Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại BiTrí Tuệ (bài 5)

07 Tháng Tư 201610:38(Xem: 7944)
Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (bài 5)
NHẬP TRUNG ĐẠO
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BITRÍ TUỆ 
Li cấu địa (Bài 5) 

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakavatara with  Commentary by
Jamgon Mipham. Translated by The Padmakara Translation Group (2002). Shambhala, 2004.

Nhập Trung Đạo Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ


Nhập Trung Đạo -- các kệ tụng

II.1. Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.

Các hành nghiệp thân ngữ ý của các bồ tát đều thanh tịnh; thế nên các bồ tát tích tập phúc đức của con đường mười phương diện hành nghiệp thiện hảo.

II.2. Đạo lộ của phúc đức trong mười phương diện hành nghiệp thiện hảo, giờ đây toàn hảo và cực kì thanh tịnh.

Như mặt trăng mùa thu, các giới hạnh thanh tịnh của các Bồ tát chiếu sáng nét đẹp từ bi tới vạn hữu.

II.3. Nếu các giới hạnh thanh tịnh được xem là thực hữu /có hiện hữu tự tính [do đó tự hào về giới hạnh bản thân] thì các giới hạnh này trở thành không thanh tịnh.

Các Bồ tát đều cách tuyệt các tâm niệm nhị nguyên đối đãi về ba phương diện (Kẻ giữ giới hạnh, hành động giữ giới hạnh, giới hạnh được giữ).

II.4. Giới hạnh /Kỉ luật đạo đức là đôi chân để đi tới cõi tái sinh cao (người, a tu la, trời); nếu làm gãy đôi chân của giới hạnh thì kết quả của bố thí chỉ được hưởng thụ trong cõi thấp kém (súc sinh, ngạ quỷ).

Khi tiêu thụ hết vốn và lãi do bố thí, chẳng có hưởng thụ gì sẽ sinh khởi trong tương lai.

II.5. Nếu, khi sinh sống trong thuận duyêntự do hành động, chúng ta không nỗ lực để ở lại cảnh này;

Một khi chúng ta rơi xuống vực sâu, và chẳng có tự do, vậy làm cách nào chúng ta có thể trốn thoát và thăng tiến trở lại ?

II.6. Do thế đấng Tối Thắng mở đầu nói về bố thí, tiếp đến nói về giới hạnh / kỉ luật đạo đức.

Bởi vì các tính đức được gieo trồng từ các cánh đồng kỉ luật đạo đức sẽ sản sinh các kết quả liên tiếp của hạnh phúc.

II.7. Kỉ luật đạo đức giúp các kẻ thường tục đạt tái sinh các cõi cao.

Kỉ luật đạo đức cũng giúp các Thanh Văn, các Độc giác, các con của các đấng Tối thắng đạt toàn hảo xác định (giải thoát luân hồi sinh tử và đại giải thoát của Phật)

II.8. Biển cả vẫn đưa xác chết vào bờ, những tốt lành vẫn không đồng hành với tai biến.

Cũng như thế các thánh hiền giới hạnh toàn hảo không thể kết bạn với các kẻ hạnh kiểm thấp kém

II.9. Các kỉ luật đạo đức khi được xem là thực hữu / hiện hữu tự tính trên 3 phương diện -- sự tự ngăn không làm, kẻ tự ngăn không làm, và cái được tự ngăn không làm -- là kỉ luật đạo đức toàn hảo thế tục.

Các kỉ luật đạo đức, nếu không được xem là thực hữu/hiện hữu tự tính trên 3 phương diện, chính là kỉ luật đạo đức toàn hảo siêu việt thế giới.

II.10. Trí địa Li Cấu này, cách tuyệt các nhơ nhuốm, sinh khởi từ mặt trăng của kỉ luật đức hạnh, con của các đấng Tối Thắng.

Các Bồ tát là sự huy hoàng của thế giới tuy không thuộc về thế giới, và như ánh sáng của mặt trăng mùa thu làm tan biến các sầu muộn tâm hồn của các kẻ lữ hành trong sinh tử.

*

Đây là chấm dứt trí địa / bậc thứ nhì của sự đào luyện tâm bồ đề tuyệt đối.

------------

Sơ đồ Bản Giải thích

II. Trí địa thứ nhì: Li cấu

A. Định nghĩa của trí địa thứ nhì (Tụng II.1)

B. Các tính đức của trí địa thứ nhì

1. Sự siêu việt về ảnh hưởng, phúc đức, v.v…và thanh tịnh của giới hạnh

a. Giải thích (Tụng  II.2)

b. Tính thanh tịnh của giới hạnh (Tụng II.3)

2. Ca tụng giới hạnh thanh tịnh

a. Tán dương giới hạnh thanh tịnh

i. Ngay cả kẻ thường tục cần thực hành kỉ luật đạo đức

(1)  Các khiếm khuyết sinh khởi từ sự thiếu kỉ luật đạo đức

(a) Nếu không có kỉ luật đạo đức thì không thể có tái sinh tốt đẹp (Tụng II.4)

(b) Nếu không có kỉ luật đạo đức, các hành động tích cực chỉ tạo ra một kết quả tốt lành

(c) Nếu không có kỉ luật đạo đức, khó trốn thoát các cõi thấp kém (Tụng II.5)

(d) Kỉ luật đạo đức là một phương cách cứu chữa tất cả các bất thiện hảo (Tụng II.6)

(2) Các lợi ích do có kỉ luật đạo đức

ii. Kỉ luật đạo đức là nền tảng của tất cả các tính đức (Tụng II.7)

b. Làm cách nào các Bồ tát an trú trong kỉ luật đạo đức (Tụng II.8)

3. Hai tiêu chuẩn khác nhau về giới hạnh toàn hảo (Tụng II.9)

C. Kết luận (Tụng II.10)

---------------------------------------------------------------------------------------

II. Trí địa thứ nhì: Li Cấu

Phần này gồm có 3 chủ đề: định nghĩa về trí địa thứ hai, các tính đức của nó, và một quy kết tóm tắt. Chủ đề thứ hai thì có 3 mục chính: sự siêu việt về ảnh hưởng , phúc đức,v.v…  và tính thanh tịnh của giới hạnh, tán dương về giới hạnh thanh tịnh, và hai tiêu chuẩn khác nhau về giới hạnh toàn hảo.

A. Định nghĩa về trí địa thứ nhì

Tụng II.1.  

II.1. Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.

Các hành nghiệp thân ngữ ý của các bồ tát đều thanh tịnh; thế nên các bồ tát tích tập phúc đức của con đường mười phương diện hành nghiệp thiện hảo.

Từ điểm nhìn về các khiếm khuyết bị đoạn trừ, các Bồ tát trên trí địa thứ nhì sở hữu giới hạnh / kỉ luật đạo đức toàn hảo. Họ đã đoạn trừ tất cả các hành vi sai lệch, đó là tất cả các vi phạm về các giới điều (transgressions of precepts) -- không những chỉ trong trạng thái thức, nhưng cũng trong cả các chiêm bao của họ. Từ điểm nhìn về thành tựu, họ sở hữu các tính đức thanh tịnh (pure qualities). Bởi vì, do các hành vi thân, ngữ, tâm  không bị nhơ nhuốm bởi một chút mảy may lầm lỗi, họ thực hành con đường cao quý về mười phương diện phúc đức (sacred path of the ten virtues; thập thiện nghiệp đạo), đoạn trừ bảy lỗi lầm của thân và ngôn ngữba lỗi lầm của tâm mà ba lỗi lầm của tâm là nền tảng cho mười lỗi lầm.

B. Các tính đức của trí địa thứ nhì

1. Sự siêu việt về ảnh hưởng, phúc đức, v.v…và tính thanh tịnh của giới hạnh

a. Giải thích

Tụng II.2.

II.2. Đạo lộ của phúc đức trong mười phương diện hành nghiệp thiện hảo, giờ đây toàn hảo và cực kì thanh tịnh.

Như mặt trăng mùa thu, các giới hạnh thanh tịnh của các Bồ tát chiếu sáng nét đẹp từ bi tới vạn hữu.

Mặc dù con đường mười phương diện phúc đức cũng được thực hành trên trí địa thứ nhất, các Bồ tát trí địa thứ nhì thì siêu việt về ảnh hưởng, phúc đức, v.v… trong sự thực hành nó, bởi vì nó cực kì thanh tịnh và toàn hảo. Cũng như mặt trăng mùa thu trong bầu trời không mây, các kỉ luật đức hạnh của họ thì ly cấu. Và cũng như ánh sáng mặt trăng làm dịu đi các hành hạ do sức nóng, kỉ luật đạo đức đem đến an vui xuyên qua kết nối các cánh cửa giác quan. Và đồng thời nó ban phát ánh sáng giống như ánh sáng trắng trong của mặt trăng. Đây là vẻ đẹp của kỉ luật đạo đức.

B. Tính thanh tịnh của giới hạnh

Tụng II.3

II.3. Nếu các giới hạnh thanh tịnh được xem là thực hữu /có hiện hữu tự tính [do đó tự hào về giới hạnh bản thân] thì các giới hạnh này trở thành không thanh tịnh.

Các Bồ tát đều cách tuyệt các tâm niệm nhị nguyên đối đãi về ba phương diện (Kẻ giữ giới hạnh, hành động giữ giới hạnh, giới hạnh được giữ).

Trên phương diện khác, nếu một tăng sĩ triệt để tuân thủ các giới điều về giới hạnh biệt giải thoát (pratimoksha discipline), nhưng đồng thời hài lòng nghĩ về nó là một hiện tượng thanh tịnhhiện hữu thực hữu /tự tính, thì giới hạnh của vị đó đang không thanh tịnh. Vì lí do này, các Bồ tát luôn luôn cách tuyệt với các tiến trình tinh thần nhị nguyên đối đãi, thứ nhất, trong sự buông bỏ các giới hạnh sai lạc; thứ nhì, trong các phương thức đối trị được sử dụng trong công tác như vậy; và thứ ba, quan liên tới kẻ là chủ thể trong một sự buông bỏ như vậy.

2. Ca tụng giới hạnh thanh tịnh

a. Tán dương giới hạnh thanh tịnh

i. Ngay cả các kẻ thường tục cần thực hành các kỉ luật đạo đức

(1) Các khiếm khuyết sinh khởi từ sự thiếu kỉ luật đạo đức

(a) Nếu không có kỉ luật đạo đức thì không thể có tái sinh cõi cao (người, a tu la, trời)

Tụng II.4

II.4. Giới hạnh /Kỉ luật đạo đức là đôi chân để đi tới cõi tái sinh cao (người, a tu la, trời); nếu làm gãy đôi chân của giới hạnh thì kết quả của bố thí chỉ được hưởng thụ trong cõi thấp kém (súc sinh, ngạ quỷ).

Khi tiêu thụ hết vốn và lãi do bố thí, chẳng có hưởng thụ gì sẽ sinh khởi trong tương lai

Sự giàu có, sản phẩm của bố thí có thể hiển lộ ngay cả trong các cõi thấp kém (súc sinh, ngạ qủy). Điều này duyên hội xảy ra bởi vì “đôi chân” của kỉ luật đạo đức dẫn đến các cõi tái sinh cao đã bị gãy và quy chỉ cho, tỉ dụ, sự giàu có hưởng thụ bởi các loài rồng hoặc các ngạ quỷ sơ cấp có các năng lực huyền bí.

(b) Nếu không có kỉ luật đạo đức, các hành động tích cực chỉ cho ra một kết quả tốt lành

Các hữu tình trong các trạng thái thấp kém thì hoang phí và không biết sử dụng sự giàu có của họ để thực hành bố thí thêm nữa. Hệ quả là họ tiêu hết các tích sản mà họ đã tích lũy và từ cái mà họ có thể làm cho tăng trưởng thêm. Về sau, họ không có thêm các sở hữu mới vì họ từ quá khứ không thấy thúc bách phải tạo thêm giàu có. Thế nên khi sản phẩm của bố thí trong quá khứ họ đã tiêu thụ hết, họ mất hết vốn liếng do tiêu hết nó.

(c) Nếu không có kỉ luật đạo đức thì khó tránh thoát các cõi thấp kém

Tụng II.5.

II.5. Nếu, khi sinh sống trong thuận duyêntự do hành động, chúng ta không nỗ lực để ở lại cảnh này;

Một khi chúng ta rơi xuống vực sâu, và chẳng có tự do, vậy làm cách nào chúng ta có thể trốn thoát và thăng tiến trở lại ?

Giống như các kẻ sống thong dong tự chủ trong một môi trường vui vẻ, các hữu tình sống tự do trong các hoàn cảnh hạnh phúc của cõi trờicõi người. Nhưng nếu bạn không nắm giữ cơ hội này để tiếp tục sống trong trạng thái này, bạn sẽ giống như một kẻ anh hùng quyền lực chỉ một thời điểm, nay tay chân bị trói buộc và bị liệng xuống một vực sâu. Bạn sẽ rơi vào các cõi tái sinh thấp kém, tất cả các tự do mất luôn, chẳng có một hi vọng nào để ngoi lên.

(d) Kỉ luật đạo đức được xem là phương thức cứu chữa cho các tất cả các bất thiện hảo này

Tụng II.6.

II.6. Do thế đấng Tối Thắng mở đầu nói về bố thí, tiếp đến nói về giới hạnh / kỉ luật đạo đức.

Bởi vì các tính đức được gieo trồng từ các cánh đồng kỉ luật đạo đức sẽ sản sinh các kết quả liên tiếp của hạnh phúc.

Đây là lí do đức Phật nói bố thí trước nhất và kế tiếp nói về giới hạnh / kỉ luật đạo đức  

(2) Các lợi ích do có kỉ luật đạo đức

Kỉ luật đạo đứccần thiết bởi vì nếu các tính đức của bố thí được đào luyện trong cánh đồng của kỉ luật đạo đức, các kết quả lợi ích, có tên là, thân thể tốt đẹpgiàu có với các sở hữu, đi cùng với nguyên nhân của nó, có tên là, bố thí và v.v…, sẽ tiếp tục tăng gia.

ii. Kỉ luật đạo đức là nền tảng của tất cả các tính đức

Tụng II.7.

II.7. Kỉ luật đạo đức giúp các kẻ thường tục đạt tái sinh các cõi cao.

Kỉ luật đạo đức cũng giúp các Thanh Văn, các Độc giác, các con của các đấng Tối thắng đạt toàn hảo xác định (giải thoát luân hồi sinh tử và đại giải thoát của Phật)

Trạng thái của các kẻ thường tục, của các Thanh Văn sinh từ lời dạy của Phật, hoặc của các Độc giác được an lập vững chắc trên đạo lộ của họ, và các sự thành tựu của các Bồ tát -- có tên là, các địa vị cao (trong luân hồi) và sự toàn hảo tối hậu (của giác ngộ) -- tất cả chỉ có một nguyên nhân: giới hạnh. Nếu khônggiới hạnh, không một thành tựu nào trong các thành tựu nói trên có thể đạt được. Chúng không có một nguyên nhân nào khác.

b. Làm thế nào các Bồ tát an trú trong giới hạnh

Tụng II.8.

II.8. Biển cả vẫn đưa xác chết vào bờ, những tốt lành vẫn không đồng hành với tai biến.

Cũng như thế các thánh hiền giới hạnh toàn hảo không thể kết bạn với các kẻ hạnh kiểm thấp kém

Cũng như đại hải, nơi cư trú thanh tịnh của các loài rồng, sẽ luôn luôn đẩy một xác chết (ném nó lên bờ biển), và cũng như các cơ hội thiện hảo và bất hảo đều hỗ tương loại trừ nhau, các Bồ tát trên trí địa thứ nhì, là các vị thầy về giới hạnh, thì chẳng bao giờ kết bạn với các kẻ hạnh kiểm phóng đãng và sai lạc, bởi vì các giới hạnh của các bồ tátthanh tịnh .

3. Hai tiêu chuẩn khác biệt về giới hạnh toàn hảo

Tụng II.9.

II.9. Các kỉ luật đạo đức khi được xem là thực hữu / hiện hữu tự tính trên 3 phương diện -- sự tự ngăn không làm, kẻ tự ngăn không làm, và cái được tự ngăn không làm -- là kỉ luật đạo đức toàn hảo thế tục.

Các kỉ luật đạo đức, nếu không được xem là thực hữu/hiện hữu tự tính trên 3 phương diện, chính là kỉ luật đạo đức toàn hảo siêu việt thế giới.

Nếu bạn vẫn chủ trương nhìn mọi sự vật theo các khái niệm về ba  lãnh vực -- sự hiện hữu thực hữu / hiện hữu tự tính của một hành động, một đối tượng của sự ngăn chặn không làm, và một tác giả là kẻ ngăn chặn không làm  -- kỉ luật đạo đức mà bạn thực hành được gọi là một toàn hảo thế tục. Trái lại, một kỉ luật đạo đức với trí tuệ không nhơ nhuốm, không bị nhuộm màu bởi niềm tin tưởng vào hiện hữu thực hữu của ba lãnh vực, là giới hạnh toàn hảo siêu thế giới.

C. Kết luận

Tụng II.10.

II.10. Trí địa Li Cấu này, cách tuyệt các nhơ nhuốm, sinh khởi từ mặt trăng của kỉ luật đức hạnh, con của các đấng Tối Thắng.

Các Bồ tát là sự huy hoàng của thế giới tuy không thuộc về thế giới, và như ánh sáng của mặt trăng mùa thu làm tan biến các sầu muộn tâm hồn của các kẻ lữ hành trong sinh tử.

*

Các Bồ tát được thấy “trong mặt trăng của trí địa thứ nhì” là sự huy hoàng và phong phú của thế giới tuy các Bồ tát vượt trên thế giới. Trí địa thứ nhì được gọi là Li Cấu bởi vì các Bồ tát này đều cách tuyệt với các nhơ nhuốm của vô giới hạnh, và giống như ánh chiếu của mặt trăng mùa thu, họ xoá bỏ hết các sầu muộn của các hữu tình.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chandrakirti. Madhyamakavatara. Introduction to the Middle Way.

Translated by Padmakara Translation Group
----------

2. The Immaculate

****

II.1

The qualities of perfect discipline are theirs, and thus

They spurn disordered conduct even in their dreams.

The actions of their body, speech, and mind are pure;

They practice tenfold virtue on the sacred path.

II.2

Indeed, their path of virtue in its tenfold aspect,

Now perfected, is extremely pure.

And ever-radiant like the autumn moon,

Their discipline is lovely in its soothing light.

II.3

If discipline is looked upon as truly and by nature pure,

This very thing deprives it of its purity.

The Bodhisattvas thus are always and completely free

From dualistic thoughts and hence the three concerns.

II.4

The fruits of generosity enjoyed in lower realms

Occur through fracturing the limbs of discipline.

When capital and interest are both wholly spent,

There is no further prospect of a future yield.

II.5

If, when free and dwelling in a wholesome state,

We make no effort to remain therein,

We’ll fall into the depths and then, deprived of freedom,

How shall we escape and rise again?

II.6

Thus, having set forth generosity,

The Conqueror went on to speak of discipline.

For qualities that spring up in the fields of discipline

Will yield unending fruits of happiness.

II.7

Common folk and speech-born Shravakas,

And those established on the path of self-enlightenment,

The children of the Conqueror also -- their final excellence

And high rebirth derive from discipline alone.

II.8

The ocean and a corpse do not remain together;

Good fortune and calamity do not keep company.

Likewise the great ones, who have perfect discipline,

Decline the company of dissolute behavior.

II.9

Restraint, the agent, and the object of the same --

All discipline observed with these three thoughts

Is said to be a perfect worldly deed;

But when these three are absent, it transcends the world.

II.10

Deriving from the radiant moon of discipline -- the glory of the world,

While yet transcending it -- the Bodhisattvas, free from stains, are now immaculate.

And like the moonlight in the autumn sky,

They sooth away the sorrows from the minds of wanderers.

****

Here ends the second ground or stage in the cultivation of absolute bodhichitta.

-------------------------------------------------------------------

Nguyệt Xứng. Nhập Trung Quán Luận.

Bản dịch (2015) của Tỳ kheo Hạnh Tấn và Sư Cô Nhật Hạnh

*

Phần II Bước Vào Trung Đạo, Phát Tâm thứ hai.

Tâm Bồ Đề Thứ Hai Ly Cấu ĐịaGiữ Giới

II.1

Giới đức viên mãn, phẩm chất chứa tròn đầy,

Ngay trong mơ cũng xua tan bất tịnh hành,

Hoạt động của thân miệng ý đều tịnh hóa,

Mười đạo giáo pháp tuyệt hảo đều tu tập.

II.2

Tu tập mười giới đạo thật trang nghiêm,

Ngài thành thanh tịnhvượt trội,

Như trăng thu tròn luôn trong sáng,

An bình, tỏa sáng đều tươi đẹp.

II.3

Giữ giới nhưng còn kiến chấp tự tánh, (hình tướng)  
Giữ giới như thế hoàn toàn không thanh tịnh,  
Bởi thế luôn luôn [phải thấy] ba luân,  
Nằm ngoài nhận biết nhị nguyên.

II.4

Bố thí của cải có khi còn sanh vào cõi thấp,

Điều này cũng đến với người làm hư chân giới,

Khi phước báu hoàn toàn tiêu thất,

Từ đó của cải không còn trở lại nữa.

II.5

Nếu đang tự do và sống thoải mái,

Nhưng không tạo nhân khỏi đoạ lạc,

Khi rơi xuống và đánh mất tự do,

Không gì có thể kéo lộn trở lên.

II.6

Vì thế đức Phật sau khi tuyên thuyết Bố Thí,

Ngài đã giảng dạy về pháp giữ giới,

Khi ruộng giới đức đầy phẩm chất,

Quả của phước báu chẳng bao giờ ngừng.

II.7

Chúng sanh cùng với các chúng Thanh Văn,

Chư  Độc Giác Giác Phật chứng tự tánh,

Tất cả công đức của Pháp Vương Tử (Bồ Tát),

Nhân đạt cảnh giới cao không gì hơn là trì giới.

II.8

Cũng như biển cả đối với xác chết,

Lại như may mắn cùng với rủi ro,

Cũng thế bậc đại nhân giữ giới,

Không muốn cùng chung sống với người phá giới.

II.9

Chủ thể, hoạt động, đối tượng trong buông xả,

Vẫn còn chấp thấy ba thứ này khi trì giới,

Giữ giới như thế gọi là theo thế pháp,

Không còn ba thứ này mới là chân giải thoát.

II.10

Bồ Tát sanh ra từ mặt nguyệt rời luân hồi,

Cũng dùng ánh sáng tịnh hóa các cấu nhiễm,

Lại như ánh trăng rằm trong tháng thu,

Xua tan tất cả phiền não nơi tâm chúng sanh.

---------------------------------------------------------------------------------------

Long Thọ. Vòng hoa quý báu (Ratnavali)

(ĐHP dịch)

**

440. Cũng như tám địa của các Thanh Văn

Được miêu tả trong Thanh Văn Thừa

Cũng thế mười địa của các Bồ tát

Được miêu tả trong Đại Thừa.

*

441. Địa thứ nhất của mười địa là Hoan Hỉ

Bởi vì các Bồ tát đang hân hoan

Từ sự đoạn trừ ba kết bện đan quấn

[ngã thực hữu, nghi vấn do bị phiền não,

các giới hạnh sai bậy mà xem là cao quý]

Và được sinh vào gia đình các Như Lai.

*

442.  Xuyên qua sự thành thục của các tính đức thiện hảo này

Toàn hảo của Bố thí trở thành tối thượng.

Các Bồ tát làm chấn động một trăm thế giới

trở thành Thượng Thủ của châu lục Jambudvipa.

*

443. Địa thứ nhì được gọi là Li Cấu

Bởi vì tất cả muời hành nghiệp thiện hảo

Của thân, ngữ, và tâm đều là li cấu

Và các Bồ tát tự nhiên an trú trong các hành động đạo đức đó.

*

444. Xuyên qua sự thành thục các tính đức đó

Sự toàn hảo của đạo đức trở thành tối thượng.

Các Bồ tát trở thành các Chuyển Luân Vương giúp đỡ các hữu tình,

Các Thủ Lãnh của bốn châu lục huy hoàng và bảy báu.  

----

Nagarjuna.  Precious Garland. (translated by Jeffrey Hopkins)

*

440. Just as eight grounds of Hearers

Are described in the Hearers’ Vehicle,

So ten grounds of Bodhisattvas

Are described in the Great Vehicle

*

441. The first of these is the Very Joyful

Because those Bodhisattvas are rejoicing

From having forsaken the three entwinements

And being born into the lineage of Ones Gone Thus.

*

442. Through the maturation of those [good qualities]

The perfection of giving becomes supreme.

They vibrate a hundred worlds

And become Great Lords of Jambudvipa.

*

443. The second is called the Stainless

Because all ten [virtuous] actions

Of body, speech, and mind are stainless

And they naturally abide in those [deeds of ethics].

*

444.  Through the maturation of those [good qualities]

The perfection of ethics becomes supreme.

They become Universal Monarchs helping beings,

Masters of the glorious [four continents] and of the seven precious objects.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú thích từ ngữ

1. Một Bồ tát theo mỗi trí địa, đặt tiêu điểm trên một toàn hảo khác nhau :

trí địa thứ nhất : bố thí (giving)

trí địa thứ nhì : giới hạnh / kỉ luật đạo đức (ethics)

trí địa thứ ba :  thuận nhẫn (patience)

trí địa thứ tư :  tinh tấn (effort)

trí địa thứ năm : thiền định (dhyana; concentration)

trí địa thứ sáu : trí tuệ siêu việt (wisdom)

trí địa thứ bảy : phương pháp (method)

trí địa thứ tám :  các nguyện (wishes)

trí địa thứ chín : lực (power)

trí địa thứ mười : trí (exalted wisdom)

giới hạnh : Skt. vinaya; discipline

kỉ luật đạo đức : moral discipline; ethical discipline

lí cấu : stainless; immaculate

trí địa / bậc : ground / stage  (trong Bồ tát địa)  

toàn hảo xác định : definite goodness

-----------------

Patrul Rinpoche (1808-1887)

Mười hành nghiệp bất thiện

(ĐHP dịch) -- Lược trích

----------------

Các hiền giả đã viết rằng

Biểu thị tinh hoa của giáo pháp

Nguyên nhânhiệu quả của các hành nghiệp

chúng ta đoạn trừ các hành nghiệp bất thiện

Và bắt đầu thật hiện các hành nghiệp thiện hảo.

*

Chỉ có hai loại tái sinh --

Tốt lành và không tốt lành

Chúng ta phải phân tích

Các hành động thiện hảo và bất hảo của chúng ta

Bởi vì riêng chỉ có chúng tạo thành các tái sinh như thế;

Chúng ta không đi tới điểm tái sinh

Tốt lành, không tốt lành do một tình cờ may rủi.

“ Hãy nỗ lực đoạn trừ  cái phi - phúc đức

Và hãy tích tập phúc đức”,

Các vị thầy cao quý khuyến khích, thỉnh cầu.

*

Các hành nghiệp bất thiện là mười:

Lấy đi mạng sống của các hữu tình / hữu thức

Lấy các sự - sự vật- vật mà không được cho

(Tỉ dụ tự do, dân chủ, nhân quyền)

Và các hành vi dục tình sai bậy

Là ba bất thiện của thân.

*

Nói càn/ sai trái, nói vu oan giá họa,

Nói cay đắng khắc nghiệt, và nói phù phiếm,

Là bốn bất thiện của ngôn ngữ.

*

Ham muốn chiếm đoạt sở hữu của kẻ khác, ác tâm, và các tà kiến  

Là các bất thiện của tâm trí.

*

Để giảng rõ thêm

Giết có thể có động cơ

Từ thù ghét, tham luyến, hoặc ngu si / vô minh.

Trong các sự giết

Giết các bậc cha mẹ, và các A-la-hán

Là nghiệp tội vô gián. Kinh sách nói

Những kẻ sát nhân như vậy, không có thân trung hữu,

Chỉ tái sinh ngay lập tức

Trong các trạng thái không tốt lành.

*

Một hành vi hoàn tất về giết

Có bốn yếu tố:

Đối tượng, động cơ, hành hoạt, và sự hoàn tất.

Đối tượng là bất kì hữu tình nào;

Động cơ, cái tâm niệm để giết;

Hành hoạt, để thi hành sự giết;

Sự hoàn tất, cái chết của hữu tình.

Nhưng người đời giết không cần lí do,

Thấy người giết người

Trong quá nhiều cách khác nhau

Làm tan vỡ các trái tim

Của những kẻ có lòng đại bi.

Trộm cướp / Trấn lột có nghĩa là lấy mà không có sự cho phép

Ba loại là

Lấy bằng bạo lực, sự che lấp, hoặc sự lừa gạt.

Trộm cướp trấn lột bằng bạo lực không chỉ gồm các tên cướp,

Nhưng cộng thêm quân lính / công an và các kẻ khủng bố.

Sự che lấplấy đicác chủ nhân không hề biết,

Sự lừa gạt, bằng cách sử dụng các ngụy chứng. (Đó là tham nhũng)   

……..

----------------

Patrul Rinpoche (1808-1887)

THE TEN NON-VIRTUOUS ACTIONS

*

The great scholars have written that

The significance of teaching

The cause and effect of actions

Is that we discard non-virtuous actions

And adopt virtuous ones.

*

There are only two kinds of  rebirth --

Fortunate and non-fortunate.

We must analyze our virtuous and non-virtuous deeds

For these alone create such rebirths;

We do not end up there by chance.

“Strive to abandon non-virtue,

And cultivate virtue”, the great teachers exhort.

*

Non-virtuous  activities are ten :

Taking the lives of sentient beings,

Taking things not given,

And sexual misconduct

Are three physical non-virtues.

*

Lying, slander, harsh, and idle speech

Are the four verbal non-virtues.

*

Covetousness, harmful thought, and wrong views

Are the mental non-virtues.

*

To explain a little further,

Killing may be motivated

By hatred, attachment, or ignorance.

Among all killing

That of parents and Arhats

Are heinous sins. It is said

For such killers, there is no bardo,

Just immediately rebirth

In unfortunate states.

*

A complete act of killing

Has four components:

Object, motive, activity, and completion.

The object is any sentient being;

The motive, the thought to kill;

The activity, to carry out the slaying;

The completion, the being’s death.

But humans killfor no reason.

To see human killing human

In so many different ways

Break the hearts

Of  those with compassion.

*

Stealing means to take without permission.

Its three types are

To take by force, concealement, or deceit.

Stealing by force includes not only robbers,

But soldiers and terrorists as well.

Concealment is taking without the owner’s knowledge,

Deceit, by using false pretenses.

… (an extract)

-------

 Source: Geshe Wangyal. The Jewelled Staircase. Snow Lion Publication 1986. p. 113 -114.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú thích từ Tịch Thiên. Con đường Bồ tát. Chương 1

1. Thiện Thệ: Trong 10 hiệu của Phật  thì thứ nhất là Như Lai, thứ 5 là Thiện Thệ. Như lai nghĩa nương theo đạo như thực, khéo đến thế giới Sa bà này; Thiện thệ nghĩa là thực sự đến bờ bến kia, không còn lui lại biển sinh tử nữa. Hai từ Như laiThiện thệ được sử dụng để nêu tỏ cái đức đi, đến tự tại của chư Phật. (Phật Quang Đại Từ Điển, p.5840) (Bản Việt chú thích)

2. Thiện thệ (Sugata):  Prajnakaramati (Bát Nhã Thủ Huệ) trong Panjika, p.1, định nghĩa chư Thiện thệ trong bốn cách:

(1) là các vị đã xoá bỏ các sự che lấp của các phiền não tinh thần (klesyadyavaraprahanam gatah)

(2) là các vị đã thực chứng tính vô ngã của tất cả các hiện tượng (prasatam sarva -dharma-nihsvabhavata-tattvam gata adhigatah)

(3) là các vị đã đi, không trở lại một lần nào (apunaavrttya gatah) bởi vì  các vị hoàn toàn xóa sạch vô minh  (avidya; spiritual ignorance) là hạt giống chấp thủ “tôi” (ahamkara), và bởi sự xoá bỏ vô minh chư Thiện Thệ khác biệt hẳn với các vị Nhập Lưu/ Dự Lưu  (srotapanna; Stream-enterers; tu đà hoàn), các vị Nhất lai (sakrdagamin; Once-returners; tư đà hàm), và các Bồ tát;

(4) và các vị đã đạt đến sự xoá bỏ hoàn toàn các tập khí nghiệp (vasana; karmic imprint) không còn bất kì dư báo nào (without any remainder), và do nhờ trạng thái viễn li trọn vẹn này, chư Thiện Thệ khác biệt hẳn các vị Bất Hoàn (anagamin; Non-returners; a na hàm), các Thanh Văn (sravakas), và các vị Độc Giác (Pratyekabuddhas).

7. Chú thích của bản Anh. Trong toàn tác phẩm này, ngài Tịch Thiên nói về   “Skt. papa” (Tibetan: sdig pa), (nghiệp tội/tội nghiệp);  Các độc giả Tây Phương hiện đại thường bác bỏ sự giới thiệu từ ngữ SIN (tội)  vào các bản dịch Phật giáo trên các căn cứ là nó chất chứa nặng nề thêm các sai biệt hình bóng thần họctâm lí học từ lịch sử các tôn giáoxã hội Tây Phương. Họ tranh biện, từ ngữ này thì liên kết sít sao với sự thưởng phạt/ sự phán xét thần thánh, sự có tội, và sự sợ hãi, nó nên cùng được  tránh sử dụng trong các bài viết Phật giáo.

Trong bản dịch này chúng tôi [dịch giả bản Anh] dịch thuật ngữ Skt. papa  thành cả hai: sin (nghiệp tội/tội nghiệp) và vice ( nết xấu/ tính xấu…). Mặc dầu cũng có thể dịch là misdeed, fault, offence, transgression, hoặc wrongdoing (hành tác sai trái, lỗi lầm, vi phạm…) nhưng không từ ngữ nào theo sát ý niệm Phật giáoTịch Thiên phân biệt giữa các thuật ngữ papa (nghiệp tội), apatti (tội đọa), và dosa (fault, tội lỗi; bane, tai họa) trong hai tác phẩm của ngài, Con đường Bồ tátĐại thừa tập Bồ tát học luận.

Trong khi Skt. papa quy chỉ về mọi hành nghiệp phi công đức (akusala-karma; non-virtuous deed), Skt. apatti (tội đọa) chỉ quy chỉ vào các tội đọa (downfalls) do sai trái vượt khỏi các giới điều (transgression of precepts); và Skt. dosa quy chỉ các nhóm lỗi lầm rộng hơn, gồm cả các tính nết làm thiệt hại và không chỉ là các hành tác phi công đức.  Như vậy các thuật ngữ vi phạm (offence), sai trái với các giới điều (transgression), và lỗi lầm (fault) không có cùng nghĩa như Skt. papa.

Từ Anh ngữ misdeed và wrong doing (hành tác sai trái) có nghĩa tương đối hợp lí với nghĩa của papa, nhưng hãy quan tâm ngài Tịch Thiên nhấn mạnh vào tiến trình sám hối (confessing) và tịnh hoá (purifying)  papa để tránh các hệ quả thảm hại/thảm khốc của nó (its dire consequences), tỉ dụ tái sinh trong địa ngụctừ ngữ Anh ngữ thông dụng  SIN có vẻ tương ứng sít sao nhất với thuật ngữ papa ( tội nghiệp/ nghiệp tội) của tiếng Phạn.

8.  Skt. papa (nghiệp tội) nguyên văn -- cái gì đem bạn xuống thấp. Skt. punya (phúc đức) đối nghĩa với Skt.papa. Punya cái gì đem bạn lên cao. Nó là công đức hay phúc đức tinh thần. Phúc đức dẫn đến hạnh phúc. Nghiệp tội dẫn đến đau khổ.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chính niệm và kỉ luật cần đồng hành -- Năng lượng của tình thương

 “ Năng lượng cần phải tuôn chảy, nhưng nó sẽ phải vận hành trên một bình diện khác hơn…bình diện của tình thương. Nhưng để thực hành điều đó, bạn phải kỉ luật bạn.
Khi dục dấy khởi, nó sẽ vận hành trong tình thương, không trong dục. Nó vận hành trong từ bi, không trong đam mê. Nó vận hành trong sự bố thí, không phải trong tham ái.
Kỉ luật cần có để dọn những con đường mới, cho nên chánh niệm và kỉ luật cần đồng hành.
Có người cương quyết cho rằng chánh niệm cũng đã quá đủ. Họ cũng đúng, nhưng để vượt đến điểm chánh niệm toàn triệt, đến điểm tự kỷ luật thì cực kỳ khó khăn…

Có người còn cho là kỷ luật cũng đã quá đủ, họ không cần duy trì chánh niệm. Họ nằm trên một đối cực khác. Chỉ kỷ luật không thôi, không thể được xem là đủ. Họ sẽ tự điều phục chính mình mỗi ngày và họ biến thành bộ máy…
Bộ máy sẽ làm việc, không thiện không ác.
Hệ thống cơ chế của bộ máy vô hồn, vô tâm thức, chỉ biết lặp đi lặp lại.
Sự lặp đi lặp lại là một cái chết trường kỳ, không giúp gì được cho ai.
Bạn cầu nguyện mỗi ngày, nhưng chỉ có bộ máy tâm trí làm việc. Bạn vắng mặt. Bạn có thể tiếp tục phụng sự chúng sinh vạn loài, nhưng nếu bạn di chuyển như bộ máy, nếu chỉ kỷ luật mà không duy trì chánh niệm thì bạn không khác gì máy điện toán. Phương tiện hoàn hảo nhưng bạn vắng mặt.”
(OSHO. Thập Mục Ngưu Đồ. Minh Nguyệt chuyển ngữ. Osho Việt Nam 2009, p.178)

-----------------------------------------------------------------------

Thập sự thiện pháp / Mười pháp tích lũy các điều thiện

(Duy Ma Cật Sở Thuyết. 2008. Bản dịch Tuệ Sỹ.p.255)

Duy-ma-cật nói: “Thật đúng như vậy. Chư Bồ-tát ở cõi này có tâm đại bi kiên cố đối với chúng sinh. Việc làm lợi ích hết thảy chúng sinh của họ trong một đời hơn cả những vị ở cõi kia [23] đã làm trong hàng trăm ngàn kiếp. Vì sao vậy?

Thế giới Ta-bà này có mười sự pháp thiện [24] mà các cõi Tịnh độ khác không có. Mười thiện pháp đó là gì? Đó là:

1. Lấy huệ thí đối trị bần cùng.

2. Lấy trì giới đối trị phạm giới.

3. Lấy nhẫn nhục đối trị sân nhuế.

4. Lấy tinh tấn đối trị giải đãi.

5. Lấy thiền định khắc phục loạn ý.

6. Lấy trí huệ dẹp tan vô minh.

7. Nói pháp trừ nạn để vượt qua tám nạn.

8. Dạy pháp Đại thừa cho người còn chấp pháp Tiểu thừa.

9. Lấy các thiện căn giúp người vô đức.

10. Thường dùng bốn nhiếp pháp để thành tựu chúng sinh.

Đó chính là mười thiện pháp”.

*

[23] Htr., “hơn các Bồ-tát đã hành qua trăm nghìn đại kiếp trong thế giới Nhất thiết Diệu hương.”

[24] Thập sự thiện pháp 十事善法. VKN: daśa kuśaloccayā dharmā, mười pháp tích lũy các điều thiện.

   http://www.tangthuphathoc.net/kinhtang/DuyMaCatSoThuyet-TueSy.pdf

------------------------------------------------------------------------------

PHẬT THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH

Hán Dịch: Đại Đường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang

Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Nguyên

Quyển thứ sáu  XII - PHẨM QUÁN NHƯ LAI

 

Cư sĩ nên biết! Bồ tát cõi Kham nhẫn này hành Bồ tát hạnh, làm lợi ích hữu tình được công đức trong một đời nhiều hơn công đức của Bồ tátthế giới Nhất Thiết Diệu Hương hành Bồ tát hạnh làm lợi ích các hữu tình trong trăm ngàn đại kiếp. Vì sao? Vì cõi Kham nhẫn có mười điều tu tập pháp lành mà các thế giới Phật thanh tịnh khác trong mười phương không có. Thế nào là mười?

1- Lấy bố thíhộ trì người nghèo khổ.

2- Đem tịnh giớihộ trì người phá giới cấm.

3- Lấy Nhẫn nhụchộ trì các sân giận.

4- Lấy tinh tấnhộ trì người biếng nhác.

5- Lấy tịnh lựhộ trì người loạn tâm.

6- Lấy thắng huệ mà hộ trì người ngu si.

7- Nói pháp trừ bát nạn để hộ trì tất cả hữu tình bị tám nạn.

8- Giảng nói chánh pháp đại thừahộ trì tất cả ai thích pháp nhỏ.

9- Đem những căn lành thù thắnghộ trì những người chưa có những căn lành.

10- Lấy bốn nhiếp pháp vô thượng luôn làm thành thục tất cả hữu tình.

Đó là mười điều để tu tập pháp lành, chỉ có cõi Kham nhẫn này có đầy đủ, còn những cõi Phật thanh tịnh khác trong mười phương thì không có.

-----------------------------------------------------------

The Holy Teaching of Vimalakirti. A Mahayana Scripture.

The Pennsylvania State University Press.1976. 19th Printing 2014. Translated by Robert A.F. Thurman (pp. 82-83)

****

The Licchavi Vimalakirti declared, "So be it, good sirs! It is as you say. The great compassion of the bodhisattvas who reincarnate here is extremely firm. In a single lifetime in this universe, they accomplish much benefit for living beings. So much benefit for living beings could not be accomplished in the universe Sarvagandhasugandha even in one hundred thousand aeons. Why? Good sirs, in this Saha universe, there are ten virtuous practices which do not exist in any other buddha-field. What are these ten? Here they are:

1) to win the poor by generosity;

2) to win the immoral by morality;

3) to win the hateful by means of tolerance;

4) to win the lazy by means of effort;

5) to win the mentally troubled by means of concentration;

6) to win the falsely wise by means of true wisdom;

7) to show those suffering from the eight adversities how to rise above them;

8) to teach the Mahayana to those of narrow-minded behavior;

9) to win those who have not produced the roots of virtue by means of the roots of virtue;

10) and to develop living beings without interruption through the four means of unification.

Those who engage in these ten virtuous practices do not exist in any other buddha-field."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7324)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(Xem: 4503)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4551)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7285)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 2951)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12179)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 3982)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3792)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
(Xem: 4177)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3663)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 5020)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6642)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 3989)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 4109)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5324)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3776)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4512)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3539)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3920)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4383)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5385)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3838)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3922)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3859)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4815)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4503)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4235)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3821)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4618)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4176)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 6086)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4591)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4934)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4153)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4795)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5645)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3626)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 4018)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4576)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5260)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3128)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4739)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4526)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4273)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4733)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4479)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4584)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7199)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5188)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 4983)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4571)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5591)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5257)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4152)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 5994)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4703)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4861)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5465)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5601)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 5798)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant