Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Điểm Xuất Phát, Chủ Đề, Và Quan Tâm Tối Hậu Của Trung Luận Của Long Thọ

09 Tháng Giêng 201609:50(Xem: 8717)
Điểm Xuất Phát, Chủ Đề, Và Quan Tâm Tối Hậu Của Trung Luận Của Long Thọ

Nguyệt  Xứng
ĐIỂM XUẤT PHÁT, CHỦ ĐỀ, VÀ
QUAN TÂM TỐI HẬU
CỦA TRUNG LUẬN
CỦA LONG THỌ


Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản dịch Anh: Bản Anh Ngữ : Lucid Exposition of the Middle Way. Prasannapada of Candrakirti.
Translated by Mervyn Sprung. Routledge, London. 1979 (Nguyệt Xứng. Minh Cú Luận)

 

Điểm Xuất Phát, Chủ Đề, Và Quan Tâm Tối Hậu Của Trung Luận Của Long Thọ

Kính Lễ của ngài Nguyệt Xứng gửi tới Ngài Long Thọ

***

Sau khi tôi đỉnh lễ ngài Long Thọ,

vị xuất sinh từ trí tuệ đại hải của đấng toàn giác,

và vị vượt trên cõi nhị nguyên,

vị đại bi khai hiển chân lý thâm mật của bảo tạng Phật Pháp

vị bằng tuệ quán tăng thượng, thiêu hủy hoàn toàn các tri kiến của các đối thủ của ngài như chúng là nhiên liệu, và phá hủy hoàn toàn bóng tối trong các tâm trí của loài  người ;

các pháp thoại của ngài về trí tuệ siêu việt, giống như vô số nêu và đích của con đường tỉnh biết (tiêu chuẩn của hồng tâm giác), giải tán hoàn toàn các đối nghịch với đời sống;

các ngôn từ của ngài là cương yếu diệu mỹ cho sinh hoạt trong ba cõi (cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc) và cũng cho các phật tửchư thiên;

Sau khi tôi đỉnh lễ

Tôi sẽ giải thích tường tận bộ Trung Luận của ngài trong các biểu từ chính xác, lý hội đầy đủ, trong sáng và không có các biện luận vô bổ

***   

Điểm xuất phát, chủ đềquan tâm tối hậu của Trung Luận của  Long Thọ 

Bộ luận tuyệt vời chúng ta sắp thảo luận là bộ luận khởi đầu với kệ tụng ‘Không từ chính chúng, cũng không từ cái khác, cũng không từ cả hai…”

Chúng ta phải hỏi điểm xuất phát là gì, chủ đề là gì, và quan tâm tối hậu của bộ luận tuyệt vời này là gì. Trong Nhập Trung Đạo [Nguyệt Xứng. Nhập Trung Đạo/ Madhyamakavatara] , điều được khẳng định là trí tuệ siêu việt của đấng toàn giácđiểm xuất phát từ một bản nguyện phát bồ đề tâm bắt nguồn từ đại bi, và được hỗ trợ với sự lý hội thông hiểu vượt trên tính nhị nguyên.

Trong quan niệm này ngài Long Thọ, nhận biết chính xác làm cách nào  giảng dạy trí tuệ siêu việt, đã tăng trưởng bộ luận này do lòng đại bi và cho sự giác ngộ của các người khác. Nền tảng của bộ luận này, có thể nói là “Một bộ luận đáng tin cậy có một giáo pháp là một căn cứ vững mạnh để chế ngự các phiền não tai hại và để tập quen vượt qua các biến dịch thăng trầm của đời sống. Hai phẩm tính này không được tìm thấy trong bất kỳ các bộ luận khác”

Ngài Long Thọ cho chúng ta một tổng quan về chủ đềquan tâm tối hậu của bộ luận sâu sắc chúng ta sắp thảo luận. Với tính phân minh chính xác của thánh trí, và ý nguyện tôn kính, bằng một bộ luận, vị thầy vô thượng, vị toàn giác không hề ly cách với tồn sinh và chân lý của thánh trí, ngài nói

“Tôi đỉnh lễ đấng toàn giác, vị thầy vô thượng của các vị thầy, ngài thuyết giảng

Cái gì duyên khởi,

Không diệt, không sinh, không đoạn, không thường,

Không đến, không đi, không sai biệt, không đồng nhất

niết bàn tịch tĩnh hoàn toàn, không có các cấu trúc của tưởng [về hiện hữu tự tính và tính nhị nguyên]”

Duyên khởi [= thật tướng của sự vật], trong tướng trạng miêu tả bởi tám phương diện “không diệt, không sinh” và các tương tự, là chủ đề của bộ luận này.

Quan tâm tối hậu của bộ luận này được minh bạch khẳng định là niết bàn (nirvana) : sự tịch tĩnh đến để làm an tĩnh các cấu trúc của tưởng / các phương diện của các sự vật được đặt tên (sarvaprapancopasama).

Lời kính lễ được ghi trong các từ ngữ “Tôi đỉnh lễ vị thầy vô thượng của các vị thầy”.

---------

Bản Anh Ngữ : Lucid Exposition of the Middle Way . Prasannada. of Candrakirti. Translated by Mervyn Sprung. Routledge. London, 1979

Candrakirti’s Salutation to Nagarjuna

*

After making my obeisance to Nagarjuna,

who was born of the ocean of wisdom of the perfectly enlightened one and who rose above the realm of dualities,

who compassionately brought to light  of hidden truth of the treasury of Buddhism in Buddha’sense;

who by the intensity  of his insight , consumes the views of his opponents as though they were fuel, and burns up the darkness in the minds of men ;

whose utterances of incomparable  wisdom, like a shower of arrows, disperse utterly the adversaries of life;

whose words  reign majestically over the three realms  of the world and over Buddhists and gods as well;

Afer making obeisance

I shall expound the verses of his treatise in correct, comprehensible statements, which will be free of vain argument, and lucid.

---

Origin, subject-matter and ultimate concern of Nagarjuna’s treatise
*

The great treatise we are to discuss is the one beginning ‘Not of themselselves, nor from the other, nor from both…”
We have to ask what is the origin, what the subject-matter and what the ultimate concern of this great treatise. In the Madhyamakavatara it was stated that the wisdom of a perfectly realized one has its origin in an intial vow of dedication issuing from universal compassion and graced with comprehenshion going beyond all duality. In this sense Nagarjuna, knowing unerringly how to teach transcendent insight (Prajnaparamita), developed this treatise out of compassion and for the enlightenment of others. So much can be said about its origin. “To command the hostile afflictions and to inure against the vicissitudes of life : a genuine treatise has a teaching that is a stronghold. These two qualities are not found in any other treatises”

Nagarjuna himself gives us a glimpse of the subject-matter and ultimate concern of the exhaustive treatise we are to discuss. With perfect and unerring clarity, having risen to a lofty height of mind, and desiring to honour, by a treatise, the supreme teacher, the perfectly realized one who is inseparable from the existence and truth of a lofty height of mind, he says

Neither perishing nor arising in time, neither terminable nor eternal,

Neither self-identical nor variant in form, neither coming nor going;

Such is the true way of things (pratityasamutpada; dependent origination), the serene coming to rest of the manifold of named things,

As taught by the perfectly enlightened one whom I honour as the best of all teachers.

The true way of things [dependent origination], as characterized by the eight terms, “neither perishing nor arising” and so on, is the subject-matter of this treatise.

The ultimate concern of the treatise is clearly stated to be ‘nirvana’ : the serene coming to rest of the manifold of all named things ( sarvaprapancopasama) .

The salution is given in the words “I honour the best of all teachers”  

--------

Chú thích:

Thưa quý độc giả

Minh Cú Luận của ngài Nguyệt Xứng, bản Sankrit có lẽ khoảng 700 trang. Trong bản dịch Anh ngữ của Mervyn Sprung (1979), dài 264 trang, có ghi rõ các trang, các đoạn được dịch sang Anh ngữ. Có lẽ chỉ dịch 2/ 5 tác phẩm.  

Vì bản dịch Anh lược nhiều đoạn, nên bản dịch Việt bài này chỉ có 3 trang. Kính giới thiệu qúy độc giả 2 Phụ Bản, để có thể hiểu thêm về Trung LuậnMinh Cú Luận. Kính . ĐHP

----------

Cách dịch:

"whose utterances of incomparable wisdom, like a shower of arrows, disperse utterly the adversaries of life;"
Tôi dịch sơ thảo như sau:
" các phát biểu của trí tuệ vô thượng của ngài, giống như muôn vàn các bảng chỉ đường, làm tan tác hoàn toàn các đối nghịch của đời sống; "

Bạn ạ, đại khái, trong Anh ngữ, shower cũng là nhiều, arrows cũng là các ký hiệu. Trong phật học thì arrow cũng là mũi tên, mũi tên giác, nhắm hồng tâm giác.

*** 
edit lần 1 thành câu văn mới :
"các pháp thoại của ngài về trí tuệ siêu việt, giống như muôn vàn các bảng chỉ con đường tỉnh biết, giải tán hoàn toàn các đối nghịch với đời sống;

edit lần 2 , sáng 8.1. 2016

"các pháp thoại của ngài về trí tuệ siêu việt, giống như vô số nêu và đích của con đường tỉnh biết (tiêu chuẩn của hồng tâm giác), giải tán hoàn toàn các đối nghịch với đời sống;

tiêu chuẩn: nêu và đích(Việt Nam Tự Điển. Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức) 
--
Vui vui vì dịch xong được ý ' a shower of arrows ' nói trong Kính lễ của ngài Nguyệt Xứng gửi tới ngài Long Thọ.
Kính lễ của ngài Nguyệt Xứng gửi tới Ngài Long Thọ thật là tuyệt vời -- giúp ta tỉnh biết và lý hội thông hiểu tương quan giữa ta với cuộc đời.

-------

Phụ Bản 1

Long Thọ. Tụng mở đầu Trung luận

Ngài Long Thọ nói về Lý tính Duyên khởi

Bồ-tát Long-thọ kính lễ Đức Phật giảng pháp nhân duyên trong Tụng mở đầu Trung luận:

Bản dịch Việt (ĐHP), theo bản Anh của K.K. Inada:

*

Tôi kính lễ Đức Phật

Đạo sư tối thượng đã dạy

Lý tính Duyên khởi

Tịch diệt đại lạc của các cấu trúc của tưởng

Trong đó mỗi pháp đều có tướng trạng

chẳng sinh, chẳng diệt,

chẳng đoạn, chẳng thường,

chẳng một, chẳng khác,

chẳng đến (với hiện hữu), chẳng đi (khỏi hiện hữu)

*

I pay homage to the Fully Awakened One,

the supreme teacher who has taught

the doctrine of relational origination,

the blissful cessation of all phenomenal thought constructions.

(Therein, every event is “marked” by):

non-origination, non-extinction ,

non-destruction, non-permanence,

non-identity, non-differentiation,

non-coming (into being), non-going (out of being).

(Nagarjuna: Kenneth K. Inada, 1993)

-----------------------

Bản dịch Việt (ĐHP) theo bản Anh của Louis de La Vallé Poussin, 1970.

*

Kính lễ

Tôi kính lễ Đức Phật, Đạo sư Vô Thượng,

Ngài dạy giải thoát, tĩnh chỉ của các hiện tượng,

duyên khởi là;

chẳng diệt, chẳng sinh, chẳng đoạn, chẳng thường,

chẳng một, chẳng khác, chẳng đến, chẳng đi.

*

Dedication

I greet the best of teachers, that Awakened One,

who taught liberation, the quieting of phenomena,

interdependent origination which is;

nonceasing and nonarising, nonmomentary and nonpermanent,

nonidentical and nondifferent, noncoming and nongoing

--------------

Bản dịch Việt (ĐHP) dịch từ bản dịch Anh của Geshe Ngawang Samten và J.L. Garfield (2006):

*

Tôi kính lễ đức Phật toàn giác

Vị thầy tối thắng trong các vị thầy, ngài đã dạy rằng

Cái gì do duyên khởi

Không diệt, không sinh

Không đoạn, không thường

Không đến, không đi

Không khác, không một

tịch tĩnh -- cách tuyệt cấu trúc của tưởng.

*

I prostrate to the perfect Buddha,

The best of all teachers, who taught that

That which is dependent origination is

Without cessation, without arising;

Without annihilation, without permanence;

Without coming, without going;

Without distinction, without identity

And peaceful – free from fabrication.

Bản Anh trích từ trang 24 -- RJE TSONG KHAPA. Ocean of Reasoning. A great Commentary on Nagarjuna’s Mulamadhyamakakarika. Translated by Geshe Ngawang Samten and J.L. Garfield.( Oxford,2006)

(RJE Tsong Khapa. Đại hải của Suy lí. Đại luận giải về Căn bản Trung luận tụng của Ngài Long Thọ)

-------------------

 Bài tụng trích từ bản “Trung luận. Thanh Mục thích”, bản Hán dịch của Ngài Cưu ma-la-thập, bản dịch Việt của Thích Thiện Siêu (2001) :

*

Chẳng sinh cũng chẳng diệt

Chẳng thường cũng chẳng đoạn

Chẳng một cũng chẳng khác

Chẳng đến cũng chẳng đi

*

Nói lên được pháp nhân duyên ấy

Khéo diệt trừ các thứ hý luận

Tôi cúi đầu kính lễ Phật, đã thuyết,

Nhân duyên cao nhất trong các thuyết.

Ngài Thanh-Mục viết:  Với hai bài kệ tán thán Phật này là đã nói tóm tắt Đệ Nhất nghĩa đế.  (Trung luận- Thanh -Mục thích ; Bản dịch Thích Thiện Siêu)

-------------

Phụ Bản 2

Tsong Khapa. Giải thích Trung Luận

Bài tụng kính lễ mở đầu Trung Luận (Bài 2)

(Lược trích)

2.1 Ca ngợi Đức Phật về giảng dạy duyên khởi cách tuyệt các cực đoan.

Phần này có hai phần: ý nghĩa tổng quát và chủ điểm hỗ trợ.

2.1.1  Ý nghĩa tổng quát

Phần này có ba phần: Phát biểu này có nội dung, mục đíchmục đích tối hậu, của bộ luận và sự quan liên của chúng với mỗi cái khác - như thế nào; căn bản sở hữu tám thuộc tính; và sự luận bác các biện bác của các kẻ khác.

2.1.1.1  Phát biểu ca ngợi này chứa nội dung, mục đích, và mục đích tối hậu của bộ luận và sự quan liên của chúng tới mỗi cái khác -- như thế nào 

Tôi kính lễ đức Phật toàn giác

Vị thầy tối thắng trong các vị thầy, ngài đã dạy rằng

Cái gì do duyên khởi

Không diệt, không sinh

Không đoạn, không thường

Không đến, không đi

Không khác, không một

tịch tĩnh -- cách tuyệt cấu trúc của tưởng.

Ngài Long Thọ, diễn tả sự vĩ đại của vị đạo sư về giảng dạy không sai lạc, toàn thể nội dung của bộ luận sắp được trình bày, ý định kính lễ Đức Phật về giảng dạy nội dung không thể li cách với tinh yếu của duyên khởi và nói “Tôi kính lễ…” v.v…để có thể viết bộ luận. Ở đây, duyên khởi được tướng trạng hoá bởi tám thuộc tính “không diệt”, v.v… là nội dung của Trung Luận. Sự giải thoát được tướng trạng hoá bởi tịch tĩnhtự do cách tuyệt tất cả sự cấu trúc của tưởng là mục đích tối hậu. (The liberation characterized by peace and freedom from all fabrication is the ultimate purpose). Trong Minh Cú Luận (Prasannapada) ngài Nguyệt Xứng nói là các bài tụng kính lễ khai mở nội dung và mục đích tối hậu của bộ luận. Đây là vì phát biểu này trình bày duyên khởisở hữu tám thuộc tính và giải thoáttự do cách tuyệt cấu trúc của tưởng. Tuy nhiên ngài không cho rằng tụng này  biểu thị rằng đây là nội dung và mục đích tối hậu của bộ luận bởi vì nói “ Bất cứ cái gì … tự do cách tuyệt cấu trúc của tưởng” nghĩa là  khẳng định đơn giản rằng Đức Phật đã dạy điều này. Mục đích của bộ luận là sẽ xoá bỏ các hoài nghi, thông hiểu sai lạc, và các lỗi lầm về tri nhận, ghi nhận sai các ý nghĩa đứng riêng biệt nhau (respective meanings) của các giáo pháp liễu nghĩa (ý nghĩa quyết định) và bất liễu nghĩa (ý nghĩa có thể diễn dịch), và cung cấp phương tiện hữu hiệu làm cho (enable) độc giả lãnh hội chúng một cách đúng đắn. Nội dung của bản văn thì được trình bày cho mục đích này. Sự tùy thuộc của mục đích trên bộ luận và sự tùy thuộc của mục đích tối hậu trên mục đích của bộ luận là sự quan liên không được thảo luận rõ ràng, dầu nó được ám chỉ.

Minh cú luận, giải thích về “tịch tĩnh -- tự do cách tuyệt cấu trúc của tưởng” nói:

< Khi bạn tri nhận thật tướng của duyên khởi, không có sự tham dự của tâm hoặc các tiến trình tinh thần/tâm ý.>

Sự tham dự trong ngữ cảnh này, theo Nhập Trung Đạo Giải Thích của Nguyệt Xứng (Madhyamakavatara-bhasya) là sự lang thang vì nó được nói rằng sự lang thang của tâm và các các biến cố tinh thần (mental episodes) thì bị chấm dứt. Minh Cú luận nói trong lãnh vực này:

“ Bởi vì tâm niệm phân biệt (conceptual thought) là sự lang thang của tâm, thật tướng của các sự vật, là tự do cách tuyệt điều đó (= lang thang của tâm), thì không bị tâm niệm phân biệt hoá (conceptualized). Kinh nói rằng, “Chân lí tối hậu là gì? Nơi không có sự lang thang của tâm không có nhu cầu nói về các lời” (Bồ tát tạng kinh; Bodhisattvapitaka-sutra).”

“Since conceptual thought is the wandering of mind, the way things really are, being free from that , is not conceptualized. Sutra says, “What is the ultimate truth? Where there is no wandering of mind there is no need to talk about words.”

Khi ngài Nguyệt Xứng trích dẫn kinh này ngài không định nói rằng không có tuệ quán (insight), nhưng thay vào đó biểu thị rằng sự lang thang của tâm niệm phân biệt chấm dứt. Ý nghĩa của phát biểu này rằng sự giả danh quy ước thế tục của chủ thể và đối tượng chấm dứt là rằng sự giả danh của chủ thể và đối tượng chấm dứt từ toàn cảnh khách quan của định tâm (the perspective of meditative equipoise), nhưng nó không có nghĩa rằng tuệ quán trong định tâmchân lí tối hậu bị bác bỏ trong vai trò chủ thể và đối tượng. Đây là bởi vì chúng là chủ thể và đối tượng thì không được thừa nhận là đúng (posited) từ toàn cảnh khách quan của tuệ quán phân tích, nhưng từ toàn cảnh khách quan của thông hiểu quy ước thế tục.

(As he quotes this sutra he does not mean that there is no insight, but instead demonstrates that the wandering of conceptual thought stops. The meaning of the statement that the conventional designation of subject and object stops is that the designation of these two stops from the  perspective of meditative equipoise, but it does not mean that the insight in meditative equipoise and the ultimate truth are rejected as subject and object. This is because their being subject and object is not posited from the perspective of analysis insight , but from the perspective of conventional understanding.)

Khi hai toàn cảnh khách quan này được phân biệt, nhiều hoài nghi tương tự như thế sẽ được loại bỏ. Giả sử có ai đó hỏi, “trong hệ thống những người chủ trương rằng cả hai các vị thanh văn và các vị độc giác phật đều thật chứng cả hai vô ngã, [vậy thì] nội dung, các mục đích của bộ luận, và các sự quan liên tới mỗi cái khác như được giảng giải chi tiết trong Minh Cú luận sẽ có thể áp dụng cho cả hai tiểu thừađại thừa.  Thế nên, có phải là thính chúng của bản văn này tổng quát, gồm cả những người thuộc cả hai thừa?  Nhập Trung Đạo Giải Thích của Nguyệt Xứng (Madhyamakavatara-bhasya) nói rằng sự vô ngã của các hiện tượng được trình bày vắn tắt trong các giáo pháp của tiểu thừa, nhưng nó được trình bày sâu rộng trong các giáo pháp của đại thừa. Thế nên, để chứng minh rằng các giáo pháp của đại thừa [về vô ngã của của các hiện tượng] không dư thừa không cần đến nữa (not redundant) ngài trích dẫn từ Xuất Thế Gian Tụng của Long Thọ (Lokatitastava) [Ca tụng Đức Phật Xuất Thế Gian]:

< Đức Phật nói rằng không có giải thoát

Chừng nào sự vô ngã không được thật chứng

Thế nên, ngài trình bày vô ngã

Trong toàn thể trong đại thừa   [Tụng 27] >

Thế nên, trong bộ luận này không có đặc điểm nào của giáo pháp đại thừa được nói đến ngoại trừ tri kiến tính không. Tuy nhiên, bởi vì nó giải thích chi tiết một cách sâu rộng vô ngã của các hiện tượng nên có một sự khác biệt trong thính chúng được dự định (intended audience). Minh cú luận cũng đề cập đến sự hoàn toàn chẳng có đau khổ giống như sinh và chết là ý nghĩa của “tịch tĩnh”

2.1.1.2  Cách nào căn bản sở hữu tám thuộc tính

Ở đây trong ngữ cảnh này, Minh cú luận nói, duyên khởi, được quy chỉ là căn bản, là duyên khởi của các hiện tượng hữu vi (hiện tượng được tạo tác) (compounded phenomena). “tiếp xúc”, “tùy thuộc” “nương nhờ” (contact, dependence, reliance) được nói là đều đồng nghĩa. Ý nghĩa từ nguyên của “tùy thuộc” (dependent) thì có thể áp dụng cho mỗi hiện tượng. “Khởi” (Origination) có hai nghĩa. “Phát ra”  (generation) thì không thể áp dụng được cho các cái khác ngoài các hiện tượng hữu vi; tuy nhiên “bắt đầu duyên hội xảy ra”  (coming into existence dependently) là được trình bày là ý nghĩa của “khởi” (origination) trong các đoạn văn tỉ dụ:

< Tác giả tùy thuộc vào hành nghiệp,

Hành nghiệp cũng tùy thuộc tác giả.

Ngoại trừ duyên khởi

Bạn không thể thấy bất cứ nguyên nhân nào cho hiện hữu của chúng >

(Trung Luận VIII: 12)

Mặc dầu điều này nói rằng tác giả hiện hữu tùy thuộc vào hành nghiệp (action), hành nghiệp không là chủ thể tạo tác/năng tạo của tác giả (the producer of the agent). Lí luận này được áp dụng với các hiện tượng khác -- chủ thể biết và cái được biết (năng tri và sở tri; knower and known) và luận đề và luận chứng (thesis and proof) được nói là sinh khởi tương liên tùy thuộc (interdependently arisen) -- những cái này không thể là chủ thể tạo tác của cái khác. Vòng hoa báu của Long Thọ (Ratnavali) nói:

< Khi có đây, kia sinh khởi

Cũng như khi có ngắn, có dài (Tụng I:48 ab) >

Dầu nói điều đó, ngắn không là chủ thể tạo tác của dài. Bất cứ gì được sinh khởi tùy thuộc vào các nhân và các duyên của nó phải là một sự vật, ngoại trừ sự diệt tận (cessation). Dầu các “hiện tượng do duyên khởi khác với những điều này” sinh khởi tùy thuộc vào các cái khác, các sự vật mà chúng tuỳ thuộc không phải là các nhân và các duyên của chúng. Chỉ vào lúc đó đoạn văn này mới có thể được trích dẫn một cách thích hợp:

< Không có hiện hữu bất cứ một cái gì,

Là cái không do duyên khởi.

Thế nên không hiện hữu bất cứ cái gì

Là cái chẳng không (=bất không)   (XXIV:19) >

Vì tám thuộc tính -- diệt, sinh, v.v., hiện hữu theo quy ước thế tục, chúng không thể bị luận bác mà không được cung cấp một mệnh đề tu chính (modifying phrase).Trong ngữ cảnh này, Minh cú luận nói rằng mệnh đề tu chínhtheo cái nhìn trí tuệ siêu việt bất cứ cái gì tỉ như diệt tận thì không hiện hữu [nghĩa là bất cứ cái gì diệt /sinh /đoạn / thường / đến / đi / một / khác thì không hiện hữu. ĐHP].

(Since the eight -- cessation, etc, -- exist conventionally, they cannot be refuted without supplying a modifying phrase. In this context, Prasannapada says that the modifying phrase is in accordance with the exalted wisdom in terms of which such things as cessation do not exist)

[such things etc as … (formal) = any/whatever things etc (that)…] 

 Trong một ngữ cảnh về sau, Minh cú luận nói:

< Nó không hoà hợp với bản chất của đối tượng của một trí tuệ siêu việt không bị nhơ nhuốm cách tuyệt với sương mù của vô minh.>

Như vậy ngài Nguyệt Xứng quy chiếu tới trí tuệ siêu việt cách tuyệt sự nhơ nhuốm của các huyễn tượng của hiện tướng nhị nguyên đối đãi. Thế nên, bạn nên xem xét duyên khởi, nó có diệt, v.v., là căn bản, và làm như thế, bạn nên xem xét các thuộc tính tu chỉnh được áp dụng cho nó là tám phẩm  tính -- sự phi hữu của diệt tận (= bất diệt), v.v. --  hoà hợp với bản chất của đối tượng của trí tuệ siêu việt không bị nhơ nhuốm của định tâm.

(Thus he refers to the wisdom free from the contamination of illusions of dualistic appearance.Therefore, one should consider dependent origination, which has cessation, etc., as the basis, and, having done so, one should consider the modifying attributes applied to it to be the eight qualities -- the nonexistence of cessation, etc. -- in accordance with the nature of the object of the uncontaminated wisdom of meditative equipoise).  
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2024)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 3027)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2640)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3549)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3375)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4213)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3725)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4268)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(Xem: 2355)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3525)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4201)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3988)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2918)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3397)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3522)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4582)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3920)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4808)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 4070)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 3059)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3799)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3948)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 3115)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3640)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4488)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3752)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2288)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2657)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 3067)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2757)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4623)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4973)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2866)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5362)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2891)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3327)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4419)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4977)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4742)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3283)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4592)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4312)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6176)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3535)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 4071)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 6056)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5444)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 4102)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 33292)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3206)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4196)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4764)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 3119)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3846)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3585)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6594)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2804)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3256)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4626)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3490)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant