Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Khảo Về Tang Nghi Của Hàng Thích Tử

06 Tháng Chín 201718:45(Xem: 5768)
Khảo Về Tang Nghi Của Hàng Thích Tử

KHẢO VỀ TANG NGHI CỦA HÀNG THÍCH TỬ
Sanh như đắp chăn Đông, tử như cởi áo Hạ [1] 

(Viết để cúng dường ân sư – HT. Thích Quang Đạo –
vừa viên tịch vào ngày 16.7. Đinh Dậu)

Chúc Phú

KHẢO VỀ TANG NGHI CỦA HÀNG THÍCH TỬ

Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.

Với Phật giáo, một tôn giáo nội sinh ở Ấn Độ, thông qua quá trình phát triển của mình, đã từng bước xuất hiện trên nhiều vùng lãnh thổ. Do ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng văn hóa, tín ngưỡng bản địa, kể cả sự tác động có chủ ý của con người trên những vùng đất mới, thế nên đã xuất hiện nhiều điều dị biệt trong lễ nghi của Phật giáo, mà cụ thể ở đây là tang nghi của bậc xuất gia.

Để có một cái nhìn toàn cảnh và mang tính khách quan, chúng tôi sẽ lội ngược dòng từ hiện đại tìm về quá khứ, ngõ hầu tìm kiếm những cơ sở mang tính cội nguồn, trong tang nghi của bậc xuất sĩ.

1.    Khái quát về các thể loại tang nghi Thích tử ngày nay.

Trong sinh hoạt thiền môn ngày nay, tùy theo môn quy, tông phái, ảnh hưởng đạo phong của bậc xuất gia… mà thể thức tang nghi đã được tổ chức với nhiều cách thức đa dạng. Nhân đây, chúng tôi xin tạm điểm qua những nét khác biệt căn bản, được khái quát từ bối cảnh thực tế.

Có những tang lễ quy mô, nhưng không trần thiết bàn Phật trước bàn thờ vị tân viên tịch và ngược lại.

Có những tang lễ mà môn nhân không khóc lóc, không đeo khăn tang ở mọi hình thức và ngược lại

Có những tang lễ với trống kèn thiêng liêng, với đầy đủ lễ phẩm cúng dường và ngược lại.

Có những tang lễ trang nghiêm nhưng đơn giản, với việc chôn cất hay hỏa táng và ngược lại

Lý do tạo nên sự khác biệt này, theo chúng tôi là do quan điểm, chủ trương của từng tông phái, của từng chùa, viện nói chung, và tùy theo tâm nguyện của từng cá nhân nói riêng. Mặc dù mang tính khác biệt, nhưng các thể thức tang nghi đó đều có những cơ sở y cứ.

Theo chuẩn tắc của thiền lâm, được thể hiện cụ thể trong các tác phẩm như Sắc tu bách trượng thanh quy[2], Thích thị yếu lãm[3], Thiền lâm tượng khí tiên[4], Thiền môn chánh độ viên tịch khoa nghi[5]…thì khi một người xuất gia viên tịch, cần phải chuẩn bị các thứ cần dùng như tang phục, quan quách, hương hoa, ẩm thực, trà quả… được cung tiến cùng với các nghi thức như: sái tịnh, thành phục, yết Phật, yết Tổ, an linh, khải minh lộ, phát hành, nhập tháp…Những lễ tang tuân theo các bộ thanh quy này về cơ bản thường giống nhau, và được Phật giáo Bắc truyền ngày nay áp dụng.

Khách quan để nhìn nhận, có thể thấy rằng, tang nghi của hàng xuất gia ngày nay được kế thừa biên soạn từ những tác phẩm thanh quy trước đó, cũng như rút tỉa từ kho tàng kinh điển, và đôi chỗ tham dẫn các điển cố Trung Hoa. Do vậy, chúng vừa mang hơi thở của niên đại hình thành, vừa có dấu ấn của kinh điển, kể cả sự hòa quyện các giá trị khác ngoài Phật giáo.

Trên phương diện tích cực, việc thực hiện tuần tự các nghi tiết trong tang lễ có tác dụng truyền thông, nối kết giữa các cảnh giới, chuyên chở và giữ gìn những giá trị đạo đức Phật giáo, và đôi khi tạo nên một sự chấn động tích cực, có tác dụng chuyển hóa trong tâm (Saṃvega सवेग)[6].

Không những vậy, nếu trong tang lễ của hàng xuất gia thời xưa, chú trọng đến việc đọc tụng các bài kinh liên quan đến Vô thường (S,iii.76)[7], quan điểm này có thể tìm thấy trong luật Thiện kiến[8], trong Nam hải ký quy nội pháp truyện[9], trong Sắc tu bách trượng thanh quy[10]…; thì trong tang lễ hàng xuất gia ngày nay, cũng chuyển tải rất nhiều bài kệ có nội dung tương tự. Trong không gian trầm mặc, khi bài kệ tán như: Nhất điện mộng hoàng lương, nhân mạng vô thường, thân hình bào ảnh tợ ngân sương…được cất lên đúng cung bậc, cũng có tác dụng hướng người nghĩ đến thực tại vô thường.

Có thể nói, bằng nhiều phương cách khác nhau, các nghi quy dành cho hàng thích tử ngày nay về cơ bản cũng đượm chất thiền vị, nói như kinh điển, là có thể làm cho nhiều người chưa tin khởi lòng tin. Không những vậy, với nội dung giàu tính triết học Phật giáo, được chuyển tải qua nhiều vần kệ trong các tang nghi, đã có tác dụng thức tỉnh, trị liệuan ủi cho cả người sống lẫn người vừa khuất.

Tuy nhiên, do các nghi lễ này phần lớn được hình thành dưới thời phong kiến, thế nên những dấu ấn của Nho, Lão thỉnh thoảng cũng đan xen vào những nghi tiết trang trọng dành cho bậc người xuất gia. Không những vậy, trong một vài trường hợp, do chấp nhặt nặng nề vào tiểu tiết, được quy định trong thanh quy, một số tang lễ của người xuất gia đã được tổ chức không mấy khác biệt so với tang nghi của người thế tục như, hình thức rườm rà, tang phục tơi tả, khóc lóc bi ai…

Bên cạnh đó, mặc dù không phải là số đông, nhưng trong thời đại ngày nay cũng có những bậc xuất gia, ở trong nước[11] và ở nước ngoài[12], đã lựa chọn cho mình một tang nghi giản tiện. Được biết, cơ sở lý luận của hình thức tang nghi này căn cứ vào thể thức tang nghi của các bậc Long tượng thuở trước, cũng như tham chiếu với kinh, y cứ với luật. Điều này, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ ở phần sau.

Như vậy, có thể tạm khái quát, có hai hình thức tang lễ cho người xuất gia ngày nay, một hình thức căn cứ vào truyền thống thanh quy thiền môn, và một truyền thống tham chiếu vào kinh, luật.

2.    Vài liên hệ cội nguồn của tang nghi Thích tử.

Có thể nói, các thể loại tang nghi của Phật giáo Bắc truyền hiện đang áp dụng tại Việt Nam ngày nay phần lớn có nguồn gốc từ Sắc tu bách trượng thanh quy[13] (thế kỷ XIV). Xét về phương diện kế thừa, tác phẩm Sắc tu bách trượng thanh quy đã kế thừa quan điểm từ nhiều bộ thanh quy trước đó, cũng như các tác phẩm văn hiến Trung Hoa, mà trong đó có Thích thị yếu lãm ở thời Bắc Tống (960-1127).

Theo Phật tổ thống kỷ, quyển bốn mươi bốn, vào niên hiệu Thiên Hi năm thứ ba (1019) đời vua Tống Chân Tông (968-1022), số lượng Tăng, Ni phát triển rất lớn bao gồm 230,127 vị Tăng và 105,643 vị Ni.[14]  Cũng trong năm này, thể theo sự khuyến nghị của triều đình, Sa-môn Đạo Thành đã soạn bộ Thích thị yếu lãm, gồm ba quyển[15]. Kể từ đây, sinh hoạt của Phật giáo nói chung và tang nghi Thích tử nói riêng đã có nhiều ảnh hưởng tử bộ sách này.

Có thể nói, xuyên qua 27 đề mục được đề cập trong ba quyển Thích thị yếu lãm, đã định nghĩa, giải thích và đưa vào khuôn khổ những sinh hoạt chính yếu của thiền môn như xuất gia, thế phát, nhập chúng, lễ lạy, …cho đến thăm bệnh, tống chung. Đây là những nỗ lực rất lớn của ngài Đạo Thành. Tuy nhiên, do phụng mệnh triều đình biên soạn, do ảnh hưởng quan kiến cá nhân, thế nên tác phẩm đôi chỗ mang dấu ấn của Nho gia. Đơn cử như vấn đề tang phục.

Mặc dù tác giả là ngài Đạo Thành đã thừa nhận rằng, ngay cả kinh Niết-bàn và các bộ luật đều không đề cập đến tang phục; thế nhưng tác phẩm Thích thị yếu lãm lại dựa vào sách Lễ ký, được dẫn lại từ sách Tăng huy ký[16], cho rằng có ba loại tang phục, gồm chánh phục, nghĩa phục và giáng phục (一正服.二義服.三降服). Không những vậy, để bổ trợ cho quan điểm tang phục, Thích thị yếu lãm còn dẫn sách Bạch hổ thông[17] của Nho gia để cho rằng, hàng xuất gia nên sử dụng tang phục, gọi là Giáng phục (降服).Các thể loại như khăn tang bịt đầu (頭巾), gậy trong tang lễ (杖)… cũng được thừa tiếp từ các bộ cổ thư Trung Hoa.

Như vậy, có thể nói rằng, vấn đề tang phục của người xuất gia, mà sau này được quy định rõ trong Sắc tu Bách Trượng thanh quy, quyển ba, có nguồn gốc từ tư tưởng triết học Nho giáo.

Với Nho giáo, cụ thể là Tống Nho, có quan điểm cho rằng, Tống Nho đã tiếp biến tư tưởng của Phật và Lão, làm thành một bộ phận trong học thuyết của mình[18]. Mặc dù vậy, theo chúng tôi, Tống Nho vẫn ngấm ngầm bài xích Phật giáo, cụ thể là ở hai nhà Tống Nho tiêu biểuTrình Hạo (程颢: 1032-1085) và Trình Di (程頤: 1033-1107).

Bằng chứng là, tranh biện về vấn đề xử lý thân xác sau khi chết. Theo truyền thống Ấn Độ và các nước có cùng ảnh hưởng văn hóa, có bốn táng thức: địa táng, lâm táng, hỏa tángthủy táng. Theo truyền thống Phật giáo được ghi nhận từ kinh, luật, hỏa táng là táng pháp thường được sử dụng từ đức Phật cho đến tăng nhân. Trong xã hội ngày nay, táng pháp này được xem là xu hướng nhân bản, khoa học và văn minh. Thế nhưng, chủ trương này của Phật giáo đã bị hai anh em Trình Hạo và Trình Di (程颢, 程颐) cực lực phản đối, được ghi nhận trong tác phẩm Nhị trình tập (二程集):

Thời nay (thời Bắc Tống – người dịch chú), nếu gặp phải kẻ điên cuồng hay một gã say rượu tùy tiện va vào quan tài của tổ tiên, thì thân quyến sẽ khởi lên lòng oán thù chất ngất. Cũng thế, đã gọi là thân thích thì sao nỡ ném người thân của mình vào trong lửa đỏ, chỉ riêng điều đó thôi không thấy lạ lắm sao? Sao không thể thương thay?[19]

Đây chỉ là quan điểm của đại diện Tống Nho, thể hiện sự không đồng tình với chủ trương hỏa táng của Phật giáo. Xuyên qua 1.272 trang của tác phẩm Nhị trình tập, đã bộc lộ nhiều dấu hiệu cho thấy, hai nhà Nho này không những chống đối Phật giáo, mà còn cổ súy cho nhiều quan điểm đi ngược lại với những tư tưởng nhân bản, nhân văn của Nho gia thời tiền Tần.

Có thể nói, kế thừa những thành tựu trước đó, đến thời Bắc Tống, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, với số lượng trên 300 ngàn Tăng Ni ở thời Tống Chân Tông. Yêu cầu bức thiết lúc này là cần phải có một cơ cấu tổ chức với những thiết định đặc thù, nhằm ổn định nề nếp sinh hoạt thiền gia. Việc cũng cố bộ máy Tăng quan cùng với sự ra đời các bộ sách mang tính hướng dẫn sinh hoạt Tăng-già như Thích thị yếu lãm, Ngũ sam tập, Tăng huy ký, Sắc tu bách trượng thanh quy…là những nỗ lực nhằm đưa sinh hoạt Tăng-già vào khuôn khổ giáo luật và pháp luật.

Tuy nhiên, do hình thành trong dòng chảy văn hóa Trung Hoa, cộng với sự tác động của các bậc vương quyền vừa mộ Phật vừa sùng Nho, thế nên những tác phẩm nghi quy của thiền gia, mà cụ thể ở đây là tang nghi Thích tử, đã có sự thỏa ước và hòa quyện giữa Nho gia và Phật lý.

3.    Tang nghi gần gũi với kinh, luật: vài trường hợp tiêu biểu

Nếu đếm ngược từ ngày nay đến thời Bắc Tống (960-1127) thì đã hơn một ngàn năm. Đây cũng là khoảng thời gian mà việc tổ chức tang nghi cho hàng Thích tử chịu ảnh hưởng từ các bộ thanh quy, với nhiều nghi tiết mang dấu ấn Nho giáo.

Thực ra, ở những thời kỳ trước đó, mặc dù Nho giáo đã phát triển mạnh, đôi khi cũng tạo sức ép lên vương quyền, gây ra cho Phật giáo nhiều trở ngại to lớn[20]; thế nhưng, các bậc cao tăng vẫn giữ vững ngọn cờ chánh pháp, vẫn duy trì truyền thống thiền môn thanh sạch, không lẫn lộn tư tưởng Nho gia. Cụ thể ở đây chính là, các bậc cao tăng đã sắp sếp tang nghi của mình rất gần với kinh, luật. Để rõ hơn, chúng ta thử điểm qua những nét chính về tang sự, của ba bậc cao tăng là ngài Thiên Thai, ngài Huyền Tráng và ngài Bất Không.

Ngài Trí Nghĩ (智顗:538-597), là vị tổ khai tông Thiên ThaiTrung Quốc, do vậy cũng còn gọi là Thiên Thai Trí Giả. Theo Tục Cao tăng truyện, quyển 17[21], ngài là một cao tăng, chứng Pháp Hoa tam muội (法華三昧), khai sơn 35 ngôi đại tự, hóa độ tăng chúng hơn bốn ngàn người. Với uy đức danh cao vọng trọng, nhưng khi lâm chung ngài đã cẩn thận dặn dò:

Con người khi đang lâm chung nghe được tiếng chuông thì họ sẽ tăng thêm chánh niệm. Thở dài hay ngắn nhưng ngưng thở là đến kỳ. Sao phải chờ thân lạnh mới khởi chung thanh? Khóc lóc hay thọ tang như thế gian đều là những việc không nên làm. Các ngươi nên yên lặng, ta sắp sửa rời xa[22].

Với ngài Huyền Tráng (602-664), một bậc cao tăng cả đời tận hiến cho Tam Bảo, dấn thân cầu pháp, miệt mài dịch kinh, được Đường Thái Tông đối đãi trọng hậu. Thế nhưng, trong việc lo hậu sự, ngài đã để lại di mệnh đơn giản là bó chiếu đem chôn (籧篨). Đại Đường đại Từ Ân tự tam tạng pháp sư truyện, ghi rằng: môn nhân tuân theo di mạng của Ngài, lấy chiếu trúc bọc di thể, tôn trí trên xe tang rồi cung rước thần cửu về kinh đô, sau đó tôn trí tại viện phiên kinh Từ Ân[23]. Cùng với ngài Huyền Tráng, di nguyện bó chiếu đem chôn cũng được các vị cao tăng như ngài Thích Đàm Luân (釋曇倫)[24], Thích Chí Khoan (釋志寬)[25] dặn do môn nhân thực hiện sau khi quý ngài viên tịch.

Với ngài Bất Không (705-774), là vị thầy của cả ba triều vua nhà Đường (三代帝師), tức là Đường Huyền Tông, Đường Túc Tông và Đường Đại Tông. Theo ngài, nếu không dặn dò hậu sự, thì có lẽ cả quốc gia đều phủ trắng một màu khăn tang khi tiễn biệt ngài. Đọc những lời thống thiết trong di thư dành cho môn nhân đệ tử, đã chứng tỏ ngài không những xứng đáng với tôn hiệu Tam đại đế sư, mà còn là tấm gương sáng ngàn đời của bao hàng Thích tử:

Các ông nên biết, nhân thế vô thường, không ai tránh khỏi. Đạo nghĩa thầy trò lấy pháp nghĩa làm tình thân, khác thế tục hoàn toàn vì không hoài cốt nhục. Các ông nếu vâng lời ta dạy, tức là pháp tử của ta, nếu trái di ngôn sẽ lạc vào phi pháp.

 Sau khi ta mãn phần, quyết không được mặc tang phục sô gai, cũng không được thở than khóc lóc. Nếu nhớ ta thì siêng năng tụng niệm, mới xứng đáng gọi là báo ân. Không nên phung phí tiền tài vào các oai nghi tống táng, cũng không được xây dựng mồ mã mà uổng phí nhân công. Chỉ nên tôn trí di thể của ta trên một chiếc giường và nhất tâm niệm tụng. Sau đó đưa ra ngoại thành và y pháp trà-tỳ, khi đã thành tro thì tức thời quăng bỏ. Không được lập linh vị hay họa vẻ chân dung của ta. Nho sinh có bảy mươi hai học trò còn thọ tâm tang, huống hồ một bậc quán đảnh tương truyền như ta, thì tang nghi sao không hơn thế?[26].

Từ những di huấn của ba bậc cao tăng tiêu biểu như ngài Thiên Thai, ngài Huyền Tráng và ngài Bất Không, đã cho thấy các ngài chủ trương một tang nghi giản tiện. Di nguyện tôn quý đó không phải vì muốn tạo điều đặc dị, cầu danh, vì tôn danh của quý ngài đã cao chất ngất. Việc làm đó của quý ngài không phải là suy nghĩ nhất thời, bởi lẽ các ngài đã đạt đến chỗ tịch tĩnh, thậm thâm. Theo chúng tôi, những di nguyện khả kính của ba vị cao tăng nêu trên có liên hệ từ cội nguồn kinh, luật.

Trước hết, theo kinh Tương Ưng (S.v,161)[27], khi biết đã đến thời, tôn giả Xá-lợi-phất xin phép Đức Phật về quê nhà để viên tịch, mà xung quanh chỉ có vài người thân. Sau khi hỏa táng, đệ tử của ngài là tôn giả Cunda đã thu lấy xá-lợi bỏ vào bình bát, gói lại trong y và đem về trình với đức Thế Tôn. Sự ra đi nhẹ nhõm, đơn giản và yên bình của vị tướng quân chánh pháp, là bài học sống động cho nhiều thế hệ kế thừa, mà trong số đó có ba vị cao tăng nêu trên.

Không những vậy, theo Phật thuyết Mục liên vấn giới luật trung ngũ bách khinh trọng sự, cho biết rằng khi có vị tỳ kheo viên tịch, thì chư Tăng nên dùng hai y Tăng-kỳ-chi[28] và Nê-hoàn-tăng[29] phủ lên di thể, ngoài ra, các vật dụng khác nên sung vào vật của Tăng, không được chôn theo bất cứ thứ gì. Nếu chôn quá năm tiền thì phạm tội Khí (Một trong bốn tội nặng – người dịch chú)[30].

Nội dung tác phẩm luật học này cũng được ngài Đạo Tuyên (596- 667) dẫn lại và bổ sung thêm trong Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao, quyển Hạ:

Không được chôn theo những vật hơn năm tiền, nếu chôn như vậy thì phạm tội trọng. Thầy, đệ tử, hoặc bạn đồng học của người chết nên góp tiền làm chi phí an táng. Nếu không có, thì trong chúng tăng hoặc những người khác góp một ít tiền để cúng dường cố thân. Nếu không có nữa thì mượn tạm y, đồ vật của người chết để làm chi phí chôn cất, rồi bồi thường lại cho phù hợp. Trước khi làm việc đó, phải tác pháp yết ma xin tăng[31].

Có thể thấy, cả hai tác phẩm luật học nêu trên đều khẳng định, không được chôn cùng vị tỳ-kheo đã mất quá năm tiền. Vậy năm tiền là bao nhiêu?

Năm tiền (五錢), có khi được dịch âm là Ngũ-ma-sái (五磨灑) là đơn vị tiền tệ cực nhỏ ở thời Phật. Phạn ngữ ghi là Pañca-Māsaka, theo từ điển Pāli của PTS, thì Pañca-Māsaka có giá trị tương đương bằng một hạt đậu. Theo Nhất thiết kinh âm nghĩa, năm tiền chỉ có giá trị tương đương như năm hạt ngô đồng (梧桐子)[32]. Theo kinh Hiền ngu, quyển sáu, thì năm tiền có thể mua được một bó củi[33].

Do đó, để tuân hành quy định không được chôn theo người chết quá năm tiền, thì chỉ còn phương cáchđơn giản hóa tang nghi đến mức có thể. Sự kiện cả ba vị cao tăng nêu trên, chủ trương đơn giản tang nghi, phải chăng quý ngài đã gián tiếp thực thi điều luật này?

Không những vậy, việc khóc than cho người chết cũng là việc không đúng pháp. Trong kinh Tiểu Bộ, Đức Phật phê phán vị tỳ kheo già đã khóc vì đệ tử chết khi còn quá trẻ[34]. Tham chiếu với luật, việc tỳ-kheo khóc ra tiếng cho người đã khuất như thầy tổ, cha mẹ, huynh đệ thì phạm tội Đọa[35].

Như vậy, tang nghi nương theo kinh, luật là tang nghi đúng pháp. Từ công hạnh và kể cả di ngôn của ba vị cao tăng vừa dẫn ở trên, đã chứng tỏ các ngài không những sống đúng theo kinh, mà khi ra đi cũng tuân hành theo giới luật.

4.    Nhận định

Theo quan điểm của Đức Phật, thân thể chỉ là sự hòa hợp của bốn đại, năm uẩn, được hình thành trên cơ sở duyên sanh. Với ngài, thân thể của con người chỉ là phương tiện mang tính tạm bợ, nhất thời trong chuỗi luân hồi vô tận.

Cùng thời với Đức Phật, đã có những tôn giáo chủ trương xem tế lễ và các thể thức tang nghi là những thực hành trọng yếu. Đức Phật cũng thừa tiếp quan điểm này, nhưng đã có những thay đổi cần thiết.

Đi qua vùng đất mới, Phật giáo đối diện với nhiều thách thức, nguy cơ. Muốn tồn tại, yêu cầu bức thiết phải có sự uyển chuyển, tùy duyên. Tuy nhiên, uyển chuyển là chấp nhận sự thay đổi ở mức độ tiểu tiết. Tùy duyên không đồng nghĩa chấp nhận những điều trái với lời Phật dạy trong kinh.

Tang nghi của hàng Thích tử nói chung là ứng xử nghi lễ cần có trong phần cuối của cuộc đời, và cần được thống nhất trong thiền môn quy củ. Theo ngài Đạo Tuyên, việc tang lễ, chôn cất, bắt nguồn từ các phong tục thế gian. Nếu quá đơn giản, tùy thời cho qua thì thành ra bất nhẫn. Nếu trang hoàng phung phí thì giống các nghi thứcthế gian[36].

 Từ thực tế cho thấy, mãi đến hôm nay vẫn chưa có một khuôn mẫu tang nghi khả tín dành riêng cho bậc xuất sĩ. Hy vọng rằng, khi có nhiều bậc túc đức cùng trầm tư, thì ở tương lai không xa, tang nghi của hàng Thích tử sẽ trở về đúng nguồn cội.

Sống cái nhà, thác cái mồ là tín niệm mang tính bản địa. Phật giáo tôn trọng tín niệm này cũng như các tang nghi chuyên chở các giá trị nhân văn, nhưng không xem đó là mục tiêu tối hậu của đời tu. Vì suy đến cùng, việc quá chú trọng và chiều chuộng xác thân, dù khi sống hay sau khi chết, là những biểu hiện của tư duy hữu ngã.



[1] Ngạn ngữ Phật giáo. Nguyên tác xưa nhất của câu ngạn ngữ này được tìm thấy trong ngữ lục của thiền sư Viên Ngộ Phật Quả (1063-1135): Sống như mặc thêm áo, chết như cởi hạ y (生如著衫.死如脫袴). Xem, 大正藏第 47 冊 No. 1997 圓悟佛果禪師語錄, 卷第十三, 小參六.  Ở Việt Nam, câu ngạn ngữ này cũng xuất hiện ở dòng dầu tiên trong bài thơ Sanh tử (生死)của Trần Thánh Tông (1240-1290): 生如著衫, 死如脫褲

[2]大正藏第 48 冊 No. 2025 敕修百丈清規

[3]大正藏第 54 冊 No. 2127 釋氏要覽

[4]大藏經補編第 19 冊 No. 0103 禪林象器箋

[5] Thích Nguyên Tâm, thâu lục, Thiền môn chánh độ viên tịch khoa nghi, bản lưu hành nội bộ, 2001.

[6] Monier-Williams, M. A Sanskrit English Dictionary. Springfield, VA: Nataraj Books, 2014. p. 1115.;Buddhadatta MahātheraA.P.Consice Pāli-English Dictionary. Sri Lanka: University of Ceylon, 1949. p. 292.

[7] Hán tạng tương đương: 大正藏第 01 冊 No. 0026 中阿含經, 卷第二十九, 說無常經

[8]大正藏第 24 冊 No. 1462 善見律毘婆沙, 卷第十一

[9]大正藏第 54 冊 No. 2125 南海寄歸內法傳, 卷第二, 十二尼衣喪制

[10]大正藏第 48 冊 No. 2025 敕修百丈清規, 卷第三

[11] Đơn cử gần nhất là tang lễ của HT. Thích Thông Lạc, ở Tây Ninh.

[12] Như tang lễ của HT. Thánh NghiêmĐài Loan.

[13] Tác phẩm này dựa trên bộ Thanh quy của ngài Bách Trượng Hoài Hải (720- 784) biên soạn vào thế kỷ thứ 8, đời Đường. Do thất lạc nên đến thế kỷ XIV, cháu nối dòng là ngài Đông Dương Đức Huy, vâng sắc mệnh của nhà Nguyên biên soạn lại, lấy tên là Sắc tu Bách trượng thanh quy. Xem, Sắc tu bách trượng thanh quy, Thích Phước Sơn và Lý Việt Dũng, dịch, NXB. Tôn giáo, 2008

[14]大正藏第 49 冊 No. 2035 佛祖統紀, 卷第四十四. Nguyên văn: 僧二十三萬百二十七人. 尼萬五千六百四十三人

[15]大正藏第 49 冊 No. 2035 佛祖統紀, 卷第四十四. Nguyên văn: 錢唐月輪山沙門道誠.以朝廷覃恩普度.撰釋氏要覽三卷.

[16] Tăng huy ký gọi cho đủ là Hành sự sao tăng huy ký (行事鈔增暉紀), gồm 20 quyển, do ngài Hi Giác soạn. Theo Tống cao tăng truyện, quyển 16, ngài Hi Giác ngoài kiến giải về Phật pháp còn rất am tường Dịch lý của Nho gia.

[17] Bạch hổ thông là một tác phẩm văn hiến quan trọng của Nho gia thời cổ đại. Theo Phật tổ lịch đại thông tải, quyển 5, vào thời Đông Hán (25-220) Hán Chương Đế ra lệnh cho Trịnh Huyền cùng những nho sinh khác biên soạn sách Bạch hổ thông. Xem, 大正藏第 49 冊 No. 2036 佛祖歷代通載, 卷第五. Nguyên văn: 帝命鄭玄等諸生作白虎通.

[18] Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông – Gợi những điểm nhìn tham chiếu, NXB. Văn Học, 1995, tr.197.

[19] 程颢, 程颐, 著.二程集. 北京:中華書局.1981年版, 58頁.Nguyên văn: 今有狂夫醉人,妄以其先人棺櫬一彈,則便以爲深讎臣怨,及親拽其親而納之火中,則略不以爲怪, 可不哀哉.

[20] Bốn lần pháp nạn của Phật giáo Trung Hoa, được cô động trong bốn chữ: Tam Võ nhất Tôn chi ách.

[21]大正藏第 50 冊 No. 2060 續高僧傳, 第十七, 釋智顗.

[22]大正藏第 50 冊 No. 2060 續高僧傳, 卷第十七, 釋智顗. Nguyên văn:.人命將終.聞鍾磬聲增其正念.唯長唯久氣盡為期.云何身冷方復響磬.世間哭泣著服皆不應作.且各默然.吾將去矣.

[23]大正藏第 50 冊 No. 2053 大唐大慈恩寺三藏法師傳,卷第十. Nguyên văn: 於是門人遵其遺命,以籧篨為輿,奉神柩還京,安置慈恩翻經堂內.

[24]大正藏第 50 冊 No. 2060 續高僧傳, 卷第二十

[25]大正藏第 50 冊 No. 2064 神僧傳, 卷第六.

[26]大正藏第 52 冊 No. 2120 代宗朝贈司空大辨正廣智三藏和上表制集, 三藏和上遺書一首. Nguyên văn: 汝等須知.人代無常誰免此也.師資之道以法義情親不同骨肉.與俗全別.汝等若依吾語是吾法子.若違吾命則非法緣.吾壽終後.並不得著服及有哭泣攀慕.憶吾即勤加念誦.是報吾恩.亦不得枉破錢財威儀葬送.亦莫置其塋域虛棄人功.唯持一床.盡須念誦.送至郊外.依法荼毘.取灰加持.便即散却.亦不得立其靈机圖寫吾形.儒生七十二子尚有心喪.吾教灌頂相傳都不然也.

[27] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 574-577.

[28] Áo lót phủ vai. Theo, 大正藏第 54 冊 No. 2130 翻梵語, 卷第三, 僧祇支

[29] Cái quần. Theo, 大正藏第 54 冊 No. 2130 翻梵語, 卷第三, 泥洹僧

[30]大正藏第 24 冊 No. 1483a 佛說目連問戒律中五百輕重事. 問比丘死亡事品第十. Nguyên văn:僧與泥洹僧僧祇支自覆,自餘盡入僧物,一切不得埋.埋滿五錢,犯棄.

[31] Luật tổ Đạo Tuyên, Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao, tập 2, tỳ kheo Thích Minh Thông chủ biên, NXB. Hồng Đức, 2017, Tr. 362

[32]大正藏第 54 冊 No. 2128 一切經音義, 卷第六十, 五磨灑

[33]大正藏第 04 冊 No. 0202 賢愚經, 卷第六

[34] Kinh Tiểu Bộ, tập 4, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 644.

[35]大正藏第 24 冊 No. 1483a 佛說目連問戒律中五百輕重事. 問比丘死亡事品第十. Nguyên văn: 問:師徒父母兄弟死,得哭不? 答:不得,一舉聲犯墮.

[36] Luật tổ Đạo Tuyên, Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao, tập 2, tỳ kheo Thích Minh Thông chủ biên, NXB. Hồng Đức, 2017, tr.361


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 30630)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 20982)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20180)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19400)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24360)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30623)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15662)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27755)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19748)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15553)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23202)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23526)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17491)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15663)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21842)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 37948)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22076)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23204)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21308)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28390)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32508)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25144)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34647)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22895)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27662)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31267)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13581)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25121)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27768)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22059)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20710)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22196)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27077)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24104)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21869)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14692)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23110)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 23976)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21059)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14178)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19909)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22475)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14051)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 27995)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22786)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28164)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10968)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28469)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31535)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26146)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14905)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28011)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7387)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25321)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20684)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21105)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12213)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11887)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12783)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
(Xem: 26616)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant