Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Cái Gì Là Bản Lai Diện Mục Của Tâm?

04 Tháng Ba 201612:47(Xem: 7815)
Cái Gì Là Bản Lai Diện Mục Của Tâm?

CÁI GÌ LÀ BẢN LAI DIỆN MỤC CỦA TÂM?

Lê Huy Trứ

Cái Gì Là Bản Lai Diện Mục Của Tâm

Thiền Sư Bạch Vân An Cốc (zh. 白雲安谷, ja. hakuun yasutani;) 1885-1973 là một vị Thiền Sư Nhật Bản, là Thiền Sư đầu tiên giảng dạy ở Hoa Kỳ.  Xuất gia năm 11 tuổi, Sư tu tập dưới sự hướng dẫn của nhiều Thiền Sư khác nhau. Sau khi làm thầy giáo (trường phổ thông) 16 năm, Sư được Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền (ja. daiun sōgaku harada) nhận làm môn đệ và được ấn chứng (1943.)

Sư đến Mỹ nhiều lần (1962-1969) và hướng dẫn nhiều thiền sinh Mỹ và các nước khác tu tập.  Những bài luận về Bích Nham Lục, Vô Môn QuanThong Dong Lục của Sư rất được phổ biến. Phương pháp giảng dạy của Sư được truyền bá rộng rãiTây Phương qua quyển sách The Three Pillars of Zen của Philip Kapleau (Việt ngữ: Ba Trụ Thiền).

Ngài viết thì Phật Tính, cũng đồng nghĩa với Pháp Tính (sa. dharmatā, ja. Hosshō,) chính là cái mà người ta gọi trong Đại Thừatính Không (sa. Śūnyatā.)  Ông phát biểu: "Qua kinh nghiệm giác ngộ—nguồn gốc của tất cả những giáo lý đạo Phật— người ta ngộ được thế giới của tính Không.  Thế giới này—chuyển động (motion,) không có trọng lượng (no gravity,) vượt mọi cá thể (sắc, forms) —vượt khỏi trí tưởng tượng của con người.  Vì thế nên chúng ta không thể nào hiểu được và cũng không thể nào tìm hiểu được cái tự tính chân thật của vạn vật, cái Phật Tính, Pháp Tính của chúng. Vì tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra được đều phải có màu sắc (observable forms) nên tất cả những gì chúng ta tưởng tượng về Phật Tính tất nhiên là sai. Cái người ta có thể tưởng tượng được chỉ là sự phản chiếu của Phật Tính —nhưng không phải Phật Tính. Nhưng, mặc dù Phật Tính không thể diễn bày (Bất khả thuyết,) không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghị,) chúng ta vẫn có thể tỉnh thức, chứng ngộ được NÓ bởi vì chúng ta bản laiPhật Tính." 

Một thuật ngữ chỉ Phật Tính khác là Bản lai thành Phật (本來成佛), nhưng ít phổ biến. Chủ ý có nghĩa là Phật Tínhmọi nơi, tất cả chúng sinh xưa nay vốn có Phật Tính. Khái niệm này thường thấy trong các bộ kinh và luận của Đại Thừa, như trong Đại Thừa khởi tín luậnViên Giác Kinh.

Tâm Thức

Từ trước đến nay không có một tôn giáo, triết họctâm lý học nào phân tích tâm đầy đủ rõ ràng như Phật Giáo.

Sau đây, tôi chỉ ‘điểm tâm’ để chúng ta có chút khái niệm đối chiếu giữa Tâm Phật và Tâm khoa học.

Theo Wikipedia, Tâm Thức là dòng ý thức, gọi tắt là Tâm, chỉ trí tuệ (wisdom) và ý thức (consciousness.)  Tâm thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng;  Nó bao gồm tất cả các quá trình ý thức của bộ não.  Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức của con người.  Các lý thuyết hiện đại, dựa vào hiểu biết khoa học về bộ não, cho rằng tâm thức là một hiện tượng của bộ não và đồng nghĩa với ý thức.

Chữ "tâm" (心) còn có nghĩa là tim (heart.) Theo Từ điển Hán Việt Thiều Chửu, người đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm, ví dụ "tâm cảnh" (心 境), "tâm địa" (心 地), “tâm lý”, v.v.  Cho nên, ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng của ‘nhân tâm’ được gọi là tâm lý học.

Tâm (zh. xīn 心, en. mind, ja. shin, sa. cittahdayavijñāna) là một thuật ngữ quan trọng của Phật Giáo, đặc biệt với Thiền Tông, Tâm có nhiều nghĩa:

  1. Tâm được xem đồng nghĩa với Mạt-na (sa. manas, thức suy nghĩ phân biệt) và Thức (sa. vijñāna). Tâm chỉ toàn bộ sinh hoạthiện tượng của tâm trí.
  2. Trong luận A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (zh. 阿毗達磨俱舍論, sa. abhidharmakośa-śāstra), thường được gọi tắt là Câu-xá luận, nghĩa là "Báu vật của A-tì-đạt-ma", tên khác là Thông minh luận (zh. 通明論), là bộ luận quan trọng nhất của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được Thế Thân (sa. vasubandhu) soạn vào thế kỉ thứ 5 sau Công nguyên tại Kashmir, thì tâm được xem như một thể riêng biệt, trên thể đó thế giới hiện tượng xuất hiện.
  3. Trong Duy Thức Tông, tâm được xem là A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna, còn được gọi là Tạng thức), gốc của tất cả mọi hiện tượng tâm thức. Theo quan điểm này, thì toàn bộ vũ trụ này chính là "tâm thanh tịnh."  Nhiều quan điểm cho rằng tâm này chính là "vô thuỷ vô minh," vô minh nguyên thuỷ của Phật Tính và là thật tại tối thượng của tâm bất nhị nguyên. 

Theo quan điểm Đại Thừa, Phật Tánh (zh. fóxìng 佛性, ja. busshō, sa. buddhatā, buddha-svabhāva) là thể bất sinh bất diệt của mọi loài. Theo đó, mọi loài đều có thể đạt giác ngộtrở thành một vị Phật, không bị đời sống hiện tại đầy vô minh hạn chế

Sự khác biệt giữa Tiểu Thừa (Phật Giáo Nguyên Thủy) và Đại Thừaquan điểm về Phật Tínhthường hằng trong mọi loài hay không? Tiểu Thừa hầu như không nhắc đến Phật Tính, cho rằng không phải chúng sinh nào cũng có thể thành Phật.  Đại Thừa xem đạt Phật quảmục đích cao nhất, đó là sự thể hiện Phật Tính nằm sẵn trong mọi chúng sinh, thông qua những pháp tu học nhất định.  Chỉ vì cùng căn tánh nhưng lại bất đồng mà hai tông phái này trở thành không đồng thanh để cùng tương ứng lẫn không đồng khí để cũng tương cầu qua hàng thế kỷ, cho đến bây giờ vẫn còn phân biệt nhị nguyên.  Tôi học Phật online, không phân biệt tiểu đại thấy hay thì học, thấy dở thì bỏ qua, thấy sai thì nói sai, thấy đúng thì giải đúng.  Pháp chỉphương tiệnChúng sinhhiện hữu hay tận diệt, có Phật Tánh, thành Phật hay không thì vũ trụ này cũng không vơi không đầy.

Theo Thiền Tông thì mỗi chúng sinh đều có Phật Tính, nhưng nói chung thì không tự biết và cũng không sống với sự tự hiểu biết này như một bậc giác ngộ, một vị Phật.  Sự thức tỉnh này và sự sinh diệt, xảy ra trong khoảnh khắc, từ sátna này đến sátna nọ.  Nó là biểu hiện của sự đồng nhất với Phật Tính và cũng chính là tôn chỉ của Thiền.

Tổng quát, người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:

  • Nhục đoàn tâm (zh. 肉團心), trái tim thịt;
  • Tinh yếu tâm (zh. 精要心), chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ;
  • Kiên thật tâm (zh. 堅實心), chỉ cái tuyệt đối, cái Chân Như của các Pháp.

Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sựChân Như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân Như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm.  Tri kiến được Chân Như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể (oneness) của khách thể (object) và chủ thể (subject.)  Chân Như đồng nghĩa với Như Lai Tạng, Phật tính, Pháp thân, Lòng Bồ Đề, Tri Kiến Phật.

Sau đây là một số thuật ngữ bao gồm từ Chân Như thường gặp:

Chân Như pháp giới (zh. zhēnrú făjiè 眞如法界, ja. shinnyo hōkai) là Pháp Giới của chân như. Vì Pháp GiớiChân Như cơ bản hàm ý như nhau nên đây chỉ là một cách gọi thể tính chân như mà chư Phật cảm nhận được.

Chân Như tính khởi (zh. zhēnrú xìngqĭ 眞如性起, ja. shinnyo shōki) chỉ sự sinh khởi của mọi hiện tượng tùy thuộc hoặc nương vào Chân Như.

Chân Như tướng (zh. zhēnrú xiāng 眞如相, ja. shinnyosō) chỉ tướng thứ 8th  trong "Thập hồi hướng" theo pháp tu của hàng Bồ Tát.  Giai vị mà hàng Bồ Tát dùng trí huệ trung đạo để làm sáng tỏ tính chất hữu vô của các pháp, và thấy các pháp đều là chân như pháp giới.

Chân Như vô vi (zh. zhēnrú wúwéi 眞如無爲, ja. shinnyomui) là một trong 6 pháp vô vi trong giáo lý Duy Thức.  Chân Nhưthể tính chân thực của mọi hiện tượng.  Chân Như được gọi là vô viý niệm rằng ngay cả trí huệ giác ngộ của chư Phật tự nó vốn chẳng thực là chân Như, bởi vì trí huệ giác ngộ được xếp vào những pháp hữu vi.

Ba loại tâm trên được dịch từ danh từ hdaya của Phạn Ngữ;

  • Tập Khởi Tâm (zh. 集起心, citta) là thức thứ 8th , A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna);
  • Tư Lượng Tâm (zh. 思量心) là thức thứ 7th , Mạt-na (sa. manas);
  • Duyên Lự Tâm (zh. 緣慮心) là thức thứ sáu, ý thức (sa. manovijñāna).

Tâm Sở

Ngoài ra còn có Tâm Sở (zh. 心所, sa., pi. cetasika), hoặc Tâm sở hữu pháp (sa. caittadharma), là những yếu tố phụ thuộc vào Tâm, gắn liền với một nhận thức (sa. vijñāna) – nhận thức đây cũng được gọi là Tâm Vương (sa. cittarāja), là hoạt động tâm thức chủ yếu – đang sinh khởi và khởi lên đồng thời với nhận thức đó. Việc phân tích và hệ thống hoá các tâm sở là một kỳ công của các Đại luận sư Ấn Độ.  Các Tâm sở miêu tả tất cả những khía cạnh tâm trạng mà ai cũng có thể tự khám phá, tìm được nơi chính mình – có thể gọi là bản đồ tâm lý của con người.

Cách phân loại Tâm theo Thượng Toạ Bộ

Trong khi Kinh Tạng tóm thâu mọi hiện tượng của sự sống dưới Ngũ Uẩn sắc, thụ, tưởng, hành, thức thì A-tì-đạt-ma của Thượng Toạ Bộ đề cập 3 khía cạnh triết lý, phân tích tâm lý khi bàn đến những gì hiện hữu (sa. bhava): Tâm (sa. citta), Tâm Sở và Sắc (sa. Rūpa.) Tâm Sở bao gồm Thụ (sa. vedanā), Tưởng (sa. sajñā) và 50 Hành (sa. saskāra), tổng cộng là 52 tâm sở. Trong số này, 25 có tính chất tốt lành (thiện và trung tính về phương diện nghiệp), 14 là Bất Thiện (sa. akuśala) còn 13 bất định, nghĩa là có thể thiện, bất thiện hay trung tính tuỳ thuộc vào tâm (thức) mà chúng tương ưng.

Cách phân loại Tâm theo Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ

Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) chia các Tâm sở thành sáu loại theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośa) của Thế Thân (sa. vasubandhu) và A-tì-đạt-ma phát trí luận (sa. abhidharmajñānaprasthāna-śāstra) của Già-đa-diễn-ni tử (sa. kātyāyanīputra), tổng cộng là 46 tâm sở (thuật ngữ trong ngoặc là Phạn ngữ sa):

Đại Địa Pháp

10 Đại địa pháp (zh. 大地法, sa. mahābhūmikā-dharma), chỉ mười tác dụng tâm lý tương ưngđồng sinh khởi với tất cả Tâm Vương:

  1. Thụ (受, vedanā), thụ, lĩnh nạp. Có ba loại thụ, đó là: khổ thụ, lạc thụ, phi khổ phi lạc thụ;
  2. Tưởng (想, sajñā), tưởng, tưởng tượng, đối cảnh mà chấp tướng sai biệt;
  3. Tư (思, cetanā), ý định, ý muốn, tâm tạo tác;
  4. Xúc (觸, sparśa): xúc, sự xúc đối do căn, cảnh và thức sinh ra;
  5. Dục (欲, chanda), mong cầu vì đối ngoại cảnh;
  6. Huệ (慧, prajñāmati), trí huệ phân tích, đối với các pháp có sự phân biệt, chọn lựa;
  7. Niệm (念, smti), tâm niệm, ghi nhớ không quên;
  8. Tác ý (作意, mānaskāra), tỉnh táo cảnh giác hay khiến cho tâm cảnh giác;
  9. Thắng giải (勝解, adhimoka), sự hiểu biết thù thắng, đối cảnh sinh ra tác dụng ấn khả, thẩm định;
  10. Tam-ma-địa (三摩地) hoặc Định (定, samādhi), chính định, đẳng trì, tức là định tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng.

Đại Thiện Địa Pháp

10 Đại thiện địa pháp (zh. 大善地法, sa. kuśalamahābhūmikādharma):

  1. Tín (信 śraddhā), lòng tin tưởng chắc chắn;
  2. Cần (勤) hoặc Tinh tiến (精進, vīrya), siêng năng tu tập;
  3. Xả (捨, upekā);
  4. Tàm (慚, hrī), tự thẹn;
  5. Quý (愧, apatrāpyaapatrapā), biết sợ quả báo của tội lỗi, biết xấu hổ;
  6. Vô tham (無貪, alobha);
  7. Vô sân (無瞋, adveśa);
  8. Bất hại (不害, ahisā);
  9. Khinh an (輕安, praśrabdhi);
  10. Bất phóng dật (不放逸, apramāda).

Đại Phiền Não Địa Pháp

6 Đại phiền não địa pháp (大煩惱地法, kleśamahābhūmikā-dharma) là các pháp gây phiền não, gây khổ, bao gồm sáu loại:

  1. Si (癡) hoặc Vô minh (無明, mohaavidyā);
  2. Phóng dật (放逸, pramāda);
  3. Giải đãi (懈怠, kausīdya), tâm trạng không tinh tiến, biếng nhác;
  4. Bất tín (不信, āśraddya);
  5. Hôn trầm (昏沉, styāna), tâm chìm đắm, lừ đừ, thiếu linh động, nhạy bén;
  6. Trạo cử (掉舉, auddhatya), tâm xao động không yên.

Đại Bất Thiện Địa Pháp

2 Đại bất thiện địa pháp (大不善地, akuśalamahābhūmikā-dharma):

  1. Vô tâm (無慚, āhrīkya), không biết tự hổ thẹn về tội lỗi mình đã làm;
  2. Vô quý (無愧, anapatrāpyaanapatrapā), tâm không biết sợ trước tội quả, không biết hổ thẹn đối với người khác khi phạm tội.

Tiểu Phiền Não Địa Pháp

10 Tiểu phiền não địa pháp (小煩惱地法, parīttabhūmikā-upakleśa):

  1. Phẫn (忿, krodha);
  2. Phú (覆, mraka), thái độ đạo đức giả, che giấu cái xấu của mình;
  3. Xan (慳 mātsarya), xan tham, ích kỉ;
  4. Tật (嫉, īryā), ganh ghét;
  5. Não (惱, prādaśa), lo lắng, buồn phiền;
  6. Hại (害, vihisā), tâm trạng muốn hành động ác hại;
  7. Hận (恨, upanāha), lòng hận thù;
  8. Xiểm (諂, māyā), nói xạo, loè người;
  9. Cuống (誑, śāhya), gian lận, dối gạt, lừa lọc;
  10. Kiêu (憍, mada), tự phụ.

Bất Định Địa Pháp

8 Bất định địa pháp (不定地法, anityatābhūmikādharma), gọi là "bất định" vì chúng có thể thuộc về dạng thiện hoặc bất thiện, tuỳ theo căn cơ của Tâm Vương. Ví dụ như Tầm, là tâm sở suy nghĩ phân tích. Nó là tâm sở tốt nếu Tâm Vương có gốc thiện – ví dụ như suy nghĩ, chú tâm về giáo pháp của Đức Phật, diệt khổ – hoặc xấu, nếu Tâm Vương là một pháp bất thiện, như suy nghĩ phân tích cách lừa gạt người… Bất định địa pháp bao gồm tám loại:

  1. Hối (悔, kauktya), ăn năn, hối hận;
  2. Miên (眠, middha), giấc ngủ;
  3. Tầm (尋, vitarka), suy nghĩ, tìm hiểu dạng thô;
  4. Tứ (伺, vicāra), suy nghĩ, tìm hiểu dạng tinh tế;
  5. Tham (貪, rāga), tham mê, đắm mê;
  6. Sân (瞋, pratigha), tức giận;
  7. Mạn (慢, māna), kiêu mạn;
  8. Nghi (疑, vicikitsā)

Cách phân loại Tâm theo Duy Thức Tông

Duy Thức Tông phân biệt 51 loại tâm sở. Đại sư Vô Trước (asaṅga) phân chia 51 tâm sở này thành sáu loại trong Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận (sa. abhidharmasamuccaya):

Biến Hành Tâm Sở

5 Biến hành tâm sở (遍行, sarvatraga), năm loại tâm pháp lúc nào cũng hiện hành xuất phát cùng với một Tâm Vương, gồm có:

  1. Xúc (sparśa);
  2. Tác ý (manaskāra);
  3. Thụ (vedanā);
  4. Tưởng (sajñā);
  5. Tư (cetanā), tương ưng với tất cả tâm và tâm sở;

Biệt Cảnh Tâm Sở

5 Biệt cảnh tâm sở (別境, viniyata) năm loại tâm pháp xác định ngoại cảnh:

  1. Dục (chanda);
  2. Thắng giải (adhimoka);
  3. Niệm (smti);
  4. Định (samādhi);
  5. Huệ (prajñā), chỉ duyên (nương) theo các cảnh khác nhau mà sinh khởi.

Thiện Tâm Sở

11 Thiện tâm sở (善, kuśala):

  1. Tín (śraddhā);
  2. Tàm (hrī);
  3. Quý (apatrāpya);
  4. Vô tham (alobha);
  5. Vô sân (advea);
  6. Vô si (amoha);
  7. Tinh tiến (vīrya);
  8. Khinh an (praśrabdhi);
  9. Bất phóng dật (apramāda);
  10. Xả (upekśā);
  11. Bất hại (avihisā).

Căn Bản Phiền Não Tâm Sở

6 Căn bản phiền não tâm sở (根本煩惱, mūlakleśa):

  1. Tham (rāga);
  2. Hận (pratigha);
  3. Mạn (māna);
  4. Vô minh (avidyā);
  5. Nghi (vicikitsā);
  6. Kiến (dṛṣṭi) cũng được gọi là Ác kiến.

Điểm thứ sáu là Kiến cũng thường được chia ra làm năm loại:

1.      Thân kiến (身見, satkāyadṛṣṭi): một kiến giải cho rằng thân thể được tạo bằng ngũ uẩn là một cái "ta" (我), là "cái của ta" (我所);

2.      Biên kiến (邊見, antagrāhadṛṣṭi): một kiến giải liên hệ đến phiền não, cho rằng cái "ta" được tạo bằng ngũ uẩn là một cái gì đó thường còn, vĩnh viễn [thường kiến] hoặc ngược lại, là một cái gì đó bị đoạn diệt, không có gì tiếp nối giữa hai cuộc sống con người [đoạn kiến];

3.      Kiến thủ kiến (見取見, dṛṣṭiparāmarśa): kiến giải cho rằng một kiến giải bất thiện hoặc ngũ uẩn, cơ sở xuất phát của kiến giải bất thiện này là những điều tuyệt hảo. Kiến giải bất thiện trong trường hợp này là Thân kiến, Biên kiến;

4.      Giới cấm thủ kiến (戒禁取見, śīlavrata-parāmarśa): là một kiến giải cho rằng, những quy tắc xử sự sai hoặc những lời hướng dẫn tu tập sai – như tự xem mình như con thú và bắt chước thái độ của nó –, hoặc ngũ uẩn, cơ sở của những việc sai trái trên là điều hay nhất;

5.      Tà kiến (邪見, mithyādṛṣṭi): kiến phủ nhận cái gì thật sự tồn tại, thêu dệt thêm vào những gì thật sự không có.

Tuỳ Phiền Não Tâm Sở

20 Tuỳ phiền não tâm sở (隨煩惱, upakleśa):

  1. Phẫn (krodha);
  2. Hận (upanāha), uất ức, tâm thù oán;
  3. Phú (mraka), che giấu tội lỗi, đạo đức giả;
  4. Não (pradāśa), làm bực bội phiền nhiễu;
  5. Tật (īryā), ganh ghét vì thấy người ta hơn mình;
  6. Xan (mātsarya), tham lam, ích kỉ;
  7. Xiểm (māyā), giả dối, nói mình có những đức tính tốt mà thật ra thì không có;
  8. Cuống (śāhya), gian lận, dối gạt, lừa lọc;
  9. Kiêu (mada), tự phụ;
  10. Ác (vihisā);
  11. Vô tàm (āhrīkya), không tôn kính, không biết hổ thẹn về việc tội lỗi mình đã làm;
  12. Vô quý (anapatrāpyaanapatrapā), tâm không biết sợ trước tội quả, không biết hổ thẹn đối với người khác khi phạm tội;
  13. Hôn trầm (styāna), tâm chìm đắm, lừ đừ, thiếu linh động, nhạy bén;
  14. Trạo cử (auddhatya), xao động không yên;
  15. Bất tín (āśraddhyā);
  16. Giải đãi (kausīdya), tâm trạng không tinh tiến, biếng nhác;
  17. Phóng dật (pramāda);
  18. Thất niệm (失念, muitasmtitā), chóng quên, không chú tâm;
  19. Tán loạn (散亂, vikepa);
  20. Bất chính tri (不正知, asaprajanya), hiểu biết sai.

Bất Định Tâm Sở

4 Bất định tâm sở (aniyata), bất định bởi vì các tâm sở này thay đổi giá trị tuỳ theo các tâm vương. Chúng bao gồm:

  1. Hối (kauktya), hối hận;
  2. Miên (middha), lừ đừ buồn ngủ;
  3. Tầm (vitarka), suy nghĩ, tìm hiểu dạng thô;
  4. Tứ (vicāra), suy nghĩ, tìm hiểu dạng tinh tế.

Cách phân chia như trên của Duy Thức Tông được xem là bước tiến triển cuối cùng trong việc phân tích, phân loại các tâm sở và cũng là bản phân loại tiêu chuẩn cho tất cả những trường phái Đại Thừa tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt NamTây Tạng.

Đức Phật đối thoại với A-Nan về Tâm

Đơn giản, tìm tâm thì tâm chạy, chạy tâm thì tâm theo.  Chạy theo tiếng gọi của con tim thì tim chạy; bỏ tim chạy lấy thân thì tim đeo đuổi theo tới cùng.  Đường nào cũng chết trong lòng một tí.  Tương tự như trong khoa học lượng tử khi quan sát đo đạt lượng tử thì nó là hạt (particle, observable) khi không quan sát nó thì nó biến thành dạng sóng (wave, invisible.)  Đó là diệu ý của “Sắc tất thị Không; Không tất thị Sắc và Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm.”

Trong Kinh Lăng Nghiêm đoạn Phật ‘dài dòng giảng về tâm cho bật thượng thừa,’ trình bày bởi Thích Thiện Hoa.  Đại khái, A-Nan không có được những phương tiện như ta ngày này thay vì Google là biết tất cả về Tâm.

·         Phật kêu A-Nan hỏi rằng: "Trong giáo pháp ta, ông ngưỡng mộ cái gì mà phát tâm xuất gia?"

·         A-Nan thưa: "Vì thấy Phật có 32 tướng tốt đẹp lạ thường, con sanh lòng hâm mộphát tâm xuất gia."

·         Phật hỏi: "Ông nói: Vì thấy 32 tướng tốt của Phật, sanh lòng hâm mộ; vậy ông lấy cái gì để thấy, và lấy cái gì để hâm mộ?"

·         A-Nan thưa: "Con lấy mắt để thấy và dùng tâm hâm mộ."

·         Phật hỏi: "Ông nói: lấy con mắt để thấy và cái tâm hâm mộ, vậy ông có biết cái tâm và con mắt ở chỗ nào không?

·         Ông từ hồi nào đến giờ, nhiều kiếp sanh tử luân hồi, cũng vì tâm và mắt! Nếu ông không biết nó ở chỗ nào, thì không bao giờ hàng phục được phiền nãotrần lao. Cũng như vị quốc vương, bị giặc đến xâm chiếm, đem binh dẹp trừ, nếu không biết giặc trú ngụ ở chỗ nào thì không bao giờ dẹp được giặc."

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, không những một mình con hiểu, mà tất cả chúng sanh cũng đều cho con mắt ở trên mặt, còn tâm ở trong thân."

·         Phật hỏi: "Ông ngồi trong giảng đường này, trước hết ông thấy cái gì? Và vì sao ông thấy được cây cối ngoài vườn?"

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, con ngồi trong giảng đường, trước thấy Phật cùng chư tăng, và nhờ mở các cửa, nên con nhìn ra ngoài, thấy được cây cối, cảnh vật bên ngoài."

·         Phật hỏi: "Có ai ngồi trong nhà, không thấy các vật trong nhà, mà lại thấy được cảnh vật bên ngoài không?"

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, người ngồi trong nhà, mà không thấy các vật trong nhà, lại thấy cảnh vật bên ngoàikhông có lý."

·         Phật nói: "Tâm ông cũng thế, nếu thật ở trong thân ông, thì trước hết nó phải thấy tim, gan, ruột, phổi hoặc móng tay ra, tóc dài, gân chuyển, mạch động ở trong, rồi sau do mở mắt, ông mới thấy đặng các cảnh vật bên ngoài. Cũng như người ngồi trong giảng đường này, trước hết phải thấy Phật cùng chúng tăng và những vật trong giảng đường, rồi sau dòm ra ngoài, mới thấy núi sông cây rừng v.v. Vậy có ai trước thấy tim, gan, ruột, phổi ở trong thân, rồi sau mới thấy các vật ở bên ngoài không? Nếu không, thì ông nói: tâm ở trong thân là phi lý."

·         A-Nan bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, cứ theo lý luận trên thì con hiểu: Tâm ở ngoài thân. Vì nếu ở trong thân, sao không thấy được các vật ở bên trong, mà chỉ thấy cảnh vật bên ngoài. Vậy nên con biết tâm ở ngoài thân. Cũng như cái đèn đốt ngoài nhà, nên chẳng sáng được trong nhà. Nghĩa này đúng rồi, chắc không còn lầm lạc nữa."

·         Phật hỏi A-nan: "Cái tâm của ông, nếu ở ngoài thân, thì thân và tâm ông không dính dấp với nhau. Vậy trong lúc tâm biết, thân phải không biết; còn khi thân biết, thì tâm phải không biết. Cũng như ta với các thầy Tỳ kheo, vì thân thể khác nhau, nên khi ta thọ trai, các thầy không no được. Vậy ông thử xem cánh tay của ta đây, trong lúc mắt (thân) ông vừa thấy, tâm ông có biết liền không?"

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, trong lúc con mắt vừa thấy, thì tâm con liền phân biệt."

·         Phật hỏi: "Nếu mắt ông vừa thấy, tâm ông liền biết, thì thân ông và tâm không thể rời nhau được. Như thế thì ông nói: Tâm ở ngoài thân cũng không phải."

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, theo lời Phật bác: tâm không phải ở trong thân, vì nó chẳng thấy được bên trong; cũng không phải ở ngoài thân, vì mắt vừa thấy, tâm liền biết, rõ ràng tâm thân không rời nhau. Cứ theo lý luận này, thì con hiểu: Tâm núp trong con mắt; cũng như con mắt của người mang kiếng, nên chỉ thấy các cảnh vật bên ngoài, mà không thấy được vật bên trong."

·         Phật hỏi A-Nan: "Nếu tâm con núp trong con mắt, cũng như con mắt người mang kiếng; vậy tôi hỏi: Người mang kiếng trong khi họ thấy cảnh vật, họ có thấy được cái kiếng mang đó không?"

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, thấy được."

·         Phật hỏi: "Nếu tâm ông cũng như con mắt người mang kiếng, thì vậy sao người mang kiếng có thể thấy được cái kiếng mang, còn tâm ông sao không thấy được con mắt của ông? Nếu tâm ông thấy được con mắt của ông, thì con mắt của ông thành ra cảnh bị thấy, nó phải ở ngoài thân ông mới phải. Nếu thân, tâm ngoài nhau, thì làm sao mắt ông vừa thấy, tâm ông liền phân biệt được? Nếu tâm ông không thấy được con mắt của ông, thì sao ông tỷ dụ như con mắt người mang kiếng? Thế nên ông nói: Tâm núp trong con mắt, như con mắt người mang kiếng núp sau cái kiếng cũng không phải."

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, bây giờ con nghĩ: Nhắm mắt thấy tối, là tâm thấy trong thân (gan ruột); nhờ cửu khiếu, thất huyệt (các giác quan) trống hở, nên mở mắt thấy sáng là tâm thấy các cảnh vật ngoài thân. Chẳng biết nghĩa này có đúng không?"

·         Phật hỏi A-Nan: "Ông nói: Nhắm mắt thấy tối là thấy trong thân vậy thì khi ông thấy tối, cảnh tối đó có đối trước mắt ông hay không? Nếu cái tối không đối trước mắt thì không thành cái nghĩa thấy. Còn có đối trước mắt, thì thấy tối là thấy trước, sao ông lại nói thấy trong? Nếu ông cho thấy tối là thấy trong thân (gan ruột) thì khi ở trong nhà tối không có ánh sáng, ông thấy tối đó, cũng là thấy gan ruột của ông sao? Lại nữa, nếu nhắm mắt thấy tối, ông cho là thấy trong thân, mở mắt thấy sáng là thấy ngoài thân, vậy sao ông không thấy được cái mặt? Cái mặt ở ngoài, ông mở mắt còn không thấy, thì khi nhắm mắt thấy tối, làm sao chắc là thấy trong thân? Nếu ông thấy được cái mặt ông, thì con mắt với tâm hiểu biết của ông, phải ở ngoài thân ông. Nếu tâm và mắt ở ngoài thân, thì nó không phải là tâm mắt của ông rồi. Nếu ông cho tâm, mắt (ngoài thân ông) đó cũng là ông, vậy thì nay ta thấy được mặt ông, thế thì ta đây cũng là tâm, mắt của ông sao? Lại nữa, trong lúc con mắt ông biết, thì thân ông cũng phải không biết, khi thân ông biết, thì con mắt ông phải không biết (vì ông chấp nó rời nhau). Nếu ông cho cả hai đều biết, thì một mình ông phải có hai cái biết (tâm), vậy khi tu hành chứng quả, ông sẽ thành hai vị Phật sao? Thế nên phải biết: Ông nói: thấy tối là thấy trong thân cũng không phải."

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, con thường nghe Phật dạy tứ chúngDo tâm sanh, nên các pháp mới sanh. Do các pháp sanh, cho nên tâm mới sanh. Nay con suy nghĩ, thì cái suy nghĩ đó là tâm của con; tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm liền theo đó mà có, không phải ở trong, ngoài và chính giữa."

·         Phật hỏi A-Nan: "Ông nói tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm liền theo đó mà có như thế thì cái tâm của ông không có thật thể. Nếu tâm ông không có hình thể (tức là không có) thì lấy cái gì mà hòa hiệp? còn nó có hình thể, thì ông thử lấy tay mặt đánh qua tay trái, ông liền biết đau. Vậy cái tâm biết đau này, là từ trong thân chạy ra hay từ bên ngoài chạy vào? Nếu ông nói: nó từ trong thân chạy ra, thì trước hết nó phải thấy gan ruột trong thân của ông. Còn nếu nó từ ngoài hư không chạy vào, thì trước hết nó phải thấy cái mặt của ông."

·         A-Nan thưa: "Con mắt thì thấy, còn cái tâm thì biết;"

·         Phật nói: "con mắt thì thấy, nghĩa đó không phải."

·         Phật hỏi: "Nếu con mắt thấy thì những người chết, con mắt vẫn còn, sao họ không thấy vật? Nếu người chết, mà vẫn còn thấy vật, thì sao gọi là người chết? Lại nữa, nếu cái tâm hiểu biết của ông có thật thể, thì có một thể hay nhiều thể, ở khắp cả thân ông, hay không khắp cả thân? Nếu tâm ông có một thể, và ở khắp cả thân, thì khi ông lấy tay đánh thử một chỗ trên thân ông, đáng lẽ ra thân đều biết đau hết, vì tâm ở khắp cả thân và đồng một thể. Nếu cả thân đều biết đau, thì cái đau đó lẽ ra không có ở nhứt định chỗ nào. Nếu cái đau có chỗ ở nhứt định, thì ông nói: cái tâm một thể và ở khắp cả thân cũng không phải. Còn nói tâm ông có nhiều thể thì thành ra nhiều người; vậy cái nào là tâm của ông? Nếu tâm ông không ở khắp thân thể, vậy ông đồng thời vừa đụng trên đầu, và cũng vừa đụng dưới chân, khi ấy nếu đầu biết đau, thì chân phải không biết, còn chân biết đau, thì đầu phải không biết. Nhưng thật tế thì, đầu và chân của ông cả hai đều biết đau. Thế nên ông nói: tùy hòa hiệp chỗ nào, thì tâm tùy theo đó mà có cũng không phải."

·         A-Nan bạch Phật: "Con nghe Phật cùng với ngài Văn Thù...khi luận về thật tướng (chơn tâm), Phật dạy rằng: Tâm chẳng ở trong và cũng chẳng ở ngoài. Nay con suy nghĩ: Nếu tâm ở trong thân, sao chẳng biết được bên trong? Còn nói tâm ở ngoài, thì sao tâm lại biết đau? Như thế thì tâm chắc ở chính giữa."

·         Phật hỏi: "Ông nói tâm ở chính giữa, vậy cái chính giữa là giữa thân hay cảnh; nếu ở chính giữa thân, thì đồng thời với ở trong thân, như đã nói trước. Nghĩa là: tâm phải thấy trước tim, gan, ruột, phổi ở bên trong. Còn như ở về cảnh, thì có thể nêu (cái giữa) ra được, hay không nêu ra được? Nếu không nêu ra được, thì đồng như không có; còn nếu ra được, thì không thể nhứt định chỗ nào là chính giữa. Vì sao? Như người lấy cái cây cắm chính giữa, nếu người ở phía đông thì xem thấy cây ấy cắm ở phía tây; còn người ở phía nam, thì xem thấy cây ở phía bắc. Cái cây cắm nêu đó đã không nhứt định chỗ nào là chính giữa, thì cái tâm của ông cũng phải lôn lạo không định."

·         A-Nan thưa: "Con nói chính giữa không phải hai chỗ ấy. Như Phật thường nói: con mắt đối với sắc trần, sanh ra nhãn thức. Một bên con mắt thì có phân biệt, một bên sắc trần lại không phân biệt, cái thức sanh chính giữa, đó là chỗ của tâm ở."

·         Phật hỏi: Ông nói: Tâm ông sanh chính giữa căn và trần cảnh hay không gồm cả hai. Nếu gồm cả hai, thì căn với cảnh lộn lạo (căn không thành căn, cảnh không thành cảnh; vì vừa biết mà cũng là không biết). Song trần cảnh thì không có tri giác, còn căn lại có tri giác, hai bên đối lập riêng khác, vậy lấy chỗ nào làm giữa. Còn như không gồm cả căn và cảnh, thì tâm không thật thể. Vậy lấy cái gì làm chính giữa? Thế nên phải biết: Ông nói tâm ở chính giữa cũng không phải."

·         A-Nan thưa: "Bạch Thế Tôn, ngày trước con thấy khi Phật cùng với ông Đại Mục Kiền Liên, Tu Bồ đề v.v. nói pháp, Phật có dạy rằng: Cái tâm hiểu biết phân biệt, không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chính giữa, không ở chỗ nào cả; không dính mắc (vô trước) tất cả đó gọi là tâm. Vậy nay con lấy cái không dính mắc đó làm tâm, chẳng biết có hay được không?"

·         Phật hỏi: "Ông nói: lấy cái không dính mắc tất cả làm tâm. Vậy tôi hỏi ông: tất cả các vật tượng trong thế gian này, nào là hư-không, thế-giới, chim bay trên trời, cá lội dưới nước v.v. Vậy các vật tượng ấy có mà ông không dính mắc (trước) hay là không, mà ông không dính mắc? Nếu các vật tượng ấy không có, thì cũng như lông rùa, sừng thỏ: nó đã không, thời có gì mà dính mắc. Nếu còn có cái không dính mắc thì ông không thể nói rằng không dính mắc được. Vì cái gì không có hình tướng thì không, còn cái gì có hình tướng là có. Nếu có hình tướng thì phải bị dính mắc. Thế nên ông nói: không dính mắc tất cả làm tâm cũng không phải."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1225)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1278)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1438)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1067)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1170)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1188)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1590)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1552)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 2716)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1722)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1267)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1135)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1179)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1299)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1235)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1837)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1577)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1785)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1714)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2254)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1671)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2003)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 1994)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2156)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1750)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1862)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 1929)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1845)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 1996)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1827)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1764)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1844)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1781)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2053)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2151)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1859)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 1976)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1738)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1793)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2293)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2191)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 3684)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2340)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3001)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2372)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 1944)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1708)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3203)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2236)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 2926)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
(Xem: 2590)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
(Xem: 1938)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 2900)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2539)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3426)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3279)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4104)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3592)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4153)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant