Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quan Âm Truyền Thuyết

06 Tháng Chín 201716:52(Xem: 5450)
Quan Âm Truyền Thuyết

Quan Âm Truyền Thuyết

(Tuyển Tập)

Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ

 

 

1 - Quan Âm ba mặt 

 

Xưa thật là xưa, ở thành Lạc Dương quan lại thì tham ô, thanh thiếu niên thì hư hỏng. Quan Âmý định muốn giáo hóa họ, nên biến thành một người đàn bà nhà quê, tay cầm một cái hộp gấm, trong hộp có một tấm kính bằng đồng đen quý báu, đem đến chợ Lạc Dương bán.

Có người tới hỏi giá, người đàn bà nhà quê đáp:

- Tấm kính của tôi đây là một bảo vật rất quý hiếm có trên thế gian này, giá là một ngàn lượng bạc ròng, dư một hào không lấy, thiếu một hào không bán, không bớt không trừ, già trẻ lớn bé ai muốn mua cũng được. Người nào có mắt tinh đời hãy mau đem tiền tới mua, bỏ lỡ cơ hội này thì về sau có mười vạn tám ngàn lượng bạc cũng không được! 

Có một thiếu niên muốn kiếm chuyện nên chõ mồm vô hỏi: 

- Tấm kính bằng đồng có chút xíu mà đòi giá cao quá vậy, thật là nói thách quá cỡ! Đâu, bà nói cho tôi nghe thử, tấm kính này có cái gì hay? 

Người đàn bà nhà quê trả lời

- Tấm kính của tôi có nhiều cái hay lắm chứ! Thứ nhất, nó có thể soi được tâm người thiện hay ác, thứ hai, có thể chiếu ra tất cả quá khứvị lai nữa. Tốt thì chiếu ra tốt, xấu thì chiếu ra xấu, không sai một ly một tí nào. Quý vị nghĩ xem, với hai đặc điểm ấy không lẽ tấm kính này không đáng giá một ngàn lượng bạc hay sao? 

Người thiếu niên kia nói: 

- Bà nội ơi, bà nói xạo vừa thôi chứ! Thế gian này làm gì có một bảo vật như thế, chúng tôi không tin đâu, trừ khi nào bà cho chúng tôi soi thử một cái! 

Quan Âm đáp: 

- Soi một cái thì được, nhưng theo lệ thì mượn kính soi một cái phải trả tôi ba đồng.

 Thiếu niên nọ bèn móc túi ra ba đồng trao cho Quan Âm Bồ Tát. Quan Âm lấy kính trong hộp ra, cầm trong tay và nói với thiếu niên nọ: 

- Soi đi. Nhưng phải nhớ, không được suy nghĩ loạn xạ lung tung, phải tập trung tinh thần mà soi một cách nghiêm chỉnh, có thế kết quả mới rõ ràng được.

 Thiếu niên nghe lời Bồ Tát, soi một cách nghiêm chỉnh. Quả nhiên trong kính hiện ra một cách rõ rệt từng cảnh, từng cảnh đã xẩy ra trong quá khứ. Chuyện quá khứ chiếu xong, lại hiện ra đủ thứ các chuyện sẽ phát sinh trong tương lai, cho tới đoạn cuối là thiếu niên chết rồi sẽ đoạ vào đường súc sinh, đầu thai lại thành một con chó cái.

 Thiếu niên soi xong, kinh hãi không cùng, không ngờ rằng thành tích xấu xa hư hỏng của mình lại hiện lên hết trong kính, và hắn càng hoảng kinh hơn nữa khi thấy kiếp tới mình sẽ biến thành một con chó cái. May mà những điều hắn thấy người khác lại không trông thấy, người khác chỉ thấy mặt trái của kính, hoàn toàn trống rỗng, không có gì trên ấy cả.

 Quan Âm lấy lại kính và hỏi: 

- Sao, đáng giá ba đồng bạc không? 

Thiếu niên nọ xuất mồ hôi trán, mặt mày tái mét, trả lời liên thanh: 

- Đáng! Đáng! Đáng!

 Người xung quanh hỏi hắn đã thấy được những gì, hắn sợ làm trò cười cho thiên hạ, không dám trả lời sự thật nên chỉ lầu bầu:

- Mấy người đừng hỏi tôi, cứ bỏ ra ba đồng mà tự soi lấy, bảo đảm mấy người sẽ vừa ý.

Cuối cùng người hiếu kỳ rất đông, nghe lời thiếu niên nọ nên tranh nhau thử món đồ chơi mới này. Người này bỏ ra ba đồng, người kia cũng móc ra ba đồng, thay phiên nhau mà soi kính. Người nào chưa được soi thì dành soi trước, nhưng một khi soi rồi thì không khóc lóc thê thảm cũng nhíu mày nhăn mặt, tâm sự trùng trùng. Mọi người ngẩn ngơ nhìn nhau, không ai thốt lên lời nào.

Quan Âm cười thật tươi đứng thủ đằng trước, nhưng cũng không nói lên một tiếng. Từ giờ thìn đến giờ dậu, thấm thoát ba ngàn người đã soi kính rồi. Trong số ba ngàn người ấy, chín phần mười soi xong thì mặt mày buồn hiu, không tới một phần mười còn lại là vui vẻ hân hoan.

Tri phủ thành Lạc Dương thời ấy là một tên quan rất tham ô, chỉ chạy theo danh lợi, tâm tâm niệm niệm chỉ nghĩ làm sao để thăng quan tiến chức. Nghe nói ngoài đường có người bán kính báu, soi một cái là thấy ngay chuyện hên xui họa phúc của mình, ông rất muốn thử soi một phen, xem mình rồi sẽ được chức quan lớn tới đâu, và phát tài giàu đến chừng nào? Nghĩ thế ông cũng chạy ra chợ. Khi ông chạy tới thì Quan Âm cũng vừa đang thu xếp để trở về. Nhưng người mới đến là quan Tri phủ đại nhân, đâu có thể không ngó ngàng đến, nên Quan Âm lại lấy kính ra để ông soi cho kỹ càng.

Lần này Quan Âm để cho ông soi tha hồ, không gấp gáp, và quan Tri phủ mới soi đã kinh hoàng, mồ hôi lạnh toát ra dầm dề.

Trong kính bắt đầu xuất hiện từng cảnh từng cảnh một, lúc ông ăn hối lộ, vi phạm luật pháp, vu oan giá hoạ hại người, kết án người vô tội. Về sau bị oan hồn uổng tử báo thù, chết bất đắc kỳ tử, đọa xuống địa ngục, chịu đủ các cực hình tàn khốc. Sau đó nữa lại tái sinh làm lợn, được nuôi cho mập rồi vào tay đồ tể cắt mổ. Tri phủ càng nhìn càng sợ hãi, trong tâm dần dần có chút tỉnh ngộ. Lúc ấy người đàn bà nhà quê đã lấy lại tấm kính cất vào hộp, và thở dài

- Một bảo vật như thế chỉ có ngàn lượng bạc, rẻ thế mà chỉ có người soi chứ chẳng có người mua, thế mới biết là ở thành Lạc Dương này thật ra không có ai có mắt tinh đời! 

Nói xong bèn cầm hộp lên đứng dậy sửa soạn rời đi.

 Khi Quan Âm đứng dậy thì đột nhiên khuôn mặt người đàn bà nhà quê biến mất nhường chỗ cho pháp tướng của Bồ Tát. Lúc ấy những người đứng nhìn, mỗi người thấy Bồ Tát một cách khác nhau : người ác thì thấy người đàn bà nhà quê kia biến thành một hung thần vô cùng bạo ác, nhìn thấy là kinh hồn khiếp vía. Người bình thường thì thấy Ngài lộ vẻ giận dữ, cũng đủ khiến họ cũng phải hết hồn. Chỉ có người hiền mới thấy Ngài mang khuôn mặt dịu hiền từ ái gần gũi, rõ ràngĐại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.

 Ai nấy đều kinh dị, định thần nhìn kỹ, thì không còn thấy người đàn bà nhà quê bán kính ở đâu nữa. Tri phủ như người mê chợt tỉnh, lập tức quỳ xuống đất cáo bạch: 

- Trượng thừa Bồ Tát đến giáo hóa, hạ quan đã biết lỗi rồi.

 Nghe tri phủ nói thế, mọi người mới vỡ lẽ ra người đàn bà bán kính vừa rồi chính là Bồ Tát Quan Thế Âm. Từ đó, những kẻ chuyên làm ác đều tỉnh ngộ, bỏ ác làm lành. Những người làm quan đều trở nên thanh liêm, dân chúng cũng theo đó mà trở nên thuần hậu.

 Sau đó, bá tánh thành Lạc Dương mới dùng số tiền mà Quan Âm đã bỏ lại xây lên một cái miếu, thờ Quan Âm và tượng của Ngài được tạc theo mắt thấy của họ, nghĩa là có ba mặt: một mặt Quan Âm từ bi hiền hậu, một mặt vô cùng giận dữ và một mặt hung tợn, trong tay cầm một tấm kính báu, soi sáng cả đại thiên thế giới.

 Bức tượng này, trong Phật giáo gọi là "Quan Âm du hí tam muội", và người phàm thì gọi là "Quan Âm ba mặt".

  

2 - Hòa Thượng Nhất Phong

  

Cuối đời Đường đầu nhà Tống, chuyện Quan Âm Bồ Tát giúp đỡ người hiền lương thoát khỏi bàn tay gian ác hãm hại được lưu truyền rộng rãi trong khắp khu vực thành Cô Tô.

Người hiền lương nói trên tên là Yêu Nhất Phong, chủ một cửa tiệm tạp hóa. Đó là một người thành thật, lương thiện, tốt bụng, đối với người khác thì vui vẻ tử tế, không bao giờ so bì tị nạnh, không tranh dành hơn thua, vì thế người ta thường gọi ông là "người hiền".

Ông thâm tín Phật giáo, trong nhà hay ngoài tiệm đều có thờ Quan Âm Bồ Tát, mỗi ngày sớm chiều thành tâm lễ bái, rảnh thì ngồi trước bàn thờ tụng kinh niệm Phật, không ngày nào xao lãng.

Tuy Yêu Nhất Phong là người tốt nhưng có một bà vợ đẹp thì lại rất dâm đãng. Bà thừa lúc chồng phải đi xa buôn hàng để thông gian với một tên vô lại ở ngay bên cạnh nhà tên là Khang Thất. Những chuyện tình cảm lăng nhăng như vậy thường không qua mắt ai, vì thế người ngoài ai cũng biết, chỉ trừ có Yêu Nhất Phong thật thà khờ khạo là trước sau không hề hay biết gì cả.

Mọi người ai cũng than thở và bất bình giùm ông, họ nói rằng "Ai cũng nói là thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, mà sao cái người tốt bụng này, đã không có quả báo thiện thì thôi, đằng này còn phải chịu ác báo? Huống chi ông lại là người tin Phật, không lẽ Bồ Tát không linh ứng hay sao?" 

Không phải là Bồ Tát không linh ứng, vì đúng lúc đó Quan Âm vừa  đến Cô Tô. Không những Ngài  biết hết chuyện nhà của Yêu Nhất Phong, mà còn biết sau này Yêu Nhất Phong còn phải chịu nhiều tai ách.

 Hôm ấy, Yêu Nhất Phong lại đi ra khỏi tỉnh để buôn hàng, ban đêm bỗng nhiên nằm mộng thấy Quan Âm Bồ Tát xuất hiện trong nhà của mình. Tay Ngài cầm ngọc Như Ý, trên đỉnh đầu lại có một con rồng xanh. Ngài đặt viên ngọc Như Ý lên đỉnh đầu Yêu Nhất Phong và nói: 

- Yêu Nhất Phong, nghe ta nói đây, không lâu nữa ông sẽ gặp đại họa. Ta thấy ông là người chân thành tin Phật, không nhẫn tâm để cho ông bị tai nạn nên tới đây cứu ông. Ta dạy cho ông bốn câu kệ, xin ông hãy nhớ cho kỹ: 

Gặp cầu chớ dừng tàu
            Gặp dầu trét lên đầu
            Đấu thóc ba thăng gạo
            Ruồi xanh bu bút đầu. 

Bằng bất cứ giá nào ông cũng không được quên bốn câu kệ này. 

Quan Âm nói xong liền biến mất. Yêu Nhất Phong giật mình thức giấc, những gì xảy ra trong mộng còn rành rành trước mắt. Nghĩ tới sự Bồ Tát ứng mộng để cứu mình, Nhất Phong vừa mừng rỡ vừa kinh sợ, biết rằng điều Bồ Tát nói tất nhiên không thể sai, ông vội quỳ xuống đất nhìn lên không trung khấu đầu lễ lạy. Rồi tuân lời dặn dò của Bồ Tát, ông nhẩm đi nhẩm lại bốn câu kệ cho tới thuộc lòng như cháo, ghi khắc trong đầu không làm sao quên được.

 Hôm sau ông đáp tàu ra đi, mới khởi hành thì sóng yên gió thuận, tiết trời quang đãng. Nhưng đến khoảng chừng nửa ngày đường thì đột nhiên mây đen giăng mịt, sấm chớp ngang trời, mưa như trút nước. Cũng vừa đúng lúc ấy, tàu hướng tới một cái cầu trước mặt. Người phu lái tàu sợ ướt, nghĩ rằng gặp cái cầu này thật đúng lúc, tốt nhất là dừng tàu ở dưới cầu để trốn mưa nên tính gác mái chèo đậu lại ngay ở đấy. Còn Nhất Phong thì lúc nào cũng nghĩ tới bốn câu kệ của Bồ Tát dạy, tuy không mấy gì hiểu nghĩa, nay thấy tàu muốn dừng lại dưới một cái cầu thì câu "gặp cầu chớ dừng tàu" chợt loé lên trong óc khiến ông lập tức nhận ra, vội lớn tiếng la người phu lái tàu: 

- Không thể dừng lại ở đây, mau chèo tiếp! 

Tuy ông không hiểu rõ tại sau gặp cầu lại không được dừng tàu nhưng ông nghĩ cứ làm đúng theo lời Bồ Tát dạy thì không thể sai lầm. Ông không cần biết người phu lái chịu hay không chịu, cứ bắt buộc ông ta phải chèo tiếp để ra khỏi gầm cầu.

 Khi tàu rời khỏi gầm cầu không tới một tầm tên bắn thì một tiếng "rầm" long trời lở đất đập vào tai họ chát chúa, những ngọn sóng tung toé lên tới trời, người phu lái tàu cùng Yêu Nhất Phong quay đầu lại nhìn thì thấy cái cầu mình mới đi ngang đã sập xuống quá nửa. Nếu tàu ngừng lại tránh mưa ở dưới ấy thì có lẽ giờ này đã bị đập nát.

 Người phu tàu líu lưỡi lại vì sợ hãi

- Ghê quá! Ghê quá! Nếu không có ông hối phải chèo tiếp thì giờ này chết toi rồi! Ông Phong ơi, ông có phải là thần tiên không mà biết trước vậy? 

Yêu Nhất Phong bèn kể lại chuyện Bồ Tát ứng mộng cho phu lái tàu biết. Người này cũng cảm tạ ơn đức của Bồ Tát, nên từ đấy cũng trở thành một Phật tử thuần thành.

 Yêu Nhất Phong đến thị trấn nọ, buôn xong hàng hóa rồi lên đường trở về. Mỗi lần đi, về như vậy phải tính vắng nhà hai tháng trời. Trong suốt hai tháng trời ấy, vợ ông cùng tên du đãng Khang Thất đã sống những ngày trăng hoa nóng bỏng. Khi Nhất Phong về nhà thì trời đã hoàng hôn, nhờ có Bồ Tát báo mộng sập cầu cứu ông nên việc đầu tiên sau khi vào nhà là đến trước bàn thờ Quan Âm Bồ Tát chí thành đảnh lễ bái tạ.

 Lễ xong đứng dậy, đột nhiên cây đèn lưu ly treo trên xà nhà bị đứt dây rơi xuống, ông bị dầu bắn lên khắp cả người, và vì bị dầu bắn lên người như thế nên ông lập tức nhớ đến câu kệ thứ hai "gặp dầu trét lên đầu", thế là còn bao nhiêu dầu trong đèn ông bèn đổ cả lên đầu lên tóc. 

Lễ Phật xong, ông mới gặp vợ hỏi han việc nhà và sau khi ăn cơm, hai vợ chồng vào phòng thay quần áo đi ngủ.

 Tên du đãng Khang Thất biết rằng Yêu Nhất Phong đã về rồi. Trong hai tháng vừa qua, hắn đã cùng người đàn bà kia mặn nồng trăng gió với nhau, một phút cũng không muốn rời. Nay Yêu Nhất Phong trở lại rồi thì đêm nay hắn không thể qua nhà người đàn bà để cùng nhau mây mưa, về sau cũng sẽ khó mà tiếp tục dan díu với nhau lâu dài. Đêm hôm ấy hắn không ngủ được, cứ trăn qua trở lại, lửa ghen thiêu đốt tâm cang, càng nghĩ càng căm giận, hận là không thể tức khắc xông qua nhà bên cạnh bắt con dâm phụ ấy về với mình. Ý nghĩ giết người manh nha trong đầu từ đấy, hắn nghĩ rằng giải pháp gọn nhất là giết quách Yêu Nhất Phong đi, dấu thi thể để phi tang rồi sau đó mới có thể cùng tình phụ ăn ở với nhau lâu dài được. Nghĩ xong là làm, hắn xuống bếp lấy một con dao nhọn và bén, trèo tường qua nhà hàng xóm, lẻn vào phòng ngủ của Yêu Nhất Phong. Trong phòng tối đen như mực, Khang Thất cầm dao mò mẫm đến trước giường, nhưng hắn không thể phân biệt ai là Yêu Nhất Phong ai là người đàn bà. Hắn lại nghĩ, trong đêm tối không nên giết lầm người, đàn bà vốn thường hay xoa dầu thơm lên đầu nên phân biệt hai người có lẽ cũng dễ thôi. Hắn đưa mũi đánh hơi, thấy rằng cái người ngủ phía ngoài có mùi dầu sực nức, thì chắc chắn đây là người đàn bà rồi, vậy người nằm trong ắt phải là Yêu Nhất Phong. Tức thời hắn vung dao lên chém mạnh xuống, chỉ nghe "phập!" một tiếng, đầu người dâm phụ bị chẻ làm hai mảnh. Yêu Nhất Phong nghe tiếng chém thì giật mình thức dậy, hô hoán lên rầm rĩ, khoác áo vào ngồi dậy đốt đèn. Tên sát nhân Khang Thất biết mình giết lầm người, vội vàng trèo cửa sổ chạy trốn mất.

 Yêu Nhất Phong thấy đầu vợ bị bửa ra thành hai mảnh thì thương tâm quá khóc rống lên, tìm kiếm khắp nơi mà hung thủ thì đã biệt tăm biệt tích. Ông bèn sai người đi liền đêm ấy báo cho nhạc phụ biết tin dữ.

Khi nhạc phụ tới nhà Yêu Nhất Phong xem xét thì không cần biết trắng đen phải trái ra sao, nhất định buộc tội Yêu Nhất Phong giết vợ, lồng lộn tra vấn con rể: 

- Cửa ngoài vẫn đóng, cửa nhà không mở, ngay trên giường mi xảy ra án mạng, không phải mi giết thì còn ai vào đây? 

Yêu Nhất Phong tình ngay lý gian, có miệng mà không cãi được. 

Hôm sau người nhạc phụ ra nha môn trình cáo, vị quan huyện đến điều tra rồi cũng nghi rằng hung thủ chính là Yêu Nhất Phong. 

Đây là một vị quan huyện rất hà khắc, ưa dùng hình phạt tàn khốc để bắt tù nhân khai tội, nên cho tra tấn Yêu Nhất Phong trong lúc thẩm vấn. Yêu Nhất Phong là một thương nhân, một chủ tiệm, làm sao chịu nổi cuộc tra tấn đau đớn ấy, chỉ biết tự than rằng kiếp trước đã gây tội, vận mệnh đã an bài như thế rồi, thôi thì cứ nhận tội oan, dẫu có chết cũng còn đỡ khổ hơn là sống mà phải chịu đọa đày như vậy. Quyết định như thế rồi ông bèn nhận tội.

Quan huyện thấy Yêu Nhất Phong đã nhận tội rồi bèn một mặt cho giam ông vào ngục tối, một mặt chuẩn bị phát thảo tờ công văn để xử án tử hình. Ngờ đâu khi ông cầm bút lông lên vừa tính đặt xuống giấy thì đột nhiên có vài con ruồi xanh bay tới, vây chặt lấy đầu bút khiến cho ông không thể nào đặt bút xuống. Ông đưa tay xua ruồi, nhưng vừa tính hạ bút thì chúng lại bay tới bu lấy đầu bút, cứ thế nhiều lần nên tờ công văn không sao viết được. Vị quan huyện cảm thấy kỳ quái, bèn nghĩ rằng ruồi xanh bu vào đầu bút không cho ông viết công văn để xử tội, phải chăng có oan tình chi đây? Ông bèn cho mời vị quan cố vấn tới thỉnh ý. Quan cố vấn nói: 

- Để tôi vào ngục hỏi lại Yêu Nhất Phong rồi sau đó hãy tính. 

Quan cố vấn vào ngục, thấy Yêu Nhất Phong ngồi bình tâm niệm Phật lại càng thấy quái lạ, bèn hỏi: 

- Ông đã khai rồi, tội giết người đã định, niệm Phật có ích gì? 

Nhất Phong đáp: 

- Tôi không chịu nổi tra khảo nên phải nhận tội chứ sự thật oan cho tôi lắm. Tôi không hề giết người, Bồ Tát nói sẽ cứu tôi nên tôi niệm Phật cầu Ngài đến cứu vì Bồ Tát tuyệt đối không bao giờ gạt người.

 Tới đây ông kể lại chuyện được Bồ Tát báo mộng và đem bốn câu kệ lập lại cho quan cố vấn nghe. Quan cố vấn nghe rồi vô cùng kinh dị, nghĩ thầm

- "Ruồi xanh bu bút đầu" phải chăng là ứng cho chuyện quan huyện mới gặp vừa rồi chăng? Vậy thì câu thứ ba "đấu thóc ba thăng gạo" có nghĩa là gì? Ông suy nghĩ, nghiền ngẫm, trở đi trở lại vấn đề trong đầu nhưng vẫn nghĩ không ra. Cuối cùng bỗng nhiên ông đại ngộ

- Một đấu là mười thăng, nếu một đấu thóc mà chỉ cho có ba thăng gạo thì phải chăng còn lại bảy thăng cám? Chữ cám (Khang), bỏ bộ mễ (gạo) ra còn lại họ Khang. Bảy là Thất, vậy phải chăng hung thủ tên là Khang Thất? 

Nghĩ thế xong ông bèn hỏi Yêu Nhất Phong: 

- Ở chỗ ông ở có ai tên là Khang Thất, Khang Bảy gì không? Ông có quen ai tên đó không? 

Yêu Nhất Phong đáp: 

- Có, có người tên đó, mà tôi cũng biết ông ta nữa. Đó là người hàng xóm bên tay trái của nhà tôi, đúng tên là Khang Thất. 

Quan cố vấn gật đầu bỏ đi, đem hết câu chuyện trình lại cho quan huyện nghe. Hôm sau, tên gian phu Khang Thất bị bắt đem lên nha môn, và bị tra vấn ngay tại chỗ. Khang Thất bèn khai thật mọi sự, Yêu Nhất Phong được xử trắng án.

Qua tai nạn bất ngờ nói trên và tuy được xử trắng án, thoát được họa bị xử tử hình nhưng Yêu Nhất Phong cảm thấy thế sự biến đổi vô thường, chán nản cùng cực, bèn đem tài sản ra bố thí hết cho người nghèo và quyết định đến Hàng Châu, vào chùa Linh Ẩn xuất gia. Ông đi bộ suốt cả đoạn đường, một hôm đến Gia Hưng, nghỉ lại trong một lữ điếm. Trong đêm sâu ông mơ hồ nghe ai gọi tên mình, mở mắt ra nhìn thì thấy vợ mình cùng Khang Thất, hai người mỗi người ôm cái đầu lâu đẫm máu xông tới đòi mạng. Nhất Phong sợ quá run bần bật, vội vàng nhắm nghiền đôi mắt niệm thầm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, sau một lúc không nghe động tĩnh gì nữa, bèn mở mắt ra nhìn, không thấy hai con quỷ đâu mà lại  thấy một vị Bồ Tát đứng trên một chiếc lá sen, bên cạnh có một cậu bé trai thân trần, đứng chắp tay hướng về Bồ Tát như thể đang lễ bái. Chỉ trong chớp mắt, cảnh ấy cũng biến  mất luôn. Lúc ấy Nhất Phong mới biết là mình mới nằm mộng. Nhớ lại chuyện vừa qua, biết rằng Quan Âm Bồ Tát đã một lần nữa hiển linh để cứu mình, ông thấy mình quả thực có phúc nên càng quyết định xuất gia tu hành.

Hôm sau ông rời huyện Gia Hưng, tiếp tục nhắm hướng Hàng Châu mau lẹ tiến bước. Gần tới Hồ gia trang, thấy có một đám người đang đứng vây xung quanh một cánh đồng, chẳng biết xảy ra chuyện gì, ông bèn nhanh chân tiến đến gần xem.

Thì ra có một người nông phu họ Vương, trong lúc cuốc đất, cuốc phải một pho tượng Phật cao cỡ một xích rưỡi (1 xích 0,33 m). Pho tượng này làm bằng ngói lưu ly màu xanh ngọc bích, điêu khắc rất tinh vi đẹp mắt, mọi người tranh nhau nhìn ngắm nên mới tụ lại vây quanh đông đảo như vậy. Nhưng tượng Phật này là Phật nào? Yêu Nhất Phong chen vào nhìn, nhìn kỹ càng rồi thì mới nhận ra rằng tuy tượng Phật có tướng người nam nhưng mắt mũi diện mục thì đích thị là Quan Âm Bồ Tát. Ông hân hoan thấy rằng giữa Bồ Tát và mình quả thật có duyên nên đã được gặp Ngài mấy lần, vì thế ông vui vẻ nói với mọi người rằng: 

- Quý vị ở đây thật có phúc nên hôm nay được gặp Bồ Tát. Quý vị hãy mau thỉnh Bồ Tát về ngôi chùa nào trong thành mà cúng dường, Bồ Tát sẽ hộ trì cho quý vị được bình an và năm nào gặt hái cũng được mùa. 

Người nông phu họ Vương hỏi: 

- Ông nói đây là Bồ Tát, vậy chứ tôi hỏi ông, ông có biết đây là Bồ Tát nào không chứ chúng tôi nhìn mãi mà không biết.

 Yêu Nhất Phong nói:

 - Đây là Quan Thế Âm Bồ Tát.

 Mọi người nghe thế nhao nhao lên cãi: 

- Không phải, không phải, pháp tượng của Quan Âm Bồ Tát như thế nào chúng tôi đây ai cũng đã từng nhìn thấy, không phải là lối ăn mặc như thế này, là người nữ chứ không phải là người nam. Còn tượng này là tướng người nam, làm sao là Quan Âm Bồ Tát được? 

Nhất Phong nói: 

- Sau khi đắc đạo rồi, vì muốn cứu độ người đời và đi khắp vũ trụ nên Bồ Tát tùy thời tùy nơi mà ứng hóa, có khi thân nam có khi thân nữ, có khi già có khi trẻ không nhất định, có khi lại còn ứng hóa đủ thứ thân để cảnh cáo thế gian. Sao quý vị lại còn nghi ngờ?

Sau đó ông đem chuyện mình hai lần gặp Bồ Tát hiển linh kể cho mọi người nghe, lúc ấy mọi người mới chịu tin và đem pháp tượng Bồ Tát vào chùa thờ phụng. Vì tượng Bồ Tát này từ luống cày xuất hiện nên mọi người đặt tên là "Lủng Kiến Quan Âm" (Quan Âm thấy trong luống cày).

Yêu Nhất Phong đi suốt ngày lẫn đêm, cuối cùng cũng đến chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu. Có một vị thiền sư pháp hiệu là Nguyên Tịch, thấy ông chí thành muốn xuất gia nên thâu nhận ông làm đệ tử. Từ đó Nhất Phong xuống tóc xuất gia làm tăng, theo chúng mà tu hành, người ta gọi ông là Nhất Phong hòa thượng.

Nhất Phong mới xả bỏ phàm trần nên tuy có nhiều thiện căn, nhưng vì đã lăn lộn nhiều trong thế gian nên trong tâm hãy còn nhiều tạp niệm, lục căn chưa thanh tịnh, lúc mới học ngồi thiền ông không cách nào định tâm được. Thường thường hễ ngồi xuống lại thấy hồn ma Khang Thất cùng vợ mình bưng đầu lâu đẫm máu đến phá quấy. Buổi thiền tọa hôm ấy hai hồn ma lại về quấy nhiễu nhưng lần này hung tợn hơn, Khang Thất dẫn đầu một đoàn quỷ sứ không đầu ào ào ùa tới khiến Nhất Phong hồn phi phách tán, vội niệm thầm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát. Một lúc sau ông thấy một vị Bồ Tát xuất hiện trước mặt, vị Bồ Tát này có cái cổ màu xanh, một đầu mà ba khuôn mặt, mặt chính ở giữa là mặt từ bi của một vị Bồ Tát, mặt tay phải là mặt sư tử, mặt tay trái là mặt heo. Đầu Ngài đội mũ báu, trên mũ có hóa thân của Vô Lượng Thọ Phật. Ngài có tới 4 cánh tay, tay thứ nhất bên phải cầm tích trượng, tay thứ hai cầm hoa sen : tay thứ nhất bên trái cầm bánh xe, tay thứ hai cầm loa ốc. Ngài mặc áo bằng da cọp, tua ren là những con rắn đen, đứng trên một hoa sen tám lá, tay đeo vòng anh lạc, xung quanhhào quang, trông rất là uy dũng. Vị Bồ Tát cổ xanh này tóm lấy những con quỷ không đầu mà ăn, chỉ trong thoáng chốc là ăn trọn hết bầy quỷ. Ăn xong, Ngài dùng tích trượng khõ Nhất Phong hoà thượng một cái, Nhất Phong chợt thấy tâm mình trở nên minh mẫn sáng suốt, từ đó trong tâm không còn cấu nhiễm, trần duyên cắt tuyệt. 

Ngày hôm sau, Nhất Phong hòa thượng đem chuyện đêm qua trình lên Nguyên Tịch Thiền sư, Thiền sư nói: 

- Đêm qua ông thấy Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát (Bồ Tát Quán Tự Tại cổ xanh), chính là Quan Âm Bồ Tát dưới hình tướng của Minh Vương, ông hãy thành tâm trì niệm danh hiệu vị Bồ Tát này thì có thể thoát khỏi mọi sợ hãi khủng bố.

 Nói xong ngài lấy ra một quyển kinh"Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni" trao cho Nhất Phong, dặn ông khi nào còn gặp cảnh khủng bố thì đọc tụng kinh này để giải trừ

Hoà Thượng Nhất Phong tu hành tại chùa Linh Ẩn một cách chí thành, công hạnh tinh tiến, vài năm sau trở thành một vị  cao tăng nổi danh. Ngài đi khắp nơi đảnh lễ các danh sơn, vì nhớ ân sâu của đức Quan Âm đã nhiều lần cứu hộ cho mình nên cứ thấy những tảng đá lạ ở danh sơn nào đều lấy để tạc tôn tượng của ngài Quan Âm lưu truyền cho hậu thế. Ngài đã bốn lần được thấy Quan Âm Bồ Tát hiển hóa, một lần thấy trong mộng thị hiện trên đầu có con rồng xanh, một lần thấy Ngài đứng trên chiếc lá sen, một lần thấy pháp tượng của Ngài giữa một luống cày và một lần thấy Quan Âm cổ xanh, vì thế những bức tượng ngài khắc nếu không là "Thanh Long Quan Âm", thì cũng "Lủng kiến Quan Âm", nếu không là "Nhất Diệp Quan Âm" hoặc "Đồng Tử bái Quan Âm" thì cũng là "Thanh Cảnh Quan Âm". 

Về sau, Nhất Phong hòa thượng đi triều bái ở Nam Hải, đứng trên bờ bất ngờ nhìn thấy trong sóng to một pho tượng Quan Âm bằng lưu ly dài một xích ba thốn, toàn thân trong suốt, bảy báu trang nghiêm. Nhất Phong Hoà thượng cung kính cẩn thận vớt pho tượng lên đem về chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu thờ phụng. Bức tượng này được đặt tên là "Lưu Ly Quan Âm", cũng vì tượng này đã bồng bềnh trên sóng nên cũng có tên "Thỗn Lai Quan Âm" (Quan Âm bồng bềnh trôi đến).

 Cho đến ngày nay, chuyện Nhất Phong hòa thượng được Quan Âm Bồ Tát cứu độ, rồi xuất gia tu hành thành một vị cao tăng, suốt đời có những kỳ duyên hạnh ngộ với ngài Quan Âm Bồ Tát vẫn còn được lưu truyền.

  

3 - Hoà thượng Trúc Thiền Họa Tượng  Đức Quan Âm Bồ Tát

 

Năm Đồng Trị đời nhà Thanh, có một vị cao tăngPhổ Đà Sơn, pháp danh là Trúc Thiền. Hoà thượng Trúc Thiền từ bé đã thích vẽ, học vẽ tới mức nét vẽ tinh vi tuyệt diệu

Có một năm nọ, Hòa thượng Trúc Thiền bị đương gia hòa thượng phái lên kinh thành thỉnh Kinh Phật về. Tới kinh thành, vừa đúng lúc trống điểm canh năm, trong cung chuông Cảnh Dương, trống Long Phụng cũng vừa gióng lên, Hoàng thượng lâm triều. Hòa thượng Trúc Thiền bèn theo bá quan vănđi vào cung triều kiến. Hoàng đế biết được đạo tràng Phổ Đà Sơn gởi Hòa thượng Trúc Thiền đến thỉnh kinh, vô cùng hoan hỉ, truyền chỉ mở yến tiệc ở khắp các điện làm lễ "tiếp phong" (lễ mời khách từ xa tới ăn cơm). Giữa buổi tiệc, có một vị tiểu thái giám đem tới một cuộn giấy lụa trắng dâng lên Hòa thượng Trúc Thiền, bảo rằng Lão Phật gia (tức Từ Hi Thái Hậu) từ lâu ngưỡng mộ danh tiếng của Phổ Đà Sơn, đặc biệt tuyên chỉ muốn Hòa thượng phải vẽ cho bà một bức hình ngài Quan Âm cao một trượng hai. 

Hòa thượng về đến Phổ Đà Sơn, không dám trễ nãi, lập tức mài mực sửa soạn vẽ tranh. Khi ngài trải cuộn giấy trắng ra đo thì ngạc nhiên đứng sững, tại sao vậy? Vì cuộn giấy lụa bề dài tổng cộng chỉ có một trượng, làm cách nào để vẽ một bức hình ngài Quan Âm một trượng hai đây? Cuộn giấy lụa này lại chính tự tay Lão Phật gia ban tặng, làm sao tùy tiện đem đi đổi? Tuy nói rằng kỹ thuật của Hòa thượng Trúc Thiền rất cao siêu, và ngài là người cực kỳ thông minh trí tuệ nhưng đến lúc này cũng phải bó tay! 

Hòa thượng bèn định tâm lại, tĩnh tọa trên bồ đoàn nhắm mắt khấn nguyện rằng:

 - Xin Bồ Tát Cứu khổ cứu nạn, giả như đệ tử không vẽ được bảo tượng thì khó mà phụng chỉ vua ban, làm sao tránh khỏi tổn hoại thanh danh của Phổ Đà Sơn, đạo tràng của Bồ Tát đây? Xin Bồ Tát cho đệ tử linh cảm để vẽ được một bức tranh cao một trượng hai trên một tấm giấy chỉ dài có một trượng! 

Ngài cứ khấn nguyện như thế mãi, từ từ thấm mệt. Đột nhiên, bảo tướng trang nghiêm của Đức Quan Âm Bồ Tát hiện ra trước mắt ngài, thoắt nhiên biến thành hình dáng của một cô gái bán cá chầm chậm bước tới, tay cầm giỏ tre, trong giỏ có một con cá đang nhảy tưng tưng. Hòa thượng Trúc Thiền đón chào nói: 

- Cô thí chủ à, cô bán cho tôi con cá này đi! 

Cô gái bán cá đáp: 

- Ông là thầy tu, mua cá làm gì?

 - Mua cá phóng sinh.

 - Nếu như mua cá phóng sinh thì tôi xin tặng ông con cá này.

 Cô gái vừa nói vừa khom lưng xuống để lấy con cá từ trong giỏ ra. Ngay giây phút ấy, cô gái bán cá giữ nguyên vị thế không động đậy nữa. Hòa thượng bắt đầu cảm thấy bối rối, tại sao lại nói cho tôi con cá rồi lại cứ đứng khom lưng không động đậy nữa? Ngài vừa nhìn vừa suy nghĩ, bỗng nhiên tâm trí như khai mở, giật mình thức giấc, trước mắt không còn thấy cô gái bán cá nào hết. 

- Tuyệt diệu! Tuyệt diệu! 

Hòa thượng tán thán không ngừng. Vừa rồi chính là Bồ Tát ứng mộng, dạy rằng chỉ cần vẽ hình ngài Quan Âm dưới hình dáng một cô gái bán cá đang đứng khom lưng cầm giỏ, thì cuộn giấy một trượng dư sức họa hình ngài Quan Âm cao một trượng hai. 

Hòa thượng Trúc Thiền lập tức thắp một ngọn nến lớn, trải dài cuộn giấy, vung bút thoăn thoắt vẽ. Ngày hôm sau, một bức hình ngài Quan Âm rất khác thường được trình lên Lão Phật gia. Bức hình vẽ ngài Quan Âm, đầu phủ khăn tơ trắng, eo thắc dây vải, cúi đầu khom lưng chăm chú nhìn một con cá chép trong giỏ, dáng vẻ giản dị thanh tao, linh động như người sống.

Từ Hi Thái hậu nhìn bức hình không ngớt tán thán, tự tay cầm bút đề lên bốn chữ "Ngư Lam Quan Âm" (Quan Âm cầm giỏ cá), truyền chỉ sao lại bức hình ấy để ban hành trong dân gian, cho các chùa viện và bách tính có thể đem về thờ phụng, lại còn ban thưởng cho Hòa thượng Trúc Thiền một bộ Cà Sa đỏ thắm, và cho ngài đặc ân vào cung không phải hành đại lễ nữa.

 

4 - Bà Lão Mù Bán Dầu

 

Xưa thật là xưa, Đông Hải là một vùng đất liền, và trên vùng đất liền ấy có một tòa đô thành rất lớn tên là Đông Kinh. Tương truyền rằng vua của thành Đông Kinh là một  hôn quân vô đạo, đã dày xéo đất nước khiến Đông Kinh trở thành một quốc gia vô cùng hỗn loạn, đạo đức suy đồi, phong khí bại hoại.

Thổ thần của vùng đất ấy bèn đem tình cảnh này trình tâu lên thiên đình, khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế nổi cơn thịnh nộ, cho rằng đất Đông Kinh không còn cứu vãn được nữa, thôi thì chi bằng lấy quyết định tối hậunhận chìm ngôi thành này xuống đáy biển sâu! 

Ngài Quan Âm nghe tin này vội vàng đến can gián: một đô thị to lớn như thành Đông Kinh không thể nào không có một người tốt, nếu phá hủy toàn bộ mà không phân biệt trắng đen thì thật là không ổn thỏa chút nào! Ngài bằng lòng đến thành Đông Kinh quan sát điều tra xem thử, vì không muốn người tốt bị họa lây. 

Quan Âm Bồ Tát đến thành Đông Kinh, hóa thành một bà lão mù lòa, tại ngả tư đường mở một quán bán dầu. Ngài lấy nhánh dương liễu từ trong Tịnh bình ra, rảy một vài giọt nước tiên, thế là vại dầu lập tức đầy ắp một thứ dầu thượng hảo hạng màu vàng trong vắt. Ngoài cửa tiệm còn treo một tấm bảng ghi rằng: "Một bình nhỏ 3 đồng, ba bình lớn 1 đồng".

 Người trong thành Đông Kinh đọc tấm bảng ấy đều cảm thấy buồn cười: nếu chỉ có một đồng mà mua được đến ba bình dầu lớn thì ai tội gì mà bỏ ra ba đồng mua một bình dầu nhỏ! Thế là người mua dầu dồn dập kéo tới, múc ba bình dầu lớn, vứt xuống một đồng rồi bỏ đi. Thậm chí có kẻ thấy chủ quán là một bà lão mù lòa, cứ thế ngang nhiên đến múc dầu mà chẳng thèm trả tiền. 

Ngày nào người mua dầu cũng lũ lượt kéo đến không ngừng, may mà dầu trong vại của bà lão mù múc hoài không hết, múc xong vại lại đầy như cũ, múc tới múc lui mà mực dầu không chút suy suyễn.

 Tình trạng này cứ thế mà kéo dài trong nhiều ngày, khách đến mua dầu ai cũng tham lam đến nỗi ngài Quan Âm vô cùng thất vọng.

 Một hôm, có một anh chàng rất trẻ tuổi, làm nghề bán đậu phụ, đến trả ba đồng tiền mà chỉ múc có một bình dầu nhỏ, rồi còn nói: 

- Bà lão ơi, cháu múc dầu rồi bây giờ đi đây, bà nhớ thâu tiền nhé!

Quan Âm Bồ Tát vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, vội gọi anh chàng lại: 

- Cậu em này, người ta ai cũng trả một đồng múc ba bình dầu lớn, còn sao cậu lại trả ba đồng mà chỉ múc có một bình nhỏ mà thôi vậy? 

Anh chàng bán đậu phụ nói:

- Bà lão tuổi đã già nua, mắt lại mù loà thật là bất tiện, mà còn mở quán bán dầu không phải là chuyện dễ. Ba đồng một bình dầu nhỏ giá đã phải chăng lắm rồi, làm sao cháu có thể đành đoạn lợi dụng bà cho được? 

Quan Âm Bồ Tát nói: 

- Người ta làm được, tại sao cậu không làm được? 

Anh chàng bán đậu phụ đáp:

 - Mẹ cháu có nói "làm người phải có lương tâm, không nên bắt chước kẻ ác làm điều bất lương".

 Thì ra anh chàng bán đậu phụ còn là một người con hiếu thảo. Ngài Quan Âm lại càng hoan hỉ hơn, bèn nói nhỏ với anh chàng: 

- Nói cho cậu biết, thành Đông Kinh sắp sụp đổ.

 Anh chàng bán đậu phụ nghe thế thì giật bắn người, mở to cặp mắt ngây dại nhìn bà lão đăm đăm không chịu tin. Quan Âm Bồ Tát nói: 

- Tôi nói thật đấy, tôi thấy cậu là người lương thiện tốt bụng nên mới báo trước cho cậu biết. Cậu hãy nhớ kỹ: ngày nào con sư tử đá trước cửa nha môn trào máu miệng là ngày ấy thành Đông Kinh sẽ sụp đổ. Lúc ấy cậu hãy mau mau nhắm hướng đông mà chạy. Hãy nhớ kỹ lấy! Đừng quên! 

Từ ngày ấy trở đi, sáng nào anh chàng bán đậu phụ cũng chạy đến cửa nha môn nhìn con sư tử đá, và cũng từ ngày ấy trở đi, quán bán dầu của bà lão mù tại ngả tư đường cũng không còn nữa.

 Một buổi sáng nọ, anh chàng bán đậu phụ lại chạy đi nhìn con sư tử đá, thì gặp một người làm nghề đồ tể chuyên mổ lợn. Đồ tể hỏi: 

- Sao sáng nào cũng thấy cậu chạy tới đây nhìn con sử tử đá vậy? 

Anh chàng bán đậu phụ là một người thật thà nên đem lời báo trước của bà lão mù ra kể lại cho đồ tể nghe.

- Cái gì? Mồm con sư tử đá trào máu? Cái cậu này, sao ngốc quá là ngốc! 

Đồ tể vừa cười ha hả vừa bỏ đi. Hôm sau, đồ tể muốn phá anh chàng bán đậu phụ một phen, nên trời còn tờ mờ sáng, đã đem máu lợn mới giết bôi lên mồm con sư tử đá. Chẳng bao lâu sau, anh chàng bán đậu phụ cũng vừa đến nơi, thấy mồm con sư tử đá có máu vội vàng cắm đầu chạy về nhà, vừa chạy vừa la: 

- Làng xóm ơi! Thành Đông Kinh sắp sụp đổ, hãy chạy mau!

 Người trong thành cho rằng anh chàng này khùng nên chẳng một ai buồn để ý đến.

 Anh chàng bán đậu phụ chạy một mạch tới nhà, cõng mẹ già nhắm hướng đông mà chạy. Chạy mới được một đoạn đường thì nghe "rầm!" một tiếng, quả nhiên thành Đông Kinh sụp đổ. Chạy được vài bước, thì đất ở phía sau cũng theo những bước ấy mà sụp đổ xuống. Anh chàng chạy không ngừng, thì đất phía sau sụp đổ cũng không ngừng. Cứ thế mà chạy thôi là chạy, tới một lúc anh chàng bán đậu phụ chạy không nổi nữa, đành đặt mẹ già xuống để nghỉ ngơi thở một chút. Kỳ lạ thay, anh chàng ngừng lại nghỉ thì phía sau cũng không nghe tiếng sụp đổ nữa. Anh chàng bán đậu phụ quay đầu lại, thì thấy sau lưng mình là cả một mặt biển mênh mông, thành Đông Kinh phồn hoa nay không còn nữa! 

Hai mẹ con anh chàng bán đậu phụ bèn cất nhà ở ngay chỗ đã dừng chân nghỉ ngơi. Từ từ, vùng đất này cũng trở nên phồn thịnh

Vì hai mẹ con anh chàng bán đậu phụ ngừng chân nghỉ ngơi rồi mặt biển mới định lại nên chỗ này có tên là "Định Hải". Còn chỗ anh chàng bán đậu phụ đặt mẹ già xuống nghỉ chân ban đầu có tên là "Phóng Nương Tiêm" (Mũi Đặt mẹ xuống), sau này, người ta đổi lại thành "Hoàng Dương Tiêm". 

 

5 - Mã Đầu Quan Âm

  

Một hôm, Quan Âm Bồ Tát đến chân núi Cửu Hoa Sơn. Cửu Hoa Sơn ở trong địa phận của tỉnh An Huy, sở dĩ mang tên là Cửu Hoa Sơn là vì dãy núi này có tổng cộng là 9 đỉnh núi, và đỉnh nào cũng giống y như một đóa hoa sen. Chín đỉnh núi đâm vào tận mây xanh, giống như chín đóa hoa sen xanh nở rộ trong không trung. Ngài Quan Âm ngước lên nhìn thắng cảnh núi Cửu Hoa, không khỏi lấy làm ưa thích.

Quan Âm Bồ Tát hoá thành một vị tăng hành cước, thong thả bước lên núi. Mới cất bước, Ngài chợt nghe tiếng tụng kinh. Ngài đưa mắt nhìn thì thấy trong một thung lũng có một vị tăng Tây Tạng đang ngồi kết già phu, đối mặt vào tường mà tụng Bát Nhã Tâm Kinh một cách thành kính. Nhìn thấy vị tăng Tây Tạng đang tụng Bát Nhã Tâm Kinh, Quan Âm Bồ Tát cảm thấy tâm mình bị chấn động.

Câu mở đầu của Bát Nhã Tâm Kinh là "Lúc Bồ Tát Quán Tự Tại hành Bát Nhã Ba La Mật Đa một cách thâm sâu, quán chiếu thấy năm uẩn là Không, thoát khỏi tất cả mọi khổ ách". Quán Âm, Quán Âm, đó có nghĩa là quán sát âm thanh của tiếng kêu cầu mà tìm đến để cứu khổ. Vị tăng Tây Tạng này ngồi kiết già tụng Tâm Kinh trong thung lũng, chắc hẳn phải có nguyên do gì đây. Ông tụng Tâm Kinh, hiển nhiên là muốn cầu nguyện Quan Âm Bồ Tát độ cho thoát khỏi khổ ách.

Ngài Quan Âm nghĩ, hôm nay đến Cửu Hoa Sơn có lẽ là có chút nhân duyên với vị tăng Tây Tạng này chăng, ta nên đến xem lai lịch của vị tăng Tây Tạng này như thế nào? 

Ngài Quan Âm bèn thi triển chút thần thông để nhìn vào quá khứ của vị tăng Tây Tạng.

Thì ra vị tăng này là hoàng tử của Tân Quốc ở Tây Tạng, tên là Cầu Na Bạt Đà. Sinh ra là đã có túc căn, từ nhỏ đã chán ghét mọi điều thế tục vinh hoa, về sau còn thẳng thừng lìa bỏ vương cung, trốn thành đi tu. Ngài rất thông minh, trí huệ sâu sắc, căn cơ giác ngộ rất cao, nghiên cứu đến chỗ thâm áo của kinh điển Phật giáo, công phu tu hành tinh chuyên, chẳng bao lâu làu thông tam tạng, thâm nhập Đại thừa.

Ngài phát đại nguyện hoằng dương Đại Thừa Phật giáo ở Trung độ (Trung Hoa), nên vừa đi vừa khất thực hướng về phía đông, vào đến nội địa Trung quốc, giảng Hoa Nghiêm kinh cho dân chúng ở Trung độ, nhưng có biết đâu, vì  ngài không biết nói tiếng Trung Hoa nên khi ngài tuyên giảng Hoa Nghiêm Kinh chả ai nghe hiểu ngài muốn nói gì cả, khiến cho ngài đau lòngxấu hổ, bèn trốn vào núi Cửu Hoa đối diện với vách tường tĩnh tọa, hy vọng được Ngài Quan Âm giúp đỡ bằng cách đến chỉ giáo cho mình. Vừa khéo đúng lúc ấy ngài Quan Âm đến Cửu Hoa Sơn và biết được chuyện của ngài. Thấy Cầu Na Bạt Đà thành tâmcương quyết như thế, Quan Âm Bồ Tát càng thêm tán thán

- Vị tăng Tây Tạng này thật có quyết tâm, nghị lực kiên cường, nếu ta không đến giúp đỡ ông thì ai giúp ông bây giờ! 

Ngài Quan Âm bèn ẩn thân đi, quyết định đến chỉ dẫn cho vị tăng Tây Tạng

Lúc trời vừa tối, Cầu Na Bạt Đà vẫn tiếp tục ngồi thiền nhập định như mọi ngày. Bỗng nhiên, ngài thấy trên tường đá trước mặt hiện ra một vùng ánh sáng, ánh sáng chói cả mắt. Một hồi lâu sau, trong vùng ánh sáng ấy hiện ra một đóa hoa sen, và trên hoa sen ấy hiện lên Pháp tướng của Quan Âm Bồ Tát, và ngay trên đầu Bồ Tát có một con ngựa báu xuất hiện.

Cầu Na Bạt Đà nhìn Pháp tướng của Quan Âm Bồ Tát , thấy Bồ Tát thật sự đến bên mình, trong lòng vừa mừng rỡ vừa kinh ngạc vạn phần, vội vàng chắp tay lễ bái, khấu đầu cảm tạ, đem tâm sự của mình ra bạch với Bồ Tátcầu xin Bồ Tát khai thị, chỉ dẫn cho mình phải làm sao. Quan Âm Bồ Tát từ bi nhìn Cầu Na Bạt Đà nhưng không nói lời nào, khuôn mặt lộ vẻ tươi cười, sau Ngài nhè nhẹ ngước lên, thì thấy trên đầu Ngài con ngựa báu đang dậm bốn vó, rồi chạy trong không trung không ngừng. Pháp tướng của Quan Âm Bồ Tát lập tức biến mất.

Cầu Na Bạt Đà nhìn ngựa báu hốt nhiên đại ngộ, nghĩ rằng Bồ Tát để cho ngựa chạy không ngừng trong không trung phải chăng là để chỉ đạo cho ta một cách rõ ràng, rằng muốn thông thạo tiếng Trung hoa, phải làm như con ngựa báu tức là chạy không ngừng, chu du bốn phương và chuyên tâm học hành? Phải rồi, ta phải lập tức lìa bỏ chốn thâm sơn này, đến đại địa của Trung độ. Hôm sau Cầu Na Bạt Đà xuống núi. 

Xuống núi rồi ngài đi vân du ở khắp nơi, quan sát và học tập một cách nghiêm chỉnh. Sau 9 năm bôn ba gian khổ, ngài đã thông thạo tiếng Hán, nhờ thế ngài thực hiện được nguyện ước của mình nghĩa là tuyên giảng Đại thừa Phật Pháp ở Trung độ một cách sâu rộng, mọi người đã có thể hiểu lời của ngài để tin phục và lãnh hội, Phật Pháp đại thừa cuối cùng rồi cũng được lưu hành ở Trung độ. 

Sau 9 năm, Cầu Na Bạt Đà lên núi Cửu Hoa trở lại, tới chỗ mà năm nào mình đã đối diện với vách đá tĩnh tọa và được Quan Âm Bồ Tát đến chỉ đạo, xây lên một cái miếu Quan Âm nhỏ, trong đó khắc một pháp tượng của Bồ Tát Quan Âm, pháp tượng này không khác gì những pháp tượng khác nhưng chỉ có điều là ở trên đầu Ngài có một con ngựa báu, vì thế người sau gọi hình tướng này là "Quan Âm nhiều đầu" hay là "Mã Đầu Minh Vương", cũng lại tôn xưng là giáo chủ của súc sinh.

 Nhưng khi pháp tượng Ngài Quan Âm được khắc xong thì có một số tín đồ địa phương cảm thấy thắc mắc, bảo rằng: 

- Một bức tượng Bồ Tát Quan Âm đẹp như thế mà trên đầu lại có thêm một con ngựa, đặt súc sinh lên trên đầu Bồ Tát có phải là tỏ ra bất kính với Ngài không? 

Thế là mọi người nhao nhao đến chất vấn ngài Cầu Na Bạt Đà.

 Cầu Na Bạt Đà kể lại cho đại chúng nghe chuyện chín năm về trước, Ngài Quan Âm đã hiển hóa lên con ngựa báu chạy trong không trung để chỉ đạo cho mình, rồi nói tiếp:

 - Chúng sinh chia làm sáu nẻo, phân làm sáu loài, tức là những con đường thiên, nhân, a tu la, súc sinh, ngạ quỷ, và địa ngục. Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi, muốn cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo nên mới hiện ra sáu loại Pháp tướng:

 Đường địa ngục khổ nhất, nên Ngài hiện thân Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, tượng trưng cho Đại Bi tướng, truyền rằng đó là giáo chủ của địa ngục;

 Loài súc sinh hùng mạnh hiểm ác, nên Ngài hiện thân Quan Âm Mã Đầu, tượng trưng cho Sư Tử Vô Uý tướng, là giáo chủ của loài súc sinh;

 Đường Tu La đa nghi và hiếu chiến, Ngài hiện thân Quan Âm 11 mặt tượng trưng cho Đại Quang Phổ chiếu tướng, là giáo chủ loài A Tu La;

 Đường Nhân thì có thể nói theo sự hay lý, nhìn theo sự thì họ kiêu mạn nên được gọi là Thiên Nhân, nhìn theo lý thì họ có Phật tính nên được gọi là Trượng Phu, do đó Ngài hiện thân Chuẩn Đề Quan Âm, tượng trưng cho Thiên Nhân Trượng Phu tướng, là giáo chủ của loài người;

Đường Thiên có Đại Phạm Vương, nên Ngài hiện thân Như Ý Luân Quan Âm, tượng trưng cho Đại Phạm Thâm Viễn tướng, giáo chủ loài Thiên. (*)

Ngoài sáu tướng này, Quan Âm Bồ Tát còn có thể tùy cơ ứng hóa mà biến đủ các loại hình tướng khác nhau. Quan Âm thập nhất diện có mười một mặt, ba mặt ở giữa là mặt của Bồ Tát, ba mặt bên trái hung bạo giận dữ, ba mặt bên phải giống như mặt Bồ Tát tuy từ bi hoà ái giống ba mặt trước, nhưng có răng nanh trắng chĩa lên. Mặt sau là mặt "bạo nộ đại tiếu" (**), và trên đỉnh là mặt Phật. Mỗi mặt có đội mũ báu, trên mũ báu có tượng A Di Đà Phật. Ngài Quan Âm Chuẩn Đề thì có ba mặt và mười tám cánh tay. Lại còn có Như Ý Đà Quan Âm, Lục Tý Kim Thân.  Nói tới Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm lại càng khó có thể nghĩ bàn hơn nữa, vì không có gì có thể sánh bằng.

Ngài giảng một cách sinh động cụ thể, nên người nghe ở dưới toà cứ thế mà nhao nhao gật đầu đồng ý. Cầu Na Bạt Đà nói tiếp: 

- Bần tăng phát nguyện từ nay trở đi sẽ đi quyên hóa để khắc tôn tượng của sáu Pháp tướng Quan Âm Bồ Tát nói trên. Nếu quý vị phát tâm giúp đỡ thì thật là công đức vô lượng.

Mọi người vội móc hầu bao giúp đỡ, và cuối cùng sáu tôn tượng Quan Âm Bồ Tát được hoàn thành, người đời gọi là "Lục Quan Âm".

Chú thích: 

(*) Tuy nói là có sáu nẻo nhưng trong sách chỉ nói có 5, thiếu đường Ngạ quỷ.

(**) Bạo nộ đại tiếu: Người dịch không hiểu làm sao đã "bạo nộ" (nổi cơn tam bành) mà còn "đại tiếu" (cả cườị) được, bèn vào Google tìm chữ avalokiteshvara xem hình Bồ Tát Quan Âm 11 mặt ra làm sao, thì trong một vài hình thấy mặt thứ 10 của Ngài (A Di Đà Phật con xin sám hối) là mặt ác quỷ nhe răng nanh, phải chăng người Trung Hoa cung kính không dám nói "ác quỷ" nên dùng chữ "bạo nộ", và nhe răng trở đành "đại tiếu"? Xin các bậc cao minh vui lòng chỉ dạy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6818)
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần... Hoang Phong
(Xem: 7841)
Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do tư thành biện cố”... Thích Minh Cảnh
(Xem: 8241)
Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát NhãLợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 8494)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8287)
Thiền sư Vĩnh Bình Đạo Nguyên, hoặc Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253), là vị tổ sáng lập ra dòng Tào ĐộngNhật Bản... Ngọc Bảo dịch
(Xem: 8379)
Một cách vắn tắt, đó là vị trí của nữ giới trong Phật Giáo. Người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới... Piyadassi Mahathera; Dịch giả: Phạm Kim Khánh
(Xem: 11148)
Người vợ cần quán chiếu tâm mình thật cẩn thận trong một thời gian và từ đó đi đến quyết định đúng cho cuộc đời của mình... Mithra Wettimuny; Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Xem: 8429)
Đức Thế Tôn là người đầu tiên đòi quyền lợi cho giới nữ, đưa vị trí giới nữ ngang bằng nam giới... Thích Hạnh Bình
(Xem: 10581)
Hội Phật giáo Trung Quốc ước tính rằng hiện có khoảng 180,000 tăng niTrung Quốc... Nguyên tác: Tịnh Nhân; Thích Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 9344)
Ngài đã gọi dứt khoát, rõ ràng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài... Chân Minh
(Xem: 9131)
Làm thế nào để những cha mẹ Phật tử có thể dạy tốt lời dạy của Phật giáo cho con em của họ?... Helmuth Kalr; Thích Minh Diệu
(Xem: 9469)
Rồi lần lượt không bao lâu, khi Ðức Phật đúng 80 tuổi đời, 45 tuổi đạo, Ngài cũng giã từ Tứ chúng để an hưởng quả vị Vô Dư Niết-bàn... Thích Thiện Minh
(Xem: 10128)
Con người không bao giờ ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên để mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 15982)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 18969)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 8529)
Long Thọ (Nagarjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán mà ngài còn được coi là vị Phật thứ hai sau đức Thế Tôn trong lịch sử phát triển Phật giáo.... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 7914)
Như thế giải thoát cho vô số vô biên chúng sinh, nhưng thực ra không có chúng sinh nào được giải thoát... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 23967)
Cúng dườngbố thí vốn cùng một nghĩa "cho". Cái gì của mình mà có thể đem ra "cho" người khác, thì gọi là "cho"... TT Thích Nhất Chân
(Xem: 9271)
Lịch Sử Văn Học Phật Giáo Tiếng Sanskrit (Literary History of Sanskrit Buddhism - Nguyên tác: J. K. Nariman; Thích Nhuận Châu dịch Việt
(Xem: 7505)
Yết-ma là phiên âm từ karman của tiếng Phạn. Hán dịch là «biện sự tác pháp», và thường được các luật sư Trung quốc giải thích rằng «Vạn sự do tư thành biện cố.»... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 10389)
Chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17474)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 6834)
Giáo dục Phật giáo – nền giáo dục minh triết, vốn ở cao, ở trên triết học... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 8732)
Đọc công trình của Francois Jullien những độc giả "Tây giả" (Á và Âu) có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc... Nguyên Ngọc dịch
(Xem: 12167)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 7575)
Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 14415)
Tăng đoànhình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự... Thích Phước Sơn
(Xem: 8125)
Ðại Tạng Kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ Sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly... Liên Hương kính ghi
(Xem: 7688)
Trong Phật giáo đại thừa nói rất rõ: Phiền não tức bồ đề, Niết bànsinh tử. Niết bànsinh tử là một cặp bài trùng, không có cái này thì không có cái kia...
(Xem: 8715)
Có thể nói “tâm” là cơ sở và động lực giải nghiệp, giải hạn khổ ách đối với con người trong mọi không giannăng lực chuyển nghiệp.
(Xem: 14643)
Tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài... TT Thích Lệ Trang
(Xem: 9127)
"Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng..." Tâm Tịnh
(Xem: 12176)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 8372)
Theo Phật giáo, con người sinh ra từ vô thủy (thỉ) đến giờ đã trải qua vô lượng đời, và sẽ còn tiếp nối vô số đời nữa ở tương lai cho đến vô chung... Toàn Không
(Xem: 14365)
Hoa dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền-Trang; Việt dịch: HT Thích Trí-Quang; Anh dịch: Buddhist Text Translation Society
(Xem: 12319)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 8259)
Chúng tôi xin bàn về một số điểm liên hệ, nhất là làm rõ về niên đại Hán dịch của tác phẩm, từ đó chúng tôi xin ghi nhận một số từ ngữ, thuật ngữ Phật học đã được Hán dịch vào thời ấy... Đào Nguyên
(Xem: 9988)
Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới... Johan Galtung, Đỗ Kim Thêm
(Xem: 7651)
Trong việc quảng bá sự hiểu biết, vai trò của người Thầy thật hết sức cần thiết, thế nhưng người Thầy thì cũng phải có đầy đủ khả năng... Hoang Phong
(Xem: 15865)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý. ... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8088)
Nói đến văn hóa tức là nói đến tổ chức đời sống của một dân tộc, trong đó bao gồm các mặt kinh tế, xã hội, luật lệ, văn chương, mỹ thuật, tôn giáo, v.v... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8128)
Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt... Lâm Như Tạng
(Xem: 7726)
Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 11051)
“Bản Giác : Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 9021)
Thượng tọa Thích Thuyền Ấn trình bày tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào ngày 9-4-1967. Sau đó, bài diễn thuyết này được in trong tập Diễn Đàn Vạn Hạnh, số 1, do Ban Tu thư Đại Học Vạn Hạnh ấn hành năm 1967.
(Xem: 9150)
Bản Chất Của Tâm Thức - Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama, Anh dịch: Alexander Berzin, Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 8283)
Niết bàn, nirvana (S), nibbana (P), trong Sanskrit và Pali có nghĩa bóng là, một "thể trạng dập tắt". Hình ảnh của một ngọn lửa đã bị dập tắt qua việc không còn nhiên liệu nữa... Tác giả Alexander Berzin; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 7401)
Long Thọ nói, giáo pháp của Chư Phật y trên hai chân lý, tương đối hay thế tục đế, và tuyệt đối hay thắng nghĩa đế. Những ai không phân biệt được hai chân lý này, không thể hiểu thấu giáo pháp thâm sâu... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 7878)
Kinh Hoa nghiêm, nói một cách đơn giản, là bộ kinh nghiên cứu về Pháp giới và cách phát khởi trí tuệ để thể nhập Pháp giới. Trong Pháp giớilý sự vô ngạisự sự vô ngại... Hồng Dương
(Xem: 8679)
Các nhà khảo cổ phát hiện ra bằng chứng về 1 ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, niên đại khoảng năm 550 TCN... National Geographic
(Xem: 9158)
Học Phật Nên Biết - Tác Giả: Pháp Sư Thánh Nghiêm, Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Kim Minh và Phương Khắc Minh; Dịch Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 11316)
Kinh PHÁP CÚ là một bộ Kinh rất xưa, được xem là kinh Lời Vàng cho những ai có chí nguyện tu tâm, dưỡng tánh để tiến thân trên lộ trình hành đạo giải thoát... Thích Nữ Nguyệt Chiếu
(Xem: 7406)
Lâu nay nói đến các trường Phật họcNam Bộ, người ta thường nghĩ đến Phật học đường Nam Việt, Sài Gòn... Thích Minh Cảnh
(Xem: 12095)
Tự học tiếng Tây Tạng - Tạng Ngữ Hiện Đại - Losang Thonden, Việt dịch: Konchog Kunzang Tobgyal
(Xem: 142959)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 6833)
Với tinh thần đó, trong khi chuyển ngữ ra tiếng Việt thời nay, việc gỡ bỏ ba chữ đó là hoàn toàn hợp lẽ... Hoằng Quảng
(Xem: 11720)
Nội dung tu học Phật pháp nước ta đại bộ phận đều phát xuất từ các kinh điển Hán dịch... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 8468)
Thế giới này là một chuỗi dài nhân duyên nương tựa vào nhau mới bảo tồn sự sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 19699)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 9144)
Một bản ngã khi muốn có được cái gì từ người khác thường thích đóng vai một nhân vật nào đó để làm cho nhu cầu của nó được đáp ứng... Eckhart Tolle
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant