Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Pháp - Tính Của Các Sự Vật

02 Tháng Hai 201610:16(Xem: 8338)
Pháp - Tính Của Các Sự Vật

Nguyệt Xứng
PHÁP - TÍNH CỦA CÁC SỰ VẬT

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc


Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge, 1979. ( pp 182-184)

*

Nhưng, ông hỏi, bản chất của thật tướng của các sự vật mà các giáo pháp của chư Phật trực nhập là gì ? Điều này được giải thích trong kệ tụng XVIII. 7 “Khi chẳng có đối tượng của tâm, thì chẳng có gì để ngôn ngữ quy chỉ tới”. Khi chấp thuận điều này, có thể có thêm các câu hỏi không? Dù điều này là như vậy, tuy thế, vẫn phải nói về thật tướng của các sự vật. Điều này được thực hiện bằng cách nói với ý niệm thứ nhì [= ý niệm thiết lập lí thuyết để nói về chân lí] (samaropatah). Mọi người chấp thuận thuật ngữ thế tục “thật” và “không thật” và v.v.,  chúng đến từ các diễn từ nói viết theo chân lí quy ước thế tục (vyavaharasatya).

Ngài Long Thọ diễn tả nó theo cách này.

XVIII. 9  Không tùy thuộc vào bất kì cái gì, tịch tĩnh, không hiển lộ trong vai trò các sự vật được đặt tên, vượt ngoài cấu trúc của tưởng, không có các hình dáng biến đổi, như vậy là nói về thật tướng của các sự vật. [Bản dịch của Mervyn Sprung]

XVIII.9  Không quan liên tùy thuộc tới bất kì sự vật, tịch tĩnh, không bị ý niệm phân biệt hoá bởi trình diễn ý niệm phân biệt, không đối xử sai biệt, và không tạo thành sai biệt. Đây là các tướng trạng của pháp tính [= bản miêu tả về kẻ đạt chân lí Phật giáo] (tat tattvasya laksanam) [ Bản dịch của Kenneth K. Inada]

Không tùy thuộc vào bất kì cái gì (aparapratyaya) có nghĩa rằng trong thật tướng của các sự vật thì nó không tùy thuộc vào bất kì cái gì; nó thì được thành tựu không do sự trung gian, và không bởi sự chỉ dạy của một kẻ khác. Những kẻ với khiếm khuyết về thị giác nhìn thấy [trong tâm] các sợi tóc, muỗi độc, con ong, và v.v., mà chúng vốn không hiện hữu. Ngay dù được chỉ dạy bởi các kẻ có thị giác tốt thì các kẻ thị giác khiếm khuyết vẫn không có khả năng nhận thức thật tại tính / pháp tính của các sợi tóc hư huyễn, nghĩa là chúng không có khả năng không nhìn thấy nó ngay dù các kẻ có thị giác tốt không nhìn thấy nó. Nói chính xác hơn chúng thông hiểu một cách lí thuyết, từ chỉ dạy của các kẻ có thị giác tốt, đơn giản rằng các sự vật như thế đều là các huyễn tượng do thị giác. Tuy nhiên, khi các kẻ chịu khổ vì có khiếm khuyết trở thành các cá nhân có con mắt trí tuệ, được chữa lành bệnh bởi các ngôn từ của sự nhìn thấy phi trung gian các sự vật là vô tự tính, một cách bất khả luận bác, lúc đó chúng thật chứng một cách trực tiếp và để chúng nhận rằng [khi chưa thật chứng] thật tại tính /pháp tính của các sự vật như thế hoàn toàn không được nhìn ra. Nói vậy là đủ cho câu “ Không tùy thuộc bất kì cái gì ’’. Pháp tính của các sự vật là chân lí của các sự vật.

Pháp tính của ‘tịch tĩnh’(santa; at peace) là hoàn toàn vô tự tính tương tợ như các sợi tóc hư huyễn [cũng vô tự tính] mà các kẻ có thị giác tốt không nhìn thấy.

kế tiếp biểu từ ‘không xuất hiện trong vai trò sự vật được đặt tên’. ‘Sự vật được đặt tên’ nghĩa là ngôn ngữ tạo ra các sự vật với các ý nghĩa. ‘Không xuất hiện trong vai trò sự vật được đặt tên’ nghĩa là không thể diễn tả bằng cách dùng lời nói.

‘Vượt ngoài cấu trúc của tưởng’ (nirvikalpa; vô phân biệt). Cấu trúc của tưởng là hoạt động bẩm sinh/ câu sinh của tâm. Thoát khỏi cấu trúc của tưởng là thật tướng của các sự vật thì vượt ngoài cấu trúc của tưởng.

Như kinh văn có nói: Bởi vì tâm niệm phân biệt là sự lang thang của tâm, pháp tính của sự vật là, không có tâm niệm phân biệt, là không bị tâm niệm phân biệt hoá.[1]. Kinh nói ‘Gì là chân lí tối hậu? Nơi mà không có sự lang thang của tâm, làm cách nào có thể thốt ra ngôn từ?  Đây là ý nghĩa của cái ‘vượt ngoài cấu trúc của tưởng’.

Một sự vật được nói là ‘có hình dáng biến đổi’ có các hình dáng khác nhau. Điều này nghĩa là cái gì không có hình dáng khác nhau (anarnatha) là bất biến, không có các hình dáng bội thù, sai biệt.

Như có nói trong Nhập nhị đế kinh/ Nhập niết bàn kinh (Satyaadvayavatara Sutra): ‘Văn thù sư lợi giải thích cho Thiên tử: trong chân lí tối hậu tất cả các nguyên tố / giới [sáu đại: đất, nước, gió, lửa, không, thức] đều có cùng một bản chất bởi vì chẳng được tạo ra, chẳng được sinh ra trong bất kì ý nghĩa nào, chúng có cùng một bản chất. Đó là tại sao ? Bởi vì, trong chân lí tối hậu, tất cả các nguyên tố / giới chẳng bị tạo thành sai biệt trong niết bàn do từ chẳng sinh khởi từ phương diện tự tính theo bất kì ý nghĩa nào. Này, Thiên tử, ngay cả hư không trong một cái bình đất sét cũng giống như hư không trong một cái bình trang trí bằng ngọc, cả hai trong trạng thái của hư không, trong chân lí tối hậu chẳng bị tạo thành sai biệt, này Thiên tử, một cách tương tợ, hiện hữu bị phiền não, trong chân lí tối hậu, chẳng sinh khởi trong bất kì ý nghĩa nào; sự tịnh hoá cũng chẳng sinh khởi trong bất kì ý nghĩa nào. Chu kì sinh tử tự nó là, trong chân lí tối hậu, cái chẳng sinh khởi. Ngay cả niết bàn trong chân lí tối hậu hoàn toàn đồng nhất với chẳng sinh khởi / vô sinh; trong nó trong chân lí tối hậu, chẳng có yếu tố có thể tạo thành sai biệt. Đó là tại sao ? Bởi vì trong chân lí tối hậu, tất cả các nguyên tố của hiện hữu / giới (sáu đại) là tuyệt đối bất khả dị biệt’.

Trong ý niệm này là sự bất biến thiên được hiểu như là một sự tướng trạng hoá của thật tướng của các sự vật. Nó là bởi vì vô tự tính là sự đồng nhất về bản chất trên phương diện tự tính trong tất cả các sự vật. Sự minh giải chi tiết như thế có thể có từ cùng một nguồn. Như vậy là đầy đủ về con đường mà các thánh trí, những kẻ đã đánh bại chu kì sinh, già và chết, nói về thật tướng của các sự vật.   

---------

The true way of things

*

But, you ask, what is the nature of ‘the way things really are’ which the teachings of the revered ones are intended to penetrate to? This is explained in the verse ‘When the object of thought is no more, there is nothing for language to refer to’. When this obtains what further questions can there be? Though this is so, none the less the way things are really must be spoken of. This is done by speaking in a second sense (samaropatah).  One accepts the everyday (laulika) terms ‘real’, ‘not real’ and so on which are drawn from the world of transactional discourse (vyavaharasatya).

Nagarjuna expresses it this way.

XVIII.9  Not dependent on anything other than itself, at peace, not manifested as named things, beyond thought construction, not of varying form -- thus the way things are really is spoken of (tat tattvasya laksanam).

Not dependent on anything other than itself (aparapratyaya) means that in the way things really are one is not dependent on anything, it is to be attained without mediation and not by the instruction of another.  Those with an optical defect see hairs, gnats, bees and so on which do not exist. Even though instructed by those of sound vision they are incapable of realizing the true nature of illusory hair as it is, that is, they are not capable of not seeing it even as those of sound vision do not see it. Rather they understand theoretically, from the instruction with sound vision, merely that such things are optical illusions. When, however, those suffering from the defect become people with the eye of wisdom, cured by the balm of unmediated seeing are irrefragably without substance, then they realize directly and for themselves that it is the true nature of such things not to be seen at all. So much for the phrase ‘Not dependent on anything other than itself.’ The true nature of things (svarupa) is the way things are truly (tattvam).

The true nature of ‘at peace’ is to be entirely without self-existence like the illusory hairs not seen by those of sound vision.

And then expression ‘not manifested as named things’ (prapancair aprapancita; ‘Inexpressible in verbal language’ would be an alternative translation) means inexpressible by verbal utterance). ‘Named things’ means that language gives rise to things with meanings. ‘Not manifested  as named thing’ means inexpressible in verbal utterance.

‘Beyond thought construction’ (nirvikalpa). Thought construction is the innate activity of  mind. To be free of that is the way things are beyond thought construction. As the sutra says: ‘What id the higher truth? Where nothing is happening, not even knowledge, how could there be any utterance of words? This is what ‘beyond thought construction’ means.

Something which is said to be ‘of varying form’ has different forms. This means that what is not of varying form (ananartha) is invariable, does not have multiple, differing forms.

As it is said in the Satyadvayavatara Sutra: ‘Manjusri explained to Devaputra: In higher truth, all the putative elements of existence are of the same nature because it in not being produced, in not being born in any sense at all, they are the same nature. Why is that? Because, in higher truth, all the element of existence become undifferentiated in nirvana from not really arising in any sense at all. Even as, Devaputra, the space in a clay jar is the same as the space in a bejewelled jar, both being of the nature of space, in higher truth undifferentiated, similarly, Devaputra, afflicted existence, in higher truth, does not arise in any sense; nor does purification arise in  any sense. The birth - death cycle itself is, in higher truth, one with non-arising. Even nirvana is in higher truth absolutely the same as non-arising; in it higher truth, there is no differentiable factor. Why is that?  Because, in higher truth, all element of existence are absolutely undifferentiable.’

In this sense is invariableness to be understood as a characterization of the way things really are. It is because the absence of a self-existent nature is essentially one in all things. Further such exposition can be had from the same source. So much for the way those wise ones, who have vanquished the cycle of birth, old age and death, speak of the way things really are.

----------- 

Chú thích

Nagarjuna / Long Thọ  (c.150 - 250) ; Aryadeva / Thánh Thiên  (c.170 - 270) ; Buddhapalita / Phật Hộ (c. 470 - 540); Bhavaviveka / Thanh Biện (c. 500.570) ; Candrakirti / Nguyệt Xứng (c. 570 - c.650);  Santideva / Tịch Thiên (c.700) ; Santaraksita / Tịch Hộ  (725-788) ; Atisa ( 982- 1054) ; Prajnakaramati ( c.950-1000) ; Tsongkhapa (1357-1419)

Vô Trước / Asanga  (310 - 390) Thế Thân / Vasubandhu (320 - 400) . Cưu ma la thập ( 344 - 413)  Tăng Triệu / Seng-chao  (383 - 414) ; Huyền Trang / Hsuan - tsang (600 -664)

*

XVIII.9 . Non-conditionally related to any entity, quiescent, non-conceptualized by conceptual play, non - discriminative, and non - differentiated. These are the characteristics of reality  (i.e., descriptive onf one  who has gained the Buddhist truth).

(translated by Kenneth K. Inada)

XVIII.9  Không quan liên tùy thuộc tới bất kì sự vật, tịch tĩnh, không bị ý niệm phân biệt hoá bởi trình diễn ý niệm phân biệt, không đối xử sai biệt, và không tạo thành sai biệt. Đây là các tướng trạng của pháp tính [= bản miêu tả về kẻ đạt chân lí Phật giáo] (tat tattvasya laksanam) [Bản dịch của Kenneth K. Inada]

-------

the true nature of things: dharmata : pháp tính

reality: dharmata : pháp tính ; thật tại tính; thật tại

the everyday : laulika; thế tục

the world of transactional discourses ( vyavaharasatya) : chân lí thế tục

the absence of  a self-existent  nature: vô tự tính ; tự tính không

all the element of existence”:  các nguyên tố; các giới (dhatu) : đất, nước, gió , lửa , không , thức ; sáu đại

give rise to something (formal) cause something (to happen)

Samaropa: ý niệm thiết lập theo lí thuyết = ý niệm thứ nhì = cái không hiện hữuhiện hữu

samaropa: what does not really exist to be existent;

apavada is to hold what in reality exists to be non-existent

Therefore the concepts of  samaropa and apavada are used in order to reveal that both realism and nihilism are illusory

Satyadvayavatara sutra: Nhập nhị đế kinh ; Nhập niết bàn kinh; Nhị đế liễu đạt kinh; cũng được biết đến dưới tên :Thế tục đệ nhất nghĩa sớ kinh (Samvrtiparamarthanirdesa-sutra)

chú thích [1]

Bản dịch Việt căn cứ trên bản dịch Sanskrit- English của Mervyn Sprung. Trong bài này, có một số đoạn dịch giả Mervyn Sprung không dịch, nên độc giả không thấy được toàn thể ngữ cảnh pháp thoại của ngài Nguyệt Xứng.

Bản Việt thêm vào một đoạn trong Minh cú luận “Như kinh văn có nói: Bởi vì tâm niệm phân biệt là sự lang thang của tâm, pháp tính của sự vật là, không có tâm niệm phân biệt, là không bị tâm niệm phân biệt hoá.[1]. Câu này trích từ bài: Tsong Khapa. Giải thích Trung luận. Bài tụng kính lễ mở đầu Trung luận  (Bài 2)

Minh cú luận, giải thích về “tịch tĩnh -- tự do cách tuyệt cấu trúc của tưởng” nói:

< Khi bạn tri nhận thật tướng của duyên khởi, không có sự tham dự của tâm hoặc các tiến trình tinh thần/tâm ý.>

Sự tham dự trong ngữ cảnh này, theo Nhập Trung Đạo Giải Thích của Nguyệt Xứng (Madhyamakavatara-bhasya) là sự lang thang vì nó được nói rằng sự lang thang của tâm và các các biến cố tinh thần (mental episodes) thì bị chấm dứt. Minh Cú luận nói trong lãnh vực này:

< Bởi vì tâm niệm phân biệt (conceptual thought) là sự lang thang của tâm, thật tướng của các sự vật, là tự do cách tuyệt điều đó (= lang thang của tâm), thì không bị tâm niệm phân biệt hoá (conceptualized). Kinh nói rằng,  “Chân lí tối hậu là gì? Nơi không có sự lang thang của tâm không có nhu cầu nói về các lời” (Bồ tát tạng kinh; Bodhisattvapitaka-sutra).>

< Since conceptual thought is the wandering of mind, the way things really are, being free from that , is not conceptualized. Sutra says, “What is the ultimate truth? Where there is no wandering of mind there is no need to talk about words.>

----------

Phụ Bản 1: Lược trích từ -- Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong Suy lí . Bài 3 . Phân tích về Ngã và Vô ngã 

Chống lạihội thông hiểu sai lầm

Từ tụng 9 trở đi, Ngài Long Thọ cung cấp những cách thức để chống lại sự hiểu sai tính không, hoặc chân lí tối hậu.

Tụng 9

Không thể nhận biết từ cái khác, tịch tĩnh,

Không sinh bởi cấu trúc của tưởng,

Không bị hữu niệm hoá, không bị phân biệt,

Đó là đặc tính của pháp tính/thực tại tính.

Bài tụng này trình bày năm đặc hữu chính của chân lí tối hậu. Về căn bản, tụng khẳng định rằng như thị tính vượt ngoài tầm nhìn của ngôn ngữtâm niệm (Basically, the stanza is stating that suchness lies beyond the purview of language and thought). Không giống như các đối tượng hàng ngày—nơi chúng ta có thể phân biệt giữa một sự vật và các thuộc tính của nó – tính không chỉ là thuần phủ định về hiện hữutự tính là cách tuyệt với bất cứ một sự phân biệt nào như thế. Nó hiện hữu trong tính cách của một pháp vị đơn biệt (single taste). Điều này không có nghĩa là như thị tính của tất cả các hiện tượng hiện hữunhất như (one). Mặc dù mỗi một và mỗi mỗi hiện tượng đơn biệt đều có như thị tính, điều đó chỉ có nghĩa là tất cả các hiện tượng đều có chung bản chất chẳng có hiện hữutự tính [=vô tự tính]. Đó là ý nghĩa của bài tụng này.

(It exists in the manner of a single taste. This does not mean that the suchness of all phenomena exists as one. Although each and every individual phenomenon has suchness, that thus means all phenomena share the nature of being empty of intrinsic existence. That is the meaning of this stanza)

------------------

Phụ Bản   Bổn Vô / Chân Như
Xin nhớ đến lời Đại sư Tăng Triệu (374 - 414) (tịch lúc 31) trong Triệu luận, phần Tông Bản Nghĩa:
“Bổn vô / Chân như, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.
Để vạch ra tông chỉ chánh phápcăn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô / Chân Như chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô /Chân Như, chẳng phải có ý làm thành vô (có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô / Chân Như này nó vượt ngoài cái có và không tương đối).
Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là DUYÊN HỘI.
duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, vì pháp thểchơn như biến hiện nên gọi là PHÁP TÁNH.
Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là THẬT TƯỚNG.
Vì bổn vô / chân như là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng , pháp tánh , tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …
Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, bởi vì tánh không nên gọi PHÁP TÁNH, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là THẬT TƯỚNG, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn  Vô / Chân như.”

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, trong CHƯ KINH TẬP YẾU, trang 470 - 471) ..

*Bổn vô : thời ngài La thập dịch là bổn vô ; về sau dịch là Chân như

-----------

Giới hạn của ngôn ngữ  ( Nguyệt Xứng. Minh cú luận.p.179)

Và từ Chính định vương kinh / Nguyệt đăng tam muội kinh (Samadhirajasutra):

“Khi Đức Phật, thánh giả, quốc vương của chân lí, vị khai hiển của tất cả các chân lí xuất hiện, điệp khúc thì được vang lên từ cây cỏ, cây con và cây lớn và cây nhỏ, từ sỏi đá và các núi non: tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính không / tính chân không diệu hữu”

“Bất kì xa xôi cách nào chỉ thuần các đơn vị chữ viết, lời nói vươn tới cõi thế tục, tất cả đều là tính không/ tính chân không diệu hữu, chẳng có cái chi là thật [ thật = chẳng biến dịch]; và  vang xa là tiếng gọi của đức Phật, vị hướng dẫn và vị thầy của tất cả loài người”.

*  

And from the Samadhirajasutra:

‘When Buddha, the sage, the king of truth, the revealer of all truths appears, the refrain is sounded from grass and bush and tree and plants, from the rocks and the mountains: all element of existence are without being’.

“Howsoever far mere words reach in the world realm, all are without being, none is real; and so far resounds the call of the realized one, the guide and teacher of all men.’

------

Niết bàn

Khi chư Phật nhập niết bàn, đại lạc tối hậu, đó là sự an tĩnh của các cấu trúc của tưởng, chư Phật tương tợ như các thiên nga huy hoàng trong bầu trời, tự thong dong trong hư không hoặc trong chân không diệu hữu của hư không trên đôi cánh của tích tập phúc đứctrí tuệ; kết quả nên biết đó là bởi vì chư Phật không tri nhận các đối tượng là các tướng trạng, không có ‘Chân Lý’ gắt gao bất kỳ là cái gì quan liên đến sự nô lệ hoặc sự tịnh hoá đã được giảng dạy giữa hoặc cho cõi trời hoặc cõi người dù là bất kỳ cái gì. 
*
When the illustrious Buddhas are in nirvana, the ultimate beatitude, which is the coming to rest of named things as such, they are like kingly swans in the sky, self-soaring in space or in the nothingness of space on the twin wings of accumulated merit and insight; then it should be known , that, because they do not perceive objects as signs, no rigid ‘Truth’ whatsoever either concerning bondage or purification has been taught either among or for any gods or men whatsoever.

*Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. Prasannapada of Candrakirti . Translated by Mervyn Sprung -- p. 262. (Nguyệt Xứng. Minh Cú luận
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1620)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1613)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1008)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1481)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1465)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1644)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1910)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1492)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1328)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1347)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1518)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1117)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1241)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1246)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1674)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1625)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 2916)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1799)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1353)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1208)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1264)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1383)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1301)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1899)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1653)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1865)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1797)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2372)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1774)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2102)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2171)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2283)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1830)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1955)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2002)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1919)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2566)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1919)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1852)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1926)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1868)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2131)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2278)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1946)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2051)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1837)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1884)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2391)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2302)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 3919)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2453)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3154)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2444)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2032)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1784)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3286)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2326)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 3001)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
(Xem: 2679)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant