Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

28. Địa Vị Của Nữ Giới Trong Đạo Phật

31 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 11132)
28. Địa Vị Của Nữ Giới Trong Đạo Phật

ÐỊA VỊ CỦA NỮ GIỚI TRONG

 ÐẠO PHẬT

Thái độ xã hội đối với phụ nữ được đánh dấu bởi những thành kiến cũng như sự thiên vị trong Tôn giáo. Vì vậy, sự phân biệt đối với nữ giới rõ ràng được đặc trưng chung của xã hội. Những thành kiến và vật cản mà nữ giới phải đối phó cũng tương tự như những trường hợp ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ hoặc châu AÂu. Ðó là tình trạng lập dị mà nữ giới phải chịu thiệt thòi và có cơ sở trong sự thiên vị mang tính chất Tôn giáo. Chính bắt nguồn từ tôn giáo mà quan niệm về sự lập dị đối với phụ nữ được hình thành. Ở đây người phụ nữ được miêu tả như là một người khêu gợi rất hấp dẫn, quyến rũ và cũng luôn luôn bị cảnh báo trong hầu hết các Tôn giáo trên thế giới.

Một vài sự thiên vị về mặt xã hội được dựa trên một số niềm tin phổ biến. Theo một số huyền thoại Tôn giáo, người đàn ông được giới thiệu như là con của Thượng đế. Một điều rất xa lạ là người phụ nữ chưa bao giờ được đặt vào một địa vị tương tự như nam giới: là con của Thượng đế. Ða số những người tin vào thuyết linh hồn cho rằng linh hồn chỉ hiện hữu ở nam giới chứ không hiện hữunữ giới. Nữ giới thường được cho là những người có phẩm chất tồi nhất. Họ được xem như là nguồn gốc của tội lỗi trên thế gian này, thậm chí đến mức họ bị chỉ trích cho những sự bất hạnh mà nam giới phải gánh chịu trong kiếp này và kiếp lai sinh.

Xét về nguồn gốc lịch sử xã hộïi Ấn Ðộ thời tiền Phật giáo, có một ranh giới giữa nam giới và nữ giới rất rõ rệt. Ðặc biệt trong địa hạt xã hộigia đình nữ giới đượïc xem nhưhạ liệt, thấp hèn. Người ta xem phụ nữ như là một thứ tài sản hay một vật thể nào đó. Ðịa vị của cô ta chỉ giới hạn trong gia đình và cô ta phải chịu phục tùng sự ham muốn và nhu cầu cầu dục vọng của người chồng. Cô ta không phải chỉ hoàn tất công việc nội trợ mà còn xoay sở để nuôi sống cho cả gia đình. Chẳng hạn như một số Bà la môn kết hôn và sống với vợ, nhưng họ xem những món ăn do những bà vợ nấu là bất tịnh và không hợp khẩu vị của họ. Từ những ví dụ giống như trên, một huyền thoại được dựng thành. Nữ giới bị bêu xấu, sỉ nhục như là những kẻ đầy tội lỗi, và người ta còn cho rằng cách duy nhất để tránh xa mọi phiền lụy là buộc họ đầu tắt mặt tối như làm nhiệm vụ một người mẹ và nhiều bổn phận khác trong gia đình. Có một sự tin tưởng mãnh liệt rằng phải có một đứa con trai để nối dõi tông đườngthờ cúng ông bà tổ tiên. Tín ngưỡng truyền thống cho rằng chỉ có con trai mới có thể thực hiện những hình thức lễ nghi như thế. Và đó cũng là ý tưởng của đa số quan niệm rằng rất cần thiết cho việc mang lại sự an ổnan toàn cho ông bố sau khi qua đời.

Ngoài ra, người ta cũng tin rằng người mất có thể trở lại làm ma quấy phá gia đình nếu trong gia đình không có con trai nối dõi tông đường. Do đó, khả năng sinh con trai rất cần thiết và quan trọng đối với một phụ nữ sau khi có chồng. Trái lại, nếu một người đàn bà không sinh được con trai, thì người chồng có thể cưới vợ khác và ngay cả việc trục xuất bà ra khỏi nhà. Xem xét từ góc độ về tầm quan trọng trong việc sinh con trai quý hơn đối với một phụ nữgia đình, chúng ta biết rằng cộc sống của họ rất bấp bênh, bèo dạt mây trôi, phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng liệu bà ta có thể sinh được con trai hay không. Nhưng điều này không có nghĩa là cuộc đời của những thiếu phụ chưa lập gia đình thì chắc chắn hơn những người chị của ho.

Do đó, hôn nhân được xem là một thánh lễ (lễ này thường được áp dụng trong tất cả các hoạt động lễ nghi của Giáo hội Cơ đốc La Mã, Anh giáo và các phái Cơ đốc giáo khác). Vì vậy, một thiếu phụ trẻ chưa lập gia đình bị xã hội khinh miệt và luôn là đối tượng để người ta chỉ trích.

Xét về phương diện tâm linh, trong lĩnh vực thực hành lễ nghi tôn giáo, địa vị nữ giới đáng lẽ được chấp nhận thì cũng bị từ chối. Vì lý do đó người ta tin rằng người nữ không đủ khả năng đạt đến thiên đường nhờ vào những phước đức của bản thân. Hơn thế nữa, cô ta cũng không thể thờ cúng một mình được. Người ta cũng tin rằng cô ta chỉ có thể lên thiên đàng thông qua việc vâng lời chồng mà không có những đòi hỏi thắc mắc khác, cho dù người chồng vô tình làm những điều tội lỗi xấu xa. Và người ta cũng chấp nhận rằng thức ăn do người chồng ăn thừa lại là nguồn thức ăn cho cô ta.

Những minh họa trên đây cho thấy được mức độ của sự bất công bằng giữa nữ giới và nam giới.

Lời Tuyên Bố Của Ðức Phật

Bằng cách đi ngược lại những hình thức hẹp hòi cố chấp như thế can trở sự phát triển tâm linh, Phật giáo có thể được xem là một Tôn giáo không có sự phân biệt nữ giới. Rõ ràng là Ðức Phật là một vị giáo chủ, một bậc thầy tâm linh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại trong việc tạo cơ hội bình đẳng và không ràng buộc cho phụ nữ trong lĩnh vực tu tập tâm linh. Mặc dầu, trong một vài trường hợp, Ngài chỉ ra khuynh hường tự nhiên và những yếu điểm của nữ giới một cách chung chung, Ngài cũng đặt cho họ đúng vị trítùy theo khả năng của từng người. Ngài thực sự là vị đạo sư mở đường cho nữ giới xuất giathành lập giáo hội Tỳ-kheo ni. Ðiều này ám chỉ rằng nữ giới cũng có thể tu tậpthanh tịnh hóa tâm, chứng đắc tâm hạnh phúc, Niết-bàn, (Nibbana) như nam giới. Sự kiện này được minh chứng đầy đủ, rõ ràng bằng những bằng chứng về sự hiện diện của Giáo hội Ni giới trong thời kỳ Ðức Phật. Những lời dạy của Ðức Phật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xóa bỏ vô số niềm mê tín dị đoan và những hình thức lễ nghi vô nghĩa không mang lại sự an lạc, giải thoát cho con người. Bao giờ việc giết xúc vật cúng tế thần linh để được ban phước, theo quan điểm của đại đa số. Khi Ðức Phật biểu lộ về chân bản chất của sự sinh tử, và giải thích những hiện tượng tự nhiên ngự trị vũ trụ của chúng ta, thì lúc đó dân chúng mới bắt đầu thấu hiểu. Kết quả của việc này là Ðức Phật đã xóa bỏ sự phân biệt giai cấp những sự bất công trong xã hội, và những cố chấp thành kiến đang thịnh hành trước đó. Vì vậy khiến cho nữ giới có thể tự do theo đuổi cuộc sống của mình. Mặc dù Ðức Phật đã đề cao địa vị của nữ giới trong xã hội. Ngài cũng chỉ ra rằng sự khác biệt về mặt xã hộitâm lý tồn tại giữa nam giới và nữ giớ. Ðiều này được chỉ rõ trong tư cách rất thiết thực, trong sự quan sát của ngài, cho con người từ mọi triều đại, được tìm thấy trong việc quan sát rõ rằng, rất thực tế, rất đời thường. Những ví dụ này được ghi nhận rất rõ trong kinh Anguttara và Samyutta. Bài kinh này cũng đề cập rằng trách nhiệm của nam giới được yêu cầu không ngừng trong lĩnh vực học thức. Anh ta nên cải thiện và cân bằng những kỹ năng thủ công và chuyên môn và luôn tận tụy với công việc. Anh ta cũng phải có thể tìm kiếm những phương kế sanh nhai cho bản thângia đình. Mặt khác, người ta cũng phát biểu rằng trông nom nhà cửa quán xuyến công việc nội trợ và chăm sóc chồng con là bổn phận của nữ giới

Tương Ưngbộ kinh bao gồm nhiều lời kinh có giá trị mà Ðức Phật đã dạy cho những thiếu phụ trước khi lập gia đình. Thấy trước những khó khăn sẽ phát sinh sau khi lập gia đình. Ðức Phật khuyên các thiếu nữ nên kính trọng cha mẹ chồng hầu hạ thương yêu bố mẹ chồng như như là bố mẹ ruột của mình. Họ cũng được yêu cầu kính trọngtôn kính bà con họ hàng bên chồng, và bạn bè của chồng để tạo ra một không khí dễ chịuvui vẻ nơi nhà chồng. Liên hệ đến vợ chồng: Ðức Phật khuyên: “Vợ chồng phải thương yêu nhau, người vợ vừa là vợ vừa là người yêu, vừa là người bạn và có khi là chị hay em (hoặïc mẹ). Người vợ cũng được khuyên để học tập và hiểu bản chất của người chồng, biết chắc được những hành động của chồng, tính cách và khí chất của chồng, và nhằm tạo ra sự hợp tác giữa vợ và chông trong mọi thời gian, mọi hoàn cảnh. Người vợ cũng nên tử tế, nhã nhặn và chu đáo với họ hàng, láng giềng cũng như người nô tỳ. Và người vợ phải quán xuyến của cải do chồng kiếm được và chi tiêu vừa phải, hợp lý không phí của cải trong những trường hợp vô ích

Thật lạ lùng thay, cách đây hơn hai ngàn năm mà Thế tôn quan niệm về vợ chồng của tuổi trẻ rất là đặc biệt. Những lời khuyên của Ðức Phật như thế thực sự là nhưng lời khuyên vượt thời gian. Ðức Phật đề cao sự ràng sự an lạc và hài hòa trong một gia đình thuộc phạm vi của người vợ. Vì vậy, lời khuyên của ngài đối với nữ giới trong vai trò cuộc sống gia đình rất thiết thựcthực dụng. Ngài đưa ra một loạt những phẩm chất mà người vợ phải hoặc không nên thi đua. Vào những dịp khác, Ðức Phật khuyên một người vợ rằng: 

- Không nên nảy sinh những ác ý chống đối lại người chồng; 
- Không nên thô lỗ, hà khắc, độc đoán, hống hách;
- Không nên tiêu tiền như rác, nhưng phải biết tiết kiệm tùy theo điều kiện cho phép của cô ta; 
- Phải sốt sắng bảo vệ và dành giụm tài sản kiếm được của người chồng; 
- Phải công, dung, ngôn, hạnh;
-Phải trung thành và chung thủy với nhau;
- Nên nhã nhặn trong lời nói và tử tế lịch sự trong hành động;
-Nên tốt bụng, cần cù, siêng năng;
- Nên quan tâm chu đáo và thương yêu chồng và thái độ của người vợ nên đối xử ngang bằng với thái độ của người mẹ thương yêu con cái;
- Nên khiêm tốn và kính trọng;
- Nên ôn hòa điềm tĩnhhiểu biết
- Vừa là người vợ, người bạn, và người cố vấn cho chồng khi cần thiết.

Cùng với thời Ðức Phật cũng có những vị giáo chủ của các tôn giáo khác nói về trách nhiệm, bổn phận của người vợ đối với người chồng. Họ nhấn mạnh rằng đó là bổn phận riêng của người vợ là phải sinh con và đáp lại người chồng một cách chân thành và tạo ra niềm hạnh phúc cho gia đình. Quan điểm này cũng tương tự với quan điểm của Khổng Tử (Tam tòng tứ đức). Tuy nhiên, bổn phận của người vợ đối với người chồng đề cao trong những quy tắc đạo đức của đạo Khổng, nhưng nó không đề cao trách nhiệm của người chồng với người vợ. Những lời dạy của Ðức Phật không thiên vị, không hướng về phía người chồng. Trong kinh Thiện Sinh (Trung Bộ Kinh số 31) Ðức Phật giải thiùch rõ ràng mối tương quan giữa bổn phận và trách nhiệm của người chồng đối với người vợ và ngược lại.

Về phần người chồng anh ta phải trung thành nhã nhặn và và không khinh miệt. Chính trách nhiệm bổn phận của người chồng thường xuyên săn sóc các nhu cầu, hay sắm quà tặng cho vợ, và yêu thương vợ. Vì vậy chúng ta chứng kiến được thái độ không thiên vị của Ðức Phật đối với cả hai giới. Ðức Phật cũng chỉ ra nhiều cản trở bất lợi và trở ngại mà người phụ nữ phải chịu đựng. Chẳng hạn, những sự thử thách, khổ cực và phiền phức mà một người thiếu phụ phải chịu đau khổ trước khi dời gia đình mình về nhà chồng và sự đau khổ trong việc thích nghi bản thân trong một môi trường sống mới đầy rẫy vấn đề và khó nhọc. Thêm vào những nỗi đau khổ trên là những nỗi đau khổ về mặt sinh lý mà họ phải chiụ trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sinh con. Tất cả những nỗi đau khổ trên chỉ là những hiện tượng tự nhiên chỉ biểu hiện những bất lợihoàn cảnh khác nhau đang thịnh hành giữa nam giới và nữ giới.

Những lời dạy của Ðức Phật liên quan đến chân bản chất của vấn đề sinh tử vấn đề nghiệp báoluân hồi, chuyển hóa thái độ của xã hội đối với nữ giới trong một thời kỳ trước đó. Ðây chính là lý do đặc biệt quá chú trọng đến sinh con trai hơn con gái. Phật giáo không bao giờ đồng ý với quan điểm Bà la môn giáo rằng nguời con rai rất cần thiết cho sự đầu thai của người cha lên thiên đàng. Ðức Phật dạy rằng theo quy luật của nhân quả, con người phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình và phải lãnh lấy hậu quả của nó. Những hành động thiện của người bố hoặc của ông bà không phụ thuộc vào hành động của con hoặc cháu. Mỗi cá nhân phải chiụ trách nhiệm cho những hành động của mình. Do đó, không có lý do để những người nữ có gia đình phải lo lắng băn khoăn chỉ vì không thể sinh cho gia đình chồng một hoàng nam, chỉ nhằm mục đích phục vụ nối dõi tông đường. Ðiều này cũng có nghĩa là con gái có thể hoàn thành tốt trách nhiêm như con trai.

Có thể trong thời kỳ Ðức Phật, người con gái có thể không lập gia đình nhưng không bị lăng mạ, sỉ nhục, cô ta có thể bằng lòng ống với gia đình mình và chăm sóc bố mẹ, em trai và em gái chu đáo. Thậm chí cô ta là chủ sở hữu của một tài sản lớn lao. 

Ðạo Phật không đặt nặng vấn đề quan trong sinh con trai hay con gái. Trong Tương Ưng Bộ kinh-Kinh Kosala–phẩm thứ 2-VI Người con gái- khi vua Passnadi nước Kosala đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn. Rồi một người đi đến vua Passenadi nước Kosala và báo tin kề bên tai vua Pasenadi: “Thưa Ðại vương, hoàng hậu Mallika đã hạ sinh được một người con gái.” Khi được nghe như vậy vua Pasenadi không được hoan hỉ bởi vì ngài đang mong có một hoàng nam. Sau khi biết điều này Thế Tôn nói lên bài kệ như sau:

Này nhân chủ ở đời
Có một số thiếu nữ
Có thể tốt đẹp hơn
So sánh với con trai
trí tuệ gới đức
Khiến nhạc mẫu thán phục 
Rồi sinh được con trai
anh hùng quốc chủ
Người con trai như vậy
Của người vợ hiền đức
Thật xứng là đạo sư
Giáo quốc cho toàn quốc *
 (Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu – VNCPH VN ấn hành)

Ðạo Phật đã mở ra cánh cửa cho phép nữ giới tham gia đầy đủ tất cả các lĩnh vực của đạo giáo bằng cách làm cho họ có đủ tư cách, khả năng được phép gia nhập vào giáo hội Tỳ-kheo ni (Order of Nuns). Ðiều này đã mở ra một con đường mới, nền văn hóa xã hội và những cơ hội cho một cuộc sống phổ biến cho nữ giới. Nó giúp cho nữ giới nhận thức được tầm quan trong của họ trong xã hội và làm như vậy cũng nhằm nâng cao địa vị của nữ giới. Mặc dù có một vài lời phê phán châm chọc được viết trong tâm trang về những sự cám dỗthái độ của nữ giới, Ðức Phật cũng đề cập trong Kinh Tương Ưng rất nhiều đặc trưng bù đắp lại của họ. Người ta còn cho rằng trong một số trường hợp nào đó nữ giới được xem là thông thái hơn và sâu sắc hơn, thận trọng hơn nam giới. Và nữ giới cũng được xem có khả năng chứng đắc giác ngộ hay thánh quả sau khi tu tập Bát Chánh đạo. Mặc dầu có một số dường như có vẻ hơi khó chịu, thông qua sự quan sát cẩn thận chúng ta thấy rằng những gì Ðức Phật nói về nữ giới vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay. Do vậy, khi tiết lộ bản chất của nữ giới như Ðức Phật đã làm khi vua Pasenadi nước Kosala thấy rằng nhà vua có một người con gái thay vì một hoàng nam - Ðức Phật đã chỉ ra không chỉ những yếu điểm của nữ giới mà còn những khả năng của họ ..... Ðức Phật đã chỉ ra rõ ràng rằng nữ giới cũng có khả năng hiểu biết giác ngộ lời dạy của ngài và cũng thực hành tu tập. Nhìn từ lời dạy đó đến mức độ chứng đắc thánh quả, đoạn trừ vô minh. Ðiều này được chỉ ra rất rõ ràng trong lời khuyên của Ðức Phật cho nhiều phụ nữ trong dịp khác nhau và nhiều trường hợp khác. Ðức Phật thuyết bài pháp vô thường cho nữ tôn giả Khema. Nữ Tôn giả Khema có nhan sắc tuyệt trần, là hoàng hậu của vua Tần- bà- sa-la (Bimbasara). Khi Thế Tôn ở tại Trúc Lâm, nàng cùng các người hầu cận đến hầu Thế Tôn, Thế Tôn hóa hiện một tiên nữ đẹp hơn nàng, đứng hầu quạt Thế Tôn. Trước mắt nàng, tiên nữ bỗng trở nên già sọm rồi ngã quỵ xuống đất, khiến nàng thức tỉnh, tiêu tan tất cả kiêu mạn về nhan sắc của mình. Bấy giờ Thế Tôn dạy: 

Người đắm say các dục, 
Như nhện sa lưới dệt,
Bỏ mọi khổ không màng,
Tự lao mình xuống dòng
Người trí cắt trừ nó”.
(Pháp Cú- 347)

Với sự nhận thức được sự vô thường, sau đó nàng chứng đắc A-la-hán ngay tại chỗ và xin Ðức Thế Tôn gia nhập vào giáo hội Tỳ-kheo ni.

Nữ Tôn giả Dammadinna là vợ của một người có địa vị trong xã hội, ông Visakha. Khi Visakha nghe Thế Tôn dạy, liền đắc A-la-hán và xuất gia. Nàng cũng xin xuất gianhập thất tu, không bao lâu nàng liền chứng đắc A-la-hán quả vị cao hơn cả Visakha (người chồng cũ). Nữ Tôn giả là vị thuyết pháp đệ nhất.

Trường hợp nữa là Nữ Tôn giả Patacara vốn con nhà giàu, về sau lập gia đình với chàng trai giúp việc nhà và trốn nhà ra đi. Ðến lúc sinh được hai con trong điều kiện rất khổ sở thì chồng bị rắn cắn chết, một đứa con bị diều tha, một đứa bị nước cuốn trôi, cha mẹ và các em bị thiệt mạng trong một đêm bão tố. Quá đau khổ nên nàng bị điên. Sau đó nàng gặp Thế Tônhồi tỉnh, Thế Tôn thuyết pháp tế độ nàng. Về sau nàng đắc A-la-hán quả và thuyết pháp độ năm trăm vị ni khác cũng đắc quả.

Sự thành lập Giáo hội Ni giới- (Order of Nuns) vào năm thứ 5 từ khi thành Ðạo cho đến khi thuyết pháp độ sanh của Thế Tôn đã mở ra con đường tự do hoàn toàn tín ngưỡng cho nữ giới. Nó được thành công theo ý nghĩa mà có nhiều vị ni xuất chúng rất thông thái trong lãnh vực học tập cũng như tu tập giáo pháp. Dưới đôi mắt của thế gian Phật giáo phát triển rất cao. Trưởng Lão Ni Kệ (The Psalms of the Sisters) bao gồm 77 bài kệ của các vị ni là một trong những niềm tự hào của văn học Phật giáo. Ðức Phật không giới hạn việc học và hành pháp của ni giới. Giáo hội ni giới đã tạo ra một số vị thuyết pháp rất xuất sắc và những luận sư xuất sắc như: Maha Pajapati (nhũ mẫu của Thái tử Tất Ðạt Ða), Khema (trí tuệ đệ nhất) Dhammadim (đứng đầu chư vị pháp sư ni), Patacara (Luật tạng đệ nhất) Nanda (Thiền định đệ nhất).

Theo Phật giaó, một người con trai không cần thiết cho sự tự do giải thoát lên thiên đàng của người cha, mà người con gái cũng có thể làm tốt công việc như con trai, và được quyền tự do sống một cuộc sống độc lâïp. Bằng cách đảm bảo cho nữ giới một vai trò tích cực trong cuộc sống tu hành. Ðức Phật cũng giúp nâng cao địa vị của họ trong cuộc sống trần tục

Tuy nhiên, việc chấp nhận nữ giới gia nhập Tăng đoàn là cũng quá tiến bộ so với bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ. Bởi vì bản chất của sự cải thiện quá tiến bộ trong tư tưởng tiến bộ lúc đó, cho nên người ta không thể đáp ứng được vì vậy gây ra tình trạng thoái lui. Vì vậy thời gian thành lập Giáo hội Ni giới tồn tại rất ngắn bởi vì dân chúng không thấu hiểu tình hình. Những Bà-la-môn cảm thấy đặc quyền đặc lợi trong hệ thống giai cấp bị đe dọayếu tố khác khiến cho sự suy giảm của giáo hội ni giới. Họ đưa ra sự tuyên truyền thù địch, căm ghét chống lại thái độ mới này trong việc đảm bảo nữ giới quyền tự do tín ngưỡng.

Tại Srilanka, Giáo hội ni giới phát triển rất mạnh mãi cho đến năm 1017 sau Tây lịch dưới sự cai trị của vua Manhinda (Di-lan-đà) đệ tứ. Sau đó Giáo hội biến mất và không thể khôi phục lại được. Nhưng giáo hội Ni giới được truyền sang Trung Hoa do các vị ni người Sinhalese và nó vẫn tồn tại ở đó cũng như ở Nhật Bản cho đến ngày nay. Tuy nhiên, trong truyền thống Phật giáo Ðại thừa họ chiếm lấy vị trí địa vị phụ so với Tăng sĩ mà thôi. 

Hướng Ðến Sự Bình Ðẳng Tự Do

Kỳ vọng của kỷ nguyên hiện đại trong thế kỷ 19 và thế kỷ thứ 20 rất khác với thời đại của Ðức Phật. Sự tự do của nữ giới và sự công bằng bình đẳng đạt được nhiều bước đặc biệt là trong xã hội Phương Tây. Ðiều này diễn ra là nhờ kết quả cuả những khuynh hướng hiện đại, và tư tưởng, nền giáo dục hiện đại cho nữ giới trong tất cả các lãnh vực giáo dục từ sơ cấp cho đến đại học. Susan B. Anthony, một người Mỹ đi tiên phong mở đường cho cuộc vận động quyền bình đẳng cho nữ giới vào năm 1848, hơn 148 năm trước đây. Kể từ đó những phong trào và cuộc tranh đấu cho những mục tiêu rộng hơn đã dẫn đến những phụ nữ đi tiên phong và nhiều tổ chức phụ nữ ra đời. Những người này tin rằng nữ giới một vai trò quan trọng trong trong lĩnh vực yêu tổ quốc cùng với nam giới góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua một xã hội và một quốc gia tốt đẹp hơn. 

Kể từ năm 1848, nhiều phong trào có tổ chức rất phổ biến đòi hỏi cơ hội được giáo dục bình đẳng, bình đẳng quyền chính trị, kinh tế cho nữ giới. Ở phương Tây, điều kiện của nữ giới được nâng cao do những điều kiện bắt nguồn từ cách mạng công nghiệp, phong trào nhân quyềnphong trào phụ nữ đòi quyền bình đẳng. Nhưng ở Á châu và những quốc gia khác, nơi mà nến công nghiệp không mấy tiến bộ, những sự cải cách được mang lại nhờ vào những nhà cải cách với một cơ sở Tôn giáo mãnh liệt.

Trong 50-60 năm qua sự phát triển đều đều sự tham gia của nữ giới vào đời sống kinh tế, xã hội, cũng như chính trị. Sự thành công như thế đạt được bởi nữ giới gần đây trong các lãnh vực đáng kính phục - như trong lĩnh vực khoa học, trong kinh doanh, kinh tế và thậm chí trong lĩnh vực chính trị, có thể được diễn tả như là một hiện tượng. Mỉa mai thay, mặc dù một số nữ giới đã đạt đến địa vị tối cao trong vũ đài chính trị như Thủ Tướng quốc gia (PM), ở một số quốc gia khác, xã hội đương thời chưa đưa ra quyền đi bầu cho phụ nữ. Ngày nay, mặc dầu hầu hết các quốc gia trên thế giới chấp nhận một thái độ công bằng hơn và đã mở nhiều cơ hội giáo giục và hướng nghiệp cho nữ giới. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số quốc gia về hình thức bên ngoài dường như đã xóa bỏ sự phân biệt đối với nữ giới, nhưng bên trong vẫn còn tồn tại.

Họat động thế giới nhằm nâng cao vai trò địa vị của nữ giới bắt đầu bằng hội “League of Nations” (Liên Hợp Quốc) chỉ thời gian ngắn sau chiến tranh thế giới thứ I. Sau này hiến chương liên hiệp quốc đi xa hơn nữa nhằm đảm bảo những nguyên tắc tự do và quyền bình đẳng cho tất cả nữ giới. Uỷ ban chuyên phụ trách về quyền và địa vị của phụ nữ, một bộ phận của Liên Hiệp Quốc điều tra thăm dò về tình trạng phân biệt dựa trên giới tính và thảo luận kỹ càng những câu hỏi liên quan đến quyền chính trị của nữ giới, quyền được hưởng theo năng lực, địa vị của người phụ nữ trong luật pháp, quốc tịch của người nữ sau khi lập gia đình, cơ hội giáo dục và kinh tế cho nữ giới, sự trợ giúp về mặt kỹ thuật và sự tham gia của nữ giơiù.

Mặc dầu nhiều điều đã được hoàn tất nhờ vào những phong trào đòi quyền được đi bầu của phụ nữ, và các tổ chức thế giới có quan hệ đến sự tham gia của nữ giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, và chính trị nhưng vấn đề tự do thực sự vẫn chưa được giải quyết.

Tự Do Theo Phật Giáo

Tự do thực sự là tự do khỏi tất cả càc trói buộc. Tự do chỉ đạt được thông qua sự tu tập đúng đắn và sự thanh tịnh hóa tâm. Làm sạch tất cả các lực hoại của tham, sân và si. Không có những cuộc tranh luận công chúng nào, cuộc biểu tình và những hiến chương quốc tế có thể mang lại cho con người hoàn toàn tự do. Sự tự do chỉ có thể đạt được nhờ vào sự nỗ lực tinh thần của từng cá nhân thông qua việc thực hành đều đặn phương pháp thiền mà Ðức Phật đã dạy. Ðức Phật là được xem người đầu tiên giải phóng phụ nữ khỏi trói buộc của phong tục xã hội và là người làm thăng hoa một lối sống rất dân chủ. Chính trong Pháp của Phật mà nữ giới không bị khinh bỉ, xỉ nhục, xem thường, nhưng còn đưa ngang địa vị của nam giới trong những nổ lực để đạt trí tuệ và giải thoát. Và đây cũng là tiếng nói của nhân bản, dân chủ bình đẳng và sớm nhất trang lịch sử nhân loại, giải phóng nữ giới ra khỏi vòng ràng buộctối tăm của cuộc sống bị đè nặng bởi các nền văn hóa chậm tiến bộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4976)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4363)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4650)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4696)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5851)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3290)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5254)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2917)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4127)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5279)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4259)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3317)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6356)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5323)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4615)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6226)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6100)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3881)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6030)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4636)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4780)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3381)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6272)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4938)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3537)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3464)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5660)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4229)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5975)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5232)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3664)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3749)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3703)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3525)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5359)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 4002)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4355)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5817)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3118)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3062)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3850)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4847)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3564)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3033)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4566)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4715)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3428)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3982)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4721)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3560)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3600)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5125)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4151)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3286)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2993)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3032)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3099)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3098)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3467)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 3996)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant