Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Nghiên Cứu Về Pháp Hành Bí Truyền Của Theravāda

25 Tháng Mười Một 201507:06(Xem: 10131)
Những Nghiên Cứu Về Pháp Hành Bí Truyền Của Theravāda

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ
PHÁP HÀNH BÍ TRUYỀN CỦA THERAVĀDA

Tống Phước Khải

 
Những Nghiên Cứu Về Pháp Hành Bí Truyền Của Theravāda

“Theravāda  Tantra”,  hay “esoteric practices of Theravāda ” là những thuật ngữ mà các học giả phương tây sử dụng để gọi các pháp hành mang tính bí truyền của hệ thống Phật giáo Nam truyền mà họ đã phát hiện ra khi nghiên cứu thực tế tại các thiền lâm hoặc tự viện thuộc hệ thống này. Từ này trong tiếng Việt tạm dịch ra là “Mật Pháp của Theravāda . Nội dung những khám phá cho thấy phương pháp thực hành có những nét đặc thù, tương tự như pháp hành Tantra của Ấn Độ Giáo hoặc của Kim Cương Thừahoàn toàn khác  biệt với những giáo lý phổ biến được rộng truyền qua sách vở và các bài giảng thông thường của truyền thống Theravāda.

I. SỰ TỒN TẠI CỦA TRUYỀN THỐNG MẬT TRONG THERAVĀDA  

Bhikkhu Santidhammo, một nhà sư Theravāda  người Mỹ, thuộc trường phái Maha Ghosananda của Campuchia, đã dành hẳn một bài viết mang tựa đề “Theravāda  Tantra”, trong đó dẫn cứ rất nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu về những phát hiện này. Ông đã dùng cụm từ “esoteric tradition” để ghi nhận về sự tồn tại của truyền thống mật giáo tại Campuchia. Ông viết: “Though the words “tantra” and “vajrayana” are unknown in Cambodian sphere, the esoteric tradition exists” (1). Nghĩa Việt: “Mặc dù các từ “tantra” và “vajrayana” thì không được biết đến tại lãnh địa Campuchia, nhưng có sự tồn tại của truyền thống mật giáo (tại nơi đây).

Bhikkhu Gavesako, một nhà sư người Czech, tu học theo trường phái Ajahn Chah, trong phần trả lời câu hỏi của độc giả trên diễn đàn Phật học cũng minh họa nhiều tài liệu về vấn đề “Tantric Theravāda ”. Ông ghi nhận rằng từ “tantra” trong ngữ cảnh trên nhằm đề cập đến những pháp hành đã tồn tại hàng thế kỷ tại các nước Phật giáo Nam truyền Đông Nam Á. Bên cạnh đó, ông đã sử dụng thuật ngữtantric chant” để giới thiệu một bài tụng mật truyền có tên là Jinapañjara Gāthā, của hệ phái Theravāda  gồm 2 phiên bản Thái Lan và Sri Lanka, kèm theo là một video minh họa cho bài kệ này.

Ông viết: “Many Thai Buddhists know the tantric chant Jinapanjara Gatha by heart and it is also chanted in some of the forest monasteries of Ajahn Mun tradition. Here is a video demonstrating visually how the "protective cage" around you is gradually being built through the power of Buddhas, Arahants and Suttas” (2). Nghĩa Việt: “Nhiều Phật tử Thái Lan thuộc lòng bài tụng mật truyền Jinapanjara Gatha và bài này cũng được đọc tụng trong một số thiền lâm viện của trường phái Ajahn Mun.  Đây là một video minh họa trực quan về “chiếc lồng bảo hộ” xung quanh bạn được kiến tạo tuần tự bởi năng lực của Phật, A La HánKinh Điển.”

L. S. Cousins, một giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Phật học, từng là chủ tịch của Pāli Text Society, đã ghi nhận rằng: “Buddhaghosa mentions secret texts (gūḷhaganthaṃ) in three of his works, in the context of teachings which will not be received from a teacher if one does not pay proper respect” (Cousins, p.192).” Nghĩa Việt: “Buddhaghosa đề cập đến các văn bản mật (gūḷhaganthaṃ) trong ba tác phẩm của mình, rằng trong quá trình dạy dỗ thì những văn bản này sẽ không được ông thầy truyền trao  nếu như người đó không tỏ sự tôn kính đúng mực.”

II. NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA FRANÇOIS BIZOT VÀ MỘT SỐ HỌC GIẢ

Truyền thống Mật Pháp của Theravāda  đã được nhiều học giả phương tây phát hiện và nghiên cứu rất chi tiết. Người tiên phongnổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu này là François Bizot, giáo sư danh dự của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, ông đã thâm nhập thực tế, học tập và sành sõi tiếng Khmer, sinh sống hằng nhiều năm trời tại Campuchia để tiếp cận các hình thức văn hóa bản địa. Sau đó ông đã cho ra đời nhiều tác phẩmgiá trị lớn lao về văn hóa Phật giáo bản địa Campuchia.  Những tác phẩm này đã trở thành tài liệu tham chiếu không thể thiếu đối với những học giả nghiên cứu về Phật giáo Theravāda  vùng hạ lưu sông Mekong, nhất là những pháp hành bí truyền của hệ phái này mà ngày nay khó có thể tiếp cận được. Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm:

1- La figuration des pieds du Bouddha au Cambodge (1971).

2- Le figuier à cinq branches: Recherche sur le bouddhisme khmer I (1976).

3- La grotte de la naissance: Recherches sur le bouddhisme khmer II (1980).

4- Le don de soi-même: Recherches sur le bouddhisme khmer III (1981).

5- Notes sur les yantra bouddhiques d'Indochine (1981).

6- Les traditions de la pabbajja en Asie du Sud-Est: Recherches sur le bouddhisme khmer IV (1988).

7- Ramaker ou l’amour symbolique de Ram et Seta: Recherches sur le bouddhisme khmer V (1989).

8- Le chemin de Lanka: Textes bouddhiques du Cambodge I (1992).

9- La guirlande de joyaux: Textes bouddhiques du Cambodge II (1993).

10- Le bouddhisme des Thais, Brève histoire de ses mouvements et de ses idées des origines à nos jours (1994).

11- Recherches nouvelles sur le Cambodge (1994).

12- La pureté par les mots: Textes bouddhiques du Laos (1996).

Bên cạnh đó, trong hai thập niên qua đã lần lượt xuất hiện nhiều nghiên cứu mới của các học giả về vấn đề mật pháp của Theravāda  như:

- “Aspects of Esoteric Southern Buddhism” của Lance Selwyn Cousins (1997).  

- “Meditation and Healing in the Theravāda  Buddhist Order of Thailand and Laos” của của Mettanando Bhikkhu (1999).

- “The Impact of the Abhayagiri Practices on the Development of Theravāda Buddhism in Sri Lanka” của R. Chandawimala Thero (2007).

- “The Sutta on Understanding Death in the Transmission of Boran Meditation From Siam to the Kandyan Court” của Kate Crosby, Andrew Skilton, Amal Gunasena (2012).

- “Traditional Theravāda meditation and its modern-era suppression” của Kate Crosby (2013).

III. MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CÁC NGHIÊN CỨU

1. Việc sử dụng Yantra

Yantra một một hình vẽ để biểu thị một ý nghĩa hay một năng lực huyền bí nào đó. Từ tiếng Việt gọi nôm na là “lá bùa”. Trong tác phẩm của mình Bizot đã trình bày rất nhiều loại Yantra (3). Phổ biến nhất là Yantra hình thành từ các chữ trong câu niệm 9 Ân Đức của Phật bằng tiếng Pāli:

iti pi so bhagavā arahaṃ sammā-saṃbuddho vijjācaraṇasaṃpanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathī satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā ti

Bizot minh họa tất cả 81 Yantra được thành lập dựa trên câu Chín Ân Đức này, trong đó có Yantra được sắp xếp theo hình dáng Đức Phật đang ngồi. Ngoài việc đọc xuôi, tức đọc câu niệm 9 Ân Đức theo cách bình thường, còn có các phương pháp đọc khác chẳng hạn nhưng đọc ngược từng chữ từ cuối câu lên đầu câu. Mỗi cách đọc là một Thần chú (Mantra) có công năng khác nhau.

Hình ảnh sau đây minh họa một Yantra Chín Ân Đức của Phật.

- Yantra bên phải là Yantra nguyên bản. Tiếng Pāli của 9 Ân Đức được viết bằng chữ Khmer.

- Yantra bên trái là minh họa âm đọc dựa theo các chữ đã ghi trên Yantra.

Lam sao nhan dien

Các chữ trên Yantra có thể được sắp xếp lại theo bảng sau:

I

RA

GA

TA

RA

TI

HAṂ

CA

TO

RO

THĪ

NAṂ

PI

SAM

RA

LO

PU

SAT

BUD

SO

ṆA

KA

RI

THĀ

DHO

BHA

SAṂ

SAṂ

VI

SA

DE

BHA

GA

BUD

PAN

DAM

VA

GA

DHO

NO

A

MA

MA

A

VIJ

SU

NUT

NUS

TI


Tại Sri Lanka, Chín Ân Đức của Phật bằng tiếng Pāli cũng được sử dụng để tạo thành một Yantra. Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ người Sri Lanka, nhà sư R. Chandawimala Thero, ông đã tìm thấy Yantra này trong quyển sách Purāṇa Seth Pirith tiếng Sri Lanka. Yantra có tên là Māravijaya Yantra. Ông ghi nhận đây là một dạng thức bí mật được dùng cho những người tu ở chốn sơn lâm (“The Āraṇyaka Pirita and Māravijaya Yantra are two secret formulas used by yogīs, who practice in forests”). Trên Yantra, mỗi Ân Đức đều có kèm theo một câu chú. Lược đồ vị trí các chữ trên Yantra được sắp xếp theo bảng sau:

ITIPISO oṃ taṃ rāja maṇḍalaṃ

BHAGAVĀ oṃ deva taṃ maṇḍalaṃ

ARAHAṂ oṃ rāja taṃ maṇḍalaṃ

SAMMĀ-SAṂBUDDHO oṃ taṃ deva maṇḍalaṃ

VIJJĀCARAṆA oṃ taṃ deva maṇḍalaṃ

SAṂPANNO oṃ taṃ dūta maṇḍalaṃ

SUGATO oṃ taṃ vajra maṇḍalaṃ

LOKAVIDŪ oṃ taṃ duka maṇḍalaṃ

oṃ viṣa ṭiṃ

praleya

yakṣa yakṣṇī

pralesvahaṃ

ANUTTARO oṃ taṃ brahma maṇḍalaṃ

PURISADAMMA oṃ taṃ yakṣa maṇḍalaṃ

SĀRATHĪ oṃ taṃ brahma maṇḍalaṃ

SATTHĀ oṃ taṃ yakṣa maṇḍalaṃ

DEVA

MANUSSĀNAṂ

BUDDHO

BHAGAVĀ TI

oṃ taṃ īśvara maṇḍalaṃ

oṃ taṃ kahapati-manesvāhaḥ

oṃ taṃ īśvara maṇḍala

Nenavahaḥ


Việc bố trí Yantra theo hình thức như trên không thấy tồn tại trong các hình thức của Kim Cương Thừa (Vajrayana), do đó đây chỉ có thể là một hình thức riêng của hệ phái Theravāda, tuy nhiên pháp thực hành này không phổ truyền.

2. Việc sử dụng tiếng OṂ

Xem lại Yantra được sử dụng tại Sri Lanka như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy có rất nhiều những câu chú được ghi trên đó bắt đầu bằng chữ OṂ như: oṃ taṃ rāja maṇḍalaṃ, oṃ deva taṃ maṇḍalaṃ, oṃ taṃ deva maṇḍalaṃ, oṃ taṃ dūta maṇḍalaṃ, oṃ taṃ vajra maṇḍalaṃ, oṃ taṃ duka maṇḍalaṃ v.v.

Trong các bài tụng tiếng Pāli có một bài ca ngợi ý nghĩa của chữ OṂ biểu trưng cho Tam Bảo, đó là bài NAMOKĀRAṬṬHAKA (tám namo) như sau:

Namo Arahato sammā-sambuddhassa mahesino      

Namo Uttama-dhammassa svākkhātasseva tenidha      

Namo Mahā-saṅghassāpi visuddha-sīla-diṭṭhino          

Namo omātyāraddhassa ratanattayassa sādhukaṃ   

Nghĩa tiếng Việt:

Con xin đảnh lễ Bậc Đại Ẩn Sĩ, Bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác.

Con xin đảnh lễ Giáo pháp tối thượng, được khéo thuyết giảng tại đây.

Con xin đảnh lễ đại Tăng chúng, có giới và kiến thanh tịnh.

Con xin đảnh lễ một cách tốt đẹp đến Tam Bảo được bắt đầu bằng OṂ (5).

Các ký tự đầu của các từ trong bài kệ gồm: Arahato, Uttama-dhammassa, Mahā-saṅghassāpi ghép lại sẽ thành lập chữ AUM tức là chữ OṂ.  Trong đó A biểu trưng cho Phật, U biểu trưng của Pháp, M biểu trưng cho Tăng.

Trong nghiên cứu của Bizot cũng ghi nhận việc sử dụng các mẫu tự âm MA, A, U thành lập một thần chú sử dụng trong việc hành thiền. Mỗi mẫu tự đều mang ý nghĩa biểu trưng cho một đối tượng của của Pháp Hành. Ví dụ:

MA: hít vào, U: thở ra, A: giữ tại rốn.

MA: tạng Luật, U: tạng Vi Diệu Pháp, A: tạng Kinh

MA: khổ, U: vô thường, A: vô ngã

3. Việc sử dụng thần chú qua các âm mang ý nghĩa biểu trưng

Trong nghiên cứu của mình, Bizot đã ghi nhận rất nhiều thần chú sử dụng theo cách kết hợp các âm của chữ. L. Cousins đã tóm tắt các chức năng biểu thị của thần chú như sau (6):

A PĀ MA CU PA: đây là biểu trưng 5 quyển sách của Tạng Luật.

DI MAṂ SAṂ AṂ U: đây là biểu trưng 5 quyển sách của Tạng Kinh.

SAṂ VI DH Ā PU KA YA PA: đây là biểu trưng 7 quyển sách của Tạng Vi Diệu Pháp.

Thần chú ARAHAṂ thì được L. Cousins dẫn trong Vimuttimaggadassana như sau: A: Phật, RA: Tăng, HAṂ: Pháp.

Câu NA MO BU DDHĀ YA thì được phân tích thành:

NA: 12 đức hạnh của mẹ

MO: 21 đức hạnh của cha

BU: 6 đức hạnh của vua

DDHĀ: 7 đức hạnh của gia đình

YA: 10 đức hạnh của thầy.

Ngoài ra, L. Cousins cũng ghi nhận sự kết hợp của bộ 3 passāsa, assāsa và nissāsa với câu chú có 7 âm SAṂ VI DHĀ PU KA YA PA và 4 thành tố NA MA A U, hành giả sẽ nhận được 14 ân đức của  một vị Thánh Tăng

IV. PHÁP THIỀN CHÍNH THỐNG BORĀN KAMAṬṬHĀNA

Vào năm 2012, một nhóm học giả nghiên cứu Phật học gồm Giáo sư Andrew Skilton, Giáo sư Kate Crosby, Tiến sĩ Amal Gunasena đã công bố một khám phá mới qua tập tài liệuThe Sutta on Understanding Death in the Transmission of Borān Meditation From Siam to the Kandyan Court.” Nghĩa Việt: “‘Kinh Hiểu Biết Cái Chết’ trong quá trình truyền bá pháp thiền Borān từ Thái Lan sang vương triều Kandy.”  Trong tài liệu nghiên cứu này, các tác giả đã dịch một văn bản tiếng Sri Lanka được tìm thấy tại Thư viện Anh Quốc ở London. Qua đó, minh chứng được rằng Pháp Thiền bí truyền Borān (Borān Kamaṭṭhāna) đã được công nhậnchính thống trong pháp hành dành cho các Chư Tăng của hệ phái Theravāda  tại Sri Lanka trước đây.

Tuy rằng pháp thiền Borān đã được Bizot ghi nhận tồn tại ở Campuchia và Thái Lan, nhưng sự hiện diện của nó tại Sri Lanka là một khám phá mới mẻ. Chẳng những thế, pháp thiền này còn là một phương pháp chính thống mà ngày nay không thấy được nhắc đến. Người học thiền Theravada ngày nay chỉ được học các pháp thiền như Minh Sát, An Chỉ.  

Khi so sánh bản kinh Hiểu Biết Cái Chết (Maraṇañānasutta) với  Figuier à cinq branches của Bizot, các tác giả nhận thấy nội dung của câu chuyện cơ bản là giống nhau. Câu chuyện trong kinh bản như sau: Tâm, là công chúa Cittakumārī, phải giết 5 con chim trên 5 nhánh của một cái cây để tìm ra viên ngọc quý là Tứ Thánh Đế, và do đó tìm thấy Niết Bàn. Điều khác biệt gây sự ngạc nhiên là trên thủ bản Sri Lanka có mô tả hình ảnh Māra cưỡng hiếp công chúa Cittakumārī.

Pháp Thiền Borān đã được Kate Crosby trình bày trong quyển sách tựa đề: “Traditional Theravāda meditation and its modern-era suppression.” và được xuất bản vào năm 2013.  Đặc điểm của Pháp Thiền này được ghi nhận là một phương thức bí truyền của Theravāda . Khởi sự của một thời thiền này cũng giống như cách thiền ghi nhận trong Thanh Tịnh Đạo. Tuy nhiên, điểm khác biệt là khi hành giả có được Nimitta (định tướng) thì dẫn nó qua mũi đi vào trong cơ thể, lần lượt định vị tại các huyệt khác nhau, và sau đó lưu giữ lại trong thai tạng. Ngoài ra, còn có sự kết hợp phức tạp của các Nimitta để tạo thành một Đức Phật nội tại cũng như tạo ra khả năng ảnh hưởng đến đối tượng bên ngoài. (7)

 

 (1) Bhikkhu Santidhammo, Theravāda  Tantra, URL: http://santidhammo.blogspot.com/2011/11/Theravāda -tantra.html

(2) Bhikkhu Gavesako, Tantric Theravāda ?, URL: http://www.dhammawheel.com/viewtopic.php?t=10503

(3) Bizot F., 1993, La guirlande de joyaux: Textes bouddhiques du Cambodge II,  Paris, EFEO (Textes bouddhiques du Cambodge, 2, Publication du FEM), pp. 57-84.

(4) Chandawimala, R., 2007, The Impact of the Abhayagiri Practices on the Development

of Theravāda Buddhism in Sri Lanka,  Ph.D. dissertation, University of Hong Kong, p.223.

(5) Tống Phước Khải, Ý nghĩa của tiếng OM trong thần chú tiếng Pāli và Sanskrit, URL: https://kinhmatgiao.wordpress.com/2015/02/26/y-nghia-cua-tieng-om-trong-than-chu-tieng-Pāli-sanskrit/

(6) Cousins, L. S., 1997,  Aspects of Esoteric Southern Buddhism’, in P. Connolly/S.

Hamilton (eds.), Indian Insights: Buddhism, Brahmanism and Bhakti: papers from the

annual Spalding Symposium on Indian Religions, London, Luzac Oriental, pp. 96-98.

(7) Crosby, K., 2013, Traditional Theravāda meditation and its modern-era suppression, Hong Kong: Buddha Dharma Centre of Hong Kong.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12256)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 11028)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10913)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13370)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11783)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13664)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11908)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11173)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12197)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12403)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20596)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12424)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12455)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11712)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11595)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22421)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13578)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29676)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11543)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16739)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 11999)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16834)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12077)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17923)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12636)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13159)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14758)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22623)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10583)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14049)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13868)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13715)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13866)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13939)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14833)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13852)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18410)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22800)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15396)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17321)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22415)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14264)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12579)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11163)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17766)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13211)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13100)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18795)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17178)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13501)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12917)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14697)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14656)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15877)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13516)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27435)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13229)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16722)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21391)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18811)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant