiêm trọng, chúng ta không thể nói rằng nguyên nhân duy nhất cho hạnh phúc là những sở hữu vật chất.

Nhằm để cho niềm hạnh phúc của chúng ta hiện hữu, thì phải có một nguyên nhân trước nào đó. Hạnh phúc lệ thuộc một cách chính yếu vào thể trạng của tâm thức. Nếu tâm thức một người hạnh phúc, thế thì bất cứ hoàn cảnh ngoại tại nào của người đó ra sao, người này cũng sẽ tiếp tục hạnh phúc. Nếu người nào đó một cách căn bản là một người hạnh phúc, tử tế, quan tâm đến người khác - một loại người tu dưỡng, lương thiện - thế thì cho dù họ thật sự có tin tưởng trong tôn giáo hay giáo Pháp nào hay không sẽ không làm bất cứ điều gì khác biệt. Nếu chúng ta tế nhịquan tâm đến người khác, thì chúng ta xây dựng nên năng lực tích cực tức là phước đức trong bất cứ trường hợp nào. Nếu, trên tất cả đấy, chúng ta học hỏithực hành, rèn luyện trong những phương pháp khác nhau của Phật Pháp, sẽ có một lợi lạc ngay cả mạnh mẽ hơn và xây dựng nên một năng lực tích cực từ việc là một người ân cần và hữu ích. Điều ấy sẽ làm lợi ích không chỉ trong kiếp sống này, mà cũng là những kiếp sống tương lai.

Cho nên, đây là một sự theo đuổi rất đáng giá như liên quan đến việc sử dụng tốt nhất của hành động căn cứ trên những gì chúng ta có. Chúng ta cần nhận ra rằng thân người quý giá sẽ không tồn tại mãi mãi, những hoàn cảnh tuyệt vời nhất như thế nào đi nữa, thì kiếp sống này sẽ cũng qua đi. Đây là bởi vì mọi người là đối tượng của vô thường và chết. Vấn đề chính là đừng bỏ phí thời gian của chúng ta. Do vậy, thật cực kỳ quan trọng để nghĩ về vô thườngvấn đề mọi hoàn cảnh sẽ trôi qua.

Có nhiều cách trình bày vô thường. Có một sự thảo luận về nó trong phạm vi của nó trong một trong 16 khía cạnh của Bốn Chân Lý Cao Quý, thí dụ thế, hay chúng ta có thể nói về nó trong dạng thức vô thường phổ thông và những trình độ của nó: thô và vi tế. Ở đây, chúng ta đang nói trong dạng thức của khía cạnh thô về vô thường, loại được thấy bằng bất cứ  người nào chết.

[See: The Sixteen Aspects and Sixteen Distorted Ways of Embracing the Four Noble Truths.]


a- Những Bất Lợi Của Việc Không Chính Niệm Về Chết Và Vô Thường

Chúng ta sẽ xem xét rõ ràng những lợi ích của việc hành thiền và xây dựng một sự tỉnh thức về vô thường, và những bất lợi của việc không cảnh giác về nó. Luận điển nói đến bất lợi thứ nhất và rồi thì của tầm quan trọng cực kỳ của việc duy trì tỉnh thức về vô thường và chết. Thật là quan trọng, bởi vì, cho dù chúng ta tin tưởng hay không, thì vẫn có những sự tái sanh tương lai: chúng ta có thể rơi vào những tình trạng tệ hại nhất hay một trong những thế giới tốt hơn. Cho nên, quan trọng nhất là tỉnh thức về những khả năng tiêu cực của chúng ta có thể dẫn đến một sự tái sanh tệ hại, và thay vì thế chăm sóc trong những hành vi của chúng ta và những thứ chúng ta làm hiện tại, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta.

Nếu chúng ta không thật sự chính niệm về sự chết trong mọi lúc - ngay cả nếu chúng ta thực tập Phật Pháp - thì chúng ta sẽ không tự liên hệ một cách trọn vẹn trong Phật Pháp hay hoàn toàn quan tâm đến  nó một cách thật nghiêm túc. Nếu chúng ta tỉnh thức chân thật về sự chết và vô thường, và của vấn đề những gì xảy ra trong tương lai tùy thuộc vào những gì chúng ta làm  hiện nay, không cần thiết phải có cảnh sát để kiểm tra chúng ta. Sự tỉnh thức về nhân và quả sẽ hoạt động như những người canh gác và giữ chúng ta khỏi hành động một cách không thích đáng.

Bất cứ chúng ta là ai, việc nhìn vào mọi thứ từ ánh sáng của sự kiện rằng tất cả chúng ta rồi sẽ chết sẽ làm chúng ta nhận ra không có điểm nào trong việc tùy tiện với người khác hay hành động trong một cung cách cẩu thả. Tối thiểu chúng ta sẽ thấy rằng thật là buồn cười để tự tùy tiện với chính mình bằng việc hành động tự tàn phá [với những hành vi phi đạo đức],  vì trong tương lai chúng ta sẽ phải đối diện với những hậu quả về những gì chúng ta đã làm. Cho nên thật cực kỳ quan trọng để tỉnh thức về vô thường và sự chết trong mọi lúc.

Chúng ta rèn luyện để đạt được sự tỉnh thức về sự chết và vô thường như thế nào? Chúng ta làm điều này trước nhất bằng việc tỉnh thức về sự kiện rằng không có bất cứ sở hữu nào của chúng ta, bạn bè chúng ta, thân quyến, v.v…, sẽ có bất cứ sự giúp đở nào vào lúc lâm chung. Rồi thì, chúng ta cần quán chiếu về tất cả những hoàn cảnh sẽ xảy ra vào lúc chết, tất cả những đối tượng chúng ta có được - có lẽ qua lừa dối, hay lường gạt, hay qua nhiều lo lắng phiền muộn để làm như vậy - sẽ không giúp ích gì cả khi chúng ta chết. Nhưng chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả của bất cứ phương tiện sai lầm nào mà chúng ta có thể đã từng sử dụng.

Chắc chắn rằng tất cả chúng ta sẽ chết bởi vì tất cả chúng ta ở dưới ảnh hưởng của những thái độ phiền não [do vọng tưởng] và những thúc ép đủ thứ của nghiệp chướng trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Ngay cả những vị vua cũng phải chết và một số ngay cả phải bị xử tử. Nếu chúng ta dành thời gian của chúng ta hoàn toàn tảng lờ sự kiện này, tùy tiện với chính chúng ta, lừa dối, làm đủ mọi thứ lường gạt, thì chúng ta sẽ phải ở trong một sự bất ngờ lúc lâm chung: một sự hối hậnăn năn vô cùng. Nếu chúng ta chính niệmtỉnh thức về sự kiện rằng chúng ta sẽ chết, thì chúng ta sẽ hành động trong một cung cách tốt hơn trong khi chúng ta sống, và sẽ không phải chết với hối hậnăn năn.

Mặc dù không thể ngăn ngừa chính chúng ta khỏi chết, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị vì thế lúc lâm chung chúng ta sẽ không phải chết trong một tình trạng kinh khủng. Chỉ là vấn đề của thời gian đến khi sự chết đến, vì thế thật đáng để cho chúng ta chuẩn bị cho nó bây giờ.

Những điểm này được trình bày trong luận điển như sau:

* chết là chắc chắn,

* thời điểm cho sự chết của chúng ta là không chắc chắn,

* tùy vào nghiệp quả, không gì có thể giúp lúc chết.

Đây là 3 điểm để lưu ý.

b- Sự Chết Là Chắc Chắn

Chúng ta quan tâm đến sự kiện rằng chết là chắc chắn, như được nói rằng nếu ngay cả vô số chư Phật và a la hán phải chết, thì điều gì có thể nói về những con người bình thường như chúng ta? Bất chấp chúng ta là ai, một khi được sanh ra, 100% bảo đảm rằng chúng ta sẽ chết. Không ai mà không phải chết, vì thế không có vấn đề chúng ta lẫn tránh nó. Và nếu chúng ta nhìn vào nhiều Đức Phật, những bậc trước khi trở thành Giác Ngộ, đã đạt được thể trạng huyển thân và rồi sau đó đắc Giác Ngộ trong thể trạng ấy không có việc thật sự viên tịch, có rất ít. Hầu hết đã biểu hiện sự qua đời nhập Bát-niết-bàn (parinirvana). Nếu chúng ta theo những thí dụ trong lịch sử - những vị vua và hoàng đế, và v.v… - chúng ta không thấy bất cứ người nào đã thật sự đạt đến bất tử.

Không có nơi nào chúng ta có thể đi để trốn thoát sự chết, và mặc dù chúng ta có thể có một thân thể rất khỏe mạnh, thì không có thân thể nào đủ mạnh để cưỡng lại sự chết. Giống như ở trong một nơi bị bao vây bởi những ngọn núi khắp mọi phía, bị mắc kẹt mà không có cách nào để thoát khỏi, giống như thế, khi sự chết đến, không có nơi nào chúng ta có thể chạy đến trốn thoát nó.

Hãy tưởng tượng những việc có thể xảy ra mà sẽ không có cách nào để trốn khỏi, như một cuộc chiến nguyên tử, không làm gì tốt cho chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, chết là không thể tránh khỏi. Chúng ta không thể đổ thừa cho những thứ ngoại tại có thể làm cho chúng ta chết, luôn luôn sống trong nổi sợ của những thứ như chiến tranh hạt nhân. Những nguyên nhân cho sự chết được tích tập trong sự tương tục tinh thần của chúng ta - những thái độ phiền não, nghiệp chướng và v.v… là những nguyên nhân nội tại sẽ đem đến sự chết của chúng ta, cùng với sự đóng góp của những hoàn cảnh bên ngoài. Vấn đề chính là, đã được sinh ra trong một thân thể với những thái độ phiền nãonghiệp chướng trong sự tương tục tinh thần của chúng ta, thì chắc chắn chúng ta sẽ chết. Đây là bởi vì thời điểm thân thể biến thành hiện thực, thì cùng lúc những nguyên nhân cho sự chết cũng được đạt đến.

Nói về vô thường và khổ đau của tất cả chúng sanh, thì chúng ta sẽ thảo luận rộng rãi hơn sau này, một trong những nổi khổ mà tất cả chúng ta có thể thấy là tuổi già. Khi chúng ta già hơn đi, thí dụ thế, chúng ta bắt đầu mất đi năng lực của những giác quan, một biểu hiện chắc chắn cho sự chết đang đến.

Có những lý do tại sao sự chết sẽ đến chắc chắn. Thứ nhất, có nhiều thứ có thể xảy ra cho chúng ta, những nguyên nhân ở trong chúng ta: chúng ta già đi và mọi thứ suy tàn, năng lực của thuốc men chửa trị cho chúng ta yếu đi, và chúng ta chết. Thứ hai, không có bổ sung gì cho tuổi thọ của chúng ta, nó liên tục giảm thiểu. Dĩ nhiên, có những bài cầu nguyệnnghi thức cầu trường thọ và những sự thực tập như thế. Nhưng sự gia tăng thực tế cho sự trường thọ là khó khăn.

Sự trường thọ căn bảnchúng ta có đến từ năng lực và nghiệp tích cực và v.v… mà chúng ta đã từng xây đắp trong những kiếp trước. Giống như ngày tháng liên tục trôi qua, nếu năm trước chúng ta có 100 ngày còn lại trong tuổi thọ của chúng ta, thì năm nay sẽ chỉ còn 99 ngày. Và bất chấp chiều dài tuổi thọ chúng ta có thể tưởng tượng là gì, thì chúng ta có thể thấy giữa buổi sáng hôm nay và bây giờ, một phần của nó đã qua đi. Tuổi thọ của chúng ta trôi qua với mỗi hơi thở, với mỗi thời khắc. Thời gian liên tục trôi qua. Nó sẽ không chờ đợi. Chúng ta không thể ngồi lại và làm dừng lại tuổi thọ của chúng ta, ngay cả trong một giây phút. Không nơi nào chúng ta có thể đi, không điều gì chúng ta có thể làm, để lẫn tránh sự tàn lụi liên tục của thời gianchúng ta còn để sống.

Có nhiều ẩn dụ về cuộc sống trôi qua. Thí dụ, giống như nước trong một thác nước, một khi bắt đầu chảy qua bờ đá thì không có cách nào để nó dừng lại, nó phải tiếp tục chảy xuống. Hay, giống như một dòng suối, liên tục chảy qua, hãy nghĩ cuộc sống trôi qua một cách nhanh chóng. Giống như một tia chớp của ánh sáng lóe lên trên bầu trời, nó không dừng lại một giây khắc. Nó chỉ vượt qua thôi.

Đối với điểm tiếp theo, từ thời gian của đời sống, nói là, 100 năm, phân nửa chắc chắn dùng để ngủ, một cách đặc biệt nếu chúng ta để ý đến vấn đề chúng ta đã ngủ bao lâu trong năm nay. Dĩ nhiên, trường hợp của một chứng mất ngủ thì khác, nhưng nói chung hầu hết chúng ta dùng một thời lượng khổng lồ để ngủ. Nếu chúng ta lấy thời gian 60 năm cho kiếp sống này, 20 năm đầu là một loại lãng phí ngu ngơ loanh quanh. Hãy nghĩ về thời gian thật sự có thể tiêu khiển, sử dụng trong bất cứ việc gì: nếu chúng ta thêm thời gian dành trong 60 năm này để ăn và ngủ và bị bệnh, nếu chúng ta chiết khấu tất cả thời gian ấy, chắc chắn chỉ còn khoảng 6 năm. Một cách thật sự hãy nghĩ về vấn đề bao nhiêu thời gian trong phạm vi một ngày bị lãng phí trong tất cả những loại hành vi bình thường chăm sóc thân thể chúng ta.

Một vị đại lạt ma đã nói trong nhật ký của ngài, "Tôi đã dùng 20  năm đầu không bao giờ cúi xuống thật sự thực hành, 20 năm kế nói, "À, tôi sẽ thực hành trong bất cứ ngày nào," và tôi đã dành 10 năm cuối cùng để nói, "Ô, ước gì tôi có thể thực hành sớm hơn!" Đó là tôi đã lãng phí cuộc sống con người quý giá của tôi như thế nào."

Dĩ  nhiên, có những ngoại lệ, những người từ lúc thiếu thời thích thú trong học tập và cải thiện chính họ. Nhưng hầu hết chúng ta không cảm thấy như thế khi còn là thiếu niên, và trong 20 năm đầu, chúng ta hiếm khi lăn mình trong bất cứ hành vi nghiêm chỉnh nào trong việc tự cải thiện. 20 năm tiếp theo của đời sống chúng ta thì lại liên hệ trong việc ổn định chính chúng ta, làm việc cho một cuộc sống và rồi chúng ta luôn luôn chần chừ, nói, "À, trước tiên tôi phải tự thiết lập tôi và làm tất cả mọi thứ khác nhau." Vậy rồi, 10 trôi qua, rồi 30, rồi 40. Rồi chúng ta bắt đầu nghĩ, "Bây giờ tôi đã già, tôi không thể làm gì nữa. Tôi không còn thấy tốt nữa, nên tôi không thể bắt mắt tôi làm việc quá sức. Và tôi không thể nghe tốt nữa và phải cố lắng nghe để hiểu bất cứ điều gì người nào đó nói." Chúng ta từ bỏ khát vọng học hỏi.

Điều này cho thấy khó khăn như thế nào để thật sự thực chứng đời sống tâm linh. Thật rất dễ dàng hơn nhiều để có một đời sống đơn giản thế tục. Cho nên nếu chúng ta thật sự hướng đến một đời sống tâm linh, thì chúng ta không thể luôn chần chừ hay trì hoản cho đến khi chúng ta già cả. Chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta sẽ không thể làm những gì chúng ta đã từng hy vọng và chỉ có một nổi ân hận vô cùng, mong ước phải chi chúng ta đã tu tập sớm hơn. Nếu chúng ta sắp hướng đến một đời sống tâm linh, một đời sống tôn giáo, đây là điều gì đó chúng ta phải làm với ý chíquyết tâm từ ngay giây phút này, ngay bây giờ.

Chúng ta cần nghĩ, "Trong kiếp sống này tôi đã từng gặp giáo huấn của Tiểu Thừa, Đại Thừa và trong Đại Thừa, tôi đã gặp cả Hiển GiáoMật Giáo." Chúng ta cần thấy rằng trách nhiệm là ở mỗi chúng ta. Đức Phật đã chỉ chúng ta những gì để làm, con đường nào chúng ta phải đi theo. Chúng ta không thể đổ trách nhiệm cho bất cứ ai khác. Cho dù chúng tatuân theo hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi một chúng ta.

Bản chất của đời sống là không ổn định, thay đổi từng thời khắc. Năng lực của đời sống là khá yếu và không thể nương tựa. Thế nên, như những chúng sanh lang thang luân hồi những kẻ mà tuổi thọ của họ là trôi qua và tan hoại một cách liên tục, khi chúng ta nhận ra hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang ở ven bờ chỉ chực rơi xuống, phải từ giả kiếp sống này. Nếu chúng ta sống cuộc sống của chúng ta mà  hoàn toàn lãng quên thực tại này, thế đó thì thật thống thiết.

Tất cả những điểm này với sự kiện rằng sự chết sẽ đến, một cách chắc chắn. Nếu chúng ta tính tất cả những người trong thế giới này, bất chấp bao nhiêu tỉ đi nữa, không ai trong họ sẽ hiện diện trong vài thế kỷ từ bây giờ, mặc dù dân số của trái đất có thể gia tăng dữ dội. Và nếu chúng ta quan tâm đến những người ở đây, trong thính chúng này, 100 năm nữa tính từ bây giờ, có thể một ít bé con sẽ vẫn còn hiện diện, còn lại tất cả chúng ta chắc chắn sẽ qua đời sau đó! Nếu chúng ta nghĩ điều gì sẽ xảy ra với tòa nhà này và tất cả những tòa nhà chung quanh đây sau một vài thế kỷ từ bây giờ, chúng chắc chắn cũng sẽ biến mất. Lấy thí dụ của một cây: một cây có thể đầy lá, nhưng khi mùa đông đến lá chúng rơi xuống đất. Thế giới liên tục chuyển dịch. Nếu chúng ta dậy sớm vào buổi sáng trước khi bình minh, không khí rất tươi mát. Rồi thì mặt trời lên và đi qua bầu trời mà không dừng lại một giây phút. Đời sống của chúng ta giống như thế: ngày và đêm tiếp tục trôi qua mà không bao giờ dừng lại.

c- Không Biết Chắc Chắn Về Thời Gian Của Sự Chết

Trong lịch sử, có những huyền thoại của các vị bất tử trong quá khứ xa xưa. Họ sống trong tuổi thọ không thể tính kể, nhưng ngày nay chúng ta chắc chắn không có bất cứ người nào như thế nữa. Nếu chúng ta hỏi - vì tất cả chúng ta sẽ qua đời - khi nào sự chết sẽ đến, không có chắc chắn về thời gian, và đấy là điểm thứ hai. Rất rõ ràng rằng, bất chấp chúng ta đi nơi nào trên thế giới đi nữa, không có gì chắc chắn chính xác khi nào đời sống của ta sẽ chấm dứt. Chúng ta không đang liên hệ ở đây với những châu khác, như được trình bày trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Ngay đây trên trái đất này, thực tế là không có tuổi thọ rõ ràng.

Nếu chúng ta nhìn vào nhiều người trên thế giới này, họ không muốn đối diện sự thật về cái chết. Có nhiều nơi những người về hưu hoàn toàn không muốn chấp nhận sự kiện rằng họ sẽ chết. Họ dành tất cả thời gian của họ như du lịch khắp thế giới, ăn mặc rất lòe loẹt, trang điểm phấn son dày đặc và cố gắng để thấy như trẻ trung, trong một ý muốn chạy trốn khỏi thực tế trong đời sống của họ. Nhưng họ cần chuẩn bị tâm lý trong dạng thức của khi nào và nơi nào sự chết sẽ đến.

Một lần, sau khi kiểm tra y tế, bác sĩ nói với tôi, "100% bảo đảm chắc chắn rằng ngài sẽ sống đến tuổi 60." Nhưng tôi đã trả sự bảo đảm lại. Điều chắc chắn rằng không có ai có bao giờ bảo đảm điều gì sẽ xảy ra hay không xảy ra đúng với thời gian nào đó.

Một điểm quan trọng là nhiều trường hợp đem đến sự chết hơn với những ai kéo dài sự sống, nhiều bệnh tật, và v.v… Chúng ta thật sự không phải nhìn bên ngoài để tìm kiếm nguyên nhân của sự chết: chúng được tích lũy trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Ngay cả những hoàn cảnh thông thường kéo dài sự sống lại có thể mang đến sự chết. Thí dụ, chúng ta ăn nhằm để sống, nhưng ăn có thể làm chúng ta có những sự khó khăn với dạ dày, sự tiêu hóa, gan và v.v…Bằng việc ăn uống thứ gì đó để duy trì sự sống, chúng ta có thể làm cho chúng ta chết.

Điểm tiếp theovấn đề thân thể yếu đuối như thế nào, mong manh như thế nào, nó có thể gảy vở bất cứ lúc nào. Thân thể chúng ta không mạnh mẽ, hay dẽo dai, hay có thể chống chọi mọi thứ. Nếu chúng ta quan tâm đến nhiều cấu trúc là từ những yếu tố khác nhau - xây dựng, núi non, và v.v… - mặc dù chúng dường như rất mạnh mẽ đối với chúng ta, nhưng chúng sẽ gảy đổ và biến mất. Gió và nước cuốn chúng mất đi, vì thế không cần phải đề cập rằng thân thể chúng ta hao mònhoại diệt. Trái tim luôn luôn đập, nhưng nếu nó dừng lại trong một phút, chúng ta đúng là sẽ chết. Bộ xương được bao bọc bởi làn da trông đẹp đẽ, nhưng bên trong làn da là rất mõng manh và dễ gảy vở. Nếu chúng ta nhìn vào sự vi tếphức tạp của thân thể con người, và thật sự liên hệ nó, thì hoàn toàn có thể hiểu để nghĩ về nó sao quá kỳ diệu mà chỉ có Thượng đế mới làm ra được. Nhưng nếu chúng ta thật sự nhìn vào thân thể con người, nó là điều gì đấy quá mong manh và dễ đổ vở. Vì cuộc sống có thể trôi qua thật nhanh chóng - và chắc chắn rằng nó sẽ  như vậy - cho nên chúng ta cần tự chuyên tâm để tu tập.

d- Không gì có thể giúp ích vào lúc chết ngoại trừ công phu tu tập

Điểm tiếp theo trong trong nét đại cương là không gì có thể sử dụng vào lúc chết, ngoại trừ công phu tu tập. Chúng ta cần thật rõ ràng rằng vào thời điểm lâm chung, không gì giúp ích ngoại trừ sự rèn luyện trong Phật Pháp. Không một đối tượng vật chất và đủ thứ khác mà chúng ta có thể đã tích tập sẽ có bất cứ hổ trợ nào vào thời điểm lâm chung. Chúng ta chỉ phải bỏ lại chúng sau lưng. Chúng ta đã từng là một người giàu có nhất trên thế giới, bất chấp chúng ta có bao nhiêu tiền đi nữa trong ngân hàng hay trong những vụ đầu tư, vào thời điểm chết, chắc chắn chúng ta không thể mang theo chúng với chúng ta. Chắc chắn không có hy vọng gì cả.

Thân quyến và bạn bè cũng giống như vậy, ai có thể có bất cứ sự hổ trợ gì lúc chết. Có những người dường như rất tận tụy, họ sẳn sàng hy sinh sự sống của họ cho chúng ta, nhưng họ thật sự không thể làm được điều đó. Nếu mọi người phải chết, thì những người này hữu ích gì? Khi sự sống đến hồi chấm dứt, nếu tôi nói, "Tôi là một tu sĩ" hay "tôi là một Đức Đạt Lai Lạt Ma", như vậy sẽ không làm sự chết tránh xa tôi. Và tôi phải đối diện với cái chết của chính tôi, một mình tôi. Do bởi đã sinh ra, thì không có gì khác để cho mọi người ở đây có thể làm mà phải lìa xa, một mình, lúc chết. Với tất cả những người mà Mao Trạch Đông có chung quanh ông ta, quân đội khổng lồ mà tập họp, tất cả quyền lực mà ông có, vào lúc ông ấy chết không một người lính nào của ông có thể giúp đở ông, hay đi với ông, và ông ấy phải đối diện với cái chết của ông hoàn toàn đơn độc.

Thân thể này mà mỗi chúng ta có nối kết một cách bẩm sinh với, kinh nghiệm của nóng, lạnh, đói và khát, cuối cùng sẽ phải tan thành từng mãnh từ tâm thức. Chúng ta xem thân thể chúng ta là rất quan trọng, tuy thế nó sẽ chỉ biến thành một thi hài. Một thi hài thường làm chúng ta cảm thấy kinh tởm. Chúng ta xem nó là dơ bẩnô nhiễm, nhưng thi hài đến từ đâu? Nó đến từ chính thân thể của chúng ta. Chúng ta nghĩ sự bẩn thỉu của thi hài đến từ đâu? Thân thể biến thành thi hài sẽ không có bất cứ sự giúp đở nào cho chúng ta vào lúc chết. Cho nên trong cách này, thật rõ ràng rằng thân thể, sự giàu sang, bạn bè và thân quyến, không thứ nào kể trên sẽ có bất cứ sự hổ trợ nào cả vào lúc chết.

Người ta, không nghĩ về sự chết, tiếp tục tích lũydành dụm mọi thứ, để chúng trong những hộp nhựa trống, rồi thì trong những hộp gỗ. Khi họ thấy một hộp thiếc trống họ thu lượm nó, và rồi tiếp tục thu nhặt, chẳng để làm gì, và rồi phải bỏ lại tất cả sau lưng.

Chúng ta từng xác minh rằng sự tương tục tinh thần của chúng ta tiếp tục từ quá khứ vào tương lai, và trên căn bản này mà chúng ta có nhãn hiệu cái "tôi" và v.v… Thế nên, sự tương tục tinh thần là điều gì đấy tiếp diễn, không thể mang theo bất cứ loại đối tượng vật chất nào. Tất cả thứ đó [cái "tôi"] có thể tiếp diễn mà sự tương tục tinh thần là những tiềm lực đa dạng được xây dựng trong kiếp sống này. Nếu chúng ta xây đắp nên những khả năng xây dựng, nhiều loại năng lực tích cực, thứ này sẽ làm lợi ích cho những kiếp sống tương lai. Những năng lực là điều gì đấy mà chúng ta có thể xây đắp qua sự thực hành Phật Pháp.

Chúng ta hãy quan tâm đến những hoàn cảnh khác nhau có thể xảy ra vào thời điểm lâm chung. Chúng ta có thể có một bệnh tật nào đó và đi đến nhiều bác sĩ, họ nói, "Không gì có thể làm được bây giờ, nó sẽ là một chứng bệnh kinh niên." Hãy nghĩ chúng ta sẽ trở thành khó chịu như thế nào, mọi thứ trở nên chán chường tuyệt vọng như thế nào khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta sẽ chết. Vào ngày cuối cùng của đời ta, chúng ta chỉ nằm trên giường, kinh khủng, khi những dấu hiệu lần lượt biểu hiện, nhìn sự sống tàn tạ từ từ. Không gì chúng ta có thể làm: chúng ta không thể điều khiển tiến trình. Chúng ta ăn bửa ăn cuối cùng và thuốc men không có khả năng để giúp chúng ta gì cả. Mọi thứ chỉ tiếp tục lâm ly thống thiết hơn. Chúng ta muốn nói nhưng không thể, đôi môi chúng ta hoàn toàn khô khốc. Năng lực để nhìn, nghe và ngửi không còn, rồi thì khả năng để thở mất đi và chúng ta qua đời. Bất cứ danh xưng tốt đẹp nào mà chúng ta đã có khi sống, bây giờ biến thành cố Tashi, hay cố Kunzang, hay bất cứ điều gì.

Thế nên, nếu chúng ta nghĩ về những hoàn cảnh về sự chết của chúng ta đang lơ lửng trên đầu và nó sẽ xảy ra như thế nào, thì chúng ta cần có sự tự tin vững chắc rằng chỉ có một loại thực tập tâm linh mới có thể có bất cứ sự hổ trợ nào đó khi sự chết đến. Sự thực tập tâm linh tác động nhất là phát triển cả hai thứ tâm giác ngộ - tâm bồ đề - hay bodhicitta: tương đối và cứu kính. Vậy thì, việc nghĩ về vấn đề sự chết và vô thường sẽ đến, cho nên chúng ta cần quyết tâm một cách thật mạnh mẽ là chúng ta sẽ phát tâm giác ngộ.

3- Nghiệp: Hành Trạng Nhân Quả

Điểm tiếp theo trong những sự chuẩn bị là thảo luận về nghiệp: hành trạng của nhân và quả. Sau khi chúng ta chết, chỉ có 2 hướng mà chúng ta có thể đi, lên hay xuống - hoặc là ở những tình trạng tái sanh tốt đẹp hơn hay là những thứ tệ hại hơn. Vì sự tương tục tinh thần đã tiếp diễn, chắc chắn là sẽ có một sự tái sanh, và dưới năng lực ý chí nào nó làm như thế? Điều này sẽ xảy ra dưới năng lực của nghiệp; nói cách khác, các nguyên nhân đã được xây đắp trước đây.

a- Những quy luật của nghiệp

Có nhiều trích dẫn từ Tràng Hoa Quý Báu của Long Thọ về sự chắc chắn của nghiệp. Nếu chúng ta đã xây đắp năng lực tích cực, đã làm những hành vi tích cực, thì chỉ có kết quả hạnh phúc. Nếu chúng ta đã làm những hành vi tiêu cựcxây đắp năng lực tiêu cực, thì chỉ có thể mang đến bất hạnhrắc rối. Đây là điều gì đấy rõ ràngchắc chắn. Bất cứ loại nghiệp lực nào mà chúng ta đã xây đắp, những kết quả sẽ phù hợp với chúng.

Điểm tiếp theo là sự gia tăng của những tác động nghiệp hay nghiệp báo. Từ chỉ một hành động nhỏ, chúng ta có thể đón nhận một kết quả khổng lồ. Từ những hành vi tích cực có thể đến những kết quả to lớn từ phía tích cực, và từ những  hành động tiêu cực có thể đến những kết quả tiêu cực kinh khủng. Rõ ràng có thể như thế, từ một hành động tiêu cực rất nhỏ, một thảm họa kinh khiếp sẽ tiếp theo. Chúng ta đã từng thấy trong những kinh luận khác nhau, có người nào đó gọi một tu sĩ bằng những tên mạ lị như con khỉ hay con lừa, và thọ lãnh kết quả của hàng trăm kiếp sống như những con thú mà người ấy đã gọi vị tu sĩ. Đây là tất cả những thí dụ về sự gia tăng của nhân tố.

Lấy thí dụ về những hạt giống thật sự của cây cối. Nếu nó là hạt giống của một cây thuốc, tự hạt giống sẽ có những phẩm chất của thuốc men. Nếu là hạt giống của một cây độc dược, thì tự hạt giống sẽ là độc hại. Vì vậy, từ một hạt giống độc hại đến một cây độc hại, và từ một hạt giống của cây thuốc sẽ sinh trưởng thành một cây thuốc. Giống như thế, lớn như một cây sồi, mới ra đời từ một hạt nhỏ như hạt dầu. Đây là tất cả những thí dụ cho những đặc trưng của nghiệp.

Như Tịch Thiên nói trong Tập Bồ-tát Học luận, "Nếu điều gì đó là hữu ích về lâu về dài nhưng tai hại trong những hoàn cảnh tức thời, thì đáng để thực hiện. Đây là bởi vì chúng ta cần suy nghĩ trong dạng thức của những tác động lâu dài. Nhưng nếu điều gì đó chỉ lợi ích trong hiện tại ngắn ngủi nhưng tai hại về lâu về dài, thế thì đấy là điều mà chúng ta không nên làm." Dĩ nhiên, không cần phải nói đến nếu điều gì đó là tai hại cả về lâu về dài lẫn trong hiện tại.

Hãy nghĩ về thí dụ của việc giết hại hoặc là một con vật vì tham muốn thịt của nó hay một kẻ thùsân hận. Tức thời, chúng ta cảm thấy thoải mái và có thể cảm thấy một niềm hạnh phúc thoáng qua vội vả. Nhưng về lâu về dài, chúng ta có thể phải đối diện với những hậu quả của việc bị ám sát. Cho nên chắc chắn nó sẽ mang đến những sự bất hạnh và khổ đau vô cùng. Trái lại, nếu chúng ta bảo vệcứu hộ mạng sống của một tạo vật nào đó sắp sẽ bị giết, điều này chỉ mang đến hạnh phúc như một kết quả về lâu về dài cũng như trong hiện tại. Từ một hạt giống nhỏ, một cây to sinh trưởng, và giống như thế, từ một hành động nhỏ thì những kết quả lớn có thể sinh ra. Thế nên rất đúng rằng hạnh phúc hay khổ đau lớn có thể đến từ những nguyên nhân nhỏ.

Đây là một trích dẫn cho thấy vấn đề nghiệp và những năng lực khác nhau đến với chúng ta như thế nào: "Như bóng của con chim đồng hành với nó bất cứ nơi nào nó đến, mặc dù nó có thể bay rất cao, và bóng của nó có thể không rõ ràng trên mặt đất, nhưng nó luôn luôn đi với con chim. Khi con chim đậu xuống, bóng của nó trở nên rõ ràng." Giống như thế, những năng lực của nghiệp mà chúng ta xây đắp đến và đi với chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta có thể đi, qua sự tương tục của những kiếp sống của chúng ta. Mặc dù nó có thể không rõ ràng vấn đềchín muồi như thế nào bây giờ; tuy thế, vào một thời nào đó, mà chúng ta đi qua [trong những kiếp sống vô tận], những năng lực này sẽ trở thành rõ ràng trở lại.

Chúng ta hãy xem xét những loại hành vichúng ta có thể thực hiện - ví như gọi người nào đó bằng một tên xấu - điều đó làm người khác không vui. Không ai muốn bị gọi bằng một tên xấu, cho nên nó tạo ra sự khó chịu. Điều này xây đắp trong chúng ta một năng lực tiêu cực cho một hành vi tàn phá xa hơn. Điều này sẽ không hoàn toàn biến mất. Vấn đề là nghiệp ấy sẽ không bị hư hoại: chỉ là vấn đề của thời gian cho đến khi nó chín muồi.

Có vài năng lực đối khángchúng ta có thể áp dụng, và những phương pháp khác nhau để tránh phải trải nghiệm những hậu quả tiêu cực từ những hành vi của chúng ta. Chúng ta có thể làm những hành vi xây dựng như những sự đối kháng. Đây là những thứ mà chúng ta xây đắp từ từ, không chỉ những hành vi thu hút sự chú ý của mọi người như việc hiến tặng thân thể chúng ta và những thứ như vậy. Như được nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Của Bồ Tát, chúng ta phải bắt đầu một phong cách ít sôi nổi và xây dựng đến những hành vi cường độ hơn. Cho nên chúng ta không cần phải chán nản khi đọc về những hành vi của những đại anh hùng tâm linh, những vị Bồ tát đã bố thí thân thể của họ và v.v… Chúng ta có thể nghĩ về vấn đề chúng ta bắt đầu như thế nào, giống như chúng ta, bằng việc làm những loại hành vi tích cực nho nhỏ. Làm giống như vậy đối với việc chúng ta từ bỏ những hành vi tàn phá và những thói quen méo mó. Chúng ta bắt đầu nho nhỏ và xây đắp dần lên với nó bằng việc loại bỏ những thói quen xấu của chúng ta, chậm chạp từ từ. Điều này giải quyết vấn đề của chúng ta về việc những kết quả gia tăng liên quan đến những hành vi của chúng ta như thế nào.

Điểm tiếp theo là, nếu chúng ta đã làm một hành vi nào đó, thì chúng ta sẽ gặp kết quả, và nếu chúng ta chưa làm một hành vi nào đó, thì chúng ta sẽ không gặp kết quả. Nếu chúng ta chưa thực hiện một hành động, chúng ta sẽ không gặp những hậu quả, bất chấp kết quả có thể là hạnh phúc hay bất hạnh. Ngoại trừ chúng ta đã từng tích lũy những nguyên nhân, bằng không chúng ta sẽ không trải nghiệm kết quả. Và, nếu chúng ta đã từng thực hiện một hành động, nó sẽ không bị vô hiệu. Cho dù nó là một năng lực tích cực hay tiêu cựcchúng ta đã từng xây đắp, nó sẽ không chín muồi cho đến khi chúng ta gặp gở những hoàn cảnh sẽ làm cho nó chín muồi, và trong thời gian chuyển tiếp nó sẽ thật đúng là không biến mất. Chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi nó chín muồi.

Điểm tiếp theo nói với chúng ta vấn đề, nếu chúng ta đã từng xây đắp tiềm lực tích cực từ những hành vi xây dựng và rồi sau đó gặp chuyện phải rất giận dữ, nó sẽ tàn phá và làm năng lực của sức mạnh tích cực ấy vô cùng yếu kém. Thế nên, ngoại trừ điều gì đó xảy ra để tàn phá hoàn toàn năng lựcchúng ta đã xây đắp, bằng không thì khi những hoàn cảnh tập hợp chung quanh, thì tiềm lựcchúng ta đã từng tích tập sẽ chín muồi, như chúng ta đã thu thập nó.

Những hoàn cảnh bên ngoài hiện tại về việc người Tây Tạng bị vong quốc tương ứng với những nguyên nhân bên trong. Một sự tích tập lâu đời những nguyên nhân tàn phá đã làm cho chúng tôi mất nước, sống lưu vong và trải nghiệm những sự gian khổ. Hãy lấy trường hợp của châu Phi, với sự khô hạn và đói kém cùng cực đang diễn ra, hay hàng triệu người bị nhiễm bệnh và đang chết vì một loại vi trùng. Điều này phải liên hệ với mô thức nghiệp chướng toàn thế giới, đến từ những năng lực đủ thứ trong sự tương tục tinh thần của các chủng loại loài người khác nhau. Dĩ nhiên, chúng ta có thể bao gồm cả thú vật, nhưng một cách chính yếu tất cả dựa trên tiềm năng trong sự tương tục tinh thần của loài người thuộc vào phạm trù nghiệp chướng cùng chia sẻ hay nghiệp lực chung. Những thứ này mang đến sự thay đổi nghiệp chướng toàn thế giới và làm ra những sự kiện khô hạn và đói kém ở châu Phi.

Ngay cả trong những trường hợp như vậy, nơi có một thảm họa vô cùng to lớn, thì chúng ta thấy rằng có một số cá nhân sống sót và không có một sự khó khăn cùng tận, và điều này đến từ những tiềm lực và  nghiệp lực cá nhân của chính họ. Thế nên, khi chúng ta trải nghiệm những hoàn cảnh khủng khiếp, thì chúng ta cần nghĩ về vấn đề điều này đang đến như một kết quả của những thứ mà chúng ta đã từng làm trong quá khứ như thế nào, là những tiềm lựcchúng ta đã từng xây đắp. Khi chúng ta nghĩ trong cách này, tâm thức chúng ta có thể hơi thư thái hơn, ít bị căng thẳngquấy rầy bởi hoàn cảnh khó khăn mà chúng ta có thể thấy mình đang gặp phải.

b- Phát triển kỷ luật nội tại

Sau đó chúng ta có thể phản chiếu, "Giống như bây giờ tôi muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau cùng rắc rối, cũng thế trong tương lai tôi sẽ tiếp tục có cùng bản chất như vậy - tôi sẽ không muốn rắc rối. Tôi cũng sẽ muốn hạnh phúc trong tương lai; do thế, tốt hơn là tôi nên làm điều gì đấy về việc này bây giờ." Với cách suy nghĩ này, chúng ta sẽ không cần nhà tù, luật lệ dân sự và cảnh sát để giữ chúng ta khỏi là những con người vô nguyên tắc. Chúng ta sẽ thấy chính cảm nhận trách nhiệm của chúng ta, việc biết rằng chúng ta sẽ phải khổ đau vì những hậu quả từ những hành vi của chúng ta, sẽ cố ngăn chúng ta khỏi trộm cắp và lừa dối và giết hại, và việc thực hiện những loại hành vi ấy sẽ chỉ mang chúng ta đến những khổ đau vô cùng trong tương lai.

Nếu chúng ta có kỷ luật nội tại, những ngăn cấm bên ngoài sẽ không cần thiết. Vẫn còn có nhiều nơi ở Ấn Độ mà người ta không cần khóa cửa họ lại, và nếu có một tên trộm, họ cảm thấy đó là một sự xấu hổ cho toàn cả cộng đồng bởi vì kỷ luật nội tại của họ ngăn cấm khỏi những hành vi phạm pháp như vậy có ý nghĩa rất nhiều đối với họ. Cách tốt nhất là có kỷ luật nội tại của chính mình mà không lệ thuộc vào người khác để kiểm soát những hành vi của ta. Nếu chúng ta nhìn vào những nơi với những lực lượng cảnh sát tinh vi với máy bộ đàm và đủ loại khí cụ điện tử, thì chúng ta thấy rằng dường như lực lượng cảnh sát càng mạnh mẽ trong những nơi như vậy thì tỉ lệ tội phạm càng cao. Con người thiếu kỷ luật nội tại không thể ngăn ngừa khỏi việc phạm tội. Cho nên rõ ràng rằng những sự ngăn cấm và sức mạnh bên ngoài không ngăn ngừa người ta phạm những tội ác, nhưng chính là những sức mạnh bên trong đã làm ra những hành vi chống lại xã hội.

Người Cộng sản Hoa lục thật sự phải lệ thuộc vào những luật lệ củng cố và việc kiểm soát các hành vi của người dân. Tuy thế, nếu không có nhiệt tình và sự hợp tác nội tại, thì thật rất khó để đem luật lệtrật tự vào xã hội. Hình như việc cố gắng để đem sự kiểm soát qua lực lượng cảnh sát lại trở thành nguyên nhân cho những sự lạm dụng của hệ thống. Đây là bởi vì chính cảnh sát và cai tù lại vi phạm nhiều tội trạng hơn. Cho nên, thật cực kỳ quan trọng để đặt sự nhấn mạnh vào cảm nhận trách nhiệm nội tại của chính chúng ta cho những hành vi của chúng ta, cũng như những kết quả cuối cùng của những hành vi ấy.

c- Những phân chia về nghiệp: 10 hành vi tàn phá

Trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, có những sự phân chia khác nhau về nghiệp: nghiệp được xây đắp từ những hành động của thân thể, lời nói và tâm ý; những hành động là kết quả chắc chắn của kinh nghiệm và có những thứ không chắc chắn. Có những kết quả chắc chắn bị trải nghiệm trong kiếp sống này, hay trong kiếp sống tới của chúng ta, hay trong kiếp sau nữa, hay trong kiếp xa hơn nữa. Đây là một số trong nhiều sự phân chia trong sự trình bày của nghiệp.

Mặc dù có nhiều loại hành nghiệp liên hệ đến vô số loại chúng sanh, nhưng tất cả chúng có thể được súc tích trong 10 loại chính. Những thứ này bao gồm 3 của thân thể, 4 của lời nói và 3 của tâm ý. Khi chúng ta nhìn vào 10 loại này từ quan điểm của những hành vi tiêu cực, thì có 10 loại hành vi tàn phá, và kềm chế chính chúng ta khỏi vi phạm chúng sẽ là 10 hành vi xây dựng (thập thiện nghiệp). Thật cực kỳ quan trọng để có niềm tin vững vàng trong những quy luật của hành trạng nhân quả và tiến trình theo đấy, trong dạng thức của những hành vi xây dựng hay tàn phá. Đây là một trong những điểm quan trọng của giáo lý Đạo Phật.

Chúng ta hãy lấy hành vi tàn phá của việc giết hại. Chúng chia thành ý định; nhận thức đối tượng, thái độ quấy rầy liên hệ, chẳng hạn như tham muốn hay sân hận; và hoàn thành hành động. Để lấy đi một sự sống là một trong những thứ nặng nề nhất mà chúng ta có thể làm từ trước đến giờ. Ngay cả một con côn trùng nhỏ bé cũng yêu mến kiếp sống của nó hơn bất cứ gì khác. Hầu hết người Tây Tạng, ngay cả trong lúc còn rất nhỏ, nói rằng giết một con côn trùng nhỏ là điều gì đấy rất xấu và tiêu cực. Mặc dù trẻ con có thể không biết  những ngôn từ này có nghĩa là gì, tuy thế từ lúc bé chúng biết câu, "Giết một con côn trùng nhỏ là một việc làm xấu." Cho nên bé con tí xíu nói những thứ như vậy là điều rất tốt.

Như việc giết động vật để lấy thịt, chúng ta chắc chắn cần tránh ăn thịt có được trong bất cứ cách nào khác hơn những phương cách liên hệ đến 3 thừa nhận. [Theo luật tạng của tu sĩ, tăng và ni có thể ăn thịt nếu được cung cấp, cho đến khi mà chúng có 3 thừa nhận sau: họ nhận biết rằng (1) họ không thấy con thú bị giết đặc biệt cho họ, (2) họ không nghe rằng con thú bị giết đặc biệt cho họ, và (3) họ không nghi ngờ rằng thịt hoặc là có được từ con thú bị chết tự nhiên hay mua từ chợ một cách thích đáng.] Chúng ta không yêu cầu thú vật bị giết cho chúng ta, vì mục đích ấy. Trong một nơi có rất nhiều thịt sẳn sàng thế thì đó là một thứ, nhưng nếu chúng ta nghĩ nó có thể bị giết vì lợi ích đặc thù của chúng ta, thì chúng ta có thể cố gắng để giảm thiểu lượng thịt tối đa. Như với chính tôi, trong năm 1965, trong 2 năm, tôi đã dừng ăn thịt hoàn toàn. Nhưng tôi lại gặp những khó khăn những chứng viêm gan và không thể tiếp tục kiêng cử ăn thịt. Nhưng nếu không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, ngừng ăn thịt là điều tốt nhất.

Trộm cắp cũng là rất tiêu cực, cũng như hạnh kiểm tình dục không thích đáng, chẳng hạn như những mối quan hệ tình dục với người nào khác ngoài người phối ngẫu. Điều này là cực kỳ tàn phá, một cách đặc biệt nếu thiếu niên gặp phải chuyện này, làm ra rất nhiều phức tạp. Chúng ta cần tránh đi vào những mối quan hệ thế này với những người khác hơn là người phối ngẫu của chúng ta.

Rồi thì có những hành vi tiêu cực từ lời nói, là nói dối, nói chia rẻ, nói thêu dệt, và nói lời vô ích. Điều sau cùng dường như không tệ hại, nhưng nó làm mang tiếng và cực kỳ lãng phí thời gian. Và rồi đến những hành vi tiêu cực của tâm ý, bao gồm thèm muốn (tham), những tư tưởng hiểm độc (sân), suy nghĩ méo mó mâu thuẩn (si mê tà kiến).

Quan tâm đến việc thèm muốn, thật rất khó để kiểm soát. Một người hàng xóm có một máy phát và thu thanh xinh đẹp. Ông yêu cầu, "Ô, cho tôi xem nó một lát," và rồi cơn tham muốn làm chủ nó bừng lên cùng cực. Việc suy nghĩ với ý chí bệnh hoạn đối với người khác là tư tưởng hiểm độc, chẳng hạn nếu chúng ta không thích người nào đó, và khi người đó đi ngang, chúng ta nẩy lên lòng mong muốn người đó bị vấp và té ngã. Si mê tà kiến là những thứ phủ nhận những gì tồn tại thật sự trong thực tế và chấp chặc vào những thứ vốn không tồn tại.

Thí dụ, người Trung Cộng không chấp nhận nhiều thứ thật sự tồn tại và có một quan điểm hoàn toàn duy vật. Một số người không chấp nhận thức, và ngay cả nếu họ thật chấp nhận nó, thì họ không chấp nhận rằng thức là sự tương tục trong những kiếp sống quá khứ và tương lai. Trên căn bản ấy, họ phủ nhận giá trị của những hành vi tích cực và phủ nhận sự hiện hữu của giải thoát và v.v…

Như đối với những hành vi xây dựng, thí dụ thế, khi một hoàn cảnh thật sự sinh khởi mà trong ấy chúng ta sắp sát sanh, và vào lúc ấy chúng ta nghĩ về những bất lợikềm chế mình khỏi làm việc ấy, đấy là một hành vi thật sự tích cực về việc kềm chết khỏi sát sanh. Hành vi xây dựng của việc tự dừng lại  trong việc sát sanh không xảy ra trong phổ quát khi không có hoàn cảnh mà trong ấy chúng ta có thể sát sanh. Đó phải là lúc khi chúng ta có thể thật sự sát sanhtư tưởng sinh khởi để ngăn chặn chúng ta dừng lại khỏi làm việc đó. 10 hành vi xây dựng là những loại hành động như vậy.

Quan tâm đến lời nói vu cáodối trá, có một số người luôn luôn thích nói dối hay chỉ thêm thắt một vài từ. Nhưng ngay cả nếu chúng ta không quan tâm đến việc tu tập rèn luyện, thì chúng ta cần chăm sóc đến thanh danh của chúng ta. Thêm nữa, thật quan trọng để không lừa dối người khác, vì thế thật là tiêu cực để phát triển thói quen lừa dối. Trong trường hợp ấy, bất chấp chúng ta làm việc gì, thật cực kỳ quan trọng là cẩn thận về thái độ của chúng ta, kềm chế và tĩnh lặng, là một người nào đó tử tế và lợi ích đối với người khác. Nhìn vào thí dụ của những con kiến và con ong, trong Anh ngữ người ta liên hệ như "những côn trùng xã hội" bởi vì chúng sống trong những cộng đồng đông đảo. Chúng ta phải nói rằng loài người cũng là những động vật xã hội. Chúng ta sống trong xã hội, và vì thế thật cần thiết để quan tâm đến những người khác.

Những động vật và côn trùng xã hội, khi đối diện với một kẻ thù ngoại tại, tự bảo vệ chúng. Chúng có một ít tranh cải trong chính chúng, và khi chúng làm như thế, chúng giải quyết ngay lập tức. Chúng ta cần cố gắng để thực tập bao dung từ bên trong, và rồi thì mở rộng điều này đến những cộng đồng khác. Khi tất cả chúng ta phải làm việc và sống với nhau, lừa đảogạt gẫm người khác thì không lợi ích gì, có phải không? Nếu chúng ta hoàn toàn độc lập, nếu chúng ta sống như những con dê núi không phải lệ thuộc vào nhau để sống còn, thế thì như vậy là điều tuyệt diệu để làm. Nhưng khi mà chúng ta còn phải lệ thuộc vào người khác để hổ trợ và thân ái, thì chúng ta phải học hỏi vấn đề sinh sống với họ như thế nào. Chúng ta cần học hỏi ý nghĩa của sự chung sống hòa bình.

Khi chúng ta sống trong xã hộimọi người đều muốn hạnh phúc, cách duy nhấtchúng tahạnh phúcmọi người phải hợp tác, vì thế có những mối quan hệ ràng buộc và hòa hiệp giữa mọi người. Nơi nào mà nó không tồn tại, ngay cả trong gia đình, khi không có mối quan hệ ràng buộc và hòa hiệp, thì chuyện ấy không xảy ra. Nó tạo ra một sự bất hạnhxích mích lớn. Nếu mọi người hòa hiệp, thế thì có khả năng tốt cho hạnh phúc hiện diện trong toàn thể cả nhóm.

Một sai lầm lớn mà người Trung Cộng đã làm trong việc lan rộng sự hoài nghingờ vực giữa những người thân, giữa cha mẹ và con cái, giữa người với người. Đây là chỗ mà họ đã thất bại trong việc quảng bá mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xã hội và cộng sản. Người Trung Cộng thật đáng thương  hại. Họ phủ nhận tôn giáo; họ phủ nhận những thứ khác hoàn toàn từ sự si mê và không biết họ đang làm những gì. Không có ai trên thế giới này mà không quan tâm và yêu mến chính họ. Nhưng khi chính quyền cộng sản cố gắng để đem chủ nghĩa xã hội dưới họng súng hay dùi cui, nó cho thấy họ không có bất cứ sự tôn trọng hay quan tâm nào đến con người hay lưu tâm chân thành một tí xíu nào đối với người khác. Vậy thì họ đạt đến mục tiêu của họ như thế nào?

Thật quan trọng để thật sự học hỏi và khảo sát một cách cẩn trọng về hành trạng của nhân quả. Có nhiều người học thức ở đây, geshe[1] và những người khác, những người liên hệ đến điều này. Họ có thể có mối thích thú lớn và khảo sát những gì nối kết giữa những yếu tố ngoại tại và yếu tố nội tại, những tiến trình nhân quả bên ngoài và những tiến trình nhân quả bên trong. Tất cả những thứ này phải được khảo sát một cách thật cẩn thận. Điều này hoàn tất sự thảo luận của chúng ta về hành trạng nhân quả.

4- Những Bất Lợi Của Luân Hồi Sanh Tử

Bây giờ, điều chuẩn bị thứ tư về những khổ đau và rắc rối của luân hồi, sự tái sanh tiếp diễn không thể kiểm soát. Trong 2 loại đau khổ, là những loại cá nhân về hình thức của sự sống và khổ đau phổ quát, điều này liên hệ đến kinh nghiệm phổ quát về khổ đau. Nó có thể được phân thành 6 loại khổ đau và rắc rối.

Điểm thứ nhất là không có sự chắc chắn trong luân hồi. Vị thế của chúng ta luôn luôn thay đổi. Chúng ta đã từng có những kiếp sống vô tận và vì thế những người bạn của những kiếp sống trước sẽ biến thành những kẻ thù trong kiếp sống này, và những kẻ thù từ những kiếp sống quá khứ sẽ là những người bạn trong kiếp sống này. Chúng ta cũng có thể thấy giống như vậy trong cùng một kiếp sống. Cho nên chúng ta cần nghĩ về những ai dễ thương và những kẻ ác hiểm đối với chúng ta, và hãy nhìn vào những nhãn hiệu của họ như những người bạn và kẻ thù trên căn bản ấy. Không có gì chắc chắn rằng người nào đó sẽ hành động một cách dễ thương hay hiểm ác đối với chúng ta - nó có thể thay đổi. Điều này rất dễ dàng để thấy khi người nào đó chúng ta gọi là bạn thân nhất nói điều gì đó với chúng ta, và, trên căn bản ấy, các cảm giác của chúng ta về người ấy thay đổi vô cùng nhanh chóng. Thứ nhất, chúng ta có những nghi ngờ về những cảm giác của họ thật sự là gì, và sau đó chúng ta bắt đầu có tất cả những loại thành kiến về người đó. Thật nhanh chóng, người này biến thành kẻ thùchúng ta có thể oán ghét. Cho nên chúng ta cần nhận ra rằng không có ai là bạn tuyệt đối hay một kẻ thù tuyệt đối, là kẻ luôn luôn trú trong đặc trưng ấy.

Điểm tiếp theo là không có sự hài lòng trong luân hồi. Một trong những hoa trái diệu kỳ nhất mà chúng ta có thể có là sự hài lòng hay toại nguyện. Nhưng rất hiếm hoi. Người nào đó có thể có tiền bạc và tài sản vật chất khổng lồ, nhưng nếu trong tâm ý họ không toại nguyện với việc ấy, thì họ trải nghiệm cùng loại với khổ đau giống như họ nghèo. Bất chấp họ có nhiều bao nhiêu đi nữa, nhưng trong tâm ý họ thì họ nghèo và họ đau khổ.

Chúng ta cũng cần nghĩ về tất cả những sự sống và thân thể khác nhau mà chúng ta đã từng có. Hãy nghĩ nếu chúng ta luôn luôn có những sự sống như con người, từ thời Đức Phật cho đến bây giờ, có bao nhiêu thân thểchúng ta đã từng mang? Khi chúng ta nghĩ về nó, chúng ta được sanh ra, chúng ta cố gắng để tích tập những tài sản khổng lồ, rồi chúng ta chết; rồi thì chúng ta sanh trở lại, tích tập thêm những thứ khác, rồi lại chết nữa; chúng ta lại sanh ra, tích lũy thêm những thứ khác, tuy thế lại chết nữa. Nó chỉ tiếp tụctiếp tục. Nếu chúng ta nghĩ về tất cả lượng sửa mà chúng ta đã uống, thì đại dương không đủ lớn để chứa nó. Nếu chúng ta năm mươi tuổi, hãy cố gắng để tưởng tượng tất cả thực phẩmchúng ta đã ăn trong năm mươi năm qua - chắc chắn đủ để chứa đầy cả ngôi chùa này. Và tất cả đã biến thành phân. Cũng có bao nhiêu phân mà chúng ta đã thải ra trong kiếp sống này?

Nếu chúng ta không thể lợi dụng sự hiện hữu này, thế thì giống như sự lãng phí năng lượng và những cái răng của chúng ta, và chúng ta đã làm ra vô số sự đau đớn không cần thiết với hàm răng của chúng ta, để nhai thức ăn. Cho nên quý vị thấy, thật rất quan trọng để cố gắng thấy thực tại thật sự về hoàn cảnhchúng ta sống, bởi vì nếu chúng ta không tỉnh thức về thực tại thì nó sẽ tạo ra nhiều rắc rối. Nếu chúng ta sanh ra trong kiếp sống này như một con heo, thì chúng ta sẽ có những phẩm chất tốt đẹp nào? Người ta nói rằng những con heo được sanh ra để bị giết thịt, và điều này dường như hoàn toàn đúng. Ngay cả nếu không phải bị giết thịt, có thể có một điểm là chỉ để có một sự khoái lạc nào đó mà thôi, nhưng phải làm gì với những con heo, hay những con heo con? Tướng chúng không xinh đẹp, chúng quá dơ bẩn, và thật là cảm động và đáng thương. Khi người ta thấy một con chó nhỏ hay một con mèo con, họ nói, "Ô, dễ thương quá!" Nhưng khi họ thấy những con heo con đang ăn rác và phân, thì họ không nói, "Dễ thương quá!" Họ chỉ bịt mũi lại. Vì thế nếu chúng ta không làm gì lợi ích cho kiếp sống này, và chỉ dành thời gian chúng ta để ăn những thứ rác rưởi kinh hồn như thế giống như một con heo, thức ăn hay bất cứ điều gì, vấn đề là tất cả chúng ta đã làm gì? Và chúng ta đã từng làm điều này từ thời vô thỉ kiếp.

Nhìn vào tất cả thời gian người Tây Tạng chiến tranh với người Trung Hoa. Đôi khi người Tây Tạng bắt được người Hoa, trói họ lại với nhau bằng tóc, và ngồi trên họ. Họ cũng đã dùng nhiều phương cách tàn ác khác để tra tấn. Đây là ở trong sách sử. Nếu chúng ta nhìn vào một số tài liệu của quá khứ, thì chúng ta có thể thấy một sự kinh ngạc nào đó và những sự việc kinh khiếp đã xảy ra.

Trong sưu tập những tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, chúng ta thấy sự tường thuật về một thị giả nào đó của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã tái sanh thành một con chim. Nếu chúng ta có thể tin tưởng một số báo cáo, người ấy sau này đã tái sanh lại làm đại sư Suchicho qua những sự tái sanh khác nhau.  Cho nên, từ loại thí dụ này, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã được sanh ra ở đây và rồi ở kia, trong tất cả hoàn cảnh, giống như trong một trò chơi của trẻ con, ghé lại những nơi khác nhau trên bàn cờ. Hay, như trong một trò chơi với hột xí ngầu, những lần gieo khác nhau và chúng ta liên tục phải sanh ra bằng năng lực của vọng tưởngnghiệp lực của chúng ta.

Nếu hoàn cảnh là thế này, chúng ta chỉ giống như một bụi cỏ hay một cây trong cánh đồng - chúng ta cắt nó và nó mọc lên, chúng ta cắt nó và nó mọc lên - không có gì lý thú. Không có gì mà cái cây kia có thể làm được, ngoại trừ liên tục mọc lên và bị cắt xuống, mọc lên và bị cắt xuống. Trái lại ở đây trong trường hợp của chúng ta, điều gì đó có thể được hoàn thành về nó bởi vì những hoàn cảnh tái sanh thay đổi của chúng ta là ở dưới sự ảnh hưởng của sự tương tục tinh thần của chúng ta và sự tương tục tinh thần là ở dưới sự tác động của các loại thúc ép và các tiềm lực nghiệp báo đã được xây đắp trong nó. Thế nên chúng ta thật sự có thể làm điều gì đó trong việc thay đổi tiềm lực nhằm để phá vở mô thức ấy. Chúng ta không chỉ là những kẻ bù nhìn.

Chúng ta đã từng mang nhiều loại tái sanh khác nhau, nhưng có bao nhiêu lần mà chúng ta thật sự có thể thực hiện thực chất của một sự tái sanh đầy đủ ý nghĩa và làm nó đáng giá; và có bao nhiêu kiếp sống mà chúng ta đã lãng phí? Hàng triệu, hàng tỉ sự tái sanhchúng ta đã có mà không nắm lấy được bất cứ lợi thế lần nào - điều này thật là thống thiết. Chúng ta cần nghĩ vấn đề chúng ta đã từng có vô số thân thể như thế nào, tuy thế cho đến giờ này chúng ta đã chưa bao giờ nắm lấy được sự thuận lợi về chúng, và trong cách này chúng ta cần phát triển một cảm giác phẩn nộ về chính chúng ta.

Sanh ra hết lần này đến lần khác, không có sự ngừng nghĩ, có vô số thân thể, tốt và xấu, lần nữa và lần nữa - cố gắng để tìm hiểu vòng sanh tử bất tận này, quán chiếu nó, có thể là căn bản cho việc phát triển sự viễn ly, một quyết định tự do khỏi vòng sanh tử tái diễn không thể kiểm soát này.

Điểm tiếp theo quan tâm đến vấn đề con người có thể đánh mất vị thế của họ và đi từ cao đến thấp, hay từ thấp đến cao. Được sanh ra như những con người có thể là những nhà lãnh đạo vĩ đại, những quan chức cao cấp và v.v… Sau đó, do bởi những hoàn cảnh, họ có thể rơi xuống làm những kẻ nô lệ. Hay sanh ra như những vị chư thiên có thể rơi xuống những thế giới tệ hại nhất. Chúng ta có thể thấy một cách rất rõ ràng từ những thí dụ của những người chung quanh chúng ta vấn đề họ có thể rơi từ cao xuống thấp như thế nào, hay có thể vươn lên từ thấp lên cao như thế nào. Vì thế chúng ta cần nhìn vào chính mình và xem xét hoàn cảnh của chúng ta: chúng ta có một căn bản hoạt động của một thân thể với một vị thế tái sanh cao, và từ những vị thế tái sanh cao của một chúng sanh hoặc là người hay trời, chúng ta có một sự tái sanh làm người, là tốt nhất.

Ẩn Tâm Lộ Thursday, February 05, 2015

Bài liên hệ

PHẦN 1
PHẦN 2
PHẦN 3
PHẦN 4
PHẦN 5
PHẦN 6

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/e-books/unpublished_manuscripts/commentary_attitude_training_rays_sun/day_3.html



[1] Geshe: tiến sĩ hành giả Phật Giáo Tây Tạng.

TRÍCH DẪN TỪ
LUẬN GIẢI VỀ SỰ RÈN LUYỆN NHƯ TIA SÁNG (2)

 

Chúng ta cần có một động cơ thích đáng cho việc lắng nghe giáo huấn; bằng khác đi chúng ta sẽ mất một cơ hội để xây dựng một năng lực tích cực lớn là phước đức và hòa nhập giáo huấn này vào trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Chúng ta không cố gắng để được động viên bởi việc muốn mọi việc cải thiện trong kiếp sống này, hay để cải thiện những kiếp sống tương lai của chúng ta hay ngay cả bằng việc muốn đạt đến giải thoát chỉ riêng cho chúng ta. Đúng hơn, chúng ta cố gắng đề có một động cơ toàn triệt  của xu hướng tâm giác ngộ - tâm bồ đề - bodhichitta, nguyện ước đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

We need to have a proper motivation for listening to the teachings; otherwise we will miss an opportunity to build up a great deal of positive force and to incorporate this teaching in our mental continuum. We try not to be motivated by wanting things to improve in this lifetime, or to improve our future lifetimes, or even by wanting to gain liberation just for ourselves. Rather, we try to have the full motivation of the bodhichitta aim, wishing to attain enlightenment for the benefit of all beings.

Hãy nghĩ, "Tôi không lắng nghe điều này chỉ cho lợi ích riêng tôi hay cho sự giải thoát riêng tôi. Tôi đang mở rộng trái tim tôi đến tất cả chúng sanh của một nguyện ước làm lợi ích họ và để đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của họ." Và, "Tôi chắc chắn sẽ cố gắng để hòa nhập tất cả những giáo huấn này với sự tương tục tinh thần của tôi và để nhận ra tất cả những tình trạng chưa được thuần hóa của tâm thức mà tôi có. Dần dần, tôi sẽ điều chỉnh tất cả những điều này tối đa như có thể."

Think, “I’m not listening to this just for my own sake or for my own liberation. I’m opening my heart to all beings out of a wish to benefit them and to achieve enlightenment for their sakes.” And, “I’m definitely going to try to integrate all these teachings with my mental continuum and to recognize all the untamed states of mind that I have. Gradually, I’m going to correct all of these as much as is possible.”

Nếu chúng ta nghĩ về những giáo huấn này chỉ đơn thuần như lý thuyết suông, chúng sẽ không có nhiều lợi ích. Thay vì thế, chúng ta so sánh chúng với những thể trạng của tâm thứcthái độ của chúng ta, và nghĩ, "Tôi chắc chắn sẽ cải thiện chính tôi; tôi thật sự sẽ cố gắng để nhận ra những khuyết điểm của tôi nằm đâu và tự chuyên tâm để tu sửa chúng," điều này chắc chắn sẽ lợi ích rất lớn và là một kinh nghiệm sâu sắc hơn.

 

If we think of these teachings as merely theoretical, they’re not going to be of much benefit. Instead, if we compare them to our states of mind and attitudes, and think, “I’m definitely going to improve myself; I’m really going to try to recognize where my deficiencies lie and apply myself to correcting them,” this will definitely be of much greater benefit and a much deeper experience.

 

tâm giác ngộ quy ước (tâm giác ngộ tương đối) và tâm giác ngộ cứu kính (tâm giác ngộ sâu sắc nhất). Tâm giác ngộ quy ước là một tâm thức hay trái tim hướng vào sự thật quy ước (thế đế) của tất cả chúng sanhGiác Ngộ; trong khi tâm giác ngộ cứu kính là một tâm thứcsự thật sâu nhất, lẽ thật cứu kính, là tánh không của chúng hay sự vắng mặt hoàn toàn của những cung cách tồn tại không thể có (hoàn toàn không có cách thể hiện có). Đây là hai thể trạng tinh thầnthái độ đối với đời sốngchúng ta chắc chắn sẽ phát triển trong sự tương tục tinh thần của chúng ta.

There are conventional bodhichitta  (relative bodhichitta) anddeepest bodhichitta (ultimate bodhichitta).  Conventionalbodhichitta is a mind or heart aimed at the conventional (relative, superficial, surface, apparent) truth of all beings and enlightenment; while deepest bodhichitta is a mind aimed at their deepest truth, their voidness or total absence of impossible ways of existing. These are the two mental states and attitudes toward life that we are definitely going to develop on our mental continuums.

 

Nếu tâm thức chúng ta ổn định như thế, thì chúng ta có thể đối phó với bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào hiện hữu. Chúng ta không bao giờ mất bình tĩnh. Nếu chúng ta lấy tất cả những hoàn cảnh tiêu cực và không lợi lạc này và hướng chúng vào con đường tu tập, chúng có thể trở thành một bộ phận của con đường tâm linh của chúng ta.

If our minds are stable like that, we can handle any difficult circumstances that may come up. We never get daunted. If we can take all these negative and nonconducive circumstances and turn them into a pathway, they become part of our spiritual path.

Chúng ta nghĩ về sự tái sanh loài người quý giá và điều ấy đưa thẳng chúng ta đến tâm giác ngộ. Rồi thì chúng ta nói về sự chết và vô thường và những thứ này cũng đưa chúng ta thẳng đến việc phát triển tâm giác ngộ.

We think of the precious human rebirth and that leads us straight to bodhichitta. Then we think of death and impermanence and that too takes us straight to the development of bodhichitta.

Bố cục liên hệ để thực hành trong buổi thiền tập và giữa các buổi thiền tập. Điều này có nghĩa là chúng ta không phải chỉ dấn thân trong việc thực hành Phật Pháp khi ngồi tréo chân và trì tụng đủ thứ lời cầu nguyện và rồi lúc ngơi nghĩ quên lãng và quẳng nó đi. Chúng ta thật kéo dài sự thực hành cả trong những buổi thiền tập nghi thức và trong thời gian bình thường.

The outline refers to practice during the meditation session and between sessions. This means that we don’t engage in Dharma practice only when we are sitting cross-legged and reciting various prayers and then the rest of the time forget about it and throw it away. We do sustained practice both during our formal sitting and in-between.

 

Chúng ta thực hiện những buổi thiền tập nghi thức, tích lũy việc nạp năng lượng điện, và rồi thì chúng ta sử dụng nó trong ngày thường. Không phải chúng ta tu tập trong những buổi hành thiền và rồi hành độngnhư hoàn toàn không tu tập gì cả lúc bình thường; chúng ta cần trước sau như một. Chúng ta cần cố gắng để đem tâm thức chúng ta, trong tất cả mọi trình độ khác nhau, để xử sự phù hợp với giáo huấn.

We do our actual meditation sessions, building up our charge of energy, and then the time when we use it during our daily lives. It’s not that we are religious during our meditation sessions and then act totally irreligiously in between; we need to be consistent. We need to try to bring our minds, on all different levels, to behave in accord with the teachings.

 

Dĩ nhiên, mọi người muốn hạnh phúcmọi người cố gắng để theo những phương pháp khác nhau để đem hạnh phúc đến. Và dĩ nhiên, mọi người cần những nhu cầu khác nhau trong đời sống. Nhưng, khi chúng ta cố gắng để đem hạnh phúc đến qua những phương pháp phóng túng và như vậy sẽ làm tổn hại người khác, hay chúng ta cố gắng để lợi dụng người khác, đây chính là những thứ chúng ta đang cố gắng để chấm dứtxa lìa.

Everybody, of course, wants to be happy and everybody tries to follow different methods to bring about that happiness. And of course, everybody needs the various necessities of life. But, when we try to bring about this happiness through methods that are unruly and that will hurt others, or we try to take advantage of others, these are the very things we are trying to stop and get rid of.

Nếu chúng ta hành động thật cẩn thận và hòa nhập việc hành thiền và giữa những thời khóa tốt với mọi người, rồi thì chúng ta sẽ thấy rằng việc hành thiền sẽ phục vụ cho việc cải thiện thái độ của chúng ta giữa những thời khóa, và những hành vi của chúng ta giữa các buổi tu tập sẽ cống hiến cho việc cải thiện việc hành thiền của chúng ta. Ngày qua ngày, chúng ta sẽ thấy một sự cải thiện nào đó.

If we act very carefully and integrate the meditation and in-between sessions well with each other, then we will find that the meditation will serve to improve our behavior between sessions, and our in-between sessions’activities will contribute to improving our meditations. Day by day, we’ll find some improvement.

 

Vào lúc bắt đầu một thời khóa thiền tập thật sự, thật rất quan trọng là thẩm tra động cơ của chúng ta về vấn đề tại sao chúng ta hành thiền. Chúng ta cần tái khẳng định sự quy y, chọn phương hướng an toànchúng ta đang thực hiện trong đời sống, như được hướng dẫn bởi chư Phật, giáo PhápTăng già, chúng ta cần tái khẳng định xu hướng tâm giác ngộ (bodhichitta) của chúng ta.

At the beginning of the actual meditation session it is very important to examine our motivation of why we are meditating. We need to reaffirm the safe direction we are taking in our lives, as indicated by the Buddhas, the Dharma, and the Sangha, and we need to reaffirm our bodhichitta aim.

Thật rất quant trọng để giữ nhà cửa và phòng ốc chúng ta sạch sẽ, và xếp đặt sự cúng dường. Khi chúng ta quét và làm sạch, nhiều tư tưởng có thể hổ trợ, chẳng hạn như, "Trong khi tôi đang làm sạch sàn nhà này, tôi làm sạch tâm thức tôi." Chúng ta không cần phải nghĩ rằng chúng ta chỉ đang làm nó dễ thương cho chính chúng ta, mà chúng ta đang làm việc ấy để biểu lộ sự tôn kính đến những đối tượng quy ythực hành.

It is very important to keep our homes and our rooms clean, and to set up some sort of offeringarrangement. As we sweep and clean, various thoughts can help, such as, “While I’m cleaning this floor, I’m cleaning my mind.” We need not think that we are just making it nice for ourselves, but we are doing it to show respect for the objects of refuge and the practice.

 

Đây chính xácvấn đề chúng ta cần thực hành Phật Pháp như thế nào. Khi chúng ta nhận thấy mình phát khởi một xu hướng tiêu cực, chúng ta cần tự bắt lấy mình và dừng hành vi lại trong cách ấy. Vấn đề chính của Phật Pháp là việc xử sự ngăn ngừa chính mình  và ngay khi chúng ta thấy chính mình bắt đầu làm việc gì đấy mà chúng ta biết là không thích đáng, chúng ta tự dừng lại đừng làm việc ấy.

This is exactly how we need to practice the Dharma. When we catch ourselves yielding to a negative tendency, we need to catch ourselves and stop acting in that way. The main point of Dharma is taking preventive measures and as soon as we see ourselves starting to do something we know is improper, we stop ourselves from doing it.

Vấn đề chính trong Phật Pháp là luôn luôn hành động để cải thiện những phẩm chất nội tại, chứ không phải sự cải thiện bên ngoài.

The main point in the Dharma is always to work on improving internal qualities, not on external improvement.

Milarepa đã làm những sự cúng dường tuyệt vời nhất: ngài không có bất cứ thứ gì bên ngoài để dâng cúng, mà ngài hoàn toàn dâng hiến trái tim của ngài cho sự thực hành Phật Pháp.

Milarepa made the best offerings: he didn’t have anything external to give, but he gave his heart totally to Dharma practice.

 

Phật Pháp là để cải thiện tâm thức chúng ta, không phải để phô trương bên ngoài.

Dharma is to improve our minds, not to put on a big external show.

"Tôi nguyện theo một phương hướng mạnh mẽ an toàn trong đời sống của tôi, với sự quy y. Tôi dâng hiến trái tim tôi cho mục tiêu của tâm giác ngộ, để được Giác Ngộ, để hổ trợ tất cả chúng sanh, và tôi sẽ thực tập điều này để xây dựng nên một năng lực tích cực mạnh mẽ để đạt đến mục tiêu ấy."

 “I’m giving a strong, safe direction to my life, with refuge. I’m dedicating my heart to the bodhichitta aim, to enlightenment, to helping all beings, and I’m going to do this practice to build up strong positive force to reach that goal.”

 

 "Một vị hướng dẫn tâm linh là vị nào đó nguyên tắc, với một tâm thức tĩnh lặng, an trútuệ giác sâu lắng, có những phẩm chất siêu việt, nhiệt tình, biết nhiều giáo huấn, thấu hiểu đầy đủ về tánh không, thiện xảo trong việc giải thích, từ ái, và kiên nhẫn."

“A spiritual mentor is someone who is disciplined, with a calm, settled mind and deep insight, has superior qualities, is enthusiastic, knows many teachings, fully understands voidness, is skilled in explaining it, is loving, and persevering.”

Những đệ tử cần có một sự thích thú chân thành trong việc học hỏi và một sự quan tâm chân thành trong việc tự cải thiện chính họ. Luận điển nói đừng dạy giáo Pháp cho những ai không quan tâm chân thành hay những ai chỉ có tính tò mò của óc thông minh.

The disciples need to have a sincereinterest in learning and a sincere interest in improving themselves. The texts say not to teach Dharma to those who aren’t sincerely interested or who have just intellectual curiosity.

 

Milarepa nói, "Tôi không có đồ dâng cúng vật chất để cúng dường vị hướng dẫn tâm linh của tôi, nhưng tôi có thể biểu lộ sự cảm kích vào sự ân cần của ngài bằng chí nguyện của chính tôi để thực hành một cách chính xác những gì ngài nói."

Milarepa said, “I have no material objects to offer to my spiritual mentor, but I can show my appreciation for his kindness by committing myself to practicing exactly what he says.”

Chúng ta cần kiểm tra những giảng dạy của vị ấy và thử nghiệm đạo phong và phẩm chất của vị ấy. Không tốt để chấp nhận một vị thầy tâm linh như vị hướng dẫn của chúng ta, và rồi thì thấy vị ấy có những khuyết điểm và phạm phải những lỗi lầm, vì thế sau này chúng ta trở mặt với vị ấy do bởi những khiếm khuyết này. Điều ấy thật là một hoàn cảnh đau lòngbất hạnh. Chúng ta cần thẩm tra một cách thật cẩn thận ngay từ lúc đầu, như được nói trong giáo huấn trươc khi nương tựa vào vị nào đấy.

We need to check the mentor’s teachings and test his or her qualities and qualifications. It’s not good to accept a spiritual teacher as our mentor, and then to find that he or she has faults and make mistakes, so that we later turn away from the person because of these faults. That’s a very painful and unfortunate situation. We need to examine very carefully from the start, as it says in the teachings before committing ourselves to someone.

 

Chúng ta cần phản chiếu, từ thời vô thỉ, chúng ta đã từng ở dưới năng lựctác động của tâm thức chúng tatâm thức chúng ta đã từng ở dưới năng lựctác động của những cảm xúcthái độ phiền não.

We need to reflect that, from beginningless time, we have been under the power and influence of our minds and our minds have been under the power and influence of disturbing emotions and attitudes.

Khi những giáo huấn khác nhau nói "từ thời vô thỉ", chúng có nghĩa gì? Những hệ thống khác nói về đấng tạo hóa thế giới trình bày một sự bắt đầu, sự sáng thế. Ở đây, mọi thứ không được trình bày như có một sự bắt đầu tuyệt đối. Cho nên "từ thời vô thỉ" có nghĩa là từ những sự tái sanh tiền kiếp vô hạn.

When various teachings say “from beginningless time,” what do they mean by that? Other systems that speak of the creation of the world present a beginning, the creation. Here, things are not presented as having an absolute beginning. So “from beginningless time” means from infinite previous rebirths.

Tâm thức cũng là điều gì đấy không có bắt đầu. Thật quan trọng để thiết lập sự hiện hữu của nó và mối quan hệ của nó với thân thể vật lý. Không phải là điều gì đấy vật lý, nhưng nó liên hệ đến thân thể vật lý; nó không phải vật chất, cũng không phải sản phẩm vật lý. Cũng thế, có nhiều trình độ khác nhau của tâm thức, từ thô đến vi tế. Nó là sự tương tục của trình độ vi tế nhất của nó, thấu về quá khứ vô lượng kiếp sống, không có một sự bắt đầu.

Mind is also something that has no beginning. It’s important to establish its existence and its relation with the physical body. It’s not something physical, but it is related to the physical body; it’s not a substance, nor a physical product. Also, there are different levels of mind, from gross to very subtle. It is the continuum of its subtlest level that reaches back over countless lifetimes, without a beginning.

 

Đức Phật nói rằng nếu tâm là điều gì đấy có thể được tạo ra mới đây, hay là một hiện tượng thoáng qua chỉ đến và đi, hay được tạo ra bởi Thượng đế , thì thật rất khó để thuần hóa và điều khiển nó. Trái lại, nếu chúng ta nghĩ về tâm thức đến từ vô thỉ, và những trải nghiệm đến từ những sự thúc đẩy nghiệp, căn cứ trên những hành vi trước đây, thế thì chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp để thuần hóa tâm thức.

Buddha said that if mind were something that could be newly created, or was a fleeting phenomenon that just came and went, or was created by a god, it would be very difficult to tame and control it. On the other hand, if we think of mind coming from beginningless time, and experiences coming from karmic impulses, based on previous actions, then we can apply various methods to tame the mind.

Có thể phát triển thần thông và cho những điều tiên đoán nào đó về tương lai; nhưng nếu không có mối quan hệ về một sự kiện tương lai với sự tương tục của tâm thức, thế thì người ta không thể tiên đoán ngay cả một chút dấu vết gì về tương lai. Thần thông không sinh khởi bổng nhiên không nền tảng; nó căn cứ vào những nguyên nhânhoàn cảnh đa dạng trong sự tương tục tinh thần thật sự của người có khả năng ấy.

It is possible to develop clairvoyance and give certain predictions of the future; but if there is no relationship of a future event with the continuity of consciousness, then one is not able to guess even a hint of the future. Clairvoyance doesn’t arise from nowhere; it is based on the various causes and circumstances in the actual mental continuum of the individual who has it.

Chúng ta trải nghiệm bất hạnh và khổ đau như những gì chín muồi từ năng lực nghiệp tiêu cực đã đến như kết quả của những hành vi tiêu cực của chúng ta. Chúng ta hành động trong những cung cách ấy do bởi những thúc đẩy nghiệp tiêu cực sinh khởi từ tâm thức chúng ta. Và chúng đã đến từ đâu? Chúng đến từ tâm thức chúng ta không ở dưới sự kiểm soát của chúng ta.

We experience unhappiness and suffering as what ripens from the negative karmic force that has come as the aftermath of our destructive actions. We acted in those ways because of the destructive karmic impulses that arose in our minds. And where did they come from? They came from our minds not being under our control.

Thật cần thiết để đem tâm thức chúng ta dưới sự điểu khiển, và không để chúng diễn ra dưới ảnh hưởng của những cảm xúcthái độ phiền não. Chúng ta cần bắt buộc chúng ở dưới sự điều khiển của những cảm xúcthái độ xây dựng, tích cực.

It is necessary to bring our minds under control, and not let them go under the influence of disturbing emotions and attitudes. We need to have them under the control of constructive, positive emotions and attitudes.

 

Qua việc thường xuyên tập luyện và làm cho quen thuộc, thiền tập sẽ xây dựng thành như một thói quen nào đó của những thể trạng tích cực của tâm thức. Những thể trạng này làm cho tâm thức chúng ta uyển chuyển hơn vì thế chúng ta có thể áp dụng chúng đến những thể trạng tích cực xa  hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn làm điều này, tâm thức chúng ta cần ổn định.

Through repetition and familiarization, meditation builds up as a habit certain positive states of mind. These states make our minds flexible so that we can apply them to further constructive states. If we want to do this, however, our minds need to be stable.

Khi chúng ta cố gắng qua thiền tập, để thực hiện lòng bi mẫn thành một thói quen rất mạnh mẽ, nếu tư tưởng về vô thường hay khổ đau và những rắc rối sinh khởi, mặc dù những tư tưởng như vậy một cách lý thuyết có thể là một sự hổ trợ, tại một thời điểm nhất định của việc cố gắng để xây dựng sự tập trung về bi mẫn, nhưng chúng là những chướng ngại. Chúng ta cần hoàn toàn hòa nhập sự tập trung của chúng ta, một cách nhất tâm, trong đối tượng của thiền tập.

When we are trying, through meditation, to make compassion a very strong habit, if thoughts of impermanence or of suffering and problems arise, although such thoughts theoretically can be a help, at the particular time of trying to build up concentration on compassion, they are hindrances. We need to immerse our minds and absorb our concentration totally, single-pointedly, in the object of the meditation.

 

Những hành vichúng ta thực hiện trong quá khứ mang đến, như một tác động của những hành vi này, đến những sự sanh ra mà chúng ta có. Và những gì chúng ta làm trong kiếp sống này sẽ quyết định cho những sự tái sanh trong tương lai của chúng ta.

Actions that we took in the past brought about, as an effect of those actions, the births we have had. And what we do in this lifetime will determine our future rebirths.

 

Một tu sĩ có thể nghĩ, "Mặc dù như một tu sĩ tôi tuân theo những giới luật nào đó, nhưng nếu tâm thức tôi bị nhiễm ô bởi những thái độ phiền não, thì tôi sẽ lãng phí cơ hội mà tôi có." Thế nên chúng ta cần sử dụng một cách thích đáng thời gian và cơ hội mà chúng ta có. Ngay khi thức dậy trong buổi sáng, chúng ta thực hiện nhiều cầu nguyện và trì tụng đủ thứ. Nếu tâm thức chúng ta lang thang, chúng ta cố gắng kiểm soát đem nó lại. Chúng ta không thể đánh mất cơ hội - ngay cả nếu chúng ta cần phải tát vào mặt chúng ta để trở lại điểm hành thiền!

A monk may think, “Although as a monk I follow certain disciplines, if my mind becomes deluded by disturbing attitudes, I will waste this opportunity I have.” So we need to make proper use of the time and opportunities that we have. As soon as we awake in the morning, we do our various prayers and recitations. If our mind starts to wander, we try to bring it back. We cannot lose the opportunity – even if we need to slap our face to come back to the point of the meditation!

 

Điều gì đó đặc thù chúng ta muốn bảo về chống lại là việc nổi giận. Nếu chúng ta nổi giận với người khác, như Tịch Thiên nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát, là nó sẽ phá hủy tất cả mọi năng lực tích cựcchúng ta đã xây dựng trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Tịch Thiên, cũng nói với chúng ta rằng nguyên nhân cho sự nổi giận là rất nhiều, bởi vì không chỉ chúng ta nổi giận với những  người chọc tức ta, mà chúng ta thậm chí trở nên không kiên nhẫn với những con chim hót quá lớn! Chúng ta khó chịu không cần thiết  một cách quá dễ dàng vì thế chúng ta phải chăm sóc để cảnh giác với xu hướng này đối với sân hận.

Something we particularly want to safeguard against is getting angry. If we become angry with others, as Shantideva says inEngaging in Bodhisattva Behavior, it devastates all the positive force we have built up on our mental continuum. Shantideva also tells us that the causes for anger are many, because not only do we get angry at people who irritate us, we even become impatient with birds singing loudly! We get unnecessarily upset so easily that we have to take care to be aware of this tendency toward anger.

Những người nào không tuân theo con đường tâm linh một cách đúng đắn thì giống như một con lừa kiệt sức dừng lại bên đường và không thể di chuyển hay làm thêm bất cứ tiến trình nào.

People who don’t follow the spiritual path correctly are like an exhausted donkey that stops along the path and cannot move or make any more progress.

Chúng ta cần tự hỏi mình, chúng ta thật sự có những điều kiện nguyên nhân hoàn toàn trong chúng ta để đạt được một sự tái sanh thân người quý giá không? Khi chúng ta nghĩ trong cách này, thì chúng ta có thể đánh giá đúng thử thách về vấn đề có ít người như thế nào được tái sanh thân người quý giá, và vấn đề khó khăn thế nào để tích tập những  nguyên nhân cho việc đạt đến sự tái sanh thân người quý giá.

We need to ask ourselves whether we actually have the complete conditions and causes within us to attain a precious human birth. When we think in this way, we can appreciate the challenge of how few precious human births there are, and how hard it is to accumulate the causes for achieving one.

 

Như sự thiết lập Giáo Pháp, nó được tạo thành không phải vì lợi ích của chính các Đức Phật, nhưng vì lợi ích của những ai muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau - những chúng sanh như chúng ta. Và nó được dạy để làm cho chúng ta có thể kiểm soátthuần hóa tâm thức chúng ta.

As for the establishment of the Dharma, it was created not for the benefit of the Buddhas themselves, but for the benefit of those who want happiness and don’t want suffering – beings such as us. And it was taught to enable us to control and tame our minds.

Nếu chúng tahoàn cảnh ngoại tại của việc có một vị hướng dẫn tâm linh đầy đủ phẩm chất và hoàn cảnh nội tại của một sự tái sanh thân người quý giá, thì chúng ta có khả năng để thực hiện một tiến trình và đạt đến những mục tiêu này. Nếu chúng ta thậm chí nghĩ xa hơn, từ một trình độ sâu xa hơn, trong dạng thức của Phật tánh, quả vậy chúng ta thật có tất cả những nhân tố thiết yếu sẽ cho phép chúng ta tiến hóa hoàn toàn thành những Đức Phật.

If we have the external circumstance of having a spiritual mentor who is fully qualified and the internal circumstance of a precious human rebirth, we have the ability to make progress and achieve these goals. If we think even further, from a deeper level, in terms of Buddha-nature, we indeed do have all the essential factors that will allow us to fully evolve into Buddhas.

Lời nhắc nhở không lãng phí lần này là điều gì đó mà chúng ta phải để ý ngay bây giờ, không phải "năm tới", hay trong một tương lai mơ hồ nào đó. Chúng ta không thể bỏ lở thời điểm này! Đây là bởi vì cuộc sống có thể thật là ngắn ngủi, và cung cách tốt nhất để tận dụng sự tái sanh thân người quý giá của chúng ta là để phát triển khuynh hướng tâm giác ngộ - tâm bồ đề - hay bodhicitta.

The admonition not to waste this time is something we must heed right now, not “next year,” or in some vague future. We cannot waste this moment! This is because life can be quite short, and the best way to take advantage of our precious human rebirth is to develop a bodhichitta aim.

 

Chúng ta hãy phản chiếu, một cách sâu sắc, trên vấn đề một kiếp sống con người quý giá có thể hiếm hoi và ngắn ngủi như thế nào. Chúng ta hãy quyết tâm, một cách dứt khoát, để sử dụng nó trong một cách tận lực nhất, thực hiện cầu nguyệnthỉnh cầu để làm điều này bằng việc phát triển khuynh hướng tâm giác ngộ. Đây là hoàn tất sự chuẩn bị đầu tiên.

Let us reflect, deeply, on how rare and short a precious human life can be. Let us resolve, decisively, to use it in the best possible way, making prayers and requests to do this by developing a bodhichitta aim. This completes the first preliminary.

 

 

Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Mười Một 201506:21
Khách
Làm sao tải được cuốn sách này về ạ!!?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6818)
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần... Hoang Phong
(Xem: 7840)
Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do tư thành biện cố”... Thích Minh Cảnh
(Xem: 8241)
Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát NhãLợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 8494)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8287)
Thiền sư Vĩnh Bình Đạo Nguyên, hoặc Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253), là vị tổ sáng lập ra dòng Tào ĐộngNhật Bản... Ngọc Bảo dịch
(Xem: 8379)
Một cách vắn tắt, đó là vị trí của nữ giới trong Phật Giáo. Người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới... Piyadassi Mahathera; Dịch giả: Phạm Kim Khánh
(Xem: 11147)
Người vợ cần quán chiếu tâm mình thật cẩn thận trong một thời gian và từ đó đi đến quyết định đúng cho cuộc đời của mình... Mithra Wettimuny; Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Xem: 8427)
Đức Thế Tôn là người đầu tiên đòi quyền lợi cho giới nữ, đưa vị trí giới nữ ngang bằng nam giới... Thích Hạnh Bình
(Xem: 10581)
Hội Phật giáo Trung Quốc ước tính rằng hiện có khoảng 180,000 tăng niTrung Quốc... Nguyên tác: Tịnh Nhân; Thích Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 9343)
Ngài đã gọi dứt khoát, rõ ràng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài... Chân Minh
(Xem: 9129)
Làm thế nào để những cha mẹ Phật tử có thể dạy tốt lời dạy của Phật giáo cho con em của họ?... Helmuth Kalr; Thích Minh Diệu
(Xem: 9469)
Rồi lần lượt không bao lâu, khi Ðức Phật đúng 80 tuổi đời, 45 tuổi đạo, Ngài cũng giã từ Tứ chúng để an hưởng quả vị Vô Dư Niết-bàn... Thích Thiện Minh
(Xem: 10126)
Con người không bao giờ ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên để mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 15982)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 18967)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 8529)
Long Thọ (Nagarjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán mà ngài còn được coi là vị Phật thứ hai sau đức Thế Tôn trong lịch sử phát triển Phật giáo.... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 7914)
Như thế giải thoát cho vô số vô biên chúng sinh, nhưng thực ra không có chúng sinh nào được giải thoát... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 23965)
Cúng dườngbố thí vốn cùng một nghĩa "cho". Cái gì của mình mà có thể đem ra "cho" người khác, thì gọi là "cho"... TT Thích Nhất Chân
(Xem: 9271)
Lịch Sử Văn Học Phật Giáo Tiếng Sanskrit (Literary History of Sanskrit Buddhism - Nguyên tác: J. K. Nariman; Thích Nhuận Châu dịch Việt
(Xem: 7504)
Yết-ma là phiên âm từ karman của tiếng Phạn. Hán dịch là «biện sự tác pháp», và thường được các luật sư Trung quốc giải thích rằng «Vạn sự do tư thành biện cố.»... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 10387)
Chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17471)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 6834)
Giáo dục Phật giáo – nền giáo dục minh triết, vốn ở cao, ở trên triết học... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 8731)
Đọc công trình của Francois Jullien những độc giả "Tây giả" (Á và Âu) có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc... Nguyên Ngọc dịch
(Xem: 12165)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 7569)
Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 14411)
Tăng đoànhình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự... Thích Phước Sơn
(Xem: 8122)
Ðại Tạng Kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ Sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly... Liên Hương kính ghi
(Xem: 7688)
Trong Phật giáo đại thừa nói rất rõ: Phiền não tức bồ đề, Niết bànsinh tử. Niết bànsinh tử là một cặp bài trùng, không có cái này thì không có cái kia...
(Xem: 8714)
Có thể nói “tâm” là cơ sở và động lực giải nghiệp, giải hạn khổ ách đối với con người trong mọi không giannăng lực chuyển nghiệp.
(Xem: 14643)
Tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài... TT Thích Lệ Trang
(Xem: 9127)
"Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng..." Tâm Tịnh
(Xem: 12176)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 8371)
Theo Phật giáo, con người sinh ra từ vô thủy (thỉ) đến giờ đã trải qua vô lượng đời, và sẽ còn tiếp nối vô số đời nữa ở tương lai cho đến vô chung... Toàn Không
(Xem: 14363)
Hoa dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền-Trang; Việt dịch: HT Thích Trí-Quang; Anh dịch: Buddhist Text Translation Society
(Xem: 12318)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 8259)
Chúng tôi xin bàn về một số điểm liên hệ, nhất là làm rõ về niên đại Hán dịch của tác phẩm, từ đó chúng tôi xin ghi nhận một số từ ngữ, thuật ngữ Phật học đã được Hán dịch vào thời ấy... Đào Nguyên
(Xem: 9985)
Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới... Johan Galtung, Đỗ Kim Thêm
(Xem: 7650)
Trong việc quảng bá sự hiểu biết, vai trò của người Thầy thật hết sức cần thiết, thế nhưng người Thầy thì cũng phải có đầy đủ khả năng... Hoang Phong
(Xem: 15864)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý. ... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8087)
Nói đến văn hóa tức là nói đến tổ chức đời sống của một dân tộc, trong đó bao gồm các mặt kinh tế, xã hội, luật lệ, văn chương, mỹ thuật, tôn giáo, v.v... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8127)
Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt... Lâm Như Tạng
(Xem: 7724)
Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 11051)
“Bản Giác : Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 9021)
Thượng tọa Thích Thuyền Ấn trình bày tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào ngày 9-4-1967. Sau đó, bài diễn thuyết này được in trong tập Diễn Đàn Vạn Hạnh, số 1, do Ban Tu thư Đại Học Vạn Hạnh ấn hành năm 1967.
(Xem: 9147)
Bản Chất Của Tâm Thức - Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama, Anh dịch: Alexander Berzin, Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 8283)
Niết bàn, nirvana (S), nibbana (P), trong Sanskrit và Pali có nghĩa bóng là, một "thể trạng dập tắt". Hình ảnh của một ngọn lửa đã bị dập tắt qua việc không còn nhiên liệu nữa... Tác giả Alexander Berzin; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 7401)
Long Thọ nói, giáo pháp của Chư Phật y trên hai chân lý, tương đối hay thế tục đế, và tuyệt đối hay thắng nghĩa đế. Những ai không phân biệt được hai chân lý này, không thể hiểu thấu giáo pháp thâm sâu... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 7878)
Kinh Hoa nghiêm, nói một cách đơn giản, là bộ kinh nghiên cứu về Pháp giới và cách phát khởi trí tuệ để thể nhập Pháp giới. Trong Pháp giớilý sự vô ngạisự sự vô ngại... Hồng Dương
(Xem: 8679)
Các nhà khảo cổ phát hiện ra bằng chứng về 1 ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, niên đại khoảng năm 550 TCN... National Geographic
(Xem: 9158)
Học Phật Nên Biết - Tác Giả: Pháp Sư Thánh Nghiêm, Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Kim Minh và Phương Khắc Minh; Dịch Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 11316)
Kinh PHÁP CÚ là một bộ Kinh rất xưa, được xem là kinh Lời Vàng cho những ai có chí nguyện tu tâm, dưỡng tánh để tiến thân trên lộ trình hành đạo giải thoát... Thích Nữ Nguyệt Chiếu
(Xem: 7405)
Lâu nay nói đến các trường Phật họcNam Bộ, người ta thường nghĩ đến Phật học đường Nam Việt, Sài Gòn... Thích Minh Cảnh
(Xem: 12094)
Tự học tiếng Tây Tạng - Tạng Ngữ Hiện Đại - Losang Thonden, Việt dịch: Konchog Kunzang Tobgyal
(Xem: 142953)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 6833)
Với tinh thần đó, trong khi chuyển ngữ ra tiếng Việt thời nay, việc gỡ bỏ ba chữ đó là hoàn toàn hợp lẽ... Hoằng Quảng
(Xem: 11719)
Nội dung tu học Phật pháp nước ta đại bộ phận đều phát xuất từ các kinh điển Hán dịch... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 8468)
Thế giới này là một chuỗi dài nhân duyên nương tựa vào nhau mới bảo tồn sự sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 19699)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 9142)
Một bản ngã khi muốn có được cái gì từ người khác thường thích đóng vai một nhân vật nào đó để làm cho nhu cầu của nó được đáp ứng... Eckhart Tolle
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant