Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bốn Điều Mang Lại Hạnh Phúc

13 Tháng Năm 201618:27(Xem: 8413)
Bốn Điều Mang Lại Hạnh Phúc
BỐN ĐIỀU MANG LẠI HẠNH PHÚC
CÂU CHUYỆN VỀ CHƯ TĂNG, KỆ 194 - KHO BÁU SỰ THẬT,

Kinh Pháp Cú Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero -

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Hình Vẽ: P. Wickramanayaka  -
Source-Nguồn: www.buddhanet.net
(Four Factors Of Happiness - The Story Of Many Monks, Verse 194 - Treasury Of Truth,
Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)

Bốn Điều Mang Lại Hạnh Phúc

BÀI KỆ 194:

194. Sukho Buddhānaṃ uppādo
sukhā saddhammadesanā
sukhā saṅghassa sāmaggi
samaggānaṃ tapo sukho. (14:16)

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời,
hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn,
hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp,
hạnh phúc thay, mọi người cùng nỗ lực tu hành.

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.

Trước kia, có lần các nhà sư thảo luận về câu hỏi "Điều gì mang lại hạnh phúc?" Các nhà sư nầy nhận ra rằng hạnh phúc mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo người trả lời. Vì thế, họ nói rằng, "Đối với một số người, hạnh phúc có nghĩa là phải giàu códanh vọng như một vị vua, đối với một số người khác, hạnh phúc có nghĩa là các thú vui nhục dục, tuy nhiên, đối với một số người khác, hạnh phúc có nghĩa là bữa cơm nấu bằng gạo ngon, và ăn với thịt. Trong khi họ đang trò chuyện, Đức Phật đi vào. Sau khi Đức Phật biết chủ đề họ đang thảo luận, ngài nói, "Các thú vui mà các ông đang đề cập không giúp gì cho các ông thoát khỏi vòng sinh-tử luân-hồi. Trên thế gian nầy, những điều sau đây mang lại hạnh phúc: sự xuất hiện của một vị Phật, được cơ hội nghe những bài giảng cao-quý, đúng đắn về Phật Pháp, và có sự hòa hợp trong Tăng Đoàn." Vào cuối bài giảng của Đức Phật, các nhà sư nầy đã đạt được quả A La Hán.

BÀI KỆ 194, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:

Buddhānaṃ uppādo sukho, saddhammadesanā sukhā,
saṅghassa sāmaggi sukhā, samaggānaṃ tapo sukho

Buddhānaṃ: của (về) Đức Phật; uppādo: phát sinh; sukho: (là) vui vẻ; saddhammadesanā: bài giảng dạy (sự tuyên bố) về Phật Pháp; sukhā: là vui vẻ; saṅghassa: của (về) tình huynh đệ; sāmaggi: hòa thuận (hợp nhất); sukhā: (là) vui vẻ; samaggānaṃ: của (về) những người hòa hợp; tapo: tu hành; sukho: (là) vui vẻ

Hạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp. Hạnh phúc thay, mọi người cùng hòa hợp tu hành.

Bài kệ 194 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:

(194) Vui thay đức Phật ra đời! Vui thay giáo pháp giảng nơi cõi trần! Tăng hòa hợp đẹp muôn phần! Đẹp thay giới luật xa gần đồng tu!

BÌNH LUẬN:

Buddhānaṃ uppādo sukho: sự xuất hiện của Đức Phật là môt sự kiện hạnh phúc. Trong câu chuyện truyền thống nói về sự ra đời của Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha), người mà sau nầy trở thành Đức Phật, đã cho thấy dấu hiệu sau nầy khi thành Phật, Thái Tử sẽ mang lại hạnh phúc cho thế gian. Bây giờ không có người nào tranh cãi về việc họ sinh ra từ bụng mẹ; tuy nhiên, điều nầy thì khác, đối với một vị Bồ Tát. Khi Thái Tử (Bồ Tát) sinh ra từ bụng mẹ, ngài giống như một vị Thầy đi xuống bục giảng, hoặc là một người đàn ông đi xuống cầu thang, ngài duỗi tay chân ra, và trên người ngài chẳng có chất gì dơ bẩn, ngài trông giống như một viên ngọc quý được mặc y phục bằng vải Vārānasi.

Chúng ta cũng có thêm thông tin chi tiết về sự kiện hạnh phúc nầy.

Trước khi Thái Tử sơ sinh chạm mặt đất, ngài đã được bốn vị thiên thần nâng đỡ, và mang đến mẹ ngài, rồi họ nói rằng, "Hoàng Hậu hãy vui mừng lên, vì Hoàng Hậu vừa sinh ra một vị Thái Tử vĩ đại, và cao quý." 

Bốn vị vua lớn nhận lấy Thái Tử sơ sinh từ các vị thiên thần trên một tấm da beo mềm mại, và người tùy tùng của Hoàng Hậu nhận lấy Thái Tử từ các vị vua, trên một cái áo choàng lụa. Thái Tử sơ sinh đặt chân xuống đất, rồi đối mặt ngài về hướng Đông. Một cái lọng trắng được che trên đầu ngài.

Kế tiếp, có vô số vũ trụ xuất hiện, cùng hợp lại trông giống như một vũ trụ duy-nhất. Chư thiênloài người đã cúng dường nhiều hoa và hương nhang, vân vân..., và nói rằng, "Thưa Bậc Vĩ Đại, ở thế gian nầy không có ai bằng ngài; và không có ai cao quý hơn ngài." Đức Phật sơ sinh nhìn chung quanh, và không thấy ai bằng ngài, rồi ngài bước đi bẩy bước về hướng Bắc. Sau bước thứ bẩy, Đức Phật tuyên bố, "Ta là bậc Thầy của vũ trụ. Kiếp nầy là kiếp cuối cùng của ta. Cho nên, ta sẽ không còn tái sinh nữa." Bởi vì, đây là sự ra đời của Đức Phật, một người độc nhất, và kỳ diệu, một người được sinh ra trên thế giới, bởi vì lòng từ bi thương yêu thế giới, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích, và vì hạnh phúc của chư thiênloài người.

Khi Đức Phật ra đời, một nguồn ánh sáng không-giới-hạn vô cùng rạng rỡ, vượt trội hơn cả ánh sáng của các vị thiên thần, chiếu rọi qua toàn-bộ vũ trụ. Vô số các vị thiên thầncõi trời Tāvatiṃsa (cõi trời Ba Mươi Ba, hoặc cõi trời Đao Lợi) vô cùng vui mừng khi biết một vị Phật tương lai đã ra đời, rồi họ ăn mừng bằng cách tham gia vào nhiều cuộc vui chơi, và các cuộc thể thao để giải trí.

Vào thời điểm Đức Phật ra đời, công chúa Bhaddhakaccānā (Da-Du-Đà-La, tức là Yasodharā) được sinh ra, Đại Đức Channa (Xa Nặc) và Đại Đức Kāludāyi được sinh ra, và con ngựa Kiền Trắc (Kanthaka) được sinh ra. Cây Bồ-Đề, và bốn kho báu to lớn, được phát sinh từ lúc nầy.

Saṅghassa sāmaggi: Tăng Đoàn là đoàn thể quan trọng, gồm những người độc thân (giữ giới không dâm-dục), được thành lập một cách dân chủ, và lâu đời nhất bởi Đức Phật. Nói đúng ra, Tăng Đoàn dùng để chỉ các vị đệ tử cao quý, những người mà đã hiểu biết rõ ràng về bốn Con Đường và bốn Quả Vị. Các vị tăng sĩ thông thường ngày nay chính là các đại diện của Tăng Đoàn.

GHI CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:

Tăng Đoàn các đệ tử của Đức Phật, có thể được xem như là có bốn nhóm, hoặc là tám nhóm. Có bốn nhóm [đệ tử cao quý] khi Con Đường (path) và Quả Vị (fruit) được xem như một cặp, và tám nhóm [đệ tử cao quý], khi Con Đường (path) và Quả Vị (fruit) được tách riêng ra:

1. (1) con đường dẫn đến dòng Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn); (2) quả của dòng Nhập Lưu;

2. (3) con đường dẫn đến dòng Nhất Lai (Tư Đà Hàm); (4) quả của dòng Nhất Lai;

3. (5) con đường dẫn đến dòng Bất Lai (A Na Hàm); (6) quả của dòng Bất Lai;

4. (7) con đường dẫn đến dòng A La Hán; (8) quả của dòng A La Hán.

The Sangha of the Tathagata's disciples (Ariya Sangha) can be described as including four or eight kinds of individuals. There are four [groups of noble disciples] when path and fruit are taken as pairs, and eight groups of individuals, when each path and fruit are taken separately:

1. (1) the path to stream-entry; (2) the fruition of stream-entry;

2. (3) the path to once-returning; (4) the fruition of once-returning;

3. (5) the path to non-returning; (6) the fruition of non-returning;

4. (7) the path to arahantship; (8) the fruition of arahantship.

(Source-Nguồn: en.wikipedia.org)

Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf


SHORT TITLE:

The Story Of Many Monks, Verse 194, Treasury Of Truth

FULL TITLE:

Four Factors Of Happiness
The Story Of Many Monks, Verse 194 - Treasury Of Truth,
Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero -
Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net


 VERSE 194:

194. Sukho Buddhānaṃ uppādo
sukhā saddhammadesanā
sukhā saṅghassa sāmaggi
samaggānaṃ tapo sukho. (14:16)

Blessed is the birth of Buddhas,
blest True Dhamma’s Teaching,
blest the Sangha’s harmony
and blessed is their striving.

While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to many monks.

Once, many monks were discussing the question “What constitutes happiness?” These monks realized that happiness meant different things to different people. Thus, they said, “To some people to have the riches and glory like that of a king is happiness, to some people sensual pleasure is happiness, but to others to have good rice cooked with meat is happiness.” While they were talking, the Buddha came in. After learning the subject of their talk, the Buddha said, “The pleasures that you have mentioned do not get you out of the round of rebirths. In this world, these constitute happiness: the arising of a Buddha, the opportunity to hear the Teaching of the Sublime Truth, and the harmony among monks.” At the end of the discourse, those monks attained arahatship.

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 194)

Buddhānaṃ uppādo sukho, saddhammadesanā sukhā,
saṅghassa sāmaggi sukhā, samaggānaṃ tapo sukho

Buddhānaṃ: of the Buddha; uppādo: arising; sukho: (is) joyful; saddhammadesanā: the proclamation of the Dhamma; sukhā: is joyful; saṅghassa: of the brotherhood; sāmaggi: concord (unity); sukhā: (is) joyful; samaggānaṃ: of those in concord; tapo: religious practice; sukho: (is) joyful

The arising of the Buddhas is joyful. The proclamation of the Dhamma is joyful. The concord of the Sangha is joyful. Joyful indeed is spiritual practice in harmony.

COMMENTARY

Buddhānaṃ uppādo sukho: the arising of the Buddha is a blissful event. In the traditional lore regarding the birth of Prince Siddhattha, who was later to become Buddha, there is an indication of the happiness he would bring to the world later as the Buddha. Now other mortals on issuing from the maternal womb are disagreeable; but not so the Bodhisatta. He issued from his mother’s womb like a preacher descending from his pulpit, or a man coming down stairs, stretching out both hands and feet without any impurities like a jewel thrown upon a vesture of Vārānasi cloth.

There are further details about this blissful event.

Before the child touches the ground, he is received by four deities, and is presented to the mother, saying, “Be rejoiced, O’ Queen, you have given birth to a great being.”

Four great kings received the child from the deities into a soft leopard skin, and from them the child was received by the retinue of the Queen into a silken robe. The child set his feet on earth, and faced the Easterly direction. A white canopy was raised over him.

Innumerable universes appeared like one compound. Gods and men made offerings with flowers and incense, etc., and said, “O Great Being, there is none to equal you here; whence any superior.” Looking on all sides the Buddha saw no equal of his, and took seven steps in the Northern direction. As the seventh step was taken, the Buddha declared, “I am the chief of the world. This is my last birth. There will be no more births for me.” For, this is the birth of the Buddha, the unique and marvellous being, who is born in the world out of compassion for the world, for the good, the benefit and the happiness of gods and men.

As the Buddha was born, a limitless super radiance surpassing that of the gods traversed through the entire universe. Myriads of gods in the heaven of Tāvatiṃsa immensely rejoiced to hear of the birth of the future Buddha and engaged in much revelry and sport.

At the time of the birth of the Buddha, there were also born Bhaddhakaccānā (Yasodharā), the Ministers Channa and Kāludāyi, and Kanthaka, the horse. The Bodhi-tree and the four great treasures, too, arose at this time.

Saṅghassa sāmaggi: Sangha is the oldest, democratically constituted, historic celibate Order, founded by the Buddha. Strictly speaking, the Sangha denotes those noble disciples who have realized the four Paths and four Fruits. The ordinary bhikkhus of the present day are merely their representatives.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 73)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 148)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 168)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 224)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 151)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 204)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 191)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 222)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 237)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 320)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 559)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 422)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 435)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 530)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 719)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 768)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 806)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 811)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 696)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 687)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 690)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 794)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 817)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 914)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 686)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 587)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 687)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 805)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 686)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 693)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 790)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 812)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 795)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 838)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 865)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 855)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1043)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1578)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1023)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 922)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1175)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1093)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1100)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1240)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1510)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1941)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1054)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1319)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1066)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 922)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1044)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1080)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1497)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1252)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1261)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 993)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1155)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant