Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng

24 Tháng Sáu 201708:56(Xem: 8306)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng

Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng

Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn

 

Thích Như Điển

 

 dai-bi-chu-giang-giaiSuốt ngày 22 tháng 6 năm 2017 vừa qua, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, tôi để tâm đọc quyển sách nầy trong vô cùng trân trọng, sau khi nhận được sách gửi tặng từ Thượng Tọa Thích Minh Định. Xin vô cùng niệm ân Thầy.

Đọc sách, Kinh, báo chí v.v… vốn là niềm vui của tôi tự thuở nào chẳng biết, nhưng nếu cảm thấy rảnh rỗi là tôi cầm sách hay Kinh để đọc. Riết rồi trở thành một thóiquen rất đặc biệt. Do vậy mỗi ngày đọc Đại Tạng Kinh bằng tiếng Việt cỡ 200 trang cũng là chuyện bình thường đối với tôi. Tôi nghĩ rằng người khác đã có công viết hay dịch thuật và in thành sách hay báo chí, vốn là công sức và trí tuệ của nhiều người gom lại, tại sao chúng ta không đọc để học được những điều hay nơi Kinh, sách hay báo chí viết. Cho nên hầu như không có sách, hay báo chí nào gửi đến chùa Viên Giác mà tôi không lướt mắt qua, hoặc đọc hết cả cuốn sách dày hàng trăm, hằng nghìn trang như vậy, nếu là sách hay. Mỗi người trong chúng ta có một thói quen cố hữu, nhưng nếu ai đó chọn đúng cách sống thì sự an lạc sẽ đến với mình, không phải chỉ trong đời này mà còn kế tiếp theo ở nhiều đời sau nữa.

Cầm quyển sách trên tay với 180 trang khổ A5 như thế, tôi cảm thấy thoải mái khi bắt đầu đọc. Chú Đại Bi nầy do cố Hòa Thượng Tuyên HóaVạn Phật Thánh Thành, Hoa Kỳ giảng bằng tiếng Phổ Thông cách đây hơn 20 năm về trước, sau đó Thượng Tọa Thích Minh Định, Đệ tử của Cố Hòa Thượng Thích Trung Quán đã dày công phiên dịch ra Việt ngữ và đã xuất bản lần đầu cũng cách đây 20 năm. Lần tái bản nầy của năm 2017 do nhà xuất bản Hồng Đức ở Việt Nam in với hình thức ấn tống 1.000 cuốn và tôi đã nhận được một trong những cuốn ấy cùng với quyển “Ý Nghĩa Đời Người”  của cùng tác giả và dịch giả. Đầu tiên tôi đọc mục lục của sách được chia ra như sau: Từ trang đầu cho đến trang 108 là những bài pháp của Cố Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng về Thần Chú Đại Bi; từ trang 109 đến trang 163 Ngài giảng giải về 10 cảnh giới của 4 bậc Thánh và 6 cõi phàm; từ trang 164 đến trang 177 Ngài kể lại chuyện“Như Ý Ma Nữ”.

Trước đây vào năm 2001 tôi có xuất bản quyển “Kinh Đại Bi” bằng tiếng Việt và tiếng Đức. Bản nầy dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Nội dung Kinh có mô tả về việc những người đi biển gặp nạn lớn, cá to nuốt luôn cả chiếc thuyền vào bụng cá, trong số người đi biển chỉ có một người niệm được danh hiệu“Nam Mô Phật”mà cá kia động lòng, nên đã há miệng ra cho những người mắc nạn ấy trở về lại đất liền. Đó chỉ là một trong nhiều chuyện trong Kinh Đại Bi do Phật nói và đã được kết tập vào Đại Tạng. Riêng Thần Chú Đại Bi thì chúng ta tụng hằng ngày, hằng thời kinh, hằng năm, hằng tháng, hằng pháp hội v.v… nhưng hầu như không nghe nói ai giảng cũng như nói về ý nghĩa của Chú nầy cả. Nếu có, quý Thầy  cũng chỉ nói tổng quát rằng “Đây là Thần Chú của Đức Quan Thế Âm, vì lòng bi mẫn cứu chúng sanh mà phát ra Đại Nguyện với nhiều hóa thân để cứu độ”, còn giảng từng câu từng chữ thì không và chưa thấy ai đề cập đến. Nay có quyển sách nầy trên tay, nên tôi rất hoan hỷ để đọc từ trang đầu đến trang cuối chỉ trong một ngày, độ hơn 4 tiếng đồng hồ cho 180 trang ấy.

Đầu tiên chúng ta thử tìm hiểu sơ lược về Tiểu sử của Ngài, để chúng ta có được một cái nhìn khái quát về Ngài trong những năm tháng hành đạo tại Trung Hoa, Hồng Kông và Hoa Kỳ trong suốt một cuộc hành trình dài 77 năm ấy. Ngài sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu Ngọ (1918) tại Tỉnh Kiết Lâm ở phía Đông Bắc Trung Hoa và ngày nay thuộc Mãn Châu (xem thêm chi tiết Tiểu Sử của Ngài nơi Wikipedia tiếng Việt). Năm 19 tuổi sau khi lễ tang của Mẹ xong, Ngài đến chùa Tam Duyên xuất gia và nhận Ngài Hòa Thượng Thường Trí làm Thầy. Sau đó Ngài về phần mộ của Mẹ mình để cư tang trong ba năm. Ngài ngồi Thiền và niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà, gặp nhiều điềm lành như ánh sáng hay gặp Ngài Lục Tổ Huệ Năng trong khi Thiền định. Đến năm 1946 Ngài đến chùa Nam Hoa và đảnh lễ Hòa Thượng Hư Vân để xin thọ Cụ Túc giới. Ngài Hư Vân phú cho Ngài Pháp HiệuTuyên Hóa. Đến năm 1949 Ngài sang Hồng Kông và tu khổ hạnh quên mình tại đó. Năm 1961 Ngài sang Úc Châu hoằng pháp, đến năm 1962 Ngài sang San Francisco, Hoa Kỳ. Đến năm 1968 Ngài bắt đầu giảng Kinh Đại thừa, trong đó có Lăng Nghiêm và sau 96 ngày có 5 người Mỹ xuất gia với Ngài. Năm 1976 Ngài thành lập Vạn Phật Thánh Thành (cách thành phố San Jose chừng 2 tiếng đồng hồ lái xe). Đến ngày 7 tháng 6 năm 1995 Ngài viên tịch tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Câu di ngôn của Ngài để lại cho đời là: “Khi tôi đến, tôi không có gì cả, khi tôi đi, tôi vẫn không có gì cả. Tôi không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian. Tôi từ hư không đến. Tôi sẽ trở về hư không”.

Ngày nay nếu Tăng Ni hay Phật Tử nào đó có lòng muốn đến Vạn Phật Thánh Thành để tu học trong nhiều năm tháng hay thăm viếng cũng rất có ý nghĩa, vì bậc chân tu nầy tuy nói rằng “Ngài không muốn để lại dấu vết gì trên thế gian nầy”, nhưng Vạn Phật Thánh Thành vẫn còn đó, những tòa nhà (vốn là một bệnh viện) ngang dọc vẫn còn đây và đâu đó dấu chân của Ngài vẫn còn in bóng khắp mọi nơi. Tiếng giảng Kinh của Ngài vẫn còn trầm lắng nơi tâm tư của người học Phật, họ là những người Hoa, người Việt, người Mỹ v.v… Tại Vạn Phật Thánh Thành quý vị có thể tu theo nhiều pháp môn như ngồi Thiền, niệm Phật, lễ bái, Kim Cang thừa, trì luật, Duy thức v.v… nghĩa là tại Đại Học Pháp Giới cũng như những lớp giảng Kinh ở đó vẫn được tổ chức hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Nghe đâu Đại Học Pháp Giới tại Vạn Phật Thánh Thành cũng đang chiêu sinh, Tăng, Ni và Cư sĩ từ ngoại quốc có thể ghi tên tu học tại đây với visa dài hạn vào Mỹ. Đây là một cơ hội tốt cho những ai muốn tìm cầu tu học cũng như đảnh lễ xá lợi của Ngài, và đến đây để thấy tấm lòng của người xưa cao cả là dường nào. Phương Trượng tại đây trong hiện tại là một người Tăng sĩ từ Trung Hoa lục địa đến và được truyền thừa khi Ngài Tuyên Hóa còn sanh tiền. Mọi lễ nghi, pháp quy tại Vạn Phật Thánh Thành đều được duy trì như thời Ngài Tuyên Hóa còn hiện thế. Thế mới biết: Ngài không để lại gì mà thật sự ra Ngài đã để lại rất nhiều cho hậu thế. Đây là những Pháp Bảo vô giáchúng ta khó có thể tìm được trên thế gian nầy.

Đọc những lời giảng giải của Ngài về Chú Đại Bi tôi cứ ngỡ là Ngài rành chữ Phạn, nhưng không, Ngài trả lời cho những người học Phật là Ngài tự biết như thế và giảng ra thôi. Nếu ai đó có hỏi Ngài là Ngài có biết tiếng Phạn không? Ngài trả lời rằng: Không. Nhưng tại sao Ngài  biết giảng những Thần Chú? Thì Ngài hỏi lại rằng: Nó cũng giống như bạn hỏi tôi tại sao tôi xuất gia và tôi hỏi lại bạn là tại sao bạn không xuất gia? Khi nào bạn trả lời được câu hỏi ấy, tức bạn đã hiểu lý do vì sao rồi. Ngài giảng rất rõ về câu Chú đầu tiên trong Thần Chú Đại Bi “Nam Mô hắc ra đát na đá ra dạ da”, rồi từng chữ, từng câu xuyên suốt hết bài chú, cuối cùng là “Án Tất Điện Đô Mạn Đà Ra Bạt Đà Dạ Ta Bà Ha” và đây cũng là Thần Chú trong khi cạo tóc như: Thế trừ tu phác, đương nguyện chúng sanh, viễn ly phiền não, cứu cánh tịch diệt. Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha. Ngài giải thích 14 lần chữ Ta Bà Ha trong bài Chú Đại Bi và mỗi câu là mỗi nghĩa khác nhau của 42 Thủ Nhãn. Chữ Ta Bà Ha ấy có nghĩa chung trong 6 nghĩa là: Thành tựu, Cát tường, Viên tịch, Tiêu tai, Tăng íchVô trụ hay Vô sở trụ. Đến đoạn “Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế” Ngài giảng về Hòa Thượng Chí Công và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ 6) cũng như những câu chuyện luân hồi của chúng sanh rất có ý nghĩa. Đặc biệtcâu chuyện về hai con chim bồ câu. Ngài Tuyên Hóa giảng rằng: Ngài Chí Công mỗi ngày hay ăn hai con chim bồ câu và người đầu bếp nghĩ rằng chắc là thịt của bồ câu ngon lắm, nên anh ta một hôm trước khi dọn cơm cho Ngài, đã ăn trước một phần để xem thử ngon dở như thế nào. Khi mang cơm lên, Ngài Chí Công bảo: Hôm nay ai ăn lén bồ câu của ta? Người đầu bếp chối không ăn và Ngài Chí Công chứng minh cho anh ta thấy rằng đâu là sự thật. Sau khi ăn xong hai con chim bồ câu, Ngài bèn hả miệng và phun ra hai con chim bồ câu, có một con bay được và con kia chẳng có cánh nên không bay được. Đoạn Ngài nói tiếp: Ngươi xem đi, nếu ngươi chẳng ăn lén cánh bồ câu, thì sao con bồ câu nầy bay không được? Vậy cánh của nó ở đâu? Từ đó người đầu bếp mới biết Ngài Chí Công không phải là người bình thường mà là Bồ Tát hóa thân. Cho nên ăn bồ câu nấu chín rồi, mà có thể trở thành bồ câu sống. Nếu chẳng phải cảnh giới của Bồ Tát thì làm sao có cảnh trạng nầy?

Viết đến đây tôi liên tưởng đến Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, Anh ruột của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Hậu húy Thiều (vợ của Vua Trần Thánh Tông, Mẹ của vua Trần Nhân Tông) cũng tương tự như vậy. Một hôm Tuệ Trung Thượng Sĩ về Phủ Thiên Trường (nơi dành cho những Thái Thượng Hoàng về đây an nghỉ, còn Thăng Long là Đế Đô của các vua đang tại vị). Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu dọn tiệc để đãi anh mình tại Phủ Thiên Trường. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chay. Tuệ Trung Thượng Sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay mặn. Hoàng Thái Hậu hỏi: “Anh tu Thiềnăn thịt cá thì làm sao thành Phật được?”. Ông cười đáp:“Phật là Phật, anh là anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành anh. Em không nghe các bậc cổ đức nói: Văn ThùVăn Thù, giải thoátgiải thoát đó sao?”. Trong bữa tiệc nầy có cả vua Trần Nhân Tông, vua rất thắc mắc về việc nầy vì chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhưng chưa tiện hỏi. (đọc thêm phóng tác lịch sử tiểu thuyết cuối Triều Lý, đầu nhà Trần về “Mối tơ vương của Huyền Trân công chúa” do chúng tôi biên soạn và sẽ xuất bản vào năm 2018). Đọc đoạn văn nầy, chúng ta thấy hành tung của những vị Bồ Tát đi vào đời để độ sanh thật là bất khả tư nghì, chúng ta không thể dùng cái trí hiểu biết bình thường mà hiểu được những hành động của họ, đừng nói gì đến chuyện phán đoán đúng sai. Tiện đây tôi xin ghi thêm một câu chuyện bên lề về những hành tung của Ngài Tuyên Hóa để tìm hiểu thêm (vì trong Tiểu Sử của Ngài không thấy ghi, nhưng đã được truyền miệng qua nhiều người) như sau:

Khoảng năm 1975, miền Bắc California bị hạn hán kéo dài lâu ngày, nước không có để cho gia súc cũng như loài người dùng, mà trên đồi cao nầy có cả một bịnh viện gồm hơn 100 phòng, có nhiều người ở tại đó. Đây là vấn đề nan giải, chính phủ Mỹ cũng bó tay, không làm sao tìm đâu ra nước được, cho nên mới treo bảng bán cơ sở nầy. Có một người Hoa, vốn biết Hòa Thượng Tuyên Hóa từ trước, nên đến cung thỉnh Ngài đến xem và nếu Ngài thấy chỗ nào có nước thì điềm chỉ cho, để bà ta mua cúng dường Ngài Tuyên Hóa. Khi Ngài chỉ vào một khoảnh đất trống trong khu nhà đất lớn cả hằng trăm mẫu và nói: “Nơi nầy có nước”. Sau đó cho người khoan thì thấy quả thật là có nước, vị thí chủ đã mua cơ sở nầy của chính phủ Mỹ với giá rẻ để cúng dường cho Ngài, và Vạn Phật Thánh Thành từ năm 1975 đến nay, hơn 40 năm sinh hoạt cho cả hằng trăm, hằng ngàn người vẫn không hề thiếu nước. Tôi viết điều nầy qua việc nghe thấy cũng như đã đến tại chỗ, nơi Vạn Phật Thánh Thành trong hai lần, đi cùng với quý Phật tử tại san Jose trong những năm về trước. Nếu có gì sai sót thì xin quý vị bổ túc cho.

Câu “Y Hê Di Hê” Ngài cho là câu Chú nầy thuộc về Ma Hê Thủ La Thiên Vương. Đây là loài ma vương của ngoại đạo, nếu ai đó niệm đến câu “Y Hê Di Hê” nầy thì Ma Hê Thủ La Thiên Vương sẽ đến, lúc nầy, trong tâm của bạn nghĩ việc gì, kêu y đi làm, thì y sẽ lập tức y giáo phụng hành. Trang 72 của quyển sách nầy cũng cho biết là 42  Thủ Nhãn nầy đều là sở tu của Bồ Tát, chứ chẳng phải là tên của 42 vị Bồ Tát. Ngài cũng cho biết là tại Đài Loan có một vị Pháp Sư giảng Chú Đại Bi, mỗi một Thủ Nhãn vị nầy đều giảng thành một vị Bồ Tát. Ví dụ như “Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn” thì vị nầy giảng là: “Chưởng Thượng Hóa Phật Bồ Tát Thủ Nhãn”. Giảng như vậy là sai, sai một ly đi một dặm là vậy. Hình Thủ Nhãn tức là hình bàn tay có cầm những pháp bảo, mà cũng kỳ lạ là từ câu thứ 24. “Tát Bà Tát Bà” mới bắt đầu có Thủ Nhãn nầy và chấm dứt ở câu 75. “Ta Bà Ha” gồm có 42 hình ảnh của bàn tay với nhiều ấn quyết, mà không chấm dứt ở câu 84. “Ta Bà Ha” là câu cuối cùng, nhưng dẫu sao đi nữa thì đây cũng là những lời giải thích của vị có tu, có hành trì Thần Chú Linh Cảm nầy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vì lòng Đại Bi mà đã thể hiện ra như thế để hóa độ chúng sanh, còn tin hay không thì xin tùy theo từng người đã cảm ứng với Thần Chú nầy như thế nào, chứ bảo rằng đúng hay sai thì lại là vấn đề khác nữa.

Riêng tôi cũng bị hỏi nhiều lần về Thần Chú Đại Bi nầy là tại sao các Thầy không giảng ra tiếng Việt? Tôi chỉ trả lời rằng: Đã là Thần Chú, là mật ngôn của chư Phật thì chỉ có Phật với Phật mới hiểu, chứ còn chúng sanh như chúng ta thì làm sao hiểu nổi. Bồ Tát nghe còn chưa hiểu thì các vị Thanh Văn, Duyên Giác, A La Hán cũng chỉ đứng đó mà nhìn, chứ chưa thể nào hiểu hết được ý của Phật; nhưng ta biết chắc một điều là: Thần Chú nầy là vì lòng Đại Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Ngài đã nói ra diệu dược tâm linh để cứu cho những chúng sinh nào cần đến loại thuốc nầy. Tôi ví dụ như chúng ta mở đài để nghe tin tức, nhưng khi dò chưa đúng đài thì chúng ta chỉ nghe những tiếng rè rè mà thôi, khi nào chúng ta dò đúng đài rồi thì chúng ta sẽ nghe rõ âm thanh của người trong máy nói. Vậy thì đài của chúng ta và đài của Phật, Bồ Tát chưa đúng tần số của nhau, nên chúng ta chưa rõ Quý Ngài nói gì, chứ không phải là không hiểu. Một ngày nào đó chúng ta sẽ hiểu các Ngài, khi chúng ta đã ở được vào chỗ Vô Trụ.

Tôi hay hành trì Kinh Lăng Nghiêm miên mật vào mỗi buổi sáng từ khi xuất gia (1964) đến nay (2017) cũng đã 53 năm rồi. Cứ mỗi lần nhắm mắt lại khi vào tựa của Kinh là cảm thấy mọi vật đều bất khả tư nghì. Tuy chẳng hiểu lời Thần Chú nói gì, nhưng đó là tất cả Đại Định của chư Phật và chư vị Bồ Tát. Cho nên khi giảng Kinh Lăng Nghiêm, Ngài Tuyên Hóa cũng đã có lần bảo: “Người nào hành trì Kinh Lăng Nghiêm mà bị xuống địa ngục, thì Ngài sẽ vào địa ngục trước để chịu thay cho người nầy vậy”. Như thế đủ biết rằng Lăng Nghiêm Thần Chú diệu dụng biết là chừng nào rồi. Hãy trì tụng Đại Bi, Lăng Nghiêm và những Thần Chú khác, không còn phải phân tâm nghi ngại gì nữa cả.

Từ trang 109 đến trang 163 Ngài giảng về 10 Pháp Giới như: Cảnh giới của Phật, Bồ Tát, Duyên Giác,Thanh Văn, Trời, A Tu La, Người, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Những lời giảng nầy cũng giống như những vị Pháp Sư khác giảng tại các pháp hội đó đây. Chỉ riêng phần cuối từ trang 164 đến trang 177 Ngài tường thuật lại chuyện “Như Ý Ma Nữ” có những thể nghiệm trị bệnh từ bản thân của Ngài cho những chúng sanh ở cõi khác kể từ khi Ngài còn ở bên Trung Hoa lục địa trước năm 1949. Hãy xem và hãy tự suy nghĩ cũng như thẩm định lại giá trị của những mẫu chuyện của Ngài kể, để chúng ta hiểu biết về những cõi khác một phần nào thôi. Đây chính là vấn đề “trạch pháp” vậy.

Nếu có ai đó hỏi tôi rằng: Làm sao có thể viết nhiều được? Tôi sẽ trả lời rằng: Hãy đọc thật nhiều thì sẽ viết được nhiều và nếu có ai đó hỏi tôi rằng: Làm sao để có thể nhớ nhiều được? Tôi sẽ trả lời rằng: Hãy tu nhiều và hành trì nhiều thì sẽ nhớ nhiều và nhớ được lâu. Nhưng tu và hành bao nhiêu làđủ, thì tùy theo nhân duyênnghiệp lực của mỗi chúng ta đã gieo trồng trong nhiều đời nhiều kiếp, chứ không phải trong một kiếp mà có thể giải đáp được những câu hỏi nầy. Riêng tôi rất là hạnh phúc, bởi vì chỉ trong một đời nầy gần 70 năm trong cuộc thế mà tôi đã kinh qua và đây là một phước báu vô ngần, ngàn năm mới chỉ có một. Đó là:

-       Đại Tạng Kinh Nam Truyền do cố Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch thẳng từ tiếng Pali sang tiếng Việt gồm có các bộ: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ KinhTăng Chi Bộ Kinh. Phần Tiểu Bộ Kinh còn lại do Giáo Sư Nguyên Tâm Trần Phương Lan và một số quý vị khác dịch thẳng từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tất cả gồm 13 quyển và tổng cộng độ gần 10.000 trang. Những Thiện Hữu Tri Thức tại Việt Nam đã đọc hết 3 Tạng nầy vào băng và tôi đã nghe xong liên tiếp trong 30 ngày như thế.

-       Đại Tạng Kinh Bắc Truyền hay đúng hơn là Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, do Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương phiên dịch ra Việt ngữ và lấy tên là: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh. Tổng cộng đã xuất bản được 187 tập. Từ tập 188 đến tập 203 đang trên tiến trình xuất bản tại Đài Loan, nhưng trên các trang nhà ở ngoại quốc đã có đủ 203 tập. Tổng cộng độ chừng 250.000 trang tất cả. Nếu một người phát tâm đọc trọn bộ nầy phải dùng thời gian ít nhất là 15 đến 20 năm và mỗi ngày phải đọc ít nhất từ 150 đến 200 trang như thế. Phần tôi đã đọc xong bộ Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và đang đọc bộ Bản Duyên. Tôi cũng đã phát tâm đọc trọn bộ Đại Tạng nầy trong những ngày còn lại của cuộc đời.

-       Bộ Phim về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do UNESCO tài trợ và các đạo diễn người Tích Lan, Ấn Độ cũng như các tài tử Ấn Độ đóng phim, dàn dựng lịch sử về cuộc đời của Đức Phật qua 54 tập và tập thứ 55 giới thiệu tổng quát những tập trước, đã làm cho hàng triệu triệu tín đồ Phật Giáo trên thế giới cũng như những người có tín ngưỡng khác phải khâm phục tận đáy lòng mình, khi xem những sự kiện của con người lịch sử ấy. Do vậy ngày nay nhân loại đã vinh danh Ngài là con người của lòng Từ Bi và Trí Tuệ. Tôi cũng đã xem hết 55 tập nầy đến 2 lần và mỗi lần xem như vậy khiến cho tôi càng thêm cung kính Đức Phật nhiều hơn nữa.

 

Chỉ 3 việc như trên cũng đủ làm cho tôi hoan hỷ vô cùng, dầu sống hay chết, dầu ở cõi nầy hay cõi khác, dầu cho bây giờ hay trong mai hậu, tôi đã đi qua trên con đường thiên lý ấyvới ngàn dặm gió sương, nhưng không một cám dỗ nào có thể làm cho mình thối chí xuất trần, làm người xuất gia học đạohành đạo như bài kinh“Nhứt dạ hiền giả” mà Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch ra Việt ngữ như sau:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng

Quá khứ đã đoạn tận

Tương lai thì chưa đến

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ giác chính là đây

Không động, không rung chuyển

Biết vậy nên tu tập

Hôm nay nhiệt tâm làm

Ai biết chết ngày mai

Không ai điều đình được

Với đại quân thần chết

Trú như vậy nhiệt tâm

Đêm ngày không mệt mỏi

Xứng gọi nhứt dạ hiền

Bậc yên tịnh trầm lặng.

Đọc xong quyển “Chú Đại Bi giảng giải” của Hòa Thượng Tuyên Hóa do Thượng Tọa Thích Minh Định, Trụ Trì chùa Kim Quang ở Pháp phiên dịch ra Việt ngữ, tôi vô vàn niệm ân Thầy, vì ngày nay vẫn còn có những bậc Trưởng Tử của Như Lai lo truyền thừa mối Đạo qua lời Kinh, Chú và sự giảng dạy của chư Tôn Đức khắp nơi trên thế gian nầy. Hẳn là điều quý báu vô song, không gì có thể sánh được. Câu văn của Ngài Tuyên Hóa giảng, in thành sách, nhưng khi dịch ra Việt văn, Thầy Minh Định đã uyển chuyển thay đổi cấu trúc của câu văn, nên đọc rất suông, thông suốt, dễ hiểu vô cùng. Mong rằng các Phật tử hay chư Tăng Ni nào hữu duyên thì cũng nên xem qua tác phẩm nầy, rất có giá trị.

Xin nguyện cầu cho Chánh Pháp luôn được cửu trụ nơi cõi Ta Bà nầy.

Viết xong trong một ngày đẹp trời của mùa An Cư Kiết Hạ năm 2017 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

 

Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Sáu 201716:31
Super Administrator
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính gửi Đạo Hữu Nguyễn Khắc Bảo,

Xin cảm ơn Đạo Hữu đã đọc bài tôi viết về"đọc Thần Chú Đại Bi" của HT Tuyên Hóa giảng và có ý muốn liên lạc với tôi qua Facebook; nhưng tôi không dùng Facebook. Do vậy, xin ĐH liên lạc qua E- Mail nầy vậy. chuaviengiac2012@gmail.com.
Kính chúc ĐH được vạn an.
Thích Như Điển
25 Tháng Sáu 201702:24
Khách
Cảm ơn bài viết của Thầy, rất hay và bổ ít cho những hành giả tại gia như chúng còn. Xin chân thành bày tỏ lòng thành Kính lên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, HT Tuyên Hóa và người truyền tải. Hy Vọng được liên hệ với Thầy qua FaceBook có địa chỉ nkbao80@gmail.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2985)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2603)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3520)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3336)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4177)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3675)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4242)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(Xem: 2322)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3476)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4162)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3943)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2875)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3347)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3489)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4538)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3878)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4775)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 4037)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 3013)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3772)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3925)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 3083)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3608)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4438)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3719)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2243)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2615)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 3009)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2715)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4591)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4920)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2835)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5269)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2845)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3287)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4372)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4944)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4706)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3249)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4546)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4274)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6142)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3501)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 4025)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 6011)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5400)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 4052)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 33058)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3173)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4151)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4727)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 3080)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3811)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3551)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6546)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2762)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3228)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4567)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3442)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
(Xem: 7296)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant