Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Con Đường Xuất Ly

20 Tháng Sáu 201704:59(Xem: 6079)
Con Đường Xuất Ly
CON ĐƯỜNG XUẤT LY

Thích Nguyên Hùng


Con Đường Xuất Ly


Dẫn nhập


Một thời Thế Tôn ngự tại tịnh xá Kỳ Viên. Bấy giờ Thiên tử Rohitassa, biệt danh Xích Mã, dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài rồi kể rằng:

“Bạch Thế Tôn, con tự nhớ kiếp trước tên là Rohitassa, làm Tiên nhân ngoại đạo, đắc thần thông, lìa các ái dục. Lúc đó con tự nghĩ: ‘Ta có thần túc nhanh chóng như vậy, giống như kiện sĩ, dùng mũi tên nhọn trong khoảnh khắc bắn xuyên qua chiếc bóng cây đa-la, có thể lên một núi Tu-di đến một núi Tu-di khác, cất bước từ biển Đông đến biển Tây’. Rồi con lại tự nghĩ: ‘Nay ta đạt được thần lực nhanh chóng như vậy, hôm nay có thể tìm đến biên tế của thế giới được chăng?’ Nghĩ vậy rồi liền khởi hành, chỉ trừ khi ăn, nghỉ, đại tiểu tiệngiảm bớt ngủ nghỉ, đi mãi đến một trăm năm, cho tới khi mạng chung, rốt cuộc không thể vượt đến biên tế của thế giới, đến nơi không sinh, không già, không chết”.

Đó là câu chuyện quá khứ của một thiên thần mà ông tự kể lại cho Đức Phật nghe. Thiên thần ấy, khi còn mang thân phận của kiếp người, đã từng tu tập chứng đắc các phép thần thông, và cũng như bao nhiêu triết gia, đạo sĩ trên trái đất bé nhỏ này, cùng có ước muốn đi tìm cái vô hạn. Ông đi suốt cả tuổi thọ của mình, lâu không biết bao nhiêu năm, trăm năm hay chục nghìn năm, nhưng hết cả tuổi thọ, vẫn không nhìn thấy thấp thoáng đâu là biên tế cùng cực của thế giới. Rồi ông tự kết luận: “Không thể bằng đôi chân mà đi đến tận cùng biên tế của sự khổ”. 

Đi tìm cái vô hạn hay đi tìm biên tế tối sơ của vũ trụcon người là để trả lời câu hỏi làm day dứt tâm hồn nhân sinh: “Có thể bằng đôi chân vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sinh, không già, không chết được chăng”?

“Không thể”! Đó là kết luận dựa trên kinh nghiệm thực chứng khoa học không chỉ riêng Thiên tử Xích mã mà còn là của nhiều giáo chủ các tôn giáo, các đạo gia, các nhà triết học… dù họ có tuyên bố hay không. Và Đức Phật cũng thừa nhận điều đó: “Không thể bằng đôi chân, vượt qua biên tế thế giới, đến chỗ không sinh, không già, không chết”.

Nhưng, Đức Phật khẳng định:

“Nay Ta chỉ bằng cái thân một tầm để nói về thế giới, về sự tập khởi của thế giới, về sự diệt tận của thế giới, về con đường đưa đến sự diệt tận của thế giới. Này Thiên tử Xích Mã, thế giới là gì? Là năm thủ uẩn. Những gì là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Đó gọi là thế giới”.1

Thế giớinăm uẩn. Ngay chính cái thân thể cao tầm một mét sáu, mét bảy… có tưởng, có ý, có cái tâm này chính là thế giới, nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giớicon đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới.

Đoạn diệt thế giới ở đây có nghĩa là đi đến chỗ không sinh, không già, không chết. Bằng cách nào? Bằng sự liễu tri về các dục và năm uẩn.

Tham dụchệ lụy

Ở đời, không ai nghĩ rằng tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn ngon mặc đẹp, ngủ nghỉ tùy thích, tức năm món dục là những thứ có khả năng gây họa hay là mối họa hết. Ai cũng nghĩ đó là những điều khả ái, khả lạc, là đối tượng của mọi sự tìm cầu, mong muốn. Nói cho cùng, ở thế gian, người ta phấn đấu, nỗ lực lao động và học hành suốt cả đời cũng chỉ vì hai chữ danh và lợi. Có danh để kiếm lợi. Có lợi để mua danh. Có cả danh và lợi thì càng tốt. Đó là mục đích sống của người đời. Không mấy ai nghĩ hay thấy được bên trong năm món dục ấy lại ẩn chứa những mối tai họa, những nguy hiểm rập rình.

Xưa, Đề-bà-đạt-đa ngày nào cũng nhận lấy năm trăm chõ thức ăn cúng dường của Vương tử Bà-la-lưu-chi (tức A-xà-thế) nên “mới khởi lên ác ngũ nghịch, thân hoại mạng chung sanh vào trong địa ngục đại A-tỳ.” Hay như Tỳ-kheo Sư-lợi-la tham lợi dưỡng nên đã tạo ra việc sát sanh vô lượng, để thân hoại mạng chung sanh vào trong địa ngục2. Cũng có Tỳ-kheo bỏ đạotham lợi dưỡng, như Tỳ-kheo Tu-la-đà, vốn hành hạnh đầu-đà, nhưng sau đó vì tham lợi dưỡng, thường nhận sự cúng dường thức ăn trăm vị cung cấp hàng ngày của Quốc vương Bồ-hô, rồi đắm nhiễm, dần dần bỏ hạnh A-luyện-nhã, cho đến “bỏ ba y, trở về làm cư sĩ, giết bò, sát sanh không thể kể hết; khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục”3. Cho nên, phải biết rằng “Lợi dưỡng thật là nặng, làm cho con người không đến được đạo Vô thượng chánh chơn,” và “Sự đắm nhiễm tài vật thật là khó bỏ, khiến người rơi vào trong ba đường dữ, không đến được chỗ vô vi”.4

Đức Phật thường ví dụ dục vọng như khúc xương khô. Ngài nói, cũng như một con chó đói, gầy ốm, mệt mỏi, đến bên chỗ mổ bò. Người đồ tể quăng cho con chó một khúc xương đã rút tỉa hết thịt. Con chó lượm được khúc xương rồi chạy đến chỗ này chỗ kia mà gặm, đến rách môi, mẻ răng, hoặc gây thương hại cuống họng, nhưng con chó không vì vậy mà đoạn trừ được đói. Cũng vậy, “Dục vọng như bộ xương khô, hoan lạc ít mà khổ não lại nhiều, đầy dẫy nguy hiểm”.5

Hãy hình dung trên cánh đồng cách thôn xóm không xa, có một miếng thịt rơi trên khoảng đất trống, một con quạ tìm thấy và mang miếng thịt ấy bay đi, rồi những con quạ khác trông thấy đuổi theo để tranh giành. Thế nào? Nếu con quạ ấy không vội vã xả bỏ tức khắc miếng thịt này thì liệu những con quạ khác có dừng sự truy đuổi chăng? Không thể, những con khác sẽ truy đuổi, tranh giành cho đến cùng. Đức Phật kết luận: “Cũng vậy, dục vọng như miếng thịt, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm”.6

Dục vọng cũng như bó đuốc. Người cầm bó đuốc đang cháy mà đi ngược gió, nếu không liệng bỏ tức khắc nhất định sẽ bị cháy tay, cháy người. Dục vọng cũng như hầm lửa lớn, nếu một người không ngu si, không điên đảo, chỉ muốn hạnh phúc, ghét sự đớn đau, thì người ấy không lý do gì lại nhảy vào hầm lửa. Dục vọng như con rắn độc to lớn, dữ dằn. Nếu một người không ngu, không điên đảo, muốn hạnh phúc, ghét khổ đau, muốn sống chứ không muốn chết, thì không dại gì mà thò tay cho con rắn cắn. Dục vọng cũng như giấc mộng. Một người nằm mộng, thấy mình sung túc, năm thứ dục lạc thỏa thích, nhưng khi tỉnh dậy, một thứ cũng không thấy. Dục vọng cũng như đồ vay mượn. Vay mượn càng nhiều thì trả càng mệt7.

Tóm lại, ngũ dục như xương khô, như miếng thịt, như bó đuốc, như hầm lửa, như rắn độc, như giấc mộng, như vật vay mượn… ẩn chứa tiềm tàng những mối hiểm nguy, vui ít khổ nhiều, đau khổ càng nhiều hơn. Vì vậy, con đường tu tập của Phật giáocon đường xuất ly, đoạn tận, diệt trừ sự tham muốn các dục, bởi đó chính là nguyên nhân của mọi khổ đau, hệ lụy. Đức Phật từng nói, nếu ai diệt được dục thì Ngài sẽ xác chứng cho người ấy “thành quả thần thông, các lậu diệt tận”8.

Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, có một số đông những người ngoại đạo tìm đến chỗ các Tỳ-kheo thảo luận. Họ nói rằng, có gì khác nhau giữa thuyết của Phật với thuyết của họ về ba vấn đề dục, sắc phápcảm thọ, vì họ cũng như Phật, hiểu biết hoàn toàn về ba pháp ấy. Các Tỳ-kheo không trả lời được chất vấn nên đã đem vấn đề này trình bày lại với Phật. Phật giảng về sự liễu tri ba pháp ấy trong giáo lý Ngài, ấy là cần phải liễu tri ba điều: vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly khỏi chúng. Với ba điều này, ngoài Đức Thế Tôn, không có bất cứ một ai trên đời, từ chư Thiên cho đến Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn, loài Người, không có bất cứ ai có thể biết được nghĩa ấy để tuyên bố lên9.

Liễu tri về dục

- Vị ngọt của dục là năm pháp tăng trưởng dục: các sắc, thanh, hương, vị, xúc khả ái do năm giác quan tiếp nhận, khiến phát sanh lạc và hỷ.

- Sự nguy hiểm hay tai họa của dục: vị ngọt của dục chỉ tột cùng đến đó chứ không thể hơn nữa, nhưng tai họa của nó thì rất nhiều:

+ Vì theo đuổi năm thứ ấy mà phải vất vả làm lụng đủ thứ nghề nghiệp.

+ Sự đau khổ thất vọng ê chề nếu sau bao nhiêu nỗ lực theo đuổi mà vẫn không có được điều mình muốn.

+ Sự mất công gìn giữ, lo sợ mất mát khi đã có được.

+ Nỗi đau khổ ghê gớm khi tài sản đã có bị mất trộm, bị tịch thu, bị trôi, bị cháy, bị con hư phá tán.

+ Vì các dục mà chiến tranh xảy ra khắp nơi giữa người với người; ngay cả trong gia đình, vợ chồng con cái cũng tranh chấp nhau, đưa đến tử vong hoặc đau khổ gần chết.

+ Do dục mà con người trở nên hung bạo tán tận lương tâm, đánh nhau chết bỏ.

+ Do dục mà có cướp bóc giết hại, và có những hình phạt ghê gớm dành cho tội nhân.

+ Do dục mà con người làm các ác hành về thân, ngữ, ý, chết đọa vào các cõi dữ. Đấy là những nguy hiểm của dục.

- Sự xuất ly của dục: là điều phục lòng tham đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, cho đến đoạn tận tham dục, là đoạn trừ dục, xả ly dục, diệt tận dục, vượt qua khỏi dục mà thoát ly.

Liễu tri sắc

Ở đây, Thế tôn lấy nữ sắc làm ví dụ:

- Vị ngọt của sắc là vẻ đẹp nơi thiếu nữ, gợi lên cảm giác hỷ lạc nơi người nhìn.

- Nguy hiểm là vẻ già xấu, đầu bạc, răng rụng, lưng còng, gối rũ, bệnh hoạn nằm một chỗ. Nguy hiểm nữa là vẻ ghê tởm của xác chết khi bị quăng bỏ nơi nghĩa địa, cho đến khi chỉ còn là những đốt xương rời rạc, tan thành tro bụi.

- Sự xuất ly khỏi sắc là điều phục dục tham đối với sắc, cho đến đoạn trừ tham dục.

Liễu tri thọ

Phật đưa ra hỷ lạc thiền định, để hiển thị ngay cả lạc thọ vô hại ấy cũng còn có nguy hiểm, huống hồ các lạc thọ khác. Vị ngọt là hỷ lạc do ly dụcsơ thiền, hỷ lạc do định ở nhị thiền, lạc ở tam thiền, xả niệm thanh tịnhtứ thiền. Đấy là vị ngọt tối thượng của cảm thọ, vì nó vô hại. Nguy hiểm của cảm thọ này là nó cũng vô thường, biến hoại, nên là khổ. Sự xuất ly các cảm thọđiều phục dục tham đối với các cảm thọ, đoạn trừ dục tham.

Đối với những ai không biết đúng như thật vị ngọt, tai họa, xuất ly của dục, sắc và thọ thì không bao giờ có thể tự mình đoạn trừ dục, sắc và thọ, huống nữa là đoạn trừ cho kẻ khác.

Liễu tri năm uẩn

Thấy biết đúng như thật về vị ngọt, tai họacon đường xuất ly của dục, sắc và thọ một cách toàn diện thì cần phải quán chiếu hay hành thâm Bát-nhã để thấy bản chất của năm uẩnvô thường, duyên sanhvô ngã.

Bản chất hay tự tánh của năm uẩn là Không! Đó là sự thật, nhưng không phải ai cũng chứng ngộ được sự thật này, chính vì vậychúng sanh bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi, nhận chịu không biết bao nhiêu khổ đau, ách nạn, lo âu, sợ hãi. Kinh nói: Đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát, thì không thể đoạn trừ khổ não, không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết. Do đó, Đức Phật khuyên các Tỳ-kheo phải luôn quán chiếu để thể ngộ năm uẩnvô thường: “Các ông hãy quán sát sắc (cũng như thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường.” Quán sát như vậy được gọi là quán sát chân chính. Hiểu biết như vậy được gọi là biểu biết chân chính. Khi đã quán sáthiểu biết chân chính thì sẽ sanh ra nhàm tởm. Khi đã nhàm tởm thì dứt sạch tham muốnưa thích. Sự dứt sạch hỷ tham được gọi là tâm giải thoát10.

Đức Phật khẳng định: “Ai đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) mà yêu thích, thì đối với khổ cũng yêu thích”. Một khi sống trong khổ đau mà cảm thấy yêu thích thì còn mong gì sự giải thoát? Thái độ vui thích trong khổ đau đó gọi là vô tri hay vô minh: “Vô minh là không biết, không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp ma diệt mà không biết như thật sắc là pháp ma diệt. Sắc là pháp sanh diệt mà không biết như thật sắc là pháp sanh diệt”. Ngược lại là trí hay minh. Chỉ có người trí mới mong giải thoát khỏi khổ đau: “Ai không yêu thích sắc (thọ, tưởng, hành, thức), thì sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát”11.

Đối với sắc (cũng như thọ, tưởng, hành, thức), nếu không biết như thật về sự tập khởi, không biết như thật về sự diệt tận, về vị ngọt, về sự tai hại và về sự xuất ly thì sẽ không đủ khả năng để vượt thoát khỏi sự trói buộc của chúng12.

Biết như thật về sự tập khởi của sắc là biết rằng sắc do nhân duyên sanh. Không một sự vật hiện tượng nào tự nó sanh ra và tự nó mất đi, mà tất cả đều phải nương vào nhau để sanh thành, tồn tạihoại diệt. “Sắc là vô thường. Nhân và duyên sinh ra các sắc cũng vô thường. Vậy, các sắc được sanh từ nhân và duyên vô thường, làm sao có thể là thường được”? Hơn nữa, “sắc không phải là ngã. Nếu sắc là ngã, không nên ở nơi sắc mà bệnh, khổ sanh và cũng không thể có ước muốn khiến như vậy hay không như vậy đối với sắc. Vì sắc là vô ngã cho nên ở nơi sắc có bệnh, khổ sanh và nó cũng có ước muốn khiến như vậy, hay không như vậy đối với sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy”. Đó là như thật biết rằng năm uẩn chắc chắn sẽ diệt tận13.

Như thật biết vị ngọt của sắc là biết rằng trong sắc có tính chất khả ái, khả hỷ, khả lạc. Nghĩa là tất cả những gì có thể đưa đến sự yêu thích, sự cảm mến và tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc. Sự yêu mến, ưa thích, vui vẻ khởi lên từ đối tượng của năm uẩn gọi là vị ngọt của năm uẩn. Nhưng những vị ngọt ấy rất nguy hiểm, như giọt mật dính trên lưỡi dao bén. Để thỏa mãn lòng ham muốn vị ngọt của các uẩn, con người dấn thân vào các sanh kế để tồn tại và phát triển, dấn thân vào đường danh lợi, sự nghiệp, để rồi chịu đựng sự bức ép, quấy nhiễu của thời tiết, của cường quyền, của bệnh tật và lo sợ mất mát các sở hữu… Con người đi vào thế cạnh tranh, đấu tranh, chiến tranh là đi vào các nguy hiểm dẫn đến tử vong và bất chấp nhân nghĩa… Đó là khía cạnh nguy hiểm của các uẩn. Chừng nàonhận thức như thật về năm uẩn như thế thì mới có cơ hội, ước muốn về sự xuất ly của các uẩn: “Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào mà biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc, thì Sa-môn, Bà-la-môn này có đủ khả năng vượt qua khỏi sắc” (thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy).

Tóm lại, “Để được điều chưa được, để chứng pháp chưa chứng, để có hiện pháp lạc trú cần phải tư duy năm uẩn này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, vô ngã”14. Câu thần chú tối thượng mà Tâm kinh Bát nhã nói đến, và Bồ-tát Quán Tự Tại đã thực tập thành công, chính là: Quán chiếu ngũ uẩn giai không. Đó là bí quyết, là phương thuốc linh diệu đưa chúng sanh vượt thoát khỏi mọi khổ đau, ách nạn. Vả chăng, năm uẩn không phải là nguồn gốc của khổ đau, thực ra nguồn gốc của khổ đau là sự không thấu hiểu về tính cách vô thường, vô ngãduyên sanh của năm uẩn. Do không thấu hiểu cho nên tham đắm, và vì vậy bị trói buộc. Cũng như có một người cầm cục đá ném con chó. Con chó bị cục đá liệng trúng, chạy theo cục đá mà sủa một cách tức tối. Con chó không biết rằng thủ phạm làm cho nó đau không phải là cục đá mà là người ném đá15.

Kết luận

Để đi đến tận cùng biên tế của sự khổ, hay để xuất ly khỏi vòng sanh tử luân hồi, để không còn tái sanh trở lại, việc cần làm là không cần phải đi đâu, đến đâu mà ngay đây, chính trên thân thể năm uẩn này mà quán chiếu “Đối với sắc hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, không khác ngã, chẳng ở trong nhau. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại; hoặc trong, hoặc ngoài; hoặc thô, hoặc tế; hoặc tốt, hoặc xấu; hoặc xa, hoặc gần; tất cả chúng đều chẳng phải ngã, không khác ngã, không ở trong nhau. Cần phải biết như thật, quán sát như thật. Quán sát như vậy rồi, Thánh đệ tử đối với sắc sẽ sanh ra nhàm chán, xa lìa dục, giải thoát: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’. Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng sanh ra nhàm chán, xa lìa dục, giải thoát: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa’16

Thích Nguyên Hùng

_______________

(1) Tạp A-hàm, kinh Xích Mã.

(2) Tăng nhất A-hàm, phẩm Nhất nhập đạo.

(3) Tăng nhất A-hàm, phẩm Lợi dưỡng.

(4) Tăng nhất A-hàm, phẩm Nhất nhập đạo.

(5) Trung A-hàm, kinh A-lê-tra.

(6) Kinh dẫn thượng.

(7) Kinh dẫn thượng.

(8) Tăng nhất A-hàm, phẩm Lợi dưỡng.

(9) Trung A-hàm, kinh Khổ uẩn.

(10) Tạp A-hàm, kinh Vô thường.

(11) Tạp A-hàm, kinh Vô tri.

(12) Tạp A-hàm, kinh Thâu-lũ-na.

(13) Tạp A-hàm, kinh Phi ngã.

(14) Tạp A-hàm, kinh Vô gián đẳng.

(15) Kinh Đại Bảo Tích.

(16) Tp A-hàm, kinh Phú-lâu-na.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14612)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14045)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14931)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16544)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29862)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16200)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15526)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14877)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14867)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17871)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15565)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38650)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26706)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39633)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50737)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38717)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35026)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18297)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16456)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42381)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39223)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35595)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17448)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46500)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17144)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28487)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 18986)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17582)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17105)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17536)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16514)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16866)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30825)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16931)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18496)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18441)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17371)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18159)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17064)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23469)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 16982)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17452)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17659)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17053)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15732)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18022)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17384)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17177)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29506)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27707)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18156)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16099)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15345)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23008)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14815)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
(Xem: 55085)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14188)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
(Xem: 13241)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
(Xem: 14162)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
(Xem: 15504)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant