Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Người Ác Gánh Hậu Quả Ác Do Mình Làm

10 Tháng Năm 201609:12(Xem: 8383)
Người Ác Gánh Hậu Quả Ác Do Mình Làm
NGƯỜI ÁC GÁNH HẬU QUẢ ÁC DO MÌNH LÀM 
Câu Chuyện Về Người Thợ Săn Koka, Kệ 125 - Kho Báu Sự Thật,

Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero -

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  -
Source-Nguồn: www.buddhanet.net
(Wrong Done To Others Returns To Doer - The Story Of Koka The Huntsman, Verse 125 - Treasury Of Truth,
Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

Người Ác Gánh Hậu Quả Ác Do Mình Làm


BÀI KỆ 125:

125. Yo appaduṭṭhassa narassa dussati
suddhassa posassa anaṅgaṇassa
tam’eva bālaṃ pacceti pāpaṃ
sukhumo rajo paṭivātaṃ’va khitto. (9:10)

Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội,
thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác,
cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về người thợ săn Koka.

Vào một buổi sáng, người thợ săn Koka đi săn mang theo một đàn chó săn, ông ta gặp một nhà sư đi vào thành phố để khất thực. Ông ta cho là một điềm xấu, nên ông ta càu nhàu với chính mình, "Tôi nghĩ tôi sẽ không săn được con thú nào ngày hôm nay đâu, bởi vì tôi đã gặp nhà sư nghèo khổ nầy," rồi ông ta tiếp tục đi săn. Đúng như dự đoán của ông, ông chẳng săn được con thú nào. Trên đường ông về nhà, ông lại gặp nhà sư lúc nẫy, trên đường nhà sư trở về tu viện, và người thợ săn trở nên rất là tức giận. Vì vậy, ông thúc giục những con chó săn đuổi theo cắn nhà sư. Thật là nhanh nhẹn, nhà sư leo lên cành cây cao, vượt ra khỏi tầm với của các con chó săn. Sau đó, người thợ săn đi đến gốc cây, dùng đầu nhọn của mũi tên đâm vào hai gót chân của nhà sư. Nhà sư vì quá đau đớn, cho nên tay nhà sư không thể nào giữ được tấm y choàng; và do đó tấm y của nhà sư bị tuột ra, rơi xuống, rồi choàng ngay lên thân thể của người thợ săn, lúc đó đang đứng ở dưới gốc cây.

Những con chó nhìn thấy tấm y choàng mầu vàng, và nghĩ rằng nhà sư đã rơi xuống từ ngọn cây, nên chúng vồ lấy thân thể người thợ săn, cắn xé, và lôi kéo kịch liệt. Nhà sư, từ chỗ núp trên ngọn cây, bẻ một cành khô và ném cành khô về phía các con chó. Lúc đó, các con chó phát hiện ra rằng chúng đã tấn công nhầm ông chủ của chúng thay vì nhà sư, nên chúng bỏ chạy vào trong rừng. Nhà sư leo xuống cây, rồi nhận thấy rằng người thợ săn đã chết, nhà sư cảm thấy rất tội nghiệp cho người thợ săn. Nhà sư tự hỏi rằng ông có phải chịu trách nhiệm gì về cái chết nầy không, bởi vì người thợ săn đã chết do tấm y của nhà sư choàng lên thân thể của ông ta.

Vì thế, nhà sư đi gặp Đức Phật để ngài làm sáng tỏ những nghi ngờ của nhà sư. Đức Phật nói rằng: "Con ơi, con hãy yên tâm, và đừng có lo lắng gì cả; con sẽ không phải chịu trách nhiệm gì về cái chết của người thợ săn; hạnh kiểm đạo đức (sīla) của con cũng không bị dơ bẩn bởi vì cái chết nầy. Thật thế, người thợ săn nầy đã làm một điều rất là ác đức, vì xúc phạm đến một người hiền lành, và vô tội, do đó, người thợ săn đã phải gánh chịu một kết thúc đau thương như thế nầy."

BÀI KỆ 125, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

125. yo appaduṭṭhassa suddhassa anaṅgaṇassa narassa posassa
dussati (taṃ) pāpaṃ paṭivātaṃ khitto sukhumo rajo iva
taṃ bālaṃ eva pacceti

yo: nếu một người nào đó; appaduṭṭhassa: là (thì) không-có tì vết, không-có tính xấu; suddhassa: là (thì) tinh khiết; anaṅgaṇassa: là người không-còn sự nhơ-nhuốc; narassa posassa: đối với một người như vậy; dussati: một người trở nên ác độc; pāpaṃ: hành động xấu xa đó; paṭivātaṃ: ngược gió; khitto: ném; sukhumo rajo iva: giống như bụi bẩn; taṃ bālaṃ eva: đến người thiếu hiểu biết (đó) ; pacceti: ngược lại

Nếu một người thiếu hiểu biết có hành-động ác độc, và thô-tục đến một người trong sạch, không có tì vết, và hiền lành, thì hậu quả của hành-động ác nầy sẽ đánh ngược lại người làm-ác. Cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió. Bụi bẩn bay ngược lại người ném.

Bài kệ 125 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(125) Khi mà kẻ ác hại người. Tâm tư trong sạch, cuộc đời hiền lương, Ác kia trở lại thảm thương. Gây cho kẻ ác trăm đường khổ thay. Tựa như ngược gió vung tay. Tung ra bụi bẩn, bụi bay lại mình.

BÌNH LUẬN:

anaṅgaṇassa: đến (tới) một người không-còn sự nhơ-nhuốc - aṅganas. Aṅganas là các sự nhơ-nhuốc mà được sinh ra từ rāga (lòng tham muốn, sự đam mê), dosa (sân hận, ý xấu), và moha (si mê, thiếu hiểu biết). Ba điều trên (tham sân si) được mô tả như là aṅganas (nghĩa đen, là khoảng không gian rộng lớn; là sân chơi đùa rông lớn) bởi vì điều-ác có thể chơi đùa với tham-sân-si hoàn toàn tự do, mà không bị cản trở. Đôi khi, 'các vết bẩn', cũng được gọi là aṅgana. Nguyên thủy của từ ngữ aṅgana, cũng có nghĩa là khả năng làm xấu xa, một người bị nhơ nhuốc bởi vì các tật xấu. Trong một số trường hợp, aṅgana có nghĩa là bụi đất, sự dơ bẩn. Một người nào không-còn sự nhơ-nhuốc được gọi là anaṅgana.

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf

 

Wrong Done To Others Returns To Doer
 The Story Of Koka The Huntsman,
Verse 125 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net

VERSE 125:

125. Yo appaduṭṭhassa narassa dussati
suddhassa posassa anaṅgaṇassa
tam’eva bālaṃ pacceti pāpaṃ
sukhumo rajo paṭivātaṃ’va khitto. (9:10)

Who offends the inoffensive,
the innocent and blameless one,
upon that fool does evil fall
as fine dust flung against the wind.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Koka the huntsman.

One morning, as Koka was going out to hunt with his pack of hounds, he met a monk entering the city for almsfood. He took that as a bad omen and grumbled to himself, “Since I have seen this wretched one, I don’t think I would get anything today,” and he went on his way. As expected by him, he did not get anything. On his way home also, he saw the same monk returning to the monastery, and the hunter became very angry. So he set his hounds on the monk. Swiftly, the monk climbed up a tree to a level just out of reach of the hounds. Then the hunter went to the foot of the tree and pricked the heels of the monk with the tip of his arrow. The monk was in great pain and was not able to hold his robes on; so the robes slipped off his body on to the hunter who was at the foot of the tree.

The dogs seeing the yellow robe thought that the monk had fallen off the tree and pounced on the body, biting and pulling at it furiously. The monk, from his shelter in the tree, broke a dry branch and threw it at the dogs. Then the dogs discovered that they had been attacking their own master instead of the monk, and ran away into the forest. The monk came down from the tree and found that the hunter had died and felt sorry for him. He also wondered whether he could be held responsible for the death, since the hunter had died for having been covered up by his yellow robes.

So, he went to the Buddha to clear up his doubts. The Buddha said, “My son, rest assured and have no doubt; you are not responsible for the death of the hunter; your morality (sīla) is also not soiled on account of that death. Indeed, that huntsman did a great wrong to one to whom he should do no wrong, and so had come to this grievous end.”

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 125)

yo appaduṭṭhassa suddhassa anaṅgaṇassa narassa posassa
dussati (taṃ) pāpaṃ paṭivātaṃ khitto sukhumo rajo iva
taṃ bālaṃ eva pacceti

yo: if someone; appaduṭṭhassa: is unblemished; suddhassa: is pure; anaṅgaṇassa: is free of defilements; narassa posassa: to such a human being; dussati: a person were to become harsh; pāpaṃ: that evil act; paṭivātaṃ: against the wind; khitto: thrown; sukhumo rajo iva: like some fine dust; taṃ bālaṃ eva: to that ignorant person himself; pacceti: returns

If an ignorant person were to become harsh and crude towards a person who is without blemishes, pure, and is untouched by corruption, that sinful act will return to the evil-doer. It is very much like the fine dust thrown against the wind. The dust will return to the thrower.

COMMENTARY

anaṅgaṇassa: to one bereft of defilements – aṅganas. Aṅganas are defilements that are born out of rāga (passion), dosa (ill-will), and moha (ignorance). These are described as aṅganas (literally, open spaces; play-grounds) because evil can play about in these without inhibition. At times, ‘stains’, too, are referred to as aṅgana. Etymologically, aṅgana also means the capacity to deprave a person defiled by blemishes. In some contexts, aṅgana implies dirt. An individual who is bereft of defilements is referred to as anaṅgana.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6066)
Cúng dườngnuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường.
(Xem: 9307)
Bốn cấp độ thiền định hay tứ thiền là bốn mức thiền khi hành giả thực hành thiền có thể đạt được.
(Xem: 6375)
Một bào thai sở dĩ có mặt trên cuộc đời này ngoài yếu tố chính là do cha mẹ sinh ra, còn là kết quả của một tiến trình không đơn giản.
(Xem: 5932)
Đạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân thế. Với sứ mạng thiêng liêng cao đẹp ấy, đạo Phật không xa lìa thực thể khổ đau của con người.
(Xem: 7445)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc
(Xem: 7269)
Người ta thường nói đạo Phật là đạo của từ bitrí tuệ. Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu khôngtừ bi thì không có đạo Phật.
(Xem: 5154)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
(Xem: 8025)
Theo Đức Phật, tất cả những vật hiện hữu đều biến chuyển không ngừng. Sự biến chuyển này thì vô thuỷ vô chung. Nguồn gốc của vũ trụ không do một Đấng Sáng tạo (Creator God) tạo ra.
(Xem: 5888)
Đức Phật đản sanh vào năm 624 trước Công nguyên. Theo lý giải của Phật Giáo Nam Tông thì Đức Phật sanh ngày Rằm tháng Tư Âm lịch.
(Xem: 9454)
Nếu bạn say mê đọc kinh Phật, ưa thích những phân tích kỹ càng về giáo điển, muốn tìm hiểu các chuyện xảy ra thời Đức Phật đi giảng dạy nơi này và nơi kia, hiển nhiên đây là một tác giả bạn không thể bỏ qua
(Xem: 7343)
Tánh Không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 7281)
Nguyên bản: Meditating while dying; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6148)
Ba Mươi Hai Cách ứng hiện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bởi vì Quan Thế Âm Bồ Tát đồng một Sức Từ với đức Phật Như Lai cho nên ngài ứng hiện ra 32 thân, vào các quốc độđộ thoát chúng sanh
(Xem: 5259)
Thể tánh của tâm là pháp giới thể tánh, bởi vì nếu không như vậy thì tâm không bao giờ có thể hiểu biết, chứng ngộ pháp giới thể tánh.
(Xem: 5803)
Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là một khái niệm thu hút nhiều sự quan tâm của học giới từ phương Tây cho đến phương Đông
(Xem: 5615)
Thuật ngữ pháp (dharma, có căn động tự là dhṛ có nghĩa là “duy trì, nắm giữ”; Pāli: dhamma; Tây Tạng: chos) mang nhiều ý nghĩa và ...
(Xem: 3928)
Trì danh là pháp tu Tịnh Độ phổ thông nhứt hiện nay. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, có Mười cách trì danh khác nhau
(Xem: 5634)
Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là vô thường sanh diệt không bền vững, như vậy thìthế gian cái gì có tạo tác có biến đổi đều là vô bền chắc.
(Xem: 4040)
Nguyên bản: Removing obstacles to a favorable death; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7458)
Mối liên hệ giữa hình thức sớm nhất của Phật giáo và những truyền thống khác mà chúng đã phát triển về sau là một vấn đề luôn tái diễn trong lịch sử tư tưởngPhật giáo.
(Xem: 5678)
Nghiệp và Luân hồi là hai ý niệm đã có trong Ấn độ giáo, được giảng giải trong các Kinh Veda và Upanishad vào khoảng 1500 năm trước CN.
(Xem: 21810)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 5567)
Mục tiêu cao cả của đạo Phật là dạy con người tu tập để thoát khổ, giác ngộgiải thoát.
(Xem: 6997)
Phật giáo du nhập Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI, sau đó trải qua thời kì Nara (710~785), thời kì Heian (794~1192) cho đến thời kì Kamakura (1192~1380), trước sau khoảng 700 năm, rồi phát sinh rất nhiều tông phái.
(Xem: 4986)
Tổ Quy Sơn dặn: “Nói ra lời nào phải liên hệ với kinh điển. Đàm luận gì, phải xét lại lời người xưa”.
(Xem: 6419)
Nhiều học giả phân vân là làm thế nào và tại sao những nhà Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika) đã hình thành nên khái niệm về một Đức Phật siêu việt...
(Xem: 5760)
Hoa Sen Diệu Phápgiáo pháp được thuyết giảng trong Kinh Pháp Hoa. Quang Trạch giải thích Diệu Pháp là nhân của đạo Nhất Thừa, là quả của đạo Nhất Thừa.
(Xem: 4973)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia.
(Xem: 7024)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
(Xem: 6010)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo.
(Xem: 5503)
Theo quan điểm của Đại hoàn thiện thì ánh sáng trong suốt hiển hiện một cách tự nhiên và được gọi là "hoàn-toàn-tốt"
(Xem: 5839)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật.
(Xem: 5964)
Y Kinh Kinh Cang Bát Nhã Ba La Mật: Đức Thế Tôn Như Lai hỏi ngài Tu Bồ Đề: Như Lainhục nhãn không? Ngài Tu Bồ Đề thưa:
(Xem: 6715)
Cuốn sách “Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm” được ra mắt cách đây 9 năm (2008), in lần thứ hai, ba và tư vào năm 2012, 2014 & 2016 tại Nhà xuất bản Phương Đông, và năm nay (2018) cũng tại NXB Hồng Đức
(Xem: 6401)
điều chắc chắn là làm người, ai cũng có ý thức về tội lỗi. Điều này là không đúng, điều này là không tốt, điều này là không đẹp.
(Xem: 6051)
Tựa đề của khảo luận này phát xuất từ tồn nghi của một pháp hữu trong khi dịch lại bản kinh Tập (Sutta Nipāta) ở văn hệ Nikāya.
(Xem: 6439)
Khái niệm ‘nghiệp’, thật ra, đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiện ở đời.
(Xem: 6107)
Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương lai sẽ ra sao? Câu hỏi chưa bao giờ được xếp lại. Khoa học lượng tử luôn tiên phong...
(Xem: 6318)
rong lịch sử tư tưởng Ấn-độ, thuyết Trung đạo đã mang lại cho tư tưởng giới đương thời một không khí hoạt bát[1].
(Xem: 5562)
Bản chất của ánh sáng trong suốt, mang tính cách nền tảng và rạng ngời, là cội nguồn tối hậu của tất cả mọi cấp bậc tri thức...
(Xem: 6873)
Chánh Pháp là gì? Phật Pháp được chia thành ba thời kỳthời Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, và thời Mạt Pháp.
(Xem: 4535)
Ông trị vì từ năm 269 TCN đến năm 232 TCN thuộc đời thứ 3 của triều đại Maurya. Đế chế của ông rộng lớn gần như tất cả tiểu lục địa Ấn Độ trãi dài từ Đông sang Tây.
(Xem: 7730)
Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy có 4 tướng: “Ngã – Nhân – Chúng Sanh – Thọ Giả”. Khi còn phàm phu, chấp thân này là thật là bền vững,
(Xem: 5976)
Đạo Phật đang phát triển rộng rãi đến nhiều tầng lớp. Rất nhiều các bậc tri thức, các nhà khoa học chân chính, đến cả những người ...
(Xem: 7232)
Kiếp sống của mỗi con người sinh ra ở thế giới Ta Bà này, dù thọ mạngdài hay ngắn, nhìn chung có thể phân chia làm nhiều giai đoạn.
(Xem: 7659)
Kể từ thời điểm Phật giáo khai sinh và nở hoa khắp mọi miềnthế giới, hễ mỗi khi nói đến hình ảnh một vị Phật xuất hiện trong tương lai,
(Xem: 5463)
Phép luyện tập thiền định được hỗ trợ bởi sự thực thi các hành động vị tha, các hành động đó đồng thời cũng được thúc đẩy bởi tình thương yêu và lòng từ bi.
(Xem: 5114)
Nếu đủ sức duy trì một cách đúng đắn sự nhận biết tâm thức thần bí nhất thì kết quả mang lại từ phép luyện tập đó sẽ trợ lực các bạn rất nhiều
(Xem: 5611)
Thời-không vũ trụ chứa hàng triệu, tỉ, hàng ức cho đến không máy móc nào đếm hằng hà sa số hành tinh như trái đất mới biết con ngườimột sinh thể gần như bằng không.
(Xem: 5474)
Trong các bài kinh thuộc hệ A Hàm hay kinh Đại Bát Niết Bàn v.v… Phật có nói đến địa ngục. Đề Bà Đạt Đa, Tì kheo Thiện Tinh, vua Lưu Ly v.v… đều đọa vào địa ngục ngay khi chết.
(Xem: 5482)
Xét về niên đại, bản kinh có mặt ở thời Hậu Hán (23-220), xuất hiện trong Cao Tăng Truyện quahành trạng của ngài Nhiếp-ma-đằng (攝摩騰)[2].
(Xem: 4959)
Thể dạng lắng sâu thường xuyên bên trong tâm thức thần bí nhất chỉ có thể thực hiện được với những người có một khả năng thật bén nhạy.
(Xem: 4237)
Bài viết này sẽ khảo sát một số thắc mắc thường gặp về Thiền Tông, hy vọng sẽ tiện dụng cho một số độc giả còn nhiều nghi vấn.
(Xem: 6007)
Thức Thứ Tám hay A Lại Ya là thức chủ trong 8 thức. Thức nầy có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ về nhiệm vụ của mình. Tựu chung thức nầy có 3 việc chính là: Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng.
(Xem: 5604)
Khi còn vướng mắc trong sự tạo tác triền miên của khái niệm, chẳng hạn như suy nghĩ về cái đúng, cái sai, v.v. , thì các bạn sẽ không thể nào bước vào con đường tu tập về
(Xem: 6246)
Học phái dịch thuật xưa của Phật giáo Tây Tạng đưa ra nhiều cách luyện tập dựa vào các phương pháp khác biệt nhau, gọi là các "cỗ xe"/thừa.
(Xem: 8491)
Thần tài trong Phật giáo, cụ thểPhật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.
(Xem: 5211)
Thời Đức Phật tại thế, Ấn Độít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được.
(Xem: 5759)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant