Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Lời Mở Đầu Của Tỳ Kheo Bodhi

10 Tháng Chín 201619:24(Xem: 6943)
Lời Mở Đầu Của Tỳ Kheo Bodhi
LỜI  MỞ ĐẦU

CỦA TỲ KHEO BHIKKHU BODHI

bhikkhu-bodhi-enhanced


          Những bài thuyết giảng của Đức Phật được bảo tồn trong Kinh Tạng Pāli gọi là suttas (Kinh), theo tiếng Pāli (Nam Phạn) tương đương với từ sutras theo tiếng Sankrit ( Bắc Phạn). Mặc dù Kinh Tạng Pāli thuộc về một trường phái Phật giáo đặc thù - đó là truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, hay còn gọi là Thượng Tọa Bộ - điều này hoàn toàn không có nghĩa là những văn bản kinh điển này chỉ  thuộc về Phật giáo Nguyên Thủy . Những văn bản kinh điển này xuất phát từ thời kỳ đầu tiên của lịch sử văn học Phật giáo, một thời kỳ kéo dài khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi cộng đồng Phật giáo nguyên thủy phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau. Kinh Tạng Pāli  có nhiều phần tương đương với những trường phái Phật giáo cổ sơ nay đã bị xóa sổ, có những văn bản đôi khi cực kỳ giống với văn bản tiếng Pāli, chỉ khác phần lớn ở bối cảnh và sự sắp xếp, chứ không khác về những điểm giáo lý . Như vậy, những bài kinh, cùng với các văn bản tương đương, tạo thành những công trình ghi chép xưa cổ nhất về lời Phật dạy còn để lại cho chúng ta ; đó là những văn bản kinh điển gần sát với sự thật nhất về những gì Đức Phật lịch sử đã thực sự giảng dạy mà chúng ta có thể tìm thấy. Những bài giảng được tìm thấy trong các văn bản đó đã phục vụ như là điểm xuất phát, là nguồn gốc đầu tiên, cho tất cả những dòng suối giáo lý  và phương pháp hành trì của Đức Phật luân chuyển qua nhiều thế kỷ . Vì lý do đó, những kinh điển này đã tạo thành di sản chung của toàn bộ truyền thống Phật giáo, và Phật tử thuộc mọi truyền thống muốn tìm hiểu nguồn gốc giáo lý Phật giáo cần phải ưu tiên nghiên cứu học hỏi kinh tạng này thật sâu sát và cẩn trọng.

          Trong Kinh Tạng Pāli, những bài thuyết pháp của Đức Phật được gìn giữ theo từng tuyển tập gọi là Nikāyas. Hơn 20 năm qua, những bản dịch mới của bốn bộ Kinh Nikāya đã được in và phát hành bằng những ấn bản đẹp hấp dẫn với giá phải chăng. Nhà xuất bản Wisdom Publications đã đi tiên phong trong bước phát triển này từ năm 1987 khi họ xuất bản bản dịch “ Trường Bộ Kinh ( Digha Nikāya) của Maurice Walshe. Theo sau bước khởi đầu này, năm 1995, nhà xuất bản Wisdom cho ra đời bản dịch do tôi duyệt lại và ấn hành bản dịch viết tay “ Trung Bộ Kinh ”( Majjhima Nikāya) của Tỳ Kheo Ñāṇamoli, sau đó vào năm 2000 lại cho ra đời tiếp bản dịch mới của tôi về toàn bộ Tương Ưng Bộ Kinh ( Saṃyutta Nikāya).  Vào năm 1999, dưới dấu ấn của Quỹ Tín Thác Văn Học Cao Quý, AltaMira Press đã xuất bản một hợp tuyển kinh từ Tăng Chi Bộ Kinh (Aṅguttara Nikaya) do cố Đại Đức Nyanaponika và tôi phiên dịch. Hiện nay tôi đang tiến hành một bản dịch mới về toàn bộ Tăng Chi Bộ Kinh, dự định dành cho Wisdom Publications xuất bản trong loạt sách về Những Lời Phật Dạy .

          Nhiều độc giả đọc những dịch phẩm đồ sộ ấy đã nói với tôi rằng đối với họ các bản dịch mới đã mang lại sức sống cho kinh tạng, điều này làm tôi hài lòng. Tuy nhiên, những độc giả nhiệt tâm muốn tìm hiểu sâu vào đại dương của các bộ kinh Nikāya lại có vài ý kiến khác nữa.  Họ nói rằng trong lúc ngôn ngữ của các bản dịch mới giúp họ đọc hiểu kinh tạng dễ dàng hơn nhiều so với các bản dịch cũ, họ vẫn còn phải vất vả tìm kiếm một quan điểm để  từ đó có thể thấy  được cấu trúc tổng quát của các bài kinh,  một bố cục trong đó tất cả bài kinh có thể xếp đặt ăn khớp với nhau. Các bộ kinh Nikāya tự thân không giúp ích gì nhiều về phương diện này, vì sự sắp xếp của kinh hầu như là không theo một trật tự nào, với ngoại lệ đáng ghi nhậnTương Ưng Bộ Kinh, vì tập kinh này có cấu trúc sắp xếp theo chủ đề.

          Trong một loạt bài giảng tôi bắt đầu thực hiện liên tục tại Tu Viện Bodhi, thuộc tiểu bang New Jersey từ năm 2003, tôi soạn thảo một kế hoạch của riêng tôi để sắp xếp lại nội dung của Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikāya). Kế hoạch này khai mở thông điệp của Đức Phật theo một trình tự tiệm tiến, từ dễ đến khó, từ bước sơ đẳng đến trình độ thâm sâu. Suy nghĩ lại, tôi thấy kế hoạch này có thể áp dụng không những cho Trung Bộ Kinh, mà còn cho bốn bộ kinh Nikāya nói chung. Vì vậy, tập sách này sắp xếp lại các bài kinh được tuyển chọn từ bốn bộ kinh Nikāya, trình bày bố cục theo chủ đề và thứ tự tiệm tiến.

          Tập sách này nhắm đến hai đối tượng độc giả. Đối tượng thứ nhất là những người chưa quen thuộc với những bài thuyết pháp của Đức Phậtcảm thấy cần một sư giới thiệu có hệ thống. Đối với những độc giả ấy, bất cứ bộ kinh Nikāya nào cũng có vẻ không rõ ràng và khó hiểu. Cả bốn bộ kinh, thoạt nhìn có vẻ giống như một khu rừng rậm - rối rắm và gây hoang mang, đầy cả những thú hoang chưa hề biết – hay giống như một đại dươngmênh mông, đầy sóng giócản trở. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ phục vụ như một bản đồ giúp những độc giả ấy dò dẫm đường để ra khỏi khu rừng rậm của kinh điển, hay giống như một chiếc tàu vững chắc đưa họ vượt qua đại dương Phật pháp.

          Hạng độc giả thứ hai mà cuốn sách này nhắm đến là những người đã quen thuộc với kinh tạng, mà vẫn chưa biết làm thế nào để các bài kinh này có thể ăn khớp với nhau trong một tổng thể có thể hiểu được. Đối với những độc giả này, họ có thể hiểu được tự thân mỗi bài kinh, nhưng toàn tập kinh giống như những mảnh hình ghép của câu đố trải trên bàn. Một khi độc giả hiểu được bố cục của sách này, họ sẽ có một ý niệm rõ ràng về cấu trúc của lời Phật dạy. Rồi, chỉ cần suy nghĩ một chút, độc giả sẽ có thể xác định được vị trí của bất cứ bài kinh nào trong tòa nhà Phật pháp đồ sộ, dù bài kinh đó có được đưa vào hợp tuyển này hay không.

          Hợp tuyển này, hay bất cứ hợp tuyển kinh điển nào khác, tự nó không thể thay thế cho các bộ kinh Nikāya. Hy vọng của tôi có hai hướng, tương ứng với hai hạng độc giả mà tập sách này nhắm đến: một là những người mới làm quen với văn học Phật giáo Nguyên Thủy sẽ tìm thấy tập sách này giúp họ tăng thêm thích thú và khuyến khích họ tìm hiểu sâu hơn về các bộ kinh Nikaya; và hai là những độc giả đã có kinh nghiệm về các bộ kinh Nikaya khi đọc xong tập sách này sẽ có một hiểu biết tốt hơn về những bài kinh mà họ đã quen thuộc.

          Nếu hợp tuyển này còn nhắm đến một điểm nào khác, thì đó chỉ là chuyển tải  tầm vóc rộng lớn của trí tuệ  Đức Phật. Trong lúc Phật giáo Nguyên Thủy đôi lúc được mô tả như là một phương pháp tu tập để từ bỏ thế tục trước hết dành riêng cho những nhà tu hành khổ hạnh và những thiền giả, thật ra, những bài kinh xưa cổ của Kinh tạng Pali rõ ràng cho chúng ta thấy trí tuệlòng từ bi của Đức Phật đã vươn tới những khía cạnh  sâu thẳm của đời sống thế gian, cung cấp cho những người bình thường kim chỉ nam để hành xử đúng đắn và có tri kiến chơn chánh. Không phải chỉ là đức tin tôn giáo dành cho giới xuất gia cao thượng, Phật giáo cổ đại liên quan đến sự hợp tác giữa các gia chủtăng chúng trong những nhiệm vụ song hành là duy trì giáo pháp của Đức Phật và hỗ trợ lẫn nhau trong nỗ lực tiến lên trên con đường chấm dứt khổ đau. Để hoàn thành những nhiệm vụ ấy một cách đầy đủ ý nghĩa, Phật Pháp phải cung cấp cho đại chúng sự hướng dẫn, nguồn cảm hứng, niềm vui và nguồn an ủi sâu sắc và vô tận. Phật giáo sẽ không thể thực hiện điều này nếu không trực tiếp đáp ứng  những nỗ lực rất nghiêm túc của đại chúng muốn kết hợp nhiệm vụ  gia đìnhxã hội với nguyện vọng giác ngộ tối thượng.

          Hầu hết những bài kinh trong tập sách này được chọn lọc từ các ấn bản của bốn bộ kinh Nikāya như đã nêu trên. Hầu hết các bài kinh đều được duyệt lại, thường thì chỉ có vài thay đổi nhỏ, nhưng đôi lúc cũng có thay đổi lớn, cho phù hợp với sự thay đổi trong hiểu biết của chính tôi về các văn bản kinh và về ngôn ngữ Pāli. Tôi vừa mới phiên dịch một ít bài kinh từ Tăng Chi Bộ Kinh vốn đã không được đưa vào hợp tuyển nêu trên. Tôi cũng đưa thêm một ít bài  từ Kinh Udāna ( Phật Tự Thuyết ) và Itivuttaka ( Phật Thuyết Như Vậy ), hai tập kinh nhỏ thuộc về bộ kinh Nikāya thứ năm, tức là Tiểu Bộ Kinh ( Khuddaka Nikāya). Tôi đã dựa trên bản dịch của John D. Ireland, do Hội Xuất Bản Kinh Tạng Phật Giáo Sri Lanka ấn hành, nhưng tôi lại cũng tự ý thay đổi đôi chút cho hợp với ngôn từthuật ngữ ưa thích của tôi. Tôi thích chọn những bài kinh bằng văn xuôi hơn là văn vần, vì mang ý nghĩa trực tiếp và cụ thể hơn. Khi một bài kinh kết thúc bằng một thi kệ, nếu bài kệ chỉ nói lại ý nghĩa của đoạn văn xuôi trước đó, thì tôi  bỏ qua để khỏi chiếm nhiều trang giấy,.

          Mỗi chương được mở đầu với lời giới thiệu trong đó tôi giải thích những khái niệm quan trọng nhất liên quan đến chủ đề của chương và cố gắng trình bày bằng cách nào những bài kinh tôi chọn đã minh họa cho chủ đề đó. Để làm sáng tỏ những điểm  phát sinh từ lời giới thiệu và từ bài kinh, tôi cũng đã đưa vào những chú thích cuối trang. Những điểm này thường được rút từ các bài luận giải cổ điển được cho là của vị luận sư danh tiếng miền Nam Ấn Độ là Acariya Buddhaghosa ( Phật Âm), người đã sinh hoạt ở Sri Lanka trong thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch. Để cho rõ ràng chính xác, tôi không đưa vào nhiều chú thích trong tập sách này như đã làm trong những bản dịch khác của tôi về các bộ kinh Nikāya. Những chú thích này cũng không mang tính kỷ thuật như những chú thích trong các bản dịch đầy đủ.

          Sau mỗi bài tuyển chọn đều có bảng mục lục sách tham khảo. Phần tham khảo từ văn bản Kinh Trường BộTrung Bộ có ghi tên và số thứ tự của kinh ( bằng tiếng Pāli ), các trích đoạn từ hai bộ kinh này vẫn giữ nguyên số thứ tự của từng đoạn đã được sử dụng trong Trường Bộ KinhTrung Bộ Kinh, vì vậy độc giả nào muốn xác định vị trí của trích đoạn kinh ấy trong toàn bộ bài kinh sẽ có thể tìm thấy dễ dàng. Những mục lục tham khảo của các bài từ Tương Ưng Bộ Kinh được ghi là  Saṃyutta  và số thứ tự kinh; các bài từ kinh Tăng Chi Bộ Kinh được ghi là nipāta và số thứ tự kinh ( những bài kinh số Một và số Hai cũng ghi các chương trong Kinh nipāta theo sau là số thứ tự kinh). Bảng mục lục tham khảo các bài từ Kinh Phật Tự Thuyết (Udāna) được ghi là nipāta và số thứ tự kinh; các bài từ Kinh Phật Thuyết Như Vậy  (Itivuttaka) thì chỉ ghi số thứ tự kinh. Tất cả phần mục lục tham khảo đều có phần ghi kinh thuộc tập nào và số trang theo  các ấn bản kinh tiêu chuẩn do Hội Kinh Tạng Pali xuất bản.

          Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Timothy McNeil và David Kittelstrom của nhà xuất bản Wisdom Publications, những người bạn đã động viên tôi tiếp tục công trình này trong khi tôi phải đương đầu với sức khỏe yếu kém trong nhiều khoảng thời gian dài. Sa-di Anālayo và Tỳ kheo Nyanasobhano đã đọc và nhận xét về những phần giới thiệu của tôi, và John Kelly đã duyệt lại bản thảo của toàn bộ tập sách. Tôi rất biết ơn cả ba bạn đã cho tôi nhiều đề nghị hữu ích. John Kelly cũng đã soạn ‘’bảng tham khảo nguồn gốc’’xếp vào phần cuối tập sách. Cuối cùng, tôi rất biết ơn các bạn sinh viên của tôi ở các khóa học tiếng Pāli và Phật Pháp tại Tu viện Bodhi, sự quan tâm nhiệt tình của các bạn đối với giáo lý thuộc bộ kinh  Nikāya đã khơi nguồn cảm hứng để tôi thực hiện hợp tuyển này. Tôi đặc biệt tri ân vị Viện Chủ tài năng đã sáng lập Tu viện này là Hòa Thượng Jen-Chun, người đã vui lòng đón nhận một tu sĩ thuộc một truyền thống Phật giáo khác đến cư trú tại Tu viện của ngài, và là người quan tâm làm chiếc cầu nối giữa hai dòng truyền thừa Bắc tôngNam tông thuộc  Phật Giáo Nguyên Thủy.

 
 Bhikkhu Bodhi

Việt dịch: Nguyên Nhật Trần Như Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1652)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1624)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1030)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1508)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1478)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1669)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1932)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1520)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1352)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1370)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1543)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1142)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1264)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1271)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1695)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1640)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 2995)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1824)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1362)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1219)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1277)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1404)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1320)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1918)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1681)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1889)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1817)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2388)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1783)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2123)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2190)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2297)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1850)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1972)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2030)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1954)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2593)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1945)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1885)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1941)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1889)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2165)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2298)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1966)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2074)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1879)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1903)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2406)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2317)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 3988)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2480)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3187)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2468)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2043)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1795)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3304)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2342)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 3022)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
(Xem: 2699)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant