Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Khảo Về Thân Trung Ấm

06 Tháng Sáu 201617:33(Xem: 7929)
Khảo Về Thân Trung Ấm

KHẢO VỀ THÂN TRUNG ẤM

Chúc Phú

Khảo Về Thân Trung Ấm


Này Ānanda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt1.


Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế. Trường hợp Tỳ-kheo Sāti, hiểu sai về sự vận hành của thức2, Tỳ-kheo Ariṭṭha hiểu sai về pháp3… là những ví dụ tiêu biểu.

Xem ra, không phải đợi đến khi Đức Phật nhập Niết-bàn thì những ngộ nhận về giáo pháp mới xuất hiện; mà trên thực tế, những hiều lầm, những tranh luận về giáo pháp có thể xuất hiện ở bất kỳ thời đại nào. Ở đây, việc tranh luận về thân trung ấm là một trường hợp tương tự như vậy.

Xét về thời gian, tranh luận về thân trung ấm không những đã manh nha và diễn ra sôi nổi ở thời kỳ Phật giáo bộ phái, mà còn xuất hiện trong thời hiện đại. Do vậy, có thể nói rằng, tranh luận về thân trung ấm là cuộc tranh luậnthời gian dài kỷ lục: trên 2.000 năm.

Gần đây, trên một số diễn đàn Phật học, đã có những quan điểm cho rằng không có thân trung ấm. Trên tinh thần đối thoại và cầu thị, bằng tư liệu kinh văn của cả hai truyền thống (Hán Tạng và Nikāya), chúng tôi nghiêm túc khẳng định rằng, có thân trung ấm.

Theo khảo cứu của chúng tôi, nội dung về thân trung ấm, và nghĩa tương đương của khái niệm này, đã được Đức Phật chỉ rõ trong nhiều bản kinh. Chuyên khảo sau đây sẽ làm sáng tỏ việc đó.

Những bằng chứng xác thực về thân trung ấm trong kinh điển

Theo kinh tạng Nikāya, thân trung ấm có nhiều tên gọi như hương ấm, trung ấm (Gandhabba); chúng sanh chờ thọ sanh (Sambhavesī). Theo kinh điển Hán tạng, thân trung ấm nhằm chỉ cho thức thân của con người trong khoảng thời gian từ sau khi chết đến lúc được đầu thai kiếp sau4

Về tư liệu Nikāya, từ Gandhabba được Từ điển Phật học nhân xưng Pāli (Buddhist Dictionary of Pāli Proper Names) giải thích:

Gandhabba ở đây mang nghĩa tatrūpakasatta - tasmim okāse nibbattanako satto, tức là, một chúng sinh thích hợp, và sẵn sàng được sinh ra với cha mẹnhân duyên với chúng sanh ấy. Các tác phẩm chú giải thường viết tắt từ này là Gantabba5.

Kế đến, từ Sambhavesī, được tự điển Pāli của ngài A.P. Buddhadatta Mahāthera giải thíchone who is seeking birth6. Cụm từ Sambhavesī được các nhà dịch kinh điển Pāli như bà Rhys Davids dịch: (being)… that seek to become; Tỳ-kheo Thanissaro dịch là: (being)… search of a place to be born. Cụm từ Sambhavesī  cũng được Hòa thượng Bửu Chơn trong từ điển Pāli-Việt dịch là: Người đang tìm nơi thọ sinhNgười được sử dụng ở đây tương đương với nghĩa chúng sanh, và đang đi tìm nơi thọ sanh, tức là một chúng sanh trung gian. Ở nghĩa nàySambhavesī tương đương thân trung ấm.

Từ những gợi mở làm cơ sở ban đầu này, chúng tôi đã khảo sát kinh tạng Nikāya, nhằm tìm kiếm những bài kinhliên quan đến thân trung ấm.

1 - Trong kinh tạng Nikāya

- Kinh Trung bộ

Trong Đại kinh Đoạn tận ái, số 38, Đức Phật đã xác quyết rằng: này các Tỳ-kheo, khi nào cha mẹ có giao hợp, và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm (Gandhabba) có hiện tiền; có ba sự hòa hợp như vậy, thì bào thai mới thành hình7. Đây là bằng chứng thứ nhất.

Tiếp theo, trong kinh Assalāyana, số 93, trong khi mô tả đoạn hội thoại giữa ẩn sĩ Asiata Devala cùng với bảy vị ẩn sĩ Bà-la-môn, sự hiện diện của thân trung ấm hết sức rõ ràng:

- Chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết nhập thai là như thế nào?

- Thưa Tôn giả, chúng con biết nhập thai như thế này. Ở đây, mẹ cha phải giao hợp, người mẹ phải trong thời (có thể thọ sanh), hương ấm (Gandhabha) phải hiện hữu, ba sự như vậy có hòa hợp, nhập thai mới thành tựu.

- Chư Tôn giả, chư Tôn giả có biết hương ấm ấy là Khattiya, hay Bà-la-môn, hay Vessa, hay Sudda?

- Thưa Tôn giả, chúng tôi không biết hương ấm ấy là Khattiya, hay Bà-la-môn, hay Vessa, hay Sudda8.

Từ đoạn kinh này cho thấy, đã có sự tồn tại của thân trung ấm mà với mắt thường của mình, bảy vị Bà-la-môn không thể phân định rạch ròi sự khác biệt về hương ấm của bốn giai cấp.

Bản kinh Assalāyana, số 93 thuộc kinh Trung bộ cũng là một cơ sở lý luận quan trọng trong tác phẩm Câu-xá luận, nhằm chứng minh rằng có thân trung ấm, với tên gọi kinh Chưởng mã tộc (掌馬族經)9 hay là Āśvalāyanasūtra (Phạn bản)10Luận Thành thật, quyển 3 cũng dùng bản kinh này để chứng minhthân trung ấm, với tên gọi là kinh A-thâu-la-da-na (阿輸羅耶那經)11. Tư liệu về bản kinh Assalāyana, số 93 trong kinh Trung bộ là bằng chứng thứ hai.

Kinh Chánh tri kiến, số 9 (Sammāditthi sutta), thuộc kinh Trung bộ, là một bài kinh do Tôn giả Xá Lợi Phất thuyết giảng về giáo lý 12 nhân duyên. Tư liệu về thân trung ấm liên quan đến một loại chúng sanh chuẩn bị được sanh ra (sambhavesīna). Kinh ghi: Chư hiền, có bốn loại thức ăn này, khiến các loài chúng sanh đã sanh được an trú hay các loài hữu tình sẽ sanh được hỗ trợ cho sanh. Nguyên bản Pāli: Cattāro me āvuso āhārā bhūtāna vā sattāna hitiyā sambhavesīna vā anuggahāya. Đây là bằng chứng thứ ba12.

- Kinh Tương ưng

Trong kinh Tương ưng, khi bàn về các loại thức ăn giúp cho chúng sanh tồn tại, Đức Phật đã nhiều lần đề cập đến một dạng chúng sanh sắp được sanh ra, hoặc chưa được sanh ra. Nguyên ngữ Pāli ghi là sambhavesī, hoặcanuppanno. Các đoạn kinh sau đây sẽ chứng minh điều ấy:

Kinh Các loại đồ ăn (S.ii.11).

Này các Tỳ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh13 (sambhavesīna). Đây là bằng chứng thứ tư.

Kinh Moliya Phag guna (S.ii.12).

Này các Tỳ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh14. (sambhavesīna). Đây là bằng chứng thứ năm.

Kinh Thịt đứa con (S.ii.97).

Này các Tỳ-kheo, có bốn loại đồ ăn này đưa đến sự tồn tại, hay sự chấp thủ tái sanh cho các loài hữu tình hay chúng sanh15. (Cattāro me bhikkhave, āhārā bhūtānaṃ vā sattānaṃ ṭhitiyā sambhavesīnaṃ vā anuggahāya). Đây là bằng chứng thứ sáu.

Kinh Có tham (S.ii.101).

Này các Tỳ-kheo, có bốn loại đồ ăn đưa đến sự tồn tại hay sự chấp thủ tái sanh của các loài hữu tình hay các loài chúng sanh16Nguyên tác Pāli: Cattārome bhikkhave, āhārā bhūtāna vā sattāna hitiyā sambhavesīnavā anuggahāya. Đây là bằng chứng thứ bảy.

Kinh Luận nghị đường (S.iv.398).

Này Vaccha, trong khi một loài hữu tình quăng bỏ thân này và (anuppanno: chưa sanh - người viết chú) sanh vào một thân khác, này Vaccha, Ta tuyên bố rằng trong khi ấy chính ái (Taṇhā) là nhiên liệu (upādānaṃ)17. Nguyên tác Pāli: Yasmi kho vaccha samaye imañca kāya nikkhipati, satto ca aññatara kāya anuppanno hoti, tamaha tahūpādāna vadāmi. Tahāhissa vaccha tasmi samaye upādāna hotīti. Đây là bằng chứng thứ tám.

- Kinh Tiểu bộ

Tư liệu khả tín trong kinh Tiểu bộ là kinh Tập (Sutta Nipāta). Một trong những bài kinh trong kinh Tập, được các nước theo truyền thống Phật giáo Nam truyền thường trì tụng là kinh Từ bi (Metāsutta). Bài kinh này cũng xuất hiện trong Tiểu tụng18. Hai bài kệ sau trong kinh Từ bi đã chứng minh rằng, có một chúng sanh trung ấm:

Mong tất cả những ai,

Hữu tình có mạng sống,

Kẻ yếu hay kẻ mạnh,

Không bỏ sót một ai,

Kẻ dài hay kẻ lớn,

Trung, thấp, loài lớn, nhỏ.

Loài được thấy, không thấy,

Loài sống xa, không xa,

Các loài hiện đang sống,

Các loài sẽ được sanh

(sambhavesī)19,

Mong mọi loài chúng sanh

Sống hạnh phúc an lạc20.

Nguyên tác Pāli ghi là: Ye keci pāabhūtatthi./ Tasā vā thāvarā vā anavasesā./ Dīghā vā ye mahantā vā./ Majjhimā rassakā aukathūlā./ Diṭṭhā vā yeva adiṭṭhā./ Ye ca dūre vasanti avidūre./ Bhūtā vā sambhavesī vā./ Sabbe sattā bhavantu sukhi-tattā21.

Tình thương trong kinh Từ bi thật rộng lớn, bao hàm cả những dạng thức chúng sanh chưa được sanh ra. Và đây chính là bằng chứng thứ chín trong tư liệu Nikāya đề cập đến thân trung ấm.

Qua ba kinh Trung bộ, năm kinh Tương ưng và kinh Từ bi trong Tiểu bộ đã cung cấp 9 bằng chứng khẳng định rằng, kinh tạng Nikāya khẳng định có thân trung ấm. Dẫu rằng, trong bản dịch tiếng Việt có vài đoạn kinh cần được trau chuốt để câu văn sáng tỏ hơn; tuy nhiên, trong nguyên bản Pāli, các từ ngữ liên quan đến thân trung ấm được sử dụng chính xácrõ ràng.

2 - Trong kinh điển Hán tạng

Trong những nguồn tư liệu Nikāya đã dẫn ở trên, 3 bản kinh Trung bộ và 4 bản kinh Tương ưng đều có kinh tương đương trong Hán tạng. Để tiện việc khảo sát, chúng tôi không lặp lại những bản kinh này, mà xin lược trích một số bản kinh Hán tạng tiêu biểu.

- Kinh Trường A-hàm thập báo pháp

Đây là bản kinh do ngài An Thế Cao dịch vào thời Hán Hoàn Đế (漢桓帝:132-167). Nội dung bản kinh này đã đề cập đến trung hữu, là một trong 7 cõi. Bao gồm: 1. Bất khả hữu (cũng gọi là địa ngục hữu); 2. Súc sanh hữu; 3. Ngạ quỷ hữu; 4. Nhân hữu; 5. Thiên hữu; 6. Hành hữu (cũng gọi là nghiệp hữu); 7. Trung hữu22. Đây là bằng chứng thứ mười.

- Kinh Pháp cú thí dụ

Kinh Pháp cú thí dụ do hai ngài Pháp CựPháp Lập cùng dịch vào thời Tây Tấn (266-316). Kinh ghi: Phật dạy Đại vương: Thế gian có bốn việc không thể trốn tránh. Thế nào là bốn? Thứ nhất, tại thân trung ấm, không thể không thọ sanh. Thứ hai, một khi đã sanh, không thể không già lão. Thứ ba, một khi đã già, không thể không bệnh tật. Thứ tư, một khi có bệnh, không thể không chết23Đây là bằng chứng thứ 11.

- Kinh Tạp A-hàm

 Kinh Tạp A-hàm 50 quyển, do ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch tại chùa Kỳ Hoàn vào niên hiệu Nguyên Gia (424-453). Kinh ghi: Tại nước Ba-liên-phất, có Bà-la-môn tên là A Kỳ Ni Đạt Đa, thông đạt kinh luận Tỳ-đà. Bà-la-môn này sẽ cưới vợ, sau đó có chúng sanh trung ấm sẽ đến làm conLúc vào thai mẹ, người mẹ rất thích luận nghị cùng người24Đây là bằng chứng thứ 12.

- Kinh Đại bát Niết-bàn

Kinh Đại bát Niết-bàn có nhiều bản, chúng tôi sử dụng bản chữ Hán của ngài Đàm Vô Sấm (385-433). Kinh ghi:Thân ngũ ấm hiện tại diệt, thì thân trung ấm sanh. Thân ngũ ấm hiện tại chung cuộc chẳng biến thành thân trung ấm. Thân trung ấm chẳng phải tự sanh, cũng không phải từ nơi khác đến, nhưng do thân hiện tại mà có thân trung ấm. Như khuôn in vào đất sét, khuôn in tuy hoại mà đường nét thành. Danh từ tuy không sai nhưng tùy theo điều kiện mà mỗi mỗi sai khác. Do vậy nên nói, nhục nhãnThiên nhãn không thể nhìn thấy thân trung ấm25. Đây là bằng chứng thứ 13.

- Kinh Trung ấm

Kinh này do ngài Trúc Phật Niệm dịch. Ngài Trúc Phật Niệmtác giả và đồng tác giả của nhiều dịch phẩm nổi tiếng như kinh Trường A-hàmTứ phần luậtA-tỳ-đàm Bát kiền độ luận… và là dịch giả bản kinh Trung ấm vào niên hiệu Hoằng Thủy năm thứ nhất (399)26.  Kinh ghi: Bấy giờ Thế Tôn, tự nội quán sát, thân trung ấm này, hình chất vi tế, riêng Phật Thế Tôn, mới thấy rõ được. Cho dù chúng sanh, ở bậc hữu học, hay bậc vô học, nhất trụ nhị trụ, cho đến cửu trụ, cũng không thể thấy, được cảnh giới kia27. Đây là bằng chứng thứ 14.

- Kinh Đại Bảo Tích

 Kinh Đại Bảo Tích gồm 120 quyển do ngài Bồ Đề Lưu Chí và nhiều tác giả cùng phiên dịch vào thời nhà Đường, từ niên hiệu Thần Long năm thứ hai (706) đến niên hiệu Tiên Thiên năm thứ hai (713) thì hoàn thành28. Đoạn kinh liên quan đến thân trung ấm được dẫn dưới đây do ngài Nghĩa Tịnh dịch. Kinh ghi:  Thế nào được gọi là thọ sanh vào thai mẹ? Đó là khi cha mẹ khởi lòng ái nhiễm và cùng làm chuyện nam nữ, người mẹ sung mãn, nguyệt kỳ đến thời và trung ấm hiện tiền. Nên biết khi ấy được gọi là thọ sanh29Đây là bằng chứng thứ 15.

Như vậy, qua 15 nguồn tư liệu kinh điển khả tín, từ Nikāya cho đến Hán tạng, đã cung cấp những bằng chứng sinh động, chứng minh cho sự hiện hữu của một dạng thức chúng sanh được gọi là trung ấm, hoặc tên gọi tương đương.

Với người học Phật nói chung, kinh điển được xem là tài liệu nguồn, còn các tác phẩm luận giải dù ở truyền thống nào, chỉ là sự quảng diễn nghĩakinh điển. Trong tiến trình học Phật, nếu không y cứ, không kiểm chứng, cũng như không tin vào kinh điển sau khi đối soát, thì chưa thể xem đó là người học Phật đúng nghĩa.

Biện giải những vấn đề liên quan đến thân trung ấm

Thân trung ấm là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận giữa các bộ phái Phật giáo trong lịch sử. Nội dung của nhiều bộ luận giải trong Hán tạng đã chuyên chở một phần những cuộc tranh luận này30. Và, một trong những điểm tranh luận về thân trung ấm vẫn còn xuất hiện trong thời đại hôm nay, chính là quan niệm về “thân” trong thân trung ấm.

1 - Quan niệm về “thân” và thực chất của thân trung ấm

Thân ở đây chính là thân thể đầy đủ của một chúng sanh với tên gọi là trung ấm. Trung ấm là một chúng sanh tồn tại trong khoảng thời gian sau khi chết và trước khi sanh ra. Trong thời gian tồn tại đó, chúng được xem là một chúng sanh với căn thân tương ứng.

Như ở phần đầu đã xác tín, từ sambhavesī trong kinh tạng Nikāya đã hàm nghĩa là một chúng sanh. Một chúng sanh theo quan điểm của Phật giáo thì bao gồm năm uẩn, và một uẩn thì chưa được gọi là chúng sanh.

Ở đây, cần phân biệt giữa chữ uẩn (khandha) và chúng sanh (bhava)31. Một uẩn chỉ là một phần của chúng sanh. Từ điển Pāli cũng xác quyết rằng, khandhalà một phần của cơ thể32.

Như vậy, đã gọi là chúng sanh thì phải có thân ngũ ấm, dù đó là thân trung ấm cũng phải hội đủ điều kiện này.

Thực ra, trong một số bản kinh Hán tạng được dịch ở thời kỳ đầu, khi đề cập đến thân trung ấm, các nhà dịch kinh thường dịch đầy đủ là trung ấm chúng sanh33 hoặc trung ấm ngũ ấm34. Điều đó cho thấy các nhà dịch kinh đã có sự cân nhắc, không bỏ sót chữ “thân” trong thân trung ấm.

Mặc dù trung ấm là một chúng sanh có căn thân, tuy nhiên do căn thân ấy rất nhỏ nhiệm, vi tế nên không phải ai cũng thấy được. Theo kinh Đại bát Niết-bàn, ngay cả bậc chứng được Thiên nhãn cũng không thể thấy được thân trung ấm35. Kinh Trung ấm cũng khẳng định điều tương tự và còn bổ sung thêm: Thân trung ấm này, hình chất vi tế, chỉ có Đức Phật, Như Lai Thế Tôn, mới thấy rõ được. Cho dù chúng sanh, ở bậc hữu học, hay bậc vô học, nhất trụ nhị trụ, cho đến cửu trụ, cũng không thể thấy, được cảnh giới kia36.

Với tính chất vi tế, nhỏ nhiệm, khó có thể nhìn thấy, nên đã góp phần hình thành nên một số quan điểm cho rằng, thân trung ấm không có thực. Điều này giống như quan điểm của các nhà vật lý thời kỳ đầu, đối với những cấu trúc vật chất mới được phát hiện của ngành vật lý lượng tử (quantum physics) ngày nay37.

Ở đây, do cấu trúc nhỏ nhiệm tinh tế, không dễ nhận ra, thế nên thực chất thân trung ấm là gì?

Theo luận Đại trí độ, quyển 90, khẳng định rằng, thân trung ấm chính là thức.

Luận ghi: Thức ở đây chính là năm uẩn trong giai đoạn trung ấm, vì năm uẩn này quá vi tế nên chỉ gọi là thức. Nếu thức không nhập thai thì thai không thành38, nếu như mọi thứ39 đều hòa hợp thì thai hình thành vậy40.

Cùng đề cập đến thức và thân trung ấm, luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa cho rằng, thân của các trung hữu (trung ấm) từ ý sinh, vì nhân nơi hành của ý, nên gọi là ý thành41.

Trong kinh tạng Nikāya đã ghi nhận một câu chuyện có nội dung đặc dị, thuyết minh thêm về trường hợp thân do ý sanh ra:

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambī, tại khu vườn Ghosita. Lúc bấy giờ Kakudha, người Koliya, là thị giả của Tôn giả Mahāmoggallāna vừa mệnh chung và sanh ra với một thân do ý tạo42, thân ấy với tự thể có được (to rộng) ví như hai hay ba thửa ruộng làng ở Magadha. Vị ấy, với tự thể như vậy, không làm cho tự mình hay làm cho người khác bị bệnh43. Tư liệu tương tự cũng được tìm thấy trong kinh Tạp A-hàmPhật dạy Bà-sa: Chúng sanh mạng chung ở nơi này, nương ý sanh thân, sanh ra nơi khác. Ngay khi ấy, nhân ái mà thủ, nhân ái mà trụ, nên nói là hữu dư44.

 Xem ra, quan điểm thân do ý sanh ra của luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa cũng được xây dựngtriển khai trên nền tảng kinh điển.

Cần lưu ý rằng, trong một số kinh điểnluận tạng thời kỳ đầu, phần lớn chưa có sự phân định rạch ròi về ba khái niệm như tâmý và thức. Cho nên khi gọi là ý thành cũng được hiểu là thức.

Như vậy, thân trung ấm chỉ là tên gọi khác của thức, vậy thực chất đó là thức nào trong vô số danh xưng về thức?

Trong kinh Bất động lợi ích, số 106, thuộc Trung bộ, đã có một câu kinh quan trọng liên quan đến thức tái sanh. Kinh ghi: Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy (saṁvattanikaṁ viññāṇaṁ) có thể tùy theo đây đạt đến bất động45.

Theo ngài Piyadassi (1914-1998), thức diễn tiến savattanika viññāa cũng chính là vipāka-viññāa.Vipāka-viññāa  cái thức tiếp tục trôi chảy, tiếp tục nối liền, diễn tiến từ kiếp sống này đến một kiếp khác như là hậu quả (vipāka), cái thức diễn tiến sang kiếp sống kế tiếp46.  Khái niệm Vipāka-viññāa trong các bộ luận giải Nam truyền thường được dịch là quả thức.

Trong khi đó, danh từ vipāka-viññāa được các nhà nghiên cứu Phật học Bắc truyền dịch là Dị thục thức47Dị thục thức chính là tên gọi khác của thức A-lại-da. Theo quan điểm của Duy thức học, các tính chất của thức A-lại-da như hằng và chuyển48; nhất thiết chủng49; khứ hậu lai tiên50 phần lớn trùng hợp với tính chất và sự vận hành của thức diễn tiến (savattanika viññāa). Tác phẩm Phiên dịch danh nghĩa tập, quyển sáu, cũng khẳng định rằng, thân trung ấm cũng chính là đệ bát thức A-lại-da51.

Đây cũng là điều được ngài Piyadassi trong tác phẩm The Spectrum of Buddhism khẳng định: Yếu tố thứ ba, gandhaba, chỉ đơn giản là một thuật ngữ nhằm chỉ cho viññāa, thức, hay paisandhi-viññāa, thức-nối-liền, hay samvattanika-viññāa, thức-tái-sanh52. Nói như ngài Wijesekera, thì thân trung ấm là biểu hiện cho một trạng thái đặc biệt của ý thức trong vòng luân hồi53. Và, chúng tôi cũng bổ sung thêm rằng, gandhaba, hay thân trung ấm cũng là một tên gọi khác của đệ bát thức A-lại-da.

2 - Quan niệm về thời gian tồn tạitính chất của thân trung ấm

a) Thời gian tồn tại của thân trung ấm

Quan tâm đến đời sống của chúng sanh sau khi từ bỏ thân người cũng được Đức Phật dành nhiều sự quan tâm. Trong kinh Xà-ni-sa số 18, thuộc Trường bộ, ghi lại rằng:

Lúc bấy giờ, Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã sống, đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh như bộ lạc Kāsi (Ca-thi), Kosala (Câu-tát-la), Vajjī (Bạt-kỳ), Mallā (Mạt-la), Ceti (Chi-đề), Vasa (Bạt-sa), Kuru (Câu-lâu), Pañcāla (Ban-giá-la), Maccha (Bà-sá-la) Sūrasena (Mậu-ba-tây-na):

- Vị này sanh ra tại chỗ này! Vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nādikā, đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ tận diệt khổ đau. Hơn năm trăm vị Nādikā đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử đã được diệt trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh giác54.

Với tuệ nhãn siêu việt của mình, Đức Phật đã nhìn thấy những sự kiệnchúng sanh không thể thấy. Ngay như vua Bimbisāra, sau khi mệnh chung liền hóa sanh làm thiên tử,  thuộc dòng họ vua Vessavaṇa (Tỳ-sa-môn Thiên vương), đã đến thỉnh vấn Đức Thế Tôn với nhan sắc thật phi thường55. Tương tự, thiện tín Anāthapiṇḍika, sau khi mệnh chung được sanh làm thiên tử và trong đêm đã diện kiến đức Thế Tôn với ánh sáng chói lòa, chiếu sáng cả tinh xá Jetavana56.

Trong tất cả những trường hợp tái sanh vừa nêu, không có trường hợp nào được ghi nhận chính xác về quãng thời gian từ mệnh chung đến lúc tái sanh.

Do vậy, vấn đề thời gian thọ thân trung ấm trong bao lâu cũng là một vấn đề tạo nên nhiều sự tranh cãi. Mặc dù vậy, với những khái niệm liên quan đến thời gian tuyến tính như trước, sau, hiện tại, sát-na tâm… được phần lớn các bộ phái Phật giáo đề cập, đã đồng thời ghi nhận về từng quãng thời gian, dù nhỏ nhất, trong tiến trình thọ sanh.

Ngay như trường hợp Đề Bà Đạt Đa, bị đọa thẳng vào địa ngục do tội lỗi quá nặng, thì luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa cũng cho rằng thời gian đọa lạc tuy nhanh, nhưng phải trải qua thân trung ấm. Luận ghi: Tỳ-nại-da nói: Ma La Độ Sử, Dược Xoa Già Tru, Đề Bà Đạt Đa, Tỳ Lư Trạch Ca đều từ nơi thân này rơi vào trong đại địa ngục vô gián, thọ nhận các thứ khổ dữ dội. Hỏi: Những kẻ ấy có thọ thân trung hữu không? Đáp: Thọ thân trung hữu, nhưng do quá mau chóng nên khó có thể nhận biết. Tức nêu thuyết: Nơi một sát-na đầu, uẩn của tử hữu diệt, uẩn của trung hữu sinh. Một sát-na sau, uẩn của trung hữu diệt, uẩn của sinh hữu sinh. Do sự mau chóng ấy, nên khó có thể nhận biết57. Với những khảo sát hiện tại, đã cho thấy, có nhiều quan điểm khác nhau về thời gian tồn tại của thân trung ấm.

Kinh Trung ấm cho rằng: chúng sanh trung ấm thọ mạng bảy ngày58.

Luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa cũng khẳng định điều tương tựTrung hữu dừng lại tối đa trải qua bảy ngày, vì thân ốm yếu, nên không thể lâu hơn59.

Luận Du-già-sư-địa giải thíchthân trung hữu này, nếu chưa có được nhân duyên, thì được trụ tối đa là bảy ngày. Nếu có được nhân duyên sinh thì thời gian trụ không nhất định. Quá bảy ngày, nếu vẫn chưa có được nhân duyên sinh thì chết đi rồi sinh lại, được trụ tối đa là bảy ngày. Như thế, lần lượt, nếu chưa có nhân duyên sinh, thì được trụ nơi bảy lần bảy ngày, từ đấy về sau quyết định có được nhân duyên sinh.

Lại nữa, thân trung hữu này quá bảy ngày chết rồi, hoặc tức ở nơi loài ấy sinh, hoặc do nghiệp khác có thể chuyển đổi, nên chủng tử của trung hữu chuyển đổi, bèn sinh vào loài khác60.

Trong hai luận giải này, khẳng định trong luận Du-già-sư-địa tương tự như câu kinh Đại duyên, số 15, thuộcTrường bộNày Ānanda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không? - Bạch Thế Tôn, không61! Câu trả lời của ngài Ānanda sau đó được Đức Thế Tôn xác chứng.

Như vậy, trong vấn đề thời gian tồn tại của thân trung ấm, theo kinh điển thì bảy ngày và theo các bộ luận giải thì 49 ngày, và đây cũng là thời gian theo hệ quy chiếu ở cõi người, xét theo ngữ cảnh.

b) Tính chất của thân trung ấm

Thân trung ấm này có nguồn gốc từ thân ngũ ấm trước đó. Điều này, kinh Đại bát Niết-bàn đã chỉ rõ: thân ngũ ấm hiện tại diệt, thì thân trung ấm sanh. Thân ngũ ấm hiện tại chung cuộc chẳng biến thành thân trung ấm. Thân trung ấm chẳng phải tự sinh, cũng không phải từ nơi khác đến, nhưng do thân hiện tại mà có thân trung ấm. Như khuôn in vào đất sét, khuôn in tuy hoại mà đường nét thành. Danh từ tuy không sai nhưng tùy theo điều kiện mà mỗi mỗi sai khác.62

Thân trung ấm chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, tính chất tiếp nối kế tục là một trong những đặc thù của thân trung ấm. Điều này, trong kinh Pháp cú thí dụ đã khẳng định: tại thân trung ấm, không thể không thọ sanh63. Ngay khoảnh khắc thọ sanh đó, thân trung ấm liền diệt để sanh thân ngũ ấm sau.

Kinh Đại bát Niết-bàn tiếp tục giải thíchKhi cha mẹ gặp gỡ giao hội, tùy theo nhân duyên của nghiệp mà hướng đến chỗ thọ sanh. Đối với mẹ khởi lòng ái nhiễm, đối với cha sanh lòng sân hận. Lúc tinh cha xuất thì cho là của mình, thấy vậy nên sanh tâm vui mừng. Do nhân duyên của ba thứ phiền não này, thân trung ấm diệt mà sanh thân ngũ ấm sau. Như ấn sáp in vào đất sét, ấn hoại thì văn thành64. Luận Đại trí độ cũng ghi nhận rằng: Xả thân trung ấm, thọ thân ngũ ấm65. Luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa cũng ghi nhận điều tương tựCác uẩn của trung hữu liền diệt, uẩn của sinh hữu sinh ra, gọi là kiết sinh xong66. Nói cách khác, thời điểm chúng sanh thọ sanh cũng là thời điểm kết thúc thời gian tồn tại của thân trung ấm. Và như vậy, thân trung ấm không tồn tại thường hằng.

Khi Đức Phật xác quyết rằng: Ý chịu sự biến hoại. Các pháp chịu sự biến hoại67. Điều đó cho thấy tính chất vô thường là nguyên lý chung tác động đến mọi sự vật hiện tượng, kể cả thân trung ấm.

Mặt khác, như phần trên đã chứng minh, thân trung ấm chỉ là tên gọi khác chỉ cho thức diễn tiến hay thức A-lại-da. Tính chất căn bản của thức là do duyên khởi; không có duyên thì thức không hiện khởi68. Trong khi đó, thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sanh chủng, lấy hành làm nguyên nhân69Nếu như hành diệt thì thức sẽ diệt. Và do vậy, thức hay thân trung ấm vô ngã.

Như vậy, vô thườngvô ngã là hai tính chất đặc hữu của thân trung ấm.

Nhận định

Trong kinh Sisapā, Đức Phật đã dạy rằng, những điều Ngài thắng tri nhiều như lá trong rừng và những điều Ngài đã dạy chỉ như lá trong tay70.

Về vấn đề thân trung ấm, mặc dù Ngài đã thắng tri và đã đề cập nhiều lần trong kinh điển; tuy nhiên, có thể do trách vụ giữ gìn, chuyển ngữ, luận giải kinh điển... không được đồng bộ, có thể do quan điểm riêng của từng bộ phái Phật giáo, nên đã tạo ra những cách nhìn sai khác về trường hợp này.

Với những đối khảo ở trên, đã chỉ ra rằng, thân trung ấm chỉ là một cách thức biểu đạt khác về thức diễn tiến(savattanika viññāa - theo kinh Bất động lợi ích, số 106, Trung bộ), hay thức A-lại-da. Đây là một bằng chứng khả tín về tính thống nhất trong quan điểm giáo lý, giữa các truyền thống Phật giáo.

Cần phải thấy, giáo pháp của Đức Phật chỉ thuần một vị. Để tính thuần nhất và thống nhất của giáo pháp được bộc lộ ra, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung tay từ nhiều phía và nhiều người. 

 Chúc Phú

_____________________

(1) Kinh Tăng chi bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.254-255.

(2) Kinh Trung bộ, Đại kinh đoạn tận ái, số 38, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.317.

(3) Kinh Trung bộkinh Ví dụ con rắn, số 22, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.173

(4) Phật Quang Đại từ điển, Thích Quảng Độ dịch, tập 6, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, 2000, tr.6406.

(5) Malalasekera, G.P. Buddhist Dictionary of Pāli Proper Names. Vol 1. London: Luzac & Company Ltd., 1960, p. 746. Cf: Gandhabba means tatrūpakasatta - tasmim okāse nibbattanako satto - meaning a being fit and ready to be born to the parents concerned. The Tīkā says that the word stands for gantabba.

(6) A.P. Buddhadatta Mahāthera, Consice Pāli-English Dictionary. University of Ceylon, 1949, p.287.

(7) Kinh Trung bộ, Đại kinh đoạn tận áisố 38, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.328.

(8) Kinh Trung bộ, kinh Assalayana, số 93, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr. 194-195.

(9) 大正藏第 29 冊 No. 1558 阿毘達磨俱舍論, 卷第八, 掌馬族經.

(10) Luận Câu-xá, chương 3, Phân biệt giới, Đạo Sinh dịch.

(11) 大正藏第 32 冊 No. 1646 成實論, 成實論卷第三有中陰品第二十四,阿輸羅耶那經.

(12) Kinh Trung bộ, kinh Chánh tri kiến, số 9, tập 1,  HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.76.

(13) Kinh Tương ưng bộtập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 381.

(14) Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 382.

(15) Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 457.

(16) Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 459.

(17) Kinh Tương ưng bộtập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr. 430.

(18) Kinh Tiểu bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 20115, tr.35-37.

(19) Sutta-Nipāta, New Edition by Dines Andersen and Helmer Smith. London: Published for the Pāli Text Society by Geoffrey Cumberlege, Oxford University Press, 1948, p. 26.

(20) Kinh Tiểu bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 20115, tr.358-359.

(21) Sutta-Nipāta, New Edition by Dines Andersen and Helmer Smith. London: Published for the Pāli Text Society by Geoffrey Cumberlege, Oxford University Press, 1948, p.25-26.

(22) 大正藏第 55 冊 No. 2145 出三藏記集, 卷第二, 十報經二卷(舊錄云長阿含十報法).

(23) 大正藏第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經, 卷第一, 無常品第一. Nguyên văn: 佛告大王:人有四事, 不可得離. 何謂為四? 一者在中陰中, 不得不受生. 二者已生, 不得不受老. 三者已老, 不得不受病. 四者已病, 不得不受死.

(24) 大正藏第 02 冊 No. 0099 雜阿含經, 卷第二十五, (六四〇). Nguyên văn: 巴連弗國, 於彼國當有婆羅門, 名曰阿耆尼達多, 通達比陀經論, 彼婆羅門當納妻. 彼時, 中陰眾生當來與其作子, 入母胎中時, 彼母欲與人論議.

(25) 大正藏第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第二十九, 師子吼菩薩品第十一之三. Nguyên văn: 現在陰滅, 中陰陰生, 是現在陰, 終不變為中陰五陰. 中陰五陰, 亦非自生, 不從餘來. 因現陰故, 生中陰陰, 如印印泥, 印壞文成. 名雖無差, 而時節各異. 是故我說中陰五陰, 非肉眼見, 天眼所見.

(26) 大正藏第 55 冊 No. 2145 出三藏記集, 卷第十五, 佛念法師傳第五.

(27) 大正藏第 12 冊 No. 0385 中陰經, 卷上, 如來五弘誓入中陰教化品第一. Nguyên văn: 爾時, 世尊內自思惟: 此中陰形極為微細, 唯佛, 世尊獨能覩見, 然此眾生——有學, 無學, 一住, 二住乃至九住——非彼境界所能覩見.

(28) 大正藏第 55 冊 No. 2154 開元釋教錄, 卷第九. Nguyên văn: 大寶積經一百二十卷(單重合譯神龍二年創首先天二年功畢).

(29) 大正藏第 11 冊 No. 0310 大寶積經, 卷第五十六, 佛說入胎藏會第十四之一. Nguyên văn: 云何受生入母胎中? 若父母染心共為婬愛, 其母腹淨月期時至, 中蘊現前, 當知爾時名入母胎.

(30) Theo ghi nhận của chúng tôi, có 9 bộ luận trong Hán tạng đã đề cập đến thân trung ấm.

(31) M.Monier-Williams. A Sanskrit English Dictionary. Springfield, VA: Nataraj Books, 2014. p.748.

(32) A.P. Buddhadatta Mahāthera, Consice Pāli-English Dictionary. University of Ceylon, 1949, p.108. Cf: the trunk of the body.

(33) 大正藏第 02 冊 No. 0099 雜阿含經, 卷第二十五, (六四〇).

(34) 大正藏第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第二十九, 師子吼菩薩品第十一之三.

(35) 大正藏第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第二十九, 師子吼菩薩品第十一之三. Nguyên văn: 是故我說中陰五陰, 非肉眼見, 天眼所見.

(36) 大正藏第 12 冊 No. 0385 中陰經, 卷上, 如來五弘誓入中陰教化品第一. Nguyên văn: 此中陰形極為微細, 唯佛, 世尊獨能覩見, 然此眾生——有學, 無學, 一住, 二住乃至九住——非彼境界所能覩見.

(37) Các cấu trúc vật chất hạ nguyên tử như hạt boson higgs, hạt quark, hạt pentaquark…

(38) Nếu thức không nhập thai thì thai không thành. Khẳng định này trong Luận Đại trí độ tương tư như câu kinh Đại duyên,số 15, thuộc Trường bộ: Này Ananda, nếu thức không đi vào trong bụng của người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không? - Bạch Thế Tôn, không!

(39) Mọi thứ ở đây chính là: tinh cha, huyết mẹ và thức trung ấm. Đoạn văn ở phía trước đã đề cập.

(40) 大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論,卷第九十. Nguyên văn: “識” 名 “中陰中五眾”, 是五眾細故, 但名為 “識”. 若識不入而胎成者, 如一切和合時, 皆應成胎.

(41) A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận, Nguyên Huệ dịch, tập 3, NXB.Hồng Đức, 2014, tr.611.

(42) Nguyên tác Pāli ghi là: Manomayaṃ. Tác phẩm Nhất thiết kinh âm nghĩa, quyển 20, do ngài Tuệ Lâm soạn vào niên hiệu Nguyên Hòa năm thứ 2 (807), phiên âm và giải thíchMa-nô-mạt-da, Trung Hoa dịch là thân do ý sanh (摩奴末耶此云意生身).

(43) Kinh Tăng chi bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.716.

(44) 大正藏第 02 冊 No. 0099 雜阿含經, 卷第三十四,九五七. Nguyên văn: 佛告婆蹉: “眾生於此處命終, 乘意生身生於餘處, 當於爾時, 因愛故取, 因愛而住, 故說有餘”.

(45) Kinh Trung bộ, Bất động lợi ích, số 106, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.320.

(46) Piyadassi Māhathera, The Spectrum of Buddhism, Jivinda de Silva, 1991. The Corporate Body of The Buddha Educational Foundation, Reprinted, p. 180. Cf: this vipāka-viññāa is referred to as the samvattanika-viññāa, the consciousness that goes on, that links on, that proceeds from one life to another as vipāka, the consciousness that evolves into the next life.

(47) Phật Quang Đại từ điển, Thích Quảng Độ dịch, tập 1, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, 2000, tr.1258.

(48) 大正藏第 31 冊 No. 1585 成唯識論, 卷第二. Nguyên văn: 恒轉如瀑流.

(49) Nhất thiết chủng thức: thức này chứa đựng hết thảy mọi hạt giống. Nghĩa này tương tự như kinh Tăng chi: Nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Xem, kinh Tăng chi bộtập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.254-255

(50) 大正藏第 45 冊 No. 1865 八識規矩補註, 卷下, 去後來先作主公.

(51) Phiên dịch danh nghĩa tập gồm 7 quyển, do Đại sư Phổ Nhuận, tên là Pháp Vân, tự là Thiên Thụy biên soạn vào niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1162) thời Nam Tống. Xem, 大正藏第 54 冊 No. 2131 翻譯名義集, 六, 阿陀那. Nguyên văn: 即有情於中有身臨末位. 第八識初一念受生時. 有執取結生相續義.

(52) Piyadassi Mahāthera, The Spectrum of Buddhism, Jivinda de Silva, 1991. The Corporate Body of The Buddha Educational Foundation, Reprinted, p.181. Cf: The third factor, gandhabba, is simply a term for the viññāṇa, or paṭisandhi-viññāṇa, or the samvattanika-viññāṇa, rebirth consciousness.

(53) Wijesekera, Vedic Gandharva and Pāli Gandhabba, University of Ceylon Review., 1945, Vol. III. No.1. p.95. Cf:Gandhabba: to denote a particular state of samsāric consciousness (viññāa).

(54) Kinh Trường bộ, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr.373.

(55) Kinh Trường bộ, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn Giáo, 2013, tr.377.

(56) Kinh Trung bộ, Giáo giới Cấp Cô Độcsố 143, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.605.

(57) A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận, Nguyên Huệ dịch, tập 3, NXB.Hồng Đức, 2014, tr.619.

(58) 大正藏第 12 冊 No. 0385 中陰經, 卷上, 如來五弘誓入中陰教化品第一. Nguyên văn: 中陰眾生壽命七日.

(59) A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận, Nguyên Huệ dịch, tập 3, NXB.Hồng Đức, 2014, tr.601.

(60) Luận Du-già-sư-địa, tập 1, Nguyên Huệ dịch, NXB.Hồng Đức, 2013, tr.32-33.

(61) Kinh Trường bộ, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr.269.

(62) 大正藏第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第二十九, 師子吼菩薩品第十一之三. Nguyên văn: 現在陰滅, 中陰陰生, 是現在陰, 終不變為中陰五陰. 中陰五陰, 亦非自生, 不從餘來. 因現陰故, 生中陰陰, 如印印泥, 印壞文成. 名雖無差, 而時節各異.

(63) 大正藏第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經, 卷第一, 無常品第一. Nguyên văn: 在中陰中, 不得不受生.

(64) 大正藏第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第二十九, 師子吼菩薩品第十一之三. Nguyên văn: 父母交會牉合之時, 隨業因緣向受生處, 於母生愛, 於父生瞋, 父精出時謂是己有, 見已心悅, 而生歡喜. 以是三種煩惱因緣, 中陰陰壞, 生後五陰, 如印印泥, 印壞文成.

(65) 大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論,卷第九十. Nguyên văn: 捨此中陰, 受生陰有

(66) A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận, Nguyên Huệ dịch, tập 3, NXB.Hồng Đức, 2014, tr.613.

(67) Kinh Tương ưng bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr.148.

(68) Kinh Trung bộ, Đại kinh đoạn tận áisố 38, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr. 317.

(69) Kinh Trung bộ, Đại kinh đoạn tận áisố 38, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr. 323.

(70) Kinh Tương ưng bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr.798.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9301)
Bốn cấp độ thiền định hay tứ thiền là bốn mức thiền khi hành giả thực hành thiền có thể đạt được.
(Xem: 6373)
Một bào thai sở dĩ có mặt trên cuộc đời này ngoài yếu tố chính là do cha mẹ sinh ra, còn là kết quả của một tiến trình không đơn giản.
(Xem: 5929)
Đạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân thế. Với sứ mạng thiêng liêng cao đẹp ấy, đạo Phật không xa lìa thực thể khổ đau của con người.
(Xem: 7442)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc
(Xem: 7267)
Người ta thường nói đạo Phật là đạo của từ bitrí tuệ. Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu khôngtừ bi thì không có đạo Phật.
(Xem: 5152)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
(Xem: 8024)
Theo Đức Phật, tất cả những vật hiện hữu đều biến chuyển không ngừng. Sự biến chuyển này thì vô thuỷ vô chung. Nguồn gốc của vũ trụ không do một Đấng Sáng tạo (Creator God) tạo ra.
(Xem: 5885)
Đức Phật đản sanh vào năm 624 trước Công nguyên. Theo lý giải của Phật Giáo Nam Tông thì Đức Phật sanh ngày Rằm tháng Tư Âm lịch.
(Xem: 9445)
Nếu bạn say mê đọc kinh Phật, ưa thích những phân tích kỹ càng về giáo điển, muốn tìm hiểu các chuyện xảy ra thời Đức Phật đi giảng dạy nơi này và nơi kia, hiển nhiên đây là một tác giả bạn không thể bỏ qua
(Xem: 7337)
Tánh Không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 7274)
Nguyên bản: Meditating while dying; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6144)
Ba Mươi Hai Cách ứng hiện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bởi vì Quan Thế Âm Bồ Tát đồng một Sức Từ với đức Phật Như Lai cho nên ngài ứng hiện ra 32 thân, vào các quốc độđộ thoát chúng sanh
(Xem: 5253)
Thể tánh của tâm là pháp giới thể tánh, bởi vì nếu không như vậy thì tâm không bao giờ có thể hiểu biết, chứng ngộ pháp giới thể tánh.
(Xem: 5800)
Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là một khái niệm thu hút nhiều sự quan tâm của học giới từ phương Tây cho đến phương Đông
(Xem: 5613)
Thuật ngữ pháp (dharma, có căn động tự là dhṛ có nghĩa là “duy trì, nắm giữ”; Pāli: dhamma; Tây Tạng: chos) mang nhiều ý nghĩa và ...
(Xem: 3928)
Trì danh là pháp tu Tịnh Độ phổ thông nhứt hiện nay. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, có Mười cách trì danh khác nhau
(Xem: 5632)
Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là vô thường sanh diệt không bền vững, như vậy thìthế gian cái gì có tạo tác có biến đổi đều là vô bền chắc.
(Xem: 4039)
Nguyên bản: Removing obstacles to a favorable death; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7453)
Mối liên hệ giữa hình thức sớm nhất của Phật giáo và những truyền thống khác mà chúng đã phát triển về sau là một vấn đề luôn tái diễn trong lịch sử tư tưởngPhật giáo.
(Xem: 5675)
Nghiệp và Luân hồi là hai ý niệm đã có trong Ấn độ giáo, được giảng giải trong các Kinh Veda và Upanishad vào khoảng 1500 năm trước CN.
(Xem: 21804)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 5564)
Mục tiêu cao cả của đạo Phật là dạy con người tu tập để thoát khổ, giác ngộgiải thoát.
(Xem: 6992)
Phật giáo du nhập Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI, sau đó trải qua thời kì Nara (710~785), thời kì Heian (794~1192) cho đến thời kì Kamakura (1192~1380), trước sau khoảng 700 năm, rồi phát sinh rất nhiều tông phái.
(Xem: 4984)
Tổ Quy Sơn dặn: “Nói ra lời nào phải liên hệ với kinh điển. Đàm luận gì, phải xét lại lời người xưa”.
(Xem: 6416)
Nhiều học giả phân vân là làm thế nào và tại sao những nhà Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika) đã hình thành nên khái niệm về một Đức Phật siêu việt...
(Xem: 5758)
Hoa Sen Diệu Phápgiáo pháp được thuyết giảng trong Kinh Pháp Hoa. Quang Trạch giải thích Diệu Pháp là nhân của đạo Nhất Thừa, là quả của đạo Nhất Thừa.
(Xem: 4971)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia.
(Xem: 7018)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
(Xem: 6008)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo.
(Xem: 5497)
Theo quan điểm của Đại hoàn thiện thì ánh sáng trong suốt hiển hiện một cách tự nhiên và được gọi là "hoàn-toàn-tốt"
(Xem: 5834)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật.
(Xem: 5958)
Y Kinh Kinh Cang Bát Nhã Ba La Mật: Đức Thế Tôn Như Lai hỏi ngài Tu Bồ Đề: Như Lainhục nhãn không? Ngài Tu Bồ Đề thưa:
(Xem: 6711)
Cuốn sách “Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm” được ra mắt cách đây 9 năm (2008), in lần thứ hai, ba và tư vào năm 2012, 2014 & 2016 tại Nhà xuất bản Phương Đông, và năm nay (2018) cũng tại NXB Hồng Đức
(Xem: 6397)
điều chắc chắn là làm người, ai cũng có ý thức về tội lỗi. Điều này là không đúng, điều này là không tốt, điều này là không đẹp.
(Xem: 6050)
Tựa đề của khảo luận này phát xuất từ tồn nghi của một pháp hữu trong khi dịch lại bản kinh Tập (Sutta Nipāta) ở văn hệ Nikāya.
(Xem: 6436)
Khái niệm ‘nghiệp’, thật ra, đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiện ở đời.
(Xem: 6099)
Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương lai sẽ ra sao? Câu hỏi chưa bao giờ được xếp lại. Khoa học lượng tử luôn tiên phong...
(Xem: 6315)
rong lịch sử tư tưởng Ấn-độ, thuyết Trung đạo đã mang lại cho tư tưởng giới đương thời một không khí hoạt bát[1].
(Xem: 5560)
Bản chất của ánh sáng trong suốt, mang tính cách nền tảng và rạng ngời, là cội nguồn tối hậu của tất cả mọi cấp bậc tri thức...
(Xem: 6872)
Chánh Pháp là gì? Phật Pháp được chia thành ba thời kỳthời Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, và thời Mạt Pháp.
(Xem: 4533)
Ông trị vì từ năm 269 TCN đến năm 232 TCN thuộc đời thứ 3 của triều đại Maurya. Đế chế của ông rộng lớn gần như tất cả tiểu lục địa Ấn Độ trãi dài từ Đông sang Tây.
(Xem: 7726)
Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy có 4 tướng: “Ngã – Nhân – Chúng Sanh – Thọ Giả”. Khi còn phàm phu, chấp thân này là thật là bền vững,
(Xem: 5973)
Đạo Phật đang phát triển rộng rãi đến nhiều tầng lớp. Rất nhiều các bậc tri thức, các nhà khoa học chân chính, đến cả những người ...
(Xem: 7231)
Kiếp sống của mỗi con người sinh ra ở thế giới Ta Bà này, dù thọ mạngdài hay ngắn, nhìn chung có thể phân chia làm nhiều giai đoạn.
(Xem: 7655)
Kể từ thời điểm Phật giáo khai sinh và nở hoa khắp mọi miềnthế giới, hễ mỗi khi nói đến hình ảnh một vị Phật xuất hiện trong tương lai,
(Xem: 5456)
Phép luyện tập thiền định được hỗ trợ bởi sự thực thi các hành động vị tha, các hành động đó đồng thời cũng được thúc đẩy bởi tình thương yêu và lòng từ bi.
(Xem: 5111)
Nếu đủ sức duy trì một cách đúng đắn sự nhận biết tâm thức thần bí nhất thì kết quả mang lại từ phép luyện tập đó sẽ trợ lực các bạn rất nhiều
(Xem: 5608)
Thời-không vũ trụ chứa hàng triệu, tỉ, hàng ức cho đến không máy móc nào đếm hằng hà sa số hành tinh như trái đất mới biết con ngườimột sinh thể gần như bằng không.
(Xem: 5471)
Trong các bài kinh thuộc hệ A Hàm hay kinh Đại Bát Niết Bàn v.v… Phật có nói đến địa ngục. Đề Bà Đạt Đa, Tì kheo Thiện Tinh, vua Lưu Ly v.v… đều đọa vào địa ngục ngay khi chết.
(Xem: 5472)
Xét về niên đại, bản kinh có mặt ở thời Hậu Hán (23-220), xuất hiện trong Cao Tăng Truyện quahành trạng của ngài Nhiếp-ma-đằng (攝摩騰)[2].
(Xem: 4956)
Thể dạng lắng sâu thường xuyên bên trong tâm thức thần bí nhất chỉ có thể thực hiện được với những người có một khả năng thật bén nhạy.
(Xem: 4236)
Bài viết này sẽ khảo sát một số thắc mắc thường gặp về Thiền Tông, hy vọng sẽ tiện dụng cho một số độc giả còn nhiều nghi vấn.
(Xem: 6002)
Thức Thứ Tám hay A Lại Ya là thức chủ trong 8 thức. Thức nầy có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ về nhiệm vụ của mình. Tựu chung thức nầy có 3 việc chính là: Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng.
(Xem: 5603)
Khi còn vướng mắc trong sự tạo tác triền miên của khái niệm, chẳng hạn như suy nghĩ về cái đúng, cái sai, v.v. , thì các bạn sẽ không thể nào bước vào con đường tu tập về
(Xem: 6240)
Học phái dịch thuật xưa của Phật giáo Tây Tạng đưa ra nhiều cách luyện tập dựa vào các phương pháp khác biệt nhau, gọi là các "cỗ xe"/thừa.
(Xem: 8488)
Thần tài trong Phật giáo, cụ thểPhật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.
(Xem: 5210)
Thời Đức Phật tại thế, Ấn Độít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được.
(Xem: 5754)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
(Xem: 7375)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant