Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại BiTrí Tuệ (bài 6 )

15 Tháng Năm 201619:06(Xem: 7412)
Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (bài 6 )

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) 
NHẬP TRUNG ĐẠO
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BITRÍ TUỆ 
Phát quang địa (Bài 6) 

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản Anh: Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakavatara with  Commentary by Jamgon Mipham.
Translated by The Padmakara Translation Group (2002). Shambhala, 2004.

Nhập Trung Đạo

Nguyệt Xứng. Các kệ tụng Nhập Trung Đạo  

III.1.  Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.

Các người con của Đấng Tối Thắng khi xuất định thấy hiện tướng màu vàng đồng tương tợ mặt trời mọc trước buổi bình minh.

III.2. Các Bồ tát tuy không sai trái nhưng các kẻ thù ghét họ vẫn có thể tra tấn, cắt xẻ thân họ trong một thời gian dài.

Mặc dù đau đớn, các Bồ tát vẫn nhẫn đối với các kẻ sân hận.

III.3. Các Bồ tát thấy không có ngã, không có kẻ tra tấn, kẻ bị tra tấn, thời gian, cách thức tra tấn.

Tất cả các sự - vật thì tương tợ các hình ảnh phản chiếu trong gương, do thế  các Bồ tát thể hiện nhẫn đối với các sự tra tấn.

III.4.  Khi một kẻ khác làm tổn hại bạn, nếu bạn đáp ứng trong giận dữ, có phải cơn giận lớn này tống xuất được các tổn hại đã áp đặt vào bạn?

Sự xem là tổn thương cay đắng thì chẳng tốt chi cho đời này, và còn đem tới các đối nghịch trong các đời sau.

III.5.  Bị các tổn hại, bạn có thể xem như đã trả hết các kết quả của các hành vi sai trái bạn đã tạo trong quá khứ.

Nhưng khi làm tổn thương các kẻ khác, nó là nguồn gốc của đau thương bạn gieo các hạt giống cho đau buồn tương lai

III.6 .  Khi bạn nổi giận với người con của Đấng Tối Thắng, các phúc đức bạn tích tập qua bố thígiới hạnh trong một trăm kiếp bị tiêu hủy tức thời.

Không một cái gì độc ác nhiều hơn phẫn nộ.

III.7.  Khi bạn nhẫn tâm, dung nhanhình dáng của bạn thành xấu xí và bạn đi đến các trạng thái ác độc, tâm trí không còn phân biệt thiện ác.

Nhẫn tâm mau đưa bạn tái sinh các cõi thấp kém; nhẫn là nơi khởi đầu của các điều tốt đẹp.

III.8.  Nhẫn làm bạn đẹp và thân cận với các thánh hiền, nhận biết sáng tỏ những gì tốt, đúng, và không tốt, không đúng.

Và các đời sau, sẽ sinh làm người hoặc làm trời, và không có tính tiêu cực.

III.9.  Chúng ta nên nhận biết các tai hại của phẫn nộ nơi các kẻ thường tục và các tính đức tốt lành của nhẫn nơi các Bồ tát.

Hãy mau chóng buông bỏ phẫn nộ, và luôn luôn thực hành nhẫn mà các thánh hiền ca tụng.

III.10.  Khi tu tập nhẫn mà bạn thệ nguyện giữ cho tới khi thành Phật, nếu bạn thấy 3 phương diện -- tôi, kẻ nhẫn, sự nhẫn, nhẫn với ai -- thì nó là nhẫn thế tục.

Đức Phật giảng kẻ tu tập nhẫn mà không chấp thủ 3 phương diện là nhẫn toàn hảo, siêu việt thế tục.

III.11.  Các Bồ tát ở trí địa nay có lục thôngtam ma đề (Samadhi; chính định; tam muội), đoạn trừ hoàn toàn tham luyếnphẫn nộ.

Các Bồ tátnăng lực làm tiết giảm các tham luyến của các kẻ thường tục.

III.12.   Đức Phật khen ngợi các kẻ thường tục đã thực hành ba pháp bố thí, giới hạnh và nhẫn.

Chúng tạo thành tích tập phúc đức, nguyên nhân của Sắc Thân của Phật (gồm Báo ThânỨng Hoá Thân).

III.13.  Phát quang này, an trú trong mặt trời, các người con của đấng Tối Thắng, đoạn trừ  tất cả bóng tối trong họ, và nguyện đoạn trừ bóng tối cho các hữu tình.

Nơi trí địa này, họ nhận biết tinh tế các hiện tượng / biến cố, nhưng không phẫn nộ với các sai lầm của các kẻ khác.

 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sơ đồ Bản Giải thích

III. Trí địa thứ ba: Phát quang

A. Định nghĩa của trí địa thứ ba

B. Các tính đức đặc biệt của trí địa này

1. Toàn hảo của nhẫn

a. Nhẫn thì siêu việt về phúc đức, ảnh hưởng … trên trí địa thứ ba

b. Làm cách nào để đào luyện nhẫn

i. Thiền định về nhẫn trên phương diện chân lí tối hậu

ii. Thiền định trên nhẫn trên phương diện của chân lí tương đối

(1) Các khiếm khuyết của phẫn nộ

(a)  Tính vô giá trị và vô nghĩa của phẫn nộ

(b) Thiếu ý thức, vì thế làm tình cảnh lợi ích thành tổn hại

(c) Giận dữ là tính tiêu cực hạng nặng

(d) Giận dữ là nguồn gốc của nhiều bất lợi trong đời này và các đời tương lai

(2) Các lợi ích của nhẫn

(3) Quy kết tóm tắt về các khiếm khuyết của giận dữ và các ưu thế của nhẫn

c. Phân loại nhẫn

2. Miêu tả về các tính đức khác hiển thị trên trí địa này

C. Kết luận: các tính đức của trí địa này

1. Kết luận chung cho ba toàn hảo của trí địa thứ nhất, thứ nhì và thứ ba

2. Kết luận chuyên biệt cho trí địa thứ ba

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

III. Trí địa thứ ba: Phát quang

Phần này gồm có ba chủ đề: định nghĩa của trí địa thứ ba, các tính đức đặc biệt của nó, và một quy kết tóm tắt. Chủ đề thứ nhì gồm có hai mục chính: toàn hảo của nhẫn, và miêu tả về các tính đức khác mà chúng hiển thị trên trí địa này.

A. Định nghĩa của trí địa thứ ba

Tụng III.1

III.1.  Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.

Các người con của Đấng Tối Thắng khi xuất định thấy hiện tướng màu vàng đồng tương tợ mặt trời mọc trước buổi bình minh.

Trí địa thứ ba được gọi là Phát Quang bởi vì ở đây lửa trí tuệ đốt cháy hết các chất dễ cháy của các hiện tượng và phát ra ánh sáng rực rỡ và, trong định tâm (samahita; meditative equipoise), có năng lực làm tĩnh an tất cả các cấu trúc của tưởng quan liên đến các tri nhận về hiện tướng nhị nguyên đối đãi. Trên trí địa này, được thấy trong trải nghiệm sau thiền định của Bồ tát, con của Đấng Tối Thắng, sự phát ánh sáng màu đồng như vào rạng đông trước khi mặt trời mọc.

B. Các tính đức đặc biệt của trí địa này

1. Toàn hảo của nhẫn

a. Nhẫn thì siêu việt về phúc đức, ảnh hưởng … trên trí địa thứ ba

Tụng III.2 

III.2. Các Bồ tát tuy không sai trái nhưng các kẻ thù ghét họ vẫn có thể tra tấn, cắt xẻ thân họ trong một thời gian dài.

Mặc dù đau đớn, các Bồ tát vẫn nhẫn đối với các kẻ sân hận.

Các Bồ tát có thể, tuy không tạo ra bất kì sự kích động phẫn nộ nào, trở thành nạn nhân của các kẻ tấn công, hành hạ họ, cắt xẻ da thịt họ, đánh gãy xương họ trong các tra tấn kéo dài. Nhưng tất cả tính tàn bạo như thế chỉ làm tăng gia năng lực của nhẫn lớn lao của họ.

b. Làm cách nào để đào luyện nhẫn

i. Thiền định về nhẫn trên phương diện chân lí tối hậu

Tụng  III.3. 

III.3.  Các Bồ tát thấy không có ngã, không có kẻ tra tấn, kẻ bị tra tấn, thời gian, cách thức tra tấn.

Tất cả các sự - vật thì tương tợ các hình ảnh phản chiếu trong gương, thế nên các Bồ tát thể hiện nhẫn đối với các sự tra tấn.

Hơn nữa, bởi vì các Bồ tát đã thật chứng sự phi hiện hữu của ngã, họ thấy rằng nạn nhân, kẻ tra tấn, thời gian, và cách thức -- tất cả các hiện tượng như vậy -- đều tương tợ một phản chiếu trong một tấm gương, do từ nơi đó sự nhẫn của họ tăng trưởng lớn hơn.

ii. Thiền định trên nhẫn trên phương diện của chân lí tương đối

(1) Các khiếm khuyết của phẫn nộ

(a)  Tính vô giá trị và vô nghĩa của phẫn nộ

Tụng III.4

III.4.  Khi một kẻ khác làm tổn hại bạn, nếu bạn đáp ứng trong giận dữ, có phải cơn giận lớn này tống xuất được các tổn hại đã áp đặt vào bạn?

Sự xem là tổn thương cay đắng thì chẳng tốt chi cho đời này, và còn đem tới các đối nghịch trong các đời sau.

Nếu khi bị tấn công, bạn giận dữ với kẻ tấn công, bạn nên hỏi mình:  Có phải giận dữ nhổ sạch các tổn hại đã xâm phạm vào bạn?  Điều rõ ràng là sự phục thù thì vô ích cho đời này, và sinh ra chuyện không tốt cho đời sắp tới. Bởi vì sự giận dữ mà nay cứ thả lỏng sẽ kết quả thành các tình cảnh không tốt trong các đời sống tương lai.

(b) Thiếu ý thức, vì thế làm tình cảnh lợi ích thành tổn hại

Tụng III.5.  

  III.5. Bị các tổn hại, bạn có thể xem đã trả xong các kết quả của các hành vi sai trái bạn đã tạo trong quá khứ.

Nhưng khi làm tổn thương các kẻ khác, nó là nguồn gốc của đau thương vì bạn gieo các hạt giống cho đau buồn tương lai.  

Mọi người thường nói các tổn hại bị áp đặt vào mình thì làm kiệt sức các kết quả của các hành nghiệp tiêu cực đã làm trong quá khứ. Về mặt khác, nếu bạn phản ứng giận dữ và tấn công lại kẻ tấn công, sẽ chỉ sinh ra sự đau khổ của chính bạn. Bởi vì giận dữ chỉ tạo ra nguyên nhân, gieo trồng hạt giống của tương lai sầu muộn. Thật là vô ý thức khi biến đổi một tình cảnh tích cực thành tiêu cực.

(c) Giận dữ là tính tiêu cực hạng nặng

Tụng III.6.

III.6 .  Khi bạn nổi giận với người con của Đấng Tối Thắng, các phúc đức bạn tích tập qua bố thí và kỉ luật đạo đức trong một trăm kiếp bị tiêu hủy tức thời.

Không một cái gì độc ác nhiều hơn phẫn nộ.

Hơn nữa, chỉ một sát na giận dữ đối với một Bồ tát thì tức thời phá hủy phúc đức được tích tập do bố thí và kỉ luật đạo đức  trên một trăm kiếp. Kết quả là không có cái gì độc ác tạo ra các nguyên nhân phá hủy nhiều hơn là giận dữ và bất nhẫn. Nói đặc biệt chính xác hơn, nếu một Bồ tát giận dữ chống lại một Bồ tát khác cùng cấp bậc, phúc đức của một trăm kiếp bị phá hủy.  Nhưng nếu bạn không là một Bồ tátgiận dữ với một Bồ tát, thì chắc chắnphá hủy phúc đức của một ngàn kiếp. Ngay cả nếu họ không tỏ lộ các cảm giác của họ thành lời nói và hành động, các Bồ tátgiận dữ với các Bồ tát khác  phải “mặc áo giáp” suốt nhiều kiếp vì họ đã trải nghiệm các sát na giận dữ. Tỉ dụ, nếu các Bồ tát có khả năng tiến nhanh từ tư lương đạo tới gia hành đạo mà thả lỏng họ trong giận dữ chống lại một Bồ tát kẻ đã “được thọ kí” ( “received the prophecy”), họ sẽ bị ngăn cái bước này cho một số lượng kiếp tương đương các sát na họ giận dữ. Họ phải bắt đầu sự đào luyện từ sự khởi đầu trở lại.

(d)  Giận dữ là nguồn gốc của nhiều bất lợi trong đời này và các đời tương lai

Tụng III.7

III.7.  Khi bạn nhẫn tâm, dung nhanhình dáng của bạn thành ra xấu xí và bạn đi đến các trạng thái ác độc, tâm trí không còn phân biệt thiện ác.

Nhẫn tâm mau đưa bạn tái sinh các cõi thấp kém; nhẫn là nơi khởi đầu của các điều tốt đẹp.

Chỉ thuần sự trào dâng của giận dữ làm cho dung nhan của bạn thành xấu xí và dẫn đến các phản đề của tất cả cái gì trong sạchtốt lành (antithesis of all that is wholesome). Giận dữ phá hủy khả năng bạn hành sử thông minh và biết phân biệt điều gì thích hợp, điều gì không thích hợp; nó là một sức mạnh mù quáng làm bạn không còn tỉnh táo bình tĩnh. Do giận dữ nên mất khả năng nhẫn với các tình cảnh, sẽ ném các hữu tình vào các cõi tái sinh thấp kém trong các đời sống tương lai của họ. Thật là quan trọng khi nghĩ về các khiếm khuyết này và đào luyện nhẫn.

(2) Các lợi ích của nhẫn

Nhẫn đối trị các khiếm khuyết của giận dữ được miêu tả ở trên và đem lại các tính đức đối nghịch.

Tụng III.8

III.8.  Nhẫn làm bạn đẹp và thân cận với các thánh hiền, nhận biết sáng tỏ những gì tốt, đúng, và không tốt, không đúng.

Và các đời sau, sẽ sinh làm người hoặc làm trời, và không có tính tiêu cực.

Nếu bạn thực hành nhẫn, bạn sẽ có một hình dáng xinh đẹp và có sự cảm mến của các thánh hiền, và bạn sẽ có khả năng nhận biết sáng tỏ một cách tinh tế giữa cái gì đúng và cái gì sai. Sau khi chết, bạn sẽ tái sinh trong cõi người hoặc các cõi trời và không trải nghiệm giận dữ hoặc bất kì tính tiêu cực nào khác.

(3) Quy kết tóm tắt về các khiếm khuyết của giận dữ và các ưu thế của nhẫn

Tụng III.9

III.9.  Chúng ta nên nhận biết các tai hại của phẫn nộ nơi các kẻ thường tục và các tính đức tốt lành của nhẫn nơi các Bồ tát.

Hãy mau chóng buông bỏ phẫn nộ, và luôn luôn thực hành nhẫn mà các thánh hiền ca tụng.

Các kẻ thường tục và các Bồ tát, các người con của các đấng Tối Thắng, nên nhận biết sáng tỏ về các khiếm khuyết của giận dữ và các ưu thế của sự đào luyện nhẫn. Họ phải đoạn trừ phẫn nộliên tục tu tập nhẫn, mà các thánh hiền hết sức ca ngợi.

c. Phân loại nhẫn

Tụng III.10.

III.10.  Khi tu tập nhẫn mà bạn thệ nguyện giữ cho tới khi thành Phật, nếu bạn thấy 3 phương diện -- tôi, kẻ nhẫn, sự nhẫn, nhẫn với ai -- thì nó là nhẫn thế tục.

Đức Phật giảng kẻ tu tập nhẫn không chấp thủ 3 phương diện là nhẫn toàn hảo, siêu việt thế tục.

Nếu trong tu tập nhẫn và hồi hướng nó tới sự thành tựu trạng thái phật toàn giác, mà chủ thể, đối tượng, và hành động đều được xem là có hiện hữu tự tính, nhẫn được nói đến là một toàn hảo thế tục. Tuy nhiên nếu nhẫn được tu tập trong phong cách chẳng có ba quan tâm này, hoặc ba phương diện này, nó thiết lập một toàn hảo siêu việt về nhẫn, như Đức Phật đã nói.

2. Miêu tả về các tính đức khác hiển thị trên trí địa này

Tụng III.11.

III.11. Các Bồ tát ở trí địa nay có lục thôngtam ma đề (Samadhi; chính định; tam muội), đoạn trừ hoàn toàn tham luyếnphẫn nộ.

Các Bồ tátnăng lực làm tiết giảm các tham luyến của các kẻ thường tục.

Khi ở trên trí địa thứ ba, các Bồ tát thành tựu bốn Samadhi (tam ma đề) của cõi sắc, bốn samapatti cõi vô sắc (formless absorption; tam ma bát đề), bốn tính đức vô lượng (từ, bi, hỉ, bình đẳng), và ngũ thông. Đồng thời họ đoạn trừ hoàn toàn các hạt giống của tham, sân, si, mà chúng là các che lấp bị xoá bỏ một cách chính xác trên trí địa này. Đó là sự chấp thuận không sợ hãi về bản chất thâm mật của các sự vật mà họ thành đạt các tính đức do đoạn trừ nói trên và thật chứng. Các Bồ tát như vậy trong các thời đều có khả năng vượt qua các tham luyến được trải nghiệm trong cõi dục giới. Đa số họ đều được sinh ra là “Indra” (Vua của chư thiên; đệ tử của Phật; và là Hộ Pháp) và họ có khả năng tạo ra các thần dân cõi trời của họ từ bùn lầy của tham luyến / dục vọng (mud of desire).

C. Kết luận: các tính đức của trí địa này

1. Kết luận chung cho ba toàn hảo của trí địa thứ nhất, thứ nhì và thứ ba

Tụng III.12.

III.12.  Đức Phật khen ngợi các kẻ thường tục đã thực hành ba pháp bố thí, giới hạnh, và nhẫn.

Chúng tạo thành tích tập phúc đức, nguyên nhân của Sắc Thân của Phật (gồm Báo ThânỨng Hoá Thân).

Khi Nguyệt Xứng nói “Bố thí và v.v…., ngài có ý nói gồm cả giới hạnh và nhẫn. Đức Phật khen ngợi ba toàn hảo này thì chủ yếu làm lợi ích cho các hành giả là các kẻ thường tục. Ba toàn hảo này là trong tích tập phúc đức, và khi kết quả được thành tựu, biểu hiện của chúng là chính sắc thân của Đức Phật, bởi vì chúng là nguồn gốc của sắc thân của vị toàn giác.

2. Kết luận chuyên biệt cho trí địa thứ ba

Tụng III.13.

III.13.  Phát quang này, an trú trong mặt trời, các người con của đấng Tối Thắng, đoạn trừ  tất cả bóng tối trong họ, và nguyện đoạn trừ bóng tối cho các hữu tình.

Nơi trí địa này, họ nhận biết tinh tế các hiện tượng / biến cố, nhưng không phẫn nộ với các sai lầm của các kẻ khác.

Khi các Bồ tát mới tới trí địa thứ ba, phát quang như mặt trời, bóng tối tinh thần mà từ trước tới nay che lấp sự thành tựu của họ bị hoàn toàn xoá tan. Khai hiển sự huy hoàng của họ, vào thời điểm đó họ nguyện vượt thắng bóng tối đang ngăn cản các hữu tình đạt đến trí địa này. Ở đây, mặc dù các Bồ tát -- những vị có năng lực huỷ diệt các bóng tối nhá nhem của các hành vi sai trái -- đều nhận biết tinh tếtrực nhập như các tia sáng mặt trời, họ đều không bị phiền nhiễu bởi các sai lầm thiếu sót của các kẻ khác. Bởi vì các tâm của họ đều đã thuần nhã do đại bi và họ an trú trong nhẫn.

Ở đây chấm dứt trí địa thứ ba hoặc cấp bậc thứ ba trong sự đào luyện tâm bồ đề tuyệt đối.   

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ bản

Long Thọ. Ratnavali. Vòng hoa quý

445. Trí địa thứ ba được gọi là Phát Quang

Bởi vì ánh sáng trí tuệ làm tịch tĩnh sinh khởi.

Các thiền địnhlục thông được lưu xuất,

Và tham và sân được bị đoạn trừ hoàn toàn.

*

446. Xuyên qua sự thành thục của các tính đức thiện hảo này

Họ thực hiện các hành động nhẫn một cách siêu tuyệt

trở thành một vị vua hiền trí của chư thiên.

Họ đoạn trừ hoàn toàn tham luyến.

*  

Nagarjuna. Ratnavali. Precious Garland. Analyzed, translated, and edited by Jeffrey Hopkins, 2007.

445. The third ground is called the Luminous

Because of the pacifying light of wisdom arises.

The concentrations and clairvoyances are generated,

And desise and hatred are completely extinguished.

446. Through the maturation of those [good qualities]

They practice supremely the deeds of patience

And become a great wise monarch of the gods.

They put an end to desire.

 -------------------------

Chú thích 
Trong Phật giáo, Skt. ksanti thường được dịch sang Anh ngữ là patience (nhẫn) ; tolerance (khoan dung); và sang tiếng Việt là Nhẫn; Nhẫn nhục; An nhẫn; Khoan dung.

Trong bản dịch Nhập Trung Đạo, tôi dịch Skt. ksanti / patience/ tolerance sang tiếng Việt là nhẫn / khoan dung.

Để trình bày ý nghĩa của NHẪN / KHOAN DUNG, tôi xin ghi ý nghĩa “tolerance” theo Giáo Sư Robert A.F. Thurman giới thiệu, trong phần Thuật ngữ (Technical terms) trong The Holy Teaching of Vimalakirti. A Mahayana Scripture. Translated by Robert A.F. Thurman, và sau đó là ý nghĩa nhẫn trong các tự điển. 
-----------
Nhẫn / khoan dung (ksanti).

Nhẫn / khoan dung là một trong sáu toàn hảo, các tiêu chuẩn trong các hành hoạt của các Bồ tát: bố thí, giới hạnh, nhẫn, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Ở đây chúng ta quan tâm đến “vô sinh pháp nhẫn có tính trực quan” (anupattikadharmaksanti; intuitive tolerance of birthlessness) hoặc bất khả đắc pháp nhẫn / bất khả thủ pháp nhẫn (anupalabdhidharmaksanti). Khi dịch ksanti (nhẫn) trong vai trò “trí tuệ thế tục” (“knowledge”) hoặc “xác tín”/ “tà kiến” (“conviction”) thì không truyền đạt được giáo nghĩa sử dụng và bản ý trong Sanskrit (Sanskrit usage and intended sense) :

[Giải thích: Giáo sư Thurman có nói tới 62 convictions (tà kiến) -- nghĩa là từ ngữ conviction ở trong bản dịch Anh ngữ Kinh này có nghĩa là tà kiến. Patrul Rinpoche trong The Words of My Perfect Teacher có nói đến 360 false views (vọng kiến) và 62 wrong views (tà kiến) có thể thu gọn thành 2 chủ trương Có và Không, tức là Thường hằngĐoạn diệt (etenalism and nihilism). Do thế câu trên có nghĩa, nếu khi dịch mà ý nghĩa ksanti -- trong vô sinh pháp nhẫnbất khả đắc pháp nhẫn mà bị đọc sai lạc, vì bị trí tuệ phân biệttà kiến, do đó xem vô sinh phápbất khả đắc pháp là ở một trong hai nhóm có, không -- là điều chúng ta quan tâm. ĐHP]

Trong sự đối diện với tính vô sinh hoặc tính bất khả đắc / thủ ( nghĩa là pháp tính tối hậu (ultimate reality) [reality: dharmata; pháp tính // ĐHP], trí tuệ thế tục (ordinary knowledge) và các xác tín/ tà kiến (convictions) thì bị mất phương hướng một cách hoàn toàn [= ngơ ngác]; đây là bởi vì tâm đánh mất khả năng đối tượng hoá về bất kì sự vật và chẳng có cái chi để nắm giữ [tâm luôn luôn nhận thức về một cái gì. ĐHP] và tiến trình của nó đi đến tùy thuận / tuỳ nghi có thể được miêu tả là một sự hủy bỏ có tính ý thức xuyên qua các phủ định tuyệt đối về bất kì ý niệm sai trái về tính xác quyết về bất kì sự vật gì. [vì vô sinh, bất khả đắc, nên nếu xác quyết về bất kì sự vật gì cũng chỉ là ý niệm sai trái. ĐHP].

Xuyên qua sự khoan dung / sự dung chứa rộng rãi này, tâm vươn tới một cấp bậc ở đó tâm có thể cưu mang cái sự nó chẳng biết nó ở đâu, và nó sẽ làm gì tiếp (it can bear its lack of bearings), như nó đang ở, có thể trụ lâu dài với loại này của chân không diệu hữu (this kind of extreme openness), sự chẳng có một bất kì tà kiến, v.v… Có ba mức độ về khoan dung / nhẫn này -- âm hưởng nhẫn (ghosanuga; verbal), thuận pháp nhẫn (anulomiki; conforming) và vô sinh pháp nhẫn (true tolerance of birthlessness) .

[Giải thích: 1. Khi tâm thấy các pháp đều vô sinh, các pháp đều bất khả đắc, tâm không biết đang ở đâu, sẽ làm gì tiếp -- và ngơ ngác -- nếu đọc câu này thấy khó hiểu -- chúng ta hãy nhớ Kinh Lăng Già -- Thế gian lìa sinh diệt, Như hoa đốm trên không, Trí chẳng trụ hữu vô, Mà khởi tâm đại bi --- Niết bàn chẳng thể lập, Chẳng có Niết Bàn Phật, Chẳng có Phật Niết bàn, Lìa năng giác sở giác, Hoặc có hoặc không có, Cả hai thảy đều lìa. Pháp thiền quán tịch tịnh, Vốn lìa sự sinh khởi, Chẳng đời này, đời sau, Gọi là chẳng thủ xả. ĐHP]

[bearings : 1. If you get or find your bearings, you find out where you are or what you should do next. If you lose your bearings, you do not know where you are or what you should do next]
[Kinh Vô Lượng Thọ: Người vãng sinh đến Thế giới Cực Lạc, nghe âm thanh của rừng cây thất bảo mà ngộ được ba điều nhẫn: Âm hưởng nhẫn / Âm thanh nhẫn, Nhu thuận nhẫn, Vô sinh pháp nhẫn]

-------------- 

Tolerance (ksanti).

This is itemized under the “six transcendances” [six transcendences (paramita).These are main categories of bodhisattva’s activities: giving (dana), morality (sila), tolerance (ksanti) effot (virya), meditation (dhyana), and wisdom (prajna)]
Here we are concerned with the “intuitive tolerance of the birthlessness (or incomprehensibility) of all things“ (anutpattikadharmaksanti or anupalabdhidharmaksanti). To translate ksanti as "knowledge” or “conviction” defeats entirely the Skt. usage and its intended sense:

In the face of birthlessness or incomprehensibility (i.e. ultimate reality), ordinary knowledge and especially convictions are utterly lost; this is because the mind loses objectifiability of anything and has nothing to grasp, and its process of coming to term may be described only as a conscious cancellation through absolute negations of any false sense of certainty about anything.

Through this tolerance, the mind reaches a stage where it can bear its lack of bearings, as it were, can endure this kind of extreme openness, this lack of any conviction, etc. There are three degrees of this tolerance -- verbal (ghosanuga), conforming (anulomiki), and complete [true tolerance of birthlessness].  See Lamotte , Appendice, Note III.

--------------------

Chú thích 
Skt. ksanti: 
1. nhẫn; patience; tolerance    2. khoan dung; tolerance

Tự điển Hán Việt Trần Văn Chánh 1999

NHẪN: 
1. Nhịn, nén, chịu đựng 
2. Tàn nhẫn, nỡ lòng, đang tâm. Nhẫn tâm hại lý: Nỡ lòng hại lẽ trời.

KHOAN: 
rộng rãi, thênh thang
tỉ dụ: khoan hồng, khoan dung, khoan thứ, tha thứ điều lỗi đã qua
Khoan dung: khoan dung; rộng lòng tha thứ

DUNG / DONG: 
1. bao hàm, dung chứa, chứa đựng 
2. tha thứ, bao dung, khoan dung -- tỉ dụ: bất khả khoan dung; hưu hưu hữu dung lồng lộng có lượng bao dung/ bao dong; dung dị: dễ, dễ dàng 
dung nhẫn: khoan nhượng, nhịn, khoan dung, nhẫn nại 
3. để tiếp thu, cho phép

DUNG NHẪN

Khoan nhượng, nhịn, khoan dung nhẫn nại

---------------------------------------------
Tự điển Hán Việt Thiều Chửu 1942

NHẪN: 
1. Nhịn, như gặp việc khó khăn cũng cố làm cho được gọi là kiên nhẫn; khoan dong cho người không vội trách gọi là dong nhẫn -v.v…

2. Nỡ, làm sự bất nhân mà tự làm yên lòng, gọi là nhẫn. Như “nhẫn tâm hại lý”, nỡ lòng làm hại lẽ trời 

DONG: 
1. bao dong, chịu đựng; như hưu hưu hữu dong: lồng lộng có lượng bao dong nghĩa là khí-cục rộng lớn bao dong được cả mọi người.
2. nghi dong: dáng dấp
3. Lời nói giúp lời như vô dong, không cần
4. nên như “dong hoặc hữu chi”, nên hoặc có đấy

DUNG

Hoà đều, dong thông, lưu thông hai vật khác nhau mà hoà tan với nhau làm một đều gọi là dung, như thủy nhũ giao dung, nước với sữa hoà lẫn với nhau. Hai bên cùng thấu tỏ thông nhau gọi là thông dung. Người không câu nệ chấp trước gọi là viên dung. Cũng đọc là chữ DONG.

KHOAN: 
1. nhà rộng, phàm vật gì đựng chứa còn chỗ rộng thừa thãi đều gọi là khoan; 
2. khoan thai, rộng rãi
3. bề rộng, chiều rộng 
4. Tha, như khoan kì kí vãng, tha cho điều lỗi lầm đã làm rồi.

----------------------------------------------------------------------------
Đại Nam Quấc Âm Tự Vị . Huình - Tịnh Palus Của. 1895

NHẪN. c. Nhịn, chịu, nỡ, tiếng trợ từ 
Nhẫn nhịn (id) , Nhẫn nhục (id) , Nhẫn nại (id) , Ẩn nhẫn (id) (như trên) 
Nhẫn tâm, Nỡ lòng, đành lòng làm việc gì.

Nhẫn tâm hại lý. Nỡ lòng làm dữ, không theo lẽ phải.

Thị khả nhẫn thục bất khả nhẫn. Một đều nỡ được, đều gì chẳng nỡ, nghĩa là một đều làm làm được thì đều khác cũng làm được.

KHOAN c. Rộng, tốt, hưởn, dung tha thứ.
Khoan nhơn. Có lòng rộng rãi, nhơn đức, hay thương xót, hay xuống phước, hay làm ơn 
Khoan hậu id (như trên)
Khoan dong id (như trên)
khoan hoà id (như trên) 
Khoan dủ. Rộng rãi, độ lượng lớn 
Khoan hồng. id (như trên)
Khoan thay. Bộ rộng rãi, nhơn đức lớn.
Khoan thai. Bộ thong dong, thơ thới

Khoan giản. Thong thả, hưởn đãi.
Khoan tay. Nới tay, chậm tay.
Khoan đã. Tiếng biểu phải ngừng lại, phải đình lại, phải để vậy, chớ ra tay. 
Khoan khoan. Tiếng biểu phải thủng thỉnh, phải chậm chậm. 
Bắt khoan bắt nhặt. Hay lỗi phép, hay bắt phép. 
Khoan tắc đắc chúng. Ở rộng rãi, hay dung thứ thì được bụng nhiều người.
Thối nhứt bộ tự nhiên khoan. Lui một bước, tự nhiên thong dong, không phải ăn năn sự chi. Hay nhịn nhục thì khỏi ăn năn về sau.

DONG: c. Thứ tha, đựng; bộ tịch, hình tướng (coi chữ dung)

Tư dong: tư chất; vẻ lịch sự

Thứ dong: Tha thứ

Dong thứ: id

Thong dong: Thong thả, không phải câu thúc

Dong cho: Tha thứ cho

Dong tình: Vị tình, nghĩ tình, đem lòng xét nghĩ cho

Bao dong: Lấy lòng rộng rãithứ tha, khoả lấp.

Khoan dong: rộng rãi, hay thương, hay tha thứ, độ lượng lớn.

Rộng dong: id

Dong túng: Thả luống, không kềm thúc

Dong dị: rất dễ

------------------------------------------

Tịch Thiên -- CON ĐƯỜNG BỒ TÁT
Chương 6-- AN NHẪN TOÀN HẢO
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)
Bản Anh: Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life. 
Translated from the Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace. 
Snow Lion, 1997

*
1.  Giận dữ phá hủy tất cả các sự tôn quý chư Thiện Thệ, bố thí, và thiện hạnh đã tích tập trên ngàn kiếp.

2.  Không một nết xấu vô đạo đức nào (vices) xấu bằng thù ghét, và không có một tu tập tâm linh nào tốt bằng an nhẫn. Thế nên, bạn nên dốc lòng đào luyện an nhẫn (patience) theo nhiều phương cách.

3.  Khi cái gai của thù ghét cư trú trong tim, tâm không tìm thấy tịch tĩnh, cũng không thụ hưởng lạc thúhoan hỉ, cũng không tìm thấy giấc ngủ, hoặc can đảmnghị lực trong thời kì đau thương / nguy hiểm kéo dài.

3. The mind does not find peace, nor does it enjoy pleasure and joy, nor does it find sleep or fortitude when the thorn of hatred dwells in the heart. [fortitude: (formal) courage and strength, especially during a long and painful or dangerous time].

Chú thích (chương 6 -An nhẫn toàn hảo)

1.  An nhẫn, Nhẫn, Nhẫn nhục: Ksanti; patience

Dù bị người hủy nhục, bức hại, hoặc gặp những khổ đau do hoàn cảnh bên ngoài đem đến, thì thân tâm vẫn an tịnhchịu đựng được hết. Là một trong 6 Ba la mật, 1 trong mười Ba la mật.

Theo Luận Du già sư địa quyển 57, nhẫn nhục bao gồm 3 hành tướng: Không tức giận, Không kết oán, Tâm không mang ý ác.

Phẩm An nhẫn ba la mật đa trong kinh Đại thừa lí thú lục ba la mật đa quyển 6 cũng cho rằng chỉ có sự an nhẫn thực hành pháp quán “hết thảy pháp đều không” mới được gọi là An nhẫn ba la mật, còn ngoài ra tất cả chỉ gọi là An nhẫn.  (Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch)

2.  Vô sinh pháp nhẫn: Anutpattika-dharma-ksanti

Cũng gọi: Vô sinh, Vô sinh nhẫn pháp, Tu tập vô sinh nhẫn.

Luận Đại trí độ quyển 50 (Đại 25, 417 hạ) nói: “Vô sinh pháp nhẫn nghĩa là đối với lí thực tướng các pháp không sinh diệt, tin nhận thông suốt, không ngần ngại, không lùi bước, đó gọi là Vô sinh nhẫn”.

Theo luận Du già sư địa quyển 74, Bồ tátđịa vị Bất thoái chuyển nương vào 3 tính: Biến kế sở chấp, Y tha khởi, và Viên thành thực mà được 3 thứ Vô sinh nhẫn: Bản tính, Tự nhiên, và Phiền não khổ cấu.

1. Bản tính vô sinh nhẫn (cũng gọi Bản lai vô sinh nhẫn): Nghĩa là quán xét thể tính của Biến kế sở chấp (vọng chấp) đều không, nhận biếtbản tính Vô sinh.

2. Tự nhiên vô sinh nhẫn:  Nghĩa là quán xét các pháp Y tha do nhân duyên sinh, biết rõ chẳng phải tự nhiên mà sinh.

3. Phiền não khổ cấu vô sinh nhẫn (cũng gọi Hoặc khổ vô sinh nhẫn): Nghĩa là pháp tính chân như của thực tính các pháp là an trụ vô vi và không tương ứng với tất cả tạp nhiễm, nhận biếtxưa nay vốn vắng lặng. Đó là nhận biết rõ lí của Tam vô tính, nên gọi là Vô sinh nhẫn. (Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch)

--------------------

Phụ Bản -- Vô sinh pháp nhẫn -- Cúng dường Pháp

PHẬT THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH

Hán Dịch: Đại Đường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang

Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Nguyên

XIII. Phẩm Cúng Dường Pháp

Lúc ấy có một vương tử tên Nguyệt Cái, một mình ở chỗ vắng suy nghĩ: “ Ta cung kính, cúng dường Dược Vương Như Lai, có cách cung kính, cúng dường nào thù thắng tối thượng hơn đây không?” Nhờ thần lưc của Phật, giữa hư không có vị trời nói với vương tử rằng:

- Nguyệt Cái nên biết! Trong các sự cúng dường, thì cúng dường pháp rất là thù thắng”.

Vương tử liền hỏi: “ Sao gọi là cúng dường pháp?”

Vị trời nói với Nguyệt Cái:

- Ông hãy đến hỏi Dược Vương Như Lai rằng: “ Bạch Thế Tôn! Sao gọi là cúng dường pháp?” Đức Phật ấy sẽ giảng giải khai thị cho ông.

Sau khi nghe vị trời nói, vương tử Nguyệt Cái liền đến hỏi Dược Vương Như Lai, cung kính, ân cần lạy sát chân ngài, đi nhiễu ba vòng rồi lui qua một bên thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con nghe nói trong tất cả sự cúng dường thì cúng dường pháp rất là tối thượng. Vậy tướng sự cúng dường pháp ấy như thế nào?

Dược Vương Như Lai nói với Vương tử:

- Nguyệt Cái nên biết! Cúng dường pháp nghĩa là đối với kinh điển do Phật nói ra thì tướng nó rất vi diệu sâu xa, thế gian rất khó tin, khó được độ, khó thấy, sâu kín, tinh túy, không nhiễm, liễu nghĩa, chẳng phải dùng phân biệt để biết, bởi vì đó là kho tàng của Bồ tát. Kinh tổng trì ấy được đóng dấu ấn của Phật, phân biệt khai thị bất thối pháp luân; sáu độ từ đây mà có; giữ gìn hoàn hảo những gì đáng giữ gìn, thực hành theo pháp Bồ đề phần; bảy giác chi đích thân dẫn đầu; giảng nói khai thị đại từ đại bi, cứu giúp đem sự an lạc đến các hữu tình; xa lìa tất cả kiến thú ma oán; phân biệt xiển dương lý duyên khởi sâu xa; biết rằng trong không có ngã, ngoài không có hữu tình; đối với hai bên và chặn giữa không có thọ mạng, không có người nuôi dưỡng; hoàn toàn không có chút tánh Bổ đặc già la; tương ưng với không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô khởi. Kinh pháp ấy đưa người đến diệu giác, chuyển bánh xe pháp; trời rồng, kiền đạt phược đều cung kính tôn trọng ca ngợi cúng dường, hướng dẫn chúng sanh cúng dường đại pháp; làm viên mãn đại pháp thí cho chúng sanh, tất cả Thánh Hiền đều thọ trì; khai mở tất cả diệu hạnh của Bồ tát. Kinh pháp ấy làm chỗ qui về pháp nghĩa chân thật. Sự tối thắng vô ngại từ kinh pháp này mà phát sanh, nói rõ các pháp là vô thường, khổ, vô ngã, tịch tịnh; phát sanh bốn pháp Ôn Đà Nam (bốn pháp ấn), diệt trừ tất cả xan tham, phá giới, sân hận, biếng nhác, vọng niệm, ác huệ, sợ hãi, tất cả tà luận ngoại đạo, ác kiến, chấp trước. Kinh pháp ấy phát sanh thế lực tăng thượng pháp lành cho hữu tình chiến thắng tất cả quân ác ma, được chư Phật Thánh hiền khen ngợi. Kinh pháp ấy có thể trừ khổ lớn trong sanh tử, thị hiện niềm vui lớn Niết bàn, chư Phật mười phương ba đời đều nói. Với kinh ấy, ai thích nghe, tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, thuộc lòng, tư duy quán sát nghĩa lý sâu xa, làm cho kinh ấy sáng rỡ, thi thiết an lập phân biệt khai thị sáng suốt, lại giảng rõ ràng cho người, dùng phương tiện thiện xảogiữ gìn chánh pháp, thì người đó gọi là cúng dường pháp.

Lại nữa, này Nguyệt Cái! Người cúng dường pháp nghĩa là với các pháp phải điều phục như pháp, với các pháp phải tu hành như pháp; tùy thuận theo duyên khởi; xa lìa các tà kiến; tu tập vô sanh bất khởi pháp nhẫn; ngộ nhập không có ngã và không có hữu tình; không chống đối với lý nhân duyên; không tranh cải, không sanh dị luận; tách rời ngã và ngã sở không bị lệ thuộc; căn cứ theo nghĩa mà không căn cứ nơi văn từ; y theo trí không y theo thức; y theo liễu nghĩa đã được nói trong khế kinh, tuyệt đối không y theo lời nói bất liễu nghĩa thuộc kinh điển thế tục rồi sanh chấp trước; y theo tánh mà không y theo sự thấy có sở đắc của Bổ đặc già la. Theo tánh tướng đó mà giác ngộ hiểu các pháp, nhập vào Vô tạng nhiếp, diệt A lại da, trừ khử vô minh cho đến lão tử; dứt trừ sầu bi khổ não; quán sát mười hai nhân duyên ấy không chỗ cùng tận hay chỗ phát sanh; nguyện các hữu tình lìa bỏ các kiến thú. Đó là cúng dường pháp tối thượng.

Bấy giờ, Phật dạy Thiên Đế:

- Được nghe Phật Dược Vương nói sự cúng dường pháp rất là tối thượng ấy, vương tử Nguyệt Cái đắc được Thuận pháp nhẫn và liền cởi áo báu với những đồ trang sức dâng cúng dường Dược Vương Như Lai và thưa rằng: “ Bạch Thế Tôn! Sau khi Phật Bát Niết bàn, con nguyện giữ gìn chánh pháp, thực hành cúng dường pháp để giữ gìn chánh pháp. Cúi xin Như Lai dùng sức thần lực thương xót gia hộ con chiến thắng bọn ma khó chiến thắng mà giữ gìn chánh pháp tu hạnh Bồ tát”.

Biết tâm ý tăng thượng của Nguyệt Cái, Dược Vương Như Lai liền thọ ký:

- Sau khi Như Lai Niết bàn, ông sẽ giừ gìn thành lũy chánh pháp.

……..

Phật dạy Thiên Đế:

Nguyệt Cái hộ pháp thuở ấy đâu phải người nào mà chính là thân ta ấy.

Thiên Đế nên biết! Ta nói tất cả sự thiết bày cúng dường chư Phật, thì cúng dường pháp là tối tôn, tôi thắng, tối thượng, tối diệu, là vô thượng. Cho nên Thiên Đế muốn được cúng dường Phật thì hãy cúng dường Pháp, không cúng bằng tài vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 48)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 164)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 216)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 410)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 311)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 338)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 387)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 623)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 680)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 641)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 687)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 601)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 546)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 594)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 686)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 702)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 800)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 598)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 494)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 575)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 670)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 590)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 591)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 695)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 712)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 704)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 769)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 795)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 770)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 962)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 829)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1391)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 914)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1080)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 832)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1063)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 994)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 981)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1122)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1403)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1752)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 972)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1161)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 972)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 827)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 950)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 973)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1395)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1145)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1175)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 925)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1070)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1523)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1399)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1393)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 981)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1376)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1290)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1213)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant