Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bản Giác

12 Tháng Giêng 201816:53(Xem: 5896)
Bản Giác

Lâm Như-Tạng

BN  GIÁC


Ban Giac

Cảm tạ:

 

Trung Tâm Y Tế:

FAIRFIELD FAMILY CARE MEDICAL PRACTICE

  • Bác Sĩ Jenny Nguyễn-Lâm
  • Quản Lý Nguyễn Thị Ngọc Bích
  • Cùng nhân viên phòng mạch

Đã tận tình giúp đỡ cho sự hoàn thành tập sách BẢN GIÁC nầy.

 

Trân trọng

 

Tác Giả Lâm Như-Tạng

LỜI NÓI ĐẦU

 

 

Bản Giác  là một Thuật Ngữ trong hệ thống Siêu Tâm Lý Học Phật Giáo.

 

Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như:

Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…

Chúng tôi đã cố gắng kê cứu để giải rõ những ý nghĩa, những sự liên hệ đan chéo, tương tức, tương nhập lẫn nhau giữa  những  Thuật Ngữ đó.

 

Nhưng vì trí lựcgiới hạn nên nếu có điều chi sơ sót kính xin các bậc thạc đức cao minh hoan hỹ chỉ giáo cho, xin chân thành cảm tạ.

 

Sydney tháng 1 năm 2017

 

Trân trọng

 

Lâm Như-Tạng

LỜI GIỚI THIỆU

 

Giáo phápĐức Thế Tôn thuyết giảng vô cùng phong phú nhưng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Tuy nhiên, tùy thời duyên và căn cơ, mỗi người có một cách tiếp cận và có những cảm thọ khác nhau.

 

Theo thời gian, từ những gì Đức Phật tuyên thuyết hơn hai ngàn năm trăm năm về trước đã được các thế hệ Tổ sư, Luận sư, Học giảHành giả tô bồi thêm, làm cho phong phú, đa dạng trong ngôn ngữ biểu đạt.

 

Trong những lần đi dự lễ khánh thành chùa và dưỡng bệnh trên đất nước Úc  (từ 1996 – 2016), hửu duyên tôi có dịp quen biết Tiến sĩ Lâm Như-Tạng, và cũng được biết Tiến sĩ đã từng theo học, tốt nghiệp tại Phật học viện Huệ Nghiêm ở Sài Gòn trước đây, rồi du học và tốt nghiệp Tiến sĩ tại Nhật Bản, sống và làm việc tại Úc hơn 30 năm qua, là tác giả của nhiều bài viết, tập sách nghiêng cứu và thi ca đã được xuất bản. Gần đây Tiến sĩ Lâm Như-Tạng đã chuyễn cho tôi bản thảo “Bản Giác”, tiếp cận về Phật học bằng con đường riêng của mình.

 

Sách có 10 chương, tác giả lần lượt đi vào các vấn đề ý nghĩa của Bản Giác, Thủy giác, Chân như, Như  Lai tạng, Pháp tánh, Pháp giới, Niết bàn, Pháp thân,  Phật tánh, Giải thoát thực chất...đối với tác giả được xem như là một sự cảm nhận và thân chứng trước cuộc sống.

 

Do nhân duyên đó, tôi viết đôi dòng ở đây để tán thán sự nhiệt tâm của Tiến sĩ Lâm Như-Tạng trên con đường học Phật và chia sẻ nhận thức, xin trân trọng giới thiệu tập sách nầy với chư độc giả hữu duyên.

 

Phương Thảo am

Ngày vía Đức Phật Thích Ca nhập diệt, PL.2560

Hòa thượng Thích Giác Toàn

 

CHƯƠNG MỘT:  KHẢO SÁT VỀ Ý NGHĨA CỦA BẢN GIÁC

 

Bản Giác thông thường  được hiểu nghĩa là Đức giác tri vốn sẳn. Tâm thể của chúng sanh tự tánh thanh tịnh, lìa khỏi tất cả các tướng quấy, chiếu sáng khắp mọi lẽ, thiêng liêng đủ mọi bề, chẳng cần phải tu mới được. Đó là đức  tánh vốn sẳn có như vậy, gọi là Bản Giác. Tức là đồng nghĩa với Pháp Thân của Như Lai.

Trong từ điển   Buddhist Terms bằng tiếng Anh  có đoạn viết về Bản Giác như sau :

 

“Original Bodhi, i.e. “enlightenment” , awareness, knowledge, or wisdom, as contrasted  with  Thủy Giác initial knowledge, that is “enlightenment a priori is contrasted with enlightenment a posteriori”. Suzuki, Awakening of Faith, p.62. The reference is to universal mind (chúng sanh chi tâm thể), which is conceived as pure and intelligent, with Thủy Giác as active intelligence... It is considered as the Buddha-dharmakãya, or as it might perhaps be termed, the fundamental mind. Nevertheless in action from the first it was influenced by its antithesis (vô minh) ignorance, the opposite of awareness, or true knowledge (xem Khởi Tín Luận và kinh Nhơn Vương). There are two kinds of  Bản Giác, one which is unconditioned, and never sullied by ignorance and delusion, the other which is conditioned and subject to ignorance. In original enlightenment is implied potential enlightenment in each being.

 

Chơn Như, i.e. bhũtatathatã, is the THỂ  corpus, or embodiment; the Bản Giác is the Tướng or form primal intelligence; the former is Lý or fundamental truth ; the later is the Trí ,  i.e. the knowledge or wisdowm of it; together they, form the whole embodiment of Buddha-dharmakãya”. 

 

A-KHẢO SÁT MỘT

 

Khảo sát chi tiết hơn về từ Bản Giác.

Bản Giác: Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà được. Đó chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác. Đó tức là Pháp Thân của Như Lai. Bản tâm thể đó từ vô thủy tới nay bị che bởi vô minh phiền não, ẩn tàng cho tới ngày nay, một khi nhờ công tu trì thì mới tỏ rõ  được tính đức đó. Đó gọi là Thủy Giác. Song Giác Ngộquan sát thì thấy Thủy Giác chẳng phải cái gì khác mà vốn là thể của Bản Giác. Cho nên Thủy Giác, Bản Giác đều cùng nhất trí. Ngoài Bản Giác không có Thủy Giác. Thủy Giác tức là cái đồng nhất với Bản Giác.  Luận Khởi Tín: “Tâm thể lìa niệm, lìa niệm tướng hệt như hư  không giới, không đâu không khắp, pháp giới nhất tướng tức là pháp thân bình đẳng của Như Lai. Căn cứ vào Pháp Thân nầy mà nói thì gọi đó là Bản Giác.

Một số từ ngữ khác có liên hệ với  Bản Giác như sau:

 

I-TÙY NHIỄM BẢN GIÁC

 

Dựa vào lực nội huân của Chân Như và lực ngoại duyên của giáo pháp Như Lai mà như thực tu hành, phương tiện đầy đủ, nên phá vọng tâmhiển hiện pháp thân, khiến trí Bản Giác thuần tịnh, nhất trí với Bản Giác, mà vô lượng tướng công đức thường chẳng đoạn tuyệt, theo căn cứ của các tướng tự nhiên tương ứng, hiện ra mọi thứ lợi ích. Hai thứ nầy,  loại trước gọi là Trí Tịnh Tướng của Bản Giác, loại sau gọi là Bất Tư Nghị Nghiệp Tướng của Bản Giác. Hai tướng nầy nếu lìa nhiễm duyên thì chẳng được thành. Tướng trước dựa vào nhiễm duyên của bản thân mà thành, tướng sau dựa vào Tha Nhiễm Duyên mà thành, nên gọi là Tùy Nhiễm Bản Giác.

 

II-TÍNH TỊNH BẢN GIÁC

 

Chân Như của Bản Giác xa lìa mọi nhiễm pháp, có đầy đủ mọi tính đức, hai loại thể tướng là nhân nội huân. Dụng đại là sự giúp đỡ ngoại duyên.  Đó là tính tịnh Bản Giác.

 

III-BẢN GIÁC CHÂN NHƯ

 

Căn cứ vào tướng mà nói thì gọi là Bản Giác. Căn cứ vào thể mà nói thì gọi là Chân Như. Hơn nữa  Bản GiácTrí Năng Chứng,  còn Chân Như là Lý Sở Chứng. Hai loại Lý và Trí nầy  là toàn thể Pháp Thân Như Lai.

 

IV-BẢN GIÁC HẠ CHUYỄN

 

Theo Thích Ma-ha-diễn luận có các nghĩa Bản Giác hạ chuyễn và Thủy Giác thượng chuyễn. Bản giác có hai loại:

Tùy nhiễm Bản Giác và Tính Tịnh Bản Giác. Bản Giác hạ chuyễn là tướng tùy nhiểm Bản Giác, Bản Giác Tùy nhiễm, tùy theo nhiễm duyên của chúng sanh, thuận theo tướng của chúng sanh hiện làm nhiều loại lợi ích. Thủy Giác thượng chuyễn là dựa vào Bản Giác huân tập ở trong như thực tu hành, nẩy nở trí rốt ráo.

 

V-BẢN GIÁC NỘI HUÂN

 

Chân như Bản Giác có hai tác dụng nội huânngoại duyên. Nội huânthể tướng của chân như huân tập từ vô thủy tới nay sẵn có pháp vô lậu ngấm ngầm huân tập vọng tâm của chúng sinh ở bên trong, có thể khiến cho chúng sinh chán nỗi khổ sinh tử, ưa cầu Niết Bàn, tự tin bản thânpháp chân như, phát tâm tu hành. Đó là tác dụng tự nhiên. Ngoại duyêndụng huân tập của chân như, từ Pháp thân mà hiện thành hai thân Báo Hóa, là ngoại duyên khiến chúng sinh được thấy Phật nghe Pháp, đó là tác dụng vô tác.

Luận Khởi Tín: “Chân Như huân tậphai nghĩa. Hai nghĩa đó là gì? Một là tự thể tướng huân tập, hai là dụng huân tập. Tự thể tướng huân tập có nghĩa là từ đời vô thủy tới nay đã sẵn có pháp vô lậu, có đủ bất tư nghị nghiệp… thường xuyên huân tập. Nhờ có lực huân tập nên có thể khiến cho chúng sinh chán nỗi khổ sinh tử, ưa cầu Niết Bàn, tự tin bản thânchân như pháp, phát tâm tu hành... Dụng huân tập tức là ngoại duyên lực của chúng sinh.”

 

 

B-KHẢO SÁT HAI

 

Sự liên hệ giữa Bản GiácThủy Giác:

Bản Giác đối lại Thủy Giác, tánh giác sẵn có. Tức là bản thể thanh tịnh đầy đủ tướng bình đẳng, lúc nào cũng hàm chứa đức sáng suốt của đại trí huệ, xa  lìa những tâm niệm sai biệt của thế tục.

 

chúng sanh bất giác nên phải trải qua sự tu tập hiện đời. Thứ lớp đoạn trừ các lậu hoặc mê lầm từ vô thủy đến nay, từ từ giác tri, khơi mở nguồn tâm sẳn có,  gọi là Thủy Giác. Bản tánh của nguồn tâm ấy là giác thể xưa nay thanh tịnh, gọi là Bản Giác.

 

 Luận Đại Thừa  Khởi Tín của Hiển Giáo, Luận Thích Ma-ha Diễn của Mật Giáogiáo nghĩa của Tông Thiên Thai Nhật Bản đều có trình bày ý nghĩa về tư tưởng của Bản GiácThủy Giác, nhưng ý chính lại khác nhau, đại khái như sau:

 

I-TƯ TƯỞNG CỦA LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

 

Luận nầy chủ trương vạn hửu đều quy về nhất tâm, và trong nhất tâm có lập hai môn:

1-TÂM CHÂN NHƯ

 

Tâm Chân Như là tâm luôn luôn tồn tại thanh tịnh, tuyệt đối không hai, vượt ngoài tướng sai biệt, vốn không có tên,  gọi là Bản Giác hay Thủy Giác.

 

2-TÂM SANH DIỆT

 

Tâm Sanh Diệt là tâm bị vô minh từ vô thủy đến nay làm ô nhiễm nên sanh ra các thứ tướng sai biệt, cho nên luận Đại Thừa Khởi Tín cho rằng thức A-Lại-Ya có hai phần Bản GiácThủy Giác.

Chân Như gặp duyên vô minh liền sanh khởi các hiện tượng mê vọng, bấy giờ Tâm hoàn toàn mờ mịt không tỉnh giác, gọi là Bất Giác. Nhưng giác thể của tâm chân như ấy không mảy may bị tổn hại, gọi là Bản Giác.

Tâm đã bị mê vọng làm  nhiểm ô, nếu nương vào sức huân tập (tác dụng) bên trong của Bản Giác (Bản Giác nội huân) và sức huân tập bên ngoài (là duyên bên ngoài của giáo pháp) mà phát tâm tu hành thì dần dần sẽ làm cho tánh giác thức tỉnh; nhàm chán, xa lìa vô minh, ưa thích mong cầu bản chân, lần lần dứt hết vọng nhiễm của bất giác và hiệp làm một với Bản Giác để thành Đại Giác (Thủy Bản bất nhị) tức đồng với cảnh giới của chư Phật. Trí huệ có được của giai đoạn từ khi phát tâm tu hành cho đến Đại Giác gọi là Thủy Giác.

 

II-ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN NGHĨA KÝ 3 CỦA PHÁP TẠNG

 

Trong luận nầy trình bày rộng thêm cho rỏ, cuối cùng, luận nầy cho rằng: từ  Bản Giác sanh ra bất giác, từ bất giác mà khởi Thủy Giác, lại nương nhờ thủy giác mà đoạn phá bất giác, như thế là trở về Bản Giác.Thế nên biết: Thủy giác, Bản Giác dù có quan hệ trái nhau, nhưng cứu cánh của Thủy Giác thì đồng với Bản Giác.

Bản Giác thường đầy đủ đức tướng bình đẳng, sáng suốt của đại trí huệ, là một bản thể thanh tịnh, xa lìa những tâm niệm phân biệt của thế tục, tức là tánh giác ngộ vốn có từ xưa nay.

Nếu phối hợp các giai đoạn tu hành của Bồ Tát Đại Thừa thì có thể chia Thủy Giác ra làm bốn thứ bậc:

 

1-BẤTGIÁC

 

Bất Giác: Những Bồ Tát ở giai vị Thập Tín (địa vị ngoại phàm), dù đã rỏ biết nhân quả của ác nghiệp sẽ chiêu cảm quả khổ và đã xa lìa ác nghiệp, nhưng chưa phát sanh trí đoạn hoặc.

 

2-TƯƠNG TỢ GIÁC

 

Hàng nhị thừa, Thanh Văn, Duyên Giác và các vị Bồ Tátđịa vị Tam Hiền (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng) dù đã xa lìa ngã chấp, rõ biết lý ngã không, nhưng vẫn chưa xã bỏ niệm phân biệt pháp chấp; đối với lý chân như, chỉ được pháp vị tương tợ phảng phất mà thôi.

 

3-TÙY PHẦN GIÁC

 

Bồ Tát từ sơ địa đến cửu địa đã xa lìa pháp chấp, rõ biết lý tất cả các pháp đều do tâm thức biến hiện, đối với lý chân như pháp thân có thể tùy theo cảnh địa tu chứng mà tiến lên và liền ngộ thêm một phần lý chân như.

 

4-CỨU CÁNH GIÁC

 

Chỉ hàng Bố Tát Thập Địa đã hoàn thành nhân hạnh, vì tương ưng với nhất niệm huệ nên rõ biết được ngồn tâm và xa lìa niệm vi tế, thấy suốt tâm tánh, cho nên gọi là Cứu Cánh Giác. Do đây tiến tới Phật Quả, thành tựu Đại Giác Thủy Bản bất nhị, tuyệt đối bình đẳng.

Bốn thứ bậc đã nêu trên là 4 giai vị Thủy Giác hoặc 4 giai vị Phản Lưu (ngược dòng). Vì sự lưu chuyễn trong cõi mê không ra ngoài 4 tướng sanh, trụ, dị, diệt của tâm chúng sanh, cho nên theo thứ lớp ngược dòng hoàn diệt, rõ biết 4 tướng nầy thì vào 4 giai vị ấy. Nghĩa là Bất giác thì rõ biết tướng DIỆT của tâm chúng sanh. Tương Tợ Giác thì rõ biết tướng DỊ của tâm. Tùy Phần Giác thì rõ biết tướng TRỤ của tâm. Cứu Cánh Giác thì rõ biết tướng SANH của tâm.

Phản Lưu tức là ngược dòng sinh tử mà hướng trở về Giác Ngộ Bồ Đề .

 

Bởi vậy, Thủy Bản bất nhị tuyệt đối bình đẳnghoàn toàn vượt ngoài phạm vi mang tánh đối lập. Để thuyết minh về tướng của Bản Giác có thể dùng hai nghĩa:  Tùy Nhiễm và Tánh Tịnh. Nếu nói theo tác dụng của nó thì có thể dùng Tùy Nhiễm Bản Giác để giải thích. Nếu nói theo thể đức của nó thì dùng Tánh Tịnh Bản Giác để giải thích:

 

III-TƯỚNG CỦA BẢN GIÁC

 

Trong phần trước (A- Khảo sát một) đã đề cập đến Tùy Nhiểm Bản Giác và Tính Tịnh Bản Gác nhưng trong phần nầy khảo sát tinh tế hơn nên soạn giả muốn đưa ra nhiều chi tiết hơn để so sánh nội dung của hai tướng trạng của Bản Giácmục đích là để độc giả có cái nhìn tinh tế hơn.

 

1-TÙY NHIỄM DUYÊN

 

Nhắm vào đối tượng là phiền não ô nhiễm để làm sáng tỏ tác dụng của Bản Giác mà chia làm hai:

 

 

a-TƯỚNG TRÍ THANH TỊNH

 

Tức nương theo Thủy Giác, dứt hết vọng nhiễm Bất Giác, trở về tướng Bản Giác xưa nay thanh tịnh.

 

b-TƯỚNG NGHIỆP KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN 

 

Dứt hết vọng nhiễm, thành tựu Đại Giác, hiện tánh đức của Bản Giác, từ đó tùy thuận căn khí của chúng sanh, tự nhiên tương ứng với chúng sanh, thường làm các việc lợi tha không bao giời ngừng dứt.

 

2-TÍNH THANH TỊNH BẢN GIÁC

 

Thể tướng của Bản Giác, tánh của nó là xưa nay thanh tịnh, hiển hiện tác dụng vô hạn. Cho nên, nếu lấy tính chất của gương làm dụ thì có thể chia làm 4 loại để hiển bày 4 nghĩa chính của tánh tịnh bản giác. Đó là :

 

a-NHƯ THẬT

 

Không giữ lấy bất cứ vật gì ở bên ngoài. Tâm thể tánh tịnh Bản Giác đã xa lìa bất cứ tâm niệm nào, tự xa lìa hẳn tất cả các tướng cảnh giới tương ưng với tâm, rốt ráo thanh tịnh không nhơ bợn.

 

b-HUÂN TẬP

 

Tánh của nó không ra, không vào, không mất, không hư. Tâm thể thường trụ, là tánh chân thật của tất cả pháp. Tự đầy đủ các công đức của tánh vô lậu. Vì nó cũng  là NHÂN để có thể huân tập tất cả pháp nên gọi là GƯƠNG  huân tập.

 

c-XUẤT LY

 

Giống như lau quét bụi nhơ làm cho mặt gương sáng sạch, giác tánh từ trong phiền não chướng, sở tri chướng mà thoát ra, xa lìa tướng nhiểm tịnh, hòa hợp mà sạch trong thuần sáng.

 

d-DUYÊN HUÂN TẬP

 

Giống như mặt gương đã được lau sạch có ánh chiếu vạn tượng cho người sử dụng. Trí tánh Bản Giác khi đã thuần tịnh rồi có thể chiếu vào tâm của tất cả chúng sanhtùy niệm thị hiện, trở thành sức huân ngoại duyên của trí thủy giác mới phát khởi của chúng sanh siêng tu thiện căn.

Bốn nghĩa của tánh tịnh Bản Giác dùng gương để tỷ dụ vừa nói trên gọi tắt là  TỨ CẢNH (bốn gương). Trong đó, ý chỉ của hai gương trước là chỉ rỏ BẢN GIÁC TẠI TRIỀN. Chữ triền  nghĩa là phiền não buộc ràng. Tại triền nghĩa là NHƯ LAI TẠNG tự tánh thanh tịnh tâm bị che lấp trong sự buộc ràng của phiền não (Bản Giác dù bị phiền não buộc ràng, nhưng tự tánh nó trước sau thanh tịnh, không nhiễm).

 

Trong Luận Đại Thừa Khởi Tín, khi giải thích môn Tâm Chân Như, ngài Mã Minh đặc biệt đưa ra hai nghĩa: NHƯ THẬT KHÔNGNHƯ THẬT BẤT KHÔNG. Đồng với hai nghĩa nầy, Bản Giác Tại Triền cũng đủ hai nghĩa: KHÔNG (lìa tướng), và BẤT KGÔNG (đầy đủ các công đức). Ý chỉ của hai gương sau chỉ rỏ Bản Giác Xuất Triền, nghĩa là Bản Giác do xa lìa phiền não cấu nhiễm mà sạch trong thuần sáng, đồng nghĩa với sự biểu thị của Trí Tịnh Tướng và Bất Tư Nghì Nghiệp Tướng của Tùy Nhiễm Bản Giác.

 

Ngoài ra Bản Giác còn chia làm hai gương:

Nhân Huân (nội nhân) và Duyên Huân (ngoại duyên) để trở về trí thể của Bản Giác; tức là lấy  tịnh huân của Bản Giác nội tại làm nhân (nhân huân), từ đó khởi ra Thủy Giác, đồng thời Bản Giác cũng trở thành sức huân ngoại duyên (Duyên Huân) để sinh khởi Thủy Giác.

Bản Giác dù bị phiền não buộc ràng, nhưng tự tánh nó trước sau thanh tịnh, không nhiễm.

 

(Tham khảo: Phẩm Chủng Tánh, Kinh Bồ Tát Trì Địa 1; phẩm Tam Nhân, luận Phật Tánh 2; Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận 6; Giải Thâm Mật Kinh Sớ 3; Khởi Tín luận Sở Bút Trước Ký 3; v.v…).        

IV-THEO LUẬN THÍCH MA-HA DIỄN VÀ ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

     

Giác có 4 nghĩa: Bản Giác, Thủy Giác, Chân NhưHư Không gọi là Tứ Vô Vi. Trong 4 môn nầy mỗi môn lại chia làm hai thứ: Thanh TịnhNhiễm Tịnh để giải thich.

Trong đó Thanh Tịnh Bản Giácpháp thân sẳn có đầy đủ công đức từ vô thủy đến nay thường hằng sáng sạch.

Nhiễm Tịnh Bản Giác là tâm tự tánh thanh tịnh bị sự huân tập của vô minh mà lưu chuyễn trong sanh tử.

Thanh Tịnh Thủy Giác là tánh trí vô lậu xa lìa tất cả vô minh, không bị vô minh huân tập.

Nhiễm Tịnh Thủy GiácThủy Giác khi chưa rốt ráo, vẫn bị sự huân nhiễm của vô minh.

 

1-TỪQUẢ HƯỚNG ĐẾN NHÂN

 

Đối lại với Thủy Giác Thượng Chuyễn, Giáo pháp do Mật Giáo lập ra căn cứ theo tướng Tùy Nhiểm Bản Giác (1 trong 2 thứ Bản Giác) trong luận Ma-ha Diễn. Nghĩa là  trong tâm của chúng sanh đều sẵn có giác thể thanh tịnh. Giác thể thanh tịnh nầy bị vô minh huân tập mà lưu chuyễn trong sinh tử nên gọi là Trí Tịnh Tướng của Tùy Nhiễm Bản Giác. Bản Giác Tủy Nhiễm lại chuyễn xuống theo thứ lớp, tùy theo nhiễm duyên của chúng sanh, thuận theo tướng của chúng sanh hiện làm các thứ lợi ích gọi là bất tư nghì nghiệp tướng của Tùy Nhiễm Bản Giác hay gọi là Bản Giác Hạ Chuyễn.

Hạ Chuyễn là chuyễn xuống theo thứ lớp, chẵng hạn như đã đạt thánh quả lại chuyễn xuống địa vị phàm phu để tùy thuận điều phục giáo hóa chúng sanh, gọi là từ quả hướng đến nhân, thuộc về pháp môn Bản Giác Hạ Chuyễn.

 

Trái lại, từ địa vị phàm phu hướng thượng chuyễn lên địa vị thánh đế  mong cầu Bồ Đề  thì gọi là từ nhân hướng đến quả, thuộc về  Chân Như pháp môn Thủy Giác Thượng Chuyễn.

 

Luận Thích Ma-ha Diễn (Đại 32, 619 hạ) ghi:  “Thủy Giác bỏ phàm hướng đến thánh chuyễn theo thứ lớp lần lượt đi lên, Bản Giác Tùy Nhiễm bỏ thánh hướng về phàm, chuyễn theo thứ lớp lần lượt đi xuống”.

 

2-TỰ THỂ TƯỚNG HUÂN TẬP

 

Tự thể tướng huân tập, tác dụng nội huân của Bản Giác Chân Như.

 

Theo luận Đại Thừa Khỏi Tín, trong tâm chúng sanh đều có sẵn Chân Như Phật Tánh. Nghĩa là Chân Như vốn sẵn có pháp vô lậu, có nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Tánh Chân Như thường huân tập vào tâm chúng sanh, khiến họ nhàm chán sanh tử, mong cầu Niết Bàn, tự tin nơi tâm mình sẵn có Phật Tánh, Chân Nhưphát tâm tu hành.

 

Đại Thừa Khởi Tín (Đại 32, 578 trung) ghi:  “Chân Như Huân Tập có 2 nghĩa:  Tự thể tướng huân tậpDụng huân tập.

 

Dụng huân tập tức là chúng sanh nhờ sức  huân tập công đức của chư Phật và Bồ Tát thuộc duyên bên ngoài làm cho thiện căn của họ ngày càng tăng trưởng ”.

 

V- BẢN GIÁC PHÁP MÔN, THỦY GIÁC PHÁP MÔN

 

(Đây là dụng ngữ của Phật Giáo Nhật Bản)

 

Giáo thuyết mà tông Thiên Thai Phật Giáo Nhật Bản căn cứ vào thuyết Bản Tích nhị môn trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa phối hợp với tư tưởng Tâm Tánh Nhiễm Tịnh của luận Đại Thừa Khởi Tín và luận Thích Ma-ha Diễn của Mật Giáo để lập ra.

 

1-PHÁP MÔN BẢN GIÁC

 

pháp môn từ Quả Vị chuyễn xuống Nhân Vị tu hành ngược thứ lớp.

 

2-PHÁP MÔN THỦY GIÁC

 

pháp môn từ Nhân Vị chuyễn lên Quả Vị tu hành thuận thứ lớp.

 

Nếu nhìn theo quan điểm Bản Tích nhị môn thì Bản Môn thuộc pháp môn Sự Viên. Tích Môn thuộc pháp môn Lý Viên.

Bản Môn là pháp môn của 9 thức. Tích Môn là pháp môn của 6 thức.

Bản Môn là pháp môn Bản Giác Hạ Chuyễn.

Tích Môn là pháp môn Thủy Giác Thượng chuyễn.

Trong giáo nghĩa Mật Giáo đem việc cầu thành Phật của hành giả lần lượt tiến tu theo hai cách khác nhau là từ NHÂN hướng đến QUẢ và từ QUẢ hướng đến NHÂN mà phân ra và qui thành nghĩa Thủy Giác Thượng Chuyễn và Bản Giác Hạ Chuyễn.

 

Tông Thiên Thai của Nhật Bản dung hợp tư tưởng tâm tánh nhiễm tịnh của Hiển GiáoMật Giáo mà nêu ra pháp môn Bản GiácThủy Giác nầy.”

 

Từ những khảo sát trên có 4  Từ Ngử liên quan đến Bản Giác  là Thủy Giác, Chân Như, Phật TánhPháp Thân.

 

Sau đây là những từ ngữ khác có liên hệ đến Bản Giác.

 

Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất Luận hay Luận Giải Về Bậc Toàn Giác.    

 

CHƯƠNG HAI: THỦY GIÁC

 

A-KHẢO SÁT MỘT

 

Thủy Giác: “Mới tỉnh giác. Bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ  đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, gọi là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Bổn Giác ấy do bên trong ung đúc và nhờ duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra tham cứu thuận theo Bổn Giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ gọi là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác).

Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn đã có sẵn. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy.”   

 

Trong từ điển Buddhist Terms có viết về Thủy Giác như sau:

 “Thủy Giác: The initial functioning of mind or intelligence as a process of  “becoming”, arising from Bổn Giác which is Mind or Intelligence,  self-contained, unsullied,  and considered as universal, the source of all enlightenment. The “initial intelligence” or enlightenment arises from the inner influence “Huân” of the Mind and from external teaching. In the “original intelligence” are  the four values adopted and made transcendent by the Nirvãna-Sũtra, viz. (Thường, Lạc, Ngã, Tịnh) perpetuity, joy, personality, and purity; these are acquired through the Thủy Giác process of enlightenment. Cf. Khởi Tín Luận Awakening of Faith.”

 

Thủy Giác: Tâm thanh tịnh, tự tính của bản tính của hết thảy chúng sinh vốn có đức sáng gọi là Bản Giác. Do sự hun đúc bên trong của Bản Giác ấy, cùng với sự truyền dạy của thầy làm nhân duyên bên ngoài mà bắt đầu khởi lòng chán nản đối với mọi tham cầu, từ đó dần dần nẩy sinh trí tuệ giác ngộ, gọi là Thủy Giác. Bốn đức (Thường, Lạc, Ngã , Tịnh) vốn có sẵn, gọi là Bản Giác: bốn đức mới hình thành gọi là Thủy Giác.

 

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: Vì nương theo Bản Giác mà còn có sự không tự giác, cho nên gọi là Thủy Giác (mới giác ngộ, mới tỉnh giấc). 

 

B-KHẢO SÁT HAI

 

Thủy Giác, đối lại  với Bản Giác.

Sự giác ngộ do quá trình tu tập hậu thiênđạt được.

Luận Đại Thừa Khởi Tín cho rằng thức A Lại Ya có hai nghĩa là Giác và Bất Giác. Giác lại có Thủy GiácBản Giác khác nhau.

Trong đó, trải qua quá trình tu tập hậu thiên, dần dần đoạn trừ vọng nhiễm từ vô thủy đến giờ mà biết được nguồn tâm tiên thiên, gọi là Thủy Giác cũng tức là phát tâm tu hành, lần lược sinh khởi trí đoạn hoặc, phá vô minh, trở về bản tính thanh tịnh của Bản Giác. Đại Thừa cho rằng tâm người ta xưa nay vốn lặng lẽ bất động, không sinh không diệt, thanh tịnh vô nhiễm gọi là Bản Giác (tâm thể giác xưa nay vốn lìa niệm); sau vì gió vô minh dấy động, sinh ra các hoạt động ý thức thế tục, từ đó có các sự sai biệtthế gian, đó gọi là Bất Giác; cho đến khi được nghe Phật Pháp, mở ra Bản Giác, huân tập Bất Giác, đồng thời dung hợp Bất GiácBản Giác làm một, tức gọi là Thủy Giác.

 

Luận Đại Thừa Khởi Tín lại chia Thủy Giác làm 4 giai vị, đồng thời phối hợp 4 giai vị nầy với các giai đoạn tu hành của Bồ Tát Đại Thừa, đó là:

 

 

I-CHƯA SINH KHỞI TRÍ ĐOẠN HOẶC

 

Giai vị Thập Tín (ngoại phàm vị) tuy đã biết quả khổ là do các ác nghiệp mang lại, nên thân, khẩu không còn tạo tác các việc ác, nhưng Ý vẫn chưa sinh khởi trí đoạn hoặc.

 

Thập Tín: mưòi đức tu hànhtín tâm là đức đứng đầu, nên gọi là Thập Tín. Trong hàng 52 địa vị tu hành của Bồ Tát 10 địa vị hàng thứ nhất gọi là Thập Tín. Vì muốn vào hàng Giáo Pháp của Phật trước hết phải có lòng tin.

 

10 TÍN TÂM

 

  • 1/-Tín Tâm (lòng tin): Diệt hết tất cả các mối vọng tưởng, lấy trung đạo thuần chơn.
  • 2/-Niệm Tâm: Lòng chơn tín đã tỏ rõ rồi, tất cả viên thông, trải qua bao nhiêu cuộc sống thác chẳng sót quên tập khí hiện tiền.
  • 3/-Tinh Tấn Tâm: Diệu viên thuần chơn, đem sự tinh minh mà tu tiến tới cõi chơn tịnh.
  • 4/-Huệ Tâm: Lòng tinh tấn đã hiện ra thì trí huệ thuần chơn tự nhiên phát khởi.   
  • 5/-Định Tâm: Chấp trì trí sáng thì lòng tịch tỉnh trong sáng bủa khắp cả, thường chú tâm vào một cảnh vật…  
  • 6/-Bất Thối Tâm: Định quang phát minh thì tánh sáng càng vô sâu, chỉ tiến mà chẳng thối lui.
  • 7/-Hộ Pháp Tâm: Lòng tấn tới một cách an nhiên thì bảo trì được tất cả Phật Pháp mà chẳng bỏ rơi. Chư Phật Như Lai mười phương đều truyền cho mình phần khí giao thiệp…
  • 8/-Hồi Hướng Tâm: Giác và Minh đã được bảo trì, mình có thể đem diệu lực cảm được hào quang của Phật chiếu lại, hướng về Phật mà an trụ.
  • 9/-Giới Tâm: ánh sáng quay lại trong lòng, mình an trụ trong cảnh vô vi mà chẳng sai sót.
  • 10/-Nguyện Tâm: Trụ ở giới hạnh thì được tự tại, mình có thể đi khắp mười phương, làm mọi công việc tùy theo sở nguyện của mình vậy. 

 

II-TRỪ BỎ NGÃ CHẤP NHƯNG CÒN PHÁP CHẤP

 

Hàng nhị thừaBồ Tát giai vị Tam Hiền tuy đã xa lìa ngã chấp, biết lý ngã không, đoạn trừ các phiền não tham, sân, kiến, ái…nhưng vẫn chưa lìa bỏ ý niệm phân biệt pháp chấp.

Tam Hiền, ba bực Hiền: đó là Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng. Hiền là bực phát khởi cái  ý muốn giải thoát khỏi các điều mê lầm. Vì chưa chứng quả Thánh nên gọi là Hiền.

 

1-MƯỜI TRỤ

 

Mười địa vị an trụ của Bồ Tát Đại Thừa.

Bồ Tát chứng được trụ vị thứ 10 là địa vị cao nhất tức Thập Trụ Bồ Tát Ma Ha Tát. Thập Trụ có giải rỏ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển 8 như sau:

  • 1/-Phát Tâm Trụ: Đem phương tiện chơn thật mà phát khởi 10 mối lòng trụ. Đặt vào chổ dụng của 10 lòng tin (Thập Tín) viên thành địa vị nhất tâm.
  • 2/-Trì Địa Trụ: Tâm sáng trong như trong kiến pha lê hiện ra chất tinh kim, đem tâm mầu nhiệm trước mà quản trị nó, cho nên gọi là Trì Địa.
  • 3/-Tu hành Trụ: Nhờ đã trải qua địa vị trước, sự hiểu biết trở nên minh bạch, chu du mười phương mà chẳng ngăn ngại.
  • 4/-Sanh Quí Trụ: Nhận lấy phần khí lực của Phật, thông bề Ngộ và bỏ bề Mê, bèn nhập dòng giống Như Lai.
  • 5/-Phương Tiện Cụ Túc Trụ: Tự lợilợi tha, phương tiện đều đủ, tướng mạo chẳng khuyết lậu.
  • 6/-Chánh Tâm Trụ: Chẳng những tướng mạo, tâm tướng cũng đồng với Phật.
  • 7/-Bất Thối Trụ: Thân tâm hiệp thành, càng ngày càng tăng trưởng, không còn lui bước đối với Phật quả.
  • 8/-Đồng Chơn Trụ: Tướng thiêng liêng của Mười Thân Phật đồng thời đủ hết.

 

Mười Thân Phật có 2 loại:

 

(a)          Một là mười thân dung thông ba thế gian:

 

(1)-Thân chúng sanh. (2)-Thân quốc độ. (3)- Thân nghiệp báo. (4)-Thân Thanh Văn. (5)- Thân Độc Giác. (6)-Thân Bồ Tát. (7)-Thân Như Lai. (8)-Thân Trí : là thân đức Phật có đủ, chứng được Thật Trí. (9)-Thân Pháp: là thân Phật có đủ , chứng được chơn lý. (10)-Thân hư không: là thân lìa khỏi hai tướng Nhiễm và Tịnh nhưng theo hai phần nhiểm, tịnh ấy biến ra  khắp pháp giới, là thật thể vô hình hư không.

 

(b)         Hai là 10 thân mà Phật có đủ:

 

(1)-Thân Bồ Đề. (2)-Thân nguyện. (3)- Thân hóa. (4)-Thân trụ trì. (5)-Thân tướng hảo trang nghiêm. (6)-Thân thế lực. (7)-Thân như ý. (8)-Thân phước đức. (9)-Thân trí. (10)-Thân pháp.

 

  • 9/-Pháp Vương Tử Trụ: Bồ Tát thành bực Pháp Vương Tử (Kumara), con tinh thần của bực Pháp Vương, làm tiếp công việc với bực Pháp Vương, làm nổi Phật sự.

     Từ trụ vị thứ nhất là Phát Tâm Trụ đền trụ vị thứ tư là Sanh Quí Trụ, gọi là Nhập Thánh Thai.

Từ trụ vị thứ năm là Phương Tiện Cụ Túc Trụ đến trụ vị thứ tám là Đồng Chơn Trụ, gọi là Trưỡng Dưỡng Thánh Thai.

trụ vị thứ chín nầy có hình tướng đều đủ gọi là Xuất Thánh Thai.

 

  • 10/-Quán Đảnh Trụ: Bồ Tát đã thành Pháp Vương Tử, đảm đương nổi Phật sự, Phật bèn đem nước trí tuệ mà rưới lên đỉnh đầu. Đó cũng như vị vương tử dòng Sát-Ly khi lên ngôi quốc vương thì thọ lễ quán đảnh nơi tay một vị sư Bà La Môn vậy.

Kinh Niết Bàn, quyển 27 viết: bực Bồ Tát còn trụ nơi Thập Trụ cho nên chẳng thấy rỏ Phật Tánh. Bậc Thế Tôn, bậc Như Lai vốn là bất trụ, bất khứ cho nên thấy rỏ Phật Tánh.

 

2-MƯỜI HẠNH 

 

Bồ Tát trong khi tu hành kể cả tự lợilợi tha. Về việc tự lợi thì tu theo Mười Tín, Mười Trụ. Về lợi tha cần tu Mười Hạnh như sau:

1/-Hoan hỷ hạnh. 2/-Nhiêu ích hạnh. 3/-Vô Sân Hạnh. 4/-Vô Tận Hạnh. 5/-Ly Si Loạn Hạnh. 6/-Thiện Hiện Hạnh. 7/-Vô Trước Hạnh. 8/-Tôn Trọng Hạnh. 9/-Thiện Pháp Hạnh. 10/-Chơn Thật Hạnh.

(Tham khảo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 8).

 

3-MƯỜI HỒI HƯỚNG

 

Hồi hướng là đem công đức tu hành của mình mà xây về cho chúng sinh, xây về quả Phật…:

1/-Cứu hộ chúng sinh, ly chúng sanh tướng hồi hướng.

2/-Bất hoại hồi hướng. 3/-Đẳng nhứt thiết chư Phật hồi hướng.

4/-Chí nhứt thiết xứ  hồi hướng. 5/-Vô tận công đức tạng hồi hướng. 6/-Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng.

7/-Tùy thuận đẳng quán nhứt thiết chúng sanh hồi hướng.

8/-Chơn  như tướng hồi hướng. 9/-Vô phược giải thoát hồi hướng. 10/-Pháp giới vô lượng hồi hướng.

  

 

III-GIÁC NGỘ TỪNG PHẦN LÝ CHÂN NHƯ 

 

Hàng Bồ Tát từ sơ địa trở lên đến địa thứ 9 đã xa lìa niệm Pháp chấp, rõ biết tất cả pháp đều do tâm biến hiện, tức sự giác biết tùy theo cảnh giới tu chứngđịa vị chuyển lên mà ngộ một phần lý chân như pháp thân.

 

Mười Địa Bồ Tát (Dasabhũmi): Y cứ trong các kinh đại thừa như Hoa Nghiêm, Nhơn Vương  có Đại Thừa Bồ Tát Mười Địa như sau:

1/-Hoan hỷ địa. 2/-Ly cấu địa. 3/-Phát quang điạ. 4/-Diệm huệ điạ. 5/-Cực nan thắng địa. 6/-Hiện tiền địa. 7/-Viễn hành địa. 8/-Bất động địa. 9/- Thiện huệ địa. 10/-Pháp vân địa.

 

IV-GIÁC NGỘ HOÀN TOÀN

 

Hàng Bồ Tát Địa thứ 10 đã đầy đủ nhân hạnh,  dùng tuệ giác tương ứng với một niệm để giác biết chỗ sơ khởi của tâm, đồng thời xa lìa niệm vi tế, thấy suốt toàn bộ tâm tính.

Theo luận Thích Ma Ha Diễn thì giáo nghĩa của Mật Giáo cũng chia  “Giác Tính”  làm 4 thứ, trong đó hai thứ trước tức là Bản GiácThủy Giác, rồi lại y cứ theo sự Nhiễm và Tịnh khác nhau của mỗi thứ mà chia thành Thanh Tịnh Bản Giác, Nhiễm Tịnh Bản Giác, Thanh Tịnh Thủy Giác, Nhiễm Tịnh Thủy Giác …, đồng thời nói rõ về mỗi thứ mà luận chỉ ý thú khác với thuyết của luận Đại Thừa Khởi Tín được trình bày ở trên.

Mật Giáo lại gọi Hiển GiáoThủy Giác Tông và gọi tông mình là Bản Giác Tông. Vì Mật Giáo cho rằng Hiển Giáo phải tu hành trải qua nhiều kiếp mới giác ngộ được bản chân, trừ bỏ mê tìnhtrở về chân lý vô tướng.

 

(Tham khảo: Luận Thích Ma Ha Diễn q.3; Đại Thừa Khởi Tín Nghĩa Ký q. trung, phần đầu, xt Bản Giác; v.v…). 

 

CHƯƠNG BA: CHÂN NHƯ

 

A-KHẢO SÁT MỘT

Theo Phật Học tự điển tiếng Anh:

Chân Như, tiếng Phạn viết là Bhũtatathatã. “Chơn” is as the real. “Như” is “as Như Thường , as thus always, or eternally so. i.e. reality as contrasted with unreality, or appearance and unchanging or immutable as contrasted with from and phenomena. It resembles the ocean in contrast with the waves. It is the eternal, impersonal, unchangeable reality behind all phenomena. Bhũta is substance, that which exists; tathatã is suchness, thusness; i.e. such is its nature. The word is fundamental to Mahãyana philosophy, implying the obsolute, the ultimate source and character of all phenomena, it is all. It is also called self-existent pure Mind (tự tánh thanh tịnh tâm); Buddha-nature (Phật tánh);  Dharmakãya (pháp thân); Tathãgata-gabha (Như Lai Tạng) or Buddha-treasury; reality (thực tướng); Dharma-realm (pháp giới); Dharma-nature (pháp tánh);  the complete and perfect real nature or reality (viên thành thật tánh);

There are categories of  1, 2, 3, 7, 10 and 12 in number: (1) The undifferentiated whole . (2) There are several antithetical classes, e.g. the unconditioned and the conditioned;  the “Không” void , static, abstract, noumenal, and the  “Bất không”  not-void, dynamic, phenomenal; pure, and affected (or infected) ; undefiled (or innocent), i.e. that of Buddhas, defiled, that of all beings; in bonds and free;  inexpressible , and expressible in words. (3) Formless (vô tướng); uncreated (vô sanh); without nature (vô tánh); i.e. without characteristics or qualities, absolute in itself. Also as relative; i.e. good, bad, and indeterminate , (7, 10, 12).

The 7 are given in the “Duy Thức Luận 8”; the 10 are in two classes, one of the “Biệt Giáo” cf. Duy Thức Luận 8; the other of the Viên Giáo, cf.  Bồ Đề Tâm Nghĩa 4; the 12 are given in the Nirvãna Sũtra.

Ngoài ra còn có những từ liên quan đến Chân Như như:

Chân Như Nhứt Thực: Bhũtatathatã the only reality, the one  Bhũtatathatã reality.

Chân Như Tam Muội: The meditation in which all phenomena are eliminated and the bhũtatathatã or absolute is realized.

Chân Như Nội Huân: The internal performing or influence of the bhũtatathatã or Buddha-spirituality.

Chân Như Thật Tướng: The essential characteristic or mark (laksana) of bhũtatathatã; i.e. reality. Chân Như is bhũtatathatã from the point of view of the void, attributeless absolute. Thật Tướng: is bhũtatathatã from the point of view of phenomena.

Chân Như Hải: The ocean of the bhũtatathatã, limitless.

Chân Như Pháp Thân: The absolute as dharmakãya, or spiritual body, all embracing.

Chân Như Duyên khởi: The absolute in its causative or relative condition; the bhũtatathatã influenced by environment, or pure and impure condition, produces all things.

Chân Như Tùy Duyên: The conditioned bhũtatathatã, i.e. as becoming; it accords with the Vô Minh Nhiễm Duyên unconscious and tainting environment to produce all phenomena.

 

 

 

 

B-KHẢO SÁT HAI:

Chân: chân thật, không hư vọng.

Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Chân Như đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.

Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau: Vô Tướng Chân Như, Vô Sanh Chân Như, Vô Tánh Chân Như.

I-VÔ TƯỚNG CHÂN NHƯ

Chân Như không tướng: là Thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp.

II-VÔ SANH CHÂN NHƯ

Chân Như không sanh: các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .

III-VÔ TÁNH CHÂN NHƯ

Chân Như không có tánh: đó là thể thật của các pháp, không bàn bạc suy xét được. Đó là thật tánh không dính vào sự chấp trước của vọng tình.

Pháp Bảo Đàn kinh, phẩm 5 Tọa Thiền viết: Tánh người ta vốn trong sạch, chỉ bởi sự nghĩ quấy (vọng niệm) nó che lấp Chân Như. Vậy cứ không tưởng quấy (vọng tưởng) thì tánh tự nhiên trở nên trong sạch.

Những từ ngử  khác liên hệ đến Chân Như như:

Chân Như Bổn Tánh: Bổn tánh chơn thật như thường. Đó là bản tánh tự nhiên của chúng sanh, nó chơn thật, không hư vọng. Tánh ấy trống không mà linh thiêng, vắng lặngmầu nhiệm, dù trãi qua bao nhiêu kiếp vẫn tồn tại như thế; còn gọi là bổn lai diện mục.

Thiền Tông gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng. Tịnh Độ Tông gọi là Bổn Tánh Di Đà. Khổng Tử gọi là Thiên-Lý. Lão Tử gọi là Cốc-Thần  (Cốc là Hang trống; Thần là Hồn Thiêng).

Chơn Như Hải: Biển Chơn Như. Chơn Như, Pháp Tánh hay Phật Tánhvô lượng công đức bởi vậy nên gọi là Chơn Như hải.

Chơn Như Nội Huân: Chân Như huân tập bên trong, lần lần phát khởi lòng Bồ Đề, chán cõi trần tục, cầu thành Phật Đạo. Đó là do sức Nội Huân từ bên trong tâm mà thành. Cũng có thể hiểu là từ Pháp Thân, Phật Tánhphát khởi tính giác, trừ vọng hoặc đến giác ngộ giải thoát; đó gọi là Chân Như Nội Huân.

Chơn Như Tam Muội: đó là Đại Định Chân Như, tu theo phương pháp quán tưởngvô tướng của các pháp trừ được những mối vọng hoặc.

 

C-KHẢO SÁT BA

Tham khảo danh từ Chân Như đối chiếu Việt-Anh và có thêm phần chữ Sanscrit để chúng ta có cơ hội đối chiếutìm hiểu sâu hơn về sự tương quan giữa Chân Như và các từ ngử khác.

I-Ý NGHĨA CHÂN NHƯ

 The meanings of the bhũtatathatã (những ý nghĩa của Chân Như):

        Chân là chân thực: Chân means the real, or true.

        Như là như thường: Như means  so, such, suchness, thus, thusness, thus always, in that manner, or eternally so.

Chân Như: Bhũtatathatã or Tathata (skt)—Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm—Phật Tính—Pháp Thân—Như Lai Tạng—Thực Tướng—Pháp Giới—Pháp Tính—Viên Thành Thực Tính—Real—Reality—Suchness—According to reality—Natural purity.

Theo Trung Quán Luận, chân nhưchân lý, nhưng nó phi nhân cách. Để hiển hiện, nó cần có một môi giới. Như Lai chính là môi giới của nó. Như Lai là trực ngộ về thực tại. Ngài là Thực Tại được nhân cách hóa. Đồng thời Ngài còn có cả hai loại tính chất của Tuyệt Đốihiện tượng. Ngài đồng nhất với Chân Như, nhưng được thể hiện trong hình dạng của một con người. Đây là lý do tại sao Chân Như cũng còn được gọi là Như Lai Tạng—According to Madhyamaka Philosophy, Tathata is the Truth, but it is impersonal. In order to reveal itself, it requires a medium. Tathagata is that medium. Tathagata is the epiphany of Reality. He is Reality personalized. Tathagata is an amphibious being parting both of the Absolute and phenomena. He is identical with Tathata, but embodied in a human form. That is why Tathata is also called the womb of Tathagata (Tathagatagarbha)—See Tự Tánh Thanh Tịnh.

II-NHỮNG TỪ KHÁC VỀ CHÂN NHƯ

Other terms for “Bhũtatathatã”

        Chân Thực Như Thường: The eternal reality.

        Bất Biến Bất Cải: Unchanging or immutable.

        Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm: Self-existent pure Mind.

        Phật Tánh: Buddha-nature.

        Pháp Thân: Dharmakaya.

        Như Lai Tạng: Tathagata-garbha, or Buddha-treasury.

        Thực Tướng: Reality.

        Pháp Giới: Dharma-realm.

        Pháp Tính: Dharma nature.

        Viên Thành Thực Tánh: The complete and perfect real nature.

*   Nhất Chân Như—The undifferentiated whole.

Nhị Chân Như—There are two kinds of bhũtatathatã:

1-THEO CHUNG GIÁO CỦA TÔNG HOA NGHIÊM

According to the Final Teaching of the Flower Adornment Sect:

a-BẤT BIẾN CHÂN NHƯ 

Bất Biến Chân Như: Chân tính của vạn phápbất biến (vạn phápchân như)—The immutable bhũtatathatã in the absolute.

b-TÙY DUYÊN CHÂN NHƯ

Tùy theo duyên vô minh mà dấy lên vọng pháp (chân nhưvạn pháp)—The bhũtatathatã in relative or phenomenal conditions.

2-THEO BIỆT GIÁO CỦA TÔNG THIÊN THAI

According to the Differentiated teaching of the T’ien-T’ai Sect:

Có những từ như sau

a-NHƯ THẬT KHÔNG

The essence in its purity,The void,Static,Abstract,Noumena.

b-NHƯ THẬT BẤT KHÔNG

Như Thật Bất Không: The essence in its differentiation

The not-void—Dynamic-Phenomenal.

3-THEO ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN

According to The Awakening of Faith:

a-THANH TỊNH CHÂN NHƯ

The pure bhũtatathatã.

b-NHIỄM TỊNH CHÂN NHƯ

Infected (affected)  bhũtatathatã.

4-HỬU CẤU VÀ VÔ CẤU CHÂN NHƯ

a-HỬU CẤU CHÂN NHƯ

Chân như nơi chúng sanh—Defiled bhũtatathatã, i.e. that of all beings.

b-VÔ CẤU CHÂN NHƯ

Chân như nơi chư Phật—Undefiled or innocent bhũtatathatã, i.e. that of Buddhas.

5-TẠI TRIỀN VÀ XUẤT TRIỀN CHÂN NHƯ

a-TẠI TRIỀN CHÂN NHƯ

Bonded (In bonds) bhũtatathatã.

b-XUẤT TRIỀN CHÂN NHƯ

Free bhũtatathatã.

6-Y NGÔN CHÂN NHƯ, LY NGÔN CHÂN NHƯ

According to the Awakening of Faith:

a-Y NGÔN CHÂN NHƯ

Dựa vào danh nghĩa lời nói giả danh để hiện rõ bản tướng—Bhũtatathatã that is expressible in words.

b-LY NGÔN CHÂN NHƯ

Thể của chân như vốn là xa lìa tướng ngôn từ, xa lìa tướng tâm niệm—Bhũtatathatã that is inexpressible.

7-THEO ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN

 Chân Như—According to the Mahaprajnaparamita-Sastra, there are three kinds of Tathata or essential nature:

a-CHÂN NHƯ LÀ TÁNH ĐẶC THÙ CỦA MỖI SỰ VẬT

Tathata means the specific, distinct nature of everything.

b-CHÂN NHƯ LÀ TÁNH TỐI HẬU CỦA NHỮNG BẢN CHẤT ĐẶC THÙ CỦA SỰ VẬT VỀ TÁNH HẠN ĐỊNH HAY TÁNH TƯƠNG ĐỐI CỦA MỌI SỰ VẬT

Tathata means the non-ultimacy of the specific natures of things, of the conditionless or relativity of all things that are determinate.

 

c-CHÂN NHƯ LÀ THỰC TẠI TỐI HẬU CỦA MỖI SỰ VẬT

Bản chất tối hậu, vô hạn định hay phi nhân duyên của tất cả sự vật mới đích thật đúng nghĩa Chân Như—Tathata means the ultimate reality of everything. Only this ultimate, unconditioned nature of all that appears which is Tathata in the highest sense. 

III-HAI CHÂN NHƯ

(xem Nhị Chân Như trong phần “Khảo Sát Bốn” tiếp theo).

IV-BA CHÂN NHƯ

Three kinds of bhũtatathatã:Trường hợp nầy được chia làm hai loại như sau:

1-BA LOẠI THỨ I

a-VÔ TƯỚNG CHÂN NHƯ

Thể của chư pháp là hư tướng—Formless bhũtatathatã.

 

b-VÔ SANH CHÂN NHƯ

Chư pháp do nhân duyên sinh ra, nên là vô thực sinh—Uncreated bhũtatathatã.

c-VÔ TÁNH CHÂN NHƯ

Chân thể của chư pháp, tuyệt hết tất cả mọi suy nghĩ và lời nói—Without nature bhũtatathatã (without characteristics or qualities, absolute in itself).

2-BA LOẠI THỨ II

a-THIỆN PHÁP CHÂN NHƯ

Chân như tùy duyên mà thành thiện pháp—Good-deed bhũtatathatã.

b-BẤT THIỆN PHÁP CHÂN NHƯ

Chân như tùy duyên mà thành bất thiện—bad-deed bhũtatathatã.

c-VÔ KÝ CHÂN NHƯ

Chân như tùy duyên mà thành vô ký pháp—Indeterminate bhũtatathatã.

Ngoài ra còn có những từ khác như sau:

Chân Như Duyên Khởi: Chân như bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, điều kiện thanh tịnh hay bất tịnh, tạo ra chư pháp—The absolute in its causative or relative condition—The Bhũtatathatã influenced by environment, or pure and impure conditions, produces all things.

** For more information, please see Duyên

     Khởi and Tứ Duyên Sanh .

Chân Như Hải: Biển chân như—Pháp tính chân như có đầy đủ vô lượng công đức tính—The ocean of the Bhũtatathatã, limitless.

Chân Như Nhứt Thực: Chân nhưchân lý duy nhất—Bhũtatathatã the only reality, the one bhũtatathatã reality.

Chân Như Nội Huân: Hương thơm từ bên trong hay ảnh hưởng của chân như (pháp tánh của chân như là sự cảm hóa từ bên trong trong. Chân nhưtự tánh thanh tịnh tâm mà ai ai cũng đều có, là pháp thân của chư Phật. Pháp thân nầy có khả năng trừ bỏ vọng tâm ở bên trong. Còn bên ngoài thì nhờ hai báo thânhóa thân của chư Phật để lại giúp đở huân tập. Nhờ đó mà chúng sanh dần dần phát tâm Bồ Đề, chán cõi thế tục và cầu thành Phật)—The internal perfuming or influence of the bhũtatathatã, or Buddha-spirituality.

Chân Như Pháp Thân:

*     Bất Không Chân Như có đầy đủ pháp công đức vô lượng: Not-void, or phenomenal bhũtatathatã has limitless virtue.

*      Thể của pháp thân, chân thực như thường: The absolute as dharmakaya or spiritual body, all embracing.

Chân Như Tam Muội: Thiền định quán lý chân như vô tướng, trong đó mọi hiện tượng đều tận diệt và chân như hiển lộ—The true thusness samadhi—The meditation in which all phenomena are eliminated and the Bhũtatathatã or absolute is realized—See Nhứt Tướng Tam Muội.

Chân Như Thực Tướng: Chân nhưthực tướngđồng thể, nhưng tên gọi khác nhau. Đối với nghĩa nhất như của không đế thì gọi là chân như; còn đối với nghĩa diệu hữu của giả đế thì gọi là thực tướng—The essential characteristic or mark (laksana) of the Bhũtatathatã, i.e. reality. The bhũtatathatã from the point of view of the void, attributeless absolute; the real-nature is bhũtatathatã from the point of view of phenomena.

Chân Như Tùy Duyên: Tùy duyên chân nhưtùy theo nhiễm duyên vô minh mà sinh ra vọng pháp, hay chân như ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, tịnh hay bất tịnh, mà sanh ra vạn pháp—The conditioned Bhũtatathatã or relative condition—The Bhũtatathatã influenced by environment, or pure and impure conditions, produces all things—See Chân Như Duyên Khởi.” (Xem: Phật Học Từ Điển của Thiện Phúc).

D-KHẢO SÁT BỐN

Mặc dù trong số những Từ Điển Phật Học đã trích dẫn có phần giống nhau nhưng cũng có nhiều luận điểm không tương đồng nên chúng tôi xin trích dẫn ra đây để tiện việc so sánh, tham khảo.

Chân Như, bhũta-tathatã

“Chân có nghĩa là chân thật. Như có nghĩa là như thường. Thể tính của chư pháp là lìa xa hư vọng, thường trụ, không biến, không đổi nên gọi là Như.

Luận Duy Thức quyển 2 viết: “Chân là chân thực, làm rõ cái không phải là hư vọng. Như là như thường, biểu thị sự không biến đổi. Tức là sự chân thực đó trong hết thảy chư pháp, thể tính của nó là thường như nên gọi là chân như”.

Các từ Tự tính thanh tịnh tâm, Phật tính, Pháp thân, Như Lai Tạng, Thực tướng, Pháp giới, Pháp tánh, Viên Thành Thực Tánh, đều là một thể, chỉ khác tên gọi.

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: “Chân Như của tâm tức là thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào.

Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.” 

I-MỘT CHÂN NHƯ

Một cõi chân pháp, không sai biệt. Đó là nhất tâm chân sinh chưa chia chẻ ra.

II-HAI CHÂN NHƯ

có nhiều loại sau đây theo từng cặp đối nghĩa nhau nên  gọi là Hai  Chân Như

1-TÙY DUYÊN CHÂN NHƯ, BẤT BIẾN CHÂN NHƯ

Tùy theo duyên vô minh mà dấy lên vọng pháp của chín cõi, đó là tùy duyên chân như. Tuy tùy duyên Chân Nhưvọng pháp, song chân tính bất biến, nên gọi là Bất biến Chân Như. Vì là tùy duyên Chân Như nên Chân Như tức là vạn pháp. Vì là bất biến Chân Như nên vạn pháp tức Chân Như. Đó là những lời bàn trong chung giáo của tông Hoa Nghiêm, trong Biệt Giáo của tông Thiên Thai.

2-KHÔNG CHÂN NHƯ, BẤT KHÔNG CHÂN NHƯ

Chân Như rút cục lìa các pháp mà trong như gương sáng. Đó là Không Chân Như. Chân Như có đầy đủ tất cả các pháp, thanh tịnh như gương sáng hiện lên muôn vẻ, nên gọi là Bất Không Chân Như. Đây cũng là thuyết của Đại Thừa Khởi Tín luận .

3-THANH TỊNH CHÂN NHƯ, NHIỄM TỊNH CHÂN NHƯ

Đây là tên khác của Tùy Duyên Chân Nhưbất biến Chân Như (tham khảo luận Thích Ma Ha Diễn quyển 3).

4-HỬU CẤU CHÂN NHƯ, VÔ CẤU CHÂN NHƯ

Chân Nhưchúng sanh có đầy đủ gọi là Hửu Cấu Chân Như. Chân Như mà chư Phật hiển hiện gọi là Vô Cấu Chân Như. Đây là thuyết nêu ra trong Đại Thừa Chỉ Quán.

5-TẠI TRIỀN CHÂN NHƯ, XUẤT TRIỀN CHÂN NHƯ (THAM KHẢO KHỞI TÍN LUẬN)

6-SINH KHÔNG CHÂN NHƯ, PHÁP KHÔNG CHÂN NHƯ

Chân Như không có nhân ngãhiểu rõ gọi là Sinh Không Chân Như. Chân Như không có Pháp Ngã mà hiểu rỏ gọi là Pháp Không Chân Như. Đây là thuyết của Duy Thức Luận.

7-Y NGÔN CHÂN NHƯ, LY NGÔN CHÂN NHƯ

Thể của Chân Như vốn là xa lìa tướng ngôn từ, xa lìa tướng tâm niệm, đó là Ly Ngôn Chân Như. Dựa vào ngôn ngữ lời nói gỉa danh để hiện rõ bản tướng gọi là Y Ngôn Chân Như. Đó cũng là thuyết của Khởi Tín Luận.

 

 

8-AN LẬP CHÂN NHƯ, PHI AN LẬP CHÂN NHƯ

Đó là tên gọi khác của Y Ngôn Chân NhưLy Ngôn Chân Như. Theo thuyết của Thám Huyền Ký.

 

9-TƯƠNG ĐÃI CHÂN NHƯ, TUYỆT ĐÃI CHÂN NHƯ  

 

Là tên gọi khác của An Lập Chân NhưPhi An Lập Chân Như. Đây là thuyết của Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao. Như trên chúng ta đã thấy sở dĩ gọi Hai  Chân Như vì từng cặp đối nghĩa nhau nên mới có tên gọi như thế.

 

III-BA CHÂN NHƯ

 

Có ba loại đó là:

1-KHÔNG TƯỚNG CHÂN NHƯ

 

Nói về thể của chư pháp là hư tưởng mà không có hư tướng biến kế sở chấp.

 

2-KHÔNG SINH CHÂN NHƯ

 

Nói về chư pháp do nhân duyên sinh ra, nên là vô thực sinh.

 

3-KHÔNG TÍNH CHÂN NHƯ

 

Nói về chân thể của chư pháp, tuyệt hết cả suy nghĩlời nói, đó là thực tính không chấp vào vọng tình.

Ba Chân Như nầy dựa vào Tam Vô Tính trong Duy Thức Luận mà lập ra. Còn gọi là:  (1) Thiện Pháp Chân Như: nói về Chân Như tùy duyên mà thành thiện pháp. (2) Bất Thiện Pháp Chân Như: nói về Chân Như tùy duyên mà thành bất thiện pháp. (3) Vô Ký Pháp Chân Như: nói về Chân Như tùy duyên mà thành vô ký pháp (xem Tạp Tập Luận).

 

IV-BẢY CHÂN NHƯ   

 

1-LƯU CHUYỄN CHÂN NHƯ

 

Nói về thực tính lưu chuyễn của Hửu Vi  pháp.

 

2-THỰC TƯỚNG CHÂN NHƯ

 

Nói về thực tính hiển hiện của vô ngã.

 

3-DUY THỨC CHÂN NHƯ

 

Nói về thực tính duy thức của nhiễm tịnh pháp.

 

4-AN LẬP CHÂN NHƯ

 

Nói về thực tính của Khổ Đế.

 

5-TÀ HẠNH CHÂN NHƯ

 

Nói về thực tính của Tập Đế.

 

6-THANH TỊNH CHÂN NHƯ

 

Nói về thực tính của Diệt Đế.

 

7-CHÍNH HẠNH CHÂN NHƯ 

 

Nói về thực tính của Đạo Đế.

Ba Chân NhưLưu Chuyển, An Lập, Tà Hạnh không thông với Phật. Ba loại Chân Như: Thực Tướng, Duy ThứcThanh Tịnh là cảnh của Căn Bản Trí. Chân Như còn lại thuộc về Hậu Đắc Trí. Đó là lấy nghĩa thuyết mà nêu là bảy. Nếu bỏ nghĩa thuyết mà bàn về thể của Chân Như, thì bảy loại Chân Như chỉ là một loại Chân Như.

(Tham khảo Giải Thâm Mật kinh, Phân Biệt Du Già phẩm và Duy Thức Luận quyển 8).

 

V-MƯỜI CHÂN NHƯ

 

Thập Chân Như là mười Chân Như mà hàng Bồ Tát Thập Địa chứng được đó là:

 

1-BIẾN HÀNH CHÂN NHƯ

 

Loại Chân Như nầy là do hai không:  Pháp KhôngNgã Không hiển hiện. Mọi Pháp không có chỗ nào là không tồn tại nên gọi là Biến Hành.

 

2-TỐI THẮNG CHÂN NHƯ

 

Chân Như nầy có đủ đức vô biên, cao hơn tất cả các pháp khác, nên gọi là tối thắng.

 

3-THẮNG LƯU CHÂN NHƯ

 

Giáo phápChân Như nầy lưu chuyễn rất thù thắng, nên gọi là Thắng Lưu Chân Như.

 

 

4-VÔ NHIẾP THỌ CHÂN NHƯ

 

Chân như nầy không bị lệ thuộc, không phải là cái mà ta giữ lấy, nên gọi là Vô Nhiếp Thọ Chân Như.

 

5-VÔ BIỆT CHÂN NHƯ

 

Chân như nầy không có các loại sai biệt nên gọi là vô biệt chân như.

 

6-VÔ NHIỄM TỊNH CHÂN NHƯ

 

Bản tính của chân như nầy là vô nhiễm, không phải là về sau mới thanh tịnh.

 

7-PHÁP VÔ BIỆT CHÂN NHƯ

 

Loại chân như nầy đa số pháp là an lập, không có biệt dị, nên gọi là pháp vô biệt.

 

8-BẤT TĂNG GIẢM CHÂN NHƯ

 

Loại chân như nầy xa lìa chấp trước tăng giảm, không phải tùy theo tịnh nhiễm mà có tăng giảm nên gọi là bất tăng giảm. Còn gọi là  “tướng độ tự đại sở y chân như”. Vì hàng Bồ Tát nếu chứng được loại chân như nầy thì có thể tự tại hiện ra thân tướng, hiện ra quốc độ.

 

9-TRÍ TỰ TẠI SỞ Y CHÂN NHƯ

 

Hàng Bố Tát nếu chứng được loại chân như nầy, thì được vô ngại giải đắc tự tại nên có tên như vậy.

 

10-NGHIỆP TỰ TẠI ĐẲNG Y CHÂN NHƯ

 

Nếu chứng được loại chân như nầy thì ở nhất thiết thần không tác nghiệp Đà La Ni Định Môn đều được tự tại nên có tên như vậy. Tính của chân như thật ra không sai biệttùy theo thắng đức mà lập ra 10 loại Chân Như. Hàng Bồ Tátbậc sơ địa đã đạt được tất cả và có thể chứng hành, nhưng còn chưa được viên mãn nên phải làm cho viên mãn rồi sau mới xây dựng được. (Tham khảo Duy Thức Luận quyển 10).

 

VI-MƯỜI HAI CHÂN NHƯ

Mười Hai Chân Như: còn gọi là 12 vô vi, 12 Không, gồm có:

 

1-CHÂN NHƯ

 

2-PHÁP GIỚI

 

Giới có nghĩa là cậy dựa, là nơi mà Phật Pháp dựa vào.

3-PHÁP TÍNH

 

Đó là thể tính của các pháp nên gọi là pháp tính.

 

4-BẤT HƯ VỌNG TÍNH

 

Để đối lại với hư vọng tính của chư pháp hửu vi mà gọi là hư vọng tính.

 

 

5-BẤT BIẾN DỊ TÍNH

 

Để đối lại với sinh diệt biến dị của chư pháp mà gọi là bất biến dị tính.

 

6-BÌNH ĐẲNG TÍNH

 

Đối lại với sự sai biệt khác nhau của chư pháp mà gọi là bình đẳng tính.

 

7-LY SINH TÍNH

 

Lìa bỏ sinh diệt nên gọi là ly sinh tính.

 

8-PHÁP ĐỊNH

 

Pháp tính thường trụ nên gọi là pháp định.

 

9-PHÁP TRỤ

 

Pháp vịchư pháp trụ ở chân như nên gọi là pháp trụ.

 

 

 

10-THỰC TẾ

 

Đó là chổ cùng cực chân thực của chư pháp tính nên gọi là thực tế.

 

11-HƯ KHÔNG GIỚI

 

Dùng để ví lý thể đầy khắp cả pháp giới nên gọi là hư không giới.

 

12-BẤT TƯ NGHÌ GIỚI

 

Lý thể tuyệt hết tư duyngôn ngữ nên gọi là bất tư nghì giới (tham khảo kinh Đại Niết Bàn).

        

VII-VIÊN GIÁO MƯỜI  CHÂN NHƯ

 

Mười chân như nói trên là nghĩa của Biệt Giáo. Mười chân Như của Viên Giáo nói trong kinh Pháp Hoa, chỉ có Phật và Bồ Tát mới có thể đến cùng tận thực tướng của chư pháp.

Có mười phép như thị nên mười như thị và mười chân như danh nghĩa giống nhau. Tông Thiên Thai bảo rằng vô tác trong vô tác. Chân Ngôn  nói rằng 10 giới chân như. Bộ Lý Thú Thích giải nghĩa trong 10  núi Kim Cương trí biểu thị 10 địa, 10 chân như, 10 pháp giới của Như Lai như vậy.

Trong bộ Tức Thân Thành Phật Nghĩa Thích trong 10 giới đã liệt  kê nhóm địa ngục, 10 giới cũng giống với Thiên Thai. Trong đó  có giải thích giả và chân như của Phật Tính luận, nên gọi là  Chân Như.

 

Còn những loại Chân Như khác như Chân Như Bất Biến, Chân Như Duyên KhởiChân Như Hải, Chân Như Nội Huân, Chân  Như Pháp Thân, Chân Như Tam Muội, Chân Như Thực Tướng, Chân Như Tịch Diệt Tướng, Chân Như Tùy Duyên đã giải thích ở phần trên.

 

(Tham khảo Bồ Đề Tâm Nghĩa, quyển 4; Phật  Học Hán Việt v.v…).

 

E-KHẢO SÁT NĂM

 

Một khảo sát khác về Chân Như chiết giải như sau.

“Chân Như, tiếng Phạn là Tathatà hoặc là bhùta-tathatà, chỉ bản thể chân thật, nguồn gốc của tất cả muôn vật. Còn gọi là Như Như, Như Thực, Pháp Giới, Pháp Tính, Thực Tế, Thực Tướng, Như Lai Tạng, Pháp Thân, Phật Tính, Tự Tính Thanh Tịnh Thân, Nhất Tâm, Bất Tư Nghì Giới. Trong sách Hán dịch ở thời kỳ đầu dịch là Bản Vô, Chân, chân thật không hư dối. Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi. Tức là cái mà Phật Giáo Đại Thừa gọi là “Bản Thể của muôn vật”. Nhưng luận cứu một cách tường tận, thì mỗi tông, mỗi nhà giải thích danh từ Chân Như đều có khác, tổng kết có thể đưa ra mấy định nghĩa như sau đây.

 

Theo các kinh điển A Hàm chép thì lý pháp duyên khởichân lý vĩnh viễn bất biến, cho nên gọi là Chân Như. Lại cứ theo luận Dị Bộ Tông Luận thì trong chín vô viHóa Địa Bộ liệt kê có  Thiện Pháp Chân Như, Bất Thiện Pháp Chân Như, Vô Ký Pháp Chân Như, Đạo Chí Chân Như, Duyên Khởi Chân Như. Trong đây, ba tính: Thiện, Bất Thiện, Vô Ký, Tám Chánh Đạo và Lý Pháp Sanh Tử Duyên Khởi, đều là chân thậtvĩnh viễn bất biến  cho nên gọi là Chân Như.

 

Phật Giáo Đại Thừa chủ trương: bản tính của hết thảy sự tồn tạiNhân Vô Ngã, Pháp Vô Ngã, bản tính ấy siêu việt các tính sai biệt, cho nên gọi là Chân Như. Như tự tính Pháp Thân của Như Lai chẳng hạn. Cứ theo Phật Địa Kinh luận quyển 7, thì Chân Nhưthực tính của hết thảy hiện tượng (chư Pháp), hình tướng tuy sai biệt, nhưng bản thể chỉ là một. Để phân biệt với quan điểm sai lầm, hư dối mà tạm gọi là Chân Như thôi. Nếu cho đó là chỗ nương tựa của hết thảy pháp lành, thì gọi là pháp giới. Để tránh quan niệm cho là KHÔNG thì gọi là Thực Hửu. Để tránh quan niệm nhận là CÓ thì gọi là Không Vô, chân thực, Thực Tế. Vì là trí không phân biệt được nên tạm gọi là Thắng Nghĩa.

 

Kinh Đại Bát Nhã quyển 360 nêu ra 12 tên gọi như sau: Chân Như, Pháp Giới, Pháp tính, Tính không hư dối, Tính không đổi khác, Tính bình đẳng, Ly sanh tínhPháp định, Pháp trụ, Thực tế, Hư không giới và Bất tư nghì giới.

 

Luận Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập quyển 2 nêu ra 6 tên về Chân Như: Chân Như, Tính Không, Vô Tướng, Thực Tế, Thắng Nghĩa, và Pháp Giới.

Pháp Hoa Huyền Nghĩa quyển 8 phần dưới thì nêu ra 14 tên như sau: Thực tướng, Diệu hửu, Chân Thiện diệu sắc, Thực tế, Tất kính không, Như Như, Niết Bàn, Hư không, Phật tính, Như lai tạng, Trung thực lí tâm, Phi hửu phi vô trung đạo, Đệ nhất nghĩa đế, và Vi diệu tịch diệt

 

Ngoài ra còn gọi là Nhất như thực tướng, Chân như nhất thực, Chân như thực tế, Chân thắng nhĩa đế v.v…Vì  tướng Chân Như bình đẳng tuyệt đối nên cũng gọi là Nhất tướng.

 

 

I-KINH GIẢI THÂM MẬT

 

Kinh Giải Thâm Mật quyển 3 có nói về 7 Chân Như:            

 

1-LƯU CHUYỄN CHÂN NHƯ  

 

(Lí pháp duyên khởi)

 

2-THỰC TƯỚNG CHÂN NHƯ  

 

(Thực tính của các pháp)

 

3-LIỄU BIỆT CHÂN NHƯ  

 

(Lí pháp vạn pháp duy thức)

 

Bốn Chân Như sau đây phối hợp với 4 đế là Khổ , Tập, Diệt, Đạo thành 4 Chân Như:

 

4-AN LẬP CHÂN NHƯ

 

5-TU HÀNH CHÂN NHƯ

 

6-THANH TỊNH CHÂN NHƯ

7-CHÁNH HÀNH CHÂN NHƯ

 

Trong bảy Chân Như kể trên, ngoài Thực Tướng Chân Như ra, sáu thứ còn lại cũng gọi là 6 Chân Như, vì tự thể của các lí pháp vĩnh viễn bất biến, cho nên gọi là Chân Như. Đó là do các tướng trạng được hiển hiện bởi Chân Như thực tướng mà đặt tên là Chân Như.

Thuyết của tông Pháp Tướng, theo luận Thành Duy Thức quyển 9 thì Chân Như là pháp xa lìa sự phân biệt hư dối, là tính nhân vô ngã, Pháp vô ngã, tương đương với tính Viên Thành Thật trong ba tính.

Tông nầy chủ trương hết thảy hiện tượng đều từ thức A Lại Ya sinh ra, cho nên bản thân Chân Như là cái thể vắng lặng tuyệt đối, siêu việt hết thảy hiện tượng, tự thể của nó không trở thành hiện tuợng, cho nên nói  “Chân Như vắng lặng, không tạo các pháp”.

 

II-THÀNH DUY THỨC LUẬN QUYỂN 10

 

Bố Tát phải đến Sơ Địa mới ngộ lí Chân Như. Theo thứ tự sâu cạn của nội dung giác ngộ mà lập 10 Chân Như khác nhau:

 

 

 

1-BIẾN HÀNH CHÂN NHƯ

 

Tức lí nhân không, pháp không tràn khắp muôn vật.

 

2-TỐI THẮNG CHÂN NHƯ

 

Chân như do thân hoàn toàn thọ trì giới cụ túc mà ngộ được, vì nó có vô lượng công đức, nên gọi là tối thắng.

 

3-THẮNG LƯU CHÂN NHƯ 

 

Giáo pháp từ Chân Như lưu xuất, có phần hơn các giáo pháp  khác mà căn hản của giáo pháp ấy tức là Chân Như.

 

4-VÔ NHIẾP THỤ CHÂN NHƯ

 

Ý là không trở thành đối tượng của sự chấp trước.

 

5-LOẠI VÔ BIỆT CHÂN NHƯ 

 

Nghĩa là sanh tửNiết Bàn chẳng phải hai, mê ngộ nhất như.

 

6-VÔ NHIỄM TỊNH CHÂN NHƯ

 

Chân như siêu việt nhiễm và tịnh.

7-PHÁP VÔ BIỆT CHÂN NHƯ 

 

Nghĩa là Chân Như đã lìa tướng sai biệt, cho nên bất luận bàn về pháp nào thì thể của nó vẫn là một.

 

8-BẤT TĂNG GIẢM CHÂN NHƯ

 

Nghĩa là đoạn diệt các phiền não ô nhiễm nó chẳng giảm, mà tu các pháp thanh tịnh nó cũng chẳng vì thế mà tăng, tức lìa sự chấp trước tăng giảm. Một khi ngộ được Chân Như nầy, có thể biến hiện các loại hình trạng và quốc độ một cách tự tại, cho nên cũng gọi là Tướng độ tự tại sở y Chân Như.

 

9-TRÍ TỰ TẠI SỞ Y CHÂN NHƯ

 

Ý là được tự tại đối với bốn trí vô ngại.

 

10-NGHIỆP TỰ TẠI ĐẲNG SỞ Y CHÂN NHƯ

 

Tất cả tác dụng của thân khẩu ý, như thần thông, tổng trì, thiền định v.v… đều được tự tại.

 

Dùng 10 Chân Như trên đây làm thuận tự, từ Sơ Địa đến Thập Địa, hành trì mười Ba La Mật.

 

III-DUY THỨC LUẬN QUYỂN 9

 

Trong Duy Thức luận quyển 9 viết về 10 Ba La Mật (dasaparamita (scr.), dix vertus cardinales (fr.) ) còn gọi là  10 thắng hạnh, là hành pháp của hàng Thập Địa Bồ Tát (tham khảo Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán)  như sau: 

 

1-BỐ THÍ BA LA MẬT (danaparamita)

 

Có 3 loại : tài thí, pháp thívô úy thí.

 

 

2-TRÌ GIỚI BA LA MẬT (silaparamita)

 

Giữ giới, giữ oai nghi tế hạnh, không hại sinh mạng, khuyên người phát tâm vô thượng Bồ Đề.

 

3-NHẪN NHỤC BA LA MẬT (ksantiparamita)

 

Dứt sân hận, nhịn những điều khó nhịn, được từ tâm Tam Muội, khuyên người phát tâm vô thượng Bồ Đề.

 

4-TINH TẤN BA LA MẬT (viryaparamita)

 

Tấn tới không ngừng trên đường hành đạo, nói pháp tối thắng, khiến người nghe hoan hỷ phát tâm hành trì đạo pháp tiến đến giác ngộ giải thoát.

 

5-THIỀN ĐỊNH BA LA MẬT (dhyânaparamita)

 

Giữ chánh định, giáo hóa mọi người, nhập chơn pháp giới. thuyết pháp vi diệu khiến người nghe tĩnh ngộ thực hành theo đạt đến Vô Thượng Bồ Đề.

 

6-BÁT NHÃ BA LA MẬT (prajnaparamita)

 

Hiểu rỏ chân lý, quán thấu diệu lý bình đẳng.

 

7-PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO BA LA MẬT (upayaparamita)

 

Hiểu rỏ cách giúp ích chúng sinh, xem chúng sanh bình đẳng, nói pháp vi diệu độ mọi người tiến tu đến giác ngộ.

 

8-NGUYỆN BA LA MẬT (pranidanaparamita)

 

Quán Trung Đạo, tu từ bi để hóa độ chúng sanh, nói pháp vi diêu, biện tài vô ngại, khiến chúng sanh không thối chuyễn quả vi Phật.

 

9-LỰC BA LA MẬT (balaparamita) 

 

Dùng sức trí tuệ khiến chúng sanh đắc nhập pháp đại thừa, làm cho người tà kiến quay về Chánh Đạo.

 

 

10-TRÍ BA LA MẬT (jnânaparamita)

 

Hiểu rỏ các pháp, giữ vững Trung Đạo: không chán sanh tử, không ham Niết Bàn, có đại xã tâm, thương xót chúng sanh, nói pháp Nhứt Thừa khiến chúng sanh đắc Phật Đạo.   

 

Đoạn trừ 10 trọng chướng mà đến bồ đề.

Chướng (obstructions(fr.) ) : chướng ngại, che lấp, ngăn bít. Chướng là tên gọi khác của phiền não.

 

IV-MƯỜI TRỌNG CHƯỚNG   

 

1-SANH TÁNH CHƯỚNG 

 

Chướng ngại vì sanh nơi tộc tánh lạ.

 

2-TÀ HẠNH CHƯỚNG

 

Chướng ngại do những hành động tà vạy.

 

3-ÁM ĐỘN CHƯỚNG

 

Chướng ngại vì u tối, chậm lụt.

 

4-VI TẾ PHIỀN NÃO HIỆN HÀNH CHƯỚNG

 

Chướng ngại về những mối phiền não nhỏ nhặc hiện hành.

 

5-Ư HẠ THỪA BÁT NIẾT BÀN CHƯỚNG

 

Nhập Niết Bàn của bậc Hạ Thừa (La-Hán). Đó là một mối Chướng ngại vì về sau còn phải tu học thêm nữa.

 

6-THÔ TƯỚNG HIỆN HÀNH CHƯỚNG

 

Chướng ngại vì tướng thô hiện hành.

 

7-TẾ TƯỚNG HIỆN HÀNH CHƯỚNG

 

Chướng ngại vì tướng nhỏ nhặc hiện hành.

 

8-VÔ TƯỚNG TRUNG, TÁC GIA HÀNH CHƯỚNG

 

Chướng ngại vì trong chỗ không tướng mà tác hành thêm ra.

 

9-LỢI THA TRUNG, BẤT DỤC HÀNH CHƯỚNG

 

Chướng ngại vì trong chỗ lợi ích cho người ta mà chẳng chịu hành động.

 

10-Ư CHƯ PHÁP TRUNG, VỊ ĐẮC TỰ TẠI CHƯỚNG

 

Ở trong các pháp mà chưa đắc tự tại, ấy cũng là một sự chướng ngại. (Tham khảo Duy Thức Luận quyển thứ 9).

 

Ngoài ra còn có Hai Chướng và Ba Chướng.

V-HAI CHƯỚNG (deux obstructions (fr.)

 

Hai mối chướng ngại, ngăn cản.

 

1-PHIỀN NÃO – TAM MUỘI 

 

a- PHIỀN NÃO CHƯỚNG

 

Phiền Não Chướng (phiền nãochướng ngại): tức là ý kiến và sự suy nghĩ lầm lạc của phàm phu.

 

b-TAM MUỘI CHƯỚNG

 

Tam muội chướng (thiền địnhchướng ngại): khi người tu chứng được Tứ Quả, còn gọi là tứ đạo quả: 1/- Nhập Lưu gọi là Tu Đà Hườn (srotappana); 2/-Nhất Lai gọi là Tư Đà Hàm (sakragamin); 3/-Bất Lai gọi là A Na Hàm (anagamin); 4/-Bất Sanh gọi là A La Hán (arhat) và phép Vô Tranh Tam Muội, nhưng lòng còn chấp trước, tức là còn tranh. Vì vậy nên chưa được giải thoát trọn vẹn.

 

2-PHIỀN NÃO - SỞ TRI 

 

a-PHIỀN NÃO CHƯỚNG

 

Phiền não chướng: sự tối tăm phiền rầu làm não loạn tâm thần, không hiển phát được cái chơn tánh diệu minh của mình.

 

b-SỞ TRI CHƯỚNG

 

Sở tri chướng (chỗ biết là chướng ngại), cũng gọi là Trí Chướng (trí khônchướng ngại): sự chấp nệ chỗ biết, chỗ chứng của mình ngăn bít cái tánh trí huệ.

 

3-LÝ - SỰ 

 

a-LÝ CHƯỚNG

 

Lý Chướng tức là chướng ngại về lý tánh:  Bổn Giác Tâm.

Nguyên lai vốn yên lặng, trong sạch, nhưng vì người đời nhiễm bậy vô minh nên ngăn trở chánh kiến, không thể đạtchơn như. Lý Chướng cũng có nghĩa: vì chỉ kể có lý mà thôi thì chẳng thông đạt.

 

b-SỰ CHƯỚNG

 

Sự chướng (chướng ngại về sự tướng): chúng sanh bị vô minh che lấp, lăn lộn trong vòng sanh tử, chẳng biết do đâu mà giải thoát. Sự chướng cũng có nghĩa vì chấp có sự mà thôi cho nên chẳng minh đạt.

 

 Kinh Viên Giác: khi đã dứt trừ được sự chướng, bỏ hết các tham dục sẽ ngộ nhập vào cảnh giới Thinh Văn, Duyên Giác.

 

Khi dứt trừ đủ Sự-Chướng và Lý-Chướng sẽ vào cảnh giới của Bồ Tát, Như Lai.

 

4-PHIỀN NÃO - GIẢI THOÁT 

 

a-PHIỀN NÃO CHƯỚNG

 

Phiền Não Chướng (đã giải thích ở trên).

 

b-GIẢI THOÁT CHƯỚNG

 

Giải Thoát Chướng: Chứng đủ 8 phép giải thoát Tam Muội cũng còn chướng ngại. Phép thứ tám cao hơn hết là Diệt Tân Định. Nếu chẳng đắc trọn phép ấy ắt còn bị chướng ngại, chưa được giải thoát trọn vẹn.

VI-BA CHƯỚNG

 

1-BA CHƯỚNG

 

a-THAM; b-SÂN; c-SI 

 

Ba món phiền não thông thường mà các nhà tu học cần phải dứt.

 

Ba Chướng đó cũng là

 

2-PHIỀN NÃO - NGHIỆP - BÁO

 

a-PHIỀN NÃO CHƯỚNG

 

Như tham dục, sân nhuế, ngu sivô số các món chướng ngại khác tùng theo tham sân si.

 

b-NGHIỆP CHƯỚNG

 

Ngủ ngịch , thập ác.

Ngủ Nghịch: Giết Cha; Giết mẹ; giết A La Hán; Phá hòa hợp tăng;  làm thân Phật bị thương. (tham khảo A Xà Thế Vấn Ngủ Nghịch Kinh).

Thập Ác: Thân có 3 đó là : Sát sanh (pânâtipâto); Trạm cắp (âdinnâdânạm); Tà dâm (kamêsumicchâcâro).

Khẩu có 4 : Vọng ngữ (Musâvâdo); Ỷ Ngữ

(sambhâppalâpo) là nói nhơ nhớp, vô nghĩa ngữ; Lưỡng thiệt (pisunâvâcâ); Ác Khẩu (pharusavâcâ).

Ý có 3: Tham (abhijjhâ); Sân (byâpâro); Si (micchâditthi).

 

c-BÁO CHƯỚNG

 

Như bị đoạ vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, phỉ bán chánh pháp, không tin Tam Bảo.

  

Ngoài ra, Chân Như của nhân vô ngã (nhân không Chân Như) và Chân Như của Pháp vô ngã (pháp không Chân Như) gọp lại gọi là Hai Không Chân Như. Trong đó Nhị Thừa chỉ ngộ được Nhân Không Chân Như. Bồ tát thì có thể ngộ Hai Không Chân Như.

Tông Địa luận chủ trương tự thể của thức A Lại Ya thứ tám (Tông Nhiếp Luận gọi là thức A Ma La thứ chín) là tâm tư tính thanh tịnh. Tâm tự tính thanh tịnh ấy tức là Chân Như. Thức của nó vì chịu sự huân tập của vô minh, cho nên mới hiển hiện ra các hiện tượng nhơ và sạch.

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết rằng Chân Nhưbản thể của tâm chúng sinh. Vì nó dứt tuyệt nói năng, suy tưởng nên gọi là Li Ngôn Chân Như. Nhưng nếu miễn cưỡng mà phải dùng lời nói biểu hiện thì gọi là Y Ngôn Chân Như. Cả hai Chân Như nầy gộp lại gọi là Hai Chân Như.

Đứng về phương diện Y Ngôn Chân Như mà nói thì thể của nó xa lìa tâm mê mà không, cho nên gọi là Như Thực Không (Không Chân Như). Vả lại thể của nó đầy đủ công đức thanh tịnh vô lậu rất mực trong sạch, cho nên là Chân Thực Bất Không (Bất Không Chân Như).

Đồng thời tâm chúng sinh (tức Chân Như) có đủ cả tâm Chân Như môn tuyệt đối bất động, và duyên với vô minh mà khởi động sinh diệt, rồi hình thành tâm sinh diệt môn của các hiện tượng nhơ  và sạch, là Tùy Duyên Chân Như, gộp cả hai lại cũng gọi là Nhị Chân Như.

Thông thường, đối với pháp sinh khởi vạn hửu, nếu thuyết minh theo Chân Như bất biến hoặc tùy duyên, thì gọi là Chân Như Duyên Khởi (Như Lai Tạng Duyên Khởi). Còn hai Chân Như sau đây đều là tiếng đồng loại: Thanh Tịnh Chân NhưNhiễm Tịnh Chân Như, hoặc Phi An Lập Chân NhưAn Lập Chân Như (An Lập hàm ý là khiến vạn hửu sinh khởi đều đúng vị trí).

 

Tông Hoa Nghiêm y theo thuyết tính khởi, chủ trương “bản thể tức hiện tượng”, hàm ý Chân Như vốn là muôn pháp, muôn pháp vốn là Chân Như. Đồng thời, chia Chân Như thành Nhất Thừa Chân NhưTam Thừa Chân Như.

Nhất Thừa Chân Như lại chia làm Biệt Giáo Chân Như, Đồng Giáo Chân Như.

Tam Thừa Chân Như lại chia làm Đốn Giáo Chân Như, Tiệm Giáo Chân Như, đều do lí giải Chân Như một cách bất đồng mà có sự khác nhau như thế.

Tông Thiên Thai y theo thuyết Tính Cụ, chủ trương bản thân Chân Như xưa nay vốn có đủ các pháp sạch nhơ thiện ác.

Lại tự tính (Chân Như) của chư Phật, gọi là Vô Cấu Chân Như, hoặc Xuất Triền Chân Như. Còn thể tính Chân Như của chúng sinh, vì bị phiền não làm cho nhơ bẩn, cho nên gọi là hửu cấu Chân Như, hoặc Tại Triền Chân Như. Gộp cả hai lại tức là Lưỡng Cấu Chân Như (hai Chân Như cấu bẩn).      

 

Theo luận Ma Ha Diễn quyển 3 thì Chân Như là ngộ được lý của hai trí Thủy GiácBản Giác, cho nên lập hai nghĩa Tính Chân Như và Lý Hư Không.

Hư Không thanh tịnh có 10 nghĩa: vô ngạichu biến, bình đẳng, quảng đại, vô tướngthanh tịnh, bất động, hửu không, không không và vô đắc.

 

(Tham khảo kinh Tạp A Hàm q.12, q.21; Phật Địa Kinh luận q.4, q.7; Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh luận q.12; Luận Thành Duy Thức q. 2; Luận Nhiếp Đại Thừa (bản dịch đời Lương) q. hạ; Nhiếp Đại Thừa Luận thích (bản dịch đời Đường) q.8; Đại Thừa Pháp Uyển nghĩa Lâm Chưong q.1; v.v…).

 

VII-CHÂN NHƯ CHI NGUYỆT

 

Nhờ thể ngộ Chân Như mà từ trong tất cả mê hoặc giải thoát ra được, cũng như vầng trăng sáng phá tan bóng đêm đen tối.

 

VIII-CHÂN NHƯ HUÂN TẬP

 

Nghĩa là pháp Chân Như tự huân tập tâm chúng sanh. Chân Như Huận Tập có hai loại:

Tự Thể Tướng huân tậpDụng huân tập.

 

1-TỰ THỂ TƯỚNG HUÂN TẬP

 

Chân Như là tâm tự tính thanh tịnh mà người ta ai ai cũng có sẳn. Tâm ấy có đủ nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Chân Như vốn tự đầy đủ các pháp vô lậu cũng thành là tính cảnh giới của trí; thường huân tập tâm chúng sinh, khiến chúng sinh dần chán ghét sinh tử, mong cầu Niết Bàn, và tin rằng mình vốn có đủ tính Chân Nhưphát tâm tu hành. Như thế gọi là tự thể tướng huân tập.

 

2-DỤNG HUÂN TẬP

 

Nếu nhờ chư Phật, chư Bồ Tát dụng sức huân của duyên ngoài khiến nghiệp thiện của chúng sinh tăng trưởng thì gọi là Dụng Huân Tập.

 

(Tham khảo Luận Thành Duy Thức Q.8;  Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Sớ Q. hạ; v.v…).

 

IX-CHÂN NHƯ NGƯNG NHIÊN  

 

Nói đủ là  “Chân Như Ngưng Nhiên Bất Tác Chư Pháp”, thuyết của tông Pháp Tướng. Có nghĩa là Chân Như ngưng tụ vắng lặng, không một mảy may theo duyên khởi động. Tông Pháp Tướng nói Chân Nhưpháp vô vi không biến hóa, không tác dụng, chẳng vì huân tập mà sinh các pháp,  tức là lí thường trụ bất biến, bình đẳng vô tướng.

Nếu như theo duyên mà khởi động thì trái ngược với điều kiện vô vi vô tác dụng mà sẽ rơi vào pháp hửu vi sinh diệt đổi dời.

Đó là Chân Như quan của Tông Pháp Tướng, trái với thuyết Chân Như Duyên khởi của luận Khởi Tín; kiến giải mỗi mỗi đều khác, bèn diễn thành sự khu biệt Tam Thừa, Nhất Thừa.

 

 

X-CHÂN NHƯ PHÁP THÂN  

 

Pháp Thân của Như Lai lấy Chân Như làm tự tính cho nên gọi là Chân Như Pháp Thân. Chân Như là tính thực của hết thảy hiện tượngsiêu việt các tướng sai biệt. Pháp Thân Như Lai lấy đó làm tự tính, diệt trừ hết phiền não chướng, đầy đủ hết thảy pháp lành, như như bất động.

 

(Tham khảo Kinh Hợp Bộ Kim Quang Minh Q1 phẩm Tam Thân Phân Biệt; Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (bản dịch đời Lương) Q14; v.v…).

 

XI-CHÂN NHƯ QUÁN 

 
Còn gọi là Quán Chân Như Thiền, Chân Như Thực Quán, Pháp Thân Chân Như Quán, Như Quán, Chân Như Tam Muội. Tức quán Chân Như vô tướng bình đẳng, tâm tưởng được tịch lặng, diệt trừ các phiền não.
Kinh Lăng Già quyển 3 (Đại 16, 533 thượng) viết: “Quán Chân Như Thiền là gì?  Nghĩa là quán xét nhân duyên hư dối phân biệt, biết hai thứ vô ngã một cách như thực, phân biệt hết thảy các pháp không có tướng thực thể. Lúc ấy không trụ nơi tâm phân biệt, được cảnh giới tịch lặng. Đại Tuệ!  Thế gọi là Quán Chân Như Thiền”. Nếu có thể quán xét các pháp chẳng có, chẳng không mà đạt đến hết thảy pháp vô tướng bình đẳng, thì có thể phục diệt các phiền nãohoàn toàn thành Phật Đạo.
(Tham khảo Luận Đại Thừa Khởi Tín; Đại Thừa nghĩa chương Q3; Đại thừa chỉ quán pháp môn Q3).
XII-CHÂN NHƯ TAM MUỘI 
Chân Như Tam MuộiTam Muội trụ nơi cảnh Chân Như. Trong Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự, quyển thượng, ngài Khuê Phong Tôn Mật chia Thiền làm năm loại: Ngoại Đạo Thiền, Phàm Phu Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Đại Thừa Thiền, Như Lai Thanh Tịnh Thiền. Trong đó Như Lai Thanh Tịnh Thiền là tối thượng thừa thiền. Ngài Tôn Mật còn gọi đó là Nhất Hạnh Tam Muội, Chân Như Tam Muội, và nói Tam Muội nầy là căn bản của tất cả Tam Muội. Người vào Tam Muội nầy có khả năng ngộ ngay tức khắc tâm mình xưa nay vốn thanh tịnh, vốn không có phiền não, vốn tự đầy đủ tính trí vô lậu, tâm ấy tức là Phật và cùng với Phật không khác. Tuy nhiên các kinh luận khác nói về Nhất Hạnh Tam Muội chưa coi đó là đồng với Chân Như Tam Muội. Tên Chân Như Tam Muội là đối với cảnh mà đặt; còn tên Nhất Hạnh Tam Muội thì từ nơi pháp thực hành mà đặt. (xt. Nhất Hạnh Tam Muội).
XIII-CHÂN NHƯ THẬT TƯỚNG 
Chỉ sự chân thực của hết thảy vạn hửu. Chân Nhưthật tướng thể giống nhau, mà tên thì khác. Đứng về phương diện diệu hửu của Giả để nói thì gọi là Thực Tướng. Còn đứng về phương diện Nhất Như của Không để nói thì gọi là Chân Như. Ngoài ra thực tướng cũng là tên gọi chung của ba đế Không, Giả, Trung. Vì thế danh từ Chân Như Thực Tướng cũng thông cả ba đế Không, Giả, Trung.
(Tham khảo Vãng Sanh Yếu Tập, quyển trung; Chân Như, Thực Tướng).
XIV-CHÂN NHƯ TỊCH DIỆT TƯỚNG
Đây là nói đến vô nhiễm tịnh Chân Như trong 10 Chân Như. Nghĩa là thể của Chân Như lìa tất cả sự nhơ sạch không theo các duyên mà khởi động đổi dời, cho nên dùng tướng tịch diệt mà đặt tên.
 
XV-CHÂN NHƯ VÔ VI
Chân Như Vô Vi là một trong 6 Vô Vi của Pháp Tướng Tông. Là lý thể chân thực như thường do quán xét “Nhân, Pháp” cả hai đều không mà hiển hiện. Theo Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Sớ,  quyển hạ, thì Pháp Tính xưa nay vốn thường vắng lặng, không biến động đổi dời, gọi là Chân Như. Loại Chân Như nầy tức chỉ cho chân tính Duy Thức của Tông Duy Thức (xt. Lục Vô Vi).
Nói thêm về Vô Vi để tiện việc tham khảo. Vô Vi, Amskrta (scr.) tiếng Pháp là Non agir nghĩa là không tạo tác, không có nhơn duyên tạo tác, không cố ý tạo tác; tự nhiên không tạo ra 4 tướng: Sanh, Trụ, Dị, Diệt. Vô Vi tức là Chân Lý, tức là Niết Bàn, Vô Tướng, Thật Tướng, Pháp Giới
Trái với hửu vi. Những cái gì có tâm ý, có sắc tướng là hửu vi; còn không tâm ý, không sắc tướng là hư không, vô vi. Hửu vi là vô thường. Vô vi là thường.
1-SÁU LOẠI VÔ VI
Vô Vi được chia làm 6 loại như sau:
a-HƯ KHÔNG VÔ VI
Vô Vi không có hình chất, không có tự tánh, không trở ngại như hư không.
b-TRẠCH DIỆT VÔ VI
Vô Vi do sự lựa chọn mà diệt hết phiền não, tức là Niết Bàn.
c-PHI TRẠCH DIỆT VÔ VI
Vô Vi đã sẳn thanh tịnh, chẳng phải do sự lựa chọn mà diệt phiền não để trở nên thanh tịnh.  (Ba món trên gọi là Tam Vô Vi).
d-BẤT ĐỘNG DIỆT VÔ VI
Vô Vi bất động, chẳng động đến nghiệp sanh tử, cũng tức là Niết Bàn.
e-TƯỞNG THỌ DIỆT VÔ VI
Vô Vi diệt trừ  tư tưởng và thọ cảm.
f-CHƠN NHƯ VÔ VI
Vô Vi chơn thiệt như thường.
2-NĂM LOẠI VÔ VI KHÁC
Ngoài ra còn có 5 loại vô vi khác nữa là :
a-VÔ VI KHÔNG
Một cảnh trong thập bát không *. Tất cả các pháp vô vi cũng đều là không. Ấy là cái lý chơn không, để đánh đổ những kẻ chấp pháp vô vi. Vì vô vi là tạm lập ra để phá pháp hửu vi chứ thật ra cả pháp vô vi cũng không tồn tại.
*Mười tám không nói trên đó là: 1/ Nội không; 2/ Ngoại không; 3/ Nội ngoại không; 4/ Không không; 5/ Đại không; 6/ Đệ nhất nghĩa không; 7/ Hủu vi không; 8/ Vô vi không; 9/ Vô thỉ không; 10/ Tánh không; 11/ Tất cánh không (tất cả là không); 12/ Tán không (tan ra thành không); 13/ Tự tánh không; 14/ Chư pháp không; 15/ Bất khả đắc không; 16/ Vô pháp không; 17/ Hửu pháp không; 18/ Vô pháp hửu pháp không.
 b-VÔ VI PHÁP
Pháp giáo không có tánh tạo tác, không có nhơn duyên tạo tác. Tức là pháp cao trội, Niết Bàn. Đối nghĩa là Hửu Vi Pháp, pháp mà người ta quyết tạo tác, pháp sanh ra bởi nhân duyên.
c-VÔ VI PHÁP THÂN
Pháp thân vô vi của Phật. Pháp thânĐức Phật chứng được sâu xa, an nhiên, tịch, tĩnh. Nó rời khỏi các nhơn duyên tạo tác, các nhơn duyên sanh diệt.
d-VÔ VI SANH TỬ
Sanh tử vô vi. Đó là cuộc sanh tử của chư Thánh, chư Phật. Các ngài trở lại cõi trần để tế độ chúng sinh, không bị vướng mắc vào nhơn duyên tạo tác như thế thường; không bị luật nghiệp quả ràng buộc, chế ngự; tâm tánh lúc nào cũng an lạc, thanh tịnh, tuy ở trong vòng sanh tử.
e-VÔ VI XÁ
Cảnh nhà vô vi. Đó là bậc tu học lấy Niết Bàn làm nơi yên nghỉ. Cho nên sống đời một cách vô vi, an tĩnh, lấy cảnh vô vi làm nhà.
CHƯƠNG BỐN- NHƯ LAI TẠNG
A-KHẢO SÁT MỘT
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn NhưNhư Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn NhưPháp Thân.
Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau:
I-CHÂN NHƯ LẬP RA HAI NGHĨA 
1-HÒA HIỆP
Sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”.
2-KHÔNG HÒA HIỆP
Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”.
Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
II-CHE LẤP  
Trong phiền não, Chân Như bị che lấp tánh đức Bản Giác khiến Chân Như không hiện rỏ tánh đức chân thật nên gọi là Như Lai Tạng. Nghĩa là trong tâm tất cả chúng sanh đã có sẳn Bản Giác Như Lai nhưng đang bị phiền não che lấp đi.
III-THÂU NHIẾP
Chân Như dù trong phiền não nhưng vẫn hàm chứa, thâu nhiếp tất cả công đức quả vị của Như Lai nên gọi là Như Lai Tạng.
Ngoài 3 nghĩa nêu trên còn có những từ ngữ liên hệ đến Như Lai Tạng như sau:
IV-NHƯ LAI TẠNG TÁNH
Tánh của hết thảy chúng sanh đều sẳn chứa công đức của Như Lai nên gọi là Như Lai Tạng Tánh.
V-NHƯ LAI TẠNG TÂM
Tức là Chân Như Tâm.
VI-NHƯ LAI TÁNH
Tức là Tánh Như Lai. Đó là bản tánh chơn tịnh, Bản Giác, tự nhiên sẳn có nơi mỗi chúng sanh, còn gọi là Phật Tánh.
Kinh Niết Bàn viết: Chúng sanh chẳng có thiên nhãn, tức chẳng biết cái Chơn Ngã. Vì trong phiền não họ không thấy được rằng mình có sẳn Như Lai Tánh.
VII-NHƯ LAI TƯỚNG
Trường hợp nầy chia làm hai phần:
1-TƯỚNG MẠO, THỂ TƯỚNG CỦA ĐỨC NHƯ LAI
Tức là 32 tướng tốt chánh và 80 tướng tốt phụ của Đức Như Lai.
2-TÁNH TƯỚNG CỦA ĐỨC NHƯ LAI
Đó là: Giác Ngộ, Thiện, Thường, Lạc, Chơn Ngã, Đại Ngã, Tịnh, Giải thoát, Chơn, Thật, Thị Đạo Khả Kiến (chỉ Đạo cho người ta thấy được).
VIII-NHƯ LAI THẤT, NHƯ LAI Y, NHƯ LAI TỌA
Tức là Nhà của Đức Như Lai, Áo của Đức Như Lai, Tòa Ngồi của Đức Như Lai. Đó là 3 lối Đạo.
Nhà của Đức Như Lai: tức là nói về Đức Đại Từ Bi.
Áo của Đức Như Lai: tức là nói về tánh nhu hòa nhẫn nhục.
Tòa ngồi của Đức Như Lai: tức là nói về hiểu biết tất cả Pháp đều không.
Có nghĩa là ai có đủ 3 đức tính nêu trên thì có thể thuyết pháp giáo hóa chúng sinh, nhất là có thể thuyết giảng kinh Pháp Hoa để độ người vào Tri Kiến Phật.
IX-NHƯ LAI THỨC
Là Thức của Như Lai, cũng gọi là Phật Thức, Thức của Phật.
Để phân biệt với Thức thứ Tám, hay còn gọi là A Lại Ya thức, là thức cội rễ của tất cả chúng sanh.
Như Lai Thức là Thức Thứ Chín, gọi là Bạch Tịnh Thức hay là A Ma La Thức, Thức thuần tịnh trong sạch của Phật. Âmra, chữ Phạn, dịch là thanh tịnh, nghĩa là lìa khỏi vô minh, phiền não.
Pháp Tướng Tông lấy A Ma La Thức làm phần thanh tịnh của A Lại Ya Thức chứ không gọi là Thức Thứ Chín.
Còn Pháp Tánh Tông lập ra Thức Thứ Chín, A Ma La Thức, tức là Thanh Tịnh Thức, Vô Cấu Thức, Chơn Như Thức, Bạch Tịnh Thức, Như Lai Thức. Pháp Tánh Tông lập ra chín Thức, A Ma La Thức vốn là trong sạch không nhiễm ô, tức là cái chơn tâm thường trụ từ vô thủy của chúng sanh. Thức ấy còn gọi là Như Lai Tạng.
Từ Như Lai Tạng trong tự điển tiếng Anh đã dẫn ở phần trước được ghi như sau: “Như Lai Tạng, Tathàgatagarbha, the Tathàgata womb or store, defined as the two kinds of Tathàgata are: (1) Tại Triền: the Tathàgata in bonds, i.e. limited and subject to the delusions and sufferings of life; (2) Xuất Triền, unlimited and free from them.

The Chân Như (chên-ju) q.v.  in the midst of  “phiền não”  the delusion of passions and desires.   “Xuất Triền”,  sũtras of the Buddha’s  uttering.  The first especially refers to the chên-ju (chân như) as the source of all things. Whether compatibles or incompatibles, whether forces of purity or impurity, good or bad, all created things are in the Tathàgatagarbha, which is the womb that gives birth to them all. The second is the storehouse of the Buddha’s  teaching.

Như Lai Tạng Tâm idem Chân Như Tâm. Như Lai Tạng Tánh The natures of all the living are the nature of the Tathàgata; for which v. the Như Lai Tạng Kinh, Như Lai Tạng Luận, etc.

Như Lai Thân Tathàgatakãya, Buddha-body. Như Lai Bộ The court of Vairocana-Tathàgata in Garbhadhàtu group”.

 B-KHẢO SÁT HAI

Theo các Kinh Luận dẫn chứng bên dưới, Như Lai Tạng  được giải thích như sau:
I-NHƯ LAI TẠNG
Chữ Tạng có 3 nghĩa:

1-CHỨA ĐỰNG

 

Nghĩa là nơi chứa đựng. Chân Như ở trong chúng sinh hao gồm cả hai mặt, hòa hợp và không hòa hợp. Hòa hợp sẽ sinh ra tất cả nhiễm pháp (tức vô minh); bất hòa hợp sẽ sinh ra tịnh pháp (trong trẻo, yên lặng, tức là minh). Cả hai nhiễm pháptịnh pháp đều nhiếp thu trong Như Lai Tính, tức là Chân Như, cho nên gọi là Như Lai Tạng. Nói cách khác, Chân Như bao gồm tất cả pháp, Như Lai Tạng chứa hết thảy mọi pháp.

(Tham khảo thêm Kinh Lăng Già, q.4; Thắng Man Bảo Quật, q. hạ).

 

2-ẨN GIẤU

 

Khi Chân Như ở trong phiền não, bị phiền não che lấp mất tính đức của Như Lai, nó không biểu hiện ra ngoài được, cho nên gọi là Như Lai Tạng. Tức là cái phiền não của chúng sinh tàng giấu Như Lai.

(Tham khảo Kinh Thắng Man, Bát Nhã Lý Thú, Thắng Man Bảo Quật).

 

3-NUÔI DƯỠNG

 

Chân Như ở trong phiền não nó chứa đựng mọi công đức của quả địa Như Lai, cho nên gọi là Như Lai Tạng.

(Tham khảo Kinh Chiêm Sát, q. hạ; Khởi Tín Luận Thuật Toàn, q. hạ).

Lại nữa, tất cả các kinh tạng do Như Lai nói ra cũng gọi là Như Lai Tạng. Phẩm Tựa kinh Tăng Nhất A Hàm viết: “Người nào mà chuyên tâm thụ trì Tăng Nhất A Hàm thì sẽ thâu tóm được Như Lai Tạng. Đời nay tu hành chưa hết thì đời sau sẽ được trí cao tài”.

 

II-HAI NHƯ LAI TẠNG

 

Có hai là Không Như Lai TạngBất Không Như Lai Tạng. Nó đồng nghĩa với Không Chân NhưBất Không Chân Như.

 

1-KHÔNG NHƯ LAI TẠNG

 

Như Lai Tạng là đức danh của Chân Như. Thể Tính của Chân Như, cuối cùngkhông tịch, không có pháp nhiễm tịnh, như trong gương sáng, không có một thực chất nào nên gọi là không chứ không phải gọi cái thể của Chân Như là không.

 

2-BẤT KHÔNG NHƯ LAI TẠNG

 

Cũng gọi là Bất Không Chân Như, đối lại với Không Như Lai Tạng. Như Lai Tạng xa lìa tất cả phiền não, gọi là Không Như Lai Tạng. Còn Như Lai Tạng có đầy đủ hằng hà sa Phật Pháp chẳng thể nghĩ bàn, mà chẳng lìa, chẳng thoát, chẳng khác, gọi là Bất Không Như Lai Tạng.

(Tham khảo Kinh Thắng Man chương Không Nghĩa Ẩn Phú Chân Thật; luận Đại Thừa Khởi Tín…).

 

III-NHƯ LAI TẠNG DUYÊN KHỞI

 

Trường hợp nầy cùng nhĩa với Chân Như Duyên Khởi.

Chân Như là Thể của các Pháp. Nơi tạng chứa Chân Như được gọi là Như Lai Tạng. Chân Như muốn phát khởi ra các Pháp cần có những tác nhân của nó gọi là Duyên. Trường hợp nầy có thể gọi tóm tắc là Như Lai Tạng Duyên Khởi.

“Thể tự tướng của Chân Như, tất cả phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật, thảy đều có như nhau, không thêm không bớt. Không phải trước sanh, không phải sau diệt, rốt ráo thường hằng. Ngay trong bản chất, tự tánh đầy đủ tất cả công đức. Tức như Kinh nói: “Tự tánh ấy có nghĩa đại trí tuệ quanh minh, có nghĩa biến chiếu pháp giới, có nghĩa chân thật thức tri, có nghĩa tự tánh thanh tịnh tâm, có nghĩa thường lạc ngã tịnh, có nghĩa thanh lương bất biến tự tại, đầy đủ mọi nghĩa của pháp Phật là bất ly, bất đoạn, bất dị, bất khả tư nghì, nhiều hơn số cát sông Hằng, đầy đủ tất cả, không thiếu một nghĩa cỏn con nào, gọi là Như Lai Tạng. Cũng gọi là Như Lai Pháp Thân.”

 

Trong một đoạn khác, luận nầy nói rỏ hơn về Như Lai Tạng dưới hình thức hỏi đáp như sau:

“Hỏi: Trước nói Chân Như, tự thể của nó bình đẳng, xa lìa mọi tướng, vì sao ở đây lại nói thể ấy có các công đức nhiều như vậy?

Đáp: Tuy nó quả thật có các công đức ấy, nhưng chúng không có tướng sai khác, tất cả đều nhất vị bình đẳng cùng một Chân Như duy nhất. Nghĩa ấy thế nào?

  •  Vì không phân biệt, vì lìa tướng phân biệt cho nên không hai.

Lại vì nghĩa gì mà nói chúng có sai biệt?

  • Đó là nương vào tướng sanh diệt của Nghiệp Thức mà nói để hiển thị.

Nhưng hiển thị thế nào?

  • Tất cả các Pháp vốn dĩ do một Tâm, không hề có Niệm, nhưng vì có vọng Niệm, bất giác Niệm khởi mà thấy có các cảnh giới, cho nên nói là Vô Minh.  

Tánh của tâm không khởi niệm, đó là nghĩa Đại Trí Tuệ Quang Minh.

Nếu Tâm dấy khởi cái thấy, thời có cái mà Tâm không thấy. Tánh của Tâm xa lìa cái thấy, đó là nghĩa Biến Chiếu Pháp Giới.

Nếu Tâm có động, tức không phải tri thức chân thật, không có tự tánh, chẳng phải thường, chẳng phải lạc, chẳng phải ngã, chẳng phải tịnh, mà là nhiệt não suy biến, không phải tự tại, cho đến có đủ tất cả vọng nhiễm nhiều hơn nhiều hơn số cát sông Hằng.

Đổi lại các nghĩa ấy, nếu Tánh của Tâm không động thời ngược lại có các tướng công đức thanh tịnh thị hiện, cũng nhiều hơn số cát sông Hằng.

Nếu Tâm dấy khởi cái thấy, mà lại chỉ thấy những cái trước mặt có thể Niệm được, thời còn thiếu những cái không thấy được. Cái Tịnh với vô lượng công đức như vậy, tức là cái Nhất Tâm. Nó lại không có cái bị Niệm cho nên đầy đủ thanh tịnh, gọi là Pháp Thân, kho chứa dấu Như Lai.”

Đoạn trên nêu rỏ Chân Như tự thể của nó không có tướng sai biệt. Nhưng sở dĩ có các tướng sai biệt là do tướng sanh diệt của nghiệp thức mà ra.

 

Tóm lại đoạn luận trên có thể tóm kết như sau: Để đáp lại câu hỏi tại sao trước kia nói Chân Như không có tướng mà đây lại nói có các công đức, có ba ý chính được nêu ra như sau:

(1)         Các công đức ấy có thật nhưng không có tướng sai biệt, vì tất cả đều đồng đẳng nhất vị và đều là một Chân Như duy nhất, xa lìa tướng phân biệt.

(2)         Khi nói các công đức ấy có sai khác nhau là y cứ vào Tướng của Nghiệp thức mà nói.

(3)          Nếu Tướng của Nghiệp thức có bao nhiêu nhiễm ô thì ngược lại Tướng của Chân Như có bấy nhiêu công đức thanh tịnh .

 

 Ví dụ: khởi niệm là vô minh thì ngược lại không khởi niệm là đại trí tuệ quang minh. Khởi niệm kiến chấp, không thể thấy biết cùng khắp, ngược lại, không khởi kiến chấpbiến chiếu pháp giới.

Tâm động thì không phải chân thật thức trí, không tự tại, không thường, không lạc, không ngã, không tịnh…cho đến vô lượng nhiễm ô khác không thể kể xiết. Ngược lại, Tâm không động cũng có vô lượng vô biên công đức không thể kể xiết. Cái thanh tịnh đầy ấp các công đức ấy gọi là Pháp Thân. Đó là kho tàng chứa Như Lai hay gọi là Như Lai Tạng…

 

Ta hãy đọc tiếp đoạn sau của luận nầy để biết luận chủ muốn giải rõ về về Pháp Thân và tướng Sắc.

“Hỏi: Pháp Thân của chư Phật xa lìa tướng Sắc, vì sao lại có thể hiện ra tướng Sắc được?

Đáp: Chính ngay Pháp Thân ấy là Thể của Sắc, vì vậyhiện ra nơi Sắc. Đó là cái được gọi là: Từ trong bản chất, Sắc và Tâm không hai. Vì Tánh của Sắc tức là Trí, cho nên thể của Sắc vô hình gọi là Trí thân (Thân trí). Vì tánh của Trí tức là Sắc, cho nên nói Pháp Thân hiện ra khắp nơi. Sắc bị hiện ra, không có chia cắt, chỉ tùy theo Tâm mà thị hiện vô lượng Bồ Tát, vô lượng báo thân, vô lượng trang nghiêm trên khắp thế giới mười phương, mỗi mỗi sai khác, đều không chia cắt, nhưng không ngăn ngại nhau. Đó không phải là cái mà sức phân biệt của tâm thức có thể biết được, vì nó là Dụng tự tại của Chân Như vậy.”

Trên đây phải chăng luận chủ đã viện dẫn lý Bát Nhã “sắc tức thị không” (Tánh của Sắc tức Trí, cho nên gọi thể của Sắc vô hình là Trí thân). Khi luận chủ viết “Tánh của Trí tức Sắc, cho nên gọi Tánh ấy là Pháp Thân hiện ra khắp nơi” , phải chăng đây là khái niệm của Không tức thị Sắc? Nghĩa Bất Nhị nầy tùy theo góc độ nhìn vấn đề trong mỗi lúc.

         

Cũng trong luận nầy, đoạn sau đây luận chủ dẫn giải về Sanh Diệt Môn và Chân Như Môn:

“Lại nữa, phải ngay từ Sanh Diệt Môn mà đi vào Chân Như Môn. Như trong Kinh nói: Ruồng khắp năm uẩn, uẩn Sắc cũng như uẫn Tâm, và cảnh giới sáu trần, tất cả đều rốt ráo vô niệm. Vì Tâm không hình tướng, rong khắp mười phương, không đâu tìm thấy. Như người đi lạc đường gọi Đông là Tây nhưng phương hướng thì thật không thay đổi. Chúng sanh cũng vậy, vì bị vô minh mê hoặc, gọi Tâm là Niệm, nhưng Tâm thật không động. Nếu ra sức quán sát, biết Tâm vốn vô niệm thì liền được tùy thuận mà vào Chân Như Môn.”

Cốt lõi của đoạn trên là hành giả phải quán sát thế nào để chứng ngộ biết Tâm vốn là Vô Niệm, được như thế liền được tùy thuận mà vào được Chân Như Môn.

Trong luận Khởi Tín nầy lấy Nhất Niệm vọng động làm tiền đề, và lấy Vô Niệm làm hậu kết, để xây dựng Giáo Nghĩa. Đó là luận lý “Tiền hậu tương cố”. Cách lý luận nầy như ta đã đọc, thật vô cùng chặt chẽ.

IV-NHƯ LAI TẠNG TÂM, CÒN GỌI LÀ CHÂN NHƯ TÂM

Nói về Như Lai Tạng, trong luận Đại Thừa Khởi Tín viết: “Hiển thị chánh nghĩa là nương nơi một pháp Nhất Tâm mà chia thành hai môn. Hai môn ấy là gì?
Một là môn Chân Như
Hai là môn Sanh Diệt
Cả hai môn ấy đều thâu tóm tất cả các Pháp. Nghĩa ấy thế nào? Vì hai môn ấy không rời nhau”.
 V-CHÂN NHƯ MÔN: NÓI VỀ TÂM CHÂN NHƯ
Chân Như trong luận viết chính là Tâm Chân Như hay là Như Lai Tạng Tâm cũng cùng tên gọi.
 “Tâm Chân Như tức là thể của pháp môn Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh. Tất cả các Pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các Pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không đổi khác, không thể phá hoại. Chỉ là NHẤT TÂM,  cho nên gọi là Chân Như.”
Như thế rỏ ràng luận nầy gọi Chân NhưNhất Tâm. Chân Như ấy là thể của pháp môn “Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng”.
Vậy thì Pháp Môn ấy là gì?
Đó là Pháp Môn Như Lai Tạng, đề tài mà luận nầy thuyết minh. Nhưng vì sao Như Lai Tạng lại gọi là Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng?
Nhất Pháp Giới hay Nhất Chân Pháp Giới nghĩa là cõi pháp chân thật toàn vẹn. Chữ Nhất đây không có nghĩa là Một mà là có nghĩa Toàn thể. Trong cõi pháp, tất  cả các pháp thế gianxuất thế gian thảy đều trọn vẹn bị nhiếp thâu trong đó. Không một pháp nào nằm lọt ra ngoài cho nên gọi là Nhất Pháp Giới. Nói cách khác đó chính là Nhất Tâm, tức là  Tâm duy nhất. Nhất Tâm dàn trãi khắp pháp giới.
Sau đây xin nói thêm về Nhất Thể và Tự Thể của Nhất Tâm,  có 10 điểm khác nhau:
(1)         Nhất thể không có tạp loạn
(2)         Không có sai khác
(3)         Nhất đạo thanh tịnh, không có ngã rẽ
(4)         Xa lìa tác nghiệp
(5)         Không mê chướng, không đối trị
(6)         Không khứ không lai, không trên không dưới
(7)         Không có sanh trụ dị diệt
(8)         Không có tu chứng
(9)         Không có tướng khác
(10)     Không có hư ngụy.
 
Sau đây là 10 đim trái li ca t th:
(1)         Tự Thể nhiếp trì tất cả các Pháp nhiễm và tịnh.
(2)         Có sai khác
(3)         Có ngã rẽ, vì tuy Mê nhưng bên trong vẫn cất giấu Pháp Thân Như Lai Tạng.
(4)         Liên tục tác nghiệp
(5)         Có mê chướng và có đối trị
(6)         Có khứ có lai, có trên có dưới
(7)         Có sanh trụ dị diệt
(8)         Đầy đủ nhân duyên lưu chuyễn và nhân duyên hoàng diệt.
(9)         Không có pháp tự thành lập.
(10)     Có tướng vô thường.
Ngược về phần Lập Nghĩa của luận nầy có đoạn nói về Thể, Tướng và Dụng như sau: “Mục nói về Nghĩa gồm có ba loại: Thế nào là ba loại?  Một là đề mục lớn về Thể, tức là Chân Như bình đẳng, bất tăng bất giảm của tất cả các Pháp. Hai là đề mục lớn về  Tướng, tức là Như Lai Tạng có đầy đủ vô lượng tánh công đức. Ba là đề mục lớn về  Dụng, vì nó có công năng sanh ra tất cả nhân quả lành thế gianxuất thế gian.”
Như thế có nghĩa là: Tự Thể là chỉ ngay vào Tâm chúng sanh mà nói. Tự tướngNhư Lai Tạng với hằng hà sa tánh công đức cất giấu trong Tâm chúng sanh. Tự dụng là cái công năng của Tâm chúng sanh khởi tất cả nhân quả lành thế gianxuất thế gian.
Phần trên Luận đã nói về Nhất Tâm, sau đây Luận nói rõ thế nào gọi là Chân Như.
“Vì tất cả ngôn thuyết đều là giả danh không thật. Tướng ngôn thuyết chỉ do vọng niệm sanh ra, không thể nắm bắt cái thật. Nói là Chân Như nó cũng chẵng có tướng. Chẳng qua là đến chỗ cùng cực của ngôn thuyết thì tạm dùng ngôn thuyết để khử bỏ ngôn thuyết. Còn thể của Chân Như thì không thể khử bỏ được. Vì tất cả các Pháp thảy đều chân thật hết. Nó cũng không phải là do ta đặt để ra. Vì tất cả các Pháp thảy đều như vậy cả. Nên biết tất cả các Pháp không thể nói, không thể nghĩ, cho nên gọi là Chân Như.”
Trong một đoạn kế tiếp với lối văn vấn đáp Luận giải đáp về vấn đề thể nhập Chân Như:
“Hỏi: Nếu Chân Như là như vậy thì làm sao chúng sanh có thể tùy thuậnđắc nhập Chân Như?
Đáp: Nếu biết tất cả Pháp, tuy nói (thuyết) nhưng không có năng thuyết có thể nói được; tuy nghĩ (niệm) nhưng không có năng niệm có thể nghĩ được. Như vậy, gọi là tùy thuận Chân Như. Còn nếu lìa được Niệm thì gọi là đắc nhập Chân Như.”
Theo đoạn trên chúng ta hãy suy niệm về từ  “Chân Như theo ngôn thuyết”  mà đoạn kế tiếp đã đưa ra hai từ nữa là  “KHÔNG NHƯ THẬT”  và BẤT KHÔNG NHƯ THẬT:
“Lại nữa, Chân Như theo ngôn thuyếtphân biệt thì có hai nghĩa: Một là KHÔNG NHƯ THẬT, vì nó rốt ráo phơi bày sự thật. Hai là BẤT KHÔNG NHƯ THẬT vì nó có tự thể đầy đủ tánh công đức vô lậu.”
Đoạn trước đứng trên lập trường ly ngôn để hiển bày thể tánh.
Đoạn nầy đứng về lý giải y ngôn để giải bày tướng trạng.
Hai nghĩa Không và Bất Không sau đây đề cập đến hai tướng của Chân Như.
1-KHÔNG NHƯ THẬT
Tại sao gọi là KHÔNG vì không một nhiễm pháp nào tương ưng với thể của Chân Như, cho nên gọi thể ấy là Không.
Ngoài thì lìa tướng sai biệt của các pháp, tức là lìa cảnh. Trong thì không khởi niệm hư vọng tức là dứt tâm. Tâm và cảnh đều bặt dứt đó là cái Không rốt ráo như thật.
 “Cái được gọi là Không là vì từ trong bản chất, không có nhiễm pháp nào tương ưng. Nghĩa là nó lìa tướng sai biệt của tất cả các pháp, vì nó không có tâm niệm hư vọng.”
Đoạn sau đây nói về “ly Tứ Cú, tuyệt Bách Phi” trong giáo lý Bát Nhã. Nội dung lắp đi lắp lại rất khó hiểu và dễ suy diễn lầm lạc nên xin viết thêm phần nguyên văn Hán Văn để dễ so sánh.
“Nên biết tự tánh của Chân Như chẳng phải tướng có, chẳng phải tướng không, chẳng phải chẳng phải tướng có, chẳng phải chẳng phải tướng không, chẳng phải tướng có và không lẫn lộn. Chẳng phải tướng một, chẳng phải tướng khác, chẳng phải chẳng phải tướng một, chẳng phải chẳng phải tướng khác, chẳng phải tướng một và tướng khác lẫn lộn.” (Đương tri Chân Như tự tánh, phi hửu tướng, phi vô tướng, phi phi hửu tướng, phi phi vô tướng, phi hửu vô cầu tướng. Phi nhất tướng, phi dị tướng, phi phi nhất tướng, phi phi dị tướng, phi nhất dị  cầu tướng.)
Nói về Tứ Cú gồm có: Hửu, Vô, Phi Hửu, Phi Vô; hoặc là : Nhất, Dị, Phi Nhất, Phi Dị.
Hửu, Vô là nói về những chấp trước sai lầm trong nội bộ Phật Giáo.
Nhất, Dị là nói về những chấp trước sai lầm của các ngoại đạo.
Bách Phi nghĩa là mọi tướng ngôn thuyếttâm duyên đều sai trái.
Nếu lìa được Tứ Cú, dứt được Bách Phi thì thật thể Bát Nhã hiễn hiện bình đẳng. Thật thể đó chính là Không Như Thật.
Để tóm kết phần nầy Luận viết:
“Tóm lại, chúng sanh vì có vọng tâm, niệm niệm phân biệt, nhưng đều không tương ưng, cho nên nói là Không. Nếu lìa vọng tâm ra thì thật cũng không có cái Không để mà nói”.
2-BẤT KHÔNG NHƯ THẬT
Luận Đại Thừa Khởi Tín viết tiếp về Bất Không như sau:
“Sở dĩ gọi Bất Không là vì như đã nói trên, Pháp thể là Không, không có vọng nhiễm, đó tức là Nhất Tâm, thường hằng bất biến, đầy dẫy pháp tịnh,  nên gọi là Bất Không. Cũng không có tướng có thể nắm bắt, vì là cảnh giới ly niệm, chỉ do chứng nhập thì mới tương ưng mà thôi.”
Đoạn trên đây nói về pháp “thường hằng bất biến” đó là Bất Không. Vì nó là Nhất Tâm, thường hằng bất biến, đầy dẫy pháp tịnh. Không thể nghĩ bàn, chỉ khi nào hành giả chứng nhập pháp ấy mới tương ưng thể nghiệm được mà thôi!
Không và Bất Không đây có thể hiểu là Chân Không và Diệu Hửu trong hệ tư tưởng Bát Nhã. Nhưng trong Luận nầy triễn khai một cách dễ hiểu hơn.
Riêng về Diệu Hửu nó được minh thịtự tướng của thật thể Chân Không với một tên mới là “Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng” hay nói gọn hơn là Như Lai Tạng.
VI-SANH DIỆT MÔN: TÂM SANH DIỆT
Đoạn nầy cũng tiếp tục phân tích về Sanh Diệt Môn trong luận Khởi Tín .
“Sở dĩ có sự  sanh diệt của Tâm là vì nương vào Như Lai Tạng mà có tâm sanh diệt. Đây nói Bất Sanh Bất Diệt cùng sanh diệt hòa hợp, chẳng phải một, chẳng phải khác được mệnh danh là thức A Lại Ya.”
Vì có liên quan đến sanh diệt nên không thể không đề cập đến thức A Lại Ya. Vì thức ấy có công năng hàm chứa tất cả các Pháp trong dạng Tạng Thức  (năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng). Và nó lại phát khởi ra các Pháp gọi là khởi ra hiện hành…
“Thức ấy có công năng thâu vô tất cả các Pháp và sanh ra tất cả các Pháp. Thức nầy gồm có hai nghĩa.  Một là nghĩa Giác. Hai là nghĩa Bất Giác.”
Nói tâm động tức là luận về tự tướng của nó động. Còn thể của tâm luôn luôn tĩnh lặng không thay đổi bản chất. Ví dụ như nước là thể không thay đổi chỉ có sóng là tướng động của nước  thì có thay đổi. Thế nhưng sóng là từ nước mà ra nên có sự tranh luận về Tướng và Thể  nầy.
Theo luận Khởi Tín thì thể không thể động, chỉ có tướng mới động mà thôi.
Tất cả nhân quả Nhiễm và Tịnh thảy đều do tác động huân tập biến hóa qua lại xảy ra trong Thức A Lại Ya, giữa Chân và Vọng. Vì thế nên nói thâu vô tất cả Pháp và sanh ra tất cả Pháp.
Từ đoạn luận trên đã nói đến từ GIÁC, do đó sau đây sẽ bàn đến Giác trong phần Tâm Sanh Diệt nầy.
1-GIÁC
Giác là nói về Phật Tánh sáng suốt sẳn có của chúng sinh, chính là Như Lai Tạng. Đó cũng là Pháp Thân của chư Phật.
“Sở dĩ gọi “Giác” là vì chỉ cái thể của tâm ly niệm. Tướng của tâm ly niệm ngang bằng hư không, không đâu không khắp. Tướng nhất của Pháp Giới tức Pháp Thân Bình Đẳng của Như Lai. Nương vào Pháp Thân ấy gọi là Bản Giác.”  
“Tướng Nhất của Pháp Giới” được hiểu là chỉ có một, không hai không khác. Vì đó là Bản Giác, là Pháp Thân Bìng Đẳng của chư Phật.
Kinh Đại Niết Bàn viết: “Ta ở trong thân của tất cả chúng sanh mà thành Chánh Đẳng Chánh Giác”, hoặc là: “Chúng sanh đã thành Phật từ kiếp xa xưa” là dựa vào nghĩa Giác nầy mà nói.
Nói về Giác không thể không đề cập đến các từ liên hệ. Đó là  Bất Giác, Thủy Giác, Cứu Cánh Giác.
“Vì sao vậy? Vì nghĩa Bản Giác là đối với Thủy Giác mà nói. Nhưng Thủy Giác cũng tương đồng với Bản Giác. Thủy Giác nghĩa là nương vào Bản Giác cho nên nói có Bất Giác, nương vào Bất Giác cho nên nói có Thủy Giác. Lại nữa vì Giác thấu nguồn tâm cho nên gọi là cứu cánh Giác. Giác chưa  thấu nguồn tâm gọi là phi cứu cánh giác.”
Tánh giác vốn có nơi tất cả chúng sinh nên gọi là Bản Gíác. Bản Giác cũng chính là Pháp Thân Bình Đẳng của Như Lai. Nếu hành giả chuyên tu để chứng đắc Bản Giác ấy gọi là Thủy Giác. Vậy Bản Giác là tánh giác bản hửu. Thủy Giác là tánh giác do tu chứng đắc. Như vậy tuy tên gọi khác nhau nhưng Bản và Thủy hoàn toàn tương đồng nhau.
Tại sao lại có từ Bất Giác? Bản Giác vốn có xưa nay không hề thay đổi. Chỉ vì nhất niệm vọng động nên sinh ra Bất Giác. Đứt trừ vọng niệm trở về tánh giác, tâm thanh tịnh gọi là Thủy Giác. Lúc bấy giờ Thủy Giác soi thấu tận cùng nguồn tâm, nghĩa là hoàn toàn giác ngộ thì gọi là Cứu cánh Giác. Giác chưa soi thấu nguồn tâm thì gọi là Phi Cứu Cánh Giác.
Về đối tượng của Thủy Giác là thể của Tâm Ly Niệm. Tâm Ly Niệm là Chân Tâm xa lìa nhất niệm vô minh tối sơ. Nhưng nhất niệm đó có thật không?  Nó có tướng trạng gì không? Nếu nó thật có tướng thì nó phải chuyển qua 4 giai đoạn là Sanh, Trụ, Dị , Diệt như các Pháp trên thế gian. Đó là tiến trình sanh khởi luận theo chiều thuận. Nếu đặt vấn đề diệt trừ tướng niệm để trở về nguồn tâm,  khi nhất niệm chưa sanh ra thì phải khảo sát theo chiều nghịch là Diệt, Trụ, Dị , Sanh.
Khi đã dứt trừ hết tướng niệm, nghĩa là khi đã thấy rỏ tướng niệm chỉ là ảo tưởng, lúc ấy tất cả đều qui về một nguồn tâm duy nhất. Pháp Thân Chân Thật hiển hiện trọn vẹn. Đó là tướng của Tâm Ly Niệm. Trạng thái ấy gọi là Cứu Cánh Giác.
Luận viết tiếp:
“Nghĩa ấy thế nào?  Như người phàm phu vì Giác biết niệm trước khởi ác nên chận đứng niệm sau, khiến không sanh khởi được. Tuy cũng gọi là Giác nhưng cũng chỉ là Bất Giác.
Như bậc quán trí Nhị ThừaBồ Tát sơ phát tâm, giác biết tướng Dị của niệm. Nhưng Niệm không có tướng Dị, vì đây chỉ là xả bỏ các tướng chấp trước phân biệt thô trọng cho nên gọi là Tương Tợ Giác.
Như hàng Bồ Tát Pháp Thân, giác biết tướng Trụ của Niệm. Nhưng Niệm không có tướng Trụ, vì đây là xa lìa tướng Niệm thô trọng phân biệt cho nên gọi là Tùy Phần Giác.
Như hàng Địa Tận Bồ Tát, đầy đủ phương tiện tu hành, trong một tích tắc tương ưng với Nhất Tâm. Tâm không có tướng sơ, vì đến đây là xa lìa được vọng niệm vi tế, thấy rỏ tâm tánh, tâm liền an trú vĩnh viễn, gọi là Cứu Cánh Giác.”     
Ta thấy đoạn văn trên đây Luận Sư đưa ra giả thiết rằng Niệm có thật Tướng. Mà đã là có tướng thì phải chuyễn biến qua 4 giai đoạn đó là Sanh, Trụ, Dị, Diệt giống như tất cả các tướng hiện hửu trong vũ trụ nầy. Luận Sư giả thiết bốn tướng của một Niệm để khảo sát từng trường hợp một, xem thử có thật có bốn tướng ấy không. Nếu các tướng ấy có nhưng chỉ là hư giả thì đương nhiên Niệm chỉ là hư dối.
Như thế khi nói diệt Niệm, đối tượng bị diệt không phải là Niệm hư dối ấy mà là những tướng sai biệt lăng xăng hiện ra trong tâm chúng sanh. Hành giả do công phu tu tập đã diệt trừ được chúng để đạt đến Giác Ngộ hoàn toàn.
“Cho nên Kinh nói: nếu chúng sinh nào quán được Vô Niệm, hành giả đó đang hướng tới Phật Trí”.
“Lại nữa, tâm khởi thật không có tướng sơ có thể biết được. Nói biết tướng sơ tức là nói Vô Niệm. Cho nên tất cả chúng sanh không gọi là Giác, vì ngay trong bản chất vốn là niệm niệm tiếp nối, chưa hề lìa khỏi. Cho nên gọi đó là Vô Minh Vô Thủy. Nếu chứng đắc Vô Niệm thời biết bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt của tâm, vì chúng đồng với Vô Niệm. Mà thật ra cũng không có tánh giác nào khác mệnh danh là Thủy Giác, vì bốn tướng cùng có một lần và đều không tự lập, bản lai đồng đẳng, cùng một tánh Giác”.   
Đoạn nầy tái minh xác Vô Niệm chính là Giác. Ngược lại, hễ còn Niệm là còn Bất Giác. Chúng sinh sở dĩ trôi lăn qua vô lượng kiếp sinh tử luân hồi chỉ vì một Niệm Bất Giác nầy cho nên gọi là Vô Minh Vô Thủy. Còn gọi là Vô Minh căn bản.
Nếu chứng đắc Vô Niệm thì biết bốn tướng sanh, trụ, di, diệt vốn đồng đẳng với Vô Niệm. Kể cả Thủy Giác cũng không có vì bốn tướng đều cùng có đồng thời, đều không tự lập, đều đồng đẳng và đều cùng có một tánh giác với Vô Niệm.
Đoạn trên là nói về Thủy Giác.
Sau đây nói về Bản Giác. Bản Giác có hai tướng: Tướng Trí Tịnh và Tướng Bất Tư Nghì Nghiệp.             
“Lại nữa, Bản Giác ra khỏi tạp nhiễm, sanh xuất hai tướng, cùng với Bản Giác không lìa bỏ nhau.
“Một là Tướng Trí Tịnh. Hai là Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn”.
Hành giả khi đã tu gội sạch phiền não tạp loạn trở về Bản Giác thuần tịnh. Nhờ có Bản Giác huân tập bên trong nên mới dấy khởi trí Thủy Giác, chuyễn nhiễm thành tịnh, vả do đó mới có sinh ra Tướng Trí Tịnh và Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn. Hai tướng nầy là hai tướng dụng của Bản Giác, mà đã là Dụng thì không lìa thể nên nói là không lìa bỏ nhau.
Tướng Trí Tịnh tức là Tướng Trí Tuệ Thuần Tịnh. Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn tức là Tướng Nghiệp Dụng Huyền Diệu.
Đoạn văn tiếp theo nói rõ hơn về Tướng Trí Tịnh.
a-TƯỚNG TRÍ TỊNH
“Tướng Trí Tịnh là bởi nương vào sự huân tập của pháp lực, tu hành như thật, đầy đủ phương tiện rồi thì phá tướng thức hòa hiệp, diệt tướng tâm tương tục, hiển hiện pháp thân cho nên Trí Tuệ Thuần Tịnh”.
Sự huân tập của Pháp Lực nghĩa là bên trong thì nương vào sức nội huân của Bản Giác, bên ngoài thì nương vào ngoại huân của Giáo Pháp. Đó là nói về giai đoạn tu quán của Tam Hiền.
Thế nào là đầy đủ phương tiện?
Khi các pháp tu quán đều đã sử dụng và tất cả đều thành thục tinh luyện thì gọi là đầy đủ phương tiện.
Lên Bát Địa thì thâm chứng Chân Như, dần dần phá được tướng Thức Hòa Hợp (tức là A Lại Ya thức), diệt được tướng Tâm Tương Tục (tức ba tướng vô minh vi tế là: Niệm, Chuyển và Nghiệp). Lúc nầy Chân Tâm đã tẩy sạch các duyên nhiễm ô, Pháp Thân hiển hiện, thể tánh của  Bản Giác hoàn toàn trở lại thanh tịnh. Đó gọi là Tướng Trí Tịnh.
“Nghĩa ấy thế nào? Vì mọi tướng của tâm thức đều là Vô Minh.
Tướng của Vô Minh không rời tánh giác. Chẳng phải có thể phá hoại, cũng chẳng thể không thể phá hoại. Như nước bể cả, vì gió thổi mà có sóng động, tướng nước, tướng sóng không rời nhau nhưng nước chẳng phải tánh động. Nếu gió ngừng thổi thì tướng động cũng dứt, tánh ướt không hoại diệt. Cũng như thế, tâm tự tánh thanh tịnh của chúng sanh vì gió Vô Minh lay động, tâm và vô minh đều không có hình tướng và không rời bỏ nhau, nhưng tâm chẳng phải tánh động.
Nếu vô minh diệt thì tướng tương tục diệt, nhưng tánh trí không hư hoại.”  
Vì đoạn trước có nói đến thức hòa hợp diệt và diệt tướng tâm tương tục. Cho nên đoạn nầy giải rỏ hơn tướng diệt và thể thường hằng của Tâm. Thức Hòa hợp chính là A Lại Ya, nó là cái Tâm sanh diệt ấy. Tâm tương tục cũng chính là A Lại Ya. Trong A Lại Ya bất sanh diệt và sanh diệt hòa hợp nhau. Nếu nói phá tướng thức hòa hợp và tướng tâm sanh diệt thì liệu Khởi Tín Luận có chủ trương cái thể của Tâm ấy có diệt theo không? Nếu có thì ra Khởi Tín chủ trương đoạn luận rồi?
Thế nhưng đoạn trên đã giải rõ: tất cả các tướng của Tâm Thức đều là Vô Minh. Nhưng vì Vô Minh nương vào Chân Tâm (Như Lai Tạng) mà khởi lên cho nên Tướng và Thể không rời nhau. Do đó cho nên Tướng và Thể chẳng phải một và chẳng phải khác. Vì không phải một nên tướng có thể hư hoại, và không phải khác nên thể không hư hoại.
Tóm lại: vì Vô Minh không rời tánh Giác, thể của nó là không nên nói cả hai đều không hình tướng. Nhưng Vô Minh là tướng nên có thể diệt, ngược lại Giác là thể nên thường hằng thanh tịnh. Cũng như thế tướng sanh diệt của Tâm thì có thể diệt nhưng thể bất sanh diệt thuần tịnh của Tâm thì thường hằng Bản Giác.
b-TƯỚNG NGHIỆP KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN
“Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn là nương nơi tướng Trí Tịnh mà có thi tác, hóa hiện ra mọi cảnh giới thù thắng vi diệu. Vì thế Tướng ấy được gọi là Tướng Công Đức Vô Lượng, thường hằng không đoạn tuyệt. Tùy theo căn cơ chúng sanhtương ứng tự nhiên, hiện ra đủ loại cảnh giới, khiến được lợi ích.”
Ví dụ 32 tướng ứng thân của Bồ Tát Quan Âm thuộc loại tướng nghiệp không thể nghĩ bàn nầy. Kinh dạy: “sanh diệt diệt xong, tịch diệt hiện tiền” nghĩa là khi thoát khỏi vòng sanh tử thì tịch diệt hiện ra trước mắt. Được vào cảnh giới  Từ của chư Phật và cùng chúng sanh trong sáu nẽo chung một Bi ngưỡng. Mọi diệu dụng khó có thể nghĩ bàn do đây mà có. Đây là Tự Thể và Diệu dụng của Bản Giác sau khi xuất triền.
c-BỐN NGHĨA LỚN 
Sau đây luận nầy nói về bốn nghĩa của Bản Giác bản hửu dưới dẫn dụ của bốn tấm gương. Đó là Gương Như Thật Không, Gương Nhân Huân Tập, Gương Pháp Xuất Ly, và Gương Duyên Huân Tập.
“Tướng của Giác Thể có bốn nghĩa lớn, nó mênh mông ngang bằng hư không, như bốn tấm gương trong sáng.
Bốn nghĩa ấy là gì?
Một là gương như thật không: xa lìa tất cả các tướng cảnh giới của tâm, không một pháp nào có thể hiện ra trong đó, vì đây không phải nghĩa giác chiếu.
Hai là gương nhân huân tập: tức huân tập của như thật bất không. Tất cả các cảnh giới thế gian đều hiện ra trong đó, không ra  không vào, không mất không hư hoại, nhất tâm thường trú, vì tất cả các pháp đều là tánh chân thật. Lại vì tất cả các nhiễm pháp không thể nhiễm ô được, trí thể không động, đầy đủ công đức huân tập chúng sanh.
Ba là gương pháp xuất ly: nghĩa là vì như thật bất không ra khỏi phiền não ngạitrí ngại, lìa tướng hòa hợp, thuần tịnh sáng suốt.
Bốn là gương duyên huân tập: nghĩa là vì nương nơi pháp xuất ly nên soi thấu khắp tâm chúng sinh, khiến tu tập căn lành, tùy niệmthị hiện.”
Bản Giác trùm khắp pháp giới nên gọi là lớn. Vì nội dung nào cũng thấu suốt, trong suốt nên ví như bốn tấm gương. Gương số một là nghĩa Bản Giác trong tự thân (chỉ tự thân của Bản Giác). Gương số ba là nghĩa Bản Giác sau khi xuất triền (ra khỏi phiền não chướngsở tri chướng, xả ly tướng hòa hợp của A Lại Ya). Tánh Giác vốn có, bừng sáng trở lại, như trăng ra khỏi mây. Gương số hai là nghĩa Bản Giác trong vai trò làm nhân nội huân. Chỉ Phật Tánh hay Như Lai Tạng trong tâm chúng sanh. Đây là Pháp Thân Thường Trú. Đó là tánh chân thật của tất cả các Pháp. Tánh ấy nơi vô tình chúng sinh gọi là Pháp Tánh, nơi hửu tình gọi là Phật Tánh. Tâm chúng sinh vốn có tánh ấy nên nó mới làm nhân nội huân bên trong, khiến chúng sinh chán ghét sanh tử, ưa thích Niết Bàn.
Gương số bốn là nghĩa Bản Giác trong vai trò làm nhân ngoại huân, gọi là Duyên, chỉ diệu dụng của Bản Giác. Đây là nghĩa Giác Chiếu, khiến chúng sinh siêng tu căn lành, cầu mong giải thoát.  
Tóm lại, Gương số một và Gương số hai khác nhau ở nghĩa KhôngBất Không. Gương số một và Gương số ba khác nhau ở nghĩa Giác vốn có trong tự thân và mới xuất triền. Gương số một và Gương số bốn khác nhau ở nghĩa phi Giác chiếu và  Giác chiếu. Gương số hai và Gương số bốn khác nhau ở nghĩa huân tập ở ngay bên trong và huân tập từ bên ngoài vào.
Trên đây đà trình bày xong nghĩa Giác và tiếp theo đây là phần trình bày về Bất Giác.
2-BẤT GIÁC   
Bất Giác là từ Giác mà sanh khởi nhưng ngược lại Giác cũng từ Bất Giác gọt rửa mà thành.
Về sự sanh khởi của Bất Giác Luận nầy có đoạn viết: “Vì không biết Chân Nhưduy nhất đúng sự thật cho nên quờ quạng khiến tâm móng động mà sanh ra các Niệm.” Đoạn nầy ý nói Động là Bất Giác, không động là Giác. Động là Mê, không động là Giác.
“Đây nói Bất Giác có nghĩa là không biết đúng như sự thật Chân Như là pháp duy nhất, cho nên loáng choáng tâm móng lên mà sanh ra Niệm. Niệm không có Tự Tướng, chẳng rời Bản Giác. Giống như người lạc đường, vì nương vào phương hướng cho nên mới có lạc. Nếu rời phương hướng ra thì không có lạc. Chúng sanh cũng thế, vì nương nơi Giác mới có Mê. Nếu lìa tánh Giác thời không có Bất Giác. Bởi vì có tâm vọng tưởng Bất Giác, cho nên hay biết được danh nghĩa, gọi là Chân Giác.
Nếu lìa được cái tâm Bất Giác, thời cũng không có cái tướng riêng của Chân Giác có thể nói được.”   
 Trước ngài Mã Minh đã có nhiều luận phái nói về “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh”  nhưng bản lai diện mục ra sao, tự thể của nó trong tâm mê muội của chúng sanh như thế nào?  Chưa có luận phái nào giải thích rỏ ràng cả. Đến khi ngài Mã Minh giảng thuyết về Đại Thừa Khởi Tín mới giải rỏ tương quan giữa Mê và Ngộ, Bất Giác và Giác. Và Ngài đã đưa ra định đề: “Niệm là do Tâm động mà sinh ra. Tâm không động thì không có Niệm. Tâm động là Mê, Tâm không động là Giác.”
Như vậy Giác và Bất Giáchai mặt của một vấn đề, theo đúng quy luật hổ tương. Liên quan đến vấn đề nầy chúng ta có thể nhớ đến câu: “Chúng sanh chỉ cần nhất niệm hồi quang là lập tức tương đồng với Bản Hửu. Ai biết được Vô Niệm thì người đó mới chứng được Pháp Thân.”   
Đoạn trên đã trình bày về Bất Giác căn bản. Bất Giác căn bản còn gọi là Vô Minh căn bản.
Tiếp theo tiếp tục trình bày về chi tiết của Bất Giác, hay còn gọi là Bất Giác chi mạt và còn gọi là Vô Minh chi mạt.
VÔ MINH CHI MẠT CHIA LÀM HAI LOẠI:
a-BA LOẠI TƯỚNG
“Vì có Bất Giác nên sanh ra ba loại tướng, cùng với Bất Giác tương ưng không rời”.
a1/-Tướng Nghiệp của Vô Minh
“Vì nương nơi Bất Giác cho nên Tâm động, gọi đó là Nghiệp. Giác thì không động, mà động thì tức có khổ, vì quả không lìa nhân.”
Tướng Nghiệp Tâm Động nầy có thể chia làm hai phần là Năng và Sở. Năng là Tướng Năng Kiến. Sở là Tướng Cảnh Giới. Cả ba tướng Nghiệp, Năng Kiến và Cảnh Giới thật ra là cùng một thể là Giác nên nói chúng cùng với Bất Giác tương ưng không rời. Vì Bất Giác nên Tâm Động. Tướng Động đó được gọi là tướng Nghiệp. Quả khổ  sanh tử là do Nghiệp gây ra. Nghiệp khởi lên từ Động niệm mà có, nên nói : “nếu chúng sanh nào quán được Vô Niệm, kẻ đó đang hướng tới trí Phật.”
a2/-Tướng Năng Kiến
“Vì nương nơi Tâm Động cho nên có Năng Kiến. Không Động thời không có Kiến.”
“Kiến” có thể hiểu là phân biệt. Đã có Năng Kiến là chủ thể
thì phải có đối tượng phân biệt đó là Sở Kiến. Sở Kiến là tướng cảnh giởi ảo vọng hiện ra trước sức triển chuyển của Năng Kiến. Vì thế cho nên Tướng Năng Kiến còn được gọi là tướng Chuyễn. Và Tướng Cảnh Giới còn được gọi là Tướng Hiện. Đó là tất cả đều xảy ra trong Tâm chúng sanh ở dạng tìm năng sâu kín, nhưng dần dần sẽ khởi ra hiện hành tức là hiện thực hóa thành những Tướng Thô Trọng.
a3/-Tướng Cảnh Giới  
“Vì nương nơi Năng Kiến cho nên cảnh giới hiện ra hư dối. Lìa Kiến thời không có cảnh giới.”Tướng Cảnh Giới còn có tên khác là Tướng Năng Hiện. Tướng nầy là đầu mối khởi lên Sáu Thô. Nó làm duyên sanh ra sáu Thô.
Tóm lại ba Tướng vừa nêu trên thuộc về Vô Minh chi mạt, nhưng ở thể tìm năng cực kỳ vi tế nên gọi là Ba Tế. Phần sau sẽ đề cập đến sáu thô trong Vô Minh chi mạt nầy.
b-SÁU THÔ
Vì có cảnh giới làm duyên nên sanh ra sáu tướng thô:
b1/-Tướng Trí
“Vì nương nơi cảnh giới, tâm sanh phân biệt, cho nên mới có ưa thích và không ưa thích.”
Phần trên đã nói về Tướng cảnh giới, nhưng chỉ có ở thể tìm năng, chưa xảy ra trên hiện thực. Từ đây trở đi vọng niệm dần dần hiện ra trong cảnh giới hiện thực. Như thế giữa tìm năng và hiện thực có sự hiện diện của tướng trí mà ở phần nầy muốn nói đến. 
Trí là nói đến tâm phân biệt đối trước tướng cảnh giới vọng niệm. Vọng niệm nầy cũng có “năng” và “sở”. Năng tức là trí, Sở là cảnh giới.
b2/-Tướng Tương Tục
“Vì nương nơi trí nên sanh ra khổ vui, biết tâm khởi niệm tương ưng không dứt”.
Kinh Lăng Nghiêm có câu: “Tự tâm nắm lấy tự tâm, cho nên  phi huyễn trở thành huyễn pháp” (tự tâm thủ tự tâm, phi huyễn thành huyễn pháp). Khi tâm khởi phân biệt liền có hai chiều thuận nghịch, tốt xấu sinh ra. Tốt khen, xấu chê, yêu ghét từ đó phát sanh liên tục nên thành ra tướng tương tục.
b3/-Tướng Chấp Thủ
“Vì nương nơi tương tục, cho nên vin vào cảnh giới của
vọng niệm, nắm giữ khổ vui, tâm sanh đắm trước.”
Tâm bị đắm chìm trong cảnh giới tương tục hư ảo không thoát ra được,  sanh ra chấp trước nên tướng Chấp Thủ xuất hiện.
b4/-Tướng Kế Danh T
“Vì nương nơi vọng chấp, phân biệt cho nên Tướng kế danh tự phát sinh”.
Sau khi chấp thủ rồi thì ý niệm truy danh, cầu nghĩa sinh ra, luôn dựa vào danh ngôn hư dối, tìm biết ra lẽ là gì, hành tướng ra sao, nội dung như thế nào…Những toan tính dựa vào danh ngôn hư dối đó gọi là Tướng kế danh tự.
b5/-Tướng Khởi Nghiệp
“Vì nương nơi danh ngôn, cho nên y danh thủ nghĩa, say đắm vào đó mà sinh ra các nghiệp”.
Từ sự so đo tính toán trên, trước là tác ý, sau đó cả thân, khẩu, ý cùng hợp nhau hành động. Đó là Tướng khởi Nghiệp.
b6/-Tướng Nghiệp HKhổ  
“Vì nương nơi Nghiệp cho nên phải chịu quả báo, không được tự tại”.
Sau khi đã tạo Nghiệp rồi thì sẽ thọ quả báo hoặc lành hoặc dữ, không thể nào tránh khỏi. Do đó gọi là Nghiệp hệ khổ. Nghĩa là khổ gắng liền với Nghiệp. Khổ liên hệ chặt chẽ với Nghiệp.
Nói chung cả Ba Tế, Sáu Thô vừa nêu trên thì Tướng Chấp Thủ và Tướng Kế Danh Tự thuộc loại Ngã Chấp. Tướng Trí và Tướng Tương Tục thuộc loại Pháp Chấp phân biệt. Tướng Năng Kiến và Tướng Năng Hiện (tức tướng cảnh giới) thuộc loại Câu Sanh bao gồm cả Ngã ChấpPháp Chấp.
Thử đem phối hợp với thuyết “Nghiệp Cảm Duyên Khởi” thì bốn tướng thô đầu (Trí, Tương Tục, Chấp Thủ, Kế danh) là Hoặc.
Tướng thô thứ năm (Khởi Nghiệp, và tướng thô cuối cùng Nghiệp Hệ Khổ) là Khổ. Có so sánh như thề thì mới thấy rõ rằng thuyết Nghiệp Cảm Duyên Khởi chỉ mới trình bày được mặt nỗi của sanh tử luân hồi.
Khởi Tín Luận, với thuyết Ba Tế, sáu Thô đã đào sâu vào chổ tận cùng đến mặt đáy. Đó là cái Động Niệm tối sơ được gọi là “Sanh Tướng Vô Minh”. Đó là cái gốc của Sanh Tử luân hồi. Vì thế hành giả phải thực hành diệt Niệm để đạt đến Vô Niệm.
Vô Niệm là chìa khóa để vào cõi Phật. Như thế chúng ta phải hiểu Giác tức Vô Niệm. Hay nói cách khác nếu đạt được cảnh giới Vô Niệm thì Bản Giác sẽ bừng sáng, hiễn hiện.
Sau đây nói về các tướng giống nhau và khác nhau giữa Giác và Bất Giác   
3-HAI LOẠI TƯỚNG CỦA GIÁC VÀ BẤT GIÁC
Đó là Tướng Đng và Tướng Khác
a-TƯỚNG ĐỒNG
 “Tướng đồng là, ví như các món đồ gốm đều cùng tánh tướng giống như mảy bụi. Cũng vậy, các loại nghiệp huyễn là vô lậuvô minh đều cùng tánh tướng giống như chân như. Cho nên trong kinh, nương vào nghĩa ấy, nói tất cả chúng sanh bản lai thường trú, vào trong Niết Bàn. Bồ Đề không phải là pháp tu được, không phải là tướng có thể tạo ra được, rốt ráo không đắc, cũng không có tướng sắc có thể thấy được. Có sự thấy được tướng sắc là chỉ do nghiệp huyễn tùy nhiễm gây nên, không phải do tánh Bất Không của trí sắc, vì tướng của trí không thể thấy được.”
Từ “Nghiệp Huyễn” chỉ chung cho tất cả các nghiệp dụng không thể nghĩ bàn của Bản Giácnghiệp lực của vô minh với hậu quả của nó là sanh ra Ba Tế, Sáu Thô đưa đến sinh tử luân hồi.
b-TƯỚNG SAI KHÁC
“Tướng Sai Khác là ví như các món đồ gốm không món nào giống món nào. Cũng vậy, vô lậuvô minh, bởi tánh huyễn nhiễm sai khác cho nên tùy theo sự sai khác của tánh huyễn nhiễm mà có sai khác.”
Hai phần trên nói về hai mặt Đồng và Khác giữa Giác và Bất Giác để gải thích sự tương quan giữa Chân và Vọng tức Phật và chúng  sinh.
Nương vào Như Lai Tạng mà có Tâm sanh diệtBất sanh diệt và Sanh diệt hòa hợp với nhau, chẳng phải một chẳng phải khác.
Phần trên đã giải thích xong Tâm Sinh Diệt, nhưng đến đây giải rỏ về Sanh DiệtBất Sanh Diệt nên mới nêu lên điểm Đồng và điểm Khác theo ví dụ mà luận vừa nêu.
Bản Giác thanh tịnh (vô lậu) và nhân nhiễm ô (vô minh), cả hai đều nương nơi tướng của Chân như tùy duyên mà khởi. Cả hai đều cùng có chung một tánh Chân Như. Nhưng cả hai đều có mà không thật có cho nên Kinh dạy: “Sanh tử và Niết Bàn đều là mộng huyễn”.  Khi nói bên nầy Tịnh, bên kia Nhiễm đó là đứng về phía mặt dụng của Chân Như Tùy Duyên mà nói. Nhưng nói về thể tánh tự thân Chân Như thì hai bên hoàn toàn tương đồng. Để minh chứng cho luận giải nầy xin ghi lại câu Kinh như sau: “Tất cả chúng sanh bản lai thường trụ vào Niết Bàn”.
Đoạn luận ghi trên cũng đã viết Bồ Đề không phải là Pháp có thể tu đắc được, cũng chẳng phải là cái ta có thể tạo ra được…Vì nó rốt ráo bình đẳng, không có tướng sắc để có thể thấy được. Cái mà ta có thể thấy được, bàn luận được đó chỉ là huyễn tướng do Nghiệp Huyễn tùy nhiễm tạo ra. Nó không phải tánh bất không của trí sắc, vì tướng trí không thể thấy được. Trí tướng là tướng của Trí. Sắc là sắc chất trong bản tánh.
Chân Như: “Như” là nghĩa của Bất Giác. “Chân”: là nghĩa của Giác Trí. “Bất Giác tức Giác” là nghĩa của Chân Như.
Xin dùng câu nói sau để tóm kết cho phần nầy: “Nếu tâm tánh động thì có tướng vọng nhiễm nhiều hơn số cát sông Hằng. Nếu tâm tánh không động thì có tướng công đức thanh tịnh cũng nhiều hơn số cát sông Hằng”. Đều đó nói lên ý nghĩa tùy duyên mà bên nọ chuyễn qua bên kia, hoặc ngược lại. Đó là nói về Tâm Sanh Diệt.
Phần Trên đã giải rỏ về (1) Chân Như Môn- Tâm Chân Như, (2) Sanh Diệt Môn – Tâm Sanh Diệt.
Sau đây gải thích về (3) Nhân duyên sanh diệt.
VII-NHÂN DUYÊN SANH DIỆT
“Nhân duyên sanh diệt, nghĩa là chúng sanh nương nơi Tâm, Ý và Ý Thức triển chuyển mà khởi lên. Như thế nghĩa là gì?
Bởi nương nơi A Lại Ya mà nói có vô minh, từ bất giác mà khởi lên, thấy có cảnh giới, hiện ra cảnh giới, và nắm lấy cảnh giới, liên tục khởi niệm cho nên gọi là Ý.”          
Nói đến nhân duyên sanh diệt ta phải nghĩ đến hai chiều như sau:
·      Chiều lưu chuyễn:  còn gọi là Vô Minh Lưu, khởi từ Sanh đến Diệt.
·      Chiu Hoàn dit: còn gọi là Hoàn Tịnh Lưu, đi ngược trở lại từ Diệt đến Sanh.
Theo Vô Minh Lưu thì khởi điểm là Chân Như hay Như Lai Tạng.
Tâm trong câu “Chúng sanh nương nơi Tâm, Ý, Ý Thức triễn chuyễn mà dấy khởi” chính là nói về Như Lai Tạng. Trong đoạn đầu của luận nầy có viết: Sở dĩ có Tâm sanh diệt là vì nương vào Như Lai Tạng, và vì bất giác tâm động mà sanh khởi Thức A Lại Ya, trong đó Bất sanh bất diệtSanh Diệt hòa hợp mà có Vô Minh.
Theo như đoạn trích dẫn trên thì Nhân Duyên Sanh Diệt tối sơ lấy Tâm (tức là Như Lai Tạng) làm Nhân, và lấy Vô Minh (tức Tâm Động) làm duyên để sinh khởi tướng Nghiệp. Tướng Nghiệp đây còn gọi là sanh tướng vô minh. Nó có khả năng tự phân thành hai phần Năng và Sở đó là Tướng Năng Kiến (Năng) và Tướng Cảnh Giới (Sở) còn gọi là Tướng Năng Hiện, từ đó triển chuyển mà sanh ra Tướng Trí và Tướng Tương Tục. Nhân Duyên Sanh Diệt đợt kế tiếp lấy Vô Minh làm Nhân và lấy cảnh giới vọng hiện làm duyên để sanh khởi các Tướng Thô.
Xét kỷ dòng phản ứng dây chuyền từ Tướng Nghiệp đến Tướng Tương Tục đều thuộc phạm vi hoạt động của Ý.
Bốn Tướng Thô còn lại (xem phần trên) thuộc phạm vi hoạt động của Ý Thức.
Sau đây chúng ta lần lược đi sâu hơn vào Ý, Ý Thức và Tâm như trên đã nêu.    
1-Ý
“Ý ấy gồm có năm loại. Năm loại đó là gì?
Một là Nghiệp Thức: chỉ động lực Vô Minh Bất Giác khiến Tâm động.
Hai là Chuyễn Thức: Chỉ năng lực thấy Tướng Cảnh Giới, nương vào Tâm động.
Ba là Hiện Thức: chỉ năng lực hiện ra tất cả cảnh giới, như gương sáng hiện ra các hình ảnh. Hiện Thức cũng vậy, khi các căn tiếp xúc trước các đối tượng năm trần, thức liền phát khởi, hiển hiện, không có trước sau, vì thường hằng hiện tiền, cho nên bất cứ lúc nào cũng có thể khởi lên được.
Bốn là Trí Thức: là phân biệt các pháp nhiễm tịnh.
Năm là Tương Tục Thức: vì vọng niệm tương ưng không dứt, cho nên nắm giữ các nghiệp thiện ác của vô lượng kiếp trong quá khứ, khiến không mất được. Lại thành thục được quả báo khổ vui trong hiện tạivị lai không hề sai lệch. Khiến được những việc đã trãi qua bỗng nhiên nhớ lại, những việc sắp tới bâng khuâng lo nghĩ. Cho nên ba cõi hư dối, chỉ do Tâm tạo tác. Lìa Tâm ra không có cảnh giới sáu trần.”   
Đoạn trước khi nói về Tâm Sanh Diệt đã đề cập đến Ba Tế và sáu Thô tức là chỉ tướng của Tâm sanh diệt. Đoạn trên đây nói về Nhân Duyên Sanh Diệt tức là tìm hiểu mối tương quan Chủ (là Năng phân biệt) và Sở (là đối tượng phân biệt) của Tâm Sanh Diệt đó. Cho nên gọi là Nhân Duyên sanh diệt.
Như ta biết hễ có một Tướng dấy lên là đã có một Thức đối ứng. Năm Thức gồm thâu trong Ý là Nghiệp Thức, Chuyễn Thức, Hiện Thức, Trí Thức, Tương Tục Thức.
Móng tâm tối sơ do Tâm động gây nên đó là Nghiệp Thức. Tâm động được chia làm hai phần đó là Năng và Sở. Phần Năng là Năng Kiến, phần Sở là Sở Kiến. Trong Năng Kiến lại chia ra thành Tướng Năng Kiến và Thức Năng Kiến đối đãi nhau. Tướng Năng Kiến còn gọi là Tướng Chuyễn và Thức Năng Kiến còn gọi là Chuyễn Thức. Gọi là Chuyễn Thức vì nó chuyễn Chân Trí thành Vọng Kiến. Do đó tướng đối ứng với nó được gọi là Tướng Chuyễn.
Về Sở Kiến cũng lại chia làm hai phần: Tướng và Thức đối ứng nhau. Sở Kiến là chỉ Tướng Cảnh Giới vọng hiện. Nhưng sau khi vọng cảnh hiện ra rồi, Vọng Cảnh ấy lại làm nền tảng để dội lui trở lại mọi cảnh của Lục Trần đương hiện diện trước mặt nó. Cho nên ví nó như tấm gương luôn luôn phản chiếu lại những hình ảnh hiện ra trước nó, một cách vô tư không phân biệt trước sau …Do đó Tướng và Thức trong phần Sở Kiến đều được gọi là Hiện Tướng. Thức gọi là Hiện Thức.
Về phần Tương Tục Thức có thể tóm giải thành ba điểm như sau:
·      Nắm giữ các nghiệp lành dữ đã tạo ra trong vô lượng kiếp quá khứ không mảy may suy mất.
·      Thành thục quả báo khổ vui trong hiện tạivị lai, không sai lệch.
·      Có thể nhớ lại những việc đã trải qua trong quá khứ, và có thể tưởng tượng ra những việc chưa đến, hư cấu, trong tương lai.
Phần trên đã kết thúc bằng câu: “Ba Cõi hư dối, chỉ do Tâm tạo tác. Lìa Tâm ra không có cảnh giới sáu trần”. Như thế sau đây ta thử khảo sát về Tâm ấy xem sao!
2-TÂM
Tại sao lìa Tâm khôngcảnh giới sáu trần?
Nghĩa ấy là như thế nào?
“Vì tất cả các pháp đều từ Tâm khởi, do vọng niệm mà có sanh ra. Mọi phân biệt chỉ là phân biệt tự Tâm. Nhưng Tâm  không thấy Tâm. Tâm không có Tướng có thể đắc. Nên biết rằng tất cả cảnh giới trong thế gian đều nương nơi Tâm hư dối vô minh của chúng sanhtồn tại. Cho nên tất cả các pháp thảy đều như bóng trong gương, không có thật thể để có thể đắc, chỉ do Tâm hư dối tạo ra. Do đó hễ Tâm sanh thời Pháp Pháp đều sanh, Tâm diệt thời Pháp Pháp đều diệt.”   
Tất cả các Pháp đều từ Tâm mà khởi, do vọng niệm sinh ra. Tự tướng của nó là Như Lai Tạng. Vì Bất Giác Tâm động cho nên phần Bất Sanh Bất Diệt trong Như Lai Tạng hòa hợp với phần Sanh Diệt của Tâm Động mà thành Thức Tạng tức A Lại Ya rồi từ đó triễn chuyễn tạo ra Ba Tế và Sáu Thô.
Như ta đã biết là Tâm vốn không sanh diệt, chỉ vì sự vọng động của Nhất Niệm Vô Minh tối sơ mà chuyễn Chân Tâm vô tướng rộng lớn trùm khắp thành các pháp hư dối trong ba cõi. Nhất Niệm tối sơ vốn không có tự thể, nó chỉ nương vào Chân Tâmthành lập. Cho nên vọng cũng từ  Chân mà khởi lên (cũng như sóng chỉ cho vọng) khởi lên từ Nước (chỉ cho Chân Tâm). Do đó nên Luận nói các Pháp đều chỉ do Tâm tạo ra. Thế nhưng những pháp mà do Tâm Hư Vọng coi là đối tượng để phân biệt cũng lại từ Tâm mà có. Hiện tượng đó được gọi là “Tự Tâm nắm lấy Tự Tâm, Phi Huyễn trở thành Huyễn.”
Phần trên vừa phân tích để giải rỏ rằng các pháp hư vọngchúng sinh không rõ Tâm vốn không có Tướng nên chấp rằng vọng cảnh không phải là không. Các pháp hư vọng mà cho là có đó đều nương nơi vọng niệmtồn tại.
Luận nầy chú trọng giải rỏ Nhất Tâm, Vô Niệm. Cho nên nói: Ai quán Vô Niệm, người đó đang hướng tới Phật Trí.
Đó là phần nói về Tâm. Sau đây luận về Ý Thức.
3-Ý THỨC
Ý Thức là gì?
“Nói về Ý Thức tức là đề cập đến Thức Tương Tục.
Nương nơi sự say đắm, nắm bắt càng ngày càng lún sâu thêm của phàm phu, mọi loại vọng chấp dấy lên so chấp cái Ta và cái của Ta rồi phan duyên xuôi theo sự vật, phân biệt sáu trần. Đó gọi là Ý Thức, cũng gọi là Thức Phân Ly. Lại còn có tên là Thức Phân Biệt Sự. Thức nầy nương vào Phiền não, Kiến ái mà tăng trưỡng.”
Ý Thức đây nghĩa là Thức của Ý. Vì Tương Tục Thức là gốc của Ý Thức nên ngã ái càng ngày càng thêm bền chặt gốc rễ. Do đó mà nó liên tục khởi hoặc, tạo nghiệp liên tục. Ý Thức đóng vai tró chủ chốt trong việc tạo nghiệp. Đối tượng của nó là hai Tướng Chấp Thủ và Kế Danh Tự.
Ý Thức đóng nhiều vai trò nên nó có nhiều tên khác nữa. Ý Thức nương nơi năm căn để phân biệt cảnh và nắm bắt cảnh nên có tên là Thức Phân Ly. Nó thông duyên tất cả mọi sự tướng của nội căn lẫn ngoại cảnh cho nên còn có tên là Thức Phân Biệt Sự. Nó nương vào Kiến HoặcTư Hoặc để tăng thêm cường lực trong sự tạo nghiệp.
Khi sai lầm về mặt lý trí đó là Kiến Hoặc. Khi sai lầm về mặt tình cảm thì đó là Tư Hoặc. Tư Hoặc còn gọi là Ái Hoặc. Nói về Kiến Ái là chỉ cho hai loại Hoặc nầy.
Phần trên đã nói về Nhân Duyên sanh diệt của Nhất Tâm xuôi theo Vô Minhsanh khởi các pháp ô nhiễm của sanh tử. Đoạn kế tiếp sẽ đi theo hướng ngược lại là từ Nhiễm trở về Tịnh để làm sáng tỏ hai nghĩa Tiệm NgộĐốn Ngộ sai khác  nhau.
Nghĩa là phần trên đã nói về Nhân Duyên Lưu Chuyễn.
Phần kế tiếp đề cập đến Nhân Duyên Hoàn Tịnh hay Hoàn Diệt.
4-NHIỄM TÂM  
Phần nầy đi từ Vọng trở về Chân.
“Thức do Vô Minh huân tập mà dấy khởi lên, không phải điều mà phàm phu biết được. Cũng chẳng phải là Pháp mà trí tuệ Nhị Thừa ngộ được. Chỉ có Bồ tát từ cấp Chánh Tín, phát tâm quán sát cho đến khi chứng Pháp Thân thì mới biết được một phần nhỏ. Cho đến Địa Tận Bồ Tát cũng còn chưa biết hết. Duy Phật mới hoàn toàn thấu rỏ mà thôi.”
Đoạn nầy mở đầu nói về nghiệp thức vô minh căn bản cực kỳ vi tế. Cần tiêu trừ nghiệp thức ấy mới mong chứng ngộ được nguồn gốc của Nhất Tâm. Luận chủ nói phàm phuNhị Thừa không thể hiểu được điều nầy. Chỉ hàng Bồ Tát từ Chánh Tín sau khi trãi qua ba cấp Tam Hiền, dày công quán sát thì mới thấu rõ được một phần nào. Bồ Tát Pháp Thân, đến hàng Tận Địa cũng chưa biết trọn vẹn. Chỉ khi nào đạt đến bậc Đại Giác là Phật mới thấu rỏ cùng tận mà thôi. Nghiệp Thức vô minh rất vi tế như thế không dễ gì tu thiền trong một thời gian mà có thể gọi là đốn ngộ được. Hành giả Tu Thiền ngày nay mong được đốn ngộ trong hiện thế đó là một điều không tưởng. Có những người tự cho mình là đã ngộ đạo nhưng thực ra chưa rõ hết hành tướng của Thức nầy đó chẳng phải là tăng thượng mạn sao!
Vì sao mà khó khăn như thế?
Luận viết tiếp:
“Vì Tâm ấy ngay trong bản chất, tự tánh của nó vốn thanh tịnh, nhưng lại có vô minh, và bị vô minh làm cho ô nhiễm mà thành nhiễm tâm. Và tuy có Nhiễm Tâm nhưng vẫn thường hằng bất biến. Vì thế cho nên nói với ý  nghĩa là  chỉ có Phật mới biết rõ được. Đó là Tâm tánh thường vô niệm, gọi là bất biến. Vì không thấu suốt nhất pháp giới, cho nên tâm không tương ưng, bỗng nhiên vọng niệm dấy khởi, gọi đó là Vô Minh.”
Trong đoạn Luận trên ta có thể nêu ra bốn lý do vì sao khó biết được Thức nầy:
a-VÌ VÔ MINH
Tự tánh của Tâm là thanh tịnh nhưng bị vô  Minh làm cho ô nhiễm mà thành Nhiễm Tâm.
b-THỂ CỦA TÂM VẪN THANH TỊNH
Tuy có  Nhiễm Tâm nhưng Tâm Thể vẫn thanh tịnhthường hằng bất biến.
c-VÌ PHAN DUYÊN SÁU TRẦN
Chúng sanhvọng tưởngniệm niệm phan duyên sáu trần. Trong khi đó Tâm Thể vẫn thường hằngtự tánh vốn Vô Niệm. Như vậy vọng niệm của chúng sanh là do Thức đối trước trần cảnh mà sanh nhưng thật thể vẫn là Vô Niệm.
d-VÌ HUÂN TẬP VỌNG NIỆM
 Vì không thấu suốt pháp giới là một, khiến Tâm Thể tự nó không tương ưng mà bỗng nhiên khởi niệm gọi là Vô Minh. Từ đó vọng niệm bỗng nhiên nỗi lên thật vô cùng vi tế, khó có thể nghĩ bàn. Đó là sự huân tập không thể nghĩ bàn.
Trên đây là nghĩa  “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên của Nhất Tâm.”
SAU ĐÂY LÀ NÓI VỀ ĐOẠN HOẶC CHỨNG CHÂN, TỨC LÀ NÓI VỀ THỨ ĐỆ CỦA NHÂN DUYÊN HOÀN TỊNH. 
5-SÁU LOẠI NHIỄM TÂM
Nói về Nhiễm Tâm, Luận nầy phân làm 6 loại như sau:
a-CHẤP TƯƠNG ƯNG NHIỄM
 “Chấp tương ưng nhiễm là nương vào giải thoát của Nhị ThừaTín Tương Ưng Địa mà dứt trừ.”
Chấp tương ưng nhiễm là nhiễm tâm tương ưng với Chấp thủ, tức với hai tướng Kế Danh TựChấp Thủ trong hệ thống Sáu thô.
Liên quan đến đoạn nầy xin nhắc lại quá trình tu chứng của Đại Thừa từ Phàm đến Thánh chia làm 5 giai đoạn. Đó là Thập Tín, Thập Trụ, Thập hạnh, Thập Hồi HướngThập Địa.
Mỗi giai đoạn kết thúc bởi một địa vị tu chứng gọi là Địa. Trong từng giai đoạn một còn có 10 cấp bậc cũng kết thúc bằng một địa.   
“Tín Tương Ưng Địa” là Địa vị kết thúc giai đoạn Thập Tín.
 b-BẤT ĐOẠN TƯƠNG ƯNG NHIỄM
“Bất Đoạn Tương Ưng Nhiễm là nương vào Tín Tương Ưng Địa, tu học nhiều phương tiện mà dần xả bỏ, cho đến khi chứng đắc Tịnh Tâm Địa mới rốt ráo trừ hết.”
Bất đoạn tương ưng nhiễm là nhiễm tâm tương ưng với Tướng Tương Tục trong Sáu thô.
“Tịnh Tâm Địa” là địa vị kết thúc Tam Hiền (Thâp Trụ, Thập hạnh, Thập Hồi Hướng gộp chung).
c-PHÂN BIỆT TRÍ TƯƠNG ƯNG NHIỄM
“Phân biệt trí tương ưng nhiễm là nương vào Cụ giới địa mà trừ dần, cho đến khi chứng đắc Vô tướng phương tiện mới rốt ráo trừ xong.”
Phân biệt trí tương ưng nhiễmnhiễm tâm tương ưng với Phân biệt, tức Tướng Trí, tướng vi tế nhất trong Sáu thô.
“Cụ Giới Địa” là địa vịBồ Tát Nhị Địa (trong Thập Địa) đạt được.
“Vô Tướng Phương Tiện Địa” là địa vịBồ Tát Thất Địa đạt được.
d-HIỆN SẮC BẤT TƯƠNG ƯNG NHIỄM
“Hiện sắc bất tương ưng nhiễm là nương vào Sắc Tự Tại Địa mà trừ được.” Hiện sắc bất tương ưng nhiễm là nhiễm tâm không tương ưng với Hiện sắc, tức với Tướng cảnh giới vọng hiện (Tướng Hiện trong hệ thống Ba tế).
“Sắc Tự Tại Địa” là địa vịBồ Tát Bát Địa đạt được.
e-NĂNG KIẾN TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG NHIỄM 
“Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm là nương vào Tâm tự tại địa mà trừ được.”
Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễmnhiễm tâm không tương ưng với Tâm Năng Kiến (Tướng Chuyễn trong Ba tế)
“Tâm Tự Tại Địa”  là địa vịBồ Tát Cửu Địa đạt được.
f-CĂN BẢN NGHIỆP BẤT TƯƠNG ƯNG NHIỄM 
“Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm là nương vào Tận địa Bồ Tát, rồi từ đó bước vào Như Lai Địa mà trừ được.”
Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm là nhiễm tâm không tương ưng với nghiệp căn bản (Tướng Nghiệp, còn gọi là Sanh Tướng Vô Minh), tức với Tướng vi tế đứng đầu trong Ba tế.
“Tận Địa” là địa vị cuối cùngBồ tát Thập Địa đạt được. Như Lai Địađịa vị mà Phật chứng đắc.
Luận Khởi Tín viết tiếp để giải rỏ về Nhiễm Tâm:
“lại nữa, nghĩa của Nhiễm Tâm gọi là Phiền Não ngại, vì nó che lấp căn bản Chân Như. Nghĩa của Vô Minh gọi là Trí Ngại, vì nó che lấp Trí nghiệp tự nhiên thế gian. Nghĩa ấy thế nào?
Vì nương vào Nhiễm Tâm mà có Năng Kiến, Năng Hiện và hư dối nắm bắt cảnh giới, trái với tánh bình đẳng. Vì tất cả các Pháp thường hằng thanh tịnh, không có tướng khởi nhưng Bất Giác của Vô Minh vọng khởi trái với các Pháp, cho nên không thể tùy thuận mọi loại hay biết về tất cả cảnh giới thế gian.”
Đoạn trên nói rõ sự khác biệt giữa  Nhiễm TâmVô Minh.
Nhiễm Tâm nương vào Vô Minh mà có. Thể của Nhiễm tâmVô Minh tuy đồng nhưng tác dụng ngăn che thì khác nhau. Nhiễm Tâm năng động ồn ào vì các Tướng mê vọng như Ba tế, Sáu thô... gắng liền với nó, cho nên nó là loại chướng ngại gây ra phiền não khổ đau (tức Phiền Não Ngại) che lấp Trí căn bản Chân Như.
Trái lại, Vô Minh u tối, hôn mê, cho nên nó là loại chướng ngại ngăn che  Trí nghiệp tự nhiên trong việc lượng định sự thật ở giữa thế gian (tức Trí Ngại).
Trí như lý (hay là Như lý Trí) còn gọi là Trí Căn Bản Chân Như, nghĩa là cái trí hiểu biết đúng với lý Chân Như. Trí lượng định sự vật ở giữa thế gian, còn gọi là Trí như lượng (hay là Như lượng Trí), ở đây gọi là Trí nghiệp tự nhiên thế gian, nghĩa là cái trí làm công việc tìm tòi quy tụ mọi loại Tri Kiến ở giữa thế gian.
Chướng ngại Trí trước gọi là Phiền Não Ngại. Chướng Ngại Trí sau gọi là Trí Ngại. Phiền Não Ngại là nghĩa của Nhiễm Tâm. Trí Ngại là nghĩa của Vô Minh.    
Nhiễm Tâm hư cấu cảnh giới và vọng thủ cảnh giới, trái với tánh bình đẳng của Chân Như, cho nên gây ra phiền não khổ đau. Còn Vô Minh thì mê mờ, cho nên không có cách gì tùy thuận mọi hiểu biết giữa thế gian. Vì vậychướng ngại Trí tự nhiên. Ở đây Khởi Tín Luận căn cứ vào diệu dụng của hai Trí như Lý và Lượng rồi lật ngược trở lại mà lập hai nghĩa Trí NgạiPhiền Não Ngại, để biện minh cho sự sai khác giữa Vô MinhNhiễm Tâm. Hai Ngại nầy không giống như nghĩa của hai Chướng là Chướng Sở Tri và Chướng Phiền Não của Duy Thức Học.
Trên đây đã phân giải Nhân Duyên sanh Diệt theo hai chiều thuận, nghịch.
Tiếp theo là nói về Tướng Sanh Diệt.
 VIII-TƯỚNG SANH DIỆT     
 1-TƯỚNG SANH DIỆT LÀ GÌ
Luận giải thích:
“Tướng Sanh Diệt có hai loại.
Một là Tướng Thô vì tương ưng với Tâm.
Hai là Tướng Tế vì không tương ưng với Tâm.
Lai nữa Thô trong Thô là cảnh giới của phàm phu.
Tế trong Thô và Thô trong Tế là cảnh giới của Bồ Tát.
Tế trong Tế là cảnh giới của Phật.
Hai loại Tướng sanh diệt này nương nơi sức huân tập của Vô Minh mà có. Đó được gọi là nương Nhân và nương Duyên.
Nương Nhân tức là nương vào Bất Giác.
Nương Duyên tức là nương vào vọng hiện của cảnh giới.
Nếu Nhân diệt thì Duyên diệt.  Nhân diệt cho nên Tâm không tương ưng diệt. Duyên diệt cho nên Tâm tương ưng diệt.
Hỏi:  Nếu Tâm diệt, làm sao tương tục?  Nếu tương tục, làm sao nói rốt ráo diệt?
Đáp: Nói diệt là chỉ tướng của Tâm diệt, không phải thể của Tâm diệt.”  
Trong phần lập nghĩa của Luận Khởi Tín có nói về hai Tướng. Một là Tướng của Chân Như. Hai là Tướng của Nhân Duyên sanh diệt. Tướng của Chân Như tức là Tướng của Nhất Tâm. Đó là Như Lai Tạng. Tướng của Nhân Duyên sanh diệt tức là Tướng của Nhiễm Tâm mà đoạn Luận trên đề cập. Nhiễm Tâm vì có tương ưng và không tương ưng nên chia ra hai loại. Thô và Tế. Thô thuộc loại tương ưng. Tế thuộc loại không tương ưng.
Tâm tự thể không có Tướng. Ở đây nói có Tướng tức là nói về Nhiễm Tâm.  
Nói diệt tức nói tướng của Tâm hư vọng diệt chứ không phải thể của Tâm diệt. Vì thể của Tâm không diệt nên khi chứng quả vị Phật chính Tâm ấy tự bắt gặp lại nó sau bao nhiêu gian truân luân hồi lưu lạc. Đó là Thủy Giác bắt gặp Bản Giác.
2-VÍ DỤ VỀ TƯỚNG VÀ THỂ
“Vì gió mà nước dậy sóng, đó là tướng động. Nếu nước diệt thời tướng gió dứt mất, không có chỗ nương. Vì nước không diệt nên tướng gió tương tục. Chỉ có gió diệt nên tướng động diệt theo, không phải nước diệt. Vô Minh cũng vậy, nó nương vào thể của Tâm mà có động. Nếu thể ấy mà diệt thời chúng sanh dứt mất không có chỗ nương. Vì thể không diệt nên Tâm được tương tục. Chỉ có si diệt nên tướng của Tâm diệt theo, không phải Tâm trí diệt.”
 
IX-NHIỄM TỊNH TƯƠNG TƯ
 
Nhiễm Tịnh Tương Tư nghĩa là Nhiễm và Tịnh hỗ trợ lẫn nhau mà dấy khởi nhân duyên sanh diệt ở cả hai chiều.
Luận viết: “Lại nữa, có bốn loại pháp huân tập khiến Nhiễm và Tịnh dấy khởi liên tục không dứt. Bốn Pháp ấy là gì?
Một là Tịnh gọi là Chân Như.
Hai là nguyên nhân của mọi loại nhiễm ô gọi là Vô Minh.
Ba là tâm Hư Vọng gọi là Nghiệp Thức.
Bốn là cảnh hư vọng tức là Sáu Trần.
Nghĩa của huân tập là như quần áo vốn không có mùi thơm nhưng nếu lấy hoa mà xông ướp thì quần áo có mùi thơm của hoa. Ở đây cũng vậy. Tịnh, Chân Như vốn không ô nhiễm, chỉ vì Vô Minh huân tập nên có tướng nhiễm ô. Vô Minh nhiễm pháp vốn không có nghiệp thanh tịnh, chỉ vì Chân Như huân tập nên có dụng thanh tịnh.”
Bốn yếu tố kể trên tác động qua lại lẫn nhau tạo thành hai loại huân tập:  Nhiễm Huân Tập và Tịnh Huân Tập.
1-NHIỄM HUÂN TẬP
Thế nào là Nhiễm Huân tập?
“Thế nào là huân tập khởi lên  nhiễm ô không dứt? Vì là trong Chân Như đã có Vô Minh. Vì có Vô Minh là nhân của Nhiễm ô nên liền huân tập Chân Như. Vì bị huân tập nên có vọng tâm. Vì có vọng tâm liền huân tập lại vô minh. Bởi không thấu suốt Pháp Chân Như nên niệm bất giác khởi lên, cảnh giới ảo vọng hiện ra. Vì có vọng cảnh giới nhiễm pháp làm duyên, cho nên liền huân tập vọng tâm, khiến niệm ấy say đắm, tạo ra nhiều chủng loại nghiệp, để rồi chịu mọi khổ đau cả thân lẫn tâm.”
Trong Kinh Phật dạy có câu: “Vô Minh không có thật thể, nó nương vào Chân Như mà khởi lên”. Đã có Vô Minh sinh ra rồi thì kéo theo một chuổi phản ứng dây chuyền nối tiếp nhau qua ba đợt huân tập chính yếu:
a-VÔ MINH HUÂN TẬP CHÂN NHƯ
Biến Chân Như thành Nghiệp Thức vọng tâm. Như vậy là Tâm đang là Chân bỗng hóa thành Vọng.
Trường hợp nầy có thể hiểu rằng Vô Minh là Tướng Nghiệp trong Ba Tế. Khi nó huân tập Chân Như, Vô Minh biến Chân Như thành ra Thức của nó (Nghiệp Thức) mà tựu thành Vọng Tâm, tức Tướng Năng Kiến, còn gọi là Tướng Chuyễn, sanh khởi loại Nhiễm Tâm mệnh danh là Căn Bản Nghiệp Bất Tương Ưng Nhiễm.
b-VỌNG TÂM HUÂN TẬP VÔ MINH
Khiến cho Vô Minh vốn đã mù quáng, càng mù quáng thêm, không thấu triệt được Chân Như cho nên niệm bất giác khởi lên, vọng cảnh hiện ra.
Vọng Tâm là Tướng Chuyễn trong Ba Tế. Khi nó huân tập Vô Minh, Vọng Tâm biến Vô Minh thành ra Thức của nó (Chuyễn Thức) mà tạo thành Vọng Cảnh, Tức Tướng Năng Hiện, còn gọi là Tướng Hiện, sanh khởi hai loại Nhiễm Tâm mệnh danh là: Năng Kiến Tâm Bất Tương Ưng Nhiễm và Hiện Sắc Bất Tương Ưng Nhiễm. Nhưng chính lúc tựu thành Vọng cảnh, đó là lúc nó không còn biết Chân Như là cái gì nữa, cho nên niệm Bất Giác dấy khởi lên.
c-VỌNG CẢNH HUÂN TẬP VỌNG TÂM
Khiến niệm bất giác vừa mới dấy khởi sa đắm Vọng Cảnh, tạo ra nhiều chủng loại nghiệp kết quả là cả thân, tâm thọ khổ.  
Vọng Cảnh là Tướng Hiện trong Ba Tế. Khi Vọng Cảnh nhiễm ô đã hiện ra rồi, nó lập tức làm duyên mà trở lui huân tập Vọng Tâm, biến Vọng Tâm thành ra thức của nó (Hiện Thức) mà liên tục khởi niệm, tạo thành Tướng Trí và Tướng Tương Tục với hai Thức là Trí ThứcTương Tục Thức, sanh khởi hai loại Nhiễm tâm, gọi là Phân Biệt Trí Tương Ưng Nhiễmbất Đoạn Tương Ưng Nhiễm. Từ đây niệm niệm tương tục, trước sau nối tiếp nhau mà dấy khởi trên bình diện hiện thực, tạo nên bốn tướng thô cuối cùng (Chấp Thủ, Kế Danh, Tạo Nghiệp, Thọ Khổ) và Nhiễm Tâm chót là Chấp Tương Ưng Nhiễm.     
Sau đây tiếp tục phân giải từng vai trò huân tập một trong ba vai trò của Vọng cảnh, Vọng tâmVô Minh.
“Nghĩa huân tập của vọng cảnh có hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là huân tập làm tăng trưởng Niệm.
Hai là huân tập làm tăng trưởng Thủ.
Nghĩa huân tập của Vọng Tâm có hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là huân tập  căn bản của Nghiệp Thức (Vô Minh) khiến La hán, Bích Chi và tất cả Bồ tát chịu khổ sanh tử.
Hai là huân tập làm tăng trưỡng phân biệt sự thức khiến phàm phu chịu khổ gắn liền với nghiệp.
Nghĩa huân tập của Vô Minh có hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là huân tập căn bản, vì nó thành tựu được Nghiệp Thức.
Hai là huân tập của Kiến và Ái bị dấy khởi lên, vì nó thành tựu được phân biệt sự thức.” 
Đoạn Luận trên đề cập đến nghĩa huân tập của Vọng Cảnh, Vọng TâmVô Minh. Sau đây chúng ta tìm hiểu thêm về ba phần trên.
 
d-NGHĨA HUÂN TẬP CỦA VỌNG CẢNH
Vọng Tâm chính là Nghiệp Thức. Nghĩa huân tập của Vọng Cảnh có hai loại.
Một là huân tập làm tăng trưởng Niệm. Đó là tăng trưởng Niệm của Nghiệp Thức. Tức là tăng trưởng Tướng Trí và tướng Tương Tục, vốn đã phát sinh từ khi Vọng Tâm huân tập Vô Minh. Do sức tăng trưỡng nầy mà niệm phân biệt Pháp Chấp thêm mạnh.
Hai là huân tập làm tăng trưởng Thủ. Đó là tăng trưởng hai phiền não: Ngã KiếnNgã Ái. Tức là tăng trưởng Tướng Kế Danh và Tướng Chấp Thủ của Phân Biệt Thức do Vọng Cảnh gây ra.
Cả hai loại đều làm tăng thêm sức cho bốn Thô đầu của Sáu Thô là Trí, Tương Tục, Chấp Thủ, Kế Danh.
e-NGHĨA HUÂN TẬP CỦA VỌNG TÂM 
Trường hợp nầy cũng có hai loại.
Một là huân tập căn bản của Nghiệp Thức. Nghiệp Thức huân tập vào Vô Minh căn bản, khiến niệm niệm sanh diệt không dứt. Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát chịu khổ sanh tử của từng niệm nầy, khiến không lìa được niệm Bất Giác, không quên được Tướng Pháp, thọ khổ của biến dịch sanh tử.
Hai là huân tập làm tăng trưởng phân biệt sự thức bằng cách tự huân hai phiền não Kiến và Ái, không kiến giải được cảnh giới hiện rakhông thật, chấp thủ cảnh giớiphân biệt cảnh giới, gây ra bao nhiêu là Nghiệp dữ để phải lẫn quẫn trong sanh tử luân hồi. Đó là Nghiệp lực của phàm phu.
f-NGHĨA HUÂN TẬP CỦA VÔ MINH
Có hai loại.
Một là huân tập của Vô Minh căn bản, vì nó thành tựu được Nghiệp Thức. Do huân tập nầy mà biến Chân Như thành Nghiệp Thức, rồi phản ứng dây chuyền mà sinh ra Ba Tế, Sáu Thô, Năm Ý, Sáu Nhiễm. Tất cả đều là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của loại huân tập nầy.
Hai là huân tập của Vô Minh Chi Mạt. Vô Minh Chi Mạt tức là các phiền não Kiến và Ái do Vô Minh Căn Bản sanh khởi. Hai phiền não nầy huân tập vọng tâmthành tựu Phân Biệt  Thức, chấp trước, say đắm, tạo nên các tướng Thô, Tương TụcChấp Thủ.
Đó là phần phân tích về Nhiễm Huân, tức Huân Tập Nhiễm Ô.
Sau đây phân giải về phần Huân Tập Thanh Tịnh.
2-HUÂN TẬP THANH TỊNH
“Thế nào là huân tập khởi lên Tịnh Pháp không dứt? Vì đó là Chân Như nên có thể huân tập được Vô Minh. Do sức của nhân duyên huân tập ấy nên mới khiến vọng tâm chán ghét khổ sanh tử và mong cầu an lạc Niết Bàn. Vì vọng tâm ấy có nhân duyên chán ghét và mong cầu, cho nên liền huân tập Chân Như, khiến chúng sanh tự tin nơi tánh của mình, biết tâm vọng động, không có cảnh giới trước mắt, tu phép xa lìa. Vì đã biết đúng như sự thật rằng cảnh giới trước mắt không có thật, cho nên nương theo nhiều phương tiện tu hành khác nhau mà khởi hạnh tùy thuận, không chấp thủ, không khởi niệm. Tu như thế nầy lâu ngày, nhờ sức huân tậpVô Minh diệt. Vì Vô Minh diệt cho nên Tâm không khởi động. Vì không có khởi động, cho nên cảnh giới diệt theo. Vì cả Nhân lẫn Duyên đều diệt, cho nên tướng của Tâm mất hết, gọi là chứng đắc Niết Bàn. Nghiệp dụng tự nhiên được thành tựu.”  
Đoạn trên nói Nhân tức chỉ Vô Minh, Duyên tức nói về vọng cảnh, nói Tướng Tâm tức nói về Sáu Nhiễm Tâm. Như thế tiến trình của nhân duyên hoàn tịnh diễn biến từ nhân Nhân đến Quả xoay quanh ba mục đích chính sau đây:
a-NHÂN VÔ MINH DIỆT
Nhân Vô Minh diệt thì ba nhiễm Tâm bất tương ưng diệt.
b-DUYÊN CẢNH GIỚI DIỆT
Duyên cảnh giới diệt thì ba Nhiễm Tâm tương ưng diệt.
c-BA BẤT TƯƠNG ƯNG VÀ BA TƯƠNG ƯNG DIỆT
Ba Bất Tương Ưng và ba Tương Ưng diệt tức là Tướng của Tâm bặt dứt, không sanh, sạch làu. Đó là Niết Bàn. “Nghĩa huân tập của Vọng Tâm có hai loại. Hai loại ấy là gì?
d-HUẬN TẬP CỦA PHÂN BIỆT THỨC
Một là huân tập của Phân Biệt Sự Thức.
“Đây là nương nơi chúng sanh phàm phuNhị Thừa mà nói, vì họ chán khổ sanh tử cho nên tùy theo khả năng riêng của từng người mà dần dần hướng lên Đạo Vô Thượng.”
Phân biệt sự Thức chính là Ý thức. Tức là Thức của Ý. Theo giáo nghĩa của Khởi Tín Luận thì Ý Thức có ba nghĩa chính. Nương vào ngủ căn mà phân biệt ngoại cảnh, nắm bắt ngoại cảnh, nó có tên là Phân Ly Thức. Theo nghĩa thông duyên mọi cảnh, cả trong lẫn ngoài, và nắm giữ chủng chủng sự tướng, nó có tên là Phân Biệt Sự Thức. Khi nghĩa của nó chỉ giới hạn trong vai trò chấp trước Ngã Ái mà khởi Hoặc tạo nghiệp thì nó mới đích thực là Ý Thức. Đó là một tên gọi khác của Thức Tương Tục
Còn Ý là chỉ chung cho hoạt động của Năm Thức: Nghiệp Thức, Chuyển Thức, Hiện Thức, Trí ThứcTương Tục Thức. Năm thức nầy có tên chung là Ý, hay còn gọi là Ngũ Ý.
Phân biệt sự thức huân tập vô minh, khiến cho vô minh loãng bớt chất bất tịnh của nó phần nào, do đó mới có hiện tượng chúng sanh đang mê mờ, đến một thời điểm nào đó tự nhiên quay đầu trở lại mà hướng theo đường thiện tu hành. Đây là động cơ phát tâm của Nhị ThừaBồ Tát Thập Tín.
e-HUÂN TẬP CỦA Ý
Hai là huân tập của Ý.
“Đây là nương vào Bồ Tát mà nói, vì hàng Bồ Tát phát tâm dõng mãnh, mau đạt đến Niết Bàn.”
Ở đây cả Ngủ Ý đều cọng tác vào nên động cơ rất mạnh. Do đó mà sự phát tâm dõng mãnh hơn bội phần, khiến mau đạt đến Niết Bàn hơn. Đây là trường hợp của Tam HiềnThập Thánh, tức Bồ tát các cấp: Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi HướngThập Địa.
Như trên đã phân giải về huân tập của Vọng Tâm, có cạn, có sâu, có thô, có tế khác nhau.
Sau đây phân giải về huân tập của Chân Như có sự bất đồng về nghiệp dụng.
“Nghĩa huân tập của Chân Như có hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là huân tập tự thể tướng.
Hai là huân tập của dụng.
Huân tập của Tự thể tướng là từ vô thủy đến nay sẳn đủ Pháp vô lậu, có đủ nghiệp bất tư nghì làm tánh của cảnh giới. Nương vào hai nghĩa huân tập thường hằng ấy, có đủ năng lực nên khiến chúng sanh chán khổ sanh tử, cầu an lạc Niết Bàn, tự tin vào chính mình sẳn có pháp Chân Như cho nên phát tâm tu hành”. 
Nói về “Tự Thể Tướng” và “Dụng” ở đây liên quan đến “Tự Thể Tướng Dụng” trong phần đầu Lập Nghĩa của luận nầy. Tự thể tướng dụng, nghĩa là thể riêng, tướng riêng và dụng riêng của Nhất Tâm. Tự Thể Tướng có nghĩa là Tự Tướng và Tự Thể  Nhất Tâm. Dụng chính là tự dụng của Nhất Tâm. Tự Tướng của Nhất Tâm chính là Như Lai Tạng. Cho nên mới nói  “cụ vô lậu pháp” nghĩa là sẳn đủ pháp Vô Lậu. Tự Dụng của Nhất Tâmsanh khởi các Pháp lành thế gianxuất thế gian. Cho nên ở đây nói “bị hửu bất tư nghì nghiệp” nghĩa là có đủ nghiệp bất tư nghì. Tự tướng của Nhất Tâm thì sẳn đủ tánh công đức Vô Lậu, còn Tự Dụng của Nhất Tâm thì có đủ Nghiệp Bất Tư Nghì, cả hai hợp chung lại thì thành Tánh của cảnh giới. Tánh nầy nơi loài vô tình thì gọi là Pháp Tánh (Tánh các Pháp), ở nơi Hửu Tình thì gọi là Phật Tánh .
Chính nương vào hai nghĩa “sẳn đủ Pháp vô lậu” của Tự Tướng và “có đủ Nghiệp bất tư nghì” của tự dụng vì cả hai đều thường hằng cho nên có đủ sức mạnh khiến chúng sanh chán khổ sanh tử cầu an lạc Niết Bàn.
Mặt khác, huân tập của Tự thể tướng và Tự dụng tuy cùng mục đích là xóa tan vô minh, nhưng nghĩa huân tập của Tự thể tướng hoàn toàn hướng nội, còn nghĩa huân tập của Tự dụng nặng về mặt biểu hiện ra bên ngoài.
Đến đây đã làm sáng tỏ đường nét chính yếu sự huân tập của Chân Như. Làm sáng tỏ được nghĩa Chân Như huân tập thì mới xây dựng được Giáo Nghĩa Như Lai Tạng. Đó là Giáo Nghĩa mới của trường Phái Khởi Tín, tổng hợp hai nghĩa Tánh và Tướng. Luận đưa ra câu hỏi và trả lời để làm sáng tỏ vấn đề như sau: 
“Hỏi: Nếu quả thật như vậy thì tất cả chúng sanh đều có Chân Như và đều huân tập đồng đều như nhau. Tại sao có người tin kẻ không, và có vô lượng sai biệt, trước sau khác nhau? Đáng lẽ tất cả phải đồng thời tự biết mìnhpháp Chân Như, siêng tu phương tiện, để rồi cùng nhập Niết Bàn như nhau mới phải?”
“Đáp: Chân Như vốn chỉ có một, nhưng Vô Minh thì có vô lượng vô biên. Tánh riêng của Vô Minh vốn đã sai khác ngay từ trong bản chất. Cho nên có dày mỏng khác nhau. Các phiền não hạng nặng, nhiều hơn số các sông Hằng, đều nương nơi Vô Minhsanh khởi khác nhau. Các phiền não hạng thường là Ngã KiếnNgã Ái cũng đều nương nơi Vô Minhsanh khởi khác nhau. Tất cả các phiền não nhiều như vậy, đều nương nơi Vô Minh sanh khởi trước sau không đồng và có vô lượng sai biệt. Chỉ có Phật mới biết được. Lại nữa, pháp của chư Phật có nhân có duyên. Nhân duyên phải đầy đủ thì sự việc mới thành tựu. Ví như tánh lửa trong thân cây là nhân chánh của lửa, nếu không có người biết dùng phương pháp để lấy lửa ra, bảo cây tự cháy là điều không thể có được.”     
 Phần giải thích trên ta nhận thấy hàm chứa hai ý:
Một là chúng sinh tất cả đều có Chân Như, nhưng vì sức huân tập bên trong của Vô Minh căn bản có dày mỏng khác nhau, cho nên căn cơ chúng sanh có kẻ lanh người chậm. Kẻ tin người không tin.
Hai là dù cho sức huân tập bên trong của Vô Minh ngang nhau, nhưng các phiền não tạo thành bởi sức huân tập ấy có Thô có  Tế khác nhau, cho nên sự tu chứng có chậm có mau không đồng.
Phiền não hạng nặng đây là nói về ba loại Nhiễm Tâm Bất Tương Ưng. Phiền não hạng thường là ba loại tương ưng, trong đó có Ngã KiếnNgã Ái.
Luận Khởi Tín viết tiếp:
“Chúng sanh cũng vậy. Tuy có sức huân tập của chánh nhân, nhưng nếu không gặp chư Phật, chư Bồ Tát cùng các bậc thiện tri thức và lấy đó làm duyên mà có thể tự mình dứt trừ phiền não để vào Niết Bàn, thì đó là điều không thể có được. Còn nếu tuy có sức ngoại duyên, nhưng Tịnh Pháp bên trong chưa có sức huân tập thì cũng không thể rốt ráo chán khổ sanh tử và cầu vui Niết Bàn được.”
“Nếu nhân duyên đầy dủ, nghĩa là nếu tự mình có sức huân tập bên trong, lại được đại nguyện từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ thì mới sanh khởi được cái Tâm chán khổ, tin có Niết Bàn, tu tập căn lành. Nhờ có tu tập căn lành, thành thục rồi mới gặp được chư Phật, chư Bố Tát chỉ bày giáo hóa, đem lại lợi ích mừng vui và mới có thể hướng thẳng đến đạo Niết Bàntiến tới.”
Đoạn luận trên nói đến lý Nhân Duyên. Nói đến Nhân Duyên phải kể đủ ba yếu tố là Chánh Nhân, Duyên NhânLiễu Nhân. Theo thí dụ lấy lửa từ thân cây thì Tánh lửa là Chánh Nhân, phương tiện cọ xát là Duyên Nhân. Khi có đủ cả hai thì mới có lửa tóe ra. Lửa tóe ra đó là Liễu Nhân.
Cũng như thế Chân Như trong Tâm chúng sanh là Chánh Nhân. Sự giáo hóa của chư Phật, chư Bồ Tát và các phương pháp tu hànhDuyên Nhân. Khi có đủ cả hai thì Phật Tánh mới hiển lộ, thành tựu đạo Niết Bàn. Đấy là Liễu Nhân.
Luận giải thích  tiếp:
“Huân tập của Dụng tức là sức làm ngoại duyên cho chúng sanh. Ngoại Duyên như vậy có vô lượng nghĩa. Nói gọn có hai nghĩa. Hai nghĩa ấy là gì?
Một là Duyên Sai Biệt. Hai là Duyên Bình Đẳng.
Duyên Sai Biệt  ví nhưchúng sanh nương nơi chư Phật, chư Bồ Tát, từ khi mới bắt đầu phát tâm cầu đạo cho đến khi thành Phật. Trong khoảng thời gian đó, dù chỉ nghĩ đến hay chính mình được thấy chư Phật, chư Bồ Tát hiện ra. Hoặc làm bà con cha mẹ, hoặc  làm người giúp việc, hoặc làm người bạn tâm giao, hoặc làm kẻ oán thù, hoặc hiện ra bốn nhiếp pháp. Cho đến bất cứ công việc gì khác nữa, nhiều đến vô lượng, cốt để kết duyên, nhờ sinh khởi sức huân tập đại bi mà khiến chúng sanh tăng trưởng được căn lành. Dù thấy dù nghe đều được lợi ích.”
“Duyên sai biệt nầy có hai thứ: Một là duyên gần, vì mau được độ. Hai là duyên xa, vì lâu xa mới được độ.
Hai duyên gần và xa nầy lại còn chia thành hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là duyên Tăng trưởng hành nghiệp. Hai là duyên Thọ đạo.
Duyên bình đẳng là tất cả chư Phật chư Bồ Tát đều nguyện độ thoát tất cả chúng sanh, huân tập một cách tự nhiênthường hằng, không lúc nào xả bỏ. Do sức Bi Trí đồng thể, cho nên tùy theo điều mình thấy nghe mà ứng hiện ra việc làm. Đây là điều Kinh dạy: chúng sanh nương nơi Tam Muội mới được bình đẳng thấy được chư Phật.”
Đoạn trên ta gặp những từ như “Huân Tập của Dụng”, “Duyên sai biệt”, “Duyên Bình đẳng” … Xin giải rỏ thêm: Huân tập của Dụng là tùy theo cơ cảm riêng của từng chúng sanhứng hiện ra, đem lại lợi lạc cho chúng sanh. Như sự thị hiện của Bồ Tát Quan Âm chẳng hạn. Hể có cảm là có ứng hiện, cho nên mới gọi đó là nghiệp bất khả tư nghì. Nếu cơ cảm đó từ Phân Biệt Sự Thức phát ra thì Nghiệp dụng ứng lại là các Hóa Thân sai khác của Phật hiện ra theo từng loài mà cứu độ. Đó gọi là Duyên sai biệt. Nếu cơ cảm do từ Nghiệp Thức phát ra thì Nghiệp dụng ứng lại là Báo Thân Phật hiện ra để cứu độ. Đây gọi là Duyên Bình Đẳng.
Duyên Sai Biệt có nhiều hình thức thiên sai vạn biệt, không thể kể hết, nhưng nếu phân loại ta sẽ thấy có năm loại sau đây:
·      Nương vào tình thương để nhiếp hóa
·      Nương vào công việc để giúp ích
·      Nương vào tình nghĩa để gây thông cảm
·      Nương vào hận thù để bẻ gãy hận thù
·      Nương vào bốn Nhiếp Pháp (Bố Thí, Ái Ngữ,  Đồng Sự, Lợi Hành) để hòa đồng mọi mặt.
Dù bằng cách nào đi nữa thì động cơ chính vẫn không ngoài lòng Đại Bi bình đẳng của chư Phật và chư Bồ Tát.
Từ khi phát tâm đến khi đắc quả mà nói, nếu thời gian ấy mau thì giọi là Duyên Gần, nếu thời gian ấy lâu thì gọi là Duyên Xa.
Câu Kinh sau đây nói lên Duyên Tăng Trưỡng: “Ta nay ra đời khai thị cho tất cả chúng sanh, khiến ai chưa tin, sanh khởi lòng tin; ai đã tin rồi, khiến lòng tin tăng trưỡng”.
Duyên Thọ Đạo là tất cả chúng sanh cuối cùng rồi ai cũng sanh trưởng được lòng tin, không trừ một ai.     
Tổng kết lại, khi nói Duyên Bìng Đẳng là  từ  chư Phật mà nói. Còn nói Duyên Sai Biệt là đứng từ phía chúng sanh mà nói.
Những đoạn Luận trên là thuyết minh riêng rẽ hai loại huân tập của Chân Như là: Huân Tập của Tự Thể TướngHuân Tập của Tự Dụng.
Tiếp theo là tổng hợp cả hai nghĩa thành sự huân tập của một Chân Như duy nhất đó là giáo nghĩa Như Lai Tạng của Luận Khởi Tín.
Luận viết tiếp: “Huân tập của Thể và Dụng nói trên lại còn chia ra hai loại. Hai loại ấy là gì?
Một là chưa tương ưng. Tức như phàm phu, Nhị ThừaBồ Tát sơ phát tâm. Vì dùng sức huân tập của Ý và Ý Thức, rồi nương vào sức của tín tâmtu hành cho nên chưa đạt được Tâm Vô Phân Biệt để cùng tương ưng với Thể, chưa đạt được sự tu hành Nghiệp Tự Tại để cùng tương ưng với Dụng.
Hai là đã tương ưng. Tức như Bồ Tát Pháp Thân đã đạt được Tâm Vô Phân Biệt và cùng tương ưng với Trí Dụng của chư Phật. Cho nên chỉ nương vào Pháp Lựctu hành một cách tự nhiên, huân tập Chân Nhưdiệt trừ Vô Minh.”
Hàng Bồ Tát đã rốt ráo là vì nương vào chính tự thân của Chân Như, đã thành tựu được Trí Vô Phân Biệt, tương ưng với Trí và Dụng của chư Phật,  tức với Tự Thể Tướng Dụng của Chân Như. Khi nói nương vào Pháp Lực là nói lấy Chân Trí soi vào Chân Lý. Nói Nghiệp Tự Tại, nói tu hành một cách tự nhiên là nói đã tu chứng đến tự tại vô ngại, làm thế nào cũng không rời khỏi Chân Như tự thân. Như thế gọi là Chân Như đã hiển lộVô Minh đã trừ xong.
Đó là hiển lộ Pháp Thân Như Lai. Hay hiển lộ Như Lai Tạng nói theo Khởi Tín Luận.
“Lại nữa,  từ vô thủy đến naynhiễm pháp huân tập không dứt, nhưng đến khi thành Phật thì dứt. Tịnh pháp huân tập thời cho đến tận cùng đời vi lai cũng không dứt. Nghĩa ấy thế nào? Là vì Pháp Chân Như hằng thường huân tập thời vọng tâm tiêu diệt, Pháp Thân hiển hiện ra mà dấy khởi huân tập của dụng, cho nên Vô Minh tiêu diệt.”
Sở dĩ Chân Như được tôn quíxuyên qua nghiệp dụng bất tư nghì  của nó.  Luận về sức huân tập của Nhiễm PhápTịnh Pháp, hai bên thường  đắp đổi nhau mà huân tập qua lại, tạo nên mười Pháp Giới: Tứ Thánh (( Thinh Văn (La Hán) , Duyên Giác (Bích Chi Phật), Bồ Tát  và Phật)),  Lục Phàm (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, A-tu-la, nhân gian, Thiên Thượng).
Nhiễm Pháp vô thủy nhưng hửu chung. Tịnh Pháp thì vô thủy, vô chung. Vì nhân ô nhiễmvô minh nương vào Chân Nhưsanh khởi. Như vậy thời Chân Nhưvô thủy của vô thủy vậy. Do sức huân tập của Chân Nhưvô minh bị trừ dứt sạch mới thành Phật. Do đó nên nói Nhiễm Pháp sẽ dứt nhưng Tịnh Pháp thời thường hằng.
Đến đây đã luận giải xong về Sanh Diệt Môn, bao gồm Nhân Duyên sanh diệt, Tướng sanh diệtNhiễm Tịnh tương tư.  
3-NHƯ LAI TẠNG - GIẢI THÍCH THEO NHIỄM TỊNH
“TThTướng của Chân Như.  Tất cả phàm phu, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật đều có như nhau, không thêm không bớt. Không phải trước sanh, không phải sau diệt, rốt ráo thường hằng. Ngay trong bản chất, tự tánh đầy đủ tất cả công đức. Sở dĩ Tự Tánh ấy có nghĩa đại trí tuệ quang minh, có nghĩa biến chiếu Pháp Giới, có nghĩa chân thật thức trí, có nghĩa tự tánh thanh tịnh tâm, có nghĩa Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, có nghĩa thanh lương bất biến tự tại, đầy đủ mọi nghĩa của Pháp Phật là bất ly, bất đoạn, bất dị, bất khả tư nghì, nhiều hơn số cát sông Hằng, đầy đủ tất cả, không thiếu một nghĩa cỏn con nào, nên gọi là Như Lai Tạng, cũng gọi là Như Lai Pháp Thân” .
Đoạn trên nói đến Đại Trí Tuệ Quang Minh, nghĩa là ánh sáng của trí tuệ to lớn suốt soi trong vắt (còn gọi là Chân Thể của Tỳ Lô Giá Na). Biến chiếu Pháp Giới, đem thật Trí mà soi vào lý thì không lý nào mà không thấu triệt. Đêm quyền Trísoi xét vật thì không vật nào mà không rọi đến tận cùng. Đây là Trí Bát Nhã: Thật tướng, quán chiếuphương tiện, chân thật thức tri. Tự Tánh Như Lai xa lìa nhiễm ô.
Thường, Lạc, Ngã, Tịnh là bốn đức của Niết Bàn:
·       Cùng tột ba đời mà không đổi là Thường
·      Ở trong khổ mà tự tại là Lạc
·      Trong sanh tử mà không bị trôi lăn là Ngã
·      Tùy duyên chuyển biến mà không bị nhiễm ô bởi thế gian là Tịnh
Tại sao lại Thanh Lương bất biến tự tại?  Đó là vĩnh viễn xa lìa não nhiệt là Thanh Lương. Trãi qua Sanh Trụ Dị Diệt mà không bị chi phốibất biến. Không bị nghiệp trói buột là tư tại.
Như Lai Tạng không khác Chân Thể của Chân Như nên nói là Bất Ly. Nó tương tục từ vô thủy đến vô chung nên nói là bất đoạn. Nó đồng đẳng nhất vị với Chân Như nên nói là bất dị. Tánh và tướng thông nhau, lý và sự rỗng suốt, Một và Nhiều không ngại nhau, Nhiễm và Tịnh không hai nên nói là Bất Khả Tư Nghì.
Từ “Nhất Pháp Giới Đại Tổng Tướng” đến Sanh Diệt Môn, Chân Như Môn, Tánh, Tướng, Dụng v.v… Luận chủ đều qui kết vào Như Lai Tạng. Nói chung  Tâm Chúng Sanh hàm chứa tất cả Pháp  Nhiễm Tịnh, Hửu Lậu, Vô Lậu, Hửu Vi, Vô Vi v.v… Đó là ý nghĩa của Như Lai Tạng.
 Luận tự đặt ra câu hỏi để giải thích rỏ thêm những ý nghĩa nêu trên:
“Hỏi: Trước nói Chân Như, tự thể của nó bình đẳng, xa lìa mọi tướng, vì sao ở đây lại nói thể ấy có các công đức nhiều như vậy?
Đáp: Tuy nó quả thật có các công đức ấy, nhưng chúng không có tướng sai khác, tất cả đều nhất vị bình đẳng cùng một Chân Như duy nhất. Nghĩa ấy thế nào?
·      Vì không phân biệt, vì lìa tướng phân biệt  cho nên không hai.
Lại vì nghĩa gì mà nói chúng có sai biệt?
·      Đó là nương vào Tướng Sanh Diệt của Nghiệp Thức mà nói để hiển thị.
Hiển thị thế nào?
·      Tất cả các Pháp vốn dĩ chỉ do một Tâm, không hề có Niệm, nhưng vì có vọng niệm, bất giác niệm khởi mà thấy có các cảnh giới, cho nên nói là Vô Minh.
Tánh của Tâm không khởi Niệm, đó là nghĩa Đại Trí Tuệ Quang Minh .
Nếu Tâm dấy khởi cái Thấy, thời có cái mà Tâm không thấy. Tánh của Tâm xa lìa cái thấy, đó là nghĩa Biến Chiếu Pháp Giới.
Nếu Tâm có động, tức không phải tri thức chân thật, không có tự tánh, chẳng phải Thường, chẳng phải Lạc, chẳng phải Ngã, chẳng phải Tịnh, mà là nhiệt não suy biến, không phải tự tại, cho đến có đủ tất cả Vọng nhiễm nhiều hơn số các sông Hằng.
Nếu Tâm dấy khởi cái Thấy,  mà lại chỉ thấy những vật trước mặt có thể Niệm được, tức còn thiếu những vật không thấy. Tịnh Pháp với vô lượng công đức như vậy, tức là Nhất Tâm. Nó lại không có cái Bị Niệm cho nên đầy đủ Thanh Tịnh, gọi là Pháp Thân, kho chứa Như Lai.”
Có ba nhận xét về đoạn trên:
·      Các công đức ấy có thật nhưng không có Tướng Sai Biệt vì tất cả đều đồng đẳng nhất vị và đều là Chân Như duy nhất, xa lìa Tướng Phân Biệt.
·      Vì nương vào Tướng Nghiệp mà nói nên các công đức ấy có khác nhau.
·      Tướng của Nghiệp Thức có bao nhiêu ô nhiễm thì đối lại Tướng của Chân Như có bấy nhiêu Công Đức Thanh Tịnh. Như khởi niệm là Vô Minh thì ngược lại không khởi niệm là Đại Trí Tuệ Quang Minh. Khởi Kiến thì không thấy cùng khắp hết được, ngược lại không khởi Kiến là Biến Chiếu Pháp Giới. v.v…
Như Lai Tạng chính là Nhất Tâm mà tất cả chúng sinh đều có không vì nơi Thánh mà có thêm, hay nơi Phàm Phu mà bớt đi.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để tách nó ra khỏi Vô Minh, lôi ra khỏi kho chứa A-Lại-Ya vì trong đó Nhiễm PhápTịnh Pháp đang quấn lấy nhau. Làm như thế là để cho Nghiệp Dụng tự nhiên của Như Lai Tạng tự hiển hiện ra.
Chư Phật đã dạy phương cách “tách biệt” ấy mà Luận Khởi Tín đã viết như sau:
“Lại nữa, Dụng của Chân Như, là như các đức Như Lai, khi mới bắt đầu tạo dựng nhân địa tu hành, phát tâm từ bi rộng lớn, thật hành các hạnh Ba La Mật, nhiếp hóa chúng sanh, lập thệ nguyện rộng lớn, muốn độ thoát hết toàn cõi chúng sanh, bình đẳng như nhau,  lại cũng không hạn cuộc số kiếp lâu mau, cho đến tận cùng đời vị lai, vì lấy tất cả chúng sanh làm thân của mình mà cũng không nắm giữ tướng chúng sanh. Như thế nghĩa là thế nào? Nghĩa là biết đúng như sự thật rằng tất cả chúng sanh và chính thân mình đều cùng một Chân Như, bình đẳng, không khác không sai”.
Đoạn trên nói là phải gây nhân, tức là phát tâm từ bi rộng lớn, lập thệ độ sanh. Tu các hạnh Ba La Mật mà nhiếp hóa chúng sanh. Lấy thân chúng sanh  làm thân của chính mình mà không vướng mắc vào tướng chúng sanh. Phải biết rằng mình và tất cả chúng sanh đều cùng một Chân Như bình đẳng như nhau, không sai, không khác.
Thực hành được như thế thì Tự Dụng của Nhất Tâm, tức các loại nghiệp dụng bất tư nghì, chẳng cần phải dụng công thi tác mà tự nhiên hiện ra như trong đoạn kết tiếp đề cập.
“Vì có trí của phương tiện tu hành lớn lao như vậy, cho nên trừ được vô minh, thấy được Pháp Thân vốn có của mình, mà tự nhiên có nhiều loại diệu dụng của Nghiệp Bất Tư Nghì. Dụng đó liền cùng với Chân Như, bình đẳng rải khắp tất cả mọi nơi, mà cũng không có cái Tướng của Dụng có thể nắm bắt được.
Vì sao vậy? Vì các đức Như Lai chỉ là Thân Pháp (Pháp Thân), tức thân của Tướng Trí. Đây là sự thật tuyệt đối, sự thật đệ nhất nghĩa. Trong Thân ấy không có cảnh giới theo nghĩa của sự thật thế gian, xa lìa thi tác, chỉ tùy nơi sự thấy nghe của chúng sanh mà được lợi ích, cho nên nói đó là dụng”.
Khi trừ sạch được Vô Minh, thấy được Pháp Thân vốn có của mình thì tự thể của Chân Như hiển hiện. Khi tự thể hiển hiện thì diệu dụng của nó bình đẳng rãi khắp mọi nơi. Diệu dụng ấy vốn không có Tướng. Chúng sanh chỉ cảm nhận khi được hưỡng lợi lạc từ những diệu dụng ấy.
Các Đức Như Lai chỉ là Pháp Thân, thân của Tướng Trí. Đây là sự thật đệ nhất nghĩa đế, không có cảnh giới theo nghĩa thế gian.
Nghiệp tự nhiên của dụng theo chân thể mà tỏa ra khắp nơi, hoàn toàn vô ngại tự tại.
Các loại Dụng, theo tiến trình của Chân Như chưa hiển lộ hay đã hiển lộ, và hiển lộ tới mức nào để tuần tự xác định từng loại Thân, từ Ứng Thân cho đến Pháp Thân.
Luận viết tiếp:
“Dụng ấy có hai loại:
Một là loại nương vào Phân Biệt Sự Thức mà Tâm của Phàm PhuNhị Thừa thấy được, gọi là Ứng Thân. Vì không biết là do Chuyễn Thức hiện ra cho nên họ thấy thân ấy từ ngoài nắm lấy một mảnh chia cắt của Sắc chất, vì vậy không thể biết hết được.
Hai là loại nương vào Nghiệp Thức mà Tâm của các hàng Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến Cứu Cánh Địa thấy được. Thân ấy có vô lượng sắc, sắc ấy có vô lượng tướng, tướng ấy có vô lượng vẻ. Trú xứ của thân ấy nương nơi quả báo, cũng có vô lượng các món trang nghiêm. Tùy theo các món được thị hiện ra mà liền không có giới hạn, không thể cùng tận, xa lìa tướng chia cắt. Rồi tùy theo các món bị ứng lại mà thường nắm giữ đứng yên, không hư không mất.
Những công đức như vậy sở dĩ thành tựu được là do sức huân tập của các hạnh vô lậu Ba La Mật và sức huân tập bất tư nghì, đầy đủ vô lượng tướng vui, cho nên gọi là Báo.
Lại vì những gì mà phàm phu thấy được chỉ là Thô Sắc, tùy theo Sáu loại chúng sanh trong Sáu đường mà mỗi loại thấy một khác. Các món thấy biết sai khác ấy không phải Tướng Thọ Lạc, cho nên nói là Ứng.”  
Đoạn nầy Luận chủ  luận giải về Nhân là thể của Chân Như và Quả là nghiệp dụng sai khác của Chân Như. Tùy theo thể của Chân Như hiển lộ nhiều hay ít, hoặc chưa hiển lộ mà qui định quả là Ứng thân, Báo thân, hay Pháp thân.
Hàng phàm phuNhị thừa, vì còn vô minh dày đặc che lấp nên chỉ nương vào Phân Biệt Sự Thứcphân biệt, và chỉ phân biệt được các tướng thô của vô minh từ trong Chuyễn Thức hiện ra mà không hề hay biết. Cho nên đối tượng phân biệt của họ là ngoài vào. Thân Phật mà họ thấy cũng chỉ là một mãnh của sắc chất bị chia cắt chứ chưa phải toàn bộ. Vì vậy chúng sinh trong sáu đường, loài nào thấy Phật theo sở hiện riêng của loài ấy. Đó là Ứng Thân.
Đó cũng là trường hợp chung cho Tam HiềnThập Thánh.
Với Tam Hiền, vô minh tan loãng dần nhưng khi lên địa vị Thập Thánh thì vô minh bị phá trừ từng phần, thay vào đó từng phần Chân Như hiện ra.
Thân Phật mà Thập Thánh thấy, chính là những phần của Chân Như đó. Từ Sơ Địa đến Thập Địa cấp độ Chân Như dần dần tăng trưỡng, cho đến Cứu Cánh Địa thì toàn thể Vô Minh bị thay thế bởi toàn thể Chân Như. Đây gọi là Pháp Thân.
Trước khi chưa thành tựu được Pháp Thân, những gì về Thân Phật mà Thập Thánh thấy được gọi là Báo Thân.             
Thân Phật mà họ thấy chính là thân phước báo do từ trong Nghiệp Thức đã được thanh tịnh hóa của chính họ hiện ra. Chân Như hiện ra gần tròn đầy thì Báo Thân to lớn và có vô lượng sắc tướng trang nghiêm. Đây là đứng về phương diện Chánh Báo mà nói. Y xứ của Báo Thân ấy tức là Y Báo. Vì cũng là quả của Chân Như cho nên cũng có vô lượng tướng trang nghiêm như Chân báo, Các tướng trang nghiêm nầy cũng không có hạn lượng, không cùng tận vì đã xa lìa tướng chia cắt.
Các tướng trang nghiêm của Y Xứ bên nầy chiếu qua, bên kia ứng lại, cái bị hiện ra (sở hiện) và cái bị ứng lại (sở ứng), hai bên nâng đở nhau, nắm giữ nhau cùng được an trú, khiến cả hai không hư mất. Đấy là thế giới Hoa Nghiêm, tức cảnh giới trang nghiêm bằng hoa phước báo.
Tất cả đều do sức huân tập của các hạnh vô lậu Ba La Mật bên ngoài, và sức huân tập bất tư nghì của Chân Như bên trong mà thành tựu cho nên gọi là Báo ( Y và Chánh báo).
Còn những gì hiện ra qua Phân Biệt Sự Thức của Phàm Phu và do chính phàm phu thấy được chỉ là thô sắc của Vô Minh hiện ra, cho nên không loài nào trong sáu đường thấy Thân Phật giống loài nào! Vì vậy nên gọi là Ứng. Nghĩa là Ứng với từng loài.
Sau đây Luận giải rõ thêm về Pháp ThânBáo Thân.
“Lại nữa, thân Phật mà Bồ Tát sơ phát tâm thấy được là  chỉ nhờ tin sâu Chân Như mà có thấy chút đỉnh và biết các món trang nghiêm của tướng sắc, không đến không đi, xa lìa chia cắt, chỉ do tâm hiện, không rời Chân Như mà riêng có. Nhưng Bồ Tát ấy chỉ tự phân biệt mình, vì chưa vào trong Pháp Thân. Nếu được tâm thanh tịnh rồi, thì cái mà Bồ Tát thấy sẽ vi diệu và Dụng của nó trở thành thù thắng. Cho đến cấp địa tận của Thập Địa Bồ Tát mới thấy rốt ráo. Nếu lìa nghiệp thức rồi thì không còn tướng thấy, bởi vì Pháp Thân của chư Phật không có tướng sắc bên nầy bên kia giao nhau, xen nhau mà thấy.”                                         
Đoạn trên phân giải rõ thêm về Báo ThânPháp Thân của Bồ Tát từng cấp chứng đắc thấy được. 
Tam Hiền nhờ thâm tín Chân Như cho nên biết các sắc tướng trang nghiêm mà họ thấy chỉ do tâm hiện, không từ đâu lại cũng chẳng đi đâu, xa lìa mọi giới hạn chia cắt và không rời Chân Như mà riêng có. Tuy trong thâm tâm biết như thế nhưng chưa thật đi vào Pháp Thân vì những điều thấy biết ấy còn là “tự tâm phân biệt tự tâm” mà thôi. Cho nên trong một đoạn trước của luận nầy nói đó chỉ là “Tương Tợ Giác” do tỷ quán mà có. Từ Sơ Địa trở lên, Tâm được thanh tịnh, Chân Như mới dần dần hé ra, nhờ đó mới chứng đắc từng phần Pháp Thân. Cho đến Địa Tận, tức địa vị cuối cùng của Thập Địa, toàn bộ Pháp Thân mới hiện ra đầy đủ và chỉ khi ấy mới thấy được Pháp Thân Phật một cách rốt ráo. Từng phần Pháp Thân hiện ra đó gọi là Báo Thân. Và vì Bồ Tát Thập Địa thấy được từng phần Pháp Thân cho đến toàn bộ Pháp Thân, cho nên còn gọi là Bồ Tát Pháp Thân. Khi đã chứng đắc Pháp Thân rồi thì tức là Tướng Nghiệp đã tan rã và Nghiệp Thức (Thức của Nghiệp) không còn nữa. Bấy giờ không còn có Tướng Kiến, nghĩa là Năng Kiến tự tiêu, mà Sở Kiến cũng không còn. Chỉ khi ấy mới thật thấy Pháp Thân chư Phật. Vì Pháp Thân không có tướng sắc khiến hai bên Năng Kiến và Sở Kiến tác động qua lại, đắp đổi nhau mà thành cái thấy. Sau đây Luận chủ tự đặt ra câu hỏi để rồi trả lời giải thích cho rõ thêm về Tướng Sắc.
“Hỏi: Pháp Thân của chư Phật xa lìa Tướng Sắc, vì sao lại có thể hiện ra Tướng Sắc được” ?
“Đáp: Chính ngay Pháp Thân ấy là Thể của Sắc, vì vậyhiện ra nơi Sắc. Điều đó được gọi là: Từ trong bản chất, Sắc và Tâm không hai. Vì tánh của Sắc tức là Trí, cho nên Thể của Sắc vô hình gọi là Trí Thân (Thân Trí). Vì tánh của Trí tức là Sắc cho nên nói Pháp Thân (Thân Pháp) hiện ra khắp nơi. Sắc bị hiện ra, không có chia cắt, chỉ tùy theo Tâm mà thị hiện vô lượng Bố Tát, vô lượng Báo Thân, vô lượng trang nghiêm trên khắp thế giới mười phương, mỗi mỗi sai khác, đều không chia cắt, nhưng không ngăn ngại nhau. Đó không phải do sức phân biệt của tâm thức mà có thể thông hiểu được. Vì nó là dụng của tự tại Chân Như vậy”.            
Trên đây luận chủ đã giải rõ về lý  “Sắc, Tâm”  bất nhị để qui kết toàn thể pháp giới về nguồn gốc chân thật của Nhất Tâm. Tác giả cho đó là diệu dụng tự tại của Chân Như. Diệu  Dụng ấy không thể do sức phân biệt của tâm thức mà có thể thông suốt tường tận hết được.
X-TÙY THUN VÀ HI NHP
 Vấn đề sau cùng là làm thế nào để trở về với Chân Như và hội nhập Chân Như.
Luận viết: “Lại nửa, phải ngay từ Sanh Diệt Môn mà đi vào Chân Như Môn.  Như trong Kinh nói:  ruồng khắp năm Uẩn, uẩn Sắc cũng như uẩn Tâm, và cảnh giới sáu trần, tất cả đều rốt ráo vô niệm. Vì tâm không hình tướng, rong khắp muôn Phương, không đâu tìm thấy. Như người đi lạc đường, gọi Đông là Tây nhưng Phương hướng thì thật không thay đổi. Chúng sinh cũng vậy, vì bị vô minh mê hoặc, gọi Tâm là Niệm, nhưng Tâm thật không động. Nếu ra sức quan sát, biết Tâm vốn vô niệm thì liền được Tùy Thuận mà vào Chân Như Môn”.
Từ Sanh Diệt Môn vào Chân Như Môn phải noi theo Phương pháp quán Vô Niệm, như luận chủ đã phân giải. Vì năm uẩn bên trong cũng như cảnh giới sáu trần bên ngòai tất cả đều vô niệm. Tìm tâm thì chẳng biết tìm nơi đâu!  Không trong , ngòai , không có nơi Đông, Tây…
Quan sát cùng tận thì Tâm cũng là Vô Niệm. Khi quan sát thành công như thế nghĩa là hành giả đã tùy thuận Chân Như để vào Chân Như Môn.
XI-PHÁT TÂM HƯỚNG VỀ BẢN GIÁC
Kế tiếp Phần sau nầy là phân biệt  “Phát thú đạo tướng”  là phân tách Tướng Đạo mà tất cả chư Phật chứng đắc, tất cả chư vị Bồ Tát phát tâm tu hành để mau chứng đắc quả vị Phật.
Trên có từ “Phát Thú” nghĩa là phát tâm hướng về, cất bước ra đi hướng thẳng về một mục tiêu nhất định gọi là “Thú Hướng”. “Phát Thú Đạo Tướng” nghĩa là phân định các tướng sai khác của sự phát tâm hướng đến Đạo. Đạo tức là Bồ Đề, Niết Bàn mà chư Phật đã chứng đắc. Đó là Bản Giác, Nhất Tâm Chân Như, tự tướng của Nhất Tâm ấy là Như Lai Tạng.
Hành tướng của sự phát tâm để đạt đến mục tiêu Toàn Giác đó luận nầy chia làm ba:     
Lược nói có 3 loại phát tâm:
Một là phát tâm của cấp Tín Thành Tựu
Hai là phát tâm của cấp Giải Hạnh
Ba là phát tâm của cấp chứng.
1-THÀNH TỰU TÍN TÂM
“Phát Tâm Tín Thành Tựu là nương vào những hạn người nào?  Tu theo những hạnh gì mà thành tựu được tín tâm, khiến họ đủ sức phát tâm?
Họ là hạng chúng sanh được mệnh danh là Bất Định Tụ. Nhờ có sức của căn lành huân tập nên họ tin quả báo của Nghiệp, khởi hành thập thiện, chán khổ sanh tử, mong cầu vô thượng Bồ Đề. Được gặp chư Phật, đích thân cúng dường, tu hành tín tâm, trãi qua  một vạn kiếp, vì tín tâm đã thành tựu cho nên được chư Phật, Bồ Tát dạy cho phát tâm hoặc nhờ dấy lòng đại bi cho nên có thể tự phát tâm.
Hoặc nhận thấy chánh pháp sắp diệt, vì muốn tạo nhân duyên để hộ trì Chánh Pháp mà có thể tự phát tâm. Do tín tâm thành tựu mà được phát tâm như vậy thì vào Chánh Định Tụ, rốt ráo không tháo lui, gọi là trú trong hạt giống của Như Lai, tương ưng với chánh nhân.”
Đại Thừa Phật Giáo, đứng về mặt đức tin với giáo pháp Đức Phật, chia những tín hửu thành ba nhóm (tụ) là: Chánh Định Tụ, Tà Định TụBất Định Tụ.
Chánh Định Tụ là nhóm người có sẵn cơ duyên gặp Pháp Phật là tin ngay, không có điều kiện hoặc do dự gì. Đó âu cũng là đã có cơ duyên thực hành theo Pháp Phật từ nhiều đời nên mới được quả lành như vậy.
 Tà Định Tụ là nhóm người có lòng tin không chơn chánh về chánh Pháp của Đức Như Lai, có thể là diễn dịch sai lầm hoặc tin một cách tà vạy không chơn chánh.
Còn hạng người không có ý chí dứt khoát, không tự quyết đoán dứt khoát tin hay không tin Pháp Phật, thuộc nhóm Bất Định Tụ. Nhóm nầy thường được gọi là “Mao đạo phàm phu”  nghĩa là những kẻ phàm phu cà lơ phất phơ như những sợi lông trước gío. Hay những người có lập trườnglòng tin không vững, gío thổi chiều nào thì ngã theo chiều ấy. Phần Bất Định Tụ nầy sẽ được giải thích rõ hơn ở đoạn kế tiếp.
Thế nhưng dù nhóm nào đi nữa hễ gặp được thiện tri thức hướng dẫn hoặc do căn lành huân tập,  tin vào quả báo của Nghiệp thời họ có thể khởi hạnh thập thiện, tu mười điều lành, chán ghét khổ sanh tử cầu giải thoát an vui Niết Bàn. Đó là duyên để họ vào nhóm Chánh Định Tụ, rốt ráo không thối lui, tiến đến hoàn toàn giải thoát, giác ngộ, không thối chuyển. Vào trong hạt giống của Như Lai, hoàn toàn tương ưng với Chánh Nhân Phật Tánh. Cũng trong mục Tín Thành Tựu Phát Tâm nầy:
“Nếu có những ai mà căn lành quá mỏng, vì từ nhiều kiếp đến nay, phiền não quá sâu dày, thì dù cho có được gặp Phật và được cúng dường Phật, nhưng họ cũng chỉ phát khởi được hạt giống trời người, hoặc hột giống Nhị Thừa. Giả sử họ có cầu pháp Đại Thừa đi nữa, thì căn tánh cũng bất định, có thể tiến, có thể thối. Hoặc có cúng dường chư Phật, nhưng chưa đầy một vạn kiếp, bỗng gặp nghịch duyên, cũng gọi là có phát tâm đấy, nhưng đây là loại phát tâm vì thích sắc tướng của Phật. Hoặc nhân cúng dường chúng tăngphát tâm. Hoặc nhân gặp nhị thừa giáo hóa mà khiến phát tâm. Hoặc vì bắt chước người khác mà phát tâm.
 Các loại phát tâm như thế, thảy đều là bất định, rủi gặp nhân duyên xấu ác, có thể thối thất hoặc rơi vào đất Nhị Thừa.”
Những điều có thể rơi vào nhóm Bất Định kể trên có thể tóm lại thành 4 trường hợp như sau:
a-GẶP ÁC DUYÊN
Cúng dường Phật chưa tới một vạn kiếp thì gặp ác duyên mà bỏ. Như vậy cũng gọi là phát tâm, nhưng đây là vì thấy sắc tướng tốt đẹp của Phật mà phát tâm.
b-NHÂN CÚNG DƯỜNG
Nhân cúng dường chúng tăngphát tâm.
c-GẶP NHỊ THỪA
Nhân gặp Nhị Thừa giáo hóaphát tâm.
d-HỌC ĐÒI KẺ KHÁC
Học đòi kẻ khác mà phát tâm.
Sau đây là nói về ba trường hợp Phát Tâm của Tín Thành Tựu.
Luận chủ tự đặc câu hỏi rồi tự giải đáp để làm rõ vấn đề:
“Phát tâm của Tín Thành Tựu là những phát tâm gì?
Nói ước lược thì có ba loại. Ba loại ấy là gì ?
·      Một là Trực Tâm, tức tâm Chánh Niệm Chân Như.
·      Hai là Thâm Tâm, tức tâm ưa thích tạo tác và qui tụ các hạnh lành.
·      Ba là Đại Bi Tâm, tức là tâm muốn diệt trừ tận gốc tất cả khổ đau cho chúng sanh.
Trong Thâm Tâm có đề cập đến Chánh Niệm Chân Như cũng chính là Chân Như Tam Muội. Chân Như là gốc của hai lạnh lành là Tự LợiLợi Tha.
Vô lậu Tánh Công Đức trong Chân Như là gốc của Tự Lợi. Tánh tương đồng của tất cả chúng sanh trong Chân Như là gốc của Lợi Tha.
Tất cả các hạnh lành đều có tánh tương ứng với tánh Chân Như. Đó là Thâm Tâm.
Vì cùng đồng thể Đại Bi cho nên diệt trừ tận gốc rể mọi khổ đau cho chúng sanh. Đó là Đại Bi Tâm.
Tất cả Diệu Hạnh đều phát xuất từ ba Tâm kể trên.
Tiếp theo luận chủ tiếp tục tự đặc câu hỏi và tự giải đáp để giải rỏ về Chân NhưPhương Tiện:
“Hỏi: Trên nói Tướng của Pháp Giới chỉ là một, Thể của Phật không hai. Tại sao không niệm chỉ một Chân Như, mà còn phải mượn Phương Tiện cầu học các hạnh lành?
Đáp: Ví như viên ngọc Ma ni lớn, thể chất trong suốt, nhưng có vết quặn dơ. Mặc dù có nghĩ đến tánh qúi của ngọc nhưng nếu không biết dùng phương tiện mài dũa bằng nhiều cách thì không bao giờ ngọc ấy được sáng. Chân Như nơi chúng sanh cũng vậy, thể tánh  rỗng suốt thanh tịnh, nhưng có vô lượng cấu nhiễm của phiền não.
Mặc dầu có niệm Chân Như nhưng nếu không biết dùng phương tiệnhuân tập tu hành bằng nhiều cách thì cũng không được thanh tịnh.
cấu nhiễm nhiều vô lượng và có khắp trong tất cả các Pháp, cho nên muốn đối trị là phải tu tất cả các hạnh lành. Nếu ai tu được tất cả các hạnh lành thì tự nhiên trở về với Chân Như và thuận chiều với Chân Như.”
Hai câu cuối của đoạn sau cùng ở trên đã giải rõ thế nào là Thể Tánh, Chân Như và tại sao phải dùng phương tiện là tu tất cả các hạnh lành để đạt Chân Như.
Tiếp theo là nói về 4 phương tiện tu hànhBồ Tát cấp Tín Thành Tựu phải noi theo tu tập.
“Nói ước lược thì phương tiện có 4 loại.
Bốn loại ấy là gì?
·      Một là phương tiện hạnh tu căn bản.  Ấy là quán tự tánh của tất cả các Pháp vô sanh, xa lìa vọng niệm, không ở trong sanh tử. Lại quán tất cả Pháp do nhân duyên hòa hợp, nghiệp quả không mất mà khởi tâm đại bi, tu các phước đức để nhiếp hóa chúng sanh, không ở trong Niết Bàn. Vì tùy thuận tánh các Pháp vốn vô trú.” 
Vì sao gọi là “Phương tiện hạnh tu căn bản” ? Vì phương pháp nầy căn bản phải tu hai phép quán Vô SanhHòa hợp. Các pháp đều từ Như Lai Tạng sanh khởi nhưng thực sự là vô sanh vì do các duyên hòa hợp sanh ra và lại bị định luật vô thường chi phối nên lại biến mất đi. Đó là quán Vô Sanhhòa hợp vậy. Tánh của các Pháp là vô trú nên không ở trong sanh tử và cũng không trụ nơi Niết Bàn. Đó là hạnh Vô Trú. Trở lại Pháp Tánh các Pháp là Chân Như. Đó là hạnh tu Căn Bản thuận theo pháp tánh vô trú của các Pháp mà hành giả phải thực tập, quán chiếu để đạt đến Giác Ngộ giải thoát sau cùng.
·      “Hai là phương tiện ngăn chặn điều ác. Ấy là thẹn với mình, hổ với người, sám hối tội lỗi. Nhờ đó mà có thể ngăn chặn tất cả điều ác không cho lớn thêm. Như vậy là vì tùy thuộc, thuận tánh các Pháp vốn xa lìa tội lỗi.”
Muốn xa lìa điều ác đoạn trên đã nhắc đến hai món Thiện Tâm Sở trong Duy Thức Học đó là Tàm và Quý (tức là Thẹn với mình và Hổ với người) và sám hối tội lỗi.
Tàm, Quý và Sám Hốicông năng ngăn chặn những điếu ác, không cho chúng sanh khởi và tăng trưởng. Tu theo hai mục nầy tức là thuận theo Pháp Tánh ly quá của Chân Như. Đây là phương pháp Chỉ Trì trong Phật Giáo.
·      “Ba là phát khởi căn lành và tăng trưỡng phương tiện. Đó là siêng năng cúng dườnglễ bái Tam Bảo, tán thántùy hỷ, khuyến thỉnh chư Phật giáo hóa. Nhờ tâm thuần hậu kính phụng Tam Bảo ấy mà tín tâm được tăng trưởng, sau đó mới có thể lập chí cầu Đạo Vô Thượng. Lại nhân được sức gia hộ của Tam Bảotiêu trừ được nghiệp chướng, khiến căn lành không thối thất. Như vậy là nhờ tùy thuận tánh các Pháp mà xa lìa được chướng si mê.”
Theo phương pháp Tác Trí trong Phật Giáo thì muốn tăng trưởng căn lành phải hành trí lễ bái để trừ được ngã mạn, nhờ tán thánxa lìa hủy báng, nhờ tùy hỷxa lìa được ganh ghét. Không ngã mạn, không hủy báng, không ganh ghét, đó là những đám đất rất tốt, đầy đủ điều kiện để cho căn lành thượng đẳng sinh sôi nẫy nở.
·      “Bốn là phương tiện đại nguyện bình đẳng. Ấy là phát nguyện hóa độ tất cả chúng sanh, cho đến tận cùng đời vị lai, không bỏ sót một ai, khiến tất cả đều rốt ráo vào Vô Dư Niết Bàn. Như vậy là vì tùy thuận tánh của các Pháp vốn không đoạn tuyệt. Tánh các Pháp rộng lớn, hiện diện cùng khắp tất cả chúng sanh. Tánh ấy bình đẳng không hai, không phân biệt Đây, Kia, rốt ráo tịch diệt.”
Khi nói tin là tin nơi Pháp Tánh Chân Như. Còn thực hành cũng theo Pháp Tánh Chân Như ấy. Cho nên khi phát khởi tâm là Tâm Đại Nguyện Bình Đẳng, hóa độ tất cả chúng sanh đến tận đời vị lai đến chứng đắc Niết Bàn, không bỏ sót một ai. Cũng như đại nguyện của ngài Địa Tạng Bồ Tát là :
“Địa ngục dị không thệ bất thành Phật” vậy.
Đó là phát nguyện từ Tâm Chánh Niệm Chân Như, biết rõ Chân Nhưvô thủy, vô chung. Phát nguyện từ Thâm Tâm, ưa thích thành tựu mọi hạnh lành mới có được đại nguyện rộng lớn mênh mông vô hạn lượng như thế. 
“Bồ Tát nhờ phát tâm ấy rồi, thời được thấy một phần nhỏ của Pháp Thân. Đã thấy được Pháp Thân, tùy theo nguyện lực riêng mà hiện ra được tám tướng lợi ích chúng sanh. Đó là: từ trời Đâu Suất xuống, vào thai mẹ, ở trong thai, ra khỏi thai, xuất gia, thành đạo, giáo hóa, vào Niết Bàn.
Nhưng Bồ Tát ấy chưa được gọi là Bồ Tát Pháp Thân vì các Nghiệp hửu lậu gây ra từ quá khứ lâu xa cho đến lúc đó chưa cắt đứt hết, cho nên sinh ra ở đâu thì tùy theo chỗ đó mà có những khổ vi tế. Nhưng đó cũng không phải là bị nghiệp buộc ràng, vì có sức tự tại của đại nguyện.
Như trong Kinh có chỗ nói rằng còn bị thối đọa vào ác thú. Thật ra thì không phải như vậy. Đó là chỉ vì các Bồ Tát sơ học chưa vào được Chánh Định Tụ mà giãi đãi, cho nên Phật nói như vậy để họ sợ hải mà tinh tấn dõng mãnh hơn lên. Lại nữa, các Bồ Tát ấy sau khi đã phát tâm nầy thời không còn khiếp nhược, rốt ráo không sợ rơi vào đất Nhi Thừa nữa.
Dù nghe nói phải cần khổ tu hành trải qua vô lượng vô biên vô số kiếp mới đắc Niết Bàn cũng chẳng khiếp sợ. Vì họ tin và biết tất cả các pháp, từ trong bản chất, đã là Niết Bàn rồi.”
Bồ Tát phát tâm Tín Thành Tựu, nghĩa là Bồ Tát Thập Tín (Tín Tâm, Niệm Tâm, Tinh Tấn Tâm,  Định Tâm, Huệ Tâm, Bất Thối Tâm, Hộ Pháp Tâm, Hồi Hướng Tâm, Giới Tâm, Nguyện Tâm) đã mãn tâm nay bắt đầu Trú Tâm tức là Thập Trụ (Phát Tâm Trụ, Trì Địa Trụ, Tu Hành Trụ, Sanh Quí Trụ, Phương Tiện Cụ Túc Trụ, Chánh Tâm Trụ, bất Thối Trụ, Đồng Chơn Trụ (cái tướng thiêng liêng của mười Thân Phật đồng thời đủ hết), Pháp Vương Tử Trụ, Quán Đảnh Trụ). Tại đây, các vị nầy đang an trú tâm mình, cho nên đã bắt đầu thấy hé ra một phần nhỏ của Pháp Thân. Vì đã thấy thoáng bóng Chân Như hiện ra, dù chỉ một phần nhỏ, nhưng với nguyện lực mạnh mẽ sẵn có, họ có thể thị hiện tám tướng thành đạo như đức Phật lịch sử đã làm để hóa độ chúng sanh.
Mặc dù Kinh dạy rằng ở cấp nầy phải trãi qua vô số kiếp mới đắc quả nhưng vì đã dũng mãnh phát tâm nên không hề khiếp sợ vì Bồ Tát tin và biết tất cả các Pháp từ trong bản chất đã là Niết Bàn rồi.
Đó là nói về Bồ Tát cấp Tín Thành Tựu.
Sau đây là phân tích về Bồ Tát cấp Giải Hạnh Phát Tâm.
2-PHÁT TÂM GIẢI HẠNH
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước.
Luận viết:
“Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly Tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuậntu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuậntu hành trì giới ba la mật. Vì biết pháp tánh không đau khổ, xa lìa não hại của sân hận, cho nên tùy thuậntu hành nhẫn nhục ba la mật. Vì biết pháp tánh không có tướng thân tâm, xa lìa giải đãi, cho nên tùy thuậntu hành tinh tấn ba la mật. Vì biết pháp tánh thường định, thể nó không loạn, cho nên tùy thuậntu hành thiền ba la mật. Vì biết thể của pháp tánh thường trong sáng, xa lìa vô minh, cho nên tùy thuậntu hành bát nhã ba la mật”.
Đứng về mặt tướng mà nói, Thập Tín mãn tâm rồi thì lên Thập Trú mà an trú tâm. Đó là Bồ Tát cấp Tín Thành Tựu. An trú tâm xong thì mới mong công hạnh hết chỗ sơ hở. Đây là Bồ tát Thập Hạnh. Công hạnh viên mãn rồi thì mới vào Thập Hồi Hướng để trực tiếp tìm hiểu Chân Như. Hàng Bồ Tát Thập HạnhThập Hồi Hướng được luận nầy gọp chung lại mà thành cấp Giải Hạnh. Như vậy so với cấp Tín Thành Tựu trước đây, cấp Giải hạnh nầy rõ ràngthù thắng hơn nhiều.
Để hiểu rỏ thêm về 6 pháp tu Ba La Mật, xin ghi lại bằng tiếng Anh theo tự điển  Buddhist Terms như sau:
“Ba la mật đa  Pàramità, derived from parama, highest, acme, is intp. As to cross over from this shore of births and deaths to the other shore, or nirvãna. This six pãramitãs or means so doing are: (1) Dãna, charity; (2) Sĩla, moral conduct; (3) Ksãnti, patience; (4) Vĩrya, energy or devotion; (5) Dhyãna, contemplation or abstraction; (6) Prajnã, knowledge.”
Đó là 6 Ba la mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền ĐịnhBát Nhã. Ngoài ra còn có 10 Ba la mật, thêm 4 Ba la mật nữa như sau:
(7)-Phương Tiện, (8)-Nguyện, (9)-Lực, (10)-Trí  Tuệ.
The Ten are the above with  (7)-Upãya, use of expedient or proper means; (8)-Pranidhana, vows, for bodhi and helpfulness; (9)-Bala, strength, purpose; (10)-Jnãna, Wisdom.
Childers gives the list of Ten as the perfect exercise of almsgiving, morality, abnegation of the world and of self, wisdom, energy, patience, truth, resolution, dindness, and resignation. Each of the Ten is divisible into ordinary, superior, and unlimited perfection…                
 Luận giải rõ thêm về Lục Độ Ba La mật như sau:
“Phạm: pãramitã, Pãli: pãramĩ hoặc pãramitã. Tức là từ bờ sống chết cõi mê bên nầy mà đến bờ Niết bàn giải thoát bên kia. Còn gọi là Ba La Mật Đa, Ba La Nhĩ Đa. Dịch ý là Đáo Bỉ Ngạn, độ vô cực, độ sự cứu kính. Thông thường, nói về sự tu hành của Bồ tát, đại hạnh của Bồ tát có khả năng hoàn thành tất cả mọi việc lợi mình, lợi người một cách mỹ mãn rốt ráo, cho nên gọi là cứu kính. Làm theo hạnh lớn ấy mà có thể từ bờ sống chết bên nầy đến được bờ Niết Bàn bên kia, cho nên gọi là Đáo Bỉ Ngạn. Hạnh lớn ấy có khả năng cứu giúp mọi loài một cách bao la vô hạn, cho nên gọi là Độ Vô Cực.
Tiếng Phạm pãramitã, có các nghĩa: đến bờ bên kia, trọn vẹn, đầy đủ. Tiếng Pãli, pãramĩ, thì có các nghĩa: tối thượng, chung cực. Đối với Ba La Mật, các nhà phiên dịch, giải thích, mỗi nhà có cách nói riêng. Cứ theo kinh Di Lặc Bồ tát sở vấn chép, thì Ba La Mật thông cả nghĩa đã đến và sẽ đến, tức là Phật đã đến bờ bên kia, còn Bồ tát thì sẽ đến bờ bên kia. Cứ theo Nhiếp Đại Thừa Luận Thích quyển 9 (bản dịch đời Lương) chép, thì Đáo Bỉ Ngạn có ba nghĩa khác nhau:
(1)- Tùy chổ tu hànhđạt đến vô dư rốt ráo.
(2)-Vào Chân Như, vì Chân Như là cùng tột, cũng như các dòng sông đổ vào biển cả là chung cực.
(3)- Được quả vô đẳng, không quả nào khác hơn được quả nầy, bởi vì các pháp mà Bồ Tát tu hành, cái lý mà Bồ Tát thâm nhập và cái quả mà Bồ Tát chứng đắc, đều là rốt ráo, tròn đầy.
Lại cứ theo kinh Giải Thâm Mật quyển 4 chép, thì Ba La mật đa có 5 nhân duyên, tức là không nhiễm trước, không luyến tiếc, không tội lỗi, không phân biệt và không quay trở lại.
Theo kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương quyển 4 chép, thì Ba La Mật có 17 nghĩa, như tu tập thắng lợi, không dính dấp điều gì, không cố chấp thiên kiến, không hệ lụy v.v…
Kinh Đại Bảo Tích quyển 53 chép, Ba La Mật có 12 nghĩa, như biết được tất cả các pháp lành vi diệu có khả năng đến bờ bên kia, trong các pháp môn sai biệt của tạng Bồ Tát, an trụ nơi chính nghĩa v.v…
Còn về thuyết bờ bên nầy, bờ bên kia thì giữa các Sư cũng có những ý kiến khác nhau. Cứ theo Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 12 mục lục Ba La Mật chép, thì :
(1)-Sống chết là bờ bên nầy, Niết bàn rốt ráobờ bên kia.
(2)-Sống chết Niết bànhình tướng là bờ bên nầy, bình đẳng không hình tướngbờ bên kia.
Theo Đại Phẩm Kinh Du Ý chép, thì:
(1)-Tiểu Thừa là bờ bên nầy, Đại Thừabờ bên kia.
(2)-Ma là bờ bên nầy, Phật là bờ bên kia.
(3)-Thế Gian là bờ bên nầy, Niết Bànbờ bên kia.
Thành Luận Sư thì bảo hửu tướng là bờ bên nầy, vô tướngbờ bên kia; sống chết là bờ bên nầy, Niết Bànbờ bên kia; phiền não (hoặc) là bờ bên nầy, chủng tríbờ bên kia.
Theo các Kinh, Luận thì có 6 Ba La Mật, 10 Ba La Mật, và 4 Ba La Mật khác nhau.
(1)-Sáu Ba La Mật, còn gọi là sáu độ, là thuyết của các bộ kinh Bác Nhã; chỉ 6 hạnh tu mà Bồ Tát đại thừa phải thực hiện. Đó là:
(a)-Bố Thí Ba La Mật, còn gọi là Đàn na ba la mật (tiếng Phạm, Pãli: dãna) ba la mật, có nghĩa là bố thí hết cả, không xẻn tiếc vật gì.
(b)-Trì Giới Ba La Mật, còn gọi là Thi la (Phạm: sĩla) ba la mật, có nghĩa là giữ gìn giới luật của giáo đoàn một cách trọn vẹn.
(c)-Nhẫn Nhục Ba La Mật, còn gọi là Sằn Đề (Phạm: ksãnti) ba la mật, hàm ý là triệt để nhịn nhục.
(d)-Tinh Tiến Ba La Mật, còn gọi là Tì lê da (Phạm: vĩrya) ba la mật, hàm ý là cố gắng hết sức, không thối lui.
(e)-Thiền Định Ba La Mật, còn gọi là thiền na (Phạm: dhyãna) ba la mật, có nghĩa hoàn toàn để tâm vào một cảnh.
(f)-Trí Tuệ Ba La Mật, còn gọi là Bát nhã (Phạm: prajnã) ba la mật, Tuệ ba la mật, Minh độ, Minh độ vô cực, có nghĩa là trí tuệ tròn đầy, là trí tuệ không phân biệt, siêu việt lý tính con người. Y vào Bát nhã ba la mật thì có thể làm việc bố thíhoàn thành Bố thí ba la mật, cho đến tu Thiền định mà hoàn thành Thiền định ba la mật. Vì thế, Bát nhã ba la mật là gốc của 5 ba la mật kia và được mệnh danh là mẹ của chư Phật.
(2)-Mười Ba La Mật, còn gọi là mười độ, mười thắng hạnh, là thuyết trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương, phẩm Tối Tịnh Đà La Ni. Thêm bốn ba la mật dưới đây vào sáu ba la mật kể trên thì thành mười ba la mật, đó là:
(a)-Phương Tiện Ba La Mật, còn gọi là Âu Ba Da (Phạm: upãya) Ba La Mật, chỉ các phương pháp khéo léo cứu giúp chúng sinh.
(b)-Nguyện Ba La Mật, còn gọi là Bát La Ni Đà Na (Phạm: pranidhãna) Ba La Mật, có nghĩa là thệ nguyện cứu giúp chúng sinh sau khi đã được trí tuệ (tức Bồ đề).
(c)-Lực Ba La Mật, còn gọi là Ba la (Phạm: bala) ba la mật, nghĩa là cái năng lực có thể phán đoán điều mình tu hành một cách hoàn toàn chính xác.
(d)-Trí Ba La Mật, còn gọi là Nhã la (Phạm: jnãna) ba la mật, có nghĩa là thụ hưởng niềm vui Bồ đề, đồng thời, chỉ dạy chúng sinh được trí tuệ siêu việt.
(3)-Bốn Ba La Mật, là thuyết trong các chương Điên đảo, Chân thực của kinh Tắng man. Tức là:
(a)-Thường Ba La Mật, nghĩa là Ba la mật triệt để vĩnh viễn.
(b)-Lạc Ba La Mật, nghĩa là Ba la mật triệt để an ổn.
(c)-Ngã Ba La Mật, nghĩa là Ba la mật có tính chủ thể triệt để.
(d)-Tịnh Ba La Mật, nghĩa là Ba la mật triệt để thanh tịnh.
Bốn ba la mật trên đây tức là bốn đặc chất (bốn đức) thù thắng của Niết Bàn.
(4)- Mật Giáo, trong Kim cương giới mạn đồ la, lấy Đại Nhật Như Lai làm trung tâm, gọi bốn Bồ Tát đặt ở bốn phương đông nam tây bắc là bốn ba la mật. Tức là Đông phương Kim cương ba la mật, Nam phương Bảo ba la mật, Tây phương Pháp ba la mật, Bắc phương Nghiệp ba la mật.
Ngoài ra, trong các kinh điển tiếng Pãli nam truyền, như Sở hành tạng (Pãli: Cariyãpitaka), Phật chủng tính (pãli: Buddhavamsa), Pháp cú kinh chú (Pãli: Dhammapadatthakathã) v.v… cũng lập mười ba la mật là: Bố thí ba la mật, Trì giới ba la mật, Xuất li (Pãli: nekkhamma) ba la mật, Bát nhã ba la mật, Tinh tiến ba la mật, Nhẫn nhục ba la mật, Chân đế (Pãli: sacca) ba la mật, Quyết ý (Pãli: adhitthãna) ba la mật, Từ (Pãli: mettã) ba la mật, và Xã (Pãli: upekkhã)  ba la mật. [X. kinh Bồ tát nội tập lục ba la mật; kinh Quán Phổ Hiền Bồ tát hành pháp; kinh Hoa nghiêm, phẩm Ly thế gian; luận Đại trí độ quyển 53; luận Câu xá quyển 18; luận Du già sư địa q.49; Đại tuệ độ kinh tông yếu; Nhân vương hộ quốc bát nhã kinh sớ q.1 (Trí khải); Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật đa kinh sớ q. thượng (Lương bí); Bát nhã ba la mật đa kinh tán].”   
 Những hạnh tu nầy sẽ đạt được viên mãn hóa Hạnh và Giải để chuẩn bị cho Bồ tát lên cấp sơ địa trong Thập địa. Bồ tát Thập địa, luận Đại Thừa Khởi Tín gọi là Bồ Tát Cấp Chứng. Theo thông lệ của Đại Thừa, thì Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến Đẳng Giác, được chia làm 5 cấp bậc là: Tín, Trụ, Hạnh, Hướng, Địa. Nhưng luận nầy căn cứ vào nghĩa của Chân Như gôm chung lại mà chia thành 3 cấp, như ta đã đọc là Tín Thành Tựu, Giải Hạnh và Chứng.
Tín và Trú tương đương với Tín Thành Tựu. Hạnh và Hướng tương đương với Giải hạnh. Địa tương đương với Chứng.
3-PHÁT TÂM CẤP CHỨNG
Bồ Tát tu pháp Giải Hạnhtùy thuận pháp tánh Chân Như mà tu, chưa thật chứng Chân như. Đó là phép Tỷ quán không giống phép Trực quán như cấp Chứng. Sau khi Tỷ quán đã nhuần nhuyễn và Giải hạnh đã đầy đủ, tâm trở nên thanh tịnh. Địa vị đạt đượcTịnh tâm địa. Sau đó Bồ Tát đăng địa và bắt đầu phá Vô minh, chứng từng phần Chân Như.
Luận viết:
“Phát Tâm Cấp Chứng là từ địa vị tịnh tâm lên tới địa vị cứu cánh, Bồ Tát chứng cảnh giới gì? Đó là Chân Như, nhưng vì nương vào Chuyển Thức cho nên nói là cảnh giới. Thật ra thì chứng đó không có tướng cảnh giới mà chỉ là trí Chân Như, mệnh danh là Pháp Thân.”
Chứng nghĩaTrí Chân Như (chủ thể) và Lý Chân Như (đối tượng) hoàn toàn khế hợp nhau. Đây có thể nói là Bát Nhã quán chiếu bắt gặp Bát Nhã Thật tướng, trong đó Quán chiếu cũng là Thật tướngThật tướng cũng là Quán chiếu. Đạt đến Trí và Lý không hai đó Luận nầy gọi là Trí Chân như hay là Pháp thân.
Đoạn trên có từ  “Địa vị Tịnh Tâm”, vậy Tịnh Tâm là gì?
Tịnh Tâm Địa, tiếng Phạm gọi là Súddhy-adhyãsáya-bhũmi. Còn gọi là Tịnh Tâm Trụ, Tịnh Thắng Ý Lạc Địa.
“Chỉ cho điạ vị chứng được tâm thanh tịnh vô lậu, là giai vị thứ nhất trong các giai vị tu hành của Phật Giáo Đại Thừa, một trong Bảy Điạ, địa thứ nhất trong Mười Địa, một trong Mười Hai Trụ, đồng với Hoan Hỉ Địa.
Đối lại với Giải hành trụ thuộc Địa tiền (các địa vị dưới Thập địa) chưa chứng tịnh tâm, hàng Sơ địa (địa vị thứ nhất của Thập địa) đã đoạn trừ các phiền não trói buộc, chứng được sự giải thoát thanh tịnh, gọi là Tịnh tâm địa.
Theo Vô Lượng Thọ kinh Ưu Bà Đề Xá Nguyện Sinh kệ thì người sinh về Tịnh độ được thấy Phật A Di Đà, tuy chưa chứng Bồ Tát tịnh tâm nhưng cũng đồng với Bồ Tát Tịnh Tâm, chứng được Pháp thân bình đẳng.
Vãng sinh luận chú quyển hạ của ngài Đàm Loan cho rằng: Pháp thân bình đẳngBồ Tát pháp tính sinh thân của Địa thứ 8 trở lên. Từ địa thứ bảy trở xuống là hàng Bồ Tát chưa chứng Tịnh Tâm. Tịnh Tâm là tâm vô lậu, từ Địa thứ 8 trở lên thuần là vô lậu nối tiếp nhau,  cho nên gọi là Tịnh Tâm Bồ Tát. Thuyết nầy cho rằng Tịnh Tâm là từ Địa thứ 8 trở lên, khác với thuyết Sơ Địa chủ trương Địa thứ nhất đã chứng được Tịnh Tâm.
Ngoài ra Tịnh Tâm Địa trong Thiền Tông là chỉ cho tâm địa, tâm tính.
[Tham khảo: kinh Bồ tát địa trì Q.3; luận Đại thừa khởi tín; Đại thừa nghĩa chương Q.12;  v.v…].
Đoạn sau đây Luận nói về diệu dụng của Bồ Tát Cấp Chứng là thế nào?   
Luận viết:
“Bồ Tát ấy trong khoảng một Niệm, có thể đến các thế giới cùng khắp mười phương, cúng dường chư Phật, thỉnh Phật chuyển pháp luân, chỉ vì mục đích mở đường chỉ nẻo, làm lợi ích cho chúng sanh, không nương vào văn tự. Có khi vì chúng sanh khiếp nhược mà thị hiện mau thành Chánh Giác, vượt qua tất cả các địa vị tu hành. Có khi vì chúng sanh lười biến khinh lờn mà nói “ta trải qua vô lượng vô số kiếp mới thành Phật đạo”. Thị hiện vô số phương tiện không thể nghĩ bàn như thế, nhưng thật ra thì căn cơ chủng tánh của Bồ Tát ngang nhau, thì phát tâm ngang nhau, sở chứng cũng ngang nhau, không có chuyện vượt qua các địa vị được. Vì tất cả các Bồ tát đều phải trải qua ba A tăng kỳ kiếp tu hành. Chỉ vì chúng sanhthế giới không đồng, các điều thấy nghe cũng như căn cơ, ham muốn và tánh tình có khác nhau, cho nên những việc mà Bồ tát cấp Chứng thị hiện ra cũng có sai khác.”
Đoạn kế tiếp Luận nói về ba tướng của tâm:
“Lại nữa, tướng của tâm mà Bồ Tát ấy phát có ba loại với tướng rất vi tế. Ba loại ấy là gì?
Một là Chân tâm, vì nó không phân biệt.
Hai là Tâm phương tiện, vì nó khắp làm lợi ích cho chúng sanh một cách tự nhiên.
Ba là Tâm nghiệp thức, vì nó dấy khởi sanh diệt vi tế.
Lại nữa, Bồ Tát ấy khi công đức đã thành tựu viên mãn rồi, thời thị hiện thân rất cao lớn ở nơi cõi Sắc cứu cánh, trùm lên tất cả thế gian. Đó là Tuệ giác mà một Niệm tương ưng, khiến cho vô minh lập tức rủ sạch, gọi là Trí nhất thiết chủng, do đó mà tự nhiênNghiệp dụng không thể nghĩ bàn hiện ra khắp mười phương để làm lợi ích cho chúng sanh”.
Đoạn luận trên ý nghĩa rõ ràng không có gì khó hiểu nên không cần bàn luận thêm. Chỉ có pháp số “A tăng kỳ kiếp” thường hay gặp trong các Kinh, Luận nên cần ghi rõ để tiện việc tham khảo.
A Tăng K Kiếp:
Trước tiên “A tăng kỳ” là gì ?
Tiếng Phạm: Asamkhya, là một trong những số mục của Ấn Độ, là số cực lớn. Còn gọi là A tăng gìa, A tăng xí da, A tăng, Tăng kỳ. Dịch ý là không thể tính đếm, hoặc là vô số lượng, vô lượng số.
Trong 60 loại đơn vị số mục của Ấn Độ thì A tăng kỳ là số thứ 52.
Theo luận Đại Tỳ Bà Sa quyển 177 thì có 3 loại A tăng xí da:
(1)-Kiếp A Tăng Xí Da, lấy đại kiếp làm một, tích chứa đến Lạc xoa câu chi, dần dà cho đến quá số Bà yết la.
(2)-Sinh A Tăng Xí Da, chỉ mỗi mỗi kiếp trải vô số đời.
(3)-Diệu Hành A Tăng Xí Da, trong mỗi mỗi kiếp tu vô số diệu hạnh. Do ba loại A tăng xí da ấy mà chứng Vô thượng giác.
Trong kinh Hoa nghiêm, Phật đã nói về 10 số lớn như dưới đây:
(1)-A tăng kỳ (vô số). (2)-Vô lượng. (3)-Vô biên (không bờ bến). (4)- Vô đẳng (không chi bằng). (5)-Bất khả sổ (không đếm được). (6)-Bất khả xưng (không thể xưng ra được). (7)-Bất khả tư (không thể nghĩ ra). (8)-Bất khả lượng (không thể đo lường). (9)-Bất khả thuyết (không thể nói). (10)-Bất khả thuyết bất khả thuyết.
Như trên ta thấy A tăng kỳ là số nhỏ nhất trong 10 số. Theo nhiều Phật học đại tự điển thì A tăng kỳ là con số: đứng đầu là số 1, theo sau đó là 47 con số không.
[Tham khảo: Hoa Nghiêm bản dịch mới Q.45, phẩm A tăng kỳ; Luận Câu xá Q.12, phẩm phân biệt thế gian; luận Đại trí độ Q.4;  Ngủ thập nhị số v.v…].
 Đó là số A tăng kỳ. Còn Kiếp thì tính như thế nào?
Kiếp: Tiếng Phạn là Kalpa; tiếng Pãli là Kappa. Âm Hán là Kiếp ba, Kiếp bả, Kiếp pha, Yết lạp ba.
Có nghĩa là phân biệt thời phần, phân biệt thời tiết, Trường thời, Đại thời, Thời. Vốn là đơn vị thời gian rất dài của Bà La Môn GiáoẤn Độ thời xưa. Về sau Phật Giáo dùng theo và coi đó là thời gian không thể tính toán được bằng năm tháng.
Có thuyết nói 1 Kiếp tương đương với một ngày ở cõi trời Đại Phạm, hoặc 1.000 thời (Phạn: Yuga) tức là 243 triệu năm (243.000.000) ở nhân gian, cuối kiếp có nạn lửa xảy ra, đốt cháy hết tất cả, sau đó thế giới được thành lập lại.
Thuyết khác thì cho rằng một Kiếp có 4 thời:
(1)-Viên mãn thời (Phạn: Krtayuga), tương đương với 1.728.000 năm.
(2)-Tam phần thời (Phạn: Tretãyuga), tương đương với 1.296.000 năm.
(3)-Nhị phần thời (Phạn: Dvãyuga), tương đương với 864.000 năm.
(4)-Tranh đấu thời (Phạn: Kaliyuga), tương với 432.000 năm.
Tất cả 4 thời gồm có 4.320.000 năm.  Theo thuyết nầy thì thời gian chúng ta đang sống đây thuộc về Thời Tranh Đấu.
Ngoài ra, căn cứ vào thuyết 1 Kiếp có 4 thời nói trên, Bà La Môn Giáo cho rằng so sánh 4 thời với nhau thì về mặt thời gian, càng ngày càng ngắn đi, thân hình con người thấp bé dần và đạo đức mỗi ngày mỗi sa sút, nếu Thời Tranh Đấu kết thúc thì là mạt kiếp, thế giới sắp bị hủy diệt.
Quan niệm về thời gian của Phật Giáo lấy Kiếp làm cơ sở để thuyết minh quá trình hình thành và hủy diệt của thế giới.
Vấn đề phân loại các Kiếp trong Kinh Luận có nhiều thuyết khác nhau:
Luận Đại Trí Độ quyển 38, cho rằng Kiếp có 2 loại: Đại kiếpTiểu kiếp.
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Bà Đề Xá chia Kiếp làm 5 loại: Dạ, Trú, Nguyệt, Thời, Niên (đêm, ngày, tháng, giờ, năm).
Luận Đại Tỳ Bà Sa quyển 135 cho rằng Kiếp có 3 loại: Trung Gian Kiếp, Thành Hoại Kiếp, và Đại Kiếp.
Luận Câu Xá quyển 12 nêu 4 loại: Hoại Kiếp, Thành Kiếp, Trung Kiếp, và Đại Kiếp.
Luận Chương Sở Tri quyển thượng chia Kiếp thành 6 loại: Trung Kiếp, Thành Kiếp, Trụ Kiếp, Hoại Kiếp, Không KiếpĐại Kiếp.
Du Già Sư Địa Luận Lược Toản quyển 1, phần cuối nói có 9 loại Kiếp:
(1)-Nhật nguyệt tuế số (số ngày tháng năm).
(2)-Tăng Giảm Kiếp (tức tiểu tam tai kiếp, đói, kém, bệnh tật, đao binh), gọi là Trung Kiếp.
(3)-Hai mươi kiếp là 1 kiếp, tức Phạm chúng thiên kiếp.
(4)-Bốn mươi kiếp là 1 kiếp, tức Phạm tiền ích thiên kiếp.
(5)-Sáu mươi kiếp là 1 kiếp, tức Đại Phạm Thiên Kiếp.
(6)-Tám mươi kiếp là một kiếp, tức Hỏa tai kiếp.
(7)-Bảy hỏa tai kiếp là một kiếp, tức Thủy tai kiếp.
(8)-Bảy thủy tai kiếp là 1 kiếp, tức Phong tai kiếp.
(9)-Ba đại A tăng kỳ kiếp.
Trong các Kinh Luận còn có những tên gọi Tiểu kiếp, Trung kiếp, Đại kiếp.
Tiểu kiếp, Trung kiếp đều được dịch từ tiếng Phạn Antara-kalpa, còn Đại kiếp thì được dịch từ tiếng Phạn Mahã-kalpa. Trong kinh Pháp Hoa do ngài Cưu Ma La Thập dịch đều gọi là Tiểu Kiếp, nhưng trong phẩm Đề Bà Đạt Đa do ngài Pháp Ý dịch thì gọi là Trung Kiếp.
Kinh Đại Lâu Thán quyển 5 cho 3 tai ách: Binh đao, bệnh tật, đói kém là 3 Tiểu kiếp. Kinh Khởi Thế quyển 9 thì gọi là 3 Trung kiếp.
Luận Lập Thế A Tỳ Đàm nói 80 Tiểu kiếp là 1 Đại kiếp. Luận Đại Tỳ Bà Sa thì nói 80 Trung kiếp là 1 Đại kiếp. Những sai biệt nầy đều có thể được xem là do sự phiên dịch khác nhau từ tiếng Phạn Antara-kalpa mà ra.
Chữ Kiếp vốn biểu thị thời hạn, trong đó, tuy có nhiều loại khác nhau, nhưng Kiếp biểu thị thời gian dài thì thường được dùng để thuyết minh sự sinh thànhhoại diệt của thế giới.
Như đã trình bày ở trên, luận Đại Tỳ Bà Sa chia Kiếp làm 3 loại; Trung gian kiếp, Thành hoại kiếpĐại kiếp. Luận Câu Xá chia làm 4 loại kiếp: Hoại kiếp, Thành kiếp, Trung kiếpĐại kiếp v.v…đều nói về sự thành hoại của thế giới.
Theo luận Đại Tỳ Bà Sa quyển 135, Trung gian kiếp cũng có 3 loại: Giảm kiếp, Tăng kiếp và Tăng giảm kiếp.
Giảm kiếp: Thời gian từ lúc con người sống lâu vô lượng tuổi giảm xuống dần đến lúc chỉ còn 10 tuổi.
Tăng kiếp: Thời gian từ lúc con người chỉ sống 10 tuổi tăng dần lên đến 80.000 tuổi.
Tăng giảm kiếp: Thời gian con người chỉ sống có 10 tuổi tăng lên đến 80.000 tuổi, rồi lại từ 80.000 tuổi giảm xuống đến 10 tuổi.
Ba loại Kiếp trên nói về sự sai khác của 20 Trung kiếp trong Kiếp Trụ, tức là trong  20 Trung Kiếp của Kiếp Trụ  thì Kiếp thứ nhất là Kiếp Giảm,  Kiếp thứ 20 là Kiếp Tăng, còn 18 Kiếp ở khoảng giữa là Kiếp Tăng Giảm, thời gian của mỗi Trung Kiếp đều bằng nhau.
Sở dĩ như vậy là vì trong kiếp giảm đầu tiên, chúng sinh còn nhiều phúc đức nên sự giảm xuống còn tương đối chậm, trong kiếp tăng cuối cùng chúng sanh còn ít phúc đức nên sự tăng lên cũng chậm, còn trong 18 kiếp trung gian, thì thời gian luân lưu có chậm có nhanh, vì thế mà thời gian của 3 kiếp này bằng nhau. Trên đây là luận điểm của Tiểu Thừa.
Nhưng theo luận Du Già Sư Địa quyển 2, luận Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập quyển 6 và Du Già Sư Địa Luận Lược Toản quyển 1, thì Đại Thừa lập mỗi kiếp của 20 Trung Kiếp đều có tăng giảm, cho nên không cần chia ra 3 thứ kiếp như luận Đại Tỳ Bà Sa, tức cho mỗi Trung Kiếp là Tăng Giảm Kiếp duy nhất.
Còn kinh Ưu Bà Tắc Giới quyển 7 thì: từ 10 tuổi tăng lên đến 80.000 tuổi, lại từ 80.000 tuổi giảm còn 10 tuổi, cứ tăng giảm như thế 18 lần, gọi là Trung Kiếp.
Trong Trung Kiếp nhất định có 3 tai ách xảy ra, gọi là tiểu tam tai (đao binh, tật bệnh, đói kém). Thời gian xuất hiện của 3 tai ách nầy có nhiều thuyết khác nhau.
Theo luận Đại Tỳ Bà Sa quyển 134, thì vào kiếp giảm của mỗi Trung Kiếp, mỗi khi tuổi thọ của con người giảm xuống còn 10 tuổi thì 3 tai ách liền xuất hiện. Cũng theo luận nầy trong kiếp 1, tam tai cùng khởi lên trong 20 Trung Kiếp của Kiếp Trụ đều có tiểu tam tai.
Theo luận Lập Thế A Tỳ Đàm, trong mỗi kiếp lần lược xảy ra 1 tai ách, thì kiếp thứ nhất là kiếp Tật dịch (Phạn: Rogãntara-kalpa), kiếp thứ 2 là kiếp Đao binh (Phạn: Sastrãntara-kalpa), kiếp thứ 3 là kiếp Đói kém (Phạn: Durbhiksãntara-kalpa), cho đến thứ 19 là kiếp Tật dịch.
Trong Kiếp Trụ có 20 Trung Kiếp như trên, trong các Kiếp Hoại, Kiếp Không, Kiếp Thành… cũng đều có 20 Trung Kiếp, cọng chung lại là 80 Trung Kiếp. Trong 3 kiếp: Hoại, Không, Thành tuy không có sự tăng giảm khác nhau, nhưng do thời gian của chúng bằng với Kiếp Trụ, cho nên đều có 20 Trung Kiếp.
80 Trung Kiếp là một Đại Kiếp. Một Đại Kiếp bao gồm 4 kiếp: Thành, Trụ, Hoại, Không, là một chu kỳ sinh thànhhoại diệt của thế giới.
Thời kỳ Kiếp Hoại, khí thế gian hư hoại, có 3 tai ách xảy ra là: lửa, nước, gió gọi là Đại Tam Tai, để phân biệt với Tiểu Tam Tai đã nói ở trên. Trong đó, nạn lửa khởi lên thì 7 mặt trời xuất hiện, gió thổi, lửa cháy dữ dội từ cõi Sơ Thiền trở xuống đều bị thiêu rụi. Nạn nước xảy ra do mưa dầm dề, từ cõi Nhị Thiền trở xuống đều bị ngập lụt. Nạn gió khởi lên do cuồng phong, từ cõi Tam Thiền trở xuống đều bị thổi tan.
Theo thứ tự, đầu tiên thế giới bị lửa hủy diệt 7 lần, kế đến bị nạn nước hủy diệt 1 lần, sau nạn nước lại có 7 lần nạn lửa. Đủ 7 lần nạn nước như thế rồi, lại xảy ra thêm 7 lần nạn lửa nữa, sau đó khởi lên một lần nạn gió, khí thế giới từ cõi trời Tam Thiền trở xuống đều bị thổi tan. Tính chung có 8x7=56 lần nạn lửa,  7 lần nạn nước, 1 lần nạn gió, tức là 64 chuyển Đại Kiếp. Như Vậy, khí thế gian từ cõi Sơ Thiền trở xuống, cứ trải qua 1 Đại Kiếp thì bị phá hoại một lần. Cõi Tam Thiền thì cứ mỗi 64 Đại Kiếp lại một lần bị phá hoại. Trong cõi Sắc, chỉ có cõi trời Tứ Thiền không bị Tam Tai phá hoại.
Tuổi thọ của trời Đại Phạmcõi Sơ Thiền là 60 Trung Kiếp, tức 1 một Đại Kiếp (trừ 20 kiếp của Kiếp Không). Tuổi thọ của trời Nhị Thiền là 8 Đại Kiếp. Tuổi thọ của trời Tam Thiền là 64 Đại Kiếp. Trong đây 1 Đại Kiếp gọi là Hỏa Tai Kiếp. 7 Hỏa Tai Kiếp gọi là Thủy Tai Kiếp, 7 Thủy Tai Kiếp gọi là Phong Tai Kiếp.
Số tích lủy của Đại Kiếp là một triệu, nhân lên cho đến A Tăng Kỳ thì gọi là 1 A Tăng Kỳ Kiếp (Phạn: Asamkhyeya-kalpa), nhân đến 3 gọi là A Tăng Kỳ Kiếp. Nhưng sự tính toán về lượng thời gian của nó có nhiều thuyết khác nhau.
Luận Đại Tỳ Bà Sa quyển 177 nêu ra 4 thuyết: Thuyết thứ nhất như trên. Thuyết thứ hai nhân Trung Kiếp đến A Tăng Kỳ Da là 1 A Tăng Kỳ Kiếp, thuyết thứ 3 là nhân với Thành Kiếp, thuyết thứ 4 là nhân với Hoại Kiếp.
Kinh Bồ Tát Địa Trì quyển 9 nói rằng Kiếp có 2 thứ:
(1)-Ngày tháng, ban ngày ban đêm, thời tiết, số năm vô lượng nên gọi là A Tăng Kỳ.
(2)- Đại Kiếp vô lượng nên gọi là A Tăng Kỳ.
Thuyết thứ nhứt nói theo kiếp số năm, tháng. Thuyết thứ 2 giống với nghĩa chính thống của luận Đại Tỳ Bà Sa.
Tóm lại, thời lượng lâu dài của Kiếp, toán số cũng khó lường tính được. Kinh Tạp A Hàm quyển 34 có những thí dụ như Giới Tử Kiếp (Phạn: Sarsapopama-kalpa), Bàn Thạch Kiếp (Phạn: Parvatopama-kalpa). Đại Tạng pháp số có tên gọi của 5 Đại Kiếp là:  Thảo Mộc, Sa Tế (cát mịn), Giới Tử (hạt cải), Toái Trần (bụi nhỏ), và Phất Thạch (lau tản đá)… để nói về thời lượng lâu dài vô hạn của Kiếp.
Theo tự điển Pãli của Cát Nhĩ Đắc Tư (R.C. Childers) thì Kiếp có 2 loại Không và Bất Không. Bất Không Kiếp lại có 5 thứ khác nhau:
(1)-Kiến Kiếp (Phạn: Sãra-kalpa).
(2)- Đề Hồ Kiếp (Phạn: Manda-kalpa).
(3)-Diệu Kiếp (Phạn: Vara-kalpa).
(4)-Kiên Đề Hồ Kiếp (Phạn: Sãra-manda-kalpa).
(5)-Hiền Kiếp (Phạn: Bhadra-kalpa).
Tam Kiếp Tam Thiên Phật Duyên Khởikinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán quyển 1, nói có 3 Kiếp: Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp, Hiện Tại Hiền Kiếp, Vị Lai Tinh Tú Kiếp. Trong mỗi Kiếp đều có 1.000 đức Phật ra đời. Ngoài ra kinh Hoa Nghiêm quyển 2 (bản 80 quyển), dùng lượng nước của biển cả để ví dụ cho số nhiều của số Kiếp, gọi là Kiếp hải.
[Tham khảo: Kinh Trung A Hàm, quyển 2; kinh Trường A Hàm, quyển 1; kinh Khởi Thế Nhân Bản, quyển 9; luận Lập Thế A Tỳ Đàm, quyển 7; luận Câu Xá , quyển 9; luận Thuận Chính Lý, quyển 32; luận Đại Trí Độ, quyển 7; Pháp Hoa Huyền Luận, quyển 5; Pháp Hoa Kinh Huyền Tán, quyển 2; Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 2; Câu Xá Luận Quang Ký, quyển 12; Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, quyển 15; Du Già Luận Ký, quyển 1; Tứ Phần Luật Sớ Sức Tông Nghĩa Ký, quyển 10; Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết, quyển 1; Phật Tổ Thống Kỷ, quyển 30; Pháp Uyển Châu Lâm, quyển 1; v.v…].
 C- KHO SÁT BA
I-NHƯ LAI TẠNG THEO NGHĨA DUYÊN KHỞI 
(tiếng Phạn=Tathàgata-garbha)
“Chỉ cho Pháp Thân Như Lai xưa nay vốn thanh tịnh (tức là tự tánh thanh tịnh) ẩn tàng trong thân phiền nảo của hết thảy chúng sinh, nhưng không bị phiền nảo làm ô nhiễm, bản tính vẫn tuyệt đối thanh tịnhvĩnh viễn bất biến. Mặt khác, tất cả hiện tượng ô nhiễmthanh tịnh đều duyên theo Như Lai Tạng mà sinh khởi, gọi là Như Lai Tạng Duyên Khởi. Trong các Kinh, Luận tư tưởng nầy thường được dùng để nói rỏ về ý nghĩa mê và ngộ đối lập trong con người.
Chương Pháp Thân trong Kinh Thắng Man (Đại 12, 221 hạ) nói: “Pháp Thân Như Lai không lìa phiền não tạng, gọi là Như Lai Tạng”.
Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng cũng nêu 9 thí dụ như: Trong hoa senhóa Phật, mật ngọt trong rừng rậm, vàng ròng rơi vào chỗ nhơ bẩn, tượng vàng bọc trong giẻ rách, cô gái nghèo hèn mang thai qúi tử…để gải thích rõ ý nghĩa Như Lai Tạng ẩn giấu trong phiền não.
Theo phẩm Như Lai Tạng trong luận Phật Tính quyển 2, thì chữ Tạng có 3 nghĩa:
1-SỞ NHIẾP TẠNG
Hết thảy chúng sinh đều được thu nhiếp vào trong trí Như Lai.
2-ẨN PHÚ  TẠNG
Pháp thân Như Lai bất luận ở nhân vị hay quả vị đều không thay đổi, nhưng chúng sinh bị phiền não che lấp nên chẳng thấy được.
3-NĂNG NHIẾP TẠNG
Quả đức Như Lai đều thu nhiếp trong tâm phàm phu.
Còn theo phẩm Tự Thể Tướng của luận Phật Tính quyển 2 và chương Tự tính thanh tịnh trong Kinh Thắng Man thì chữ Tạng có 5 nghĩa: Tự tính, nhân, chí đắc, chân thựcbí mật.
a-TỰTÍNH
Tự tính: Muôn vật đều là tự tính Như Lai, đó là nói theo nghĩa tự tính, nên gọi là Như Lai Lai Tạng.
b-NHÂN
Nhân:  Tạng nầy là đối cảnh do Thánh nhân tu hành Chính Pháp mà sinh ra, đó là nói theo nghĩa trở thành nhân của cảnh giới, nên gọi là Chính Pháp Tạng, hoặc là Pháp Giới Tạng.
c-CHÍ ĐẮC
Chí đc:  Tin Tưởng Tạng nầy có thể đạt được quả đức Pháp Thân Như Lai. Đó là nói theo nghĩa chí đắc (đạt được), nên gọi là Pháp Thân Tạng.
d-CHÂN THỰC
Chân thc: Tạng nầy vượt ra ngoài tất cả sự hư dối của thế gian, đó là nói theo nghĩa chân thực nên gọi là  Xuất Thế Tạng, hoặc Xuất Thế Gian Thượng Thượng Tạng.
e-BÍ MẬT
Bí mt: Tất cả Pháp nếu thuận theo Tạng nầy thì được thanh tịnh. Trái lại thì trở thành ô trọc, đó là nói theo nghĩa bí mật, nên gọi là Tự Tính Thanh Tịnh Tạng.
Năm Tạng nêu trên được gọi là Ngủ Chủng Tạng.
Theo Đại Thừa Chỉ Quán Pháp Môn quyển 1, thì Tạng có 3 nghĩa: Năng Tàng, Sở Tàng và Năng Sinh.
Viên Giác Kinh Lược Sớ quyển thượng thì nêu 3 nghĩa: Ẩn phú, Hàm nhiếp và Xuất sinh, gọi là Tam Chủng Như Lai Tạng.
Lại theo Kinh Thắng Man, chương Không nghĩa ẩn phú chân thực thì Như Lai Tạng có thể chia làm hai loại:
(1)- Như Lai Tạng vượt ngoài phiền não, hoặc chẳng giống với phiền não, cũng tức trong Như Lai Tạng, phiền não là không,  gọi là Không Như Lai Tạng.
(2)-Như Lai Tạng đầy đủ tất cả Pháp mà chẳng lìa, chẳng thoát, chẳng khác với phiền não, đây tức là Bất Không Như Lai Tạng.
Lại nữa, theo chương Pháp Thân trong kinh Thắng Man thì Như Lai Tạng còn có thể chia làm 2 loại:
(1)- Tại Triền: Ở trong trạng thái bị phiền não trói buộc (triền), bao hàm Không Như Lai TạngBất Không Như Lai Tạng.
(2)- Xuất Triền: Trạng thái đã thoát ra khỏi sự trói buộc (xuất triền) của phiền não.
Theo luận Đại thừa khởi tín thì Chân Nhưhai mặt là Như thực không và Như thực bất không (như đã dẫn giải ở phần trên).
Luận Thích Ma Ha Diễn quyển 2 qui nạp các thuyết kể trên mà lập ra 10 loại Như Lai Tạng: Đại tổng trì Như lai tạng, Viễn chuyễn viễn phược Như lai tạng, Dữ hành Dữ tướng Như lai Tạng, Chân như chân như Như lai tạng, Sinh diệt Như lai tạng, Chân như Như lai tạng, Không Như lai tạng, Bất không Như lai tạng, Năng nhiếp Như lai tạng và Ẩn phú Như lai tạng.
Có thuyết nói Như lai tạng, thức A lại ya và thức A ma la (thức thứ 9) là một. Như kinh Nhập Lăng gìa quyển 7 (Đại 16,  556 trung) nói: “Thức A lai ya gọi là Như lai tạng và cùng có với 7 thức vô minh” và (Đại 16, 556 hạ) nói: “Thức Như Lai Tạng không ở trong thức A lai ya, cho nên 7 thứ thức có sinh có diệt, mà thức Như lai tạng thì không sinh không diệt”. Như lai tạng nói ở đây tức là thức A ma la.
Tại Ấn Độ, tư tưởng Như lai tạng được thành lập sớm hơn thuyết Duy Thức và khác với tư tưởng của Trung Quán, Duy Thức. Nhưng người đời sau không lập riêng Như lai tạng ngoài thuyết Duy Thức, mà lại bàn về Như lai tạng trong thuyết Duy Thức. Ở Trung Quốc thì tông Địa Luận nói Như lai tạngcứu cánh rồi lập ra thuyết Tịnh Thức Duyên Khởi. Tông Thiên Thai thì cho rằng Như lai tạng tức là Thực Tướng và coi là diệu pháp bất khả tư nghì.
Trong Khởi Tín luận nghĩa ký quyển thượng, ngài Pháp Tạng - Tổ thứ 3 Tông Hoa Nghiêm – có lập giáo phán 4 tông, trong đó tông thứ tư tức là Tông Như Lai Tạng Duyên Khởi. Nội dung Tông nầy bao hàm những học thuyết của các Kinh, Luận như Lăng Gìa, Mật Nghiêm, Khởi Tín, Bảo Tích v.v…Nói theo ngũ giáo phán của tông Hoa Nghiêm thì tông Như Lai Tạng Duyên Khởi tương đương với chung giáo thứ 3.
Ngoài ra, những gì được nói trong Mạn Đồ Thai Tạng Giới của Mật Giáo, chính đã căn cứ vào tư tưởng Như Lai Tạng mà có vậy.”
Tham khảo:  [Kinh Đại bát niết bàn quyển 7 (bản Bắc); kinh Lăng gìa a bạt đa la bảo q.2,  4;  kinh Nhập lăng gìa q.1;  kinh Đại thừa mật nghiêm q. hạ;  kinh Đại bát nhã q.578;  kinh Vô thượng y q. thượng;  luận Kim cương tiên q. 5;  Đại trí độ luận q. 14;  Pháp hoa kinh huyền nghĩa q. 5, phần cuối; Đại thừa nghĩa chương q. 1, 3, phần cuối;  Tứ phần luật sớ sức tông ký q. 3, phần đầu; v.v…] .
 II CHÂN NHƯ DUYÊN KHỞI
Như  Lai Tạng Duyên khởi, “Cũng gọi là Chân Như duyên khởi.
Chỉ cho tâm tự tính thanh tịnh của Như lai tạng sinh khởi hết thảy muôn pháp, loại thứ 3 trong 4 loại duyên khởi.
Tư tưởng duyên khởi luận nầy được nói rỏ ràng trong kinh Lăng Gìa và kinh Mật nghiêm. Nghĩa là Như lai tạng một mặt thường trụ bất biến, đồng thời, mặt khác, lại tùy duyên khởi động mà biến sinh ra muôn vật.
Tiến trình Như lai tạng tùy duyên khởi động là: Trước hết, nhất tâm của Như lai tạng bị ác tập của vô minh từ vô thủy đến nay huân tập (xông ướp) mà thành thức A lai ya (tàng thức), kế đó là từ Tạng thức hiện khởi muôn vật, nhưng bản tính của Như lai tạng vẫn không bị tổn hại, mà lại trở thành mối quan hệ  “Như lai tạng là thể, còn Tàng thức là Tướng”.
Lại nữa, thực thể của Như lai Tạnghai nghĩa Chân như môn và Sinh diệt môn.
Đứng về phương diện Chân như môn mà nói, thì thể của Như lai tạngnhất vị bình đẳng, tính không sai khác;  còn đứng về phương diện Sinh diệt môn mà bàn thì Như lai tạng tùy duyên nhiễm tịnhsinh khởi các pháp, như theo duyên nhơ nhớp mà sinh ra 6 đường, theo duyên trong sạch mà biến hiện ra bốn thánh…”
Tham khảo: [X. Kinh Nhập lăng gìa q. 1, 2, 7;  kinh Đại thừa Mật nghiêm q. hạ;  Đại thừa khởi tín luận nghĩa ký q. trung, phần đầu; Tứ Chủng Duyên Khởi; v.v…].
 CHƯƠNG NĂM: PHÁP TÁNH
A-KHẢO SÁT MỘT

 

Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, …

So sánh trong từ điển tiếng Anh để tìm ra ý nghĩa của nó.

Pháp Tánh:

“Dharmatã.Dharma-nature, the nature underlying all things, the bhũtatathatã, a Mahãyãnaphilosophical concept unkown in Hinayãna, Chân Như and its various definitions in the Pháp Tướng, Tam Luận (or Pháp Tánh), Hoa Nghiêm and Thiên Thai Schools. It is discussed both in its absolute and relative senses, or static and dynamic. In the Mahãparinirvãna sũtra and various sãstras the term has numerous alternative forms,  which may be taken as definitions, i.e. Pháp Định inherent dharma, or Buddha-nature; Trụ abiding dharma-nature; Giới dharmaksetra, realm of dharma; Thân dharmakãya, embodiment of dharma; Thực Tế region of reality; Thực Tướng reality; Không Tánh nature of the Void, i.e. immaterial nature; Phật Tánh Buddha-nature; Vô Tướng appearance of nothingness, or immateriality; Chân Như bhũtatathatã; Như Lai Tạng Tathãgatagarbha; Bình Đẳng Tánh universal nature; Ly Sanh Tánh immortal nature; Vô Ngã Tánh Impersonal nature; Hư Định Giới realm of abstraction; Bất Hư Vọng Tánh nature of no illusion; Bất Biến Dị Tánh immutable nature; Bất Tư Nghì Giới realm beyond thought; Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm mind of absolute purity, or unsulliedness, etc. of these the terms Chân Như, Pháp Tánh, and Thực Tế are most used by the Prajnãpãramitã sũtras. Thổ The ksetra, or region of the dharma-nature, i.e. the bhũtatathatã or Chân Như in its dynamic relations.

 

Tông The sects,  e.g. Hoa Nghiêm , Thiên Thai, Chơn Ngôn (Húa-yen, T’iên-t’ai, Shingon), which hold that all things proceed from the bhũtatathatã, i.e. the Dharmakãya, and that all phenomena are of the same essence as the noumenon. Sơn The dharma-nature as a mountain, i.e. fixed, immovable. Thường Lạc The eternity and bliss of the dharma-nature, Thường Lạc Ngã Tịnh. Thủy The water of the dharma-nature, i.e. pure. Hải The ocean of the dharma-nature, vast, unfathomable, Thủy.

 

Chơn Như dharma-nature and bhũtatathatã, different terms but of the same meaning. Thân idem Pháp Thân.  

Tùy Vọng The dharma-nature in the sphere of delusion; i.e. Duyên; Chơn Như Tùy Duyên the dharma-nature, or bhũtatathatã, in its phenomenal character; the dharma-nature may by environment either become sullied, producing the world of illusion, or remain unsullied, resulting in nirvana. Static, it is likened to a smooth sea; dynamic, to its waves.”

Đọc phần tiếng Việt tiếp theo sẽ sáng tỏ hơn về sự phân giải những từ ngữ trên.

 

 

B-KHẢO SÁT HAI   

Pháp Tánh: “Bản Tánh của các Pháp, thật thể của chúng sanh và sự vật. Bản tánh của các Pháp vốn là không, không tịch, nghĩa là các Pháp không thật có, chẳng qua là những Pháp ấy món nầy giống món kia, cái nầy tiếp nối cái kia, cho nên hàng phàm phu tưởng lầm là có thật, còn chư Phật và chư Bồ Tát thấy là không, không tịch. Pháp Tánh là tánh tự nhiên của Pháp hửu vi hoặc pháp vô vi. Pháp Tánh tức là Chơn Như. Tánh nghĩa là thể, là bản chất không thay đổi. Chơn Như là thể của các Pháp. Thể ấy thường trụ không thay đổi, cho nên gọi là Pháp Tánh. Pháp Tánh cũng có thể gọi là Niết Bàn vì đó là thể tánh thường trụ, không biến đổi.
Trong Kinh Niết Bàn có đoạn: “Như Lai nhập Niết Bàn cũng như cuổi hết thì lửa tắc”, lời nói ấy chưa đủ nghĩa (bất liễu nghĩa). Còn như nói : “Như Lai nhập Pháp Tánh, lời nói ấy mới đủ nghĩa (liễu nghĩa). Có rất  nhiều danh từ đồng nghĩa với Pháp Tánh như: Pháp Bổn (căn bổn của các Pháp), Pháp Định (chổ quyết định của Pháp), Pháp Trụ (nơi trụ của Pháp), pháp giới  (cõi Pháp Tánh các Pháp), Pháp Thân, Thật Tế, Thật Tướng, Không Tánh, Phật Tánh, Vô Tướng, Chơn Như, Như Lai Tạng, Bình Đẳng Tánh, Ly Sanh Tánh, (Tánh rời khỏi sanh tử luân hồi), Vô Ngã Tánh, Hư Định Giới, (cõi định hư không), Bất Hư Vọng Tánh, Bất Biến Dị Tánh, Bất Tư Nghì Giới (Cõi không thể suy nghĩ bàn luận), Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm. Pháp Tánh còn có nghĩa là tánh tư nhiên, tánh riêng của sự vật, như tánh của nước là ẩm ướt, tánh của đá nam châm là hút sắt v.v…Ngoài ra còn có 8 từ ngử liên hệ đến Pháp Tánh như sau:
Pháp Tánh Độ, Pháp Tánh Hải, Pháp Tánh Sơn, Pháp Tánh Tông, Pháp Tánh Thân, Pháp Tánh Thủy, Pháp Tánh Thường Lạc, Pháp Tánh Tùy Duyên.
I-PHÁP TÁNH ĐỘ 
Chỗ cư trụ, chỗ chứng đắc của Pháp tánh. Toàn thể của Pháp TánhChơn Như, nhưng chỗ chứng đắc của Pháp tánh gọi là Pháp Độ. Tướng giác ngộ có sức chứng đắc gọi là Pháp-Tánh Thân hay Pháp Thân. Về Pháp Tánh Độ của Phật thì vô lượng, vô biên, bao quát pháp giới mười phương.
II-PHÁP TÁNH HẢI
Biển Pháp Tánh. Pháp Tánh vốn sâu rộnh như biển, không thể đo lường hết được nên gọi là Pháp Tánh Hải.
III- PHÁP TÁNH SƠN
Núi Pháp Tánh. Pháp Tánh ví như một hòn núi, chẳng biến chẳng động, Pháp Tánh thì thường trụ, chẳng dời, chẳng đổi.  Lại nữa Pháp Tánh rất cao tột nên gọi là Pháp tánh Sơn.
IV- PHÁP TÁNH TÔNG
Pháp Tánh Tônghọc phái giảng luận về Pháp Tánh. Hai bộ Lăng Già KinhKhởi Tín luận giải rất rành về học thuyết Pháp Tánh, chỉ rỏ cách nương theo Chơn và khởi ra Vọng. Tức là xướng minh ra học phái Pháp Tánh Tông. Theo thuyết nầy thì: Pháp Thân lưu chuyễn trong năm đường luân hồi, Như Lai Tạng thọ lấy những mối cảm khổ và lạc; nhưng nếu giác ngộ được chỗ vọng tức vọng thành chơn.
Lại có thuyết cho rằng: Vọng vốn ở trong Chơn. Và nên biết rằng Phật có đủ những đức tính Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đó là vài học thuyết của Pháp Tánh Tông.
V- PHÁP TÁNH THÂN
Thân Pháp Tánh. Gọi tắc là Pháp Thân, một trong Tam Thân của Phật. Pháp Tánh Thân của Phật mới thật là Chơn Thân. Nó chẳng sanh chẳng diệt, chẳng luân hồi, vẫn thường trụ, phổ cập khắp mười phương vũ trụ. Nó có vô lượng vô biên tướng hảo trang nghiêm, vô lượng quang minh, vô lượng âm thinh.
VI- PHÁP TÁNH THỦY
Nước Pháp Tánh. Lời tỷ dụ để chỉ rằng Pháp tánh vốn trong sạch như nước.
VII- PHÁP TÁNH THƯỜNG LẠC
Pháp Tánh vẫn thường hằng an lạc. Hơn nữa Pháp Tánh tức cũng là Pháp Thân, Chơn Như, Niết Bàn. Nó có đủ bốn Đức. Đó là;  Thường (thường trụ không dứt); Lạc (an lạc mãi mãi); Ngã (vẫn có thật thể tự tại); Tịnh (luôn luôn trong sạch).
VIII- PHÁP TÁNH TÙY DUYÊN
Pháp Tánh tùy theo Nhơn Duyên. Cũng gọi là Chơn Như tùy duyên. Pháp Tánh có đủ hai nghĩa: Bất BiếnTùy Duyên. Pháp Tánh tùy duyên là hoặc nó tùy theo những nhơn duyên nhiễm trược mà sanh ra nhơn quả lưu chuyển trong các nẻo luân hồi; hoặc nó tùy theo nhơn duyên thanh tịnh mà khởi ra nhơn quả trở về cảnh tịch diệt, dứt luân hồi.”
C-KHẢO SÁT BA
I-NHỮNG NGHIÊNG CỨU  KHÁC VỀ PHÁP TÁNH
Như trên đã điểm qua về từ Pháp Tánh hay Pháp Tính. Nó có rất nhều tên nhưng đồng một thể như là Thực Tướng Chân Như, Pháp Giới, Niết bàn v.v…
Ví dụ như: Pháp tính hải: Pháp tínhnghĩa lý sâu rộng như biển. Pháp tính không: Tự tính của các pháp vốn là không, nên gọi là Pháp tính không. Pháp tính Pháp thân là một trong hai Pháp thân (Lý Pháp thânTrí Pháp thân)  đối lại với phương tiện pháp thân.Sau đây là những tranh luận về Pháp Tính:
“Tính là nói về thể, cái thể không đổi. Chân Như là thể của muôn Pháp; trong cái nhơ, cái sạch của loài hửu tình, ở loài phi tình, tính nó không đổi, không biến nên gọi là Pháp Tính. Pháp tính nầy, phần nhiều tiểu thừa không đề cập đến, nhưng phía Đại Thừa thì bàn cải rất sôi nổi về điểm nầy. Có những ý kiến khác nhau như sau:
1-NGÀI TỪ ÂN TÔNG PHÁP TƯỚNG
“Pháp Tính là Viên Thành Thật trong 3 tính, nó là chỗ y chỉ của tính Y Tha Khởi và tất cả muôn Pháp hửu vi, là bản thể của muôn Pháp hửu vi, là bản thể của các Pháp sở y cho nên gọi là Pháp Tính. Giữa muôn Pháp hửu vi, vô viPháp tính rốt ráo cách biệt, có ý kiến không thừa nhận nghĩa Pháp Tính Tùy Duyên”.
2-NGÀI GIA TƯỜNG TÔNG TAM LUẬN
“không thừa nhận tính Viên Thành Thật là thật có, mà cho chân khôngPháp Tính, tức Pháp Tính là tên gọi khác của chân không. Tính của các pháp là chân không, chân không tức là diệu hữu, tính của diệu hữu tức chân không: đó là Pháp Tính”.
 3-NGÀI HIỀN THỦ TÔNG HOA NGHIÊM
“chân như có hai nghĩa: bất biếntùy duyên. Về phương diện tùy duyên, chân như biến tạo ra hết thảy các pháp. Tuy biến tạo nhưng vẫn bảo tồn tính bất biến của chân như, ví như nước biến tạo ra sóng, nhưng vẫn giữ tính bất biến của nước là tính ướt vậy. Do chân như tùy duyên mà biến tạo ra muôn pháp nên gọi chân nhưPháp Tính.
Song, chân như pháp tính nầy là thuần thiện, không nhơ nhớp, cũng không có phần tính nhiễm. Nhưng các pháp do chân như biến tạo ra thì lại có nhơ, có sạch khác nhau, là bởi vì các duyên có nhiễm có tịnh khác nhau”.
4-NGÀI TRÍ GỈA TÔNG THIÊN THAI
“Pháp Tính có sẵn đủ các tính nhiễm, tịnh, nghĩa là có cả tính thiện và tính ác. Vì tính có đủ cả thiện lẫn ác, nên sinh ra các pháp có nhiễm có tịnh”.
 II-HAI LOẠI PHÁP TÁNH
Pháp giới có hai loại là sự và lý. Pháp Tính cũng vậy. Chỉ Quán viết: “Địa trì thuyết minh hai loại Pháp Tính, vì tính có sai biệt; Thực Pháp Tính, vì tính chân thật”. Ở dây Thực pháp tính tức là lý Pháp Tính.
III-TÊN KHÁC CỦA PHÁP TÁNH
Các tên gọi khác của Pháp Tính. Trong bộ Đại Bát Nhã có 12 tên: Chân như, Pháp giới, Pháp tính, Bất hư vọng tính, Bất biến dị tính, Bình đẳng tính, Ly sinh tính, Pháp định, Pháp trụ, Thực tế, Hư không giới, Bất tư nghì giới.
Trong luận Đối Pháp, q7, có 7 tên: Chân như, Vô ngã tính, Không tính, Vô tướng, Thực tế, Thắng nghĩa, Pháp giới.
Luận Duy thức, q9, có 4 tên: Thắng nghĩa, Chân như, Pháp giới, Thực tế.
Luận Đại Trí Độ, q32, có 4 tên: Như, Pháp tánh, Thực tế, Thực tướng.
Luận Đại thừa chỉ quán, có 7 tên: Tự tánh thanh tịnh tâm, Chân như, Phật tính, Pháp thân, Như lai tạng, Pháp giới, Pháp tính.
IV-NHƯ, PHÁP TÁNH, THỰC TẾ   =   BA TÊN
Khi đọc trong kinh Bát Nhã phần nhiều thấy dùng ba danh từ trên.
Trong sách Chú Duy Ma kinh, q2, ngài Tăng Triệu nói: “Như, Pháp tính, Thực tế, ba tính không nầy cùng một tính chân thực, nhưng được dùng để quán xét thì có cạn, có sâu khác nhau cho nên lập riêng thành ba tên gọi. Bắt đầu (mới) thấy thực pháp cũng như  đứng đằng xa thấy cái cây, biết đích đó là cái cây, thế gọi là Như. Thấy thực pháp mỗi lúc một sâu hơn, cũng ví như tiến đến gần mà thấy cái cây, biết đích đó là cây gì, thế gọi là Pháp Tính; biết cùng tận thực pháp, cũng như thấu suốt gốc, thân, cành, lá của cái cây, thế gọi là Thực Tế. Trong ba phần nầy, nếu chưa bắt đầu thấy cây thì chẳng phải là cây, vì cái thấy có khác vậy.”
V- PHÁP TÁNH CHÂN NHƯ
Nghĩa là Pháp TínhChân Như. Khác tên nhưng tự  thể giống nhau. Khởi Tín Luận gọi là : Biển Pháp Tính Chân Như.
VI-PHÁP TÁNH ĐỘ
Pháp Tính Độ là cái lý Chân Như, thân độ làm sao có thể phân biệt được? Cái thể của nó vốn là nhất chân như, như lấy pháp thể sở chứng thì là pháp tính độ. Lấy cái giác tướng năng chứng thì là pháp tính thân, chứ không phải là ngoài pháp tính thân lại có pháp tính độ có thể riêng biệt (Nghĩa Lâm Chương, q6, và Quần Nghi Luận).
Lại nữa, kinh Kim Quang Minh và Nhiếp Luận viết: Như Như và Như Trí là Pháp Thân, y vào cái Trí hợp LýPháp Thân. Cho Lý là pháp tính độ sở giác. Cho Trí là Pháp Tính thân năng giác. Trên đây là theo nghĩa của tông Pháp Tướng. Lại nữa, cái nghĩa: “Trở thành pháp thân thanh tịnh, ở cõi Thường Tịch Quang Độ”.
Trong sách Tứ Giáo Nghi của tông Thiên Thai: lấy Lý thểThường tịch quang độ, lấy cái Trí giác ngộ chiếu soi Lý thể Thanh tịnh pháp thân. Chỗ khác với tông Pháp tướng là cái Trí giác chiếu vốn có đầy đủ ở Lý tính, cho nên nó cùng là Lý với Pháp thể, là cái Lý của Pháp Thể thì là tự chiếu vậy.
VII-PHÁP TÍNH SINH THÂN
Luận Đại Trí Dộ, q7, viết về nhị  chủng Bồ  Tát: “Một trong hai loại Bồ TátTại giaXuất gia. Thiện thủ đẳng thập lục Bồ TátCư gia Bồ Tát… Từ Thị, Diệu Đức Bồ Tát v.v.  là Xuất Gia Bồ Tát”. Cũng trong luận nầy viết về Nhị chủng Bồ Tát thân trong q.74, như sau: “Bồ Tát có 2 loại, một là Nhục thân sống chết, hai là Pháp tính sinh thân, được pháp Vô sinh nhẫn, cắt đứt mọi phiền não. Bỏ thân nầy sau được Pháp tính sinh thân”.
Trong sách Vãng sinh luận chú , q. hạ : “Bình đẳng Pháp thân, ngôi (địa) thứ tám trở lên là Bồ Tát Pháp Tính sinh thân. Lại có nghĩa là một trong 5 Pháp Thân  (xem ở mục Pháp Thân), Pháp Tính bao gồm hết thảy.
Pháp tính bao gồm hết thảy muôn loài muôn đức; sinh thân của Như Lai cũng từ đó mà ra đời, gọi là Pháp tính sinh thân.
VIII-PHÁP TÍNH THÂN
Pháp Tính Thân gọi tắt là Pháp Thân, một trong 3 thân của Phật.
Luận Đại Trí Độ, q 9, viết: “Phật có hai loại thân, một là Pháp Tính Thân, hai là Phụ Mẫu Sinh Thân.  Thân Pháp Tính thì tràn đầy khắp mười phương hư không: vô lượng vô biên, hình tượng đoan chánh, tướng đẹp trang nghiêm, ánh sáng vô lượng, âm thanh vô lượng, thính chúng nghe pháp cũng tràn đầy hư không”.
Trong sách Vãng sinh luận chú, q. hạ, viết: “Vô vi Pháp Thân là Pháp Tính Thân. Pháp Tính vắng bặt, cho nên Pháp Thân vô tướng. Vô tướng nhưng không gì không phải là tướng (tức cái gì cũng là tướng) cho nên tướng đẹp đẽ trang nghiêm tức là Pháp Thân”.  Về Pháp Thân có các nghị luận liên quan đến hửu tướng và vô tướng. (xem phần Pháp Thân phía sau của sách nầy).
IX-PHÁP TÁNH TÔNG
Tông nầy lập Chân như Pháp Tánh tùy duyên, tức là Tông Chỉ cho rằng Chân Như tùy duyênsinh khởi các pháp. Như các tông Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Chân Ngôn v.v… đều là Tông Pháp Tánh nầy.
Sách Tam đức chỉ qui, q.1,  viết: “Sau khi đức Phật nhập diệt được 13 đời, đến đời Bồ Tát Long Thọ mới dùng văn tự để diễn rộng Đệ Nhất Nghĩa Đế. Những người nối theo môn học đó được gọi là Tông Pháp Tính. Đến khoảng đời Nguyên Ngụy, Bắc Tề có thiền sư Tuệ Văn lặng lẽ mà biết pháp đó, rồi truyền lại cho đại sư Tuệ TưNam Nhạc. Từ đó mà có môn học Tam Quán”.
TAM QUÁN là gì? Là ba phép quán. Trong các thuyết của các luận sư về Tam Quán thì thuyết Tam Quán của Tông Thiên Thaiphổ cập nhất.
X-BA PHÉP QUÁN CỦA TÔNG THIÊN THAI
1-QUÁN KHÔNG
Xét ra sự vật đều không có thật tính, thật tướng. Mọi Pháp vốn không.  Đó là Quán Không Đế của các pháp.
2-QUÁN GIẢ HỢP
Mọi sự vật vốn là vô thường, giả hợp. Đó là Quán Giả Đế của các pháp.
3-QUÁN TRUNG DUNG
Pháp nầy có hai: quán  các pháp vừa là Phi Không, vừa là Phi Giả tức là Trung. Đó gọi  là Trung Quán Song Phi. Quán các pháp vừa là Không vừa là Giả, tức là Trung. Đó gọi là Trung Quán song chiếu.
Thêm nữa, căn cứ vào Lý của Tính đức thì gọi là Tam Đế. Căn cứ vào Trí  tu đức thì gọi là Tam Quán. Đem tâm phàm thường của chúng ta ra làm cảnh sở quán để mà quán, thế thì gọi là Nhất Tâm Tam Quán. Còn Tam đế tam quán thì có hai giáo Biệt, Viên trái ngược nhau.
XI-BA PHÉP QUÁN CỦA TÔNG HOA NGHIÊM
Sau đây nói về Hoa Nghiêm Tam Quán: Đó là ba phép quán của Tông Hoa Nghiêm. Sơ tổ Đỗ Thuận dựa vào kinh Hoa Nghiêm mà đặt ra Pháp Giới Tam Quán. Pháp Giới là cảnh sở quán. Tam quán là tam năng quán.
1-KHÔNG QUÁN
Cùng tận sự tướng của pháp giới, không có một thứ nào có biệt tính tự nhiên mà đều qui về không tính bình đẳng, lấy không làm tính. Không đây không phải là cái không trống rỗng mà là lý tính chân như siêu nhiên lìa các tướng. Cho nên gọi là Không Quán. Tất cả sự vật mà chúng ta nhìn thấy đều là sự thiên kế (chấp trước một cách sai lệch) của vọng tình, giống như thực tính của không hoahư không. Ở trong đó diệt hết sự tướng mà Vọng tính nhìn thấy, làm nổi bật diệu thể chân không thế gọi là Chân Không Quán. Chân không tức là Lý pháp giới.
2- QUÁN LÝ SỰ VÔ NGẠI
Làm cho cái thực không hiển lộ, diệt sự tướngvọng tình Chân Như. Nhưng cùng chung với Chân Như đó chẳng phải là hoa thể vô vi ngưng trệ, mà là có đủ cả hai nghĩa Bất BiếnTùy Duyên. Vì là bất biến nên thường trụ vô tác, nhưng lại là tùy duyên nên kiến tạo ra hết thảy mọi pháp. Do đó muôn vật mà ta nhìn thấy đều là tùy duyên của Chân Như, muôn vật của tùy duyên tức là Chân Như. Giống như nước tức là sóng, sóng tức là nước. Đó gọi là Sắc tức là Không, Không tức lá Sắc. Quán Chân Như Tính khởi vạn pháp, vạn pháp nhất nhất đều lấy Chân Như làm Tính, như vậy gọi là Sự Lý vô ngại quán.
Đó là Sự Lý Vô Ngại Pháp Giới trong bốn pháp giới  (1)Hửu; (2)Vô;  (3)diệt Hửu, diệt Vô; (4)phi Hửu , phi Vô).
3-QUÁN CHU BIẾN HÀM DUNG
Đã biết mọi sự tướng của pháp giới đều là tùy duyên tính của Chân Như khởi lên, mà sự khởi lên đó chẳng phải là chia lấy tính chân như, vì tính đó là một vị bình đẳng chẳng thể chia lấy được. Mỗi một vi trần đều hoàn toàn có đủ toàn thể của Chân Như. Cho nên nhất nhất sự tướng của Lý đầy đủ cũng như pháp giới của lý tính đó dung thông, mỗi một sự tướng cũng chứa đựng hết thảy pháp giới trùng trùng vô tận.  (xem Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán).
XII- BA PHÉP QUÁN CỦA NAM SƠN
1-QUÁN TÍNH KHÔNG

Tức là quán pháp tiểu thừa nói trong Kinh A Hàm, quán các pháp là nhân duyên sinh,  tính không vô ngã. Đối với tướng nhân duyên sinh coi là thực hửu mà quán tính không vô. Cho nên gọi là Tính Không Quán.

 

2-QUÁN TƯỚNG KHÔNG

 

Đó là sơ môn của Đại Thừa nói trong Kinh Bát Nhã,  quán tướng của các pháp là không. Cho là tướng có thật, đó vẫn là vọng kiến của phàm phu,  cũng như thực ra không có tướng đó mà lại chỉ Không Hoa là Thực Hửu vậy. Tiến thêm một bước  mà  coi tướng của các pháp là không vô. Cho nên gọi là Tướng Không Quán.

 

3-QUÁN DUY TH ỨC

 

quán pháp chí cực của Đại Thừa được nói trong các kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa v.v… Quán hết thảy vạn pháp đều là sự biến hiện từ Thức. Cho nên vạn pháp chỉ là ảnh tượng của Tâm Thức, chổ sở qui chỉ là một tâm thức,  đó chẳng những là Tính Không, Tướng Không, không ở một bên như trước kia, mà là các pháp ngoài tâm, tính tướng đều không. Chỉ có vạn pháp trong tâm tính tướng đều chẳng phải là không. (x. Hành Sự Sao q.4.).

 

XIII- BA PHÉP QUÁN CỦA TỪ ÂN  (PHÁP TƯỚNG TÔNG)

 

1-QUÁN CÓ

 

Quán hai tính Y  Tha và Viên Thành là Có.

 

2-QUÁN KHÔNG

 

Quán một tính Biến Kế là Không.

 

3-QUÁN TRUNG DUNG

 

Quán các pháp vì Biến Kế Tính nên là phi Hửu, phi không. (Tham khảo: Nghĩa Lâm Chương, q.1; Quán Tâm Giác Mộng Sao; v.v…).

 

D-KHẢO SÁT BỐN

 

I-MỘT CHIẾT GIẢI KHÁC VỀ PHÁP TÁNH

 

“Pháp Tính hay Pháp Tánh cũng gọi là Chân Như Pháp Tánh, Chân Pháp Tánh, Chân Tính, Pháp Bản.

Chỉ cho thể tính  chân thực của các pháp, cũng tức là bản tính bất biến của hết thảy hiện tượng trong vũ trụ. Cũng là tên khác của Chân Như.

Theo luận Đại Trí Độ quyển 32 thì Tổng TướngBiệt Tướng của tất cả các pháp đều qui về Pháp Tính. Nghĩa là các pháp đều có tướng sai biệtthực tướng; tướng sai biệt không cố định, là bất khả đắc. Vì bất  khả đắc nên là KHÔNG (vô tự tính), cho nên KHÔNG là thực tướng của các pháp. Tất cả các tướng sai biệttự tính của chúng là KHÔNG nên đều là đồng nhất gọi đó là NHƯ.  Tất cả tướng đều qui về KHÔNG, cho nên gọi KHÔNG là Pháp Tính.

 

Trong kinh Đại Bảo Tích quyển 52, Đức Phật chỉ dạy nghĩa thực tính của các pháp, cho rằng Pháp Tính không có đổi khác, không có thêm lên, không có bớt đi, không tạo tác, nhưng chẳng có gì mà không tạo tác. Pháp tính khôngphân biệt, không có sở duyên, trong tất cả pháp, chứng đắc thực tướng cùng tột. Thông thường, có thuyết phân biệt giữa Pháp TínhNhư lai Tạng, cho rằng Pháp TínhNhư Lai Tạng có khác nhau, nhưng cũng có thuyết chủ trương Pháp TínhNhư Lai Tạng là đồng nghĩa.”

 

Tham khảo [ kinh Đại Phẩm Bát Nhã q.21; kinh Bồ Tát Địa Trì q.1; luận Thành Duy Thức q.2; luận Đại Trí Độ q. 28; Đại Thừa Huyền Luận q.3; xt. Chân Như, Chân Lý; v.v…].

 

II-PHÁP TÍNH DUNG THÔNG

 

Pháp Tính Viên Dung là nhằm nói rõ nghĩa “Lý Sự Vô Ngại”.

Trong Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Qui (Đại 45, 595 trung) viết: “Pháp Tính Dung Thông có nghĩa là nếu chỉ nói đến sự tướng thì chướng ngại lẫn nhau, không thể dung nhập. Nếu chỉ bàn về lý tính, thì là nhất vị rồi, không cần nói đến dung nhập. Ở đây nói lý sự dung thông mới là vô ngại. Phẩm bất tư nghì cũng nói, hết thảy chư Phật ở trong một vi trần thị hiện ra các cõi Phật trang nghiêm nhiều như bụi nhỏ trong tất cả thế giới… mà vi trần không lớn, thế giới không nhỏ, quyết định rõ biết pháp giới an trụ. Nghĩa là các việc lớn nhỏ ấy đều an trụ nơi lý pháp giới, nhờ đó nên chúng có thể nương vào sự pháp giới lớn nhỏ để cùng tồn tại mà không trở ngại lẫn nhau”. (x. Duyên Khởi Tướng Độ).

 

1-PHÁP THÂN AN TRỤ

 

Mục nầy giải thích về Cõi Pháp Tính. Cũng gọi là Cõi Pháp Thân, Cõi Pháp Tính Tịnh, Cõi Pháp. Chỉ cho cõi Chân Như Pháp Tính, nơi Pháp Thân an trụ. Cũng tức là cõi thân Phật an trụ.

Là một trong Ba Cõi, một trong Bốn Cõi, một trong Năm Cõi.

Ba Cõi  tức là Tam Phật Độ. Đối với ba Phật Thân mà luận Duy Thức đã nói, định rõ quốc độba thân Phật thường cư đó là :

 

a-BA CÕI

 

a/1-Cõi Pháp Tính

 

Độ của Tự Tính Thân tức là lý Chân Như. Thân độ nầy và Thể tuy không sai biệt nhưng Tướng Tính chẳng giống nhau, cho nên lấy giác tướng năng tri làm Phật (tức thân), lấy PhápTính sở tri làm Độ.

 

a/2-Cõi Thụ Dụng 

 

Tức Quốc ĐộBáo Thân thụ dụng, là do Tịnh Thức tương ứng với Đại Viên Kính Trí biến hiện ratương tục tới hết thời vị lai, lấy Sắc Vô Lậu làm thể. Trong đó có hai loại Tự Thụ Dụng ĐộTha Thụ Dụng Độ. Tự Thụ Dụng Độ thì như trên. Còn Tha Thụ Dụng Độ thì là Biến Tịnh Độ đối với Bồ tát từ sơ địa trở lên, dựa vào Đại Từ Bi lực của Bình Đẳng Trí, cũng lấy năm trần vô lậu làm thể.

 

a/3-Cõi Biến Hóa

 

Tức là quốc độBiến Hóa Thân thường cư, dựa vào đại từ bi lực Thành Sở tác Trí, ứng với Sơ Địa trở xuống cho đến hết thảy phàm phu, hoặc hiện Tịnh Độ, hoặc hiện Uế Độ. (x. Nghĩa Lâm Chương q. 7). 

 

b-BỐN CÕI

 

Còn gọi là Tứ Phật Độ, chỉ bốn cõi Phật theo thuyết của Tông Thiên Thai. Gồm có:

 

b/1-Cõi Phàm Thánh cùng ở  

 

Chỉ quốc độ trong đó phàm phu là Nhân, Thiên, cùng với hàng Thánh Giả là Thinh Văn Duyên Giác v.v. cùng ở chung với nhau. Loại nầy lại có 2 loại là Tịnh và Uế. Như thế giới Sa-Bà thì gọi là uế độ đồng cư. Còn như Tây Phương Cực Lạc thì gọi là Tịnh Độ đồng cư.

 

 

 

b/2-Cõi Phương Tiện Hửu Dư

 

Đó là chốn vãng sinh của những người đã đoạn trừ được kiến tư phiền não, ra khỏi vòng sinh tử của tam giới. Đó là chốn vãng sinh của những người tu đạo phương tiện Tiểu Thừa, đoạn trừ được kiến tư hoặc, cho nên gọi là phương tiện, trần sa vô minh hoặc chưa trừ hết, nên gọi là Hửu Dư. Ngoài ra, đây còn là nơi ở của bảy hạng người phương tiện nên gọi là cõi phương tiện. Đó là Thanh Văn, Duyên Giác của Tạng Giáo (Bồ Tát trong Tạng Giáo), 34 Tâm đoạn kết thành Đạo, ở ngôi vị Bồ Tát, tựa như chưa đoạn được, theo mà chẳng sinh ở cõi đó, nên trừ ra, ba hạng Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát của Thông Giáo, một hạng Bồ Tát của Biệt Giáo, một hạng Bồ Tát của Viên Giáo, tất cả là bảy loại người. Cõi nầy còn gọi là Biến Dịch Độ. Biến Hóa y thân của đồng cư độ mà đổi thành y thân của phương tiện độ, nên gọi là Biến Dịch Độ. Nếu biến y thân của phương tiện độ nầy mà đổi thành y thân của Thực  báo độ thì gọi là Biến Dịch Độ v.v…

Trên đây có hai từ Biệt GiáoViên Giáo. Xin giải thích thêm.

 

Biệt Giáo: Đây là từ của Tông Hoa Nghiêm chia đạo Nhất Thừa (trong kinh Pháp Hoa, đây là nói về Phật Thừa) ra làm hai môn Biệt GiáoĐồng Giáo. Phép Nhất Thừa hòa chung với căn cơ Tam Thừa (Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát) thì gọi là Đồng Giáo, như giáo lý nói trong kinh Pháp Hoa. Phép Nhất Thừa vĩnh viễn khác hẳn căn cơ Tam Thừa, chỉ riêng nói đầy đủ đại cơ giác ngộ viên mãn thì gọi là Biệt Giáo, như giáo lý trong kinh Hoa Nghiêm.

 

Viên Giáo:  dùng để gọi tên Thực Giáo cùng cực của Đại Thừa. Luật Sư Quang Thống đời hậu Ngụy lập ra tam giáo, loại thứ ba là Viên Giáo. Tên gọi Viên Giáo bắt đầu từ đó. Tông Thiên Thai phân tách ra thành Tứ Giáo, loại thứ tư là Viên Giáo. Tông Hoa Nghiêm lại lập ra Ngũ Giáo, loại thứ năm là Viên Giáo. Nay giải thích theo thuyết của Tông Thiên Thai. Trước tiên nói về Viên Thể, thấy có hai nghĩa Viên DungViên mãn. Chư pháp trong ba ngàn thế giới của mười cõi nhất như nhất thể gọi là Viên Dung. Chư pháp trong ba ngàn thế giới của mười cõi, có đầy đủ cả gọi là Viên Mãn, cũng gọi là Viên Túc. Viên KhôngKhông Đế, Viên MãnTục Đế, hai đế đó gắn với nhau, không tách làm hai gọi là Trung Đế. Một lúc quán sát cả ba đế đó gọi là Viên. Thứ đến nói về hành vi thì gọi là Viên Đốn. Đó chính là vấn đề khi mới phát tâm đã thành chính giáo nói trong kinh Hoa Nghiêm, và vấn đề phát tâm cứu cánh không có phân biệt nói trong kinh Niết Bàn.

 

Đốn là Đốn Cực, Đốn Túc, chư pháp vốn Viên Dung, nên một pháp Viên Mãn tất cả các pháp, bằng sự khai ngộ của một ý niệm đã cực kỳ nhanh chóng đắc được quả Phật, gọi là Viên Đốn. Đó là Sở Thuyên của Viên Giáo đệ tử trong số bốn giáo môn do Tông Thiên Thai lập ra. Đây là mức độ cao nhất mà tông phái đạt được, nên giáo phái đó gọi là Tông Viên Đốn, giới luật đó gọi là Đốn Giới, phép quán đó gọi là Viên Đốn Quán.

Sau đây giải thích về Thông GiáoTạng Giáo, trong bốn giáo của Thiên Thai Tông đó là Tạng Giáo, Thông GiáoBiệt GiáoViên Giáo.

 

Thông Giáo: do tông Thiên Thai lập ra, nói về bản thể của vạn pháp chính là không, và các lý vô sinh vô diệt để giúp cho hàng nhị thừađộn căn Bồ Tát chứng được cái Đãn Không và giúp cho lợi căn Bồ Tát chứng được Bất Đãn Không, tức là chứng ngộ được Trung Đạo để rồi áp dụng cho cả tam thừa giáo. Thông có nghĩa là cùng chung, cùng thông với nhau.

Có hai ý: Một là cả Tam Thừa cùng chung học. Nội dung cái học về Tam Tạng. Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ của Tạng Giáo.

Lục Độ của Tang Giáo vốn khác nhau, còn Tam Thừa theo giáo pháp nầy thì học chung cả Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ, thì đều thấy được cái lý Đương Thể tức Không, nhưng chỉ đoạn tuyệt được những chính sử của kiến tư và xâm hại tập khí rồi làm việc giáo hóa người khác. Phân biệt thành Tam Thừa, nên gọi là Thông.

Hai là chỉ riêng hàng Bồ Tát là Thông tiền, Thông hậu. Bồ Tát,  theo Thông Giáo có hai loại lợi căn và độn căn. Bồ tát độn căn cùng với Tạng Giáo ở trước đều chứng được Niết Bàn đãn không. Bồ Tát lợi căn, nghe thuyết pháp mà hiểu được cái lý Bất đãn không, rồi lại được nghe về thuyết Đương Thể tức không ở sau, nhân đó mà không hiểu được cái lý thực tướng trung đạoBiệt Giáo, Viên Giáo thuyết giảng…

Như vậy chỉ có hàng Bồ Tát là có được cái nghĩa thông tiền, thông hậu nên gọi là Thông Giáo. Trong hai nghĩa ấy, bản ý Thông Giáo của Phật là nhằm gíup đỡ hàng lợi căn Bồ tát có được cái lợi ích của thông hậu.

Tạng Giáo: là một trong 4 Giáo mà Tông Thiên Thai đặt ra, chỉ tất cả Tiểu Thừa Giáo. Năm Đức Phật nhập diệt, Đại Ca Diếp v.v. kết tập ba Tạng Kinh, Luật, Luận mà thâu tóm tất cả giáo lý của Tiểu Thừa vào đó, nên gọi Tiểu ThừaTam Tạng Giáo. Đại Thừa cũng có Tam Tạng riêng, nhưng không phải là Tam Tạng của Tiểu Thừa, không phân biệt tách bạch như Tiểu Thừa, vì thế mà gọi là một Ma-ha-Diễn Tạng để phân biệt với ba tạng của Tiểu Thừa. Đó là ý của luận Đại Trí Độ.

 

b/3-Cõi Thực Báo Vô Chướng Ngại  

 

Phương Tiện Độ là cõi quả báo độ của người chứng được một phần lý không. Trên đó còn có quả báo độ của người chứng được một phần lý Trung Đạo, tu hành pháp chân thực, cảm được Thắng báo,  sắc tâm không phương hại lẫn nhau, cho nên gọi là Thực Báo vô chướng ngại độ. Đây là cõi chỉ có các vị Bồ Tát ở,  không có các hạng phàm phu nhị thừa. Bồ Tát Biệt Giáo từ Thập Địa trở lên và Bồ tát Viên Giáo từ Thập Trụ trở lên thì ở cõi nầy.

 

 

 

b/4-Cõi Thường Tịch Quang 

 

Thường có Pháp Thân, đó là thể vốn tồn tại thường trụ. Tịch có nghĩa là giải thoát khỏi các tướng. Vĩnh viễn tịch diệt. Quang là chỉ Bát Nhã, tức là trí tuệ soi tỏ các tướng. Bát đức nầy chẳng dọc, chẳng ngang, nên gọi là Bí Mật Tạng. Đó chính là chốn sở y của chư Phật Như Lai nên gọi là Thường Tịch Quang Độ. (x. Tịnh Danh Kinh Sớ, q. 1.).

 

c-NĂM CÕI

 

Chỉ cho 5 loại cõi nước là chỗ y chỉ của thân Phật. Tức là:

 

c/1-Cõi Pháp Tính

 

Cõi nước y chỉ của Pháp Thân thanh tịnh Như Lai.

 

c/2-Cõi Thực Báo

 

Cõi nước y chỉ của Báo Thân viên mãn Như Lai.

 

c/3-Cõi Sắc Tướng

 

Cõi nước y chỉ của thân vi trần tướng hải Như Lai.

 

 

c/4-Cõi Tha Thọ Dụng

 

Cõi nước y chỉ của thân tha thọ dụng Như Lai.

 

c/5-Cõi Biến Hóa

 

Cõi nước y chỉ của thân Biến Hóa Như Lai.

(x. Đại minh tam tạng pháp số, q.20).

Ngoài ra Tam Luận Tông cũng nói về 5 cõi đó là: Bất Tịnh, Bất Tịnh Tịnh, Tịnh Bất Tịnh, Tạp và Tịnh. Năm cõi nầy là do nghiệp của chúng sinh chiêu cảm mà có, cho nên gọi là Cõi Chúng Sinh. Lại vì 5 cõi nầy là đất nước do Đức Phật giáo hóa, nên cũng gọi là cõi Phật. (x. Đại Thừa huyền luận, q.5; Phật Độ).   

Trong Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 19 (Đại 44, 835 Trung) viết: “Pháp Tính Độbản tính của cõi nước mà các nghĩa đồng thể, rỗng không vô ngại, giống như tấm lưới của trời Đế Thích, cũng như hư không, vô ngại bất động, không có một vật. Thực tính của cõi ấy hiển hiện thành cái dụng của Ngã gọi là Cõi Pháp Tính”.

 

Ngoài ra thể của Cõi Pháp TínhPháp Tính Thân vốn tức là Chân Như, nhưng lấy Pháp Thể sở chứng làm Cõi Pháp Chứng và  lấy giác tướng năng chứng làm Pháp Tính Thân, chứ chẳng phải ngoài Pháp Tính Thân còn có Cõi Pháp Tính riêng.

(Tham khảo: phẩm Hiển Thánh Học Quán trong kinh Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp, Q. thượng; luận Thành Duy Thức, Q.10; Thành Duy Thức luận Thuật Ký, q.10; Hoa Nghiêm kinh Khổng mục chương, q.1; Đại Minh Tam Tạng pháp số, q.20;  Ngủ Độ, Tứ Độ, Phật Độ).

 

2-PHÁP SINH VIÊN MÃN

 

Thân hóa sinh ngoài 3 cõi của Phật và các bậc Đại Bồi Tát, là một trong 5 loại Pháp Thân của Như Lai, một trong hai thứ thân của Bồ tát. Sinh Thân nầy thể chứng Pháp Tính, được Vô Sinh Pháp Nhẫn. Khác với nhục thân ở trong bào thai hoặc do nghiệp chiêu cảm; thân Như Lai chính đã sinh ra từ thân Pháp Tính nầy. Nếu phối hợp với 3 thân nầy thì thân nầy tương đương với Báo Thân Phật mà ngài Cát Tạng đã nói.

 

Pháp Tính Sinh Thân của Đức Phậtvô lượng vô số A Tăng Kỳ các vị Bồ Tát nhất sinh bổ xứ theo hầu. Đó là vì trong vô lượng A Tăng kỳ kiếp Phật đã chứa góp các công đức thiện căn, cho nên làm việc gì cũng thành tựu, nguyện nào cũng thành tựu, nguyện nào cũng viên mãn. Còn Bồ tát sau khi được vô sanh pháp nhẫn, xả bỏ nhục thể để thụ thân đời sau; vị Bồ Tát thể nhập được sức vô sinh nhẫn, nên không còn các phiền não, đã chẳng chứng quả Nhị Thừa, lại cũng chưa thành Phật, vì thế thânBồ tát thụ trong khoảng đó cũng gọi là Pháp Tính Sinh Thân.

 

Pháp Hoa huyền luận, quyển 8 đem nhục thân trong 2 loại thân của Bồ tát phối hợp với phần đoạn sinh tử mà đem Pháp Tính Sinh Thân phối hợp với Biến Dịch Sinh Tử. Hàng nhị thừaBồ tát Pháp Thân tuy có Pháp Tính sinh thân, nhưng đều tùy phần mà lãnh thụ; còn Pháp tính sinh thân của Phật thì có năng lực chiếu suốt Pháp Tính, cho nên Pháp Tính sinh thân chân thực duy chỉ có Phật mới chứng được mà thôi.

(Tham khảo: Đại Trí Độ luận, q. 28, 29; Pháp Hoa huyền luận, q.9; Pháp Hoa nghĩa sớ, q.7; v.v…).

 

III-TAM MUỘI PHÁP TÍNH

 

Chỉ cho Tam Muội thể nhậpPháp tính, tức là công việc làm hằng ngày hoàn toàn phù hợp với lý pháp tính tuyệt đối.

Mã Tổ ngữ lục (vạn tục 119, 406 hạ) viết: “Hết thảy chúng sinh từ vô lượng kiếp đến giờ, không ra ngoài pháp tính tam muội; mặc áo, ăn cơm, nói năng, im lặng, vận dụng 6 căn, làm tất cả việc…đều là Pháp Tính”.

Tam Muội là dịch từ tiếng Pãli: Samãdhi, cũng gọi là Tam ma địa, Tam ma đề, Tam ma đế. Tiếng Hán còn dịch ra là Đẳng trì, định, chánh định, định ý, điều trực định, chính tâm hành xứ. Chỉ cho trạng thái thiền định, an trú tâm ở một chỗ, một cảnh.

 

Trong kinh, luận từ samãdhi được dịch là đẳng trì thời. Đẳng là giữ cho tâm được bình đẳng an lành, không để cho lao xao, lay động. Trì là chuyên tâm ở một cảnh, không tán loạn, gọi là Tâm nhất cảnh tính. Tông Câu Xá coi Tam Muội là một trong mười Đại địa pháp. Tông Duy Thức thì cho là một trong năm biệt cảnh. Cả hai Tông đều cho Tam Muội thuộc một trong các Tâm Sở. Nhưng Kinh Lượng Bộ và Tông Thành Thật đều cho tâm sở không có tính riêng biệt.

Nói chung, việc tu hành cốt yếu là chuyên tâm chú ý ở một chỗ, không để tán loạn mà phải giữ cho tâm an tĩnh, trạng thái nầy gọi là Tam muội. Khi đạt đến trạng thái Tam muội thì liền phát khởi Trí tuệkhai ngộ chân lý. Vì thế khi dùng Tam muội nầy tu hànhđạt được cảnh giới Phật thì gọi là Tam muội phát Đắc hoặc phát Định.

 

1-HỬU BỘ

 

Hửu Bộ cho rằng phàm là tác dụng tinh thần chung cho tất cả tâm (tức là Đại địa pháp) thì đều có định, tán và ba tính thiện, ác, vô ký, nhưng chỉ giới hạntâm không tán loạn của tất cả định Hửu tâm (không có trong định Vô tâm) và có tác dụng tập trung trong một cảnh thì gọi là Tam ma địa.

Ngược lại, Tam ma bát đểTam ma hi đa thì thông cả Hửu tâm, Vô tâm, nhưng chỉ giới hạn ở Định (bao gồm định Hửu tâm, định Vô tâm, chứ không chung cho Định, Tán).

 

2-LUẬN CÂU XÁ

 

Luận Câu Xá quyển 28 cho rằng thiền định làm chổ y chỉ cho 4 loại khác nhau là 4 tĩnh lự (Tứ thiền), 4 định vô sắc, 8 Đẳng chí và 3 Đẳng trì. Bốn tĩnh lự và 4 định Vô sắc lấy Thiện đẳng trì (Tam ma địa, Tam muội) làm thể. Đẳng chí (Tam ma bát để) căn bản của 4 Tĩnh lự và 4 định vô sắc có 8 thứ, vì thế gọi là Bát đẳng chí. Ba đảng trì có 3 loại là Hửu tầm hửu tứ, Vô tầm duy tứ và Vô tầm vô tứ. Ngoài ra, 3 đẳng trì (Tam tam muội) cũng chỉ cho 3 lớp Đẳng trì (Tam trùng tam muội) là Không, Vô tướng, Vô nguyện.  Hoặc Không không, Vô tướng vô tướng, Vô nguyện vô nguyện.

 

3-BA LOẠI TĨNH LỰ

 

Trong hai loại Tam muội thì loại thứ nhất tùy theo có Tầm và Tư hay không mà được chia làm 3 loại:

 

a-SƠ TĨNH LỰ (Sơ Thiền)

 

Và Vị chính định (cũng gọi Hửu giác hửu quán tam muội): Tĩnh lự nầy thuộc về Tam ma địa hửu Tầm hửu Tứ.

 

b-TRUNG GIAN TĨNH LỰ

(cũng gọi là Vô giác hửu quán Tam muội, Trung gian định)

 

Tĩnh lự nầy thuộc Tam ma địa vô Tầm duy Tứ.

 

 

c-CẬN PHẦN CỦA ĐỆ NHỊ TĨNH LỰ

(Đệ Nhị Thiền trở lên cũng gọi là Vô giác vô quán Tam muội) 

 

Cận phần nầy thuộc Tam ma địa vô Tầm vô Tứ.

Còn loại thứ hai thì chỉ cho Tam muội quán xét  “nhân và pháp” đều không, gọi là Không tam muội. Tam muội lìa bỏ tướng sai biệt,  gọi là Vô tướng Tam muội. Tam muội lìa bỏ ý nghĩa mong cầu, gọi là Vô nguyện Tam muội. Kế đến, trong 3 lớp Tam muội còn có Không không tam muội, Vô tướng vô tướng tam muộiVô nguyện vô nguyện tam muội.

 

4-LUẬN THẬP TRỤ TỲ BÀ SA

 

Theo luận nầy thì chỉ trừ Tứ thiền (4 Tĩnh lự) và Bát giải thoát, còn tất cả định đều là Tam muội. Lại cho rằng chỉ có 3 môn Giải thoát (Không tam muội, Vô tướng tam muội, Vô nguyện tam muội vô lậu) và 3 Tam muội hửu Tầm hửu Tứ, Vô Tầm duy Tứ, và vô Tầm vô Tứ được gọi là Tam muội. Cũng trong Luận nầy còn chỉ ra rằng phạm vi của Định hẹp hơn phạm vi của Tam muội. Theo đó thì Định mà chư Phật và Bồ Tát chứng đắc có thể được xem là Tam muội.

 

Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 13 có nêu các thuyết trong luận như Tạp A Tỳ Đàm Tâm quyển 6, Luận Thành Thật quyển 12, Thập Địa Kinh Luận quyển 5 v.v.  Y cứ vào đó mà giải thích sự khác biệt giữa: Thiền, Định, Tam muội, Chính thụ, Tam ma nga (Phạm, Pãli: samãpatti: đẳng chí), giải thoát, Xa ma tha (phạm: samãtha, pãli: samatha: chỉ)…Theo sự giải thích nầy thì Tam muội với nghĩa hẹp là chỉ cho 3 loại Tam muội Không, Vô tướngVô nguyện. Còn Tam muội với nghĩa rộng thì chỉ cho 4 Tâm Vô Lượng và tất cả định khác.

 

5-KINH A HÀM VÀ CÁC KINH KHÁC

 

Kinh A Hàm viết rằng ngoài 4 thiền, 8 định ra, còn có 3 Tam muội: Không,  Vô Tướng, Vô Nguyện (ba môn giải thoát) và 3 Tam muội: hửu Tầm hửu Tứ, vô Tầm duy Tứ và vô Tầm vô Tứ. Nhưng trong các kinh đại thừa thì có từ vài trăm trở lên đến cả nghìn loại Tam muội. Về các kinh Đại Thừa có nói về Tam Muội gồm có: Kinh Bát Chu Tam Muội, Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, kinh Tuệ Ấn Tam Muội, kinh Tự Thệ Tam Muội, kinh Phật Ấn Tam Muội, kinh Pháp Hoa Tam Muội, kinh Niệm Phật Tam Muội, kinh Nguyệt Đăng Tam Muội, kinh Kim Cương Tam Muội…

Tiêu Đề Tam Muội trong các kinh trên được giải thích rất tỉ mỉ, rỏ ràng. Trong đó Bát Chu Tam Muội còn được gọi là Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội, Phật Lập Tam Muội. Ngoài ra, kinh Pháp Hoa quyển 1 có nêu tên Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội. Kinh Hoa Nghiêm quyển 6 và 44 (bản dịch cũ) có nói về Hoa Nghiêm Tam Muội, Hải Ấn Tam Muội, Sư Tử Phấn Tấn Tam Muội… Kinh Đại Phẩm Bát Nhã quyển 3, quyển 5 cũng có thuyết 108 Tam Muội, như Thủ Lăng Nghiêm (Kiện hành) Tam Muội, Bảo Ấn Tam Muội, Sư Tử Du Hí Tam Muội…

 

6-KINH NIẾT BÀNPHÁP HOA

 

Kinh Niết Bàn quyển 13 (bản  nam) liệt kê tên 25 loại Tam Muội mà  Bồ Tát tu để phá trừ  “25 Hửu” . 16 Tam Muội trong kinh Pháp Hoa quyển 7, tức là tên gọi khác của Pháp Hoa Tam Muội. Tam Muội từ thân phát ra lửa, gọi là Hỏa Giới Tam Muội, Hỏa Định Tam Muội, Hỏa Quang Tam Muội, hàm ý là hỏa táng thi hài. Tam Muội tối thắng thì gọi là Vương Tam Muội,  hoặc Tam Muội Vương Tam Muội.

 

Trong Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập, ngài Pháp Nhiên (vị tăng sĩ người Nhật Bản) gọi niệm PhậtVương Tam Muội. Trong sách Tọa Thiền Dụng Tâm Ký, ngài Oánh Sơn Thiệu Cẩn, thì gọi tọa thiền Vương Tam Muội. (Tham khảo: kinh Tạp a hàm q.18; kinh Trường a hàm q.9, 10; kinh Đại bát niết bàn q.25 (bản bắc); kinh Đại phẩm Bát nhã q.1,23; luận Đại Trí Độ q.28; luận Du Già sư địa q.11; luận Tập dị môn túc q.6; Phật Địa kinh luận q.1; luận Thành duy thức q.8; Đại thừa nghĩa chương q.13; Viên giác kinh lược sớ chú q.thượng; Phiên danh nghĩa tập q.4, thượng; Phiên dịch danh nghĩa tập q.4, thượng; Bách bát tam muội định; v.v…)

 

7-THEO TÔNG THIÊN THAI     

 

Trong Ma Ha Chỉ Quán quyển 2 thượng, có nêu 4 loại Tam Muội: Thường Tọa, Thường Hành, Bán Hành bán Tọa, Phi Hành Phi Tọa. Đạo  tràng để tu 4 loại Tam Muội nầy gọi là Tứ Tam Muội viện. Ngoài ra Luận Thành Thật quyển 12 có nêu ra 3 loại Tam MuộiNhất Phần Tu Tam Muội (chỉ tu một phần Định hay Huệ), Cộng Phần Tu Tam Muội (tu gồm cả Định và Tuệ Vô Lậu) và Thánh Chính Tam Muội (gồm tu cả Định và Tuệ Hửu Lậu) và Thánh Chính Tam Muội (gồm tu cả Định và Tuệ vô lậu). 

Từ Pháp Tánh nầy có liên hệ với một số từ khác nữa trong Phật học ví dụ như Bản Giác, Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng v.v…

 

CHƯƠNG SÁU: PHÁP GIỚI

 

Pháp Giới cũng là một từ ngữ khác có liên hệ đến Bản Giác. Tiếng Scancrist là Dharmadhatu có nghĩa là cảnh giới các pháp, cõi pháp giới v.v...

 

A-KHẢO SÁT MỘT

 

I-GIẢI THÍCH VỀ SỰ

 

Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới.  

Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.

 

II- GIẢI THÍCH VỀ LÝ

 

Pháp Giớicảnh giới chung của chúng sinh. Dù người hay vật đều cùng có tánh lành như nhau, đều có Pháp Tánh, Phật Tánh, Bản Giác, Chân Như  như nhau cả. Tất cả đều có thể sẽ thành Phật. Pháp Giới lại có nghĩa: Pháp tức là Thánh ĐạoPhật Đạo. Giới là Cảnh Giớinhà tu hành phải nương theo. Nương theo Cảnh Giới ấy mà tiến tới đến lúc thành Thánh, thành Phật. Pháp Giới còn có nghĩa: Pháp tức là Pháp Lý, Pháp Môn. Giới tức là Tánh. Các Pháp đều đồng một tánh. Nhà tu học nếu nương theo đó thì được tấn hóa, mau chóng đến cõi an lạc, cõi giải thoát.

 

Ngoài ra trong 18 cảnh giới có một cảnh gọi là Pháp Giới: (1): 6 căn là 6 cảnh giới Trong: nhãn giới, nhĩ giới, tỹ giới, thiệt giới, thân giới, ý giới. (2): Sáu trần là 6 cảnh giới ở Ngoài: sắc giới, thinh giới, hương giới, vị giới, xúc giới, Pháp Giới (cảnh giới của những điều mà do Ý suy xét). (3) Sáu Thức là 6 cảnh giới ở khoảng giữa: nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỹ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới.

 

 

III- DUY TÂM PHÁP GIỚI    

 

Pháp Giớitiếng gọi chung cho tất cả mọi sự vật. Duy Tâm là chỉ do nơi tâm tạo mà thôi. Các pháp hửu vi trong vũ trụ do sáu căn nhận biết, dầu thiện, dù bất thiện, tất cả đều do tâm thức tạo ra.

Kinh Hoa Nghiêm quyển 19 (Đại 10, 102 thượng) viết: Nếu người muốn biết rõ, hết thảy Phật ba đời, nên xét tính Pháp Giới, tất cả do Tâm tạo.

 

IV-GIA TRÌ PHÁP GIỚI

 

Cõi pháp phụ sức và giữ gìn. Pháp Giớitiếng gọi chung tất cả chư Phật, tất cả thiện pháp, tất cả chơn ngôn, tất cả các tư tưởng lành, tất cả chư Thánh, chư Thần. Gia trì là phụ sức và giữ gìn. Pháp Giới có sức phụ giúp những tín đồ còn yếu đuối và có sức gìn giữ họ trong đường đạo lý. Những người thành tâm tu học và trọn tin Tam Bảo đều từng được Pháp Giới gia trì.

 

V-HẢI TUỆ PHÁP GIỚI

 

Biển trí tuệ của Pháp Giới. Nhà đạo đức nhìn thấy rằng đại tuệ của cõi Pháp là mênh mông vô tận, ví như biển cả nên gọi là Pháp Giới Hải Tuệ.

 

VI-PHÁP GIỚI QUÁN   

 

Quán tưởng cõi Pháp. Kinh Hoa Nghiêm có dạy cách quán tưởng để chứng nhập Pháp Giới bằng 3 cách: Chơn không quán (quán tưởng lý chơn không, lẽ thật tướng), Lý sự vô ngại quán (quán tưởng đến khi đạt được tự tại, vô ngại về lý và sự), Châu biến hàm dung quán (quán tưởng bao quát, gồm thâu tất cả sự vật).

 

VII-PHÁP GIỚI TÁNH

 

Tánh tự nhiên của của các Pháp. Tức là Thể Tánh của tất cả Pháp vẫn tự nhiên, chẳng dời đổi, không sanh không diệt, không có không không. gọi là Pháp Giới Tánh.

 

VIII-PHÁP GIỚI THÂN

 

Tức là Pháp Thân, một trong 3 thân của Phật. Pháp Giới Thân của Phật vốn trường tồn, không sanh không diệt, chơn thật không biến đổi; nó trải khắp trong cõi Pháp mà cảm ứng các chúng sanh; từ nơi một thân mà hiện ra tất cả các thân. Vì các lẽ ấy nên gọi là Pháp Giới Thân.

Pháp Giớitâm pháp của chúng sanh. Tâm ấy có thể sinh ra các Pháp, gọi là Pháp Giới. Tánh Pháp Giới ấy sinh ra Thân Phật muôn pháp, cho nên gọi Thân Phật là Pháp Giới Thân, tức là Thân từ trong cõi Pháp mà sinh ra.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Đại 12, 334 thượng) viết: “Chư Phật Như LaiPháp Giới Thân, nhập vào tâm tưởng của hết thảy chúng sanh” (X. phần Định Thiện Nghĩa trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ q.3).

Trường hợp nầy còn gọi là Nhất Thân, tức là Hiện Nhất Thiết Thân.

Trong Thám Huyền Ký q.2 viết: “Hiện Nhất Thân tức là Nhất Thiết Thân, gọi là Pháp Giới Thân”.

Trong Quán Kinh Định Thiện Nghĩa viết: “Pháp Giới tức là nói cảnh sở hóa, tức là chúng sinh giới. Thân, tức là nói thân có khả năng biến hóa, tức là thân của chư Phật”.

Pháp Giới gọi là Tâm Pháp của chúng sanh. Cái tâm ấy có khả năng sinh ra các Pháp, cho nên gọi là Pháp Giới.

Vãng Sanh Luận Chú q. thượng viết: “Pháp Giới là tâm pháp của chúng sanh, cái tâm ấy có khả năng sinh tạo ra hết thảy các Pháp ở thế gianxuất thế gian, cho nên gọi tâm là Pháp Giới. Pháp Giới có khả năng sinh ra thân tướng hảo của chư Như Lai, cũng như sắc giới v.v…có khả năng sinh ra nhận thức, cho nên Phật thân gọi là Pháp Giới Thân”.

    

IX-PHÁP GIỚI THẬT TƯỚNG

 

Cũng có thể gọi là Pháp TánhChân Như. Đó là thật tướng của các Pháp. Vì các pháp vốn không sanh không diệt, không dời không đổi. Bởi các Pháp có tính tướng chơn thật như vậy nên gọi là Pháp Giới Thật Tướng.

X-PHÁP GIỚI VÔ BIÊN TRÍ

 

Trí rộng lớn bao quát cõi pháp vô cùng tận. Đó là một trong 10 trí của Phật: 1/-Tam thế trí, 2/-Phật pháp trí, 3/-Pháp giới vô ngại trí, 4/-Pháp giới vô biên trí, 5/-Sung mãn nhất thiết trí, 6/-Phổ chiếu nhất thiết thế gian trí, 7/-Trụ trì nhất thiết thế gian trí, 8/-Tri nhất thiết chúng sanh trí, 9/-Tri nhứt thiết pháp trí, 10/-Tri vô biên chư Phật trí.

Các pháp về Sắc và Tâm của chúng sanh gọi là Pháp Giới. Pháp Giới rộng lớn không bờ bến, nên gọi là Pháp Giới Vô Biên. Trí bao quát khắp cả Pháp Giới ấy gọi là Pháp Giới Vô Biên Trí.

 

XI-PHÁP GIỚI VÔ NGẠI TRÍ

 

Trí chứng được lý vô ngại của các pháp. Đó là một trong 10 trí của Phật. Trí tuệ sáng suốt thông rõ mọi lý, mọi sự, tự tại thần thông và có tài biện thuyết lưu loát, hung hồn. Trí tuệ siêu việt dứt tuyệt các sự thiên lệch, chấp trước.

Trong kinh Địa Tạng, Văn Thù Bồ Tát bạch Phật rằng: Đã trải qua bao nhiêu kiếp, con tu thiện căn, chứng Vô Ngại Trí, nên mỗi khi nghe lời Phật dạy, thì con tin theo ngay. Không như những vị tiểu quả Thinh Văn (La Hán) và chư Thiên Long Bát Bộ và các chúng sanh trong đời vị lai, dầu nghe được những lời pháp mầu của đức Như Lai, vẫn còn mang lòng ngờ vực. Dẫu cho họ có khấu đầu vâng thọ, cũng không khỏi chê bai.

Trong kinh Niết Bàngiảng giải về Vô Ngại Trí như sau: Tỷ như người bực hạ chỉ biết những pháp bực hạ mà thôi, chẳng hiểu nổi những pháp bậc trung và bậc thượng. Người bậc trung chỉ biết những pháp bậc trung mà  chẳng biết tới pháp bậc thượng. Còn người bậc thượng thì biết cả những pháp bậc thượng, bậc trung và bậc hạ. Cũng như thế,  hàng Thinh Văn (người bậc hạ) và hạng Duyên Giác (người bậc trung) chỉ biết địa vị của mình mà thôi. Còn đức Như Lai (người bậc thượng) chẳng phải như vậy, ngài biết tất cả từ địa vị mình cho đến địa vị của người khác, cho nên Như Lai là  bậc Vô Ngại Trí.  

 

B-KHẢO SÁT HAI

 

Trong tự điển tiếng Anh có hai từ là Pháp Giới (Dharmadhãtu, Dharma-element) và Pháp Giới Phật (The Dharmadhãtu Buddha, the universal Buddha).

 

I-PHÁP GIỚI (DHARMADHÃTU, DHARMA-ELEMENT)

 

Dharmadhãtu, Dharma-element, có nghĩa là Pháp Giới, Pháp Tánh, Thực Tướng.

Dharma-element, Dharma-factor or Dharma-realm. (1) A name for “thing” in general, noumenal or phenomenal; for the physical universe, or any portion or phase of it. (2) The unifying underlying spiritual reality regarded as the ground or cause of all things, the absolute from which all proceeds. It is one of the eighteen dhãtus. There are categories of three, four, five, and ten dharmadhãtus. The first three are combinations of  SỰ and LÝ or active and passive, dynamic and static. The teen are: Buddha-realm, Bodhisattva-realm, Pratyekabuddha-realm, Srãvaka, Deva, Human, Asura, Demon, Animal, and Dades realms – a Hua-yen category. Tien-t’ai has ten for meditation, i.e. the realms of the eighteen media of perception (the six organs, six objects, and six sense-data or sensations), illusion, sickness, karma, mãra, samãdhi, (false) views, pride, the two lower Vehicles, and the Bodhisattva Vehicle. NHẤT TƯỚNG The essential unit of the phenomenal realm.

 

II-PHÁP GIỚI PHẬT

 

The Dharmadhãtu Buddha, i.e. the Dharmakãya; the universal Buddha; the Buddha of a Buddha-realm. Gia Trì Mutual dependence and aid of all beings in a universe. Duy Tâm the universe is mind only; cf. Hua-yen sutra, Lankã-vatãra sutra, etc. Viên Dung the perfect inter-communion or blending of all things in the Dharmadhãtu. The Vô Ngại of Hua-yen and the Pháp Giới Định in Dharmadhãtu meditation, a term for Vairocana in both mandalas. Pháp Giới Cung the dharmadhãtu-palace, i.e. the shrine of Vairocana in the garbhadhãtu. Pháp Giới Thật Tướng dharmadhãtu-reality, or dharmadhãtu is realality, different names but one idea, i.e. Thật Tướng is used for Lý or noumenon by the Biệt Giáo and Pháp Giới by the Viên Giáo.

Pháp Giới Tánh Idem Pháp Giới and Pháp Tánh. Pháp Giới Vô Ngại Trí; Pháp Giới Vô Biên Trí the unimpeded or unlimited knowledge or omniscience of a Buddha in regard to all beings and things in his realm. Pháp Giới Đẳng Lưu the universal outflow of the spiritual body of the Buddha, i.e. his teaching Pháp Giới Duyên Khởi the dharmadhãtu as the environmental cause of all phenomena, everything being dependent on everything else, therefore one is in all and all in one.

Pháp Giới Tạng the treasury or storehouse or source of all phenomena, or truth. Pháp Giới Thân the dharmakãya (manifesting itself in all beings); the dharmadhãtu as the Buddhakãya, all things being Buddha. Pháp Giới Thể Tánh Trí intelligence as the fundamental nature of the universe; Vairocana as cosmic energy and wisdom interpenetrating all elements of the universe, a term used by the esoteric sects.

 

C-KHẢO SÁT BA

 

Pháp Giới như trên đã giải thích rõ. Từ nầy còn có nhiều ngữ nghĩa  như Pháp Tính, Thực Tướng

Pháp tức là các Pháp, Giới là sự phận giới. Các pháp đều có tự thể, nhưng phận giới (giới hạn riêng của nó) thì không giống nhau, cho nên gọi là Pháp Giới. Thế nhưng nơi Pháp Giới thì mỗi Pháp đều gọi là Pháp Giới, mà nói chung cả vạn Pháp thì cũng chỉ một từ Pháp Giới. Đó là sự Pháp Giới, một trong 4 Pháp Giới do tông Hoa Nghiêm đã nêu lên. Thập Pháp Giới của Tục Đế cũng dựa theo nghĩa vừa nói trên.

Thập Pháp Giới ở đây có nhiều thuyết: (1)-Hiển Giáo căn cứ vào kinh Pháp Hoa gọi lục phàm, gồm có: Địa ngục, Ngạ qủi, Súc sanh, A-tu-la, Nhân, Thiên và tứ thánh: Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật tổng cọng thành Thập Pháp Giới. (2)-Mật Giáo căn cứ vào Lý Thú Thích Kinh gọi ngũ phàm là Địa ngục, Ngạ qủi, Súc sinh, Nhân, Thiên, và ngũ Thánh là Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Quyền Phật, Thực Phật tổng cọng thành Thập Pháp Giới.  

 

Giới cũng có nghĩa là Cõi. Pháp cũng có nghĩa là cõi cùng cực của Pháp, dù rộng lớn sâu xa đến đâu cũng không vượt qua cõi đó.

Tứ Giáo Nghi Tập Chú viết: “Cùng tận giới hạn, gọi là Pháp Giới”.

Tông Hoa Nghiêm chủ trương lý tính chân như gọi là Pháp Giới, cũng gọi là Chân Như, Pháp Tính, Thực Tướng, Thực Tế. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng lý thể của nó chỉ là một. Giới có nghĩa là Nhân (nhân duyên), nương dựa vào nó mà các thánh đạo sinh ra, cho nên gọi là Pháp Giới. Giới cũng có nghĩa là Tính. Vì đó là tính mà các pháp nương dựa vào, lại cũng vì các pháp cùng một tính cho nên gọi là Pháp Giới.

Duy Thức Thuật Ký, q. 9, viết: “Vì là thực tướngdiệu pháp Tam Thừa nương dựa vào cho nên gọi là Pháp Giới”.

 

Thám Huyền Ký , q. 18, viết: “Giới có 3 nghĩa: (1)- Một là Nhân (nhân duyên) vì thánh đạo dựa vào đó mà sinh ra”. Nhiếp Luận viết: “Pháp Giới là hết thảy mọi nhân pháp”. Trung Biên Luận viết: “Vì là nghĩa của nhân thánh pháp cho nên gọi là Pháp Giới”. (2)- Hai là Tính, có nghĩa nầy là vì các Pháp phải dựa vào tính. Đoạn trên đã nói Pháp Giới tức là Pháp Tính. (3)- Vạn Pháp đều có tướng bình đẳng như nhau, các duyên khởi không xen tạp. Đó là Lý Pháp Giới, một trong 4 pháp giới. Tông Hoa NghiêmTông Thiên Thai cũng chỉ ra ý nghĩa tổng hợp đầy đủ hết thảy các pháp gọi là Pháp Giới.

Đại Thừa Chỉ Quán viết: “Pháp có nghĩa là tự nhiên, giới có nghĩa là sự phân biệt về tính, do cái tâm thể tự nhiên ấy có đầy đủ hết thảy các pháp cho nên gọi là Pháp Giới”. Đó là sự sự vô ngại Pháp Giới. Cũng có nghĩa là phạm vi tướng chi phốinhân quả. Phật là bậc siêu thoát ra ngoài phạm vi đó, cho nên chỉ một mình Phật đứng sừng sững ở ngoài Pháp Giới.

Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nguyện Kinh q. thượng viết: Pháp Giới cũng có nghĩa là một trong 18 giới; cảnh giớiý thức nương dựa vào gọi là Pháp Giới, tức là Pháp Trần, một trong lục Trần. Trong Pháp Giới bao gồm hết thảy các pháp hửu vi, vô vi, tất cả các pháp đó là chỗ sở duyên của ý thức.

Hạnh Tông Ký q.2, viết: “Pháp trần một giới kiêm thông cả sắc tâm”.

 

I-NĂM LOẠI PHÁP GIỚI

 

1-HỬU VI PHÁP GIỚI

 

Tức là Sự Pháp Giới nói trên.

 

2-VÔ VI PHÁP GIỚI

 

Tức là Lý Pháp Giới nói trên.

 

3-HỬU VI  VÔ VI PHÁP GIỚI

 

Tức là Lý Sự vô ngại Pháp Giới.

 

4-CHẴNG PHẢI HỬU VI CHẲNG PHẢI VÔ VI PHÁP GIỚI   

 

Cũng tức là sự lý vô ngại Pháp Giới. Vì sự tức lý thì chẳng phải hửu vi, lý tức sự thì chẳng phải vô vi.

 

5-VÔ CHƯỚNG NGẠI PHÁP GIỚI

 

Tức là Sự vô ngại Pháp Giới nói trên.

Năm Pháp Giới trên đây là tứ cú phân biệt hửu vi, vô vi, lại thêm một môn tứ cú nữa mà thành năm môn. (x. Thám Huyền Ký, q.18; Đại Sớ sao, q. 60).

 

II-MƯỜI PHÁP GIỚI

 

phân biệt nghĩa tướng viên dung vô ngại mà Tông Hoa Nghiêm lập ra 4 Pháp Giới. Trái lại Tông Thiên Thaidiễn tả các sự tướng muôn vàng sai biệt mà lập ra 10 Pháp Giới. Nếu đối nhau mà phối trí thì đó là hai môn Hoành và Thụ gồm có 4 Hoành, 10 Thụ.

Mười Pháp Giới đó là:

 

1-PHẬT PHÁP GIỚI

 

Tức là cảnh giới tự giác, giác tha, giác hạnh đầy đủ.

 

2-BỒ TÁT PHÁP GIỚI

 

Tức là cảnh giới vô thượng Bồ Đề, tu lục độ, vạn hạnh.

 

3-DUYÊN GIÁC PHÁP GIỚI

 

Tức là cảnh giới nhập Niết Bàn, tu 12 nhân duyên quán.

 

4-THANH VĂN PHÁP GIỚI

 

Tức cảnh giới nhập Niết Bàn, y vào thanh giáo của Phật mà tu phép quán Tứ Đế.

 

5-THIÊN PHÁP GIỚI

 

Tức cảnh giới tu thượng phẩm thập thiện, kiêm tu thiền định, được sinh lên cõi trời, thụ hưởng thú vui thanh tịnh vi diệu.

 

6-NHÂN PHÁP GIỚI

 

Tức là cảnh giới tu 5 giới và trung phẩm thập thiện, hưởng thụ niềm vui, nỗi khổ ở cõi người.

 

7-A-TU-LA PHÁP GIỚI

 

Tức là cảnh giới thịnh hành lục phẩm thập thiện, làm loài phi nhân, có thông lực tự tại.

 

8-QỦI PHÁP GIỚI

 

Tức là cảnh giới phạm vào hạ phẩm, ngũ nghịch, thập ác, làm loài ác qủi thần, chịu nỗi khổ đói khát.

 

9-SÚC SINH PHÁP GIỚI

 

Tức là cảnh giới phạm trung phẩm ngủ nghịch thập ác, làm loài súc sinh chịu nỗi khổ bị giếtăn thịt.

 

10-ĐỊA NGỤC PHÁP GIỚI

 

Tức là cảnh giới thấp nhất vì phạm thượng, thượng phẩm ngủ nghịch thập ác, phải chịu nỗi khổ, lạnh, nóng kêu khóc. Về những việc trong 10 Pháp Giới, nhiều Kinh Luận đã nói rõ, bởi vậy Thiên Thai Đại Sư mới dựa theo ý trong các Kinh Luận mà lập nên  thành một loại Pháp môn thâu tóm hết thảy cõi hửu tình.

 

III- BỐN LOẠI PHÁP GIỚI

 

Pháp Giớibản thể của thân tâm của hết thảy chúng sinh. Pháp là phép tắc, giới có 2 nghĩa: Tính và Phận.

Nếu đứng về mặt Sự mà nói Giới tức là Nghĩa phận, tức là tùy theo Sự mà phân biệt. Còn nếu đứng về phương diện Lý mà nói thì Giới là nghĩa Tính, tức là Tính của các Pháp không biến đổi. Lấy hai   nghĩa Tính và Phận mà nối kết lại với nhau thì thành Pháp Giới Lý Sự vô ngại. Lấy Lý dung Sự, mỗi mỗi dung thông, thì thành sự sự vô ngại Pháp Giới.

 

1-SỰ PHÁP GIỚI

 

Tức là các pháp sắc và tâm của chúng sinh, mỗi mỗi đều sai khác, mỗi mỗi đều có giới hạn phân tề, cho nên gọi là Sự Pháp Giới.

 

2-LÝ PHÁP GIỚI

 

Tức là các pháp sắc và tâm của chúng sinh tuy có sai khác, nhưng cùng chung một thể tính, nên gọi là Lý Pháp Giới.

 

3-LÝ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI

 

Tức là Lý do Sự mà hiển bày, Sự nhờ Lý mà thành tựu, Lý Sự dung thông nhau, nên gọi là Lý Sự vô ngại Pháp Giới.

 

4-SỰ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI

 

Tức là hết thảy các sự kiệngiới hạn phân tề, đều dung thông nhau một cách xứng tính. Một tức nhiều, lớn dung nhỏ, hết lớp nầy đến lớp khác, trùng trùng vô tận, cho nên gọi là Sư Sự vô ngại Pháp Giới. (x. Đại Minh Pháp Số, q.13).

 

IV-PHÁP GIỚI ĐỊNH

 

Hai bộ Đại Nhật cùng lấy Lục đại pháp giới (địa , thủy, hỏa, phong, không, thức) là Tam Muội tự chứng, cho nên gọi là Pháp Giới Định. Đại Nhật ấn Kim Cương giớiKim cương đỉnh gọi là Trí quyền ấn. Đó là pháp môn sai biệt của hai bộ Đại Nhật. Nếu dựa vào Thông môn thì Đại Nhật kim cương giới cũng gọi là Pháp Giới định ấn. Vô Úy Tôn Thắng Quỹ  gọi đó là Trí Quyền Ấn, cũng tức là Pháp Giới Ấn. Do đó Pháp Giới định thông cho cả hai bộ Đại Nhật (x. Bí Tạng Ký Sao, q.3).

Nhập định ấn của đức Đại Nhật Như LaiThai Tạng GiớiTrí Quyền Ấn của Đức Đại Nhật Như LaiKim Cương Giới, đều gọi chung là Pháp Giới Định Ấn.

V-PHÁP GIỚI GIA TRÌ

 

Thực tướng của chư Phật, chân ngôn, chúng sinh gia trì lẫn nhau, gọi là Pháp Giới gia trì.

Diễn Mật Sao, q. 2, viết: “Sớ văn giải thích rằng: Tì-phú-la (vipula) có nghĩa là rộng lớn (quảng đại), chỉ sự sâu rộng không có giới hạn,  không thể suy lường. Tự thể của chư pháp như vậy gọi là Tì-phú-la Pháp Giới. Chư Phật thực tướng, chân ngôn thực tướng, và chúng sinh thực tướng đều là Tì-phú-la Pháp Giới. Ba thực tướng ấy gia trì lẫn cho nhau gọi là Pháp Giới gia trì”.

 

VI-PHÁP GIỚI NHẤT TƯỚNG

 

Chỉ cho Sự vô ngại Pháp Giới, một trong tứ Pháp Giới. Tức là nhất tướng nhất vị thuộc nhất chân Pháp Giới.

Kinh Văn Thù Bát Nhã viết: “Pháp Giới Nhất Tướng hệ duyên Pháp Giới, gọi là Nhất hạnh tam muội (tâm định ở một hạnh mà tu Tam Muội)”.

Ngoài ra còn có từ Pháp Giới Tam MuộiTam Muội quán xét thấy được cái huyền lý Nhất chân pháp giới đã được nói rõ trong kinh Hoa Nghiêm, phối hợp với Tam Thánh của Hoa Nghiêm thì sẽ đạt được sở đắc của Phổ Hiền Bồ Tát.

Lại một nghĩa khác: Mật Giáo quán 5 chữ như chữ (ÂM) thì gọi là Pháp giới thể tính quán, cũng gọi là Pháp giớ tam muội.

 

VII-PHÁP GIỚI QUÁN MÔN

 

Trong Pháp Giới Quán, phép quán tưởng để chứng nhập Pháp Giới như đã nói trong kinh Hoa Nghiêm. Vị sơ tổ của tông Hoa Nghiêmđại sư Đỗ Thuận tu tậplập thành ba tầng: (1)-Chân Không Quán; (2)-Lý Sự vô ngại quán; (3)-Chu Biến hàm dung quán. (x. Pháp Giới quán môn).

Trong sách Pháp Giới Quán Môn, q.1, ngài Đổ Thuận ở núi Chung Nam soạn, trình bày 3 tầng Pháp Giới Quán, sáng lập ra Quán Môn Pháp Giới của tông Hoa Nghiêm. Ngài Đỗ Thuận viết: “Tu tập Đại phương quản Phật Hoa Nghiêm pháp giới quán môn, đại lược có 3 tầng: Một là chân không, Hai là Lý Sự vô ngại, Ba là chu biến hàm dung”. Toàn văn tác phẩm của Đỗ Thuận nay có thể tìm đọc trong Chư Pháp Giới Quán Môn của đại sư Khuê Phong.

 

VIII-PHÁP GIỚI THÂN

 

Pháp Giới Thân tức là Pháp Thân, là một trong Tam Thân của Phật. Pháp Thân của Phật là Phật Thân cảm ứng với hết thảy chúng sanh ở khắp Pháp Giới, cho nên gọi là Pháp Giới Thân. Nhất Thân, tức là hiện nhất thiết thân. Trong sách Thám Huyền Ký q.2, viết: “Hiện nhất thân, tức là Nhất thiết thân, gọi là Pháp Giới Thân”. 

Sách Quán Kinh Định Thiện Nghĩa, viết: “Pháp Giới tức là nói cảnh sở hóa, tức là chúng sanh giới. Thân, tức là nói thân có khả năng biến hóa, tức là thân của chư Phật”. Pháp Giới gọi là Tâm Pháp của chúng sanh. Tâm ấy có khả năng sinh ra các Pháp, cho nên gọi là Pháp Giới.

Sách Vãng Sinh Luận Chú, q. thượng, viết: “Pháp Giới là tâm Pháp của chúng sanh. Tâm ấy có khả năng sinh tạo ra hết thảy các Pháp ở thế gianxuất thế gian, cho nên gọi Tâm là Pháp Giới. Pháp Giới có khả năng sinh ra thân tướng hảo của chư Như Lai, cũng như sắc giới v.v… có khả năng sinh ra nhận thức cho nên Phật Thân gọi là Pháp Giới Thân”.

 

IX-PHÁP GIỚI TÍNH

 

Tên gọi riêng là Pháp Giới, cũng gọi là Pháp Tính, nói gộp lại là Pháp Giới Tính.

Kinh Viên Giác viết: “Pháp Giới Tính xét cho cùng là sự tròn đầy khắp mười phương”.

Kinh Hoa Nghiêm, q.19,  viết: “Nếu ai muốn biết rõ hết thảy chư Phật ba đời đều nên quán Pháp Giới Tính, là hết thảy đều do tâm tạo ra”.

Pháp Giới Tông là Giáo Tông thứ 5 trong Ngũ Giáo, do pháp sư Tự Quỹ chùa Hộ Thân sáng lập, chỉ giáo thuyết Pháp Giới tự tại vô ngại do các nhà Hoa Nghiêm đề xướng, gọi là Pháp Giới Tông.

Các Pháp thuộc Pháp Giới, mỗi sự việc đều đan xen thâm nhập với nhau. Đó là thuyết Vô Ngại của Tông Hoa Nghiêm và cũng là thuyết Tính Cụ của tông Thiên Thai.

Trong kinh Hoa Nghiêm có nói đến Pháp Giới Vô Ngại Trí, là một trong 10 Trí, tức Trí Tuệ chứng ngộ được Pháp Giới Vô Ngại Lý.

 

X-PHÁP GIỚI THỂ TÍNH TRÍ

 

Một  trong 5 Trí do Mật gia sáng lập. Các Pháp vô cùng vô tận gọi là Pháp Giới. Thể tính mà các Pháp đó dựa vào gọi là Pháp Giới thể tính, trí đó rất dứt khoát rõ ràng. Trí nầy phố hợp với một trong 5 Như Lai là Đức Đại Nhật Như Lai.

Sách Bồ Đề Tâm Luận, viết: “Đức Phật ở trung ương là Tì-lư-giá-na (Vairocana) lấy sự thành tựu của Pháp Giới Trí làm căn bản.

Sách Bí Tạng Ký, q. bản, viết: “Tam Mật có sự khác nhau về cách hiểu đối với Pháp giới thể tính, nhưng sự khác nhau đó chẳng quá vài ba sát trần. Gọi tên là Pháp Giới, vì đó là nơi các pháp dựa vào, cho nên gọi là thể, thuận theo tự nhiên không hư hoại, cho nên gọi là Tính, quyết đoán phân minh được coi là Trí”.

 

Đời nhà Tùy, ngài Thiên Thai Trí Giả soạn 6 quyển Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn, theo thứ tự nghĩa lýgiải thích pháp số.

 

Trong sách Phu hành q. 3, viết: “Thực tướng là pháp lý, Pháp Giới là viên lý”. Nói gọp lại Pháp Giớithực tướng có cùng một thể mà khác tên gọi. Thực tướng là lý của Biệt Giáo, Pháp Giới là lý của Viên Giáo.

 

Kinh Hoa Nghiêm nói về Pháp Giới vô ngại trí, đó là một trong mười trí, tức trí tuệ chứng ngộ được Pháp Giới vô ngại lý.

 

XI-PHÁP GIỚI VÔ SAI BIỆT LUẬN

 

Tên đầy đủ là “Đại thừa pháp giới vô sai biệt luận”, 1 quyển, Kiên Tuệ Bồ Tát (Sthiramati) soạn, Đề Vân Bát Nhã (Devaprajmaf) đời Đường dịch. Bộ luận nầy có những tác tác phẩm chú giải như sau: Pháp giới vô sai biệt luận, 1 quyển, Pháp Tạng đời Đường soạn; Pháp giới vô sai biệt luận sở lĩnh yếu sao, 2 quyển, Phổ Quán đời Tống thuật.

 

D-KHẢO SÁT BỐN

 

I-PHÂN TÍCH VỀ Ý NGHĨA

 

Pháp Giới, tiếng Phạm là Dharma-dhãtu. Tiếng Pãli là Dhamma-dhãtu. Âm Hán là Đạt ma đà đô, chỉ cho tất cả đối tượng (cảnh giới sở duyên) của Ý Thức, một trong 18 giới.

 

Theo luận Câu Xá quyển 1, ba uẩn: Thọ, tưởng, hành, cùng với vô biểu sắcvô vi pháp gọi là Pháp Giới. Trong 12 Xứ thì Pháp Giới được gọi là Pháp Xứ. Còn trong 18 giới thì 17 giới kia cũng được gọi là Pháp. Bởi vậy theo nghĩa rộng thì Pháp Giới là chỉ cho tất cả các pháp hửu vi và vô vi.

 

Theo Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, quyển 18, thì Pháp Giới có 3 nghĩa: (1) Nhân sinh ra các thánh pháp. (2) Thể tính chân thực của các pháp. (3) Các pháp đều có phần hạn của chúng, do đó mà phân biệt được tướng trạng của mỗi pháp.

 

Pháp Giới cũng chỉ cho chân như hoặc chỉ cho tất cả các pháp. Theo Phổ Hiền hạnh nguyện thì Pháp Giới có 5 môn: Pháp giới hửu vi, pháp giới vô vi, pháp giới vừa hửu vi vừa vô vi, pháp giới chẳng phải hửu vi chẳng phải vô vipháp giớichướng ngại. Do đó mà lập ra 5 lớp Pháp Giới khác nhau là: Pháp Giới Pháp, pháp giới nhân, pháp giới nhân pháp dung hợp, pháp giới nhân pháp đều vắng bặt và pháp giới không chướng ngại.

 

Chủng loại của pháp giới tuy nhiều nhưng tấ cả đều qui về nhất chân pháp giới. Đây chính là tâm thanh tịnh nguyên sơ của chư Phật và chúng sinh, cũng gọi là Nhất tâm pháp giới, Nhất chân vô ngại pháp giới.

Nếu đứng về phương diện hiện tượngbản thểnhận xét thì pháp giới có thể chia làm 4 nghĩa, gọi là tứ pháp giới: (1) Sự pháp giới: hiện tượng giới bao gồm muôn pháp thiên sai vạn biệt, mỗi pháp đều có tự thể riêng và phần hạn khác nhau. (2) Lý pháp giới: Hiện tượng các pháp tuy nhiều, nhưng thể tính chân thực của chúng thì thường trụ bất biến, bình đẳng nhất như, là cảnh giới tuyệt đối. (3) Lý sự vô ngại pháp giới: giữa hiện tượngbản thể có sự liên hệ nhất thể bất nhị, mỗi mỗi pháp tương tức tương nhập, viên dung vô ngại. (4) Sự sự vô ngại pháp giới: tất cả mọi hiện tượng  đều tác dụng hổ tương, một tức tất cả, tất cả tức một, trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại.

Mật Giáo lấy 6 yếu tố (6 Đại): đất, nước, lửa, gió, không, thức là thể tính của pháp giới. 6 yếu tố nầy là Thân Tam ma da của đức Đại Nhật Như Lai. Cung điện của Ngài là Pháp Giới Cung. Định vị của Ngài là Pháp giới định. Ấn khế của Ngài là Pháp giới định ấn. Năng lực gia trì của Ngài gọi là Pháp giới gia trì. Trong 5 Trí thì Đại Nhật Như Lai biểu thị Pháp giới thể tính trí.

Ngoài ra, tông Thiên Thai gọi chung 10 Giới: Địa ngục, Ngạ qủi, Súc sanh, A tu la, Người, Trời, Thinh văn, Duyên giác, Bồ Tát, và Phật là Thập pháp giới. Đây là nói theo nghĩa phần hạn sai biệt của các tướng Pháp giới. Lại nữa, Pháp Giới cũng là 1 trong 12 tên của thực tướng.

Mười hai tên là: Chân như, Pháp giới, Pháp tính, Bất hư vọng tính, Bất biến dị tính, Bình đẳng tính, Li sinh tính, Pháp định, Pháp trụ, Thực tế, Hư không, và Bất tư nghì giới.

(Tham khảo kinh Tạp a hàm, q.16;  Hội bị giáp trang nghiêm trong kinh Đại bảo tích, q.23; kinh Đại bát nhã, q.360; kinh Hoa nghiêm, q. 1, 3; luận Đại tỳ bà sa, q.71; luận Đại thừa khởi tín; luận Biện trung biên, q.thượng; luận Bồ đề tâm; v.v…).

II-PHÁP GIỚI AN LẠC ĐỒ

Tác phẩm 6 quyển, do ngài Nhân Triều biên chép vào năm Vạn Lịch 12 (1584), đời Minh, được thu vào Vạn Tục Tạng tập 150. Nội dung trình bày về thứ tự kiến lập thế giới, gồm 115 tắc, chia làm 7 chương: Lược minh nam châu, Quảng bộ đại địa, Biến quán tam giới, Đại thiên kiếp lượng, Du chư Phật sát, Nghiên cùng pháp giớiPháp giới tổng luận.

 

III-PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI

Pháp giới duyên khởi, Cũng gọi là Pháp giới vô tận duyên khởi, Thập thập vô tận duyên khởi, Thập huyền duyên khởi, Vô tận duyên khởi, Nhất thừa duyên khởi.

Duyên khởi quan của giáo nghĩa Hoa Nghiêm, nội dung của pháp giới Sự sự vô ngại trong 4 Pháp giới. Tông Hoa Nghiêm chủ trương hiện tượng giới tuy có muôn nghìn sai khác, nhưng Pháp Tính (Phạm: Dharmatã) là thực thể, tức tất cả Pháp duyên khởi đều là thực thể, ngoài hiện tượng không có thực thể và ngoài thực thể không có hiện tượng. Đây chính là thực tướng của Pháp Giới (Phạm: Dharma-dhãtu).

Sự hình thành của Pháp Giới là từ một pháp mà thành tất cả pháp, từ tất cả pháp sinh khởi một pháp. Cho nên một là tất cả (nhất tức nhất thiết), tất cả là một (nhất thiết tức nhất), tương nhập tương tức, viên dung vô ngại, lớp nầy lớp khác, đan dệt vào nhau, không cùng không tận: Đó là Pháp giới duyên khởi.

Pháp giới duyên khởi có thể được thuyết minh theo hai phuơng diện: Nhiễm (ô nhiễm) và Tịnh (thanh tịnh).  “Nhiễm pháp duyên khởi” là thuyết minh duyên khởi trong thế giới mê, tức trạng thái vô minh. Còn “Tịnh pháp duyên khởi” thì thuyết minh duyên khởi trong thế giới ngộ. Tức là trạng thái chân như.

Giáo nghĩa Hoa Nghiêm lại tiến thêm bước nữa mà phát huy Pháp duyên khởi rất tỉ mỉ, rõ ràng, như nói rõ yếu chỉ của Tam tính nhất tế, Nhân môn lục nghĩa, Lục tướng viên dung, Tứ chủng pháp giới…

Ngoài ra đứng trên phương diện bản thể mà luận về duyên khởi là thuyết Nhất niệm tam thiên của tông Thiên Thai. Còn đứng trên phương diện hiện tượng mà luận về tương tức tương nhậpPháp giới duyên khởi luận của tông Hoa Nghiêm. Đây là Duyên khởi luận của Thực Đại thừa được hoàn thành trên cơ sở kế thừa Nghiệp cảm duyên khởi luận của Phật Giáo Tiểu thừaA lại da thức duyên khởi luận của Quyền Dại thừa.

Luận Thủ Trượng (Đại 32, 506 hạ) viết: “Sự huân tập của tính nghe nầy rất thanh tịnh, vì nó là thể tính của Pháp giới đẳng lưu. Pháp giới tức là Pháp thân của Như Lai”. Pháp giới đẳng lưu cũng gọi là Pháp giới truyền lưu, chỉ cho giáo pháp của Đức Phật lưu xuất từ thể tính chân như bình đẳng của Pháp Giới

(Tham khảo: Hoa Nghiêm ngũ giáo chương, q.4; Hoa Nghiêm nhất thừa thập huyền môn; Hoa Nghiêm kinh sưu huyền ký, q. 3; Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, q.1; 4, 13; Pháp giới duyên khởi luận; v.v…).

IV-PHÁP GIỚI ĐỊNH ẤN

Pháp giới định ấn cũng gọi là Đại nhật định ấn. Chỉ cho ấn khế của Đức Đại Nhật Như Lai trong Mạn đồ la Thai tạng giới Mật giáo. Ấn tướng là bàn tay phải ngữa lên, đặt trên bàn tay trái, đầu 2 ngón cái chạm nhau. Trong đó, 5 ngón tay phải biểu thị 5 đại của Phật giới, 5 ngón tay trái biểu thị 5 đại của chúng sinh giới. Hai tay chồng lên nhau tượng trưng cho nghĩa chúng sanh và Phật chẳng phải là 2. Đầu của 2 ngón cái (ngón không) chạm vào nhau biểu thị nghĩa Không đại dung thông vô ngại, vì tướng ấy vắng lặng không lay động nên gọi là Pháp Giới Định Ấn.

Phẩm Đà la ni trong kinh Thủ hộ cho rằng ấn nầy là ấn Tam muội thù thắng bậc nhất; còn phẩm Mật ấn trong kinh Đại nhật quyển 4 và phẩm Mật ấn trong kinh Nhất tự đính luân vương thì cho rằng ấn nầy là Đại bát ấn và Như lai bát ấn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

(Tham khảo: Đại nhật kinh sớ, q.13, 20; Chư nghi quĩ bẩm thừa lục, q.11; Định ấn…).

V-PHÁP GIỚI QUÁN

Pháp Giới Quán chỉ cho pháp quán nhằm ngộ nhập chân lý của pháp giới do ngài Đỗ Thuận, sơ tổ tông Hoa Nghiêm lập ra, Pháp Quán nầy có 3 lớp: Đó là Chân Không Quán, Lý Sự Vô Ngại Quán, và Chu Biến Hàm Dung Quán (đã giải thích ở chương trước).

(Tham khảo: Hoa nghiêm pháp giới quán môn; Pháp giới tam quán; Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục 1; Hoa Nghiêm tông kinh luận chương sớ mục lục, Chư tông chương sớ lục q.1, 2).

VI-BA TẦNG  PHÁP GIỚI

Cũng gọi là Pháp Giới tam quán, Tam Trùng pháp giới quán, Tam trùng quán môn, Tam trùng pháp giới quán môn.

Gọi tắc là: Tam trùng quán.

1-QUÁN VỀ LÝ PHÁP GIỚI CHÂN KHÔNG

Quán xét bản tính của các pháp tức là không. Nhưng cái “Không” của Chân Không Quán chẳng phải là Không đoạn diệt, cũng chẳng phải cái không lìa sắc, mà quán sắc chẳng phải thực sắc, tất cả sắc tức là chân không. Quán Không chẳng phải đoạn Không, mà tất cả Không là huyễn sắc, để đạt đến cảnh giới Không-sắc chẳng ngăn ngại nhau. Đây là quán Lý pháp giới.

 

2-QUÁN VỀ LÝ SỰ VIÊN DUNG VÔ NGẠI PHÁP GIỚI

Nếu chỉ quán về Sự thì sẽ khởi tâm thế tục, mà tham đắm cảnh hưởng lạc, nếu chỉ quán về Lý thì khởi tâm xuất thế, mà ưa thích cảnh tiểu quả vô lậu. Cho nên, nếu quán Sự và Lý song song thì có thể đạt đến cảnh giới viên dung vô ngại, tâm không thiên chấp, Bi và Trí hổ trợ cho nhau, thành tựu hạnh vô trụ mà chứng Vô trụ xứ. Đây là quán Lý Sự vô ngại pháp giới.

3-QUÁN XÉT VỀ SỰ BIẾN DỊCH TUẦN HOÀN TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC PHÁP

Dùng Sự nhìn Sự để quán Lý toàn là Sự, dùng Lý nhìn Sự để quán Sự toàn là Lý. Lý có thể dung chứa Sự một và nhiều không trở ngại nhau, mầu nhiệm không thể lường được. Đây là quán Sự Sự vô ngại pháp giới.

(Tham khảo Hoa nghiêm pháp giói quán môn; chư Hoa Nghiêm pháp giới quán môn tự; Tam Trùng Quán Môn; Chân Không Quán; Lý Sự Vô Ngại Quán).

 

VII-PHÁP GIỚI THÂN

Chỉ cho Pháp Thân của Phật. Pháp giới tức là chúng sinh giới. Thân tức là thân của chư Phật. Thân chư Phật giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh giới, gọi là Pháp Giới Thân.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Đại 12, 334 thượng) viết: “Chư Phật Như LaiPháp Giới Thân, nhập vào trong tâm tướng của hết thảy chúng sinh”.

(Tham khảo phần Định thiện nghĩa trong Quán Vô Lương Thọ Phật Kinh Sớ).

VIII-TỰ LUÂN QUÁN

Tự luân quán  cũng gọi là Pháp giới thể tính tam muội quán, Nhập pháp giới quán.

Chỉ cho Pháp Quán trong Mật Giáo, lấy chủng tử hoặc các chữ chân ngôn của Bản Tôn làm đối tượng để quán tưởng.

Tam Ma Địa Nghi Quĩ (Đại 18, 331 thượng) viết: “Kết ấn Tam ma địa, vào Pháp giới thể tính tam muội, tu tập 5 chữ Toàn Đà La Ni … cứ quán tưởng trở đi trở lại cho đến khi thấy được chỗ chân thực của mỗi chữ. Chỗ thấy tuy trước sau có khác nhau, nhưng chỗ chứng thì đều về một”.

(Tham khảo Tự Luận Quán).

IX-THỂ TÍNH TRÍ

Tiếng Phạm là: Dharma-dhãtu-svabhãva-jnãna.

Các Pháp vô tận gọi là Pháp Giới. Chỗ nương của các Pháp gọi là Thể. Tính tự nhiên của các Pháp không hoại diệt, gọi là Tính. Trí có khả năng quyết đoán các Pháp vô tận một cách rỏ ràng, gọi là Pháp Giới Thể Tính Trí, là một trong 5 Trí do Mật Giáo thành lập. Nếu đem 5 trí phối hợp với 5 bộ và 5 đức Phật thì Trí nầy được phối hợp với đức Đại Nhật Như Lai trong 5 Phật của Phật bộ.

(Tham khảo Bí Tạng Kí; Ngũ Trí).

1-NĂM TRÍ

Hiển Giáo chuyển 8 Thức thành tựu 4 Trí để lập làm cứu kính báo thân Như Lai. Mật Giáo thêm vào đó Pháp Giới Thể Tính Trí do thức thứ 9 chuyễn thành mà làm 5 Trí để thành Đại Nhật Như Lai Kim Cương Trí Pháp Thân.

a-PHÁP GIỚI THỂ TÍNH TRÍ

Là chuyển từ A Ma La thức mà được. Pháp giới có nghĩa là sai biệt, các pháp sai biệt, số lượng nhiều như sa trần. Pháp giới thể tính tức là Lục Đại còn gọi là Lục Giới (Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức). Đại Nhật trụ ở Tam Muội của Lục Đại Pháp Giới, gọi là Pháp Giới Thể Tính Trí, làm chủ đức phương tiện cứu cánh.

b-ĐẠI VIÊN KÍNH TRÍ

Là Trí chuyển từ A Lại Ya thức mà được, là trí hiển hiện vạn tượng của pháp giới như tấm gương tròn lớn.

c-BÌNH ĐẲNG TÍNH TRÍ

Là trí chuyển từ Mạt-na thức mà được, là trí tạo thành tác dụng bình đẳng của các pháp.

d-DIỆU QUAN SÁT TRÍ

Là trí chuyển từ Ý Thức mà được, là Trí phân biệt các pháp hảo diệu và quan sát các loại căn cơ, thuyết pháp đoạn nghi.

e-THÀNH SỞ TÁC TRÍ

Là Trí chuyển từ Năm Thức như Nhãn thức, Nhỉ thức, Tỷ thứcThiệt thức, Thân thức mà được, là Trí thành tựu diệu nghiệp tự lợi, lợi tha. Năm Trí nầy tuy là trí đức của một thân có đủ, nhưng để dẫn nhiếp chúng sinh thì tự bản thể nầy sinh ra bốn Trí, bốn Phật ở bốn phương.

Lúc nầy Pháp Giới Thể Tính Trí trụ ở bản vị mà thành Đại Nhật Như Lai ở Trung Ương. Do Đại Viên Kính Trí mà thành Đông Phương A-súc Như Lai, chủ về đức Bồ Đề Tâm. Do Bình Đẳng Tính Trí mà thành Nam Phương Bảo Sinh Như Lai, chủ về đức tu hành. Tây Phương A-di-đà Như Lai do Diệu Quan Sát Trí mà thành, chủ về đức thành Bồ-đề. Do Thành Sở Tác Trí mà thành Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Như Lai, chủ về đức nhập Niết-bàn. Do năm trí nầy mà thành Thể Tướng Nhị Đại. Bởi vì Đại Nhật Pháp Giới Thể Tính TríLục Đại, là Thể Đại. Bốn Phật ở bốn phương là các đức riêng biệt từ đó mà ra, đó là tướng đại tứ mạn. Tức là A-súc Đại Viên Kính Trí là Đại Mạn-đồ-la thân, Bảo Sinh Bình Đẳng Tính Trí là Tam-muội-da (dịch là bình đẳng) Mạn-đồ-la thân. Di Đà Diệu Quan Sát Trí là Pháp Mạn-đồ-la thân. Bất không thành tựu Thành Sở Tác Trí là Yết-ma (dịch là tác nghiệp) Mạn-đồ-la thân. Lí trí bất nhị, nên năm Trí, năm Phật nầy tức là Ngũ Đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không của Thai Tạng Giới.

X-PHÁP GIỚI VÔ SAI BIỆT LUẬN SỚ

tác phẩm, một quyển, do ngài Pháp Tạng (643 – 712) soạn vào đời nhà Đường, được in vào Đại Chính tạng tập 44.

Sách nầy viết: “Đại thừa pháp giới vô sai biệt luận sớ tính tự”, thông thường gọi là Đại thừa pháp giới vô sai biệt luận sớ. Đây là sách chú thích bộ “Đại thừa pháp giới vô sai biệt luận”,  do ngài Đề Vân Bát Nhã dịch. Về niên đại soạn thuật, có lẽ bộ sách nầy đã được viết vào năm Thiên Thụ thứ 2 (691), lúc đó ngài Pháp Tạng  49 tuổi. Lại có thuyết cho rằng sách nầy soạn tiếp theo Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký và sau Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Ký, khi ấy ngài Pháp Tạng đã 54 tuổi.

Nội dung sách nầy chia làm hai phần: Huyền Đàm và Tùy Văn Giải Nghĩa. Phần Huyền Đàm chia làm 10 môn: Giáo khởi sở nhân, Minh tạng sở nhiếp, Hiển giáo phân tề, Giáo sở bị cơ, Năng thuyên giáo thể, Sở thuyên tông thú, Thích luận đề mục, Tạo luận duyên khởi, Truyền dịch do trí và Tùy văn giải thích

 

CH Ư ƠNG B ẢY: NIẾT BÀN

 

A-KHẢO SÁT MỘT

 

Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái.

Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát.

Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.

Niết Bàn còn có những nghĩa như sau:

Diệt: Dứt nhơn quả sanh tử, dứt nghiệp luân hồi.

Diệt độ: Dứt nhân quả sanh tử, qua khỏi dòng nước mạnh.

Tịch diệt: Tịch là vô vi, trống không lặng lẽ, an ổn. Diệt là dứt tai hại lớn sanh tử.

Bất sanh: Những khổ quả sanh tử chẳng còn nữa, tức chẳng sanh ra nữa.

Vô vi: Không nhơn duyên tạo tác nghiệp lầm.

An lạc: An ổn khoái lạc, hết khổ.

Giải thoát: lìa khỏi các phiền não.

Đối với phái Nam Tông, nhập Niết bàn là được vào nơi ngơi nghỉ trọn vẹn, dứt tất cả phiền não vừa thể chất, vừa tinh thần.

Đối với phái Bắc Tông, nhập Niết bàn là vào cõi cao rốt, sau khi linh hồn đã qua khỏi các cuộc từng trãi và tấn bộ.

Hồi Đức Thích Tôn thành đạo và giáo độ chư đệ tử, Pháp môn Ngài chia ra làm hai thời kỳ: thời kỳ đầu về Tiểu thừa, thời kỳ sau về Đại thừa. Trong thời kỳ Tiểu thừa, Ngài khuyên chư đệ tử diệt phiền não để đắc quả La Hán, đắt Niết bàn tại thế (Hửu dư Niết bàn) và đến chừng tịch thì nhập hẳn Niết bàn trọn vẹn (Vô dư Niết bàn). Những đệ tử thực hành lời dạy của Ngài, cố diệt các sự luyến ái, đắc và nhập Niết bàn.

Đến thời kỳ Đại thừa, Ngài dạy rằng thành La hánnhập Niết bàn, đó là nhập Niết bàn tạm mà thôi. Phải lo đắc Đại Niết bàn, tức là Niết bàn của Phật thế Tôn, của Phật Như Lai.

La Hán tuy đã đắc đạonhập Niết Bàn, vào nơi yên nghỉ, nhưng chỉ là cảnh yên nghỉ tạm thời mà thôi. Rồi đây các vị La Hán ấy còn phải tu học nữa đặng về sau thành Phật Thế Tôn. Những vị La Hán còn phải tu theo pháp Đại thừa để về sau thành bậc Bồ Tát Ma Ha Tát.

Đức Phật đã dạy về cảnh trí của bực đắc Niết Bàn của Phật Thế Tôn như sau: “ Tâm giác ngộ và trong sạch hoàn toàn, hành giả thành Phật, nhập Niết Bàn. Người đạt đến cảnh giới tuyệt cao, cũng như người lên tới đỉnh núi tuyết, ở trên còn có mênh mông bầu trời xanh mà thôi. Thần Tiên quả vị thấp hơn, ước được như bậc chứng quả.

Cảnh tang thương trong Tam Giới không làm cho người nghiêng ngã được. Người sống đủ các đời, chết đủ các thuở, cái nghiệp không tạo chỗ ở cho người nữa. Không cần cái gì nữa, người có đủ tất cả. Cái bản ngã của người biến mất trong vũ trụ. Ai nghĩ rằng nhập Niết Bàn là không còn, những kẻ ấy nhầm. Vì họ đâu có biết gì đến Niết Bàn, họ đâu có hiểu rằng cao hơn những cây đèn bể của họ, có ánh sáng mạnh là thế nào. Họ đâu có hiểu rằng cảnh cực kỳ sung sướng vẫn ở ngoài vòng sự sống và thời gian”.

Đức Phật Thích Ca hiện thân ứng hóanhập Niết bàn vào ngày rằm tháng hai tại cặp cây Ta La gần thành Câu Thi Na (Kousinagara), bấy giời Ngài trên 80 tuổi.

Khi nhập Niết bàn, Đức Phật ngự gần thành Câu Thi Na, thuộc về đất nước của kiếng, họ Ma La (Mallas), trong vườn cây Ta La (sâla). Biết rằng gần tới giờ tịch vào Đại Niết Bàn, Phật dạy ông A Nan dọn cho Ngài một chỗ nằm giữa hai cây Ta La, đầu quay về hướng Bắc. Ngài cho hay rằng vào giữa đêm, Ngài sẽ tịch trọn vẹn.

Khi A Nan dọn chỗ xong, Ngài nằm nghiêng bên mặt, để cho hai bàn chân chụm lại với nhau. Ngài sáng suốt và tỉnh mỉnh. Trí thức Ngài mạnh mẽ, đầy đủ. Ngài khắn chặt vào ý tưởng về Niết Bàn.

Nhưng trước khi viên tịch, Ngài còn mở lòng từ bi độ cho ông đạo Tu Bạt Đà La ở thành Câu Thi Na. Ông đạo nầy khi ấy 120 tuổi, tu đắc ngủ thông. Vừa xuất gia thọ giới Tỳ Kheo, ông liền đắc quả A La Hánnhập Niết Bàn. Ông nhập Niết Bàn trước Phật. (Niết Bàn của ông Tu Bạt Đà LaNiết bàn của La Hán, Niết Bàn của đức Thích Tôn là Niết Bàn của Phật Như Lai).

Kinh Niết Bàn, quyển 33, viết: Phật có thể dùng rất nhiều từ để gọi Niết bàn như vô sanh, vô xuất, vô tác, vô vi (không cố ý làm), quy y (chỗ theo về, chỗ nương dựa), quật trạch (hang động, nhà cửa), giải thoát, quang minh (ánh sáng, hào quang), đăng minh (đèn sáng, ánh sáng của đèn), bỉ ngạn (bờ bên kia), vô úy (không sợ), vô thối (không lui), an xử (ở yên), tịch tĩnh, vô tướng, vô nhị, nhất hạnh, thanh lương (trong sạch mát mẽ), vô ám , vô ngại, vô tranh, vô trược, quảng đại, cam lộ (thuốc tiên, trường sanh bất tử, kiết tường (điềm lành).

 

I-NIẾT BÀN ẤN

Ấn Niết Bàn. Con dấu, dấu in, đóng dấu Niết bàn. Một trong những pháp ấn.

Cũng gọi là Niết bàn tịch tĩnh ấn. Khi Phật đã quyết định, Ngài bèn thuyết diễn lý tịch tĩnh của Niết bàn khiến chúng sanh lìa khỏi phiền nãosanh tử. Chỗ thuyết diễn ấy gọi là Niết bàn tịch tĩnh pháp ấn. Gọi tắc là Niết bàn ấn. Trong các Kinh Phật, có những đoạn giải về lẽ tịch tĩnh, giải về công đức của Niết bàn, những đoạn ấy tức là Niết bàn ấn. Con dấu Niết bàn nói trong Kinh chứng tỏ lời thuyết diễn của Phật tỷ như con dấu đóng trên văn kiện để chứng tỏ sự quyết định chắc chắn của chánh phủ, của cơ quan đoàn thể.

Lại nữa, sự ấn chứng, vẻ đặc biệt bảo chứng cho người đắc quả Niết bàn ấn.

II-NIẾT BÀN TÁM VỊ

Tám mùi vị, tám thú vị của Niết bàn. Tức là tám pháp vị của người tu diệu lý Đại thừa mà đắc Niết bàn của đức Phật đã đắc Đại Niết bàn. Tỷ như người ta thích ăn nhờ đồ ăn có những mùi vị vừa ý như ngọt, mặn, cay v.v…

Nhà tu học thích ở trong Đại Niết bàn, vì Đại Niết bàn có đủ 8 pháp vị, tám thú vị:

(1)-Thường trụ, (2)-Tịch diệt, (3)-Bất lão, (4)-Bất tử, (5)-Thanh tịnh, (6)-Hư thông, (7)-Bất động, (8)-Khoái lạc.

III-NIẾT BÀN CHÂU

Đất liềnNiết bàn. Đó là lời nói tỷ dụ. Chúng sanh chìm đắm mãi trong bể khổ, sông mê. Họ bị lôi cuốn bỡi bốn dòng Tứ bạo thủy, Phật dùng Bát chánh đạo làm thuyền mà đưa họ vào bờ bến, vào đất liền nên gọi là Niết bàn châu.

IV-NIẾT BÀN ĐƯỜNG

Nhà yên nghỉ vĩnh viễn, tức ngôi mộ, ngôi tháp của sư tăng. Cũng có nghĩa là nơi nghĩa địa dành riêng cho các Sư Tăng. Cũng gọi là Diên thọ đường, Vô thường viện.

V-NIẾT BÀN GIỚI

Tức là Cõi Niết bàn, Cảnh giới Niết bàn. Giới nghĩa là nơi chứa trữ. Niết bàn có thể chứa trữ muôn đức vô vi, nên gọi là Niết bàn giới.

Giới cũng có nghĩa là: Nhơn, do nơi. Do nơi Niết bàn mà sanh ra tất cả các việc lợi lạc thế gianxuất thế gian nên gọi là Niết Bàn Giới.

Giới còn có nghĩa là: Cõi, cảnh giới. Đó là cõi an lạc vô biên, cõi nhập diệt của những nhà đắc Đạo khi xã bỏ xác thân tứ đại.

VI-NIẾT BÀN KINH

Tiếng Sanscrit là Nirvãnasũtra, tiếng Nhật là Néhan-gyô. Nói cho đủ là Đại Bát Niết Bàn Kinh (Mahã Pari Nirvãna Sũtra). Một bộ kinhdanh tiếng về Đại ThừaĐức Phật giảng thuyết trước khi nhập diệt. Trong bộ kinh ấy Phật dạy phương pháp tu trì rất chu đáo. Như Ngài khuyên chư đệ tử nên ăn ở và tu tập theo Bát Chánh Đạo, như vậy còn hơn những cách thờ phụng bề ngoài, còn hơn lễ bái Ngài và chư Phật, Thần, Thánh, còn hơn thờ phượng tượng, ảnh. (xem kinh Đại Bát Niết Bàn).

VII-NIẾT BÀN LẠC

Sự vui sướng của Niết bàn, cảnh vui sướngNiết bàn. Lìa tất cả các mối khổ, các phiền não trong đường luân hồi, tâm trí được an ổn, vui sướng một cách rốt ráo, ấy là Niết bàn lạc. Trái với sanh tử khổ, luân hồi khổ. Niết bàn lạc có hai cảnh: Một là cảnh của nhà tu hành dứt hết phiền não, đắc quả Thánh, tuy ở thế mà tâm trí hoàn toàn an lạc. Hai là cảnh của nhà tu hành đắc đạo, khi tịch diệt thì vào Niết bàn, hưởng các sự an lạc vô vi.

Có 3 thứ vui sướng (Tam lạc):

1-THIÊN LẠC

Sự vui sướng ở cảnh Tiên. Các nhà tu thập thiện khi thác thì sanh lên cảnh Tiên dục giới, Sắc giới, hoặc Vô sắc giới mà hưởng các sự an lạc thù diệu.

2-THIỀN LẠC

Sự vui sướng ở cảnh Thiền định. Nhà tu hành ngồi thiền, vào các cảnh thiền định, hưởng các an lạc không thể tả.

3-NIẾT BÀN LẠC

Sự vui sướngNiết Bàn. Đoạn trừ các phiền não, chứng Niết Bàn, hưởng các cảnh an lạc rốt ráo, không còn cái vui sướng hoặc khổ não trong đường sanh tử, dứt nẽo luân hồi.

VIII-CỬA NIẾT BÀN

Cửa Niết bàn. Cửa ngỏ từ đó mà nhà đạo đi vào thành Niết bàn. Niết bàn được xem như một đô thành, tức là Niết bàn thành. Trong thành ấy có các hàng thánh giả cư ngụ. Muốn vào Niết bàn thành phải đi từ cửa chánh, gọi là Niết bàn môn.

 

IX-GIÓ NIẾT BÀN

Gió Niết bàn. Đó là lời nói tỷ dụ để chỉ cho Diệu lý Niết bàn. Khi gió thổi mạnh thì có sức đẩy những đồ vật đi theo chiều gió. Diệu lý Niết bàn cũng như thế, có sức đưa đẩy chúng sanh tới Bồ Đề nên gọi là Niết bàn phong.

X-SỰ TRÓI BUỘC CỦA NIẾT BÀN

Dây trói buộc của Niết bàn, sự trói buộcchấp trước Niết Bàn. Người tu hànhcảnh giới Tiểu thừa chỉ lo cho mình, không nghỉ đến việc lợi ích cho chúng sanh. Họ bị buộc trói vào lý Niết Bàn Tiểu thừa, cho nên Niết Bàn ấy trở thành dây trói buộc, tức là Niết Bàn phược.

XI-THÀNH NIẾT BÀN

Thành thị Niết bàn, Đô thành Niết bàn. Chốn ngơi nghỉ, chỗ ở yên của hàng Thánh giả, nơi ấy chư La Hán hưởng mọi khoái lạc cực điệu, không có xen một mảy may khổ não. Thành, thành thị là tiếng tỷ dụ, ví Niết bàn như một cảnh thành phố. Ví dụ như một đoàn bộ hành đương mệt mỏi, khổ nhọc trải qua những khu rừng sâu. Họ mong cho ra khỏi những khu rừng ấy để tới một thành phố gần đó mà nghỉ ngơi, rồi sẽ tiếp tục đi nữa cho đến mục đích. Các nhà tu hành được ví dụ như đoàn bộ hành ấy, họ đang ở trong rừng phiền não, rừng luân hồi. Họ trông cho mau đắc Niết Bàn để nghỉ ngơi cho thỏa dạ. Phật thị hiện cảnh Niết Bàn Tiểu thừa, tức Niết Bàn thành để cho những vị La Hán và Bích Chi yên nghỉ. Sau khi họ được khỏe khoắn, mạnh dạn, đức Phật sẽ bảo họ rời cảnh thành thị giả tạm ấy mà thẳng đến cảnh Đại Niết Bàn của Như Lai, của Phật Thế Tôn.

(Xem phẩm 7, Hóa thành dụ trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh).

 

B-KHẢO SÁT HAI

 

Theo Phật Học Tự Điển tiếng Anh thì Niết Bàn (Nirvãna) được viết như sau:

Nirvãna, “Blown out, gone out, put out, extinguished”; “liberated from existence”; “dead, deceased, defunct”. “liberation, eternal bliss”; “ (with Buddhists and Jainas) absolute extinction or annihilation, complete extinction of individual existence.” M.W. Other forms are originally translated to extinguish, extinction, put out (as a lamp or fire), it was also described as release, tranquil extinction; inaction, without effort, passiveness; no (re)birth; calm joy; transmigration to “extinction”.

The meaning given to “extinction” varies, i.e. invidual extinction; cessation of rebirth; annihilation of passion; extinction of all misery and entry into bliss. While the meaning of individual extinction is not without advocates, the general acceptation is the extinction or end of all return to reincarnation with its concomitant suffering, and the entry into bliss. Nirvãna may be enjoyed in the present life as an attainable state, with entry into parinirvãna, or perfect bliss to follow.

It may be (a) with a “remainder”,  i.e. the cause, but not all the effect (karma), reincarnation having been destroyed; (b) without “remainder”, both cause and effect having been extinguished. The answer of the Buddha as to the continued personal existence of the Tathãgata in Nirvãna is, in the Hinayãna canon, relegated “to the sphere of the inderterminates” (Keith), as one of the questions which are not essential to salvation.            

One argument is that flame when blown out does not perish but returns to the totality of Fire. The Nirvãna Sũtra claims for Nirvãna the ancient ideas of permanence, bliss, personality, purity in the transcendental realm.

Mahãyãna declares that Hinayãna by denying personality in the transcendental realm denies the existence of the Buddha. In Mahãyãna final Nirvãna is transcendental, and is also used as a term for the absolute. The place where the Buddha entered his earthly Nirvãna is given as Kusínagara. The Nirvãna-form of Buddha; also the “sleeping Buddha”, i.e. the Buddha entering Nirvãna.

Nivãsana, an inner garment. The eight rasa, i.e. flavours, or characteristics of Nirvãna – permanence, peace, no growing old, no death, purity, transcendence, unperturbedness, joy. The part or lot, of Nirvãna. The seal or teaching of Nirvãna, one of the three proofs that a sũtra was uttered by the Buddha, i.e. its teaching of impermanence, non-ego, Nirvãna; also the witness within to the attainment of Nirvãna.

The Nirvãna city, the abode of the saints. The Nirvãna hall, or dying place of a monk in a monastery. The School based on the Mahãpari Nirvãna Sũtra, first translated by Dharmaraksa A.D. 423. Under the Ch’ên  dynasty this Nirvãna school became merged in the T’ien-t’ai sect.

The Nirvãna place of the saints. The steadfast mountain of Nirvãna in contrast with the changing stream of mortality. The Nirvãna assembly, 2nd moon 15th day, on the anniversary of the Buddha’s death. The date of the Buddha’s death, variously stated as 2nd moon 15th or 8th day; 8th moon 8th; 3rd moon 15th  ; and 9th moon 8th  .

Nirvãna-joy or bilss. Nirvãna-island, i.e. in the stream of mortality, from which stream the Buddha saves men with his eight-oar boat of truth. Nirvãna-dhãtu; the realm of Nirvãna, or bliss, where all virtues are stored and whence all good comes, one of the Nidhãpana, Nirdahana, cremation.

The 8th  sign of the Buddha, his entry into Nirvãna, i.e. his death, after delivering “in one day and night” the Mahã-parinirvãna sũtra, Nirvãna sũtra, there are two versions, one the Hinayãna, the other the Mahãyãna, both of which are translated into Chinese, in several versions, and there are numerous treatises on them.

Hinayãna: Mahãparinirvãna sũtra, translated by Po Fa-tsu A.D. 290-306 of the Western Chin dynasty, B.N. 552; by Fa-hsien, B.N. 118. These are different translations of the same work. In the Ãgamas (A hàm) there is also a Hinayãna Nirvãna sũtra.

Mahãyãna: Caturdãraka-samãdhi sũtra, translasted by Dharmaraksa of the Western Chin A.D. 265 – 316, B.N. 116. Mahãparinirvãna sũtra translated by Fa-hsien, together with Buddhabhadra of the Easter Chin A.D. 317-420, B.N.120, being a similar and incomplete translation of B.N. 113, 114.

Caturdãraka-samãdhi-sũtra translated by Jnãna-gupta of the Sui dynasty, A.D. 589-618, B.N. 121. The above three differ, though they are the first part of the Nirvãna sũtra of the Mahãyãna. The complete translation is  ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH, translated by Dharmaraksa A.D. 423, B.N. 113;  v. a partial translation of fasc. 12 and 39 by Beal, in his catena of Buddhist Scriptures, pp. 160-188.

It is sometimes called Northern Book, when compared with its revision, the Southern Book, i.e. NAM BỔN ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH, Mahãparinirvãna sũtra, produced in Chien-yeh, the modern Nanking, by two Chinese monks, Hui-yen and Hui-kuan, and a literary man, Hsieh Ling-yũn. B.N. 114. ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH HẬU PHẦN The latter part of the Mahãparinirvãna sũtra translated by Jnãnabhadra together with Hui-ning and others of the T’ang dynasty, B.N. 115, a continuation of the last chapter of B.N. 113 and 114.

The fetter of Nirvãna, i.e. the desire for it, which hinders entry upon the Bodhisattva life of saving others; it is the fetter of Hĩnayãna, resulting in imperfect Nirvãna. Niết Bàn Thánh, nickname of Đạo Sanh (Tao-shêng), pupil of Kumãrajịva, translated part of Nirvãna sũtra, asserted the eternity of Buddha, for which he was much abused, hence the nickname. Nirvãna colour, i.e. black, representing the north. Niết Bàn Môn: the gate or door into Nirvãna ; also the northern gate of a cemetery.

Niết Bàn Tế: the region of Nirvãna in contrast with that of mortality. Niết Bàn Phong: the Nirvãna wind which waft the believer into Bodhi. Niết Bàn Thực: Nirvãna food; the passions are faggots, wisdom in fire, the two prepare Nirvãna as food.

 

 

 

 

 

 

 

 

C-KHẢO SÁT BA

 

I-NIẾT BÀN VÔ DANH LUẬN

Theo sách nầy thì Nirvãna được dịch như sau: Niết Bàn, Nê-viết, Nê-hoàn, Nê-bạn, Niết-bàn-na. Những bản dịch cũ gọi là Diệt, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, Vô vi, An lạc, Giải thoát v.v…

Những từ dịch mới là Ba-lị-nặc, Phọc-nam, dịch nghĩa là Viên-tịch. Trong số nầy cách dịch đơn DIỆT là cách chính, các cách khác đều là phiên dịch theo nghĩa. Sách Niết Bàn Vô Danh Luận của Triệu Sư nói: “Nê-viết, Nê-hoàn, Niết-bàn, ba tên nầy lần lược ra đời khác nhau có lẽ là do âm vùng Sở vùng Hạ không giống nhau.

Đọc Niết Bàn là đúng âm….Đời Tần dịch là Vô Vi, còn gọi là Độ. Vô Vi là chỉ nghĩa hư vô tịch mịch, tịch diệt, dứt hẳn  với hửu vi. Diệt Độ là nói hoạn nạn lớn đã vĩnh viễn tiêu tiệt, vượt qua tứ lưu”.

 

II-NIẾT BÀN HUYỀN NGHĨA

Niết Bàn Huyền Nghĩa, q. thượng viết: “Từ nầy đã phiên dịch ra rồi, nay tạm nêu ra 10 nhà phiên dịch như sau:

1-TRÚC ĐẠO SINH

Người đương thời gọi là Niết Bàn Thánh, phiên dịch là Diệt.

2-TRANG NGHIÊM ĐẠI VŨ

Phiên dịchTịch Diệt.

3-BẠCH MÃ ÁI

Phiên dịchBí Tạng.

4-TRƯỜNG CAN ẢNH

Phiên dịchAn Lạc.

5-ĐỊNH ÂM NHU

Phiên dịch là Vô lụy giải thoát.

6-ĐẠI TÔNG XƯƠNG

Phiên dịchGiải Thoát.

7-LƯƠNG VŨ

Phiên dịchBất Sinh.

8-RIỆU LUẬN

Gọi là Vô Vi, cũng gọi là Diệt Độ.

9-CỐI KÊ CƯ

Cũng dịch là Vô Vi.

10-KHAI THIỆN và QUANG TRẠCH

Đều dịch là Diệt Độ.

III-ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG  

Sách Đại Thừa Nghĩa Chương, q.18, viết: “Niết Bàn là từ ngoại quốc, ở đây phiên dịch là Diệt. Có nghĩa là diệt phiền não, diệt sinh tử, nên gọi là Diệt. Do nghĩa là lìa bỏ chúng tướng, đại tịch tính, nên gọi là Diệt”.

 IV-HOA NGHIÊM ĐẠI SỚ SAO

Sách Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao, q.52, viết: “Dịch tên là Niết bàn, chính tên là Diệt. Chọn nghĩa có thể dùng nhiều cách. Tóm lại nên phiên dịch theo nghĩa, gọi là Viên Tịch. Nghĩa đầy khắp pháp giới, đức trùm khắp trần gian thì gọi Viên. Nắm rõ hết chân tính, dứt bỏ hết tướng lụy, thì gọi là Tịch”.

V-NĂM LOẠI NIẾT BÀN

Phàm phu có 5 loại Niết Bàn: (1)-Cõi Dục Giới là nơi chứng quả mà mến mộ. (2)-Mến mộ tính vô ái của Sơ Thiền. (3)-Mến mộ tâm vô khổ của Nhị Thiền. (4)-Mến mộ sự cực duyệt của Tam Thiền. (5)-Mến mộ sự khổ lạc đều quên của Tứ Thiền.

Tính toán có 5 chỗ Hiện Niết Bàn nầy thì rơi vào ngoại đạo, mê hoặc ở tính Bồ Đề. (xem kinh Lăng Nghiêm).

VI-HAI LOẠI NIẾT BÀN

Đó là Hửu Dư Niết BànVô Dư Niết Bàn.

Cách dịch mới là Hửu Dư Y Niết BànVô Dư Y Niết Bàn.

Y là Y thân hửu lậu, đối lại với hoặc nghiệp mà gọi là Dư. Hửu Dư Niết Bàn là chỉ Hoặc Nghiệp, là cái nhân của sinh tử đã hết, chỉ còn dư lại khổ quả y thân hửu lậu.

Vô Dư Niết Bàn là diệt nốt hết cả khổ quả y thân, không còn dư lại chút nào.

Hai loại Niết bàn nầy cùng là một thể. Hành giả của Tam Thừa khi mới thành đạo, tuy đã chứng đắc, song Vô Dư Niết Bàn chỉ hiện ra khi mệnh chung. Hai loại Niết Bàn nầy nếu kể cả Đại ThừaTiểu Thừa thì có thể chia làm 3 môn:

1-PHÂN BIỆT THEO TIỂU THỪA

Chỉ phân biệt theo tiểu thừa thì dứt hết cái nhân sinh tử, chỉ còn dư khổ quả sinh tử, thì gọi là Hửu Dư Niết Bàn.

Dứt hết cái nhân sinh tử, đồng thời làm cho quả thui chột đi không sinh được nữa thì gọi là Vô Dư Niết Bàn. Hiện ra tướng Vô Dư Niết Bàn là ở lúc mệnh chung, bởi vì Vô Dư Niết Bàn, thân tàn trí diệt, cả các vật hửu tình đều là diệt hết.

2-PHÂN BIỆT THEO ĐẠI THỪA

Phân biệt theo Đại Thừa thì cái nhân biến dịch sinh tử đã tận hết, là Hửu Dư. Quả biến dịch sinh tử đã tận hết là Vô Dư.

3-PHÂN BIỆT THEO CẢ ĐẠI THỪATIỂU THỪA

Phân biệt theo cả hai trường hợp thì Niết Bàn của Tiểu Thừa là Hửu Dư, bởi vì còn biến dịch sinh tử. Niết Bàn của Đại ThừaVô Dư, bởi vì không còn biến dịch sinh tử. Nghĩa nầy lấy ra từ kinh Thắng Man (xem Thắng Man Kinh Bảo Hốt q. hạ).

Lại nữa về thân trí vĩnh viễn tiêu diệt thì Đại ThừaTiểu Thừa giải thích có khác nhau.

Không nghĩa của Tiểu Thừa nói Thánh Nhân của tam thừa nhập vào Vô Dư Niết Bàn thì thân trí đều mất đi cả không còn một vật nào, trong Pháp Giới đã diệt hết các vật hửu tình.

Trong Đại Thừa có hai Tông là Tướng và Tánh.

Duy Thức Tông của Tướng Tông cho rằng Vô Dư Niết Bàn của Nhị Thừa định tính là rút cục đều diệt hết. Vô Dư Niết Bàn của Nhị Thừa bất định tính và của Phật không phải là thực diệt. Bậc Nhị Thừa lìa khỏi phân đoạn sinh tử gọi là Vô Dư Niết Bàn. Phật dẹp bỏ Hóa Ứng Thân trở về gốc của chân thânVô Dư Niết Bàn.

Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông cho rằng Nhị Thừa Định TínhNhị Thừa Vô Định Tính rút cục đều thành Phật cả. Vậy nên Pháp Giới không có Vô Dư Niết Bàn thực diệt, nhưng dứt bỏ vọng kiến qui về chân như, thu hóa thân trở về với bản thân thì sẽ nhập vào Vô Dư Niết bàn.

VII-BỐN LOẠI NIẾT BÀN

Pháp Tướng Tông lập ra 4 loại Niết Bàn như sau:

1-BẢN LAI TỰ TÁNH THANH TỊNH NIẾT BÀN

Tuy có phiền não khách trần, nhưng do bản tính thanh tịnh, trong vắt như hư không, dứt bỏ hết mọi tướng phân biệt, dứt bỏ hết ngôn ngữ, lìa khỏi tất cả hành xứ của Tâm, chỉ có bậc Chân Thánh chứng ngộ từ bên trong. Tính ấy vốn là Tịch Tĩnh nên gọi là Niết Bàn.

 

2-HỬU DƯ Y NIẾT BÀN       

Dứt bỏ hết phiền não tướng để cho chân như hiện rõ. Hửu Dư Y là nói y thân hửu lậu. Đối với phiền não đã dứt bỏ gọi là dư. Tuy có dư y thân hửu lậu nầy nhưng chướng phiền não đã vĩnh viễn tịch diệt nên gọi là Niết bàn.

3-VÔ DƯ Y NIẾT BÀN

  Vô Dư Y Niết Bànchân như đã thoát ra khỏi nỗi khổ sinh tử. Đây là chân lý có được cùng với Hửu Dư Y Niết Bàn dứt bỏ chướng phiền nãohiển hiện ra ở thời khổ quả sinh tử đã tàn lụi, tức là hậu thời. Vậy nên không có y thân khổ quả gọi là vô chướng y. Mọi khổ đau vĩnh viễn tịch diệt gọi là Niết Bàn.

4-VÔ TRỤ XỨ NIẾT BÀN

Vô Trụ Xứ Niết Bàn đó là chân như dứt bỏ sở tri chướng sở hiện. Sở tri chướngchướng ngại của trí tuệ. Bậc Nhị Thừa do có sở tri chướng nên không hiểu được lý sinh tử, Niết Bàn không khác nhau, cố chấp sinh tử đáng chán, Niết Bàn đáng vui. Khi Phật dứt bỏ sở tri chướng, có được chân trí Bồ Đề thì đối với sinh tử, Niết Bàn đã lìa bỏ được cái tình chán ghét, vui mừng, mà chỉ còn có đại trí, nếu trụ ở vòng sinh tử thì có đại bi, nên không trụ ở Niết Bàn thì làm lợi lạc cho chúng hửu tình vị lai. Vì vậy gọi đó là vô trụ xứ. Tác dụng của lợi lạc tuy là thường có, nhưng cũng là thường tịch diệt, nên gọi là Niết Bàn. Trong đó, tất cả các vật hửu tình chỉ có một loại Niết Bàn ở trên.

Bậc chí Thánh của Nhị Thừa thì có được ba loại trên là Tự Tính, Hửu Dư, Vô Dư. Bậc Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên thì có được 2 loại Niết Bàn là loại thứ 1 và thứ 4. Chỉ riêng có đức Thế Tôn là có đủ cả 4 loại Niết Bàn.

Sách Vấn Y Đại Thừa viết: “Thế thì sắc thân Như Lai vốn là vô lậu thanh tịnh, không phải là khổ quả sanh tử thì làm gì có Hửu Dư Niết Bàn. Hửu Dư Niết Bàn đã không có rồi thì Vô Dư Niết Bàn chắc cũng không có?

Trả lời: Nhìn vào Phật thân mà bàn Hửu Dư, Vô Dư thì có 2 nghĩa:

(1)-Thân của Như Lai tuy không có khổ quả thực, nhưng về mặc thị hiện giống như y thân khổ quả thì đó là Hửu Dư, Vô Dư, như loại Bát tướng thành đạo. (2)-Nhằm vào chổ ẩn hiện của sắc thân Vô Lậu mà bàn, đó là Hửu Dư, Vô Dư. (xem Luận Duy Thức, q.10, Bách Pháp Vấn Đáp Sao, q.8).

VIII-TIỂU THỪA NHỊ GIA NIẾT BÀN

Tông Hửu Bộ gọi Niết BànBản Lai Thực Hửu. Khi dứt bỏ phiền nãolìa bỏ sợi dây ràng buộc vào thân của hành giả.

Tông Thành Thật gọi Niết BànVô Pháp. Không có nhân quả sanh tử đó là Niết Bàn.

Cách giải thích khác nhau của hai Tông như trên nên gọi là Nhị Gia Niết Bàn.

 (xem Đại Thừa Huyền Luận, q.3).

IX-TIỂU THỪA NIẾT BÀNĐẠI THỪA NIẾT BÀN

Trong sách Pháp Hoa Huyền Luận, q. 2, viết: “Niết Bàn của Tiểu Thừa, Đại Thừa gồm có 3 nghĩa:

1-BẢN TÍNH

Bản Tính tịch diệt khác với phi bản tính tịch diệt Niết Bàn của Tiểu Thừa là diệt sinh tử mà lên Niết bàn. Niết Bàn của Đại Thừasinh tử vốn là Niết Bàn rồi. Vậy nên kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện viết rằng: chư pháp từ bản lai thường tự tịch diệt tướng.

2-GIỚI NỘI, GIỚI NGOẠI

Giới nội, giới ngoại dứt bỏ mê hoặc khác nhau. Niết Bàn của Tiểu Thừa chỉ có dứt bỏ phân đoạn sanh tử giới nội là dừng. Niết Bàn của Đại Thừa lại kiêm diệt cả biến dịch sinh tử giới ngoại.

Nhưng Giới Nội, Giới Ngoại là gì?

Ngoài ba cõi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, là cõi Tịnh Độ của chư Phật, Bồ Tát, đó gọi là Giới Ngoại. Ba cõi vừa kể là Giới Nội. Cõi Tịnh Độ ở ngoài ba cõi nầy, Tông Thiên Thai phân biệt làm hai cõi: Phương Tiện Hửu Dư Độ và Thực Báo Vô Chướng Ngại Độ.

3-CHÚNG ĐỨC

Chúng Đức đầy đủ không khác nhau. Niết Bàn của Tiểu Thừa vô thân vô trí nên không có đủ chúng đức. Niết Bàn của Đại Thừa có đủ thân trí nên có đủ đức Bát Nhã  Pháp Thân.

Trong Pháp Hoa Huyền Tán, q.2, viết: “Chân Như có đủ tam đức để thành Niết Bàn:

(1)-Chân Như sinh Viên Giác gọi là Bác Nhã. Thể của Chân NhưGiác Tính. Thể Niết Bàn của Tiểu Thừa không phải Giác Tính nên không gọi là Bát Nhã.

(2)-Thể của Chân Như, bỏ sở tri chướng, gọi là Pháp Thân. Bởi vì nó là chỗ dựa của tất cả công đức Pháp. Niết Bàn của Tiểu Thừa không phải là chỗ dựa của công đức Pháp nên không gọi là Pháp Thân.

(3)-Thể của chân như, mọi nỗi khổ đều tiêu tan hết, nên gọi là giải thoát. Niết Bàn của Tiểu Thừa lìa bỏ phân đoạn sinh tử, nên không phải là giải thoát viên mãn. Thế nhưng nhìn vào việc lìa bỏ phân đoạn sinh tử mà xét thì có thể nói rằng Tam Thừa cũng vào bậc giải thoát rồi vậy. Do đó Tiểu Thừa cũng có thể gọi là Niết Bàn, nhưng chưa được đầy đủ vậy. 

Tóm lại lìa bỏ phân đoạn sinh tử, biến dịch sinh tử, có thân trí vô biên, đầy đủ tam đức pháp bát giải thoát, phối nghĩa Thường Lạc Ngã TịnhNiết Bàn của Đại Thừa. Riêng lìa bỏ phân đoạn sinh tử, diệt vô thân trí nói về Đại Thừa thì có thân trí biến dịch sinh tử. Trong tam đức chỉ có đủ một phần giải thoát, trong 4 nghĩa chỉ có đủ ba nghĩa:  “Thường, Lạc, Tịnh đó là Niết Bàn Tiểu Thừa”.

X-KINH NIẾT BÀN

1-KINH NIẾT BÀN CỦA TIỂU THỪA

Kinh Niết bàn của Tiểu Thừa gồm có: bộ Phật Bát Nê Hoàn Kinh, 2 quyển, do Bạch Pháp Tổ đời Tây Tấn dịch. Bộ Đại Bát Niết Bàn Kinh, 3 quyển, Pháp Hiển đời Đông Tấn dịch. Bộ Bát Nê Hoàn Kinh, 3 quyển, không rỏ người dịch. Đó là những bộ đồng bản nhưng khác người dịch, nói tình hình tiền pháp nhập Niết Bàn ở thành Câu Thi Na của Đức Thích Ca hóa thân bát tướng thành đạo. Đây là bản thực lục về hóa thân Phật. Ngoài ra trong kinh Trung A Hàm cũng có kinh Niết Bàn nói về phép quán hành có thể đắc Niết Bàn.

2-KINH NIẾT BÀN CỦA ĐẠI THỪA

Kinh Niết Bàn của Đại Thừa gồm có: Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, 2 quyển, do Trúc Pháp Hộ đời Tây Tấn dịch. Đại Bát Nê Hoàn Kinh, 6 quyển, Pháp Hiền đời Đông Tấn dịch. Tứ Đồng Tử Tam Muội Kinh, 3 quyển, Xà Na Quật Đa đời Tùy dịch. Ba bản nầy rộng hẹp khác nhau, nhưng đều là phần đầu tiên của Kinh Niết Bàn của Đại Thừa. Bộ kinh đầy đủ do Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương dịch là bộ Đại Bát Niết Bàn Kinh, 40 quyển, gọi là Niết Bàn Bắc Bản. Về sau các ngài Tuệ Quan đời Lưu Tống đem sửa chửa lại bộ kinh ấy thành bộ Đại Bát  Niết Bàn Kinh, 36 quyển, gọi là Niết Bàn Nam Bản. Bộ nầy nói về Niết Bàn của Phật, không phải là hủy thân diệt trí. Nay hiện tướng Phật tuy nhập diệt, nhưng thân Phật thường trụ bất diệt.

Ngoài ra còn bộ Đại Bát Niết Bàn Kinh Hậu Phần, 2 quyển, Nhược Na Bạt Đà La đời Đường dịch, nói về phụ thuộc của Phật và các việc nhập Niết Bàn, trà tì, phân cốt v.v…Đó là phần hậu phần bổ sung cho Tiền kinh, cho nên gọi là Hậu Phận Kinh.

Trong các bản kể trên, những bản thường gọi là Kinh Niết Bàn là hai bản Đại Niết Bàn Kinh Bắc Bản, Nam Bản. Nam Bản không tính có phần sớ của Chương An thuộc Tông Thiên Thai. Bản mà các Tông đều thông dụng cả là Niết Bàn Bắc Bản.

Các nhà chú thuật và các trước tác có liên quan đến bản Kinh nầy như sau: Niết Bàn Kinh Huyền Nghĩa, 2 quyển, Quán Đỉnh đời Tùy soạn. Niết Bàn Kinh Sớ, 33 quyển, Quán Đỉnh đời Tùy soạn, Trạm Nhiên đời Đường sửa chữa lại. Niết Bàn Nghĩa Ký, 20 quyển, Tuệ Viễn đời Đường thuật lại. Niết Bàn Kinh Du Ý, 1 quyển,  Cát Tạng đời Tùy soạn. Đại Niết Bàn Kinh Huyền Nghĩa Văn Cú Hội Bản, 2 quyển, Quán Đỉnh đời Tùy soạn, Đạo Tiêm đời Đường thuật lại, Thủ Đốc của Nhật Bản phân hội. Niết Bàn Kinh Hội Sớ Điều Mục, 3 quyển, Niết Bàn Kinh Hội Sớ, 36 quyển, Quán Đỉnh đời Tùy Soạn, Trạm Nhiên đời Đường sửa lại, Bản Thuần người Nhật Bản phân hội.

Niết Bàn Kinh Sớ Tư Ký, 12 quyển, Hành Mãn đời Đường biên tập. Niết Bàn Kinh Sớ Tư Ký, 9 quyển, Đạo Tiêm đời Đường thuật lại. Niết Bàn Kinh Sớ Tam Đức Chỉ Qui, 20 quyển, thiếu quyển 15, Trí Viên đời Tống thuật lại. Niết Bàn Kinh Trị Định Sớ Khoa, 10 quyển, Trí Viên đời Tống soạn. Niết Bàn Huyền Nghĩa Phát Nguyên Cơ Yếu, 4 quyển, Trí Viên đời Tống thuật lại. Khoa Nam Bản Niết Bàn Kinh, 36 quyển, sư chính đời Nguyên sắp xếp các khoa, Khả Độ hiệu đính lại. Niết Bàn Kinh Hội Sớ Giải, 36 quyển, Sư Chính đời Nguyên phân khoa, Viên Trừng đời Minh hội sớ. Niết Bàn Kinh Mạt Hậu Cú, 1 quyển, Tịnh Đình soạn.

 

XI-NGÀY THÁNG NHẬP NIẾT BÀN

Đó là ngày tháng Đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, tất cả có mấy thuyết: Kinh Đại Bát Niết Bàn, Luật Thiện Kiến nói là ngày rằm tháng 2 Ngài nhập Niết bàn. Kinh Trường A Hàm, Kinh Bồ Tát Xử Thai nói là ngày 8 tháng 2 Ngài nhập Niết Bàn. Luận Tát Bà Đa nói là ngày 8 tháng 8, khi mà sao Phí Linh xuất hiện thì Ngài nhập Niết Bàn. Sách Tây Vựt Ký, q.6, viết: “Thấy người xưa chép rằng Đức Phật sống được 80 năm, đến ngày rằm nửa sau tháng Phệ-xá-khư thì Ngài nhập Niết Bàn. Ngày đó tương đương với ngày rằm tháng 3. Thuyết Nhất Thiết Bộ thì nói Đức Phật đến ngày 8 nửa sau tháng Ca-lạt-đề-ca thì nhập Niết bàn. Đó là ngày 8 tháng 9”.

XII-NIẾT BÀN THÁNH

Ngài Đạo Sinh đời Tần tìm thấy bộ Niết Bàn Kinh Lược Bản, tức là bộ Phật Thuyết Niết Bàn Kinh, 6 quyển, Pháp Hiển dịch, phát minh ra nghĩa Phật Thân Thường Trụ. Người nghe lúc đầu không tin, đến khi công bố rộng rãi, quả đúng như vậy. Người đương thời gọi Ngài là Niết Bàn Thánh.

Niết Bàn Huyền Nghĩa, q. thượng, viết: “Ngài Trúc Đạo Sinh, người đương thời gọi là Niết Bàn Thánh”.

1-TRÚC ĐẠO SINH 

Đạo Sinh Đời Tấn, vốn họ Ngụy, người đất Cực Lộc. Sư theo Trúc Pháp Thải xuất gia rồi lấy họ Trúc. Ông sống ở Lưu Sơn 7 năm để nghiên cứu kinh Phật. Sau sư cùng Tuệ Tuấn, Tuệ Nghiêm đến Trường An theo học ngài La Thập. Sau đó quay về Kinh Đô, trụ trì chùa Thanh Viên, biên soạn các bộ: Nhị Đế Luận, Phật Tính Thường Hửu Luận, Pháp Thân Vô Sắc Luận, Phật Vô Tịnh Độ Luận v.v…thường bị những người quản lý việc in ấn và lưu hành kinh sách ghen ghét. Có lần trước khi đưa lên Kinh Sư bộ Nê Hoàn Kinh, 6 quyển, ngài Đạo Sinh đã mổ xẻ tóm tắt nghĩa lý của kinh, đưa ra thuyết Xiển Đề cũng có Phật Tánh. Bấy giờ đại bản (bản đầy đủ) chưa lưu truyền, nên những người cựu học không chấp nhận, lại cho là tà thuyết rồi đuổi sư đi.

Đại Sinh dấu bản đó vào trong tay áo rồi đến núi Hổ Khâu ở Bình Giang, dựng các tảng đá lên làm học trò và cứ thế giảng kinh Niết Bàn cho đá nghe. Đến chỗ Xiển Đề cũng có Phật Tánh”, sư liền hỏi: “Những điều ta nói có hợp với ý Phật hay không?” . Đám đá đều gật đầu. Về sau sư vào dãy Lô Sơn, sống ở núi Tiêu Cảnh. Khi nghe tin ngài Đàm Vô Sấm ở Bắc Lương dịch lại phần Hậu Phẩm của kinh Niết Bàn, sư liền đi xuống Nam Kinh xin được xem thì thấy nội dung kinh Niết Bàn đúng như lời sư đã nói. Sư viên tịch vào tháng 11 năm Nguyên Gia 11  đời Tống. (xem Cao Tăng Truyện).

Phần trên có từ XIỂN ĐỀ xin giải thích để người đọc dể tham khảo.

2-XIỄN ĐỀ

Tiếng Sanscrit là Atyantika, dịch là Nhứt Xiễn Đề, Triễn Đề; cũng đọc là A Xiễn Đề, A Xiễn Để Ca. Có nghĩa là chẳng thành quả Phật. Chỉ cho hạng người tà kiến, bài bácnhân quả, không tin rằng tu hành rồi sau sẽ thành Phật, nhập Niết Bàn. Họ không nhận rằng người niệm Phật sẽ được vãnh sanh Tịnh Độ.

Trong kinh Lăng Già nói có hai hạng Xiễn Đề, hai hạng chẳng thành quả Phật:

(1)-Hạng người rất ác, dứt tất cả các căn lành, tức là hạng phạm ngũ nghịch, thập ác, không thể tu hành cho đắc quả Phật, lại phải đọa vào ba nẻo ác.

(2)-Hạng Đại Bi Bồ Tát, quyết lòng tế độ tất cả chúng sanh, vì sức thệ nguyện thâm trọng, cho nên chẳng nỡ nhập Niết Bàn. Ví dụ như ngài Địa Tạng Bồ Tát.

XIII-NIẾT BÀN NA

Niết Bàn Na là từ trong luận Tỳ Bà Sa đã dùng để gọi Niết bàn, đúng là phiên âm từ chữ Nirvãna. Trong sách Niết Bàn Huyền Nghĩa, quyển thượng có nói điều nầy.

Sơ lược về sách Tỳ Bà Sa Luận như sau: Tiếng Phạn viết là Vibhãsã Sãstra, là một bộ luận gồm 14 quyển của đạo Phật, giảng theo lối rất cũ. Sách bằng tiếng Phạn, đời Phù Tần do Thi Đà Bàn Ni soạn, Tăng Già Bạt Trừng đời Phù Tần dịch. Còn gọi là A Tì Đàm, Tì Bà Sa A Tì Đàm Luận, được in vào tập thứ 28 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng.

Tì Bà Sa tiếng Phạn là Vibhãsã có nghĩa là quảng thuyết, quảng thích. Nội dung của bộ luận nầy giảng rộng về Pháp Tướng của Thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ. Đó là tên chung, gọi riêng thì trong kinh tạng có 4 bộ:

(1)- Đại Tỳ Bà Sa Luận.

(2)- Đề Bà Sa Luận.

(3)-Ngủ Sự Tỳ Bà Sa Luận. ( ba bộ trên thuộc Tiểu Thừa)

(4)-Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận. (thuộc Đại Thừa).

Tất cả chúng sinh đều có khởi hoặc gây nghiệp, lưu chuyễn trong ba cõi nên Phật thuyết pháp Niết Bàn tịch tĩnh để giúp chúng sinh thoát khỏi sinh tử đạt đến Niết Bàn tịch tĩnh an lạc.

XIV-NIẾT BÀN MẠN ĐỒ LA

Mandala phiên âm là Mạn Đà La, Mạn Đồ La, Mạn Đát La, Mạn Nô La v.v…Gọi tắc là Mạn Nô, Mạn Đồ. Xưa nay có rất nhiều cách dịch khác nhau. Trước kia phần nhiều dịch là Đàn, còn gọi là Đạo Tràng. Nay phần nhiều dịch là Luân Viên Cụ Túc (tròn trặn viên mãn, đầy đủ). Còn gọi là tụ tập. Tựu trung lại, về mặt Thể mà nói thì lấy nghĩa Đàn hay Đạo Tràng làm nghĩa chính. Về mặt Nghĩa mà nói thì lấy nghĩa Luân Viên Cụ Túc hay Tụ Tập là nghĩa gốc. Tức là đắp một cái đàn đất hình vuông hoặc tròn, chư Tôn Đức lên đó để cúng tế. Đó là nguồn gốc của từ Mạn Đà La.

Ở trên Đàn đó tập trung đầy đủ chư Tôn, chư Đức, tạo thành một Đại Pháp Môn giống như có đủ trục, vành, nan hoa, tạo thành một bánh xe tròn trịa. Nhưng thường gọi là Mạn Đồ La, đó là một bức đồ họa, là loại Đại Mạn Đồ La trong 4 lọa Mạn Đồ La.

Trong sách Diễn Mật Sao, quyển 2, viết: “Mạn Đồ La có nghĩa là nơi tụ hội của Thánh Hiền, muôn đức đều qui về”. Nơi tụ hội của tất cả Hiền Thánh, tất cả Công Đức thì gọi là Mạn Đồ La. Do vậy mà mọi thứ từ thân hình, ngôn ngữ, hoặc vật cầm, hoặc thệ nguyện v.v…của các vị Thánh Hiền cũng đều được gọi là Mạn Đồ La. Đó là lấy nghĩa tròn trặn đầy đủ của bánh xe vậy.

Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 1, viết: “Chân ngôn, tiếng Phạn viết Mandala, có nghĩa là những lời nói chân thật, như thật, không lầm, không khác.

Sách Thích Luận gọi đó là những lời bí mật, trước kia dịch là Chú, là không đúng”. Những lời nói bí mật của các bậc Hiền Thánh phụ vào từ Mạn Đồ La, đó là một lệ. Tựu trung lại, Mật Giáo lập ra 4 loại Mạn Đồ La là để thu nhiếp tất cả các Pháp.

1-CHI PHẦN SINH MẠN ĐỒ LA

Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 3, viết: “Kinh nói rằng tất cả chi phần của Đức Thế Tôn đều xuất hiện ở trên thân thể Như Lai”. Lúc trước khi hiện ra trang nghiêm tạng, thân thể của tất cả phổ môn tràn đầy khắp mười phương, tùy theo nhân duyên mà ứng vậy.

Nay muốn nói địa vị của Mạn Đồ La thì phải thông hiểu sự phân loại thân thể Phật chia ra làm ba phần Thượng, Trung, Hạ. Từ rốn trở xuống thì sinh ra loại hình Thích ca Thân Sống, người và Pháp, cùng hàng Nhị Thừavô số chúng sinh trong sáu đường, sắc tượng, uy nghi, tiếng nói, tọa đàn có khác nhau, chu biến khắp tám phương tới các tầng thứ, bản vị của các loại Mạn Đồ La mà trụ (là viện thứ ba, tức tầng thứ tư).

Từ Rốn trở lên cho tới cổ họng thì sinh ra vô lượng Thập Trụ chư Bồ Tát. Ai nấy đều giữ lấy tấm thân Tam Mật, cùng với vô lượng quyến thuộc khắp tám phương, tới các tầng thứ, thuộc bảng vị của các Mạn Đồ La mà trụ ở. Nhưng trong đó cũng có hai loại. Loại từ tim trở xuống thì sinh các vi Thập Phật giữ đại bi vạn hạnh cùng vô số đại quyến thuộc (đó là tầng thứ ba, tức viện thứ hai). 

Từ tim trở lên là các vị Thập Phật giữ Kim Cương mật tuệ  cùng vô số nội quyến thuộc (đó là tầng thứ hai, tức viện thứ nhất). Hai loại trên đây gọi chung là Đại Bi Chúng. Hai loại từ cổ họng trở lên cho tới đỉnh đầu Như Lai thì sinh ra các bậc quả đức Phật, thân có tứ trí, tứ tam muội. Tám thân của 4 vị Phật, 4 vị Bồ Tát nầy, ở trong tất cả thế giới.

Các mặt đồ đệ, đất nước, danh nghiệp, thân nghiệp của các vị có khác nhau, trụ ở các tầng thứ, bản vị của các loại Mạn Đồ La trong tám phương (đó là tầng thứ nhất, tức Trung Thai).

Ở đây ta thấy có từ Cửu Diệu Mạn Đồ La đó là: mặt trời, mặt trăng, và  các sao Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ, thêm hai sao La HầuKế Đô thành ra Cửu Diệu.

Theo thuyết của các bộ Mật Giáo Bản Kinh, Kim Cương Đỉnh Kinh của Kim Cương Giới thì có sáu loại, mười loại Mạn Đồ La, trong loại Hiện Đồ Mạn Đồ La bao gồm cả chín loại kia nên gọi là cửu hội mạn Đồ La

2-HAI BỘ MẠN ĐỒ LA

Đó là Mạn Đồ La của Kim Cương GiớiMạn Đồ La của Thai Tạng Giới. Vì tất cả pháp môn của Mật Giáo đều chia thành hai bộ Kim Cương bộ và Thai Tạng bộ. Mạn Đồ La cũng xây dựng theo hai bộ đó. Tuy hai bộ đó, mỗi bộ đều độc lậppháp môn, thành tựu Phật quả riêng của mình, nhưng Mật Giáo là từ trên toàn thể mà dung hội cả hai, nên phối hợp cả lí trí nhân quả, phối hợp cả hai bộ thành một pháp môn. Thai Tạng GiớiPháp Môn thuộc chúng sinh vốn có đầy đủ lí tính, phối hợp với lí, phối hợp với nhân.

Kim Cương GiớiPháp Môn thuộc chư Phật mới thành quả tướng, phối hợp với Trí, phối hợp với Quả. Nếu sắp đặc thì Thai Tạng Giới Mạn Đồ La thuộc phương đông, Kim Cương Giới Mạn Đồ La thuộc phương Tây. Lấy nghĩa phương Đông là nơi bắt đầu phát sinh vạn vật, phương Tây là nơi cuối cùng trở về của vạn vật. Vì, theo cái lí nhân quả tương ứng, và để thuyết minh cái lí nhất ứng.

3-HAI LOẠI MẠN ĐỒ LA

Pháp môn Mạn Đồ La của hai bộ  Thai Tạng GiớiKim Cương Giới, mỗi loại đều có hai loại thiển lược, và bí mật.

Loại Mạn Đồ La thuộc Thai Tạng Giới, Phẩm Cụ Duyên, kinh Đại Nhật viết: “Cảnh giới Giả Trí của đức Đại Nhật ở và đức A Di Đà hiện Tam Ma Địa là loại Mạn Đồ La thuộc Liên Hoa Bộ trong ba bộ. Đó là loại Thiên Lược Mạn Đồ La”. Còn loại nói ở phẩm Bí Mật thì đó là cảnh giới bản địa của đức Tì Lư Giá Na, là loại Mạn Đồ La thuộc Phật bộ trong ba bộ, tức loại Bí Mật Mạn Đồ La vậy.

Loại Mạn Đồ La thuộc Kim Cương Giới, Giáo Vương kinh và Lược Xuất Kinh nói rằng đức Đại Nhật trụ ở A Xúc Tam Ma Địa, tụng chữ Hồng trở thành vị A Xúc Phật là vị Phật ở hộ thành thân, là loại Mạn Đồ La thuộc Kim Cương Bộ trong ba bộ, tức là loại Kim Cương Mạn Đồ La vậy. Còn chỉ loại Mạn Đồ La nói trong phẩm tựa kinh Du Ki. Đó là loại Mạn Đồ La thuộc Phật bộ trong ba bộ, tức loại bí mật Mạn Đồ La. Bởi vì kinh Du Kì không phải là thâu tóm cả 18 hội, là bộ kinh nói về Kim Cương Giới vốn có.

Đức Đại Nhật Như Lai trụ ở cõi Tam Ma Địa vốn có của chúng sinhtự tính hiện ở nơi cảnh giới vô tác vốn có đã tạo thành 37 vị chư tôn, vì chủng tử ba hình của các vị khác hẳn với thuyết ở thường đồ. Nghĩa là loại Thiển Lược Mạn Đồ La là loại Mạn Đồ La gia trì tu sinh, loại bí mật Mạn Đồ La là loại Mạn Đồ La bản hửu bản địa.

Đức Lí Phật thuộc Thai Tạng bản điạ lại trụ ở Mạn Đồ La gia trì thuộc Liên Hoa bộTây Phương, còn đức trí Phật thuộc bản hửu Kim Cương lại trụ ở Mạn Đồ La thị tu sinh thuộc Kim Cương bộđông phương.

Bởi vì hai bộ thâm mật là được xây dựng trong Phật bộ, còn hai bộ thiển lược là cái thể của hai bộ Liên HoaKim Cương.

(xem Bí mật Tạng Kí, q. bản; và Bí Mật Tạng Sao, q.1)

4-THAI TẠNG GIỚI

Thai Tạng, tiếng Phạm là Garbha, Hán âm là Nghiệt Lạt Bà.

Giới, tiếng Phạm là Dhãtu, Hán âm là Đà Đô.

Gọi đủ là Đại Bi Thai Tạng Sinh.

Đối lại là Kim Cương Giới.

Một trong hai Giới của Mật Giáo. Thai Tạng có nghĩa là hàm chứa, che chởgiữ gìn. Theo Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 3 thì hành giả mới phát tâm Nhất Thiết Trí, giống như chủng tử của thức được thai mẹ cưu mang, che chở, đến khi các căn đầy đủ thì sinh ra, rồi lớn lên, học tập các kĩ năng để thực hiện sự nghiệp trong đời; cũng như nương vào Lý Tính sẵn có của chúng sinh mà học tập muôn hạnh đại bi, hiển hiện tâm thanh tịnh, phát khởi tâm thanh tịnh, phát khởi các phương tiện, tu sửa tự thân, lợi mình lợi người, rốt ráo viên mãn, gọi là Đại Bi Thai Tạng Sinh.

Vì thế nên biết Thai Tạng là chỉ cho Lý Tính sẵn có của chúng sinh, còn pháp mônBình Đẳng thì gọi là Thai Tạng Giới. Đối lại với pháp môn Trí Sai Biệt của Kim Cương Giới. Thai Tạng Giới cũng là Hóa Tha Môn từ Quả hướng tới Nhân, Bản Giác chuyễn trở xuống, gồm đủ ba đức đại định, đại trí, đại bi mà lập ra pháp môn của ba bộ là Phật Bộ, Kim Cương Bộ, Liên Hoa Bộ.

(Xem Đại Nhật Kinh Sớ, q. 5 và Bí Tạng Ký).  

Hai nghĩa chánh của Thai Tạng GiớiChe lấp, ẩn giấu và chứa đựng.

 

a-CHE LẤP, ẨN GIẤU

Như con người ta ở trong thai mẹ mà ẩn kín đi, Lí Thể hàm tàng các pháp, nên gọi là Thai Tạng.

b-CHỨA ĐỰNG

Như đứa trẻ được chứa đựng và nuôi dưỡng trong bào thai.

Lí Thể có đầy đủ công đức mà không bị mất, nên gọi là Thai Tạng. Chứa chất ở đây cũng có hai nghĩaChấp Trì và Sinh Ra. Có ba cách ví Đạo Pháp:

(1)-Ví với lí tính vốn đầy đủ. Mật Giáo coi ngũ đại như Đất hoặc tâm Bồ Tát thanh tịnh là lí vốn đủ. Lí Tính nầy thu nhất thiết chư pháp, giống như trong Thai Mẹ gìn giữ đứa con, vậy nên gọi là Thai Tạng. Trong sách Bí Tạng Kí, quyển thượng, viết: “Thai Tạng là Lí, Kim Cương là Trí”.

(2)-Ví với trái tim của chúng sinh. Trái tim nầy ví như hoa sen tám cánh, nắm giữ chư tôn của Mạn Đồ La.

Sách Mật Tạng Kí Sao, quyển 3, viết: “Kinh nói đó là lai xứ Mạn Đồ La. Trong Tâm tất cả chúng sinh có cục thịt tám múi, đó là hình hoa sen tám cánh. Vì vậy dựng Mạn Đồ La ở đó, gọi là Thai Tạng Giới”. Đó là Viện Bát Diệp trung đài trong Mạn Đồ La. Vì Thai Tạng của Đức Đại Nhật Như Lai sinh ra hết thảy chư tôn của ba tầng Mạn Đồ La, nên gọi là Thai Tạng. Đức Phật đại từ bi yêu mến nuôi nấng chúng sinh, giống như con trong thai mẹ vậy, nên gọi là Thai Tạng. Nói cho rõ hơn, tức là muốn chỉ bảo rõ cái lí Thai Tạng vốn đầy đủ trong chúng sinh cho tất cả chúng sinh biết, và từ Thai Tạng Đại Từ Bi của Phật nầy sinh ra thành những Pháp Môn giáo hóa khác.

Đó là Mạn Đồ La của Thai Tạng Giới, vì thế mà dùng để đối lại với Kim Cương Giới. Kim Cương là Trí, Thai Tạng là Lí. Kim CươngThủy Giác, Thai Tạng là Bản Giác. Kim Cương đi từ Nhân đến Quả, còn Thai Tạng đi từ Qủa đến Nhân. Kim Cươngtự lợi cho mình còn Thai Tạng là làm lợi cho chúng sinh.

5-THAI TẠNG GIỚI CHƯ TÔN

Các vị Chư Tôn của Thai Tạng Giới số lượng nêu ra không cố định, nhưng thường vẫn lấy con số 414 vị: (1)- Trung Đài Bát Diệp Viện: có 9 vị. (2)-Biến Tri Viện: có 7 vị. (3)-Thích Ca Viện: có 39 vị. (4)-Trì Minh Viện: có 5 vị. (5)-Hư Không Tạp Viện: có 28 vị. (6)-Kim Cương Thử Viện: có 33 vị. (7)-Trừ Cái Chướng Viện: có 8 vị. (8)-Quan Âm Viện: có 37 vị. (9)- Địa Tạng Viện: có 9 vị. (10)-Văn Thù Viện : có 25 vị. (11)-Tô Tất Địa Viện: có 8 vị. Phần thân gồm có 209 vị, gọi là Nội Viện. (12)-Kim Cương Viện vòng ngoài: có 205 vị. Tính chung cả Nội và Ngoại gồm có 414 vị. 

 

6-THAI TẠNG GIỚI MẠN ĐÀ LA

Các Tôn trong Thai Tạng Giới theo thứ tự xếp đặtđàn tràng. Mạn Đà LaĐàn Tràng có nghĩa là luân viên (vòng tròn). Trong Đàn Tràng sắp đặt 414 vị Tôn của 13 vị đại viên tất cả mọi công đức đều viên mãn, đó là Mạn Đà La của Thai Tạng Giới. Mạn Đà La nầy làm sáng tỏ Lý Tính vốn có của chúng sinh nên gọi là nhân Mạn Đà La, Lý Mạn Đà La. Lại coi Đông phươngvị trí làm nhân pháp sinh, nên còn gọi là Đông Mạn Đà La. Lý Tính của nó có đức tính trong sạch không chút bụi trần, ví với hoa sen, nên còn gọi là Liên Hoa Mạn Đà La.

Lại nữa, Mạn Đà La nầy gồm có hai loại là Mạn Đà La Đồ Họa và Mạn Đà La do A Xà Lê truyền hóa. Mạn Đà La Đồ Họa do Mạn Đà La vẽ bằng tranh, vẽ hình đàn tràng do ngài Thiện Vô Úy Tạng cầu đảo hư không. Đó chính là Mạn Đà La đang lưu hành ở đời nầy.

Mạn Đà La do A Xà Lê truyền báMạn Đà La nói đến trong Kinh Đại Nhật và Nghi Quỹ, không thấy ghi ở đồ hoạ, tất cả đều do A Xà Lê đặt phép tắc và nghĩa lý. Điểm trái nhau của hai loại rất ít, bởi vì Mạn Đà La Đồ Họa là kết duyên, còn Mạn Đà La do A Xà Lê truyền bátruyền pháp. (Xem Mạn Đồ La).

7-THAI TẠNG GIỚI MẠN ĐỒ LA

Tên đầy đủ là Đại Bi Thai Tạng Sinh Mạn Đồ La. Gọi tắt là Thai Tạng Mạn Đồ La, Đại Bi Mạn Đồ La. Đối lại là Kim Cương Giới mạn Đồ La. Cũng gọi là Nhân Mạn Đồ La, Đông Mạn Đồ La, Lý Mạn Đồ La. Mạn Đồ La thuộc Thai Tạng Giới của Mật Giáo.

Thai Tạng tiếng Phạm là Garbha, hàm nghĩa là Đại Bi.

Mạn Đồ La tiếng Phạm là Mandala, bao gồm các nghĩa: sinh ra chư Phật, ý vị cùng tột không gì sánh bằng, tròn trịa đầy đủ.

Mạn Đồ La Thai Tạng Giới chính là Đại Mạn Đồ La sinh ra từ trong tâm địa bình đẳng của Đại Bi Thai Tạng của Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Bởi vì Mạn Đồ La Thai tạng Giới vốn căn cứ vào ý nghĩa nói trong phẩm cụ duyên, Kinh Đại Nhật mà được kiến lập, rồi Đại Nhật Kinh Sớ lại bổ sung thêm, vì thế xưa nay thường gọi Mạn Đồ La Thai Tạng Giới nầy là Kinh Sớ Mạn Đồ La. Lấy phía trên của mạn Đồ La làm phương Đông mà chia ra như sau:

 

a-VIỆN TRUNG ĐÀI TÁM CÁNH  SEN

Đức Đại Nhật Như Lai trụ ở Trung Đài. Bốn Đức Phật: Vô Lượng Thọ, Bảo Chàng, Khai Phu Hoa, Thiên Cổ và 4 vị Bồ Tát: Văn Thù, Quán Âm, Di Lặc, Phổ Hiền trụ ở Bát Diệp (8 cánh sen), tất cả có 9 vị Tôn. Hoa sen 8 cánh tượng trưng cho quả tim 8 khía của chúng sinh, biểu thị ý nghĩa chữ A vốn không sinh, hiển bày lí thú tất cả chúng sinh đều có Phật Tính. Viện Trung Đài bát Diệp là tổng thể của Thai Tạng Mạn Đồ La, các viện khác là biệt đức của viện nầy.

b-VIỆN BIẾN TRI

(cũng gọi là viện Phật Mẫu)

Nằm ở phía trên Viện Trung Đài Bát Diệp, có 7 vị Tôn gồm Phật Nhãn, Phật Mẫu…Viện nầy biểu thị cho đức biến tri (biết khắp) và đức năng sinh của chư Phật.

c-VIỆN QUÁN ÂM

Viện nằm về phía Bắc của Viện Trung Đài Bát Diệp, có 37 vị Tôn như Bồ tát Đại Thế Chí…Viện nầy biểu thị cho Đức Đại Bi hạ hóa của Như Lai.

 

d-VIỆN KIM CƯƠNG THỦ

(cũng gọi là Viện Tát Đóa)

Viện nằm về phía Nam Viện Trung Đài Bát Diệp, có 33 vị Tôn như Hư Không Vô Cấu Luân Trì Kim Cương… Viện nầy biểu thị cho đức Đại Trí Thượng Cầu.

e-VIỆN TRÌ MINH

(cũng gọi là Ngũ Đại Viện, Phẫn Nộ Viện)

Nằm ở phía dưới viện Trung Đài Bát Diệp, có 5 vị Tôn như Bồ Tát Bát Nhã… Viện nầy biểu thị cho 2 đức Chiết phục và Nhiếp Thụ.

f-VIỆN THÍCH CA

Viện nằm phía trên Viện Biến Tri, có 39 vị Tôn như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni… Viện nầy biểu thị cho đức Phương Tiện Nhiếp Hóa. Dùng hai đức Trí và Bi biến hiện thành Thích Ca Như Lai cứu độ chúng sinh.

g-VIỆN TRỪ CÁI CHƯỚNG

Nằm về phía Nam Viện Kim Cương Thủ, có 9 vị Tôn, như Bồ Tát Bí Mẫn…Viện nầy biểu thị cho việc dùng Trí môn Kim Cương để diệt trừ phiền não chướng của chúng sinh.

h-VIỆN ĐỊA TẠNG

Nằm về phía Bắc Viện Quán Thế Âm, có 9 vị Tôn, như Bồ Tát Địa Tạng…Viện nầy biểu thị việc dùng bi môn của đức Quán Âm để cứu mê tình trong chín cõi.

i-VIỆN HƯ KHÔNG TẠNG

Nằm ở phía dưới Viện Trì Minh, có 28 vị Tôn, như Bồ Tát Hư Không Tạng…Viện nầy biểu thị cho bi và trí hợp nhất, bao hàm muôn đức, có năng lực tùy theo nguyện vọng của chúng sinhban cho tất cả của báu, đầy đủ trí đức, và lấy phúc đức làm gốc.

j-VIỆN VĂN THÙ

Nằm ở phía trên Viện Thích Ca, gồm có 25 vị Tôn, như Bồ tát văn Thù…Viện nầy biểu thị cho trí tuệ của đức Đại Lực, có công năng dứt trừ tất cả hí luận, đầy đủ phúc đức và lấy trí tuệ làm gốc.

k-VIỆN TÔ TẤT ĐỊA

Nằm phía dưới Viện Hư Không Tạng, gồm có 8 vị Tôn như Bồ Tát Thập Nhất Diện Quan Âm…Viện nầy biểu thị cho đức thành tựu việc lợi mình, lợi người.

 

l-VIỆN KIM CƯƠNG BỘ NGOÀI

Lớp bên ngoài bao quanh 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc của Mạn Đồ La Thai Tạng Giới, cộng chung 4 phía có tất cả 205 vi Tôn. Viện nầy biểu thị đức tùy loại ứng hóa và lý phàm thánh bất nhị.

m-VIỆN TỨ ĐẠI HỘ

Trong hiện đồ Mạn Đồ La lược bỏ Viện thứ 13 nầy. Còn lại 12 Viện thì Viện Trung ĐàiPhật Bộ, Viện Quán ÂmLiên Hoa Bộ, Viện Kim Cương ThủKim Cương Bộ, 6 Viện: Biến Tri, Thích Ca, Văn Thù, Trì Minh, Hư Không Tạng, và Tô Tất Địa thuộc Phật Bộ. Viện Địa Tạng thuộc Liên Hoa Bộ. Viện Trừ Cái Chướng thuộc Kim Cương Bộ. Ngoại Kim Cương thuộc cả 3 Bộ.

(Tham khảo: kinh Đại Nhật q.1,2,4,5. Tôn Thắng Phật Đính Tu Du Già Nghi Quỉ, q. hạ. Đại Nhật Kinh Sớ q. 1,3,4,5,6. Thai Tạng Đồ Tượng. Hiện Đồ Mạn Đồ La. Đà La Ni Môn Chư Bộ Yếu Mục. Mạn Đồ La; v.v…).  

8-THAI TẠNG GIỚI BA BỘ

Kim Cương Giới là cửa tự lợi, thông giác, thượng chuyễn, nên thâu tóm lấy ngũ trí mà chuyễn thức sở đắc, thống thu Mạn Đồ Langũ bộ. Thai Tạng Giới là cửa hóa tha, bản giác, hạ chuyễn, nên thâu tóm tam đức đại định trí tuệ, thống thu Mạn Đồ Latam bộ:

a-PHẬT BỘ

Đó là về mặt quản lý đầy đủ giáo đạo viên mãn, chỉ các vị chư tôn của Trung Đài Bát Diệp Viện trong Mạn Đồ La Thai tạng Giới và các viện trên dưới. Đó là Đại Định.

b-LIÊN HOA BỘ

 Đó là Đại Bi Tam Muội của Như Lai có thể làm nảy sinh muôn điều thiện nên ví với hoa sen mà gọi là Liên Hoa Bộ. Đó là Quan Âm Viện, Đại Tạng Viện ở bên phải.

c-KIM CƯƠNG BỘ

Đó là sức tác dụng của trí tuệ của Như Lai, có thể hủy diệt tam chướng hoặc khổ nghiệp, nên ví như Kim Cương gọi là Kim Cương bộ. Đó là Kim Cương thủ viện, trừ cái chướng viện ở bên trái.

Đại Nhật Kinh Sớ, q. 3, viết: “Đại phàm tầng thứ nhất nầy, bên trên là Phật thân chúng đức trang nghiêm, bên dưới là Phật trì minh thị giả, đều gọi là Như Lai bộ môn. Bên phải là Như Lai đại bi tam muội, có thể làm nảy sinh muôn điều thiện, nên gọi là Liên Hoa Bộ. Bên trái là Như Lai đại tuệ lực dụng, có thể hủy diệt tam chướng, nên gọi là Kim Cương Bộ. Về thứ tự tam bộ có hai loại. Thứ tự Phật bộ, Liên Hoa bộ, Kim Cương bộ của kinh nầy là thứ tự từ hơn đến kém”.

Lại còn cách sắp xếp của kinh Cù Hê, kinh Tô Tất ĐịaPhật Bộ, Kim Cương bộ, Liên Hoa bộ. Ở đây, Phật bộgiải thoát, Kim Cương bộBát Nhã, Liên Hoa bộPháp Thân, nên có thứ tự vốn nhờ tu luyện mà sinh ra.

(Xem Bí Tạng Sao, q.3 v.v…).

9-THAI TẠNG BỐN BỘ NGHI QUĨ

Gọi tắt là Tứ Bộ Nghi Quĩ. Nghi Quĩ, 11 quyển, là 4 bộ nghi quĩ, bao gồm ý nghĩa các phẩm của kinh Đại Nhật thuộc Bí Mật bộ, đồng thời chỉ rõ pháp cúng dường của Thai Tạng giớiấn khế, chân ngôn của chư Tôn, được thu vào Đại Chính tạng tập 18.

Bốn bộ nghi quĩ nầy là:

 a-NHIẾP NGHI QUỈ

NHIẾP ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA thành Phật thần biến gia trì kinh nhập liên hoa Thai Tạng hải hội bi sinh mạn đồ la quảng đại niệm tụng nghi quĩ cúng dường phương tiện hội, 3 quyển, do ngài Du Bà Ca La dịch vào đời Đường,  gọi tắt là NHIẾP ĐẠI NGHI QUĨ.

b-ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA KINH QUẢNG ĐẠI NGHI QUĨ

3 quyển, do ngài Thiện Vô Úy dịch vào đời Đường, gọi tắt là QUẢNG ĐẠI NGHI QUĨ.

c-ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT

Thần biến gia trì kinh Liên Hoa Thai Tạng bi sinh Mạn Đồ La quảng đại thành tựu nghi quĩ cúng dường phương tiện hội, 2 quyển, do ngài Pháp Toàn soạn vào đời Đường, gọi tắt là  HUYỀN PHÁP TỰ NGHI QUĨ.

d-ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA THÀNH PHẬT THẦN BIẾN GIA TRÌ KINH

Liên Hoa Bồ Đề chàng tiêu xí phổ thông chân ngôn tạng quảng đại thành tựu du già, 3 quyển, do ngài Pháp Toàn biên tập vào đời Đường, gọi tắt là THANH LONG TỰ NGHI QUĨ.

Trong 4 bộ nghi quĩ trên, hai nghi quĩ Nhiếp Đại và Quảng Đạidiệu hạnh của chư Phật 10 phương ba đời lưu nhập vào Pháp Giới Mạn Đồ La do Đức Đại Nhật Như Lai hiển hiện ra. Còn hai nghi quĩ Huyền Pháp và Thanh Long thì là nghi tướng mở hội do đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai hiển bày trong Pháp Giới mạn đồ la của đức Đại Nhật Như Lai.

(Tham khảo: Chư A Xà Lê chân ngôn Mật Giáo Bộ loại tổng lục, q. thượng. Bảo Sách Sao, q.2. Bí Mật Nghi Quĩ Tùy Văn Ký, q.18. Bí mật Nghi Quĩ Truyền Thụ khẩu Quyết, q.6; v.v…).   

10-KIM CƯƠNG GIỚI

Tiếng Phạm: Vajra-dhãtu

Tiếng Hán đọc âm là: Phạ Nhật Ra Đà Tô.

Tạng: Rdo-rje-dhyins.

Đối lại với Thai Tạng Giới.

Gọi tắt là Kim Giới.

Bộ môn khai thị trí đức của đức Đại Nhật Như Lai. Trí Đức nội chứng của đức Đại Nhật Như Lai, thể của nó rất bền vững, có tác dụng phá hết thảy các phiền não cho nên ví nó với Kim Cương.

Bí Tạng Ký viết: “Kim Cương Giới là Trí tuệ nội chứng của Phật”. còn chỉ cái nghĩa không thể pha hủy được của Kim Cương, đó là Trí Tuệ.

Theo quan điểm của Mật Giáo, hết thảy muôn vật trong vũ trụ đều do đức Đại Nhật Như Lai hiển hiện, trong đó, phần biểu hiện về mặt Trí Đức của Ngài gọi là Kim Cương Giới, còn phần biểu hiện về mặt Lý Tính của Ngài thì gọi là Thai Tạng Giới. Đây là hai bộ căn bản của Mật Giáo.

Trí Đức nội chứng của Như Lai, thể rất bền chắc, không bị phiền não làm hoăn ố, phá hoại, giống như kim cương cứng chắc, không bị các vật khác làm hư nát, vì thế, Kim Cương Giới có đủ các nghĩa: Trí, Quả, Thủy Giác, Tự Chứng, v.v…

Trái lại Lý Tính của Như Lai tồn tại ở trong tất cả, do đại bi nuôi đỡ, giống như thai nhi trong bụng mẹ hoặc như một hột sen ẩn chứa trong hoa sen, cho nên ví như Thai Tạng. Do đó, Thai Tạng Giới bao hàm các nghĩa: Lý, Nhân, Bản Giác, Hóa Tha, v.v… Nếu phối hợp Kim Cương Giới với 5 Trí thì chia làm 5 bộ là: Phật Bộ, Kim Cương Bộ, Bảo Bộ, Liên Hoa BộYết Ma Bộ. Nếu phối hợp Thai Tạng Giới với 3 đức: Đại Định, Đại Bi, Đại Trí thì chia làm 3 bộ: Phật Bộ, Liên Hoa BộKim Cương Bộ.

Theo kinh Kim Cương Đính, nếu Kim Cương Giới được biểu hiện bằng tranh vẽ thì gọi là Mạn Đồ La Kim Cương Giới. Còn theo kinh Đại Nhật, nếu Thai Tạng Giới được biểu hiện bằng tranh vẽ thì gọi là Mạn Đồ La Thai Tạng Giới. Kim Cương GiớiThai Tạng Giới gọi chung là Chân Ngôn lưỡng bộ hoặc là Kim Thai lưỡng bộhai mặt căn bản nhất của Mật Giáo. Nếu hai bộ được xem nhưđối lập nhau thì gọi là lưỡng bộ tương đối. Còn nếu được xem là một thể thì gọi là lưỡng bộ bất nhị. Về vấn đề nầy Đông Mật của Nhật Bản chủ trương hai bộ vốn bất nhị cho nên không lập riêng  Pháp Bất Nhị, nhưng Thai Mật thì lập riêng Pháp Bất Nhị gọi là Pháp Tô Tất Địa.

Ngoài ra trong hai Pháp Sắc, Tâm thì Kim Cương Giới thuộc Tâm Pháp. Trong 6 Đại:  Đất, nước, lửa, gió, không , thức thì Kim Cương Giới thuộc Thức Đại. Ấn khế chung của Kim Cương Giới là Ấn Ngũ Cổ Chử (ấn chày 5 chĩa). Về phổ hệ truyền thừa của Kim Cương Giới thì bắt đầu từ đức Đại Nhật Như Lai rồi lần lược đến các ngài: Kim Cương Tát Đỏa, Long Mãnh, Long Trí, Kim Cương Trí, Bất Không v.v…

(Tham khảo: kinh Kim Cưong Đính, q.1. Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích Diễn Bí Sao, q.7. Luận Thập Trụ Tâm, q.10. Mạn Đồ La, v.v…).  

 11-KIM CƯƠNG GIỚI MẠN ĐỒ LA

Tiếng Phạm gọi là Vajra-dhãtu-mandala. Cũng gọi là Tây Mạn Đồ La, Quả Mạn Đồ La, Nguyệt Luân Mạng Đồ La.

Một trong hai bộ Mạn Đồ La của Mật Giáo, nền tảng là kinh Kim Cương Đỉnh.

Hiện đồ Mạn Đồ La Kim Cương Giới gồm 9 hội Mạn Đồ La cấu tạo thành, vì thế còn được gọi là Cửu Hội Mạn Đồ La, Kim Cương Cửu Hội, Kim Cương Giới Cửu Hội Mạn Đồ La.

Trong chín hội, 7 hội trước là phần Kim Cương Giới, trong đó 6 hội đầu là Luân Thân tự tính của đức Đại Nhật Như Lai. Hội thứ bảy là Luân Thân Chính Pháp của Ngài. Hội thứ 8 và 9 thuộc phẩm hàng tam thế, đều biểu thị Luân Thân Giáo Lệnh của đức Đại Nhật Như Lai. Cả 9 hội trên đây, gọi chung là Mạn Đồ La Kim Cương Giới. Bức vẽ của Mạn Đồ La nầy lấy phía trên làm phương Tây, 2 chiều ngang và dọc đều chia làm 3 phần, tổng cọng có 9 ô tức thành 9 hội. Trong hình vẽ nầy nếu căn cứ vào ý nghĩa Hạ chuyển môn (môn hướng xuống) “từ Quả hướng xuống Nhân”, thì hội thứ nhất ở chính giữa là hội Thành Thân, từ đó, theo thứ tự hướng xuống đi theo phía bên trái như sau:

a-HỘI YẾT MA

Cũng gọi là Hội Thành Thân. Đại Mạn Đồ La trong 4 loại Mạn Đồ La. Hội nầy dùng 5 vòng tròn bày xếp theo hình chữ  + ,  trong mỗi vòng tròn vẽ một đức Phật. Vòng ở chính giữa là đức Đại Nhật Như Lai. Chung quanh ngài là 4 vị Bồ Tát Ba La Mật. Ở 4 phương dều có vòng mặt trăng. Trong mỗi vòng mặt trăng vẽ một vị Phật, mỗi vị Phật có 4 vị Bồ Tát thân cận. Tổng cọng có 16 vị Bồ Tát. Ngoài ra còn có 4 vị Bồ Tát nội cúng dường, 4 Bồ Tát ngoại cúng dường, 4 vị Nhiếp Bồ Tát, các vị trời hộ trì Mật Giáo và 1.000 đức Phật ở kiếp Hiền v.v… tổng cọng có 161 vị Tôn vây chung quanh đức Đại Nhật Như Lai. Hình vẽ của Hội Thành Thân nầy được biểu thị cho thực tướng của quả Phật.

b-HỘI TAM MUỘI DA

Cũng gọi là Hội Yết Ma: Tam Muội Da Mạn Đồ La trong 4 loại Mạn Đồ Lahình thức các vị Tôn dùng như vật cầm tay, ấn khế, v.v…để tượng trưng cho bản thệ của các ngài. Chẳng hạn tháp Đa Bảo tượng trưng cho thân Tam Muội Da của đức Đại Nhật Như Lai. Cây chày kim cương 5 chĩa được đặt ngang dưới thân tháp, là hình Tam Muội Da biểu thị cho 5 trí hiển hiện. Hình Tam Muội Da của 4 vị Phật ở 4 phương theo thứ tự là: Phật A Súc phương Đông là chày kim cương dựng đứng, Phật Bảo Sinh phương Nam là bảo châu, Phật A Di Đà phương Tây là hoa sen,  Phật Bất Không Thành Tựu phương Bắc là Yết Ma. Còn các vị Bồ Tát cũng đều dùng Tam Muội Da để tượng trưng bản thệ của các Ngài. Hội Tam Muội Da có tất cả 73 vị Tôn mà vị trí được sắp xếp đại khái cũng giống như hội Thành Thân.

c-HỘI VI TẾ

Cũng gọi là hội Yết Ma, hội Kim Cương Vi Tế: Pháp Mạn Đồ La trong 4 loại Mạn Đồ La. Tức thân Tam Muội Da của chư Tôn đều hòa nhập vào nhau để hiển bày nghĩa “Đức tính của một vị Tôn có đầy đủ đức tính của các vị Tôn”, cho nên Mạn Đồ La nầy biểu thị chư Tôn đều có đầy đủ trí dụng vi tế của 5 trí. Hội nầy tổng cộng có 73 vi Tôn.

 

d-HỘI CÚNG DƯỜNG

Cũng gọi là Hội Đại Cúng Dường. Là Yết Ma Mạn Đồ La trong 4 loại Mạn Đồ La. Hội nầy trình bày nghi thức chư Tôn cúng dường lẫn nhau, cho nên, ngoại trừ 5 đức Phật, còn có các vị Bồ Tát khác đều nắm tay trái, tay phải cầm hoa sen, trên hoa đặt hình Tam Muội Da. Hội nầy cũng có tất cả 73 vị Tôn.

e-HỘI TỨ ẤN

Biểu thị nghĩa  “Tứ mạn bất li”, tức hội nầy bao quát tất cả 4 loại Mạn Đồ La. Hình vẽ là: Đức Đại Nhật Như Lai ở chính giữa, 4 phương vẽ 4 vị: Kim Cương Tát Đỏa, Quang Âm, Hư Không TạngTỳ Thủ Yết Ma. Ở 4 góc của 4 vòng tròn lớn vẽ hình Tam Muội da (chày 5 chĩa, bảo châu, hoa sen, yết ma) của 4 Bồ Tát Ba La Mật và hình Tam Muội Da (chày 3 chĩa, tràng hoa, đàn không hầu, yết ma) của 4 Bồ Tát: Kim Cương Hí, Kim Cương Man, Kim Cương Ca, Kim Cương Vũ. Đức Đại Nhật Như Lai trong bức vẽ tượng trưng chỗ nương tựa của 4 loại Mạn Đồ La, còn 4 Bồ Tát Ba La Mật thì theo thứ tự tượng trưng cho 4 loại Mạn Đồ La. Hội nầy tổng cọng có 13 vị Tôn.

f-HỘI NHẤT ẤN

Biểu thị nghĩa chư Tôn của 4 loại Mạn Đồ La đều qui về tính hải bất nhị. Hình vẽ chỉ đơn thuần biểu hiện có một vị Tôn: Đức Đại Nhật Như Lai, đặc biệt được dùng trong phép tu Đại Nhật. Đại Nhật Như Lai an tọa trong Đại Nguyệt Luân ở giữa bức vẽ, đầu đội mũ báu Ngũ Phật, mình mặc áo trời màu trắng, trụ trong ấn Trí Quyền, tượng trưng nghĩa Pháp Thân duy nhất đầy đủ 5 trí.

g-HỘI LÝ THÚ

Cũng gọi là Hội Tát Đỏa, Hội Phổ Hiền. Hội nầy biểu thị nghĩa Đại Nhật Như Lai hiện thân Kim Cương Tát Đỏa đem chính pháp giáo hóa chúng sanh. Trong bức vẽ, Kim Cương Tát Đỏa đầu đội mũ báu Ngũ Trí ngồi ở chính giữa, 4 phương là 4 vị Kim Cương: Dục, Xúc, Ái, Mạn và ở 4 góc là 4 vị Kim Cương nữ: Ý Sinh, Kế Lý Cát La, Ái Lạc và Ý Khí. Viện ngoài thì vẽ 4 vị nhiếp Bồ Tát và 4 vị Bồ Tát nội cúng dường là: Kim Cương Hí, Kim Cương Man, Kim Cương Ca và Kim Cương Vũ. Nhưng vị trí của các Bồ Tát Nội cúng dường, Ngoại cúng dường của hội nầy đặc biệt khác với các hội khác, đó là biểu thị nghĩa Nội, Ngoại dung hợp, không ngăn ngại. Hội nầy có tất cả 17 vị Tôn.

h-HỘI HÀNG TAM THẾ YẾT MA

Gọi tắt là Hội Hàng Tam Thế: Biểu thị nghĩa Đại Nhật Như Lai hiện thân giận dữ để hàng phục những chúng sanh ương ngạnh khó dạy. Trong bức vẽ, đức Đại Nhật Như Lai an trú trong ấn Trí Quyền, ngự ở chính giữa, hiện tướng hàng phục 4 loài ma (Ngủ ấm ma, Phiền não ma, Tử ma, Thiên ma). Bốn phương là 4 vị Phật và 16 vị Bồ Tát cùng đều nắm tay và hiện tướng giận dữ, nhất là Kim Cương Tát Đỏa thị hiện thân hình đặc biệt khác lạ, đó là tướng Minh Vương phẫn nộ hàng tam thế với 3 mặt 8 tay. Ở 4 góc của Kim Cương bộ ngoài, vẽ 4 vị Đại Minh Vương: Kim Cương Dược Xoa, Quân Đồ Lợi, Đại Uy ĐứcBất Động, hoặc vẽ hình tướng 4 bà vợ của 4 vị Đại Minh Vương là: Sắc, Thanh, Hương, Vị. Hội nầy tổng cọng có 77 vị Tôn.

i-HỘI HÀNG TAM THẾ TAM MUỘI DA

Biểu thị nghĩa bản thệ của đức Đại Nhật Như Laihàng phục trời Đại Tự Tại. Cách bài trí chư Tôn trong hội nầy hoàn toàn giống với hội Hàng Tam Thế ở trên, chỉ có vị trí của hình Tam Muội Da là khác nhau mà thôi. Bởi vì Hội Hàng Tam Thế thì biểu hiện thân tướng đầy đủ sự nghiệp của chư Tôn mà hội nầy thì biểu hiện đức nội chứng  của chư Tôn. Trong bức vẽ, hình Tam Muội Da của Kim Cương Tát Đỏa là bánh xe có 8 căm (nan hoa) là một khí cụ dùng để phá dẹp, tượng trưng cho tâm bồ đề thanh tịnh kiên cố sẵn có của chúng sinh. Còn trời Đại Tự Tại trong bức vẽ thì tượng trưng cho căn bản vô minh, bởi thế, hội nầy biểu hiện uy nghi dùng ánh sáng của trí tuệ thanh tịnh xua tan bóng tối vô minh ô nhiễm trong nội tâm của hành giả.

Nếu nói theo môn thượng chuyễn “Từ nhân hướng tới quả”  thì ý nghĩa của các hội là biểu thị thứ tự tu hành của Bồ Tát hoặc của hành giả Chân Ngôn, tức là thứ tự đoạn trừ hoặc chướng và khai phát tâm địa như sau:

i/1-Hội Thứ Nhất

Hội thứ nhất, đảo ngược thứ tự mà chỉ cho hội  Hàng Tam Thế Tam Muội Da, tức là Minh Vương Hàng Tam Thế tự hiện hình Tam Muội Da, hàng phục 3 độc Tham, Sân, Si để dẹp trừ chướng nạn gây trở ngại cho việc hành đạo.

i/2-Hình Tam Muội Da

Do hình Tam Muội Da biến làm thân Yết Ma hiện tướng đại phẫn nộ, chân trái đạp lên trời Đại Tự Tại, tượng trưng đoạn trừ phiền não chướng. Chân phải đạp lên Ô Ma (vợ của trời Đại Tự Tại), tượng trưng đoạn trừ sở tri chướng. Đây tức là Hội Hàng Tam Thế Yết ma.

i/3-Đại Hội Trước

Đại hội trước đã trừ 3 độc, 2 chướng, mà ngộ được lý thú Bát Nhã. Như vậy, tất cả 17 vị Tôn bao gồm Dục, Xúc, Ái, Mạn, v.v…tượng trưng cho tâm trong, cảnh ngoài đều thị hiện cái thể của Bát Nhã ngay từ ban đầu vốn chẵng sinh. Đây tức là hội Lý Thú.

 

i/4-Hội Nhất Ấn

Khi pháp quán Ngũ Tướng Thành Thân được thành tựu, thì tự thân hành giả tức là thể của bản tôn Đại Nhật Như Lai thu nhiếp tất cả chư Tôn vào một thể duy nhất. Đây tức là Hội Nhất Ấn.

i/5-Hội Tứ Ấn

Hành giả phải được sự gia hộ của 4 vị Phật thì mới có thể quyết định thành Phật, lúc ấy, 4 vị Phật hiện ra trước, vây quanh Đức Đại Nhật Như Lai. Đây tức là Hội Tứ Ấn.

i/6-Hội Cúng Dường

Các vị Tôn đều dâng mũ báu, tràng hoa v.v…cúng dường Đức Đại Nhật Như Lai để biểu hiện nghi thức cúng dường chư Phật. Đây tức là Hội Cúng Dường.

i/7-Hội Vi Tế

Do chư Tôn hiển hiện Tha Thụ Dụng Thân mà có  Hiện Trí Thân, Kiến trí thân, Tứ minh, v.v… để hiển bày tướng vào khắp trong Thiền định kim cương vi tế. Đây tức là Hội Vi Tế.

 

i/8-Hội Tam Muội Da

Trong đạo tràng quán kết ấn Như Lai quyền, từ văn tự chủng tửchuyển biến thành hình Tam muội da. Đây tức là Hội Tam Muội Da.

i/9-Hội Yết Ma

Từ hình Tam muội da chuyển biếnthành thân Yết ma của Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Đây tức là Hội Yết Ma.

Toàn thể 9 bộ tổng cọng có 1461 vị Tôn, gồm 136 vị Phật, 297 vị Bồ Tát, 4 vị Tôn hiện thân giận dữ, 4 vị thần Chấp kim cương và 120 vị Tôn thuộc Kim cương bộ ngoài.

Ngoài thứ tự của các hội được sắp xếp như trên ra, còn có nhiều thuyết khác, trong đó có thuyết Mạn đồ la biểu thị “Tự chứng hóa tha chiết phục nhiếp thụ bất nhị” được sắp xếp theo thứ tự như sau: Thứ nhất hội Tát Đỏa (hội lý thú), thứ hai hội Hàng Tam Thế, thứ ba hội Hàng Tam Thế tam muội da, thứ tư hội Tứ Ấn, thứ năm hội Cúng Dường, thứ sáu hội Yết Ma (hội Vi tế), thứ bảy hội Nhất Ấn, thứ tám hội Thành thân (hội Yết Ma), thứ chín hội Tam muội da.

Thứ tự nầy biểu thị ý nghĩa từ tự chứng đi đến hóa tha, rồi từ hóa tha trở về tự chứng.

(Tham khảo: phẩm Đại quán đỉnh mạn đồ la trong Tôn thắng Phật đỉnh tu du già pháp nghi quĩ, q.hạ; Kim cương đỉnh du già kinh thập bát hội chỉ qui; Hiện đồn mạn đồ la kim cương giới chư tôn tiện lãm, q.1; Lưỡng bộ mạn đồ la nghĩa kí, q.5, q. 7; v.v…).  

12-KIM CƯƠNG GIỚI BA MƯƠI BẢY TÔN

Cũng gọi là Tháp trung ba mươi bảy Tôn. Ba mươi bảy vị Tôn được bày xếp trong hội thành thân, thuộc mạn đồ la Kim cương giới của Mật giáo.

Đó là :

a-NĂM ĐỨC PHẬT

Đại Nhật Như Lai, A Súc Như Lai, Bảo Sinh Như Lai, Vô Lượng Thọ Như Lai, Bất Không Thành Tựu Như Lai.

b-BỐN VỊ BỒ TÁT BA LA MẬT

 Thân cận đức Đại Nhật Như Lai, từ Đại Nhật Như Lai sinh ra, biểu thị đức Định của bốn đức Phật, đó là: Bồ Tát Kim Cương ba la mật, Bồ Tát Bảo ba la mật, Bồ Tát Pháp ba la mật, Bồ Tát Yết Ma ba la mật. Bốn vị Bồ Tát nầy theo thứ tự là mẹ sinh ra và nuôi nấng 4 đức Phật: A Súc, Bảo Sinh, Vô Lượng Thọ, và Bất Không Thành Tựu.

c-MƯỜI SÁU VỊ ĐẠI BỒ TÁT

Bốn vị thân cận A Súc Như Lai: Bồ Tát  Kim Cương Tát Đỏa, Bồ Tát Kim Cương Vương, Bồ Tát Kim Cương Ái và Bồ Tát Kim Cương Hỷ.

Bốn vị thân cận Bảo Sanh Như Lai: Bồ Tát Kim Cương Bảo, bồ tát Kim Cương Quang, bồ tát Kim Cương Chàng và bồ tát Kim Cương Tiếu.

Bốn vị thân cận Vô Lương Thọ Như Lai: Bồ Tát Kim Cương Pháp, bồ tát Kim Cương Lợi, bồ tát Kim Cương Nhân, bồ tát Kim Cương Ngữ.

Bốn vị thân cận Bất Không Thành Tựu Như Lai: Bồ Tát Kim Cương Nghiệp, bồ tát Kim Cương Hộ, bồ tát Kim Cương Nha, bồ tát Kim Cương Quyền.

d-TÁM VỊ BỒ TÁT CÚNG DƯỜNG

Chia ra Nội và Ngoại:

Bốn vị Nội Cúng Dường: Bồ Tát Kim Cương Hi, bồ Tát Kim Cương Man, bồ tát Kim Cương Ca và bồ tát Kim Cương Vũ. Bốn vị bồ tát nầy từ trong tâm đức Đại Nhật Như Lai thể hiện ra để cúng dường 4 vị Phật.

Bốn vị Ngoại Cúng Dường: Bồ Tát Kim Cương Hương, bồ tát Kim Cương Hoa, bồ tát Kim Cương Đăng và bồ tát Kim Cương Đồ Hương. Bốn vị bồ tát nầy từ trong tâm 4 vị Phật thể hiện ra để cúng dường đức Đại Nhật Như Lai.

e-BỐN VỊ NHIẾP BỒ TÁT

Bồ Tát Kim Cương Câu, bồ tát Kim Cương Sách, bồ tát Kim Cương Tỏa và bồ tát Kim Cương Linh. Bốn vị bồ tát nầy từ trong tâm đức Đại Nhật Như Lai thể hiện ra, có nhiệm vụ nhiếp hóa dẫn dắt tất cả chúng sinh vào Mạn Đồ La, biểu thị đức hóa tha, trao cho pháp quả địa (quả vị).

Vấn đề xuất sinh của 37 vị Tôn, các sách Lý Thú Thích và Bí Tạng Ký như đã nói ở trên cho rằng từ trong tâm đức Đại Nhật Như Lai thể hiện ra 4 vị bồ tát Ba La Mật, từ trong tâm 4 vị bồ tát Ba La Mật thể hiện ra 4 vị Phật. Tuy nhiên,  còn có các thuyết khác như kinh Kim Cương Đính, Kim Cương Đính Du Già Tam Thập Thất Tôn xuất sinh nghĩa và Luận Bồ Đề Tâm, v.v…thì cho rằng từ trong tâm đức Đại Nhật Như Lai thể hiện ra 4 vị Phật, rồi từ trong tâm 4 vị Phật thể hiện ra 4 vị bồ tát Ba La Mật. Còn Lược thuật kim cương đính du già phân biệt Thánh vị tu chứng pháp môn thì cho rằng 36 vị Tôn đều từ trong tâm đức Đại Nhật Như Lai thể hiện ra tất cả.

Theo sách Bí Tạng Ký thì 4 vị bồ tát Nội Cúng Dường là do từ trong tâm 4 vị Phật thể hiện ra để cúng dường đức Đại Nhật Như Lai. Còn 4 vị bồ tát Ngoại Cúng Dường thì do đức Đại Nhật Như Lai dùng tâm thể hiện ra để cúng dường 4 vị Phật. Ngoài ra, 16 vị Đại Bồ Tát chủ về Tuệ Đức, nên gọi là Tuệ Môn Thập Lục Tôn. Còn 4 vị bồ tát Ba La Mật, 8 vị bồ tát Cúng Dường và 4 vị Nhiếp Bồ Tát thì chủ về Định Đức nên gọi là Định Môn Thập Lục Tôn.

(Tham khảo: Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già , q. 7;  kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thực, q. hạ; kinh Kim Cương Đính Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng; kinh Du Già Du Ký; Kim Cương Đính Du Già kinh thập bát hội chỉ qui; Kim Cương Đính Du Già Lược Thuật Tam Thập Thất Tôn Tâm Yếu; Kim Cương Đính Liên Hoa Bộ Tâm Lược Thuật Nghi Quĩ; Kim Cương Đính Đại Giáo Vương Kinh Sớ, q. 1; v.v…).

 

D-KHẢO SÁT BỐN

I-NIBBÃNA

Phần trên đã giải thích, Niết Bàn tiếng Pali là Nibbãna, tiếng Phạm gọi là Nirvãna. Theo phiên âm là Nê Hoàn, Nê viết, Niết Bàn na, Niết lệ bàn na, Nê phạ nam, Nậc phạ nam. Có nghĩa là diệt, tịnh diệt, diệt độ, tịch, vô sinh, trạch diệt, li hệ, giải thoát, viên tịch, đại viên tịch.

Niết Bàn nguyên nghĩa chỉ cho sự thổi tắt, hoặc biểu thị trạng thái thổi tắt, về sau được chuyển dụng  để chỉ lửa phiền não thiêu đốt đã bị dập tắt, là cảnh giới hoàn toàn giác ngộ. Cảnh giới nầy vượt ngoài sanh tử (mê giới), cũng là mục đích thực tiễn cuối cùng của Phật Giáo, cho nên được xếp vào một trong những Pháp Ấn gọi là Niết Bàn Tịch Tĩnh.

Sau đây là giải thích khác nhau về Niết Bàn của Tiểu ThừaĐại Thừa.   

1-GIẢI THÍCH THEO TIỂU THỪA

Niết Bàntrạng thái diệt hết phiền não. Trong đó chia làm Hửu Dư Y Niết BànVô Dư Y Niết Bàn. Hửu Dư Y Niết Bàn nghĩa là phiền não tuy đã diệt hết, nhưng nhục thể (tức y thân) tàn dư còn lại. Vô Dư Y Niết Bàn nghĩa là phiền não đã hết mà y thân cũng không còn. Tức là trạng thái khôi thân diệt trí. Hửu Bộ chủ trương Niết Bàn là một thực thể tồn tại. Nhưng Kinh Lượng Bộ thì cho rằng Niết Bàn chỉ là giả danh của trạng thái đã diệt hết phiền não chứ tự nó không có thực thể.

2-GẢI THÍCH THEO ĐẠI THỪA

Trung Luận chủ trương Thực TướngNiết Bàn, Thực Tướng cũng tức là tính không, là pháp do nhân duyên sinh ra, bởi thế Niết Bànsinh tử thế gian không có sai khác.

Kinh Niết Bàn quyển 3 (bản Nam) cho rằng Niết Bàn có 8 vị: Thường, hằng, an, thanh tịnh, bất lão, bất tử, vô cấu và khoái lạc. Nếu đem 8 vị nầy phối hợp với 4 đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Niết Bàn thì Thường và hằng tức là THƯỜNG, an và khoái lạc à LẠC, bất lão và bất tử là NGÃ, thanh tịnhvô cấu là TỊNH.

Duy Thức Tông cho rằng Niết bàn có 4 loại: Bản lai tự tính thanh tịnh Niết Bàn, Hửu Dư Y Niết Bàn, Vô Dư Y Niết BànVô Trụ Xứ Niết Bàn. Trong đó, Bản lai tự tính thanh tịnh Niết Bàn (gọi tắt: Bản lai thanh tịnh Niết Bàn, Tính tịnh Niết Bàn) là chỉ cho Chân Như. Nghĩa là tướng của hết thảy sự vật xưa nay vốn là lý thể của Chân Như vắng lặng. Vô trụ xứ Niết Bàn là nương vào trí tuệxa lìa phiền não chướngsở tri chướng, không bị vướng mắc trong cõi mê sinh tử. Lại vì lòng Đại Bi nên hoạt động trong cõi mê để cứu giúp chúng sinh mà không bị kẹt nơi cảnh giới Niết Bàn. Đây là một đặc sắc về Niết Bàn của Phật Giáo Đại thừa.

Tông Địa Luận và tông Nhiếp Luận chia Niết Bàn làm 2 loại: Tính Tịnh Niết BànPhương Tiện Tịnh Niết Bàn. Tông Thiên Thai thì chia Niết Bàn làm 3 loại: Tính Tịnh Niết Bàn, Viên Tịnh Niết BànPhương Tiện Tịnh Niết Bàn (cũng gọi là Ứng hoá Niết Bàn - Đức Phậtcứu độ chúng sinh nên thị hiện thân giả huyễn, khi nhân duyên độ sinh đã hết thì vào Niết Bàn).

Tông Tịnh Độ gọi thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà là Thành Niết Bàn, cũng gọi là Vô Vi Niết Bàn Giới.

Hàng Thanh Văn, Duyên Giác vào Vô Dư Niết Bàn, sau đó lại hồi tâm chuyễn hướng, Đại Thừa Giáo gọi là Vô Hoàn Sinh. Đồng thời Niết Bànxa lìa tướng trạng sai biệt của hết thảy các pháp nên cũng gọi là Lý Tướng.

(Tham khảo: Kinh Tạp A Hàm q.18;  kinh Niết Bàn q.33 (bản Bắc); phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương; luận Đại Tỳ Bà Sa q.28, 33, 34; luận Câu Xá q.6; v.v…).

II-NIẾT BÀN BỘ

Bộ thứ năm trong 5 bộ kinh lớn của Đại Thừa.

1-THEO KHAI NGUYÊN THÍCH GIÁO LỤC QUYỂN 11

Gọi 6 bộ kinh, gồm 58 quyển sau đây là Niết Bàn Bộ:

a-KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

40 quyển, do ngài Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương.

b-KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN HẬU DỊCH ĐỒ TÌ PHẦN

Gồm có 2 quyển, do các ngài Nhã Na Bạt Đà La và Hội Minh cùng dịch vào đời nhà Đường.

c-KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN

Gồm có 6 quyển, do các ngài Pháp HiểnGiác Hiền cùng dịch vào đời Đông Tấn.

d-KINH PHƯƠNG ĐẲNG BÁT NÊ HOÀN

Gồm có 2 quyển, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn.

e-KINH TỨ ĐỒNG TỬ TAM MUỘI

3 quyển, do ngài Xà Na Quật Đa dịch vào đời Tùy.

f-KINH ĐẠI BI

5 quyển, do các ngài Na Liên Đề Da XáPháp Trí cùng dịch vào đời Cao Tề.

2-THEO DUYỆT TẠNG TRI TÂN 25 QUYỂN

Ngoài 6 bộ của Khai Nguyên Thích Giáo Lục đã ghi ở trên, còn thêm 10 bộ 63 quyển kinh sau đây:

a-KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

36 quyển, do ngài Tuệ Nghiêm sửa lại vào đời Lưu Tống.

b-KINH ĐẠI THỪA PHƯƠNG QUẢNG TỔNG TRÌ

1 quyển, do ngài Tì Ni Đa Lưu Chi dịch vào đời Tùy.

c-KINH TẾ CHƯ PHƯƠNG ĐẲNG HỌC

1 quyển, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn.

d-KINH TẬP NHẤT THIẾT PHÚC ĐỨC TAM MUỘI

3 quyển, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần.

e-KINH ĐẲNG TẬP CHÚNG ĐỨC TAM MUỘI

3 quyển, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn.

f-KINH MA HA MA DA

2 quyển, do ngài Đàm Cảnh dịch vào đời Tiêu Tề.

g-KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG VÔ TƯỞNG

6 quyển, do ngài Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương.

 

h-KINH BỒ TÁT XỬ THAI

7 quyển, do ngài Trúc Phật Niệm dịch vào đời Diêu tần.

i-KINH TRUNG ẤM

2 quyển, do ngài Trúc Phật Niệm dịch vào đời Diêu Tần.

j-KINH LIÊN HOA DIỆN

2 quyển, do ngài Na Liên Đề Da Xá dịch vào đời Tùy.

3-THEO ĐẠI CHÁNH TÂN TU ĐẠI TẠNG KINH

Theo Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh thì trừ 2 bộ kinh Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì và Tế Chư Phương Đẳng Học ghi trên ra rồi thêm 9 bộ kinh sau:

a-KINH ĐẠI VÂN VÔ TƯỞNG

9 quyển, do ngài Trúc Phật Niệm dịch vào đời Diêu Tần.

b-KINH PHẬT THÙY BÁT NIẾT BÀN LƯỢC THUYẾT GIÁO GIỚI

1 quyển, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần.

c-KINH MẬT LÂM NIẾT BÀNPHÁP TRỤ

1 quyển, do ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường.

d-KINH BÁT NÊ HOÀN HẬU QUÁN LẠP

1 quyển, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời tây Tấn.

e-KINH PHẬT DIỆT ĐỘ HẬU QUAN LIỆM TÁNG TỐNG

1 quyển, mất tên người dịch.

f-KINH CA DIẾP PHÓ PHẬT BÁT NIẾT BÀN

1 quyển, do ngài Trúc Đàm Vô Lan dịch vào đời Đông Tấn.

g-KINH PHẬT NHẬP NIẾT BÀN MẬT TÍCH KIM CƯƠNG LỰC SĨ AI LUYẾN

1 quyển, mất tên người dịch.

h-KINH DƯƠNG LAI BIẾN

1 quyển, do ngài Trúc Pháp hộ dịch vào đơi Tây Tấn.

i-KINH PHÁP DIỆT TẬN

1 quyển, mất tên người dịch.

Tổng cộng Niết Bàn Bộ gồm có 23 bộ Kinh, 127 quyển.

(Tham khảo:  Đại Tạng Kim Cương Mục Chỉ Yếu Lục, q.3; Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục, q.21; v.v…).

III-NIẾT BÀN PHẦN

Chỉ cho phần vị của Niết Bàn, cũng tức là nhân của Niết Bàn. Phần là nói đối lại với TOÀN và MÃN.

Vãng Sinh Luận Chú, quyển hạ, của ngài Đàm Loan cho rằng người phàm phu tuy có phiền não nhưng cũng được vãng sanh, nghiệp trói buộc trong ba cõi không thể lôi kéo được. Tức là không dứt phiền não mà vẫn được Niết Bàn Phần. Niết Bàn Phần gồm có 3 nghĩa:

1-CHƯA TRÒN ĐỦ

Do nghĩa chưa tròn đủ nên chỉ chứng được một phần Niết bàn.

2-DO NGHĨA NHÂN

Do nghĩa Nhân mà được Niết Bàn, tức là Nhân phần Niết Bàn.

3-DO NGHĨA TRÒN ĐỦ

Do nghĩa tròn đủ vô ngại mà chứng Niết bàn, cũng tức là toàn phần vô ngại.

(Xem: Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, q.5; Thành Duy Thức Luận Qui Kính Tự; v.v…).

IV-NÚI NIẾT BÀN

Trong kinh Phật, Núi thường được dùng để ví dụ Niết Bàn và sông ví dụ sinh tử. Vì thế có từ  “Sông Sinh Tử”, “Núi Niết Bàn”.

Kinh Thiên Thủ (Đại 20, 106 hạ) viết: “Kính lạy đức Đại Bi Quan Thế Âm, con nguyện sớm lên núi Niết Bàn”.

Đức Phật nhập Niết Bàn giống như mặt trời khuất sau núi, cho nên núi được dùng để ví dụ Niết Bàn.

Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 20 (Đại 39, 788 trung) viết: “củi duyên của chúng sinh đã hết, thì lửa phương tiện của Như Lai cũng tắt cho nên nhập Niết Bàn. Mặt trời Phật đã ẩn sau núi Niết Bàn, vì vậy thế gian tối đen”. 

V-NIẾT BÀN TÔNG

Còn gọi là Thường Tu Đa La Tông, Niết Bàn Học Phái.

Tên tông phái y cứ vào kinh Niết Bàn mà được thành lập, tổ khai sáng là ngài Đàm Vô Sấm, một trong 13 tông pháitrung Quốc, hoằng truyền giáo chỉ  “Hết thảy chúng sinh đều có Phật Tính” và “Như Lai thường trụ không có biến đổi”.

Trước hết, Pháp sư Đạo Sinh học trò của ngài Cưu Ma La Thập, nghiên cứu 6 quyển kinh Đại Bát Niết Bàn do các ngài Pháp HiểnPhật Đà Bạt Đà La cùng dịch vào đời Đông Tấn, nêu ra luận thuyết “Xiển Đề thành Phật”, bị các học giả bài bác kịch liệt, sư phải lánh xuống miền Nam, sáng lập chùa Long Quang tại Kiến Khang, sau lại dời đến Lô Sơn. Ba năm sau, tức là vào năm Vinh sơ thứ 2 (421) đời Vũ Đế nhà Lưu Tống, ngài Đàm Vô Sấm ở Lương Châu dịch kinh Đại Bát Niết Bàn 40 quyển, trong đó nêu rõ thuyết “Xiển Đề thành Phật”, bấy giờ các học giả mới thán phục thuyết của Pháp Sư Đạo Sinh và học theo luận thuyết của ngài.  

Trong Pháp Hoa Kinh Sớ quyển  thượng của mình ngài Dạo Sinh lập thuyết “Tứ Chủng Pháp Luân” , xiển dương diệu lý thường trụ trong kinh Niết Bàn và gọi đó là “Đệ Tứ Vô Dư Pháp Luân” . Ngài Đàm Vô Sấm thì chẳng những theo đuổi sự nghiệp phiên dịch, mà còn hết lòng hoằng truyền, giảng thuyết để đẩy mạnh việc nghiêng cứu kinh Niết Bàn. Các ngài Đạo Lãng, Sùng Trí v.v…cũng ra sức giúp đỡ ngài Đàm Vô Sấm trong sự nghiệp nầy. Trong Đại Thừa Huyền Luận quyển 3, ngài Cát Tạng có đề cập đến Niết Bàn Nghĩa Sớ do ngài Đạo Lãng soạn, giải thích về bản dịch kinh Niết Bàn của ngài Đàm Vô Sấmđề xướng thuyết Trung Dạo là Phật Tính. Ngoài ra ở miền Nam có ngài Tuệ Quán ở chùa Đạo Tràng tiếp nối chí nguyện của ngài Đàm Vô Sấm, muốn tìm kiếm kinh Niết Bàn bản tiếng Phạm, sau đó có các ngài Đạo Phổ… đi Tây Trúc tìm cầu nhưng không đạt được mục đích. Bấy giờ, các ngài Tuệ Quán, Tuệ Nghiêm và cư sĩ Tạ Linh Vận cùng vâng sắc của vua Văn Đế đời Lưu Tống, tham cứu kinh Đại Bát Nê Hoàn do các ngài Pháp HiểnPhật Đà Bạt Đà La cùng dịch, kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm dịch, châm chước sửa chữa, nhuận sắc và sắp xếp lại các phẩm mục mà thành kinh Nam Bản Niết Bàn gồm có 36 quyển, đối lại với kinh Bắc Bản Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm Dịch. Từ đó miền Bắc dùng Bắc bản, miền Nam dùng Nam bản. 

Trong khoảng các đời Tống, Tề, Lương, Tùy…có nhiều học giả nối gót nhau nghiêng cứu, chú giải, giảng thuyết kinh Niết bàn, tạo thành nền học vấn rực rỡ một thời. Lương Vũ Đế đặc biệt tôn sùng kinh Niết Bàn. Nhà vua thường tuyên giảng kinh nầy tại chùa Đồng Thái và tu sám pháp Niết Bàn. Năm Thiên Giám thứ 8  (509) vua sắc lệnh ngài Bảo Lượng soạn bộ Niết Bàn Kinh Nghĩa Sớ hơn 10 vạn lời.

Sang đời Tùy có các ngài Đàm Diên, Tuệ Viễn, Đại Xướt, Pháp Lệ…

Đến đời Đường có các ngài Linh Nhuận, Đạo Hồng, Đạo Tuyên, Pháp Bảo…tiếp tục giảng thuyết và truyền bá rộng rãi kinh Niết Bàn. Những chú sớ về kinh Niết Bàn của các học giả thời ấy được ngài Bảo Lượng thu tập thành bộ Đại Bát Niết bàn Kinh Tập Giải, 71 quyển, còn được truyền đến ngày nay, nhờ đó mà biết được học thuyết thành lập tông Niết Bàn của các học giả đương thời.     

Về phán giáo của tông Niết Bàn, đầu tiên có ngài Tuệ Quán chủ trương kinh Niết Bàngiáo pháp tột bậc của đức Phật, đề xướng ngũ thời phán giáo, đây là lập thuyết theo Ngũ Vị (nhũ, lạc, sinh tô, thục tô, đề hồ) trong kinh Niết Bàn.

Niết Bàn kinh tập giải quyển 35, dựa theo thuyết của ngài Tăng Lượng, cho rằng Phật Giáo phát khởi từ Tiểu Thừa, nên dùng Nhũ ví dụ cho Tam Tạng.

Nhũ, Thiên Thai Tông lấy 5 vị so sánh với 5 loại kinh Phật trong đó Nhũ vị (vị Sữa tươi) sánh với kinh Hoa Nghiêm, nên gọi kinh Hoa NghiêmNhũ Kinh. Pháp Hoa Huyền Nghĩa, q.2, viết: “Nhũ Kinh (…) vừa rộng lớn, vừa huyền diệu”.

Lạc (Dadhi, chất tinh chế từ sữa bò đã cô đặc lại giống như sữa chua, ya-ua ; kinh Niết Bàn quyển 10 viết: “Thanh Văn như sữa, Duyên Giác như Lạc”. Lạc còn có nghĩa là Sukha, gặp cảnh tốt duyên tốt thân tâm được vui vẻ thì gọi là Lạc. Luận Phật Đại q.5, viết: “Thân tâm vui vẻ thì gọi là Lạc”) ví dụ cho thuyết về Tam Thừa.

Sinh Tô cũng chế biến từ sữa nhưng đặc giống như Crem, ví dụ cho kinh Phương Đẳng.

Thục Tô giống như Bơ, ví dụ cho kinh Bát Nhã.

Đề Hồ giống như phó-mát, ví dụ cho kinh Niết Bàn.

Như vậy Ngũ Thời gồm có: Tiểu Thừa, Tam Thừa, Phương Đẳng, Bát NhãNiết Bàn.

Ngài Tăng Tông thì đem chia giáo pháp do đức Phật nói trong một đời làm 5 thời: Tiểu Thừa, Tam Thừa Thông Giáo, Tư Ích Duy Ma, Pháp HoaNiết bàn. Ngài Bảo Lượng thì đem ngũ thời: Tiểu Thừa Thông Giáo, Duy Ma Tư Ích, Pháp Hoa, Niết Bàn phối hợp với Ngũ Vị: Nhũ, Lạc, Sinh Tô, Thục Tô, Đề Hồ giải thích tỷ mỷ rõ ràng.

Sau đây giải thích thêm về thuyết Ngũ Vị so sánh với 5 thời thuyết giáo của đức Phật thông thường được nói trong các Kinh Phật Giáo.

Ngũ Vị là chỉ cho 5 món ăn, uống được chế biến từ sữa bò mà ra, phẩm vị có khác nhau từ thấp đến cao. Năm vị đó là: Nhũ Vị là sữa tươi chưa chế biến gì cả. Lạc Vị là sữa đặc lại giống như sữa chua hay ya-ua. Sinh Tô Vị giống như Crem. Thục Tô Vị giống như Bơ. Đề Hồ giống như phó-mát.

Theo kinh Niết Bàn, khi đức Phật nói tới 5 vị của sữa v.v…ngài đã lấy Đề Hồ Vị là món ngon nhất bổ nhất trong Ngũ Vị để ví với kinh Niết Bàn là kinh vi diệu nhất, có thể khiến người tu Phật đạt tới quả Phật Thế Tôn là quả vi diệu nhất, có thể đưa họ tới cảnh Đại Niết Bàn của Đức Phật. Đại sư Thiên Thai bèn nhân đó mà phân định ra trình tự công cuộc giáo hóa trong suốt một đời của đức Như Lai thành 5 thời kỳ gọi là Ngũ Thời Giáo (năm thời kỳ giáo hóa) đồng thời dùng 5 vị để ví với năm thời kỳ đó.

Cách ví dụ nầy bao hàm hai ý nghĩa: Một là để ví với trình tự nảy sinh, trình tự tiến hành của Ngũ Thời Thuyết Giáo. Hai là để ví với quá trình căn cơ thuần thục dần dần của những người được thụ giáo. Thí dụ về Ngũ Vị nói trên gồm có:

1-SỮA TƯƠI

(Nhũ Vị)

Vị sữa tươi mới vắt ra, để ví với thời kỳ đầu tiên gọi là Hoa Nghiêm Thì (thời Hoa Nghiêm), thời kỳ mà lần đầu tiên trong đời giáo hóa, đức Phật thuyết giảng kinh Hoa Nghiêm. Thời kỳ nầy, căn cơ Nhị Thừa còn chưa thuần thục, còn rất loãng nhạt, giống hệt như sữa tươi mới vắt ra.

2-SỮA CÔ ĐẶC

(Lạc Vị)

Sũa chua, ya-ua chế biến từ sữa tươi, ví với thời kỳ đức Phật thuyết kinh A HàmVườn Nai cho hạng căn cơ Tiểu Thừa sau thời Hoa Nghiêm. Thời kỳ nầy được gọi là Lộc Uyển Thì (thời Lộc Uyển) hoặc A Hàm Thì (thời A Hàm).

3-SẢN PHẨM TỪ SỮA ĐẶC (SINH TÔ VỊ)

Giống như crem. Ví với thời kỳ đức Phật thuyết kinh Phương Đẳng được gọi là Phương Đẳng Thì, sau thời Lộc Uyển. Lúc nầy căn cơ Tiểu Thừa đã thuần thụctrở thành căn cơ Đại Thừa Thông Giáo.

4-BƠ

(THỤC TÔ VỊ)

Giống nhu bơ. Ví với thời kỳ đức Phật thuyết giảng kinh Bát Nhã, được gọi là Bát Nhã Thì, sau thời Phương Đẳng. Thời kỳ nầy căn cơ Đại Thừa Thông Giáo đã thuần thụctrở thành căn cơ Đại Thừa Biệt Giáo.

5-PHÓ MÁT

(ĐỀ HỒ VỊ)

Giống như phó-mát. Ví với thời kỳ đức Phật thuyết kinh Pháp Hoakinh Niết Bàn, được gọi là Pháp Hoa Niết Bàn Thì sau thời Bát Nhã. Thời kỳ nầy căn cơ Đại Thừa Biệt Giáo đã thuần thụctrở thành căn cơ Đại Thừa Viên Giáo.

(Tham khảo: kinh Niết Bàn q.14. Ví dụ 5 Vị nầy có hai loại: ví với người và ví với pháp. Ví với người thì như trong kinh Niết Bàn, q.10 viết: “Đức Phật dạy rằng: nầy thiện nam tử! Thanh Văn như Nhũ (sữa tươi), Duyên Giác như Lạc (sửa cô đặc), Bồ Tát như Sinh Thục Tô (crem, bơ), chư Phật Thế Tôn giống như Dề Hồ (phó-mát)”.  Ví với Pháp thì trong kinh Niết Bàn , q.14, ví 5 Vị đó với các kinh Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Niết Bàn như trên đã nói. Thêm nữa trong kinh Lục Ba La Mật đã ví 5 Vị đó với 5 Tạng Kinh, Luật, Luận, Bát NhãTổng Trì; xem thêm Ngũ Thì Giáo; V.V…). 

Tóm lại, thứ tự phán giáo 5 Thời của tông nầy tức là thứ tự về giá trị và cho đó là giáo pháp chân thực tột cùng, là bản hoài xuất thế của đức Phật. Và các thuyết như: Tất cả chúng sinh đều có Phật Tính; Xiển Đề đều được thành Phật; Phật có 4 đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh và Như Lai Tạng…là những giáo pháp chủ yếu của Tông Niết Bàn.

Đến khi tông Thiên Thai hưng khởi, ngài Trí Khải dùng giáo quán của chính mình làm chuẩn và dùng kinh Niết Bàn bổ trợ thêm cho kinh Pháp Hoa, chỉ xem kinh Niết Bàngiáo pháp “lượm lặt” (nghĩa là giáo pháp chỉ cứu độ những người mà kinh Pháp Hoa còn bỏ sót). Từ đó về sau, những người thuyết giảngtruyền bá kinh Niết Bàn một cách độc lập, mỗi ngày một ít đi, cuối cùng thì hết hẳn. Hiện nay chỉ có Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn truyền thừa kinh nầy. Nhưng chỉ truyền tông chỉgiáo lý và tôn thờ như một tín ngưỡng phổ thông vậy thôi chứ không có nét gì đặc biệt của một tông phái.

(Tham khảo: Bà Tẩu Bàn Đậu Pháp Sư Truyện; Đại Bát Niết Bàn Kinh Tập Giải, q.1; Xuất Tam Tạng Ký Tập, q.8,12; Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa, q.10; Quảng Hoàng Minh Tập, q.28; Ngũ Thời Giáo, Niết Bàn; v.v…).

VI-NIẾT BÀN BỐN LOẠI  ĐẠI LẠC

Bốn niềm vui lớn của Niết Bàn. Theo kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 23 (Bắc bản) thì Niết Bàn có 4 niềm vui lớn, đó là:

1-NIỀM VUI KHÔNG CÓ  KHỔ ĐAU

Không có khổ. Vui cái vui của thế gian chính là nguyên nhân của khổ. Niết Bàn không có khổ, vui; vì đã dứt được khổ và vui của thế gian.

2-NIỀN VUI TRONG TĨNH  LẶNG  LỚN

Niềm vui tịch lặng. Nghĩa là tính của Niết Bàn xa lìa tất cả các pháp ồn ào, náo loạn.

3-NIỀM VUI TRONG TRÍ HIỂU BIẾT RỘNG LỚN

Niềm vui hiểu biết rộng lớn. Nghĩa là chư Phật, Như Laitrí tuệ rộng lớn, thấy biết tất cả các Pháp.

4-NIỀM VUI VỚI THÂN BẤT HOẠI

Niềm vui không bị hủy hoại. Nghĩa là thân của Như Lai giống như kim cương, không thể hủy hoại được, chứ không phải là thân của phiền nảo vô thường. Vì thân bất hoại nên là vui lớn.

VII-NIẾT BÀN TƯỚNG

Chỉ cho tướng nhập diệt của đức Thế Tôn, một trong 8 tướng thành đạo của đức Phật.

Sau 45 năm  thuyết pháp giáo hóa độ chúng sinh, nhân duyên hóa độ đã mãn, đức Phật đến khu rừng cây Sa La bên bờ sông Bạt Đề gần thành Câu Thi Na, nước Trung Thiên Trúc, giảng kinh Đại Bát Niết Bàn trong một ngày đêm. Sau đó đức Phật nằm nghiêng bên hông phải, đầu quay về hướng Bắc, mặt xoay về hướng Tây, vào Tứ Thiền rồi nhập địnhnhập diệt. Bấy giờ các cây Sa La ở bốn bên nở toàn hoa màu trắng, giống như đàn chim bạch hạt đang đậu trên cây.

Bấy giờ tôn giả Đại Ca Diếp và 500 vị đệ tử Phật đang ở trong núi Kỳ Xà Quật, gần thành Vương Xá, biết tin đức Phật nhập diệt, liền đến đảnh lễ ngài lần cuối cùng. Bảy ngày sau, các lực sĩ thuộc chủng tộc Mạc La (Phạm, pãli: Malla) ở thành Câu Thi Na, rước kim quan của Phật đến nơi đồ tì, chất củi chiên đàn đề thiêu, 7 ngày mới cháy hết. Vua chúa các nước đến chia nhau lấy xa lợi, đưa về xây tháp cúng dường.

(Tham khảo: kinh Trường A Hàm q.4; Tứ Giáo Nghĩa q.7 v.v…).

VIII-NIẾT BÀN TƯỢNG

Cũng gọi là Niết Bàn Đồ, Ngọa Phật Tượng, Thùy Phật Tượng, Tầm Thích Ca.

Tượng Niết Bàn, thông thường vẽ hoặc khắc hình đức Thế Tôn nằm nghiêng bên phải trên bảo đài, giữa 4 cây Sa La, đầu đặt trên gối quay về hướng Bắc, dáng như nằm ngủ, bên cạnh có các vị Bồ Tát, đệ tử Phật, quốc vương, đại thần, Thiên Bộ, Ưu Bà Tắc, quỉ thần, các loài súc sinh gồm 52 chủng loại và có cả thân mẫu đức Phậtphu nhân Ma Da ở trong số đó. Tượng Niết Bàn có thể dùng làm hội Niết Bàn.

Tại Ấn Độ, di phẩm Tượng Niết Bàn xưa nhất hiện còn là pho tượng Phật nằm bằng đá, chiều dài khoảng hơn 6 mét, được tôn trí ở nhà Niết Bàn thuộc liên tỉnh Kasia về phía tây nam (cũng là nơi đức Phật nhập diệt). Theo bài minh khắc trên tượng cho biết thì pho tượng nầy được tạc vào khoảng thế kỷ thứ V . Lại theo điều Phạm Diễn Na Quốc trong Đại Đường Tây Vực Ký quyển 1, cách đô thành nước Phạm Diễn Na 23 dặm về phía Đông, có một ngội già lam, trong đó có thờ pho tượng Phật nhập Niết Bàn, chiều dài hơn nghìn thước Tàu, vua nước nầy thường cử hành đại hội Vô Già trước tượng Niết Bàn. Tượng Niết bàn lớn hơn nghìn thước như vậy xưa nay thật ít thấy.

Ngoài ra, ở động 26 tại Ajantã cũng có pho tượng Phật Niết bàn nổi tiếng, là di phẩm được điêu khắc vào thời đại Cấp Da.

Tại Trung Quốc, tư liệu ghi chép về việc kiến tạo tượng Niết Bàn sớm nhất là Pháp Uyển Tạp Duyên Nguyên Thủy Tập Mục Lục trong Xuất Tam Tạng Ký Tập quyển 12, trong đó có nói: “Trần Thái Phi của Minh Đế nhà Tống tạo tượng Niết bàn ở chùa Pháp Luân và Tuyên Phác”. Nhưng các tượng ấy hiện nay không còn. Các pho tượng Niết Bàn tương đối nổi tiếngTrung Quốc hiện nay là tượng ở bức vách phía Đông của hang thứ 6 trong động Vân Cương tại Đại Đồng và tượng ở hang thứ 19 của động Thiên Phật tại Đôn Hoàng (tượng nầy được tạo lập vào đời Đường và được xem là kiệt xuất trong các tượng Niết bàn), hang thứ 120 và hang thứ 135;  v.v…

(Tham khảo: Hửu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự q.38; Quảng Hoằng Minh Tập q.17; Đại Đường Tây Vực Ký q.6; Thích Ca Phương Chí q. thượng; v.v…).

IX-NIẾT BÀN GIỚI

1-HÀM TÀNG

Niết Bàn có thể chứa góp muôn đức vô vi.

2-NHÂN

Niết Bàn có thể làm nhân sinh ra mọi việc lợi lạcthế gianxuất thế gian.

3-BỜ CÕI

Niết Bàn tuy không có bờ cõi, nhưng đối lại với cõi sinh tử mà gọi Niết Bàn là cõi Niết Bàn.

(Tham khảo: kinh Tăng Nhất A Hàm q.12; Luận Thành Duy Thức q.hạ; v.v…) .

X-VÀO CÕI NIẾT BÀN

1-CỬA NIẾT BÀN

Chỉ cho Tịnh Độ Cực Lạc, là chỗ chứng được diệu quả Niết Bàn.

2-HẠNH NIỆM PHẬT

Chỉ cho hạnh niệm Phậtlòng tin đối với bản nguyện của đức Phật A Di Đà. Tông Tịnh Độ chủ trương hạnh niệm Phậtlòng tin có khả năng chứng được quả Niết Bàn, cho nên gọi là Niết Bàn Môn.

3-CỬA PHƯƠNG BẮC CỦA MẠN ĐỒ LA

Niết Bàn Môn chỉ cho cửa phương Bắc của Mạn Đồ La Kim Cương GiớiThai Tạng Giới Mật Giáo.

Trong Lưỡng Giới Mạn Đồ La đều có 4 cửa ở 4 phương, trong dó, cửa phương Bắc là Niết Bàn Môn, được phối với Thành Sở tác Trí trong 4 Trí (Đại Viên Kính Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí, Thành Sở tác Trí) với  TỊNH trong 4 Đức (Thường, Lạc, Ngã, Tịnh), với  NHẬP trong 4 Tri Kiến Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập) và với mùa Đông trong 4 mùa.

XI-NIẾT BÀN HỘI   

Cũng gọi là Thường Lạc Hội, Niết Bàn Kị, Phật Kị.

Pháp hội được cử hành hằng năm vào ngày đức Phật nhập Niết Bàn.

Về ngày đức Phật nhập Niết Bàn, các nước theo Phật Giáo Đại Thừa như Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản…đều cho rằng đức Phật nhập diệt vào ngày 15 tháng 2 âm lịch (riêng Nhật Bản đã đổi qua dùng dương lịch) và gọi là ngày lễ Niết Bàn. Cho nên hàng năm đến ngày nầy các chùa đều cử hành pháp hội, treo bức tranh đức Phật Niết Bàntụng kinh Niết Bàn, kinh Di Giáo đề tưởng niệm ngài.

Tại Trung Quốc, tư liệu ghi chép về hội Niết Bàn sớm nhất là Phật Tổ Thống Kỉ quyển 33. Sách nầy (Đại 49, 319 trung) viết: “Đức Như Lai nhập diệt vào ngày tháng 2 Chu Mục Vương 53, tại các già lam đều có thiết lễ cúng dường, gọi là Phật kỵ”.

Tại Nhật Bản hội Niết Bàn thông thường có thêm 4 pháp hội nữa là: Niết Bàn giảng, La Hán giảng, Di Tích giảng, và Xá Lợi giảng. Đơn giản nhất cũng phải tổ chức một trong 4 giảng nầy.

(Tham khảo: Điều Phạm Diễn Na Quốc trong sách Đại Đường Tây Vực Ký q.1; Quảng Hoằng Minh Tập q.28; Thích Thị Yếu Lãm quyển hạ; Điều Phật Thành Đạo Niết Bàn trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Qui q.2; Môn Bảo Đảo trong Thiền Lâm Tượng khí Tiên; v.v…).

XII-NIẾT BÀN TƯỢNG MẠN ĐỒ LA

Mạn Đồ La dựa theo sự miêu tả trong các kinh mà vẽ các cảnh tượng lúc đức Phật nhập Niết Bàn như sau:

1-ĐỨC PHẬT NẰM

Đức Phật nằm nghiêng trên giường báu, 52 chúng buồn thương đứng vây chung quanh.

2-TRONG ĐÁM MÂY

Trong đám mây giữa hư không, Tôn Giả A Na Luật cầm tích trượng đứng trước và vô số người trời theo sau đang đi xuống. (Theo kinh Ma Ha Ma Da quyển hạ, sau khi đức Như Lai vào Niết Bàn, tôn giả A Na Luật lên cung trời Đao Lợi báo tin cho phu nhân Ma Da biết, nghe xong phu nhân buồn rầu tưởng nhớ và bay xuống rừng cây Sa La thăm Phật).

3-QUAY ĐẦU VỀ HƯỚNG BẮC

Đức Phật nằm quay đầu về hướng Bắc dưới cây Sa La, trên cành cây Sa La treo cái túi bát và tích trượng của đức Phật. Túi bát và tích trượng nầy đã được giao cho tôn giả A Nan trước khi đức Phật nhập diệt.

4-2 NGƯỜI GIÀ ÔM CHÂN PHẬT

Dưới chân đức Phật có 2 người già ôm chân Phật mà khóc. Họ tủi thân vì nghèo khó không thể cúng dường đức Phật.

5-MỘT VỊ TỲ KHEO NẰM BẤT TỈNH

Trước đức Phật có một vị tỳ kheo nằm bất tỉnh, đó là tôn giả A Nan vì quá buồn đau thương nhớ nên đã ngã lăn mê man trước đức Thế Tôn, chúng tăngtôn giả A Na Luật đang an ủi ngài.

6-MỘT ĐẠI LỰC SĨ THƯƠNG KHÓC

Đại lực sĩ thương khóc chết ngất. Đó là lực sĩ Kim Cương thuở theo hầu đức Phật.

(Tham khảo: kinh Bồ Tát Xử Thai q.1; kinh Đại Niết Bàn q.hạ; kinh Phật Nhập Niết Bàn Mật Tích Kim Cương Lực Sĩ ai luyến v.v…).

 CHƯƠNG TÁM: PHÁP THÂN

A-KHẢO SÁT MỘT

I-Ý NGHĨA PHÁP THÂN

Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trưòng tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.

 Thân mà Phật mang lấy xuống trần thế chịu sự vui khổ tức là do dư nghiệp, Báo Thân, sanh thân.

Thân mà Phật dùng phép thần thông biến hóa ra để độ chúng sinh đó là Hóa Thân, hay thần thông biến hóa thân.

Đó là Tam Thân Phật. Trong một thể tướng của Phật có đủ ba thân: Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân.

Pháp Thân có đủ 5 phần: Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Đó là 5 loại công đức hiệp thành Pháp Thân của Phật.

Pháp Thân đối với nhục thân (thân thể do cha mẹ sinh ra), kinh Niết Bàn quyển 22 viết: những con voi dữ chỉ có thể hủy hoại được nhục thân mà thôi nhưng những bạn xấu có thể làm hư hại đến Pháp Thân.

Pháp Thân có 5 thứ: (1) Pháp Tánh Sanh Thân, (2) Công Đức Pháp Thân, (3) Biến Hóa Pháp Thân, (4) Hư Không Pháp Thân, (5) Thật Tướng Pháp Thân. Đức Phật có cả 5 thứ Pháp Thân ấy.

Kinh Kim Quang Minh có nói đến hai Pháp Thân: Lý Pháp ThânTrí Pháp Thân.

Lý Pháp Thân là Lý Tánh đã sẵn giác ngộ, Phật và chúng sinh đều có đủ. Nhưng ở chúng sanh Pháp Thân ấy còn bị màn vô minh che khuất nên chưa hiển hiện ra.

Trí Pháp ThânPháp Thân nhờ công phu tu trì mà được viên mãn bèn khế hiệp với Lý Pháp Thân.

Nhị chủng Pháp Thân nói về hai thể của Thân Đạo Lý  của Đức Như Lai: Kinh Kim Quang Minh viết có Lý Pháp ThânTrí Pháp Thân. Bồ Tát Anh Lạc Kinh có chép: Quả Cực Pháp ThânỨng Hóa Pháp Thân. Kinh Anh Lạc có ghi: Tự Tánh Pháp ThânỨng Hóa Pháp Thân.

Ngài Đàm Loan có đặt ra: Pháp Tánh Pháp ThânPhương Tiện Pháp Thân. Ngài Viên Chiếu có nói  Lý Pháp ThânSự Pháp Thân.

II-PHÁP THÂN KỆ

Bài kệ nói về Pháp Thân. Đức Phật có hai thân: Sanh Thân, thân do cha mẹ sinh ra và Pháp Thân, toàn thể nền diệu pháp của Phật. Sau khi Đức Phật tịch, sanh thân của Ngài còn để lại là những viên ngọc xá lợi đựng được tám hộc, 4 đấu, gọi là Sanh Thân Xá Lợi.

Pháp Thân là nền diệu pháp Ngài để lại cho đời sau, gọi là Pháp Thân Xá Lợi. Bài kệ tụng về Pháp Thân Xá Lợi ấy gọi là Pháp Thân xá Lợi kệ, Pháp Tụng xá lợi hay là Pháp Thân kệ. Bài kệ tụng ba đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế) trong Tứ Diệu Đế cũng gọi là Pháp Thân Kệ.

III-PHÁP THÂN TẠNG

Kho Pháp Thân. Một Tạng trong ngũ chủng tạng: 1/ Như Lai Tạng; 2/ Chánh Pháp Tạng (còn gọi là Pháp Giới Tạng); 3/ Pháp Thân Tạng; 4/ Xuất Thế Tạng (còn gọi là xuất thế gian Thượng Thượng Tạng); 5/ Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng.

Trong Phật Tính Luận, q. 2, nói rằng chân tính có nghĩa là năm tạng.

1-NHƯ LAI TẠNG

Tự Tính đó là nghĩa của Tạng, vì hết thảy mọi Pháp chẳng vượt ra ngoài tự tính của Như Lai.

2-CHÍNH PHÁP TẠNG

Nhân là nghĩa của Tạng, vì hết thảy mọi chính pháp như Tứ Niệm Xứ  v.v… của Thánh Nhân đều lấy tính nầy làm cảnh.

Còn gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng.

Chánh Pháp là Pháp chơn chánh, thanh tịnh, Pháp Phật.

Nhãn là mắt, tức là mắt Tâm,  mắt Trí.

Tạng là bao gồm tất cả thiện pháp.

Chánh Pháp Nhãn Tạng là phép truyền Đạo một cách bí mật giữa Phật với Phật, Tổ với Tổ. Dẫu cho truyền giữa chốn đông người mà chỉ có 2 người, người truyền và người thọ biết nhau mà thôi. Đó là sự truyền trao Phật quả, hoặc ngôi vị Tổ Sư. Như Đức Phật Thích Ca trên hội tại núi Linh Sơn truyền Chánh Pháp Nhãn Tạng cho ngài Ma Ha Ca Diếp, ngài Ca Diếp truyền cho ngài A Nan, lần lược vị nầy nối tiếp vị kia cho đến ngài Bồ Đề Đạt MaTổ Sư đời thư 28 bên Ấn Độ.

Chánh Pháp Nhãn Tạng là phép truyền tâm ấn của Thiền Tông, truyền một cách đặc biệt ngoài giáo pháp. Cũng gọi là Thanh Tịnh Pháp Nhãn.

3-PHÁP THÂN TẠNG

Chí đắc là nghĩa của Tạng, vì hết thảy thánh nhân, đến tín lạc Phật Tính nầy, vì khiến cho thánh nhân được quả của Pháp Thân.

4-XUẤT THẾ TẠNG

Chân thực là nghĩa của Tạng, vì Phật Tính nầy lìa mọi lỗi lầm của thế gian pháp và là chân thực chẳng hoại.  

5-TỰ TÁNH THANH TỊNH TẠNG

Bí mật là nghĩa của Tạng. Nếu mọi pháp tùy thuận Phật Tính nầy thì gọi là nội, là chính (không phải tà), tức là thanh tịnh. Nếu các pháp trái ngược với lý nầy thì gọi là ngoại, là tà, đó là nhiễm trọc.

Kinh Thắng Man cũng liệt kê 5 Tạng như sau: 1/ Như Lai Tạng; 2/ Pháp Giới Tạng; 3/ Pháp Thân Tạng; 4/ Xuất Thế Thượng Thượng Tạng;  (5) Tự Tánh Thanh Tịnh Tạng.

Trên đây là nghĩa của Ngũ Tạng. Nhiếp Luận đời Lương có giải thích về Ngũ Tạng, được Hoa Nghiêm Diễn Nghĩa Sao, q. 13,  dẫn ra giống với năm nghĩa của Pháp Giới.

IV-PHÁP THÂN XÁ LỢI

Ngọc Xá Lợi Pháp Thân. Sau khi Phật nhập tịch, hoả tán, những viên ngọc lưu lại gọi là ngọc Xá Lợi, còn gọi là sanh thân Xá Lợi. Những giáo pháp do Phật thuyết giảng để lại giáo hóa cho đời, kết tập thành kinh điển Diệu Pháp đó gọi là Pháp Thân Xá Lợi. Những lý về Thật Tướng, Trung Đạo do Phật thuyết giảng là bất biến không đổi người đời tôn trọng như ngọc Xá Lợi cho nên gọi là Pháp Thân Xá lợi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B-KHẢO SÁT HAI

 

Về phần tiếng Anh, Pháp Thân,  được giải thích như sau:

Dharmakãya, embodiment of Truth and Law, the “spiritual” or true body; essential Buddhahood; the essence of being; the obsolute, the norm of the universe; the first of the Trikãya, Tam Thân. The Dharmakãya is divided into Tổng unity and Biệt diversity; as in the noumeral absolute and phenomenal activities, or potential and dynamic; but there are differences of interpretation, e.g. as between the Pháp Tướng and Pháp Tánh schools. Cf. Pháp Thân Thể Tánh.

There are many categories of  the Dharmakãya. In the 2 groups Nhị Pháp Thân are five kinds: 1/ Lý “substance” and Trí wisdom or expression; 2/ Pháp Tánh Pháp Thân essential nature and Ứng Hóa Pháp Thân manifestation; the other three couples are similar. In the 3 groups Tam Pháp Thân are: (1) the manifested Buddha, i.e. Sãkyamuni; (2) the power of his teaching, ect. ; (3) the obsolute or ultimate reality.

There are other categories. Pháp Thân Phật The Dharmakãya Buddha. Pháp Thân Như Lai The Dharmakãya Tathãgata, the Buddha who reveals the spiritual body. Pháp Thân Tháp The Pagoda where abides a spiritual relic of  Buddha; the esoteric sect uses the letter as such an obode of  Dharmakãya. Pháp Thân Lưu Chuyễn Dharmakãya in its phenomenal character, conceived as becoming, as expressing itself in the stream of being.

Pháp Thân Xá Lợi, Pháp Thân Kệ the sarĩra, or spiritualrelics of the Buddha, his sũtra, or verses, his doctrine and immutable law. Pháp Thân Bồ Tát; Pháp Thân Đại Sĩ Dharmakãya Mahãsattva, one who has freed himself from illusion and attained the six spiritual powers Lục Thần Thông; he is above the Sơ Địa, or, according to T’ien-t’ai, above the Sơ Trụ.

Pháp Thân Tạng The storehouse of the Dharmakãya, the essence of Buddhahood, by contemplating which the holy man attains to it Pháp Thân Quán Meditation on, or insight into, the Dharmakãya, varing in definition in the various schools.

Pháp Thân Thể Tánh The embodiment, totality, or nature of  the Dharmakãya. In Hĩnayãna the Buddha-nature in its Lý or absolute side is described as not discussed, being synonymous with the Ngũ Phần five divisions of commandments, meditation, wisdom, release, and doctrine, Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, and Giải Thoát Tri Kiến.

In the Mahãyãna the Tam Luận Tôn defines the absolute or ultimate reality as the formless which containes all forms, the essence of being, the noumenon of the other two manifestations of the Triratna.

The Pháp Tướng Tôn defines it as (a) the nature or sessence of the whole Triratna; (b) the particular form of  the Dharma in that trinity. The One-Vehicle schools represented by the Hoa Nghiêm Tôn, Thiên Thai Tôn, etc., consider it to be the Bhũtatathatã, Lý and Trí being one and undivided.

The Shingon sect takes the six elements – earth, water, fire, air, space, mind – as the Lý or fundamental Dharmakãya and the sixth, mind, intelligence, or knowledge, as the Trí wisdom Dharmakãya. 

Tiếp tục đọc phần Khảo Sát Ba sau đây sẽ hiểu rỏ hơn về Pháp Thân.

 

C-KHẢO SÁT BA

 

(Tham khảo: Phật Học Tự Điển của Thiện Phúc, trên trang nhà Quảng Đức)

I-DHARMAKÃYA

Pháp Thân: Dharmakãya (skt).

Nghĩa của Pháp thân—The meanings of Dharmakãya:

1-THÂN CỦA PHÁP

Pháp thân là cái thân của Pháp, theo đó Dharma có nghĩa là phép tắc, tổ chức, cơ cấu, hoặc nguyên lý điều hành. Nhưng chữ Dharma còn có nhiều nghĩa sâu xa hơn, nhất là khi ghép với chữ Kãya thành Dharmakãya. Nó gợi lên một cá thể, một tánh cách người. Chân lý tối cao của đạo Phật không phải chỉ là một khái niệm trừu tượng như vậy, trái lạisống động với tất cả ý nghĩa, thông suốt, và minh mẫn, và nhất là với tình thương thuần túy, gột sạch tất cả bệnh tật và bợn nhơ của con người: Dharmakãya is usually rendered “Law-body” where Dharma is understood in the sense of  of “law,” “organization,” “systematization,” or “regulative principle.” But really in Buddhism, Dharma has a very much more comprehensive meaning. Especially when Dharma is coupled with Kaya. Dharmakãya implies the notion of personality. The highest reality is not a mere abstraction, it is very much alive with sense and awareness and intelligence, and, above all, with love purged of human infirmities and defilements. 

2-CHÂN THÂN CỦA PHẬT

Pháp thân hay chân thân của Phật, thân thứ nhất trong tam thân Phật—Dharma body—Embodiment of truth and Law—The spiritual of true body—Nirmanakaya—The transformation Body of the Buddha—The Body-of-form of all Buddhas which is manifested for the sake of men who cannot yet approach the Dharmakãya—The formless true body of Buddhahood. The first of the Trikaya.

3-THỰC THỂ CỦA CÁC PHÁP

Pháp thân là một quan niệm hệ trọng trong giáo lý Phật giáo, chỉ vào thực tại của muôn vật hoặc pháp: Dharmakãya or the law body is an important conception in Buddhist doctrine of reality, or things.

 

 

4-THEO THIỀN SƯ SUZUKI  

Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Cốt Tủy Đạo Phật, Pháp Thân không có trí và bi. Pháp thân tự nó là trí hoặc là bi, tùy lúc ta cần nhấn mạnh ở mặt nầy hay mặt khác. Nếu ta hình dung Pháp thân như hình ảnh hoặc phản ảnh của chính ta sẳn có về con ngườichúng ta lầm.

Pháp thân không hề có thứ thân nào mường tượng như vậy. Pháp Thân là Tâm, là miếng đất của hành động, tại đó bi và trí hòa đồng trong nhau, chuyển hóa cái nầy thành cái kia, và gây thành nguồn năng lực kích động thế giới giác quantri thức:

According to Zen Master D.T. Suzuki in the Essence of Buddhism, the Dharmakaya is not the owner of wisdom and compassion, he is the Wisdom or the Compassion, as either phase of his being is emphasized for some special reason.

We shall miss the point entirely if we take him as somewhat resembling or reflecting the human conception of man.

He has no body in the sense we have a human body. He is spirit, he is the field of action, if we can use this form of expression, where wisdom and compassion are fused together, are transformed into each other, and become the principle of vitality in the world of sense-intellect.

5-THEO TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Theo triết học Trung Quán, Pháp là bản chất của vật tồn hữu, là thực tại chung cực, là Tuyệt đối. Pháp thân là tánh chất căn bản của Đức Phật. Đức Phật dùng Pháp thân để thể nghiệm sự đồng nhất của Ngài với Pháp hoặc Tuyệt Đối, và thể nghiệm sự thống nhất của Ngài với tất cả chúng sanh. Pháp thân là một loại tồn hữu hiểu biết, từ bi, là đầu nguồn vô tận của tình yêu thươnglòng từ bi. Khi một đệ tử của Phật là Bát Ca La sắp tịch diệt, đã bày tỏ một cách nhiệt thành sự mong muốn được trông thấy Đức Phật tận mắt. Đức Phật bảo Bát Ca La rằng: “Nếu ngươi thấy Pháp thì đó chính là thấy ta, ngươi thấy Ta cũng chính là thấy Pháp.”

According to the Madhyamaka philosophy, Dharma is the essence of being, the ultimate Reality, the Absolute. The Dharmakãya is the esential nature of the Buddha. As Dharmakãya, the Buddha experiences his identity with Dharma or the Absolute and his unity with all beings. The Dharmakãya is a knowing and loving, an inexhaustible fountain head of love and compassion. When the Buddha’s disciple, Vakkali, was on his death, he addressed his desire to see the Buddha in person. On that occasion, the Buddha remarked: “He who sees the Dharma sees Me. He who sees Me sees the Dharma.”

II-PHÂN LOẠI PHÁP THÂN  

Phân loại Pháp Thân—Categories of Dharmakãya:

1-HAI LOẠI PHÁP THÂN

 Hai loại Pháp Thân—Two kinds of Dharmakãya:

a-TỔNG TƯỚNG PHÁP THÂN

 The unity of dharmakaya.

b-BIỆT TƯỚNG PHÁP THÂN

 The diversity of dharmakaya.

2-HAI LOẠI PHÁP THÂN KHÁC

Hai loại Pháp thân khác—Other two kinds of Dharmakãya: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có hai loại Pháp Thânbản thân giáo phápbản thân lý thể—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, Dharmakãya has two senses:

a-BẢN THÂN GIÁO PHÁP

Scripture-body—Chỉ cho giáo điển tồn tại làm biểu tượng cho bản thân của Phật sau khi ngài khuất bóng—Scripture-body means that the teaching remains as representative of the body after the Buddha’s demise.

b-BẢN THÂN LÝ THỂ

Ideal-body—Chỉ cho giác ngộ như là bản thân  Vô tướng—The Ideal-body means the Enlightenment as a Formless-body. 

**  For more information, please see Nhị Pháp

      Thân, Tam Pháp Thân, and Tam Thân      

      Phật.

Pháp Thân Bồ Tát: See Pháp Thân Đại Sĩ.

Pháp Thân Đại Sĩ: Pháp Thân Bồ Tát—Theo tông Thiên Thai, đây là bậc Bồ Tát mới lìa bỏ được một phần của vô minhhiển hiện được một phần pháp tính (Bồ Tát từ sơ địa trở lên)—According to the T’ien-T’ai sect, the Dharmakãya Mahasattva is one who has partially freed himself from illusion and partially attained the six spiritual powers (Lục thông). He is above the initial stage. 

Pháp Thân Hóa Sanh: The dharmakãya, or spiritual body, born or formed on a disciple’s conversion.

Pháp Thân Huệ Mệnh: See Pháp mệnh.

Pháp Thân Kệ: Dharmakãya-gatha (skt)—See Duyên Khởi Kệ and Pháp Thân Xá Lợi.  

Pháp Thân Lưu Chuyển: Chân Như là thể của pháp thân. Chân Nhưhai nghĩa bất biếntùy duyên. Theo nghĩa tùy duyên mà bị ràng buộc với các duyên nhiễm và tịnh để biến sanh ra y báochánh báo trong thập giới (pháp thân trôi chảy trong dòng chúng sanh)—Dharmakãya in its phenomenal character, conceived as becoming, as expressing itself  in the stream of being.

Pháp Thân Như  Lai: The Dharmakãya Tathagata (skt)—Pháp thân tuy không đến không đi, nhưng dựa vào ẩn mật của Như Lai Tạnghiển hiện làm pháp thân—The Buddha who reveals the spiritual body.

Pháp Thân Phật: Thể của pháp tính (có cái đức giác tri) gọi là Pháp Thân Phật—The Dharmakãya Buddha.

Pháp Thân Quán: Meditation on (insight into) the Dharmakãya.

Pháp Thân Tạng: Pháp thân tạng là nơi tồn trữ pháp thân, là tinh yếu của Phật quả, bằng quán chiếu (thiền quán) mà bậc Thánh đạt được—The storehouse of the Dharmakãya—The essence of Buddhahood by contemplating which the holy man attains to it.

Pháp Thân Thanh Tịnh: The pure dharmabody.

Pháp Thân Tháp: Tháp có đặt xá lợi Phật. Mật giáo lấy chữ “Tông” trong tiếng Phạn là Pháp Thân (vì chữ “Tông” là hạt giống pháp giới, hình dáng như tháp tròn)—The pagoda where abides a spiritual relic of Buddha; the esoteric sect uses the letter “Tsung” as such an abode of the dharmakãya.

III-PHÁP THÂN THỂ TÁNH

Pháp Thân Thể Tánh: Thể tánh của pháp thân—The embodiment or totality, or nature of the Dharmakãya.

1-THEO TIỂU THỪA

Tiểu Thừa Pháp Thân Thể Tánh: Trong Tiểu Thừa, Phật Tánh là cái gì tuyệt đối, không thể nghĩ bàn, không thể nói về lý tánh, mà chỉ nói về ngũ phần pháp thân hay ngũ phần công đức của giới, định, tuệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến—In Hinayana the Buddha-nature in its absolute side is described as not discussed, being synonymous with the five divisions of the commandments, meditation, wisdom, release, and doctrine.

2-THEO ĐẠI THỪA

Đại Thừa Pháp Thân Thể Tánh—In the Mahayana:

a-TAM LUẬN TÔNG

Đại Thừa Tam Luận Tông của Ngài Long Thọ lấy thực tướng làm pháp thân. Thực Tướnglý không, là chân không, là vô tướng, mà chứa đựng tất cả các pháp. Đây là thể tính của pháp thân—The Madhyamika School of Nagarjuna defines the absolute  or ultimate reality as the formless which contains all forms, the essence of being, the noumenon of the other two manifestations of the Triratna.

b-PHÁP TƯỚNG TÔNG

Pháp Tướng Tông hay Duy Thức Tông định nghĩa pháp thân thể tính như sau—The  Dharmalaksana School defines the nature of the dharmakãya as:

        Pháp thân có đủ ba thân: The nature or essence of the whole Triratna.

        Pháp thân trong ba thân: The particular form of the Dharma in that trinity.

c-NHẤT THỪA TÔNG

Nhất Thừa Tông của Hoa NghiêmThiên Thai  thì cho rằng “Pháp Thân” là chân như, là lý và trí bất khả phân—The One-Vehicle Schools represented by the Hua-Yen and T’ien-T’ai sects, consider the nature of the dharmakãya to be the Bhutatathata, noumenon and wisdom being one and undivided.

d-CHÂN NGÔN TÔNG

Chân Ngôn Tông thì lấy lục đại làm Pháp Thân Thể Tính—The Shingon sect takes the six elements as the nature of dharmakãya:

        Lý Pháp Thân: Lấy ngũ đại (đất, nước, lửa, gió, hư không) làm trí hay căn bản pháp thân—Takes the five elements (earth, water, fire, air, space) as noumenon or fundamental Dharmakãya.

        Trí Pháp Thân: Lấy tâm làm Trí Pháp Thân—Takes mind (intelligence or knowledge) as the wisdom dharmakãya.

Pháp Thân Trí: The wisdom or expression of the Dharmakãya.

Pháp Thân Tuệ Mệnh: The wisdom life of the dharmakãya.

Pháp Thân Xá Lợi: Sarira (skt)—Pháp thân xá lợi của Đức Phật, gồm những kinh điển, những bài kệ, và lý trung đạo thực tướng bất biếnĐức Phật từng thuyết giảng—The spiritual relics of the Buddha, his sutras, or verses, his doctrine and immutable law.

 

D-KHẢO SÁT BỐN

 

Pháp Thân, Dharmakãya. Chân thân của Phật. Giải thích về danh từ nầy giữa Tính TôngTướng Tông có nhiều nghĩa khác nhau. Về phần Tướng Tông căn cứ vào Duy Thức Luận, Pháp ThânTổng Tướng Pháp ThânBiệt Tướng Pháp Thân. Tổng Tướng Pháp Thân có hai phần Lý và Trí, về phương diện nầy cũng đồng nghĩa với điều mà Kinh Kim Quang Minh nói rằng Lí như như và Trí như nhưPháp Thân. Đây là lấy chân như sở chứng và chân giác năng chiếu là Pháp Thân.

Đứng về phương diện Tam Thân mà nói thì trong tổng tướng Pháp Thân, thấy hai thân Tự Tính ThânTự Thụ Dụng Báo Thân. Cứ theo nghĩa nầy mà giải thích thì Pháp Thân là sự biểu hiện của Lý và Trí,  hữu vi (Trí), vô vi (Lý) là chỗ sở y của hết thảy công đức và tính pháp thể cho nên gọi là Pháp Thân, hay là thành tựu trang nghiêm hết thảy công đức nên gọi là Pháp Thân. Biệt tướng Pháp Thân tức là tự tính thân trong Tam Thân, thân nầy duy chỉ là chân như trong pháp giới thanh tịnh. Chân như ở đây là tự tính của Phật, cho nên gọi là Tự Tính Thân. Lại nữa chân như nầy có đầy đủ công đức chân thường, là chỗ sở y của hết thảy các pháp công đức hữu vy và vô vi cho nên cũng gọi là Pháp Thân.

Duy có điều không thể nói là thành tựu trang nghiêm các pháp công đức mà gọi là Pháp Thân. Tại sao? Vì đây chỉ là Lý Pháp Thân không bao hàm công đức hữu vi (Trí pháp thân). Các nghĩa trên đây đều được thấy trong Luận Duy Thức, q.10; Duy Thức Thuật Ký, q.10; và Nghĩa Lâm Chương, q.7;  v.v…

Còn về phần Tính Tông cho rằng Lý Tính của chân như có cái tướng biết chân thật, Lý và Trí không phải là hai và giống với tính vô vi của chân như, vì chân trí cũng là vô vi. Lại nữa, vì Tính và Tướng không phải hai nên chân như cũng chính là Pháp Tínhchân Trí cũng là Pháp Tính. Sự ẩn tàng của Pháp Tính “Lý, Trí không hai” nầy được coi là Như Lai Tạng.

Như Lai Tạng tích chứa công đức của Thủy Giác hiển bày Pháp Tính thì gọi là Pháp Thân, tức nhờ Pháp Tínhthành thân nên gọi là Pháp Thân. Hoặc nói là dùng Pháp Tính hiển hiện hết thảy các Pháp công đức hữu vi, vô vithành tựu thân trang nghiêm gọi là Pháp Thân.

(Tham khảo: Kinh Thắng Man; Thắng Man Bảo Quật q. hạ; luận Khởi TínĐại Thừa nghĩa Chương, q.18;  v.v…).

I-NĂM LOẠI PHÁP THÂN

Trong Năm Loại Pháp Thân gồm có 4 phần:

Theo kinh Bồ Tát Anh Lạc

Do Mật Giáo thành lập

Do Tông Hoa Nghiêm thành lập

Do Tiểu Thừa thành lập

1-THEO KINH BỒ TÁT ANH LẠC

Theo kinh Bồ Tát Anh lạc thì Ngũ Chủng Pháp Thân có 5 loại như sau:

a-NHƯ NHƯ TRÍ PHÁP THÂN

Tức là thực trí đã chứng ngộnhư như.

b-CÔNG ĐỨC PHÁP THÂN

Tức là hết thảy công đức của 10 lực, 4 vô úy v.v…

Mười Lực chỉ về trí của Như Lai, đó là:

 

b/1-Trí Lực Biết Rõ Về Xứ Phi Xứ

Xứ có nghĩa là đạo lý. Trí lực biết sự vật nào là có đạo lý hay phi đạo lý.

b/2-Trí Lực Biết Rõ Về Ba Đời Nghiệp Báo

Trí lực biết rõ nhân quả nghiệp báo ba đời của tất cả chúng sanh.

b/3-Trí Lực Biết Rõ Về Các Thiền Giải Thoát Tam Muội

Trí lực biết các thiền địnhtrí lực biết Tám Giải Thoát, Ba Tam Muội.

*Tám Giải Thoát Tam Muội: đó là tám phép thiền định giải thoát.

b3/1-Trong có sắc tướng, Ngoài quán Sắc Giải Thoát Tam Muội

Phép Thiền Định giải thoát của Phật Giáo, tự mình có sắc tướng, quán tưởng cõi Sắc ở ngoài (Hành giả đạt tới cảnh giới Sơ Thiền Thiên).

b3/2-Trong không có Sắc Tướng, ngoài  quán Sắc Giải Thoát Tam Muội          

Phép thiền định giải thoát, trong chẳng có Sắc Tướng, quán tưởng cõi Sắc ở ngoài (hành giả đạt tới cảnh giới Nhị Thiền Thiên).

 

b3/3-Tịnh giải thoát thân chứng tam muội

 

Phép thiền định giải thoát chứng cõi Tịnh Lạc (hành giả đạt tới cảnh giới Tam Thiền Thiên, Tứ Thiền Thiên và Tịnh Phạm Địa).

 

b3/4-Không Xứ giải thoát tam muội  

 

Phép thiền định giải thoát chứng cảnh giới Không Vô Biên Xứ (Akãxãnantyãyatana).

 

b3/5-Thức Xứ giải thoát tam muội

 

Phép thiền định chứng cảnh giới Thức Vô Biên Xứ (Vijnãnãnantyãyatana).

 

b3/6-Vô Sở Hữu Xứ giải thoát tam muội

Phép thiền định chứng cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ (Akincanyãyatana)

b3/7-Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ giải thoát tam muội 

Phép thiền định giải thoát chứng cảnh giới Thượng Thiên Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (Naisvasãmjnãnasamjnãyatana).

b3/8-Diệt Tận Định Xứ giải thoát tam muội (Pali: Nirodhasamapatti)

Phép thiền định giải thoát chứng đắc cảnh tịch diệt. Nhập phép định nầy, Thân, Ngữ và Ý đều tịch diệt, hành giả chứng đắc quả A La Hán.

Trong kinh Niết Bàn viết: Bậc Vãng sanh dự hàng Trung Phẩm Thượng Sanh ở cõi Cực Lạc, nhờ nghe các thứ âm thinh diễn giảng Tứ Đế, liền đắc đạo quả A La Hán với Tam Minh, Lục Thông và đủ Bát Giải Thoát.

Kinh Niết Bàn, q. 27 viết: Tu Bát Giải Thoát, đó là tu chánh định.

*Ba Tam Muội (Sammãdhi)

Ba phép Thiền Định. Ba tam-ma-địa, Ba định, Ba đẳng trì, Ba không, Ba giải thoát môn. Ba Tam Muội là ba phép hệ niệm tư duy chung cho cả hàng Đại Thừa và hàngTiểu Thùa.

b3/9-Không Tam Muội

Phép nầy ứng với hai hạnh: Không, Vô Ngã của Khổ Đế

b3/10-Vô Tướng Tam Muội

Phép nầy ứng với 4 hạnh: Diệt, Tĩnh, Diệu, Ly  của  Diệt Đế trong Tứ Diệu Đế.

b3/11-Vô Nguyện Tam Muội

Còn gọi là Vô Tác Tam Muội, Vô Khởi Tam Muội. Phép nầy ứng với hai hạnh: Khổ, Vô Thường của Khổ Đế; và ứng với bốn hạnh: Nhơn, Tập, Sanh, Duyên của Tập Đế.

Kinh Niết Bàn, quyển 25, có giải về Ba Tam Muội như sau:

(1)-Không Tam Muội: Đối với  25 Hữu, 25 cảnh chúng sanh trong ba cõi, để tâm suy xét, không thấy cảnh nào là thật.

(2)-Vô Tác Tam Muộiđể tâm suy xét, không tạo tác cái ý mong cầu một cảnh nào trong 25 Hữu; dầu là cảnh Tiên sung sướng cách gì,  cũng không ham.

(3)-Vô Tướng Tam Muội: để tâm suy xét không thấy một tướng nào trong 10 tướng nầy: sắc, thinh, hương, vị, xúc, sanh, trụ, diệt, nam, nữ là thật có cả.

Tu tập Ba Tam Muội như vậy là những pháp tu của Bồ Tát.

b/4-Trí Lực Biết Rõ Tâm Tính Chúng Sanh

Trí lực biết tâm tính của đệ tử, tín đồ và của tất cả chúng sinh ở độ nào.

b/5-Trí Lực Biết Rõ Mọi Loại Tri Giải  

Trí lực biết mọi loại tri giải của tất cả chúng sinh.

b/6-Trí Lực Biết Rõ Mọi Loại Cảnh Giới

Trí lực biết khắp và đúng như thực mọi loại cảnh giới khác nhau của tất cả chúng sanh.

b/7-Trí Lực Biết Rõ Mọi Loại Cảnh Giới Sẽ Đạt Tới

Trí lực biết hết các đạo mà người tu hành sẽ đạt tới, như người tu ngũ giới thập thiện thì được sinh lại cõi người hoặc sẽ sinh lên cõi trời. Người tu pháp vô lậu Bát Chánh Đạo thì sẽ vào Niết Bàn v.v…

b/8-Trí Lực Biết Vận Dụng Thiên Nhãn Vô Ngại

Trí lực vận dụng thiên nhãn nhìn thấy sự sinh tử và nghiệp thiện ác của chúng sinh mà không hề bị ngăn ngại.

b/9-Trí Lực Biết Túc Mạng Vô Lậu

Trí lực biết túc mạng của chúng sinh, lại còn biết rõ Vô Lậu Niết Bàn.

b/10-Trí Lực Biết Dứt Trừ Vĩnh Viễn Mọi Tàng Dư Tập Khí

Trí lực có thể biết rõ được như thực đối với mọi tàng dư tập khí vọng hoặc sẽ vĩnh viễn đoạn diệt chẵng sinh.

(Tham khảo: Luận Đại Trí Độ quyễn 25 và luận Câu Xá quyễn 29)

*Bốn Vô Úy

Bốn Vô Úy của Phật: theo luận Đại Trí Độ, quyễn 48, Pháp Giới Thứ Đệ quyễn hạ giải thích như sau:

b/11-Nhất Thiết Trí Vô Sở Úy

Chỉ việc Đức Thế Tôn như sư tử gầm, là bậc Nhất Thiết Trí, trong tâm không hề sợ hải điều chi.

b/12-Lậu Tận Vô Sở Úy

Các phiền não đã dứt sạch, tâm trong sáng, nên không còn sợ hải điều chi.

b/13-Thuyết Chướng Đạo Vô Sở Úy

Giảng thuyết chỉ chỗ ngăn hại Đạo nên không sợ hãi chi hết.

b/14-Thuyết Tận Khổ Đạo Vô Sở Úy

Giảng thuyết dạy chúng sinh khi dứt trừ tất cả khổ rồi thì không còn chi là sợ hãi nữa cả.

Bốn Đức Vô Úy của Bồ Tát

b/15-Tổng Trì Bất Vong, Thuyết Pháp Vô Úy

Bồ Tát có khả năng nghe hiểu giáo pháp ghi nhớ các nghĩa mà chẳng quên, cho nên thuyết pháp không hề e sợ giữa đại chúng.

b/16-Tận Tri Pháp Dược cập chúng sinh căn dục tính tâm thuyết vô úy

Biết hết thuốc Pháp. Pháp Dược có 2 loại: Thế gian Phápxuất thế gian pháp. Căn dục tính của chúng sinh có nhiều loại, Bồ Tát đều biết được hết, nên ở giữa đại chúngthuyết pháp chẳng sợ.

b/17-Thiện năng vấn đáp thuyết pháp vô úy

Khéo biết hỏi đáp thuyết pháp chẳng sợ. Có khi khả năng đã phá được dị kiến, có thể minh thị được chánh pháp. Dẫu có vô lượng chúng sinh kéo đến hỏi pháp cùng một lúc, Bồ Tát cũng đều có thể giải đáp ngay cùng lúc đó, cho nên ở giữa đại chúngthuyết pháp chẳng e sợ.

b/18-Năng đoạn vật nghi thuyết pháp vô úy

Có khả năng dứt mối nghi ngờ cho chúng sinh, thuyết pháp không e sợ. Chúng sinh thắc mắc hỏi thì tùy ýgiải đáp thuyết pháp, có thể khéo léo theo đúng như pháp đoạn trừ được mối nghi ngờ của chúng sinh nên gọi là Năng Đoạn Nghi. Vì có khả năng nầy nên ở giữa đại chúngthuyết pháp chẳng sợ.

(Tham khảo sách Đại Thừa Nghĩa Chương, quyễn 11.)

 Như trên vừa khảo sát xong Mười Lực và Bốn Vô Úy.

c-TỰ PHÁP THÂN

Tức là Ứng Thân của các vị Bồ Tát Địa Thượng Ứng hiện. Thiên Thai Tông gọi là Thắng Ứng Thân, Pháp Tướng Tông gọi là Tha Thọ Dụng Thân trong Báo Thân.

d-BIẾN HÓA PHÁP THÂN

Tông Thiên Thai gọi là Liệt Ứng Thân, Pháp Tướng Tông gọi là Biến Hóa Thân.

e-HƯ KHÔNG PHÁP THÂN

Tức là cái lý như như lìa tất cả các tướng cũng như hư không. Trong 5 loại Pháp Thân trên đây thì Như Như Trí Pháp ThânCông Đức Pháp ThânBáo Thân, tức là phần báo đức của trí tuệcông đức.

Còn Tự Pháp Thân và Biến Hoá Pháp ThânỨng Thân, tức là phần Ứng Đức hơn và kém của Địa ThượngĐịa Tiền vậy.

Sau cùng Hư Không Pháp Thân tức là Pháp Thân.

Tất cả được gọi chung là Pháp Thân, bởi vì tất đều là đức tướng của Pháp Thân.

 

2-DO MẬT GIÁO THÀNH LẬP

Mật Giáo thêm Pháp Giới Thân và 4 loại Pháp Thân trên đây thành 5 loại. Theo kinh Lễ Sám thì ngoài Tự Tính Thân còn lập Pháp Giới Thân. Cứ xem những chứng liệu nầy thì biết ngoài 4 thân còn có Pháp Giới Thân.

 (Tham khảo Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Thích)  .

3-DO HOA NGHIÊM TÔNG THÀNH LẬP

a-PHÁP TÍNH SINH THÂN

Chữ sinh ở đây ý nói thân Như Lai là do Pháp Tính sinh ra cho nên gọi là Pháp Tính Sinh Thân.

b-CÔNG ĐỨC PHÁP THÂN

Tức là Thân do muôn đức của Như Lai hợp thành mà có cho nên gọi là Công Đức Pháp Thân.

c-BIẾN HÓA PHÁP THÂN

Tức về phương diện ứng hóa mà nói thì hễ có cảm là có hiện, mà có cơ là có ứng cho nên gọi là Biến Hóa Pháp Thân.

d-THỰC TƯỚNG PHÁP THÂN

Tức về phương diện vi diệu mà nói thì thân nầy là vô tướng cho nên gọi là Thực Tướng Pháp Thân.

e-HƯ KHÔNG PHÁP THÂN

Về mặt rộng lớn thì tràn đầy không gian, bao quát muông tượng, muôn vật nên gọi là hư không Pháp Thân.

4-DO TIỂU THỪA THÀNH LẬP

Tức là Ngũ Phần Pháp Thân.

(Tham khảo: Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao, q.4. ;  Ngũ Phần Pháp Thân).

II-HAI LOẠI PHÁP THÂN

Trong mục nầy có 5 loại:

Theo kinh Kim Quang Minh

Theo kinh Bồ Tát Anh Lạc

Theo kinh Anh Lạc

Theo Ngài Đàm Loan

Theo Ngài Nguyên Chiếu

1-THEO KINH KIM QUANG MINH

a-LÝ TÍNH PHÁP THÂN

Chư Phật và chúng sinh đều có đủ  Lý Tính Bản Giác, cùng chung một lý như như. Nhưng ở chúng sinh thì bị vô minh che lấp, còn ở chư Phật thì Trí của Thủy Giác hiển hiện gọi là Lý Tính Pháp Thân.

b-TRÍ PHÁP THÂN

Trí Pháp Thân tức là cái Trí như như rót ráo của Thủy Giác. Trí rốt ráo đầy đủ của Thủy Giác cùng với Lý của Bản Giác khế hợp thì gọi là Trí Pháp Thân.

 

2-THEO KINH BỒ TÁT ANH LẠC

a-QỦA CỰC PHÁP THÂN

Tức là Pháp Tính Pháp Thân. Pháp Thân mãn quả cực thành, đối lại với Ứng Hóa Pháp Thân.

Kinh An Lạc, quyễn hạ, phẩm Nhân Quả viết: “Có hai Pháp Thân. Một là Quả Cực Pháp Thân, hai là Ứng Hóa Pháp Thân”.

b-ỨNG HÓA PHÁP THÂN

Tức là Phương Tiện Pháp Thân.

3-THEO KINH ANH LẠC

a-TỰTÍNH PHÁP THÂN

Tự Tính Pháp Thân tức là chân thân.

b-PHÁP THÂN ỨNG HÓA

Ứng Hóa mà mệnh danh là Pháp Thân tức là toàn cõi Pháp ThânỨng Hóa vậy.

4-THEO NGÀI ĐÀM LOAN

a-PHÁP TÍNH PHÁP THÂN

Tức là chân thân của Phật đã chứng được Lý Thể Pháp Tánh, tức là Pháp Thân, Báo Thân trong Tam Thân.

b-PHƯƠNG TIỆN PHÁP THÂN

Do từ Pháp Tính Pháp Thânthị hiện Ứng Hóa Thân Phật, dùng phương tiện giáo hóa làm lợi ích cho chúng sanh. Hai Pháp Thân nầy tức là Chân Thân, Ứng ThânPháp Tính Thân, Sinh Thân.

5-THEO NGÀI NGUYÊN CHIẾU

a-LÝ PHÁP THÂN

Tức là Chân Lý do Như Lai sở chứng.

b-SỰ PHÁP THÂN

Tức là Giới, Định, Huệ v.v…năm phần Pháp công đức. Đây là hai Pháp Thân tương đối giữa Tiểu ThừaĐại Thừa.

III-BA LOẠI PHÁP THÂN

Có hai loại:

Do Ngài La Thập Tam Tạng thành lập.

Do ngài Thiên Thai thành lập.

1-DO NGÀI LA THẬP TAM TẠNG THÀNH LẬP

a-PHÁP HÓA SINH THÂN

Tức là Pháp Thân Phật do pháp tính hóa hiện.

b-NGŨ PHẦN PHÁP THÂN

Tức là năm phần công đức của giới, định v.v…

c-THỰC TƯỚNG PHÁP THÂN

Tức là Thực Tướng Không Tánh của các Pháp.

2-DO NGÀI THIÊN THAI THÀNH LẬP

a-ĐÃN KHÔNG PHÁP THÂN

Tức là Pháp Thân của Tiểu Thừa.

b-TỨC GIẢ PHÁP THÂN

Tức là Pháp Thân của Đại Thừa Biệt Giáo.

c-TỨC TRUNG PHÁP THÂN  

Tức là Pháp Thân của Đại Thừa Viên Giáo.

(Tham khảo: Thiên Thai Nhân Vương Kinh Sớ, quyễn thượng).

IV-BỐN LOẠI PHÁP THÂN

Tự tính Pháp Thân

Thọ Dụng Thân

Biến hóa Pháp Thân

Đẳng Lưu Pháp Thân

1-TỰ TÍNH PHÁP THÂN

Tức là chân thân của chư Phật có đầy đủ lý trípháp tính tự nhiên, là pháp thân thường trụ liên tục trong ba đời và từ nơi thân lưu xuất các pháp tam mật (thân mật, khẩu mật, ý mật) tự thể của các pháp tự nhiên như thế, cho nên gọi là Tự tính, có đủ các tác nghiệp vô vi cho nên gọi là Pháp Thân. Pháp Thân nầy có Lý và Trí khác nhau: thể tính của các Pháp trong Pháp Giới vốn vắng lặng, tự nhiên như thế không thay đổi gọi là Lý Pháp Thân tức là thân trong 4 tầng viên đàn của Thai Tạng Giới. Hết thảy các pháp thiệp nhập vào nhau, chu biến khắp nơi mà cùng một Lý Thể gọi là Pháp Trí Thân, tức là thân Đại Nhật trên hội Nhất Ấn của Kim Cương Giới.

2-THỌ DỤNG THÂN

Thân nầy có hai phương diện:

a-TỰTHỌ DỤNG PHÁP THÂN

Tức Lý và Trí tương ứng, tự thụ hưởng niềm vui pháp lạc nên gọi là Tự Thọ Dụng, tức đồng thể với Trí Pháp Thân nói trên. Cũng có thuyết nói trí bản giác tự nhiên gọi là Trí Pháp Thân, còn Trí Thủy Giác tự nhiên gọi là Tự Thọ Dụng. Trí ThânThọ Dụng, thể tính không giống nhau. Đó là nghĩa sai khác từ xưa đến nay, nhưng thường nghĩa trước làm chính.

b-THA THỌ DỤNG PHÁP THÂN

Đây là Pháp Thân vì các Bồ Tát Thập Địahiển hiện. Tức thọ dụng thân được gia trìứng hiện nơi Thập Địa để truyền nói sự nội chứng của Pháp Thân, tuy có 10 lớp khác nhau nhưng đều lưu xuất từ nơi Pháp Tính, khiến người khác thụ dụng nên gọi là tha thụ dụng.

Tự thụ dụng, tha thụ dụng, phần nội chứngngoại dụng tuy có khác nhưng đều cùng có nghĩa “Thọ Dụng” nên gọi là Thọ Dụng, lại sự nghiệp của pháp tự nhiên như thế, cho nên gọi là Pháp Thân.

3-BIẾN HÓA PHÁP THÂN

Đây là Ứng Thân vì các Bồ Tát Địa Tiền, Nhị Thừaphàm phuhiển hiện thành thân cao một trượng sáu, cũng là để truyền nói phần nội chứng để làm căn cứ cho chúng sanh. Ứng thân nầy là tám tướng thành đạo, chuyển biến vô cùng cho nên gọi là biến hóa. Hễ các duyên hết thì diệt mà cơ hội đến thì lại sinh, đó cũng là sự tạo tác của Pháp tự nhiên như thế nên gọi là Pháp Thân.

Bên trong nói Mật Giáo, bên ngoài tuyên thuyết Hiển Giáo, một đời trăm ức giáo chủ, tức là Pháp Thân nầy.

 

4-ĐẲNG LƯU PHÁP THÂN

Tức là thân tùy theo các loài trong chín cõi mà chợt hiện, chợt ẩn, hoặc là hình Phật, hoặc chẳng phải Phật, không đó rồi có đó, cho nên thụ nhiếp vào Đẳng Lưu Thân. Bình đẳng lưu xuất, chín cõi như nhau cho nên gọi là Đẳng lưu xuất và đó cũng là tác dụng của pháp tự nhiên như thế, nên gọi là Pháp Thân.

Trong “Thập trụ tâm quảng danh mục”, quyển 6, thu nhiếp bốn thân trên đây vào một chữ phối trí trong Mạn Đồ La; Thai Tạng Giới, lấy Trung Thai làm Tự Tính Thân, nội quyến thuộc tầng thứ nhất và đại quyến thuộc tầng thứ hai là Thụ Dụng Thân, còn tầng thứ ba là Biến Hóa ThânĐẳng Lưu Thân.

Kim Cương Giới thì lấy Đức Đại Nhật ở trung ương làm Tự Tính Thân, Đức A Súc ở phương Đông là Tự Thụ Dụng Thân, đức Bảo Sinh ở phương Nam và đức A Di Đà ở phương Tây là Tha Thụ Dụng Thân, Bất Không Thành Tựu (Thích Ca) ở Bắc phương là hai Thân Biến HóaĐẳng Lưu.

Bốn thân nầy có ngang và dọc. Về phương diện dọc thì như đã kể ở trên; còn về phương diện ngang thì mỗi thân trong 4 thân kể trên đều đủ 4 thân.

(Tham khảo “Tam muội-da giới nghi tư bỉnh ký”).  

Ngoài ra còn có Pháp Thân Bản Hửu: nói Pháp Thân xưa nay vốn có trong tâm của tất cả chúng sinh.

Pháp Thân Bồ Tát: một trong hai loại Bồ Tát, cũng gọi là Pháp Thân Đại Sĩ, chỉ bậc Bồ Tát mới lìa bỏ được một phần của vô minhhiển hiện được một phần Pháp Tính; chỉ bậc Bồ Tát tu bậc sơ địa trở lên. Nếu theo vị thứ Tứ Giáo của tông Thiên Thai thì từ bậc sơ trụ trở lên mới được gọi là Pháp Thân Bồ Tát.

V-PHÁP THÂN HỮU TƯỚNG

Thông thường trong các Kinh Luận, Pháp Thân không có sắc, không có hình, sắc tướng trang nghiêm không thể thấy được. Vậy mà các nhà Thiên Thai học thuộc tông Thiên Thai lại chê và bảo đó chỉ là cách nói của Biệt Giáo trở xuống mà thôi. Cứ theo cực ý của Viên Giáo nói rằng Pháp Thân quyết chẳng phải là vô tướng, lý thể của pháp tính có đầy đủ Y Báo, Chánh Báo, sắc pháp, tâm pháp, các tướng y nhiên chứ chẳng phải là pháp tính chân không vô tướng. Cho nên nếu ba hoặc (kiến tư hoặc, trần sa hoặc, vô minh hoặc) rất mực trong sạch, thì bản tính thường trụ của sắc và tâm sẽ hiển hiệny báochánh báo cũng sẽ rốt ráo thanh tịnh.

Quan điểm trên đây tức bàn riêng về thuyết  Tam Thiên (Tam thiên chư pháp) do tông Thiên Thai chủ trương mà cho rằng trong các pháp, pháp nào cũng là tính cả.

Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện: “…Trong Pháp trụ, pháp vị, tướng thế gian thường trụ”. Phẩm Đề Bà: “Pháp Thân thanh tịnh vi diệu, đầy đủ 32 tướng”.

Kinh Niết Bàn, phẩm Trần Như: “Sắc là vô thường, nhưng diệt sắc ấy thì được sắc thường trụ giải thoát”.

Kinh Nhân Vương, phẩm Quán Không: “Pháp Tính trong năm ấm thì thọ, tưởng, hành, thức tức là thường, lạc, ngã, tịnh”.

Trong Diệu Tông Sao, Tứ Minh tôn giả đã dẫn chứng các đoạn văn trên đây để bày tỏ ý cho rằng trong ánh sáng vắng lặng vẫn có hình tướng. Đó là diệu chỉ sâu xa của các nhà Thiên Thai học. Còn Ái mà trong các Kinh Luận bảo Lý Tínhtịch diệt, vô tướng, thì đó chính là cái tướng không nhơ nhớp, không chướng ngại của Lý Tính vậy. Đó chỉ là chủ trương ngừa cái tướng về mặt Tình của Già tình môn chứ nên biết rằng một khi cái tướng nhơ nhớp ngăn ngại về mặt tình đã mất thì cái tính đầy đủ tướng vi diệu sẽ càng hiển rõ.

 

VI-PHÁP THÂN THEO ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN

Phật có sinh thânPháp Thân, vì vậy xá lợi của Phật cũng có hai thứ: di cốt nhiều ít, nặng nhẹ là xá lợi của sinh thân. Các diệu pháp mà Phật đã thuyết giáo là xá lợi kệ cũng đồng nghĩa với pháp tụng xá lợi, gọi tắc là Pháp Thân kệ. Bài kệ nầy nói về Tam Đế (khổ, tập, diệt) trong Tứ Đế.

Đại Trí Độ Luận, quyển 18, dẫn Tỳ Lặc Luận viết: “Đối với Tứ Đế, có khi Phật chỉ nói về 1 đế, có khi nói 2 hay 3 đế. Như bài kệtỳ kheo Mã Tinh đọc cho Xá Lợi Phất nghe: “Các Pháp theo duyên sinh, pháp ấy theo duyên hết, thầy ta bậc đại thánh, lời ta nói như vậy”. Trong bài kệ ấy chỉ nói về 3 đế, mà cần phải hiểu rằng cả Đạo đế cũng đã nói bao gồm cả ở trong đó, không tách rời”. Vì bài kệ có câu: “Các pháp theo duyên sinh” cho nên bài kệ ấy cũng có tên là Duyên Sinh Kệ, Duyên Khởi Kệ. Lại vì bài kệ ấy nói về pháp bất sinh bất diệt cho nên có tên là Pháp Thân Kệ.

VII-PHÁP THÂN LƯU CHUYỄN

Chân Như là thể của Pháp Thân. Chân Nhưhai nghĩa bất biếntùy duyên. Theo nghĩa tùy duyên mà bị ràng buộc với các duyên nhiễm và tịnh để rồi biến sinh ra y báochính báo trong 10 cõi. Như vậy, mười cõi bị biến đó tức là chân như bất biến và cũng tức là Pháp Thân, và được mệnh danh là Pháp Thân trôi chảy trong năm ngả.

Kinh nói: “Pháp Thân trôi chảy trong năm ngả gọi là chúng sinh”.

Trong Pháp Thân Kinh, do Pháp Hiền đời Triệu Tống dịch, nói rõ hai thứ công đức của Hóa ThânPháp Thân; trong pháp đã nói tăng nhất pháp số. Lại có nghĩa là tên rút gọn của Kinh Bảo Tích Tam Muội Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Vấn Pháp Thân Kinh.

Pháp Thân tuy không đến, không đi, nhưng dựa vào sự ẩn mật của Như Lai Tạnghiển hiện làm Pháp Thân cho nên gọi là Như Lai.

Thể của Pháp Tính gọi là Pháp Thân. Pháp Tính có đức Giác Trí nên gọi là Phật.

VIII-PHÁP THÂN QUÁN

Phép quán Pháp Thân. Pháp Thân do các tông phái thành lập đều khác nhau, do vậy mà phép quán cũng khác nhau. Ta thử tìm hiểu về phép quán Pháp Thân của Tính Tông.

Vãng Sinh Yếu Tập, quyển trung dẫn lời trong các kinh để nói rõ về phép quán Pháp Thân của Phật, lấy 5 tướng chân như bình đẳng mà quán Như Lai. Bởi vì thân cao một trượng sáu thước của Phật có đủ 32 đức tướng tốt đẹpsự kiện của ứng thân, do tâm phàm phusai biệt mà phải quán như thế. Nếu lìa được tâm sai biệt, bình đẳng khác nhau, và dùng tâm ấy mà quán thì các tướng đều vắng lặng hết và tướng nào cũng đều là thực tướng chân như.

Kinh Đại Bát Nhã, quyển 574: “Mạn Thù Thất Lị đến trước đức Phật bạch rằng: con quán thân của Như Lai tức là tướng chân như, không tác không động, không có chỗ phân biệt, dứt đường nói năng dùng tướng chân như đó mà quán Như Lai thì mới gọi được là đích thực thấy Phật”.

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thăng Tu Di Sơn Đỉnh: “Pháp Tính vốn rỗng lặng; không lấy cũng không thấy, tính rỗng lặng ấy tức là Phật, không thể nghĩ lường được”.

Kinh Kim Cương Bát Nhã: “Đức Thế Tôn nói bài kệ rằng: Nếu lấy Sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai”.

IX-CHÂN NHƯ THỰC TƯỚNG

Thể Tính của Pháp Thân. Luận về Thể Tính của Pháp Thân thì ý kiến của các luận gia có điểm khác nhau.

Trước hết hãy đề cập đến Tiểu Thừa. Tiểu Thừa không bàn về Lý Tính mà chỉ lấy 5 phần công đức của giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiếnPháp Thân và gọi là Năm Phần Pháp Thân.

Thứ đến các nhà Đại Thừa tông Tam Luận lấy thực tướng làm Pháp Thân, thực tướngPháp Thân, thực tướnglý không, là chân không. Vô tướng đó là thể tính của Pháp Thân. Vì là chân không vô tướng nên hiện thành thân tướng vô biên.

Kinh Duy Ma, phẩm Phương Tiện: “ Phật Thân tức là Pháp Thân”.

Thắng Man Bảo Quật, quyển hạ: “Pháp Thân tức là chân như thực tướng”.

Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương, quyển 7: “Pháp Thân là lý không, Báo Thân là Trí Không; còn vì làm lợi ích cho chúng sinhthị hiện thì gọi là Biến Hóa Thân”. Các ngài Thanh Biện v.v… đều đồng ý với nghĩa nầy.

Tông Pháp Tướng thì lập thành hai loại Pháp Thân: Một là Pháp Thân có đủ 3 thân. Hai là Pháp Thân trong 3 Thân. Tổng Tướng Pháp Thân lấy Pháp Giới Thanh Tịnh Chân Như, Đại Viên Kính Trí và 5 pháp hửu vi, vô vi làm Pháp Thân. Biệt tướng Pháp Thân thì chỉ lấy vô vi chân như làm Pháp Thân mà thôi. Tông Nhất Thừa của Hoa NghiêmThiên Thai thì lập Pháp Thân theo hai môn Cai nhiếp và Phần tướng và trong ba thân thuộc môn Phần tướng thì lấy Lý sở chứng làm Pháp Thân, lấy Trí năng chứng làm Báo Thân, điểm nầy giống với tông Pháp Tướng. Tuy nhiên, về phần Lý thì không phải là thực tướng không lí như các nhà Tam Luận chủ trương, lại cũng chẵng phải cái lí chân như y nghiêm thường trụ của các nhà Pháp Tướng Tông mà là nhất chân pháp giới bao trùm muôn vật.

Hoa Nghiêm lấy Tam Thiên Chư Pháp làm thực tướng viên dung các pháp. Thiên Thai lại không như Pháp Tướng cho lý của Pháp Thânvô vi, trí của pháp thânhữu vi. Hữu vi, vô vi, tính và tướng đều khác, mà chủ trương rằng trí tướng của chân như tùy duyên mà hiện muôn đức, như vậy lý và trí vốn chẳng phải hai. Lại nữa thể của pháp tính tự có đầy đủ trí dụng năng chiếu và như vậy lý và trí vốn là nhất thể, cho nên lý và trí đều là pháp tự nhiên như thế: vô tác, vô vi, thường trụ, chỉ theo cái nghĩa năng chiếu, sở chiếu, năng duyên, sở duyên mà chưa thành pháp thânbáo thân mà thôi.

(Tham khảo: Chỉ Quán quyển 5).

Tông Chân Ngôn lấy lục đại làm Pháp Thân. Lục Đại là: đất, nước, gió, lửa, không, thức. Sáu yếu tố nầy thuộc về Sự (cụ thể), do đó Pháp Thân xưa nay vốn đầy đủ bản lai sắc tướng, y nhiên có nhân cách cũng như Báo PhậtHóa Phật của Hiển Giáo vậy.

(Tham khảo: Biện hoặc chỉ nam, quyển 3).      

1-TAM LUẬN

Phần trên có đề cập đến Tam Luận, vậy Tam Luận là 3 bộ luận nào?

a-TRUNG LUẬN

Do Ngài Long Thọ viết, thuyết minhtrung thực của Đại Thừa vì thế gọi là Trung Luận, gồm có 500 bài kệ  (thực ra chỉ có 446 bài mà thôi) chia làm 27 phẩm, 25 phẩm đầu phá mê chấp của Đại Thừa, nói rõ Thực Lý của Đại Thừa. 2 phẩm sau phá mê chấp của Tiểu Thừa, nói rõ thực nghĩa của Tiểu Thừa. Sách nầy do Bà La Môn Thanh Mục chú thích, La Thập đời Tần khi dịch có thêm bớt mà thành 4 quyển.

b-THẬP NHỊ MÔN LUẬN 

Một quyển, do Long Thọ viết, La Thập đời Tần dịch. Bộ luận gồm có Kệ, Tụng, Luận, Thích. Bộ luận nầy nói về 12 môn, từ Quán Nhân Duyên Môn cho đến quán Sinh Môn Nhập Không Nghĩa. 12 môn phá hết mê chấp của Đại Thừa và nói rõ thực lý của Đại Thừa

c-BÁCH LUẬN

Do đệ tử của Long ThọĐề Bà viết, gồm có 20 phẩm, mỗi phẩm có năm bài kệ (kệ nầy là cú số kệ, không phải là kết tụng kệ, cứ đếm số chỉ của luận văn 32 chữ là một bài kệ), nhân theo số bài kệ mà gọi là Bách Luận. Luận phá chấp ngoại đạo che lấp Đại, Tiểu Thừa và làm sáng tỏ chính lý của hai chữ Đại, Tiểu Thừa. Bồ Tát Thiên Thân giải thích, La Thập cho 10 phẩm cuối là không quan trọng nên lược đi và chỉ dịch 10 phẩm đầu (ghi chú nhỏ: Tu-đố-lộ trong các phẩm đó là chỉ kệ cú của Đề Bà. Kệ cú đó trong các phẩm có sự tăng giảm đó là do thời Thiên Thân và đời La Thập thêm bớt), có 2 quyển.

2-TAM LUẬN TÔNG

Tam Luận TôngTông phái lấy Tam Luận nói trên làm căn bản nên gọi là Tam Luận Tông. Nếu nói về lai lịch thì ngài Văn Thù Bồ TátCao Tổ, ngài Mã Minh là thứ tổ, ngài Long Thọ là tam tổ.

Ngài Long Thọ có hai đệ tử chia thành hai dòng: một dòng Long Thọ, Long Trí, Thanh Biện, Trí Quang, Sư Tử Quang. Một dòng là Long Thọ, Đề Bà, La Hầu La Đa, Sa Xa vương tử, La Thập. La Thập tới Trung Quốc dịch hết Tam Luậntrở thành Cao Tổ ở đất nầy. Đệ tử theo học có đến ba ngàn người. Trong số đó xuất sắc nhất là Đạo Dung, Tăng Duệ, Tăng TriệuĐạo Sinh, được gọi là Quang Trung Tứ Kiệt (4 vị kiệt xuất ở đất Quang Trung).

Sau Đạo SinhĐàm Tế, Tăng Cẩn, Đạo Do. Sau Đàm TếĐạo Lãng. Sau Đạo LãngTăng Thuyên. Lúc bấy giờ đang là buổi đầu của Bắc Tề, pháp thống sắp tuyệt, Tăng Thuyên đã chấn hưng lại. Sau Tăng ThuyênPháp Lãng, Biện Công, Tuệ Dũng, Tuệ Bố, trong số đó xuất sắc nhất là Pháp Lãng. Gia Tường đại sư Cát Tạng cũng từ cửa đó mà ra. Tam Luận Tông nhờ ở Gia Tường mà đại thành. Gia Tường trở về trước gọi là cổ Tam Luận, còn gọi là Bắc địa Tam Luận.

Gia Tường trở về sau gọi là Tân Tam Luận, còn gọi là Nam địa Tam Luận. Trong các Tổ, đặc cách ấn định Gia Tường là Thái Tổ. Còn Bắc phương thì thêm Đại Trí Độ Luận của Long Thọ vào mà gọi là Tứ Luận Tông.

3-TÔNG PHÁP TƯỚNG  

a-PHÁP TƯỚNG TÔNG                 

Tông Pháp Tướng là tông phái nghiên cứu để thấu suốt đến tận cùng tính tướng của muôn pháp nên gọi là Pháp Tướng Tông. Danh từ nầy được thành lập là do lấy tên của phẩm Nhất Thiết Pháp Tướng trong kinh Giải Thâm Mật.

Lại căn cứ theo Luận Duy Thức mà nêu rõ cái lý “Vạn Pháp Duy Thức” nên gọi là Duy Thức Tông. Danh từ nầy là lấy ý trong phẩm Phân Biệt Du Già của kinh Giải Thâm Mật.

Lại cũng được gọi là Ứng Lý Viên Thực Tông, vì cái lý được trình bày xa lìa sự thiên chấp Không và Có và có khả năng ứng hợp với lý mà trở thành chân thực viên mãn cho nên có tên như thế. Danh từ nầy là lấy ý trong phẩm Thắng Nghĩa Đế Tướng của kinh Giải Thâm Mật.

Lại còn được gọi là “Phổ Vị Thừa Giáo Tông” vì tông nầy là Giáo Pháp của Đức Phậtthời kỳ thứ ba giảng chung cho các căn cơ của năm thừa. Danh từ nầy là lấy ý trong phẩm Vô Tự Tính Tướng của kinh Giải Thâm Mật.

Trong các tên gọi trên đây, hai tên trước gọi theo Pháp Tướng Môn, tên kế tiếp là gọi theo Quán Tâm Môn; tên kế tiếp nữa là gọi theo Giáo Tướng Môn.

Tại Trung Quốc, đại sư Khuy Cơ chùa Từ Ân đại thành tông nầy nên cũng có tên là Từ Ân Tông. Tông nầy lấy kinh Gải Thâm Mật, luận Du Già và Luận Duy Thức làm nền tảng.

Nguyên ở Ấn Độ, sau khi đức Phật nhập diệt 1000 năm, Bồ Tát Vô Trước từ giảng đường tại nước A Du Đà cứ đêm đêm lên cung trời Đâu Suất nghe Bồ Tát Di Lặc giảng luận Du Gìa rồi ban ngày tuyên thuyết lại cho đại chúng nghe mà trở thành Luận Du Gìa, 100 quyển. Sau đó em Bồ Tát Vô Trước là ngài Thế Thân viết ra Duy Thức Luận để hoàn thành nghĩa của Du Gìa và từ đấy, ở Ấn Độ, người ta gọi là Du Gìa Tông.

Ngài Huyền Trang Tam Tạng sang Ấn Độ học Duy Thức từ ngài Giới Hiền rồi đưa về truyền bá tại Trung Quốc. Đệ tử của ngài Huyền TrangKhuy Cơ trụ trì chùa Từ Ân đại thành tông nầy, do đó mà có tên là Từ Ân Tông.

Viết về tông nầy  không thể không bàn về Duy Thức Quán.

b-DUY THỨC QUÁN

Nói cho đủ là Duy Thức Tam Tính Quán. Tam Tính bao gồm: Một là Biến Kế Sở Chấp Tính, đó là tính ngã pháp chấp ngoài tâm. Hai là Y Tha Khởi Tính, là pháp nhân duyên do chủng tử sinh ra. Ba là Viên Thành Thật Tính, là thực thể, chân nhưY Tha Khởi Tính dựa vào. Phân biệt ba tính nầy thì Biến Kế Sở Chấp Tính có quan hệ với các pháp bên ngoài tâm, phi hửu mà gìa khiển.

Y Tha Khởi TínhViên Thành Thật Tính có quan hệ với các pháp bên trong tâm, phi khôngquán chiếu, do đó có tên là Duy Thức Tam Tính Quán. Duy có nghĩa là giản từ (một mực từ chấp), là bỏ đi Biến Kế mà giữ lấy hai tính Y Tha Khởi và Viên Thành Thật. Thức là làm sáng tỏ hai Tính Y ThaViên Thành mà mình trì thủ.

Tu theo Duy Thức Tam Tính Quán từ nông đến sâu có năm tầng gọi là Ngũ Trùng Duy Thức như sau:

 b/1-Quán Hư Thực Tương Đối

Quán cảnh ngoài tâm là những thứ hư vọng chấp trước, do suy tính phân biệt mà có (biến kế sở chấp), thể và dụng là phi hửu mà phải gía khiển (phê phán vứt bỏ). Các pháp ở trong tâm là Y ThaViên Thành, thể và dụng không phải là không có mà phải tồn giữ. Đó gọi là phép quán hư thực tương đối.

b/2-Quán Thể Dụng Tương Đối

Thức có tám loại, phân biệt tướng thức thì có 4 phần: Tướng phần, Kiến phần, Tự chứng phần, Chứng tự chứng phần. Trong đó tướng phầncảnh sở duyên, ba phần sau là tâm năng duyên. Tướng phần sở duyên là lạm ở vọng cảnh bên ngoài tâm, do vậy phải bỏ nó đi mà chỉ giữ lại thuần thức của 3 phần sau mà thôi. Đó là phép quán thể dụng tương đối.     

b/3-Quán Giữ Ngọn Để Trở Về Gốc

Tướng phần có quan hệ với cảnh sở thủ bên trong thức. Kiến phần có quan hệ với tác dụng năng thủ ở bên trong thức. Hai phần đó theo tự thể phần thức mà khởi lên. Tự thể phần là bản gốc, hai phần Kiến và Tướng là ngọn ngành. Do vậy nếu xa rời Tự Thể Phần của thức thì không thể có được cái ngọn kiến tướng. Cho nên phải giữ lấy, giữ lấy ngọn mà trở về với gốc.

b/4-Bỏ Liệt Pháp Làm Sáng Tỏ Thắng Pháp

Phần tự thể của tám thức đều có tâm vươngtâm sở. Tâm vương là thắng như vương, Tâm sở là liệt như thần. Dẹp đi tâm sở liệt pháp để là sáng tỏ tâm vương thắng pháp, đó là phép quán tâm tâm sở tương đối.

b/5-Xả Bỏ Y Tha Trở Về Viên Thành Thật

Tự thể phần của tâm vương lưu giữ trong tám thức của tầng thứ tư là sự tướng của y tha khởi tính. Thực tính của sự tướng nầy là Viên Thành Thật mà nhị không sai khiến. Tức là cho sự tướng nương vào cái khác, không phải xả bỏ đi thì mới chứng được Viên Thành Thật Tính. Đó gọi là chỗ chí cực của Duy Thức Quán, Sự Lý Tương Đối.

Trong năm tầng thì bốn tầng trước là phép quán xả bỏ Biến kế sở chấp tính để trở về với Y tha khởi tính, vì vậy gọi là Tướng Duy Thức. Một tầng sau là phép quán xả bỏ Y tha khởi tính để chứng được Viên thành thật tính, do vậy gọi là Duy Thức Quán.

Bồ Tát quán theo phép quán Duy Thức vô cảnh nầy, đó là Tứ Trí của Bồ tát. Trái hẳn với loại thức tướng trí (loại trí huệ chỉ hiểu biết được các sắc tướng mà thôi).

4-DU GÌA TÔNG

a-DU GÌA SƯ ĐỊA LUẬN

Yogacãrabhũmi, 100 quyển, Di Lặc Bồ tát thuyết giảng, Vô Trước ghi chép Huyền Trang dịch. Còn gọi tắc là Du Gìa Luận, thu vào tập thứ 30 của Đại Chánh Tạng. Đó là bộ sách căn bản của học phái Du Gìa và là bộ kinh quan trọng nhất của Pháp Tướng Tông. Nội dung ghi lại việc tác giả được nghe đức Di Lặc từ cõi trời Đâu Suất thuyết giảng và ghi chép lại và giảng cho thính chúng nghe tại giảng đường nước A Du Đà. Nội dung trình bày kỹ về quán pháp Du Gìa Hạnh (yogaccãra) chủ trương rằng đối tượng khách quan chỉ là hiện tượng gỉa hiện của Thức A Lại Ya (alayavijinana) là tâm thức căn bản của con người. Cần phải xa lìa quan niệm đối lập giữa hữu vô, tồn tại và phi tồn tại thì mới có thể ngộ nhập trung đạo. Bộ sách nầy là kho báu để nghiên cứu tư tưởng Phật Giáo Tiểu ThừaĐại Thừa.

Do bộ luận nầy giải thích rộng về 17 Địa mà nhà sư Du Gìa y cứ vào để tu hành nên còn gọi là Thập Thất Địa Luận. Và trong 17 Địa đó, quan trọng nhất là Bồ Tát Địa.

Có nhiều bản dịch nhưng bản dịch của Huyền Trang nổi tiếng nhất, gồm 100 quyển, chia làm 5 phần: (1) Bản Địa Phần: nói rõ 17 Địa cảnh giới của Du Gìa thiền quán, nằm trong 50 quyển đầu là phần chủ yếu của bộ luận nầy. (2) Nhiếp Quyết Trạng Phần: phát huy thâm nghĩa của 17 Địa, đó là 30 quyển tiếp theo. (3) Nhiếp Thích Phần: giải thích nghi tắc của các kinh, đó là 2 quyển 81, 82. (4) Nhiếp Di Môn Phần: giải thích danh nghĩa phân biệt của chư pháp trong kinh, đó là quyển 84. (5) Nhiếp Sự Phần: giải thích rõ yếu nghĩa  tam tạng, là 16 quyển sau cùng.

Ngoài bản dịch của Huyền Trang còn có bản dịch của Đàm Vô Sấm đời Bắc Lương là bản Bồ Tát Địa Trì Kinh, 10 quyển. Bản dịch của Cầu Na Bạt Đa đời Lưu Tống là bản Bồ Tát Thiện Giới Kinh, 9 quyển. Bản dịch của Chân Đế đời Lương là bản Quyết Định Tạng Luận, 3 quyển.

b-DU GÌA TÔNG

Du Gìa Tông còn gọi là Du Gìa phái. Tên gọi chung của mật giáo, lại dùng để gọi riêng Đại Nhật Tông trong Mật Giáo. Đó là Chân Ngôn Tông của Thai Tạng Bộ mà kinh Đại Nhật nói đến, để đối lại với Kim Cương Đỉnh Tông trong Kim Cương Bộ. Tông nầy gồm các nhà tu hành theo Tam Mật: thân, khẩu, ý và thờ đức Đại Nhật Như Lai; giữ tịnh hạnhtham thiền sao cho cảm ứnghòa hợp với sức linh của đức Đại Nhật Như Lai. Kinh căn bản là kinh Đại Nhật và phụ vào là các kinh như Kim Cương Đỉnh.

Các nhà tu hành thuộc tông nầy luôn giữ mình lúc nào cũng tương ứng với hạnh nghiệp của Phật. Thân làm Phật sự, miệng nói lời lành, ý thì niệm Phật Đại Nhật. Các phương pháp để đạt được sự tương ứng là: kết ấn thay cho nghiệp thanh tịnh của thân. Niệm chú chân ngôn thay cho nghiệp thanh tịnh của miệng. Quán tưởng hình tượng Phật hoặc chữ chủng tử để có được thanh tịnh về ý.

Lại nữa, Pháp Tướng Tông của Trung Quốc thì ở Ấn Độ gọi là Du Gìa Tông, là phái phụng trì bộ luận Du Gìa Sư Địa.

(Tham khảo: Ký Qui Truyện, quyển 1: “Đại Thừa không quá 2 loại, một là Trung Quán, hai là Du Gìa”).     

5-TÔNG HOA NGHIÊM

a-KINH HOA NGHIÊM

Hoa Nghiêm là tên gọi rút ngắn của kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Đại Phương Quảng là pháp sở chứng, Phật là người năng chứng, đã chứng được cái lý Đại Phương Quảng. Hai chữ Hoa Nghiêmthí dụ vị Phật nầy. Vạn hạnh của nhân ví như hoa, đem hoa nầy trang nghiêm cho đất quả, cho nên gọi là Hoa Nghiêm. Còn muốn như hoa của đất Phật, đem hoa nầy trang nghiêm cho miệng Pháp Thân, cho nên gọi là Hoa Nghiêm.

Hoa Nghiêm Lược Sách viết: “Đại Phương Quảng là pháp sở chứng. Đại là sự bao hàm của thể tính, Phương Quảngnghiệp dụng khắp cả. Phật là quả tròn giác mãn. Hoa thí dụ cho vạn hạnh phô bày. Nghiêm là sức pháp thành người, Kinh là quán xuyến thường pháp”.

Tứ Giáo Nghi Tập Chú, quyển thượng viết: “Việc làm của nhân như hoa, trang nghiêm cho đức của quả”. Đó là lấy hoa ví với việc làm của nhân.

Thám Huyền Ký, quyển 1 viết: “Phật không phải hạ thừa. Pháp siêu nhân vi, đức quả khó trương, gửi gắm ở thí dụ mới rõ rệt. Gọi cứu cánh của vạn đức, tốt đẹp như hoa, tu sức cho nhau, làm rõ cái tính là nghiêm”. Đó là lấy ví dụ với đức của quả.

Đại Nhật Kinh Sớ viết: “Hoa có hai loại: Một là vạn hạnh hoa, hai là vạn đức hạnh”.

b-HOA NGHIÊM TÔNG 

Tông nầy lấy kinh Hoa Nghiêm làm nền tảng giáo lý nên gọi là Hoa Nghiêm Tông. Tông nầy ở Trung Quốc tôn xưng ngài Đế Tâm Đỗ Thuận Hòa đời Đường làm thủy tổ. Vân Hoa Trí Nghiêm pháp sư làm tổ thứ hai. Hiền Thủ Pháp Tạng pháp sư là tổ thứ ba. Thanh Lương Trừng Quán pháp sư là tổ thứ tư. Khuê Phong Tông Mật thiền sư là tổ thứ năm. Đến đời Tống thêm Mã Minh làm tổ thứ sáu, Long Thọ làm tổ thứ bảy.

Kinh Hoa Nghiêm nầy là vua trong các kinh, được giữ bí mậtlong cung. Long Thọ Bồ tát dùng sức thần thông mà đọc ra bản tóm tắt, lưu truyềnnhân gian.

Đỗ Thuận hòa thượng thời Đường là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, dựa theo kinh nầy mà lập ra phép quán. Đó là vị sơ tổ của tông nầy đã lập ra pháp tu quán. Nối tiếp theo là ngài Vân Hoa Trí Nghiêm, Hiền Thủ Pháp Tạng, cho tới ngài Thanh Lương Trừng Quán thì giềng mối đạo đã đầy đủ.

Những giáo lý căn bản lập giáo tất cả đều dựa vào nội dung của kinh Hoa Nghiêm như dưới đây:

b/1-4 pháp giới

Pháp Giớibản thể của thân tâm của tất cả chúng sinh, Tông nầy chú ý đến 4 loại Pháp Giới như sau:  (1) Sự pháp giới, (2) Lý pháp giới, (3) Lý sự vô ngại pháp giới và (4) Sự sự vô ngại pháp giới.

b/2-10 Huyền Môn 

Còn gọi là 10 Duyên Khởi, do tông Hoa Nghiêm lập ra để chỉ rõ các tướng của pháp giới, sự sự vô ngại trong 4 loại Pháp Giới. Thông nghĩa nầy thì có thể nhập huyền hải của Hoa Nghiêm Đại Kinh nên gọi là Huyền Môn. Thêm nữa  10 Huyền Môn nầy còn làm duyên lẫn nhau mà khởi tha, nên gọi là duyên khởi.

Đại Sư Chí Tương vâng theo ý của Đỗ Thuận đặt ra thuyết nầy trong Thập Huyền Chương. Hiền Thủ phô diễn thêm trong Ngũ Giáo Chương, quyển trung, nhưng thứ tự sắp xếp có khác nhau.

Theo Thập Huyền Chương của Chí Tương: (1) Đồng thời cụ túc tương ứng môn, (2) Nhân Đà La Võng cảnh giới môn, (3) Bí mật ẩn hiện câu thành môn, (4) Vi tế tương dung an lập môn, (5) Thập giới cách pháp cụ pháp môn, (6) Chư tạng thuần tạp cụ đức môn, (7) Nhất đa tương dung bất đồng môn, (8) Chư pháp tương tức tự tại môn, (9) Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn, (10) Thác sự hiển pháp sinh giải môn.

(Tham khảo thêm: Ngũ Giáo Chương, Thám Huyền Ký,  Hoa Nghiêm Thập Huyền Môn; v.v…).    

b/3-6 Tướng

Theo kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thập Địa: (1) Tổng Tướng, (2) Biệt Tướng, (3) Đồng Tướng, (4) Dị Tướng, (5) Thành Tướng, (6) Hoại Tướng.

Tất cả các pháp đều do nhân duyên sinh ra thì đều có đủ 6 tướng. Không đủ 6 tướng thì không thể gọi là duyên khởi, do nhân duyên sinh ra, sáu tướng đó là bàn về hai nghĩa bình đẳngsai biệt của thể-tướng-dụng. Hai tướng trên là bình đẳng sai biệt về mặt thể. Tổng tướng biểu thị thể bình đẳng. Biệt tướng biểu thị thể sai biệt bình đẳng. Thể là chỉ trong một thể có đủ cả đa thể. Sai biệt thể là chỉ từng sự vật cụ thể khác biệt. Đó là 6 tướng dung hòa lẫn nhau, không tách rời một tướng nào, nên gọi là sáu tướng viên thông.  

b/4-5 Giáo

Do tông Hoa Nghiêm lập ra.

Bắt đầu từ Đỗ Thuận, hoàn thành do Hiền Thủ, đây chỉ về giáo pháp xuất thế gian: (1) Tiểu Thừa Giáo, (2) Đại Thừa Thủy Giáo, (3) Đại Thừa Chung Giáo, (4) Đốn Giáo, (5) Viên Giáo.

(Tham khảo: Ngũ Chương Quan Chú, quyển thượng).

Khuê Phong cùng tông nói về 5 Giáo như sau:  Phán giáo nầy thâu tóm cả hai thứ giáo thế gianxuất thế gian: (1) Nhân Thiên Giáo: là giáo trì 5 giới trong Đề Vị kinh để được sinh ở cõi người, thực hành thập thiện để được sinh lên cõi trời.  (2) Tiểu Thừa Giáo, (3) Đại Thừa Pháp Tướng Giáo, (4) Đại Thừa Phá Tướng Giáo, (5) Nhất Thừa Hiển Tính Giáo: tức 3 giáo Chung, Đốn, Viên nói trên.

(Tham khảo: Nguyên Nhân Luận).

 

6-TÔNG THIÊN THAI

Tông nầy do Đại sư Trí Gỉa đời nhà Tùy lập ra tại núi Thiên Thai nên gọi là tông Thiên Thai.

Tông nầy lấy kinh Pháp Hoa làm bản kinh, lấy luận Đại Trí Độ làm kim chỉ nam, lấy kinh Niết Bàn làm phù sớ, lấy kinh Đại Phẩm làm quán pháp, dựa vào đó mà thuyết minh về diệu lý Nhất Tâm Tam Quán.

Trước ngài Trí Gỉa đại sư, tổ thứ nhất của tông nầy là ngài Tuệ Văn đời Bắc Tề dựa vào Trung Quán Luận mà bắt đầu phát minh ra diệu lý nầy, rồi đến tổ thứ hai là Tuệ TưNam Nhạc, tổ thứ hai truyền lại cho tổ thứ ba là Trí Gỉa ở núi Thiên Thai.

Trí Gỉa Đại Sư nói: Truyền đạo cốt ở chỗ thực hành mà phải dựa vào lý thuyết. Thế rồi ngài giảng thuyết 3 bộ sách: (1) Huyền Nghĩa: sách nầy nói về giáo tướng. (2) Văn Cú: đó là sách giải thích về kinh Pháp Hoa. (3) Chỉ Quán: sách nầy chỉ rõ phép Nhất Tâm Quán Hành. Giáo quán của tông nầy được thuyết minh đầy đủ trong 3 quyển sách nầy. Vì vậy mà tên của vị sư nầy được nêu lên trong tông có tên của núi Thiên Thai, nơi ngài hành đạo.

Kế đến là tổ thứ tư, Quán ĐỉnhChương An ghi chép những bài thuyết giảng của Thiên Thai và 3 bộ sách trên được hoàn thành vào đời nầy. Từ tổ Chương An trải qua tổ thứ năm là Thiên CungThiên Thai, tổ thứ sáu là Tam SưTả Khê, tổ thứ bảy là Trạm NhiênKinh Khê. Tổ Kinh Khê vào thời Trung Đường viết các sách Thích Tiêm, Sở Ký, Phụ Hành lần lược giải thích ba bộ sách đó. Ngài còn viết sách Kim Tỳ Nghĩa Lệ phê phán các cách kiến giải lệch lạc khác. Từ tổ Kinh Khê truyền tám đời đến tổ Tứ Minh đời Tống, lúc nầy tông Thiên Thai bị suy vi không phát triển lên được; Tứ Minh là bậc giải hành kiêm chí, đã trùng hưng tông nầy. Lúc nầy tông Thiên Thai bắt đầu chia làm hai phái Sơn Gia và Sơn Ngoại. Sơn Gia là chi chính truyền từ tổ Tứ Minh, lấy vọng tâm làm quán cảnh và chủ trương Sự tạo Tam Thiên. Còn Sơn Ngoại thì lấy ngài Ngộ ÂnTừ Quang làm tổ, lấy Chân Tâm làm quán cảnh, hơn nữa không tán thành thuyết Sự tạo Tam Thiên.

Tổ Tứ Minh đã xiển dương chính tông của Sơn Gia và những người kế thừa tiếp thu là ngài Quảng Tri, ngài Thần Chiếu, ngài Nam Bình v.v… liên tục ngày càng nhiều; hơn nữa còn truyền tới tận Nhật Bản, lưu hành truyền bá rất rộng.

Còn chi phái Sơn Ngoại thì chẳng bao lâu sau đã bị mai một.

7-TÔNG CHÂN NGÔN

a-CHÂN NGÔN

Tiếng Phạn là Mantra, Mạn Đát La, Mạn Đồ La, hoặc là Đà La Ni chú minh, thần chú…đó là Ngữ Mật trong tam mật của đức Như Lai chỉ chung thuyết pháp của pháp thân Phật, gọi riêng là Đà La Ni, dịch là Tổng Trì. Còn gọi là bí mật hiệu, mật ngôn, mật ngữ, chú minh.

Phái Đông Mật lập ra Bí mật Giáo mà Đức Thích Ca thuyết giảng trong các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Lăng Già, Nhân Vương, đều là chân như pháp tính của Nhất Thừa Giáo. Tất cả đều là Chân Ngôn (xem: Tứ Ý Thú).

Đại Nhật Kinh Sớ viết: “Chân Ngôn, tiếng Phạn là Mạn Đát La, tức là âm chân ngữ, như ngữ, bất vọng, bất dị. Ngài Long Thọ khi chú thích luận gọi là Bí mật Hiệu. Cách dịch cũ là chú, không phải cách dịch chính thức”. Đây là như nghĩa ngữ thứ 5 của 5 loại ngôn ngữ nói đến trong bộ Thích Ma Ha Diễn Luận. Hiển Giáo tuy nói Chân Nhưngôn ngữ đạo đoạn, nhưng theo 4 loại ngữ bên trên thì Chân Ngôn tức là nói tới như ngữ nghĩa chân ngôn vậy. Thế thì chân ngữ là lời giảng thuyết về chân như (đây là nghĩa của phái Thai MậtNhật Bản). Lời nói chân thực còn là lời nói chân chính được thốt ra. Đây là nghĩa của phái Đông MậtNhật Bản.

Như Ngữ còn gọi là chân như, tức là lời nói chân thực, như thường. Hai loại nầy để đối lại với giả danh ngữ của Hiển Giáo. Bất vọng là lối nói thành thật không lưu giả. Bất dị là lời quyết định bất nhị. Hai loại nầy là để đối lại với giả danh ngữ của Hiển Giáo. Bất vọng là lối nói thành thật không lưu giả. Bất dị là lời nói quyết định bất nhị. Hai loại nầy để đối với lời giả dốilời nói hai lưỡi của phàm phu.

Kinh Đại Nhật quyển 2 viết: “Nhất thiết pháp giới lực đều tùy thuận theo chúng sinh, tùy theo các loại chúng sinh mà khai thị các pháp chân ngôn”. Đại Nhật Kinh Sớ quyển 7 viết: “Mọi lời nói của Đức Như Lai, không có lời nào là không chân thực”. Lại nói: “Vì từng âm từng chữ đều nhập vào pháp giới môn nên được gọi là Chân Ngôn Pháp Giáo. Khi bàn về chân ngôn pháp giáo, nên xem xét tất cả danh ngôn ở các nơi, vì dấu tích ra đời đầu tiên của Đức Như Lai là ở Thiên Trúc, và người truyền pháp thì đã ước thúc theo Phạn văn, làm một con đường cho sáng tỏ nghĩa lý”.

Thế nhưng các tông phái của Hiển Giáo lại căn cứ vào sự lưu truyền từ xưa của Ấn Độ cho rằng tiếng Phạn là do Đại Phạm Thiên sáng tạo ra. Nhưng Mật Giáo lại nhằm vào đó lập ra 3 tầng bí mật để giải thuyết. Bí mật thích thứ nhất do đức Đại Nhật Như Lai giảng thuyết. Đức Đại Nhật Như Laicõi trời Sắc Cứu Cánh tu luyện thành đạo, bắt đầu nói chữ A ở đây. Về sau đức Phạm Thiên giáng thế nói đến chữ đó. Người đời không nắm được gốc gác, lại cho rằng là do Phạm Thiên sáng tạo ra. Bí thích trong bí mật thứ 3, do chân như lý trí tự nói ra.

Đại Nhật Kinh Cúng Dường Sớ quyển hạ viết: “Hỏi: Ai giảng thuyết chữ A? Trả lời: Bí mật thích Tỳ Lô Giá Na Phật giảng thuyết rằng: chữ A tự nó vốn bất sinh, hai trùng bí mật thích trên cắt nghĩa A là nghĩa của nó vốn bất sinh, bí mật thích trong bí mật của bí mật (trùng thứ ba) vốn không sinh, lý vốn tự có, lý trítự giác vốn chẳng sinh ra”.

Kinh Đại Nhật quyển một viết: “Chân Ngôn tướng nầy không phải tất cả chư Phật đều thể hiện ra, không để người khác thể hiện, cũng không phải tùy người khác thể hiện, cũng không phải tùy hỷ. Tại sao vậy? Đó là do chư pháp vốn dĩ như thế.  Nếu như chư Như Lai xuất hiện, hoặc không xuất hiện, thì chư pháp bản lai vốn dĩ vẫn như thế, sẽ bảo rằng chư Chân Ngôn vốn dĩ như thế”.

Đại Nhật Kinh Sớ quyển 7 viết: “Chân Ngôn tướng nầy âm chữ đều thường trụ. Do thường nên không lưu chuyển, không biến dịch. Pháp nhĩ như thế, không phải do tạo tác mà có được”. Phái Đông Mật dựa vào sách ấy nói rằng: chỉ có Phạn văn là vốn có thường trụ. Lại nữa Hiển Giáo ca tụng ngôn giáo của Phật và Bồ Tát cũng gọi là Chân Ngôn.

An Lập Tập quyển thượng viết: “Thu Nhật Chân Ngôn, giúp cho tu luyện”.

Có năm loại Chân Ngôn: (1) Lời nói của Như Lai. (2) Lời nói của Bồ Tát Kim Cương. (3) Lời nói của hàng Nhị Thừa. (4) Lời nói của chư Thiên. (5) Lời nói của bậc Địa Cư Thiên nói về các loài rồng, chim, Tu La. Gọi chung 3 loại trên là Chân Ngôn của bậc Thánh, loại thứ tư gọi là chân ngôn của chư Thiên, loại thứ 5 gọi là chân ngôn của bậc địa cư thiên. Cũng có thể gọi chung là Chân Ngôn của chư Thần, song ý nghĩa nông sâu có chỗ trái ngược nhau.

(xem: Kinh Đại Nhật quyển 7).       

 

b-TÔNG CHÂN NGÔN

 Trong Kinh Thánh Vị viết: “Tông chân ngôn Đà La Nitông giáo bí áo của nhất thiết Như Lai, kể từ Giác Thánh Trí tu chứng pháp môn”. Dựa vào đó mà gọi là tông Chân Ngôn. Vì vậy tên gọi của bản tông chính là hiệu của Phật thuyết. Trong 4 phái Đại Thừa thì tông Pháp Tướng dựa vào phẩm Pháp Tướng của kinh Giải Thâm Mật; tông Tam Luận dựa vào Luận Số sở y, tông Thiên Thai, dựa vào Trụ Sở sở y, tông Hoa Nghiêm dựa vào Bản Kinh sở y. Tất cả đều do những học giả đời sau đặt tên cho. Tên gọi Chân Ngônqui ước theo Ngữ Mật trong Tam Mật. Qui ước theo Ngữ Mật là y vào Ngữ Mậtlợi ích to tát nhất cho con người trong số Tam Mật.

Bàn về việc truyền thụ của tông nầy thì thấy khi đức Đại Nhật Như Lai siêu vượt tam thế, ngài an trụ ở pháp giới tâm điện của cõi trời Sắc cứu cánh thiên giảng kinh Đại Nhật cho ngài Kim Cương Tát Đóa, các vị nội quyến thuộc tự nội chứng từ bản tâm sinh ra và tự thụ pháp lạc. Lại nữa, ngài ở cung điện Chân Ngôn giảng kinh Kim Cương Đỉnh rồi ngài Kim Cương Tát Đóa đem kết tập lại. (phái Thai Mật của Nhật Bản nói ngài A Nan cũng dự vào công việc nầy).

Sau khi đức Thích Ca tịch diệt khoảng 800 năm Bồ Tát Long Thọ  (cũng gọi là Long Mãnh) niệm chú ném xuống 7 hạt cải trắng dựng một ngôi tháp sắt nam thiên cao 16 trượng (biểu thị 16 vị Bồ Tát của Kim Cương Giới), thân hành theo 2 bộ đại kinh do Kim Cương Tát Đóa truyền thọ cho. Tông Thiên Thai nói Kinh Đại Nhật ở bên ngoài tháp do ngài Văn Thù Bồ Tát  truyền thọ cho. Sau đó ngài Long Thọ đem truyền cho ngài Long Trí. Ngài Long Trí đem đại kinh truyền lại cho ngài Thiện Vô Úy.

Ngài Thiện Vô Úy đem kinh Đại Nhật và kinh Tô Tất Địa đến Trường An vào năm bính thìn niên hiệu Khai Nguyên thứ 4 đời vua Đường Huyền Tông. Năm Khai Nguyên thứ 12, dịch kinh Tô Tất Địa 3 quyển. Năm Khai Nguyên thứ 13 dịch kinh Đại Nhật 7 quyển, sa môn Bảo Nguyệt phiên dịch, giảng thuyết, sa môn Nhất Hạnh ghi chép và làm cả sớ giải. Còn bộ Kim Cương Đỉnh thì ngài Long Trí trao cho ngài Kim Cương Trí, Kim Cương Trí trao cho ngài Bất không. Ngài Kim Cương Trí mang bộ kinh Kim Cương gồm 10 vạn bài tụng, kết bạn với ngài Bất Không còn trẻ mới 14 tuổi cùng đến Trường An, vào năm Khai Nguyên thứ 8, nhưng không may gặp phải gió bão ngoài biển đành phải bỏ kinh đó xuống biển. Năm Khai Nguyên thứ 29, ngài Kim Cương Trí nhập diệt. Năm Thiên Bảo thứ nhất ngài Bất Không trở lại Nam Thiên Trúc gặp ngài Long Trí, nhận lại được bộ đại kinh gồm 10 vạn bài tụng. Năm Thiên Bảo thứ năm, ngài Bất Không trở lại đất Đường, trong 12 năm dịch được bộ kinh Giáo Vương 10 quyển.

Thế là tông Chân NgônTrung Quốc hưng thịnh lên. Môn hạ của ngài Bất Không có các ngài Hàm Quang, Tuệ Lãng, Tuệ Quả. Hai ngài Hàm Quang, Tuệ Lãng pháp thống không được thịnh. Môn hạ của ngài Tuệ Quả có các ngài Nghĩa Minh, Nghĩa Viên, Huệ Nhật, Huệ Ứng, Nghĩa TháoHoằng Pháp của Nhật Bản. Môn hạ của ngài Nghĩa Tháo có các ngài Nghĩa Chân, Hải Văn, Pháp Toàn. Môn hạ của ngài Pháp Toàn có ngài Tạo Huyền, và cả ngài Viên Nhãn của Nhật Bản cùng đến học. Từ ngài Pháp Toàn trở về sau tông Chân Ngôn dần dần suy thoái.

Đời Tống tuy có các ngài Pháp Hiền, Thi Hộ, Pháp Thiên… dịch Mật Bộ Kinh Luận song không đáng kể lắm. Đời Nguyên ngài Phát Tư Bát ra đời đề xướng đổi mới Mật Giáo, tức là phái Lạt Ma Giáo Hồng Y của Tây Tạng ngày nay.

Còn ở Nhật Bản từ khi ngài Hoằng Pháp học đạo thành đạt trở về nước, Mật Gáo rất thịnh, cho đến ngày nay vẫn không suy giảm.

X-PHÁP THÂN THUYẾT PHÁP

Mật Giáo thường hay bàn đến Pháp Thân Thuyết Pháp. Hiển Giáo thông thường chỉ nói có Báo ThânHóa Thân thuyết pháp chứ Pháp Thân thì không. Duy chỉ một mình Viên Giáo trong Thiên Thai là bảo Pháp Thânthuyết pháp; viện lẽ rằng Pháp Thân Như Lai có đầy đủ hết thảy các đức, thì tại sao lại không có nghĩa thuyết pháp?

Tịnh Danh Sớ viết: “Pháp Thân vô duyên, địa vị sâu kín, hết thảy không nói mà nói, đó tức là Pháp Thân thuyết pháp”.

Tứ Minh Giáo Hành Lục quyển 4 viết: “Nên biết rằng, sát sát trần trần, đều nói đều nghe, nói, nghe đồng thời, kỳ diệu thay cảnh ấy! Không thể lấy lời nói, trí tưởng mà tìm cầu được, không thể lấy phàm tình mà đo lường được. Đó là Đại Tổng Tướng Pháp Môn, vắng lặngthường chiếu soi, là cảnh sâu thẳm của Pháp Thân vậy”.

Mật Giáo coi việc Pháp Thân thuyết pháp là điểm trọng yếu của tông pháp mình. Điểm bất đồng giữa Hiển GiáoMật Giáo là: Mật Giáo nói Phật có 3 thân; Pháp Thânchân thân của Phật, Báo ThânỨng Thân là những thân vì người khác mà hiển hiện. Hiển GiáoGiáo Pháp ứng với cơ duyên của chúng sinh, là pháp tùy theo ý của người khác, cho nên mới hiển hiện Báo ThânỨng Thân để thuyết pháp. Còn Mật Giáo là pháp nội chứng của chư Phật cho nên Pháp Thân tự nói pháp.

Hiển Giáo bảo Pháp Thânlý thể của Chân Như pháp tính; lý thể ấy vắng lặng vô tướng không nên gán cho cái nghĩa “có thuyết pháp”. Trái lại cực ý của Mật Tông cho rằng các pháp có đầy đủ Lục Đại, Tứ Mạn, Tam Mật, tính và tướng thường nhiên, người và pháp chẳng phải hai, thì có gì ngăn ngại Pháp Thân tự nói? Nhưng về điểm nầy, có hai thuyết là Tự Chứng Thuyết PhápGia Trì Thuyết Pháp.

 

XI-PHÁP THÂN VÔ TƯỚNG

Pháp Thân không có tướng. Kinh Niết Bàn quyển 31 viết: “Nầy thiện nam tử! Những gì là 10? Đó là: không có tướng sắc, tướng thanh, tướng hương, tướng vị, tướng xúc, tướng sinh, tướng trụ, tướng hoại, tướng nam, tướng nữ đó là 10”.

Kinh Đại Thừa Đồng Tính quyển hạ viết: “Pháp Thân đích thực của Như Lai thì không có sắc, không hiển hiện, không nhiễm trước, không thể thấy, không thể nói bàn, không có chỗ ở, không có tướng, không có báo, không sinh, không diệt, không có gì để thí dụ được”.

Luận Duy Thức quyển 10 viết: “Tự tính thân duy chỉ có thường, lạc, ngã, tịnh, chân thực, lìa tất cả tạp nhiễm, là chỗ y chỉ của mọi thiện phápcông đức vô vị, không có dụng tướng sai biệt của Sắc (sắc pháp) và Tâm (tâm pháp)…

 

E-KHẢO SÁT NĂM

 

I-PHÁP TÍNH THÂN

Pháp Thân tiếng Phạm là Dharma-kãya, tiếng Pali là Dharmma-kãya. Gọi là Pháp Phật, Lí Phật, Pháp Thân Phật, Tự Tính Thân, Pháp Tính Thân, Như Như Phật, Thực Phật, Đệ Nhất Thân.

Chỉ cho chánh pháp do Phật nói, pháp vô lậu Phật đã chứng và tự tính chân như Như Lai Tạng của Phật. Là 1 trong 2 thân, 1 trong 3 thân.

Theo Đại Thừa Nghĩa Chương quyển thượng và Phật Địa Kinh Luận quyển 7, thì các bộ phái Tiểu Thừa cho rằng giáo pháp Đức Phật dã nói, pháp Bồ Đề Phần ngài đã giảng và Pháp Vô Lượng Công Đức ngài đã chứng được đều là Pháp Thân. Theo Đại Thừa thì ngoài những pháp trên ra, còn cho rằng Tự Tính Chân Như Tịnh Pháp Giới, vô lậu vô vi, vô sinh vô diệt… đều là Pháp Thân.

Trong Đại Thừa cũng có nhiều thuyết về Pháp Thân.

 

1-THEO DUY THỨC HỌC

Các Nhà Duy Thức Học chia Pháp Thân làm 2 loại: Tổng TướngBiệt Tướng.

Tổng Tướng Pháp Thân là gọi chung cho 3 thân, tức là Nhất Đại Công Đức Pháp Thân, lấy Ngũ Pháp Sự Lý (Tâm Pháp, Tâm Sở Pháp, Sắc Pháp, Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp, Vô Vi Pháp) làm thể.

Biệt Tướng Pháp Thân chỉ cho Tự Tính Thân trong 3 thân, lấy chân như pháp giới làm thể.

2-THEO TAM LUẬN

Các nhà Tam Luận (Trung Quán Luận, Bách Luận, Thập Nhị Môn Luận) học thì lấy chân không của chân như thực tướng bất khả đắc làm Pháp Thân.

3-ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN

Theo các nhà Đại Thừa Khởi Tín học thì lấy dụng đại của chân như làm ý nghĩa Pháp Thân.

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: “Dứt hết vô minh, thấy được Pháp Thân thì tự nhiên có cái dụng bất khả tư nghì của các nghiệp, tức cùng với chân như  ở khắp các nơi nhưng mà không có cái tướng dụng có thể nắm bắt được. Vì sao? Vì thân của chư Phật Như Lai chỉ là cái tướng trí của Pháp Thân, là đệ nhất nghĩa đế, không có cảnh giới thế đế, lìa mọi sự tạo tác, chỉ tùy theo cơ duyên thấy nghe của chúng sinh mà làm cho được lợi ích, cho nên gọi là dụng”. Đây tức là lập Pháp Thân Lý Trí Bất Nhị. Thân của chư Phật Như LaiPháp Thân Trí Tướng, vì dụng đại của Pháp Thânbất khả tư nghì, cho nên tùy theo cơ duyên thấy nghe của chúng sinh khác nhau mà khiến cho được lợi ích của sự giáo hóa.

Bởi thế, Dụng đại của Chân Như là dụng tức vô dụng, nhưng cái công dụng vi diệu của nó lại vô biên. Thuyết pháp thân nầy chính là cơ sở lập thuyết của các nhà Nhất Thừa Hoa Nghiêm, Thiên Thai…

4-THEO THIÊN THAI

Thiên Thai chủ trương quan điểm Phật Thân là 3 thân tương tức, vì thế cho rằng Pháp Thân chẳng những chỉ là thân Như Lai ở khắp mọi nơi, mà còn tức là Báo Thân, Ứng Thân và ngược lại.

5-THEO HOA NGHIÊM

Hoa Nghiêm lấy phân thân Phật Tỳ Lô Giá Na đầy đủ 10 thân làm giáo chủ, cho rằng 10 thân (thân Bồ ĐỀ, thân Nguyện, thân Hóa, thân Lực Trì, thân Ý Sinh, thân Tướng Hảo, thân Uy Thế, thân Phúc Đức, thân Pháp và thân Trí) tương tức dung nhập với Pháp thân, Báo ThânHóa Thân.

6-THEO CHÂN NGÔN

Chân Ngôn lấy 6 Đại: Đất, Nước, Lữa, Gió, Không và Thức làm Pháp Thân của đức Đại Nhật Như Lai, cũng gọi là Pháp Giới Thân, Lục Đại Pháp Thân.

Pháp Thân Lục Đại nầy là sắc tướng sẵn có, có thể dùng ngôn ngữ thuyết pháp. Ngoài ra, 4 thân: Tự Tính, Thụ Dụng, Biến HóaĐẳng Lưu đều gọi là Pháp Thân, nếu thêm Lục Đại Pháp Thân vào nữa thì gọi là Ngũ Chủng Pháp Thân.

(Tham khảo: kinh Vô Thượng Y quyển thượng; kinh Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp quyển thượng và hạ; luận Phật Tính quyển 4; luận Kim Cương Bác Nhã quyển thượng; luận Thành Duy Thức quyển 10; chú Duy Ma Kinh quyển 3; Thắng Man Kinh Bảo Quật quyển 3, Thanh Lương Huyền Đàm quyển 3; Biện Hoặc Chỉ Nam quyển 3; Pháp Hoa Huyền Luận quyển 9; Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương quyển 7;  Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương quyển 3; Tự Tính Thân; Phật Thân; Tượng Trưng Chủ Nghĩa; V.V…). 

II-PHÁP THÂN KÝ

Đối lại với Ứng Thân Ký. Chỉ cho sự thụ ký của Pháp Thân Phật.

Theo phẩm Phân Biệt Công Đức trong kinh Pháp Hoa, quyển 5, thì vô lượng Bồ Tát khi nghe đức Phật nói về thọ mệnh lâu dài, liền tăng thêm trí trung đạogiảm bớt sinh tử biến dịch mà nhận được sự thụ ký Pháp Thân Phật của quả Diệu Giác tột cùng. Nhưng hàng Nhị Thừa đã nhận Ứng Thân Ký ở Tích Môn, tức là tám tướng thành Phật, nếu khi được nghe đức Phật mở bày Bản Môn thì sẽ lại được Pháp Thân Ký.

Pháp Hoa Văn Cú quyển 4, phần đầu của ngài Trí Khải (Đại 34, 47 hạ) viết: “Tám tướng thành đạoỨng Thân Ký, đã được Ứng Thân Ký thì chắc chắn sẽ biết bản môn. (…) Hàng Nhị Thừa nầy nếu lại nghe Thọ Lượng thì liền giảm sinh tử biến dịch mà được Pháp Thân Ký”.

III-PHÁP XÁ LỢI

Pháp Xá Lợi cũng gọi là Pháp Tụng Xá Lợi, Pháp Thân Xá Lợi kệ. Chỉ cho bài kệ duyên sinhTỳ Kheo Mã Tinh (Mã Thắng) đã đọc cho ngài Xá Lợi Phất nghe (Trí Độ Luận quyển 18 có ghi lại như sau):

“Các Pháp do duyên sinh. Pháp ấy từ duyên diệt

Thầy ta đại Thánh Vương. Thường nói nghĩa như thế”

Kinh Phật Thuyết Tạo Tháp Công Đức (Đại 16, 801 trung) chép:

“Bấy giờ Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Các Pháp từ duyên sinh. Ta nói là nhân duyên

Nhân duyên hết, Pháp diệt. Ta thường nói như thế.

Thiện nam tử! Nghĩa bài kệ ấy gọi là Phật Pháp Thân. (…) Tất cả nhân duyên và các pháp duyên sinh, tính không vắng lặng, cho nên gọi là Pháp Thân”.

Vì thế bài kệ trên cũng có thể gọi là Pháp Thân Kệ.

(Tham khảo: Kinh Phật Bản Hạnh Tập quyển 48; luận Đại Trí Độ quyển 11).

IV-PHÁP THÂN NHƯ LAI

Chỉ cho tự tính chân thân của Phật. Pháp Thân tuy không đi lại, nhưng ẩn chứa trong Như Lai Tạnghiển hiện làm Pháp Thân, cho nên gọi là Pháp Thân Như Lai.

 Luận Thích Ma Ha Diễn quyển 2 (Đại 32, 609 thượng) viết: “Tâm tự tính thanh tịnh tùy duyên hiển bày, khi tâm ấy còn bị chìm trong các pháp ô nhiễm, thì Pháp Thân Như Lai không hiển hiện”.

Ngoài ra Pháp Thân Như Lai cũng chỉ cho Đại Nhật Như Lai của Mật Giáo.

(Tham khảo: Bí Mật Tâm; V.V…).

 

CHƯƠNG CHÍN: PHẬT TÁNH

A-KHẢO SÁT MỘT

I-TÁNH GIÁC NGỘ

 

Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với Chúng Sanh Tánh.

Kinh Phạm võng: Tất cả chúng sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật.

Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện.

Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.

Pháp Bảo Đàn Kinh phẩm thứ hai viết: “Dẫu kẻ ngu, Dẫu người trí cũng đều có Phật Tánh như nhau. Chỉ tại sự mê, ngộ chẵng đồng dó thôi. Cho nên mới có kẻ ngu người trí.

Phật Tánh cũng tức là Chân Như, tánh chân thật như thường, như nhiên không biến đổi, chẳng sanh chẳng diệt. Song với kẻ ngu, độn trí, vì bị nhiều dục vọng, nghiệp chướng ngăn che nên khiến cho Phật Tánh, Chân Như bị lu mờ. Còn đối với người trí ít tham, ít dục vọng, thường hành việc tu tập nên Chân Như, Phật Tánh dần dần hiện rõ ra, biết điều sai trái nên tránh, theo lẽ phải, tu tâm dưỡng tánh thì Tánh Giác lần lần hiển hiện.

Đối với chúng sanh trong Thập Giới, Phật Tánh trong ba giới Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sanh thì u tối, kém cõi. Thiên, Nhơn, A Tu La thì khá hơn. Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát càng tỏ rõ hơn nhiều; cho đến Phật thì Phật Tánh hoàn toàn sáng suốt tỏa chiếu.

Kinh Niết Bàn quyển 25 viết: Bồ Tát biết rằng Phật Tánh có bảy đức tánh, bảy nghĩa lý: (1) Thường; (2) Tịnh; (3) Thật; (4) Thiện; (5) Đương kiến (những gì ta đang thấy và sẽ thấy);  (6) Chơn; (7) Khả chứng.

(Tham khảo: Ngũ Phật Tánh, Tam Phật Tánh, Tam Nhơn Phật Tánh; Thập Pháp; v.v…).

II-PHẬT TÁNH GIỚI

Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Phật Tánh ấy vốn không nhiễm trược, nó rời khỏi mọi tội lỗi. Nếu nhà tu hành biết tùy thuận theo nó, tu giữ lấy thân khẩu ý thanh tịnh, như vậy gọi là Phật Tánh Giới.

Bồ Tát Giới cũng gọi là Phật Tánh Giới, vì nhờ giới ấy hành giả có thể hiển Phật hiện Tánh.

III-PHẬT TÂM

Tâm đại từ đại bi, tâm giác ngộ, dứt các mê hoặc, thương tất cả chúng sanh, quyết cứu thoát cho chúng sanh khỏi các khổ não và độ cho họ thành Phật. Ngược lại, Chúng Sanh Tâm thì tâm tánh mê tối, tham dục, đầy phiền não, ích kỷ, chi biết lo cho mình mà thôi.

Kinh Quán Vô Lương Phật viết: quán tưởng thấy chư Phật, gọi là niệm phật tam muội. Quán được thân Phật thì cũng thấy được Phật Tâm. Phật Tâm ấy là lòng đại từ bi, đem đức từ  bi mà thâu nhiếp tất cả chúng sanh.

 

IV-PHẬT TÂM ẤN

Đó là nói đến sự truyền thọ Phật Tâm. Tất cả chúng sanh đều có Phật Tâm, Phật Tánh nhưng không tự biết mình sẳn có Tánh ấy do đó khi thực hành tu tập mà không phát đại nguyện để tu thành Phật. Bậc tôn sư xét rằng trình độchí hướng của đệ tử mình có thể thọ lãnh đại đạo bèn khai thị, chỉ hướng cho đệ tử pháp tu khai mở tâm Phật của chính đệ tử đó để họ tiến tu đến khi thành Phật. Đó gọi là dĩ tâm ấn tâm cũng gọi là Phật Tâm Ấn.

Sự truyền pháp như thế là sở trường của Phật Tâm Tông (Thiền Tông). Sự truyền thọ như thế, ở Trung Quốc, bắt nguồn từ tổ Đạt Ma vào thế kỷ thứ 6 Tây Lịch. Ngài in dấu, chỉ thẳng vào Tâm, chỉ bí quyết cho đệ tử khai mở Phật Tâm, Phật Tánh của chính mình để tu đến thành Phật. Một khi Tâm Tánh của đệ tử khế hiệp với tâm tánh của Phật, thì quyết định có thể tu đến khi thành Phật

V-PHẬT THUYẾT

Đó là lý thuyết chơn chánh của Phật. Khác với lý thuyết tà mỵ của ma. Các kinh điển đạo Phật đều do năm hạng người thuyết diễn như sau:

 

1-PHẬT THUYẾT

Từ kim khẩu của đức Phật diễn giảng, tùy theo căn cơ mà độ chúng sinh. Các kinh do Phật thuyết thường khởi đầu bằng câu nầy của ngài A Nan: Tôi nghe như vầy (như thị ngã văn). Phật không viết Kinh, ngài chỉ thuyết pháp. Những bài thuyết pháp của Ngài, sau khi Phật nhập Niết Bàn, chư đệ tử của ngài họp nhau lại mà chép thành Kinh.

2-ĐỆ TỬ THUYẾT

Chư Thinh Văn, chư Bồ Tát thuyết pháp được Phật chứng nhận.

3-TIÊN NHƠN THUYẾT

Mấy nhà tu tiên, đắc ngũ thông, theo Phật, nhập đạo, thuyết pháp hóa độ cho người.

4-CHƯ THIÊN THUYẾT

Hàng chư Thiên trên cõi Trời thuyết pháp. Tại thiên cung của trời Đế Thích có tòa Thiện Pháp Tường nơi ấy chư Thiên thường thuyết Bát Nhã.

 

5-HÓA NHƠN THUYẾT

Phật, Bồ Tát, La Hán biến hóa ra các thân hình thích hợp với căn cơ chúng sinhquốc độ để thuyết pháp độ sanh

Theo kinh Hoa Nghiêm có năm loại thuyết Pháp như sau:

(1)-Phật thuyết; (2)-Bồ Tát thuyết; (3)-Thinh Văn thuyết; (4)-Chúng sanh thuyết (như chư Thiên, chư Thần); (5)-Khí Giái thuyết (như cây Bồ Đềcõi Tịnh Độ có thể thuyết pháp, tiếng nước chảy, tiếng chuông ngân, tiếng nhạc ở cõi Cực Lạc và cảnh trời Đâu Suất cũng có thể cho nghe những lý diệu pháp).

VI-PHẬT THỪA

Bouddhayana (sanscrit): cổ xe của Phật, tức là giáo pháp đưa người đến quả vị Như Lai. Cũng gọi là Nhất Thừa, Nhất Phật Thừa.

Ví như cổ xe lớn đưa nhiều người từ nước nầy đến nước kia. Cũng như thế giáo pháp của Phật có thể đưa chúng sanh từ cảnh giới luân hồi khổ não đến cảnh Niết Bàn an lạc của Phật. Cho nên giáo pháp ấy được gọi là Phật Thừa. Phật thừagiáo pháp rốt ráo mà Phật truyền trước khi ngài nhập Niết Bàn. Trong đời dạy đạo của đức Thế Tôn ban đầu ngài còn phân biệt Tam Thừa. Ngài dùng Thinh Văn Thừa  dạy cho các nhà tu học đắc quả La Hán. Kế đến Ngài dùng Duyên Giác Thừa  độ cho hành giả đến cảnh Niết Bàn của bậc Duyên Giác (Độc Giác). Ngài dùng Bồ tát Thừa dạy cho những bậc dũng mãnh tu trì đắc quả vị Bồ Tát. Sau cùng, khi mọi người thuần thục, Ngài gôm 3 Thừa lại làm Nhất Thừa, Ngài truyền giáo lý cho các đệ tử tu tiến đến quả vị Phật Như Lai.

Thinh Văn Thừa ví như cổ xe dê. Duyên Giác Thừa ví với cổ xe nai. Bồ Tát Thừa ví với cổ xe bò. Phật Thừa ví với cổ xe bò trắng lớn.

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh dạy về Phật Thừa. Người tinh tấn tu hành trì tụng kinh ấy ắt sẽ thành Phật.

Trong Niết Bàn Kinhxưng Phật Thừa bằng những danh hiệu như Vô Năng Phục Thừa (giáo pháp mà không có giáo pháp nào hàng phục nổi). Vô Luy Pháp Thừa (giáo pháp không yếu ớt và không thiếu sót). Bất Thối Một Thừa (Giáo Pháp chẳng lui, chẳng lặn). Vô Thượng Thừa (Giáo Pháp cao hơn hết). Thập Lực Thừa (Giáo Pháp của bậc có đủ 10 sức lực). Đại Công Đức Thừa, Vị Tằng Hửu Thừa (Giáo Pháp chưa từng có). Hy Hửu Thừa (Giáo Pháp ít có). Nan Đắc Thừa  (Giáo Pháp khó được). Vô Biên Thừa (Giáo Pháp không bờ bến). Tri Nhứt Thiết Thừa (Giáo Pháp của Bậc biết tất cả).

MƯỜI SỨC LỰC

Như phần trên có nói về Thập Lực Thừa, sau đây giải rõ về 10  sức lực ấy. Đó là chỉ 10 lực về trí của đức Như Lai.

1-TRÍ LỰC BIẾT GIÁC XỨ VÀ PHI XỨ

Xứ có nghĩa là đạo lý. Trí lực biết sự vật nào là có đạo lý hay phi đạo lý.

2-TRÍ LỰC BIẾT BA ĐỜI NGHIỆP BÁO

Trí lực biết rõ nhân quả nghiệp báo ba đời của tất cả chúng sinh.

3-TRÍ LỰC BIẾT CÁC THIỀN GIẢI THOÁT TAM MUỘI

Trí lực biết các thiền địnhtrí lực biết tám giải thoát, ba Tam Muội.

4-TRÍ LỰC BIẾT TÂM TÍNH CHÚNG SANH

Trí lực biết tâm tính của đệ tử, của tín đồ và của tất cả chúng sinh ở độ nào.

5-TRÍ LỰC BIẾT MỌI LOẠI TRÍ GIẢI

Trí lực biết mọi loại tri giải của tất cả chúng sinh.

6-TRÍ LỰC BIẾT MỌI LOẠI CẢNH GIỚI

Trí lực biết khắp và đúng như thực mọi loại cảnh giới khác nhau của tất cả chúng sinh.

7-TRÍ LỰC BIẾT TẤT CẢ CẢNH GIỚI SỞ ĐẮC CỦA NGƯỜI TU

Trí lực biết hết các đạo mà người tu hành sẽ đạt tới, như người tu ngũ giới, thập thiện thì được ở cõi người hoặc lên cõi trời, người tu pháp vô lậu Bát Chánh Đạo thì sẽ lên Niết Bàn v.v…

 

8-TRÍ LỰC BIẾT PHÉP VẬN DỤNG THIÊN NHÃN VÔ NGẠI

Trí lực vận dụng thiên nhãn nhìn thấy sự sinh tử và nghiệp thiện ác của chúng sinh mà không hề bị ngăn ngại.

9-TRÍ LỰC BIẾT TÚC MẠNG  CỦA CHÚNG SINH VÀ BIẾT RÕ VÔ LẬU NIẾT BÀN

Trí lực biết túc mạng của chúng sinh, lại còn biết rõ Vô Lậu Niết bàn.

10-TRÍ LỰC BIẾT TÀN DƯ TẬP KHÍĐOẠN DIỆT KHÔNG SINH

Trí lực có thể biết rõ được như thực đối với mọi tàn dư tập khí vọng hoặc sẽ vĩnh viễn đoạn diệt chẵng sinh.

(Tham khảo: Đại Trí Độ Luận, quyển 25 và Luận Câu Xá, quyển 29; V.V…).

VII-MƯỜI ĐỊA VỊ CỦA PHẬT THỪA

Mười Địa Vị của Phật Thừa mà người tu theo Phật Thừa lần lược chứng đắc từng Địa Vị trong mười Địa sau đây.

1-THẬM THÂM NAN TRI QUẢNG MINH TRÍ HUỆ ĐỊA

2-THANH TỊNH TỰ PHẦN  OAI NGHIÊM BẤT TƯ NGHÌ MINH ĐỨC ĐIẠ

3-THIỆN MINH NHỰT TRÀNG THIỆT TƯỚNG HẢI TẠNG ĐỊA

4-TINH DIỆU KIM QUANG CÔNG CHƯ THẦN THÔNG TRÍ ĐỨC ĐỊA

5-ĐẠI LUÂN OAI TẠNG MINH ĐỨC ĐỊA

6-HƯ KHÔNG NỘI THANH TỊNH VÔ CẤU VIÊM QUANG KHAI TƯỚNG ĐIẠ

7-QUẢNG THẮNG PHÁP GIỚI TẠNG MINH GIỚI ĐIẠ

8-PHỔ THÔNG TRÍ TẠNG NĂNG TỊNH VÔ CẤU BIÊN VÔ NGẠI TRÍ THÔNG ĐỊA

9-VÔ BIÊN ĐỨC TRANG NGHIÊM HỒI HƯỚNG NĂNG CHIẾU MINH ĐỊA

10-TỲ LƯ XÁ NA TRÍ HẢI TẠNG ĐỊA

VIII-PHẬT TRI KIẾN

Sự biết và sự thấy của Phật. Phật có đủ Tam Trí: (1)-Nhứt Thiết Trí của hai hàng Thinh Văn và Duyên Giác. (2)- Đạo Chủng Trí của hàng Bồ Tát. (3)-Nhứt Thiết Chủng Trí của Như Lai. Cho nên Như Lai biết tất cả.

Như Lai lại có đủ ngũ nhãn: (1)-Nhục Nhãn. (2)-Thiên Nhãn. (3)-Huệ Nhãn. (4)-Pháp Nhãn. (5)-Phật Nhãn. Cho nên ngài thấy tất cả.

Được Phật Tri Kiến, đức Như Lai có thể khai thông Phật Tri Kiến cho chúng sinh. Ngài có thể chỉ bảo Phật tri kiến cho họ. Ngài có thể giác ngộ Phật tri kiến cho họ và ngài có thể khai thị cho họ đắc nhập Phật tri kiến.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa viết: Vì nhơn duyên lớn khiến Phật ra đời là khai thị cho chúng sinh, chứng ngộ  vào Tri Kiến của Phật.

Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật Tri Kiến là 4 giai đoạn, 4 tiến trình giáo hóa mà Phật áp dụng để dẫn dắt chúng sinh tu tập cho đến khi thành Phật, nghĩa là đắc nhập vào Tri Kiến Phật.

Người mới tu tập, dứt một phần vô minh, được chút ít Phật Tri Kiến như vậy gọi là Khai Phật Tri Kiến. Đến khi dứt hết vô minh, Tri Kiến được tròn đầy sáng suốt thì gọi là Nhập Phật Tri Kiến.

IX-PHẬT TRÍ  

Trí tuệ của Phật cũng gọi là Phật Trí Tuệ, Phật Huệ, Như Lai Huệ. Theo chữ Phạn có hai nghĩa là: (1)-A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anouttara Samyassambôdhi). (2)-Tát Bát Nhã hay Bát Nhã (prajnâ).

A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, sự sáng suốt mà Phật chứng đắc được khi ngài thành Phật dưới gốc cây Bồ Đề. Trí tuệ nầy cao tột hơn cả các nhà thành đạo khác như : Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, La Hán, Chư Thiên. Tát Bát Nhã hay Bát Nhã tức là Nhứt Thiết Chủng Trí. Do nơi cái trí tuệ nầy, đức Phật biết tất cả, thông suốt tất cả.

Kinh Vô Lượng Thọ viết: Biển Trí Tuệ của đức Như Lai  sâu vô tận, rộng vô cùng. Lại trong kinh ấy viết rằng: Nếu có chúng sinh tu mọi công đức, nguyện sanh về cõi ấy (cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà), nhưng họ đêm lòng nghi hoặc, thì họ chẳng hiểu Phật Trí, Bất Tư Nghì Trí, Bất Khả Xưng Trí, Vô Đẳng Vô Luân Tối Thượng Thắng Trí.

 

B-KHẢO SÁT HAI

 

Trong phần tiếng Anh Phật Tánh được viết giảng lược như sau:

Buddhatã. The Buddha-nature, i.e. gnosis, enlightenment; potential Bodhi remains in every gati, i.e. all have the capacity for enlightenment; for the Buddha-nature remains in all as wheat-nature remains in all wheat. This nature takes two forms: noumenal, in the absolute sense, unproduced and immortal, and  phenomenal, in action. While every one possesses the Buddha-nature, it requires to be cultivated in order to produce its ripe fruit.

The Buddha-nature does not receive punishment in the hells, because it is void of form, or spiritual and above the formal or material, only things with form can enter the hells.

The eternity of the Buddha-nature, also of Buddha as immortal and immutable. The moral law which arises out of the Buddha-nature in all beings; also which reveals or evolves the Buddha-nature, the absolute, as eternally existent, i.e. the Bhũtatathatã.  

 

C-KHẢO SÁT BA

 

 

(Theo Phật Học Từ  Điển, của Thiện Phúc trên trang nhà Quảng Đức).

I-PHẬT TÁNH

Phật Tánh: Buddhatã or Buddhitattva (skt)—Bản thể toàn hảo, hoàn bị vốn có nơi sự sống hữu tình và vô tình—Buddha-Nature, True Nature, or Wisdom Faculty (the substratum of perfection, of completeness, intrinsic to both sentient and insentient life). 

1-NHĨA CỦA PHẬT TÁNH

The meanings of Buddhata: Phật tánh trong mỗi chúng sanh đồng đẳng với chư Phật. Chủng tử tĩnh thức và giác ngộ nơi mọi người tiêu biểu cho khả năng tĩnh thức và thành Phật. Bản thể toàn hảo và hoàn bị sẳn có mỗi chúng sanh. Phật tánh ấy sẳn có trong mỗi chúng sanh, tất cả đều có khả năng giác ngộ; tuy nhiên, nó đòi hỏi sự tu tập tinh chuyên để chứng được quả Phật. Lý do của Phật tánh gồm trong sự đoạn trừ hai thứ phiền não (see Nhị Phiền Não)—Buddha nature—The Buddha-nature within (oneself) all beings which is the same as in all Buddhas. Potential bodhi remains in every gati, all have the capacity for enlightenment; however, it requires to be cultivated in order to produce its ripe fruit—The potential for Buddhahood inherent in all beings—The original nature—Self-Nature—True-Nature—True Mark—True Mind—Dharma Nature—All have the capacity for enlightenment—The seed of mindfulness and enlightenment in every person, representing our potential to become fully awakened and eventually a Buddha. The substratum of perfection, of completeness, intrinsic to both sentient and insentient life.  The reason of Buddhahood consists in the destruction of the twofold klesa or evil passions.

 2-TÁNH ĐẶC THÙ CỦA PHẬT TÁNH

a-PHÙ HỢP THEO DÒNG NIẾT BÀN

The characteristics of Buddha-nature: Cát sông Hằng luôn nằm xuôi theo dòng nước, Phật tánh cũng như thế, luôn phù hợp theo dòng Niết Bàn—As the sands of the Ganges which always arrange themselves along the stream, so does the essence of Buddhahood, always conform itself to the stream of Nirvana.

b-TẤT CẢ CHÚNG SANH ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH 

 Mọi chúng sanh đều có Phật Tánh, nhưng do bởi tham, sân, si, họ không thể làm cho Phật Tánh nầy hiển lộ được—All living beings have the Buddha-Nature, but they are unable to make this nature appear because of their desires, hatred, and ignorance. 

3-HAI LOẠI PHẬT TÁNH

Hai Loại Phật Tánh—This nature takes two forms:

a-LÝ PHẬT TÁNH

Lý Phật Tánh: Mang nghĩa tuyệt đối, bất sanh bất diệt—Noumenal, in the absolute sense, unproduced and immortal.

b-HÀNH PHẬT TÁNH

Hành Phật Tánh: Sự hay hiện tượng—Phenomenal, in action.

Phật Tánh Bất Thọ La: Phật tánh không nhận hình phạt của địa ngục vì nó là hư không, nó không có hình tướng, chỉ có những thứ có hình tướng mới chịu thọ hình nơi địa ngục—The Buddha-nature does not receive punishment  in the hells because it is void of form, or spiritual or above the formal or material (only things with forms can enter the hells).

Phật Tánh Chơn Như: Phật tánh hằng hữu—The Buddha-nature, the absolute, as eternally existent, i.e.   the Bhutatathata.Phật Tánh Giới: Giới luật khởi lên từ Phật tánh trong chúng sanh mọi loài hay giới luật làm hiển lộ Phật tánh—The moral law which arises out of the Buddha-nature in all beings; the law which reveals or evolves the Buddha-nature.

Phật TánhPháp Tánh: Phật tánh chỉ cho các loài hữu tình, và Pháp Tánh chỉ chung cho vạn hữu; tuy nhiên, trên thực tế cũng chỉ là một, như là trạng thái của giác ngộ (nói theo quả) hay là khả năng giác ngộ (nói theo nhân)—Buddha-nature, which refers to living beings, and Dharma-nature, which concerns  chiefly things in general, are practically one as either the state  of enlightenment (as a result) or the potentiality of becoming enlightened (as a cause).

Phật Tánh Thường Trụ: Phật tánh thường trụ, bất sanh bất diệt, bất biến—The eternity of the Buddha-nature—The Buddha-nature is immortal and immutable.

Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân: Varicolored-Jewels-And-Flower-Adornment Buddha.

II-PHẬT TÂM

1-PHẬT TÂM

Phật Tâm: Tâm của Phật—The mind of Buddha. Phật Tâm  có 4 tên như sau:

a-TÂM GIÁC NGỘ

Tâm giác ngộ của Phật: The spiritually enlightened heart.

b-TÂM ĐẠI BI

Tâm đại bi: A heart of great mercy.

c-TÂM NHÌN SỰ VẬT NHƯ THẬT

Tâm nhìn sự vật như thật, chứ không như hình tướng bên ngoài: A heart abiding in the real, not the seeming.

d-TÂM KHÔNG LUYẾN CHẤP

Tâm không luyến chấp (thiện ác): A heart detaching from good and evil and other such contrasts.

2-PHẬT TÂM ẤN

Phật Tâm Ấn:

Dấu ấn phổ quát tâm Phật trong mọi chúng sanh—Buddha mind seal—Mind-seal of the Buddha (the full lotus posture)—The stamp of universal Buddha-heart in every one.

a-PHẬT TÂM THIÊN TỬ

Phật Tâm Thiên Tử: Tâm Phật nơi vị con trời, một danh hiệu của Lương Võ Đế 502-549 sau Tây Lịch—The son of Heaven of the Buddha-heart, a name given to Wu-Ti of the Liang dynasty, 502-549 A.D.

b-PHẬT TÂM TÔNG

Phật Tâm Tông: Tông phái Phật Tâm, thí dụ như Thiền Tông của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, cho rằng mỗi cá nhân có thể trực tiếp đi vào cõi Phật qua thiền định—The sect of the Buddha-heart, i.e. the Ch’an (Zen) or Intuitive sect of Bodhidharma, holding that each.

 

D-KHẢO SÁT BỐN

I-PHẬT TÍNH LUẬN

 

Theo kinh Niết Bàn quyển 7, Bắc bản, thì tất

cả chúng sinh đều có Phật Tánh, phàm phuphiền não che khuất nên không hiển lộ ra, nếu dứt hết phiền não thì Phật Tánh sẽ hiển lộ ra.

Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Bộ Phái chủ trương ngoài đức PhậtBồ Tát ra không ai có khả năng thành Phật, cho nên cũng không nói đến ý chỉ hết thảy chúng sinh đều có Phật Tính. Nhưng theo luận Phật Tính quyển 1 của ngài Thế Thân thì các bộ phái như Hửu Bộ… tuy chủ trương chúng sanh không có Phật Tính bẩm sinh nhưng sau nhờ tu hành mà được Phật Tính. Họ dựa vào đó chia chúng sinh thành 3 loại: (1)-Nhất định khôngPhật Tính. (2)-Không nhất địnhPhật Tính hay không có. (3)-Nhất Định có Phật Tính.Đối với vấn đề nầy, Phân Biệt Thuyết Bộ lấy KHÔNG làm gốc, từ KHÔNG mà sinh ra, vì thế Bộ nầy chủ trương bản tính đều có Phật Tính. Luận Phật Tính quyển 2 lại chia Phật Tính làm 3 ngôi vị: (1)-Trụ Tự Tính Phật Tính: Chúng sinh bẩm sinh có đủ Phật Tính. (2)-Dẫn Xuất Phật Tính: Thông qua lời Phật dạytu hành dẫn đến chỗ Phát hiện Phật Tính. (3)- Chí Đắc Quả Phật Tính: Đến quả vị Phật thì sự hiển phát Phật Tính mới hoàn toàn viên mãn.

Vấn đề nầy, các tông pháiTrung QuốcNhật Bản cũng có các thuyết khác nhau.

 

II-TÔNG THIÊN THAI

 

Tông Thiên Thai lập thuyết Tam Nhân Phật Tính: Chính, Liễu, Duyên.

 

1-CHÍNH

 

Chính Nhân Phật Tính: Hết thảy chúng sinh vốn có đầy đủ Tam Đế, Tam Thiên.

 

TAM ĐẾ:

Do Thiên Thai đặt ra, gồm có: Không Đế, Giả Đế, Trung Đế. Xưa Thiền sư Tuệ Văn, thời Bắc Tề, trong bài tự ký viết rằng: “Ta một mình bước đi ở Hà Hoài, biết gọi ai làm thầy! Nếu được Kinh thì lấy đức Phật làm thầy. Bèn vào kho cất giữ Đại Kinh, thắp hương tụng hoài, ngoái tay lại mà rút, rút ngay được Trung Quán Luận của Long Thọ Bồ Tát soạn. Mở luận ra đọc tới phẩm Quán Tứ Đế thì có bài kệ là: Pháp do nhân duyên sinh, ta bảo tức là Không; cũng vì giả danh đó, cũng là nghĩa Trung Đạo (Nhân duyên sở sinh pháp, ngã thuyết tức thị không, diệt vị thị giả danh, diệt thị Trung Đạo nghĩa), ta liền sực tỉnh tỏ ngộ được diệu chỉ Tam Đế đem truyền thọ cho Tuệ TưNam Nhạc, Tuệ Tư lại truyền thụ cho Trí KhảiThiên Thai. Cho nên quán môn của một nhà lấy một bài kệ 20 chữ đó làm khám văn cứu cánh”.

Tam Đế bất khả tư nghì, tuy là vô quyết định tính chẳng thể thuyết minh được, nhưng nếu vì cơ duyên mà thuyết thì cũng không ngoài 3 ý:

 

(1)-Tùy Tình Thuyết: Đó là phương tiện đại bi, hoặc ước ở Hửu Môn, hoặc ước ở Không Môn mà thuyết minh ba đế nầy ở trước Thập Hành của Viên Giáo.

 

(2)-Tùy Tình Trí Thuyết: tức là Tùy Tự Tha ý Ngữ: theo tình mà thuyết hai đế Hửu Không. Theo trí mà thuyết một đế Trung. Ba đế nầy phải ở Thập Tín Vị của Viên Giáo.

 

(3)-Tùy Trí Thuyết:  tức Tùy Tự Ý Ngữ: Đó là từ Sơ Trụ trở đi chẳng những trung tuyệt thị thính, Chân giả cũng thế, ba đế huyền vi, chỉ có Trí mới soi tỏ được, chẳng thể khai thị, chẳng thể nghĩ bàn, chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu thấu hết được, đạo ngôn ngữ dứt, tâm hành xứ diệt, chẳng thể lấy phàm tình mà tưởng tượng ra được.

  

2-LIỄU

 

Liễu Nhân Phật Tính: Trí tuệ đạt được nhờ quán ngộ Phật Lý.

 

3-DUYÊN

 

Duyên Nhân Phật Tính: những hạnh lành thường làm duyên giúp cho sự phát khởi trí tuệ.

Trong 3 loại nhân trên, loại thứ nhất thuôc về TÍNH (tiên thiênTính đắc). 2 loại sau thuộc về  TU (hậu thiên – Tu đắc). Nhưng xưa nay TÍNH và TU vốn chẵng hai, viên dung vô ngại.

 

Tam Nhân Phật Tính nếu thêm THƯỢNG QUẢ TÍNH (Trí đức Bồ Đề) và QUẢ QUẢ TÍNH (đoạn đức Niết Bàn) vào nữa thì gọi là Ngũ Phật Tính. Vì Nhân Quả chẵng lìa nên nhân vịquả vị bổ túc lẫn nhau.

 

III-TÔNG HOA NGHIÊM

 

Theo tông Hoa Nghiêm thì Tính Phật của tất cả chúng sinh đầy đủ cả nhân quả, tính tướng, khả năng tính thành Phật sẳn có của tất cả các loài hửu tình là Phật Tính, Giác Tính, khác với loài vô tình chỉ có lý chân như gọi là pháp tính chứ không phải Phật Tính. Cho nên tông Hoa Nghiêm chủ trương chỉ có các loài hửu tình mới thành Phật được.

 

 

IV-MẬT TÔNG

 

Theo Mật Tông thì muôn tượng la liệt đều là Pháp Thân của đức Đại Nhật Như Lai, vì thế tông nầy lập thuyết “Tất cả Phật Tính” (hết thảy đều có Phật Tính).

 

V-TAM LUẬN TÔNG

 

Tam Luận Tông bác bỏ mọi luận thuyếtliên quan đến Phật Tính, vì tông nầy chủ trương nói phân biệt về nhân quả tức là mê chấp, cho nên gọi Trung Đạo vô sở đắc phi nhân phi quả là Phật Tính.

 

VI-PHÁP TƯỚNG TÔNG

 

Pháp Tướng Tông đưa ra 2 loại Phật Tính:

 

1-LÝ PHẬT TÍNH

 

Chỉ cho lý chân như bản thể của muôn vật.

 

2-HÀNH PHẬT TÍNH

 

Chủng tử vô lậu là nhân thành Phật hàm chứa trong Thức A Lại Ya của mọi người. Có Lý Phật Tính mà không có Hành Phật Tính thì cũng không thể thành Phật.

Ngoài ra tông Pháp Tướng còn lập thuyết Ngũ Chủng Tính, tức là 3 loại Định Tính của Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn còn có Bất Định Tính và Vô Tính; chủ trương chỉ có Bồ Tát Định TínhBất Định Tính mới có Hành Phật Tính.

 

VII-THIỀN TÔNG

 

Tuy nói chứng ngộ mày mặt thật xưa nay của chúng sinh, nhưng lại phủ định các vấn đề mê chấp Phật Tính có, không, cho nên có công án “Cẩu Tử Phật Tính”  (Tính Phật của con chó).

 

VIII-TÔNG TỊNH ĐỘ

 

Tông Tịnh Độ thừa nhận lý thuyết Lý Phật Tính, tuy nhiên cũng có người phủ định. Tịnh Độ Chân Tông của Phật Giáo Nhật Bản chủ trương thành Phật là nương vào sức bản nguyện của đức Phật A Di Đà, nghĩa là lòng tin mà Phật ban cho chúng sinhPhật Tính, đây tức là thuyết “Tín Tâm Phật Tính”.

Ngoài ra, trong các kinh điển cũng thấy các từ ngữ như Phật Chủng, Phật Chủng Tính…, ý nói đó là cái nhân để thành Phật. Nhưng nội dung của các từ ấy còn tùy theo các kinh mà có khác, thông thường là chỉ cho Phật Tính sẵn có của chúng sinh; hoặc chỉ cho phiền não, tâm bồ đề, sự tu hành của Bồ Tát, sự xưng danh v.v…

 

(Tham khảo: Phẩm Phân Biệt Tà Chính trong kinh Đại Bát Nê Hoàn, quyển 4; kinh Niết Bàn quyển 28, Bắc bản; kinh Bồ Tát Thiện Giới, quyển 1; kinh Nhập Lăng Già, quyển 2,7; kinh Giải Thâm Mật, quyển 2; luận Du Già Sư Địa, quyển 67; luận Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tính, quyển 4; Nhiếp Đại Thừa Luận Thích, quyển 7 (bản dịch đời Lương); Đại Thừa Huyền Luận, quyển 3; Đại Bát Niết Bàn Kinh Sớ, quyển 25; Hoa Nghiêm kinh Sớ Sao, quyển 30; Hoa Nghiêm kinh Thám Huyền Ký, quyển 16; Phật Tính Nghĩa trong Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 1; Pháp Hoa Huyền Tán, quyển 1; Pháp Hoa Huyền Nghĩa, quyển 5, phần cuối; Kim Quang Minh Kinh Huyền Nghĩa, quyển thượng; Trung Quán Luận Sớ, quyển 1, phần cuối; Ngũ Tính, Phật Chủng; v.v…). 

 

CHƯƠNG MƯỜI: KHẢO LUẬN VỀ GIẢI THOÁT THỰC CHẤT (LUẬN GIẢI VỀ BẬC TOÀN GIÁC)

A-KHẢO SÁT MỘT

I-BẬC TOÀN GIÁC

 

 

Toàn Giác đây là chỉ Đức Phật.

Tiếng sanscrit là Bouddha. Gọi là Bụt, Phật Đà. Có nghĩa là người đã giác ngộ chân lý, cũng gọi là viên giác, toàn giác. Phật, Phật Đà tức là bậc đã tự tu tự chứng, tự giác ngộ, lại giáo hóa cho chúng sinh thực hành phương pháp tu chứng để được giác ngộ như Phật đó là Giác Tha. Hai hạnh Tự GiácGiác Tha ấy Ngài đã thực hành trọn vẹn (Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn).

Thường trong các kinh, tiếng Phật dùng để chỉ Đức Thích Ca Mưu Ni. Vì ngài là Đức Phật hiện thờicõi nầy, người ta cữ tên ngài nên gọi ngài là Phật. Khi ngài đắc Đạo dưới gốc cây Bồ Đề, tự biết rằng mình đã giác ngộ hoàn toàn.

vô số Phật trong quá khứ. Đức Thích Ca Mưu Ni là Đức Phật hiện tại nơi cõi Tam Thiên Đại Thiên thế giới nầy. Trong kiếp nầy gọi là Hiền Kiếp có một ngàn Đức Phật lần lược ra đời, mà đã ra đời 4 Đức Phật rồi, kể luôn Đức Phật Thích Ca Mưu Ni (xem Hiền Kiếp , mục tiếp theo II).

 

Đức Phật Thích Ca thường dạy rằng bao giờ Phật cũng thường trụcõi nầy. Chớ nói Phật nhập Niết Bàn là không còn hộ trợ người tu hành! Người tu hành luôn tinh tấn thì được gần Phật luôn luôn, được đức lành của Phật che chở, và được vào vòng hào quang của Phật.

Theo Kinh Phật dạy, tất cả chúng sinh đều có Phật Tính  và nếu họ tinh tấn tu hành ắt sẽ thành Phật. Cho nên trong kinh Phạm Võng có câu: Ta là Phật đã thành còn các người là Phật sẽ thành.

Như ta đã thường nghe là Phật có ba thânPháp Thân, Ứng Thân, Hóa Thân.

Vì Phật là bậc sáng suốt hoàn toàn, Trí lực đầy đủ, ngài có muôn hạnh nên ngài được xưng tặng bằng mười đức hiệu như sau: 

(1)-Như Lai, (2)- Ưng cúng, (3)-Chánh biến tri, (4)-Minh hạnh túc, 5)-Thiện thệ, (6)-Thế gian giải, (7)-Vô thượng sĩ  Điều ngự trượng phu, (8)-Thiên nhơn sư, (9)-Phật, (10)-Thế Tôn. 

Đức Phật còn được xưng tụng bằng những danh hiệu: Vô thượng sư, Vô thượng thiền sư, Đại trượng phu, Nhơn trung hương tượng, Sư tử, Long vương, Điểu ngự thị đạo, Đại thuyền sư, Đại y sư,  Đại ngưu vương, Nhơn trung ngưu vương, Tịnh liên hoa, Vô sư độc giác, Đại thí chủ, Đại sa môn, Đại Bà La Môn, Thiên tôn, Thiên trung thiên.

 

Phật là tiếng nói tắt, có nghĩa là : Phật Pháp, Phật Giáo, tức là đạo lý của Phật. Như nói: Học Phật, tu Phật. Phật Ấn tức là sự ấn chứng của Phật. Người được Phật Ấn tức là được cái thật tướng của các Pháp, cái Đạo của chư Phật. Thật Tướng, Đại Đạo nơi người ấy chẵng hề dời đổi. Phật Ấn cũng có nghĩa là Phật làm dấu ghi cho người đó. Việc ấn chứng nầy có nhiều thể cách: hoặc Phật dùng hai tay xoa đầu, xoa tráng. Hoặc dùng một tay mà ghi, hoặc chiếu hào quang đến người đó v.v… Phật Ấn còn có nghĩa là Phật Tâm Ấn (sự truyền thọ Phật Tâm, bậc Tôn Sư đem Tâm Phật in vào tâm đệ tử).

Nói về Phật Ấn cần phải nói đến hạt giống Phật. Phật chủng tức là những điều thiện bằng thân ngữ ý, các sở hành của Bồ Tát để mau thành Phật. Phật chủng, Phật chủng tử cũng là tiếng gọi Phật Tử, Bồ Tát vì là những bậc sẽ thành Phật, tức là hạt giống để thành Phật.

Trầm Ước luận viết: Nếu để cho hột giống Phật lìa ra khỏi mình thì nền Tam Bảo phải rớt xuống đất.

Kinh Phạm Võng: Phật dạy chư đệ tử rằng: Có 10 điều giới luật trọng đại. Như người thọ Bồ Tát Giới mà chẳng ghi nhớ và tu trì 10 điều giới luật ấy thì chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải là Phật Chủng Tử.

1-BỒ TÁT GIỚI  

 

 Bồ Tát Giớigiới luật cho người muốn tu trì đại hạnh để thành Bồ Tátthành Phật. Bồ Tát Giới khác với Bồ Tát Ưu Bà Tắc giới là giới luật riêng cho người tu tại gia, có 6 giới Trọng và 28 giới khinh.

 

Còn Bồ Tát GiớiGiới Luật chung cho hàng Tứ Chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Có 10 Giới Trọng và 48 Giới Khinh.

 

10 Giới Trọng: (1)-Giết, (2)-Trộm, (3)-Dâm, (4)-Nói láo, (5)-Mua (Uống) rượu, (6)-Nói điều lỗi của Tứ Chúng, (7)-Khen mình chê người khác, (8)-Keo tiếc lại còn chê bai, (9)-Lòng hờn giận chẳng chịu ăn năn, (10)-Gièm chê Tam Bảo.

 

48 Giới Khinh: (1)-Không kính thầy bạn, (2)-Uống rượu, (3)- Ăn thịt, (4)- Ăn 5 món cay, nóng, (5)-Không bảo sám hối, (6)-Không cung cấp thỉnh Pháp, (7)-Trễ nhác không đến nghe Pháp, (8)-Trái Đại, theo Tiểu, (9)-Không thăm bệnh, (10)-Chứa đồ giết chúng sinh, (11)-Làm quốc sứ, (12)-Buôn bán, (13)-Báng hủy, (14)-Phóng lửa đốt cháy, (15)-Dạy sai, (16)-Vì lợi nói ngược, (17)-Cậy thế xin xỏ, (18)-Không hiểu mà làm thầy, (19)-Hai lưỡi, (20)-Không làm việc phóng sanh, cứu độ, (21)-Hờn đánh trả thù, (22)-Kiêu mạng không thỉnh pháp, (23)-Kiêu mạng nói bậy, (24)-Không tập học Phật, (25)-Không khéo hòa chúng, (26)-Riêng thọ lợi dưỡng, (27)-Nhận thỉnh riêng cho mình, (28)-Thỉnh Tăng riêng, (29)-Dùng tà mạng nuôi sống lấy mình, (30)-Không kính ngày giờ tốt, (31)-Không làm việc cứu giúp, (32)-Làm việc tổn hại chúng sinh, (33)-Làm nghề quấy, chơi xem, (34)-Tạm niệm Tiểu Thừa, (35)-Không phát nguyện, (36)-Không phát thệ, (37)-Xông pha nơi nạn nguy mà du hành, (38)-Trái thứ tự cao, thấp, (39)-Không tu phước huệ, (40)-Lựa chọn nguời thọ gới, (41)-Vì lợi ích làm sư, (42)-Thuyết Giới với người dữ, (43)-Không hổ thẹn mà thọ bố thí, (44)-Không cúng dường Kinh Điển, (45)-Không giáo hóa chúng sinh, (46)-Thuyết pháp không theo như Pháp, (47)-Trái phép hạn chế, (48)-Phá Pháp.

(Tham khảo Bồ Tát Giới Kinh).

 

Kinh Đại Niết Bàn, quyển 28: có hai thứ Giới: Thinh Văn Giới và Bồ Tát Giới.

Từ sơ Phát tâm cho đến khi đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề gọi là Bồ Tát Giới.

Từ lúc quán bộ xương trắng đến khi chứng đắc quả A La Hán đó gọi là Thinh Văn Giới.

Bồ Tát Giớigiới luật của Đại Thừa Bồ Tát Tăng, tên gọi chung là Tam Tụ Tịnh Giới. Có hai đường: Một là lấy thuyết của Phạm Võng làm Tông. Hai là thuyết của Du Già bẩm thừa.

Thuyết của Phạm võng làm Tông là tác pháp thụ giới, xuất phát từ Phẩm Luật Tạng, kinh Phạm Võng. Giới tướng của nó gồm 10 trọng cấm, 48 khinh giới mà kinh Phạm Võng đã viết. Đó chính là Nhiếp Luật Nghi Giới trong Tam Tụ Tịnh Giới. Thuyết của Du Già Bẩm Thừa xuất phát từ kinh Thiện Giới. Kinh nầy do Đức Phật thuyết giảng sau khi thành Đạo và chính Bồ Tát Di Lặc được nghe. Đó là phẩm Bồ Tát Địa của luận Du Già. Theo thuyết nầy thì Nhiếp Luật Nghi Giới giống như Thinh Văn Địa đã nói, và cũng giống 250 Giới của Tỳ Theo Tiểu Thừa. Nhưng vì Bồ Tát Giớilợi tha nhiếp các thiện pháp nhiêu ích tất cả chúng sinh. Tức là nhiếp thiện pháp giới nhiêu ích hữu tình trong Tam Tụ. Cho nên giới tướng nói trong Luận Du Già và Luận Trì Địa có khác nhau.

 

2-BỒ TÁT GIỚI KINH 

 

Bồ Tát Giới Kinh, bản dịch cuối cùng của La Thập đời Diêu Tần là Bồ Tát Tâm Địa Giới (phẩm thứ 10 trong kinh Phạm Võng, quyển 2. Tên chung là Kinh Phạm Võng Lô Già Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm Địa Thập. Sau ghi riêng phần kệ tụng trì. Trí Giả, tổ của Thiên Thai, đặt tên là Bồ Tát Giới Kinh. Đệ tử của ngài là Chương An ghi lời nói của Trí Giả, làm hai quyển Nghĩa Sớ. Còn Pháp Tạng của Hoa Nghiêm đề là Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật Bồ Tát Thập Trọng Tứ Thập Bát Giới Kinh (nay sao bản nầy làm sớ 5 quyển gọi tắc là Phạm Võng Kinh Giới Bản). Các nhà chú thuật như sau: Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ, 2 quyển, Trí Khải đời Tùy trình bày, đệ tử Quán Đỉnh ghi. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Hội Bản, 2 quyển, Trí Khải giảng, đệ tửQuán Đỉnh ghi. Bồ Tát Giới Kinh Sớ San Bổ, 3 quyển, Minh Khoáng đời Đường san bổ. Bồ Tát Giới Kinh Sở Chú, 8 quyển Dữ Hàm đời Tống đưa vào Sở Tiên Kinh làm thêm chú thích sớ. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn, 5 quyển, Chu Hoằng đời Minh mở ra sự sâu kín.

Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn Sự Nghĩa, 1 quyển, Chu Hoằng trình bày. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn Vấn Biện Phụ Sự Nghĩa, 1 quyển, Chu Hoằng đời Minh trình bày.

  

3-PHẬT QUỐC ĐỘ 

 

Trong đề mục Bậc Toàn Giác nầy không thể không đề cập đến Phật Quốc Độ. Vì trong phần nầy chúng ta có dịp tìm hiểu về Tịnh Độ của chư Phật và Uế Độchúng sinh thường tình mang nghiệp phải thọ nhận cư trú.

Phật Độ hay Phật Quốc Độ là những cõi mà chư Phật thường trú, là những cõi mà Phật giáo hóa chúng sinh.

Cõi Phật có chia ra Tịnh Độ, Uế Độ, Báo Độ, Pháp Tích Độ v.v…

Uế Độ là cõi có đủ 5 thứ dơ bẩn (Kiếp trược, Kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược). Nơi đây cũng có một đức Phật giáo hóa chúng sinh. Nơi đây vẫn có hạng người thanh tịnh theo Phật tu hànhđắc quả Thánh. Cõi Ta bà của đức Phật Thích Ca (có cả trái đất của chúng ta) là một Uế Độ. Tịnh Độcõi Phật trong sạch. Nơi đây Phật thường thuyết pháp để giáo hóa các nhà tu hành thanh tịnh. Nơi đây không có địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Trong Tịnh ĐộBáo Độ xuất hiện do hạnh nguyện, quả báo lành của Phật và có hóa độ được biến hóa thành nhờ sức thần thông của Phật.

Cõi của đức Phật A Di Đà là một Tịnh Độ. Dù trụ ở cõi nào chăng nữa thì mỗi vị Phật đều có công đức, trí tuệ và ngôi vị như nhau.

Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện viết: Trong các cõi Phậtmười phương duy chỉ có một pháp nhất thừa mà thôi.

Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 19, viết: Nơi an thân gọi là Độ. Nơi Phật thường trụ gọi là Phật Độ.

Có nhiều loại Phật Độ như: Hai loại Phật Độ, Ba loại Phật Độ, Bốn loại Phật Độ.

 

a-HAI LOẠI PHẬT ĐỘ

 

Hai loại Phật Độ:

(1)-Chân Độ: là nơi cư trú của chư vị Chân Phật.

(2)- Ứng Độ: Là nơi cư trú của chư vị Ứng Phật.

 

Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 19, viết: “Cõi Phật hoặc chia ra làm hai loại: Chân ĐộỨng Độ. Nơi ký thác tự thân thì gọi là Chân Độ, nơi Phật tùy nghi thị hiện thuyết pháp thì gọi là Ứng Độ”.

Còn chỉ:

(1)-Chân Phật Độ, giống với Chân Độ ở trên.

(2)-Phương Tiện Hóa Thân Độ, giống với Ứng Độ ở trên.

Đại sư Kiến Chân, người Nhật Bản, phân biệt hai cõi nầycõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây.

Tham khảo: Giáo Hạnh Tín Chứng, quyển 56.

 

 

b-BA LOẠI PHẬT ĐỘ

 

Theo sách Phật Địa Luận, quyển 7, nói về ba cõi: Pháp Tính Độ, Thụ Dụng Độ, Biến Hóa Độ, tương ứng với thứ tự nơi trụ xứ của Pháp Tính Thân, Thụ Dụng Thân, Biến Hóa Thân. Trong đó cõi Pháp Tính Độ là Lý độ, còn hai loại Thụ Dụng ĐộBiến Hóa ĐộSự Độ, hoặc hai loại Pháp Tính Độ, Thụ Dụng Độcõi Tịnh Độ, và Biến Hóa Độ là chung cả Tịnh ĐộUế Độ.

 

c-BỐN LOẠI PHẬT ĐỘ  

 

Theo sách Duy Thức Luận, quyển 10, viết về 4 thân: Tự Tính Thân, Tự Thụ Dụng Thân, Tha Thụ Dụng Thân, Biến Hóa Thân là bốn Phật Thân.

Bốn thân đó tương ứng với 4 cõi Phật là:

(1)-Pháp Tính Độ, (2)-Tự Thụ Dụng Độ, (3)-Tha Thụ Dụng Độ, (4)-Biến Hóa Độ.

Trong đó cõi Pháp Tính Độ là cõi lý độ vô sắc tướng. Cõi Tự Thụ Dụng Độcõi Tịnh Độ, mà tự thân Thực Phật kí thác. Cõi Tha Thụ Dụng Độcõi Tịnh Độ của các vị Bồ Tát từ bậc sơ địa trở lên thị hiện. Cõi Biến Hóa Độcõi Phật Độ của các vị Bồ Tát trước hàng địa và các hạng phàm phu nhị thừa hiện. Do vậy mới có hai cõi Tịnh Độ và Uế Độ.

Tông Thiên Thai cũng nói về bốn loại Phật Độ.

(Tham khảo: Nghĩa Lâm Chương Phật Độ Chương, Tứ Độ v.v…).

II-HIỀN KIẾP (BHADRAKALPA)

 

Trụ kiếp của quá khứ gọi là Trang Nghiêm Kiếp. Trụ kiếp của tương lai gọi là Tinh Tú Kiếp. Trụ kiếp của hiện tại gọi là Hiền Kiếp. Trong 20 tăng giảm của trụ kiếp hiện tại có một ngàn đức Phật ra đời nên được xưng tánHiền Kiếp, còn gọi là Thiện Kiếp.

Trong kỳ kiếp hiện tại, Hiền Kiếp nầy, có một ngàn Đức Phật ra đời. Trong số ấy đã ra đời 4 đức Phật : Ca La Ca Tôn Đại (Krakucchanda), Câu Na Hàm Mâu Ni (Canakamouni), Ca Diếp (Kacyapa), Thích Ca Mâu Ni (Cakyamouni). Sau nầy đức Phật Di Lặc (Maitreya) sẽ ra đời.

 

1-ĐỨC PHẬT CA LA CA TÔN ĐẠI HAY CÒN GỌI LÀ CÂU LƯU TÔN

 

Đức Phật ra đời thuở ấy con người ta sống thọ 40 ngàn tuổi

Trong kinh Điạ Tạng viết: Thuở xưa có đức Phật ra đời hiệu là Câu Lưu Tôn Phật. Nếu có nam tử, nữ nhơn nghe danh hiệu đức Phật ấy, hết lòng chiêm lễ, tán thán, thì người ấy ở trong hội một ngàn đức Phật về Hiền Kiếp nầy, sẽ làm Đại Phạm Vương và được thọ ký cho quả Phật.

2-ĐỨC PHẬT CÂU NA HÀM MÂU NI

 

Đức Phật ra dời thuở ấy con người hưởng thọ 30 ngàn tuổi. Ngài có dạy rằng: “Đừng để tâm người đi hoang đàng…Hãy gắng học tập và thực hành theo giáo lý Phật dạy. Như vậy người tránh được các sự buồn phiền và người vững bước mà đi tới Niết Bàn.” (trích trong Tỳ Kheo Giới Bổn).

Câu Na Hàm Mâu NiĐức Phật thứ hai đã ra đời trong Hiền Kiếp nầy.

Kinh Trường A Hàm có chép rằng: “Hồi thuở con người sống thọ 30 ngàn tuổi, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni ra đời. Ngài là dòng Bà La Môn, họ Ca Diếp. Cha tên là Đại Đức, mẹ là Thiện Thắng. Ngài ở thành Thiện Thắng, ngồi nơi cội cây Ô Tạm Bà La Mônthuyết pháp, độ cho 30 ngàn người. Đệ tử thị giả của ngài tên là An Hòa Tử Đạo Sư (Tô Trì).

Phật Câu Na Hàm Mâu Ni có truyền lại bài kệ như sau:

Phật bất kiến thân tri thị Phật

Nhược thật hữu tri biệt vô Phật

Trí giả năng tri tội tánh không

Thản nhiên bất bố  ư sanh tử 

Dịch:

Thân chẳng thấy biết là thân Phật

Nếu biết rồi thì Phật là không

Người khôn biết tội tánh không

Thản nhiên chẳng sợ trong vòng sanh tử.

3-ĐỨC PHẬT CA DIẾP (Kacyapa Bouddha, (scr.)  

 

Đức Phật Ca Diếp ra đời thuở con người sống thọ 20 ngàn tuổi.

Đức Phật ra đời trong quá khứ, tuy nhiên Ngài cũng ở trong Hiền Kiếp nầy. Trong Hiền Kiếp nầy có một ngàn Đức Phật mà đã ra đời bốn đức Phật rồi. Ca DiếpĐức Phật thứ ba. Đức Phật thứ tư là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Khi thành đạothuyết pháp đức Phật Thích Ca có dạy rằng: “Nhiều vị Thinh Văn đệ tử Phật Ca Diếpgiáng sinh làm Tỳ Kheo hầu ta mà nghe pháphộ trợ Tam Bảo.

Đức Phật Ca Diếp đã dạy rằng: “Không làm điều ác. Hãy làm các điều lành. Hãy giữ Ý cho trong sạch. Bao nhiêu đó tóm tắc giáo lý của chư Phật.”

 

Trong kinh Bốn Mươi Hai Chương đức Phật Thích Ca có lặp lại bài kệ về sự diệt dục do đức Phật Ca Diếp đã dạy:

Dục sanh ư nhữ ý (Dục sanh ra từ Ý người)

Ý dĩ tư tưởng sanh (Ý do tư tưởng con người mà sanh)

Nhị tâm các tịch tĩnh (Hai tâm ấy nếu đều vắng lặng)

Phi sắc diệt phi hành (Không còn hình sắc, hành động nào nữa).

Trong Soạn Tập Bá Duyên kinh (Avadãna Cataka) có chép: Nầy chư Tỳ Kheo! (lời đức Phật Thích Ca) trong đời quá khứ, thuộc về Hiền Kiếp (Bhadra-Kalpa) nầy mà ta đang sống đây, bấy giờ con người ta hưởng thọ hai mươi ngàn tuổi, có đức Phật Ca Diếp ra đời. Ngài xuống thành Ba La Nại vào ngự trong vườn Lộc Uyển.

Đức Phật Ca Diếp đã thọ ký cho vị đệ tử trên trước của Ngài rằng: “Nầy thiện nam tử! Chừng nào con người ta sống đời một trăm tuổi, chừng ấy người sẽ thành Phật Như Lai hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.

 

Trong kinh Niết Bàn, đức Phật có nhắc lại tiền thân: Trong đời quá khứ có vị vua Thiện Trụ cai trị ở cõi Diêm Phù Đề nầy. Vua ấy và nhơn dân sống thọ 48.000 tuổi. Từ nơi đỉnh đầu vua nổi lên một bọc thịt. Cái bọc ấy lớn lên và bể ra làm hai: một đồng tử hiện ra, tướng tốt đẹp phi thường. Vua đặt tên là Đỉnh Sanh. Lớn lên Đỉnh Sanh thống nhất Tứ Đại Châu và làm vị Chuyển Luân Thánh Vương. Vị Chuyển Luân Thánh Vương ấy là tiền thân của đức Phật Thích Ca. Trong khi ấy có hiện lên cảnh thiên đường của đức Đế Thích. Đức Đế Thích ấy về sau đã thành Phật, tức là Phật Ca Diếp.

Trong kinh Trường A Hàm viết: Thuở đời người ta hưởng thọ 20.000 tuổi, đức Phật Ca Diếp ra đời. Ngài là dòng Bà La Môn, họ Ca Diếp, cha tên là Phạm Đức, mẹ tên là Tài Chủ. Ngài ở thành Ba La Nại ngồi dưới cây Ni Câu Luật, thuyết pháp một hội, độ được 20.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: (1)- Đề Xá, (2)-Bà La Bà. Thị giả của Ngài tên là Thiện Hửu Tử Tập Quân (Diếp Bà Mật Đa).

 

4-ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI (Cakya-Mouni, (scr.)

 

Đức Phật thứ 4 trong Hiền Kiếp nầy. Tên Ngài có nghĩa là Bực Tịch Tĩnh trong họ Thích Ca, cũng gọi là Năng Nhơn, năng lực, nhơn từ, năng mãn…

Đó là sự tích ứng hóa thân của Ngài. Về phương diện tu hành và độ đời của Phật theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì đời thật của Phật nói không cùng. Đức Như Lai đã thành Phật đã bao nhiêu kiếp rồi song Ngài chuyễn phương tiện giáng thếtu hành để độ chúng sanh. Và Phật giả ra nhập Niết bàn đặng chúng sanh đem lòng hoài bảo đối với Phật, rán lo tu học. Nhưng thật ra, Phật không nhập Niết bàn: Lúc nào Ngài cũng bên cạnh chúng ta để dìu dắt ta, giáo hóa ta.

Vì chính Ngài nói rằng: “Cho đến nay ta thành Phật, mà cái hạnh Bồ Tát ta làm cũng chưa xong. Ta còn phải thực hành hạnh ấy nữa trong vô lượng kiếp vô số kiếp”.

 

Thường muốn cữ tên Ngài người ta gọi Ngài là  :

(1)- Đức Phật Tổ, vì Ngài là Bổn Sư của các nhà tu niệm xuất giatại gia.

(2)- Đức Thế Tôn, vì ở cõi thế Ngài được tôn trọng nhứt trong các hạng chúng sinh.

(3)- Đức Như Lai, vì Ngài đã dắc quả Phật thì vào cảnh an nhiên, tự tại, vô cùng vô tận, ở khắp nơi, không từ đâu mà đến và không đi dâu.

 

Ngoài ra tên Thích Ca Mâu Ni, vì tôn kính, người ta còn gọi Ngài bằng mấy tên dưới đây: Nhứt Thiết Nghĩa Thành, Viên Mãn Nguyệt, Sư Tử Hống, Đệ Thất Tiên, Cồ Đàm Thị, Đại Sa Môn, Đại Đạo Sư v.v…

Trong mục nầy, viết thêm về Đức  Thích Ca Mâu Ni Cổ Phật, để tiện việc tham khảo.

Về thời quá khứ xa xưa, thuở ấy đức Bổn Sư của chúng ta là một người nghèo. Người ấy đến nhà bạn lành, nghe tiếng đồn rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang giảng kinh Niết Bàn với đại chúng. Nghe được tin ấy, người lấy làm vui mừng, muốn sắp đặt cuộc cúng dường Phật. Nhưng phận nghèo chẳng có món chi để cúng, người định bán mình. Nhưng bạc phước thay, chẳng có ai chịu mua. Người bèn đi về nhà. Dọc đường gặp một người kia, bần nhơn bèn nói rằng: “Tôi muốn bán mình, ông có thể mua chăng?”. Người kia đáp: “Nhà tôi có việc, nhưng chẳng ai làm nổi. Như chú làm được thì tôi mua thân chú”.

 

-       Việc chi mà chẳng ai làm nổi?

-       Số là tôi có bệnh dử, lương y cho thuốc, dạy phải ăn mỗi ngày ba lạng thịt người. Như chú có thể mỗi ngày đem ba lạng thịt nơi thân chú mà cấp cho tôi thì tôi sẽ trả cho chú năm thẻ tiền vàng. 

Bần nhơn nghe xong, lấy làm vui vẻ, thưa rằng: “Ông cho tiền đi, tôi hẹn trong 7 ngày đặng sắp đặt công việc cho xong, tôi sẽ lại hầu ông.”

Bảy ngày thì không được. Chú liệu như tiện, tôi hẹn cho chú một ngày.”   

Lúc ấy bần nhơn lãnh tiền đi đến nơi Đức Cổ Phật Thích Ca Mâu Ni, đãnh lễ nơi chân Phật và có bao nhiêu tiền của đem ra phụng hiến tất cả, thành tâm ngồi nghe Phật giảng kinh Niết bàn. Nhưng vì tâm tánh ám độn, tuy nghe giảng kinh mà chỉ nhớ có một bài kệ sau đây:

 

Như Lai chứng Niết bàn

Dứt trọn vòng sanh tử

Như ai chú tâm nghe

Thường được vô lượng lạc

 

Nghe được bài kệ rồi, người quay về nhà bệnh nhơn. Mỗi ngày người thẻo 3 lạng thịt mình cho bệnh nhân ăn. Nhờ sức bài kệ, người chẳng thấy đau đớn chi cả. Như vậy cho đến trọn tháng. Người bệnh mạnh khỏeThân thể của bần nhơn cũng lành, chẳng có một vét thẹo nào. Thấy thân mình hoàn toàn lành bần nhơn liền nguyện cầu thành Phật: “Ta nguyện rằng về sau, chừng thành Phật, ta cũng tên là Thích Ca Mâu Nithế giới của ta cũng có tên là Ta bà.”

 

Như vậy Đức Thích ca Mâu Ni Phật, Bổn Sư của chúng ta thuở xưa là đệ tử của Đức Thích Ca Mâu Ni Cổ Phật.

(Tham khảo kinh Niết bàn, quyển 22.)

Giòng họ Thích ca thuộc chủng tộc A Lê da (Aryas, Ayens) từ ngoài tràn vào xâm chiếm và cai tri Ấn Độ. Họ Thích Ca ở về phía bắc Ấn Độ, kinh thành Kapilavastou, bên bờ sông Bhâgirathi.

Sau khi Phật tịch, xứ Kapilavastou bị vua nước Kosala chiếm đoạt và sát hại. Những người họ Thích còn sống sót phải trốn lên miền trên tức là xứ Nepal.

Tại sao chư Tăng Ni Trung Hoa và Việt Nam dùng họ Thích của đức Phật Thích Ca?

Đạo Phật lúc mới truyền sang Trung Quốc, các Tăng còn được gọi theo họ thế tục của mình, hoặc lấy họ của thầy Bổn Sư. Ví dụ như ngài Chi Độn vốn là họ Quan, vì Bổn Sư của ngài là Chi Khiêm nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, theo học với ngài Bạch Thi Lê Mật Đa nên lấy họ Bạch.

(Tham khảo: Tị Thử Lục Thoại, quyển hạ)

 

Đến ngài Đạo An, cao tăng đời Tấn nói: Đức Phật có họ là Thích Ca, nay các Phật Tử nên theo họ của đức Phật, tức họ Thích. Về sau khi kinh A Hàm được đem về, trong kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo.

 

Sách Dị Cư Lục, quyển 22 viết: “Sa Môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A-Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của sông. Bốn họ Sa Môn, đều dùng họ Thích. Từ đấy trở thành cố định, các sa môn bắt đầu dùng họ Thích”.  

Thật ra họ Thích đã được dùng từ khi Phật còn tại thế. Khi đức Phật ra đi hoằng hóa, những người qui y theo Phật, cùng xuất gia theo ngài, phần đông là người qúi phái họ Thích. Cho nên người ta gọi mấy vị Tỳ Kheo ấy là Thích Tử.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, những người xuất gia tu theo Đạo Phật cũng nhận mình là Tỳ Kheo Thích Tử. Đó là những đệ tử thực hành theo giáo lý của đức Bổn Sư Phật Thích Ca.

Từ ấy trở thành thông dụng, những tín đồ đạo Phật dầu tại gia hay xuất gia đều có thể tự xưng là Thích Tử. Đồng nghĩa với Phật Tử, Phật Đệ Tử.

 

5-ĐỨC PHẬT VỊ LAI (MAITREYA BOUDDHA (Scr.)

 

Di Lặc, Tiếng Trung Quốc gọi là Từ, Từ Thị. Ngài cũng có tên là A Dật Da (Ajita). Dịch nghĩa là Vô Năng Thắng. Ngài là Bồ Tát Ma Ha Tát, sẽ thành Phật kế đức Thích Ca Mâu Ni. Trong lúc Đức Thích Ca thành đạothuyết pháp, đức Di Lặc có dự thính theo hàng đệ tử ngài, có nghe Phật thuyết giảng bộ Diệu Pháp Liên Hoa kinh (Saddharma Pundarika).

 

Đức Thích Ca có giảng về công đức và các hạnh từ những đời trước của đức Di Lặc và cho hay rằng về sau đức Di Lặc sẽ thành Phật hiệu là MAITRI (Maitreya, Di Lặc, Từ Tôn).

Tuy đức Di Lặc còn là Bồ Tát nhưng người tu Phật đã gọi ngài là Di Lặc Phật hay Từ Tôn rồi.

Vào thế kỷ thứ V, hai anh em Asangha (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân) có tham thiền hiện đến cung đức Di Lặc và được ngài đem lý thâm thúy Đại Thừa mà chỉ giáo cho.

Vào thế kỷ thứ bảy, ngài Huyền Trang trong khi du hành qua Ấn Độ, thường niệm danh hiệu đức Di Lặc, được đức Di Lặc hộ trì cho khỏi tai hoạ. Ngài Huyền Trang có nguyện khi thác sanh lên cung trời Đâu Suất chầu Đức Di Lặc.

 

Đức Di Lặc Bồ Tát là một trong tám vị Đại Bồ Tát:

(1)-Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, (2)-Quan Thế Âm Bồ Tát, (3)- Đại Thế Chí Bồ Tát,  (4)-Vô Tận Ý Bồ Tát, (5)-Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, (6)-Dược Vương Bồ Tát, (7)-Dược Thượng Bồ Tát, (8)-Di Lặc Bồ Tát.

 

Ai muốn sanh lên cõi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, song nghe chánh pháp mà chẳng định trí được, tới chừng nghe danh hiệu Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, khi mạng chung được Đức Di Lặc và bảy vị đại Bồ Tát trên hiện đến mà chỉ dẫn đường về Tây Phương Cực Lạc.

(Tham khảo kinh Dược Sư).

 

Tính theo sách Phật Tổ Thống Ký: Từ đức Phật Thích Ca đến khi  đức Phật Di Lặc ra đời và thành Phật là tám triệu một trăm lẽ tám ngàn năm (8.108.000).

Đến khi đức Phật Di Lặc ra đời con người sẽ có tuổi thọ tám chục ngàn tuổi (80.000).

(Tham khảo kinh Di Lặc Hạ Sanh).

 

Đức Phật Di Lặc Di Lặc sẽ thuyết pháp ba kỳ nơi cội cây Long Hoa, độ vô số chúng sanh. Ngài hưởng thọ sáu chục ngàn tuổi (60.000). Sau khi ngài nhập Niết Bàn, nền chánh pháp của ngài sẽ trụ thế sáu chục ngàn năm (60.000). Thời kỳ Tượng Pháp sẽ trụ thế sáu chục ngàn năm (60.000).

(Tham khảo: Di Lặc Bổn kinh, Di Lặc Thượng Sanh kinh, Di Lặc Hạ Sanh kinh, Di Lặc Đại Thành Phật kinh).

 

Di Lặc Hạ Sanh kinh: ngài Huyền Trang dịch ra chữ Hán, Đoàn Trung Còn dịch ra tiếng Việt. Kinh nầy do ngài Xá Lợi Phất thỉnh Phật thuyết giảng. Đức Phật giảng rằng: về sau Bồ Tát Di Lặc sẽ rời cung trời Đâu Suất, giáng sanh nơi cõi nhân gian, ngồi nơi cội cây Bồ Đề tên là Long Hoathành Phật. Lúc bấy giờ thọ mạng của người đời là tám mươi ngàn tuổi (80.000). Lúc ấy nhằm thuở Thánh Vương Hướng Khư trị vì. Cha của Bồ Tát tên là Thiện Tịnh, làm đại thần Quốc Sư ở triều vua. Mẹ ngài là bà Tịnh Diệu.

 

Khi đức Bồ Tát thành Phật, ngài độ cho cả triều vua, độ cho cha mẹ và nhơn dân trong nước đều tu hành. Ngài sẽ mở ra ba kỳ thuyết pháp: kỳ đầu độ được chín mươi sáu ức người, kỳ thứ hai độ được chín mươi bốn ức người, kỳ thứ ba độ được chín mươi ba ức người.

Đức Phật Thích Ca có giảng rằng: ai muốn sanh về cõi của Đức Phật vị laiDi Lặc thì từ nay tinh tấn tu hành Năm Giới, Tám Giới, 10 Điều Thiện, Cụ Túc Giớithực hành hạnh Bồ Tát.

 

B-KHẢO SÁT HAI

 

Bậc Toàn Giác hay gọi là Phật.

Trong tự điển tiếng Anh viết như sau:

“Buddha, from Budh, to “be aware of”,  “conceive”, “observe”, “wake”;  also “completely conscious, enlightened”, and came to mean the enlightener. The Chinese translation is to perceive, aware, awake; and gnosis, knowledge. There is an Eternal Boddha, see e.g. the Lotus Sũtra, cap. 16, and multitudes of Buddhas, but the personality of  Supreme Buddha, an Ãdi-Buddha, is not defined. Buddha is in and through all things, and some schools are definitely Pan-Buddhist in the pantheistic sense. In the Triratna commonly known as while Sãkyamuni Buddha is the first “person” of the Trinity, his Law the second, and the Order the third, all three by some are accounted as manifestations of the All-Buddha.

 

As Sãkyamuni, the title indicates him as the last of the line of Buddhas who have appeared in this world, Maitreya is to be the next. As such he is the one who has achieved enlightenment, having discovered the essential evil of existence (some say mundance existence, others all existence), and the way of deliverance from the constant round of reincarnations; this way is through the moral life into nirvãna, by means of self-abnegation, the monastic life, and meditation. By this method a Buddha, or enlightened one, himself obtains Supreme Enlightenment, or Omniscience, and according to Mahãyãnism leads all beings into the same enlightenment. He sees things not as they seem in their phenomenal but in their noumenal aspects, as they really are.

 

The term is also applied to those who anderstand the chain of causality (twelve nidãnas) and have attained enlightenment surpassing that of the arhat. Four types of the Buddha are referred to:

 

(1)-The Buddha of the Tripitaka who attained enlightenment on the bare ground under the Bodhi-tree.

(2)-The Buddha on the deva robe under the Bodhi-tree of the seven precious things.

(3)-The Buddha on the great precious Lotus throne under realm bodi-tree.

(4)-The Buddha on the throne of Space in the realm of eternal rest and glory, where he is Vairocana.

 

The Hĩnayãna only admits the existence of one Buddha at a time; Mahãyãna claims the existence of many Buddhas at one and the same time, as many Buddhas as there are Buddha-universes, which are infinite in number.

 

C-KHẢO SÁT BA

I-PHẬT – BUDDHA

 

 

Buddha, gọi tắt là Phật Đà, còn gọi là Hửu Đồ, Phật Đà, Phù Đà, Phù Đồ, Phù Đầu, Bột Đà, Bộ Đà, Mẫu Đà, Một Đà. Dịch nghĩa là Giác, hoặc là Trí.

 

Giác có hai từ là Giác Sát và Giác Ngộ. Hiểu biết suy xét (Giác Sát) phiền não, khiến nó không gây ra tác hại nữa, như đời biết nó là giặc, nên gọi là Giác Sát. Đó gọi là Nhất Thiết Trí. Hiểu rõ sự lý của chư Pháp, rõ ràng rành mạch như người tỉnh giấc mơ thì gọi là Giác Ngộ. Đó là Nhất Thiết Chủng Trí. Tự Giác rồi mới có thể Giác Tha. Tự GiácGiác Tha cùng viên mãn thì gọi là Phật. Người biết tự giác là đã khác với phàm phu.  Người biết giác tha là đã hơn được Nhị Thừa. Người mà tự giác, giác tha viên mãn thì đã hơn cả Bồ tát.

 

Vì sao vậy?

Vì rằng phàm phu không biết tự giác, nhị thừa tuy tự giác, nhưng chưa tu hành giác tha, Bồ Tát thì đủ cả tự giác, giác tha nhưng tu hành chưa viên mãn. Lại nữa, người hiểu biết là người có đủ 2 trí, nắm biết tất cả chư pháp, hiểu rõ phân minh.

Sách Nam Sơn Giới Bản Sớ, quyển 1, viết: “Tiếng Phạn, Phật Đà, hoặc gọi là Phù Đồ, Bộ Tha, Phù Đầu. Có lẽ do lưu truyền sai, ở đây không phải chỉ người, dịch nghĩa là Giác”.

Sách Tông Luân Luận Thuật Ký viết: “Phật Đà là phiên âm tiếng Phạn, dịch là Giác,  tùy ý lược bớt chỉ gọi là Phật”.

Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 20, viết: “Phật là dựa vào đức độ mà đặt tên, có nghĩa là Giác Trí. Theo đó Giác có 2 nghĩa: Một là Giác Sát, Giác có nghĩa như người ta phát giác thấy giặc. Hai là Giác Ngộ, có nghĩa như người ta tỉnh ngủ. Giác trong Giác Sát là đối lại với nghĩa phiền não chướng. Phiền não làm tổn hại mọi việc giống như giặc dã gây tai họa, chỉ có bậc thánh là mới biết được, nên không bị nó làm hại, thì gọi là Giác”.

Kinh Niết Bàn viết: “Như người ta phát giác thấy giặc, thì giặc không thể làm gì nổi. Phật cũng thế. Giác trong Giác Ngộ đối lập với sở tri chướng. Vô minh mờ mịt, mọi việc như ngủ, thánh tuệ chợt lóe lên soi sáng khắp nơi, như người ngủ mê chợt tỉnh thì gọi là Giác. Nếu đã tự giác rồi, lại có thể giác tha và cả hai tự giácgiác tha đều viên mãn thì gọi là Phật. Tự giác là hơn hẳn phàm phu. Giác tha là hơn hẳn nhị thừa. Tự giác, giác tha viên mãn là đã hơn hẳn Bồ Tát”.

Đức Thích cađức Phật thứ tư và là đức Phật hiện tại. Trước đó đã có ba đức Phật quá khứ ra đời. Trong không gianvô số thế giớivô số đức Phật.

Mỗi chúng sinh đều có tính Phật; tức là ai cũng có thể trở thành Phật nếu tu hành tinh tấn.

II-MỘT PHẬT, NHIỀU PHẬT

 

Theo Đại Thừa thì cùng một thời đại có thể có nhiều đức Phật ra đời cùng một lúc.

Theo tiểu thừa thì trong luận Câu Xá, quyển 2, viết có 2 thuyết. Theo các thầy Tát Bà Đa thì thế giới vô biên duy chỉ có một đức Phật ra đời mà thôi, không thể có hai đức Phật đồng thời ra đời được. Các vị Tổ Sư khác thì cho rằng trong một tam thiên đại thiên thế giới, tuy không thể có 2 đức Phật đồng thời ra đời, nhưng ở trong cõi tam thiên đại thiên thế giới khác có các đức Phật ra đời không phải là không đồng thời. Vậy nên trong vô lượng thế giới đồng thờivô lượng đức Phật ra đời.

Đại Trí Độ Luận, quyển 9, phê cả hai nghĩa đó, cho rằng nghĩa trên là nghĩa không rõ. Nghĩa dưới là nghĩa rõ ràng.

 

III-BỐN ĐỨC PHẬT

1-TẠNG PHẬT

 

Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ Đề của nước Ma Kiệt Đà, dùng cỏ tươi làm đệm ngồi, trong 34 tâm dứt bỏ mối hoặc Kiến Tưthành chánh giác. Thân cao một trượng sáu, thuyết Tứ Đế, sinh diệt có hạn có căn cơ tam thừa, là vị lão tỳ kheo 80 tuổi, khởi thân diệt hết ở dưới gốc cây song thọ. Chỉ có đức Phật nầy là đức Phật của mười phương. Còn Phật Tam Thế đều là các vị Phật khác.

 

2-THÔNG PHẬT

 

Ở ngôi nhân vị đã dứt bỏ chính sử tam hoặc, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề thất bảo của nước Ma Kiệt Đà, dùng áo trời làm đệm ngồi, dứt bỏ tâm tư mà thành chánh giác. Bản thân cũng như đức Tạng Phật, Liệt ứng thân cao một trượng sáu, có khi dùng thần họchiện ra Thắng Ứng Thân tôn quí nên gọi là Đức Liệt Thắng Ứng Thân.

 

Thông giáo có hai loại căn cơ là Lợi và Độn. Người độn căn chỉ nhờ quan sát cái lý Đản Không, giống như Tạng Giáo nói trên, thấy được Liệt Ứng Thân cao một trượng sáu. Người lợi căn thì xét cái lý Bất Đản Không, giống như Biệt Giáo nói ở dưới, thấy được Thắng Ứng Thân tôn quý.

 

Tóm lại, ý của Thiên Thaigiới hạncăn cơ cảm ứng của chúng sanh, phán xét thân Phật. Vậy nên một tấm thân cao một trượng sáu, đối với căn cơ của 4 giác, hoặc là Liệt Ứng, hoặc là Thắng Ứng, hoặc là Pháp Thân. Đây cũng là giảng thuyết về Tứ Đế và sinh cho hạng có căn cơ Tam Thừa, hiện ra lão tỳ kheo 80 tuổi mà nhập diệtdưới gốc cây song thọ như đức Tạng Phật. Đó cũng là một đức Phật tự thân, mà các vị Phật khác không phải là phân thân của ngài.

 

3-BIỆT PHẬT

 

Dứt bỏ 12 phẩm vô minh nhập vào ngôi vị Diệu Giác, ngồi ở chính tòa đại bảo hoa dưới gốc cây Bồ Đề thất bảo của Liên Hoa Tạng thế giới, hoặc ở cõi trời Sắc Cứu Cánh Thiên, thọ chức quán đỉnh, mà hiện Báo Thân Viên Mãn (thân Tha Thọ Dụng). Vì các vị Bồ Tát mà chuyễn pháp luân vô lượngvô tác Tứ Đế. Đó chính là đức Phật Lư Xá Na nói đến trong kinh Hoa Nghiêmkinh Phạm Võng.

 

4-VIÊN PHẬT

 

Dứt bỏ phần vô minh mà thành thanh tịnh pháp thân, an trụ ở cõi Thường Tịch Quang, lấy hư không làm chỗ ngồi. Tức là đức PhậtLư Xá Na nói đến trong kinh Hoa Nghiêm và kinh Phổ Hiền (các nhà Thiên Thai coi đức Phật Lư Xá NaBáo Thân, đức Tì Lư Xá NaPháp Thân).

 

IV-MƯỜI THÂN PHẬT

 

Mười thân nầy, có nơi trong Kinh nói tới nhưng tên gọi có khác. Cựu Kinh, quyển 2, viết: “Đó là các thân: Bồ Đề Thân, Nguyện Thân, Hóa Thân, Trụ Trì Thân, Tướng Hảo Trang Nghiêm Thân, Thế Lực Thân, Như Ý Thân, Phúc Đức Thân, Trí Thân, Pháp Thân”.

 

Cựu kinh, quyển 37 viết: “ Chính Giác Phật, Nguyện Phật, Nghiệp Báo Phật, Trụ Trì Phật, Hóa Phật, Pháp Giới Phật, Tâm Phật, Tam Muội Phật, Tính Phật, Như Ý Phật”.

Cựu kinh, quyển 42 viết: “Vô Trước Phật, Nguyện Phật, Nghiệp Báo Phật, Trụ Trì Phật, Niết bàn Phật, Pháp Giới Phật, Tâm Phật, Tam Muội Phật, Tính Phật, Như Ý Phật”.

 

1-BỒ ĐỀ THÂN

 

Tức Chánh Giác Phật, còn gọi là Vô Trước Phật. Vì an trụ ở thế gian, nên không dính mắc vào Niết bàn. Vì là thành tựu chánh giác nên không dính mắc vào sinh tử. Nhân vì Phật Đạo, vô trước không chấp trước mà thành tựu đạo chánh giác nên gọi là vô trước.

 

2-NGUYỆN THÂN

 

Nguyện Thân còn gọi là Nguyện Phật. Đó là thân Phật nguyện sinh vào cõi trời Đâu Suất.

 

3-HÓA THÂN

 

Tức Hóa Phật hay Niết Bàn Phật, là hóa thân sinh vào vương cung. Hóa tất phải thị diệt, nên gọi là Niết Bàn Phật.

4-TRỤ TRÌ THÂN

 

Tức là Trụ Trì Phật. Thân sau khi tịch diệt chỉ còn xá lợi thân mà trụ trì vào Phật Pháp.

 

5-TƯỚNG HẢO TRANG NGHIÊM THÂN

 

Tức là Nghiệp Báo Phật. Đó là thân Phật có vô biên tướng hảo trang nghiêm, là công đức báo đáp vạn hạnh nghiệp nhân nên gọi là Nghiệp Báo Phật.

 

6-THẾ LỰC THÂN

 

Tức là Tâm Phật. Lấy cái tâm từ bi của Phật để nhiếp phục tất cả nên gọi là Thế Lực Thân, cũng gọi là Tâm Phật.

 

7-NHƯ Ý THÂN

 

Như Ý Thân cũng gọi là Ý Sinh Thân. Tức là Như Ý Phật, là Thân Phật đối với chư vị Bồ Tát ở bậc địa trước hay bậc địa trên mà hiện sinh Thân Như Ý.

 

8-PHÚC ĐỨC THÂN

 

Tức là Tam Muội Phật, là thân thường trụTam Muội. Tam Muội là phúc cao nhất nên gọi là phúc đức.

 

9-TRÍ THÂN

 

Tức là Tính Phật, là Tứ Trí như Đại Viên Kính Trí.  Đó là tính đức vốn có nên gọi là Tính Phật.

 

10-PHÁP THÂN

 

Tức là Pháp Giới Phật, là bản tínhTrí Thân liễu ngộ, phối hợp nó với 3 thân ở thông đồ. Bốn thân từ Bồ Đề Thân đến Trụ Trì Thân là Báo Thân. Pháp Thân cuối cùng tức là Pháp Thân.

Mười thân nầy cùng với mười thân cảnh được gọi là Hành Cảnh Thập Thân. Thân Phật nhờ thực hành mà có thể cảm đắc được.

(Tham khảo: Thám Huyền Ký, q. 14, 17. Đại Sớ Sao, q.38, 53, 58; v.v…).

 

V-TỐI THẮNG PHẬT TRÍ

 

Vị Thích Ca Như Lai ở viện thứ ba thuộc Thai Tạng Giới nhập vào Chuyển Luân Vương Tam Ma Địa, hiện hình Luân Vương thống lãnh bốn phương thiên hạ, tỏ rỏ tôn hình tối thắng Phật Trí, nên gọi là Phật Đỉnh Tôn. Đỉnh có nghĩa là tối thắng, hơn hết. Trí là thù thắng nhất trong tất cả công đức, nên gọi là Phật Đỉnh. Bộ loại có phân ra: Tám Đại Phật Đỉnh,  Năm Phật Đỉnh và Ba Phật Đỉnh.

 

1-TÁM VỊ ĐẠI PHẬT ĐỈNH

 

Tức là năm vị Phật Đỉnh và ba vị Phật Đỉnh bên dưới đây. Bức vẽ năm vị Phật Đỉnh bên trái đức Thích Ca Như LaiThích Ca Điện thuộc Thai Tạng Giới để tượng trưng cho năm Trí. Bức vẽ ba vị Phật Đỉnh ở bên phải đức Thích Ca là để tượng trưng cho ba bộ. Đó là tám vị Phật Đỉnh.

 

2-NĂM VỊ PHẬT ĐỈNH

 

Năm vị Phật Đỉnh bên trái đức Thích Ca tượng trưng cho năm Trí. Đó là:

 

a-BẠCH TẢN PHẬT ĐỈNH

 

Còn gọi là Bạch Tán Phật Đỉnh có tên là Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Luân Vương. Đó là vị Phật Đỉnh Tôn lấy cây lọng màu trắng làm hình Tam Muội Da. Cây lọng trắng đó là loại cờ tượng trưng cho đức Đại Từ Bi trong trắng truyền khắp pháp giới.

 

b-THẮNG PHẬT ĐỈNH

 

Còn gọi là thù thắng Phật Đỉnh, lấy thanh bảo kiếm làm hình Tam Muội Da. Là vị Tôn chỉ về thù thắng đại tuệ, nên gọi là Thắng Phật Đỉnh.

 

c-TỐI THẮNG PHẬT ĐỈNH

 

Còn gọi là Nhất Tự Tối Thắng Phật Đỉnh Luân Vương, Tối Thắng Kim Luân Phật Đỉnh, Chuyển Luân Vương Phật Đỉnh, Kim Luân Vương Phật Đỉnh (gồm có Thích Ca Kim Luân và Đại Nhật Kim Luân. Ở đây là vị Thích Ca Kim Luân).

Vị Tôn nầy chỉ về công đức chuyển pháp luân trong tám tướng của đức Như Lai. Công đức chuyễn Pháp Luân là không gì sánh bằng, không gì hơn (vô tỉ, vô thượng), nên có tên là Tố Thắng Phật Đỉnh. Vị Tôn nầy lấy bánh xe bằng vàng làm hình Tam Muội Da nên còn gọi là Kim Luân Phật Đỉnh.

 

d-HỎA TỤ PHẬT ĐỈNH

 

Còn gọi là Quang Tụ Phật Đỉnh, Phóng Quang Phật Đỉnh, Hỏa Quang Phật Đỉnh. Vị Tôn nầy chỉ về công đức lấy ánh sáng thu nhiếp chúng sinh nên có tên gọi như vậy.

Sách Bí Tạng Kí gọi là Cao Phật Đỉnh.

 

e-XẢ TRỪ PHẬT ĐỈNH

 

Còn gọi là Trừ Chướng Phật Đỉnh, Thôi Toái Phật Đỉnh, Trừ Nghiệp Phật Đỉnh, Trừ Cái Chướng Phật Đỉnh, Tôn Thắng Phật Đỉnh v.v…Chỉ về công đức diệt trừ tất cả phiền não.

Năm vị Phật nầy tượng trưng cho năm Trí Tối Thắng của đức Thích Ca Như Lai. Bất luận là hình tôn gì đều là hình của vị Chuyể Luân Vương.

(Tham khảo Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 5.).

 

3-BA VỊ PHẬT ĐỈNH

 

Ba vị Phật Đỉnh bên phải Đức Thích Ca tượng trưng cho chúng đức ở ba bộ thuộc Thai Tạng Giới.

Kinh Đại Nhật, quyển 1 viết: “Ở bên phải tướng bạch hào lại vẽ ba vị Phật Đỉnh. Vị đầu tiên gọi là Quảng Đại Đỉnh. Vị thứ hai gọi là Cực Quảng Đại Đỉnh và vị Vô Biên Âm Thanh đều ứng theo điều thiện mà an lập”.

 

a-QUẢNG ĐẠI PHẬT ĐỈNH

 

Còn gọi là Quảng Sinh Phật Đỉnh, Cực Quảng Sinh Phật Đỉnh, Hoàng Sắc Phật Đỉnh, Cao Phật Đỉnh, Đại Chuyển Luân Phật Đỉnh.

 

b-CỰC QUẢNG ĐẠI PHẬT ĐỈNH

Còn gọi là Phát Sinh Phật Đỉnh, Quảng Đại Phát Sinh Phật Đỉnh, A Tì Phát Sinh Phật Đỉnh, Phát Sinh Nhất Thiết Phật Đỉnh, Quang Tụ Phật Đỉnh.

 

c-VÔ BIÊN ÂM THANH PHẬT ĐỈNH

 

Còn gọi là Vô Lượng Âm Thinh Phật Đỉnh, Vô Biên Thanh Phật Đỉnh. Hình tướng của ba vị Phật nầy giống với năm vị Phật trên.

(Tham khảo Đại Nhật Kinh Sớ quyển 5.).

 

D-KHẢO SÁT BỐN

PHẦN MỘT:

TINH YẾU LƯỢC VỀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO QUA CÁC THỜI KỲ

 

Giáo lý của Phật Giáo cũng gọi là Giáo Nghĩa, Tông Nghĩa, Tông Chỉ, Tông Thừa…

Những Kinh Điển đức Phật  đã chỉ dạy, sau khi Ngài nhập Niết Bàn, các vị đệ tử đã kết tập thành 3 tạng kinh điển. Nền Giáo Lý ấy tất nhiên đã trãi qua nhiều giai đoạn phát triển và chỉnh lý mới được hoàn bị và đồ sộ như ngày hôm nay. Tuy nhiên những điểm căn bản cốt yếu của Giáo Lý thì vẫn không thay đổi.

Tạm chia làm 6 giai đoạn để khảo sát như sau:

 

I-PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

 

Giáo lý Phật Giáo ở giai đoạn nầy là nền tảng cho giáo lý của Đại ThừaTiểu Thừa sau nầy.

Đó là: các hành vô thường, các pháp vô ngã, tất cả đều khổ và Niết Bàn tịch tĩnh, gọi là bốn Pháp Ấn.

Tất cả Giáo Lý nầy đều được xây dựng trên nền tảng các thuyết Duyên Khởi.

Thuyết Duyên Khởi là đặc trưng căn bản để phân biệt Phật Giáo với tất cả các hệ thống tư tưởng, triết học, cũng như các Tôn Giáo khác trên thế giới.

Bởi vậy Thuyết Duyên Khởi được xem là Giáo Lý đặc thù của Phật Giáo. Từ Thuyết Duyên Khởi mà hình thành các Pháp Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế

 

Từ Pháp Ấn nếu bỏ “Tất Cả Đều Khổ”  ra, thì thành Tam Pháp Ấn. “Các hành vô thường, các pháp vô ngã” là quan sát thế giới hiện tượng một cách khách quan. Tức đứng về phương diện thời giannhận xét, thì mọi hiện tượng tồn tại đều luôn sinh diệt biến hóa (các hành vô thường); còn đứng về mặt không giannhận xét thì tất cả mọi Pháp trong thế giới hiện tượng đều liên quan chằn chịt với nhau như tấm lưới, không một vật gì tồn tại cô lập (các Pháp vô ngã). Đó chính là Thuyết Duyên Khởi. Có quan sát trên lập trường “Duyên Khởi” như thế mới nắm bắt được tính vô thường, vô ngã của vạn vật.

Còn “tất cả đều khổ”, “Niết Bàn tịch tĩnh” là 2 pháp ấn đánh giá hết thảy các Pháp trong thế giới hiện tượng. Trong thế giới luân hồi hiện thực đầy dẫy những khổ não bất an, không sao có được niềm an vui tuyệt đối.

Trái lại nếu thoát khỏi thế giới luân hồiđạt đến cảnh giới yên vui tuyệt đối thì đó gọi là “Niết Bàn Tịch Tĩnh”.

Pháp tắc quán chiếu về mối quan hệ giữa khổ não hiện thựcnguyên nhân của nó, gọi là “Lưu Chuyễn Duyên Khởi”; còn phương pháp thuyết minhđạt đến cảnh giới lý tưởng thì gọi là  “Hoàn Diệt Duyên Khởi”.

Đối với vấn đề những nhân tố nào đã làm phát sinh ra “Khổ” , thì Phật Giáo nêu ra 12 điều kiện cụ thể (Lưu Chuyễn Duyên Khởi – quán thuận, gọi là 12 Nhân Duyên, rồi lại dùng Hoàn Diệt Duyên Khởi – quán nghịch, để thuyết minh diệt 12 điều kiện ấy tức là diệt khổ.

 

Tứ Diệu Đế là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, trong đó 2 đế Khổ, Tập là nói rõ về những khổ não hiện thựcnguyên nhân phát sinh ra những khổ não ấy, cũng nói rõ sự quan hệ (Lưu Chuyễn Duyên Khởi) giữa 2 đế Khổ và Tập. Còn 2 đế Diệt và Đạo thì nói về Niết Bàn lý tưởngphương pháp thực hiện lý tưởng đó, cũng như mối quan hệ giữa 2 đế Diệt và Đạo (Hoàn Diệt Duyên Khởi).

 

Sự quan hệ giữa 4 Pháp Ấn, 12 Nhân Duyên và 4 Đế được tóm lược như sau:

 

Bốn Pháp Ấn: 

1-CÁC HÀNH VÔ  THƯỜNG

 (tính thời gian):

 

Vì cái nầy sinh nên cái kia sinh

Vì cái nầy diệt nên cái kia diệt

 

2-CÁC PHÁP VÔ  NGÃ

(tính không gian)

 

Vì cái nầy có nên cái kia có

Vì cái nầy không nên cái kia không

 

* Hai phần trên (a) và (b) gọp lại thành:

 

Pháp Duyên Khởi

3-TẤT CẢ  ĐỀU KHỔ

 

12 Duyên Khởithuận quán = Lưu Chuyễn Duyên

 

Khởi: Khổ, Tập

 

4-NIẾT BÀN TỊCH TĨNH   

 

12 Duyên Khởi, nghịch quán = Hoàn Diệt Duyên

 

Khởi: Diệt, Đạo

 

*Hai phần còn lại (c)  và (d) gọp lại thành:

 

Pháp Tứ Đế

 

II- PHẬT GIÁO BỘ PHÁI

 

Trong các kinh điển của Phật Giáo nguyên Thủy (các kinh A Hàm) nền giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy hoàn toàn chưa được tổ chức hoặc thống nhất.

Những Giáo Lýtính cách nhất quán được trình bày ở mục trên đều là do các bậc Tổ Sư  và học giả đời sau đã nghiên cứu các kinh điển Nguyên Thủy rồi phân tích, thuyết minh, giải thích và tổ hợp mà thành.

 

Các phương pháp nghiên cứutính cách học thuật ấy của các ngài được gọi là A Tì Đạt Ma (Phạn: Abhidharma, Pãli: Abhidhamma). Phương pháp nghiên cứu nầy về sau dần dần phát triển, đến khi Phật Giáo Nguyên Thủy sắp bị phân hóa thành các bộ phái thì sự giải thích giáo lý một cách quá chi li đã trở thành một trong những nguyên nhân đưa đến sự phân hóa ấy.

 

Từ đó, mỗi bộ phái đều tự giải thích và tổ chức giáo lý, rồi biên soạn thành các bộ sách giáo lý cho riêng mình, gọi là “Căn Bản A Tỳ Đạt Ma Luận Thư”.      

Các bộ luận thư ở thời kỳ đầu là những sách chú thích, thuyết minh, chỉnh lý và tổ chức những giáo lý trong kinh điển nguyên thủy, cho nên quan hệ rất mật thiết với kinh điển. Nhưng đến các bộ luận thư ở thời kỳ sau thì mối quan hệ mật thiết ấy đã phai mờ dần, cuối cùng đã thành lập các học thuyết thuần túy A Tỳ Đạt Ma chứ không dính dáng gì đến kinh điển.

thời kỳ Phật Giáo Nguyên Thủy, tất cả giáo lý đều gắng liền với sự tu hành thực tiễn. Nhưng đến các bộ luận thư ở thời kỳ sau của Phật Giáo Bộ Phái thì dần dần đã xa rời sự tu hành thực tiễn mà chú trọng khảo sát những vấn đề như: Hửu, Vô, Giả, Thực của sự vật chứ ít quan tâm đến ý nghĩa thực tiễn.

Ngoài rathời kỳ Phật Giáo Bộ Phái, giữa các phái thường xảy ra các cuộc tranh luận về Giáo Lý và mỗi phái đều chấp một học thuyết khác nhau. Các chủ đề tranh luận chính là Phật Đà quan, Niết Bàn luận, Nhân Quả luận, Tâm Pháp luận…

 

III- THỜI KỲ ĐẦU CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

 

Thời kỳ đầu, Phật Giáo Đại Thừa phản đối khuynh hướng lấy thực tại luận làm trọng tâm, nghiêng về mặt hình thức, học thuật của Phật Giáo Bộ Phái, mà đề xướng chủ trương quay về với nền tín ngưỡng thực tiễn tu hành xưa nay của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Giữa các nhà chủ trương canh tân, Phật Giáo Đại Thừa đã hưng khởi. Khác với nhân cách lý tưởng (tức tu theo Tứ Đế, Bát Chánh  Đạo để thành A La Hán) của Phật Giáo Bộ Phái, Đại Thừa chủ trương Bồ Tát tu trì Lục Ba La Mật để thành Phật và cho rằng Phật Giáo Bộ Pháitiểu thừa tự lợi, còn Đại ThừaBồ Tát lợi tha.

Ngoài ra, về mặt các Bồ Tát tu hành, Đại Thừa thành lập thuyết Thập Địa, tức Bồ Tát theo thệ nguyện lợi tha, phát tâm Bồ Đề, tu hành qua 10 giai vị mà thành Phật. Lợi tha tức là nổ lực thực hiện hạnh bố thí là hạnh đứng đầu Lục Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ).

Giáo thuyết của Đại Thừa triệt để hiển bày lý không, vô ngã. Đây là giáo lý đứng trên lập trường Duyên Khởi của Phật Giáo Nguyên Thủy để bài xích Thực Tại Luận của thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ Tiểu Thừa. Học thuyết của Phật Giáo Đại Thừathời kỳ đầu nầy chủ yếu là bộ Trung Luận của ngài Long Thọ, triệt để thuyết minh lý KHÔNG, là cơ sở lý luận của Phật Gáo Đại Thừathời kỳ sau. “KHÔNG”  chỉ cho sự tu hành KHÔNG, VÔ NGÃ một cách thực tiễn.

 

Chẳng hạn như Bố Thíthực hành Bố Thí với tinh thần  “Tam Luân Thể Không”  (tức không thấy có người bố thí, không thấy người nhận của bố thí, và không thấy có vật để bố thí). Nói theo quan điểm nầy thì Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ đầu, bất luận về phương diện lý luận hay thực tiễn, đều có thể đã trở về với lập trường cố hửu, thuần túy của Phật Giáo Nguyên Thủy. Nhưng về kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa cũng giống hệt như kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy. Nghĩa là về mặt giáo lý cũng thiếu sự chỉnh lý và tổ chức thống nhất.

 

IV-THỜI KỲ GIỮA CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

 

Thời kỳ giữa của Phật Giáo Đại Thừa chú trọng sự nghiêng cứu có tính học thuật, triết học. Tức về tổ chức giáo lý, ngoài những tư tưởngthời kỳ đầu còn triển khai thêm 3 thuyết chính: Du Già Duy Thức, Như Lai Tạng Phật Tính và thuyết tổng hợp hai thuyết trên.

Giáo lý Du Già Duy Thức (Du Già Hành Phái) gồm có các thuyết: Duy Thức, Nhị Vô Ngã, Tam Tính.

 

 

1-DUY THỨC

 

Khai triển từ thuyết “Tam giới hư vọng, đãn thị nhất tâm tác” (ba cõi không có thực, chỉ do tâm tạo ra) trong kinh Hoa NghiêmĐại Thừa đã triễn khai ở thời kỳ đầu. Đây cũng là thuyết kế thừa thuyết Duyên Khởi của Phật Giáo Nguyên Thủy. Nghĩa là tất cả các hiện tượng sinh tử luân hồi đều lấy Thức (hàm có ý niệm thiện ác) làm nguyên nhân sinh khởi, ngoài Thức ra không nương vào bất cứ cái gì khác, cho nên gọi là Duy Thức (chỉ có Thức). Duy Thứcbiến hóa vô thường, vì thế nên tương thông với thuyết Vô Ngã.

 

2-HAỊ VÔ NGÃ

 

Chỉ cho Nhân Vô NgãPháp Vô Ngã. Trong Phật Giáo Bộ Phái, như Độc Tử Bộ chủ trương có Nhân NgãPháp Ngã. Thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ tuy phủ định Nhân Ngã nhưng lại xác nhận Pháp Ngã (thuyết Pháp thể hằng hửu). Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa hoàn toàn phủ định các thuyết Hửu Ngã này mà chủ trương thuyết Nhị Vô Ngã. Đây là tiếp nối thuyết “Bát Nhã Giai Không” của Đại Thừa thời kỳ đầu.

3-BA TÍNH

Chỉ cho Tính Biến Kế Sở Chấp (tính phân biệt chấp trước), Tính Y Tha Khởi (tính nương nơi cái khác mà khởi lên), và Tính Viên Thành Thật (thực tính tròn đầy).

Sự giải thích về Ba Tính giữa Tông Pháp Tướng (Duy Thức Hửu Môn) và Tông Pháp Tính (Duy Thức Không Môn) có khác nhau. Tam tính chẳng những chỉ giải thích về mặt Duy Thức, mà cũng bàn đến sự tồn tại của tất cả mọi hiện tượng, chẳng hạn như: Tính Y Tha Khởi, Tính Biến Kế Sở Chấp, Tính Viên Thành Thật và Tám Thức.

 

a-TÍNH Y THA KHỞI

 

Tất cả hiện tượng vật chất, tinh thần không thể tồn tại một cách cô lập mà phải nhờ vào những nguyên nhân, điều kiện thời gian, không gian. Điều nầy tương đương với  “các Hành Vô Thường, các Pháp Vô Ngã” trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

 

b-TÍNH BIẾN KẾ SỞ CHẤP

 

Hàng phàm phu vì các phiền não vô minh, khát ái mà bám chặt vào các hoạt động tạo nghiệp, có thể gọi đó là Biến Kế Sở Chấp tương đương với : “Tất cả đều khổ, Khổ Đế, Tập Đế và Duyên Khời lưu chuyễn” trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

 

c-TÍNH VIÊN THÀNH THẬT

 

Trạng thái lý tưởng của bậc thánh đã diệt trừ hết sạch phiền não chấp trước, thoát ly luân hồi, thành tựu không vô sở đắc, tương đương với Niết Bàn Tịch Tĩnh, Đạo Đế, Diệt ĐếDuyên Khởi Hoàn Diệt của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Tam Tính đều có quan hệ với duyên khởi, cũng đều là giáo lý thuộc về vô ngã. Để phá trừ chấp trước đối với Tam Tính mà lập ra thuyết Tam Vô Tính, tức Tướng Vô Tính (cảnh biến kếhư giả vô tướng), Sinh Vô Tính (các pháp y tha là duyên sinh có giả) và Thắng Nghĩa Vô Tính (các tính rốt ráo là không). Đây cũng là nối tiếp thuyết “BÁT NHÃ GIAI KHÔNG” của Đại Thừathời kỳ đầu.

 

d-TÁM THỨC

 

Chỉ cho 6 Thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của Phật Giáo Nguyên Thủy, của Phật Giáo Bộ Pháithức Mạt Na thứ 7, Thức A Laya thứ 8 của phái Du Già Hành mới thêm vào sau. Thức thứ 7 là nguồn gốc của phiền não ngã chấp. Thức thứ tám bao hàm những chủng tử của nhận thức phán đoán, tư duy…trải qua trong quá khứ, tương đương với vô minh, hành, thức … trong 12 duyên khởi của Phật Giáo Nguyên Thủy. Thức Thứ Tám cũng tương đương với Căn Bản Thức, Hửu Phần Thức, Nhất Vị Uẩn, cùng Sinh Tử Uẩn… là chủ thể luân hồi do Phật Giáo Bộ Phái chủ trương.

 

Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa cũng kế thừa học thuyết nói trên rồi phát triển thêm bước nữa. Bởi vì thuyết Bát Nhã của Đại Thừa thời kỳ giữa lấy Thức A Laya thứ Tám là trung tâm để thuyết minh sự vận hành của vòng luân hồi lưu chuyển,  làm thế nào để thoát ly luân hồiđạt đến Niết Bàn lý tưởng và làm thế nào để chuyễn các thức hửu lậu thành 4 Trí vô lậu. Đồng thời thức A Laya thứ Tám cũng được sử dụng giải thích rỏ sự vận hành của Duyên Khởi Lưu Chuyễn và Duyên Khởi Hoàn Diệt.

 

Như đã trình bày ở trên, giáo lý căn bản của phái Du Già Hành được đặt trên nền tảng thuyết “BÁT NHÃ GIAI KHÔNG” của Đại Thừa thời kỳ đầu, đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng về giáo tướng của thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ, Kinh Lượng Bộ của Phật Giáo Bộ Phái. Phái Du Già Hành được gọi là Pháp Tướng Tông, vì phái nầy đứng về phương diện TƯỚNG (hiện tướng) để khảo sát sự tồn tại của vạn vật. Trái lại, các thuyết tổng hợp thuộc hệ thống Như Lai Tạng thì đứng trên lập trường bản tính chân như để khảo sát sự tồn tại của các Pháp, vì thế cũng gọi là Pháp Tính Tông.

Thuyết Như Lai Tạng, Phật Tính của Tông Pháp Tính là kế thừa thuyết TÂM TÍNH BẢN TỊNH của hệ thống Đại Chúng Bộ trong Phật Giáo Bộ Phái, rồi cải thiện, phát huy thêm mà thành. Nếu nói theo sự quan hệ giữa Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa và Phật Giáo Bộ Phái thì Tông Pháp Tướng chịu ảnh hưởng tư tưởng của Thượng Tọa Bộ hệ, còn tông Pháp Tính thì chịu ảnh hưởng tư tưởng của Đại Chúng Bộ hệ.

 

Dung hợp thuyết A Lại Ya (Pháp Tướng) và thuyết Như Lai Tạng (Pháp Tánh) là loại thuyết tổng hợp thứ 3 của Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa. Thuyết tổng hợp lấy Giáo Lý của luận Đại Thừa Khởi Tín làm cơ sở. Thuyết nầy ở Ấn Độ không được lưu truyền rộn rãi và hầu như không được nói đến trong các kinh điển tiếng Phạn.

Trên Nhất Tâm, luận Đại Thừa Khởi Tín lại lập Tâm Sinh DiệtTâm Chân Như. Nếu phối hợp với thuyết Tam Tính thì NHẤT TÂM tương đương với Y Tha Khởi nhiễm tịnh biến hóa, Tâm Sinh Diệt tương đương với Biến Kế Sở Chấp nương vào vọng kiến phân biệtsinh khởi, còn Tâm Chân Như thì tương đương với Tánh Viên Thành Thật thanh tịnh, lìa vọng tưởng phân biệt.

 

Nửa sau của thời kỳ Phật Giáo Đại Thừa, thời kỳ giữa cũng đề xướng học thuyết Trung Quán. Cũng như Duy Thức chia làm Duy Thức Hửu Tướng và Duy Thức Vô Tướng. Học phái Trung Quán cũng chia làm phái Tự Lập (Phạn: Svãtantrika) và phái Phá Tà (phạn: Prasangika) chuyên chỉ trích lỗi lầm và đả phá lập luận của đối phương. Nhưng Giáo Lý và tổ chức chưa được hoàn bị như phái Du Già Hành.

4-DU GIÀ HÀNH

a-DU GIÀ TÔNG

 

Du Già TôngGiáo phái Phật Giáo Đại ThừaẤn Độ, lấy học thuyết của luận Du Già Sư Địa làm tông chỉ, đối lập với phái Trung Quán.

Sơ Tổluận sư Di Lặc ở khoản thế kỷ thứ IV, thứ V Tây Lịch, lấy việc tuyên giảng các bộ luận Du Già Sư Địa, Biệt Trung Biên Luận Tụng, Đại Thừa Trang Nghiêm v.v… làm nền tảng để mở Tông. Về sau, ngài Vô Trước vâng theo giáo chỉ của luận sư Di Lặc mà soạn các bộ luận Nhiếp Đại Thừa, Hiển dương thánh giáo v.v… Ít lâu sau ngài Thế Thân nối tiếp soạn Thập Địa Kinh Luận, Duy Thức Tam Thập Tụng Luận v.v… để làm sáng tỏ giáo thuyết Du Già. Đệ tử của ngài Thế ThânTrần Na  cũng soạn các luận: Quán Sở Duyên Duyên, Nhập Du Già v.v…để phát huy tư tưởng Du Già, ngài cũng soạn luận Nhân Minh Chính Lý Môn để qui định thể thức biện luận Nhân Minh.

 

Đồng thời, lại có hai vị đại luận sưThân Thắng và Hóa Biện chú thích tác phẩm Duy Thức Tam Thập Tụng của ngài Thế Thân. Về sau,  còn có các luận sư: Đức Tuệ, An Tuệ, Hộ Pháp, Nan Đà, Thanh Biện, Giới Hiền, Tịnh Nguyệt, Thắng Hửu, Tối Thắng Tử, Trí Nguyệt, Pháp Tạng, Trí Quang, Vô Tính, Thân Quang, Đức Quang v.v… nối tiếp nhau phát huy ý chỉ tam tính trung đạo, đề xướng quán hànhvạn pháp duy thức để ngộ nhập tính chân như.

 

b-DU GIÀ PHÁI

 

Phái Du Già vốn đối lập với phái Trung Quán từ lâu, hai phái thường chỉ trích luận điểm của nhau. Nhưng đến đầu thế kỷ VIII thì ngài Tịch Hộđệ tửLiên Hoa Giới dung hợp tư tưởng của phái Trung Quán Tự Lập (Phạn: Mãdhyamika-svãtantrika) với tư tưởng của phái Du Giàthành lập phái Du Già Trung Quán Tự Lập (Phạn: Yogãcãra-mãdhyamika-svãtantrika). Tư tưởng của phái nầy, về thắng nghĩa đế thì dùng luận điểm của phái Trung Quán Tự Lập, còn về thế tục thì y cứ vào lập trường của phái Du Già Duy Thức.

 

Sau khi Phật Giáo Ấn Độ được truyền vào Tây Tạng, nhà canh tân Phật Giáo Tây TạngTông Khách Ba dùng Thậm Thâm Quán, Quảng Đại Hành với ý đồ tổng hợp hai phái Bát Nhã Trung QuánDu Già Duy Thức. Từ thế kỷ thứ VIII, IX trở về sau phái Du Già đã bị phái Trung Quán thu hút, học phái độc lập không còn nữa.

Tại Trung Quốc, kinh Bồ Tát Địa Trì (tức là Bồ Tát Địa của luận Du Già Sư Địa) do ngài Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương, kinh Bồ Tát Thiện Giới do ngài Cầu Na Bạt Ma dịch vào đời Lưu Tống, và Duy Thức Nhị Thập Luận, Thập Địa Kinh Luận do các ngài Bồ Đề Lưu Chi, Lặc Na Ma Đề dịch vào đời Bắc Ngụy v.v… là những kinh luận của phái Du Già được phiên dịch sớm nhất.

Về sau phái Du GiàTrung Quốc dần dần chia thành Tông Địa Luận và Tông Nhiếp Luận. Tông Địa Luận lấy Thập Địa Kinh Luận làm nòng cốt, còn Tông Nhiếp Luận thì lấy luận Nhiếp Đại Thừa làm chủ đạo.

 

Cả hai tông tuy cùng lập thuyết “Bát Thức Duyên Khởi” nhưng Tông Địa Luận cho Thức A Lại Ya và Tâm Như Lai Tạng đều là Chân Thức, còn Tông Nhiếp Luận thì coi thức A Lại Ya là vọng thức nên mới lập riêng thức A Ma La thứ chín. Đây là luận điểm bất đồng lớn nhất giữa hai tông. Mãi đến đời Đường, khi ngài Huyền Trang dịch xong các bộ luận Du Già Sư Địa, Hiển Dương Thánh Giáo, Biện Trung Biên v.v…rồi lại dịch một cách tổng hợp các bộ luận của 10 vị đại luận sư giải thích về Duy Thức Tam Thập Tụngbiên soạn thành Thành Duy Thức luận thì giáo thuyết của Tông Pháp Tướng mới được triển khaithịnh hànhTrung QuốcNhật Bản.

 

(Tham khảo: Đại Đường Tây Vực Ký, q.9, q.10; Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện, q.1;  Ấn Độ Triết Học Nghiên Cứu, q.5; (Vũ Tỉnh Bá Thọ); Trung Quán Phái; Không Hửu Luận Tranh…). Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa, q.3; Luận Đại Tỳ Bà Sa, q.81; Luận Du Già Sư Địa, q.28; Ấn Độ Lục Phái Triết Học Cương Yếu (Lý Thế Kiệt) …).

 

V-THỜI KỲ SAU CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA   

 

Để đối kháng với tư tưởng triết học thịnh hành đương thời, Phật Giáo không thể không quang tâm đến những vấn đề có tính tri thức, lý luậnphán đoán chính xác…Do đó, Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa đã nghiêng cứu và ứng dụng Nhân Minh Học (tức Luận Lý Học) làm tiêu chuẩn cho tri thức để phát triển giáo lý Phật Giáo. Nhưng trên thực tế Nhân Minh Họctín ngưỡng không liên quanvới nhau, vậy nếu đem triết học hóa, chuyên môn hóa giáo lý Phật Giáo thì tưởng rằng khó tránh khỏi khuynh hướng phù phiếm, trừu tượng, vô nghĩa mà rơi vào trống không. Để điều chỉnh nguy cơ nầy, đưa Phật Giáo trở về lập trường tín ngưỡng tôn giáo cố hửu của mình, nên Mật Giáo đã hưng khởi, tiêu biểu cho Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ sau.

 

Giáo lý của Mật Giáo một mặt chịu ảnh hưởng văn học Đát Đặc La (phạn: Tantra) đang thịnh hành ở thời bấy giờ, dùng ý nghĩa tượng trưng bình dị để hiển bày lý luận triết học sâu xa của Phật Giáo. Mặt khác, lại đặc biệt chú trọng tín ngưỡng thực tiễn.

Tầng trên của lý luận Mật Giáo gọi là Giáo Tướng, là sử dụng học thuyết đã có từ trước, dùng phương thức tượng trưng để nói rõ giai đoạn tu hành từ lúc phát tâm Bồ Đề cho đến khi thành Phật, khiến cho dễ đạt thành lý tưởng.

Phương pháp chung cho việc thành tựu lý tưởngTam Mật Gia Trì: Thân Mật Kết Ấn Khế, Khẩu Mật Tụng Chân Ngôn (Đà La Ni), Ý Mật Quán Tưởng Phật và Bồ Tát.

Giáo lý căn bản của Mật Giáo lấy Tâm Bồ Đề làm nhân, lấy đại bi làm gốc và lấy phương tiện làm cứu cánh. Đây tức là thuyết TỨC SỰ NHI CHÂN, ĐƯƠNG TƯỚNG TỨC ĐẠO.

 

VI-CHÂN NGÔN TÔNG

 

Cũng gọi là Du Già Tông, Kim Cương Đỉnh Tông, Tỳ Lô Giá Na Tông, Khai Nguyên Tông, Bí Mật Thừa.

Tông phái Đại Thừa nương vào pháp môn Chân Ngôn Đà La Ni, tu diệu hạnh ngũ tướng, Tam Mật để mong cầu thành Phật ngay nơi thân nầy, là 1 trong 13 tông của Phật Giáo Trung Quốc và 1 trong 8 tông của Phật Giáo Nhật Bản.

Tông nầy chủ yếu lấy kinh Kim Cương Đỉnh làm kinh tạng, kinh Tô Bà Hô làm luật tạng và luận Thích Ma Ha Diễn làm luận tạng. Các kinh điển của Mật Giáo được gọi chung là Mật Kinh.

 

Tông nầy được gọi là Mật Giáo (đối lại với Hiển Giáo) là vì hiển bày giáo lý của mình là rất sâu xa bí mật mà coi các giáo phái Đại Thừa khác là nông cạn, hời hợt. Hơn nữa tông nầy còn cho rằng giáo pháp của 2 bộ Kim Cương GiớiThai Tạng Giới do Pháp Thân Phật Đại Nhật Như Lai tuyên thuyết mới chính là cảnh giới tự nội chứng của Phật, rất huyền nhiệm bí mật, cho nên tự xưng là Mật. Vả lại, vì không được truyền dạy pháp nầy cho những người chưa thọ Quán Đỉnh, cho nên gọi là Mật. Về giáo nghĩa hiển bày chân lý thì không có sự sai biệt giữa Hiển GiáoMật Giáo, nhưng về mặt hành trì thì Mật Giáo có những nghi quĩ đặc thù, khác với các tông phái khác, nên thích hợp với danh xưng Mật Tông. Lại nữa, sự học vấn và tu hành của Mật Giáo gọi là Mật Học. Bậc Tông Sư hoặc tăng đồ tu học Mật Giáo gọi là Mật Gia. Đồ chúng tu hành Mật Giáo gọi là Mật Chúng; đạo tràng tu học Mật Giáo gọi là Mật Tràng.

 

Mật Tông Ấn Độ bắt nguồn từ kinh điển Phệ Đà cổ xưa, về sau lưu hành trong các tầng lớp dân gian. Trong quá trình phát triển lâu dài, Phật Giáo dần dần đã thấm vào tín ngưỡng dân gian và chịu ảnh hưởng cũng như tiếp thu, ứng dụng những chú thuật Mật Pháp nầy để bảo vệ giáo đồ, tiêu trừ tai chướng, xưa nay thông thường gọi những Mật Pháp nầy là Tạp Mật. Mật Tông cũng du nhập các vị thần của Phệ Đà vào Phật Giáo, nên đã xuất hiện rất nhiều các vị Minh Vương, Bồ Tát, chư thiên, chân ngôn chú ngữ v.v…

Bởi vậy, trong các kinh điển Đại Thừathời kỳ sau lại thấy xuất hiện một loại kinh điển lấy Đà La Ni (Phạn: Dhãrani) làm chủ. Trong Kinh TạngLuật Tạng Pãli có kinh điển nói những bài kệ hộ thânPhật Giáo Đồ ở các vùng Tích Lan biên tập thành kinh gọi là Kinh Minh Hộ (Pãli: Paritta), cho đến nay vẫn còn truyền tụng. Kinh Đại Hội (được thu vào Trường A Hàm) là kinh điển liệt kê tên các hội chúng nghe pháp. Các kinh điển nầy được cho là khởi nguồn của Mật Giáo Đà La NiMạn Đồ La sau nầy.

Đến khoảng thế kỷ IV mới xuất hiện kinh điển độc lập chuyên nói về chú pháp như kinh Khổng Tước Minh Vương, cho rằng miệng niệm chân ngôn, trong tâm thống nhất, kiến lập đàn bằng đất hình vuông, hình tròn cúng dường các vị Tôn, nghiêm tu nghi lễ v.v… sẽ được công đức bất khả tư nghì.

 

Đến hậu bán thế kỷ VII, Phật Giáo Ấn Độ tiến vào thời kỳ toàn thịnh. Lúc nầy đã có Kinh, Giáo, Quĩ, Nghi. Mật Giáo chân chính mới khai triển, dùng chân ngôn, Đà La Ni làm trung tâm để phát triển triết học Phật Giáo Đại Thừa, đặt định nền tảng vững chắc. Đây là Mật Tông thuần chính, thuần mật, lấy Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương Đỉnh làm chủ. Kinh Đại Nhật được thành lập tại Ấn Độ vào nửa sau thế kỷ VII, lấy Đại Nhật Như Lai làm trung tâm, cùng với các vị Tôn đã được nói trong các kinh điển Tạp Mật mà tập đại thành Thai Tạng Giới Mạn Đồ La. Kinh Đại Nhật kế thừa giáo thuyết kinh Hoa Nghiêm, chủ trương dựa trên sự tướng hiện thực mà trực tiếp quán xét chân tướng của vũ trụ.

Kinh Kim Cương Đỉnh được thành lập muộn hơn, lưu hành ở nam Ấn Độ, kế thừa học thuyết của phái Phật Giáo Du Già, đề xướng pháp quán NGŨ TƯỚNG THÀNH THÂN  (trong thân tâm có đủ 5 tướng đồng nhất với bản Tôn).

Thuần Mật lấy 2 bộ Kinh trên làm nền tảng, không bao lâu đã bị suy đồi tại Ấn Độ.

Vào thế kỷ VIII Thuần Mật được ngài Thiện Vô Úy truyền đến Trung Quốc, rồi sau được truyền đến Nhật Bản trở thành Tông Chân Ngôn.

Mật Giáo Được hưng khởi vào thế kỷ VII đến thế kỷ thứ XI, Phật Giáo Ấn Độ suy vong thì Mật Giáo cũng rơi vào tình trạng đình đốn. Tuy nhiên, tại trung Ấn Độ, Mật Giáo vẫn hưng thịnh và sau khi dung nhập với giáo thuyết của phái Tính Lực (Phạm: Sãktãh) thì trở thành Phật Giáo tả đạo, đặc biệt chú trọng thuyết Đại Lạc (Phạm: Mahãsukhavãda) trong kinh Kim Cương Đính của Thuần Mật.

 

Từ đầu thế kỷ VIII trở đi, Mật Giáo được truyền vào Tây Tạng, trở thành nền tảng của Lạt Ma Giáo. Đến thế kỷ thứ X và XI, một phần kinh điển của Mật Giáo được lưu truyềnphiên dịchTrung Quốc nhưng chưa có ảnh hưởng về mặt tư tưởng.

Tóm lại theo lịch sử phát triển của Mật Giáonhận xét thì Tạp Mật hưng khởi trước, kế đến là Thuần Mật và sau cùng là Phật Giáo Tả Đạo.

 

Cứ theo truyền thuyết đức Đại Nhật Như Lai cùng một lúc vượt qua 3 thời, ở nơi cung điện Pháp Giới Tâm tại cõi Sắc Cứu Cánh, đối với  các nội quyến thuộc như ngài Kim Cương Tát Đỏa v.v…từ trong tâm lưu xuất pháp nội chứng, tự thụ Pháp lạctuyên thuyết kinh Đại Nhật, rồi lại ở cung Chân Ngôntuyên thuyết Kinh Kim Cương Đỉnh, sau do ngài Kim Cương Tát Đỏa  kết tập (Thai Mật của Nhật Bản cho rằng ngài A Nan cũng tham dự).

Sau Phật nhập diệt khoảng 800 năm Bồ Tát Long Thọ trì chú vào 7 hạt cải trắng để mở tháp sắt cao 16 trượng (biểu thị 16 vị Bồ Tát trong Kim Cương Giới) ở Nam Thiên Trúc, đích thân nhận hai bộ đại kinh nầy từ ngài Kim Cương Tát Đỏa (Thai Mật thì cho rằng bộ kinh Đại Nhật ở ngoài tháp sắt và do Bồ Tát Văn Thù trao cho).

 

Về sau ngài Long Thọ truyền cho ngài Long Trí. Sau, đại kinh lại được truyền cho ngài Thiện Vô Úy. Vì vậy, Mật Giáo tôn ngài Long Thọtổ sư khai sơn, Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương Đỉnhthánh điển căn bản và vị Giáo Chủ là Đức Đại Nhật Như Lai (Phật Tỳ Lô Giá Na).

Vì việc thuyết pháp khác với đức Thích Tôn nên gọi là Kim Cương Thừa. Kim Cương ThừaNhật Bản gọi là chỉ cho Thuần Mật, ở Ấn Độ và người Âu Châu thì quen chỉ cho Mật Giáo Tả Đạo (Kim Cương Thừa, tiếng Anh là Tantric Buddhism).

Kim Cương Thừa, theo nghĩa rộng, được chia làm 2 phái: Phái Mặt và Phái Trái.

 

1-THUẦN MẬT

 

Lấy Kinh Đại Nhật làm chủ. Tức là chỉ cho Thuần Mật, mang đậm sắc thái chủ nghĩa thần bí, muốn nhờ vào chú thuật để thực hiện sự hợp nhất giữa vũ trụtinh thần, hầu chi phối thế lực tự nhiênvận mệnh con người. Phái nầy còn được gọi là Chân Ngôn Thừa (Phạn: Mantrayãna) và được truyền từ Trung Quốc đến Nhật Bản, trở thành Chân Ngôn Tông, gọi là Đường Mật hoặc Đông Mật. Còn Mật Giáo do Tông Thiên Thai truyền ở Nhật Bản thì gọi là Thai Mật.

 

2-MẬT GIÁO TẢ ĐẠO

 

Lấy Kinh Kim Cương Đỉnh làm chủ. Tức là Mật Giáo Tả Đạo, khẳng định bản năng của con người, muốn ngay nơi bản năng ấy mà tìm ra lẽ chân thực, nên gọi là Kim Cương Thừa, Dị Hành Thừa (Phạm: Shahajĩ-yãna) hoặc gọi là Tính Lực Phái. Nói theo lập trường của Phật Giáo Nguyên Thủy thì phái nầy là Bàng Môn Tả Đạo. Phái nầy coi trọng Pháp Song Thân. Từ thế kỷ thứ IX trở đi, phái nầy kết hợp với Ấn Độ Giáo nên càng thêm hưng thịnh.

Về sau, phái nầy được truyền vào Tây Tạng trở thành nòng cốt của Tạng Mật. Tạng Mật tức là Mật Tông của Phật Giáo Tây Tạng do các ngài Liên Hoa SinhTịch Hộ truyền vào thế kỷ thứ VIII.

 

Ở giai đoạn đầu sau khi du nhập, Mật Pháp Tây Tạng phần nhiều thực hành theo hai bộ HÀNH  và SỰ mà trong sử gọi là cựu Mật Pháp. Đến đầu thế kỷ XI, các ngài Nhân Khâm Tang Ba v.v…phiên dịch các loại kinh điển của Mật Giáo Du Già, trong sử gọi là Tân Mật Pháp. Từ đó, Mật Pháp của hai bộ Du GiàVô Thượng Du Già được thịnh hànhtruyền thừa trong các phái Phật Giáo Tây Tạng. Mật Tông truyền sang Trung Quốc cũng trải qua 2 giai đoạn nầy.

Mật Tông truyền qua Trung Quốc bắt đầu vào thời Tam Quốc, khi ấy ngài Chi Kiêm ở nước Ngô đã dịch nhiều bộ kinh Mật Giáo rất nỗi tiếng như: Bát Cát Tường Thần Chú Kinh, Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh, Hoa Tích Đà La Ni Thần Chú Kinh, Trì Cú Thần Chú Kinh, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Chú Kinh, Thất Phật Thần Chú Kinh v.v…

 

Đời Đông Tấn thì có ngài Bạch Thi Lê Mật Đa La dịch kinh Đại Quán Đỉnh Thần Chú, Kinh Khổng Tước Vương. Ngài Trúc Đàm Vô Lan dịch 25 bộ như: Kinh Đà Lân Bát Chú, Kinh Ma Ni La Chiên Thần Chú v.v…

Đến Đời Đường ngài Nghĩa Tịnh cũng dịch hơn 10 bộ kinh Mật Giáo như: Kinh Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà La Ni, Kinh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Chú Tạng Trung Nhất Tự Chú Vương, Xưng Tán Như Lai Công Đức Thần Chú v.v…

Ngoài ra, trong các Kinh Điển của Hiển Giáo cũng có rất nhiều chú Đà La Ni, không thể kể hết. Nhưng từ trước đến đây chỉ là những kinh Tạp Mật được truyền dịch mà thôi.

Đến khoảng năm Khai Nguyên (713-741) đời vua Đường Huyền Tông, ngài Thiện Vô Úy và ngài Kim Cương Trí là hai vị đại sư thuộc Thuần Mật,  ở Trường An, lần lược phiên dịchtruyền bá các kinh điển căn bản, thiết lập đạo tràng Quán Đỉnh, Mật Tông Trung Quốc đến đây mới thực sự có hệ thống.

Ngoài ra còn có các ngài Bất Không, Nhất Hạnh, Huệ Quả, Biện Hoằng, Tuệ Nhật, Duy Thượng, Nghĩa Viên, Nghĩa Minh, Không Hải, Nghĩa Tháo, Tuệ Tắc v.v…đều truyền trì Thuần Mật. 

Trong đó ngài Không Hải (đại sư Hoằng Pháp) người Nhật Bản, đến Trung Quốc vào năm Trinh Nguyên 20 (804) đời Đường, theo ngài Huệ Quả thụ pháp, sau trở về nước, hoằng dương Mật Giáotrở thành vị Tổ của Tông Chân Ngôn Nhật Bản.

Sau pháp nạn Hội Xương, tiếp đến cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại, chiến tranh loạn lạc kéo dài, kinh sớ của Mật Tông hầu hết đều bị thiêu hủy. Từ đó về sau nói đến Du Già chỉ còn là hình thức pháp sự mà thôi.

Đến đời Tống, tuy có các ngài Pháp Hiền, Thi Hộ, Pháp Thiên v.v…truyền dịch kinh điển, nghi qủi Mật Giáo nhưng chưa thể phục hưng được.

 

Vả lại, Mật Tông ở thời nầy đã khác với Mật Tông đời Đường. Mật Tông đời Đường có thể nói Mật Tông thống nhất, có hệ thống truyền thừa. Còn Mật Tông đời Tống thì phân hóa, thông tục, lấy việc sùng bái vị Bản Tôn đặc định và tụng trì chân ngôn đà la ni của Ngài làm chủ. Vì đời Tống du nhập Thời Luân Đát Đặc La của Mật Tông Ấn Độ nên đã lập ra nhiều vị Bản Tôn Minh Vương Phẫn Nộ rất uy mãnh.

Đời Nguyên ấn định Lạt Ma Giáo làm quốc giáo, mà Lạt Ma Giáo thực ra chỉ là Phật Giáo Tây Tạng lấy Mật Tông làm nền tảng. Về sau các vị vua chúa nhà Nguyên quá ưu đãi Lạt Ma Giáo nên đã đưa đến tình trạng thối nát của phái Hồng Giáo, khiến ngài Tông Khách Ba phải ra tay làm cuộc cải cáchthành lập phái Hoàng Giáo để phục hưng nền Phật Giáo thuần túy của Tây Tạng.        

Điểm bất đồng lớn nhất giữa Hiển TôngMật Tông là ở sự truyền thừa và nghi qũi tu trì.

Đối với Hiễn Tông, về giáo lý thì cố nhiên phải có thầy truyền trao, nhưng về pháp môn tu trì thì không nhất định có thầy truyền trao và nghi qũi nghiêm khắc, như Ngũ Trùng Duy Thức Quán của Du Già:

1-Khiển Hư Tồn Thực Thức; 2-Xả Lạm Lưu Thuần Thức; 3-Nhiếp Mạt Qui Bản Thức; 4-Ẩn Liệt Hiển Thắng Thức;

5-Khiển Tướng Chứng Tính Thức;

Do ngài Khuy Co sáng lập. Đại Tiểu Chỉ Quán của Tông Thiên Thai, dù không có thầy truyền thọ cũng có thể tự mình tu tập.

 

Trái lại, nghi lễ của Mật Tông thì rất phiền phức, các tông giáo trên thế giới không có tông giáo nào sánh kịp. Tức là lúc mới qui y thọ Quán Đính đến bậc Kim Cương Thượng Sư có một trình tự nhất định, không thể vượt qua được, khác rất xa với phương tiện giản dị của Hiển Giáo.

Nói về Giáo nghĩa thì Hiển Tông cho rằng Ứng Thân Phật thuyết pháp. Mật Tông thì lại cho rằng Pháp Thân Phật Thuyết Pháp. Hiển Tông cho rằng người tu hành phải trải qua 3 đại A Tăng Kỳ Kiếp, tu lục độ vạn hạnh mới chứng được quả Phật, còn Mật Tông thì chủ trương chỉ cần tu diệu hạnh Tam Mật cũng có thể thành Phật ngay tại kiếp nầy.

Ngoài ra còn có thuyết Lục Đại Duyên Khởi, lục đại tức là Đất, Nước, Lửa, Không Khí, Không và Thức. Sáu yếu tố nầy là bản thể của tất cả các Pháp, có năng lực tạo ra tất cả, từ chư Phật cho đến căn thân, thế giới của tất cả chúng sinh. Tức là 4 thứ pháp, 3 loại thế gian đều do 6 yếu tố nầy sinh ra.

Căn cứ vào Lục Đại Duyên Khởi nầy mà lập nghĩa chúng sinh và Phật bình đẳng. 4 thứ Mạn Đồ La: Đại, Tam, Pháp, Yết cũng do Lục Đại Duyên Khởihiển hiện đức tướng của Pháp Thân.

Nếu tu theo diệu hạnh Tam Mật, khi khế chứng tích đức thì liền thành Phật ngay ở đời hiện tại nầy. Tam Mật gia trì diệu hạnh tức là tay kết khế ấn, miệng tụng chân ngôn của chư Phật và Tâm trụ nơi Tam Ma Địa. Nếu tu hành đúng như lời dạy, thân khẩu ý Tam Mật của hành giả có thể tương ứng với thân khẩu ý của chư Phật thì mau chóng được thành Phật.

Thân Khẩu Ý của chư Phật tức là 4 loại Mạn Đồ La: Đại, Tam, Pháp, Yết. Đại Mạn Đồ La là thân của chư Phật, Tam Ma Da Mạn Đồ LaÝ Mật, Pháp Mạn Đồ Lakhẩu mật, còn Yết Mạn Đồ Langhiệp dụng của 3 Mạn Đồ La kia.

 

Tóm lại, 4 loại Mạn Đồ La đầy đủ Tam Mật của chư Phật và bao nhiếp tất cả Mạn Đồ La. Mạn Đồ La y cứ vào kinh Đại Nhật mà kiến lập, gọi là Mạn Đồ La Thai Tạng Giới. Mạn Đồ La y cứ vào kinh Kim Cương Đính mà kiến lập gọi là Mạn Đồ La Kim Cương Giới.

 

Mạn Đồ La Thai Tạng Giới biểu thị cho Lý Bản Giác, cho nên cũng gọi là Nhân Mạn Đồ La. Mạn Đồ La Kim Cương Giới biểu thị cho Trí Thủy Giác, cho nên cũng gọi là Quả Mạn Đồ La.

Đối với các Mạn Đồ La được y cứ vào các kinh khác mà kiến lập như Biệt Tôn Mạn Đồ La v.v…2 bộ Mạn Đồ La Kim Cương GiớiThai Tạng Giới nầy được gọi là Tổng Đức Mạn Đồ La.

Ngoài ra, tất cả Phật, Bồ Tát đều là những Tôn vị cá biệt được phát xuất từ Pháp Thân Đại Nhật Như Lai. Mỗi vị đại biểu cho đức riêng của mình, là Bản Tôn của một môn. Trái lại Đại Nhật Như Lai biểu thị cho đức chung là Bản Tôn của Phổ Môn. Trong các Tôn vị của một môn thì 4 đức Phật như A Súc, Bảo Sinh v.v…tượng trưng cho 4 Trí như Đại Viên Kính Trí v.v…Bốn vị Phật mỗi vị đều có 4 Bồ Tát thân cận, hợp lại thành 16 vị Đại Bồ Tát, lại cọng chung với 4 Bồ Tát Ba La mật, 4 nhiếp Bồ Tát và 8 Bồ Tát Cúng Dường thì có tất cả 37 Tôn Vị, đều phát sinh từ Pháp Giới thể tính của Đức Đại Nhật Như Lai.

 

Nếu hành giả thường dùng tín tâm thanh tịnh an trụ nơi Tam Muội Kim Cương Tát Đỏa, tu trì diệu hạnh Ngũ Tướng thành thân thì liền được khế chứng Phật Trí, viên mãn Phật thân, thành tựu sự nghiệp lợi tha.

Mật Tông còn y cứ  vào Kinh Đại Nhật và Luận Bồ Đề Tâm mà lập thuyết Thập Trụ Tâm. Chí tâm từ Dị Sinh Đê Dương đến Cực Vô Tự Tínhtrụ tâm của thế gian, xuất thế gian, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Nhị Thừa, Nhất Thừa… còn Tâm Bí Mật Trang Nghiêm thứ 10 là trụ tâm của Chân Ngôn Mật Tông. Cũng tức là Mật Tông chủ trương Phàm Thánh không hai, một mảy bụi, một pháp đều trụ nơi nguồn trí lúc ban đầu, tất cả đều là đất tâm của Tam Ma Địa, cho nên đối với bậc thượng căn thượng trí thì mỗi động tác như đi, đứng , nằm, ngồi, mở miệng nói năng, cho đến lòng nhớ niệm tưởng, tất cả đều thành Tâm Mật Vô Tướng. Còn đối với những người căn cơ yếu kém thì nương vào pháp môn Tam Mật hửu tướng mà tu trì, cũng có thể tương ứng với đức của các Tôn Vị thuộc Tam Bộ, dùng ngay thân hiện tại mà chứng Phật Bồ Đề.

 

Tóm lại, đặc chất tư tưởng của Mật Tông là: về phương diện Giáo Chủ, Mật Tông cho rằng Hiển Giáo do Ứng Thân Phật Thích Ca nói ra, còn Mật Giáo là do Pháp Thân Đức Đại Nhật Như Lai nói. Về phương diện Pháp Thân thì Pháp Thân của Hiển GiáoLý Thể không hình không tướng, còn Pháp Thân của Mật Giáo thì có hình có tướng và có thể nói pháp.

Về phương diện pháp được nói ra thì cảnh giới Bát Bất Trung Đạo Vắng Lặng của Tông Tam Luận, cảnh giới Thắng Nghĩa Đế lìa lời nói của Tông Pháp Tướng, cảnh giới Một Niệm Ba Nghìn Chẳng Thể Nghĩ Bàn của Tông Thiên Thai, cảnh giới Thập Phật Tính Hải Quả Phần Bất Khả Thuyết của Tông Hoa Nghiêm v.v…rốt ráo đều có thể nói được.

Về phương diện biểu hiện chân lý thì tấ cả các pháp đều là tượng trưng cho chân lý mà biểu hiện một cách cụ thể loại tượng trưng nầy, chính là nghi quỉ của Mật Tông.

Về phương diện thành Phật mau hay chậm, ngoại trừ Thiền Tông, còn các tông khác thì phải trải qua 3 A Tăng Kỳ Kiếp, nhưng Mật Tông thì chủ trương thành Phật ngay nơi thân nầy.

Về phương diện Tông Giáo , thì 2 bộ Mạn Đồ La của Mật Tông biểu hiện thế giới quan, lấy tư tưởng chủ nghĩa nhân cách làm nền tảng, do vô lượng vô số chư Phật, Bồ Tát tạo nên thế giới viên dung đầy  đủ: “Một tức tất cả, tất cả tức một”.

Về phương diện hệ thống giáo nghĩa thì Mật Tông là một loại vũ trụ nhân sinh quan hợp nhất: “Lý và Trí không hai”, đức Đại Nhật Như Lai có đầy đủ nhân cách vĩ đại ấy.

Thế giới của Trí Pháp Thân gọi là Kim Cương Giớithế giới của Lý Pháp Thân gọi là Thai Tạng Giới. Nhờ sức tu trì có thể khuếch đại thế giới Trí hợp nhất với Lý đó chính là LÝ, TRÍ không hai.

(Tham khảo: Lục Đại, Tứ Mạn Tướng Đại, Tức Thân Thành Phật, Chân Ngôn Tông v.v…).

 

VII- KINH ĐẠI NHẬT

 

Tiếng Phạn: Mahã-vairocanãbhisambodhi- Vikurvitãbisthãna-Vaipulya-sũtrendra-vãjanãma-dharmaparyãya. Gồm 7 quyển, do các ngài Thiện Vô Úy, Nhất Hạnh, Bảo Nguyệt cùng dịch vào đời Đường. Cũng gọi là Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Kinh, Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh, Đại Tỳ Lô Giá Na Kinh. Một trong 3 bộ kinh Chân Ngôn, là kinh căn bản của Thai tạng Giới trong Mật Giáo, cùng với Kinh Kim Cương Đính đều là Thánh Điển y cứ của Đông MậtThai Mật Nhật Bản. Được thu vào Đại Chánh Tạng tập 18.

Kinh nầy do Đức Thế Tôn Đại Nhật thuyết giảng ở cung Kim Cương Giới, nội dung lấy Mạn Đồ La Bản Hửu Bản Giác làm yếu chỉ. Mục đích chỉ bày Tâm Bồ Đề  Thanh Tịnh có sẳn trong tất cả chúng sanh, đồng thời, tuyên giảng phương tiện Tam Mật (thân mật, ngữ mật, ý mật).

Kinh nầy có 36 phẩm. Toàn kinh lấy chữ A (trong tiếng Phạn) vốn chẳng sinh làm Tông Chỉ, lấy tất cả Địa Vô Tướng làm mục đích. Trong 36 phẩm thì 31 phẩm trước là phần chủ thể của Kinh, 5 phẩm còn lại là thuộc Pháp cúng dường.

Trong 31 phẩm trước, phẩm Nhập Chân Ngôn thứ nhứt là phẩm tựa cũng là phẩm then chốt của Kinh. Phẩm nầy nói rõ Giáo Nghĩa, Giáo Tướng cơ bản của Mật Giáo, trong đó ba câu: “TÂM BỒ ĐỀ LÀ NHÂN, ĐẠI BI LÀ CĂN, PHƯƠNG TIỆN LÀ CỨU CÁNH” đã nói lên Tông Chỉ của toàn Kinh.

Từ phẩm Nhập Mạn Đồ La Cụ Duyên Chân Ngôn thứ 2 đến phẩm Chúc Lụy thứ 31 là trình bày các nghi quĩ, hành pháp (sự tướng) của Mật Giáo.

Từ phẩm 32 đến phẩm 36 thuyết minh thứ tự của các pháp cúng dường.

Theo Đại Nhật Kinh khai đề nói thì kinh nầy có 3 bản:

 

1-PHÁP NHĨ THƯỜNG HẰNG

 

Chư Tôn dùng Tâm Vương, Tâm Sở diễn nói pháp môn Tự Nội Chứng.

 

2-PHÂN LƯU QUẢNG

 

Bản nầy gồm 10 vạn bài tụng do Bồ Tát Long Thọ vào tháp sắt ở Nam Thiên Trúc nghe ngài Kim Cương Tát Đỏa tụng truyền.

 

3-PHÂN SƠ LƯỢC

 

Bản 7 quyển hiện nay lưu truyền gồm hơn 3. 000 bài tụng là toát yếu từ 10 vạn bài tụng.

Theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục quyển 9 viết thì bản tiếng Phạn của kinh nầy là do Sa Môn Vô Hành đem từ Thiên Trúc về, bấy giờ cất giữ ở chùa Hoa Nghiêm tại Trường An. Sau ngài Tam Tạng Thiện Vô Úythiền sư Nhất Hạnh đến chùa nầy chọn lấy bản Sơ Lược Đại Nhật Kinh gồm 3.000 bài tụng và phụng chiếu dịch ra chữ Hán ở chùa Phúc Tiên tại Trường An vào năm Khai Nguyên 12 (724).

Kinh nầy cũng có bản dịch tiếng Tây Tạng gồm 36 phẩm, nhưng sự sắp xếp thứ tự chương, phẩm có hơi khác với bản Hán dịch. Trong Tạng Kinh Tây Tạng, quyển 7 không được xếp vào loại kinh mà đưa vào Luận Sớ để trong Cam Châu Nhĩ Bộ, rồi thêm vào những 7 phẩm như phẩm Tịch Tĩnh Hộ Ma Nghi Quĩ (gọi là Ngoại Thiên) v.v…Bản dịch Tây Tạng muộn hơn Hán dịch 30 năm.

Về phần chú sớ của Kinh nầy gồm có:

Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Kinh Sớ : 20 quyển.

Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Kinh Nghĩa Thích: 14 quyển.

Hai bộ sớ trên đây đều do ngài Nhất Hạnh soạn để giải thích văn nghĩa trong 6 quyển trước của Kinh Đại Nhật.

Ngoài ra còn có: Đại Tỳ Lô Giá Na Cúng Dường Thứ Đệ Pháp Sớ: 2 quyển, do ngài Bất Khả Tư Nghì soạn, để chú giải quyển thứ 7.

(Tham khảo: Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 1; Khai Nguyên Thích Giáo Lục, quyển 12; Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Lục, quyển 14; Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục, quyển 5; Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện, quyển Hạ;  Pháp Lâm Truyện; Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích v.v…).

  

VIII-KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH

 

Kinh Kim Cương Đỉnhbộ kinh nói về Pháp Môn Kim Cương Giới của Mật Giáo. Kinh nầy cùng với kinh Đại Nhật được gọi chung là Nhị Bộ Kinh, được in vào Đại Chánh Tạng tập 18.

Kinh nầy có hai bản: bản đầy đủ và bản tóm lược. Hiện chỉ còn bản tóm lược, có 3 bản dịch khác nhau.

1-KIM CƯƠNG ĐỈNH NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THỰC NHIẾP ĐẠI THỪA HIỆN CHỨNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG KINH

 

Kinh gồm có 3 quyển, do ngài Bất Không dịch vào đời Đường là bản được lưu truyền rộng rãi.

 

2-KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ TRUNG LƯỢC XUẤT NIỆM TỤNH KINH

Bản Kinh nầy còn được gọi là Lược Xuất Kinh, 3 quyển, do ngài Kim Cương Trí dịch xong vào năm Khai Nguyên 11 (723) đời Đường. Do đó ta có thể suy đoán là nguyên bản đã được soạn vào cuối thế kỷ thứ VI ở nam Ấn Độ.

3-NHẤT THIẾT NHƯ LAI CHÂN THỰC NHIẾP ĐẠI THỪA HIỆN CHỨNG TAM MUỘI GIÁO VƯƠNG KINH

 

Bản Kinh nầy gồm có 30 quyển, do ngài Thí Hộ dịch vào thời Bắc Tống.

Nội dung các bản kinh nầy trình bày về những nghi quĩ tu hành rất đặc biệtbí mật của Mật Giáo, khiến cho hành giả có thể mau chóng chứng nhập cảnh giới Phật, Bồ Tát. Bản tiếng Phạn hiện nay không còn.

Kinh Kim Cương Đỉnh được nói trong 18 hội ở 14 chỗ. Về sau Bồ Tát Long Thọ mở tháp sắt ở miền nam Thiên Trúc, được ngài Kim Cương Tát Đỏa trao cho 10 vạn bài tụng của kinh nầy, sau truyền lại cho ngài Long Trí, Kim Cương Trí. Nhưng ngài Kim Cương Trí trên đường đáp thuyền đi Trung Quốc gặp gió bão, nên phần lớn kinh điển đã bị trôi mất, phần còn lại được phiên dịchlưu truyền hiện nay chỉ là một phần nhỏ trong đó mà thôi.

 

Tương truyền rằng Kinh Kim Cương Đỉnh có 4 loại:

(1)-Bản Pháp Nhĩ Hằng Thuyết.

(2)-Bản An Trí Trong Tháp.

(3)-Quảng Bản (bản đầy đủ) 10 vạn bài tụng.

(4)-Lược Bản (bản rút ngắn) 4 nghìn bài tụng, tức phẩm Tứ Đại thuộc hội đầu trong 18 hội.

(Tham khảo: Kim Cương Đỉnh Du Già Thập Bát Hội Chỉ Qui; Kim Cương Đỉnh Kinh Đại Du Già Bí Mật Tâm Địa Pháp Môn Nghĩa Quyết, quyển thượng; Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục, quyển 15 v.v…).

    

IX-ĐỨC ĐẠI NHẬT NHƯ LAI

 

Tiếng Phạn là Mahãvairocana. Dịch âm là Ma Ha TỲ Lô Giá Na. Đức Phật Bản Tôn tối thượng của Mật Giáo. Cũng gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật, Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng, Biến Chiếu Vương Như Lai, Quang Minh Biến Chiếu, Đại Nhật Biến Chiếu, Biến Nhất Thiết Xứ, Biến Chiếu Tôn.

Theo Mật Tông thì đức Đại Nhật Như Lai bao gồm và thay thế cho tất cả các đức Phật. Đức Thích Ca Như Lai cũng làm một với đức Đại Nhật Như Lai.

Đức Đại Nhật Như Lai có đủ năm cỡ Trí nầy: (1)-Trí ngài bao gồm Pháp Giới. (2)-Trí ngài thấy ra các chúng sanh trong 10 cõi. (3)-Trí ngài trông ra tất cả chúng sanh một cách bình đẳng. (4)-Trí ngài có thể phán đoán và mách bảo một cách đúng đắn. (5)-Trí ngài có thể thi hành các điều thiện.

Hào quang của đức Đại Nhật Như Lai biến chiếu khắp cả, nên người ta cũng gọi tên ngài là Biến Chiếu Như Lai; lại cũng gọi ngài là Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng Như Lai; Thường Trụ Tam Thế Diệu Pháp Thân Như Lai.

Tóm lại, tên hiệu của ngài có 3 nghĩa chính:

1-ÁNH SÁNG SOI KHẮP ĐÁNH TAN BÓNG TỐI

 

Ánh sáng trí tuệ của Như Lai chiếu rọi khắp mọi nơi, không bị thời gian, không gian ngăn ngại.

 

2-THÀNH TỰU MỌI VIỆC

 

Ánh sáng của Như Lai chiếu soi khắp pháp giới, có thể khai phát thiện căn cho vô lượng chúng sinh một cách bình đẳng, cho đến thành tựu các việc thù thắng thế gianxuất thế gian.

 

3-ÁNH SÁNG KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT

 

Ánh sáng Phật trong chúng sinh tuy bị vô minh che lấp, nhưng không vì thế mà bị tổn giảm; thực tướng tam muội rốt ráo tròn sáng mà vẫn không tăng thêm.

Mật Tông chủ trương Đức Đại Nhật Như Laithực tướng vũ trụ được Phật Cách Hóa, là bản thể của tất cả chư Phật và Bồ Tát. Ba nghiệp thân, khẩu, ý của ngài đầy khắp hư không, diễn nói giáo pháp sâu xa mầu nhiệm Tam Mật Môn Kim Cương Nhất Thừa của Như Lai.

Theo Đại Nhật Kinh Sớ quyển một thì Đại Nhật Như Lai có hai thân: 

 

*-Bản Địa Pháp Thân: Quả vị tự chứng cùng tột của Như Lai.

*-Gia Trì Thụ Dụng Thân: Vị Giáo Chủ nói pháp.

 

Ngài dùng thân, khẩu, ý bình đẳng bí mật gia trì làm môn sở nhập (tức là dùng mật ấn của thân bình đẳng, chân ngôn của ngữ bình đẳngdiệu quán của tâm bình đẳng làm phương tiện).

Thân gia trì thụ dụng tức là thân Tỳ Lô Giá Na bao trùm tất cả, hai thân nầy rốt ráo không hai không khác. Bởi thế, Mật Tông lấy Đức Đại Nhật Như Lai làm Phật căn bản tối thượng. Lại vì ngài là bản thể tràn đầy khắp mọi nơi nên có mật hiệuBiến Chiếu Kim Cương.

Đức Đại Nhật Như Lai là vị Tôn đứng đầu hai bộ Mạn Đồ La KIM CƯƠNG GIỚITHAI TẠNG GIỚI.

Đức Đại Nhật Như Lai của Kim Cương Giới biểu thị Trí Đức. Còn Đức Đại Nhật Như Lai của Thai Tạng Giới thì biểu thị Lý Đức. Lý và Trí tuy là hai nhưng thực ra không lìa nhau.

Đức Đại Nhật Như Lai Kim Cương Giới là vị Trung Tôn của cả chín hội Kim Cương Giới, ngoại trừ hội Lý Thú.

Hình tượng ngài ngồi giữa 5 Đức Phật, hiện tướng Bồ Tát, thân màu trắng, đội mũ báu 5 Trí, kết ấn Trí Quyền, ngồi kiết già trên tòa 7 sư tử, đây là Trí Pháp Thân, chủng tử là Vam, hình Tam Muội Da là hình tháp.

 

Đức Đại Nhật Như Lai Thai tạng GiớiLý Pháp Thân. Hình tượng ngài ngồi ở trung ương viện, Trung Đài Bát Diệp, cũng hiện tướng Bồ Tát, thân màu vàng ròng, đội mũ báu 5 Phật, kết ấn Pháp Giới Định, ngồi trên đài hoa sen 8 cánh, chủng tử là A, hình Tam Muội Da là hình tháp hoặc là ấn đính Như Lai.

Các bức tượng của đức Đại Nhật Như Lai hiện còn, dù vẽ hay khắc, đều là tượng ngồi và hầu hết được khắc bằng gỗ.

Tông Thiên Thai cho rằng Phật Thích Ca và Đức Đại Nhật Như Laiđồng thể. Nhưng Đông Mật Nhật Bản thì xem các ngài là biệt thể.

 

(Tham khảo: Kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật Đa, quyển 2; Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni, quyển 9; Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 4; Kim Cương Giới Thất Tập, quyển thượng; Tỳ Lô Giá Na v.v…).

 

PHẦN HAI:

TINH YẾU LƯỢC VỀ PHẬT HỌC

Phật Họcmôn học nghiên cứu về hệ thống, nguồn gốc và sự phát triển tư tưởng của Phật Giáo.

Nội dung của nền Phật Học là những giáo pháp do Đức Phật thuyết giảng sau được các vị đệ tử trực tiếp của Phật kết tập lại rồi do các bậc Tổ Sư các đời căn cứ vào giáo pháp ấy nghiên cứu, phân tích, giải thích, thuyết minh một cách có hệ thốngthành lập các loại học thuyết về hai chủ đề trọng đạiVũ TrụCon Người.

Phật Học gồm hai phương diện Lý LuậnThực Hành, bao quát 4 phạm trù: GIÁO, LÝ, HÀNH, CHỨNG, là pháp môn hướng dẫn con người đạt đến cảnh giới giải thoát, yên vui chân thực.

Sự phát triển của hệ thống Phật HọcẤn Độ, theo pháp sư Ấn Thuận có thể chia làm 5 thời kỳ để khảo sát như sau:

I-THỜI KỲ TỪ KHI ĐỨC PHẬT LẬP GIÁO ĐẾN NHẬP NIẾT BÀN

 

Giáo pháp chủ yếu mà đức Phật đã thuyết giảng là 12 Nhân Duyên,  8 Chính Đạo và 4 Thánh Đế, chỉ dạy hành giả diệt trừ phiền não khổ đau để đạt đến Niết Bàn an lạc.

Đây là thời kỳ cùng đạt được giải thoát, lấy Thinh Văn làm gốc.

 

II- TỪ KHI ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN ĐẾN 400 NĂM SAU

 

Thời kỳ nầy tương đương với Phật Giáo Bộ Phái. Đứng về phương diện tinh thần căn bảnnhận xét thì thời kỳ nầy có sự đối lập giữa hai khuynh hướng tư tưởng: Chủ nghĩa thực tiễn (Thượng Tọa Bộ bảo thủ) và chủ nghĩa Lý Tưởng (Đại Chúng Bộ cấp tiến).

Khoảng 100 năm trước Tây Lịch, từ hai bộ Phái căn bản Thượng TọaĐại Chúng, đã chia thành 20 bộ phái (gọi chung là 20 bộ phái Tiểu Thừa). Trong 20 bộ phái nầy, thuộc hệ thống Thượng Tọa Bộ, có những bộ phái quan trọng như: Thuyết Nhất Thiết Hửa Bộ, Kinh Lượng Bộ, Độc Tử Bộ v.v… Trong đó Thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ chủ trương tất cả Pháp đều có thực (Phạn: Dravyatahsat), đều tồn tại về mặt tự tướng (Phạn: Svalaksanatã), các pháp tồn tại độc lập…, tức chủ trương “Pháp Thể Hằng Hửu”, “Tam Thế Thực Hửu” và thế giới tự nhiên do nguyên tử cấu tạo thành.

Kinh Lượng Bộ thì cho rằng Sắc Pháp chỉ có 4 Đại và Tâm là có thực. Đồng thời chủ trương “hiện tại có thực, quá khứ, vị lai không có”. Còn Độc Tử Bộ thì cho rằng Bổ Đặc Già La (Phạn: Pudgala) là chủ thể của luân hồi, 5 Uẩn chẳng phải một, chẳng phải khác. Hệ thống thuộc Đại Chúng Bộ thì chú trọng tính chất siêu việt tuyệt đối của Đức Phật, hạnh nguyện vị tha của Bồ Tát và chủ trương tâm tính vốn thanh tịnh, quá khứ, vị lai không có thực…

Đây là thời kỳ Thinh Văn chia ra dòng phái có khuynh hướng Bồ Tát.

 

III- TỪ THẾ KỶ I TRƯỚC TÂY LỊCH ĐẾN THẾ KỶ III TÂY LỊCH

 

Phật Giáo trong thời kỳ nầy lấy tư tưởng Bồ Tát làm chính, nhưng không coi nhẹ hoặc phủ nhận tiểu thừa.

Nhân vật tiêu biểu của thời kỳ nầy là ngài Long Thọ. Ngài soạn bộ Trung Luận chủ trương thế giới kinh nghiệm hiện thực đều sinh diệt tiến hóa, nên tất cả các pháp đều không có thực thể. Căn cứ vàoduyên sinh, đứng trên lập trường tuyệt đối mà quán xét  thì bản tính các Pháp là Không, đó là Chân Đế. Đứng trên lập trường tương đối mà  thừa nhận các pháp thế gian là có giả, đó là Tục Đế. Không cố chấp bất cứ khái niệm cực đoan nào đó là Trung Đạo.Thời kỳ nầy có đủ cả Đại ThừaTiểu Thừa nhưng lấy Bồ tát làm gốc.

 

IV- TỪ SAU KHI ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN 700 ĐẾN 1.000 NĂM

 

(Khoảng thế kỷ III đến thế kỷ VI Tây Lịch).

Thời kỳ nầy, vấn đề thành Phật chia làm hai thuyết: Phật Chủng Tòng Duyên Khởi (hạt giống Phật được huân tập dần dần mà thành) và Phật Tính Bản Hửu (tất cả chúng sinh đều đã có sẵn tính Phật, cho nên đều có khả năng thành Phật).

Hai nhân vật tiêu biểu cho thời kỳ nầy là các ngài Vô TrướcThế Thân, phản đối quan điểm KHÔNG của ngài Long Thọthời kỳ trước. Hai ngài dựa vào thuyết Duy Thức mà lập ra 3 Tính: Biến Kế Sở Chấp Tính, Y Tha Khởi TínhViên Thành Thật Tính, chủ trương vạn hửu đều do Thể của Thức người ta biến hiện. Thức biến hiện có 3 loại: Thức A Lại Ya, Thức Mạt Na, và 6 Thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).Đây là thời kỳ phân chia dòng phái Bồ Tát có khuynh hướng Như Lai.

 

V- THỜI KỲ PHẬT VÀ PHẠM THIÊN CÙNG MỘT THỂ, LẤY PHẬT LÀM GỐC

 

Từ đây Phật Giáo Ấn Độ dần dần yếu dần rồi đi đến trạng thái biến chấtsuy giảm một cách tệ hại…

Khuynh hướng Như Lai vốn có sẳn dung nhiếp với chú thuật thần bí của thế tục. Tư Tưởng Phật Giáo dần dần kết hợp với Phạm Ngã Luận của Bà La Môn giáo, để rồi tiến vào thời đại “Như Lai Là Gốc, Phạm Phật Nhất Thể”. Lại vì Phật Giáo Đại Thừa hưng thịnh, những tư tưởng như Phật Lực Vô Lượng, Bồ Tát Đại Nguyện, tha lực gia trì…bộc phát mạnh mẽ, khiến cho Phật Giáo Đại Thừa biến thành Mật Giáo.

 

Thời kỳ nầy hành giả mãi mê truy cầu TỨC THÂN THÀNH PHẬT, đánh mất tinh thần lợi tha cố hửu của Đại Thừa. Bên ngoài thì Bà La Môn Giáo hưng thịnh, bên trong thì các tư tưởng như Duy Tâm, Chân Thường, Viên Dung, Tha Lực, Thần Bí, Đốn Chứng…dần dần đồng hóa với Phạm thần nên đến thế kỷ XII thì Phật Giáo đã mất hết dấu tíchẤn Độ.

Tại Trung Quốc thì Phật Giáo được truyền vào từ đời Hán, chia thành nhiều tông phái khác nhau, sản sinh ra nhiều học thuyết bất đồng. Để tránh xung độtmâu thuẫn, các nhà Phật Học Trung Hoa đã dùng phương thức phán giáo để dung hòa các khuynh hướng dị biệt.

 

Phật học Trung Hoa sau thời kỳ du nhập, dần dần chia ra 8 Tông, 10 Tông, 13 tông. Nếu nói theo 8 Tông thì Thiền, Tịnh, Luật, Mật thuộc về hành trì, còn Tam Luận Tông, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Duy Thức thì chuyên về nghĩa học.

Nếu phân loại để nghiên cứu Phật Học thì có thể quan sát theo nhiều góc độ khác nhau. Nếu khảo sát Phật Học về phương diện tư tưởng sử thì có thể chia làm Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Phát Triển.

Nếu theo quan điểm địa lý thì có thể chia ra 2 hệ thống tư tưởngPhật Giáo Nam Truyền và Phật Giáo Bắc Truyền. Nếu nhận xét theo nội dung giáo nghĩa thì có các loại nhị phần pháp như: Nhị Thừa Đại Tiểu, Nhị Giáo Quyền Thực, Nhị Môn Thánh Tịnh, Nhị Giáo Hiển Mật, Nhị Tông Giáo Thiền…

Các học giả hiện đại cũng có khuynh hướng phận loại Phật Học làm 2 môn lớn theo tư trào học thuật mới như Vũ Trụ Luận, lấy việc nghiên cứuthuyết minh chân tướng của vạn hửu làm mục đích, lấy lý luận trung tâmGiải Thoát Luận, lấy việc trình bày rõ phương phápý nghĩa chân thực của sự giải thoát, lấy thực tiễn làm mục đích…Ông Megovorn người Mỹ thì chia Phật Học làm 2 môn; Siêu Việt Triết Học (Bản Thể Luận) và Tương Đối Triết Học (Vũ Trụ Luận).

 

VI- VŨ TRỤ LUẬN

Phạm vi Vũ Trụ Luận của Phật Học rất rộng. Có học phái căn cứ vào nhân quả liên tục của các hiện tượng để thuyết minh vạn vật do đa nguyên sinh khởi. Có học phái chủ trương Duy Tâm Nhất Nguyên Luận cho rằng các hiện tượng vật chất là do nguyên lý tinh thần khai trỉển. Có học phái khẳn định Thực Tại Bản Thể Luận Siêu Việt Hiện Tượng; lại có học phái không phân biệt Bản ThểHiện Tượng, đem các hoạt động của hiện tượng qui vào bản thể mà chủ trương Hiện Tượng Tức Bản Thể.

Nói một cách khái quát thì Vũ Trụ Luận của Phật Học có thể chia làm hai hệ thống lớn là Duyên Khởi LuậnThực Tướng Luận.

 

1-DUYÊN KHỞI LUẬN

 

Giải thích sự sinh khởi của vũ trụ vạn pháp, có các luận thuyết như sau:

 

a-NGHIỆP CẢM DUYÊN KHỞI LUẬN

 

Nguyên nhân sinh khởi của vạn Pháp đó là nghiệp lực tạo tác của con người, gọi là Nghiệp Cảm Duyên Khởi Luận.

 

b-THỨC  A  LẠI  YA  BIẾN  HIỆN

 

Tất cả Pháp đều do Thức A Lại Ya thứ 8 của con người biến hiện ra, gọi là A Lại Ya Duyên Khởi Luận (học thuyết Duy Thức).

 

c-CHÂN NHƯ DUYÊN KHỞI

 

Tất cả mọi hiện tượng đều từ bản thể Chân Như sinh khởi, gọi là Chân Như Duyên Khởi Luận (học thuyết Chân Thường).

d-PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI

 

Xuất phát từ lý luận BẢN THỂ TỨC HIỆN TƯỢNG, HIỆN TƯỢNG TỨC BẢN THỂ, gọi là Pháp Giới Duyên Khởi Luận (học thuyết Hoa Nghiêm).

 

e-SÁU ĐẠI DUYÊN KHỞI

 

Vũ Trụ vạn hửu sinh khởi từ 6 nguyên tố lớn đó là: Đất, Nước, Lửa, Không Khí, Không, Thức là tổng thể linh động của Pháp Thân Đại Nhật Như Lai, gọi là Sáu Đại Duyên Khởi (học thuyết Chân Ngôn).

2-THỰC TƯỚNG LUẬN

 

Về Thực Tướng Luận giữa các học phái Phật Giáo chủ trương các luận thuyết như sau:

 

a-PHÁP HỬU LUẬN 

 

Phủ định sự tồn tại của cái Ta chủ quan, nhưng đối với các hiện tượng khách quan thì khẳng định có thực thể, gọi là Pháp Hửu Luận.

 

b-PHÁP KHÔNG LUẬN

 

Chủ trương thuyết ngã thể chủ quanpháp thể khách quan đều là không, gọi là Pháp Không Luận (học thuyết của 20 bộ phái Tiểu Thừa và luận Thành Thật).

 

c-HỬU KHÔNG TRUNG ĐẠO LUẬN

 

Chủ trương hiện tượng là không hoặc là có giả, còn bản thể thì có thực, gọi là Hửu Không Trung Đạo Luận (hoc thuyết Duy Thức).

 

d-VÔ TƯỚNG GIAI KHÔNG LUẬN

 

Phủ định Hửu Không Tương Đối, lấy tuyệt đối bất khả đắclý tưởng rốt ráo, gọi là Vô Tướng Giai Không Luận (học thuyết Trung Quán).

 

e-CHƯ PHÁP THỰC TƯỚNG LUẬN

 

Quán sát hiện tượng tức bản thể, toàn thể vũ trụ vạn hửu đều là thực thể nhất như, gọi là Chư Pháp Thực Tướng Luận (học thuyết Thiên Thai).

Duyên Khởi Luận thuyết minh tiến trình sinh diệt biến hóa của vạn hửu theo phương diện thời gian, đó là “Vũ Trụ Hiện Tượng Luận”. Còn Thực Tướng Luận thì thuyết minh chân lý rốt ráo của vạn hửu theo phương diện không gian, đó là “Vũ Trụ Bản Thể Luận”.

 

VII- GIẢI THOÁT LUẬN

 

Giải Thoát Luận thì đem nguyên lý giải thoát ứng dụng vào thực tiễn, theo con đường hướng thượng để đạt đến mục đích cứu cánh; có thể chia thành 3 hệ thống lớn: Giải Thoát Thực Chất Luận, Giải Thoát Hình Thức Luận và Giải Thoát Thứ Đệ Luận.

1-GIẢI THOÁT THỰC CHẤT LUẬN

 

Cảnh giới giải thoát chân thực, tức là Niết Bàn, Như Lai, Phật Độ, Phật Thân …đều là biểu thị Giải Thoát Thực Chất.

 

2-GIẢI THOÁT HÌNH THỨC LUẬN

 

Các phương pháp thực hành để hiển bày thực chất như trì giới cầu giải thoát (Giới Luật Luận), vãng sanh cầu giải thoát (Vãng Sanh Luận), tu quán cầu giải thoát (Tu Quán Luận), đoạn hoặc cầu giải thoát (Đoạn Hoặc Luận)… đều thuộc Hình Thức Giải Thoát.

 

3-GIẢI THOÁT THỨ ĐỆ LUẬN

 

Hàng phàm phu có thể nhờ công sức tu hànhđược giải thoát. Nhưng vì sự tu hành của họ có cạn sâu khác nhau nên phải tuần tự theo thứ lớp tiến dần từ phàm đến Thánh Phật, giải thoát vĩnh viễn. Đó là Giải Thoát Thứ Đệ Luận.

 

(Tham kảo: The Central Philosophy of Buddhism by T.R.V. Mũrti; The Conception of Buddhist Nirvãna by Th. Stcherbatsky; Luận Bát Nhã Đăng; Ấn Độ Triết Học Nghiên Cứu Đệ Ngũ (Vũ Tỉnh Bá Thọ); Tây Tạng Phật Giáo Nghiên Cứu (Trương Vĩ Nhã Nhân v.v…). 

      

CHẤM HẾT

 

Tiểu Sử

 

Tác Giả Tiến Sĩ Lâm Như-Tạng

 

Sinh ngày 27 tháng 12 năm 1943 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi.

 

Năm 1967 đậu Tú Tài Phần Một. 1967 tốt nghiệp Cao Đẳng Phật Hoc. 1968 đậu Tú Tài Phần Hai. Sinh viên Đại học Luật Khoa Saigon; và Phật Khoa Đại Học Vạn hạnh.

21-12-1969 du học Tokyo Nhật Bản

1975 đậu Cử Nhân Kinh Tế Chính Trị Học, 1977 Thạc Sĩ Chính Trị Học, 1983 Tiến Sĩ Chính Trị Học, tại đại học Meiji, Tokyo.

1984 nghiên cứu về Luật Hiến Pháp và Chính Trị Học tại đại học Tokyo,  Nhật Bản.

 

Từ 1970 đến 1975 Tổng Thư Ký chi bộ Phật Giáo Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản.

 

Từ 21 tháng 5 năm 1986 đến định cư tại Sydney. 

Nghiên cứu về Luật Hiến Pháp và Chính Trị Học tại Đại Học Sydney.

Giảng Sư thỉnh giảng tại Đại Học New Soth Wales, Úc.

Nhân viên Bộ Tư Pháp Úc (1987 - 2013).

1990 đậu 2 bằng thông dịch Việt - Nhật, Nhật - Việt;  và   Việt – Anh, Anh - Việt.

 

Từ năm 1999 đến Hiện tại 2017 là Phó Tổng Vụ Trưỡng Tổng Vụ Văn Hóa Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan.

 

Đã xuất bản thơ từ 1975 đến 2015: 

 

Gởi Về Quê Mẹ (Tokyo 1976). Hạnh Phúc Từ Đây (Saigon 1982, Như Tạng và Ngọc Bích). Những Bước Thời Gian (Tokyo 1984). Trọn Vẹn Một Tình Yêu (Sydney 1991, Thi hào Lưu Trọng Lư đề tựa). Con Đường Cảm Thông (Sydney  1996, truyện thơ), Trên Nữa Đời Đi (chùa Viên Giác tại Đức Quốc xuất bản 2004).

Đi Giữa Rừng Mơ, nhà  xuất bản Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh, 2015 xuất bản.

 

Trên 30 tuyển tập thơ văn, sách ngiêng cứu, in chung cùng nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu nỗi tiếng trong và ngoài nước trên khắp thế giới. 8CD ngâm thơ Như Tạng, nhạc và giới thiệu sách nghiên cứu do các nghệ tài danh tại Việt Nam thực hiện.

 

Những tác phẩm nghiêng cứu khác từ 1975 đến 2015 đã xuất bản:

 

So Sánh Hai Chế Độ Chính Trị của Anh và Hoa Kỳ (Tokyo 1975). Tự điển Vietnamese – Japanese – Ede (Lâm Như Tạng cùng nhiều tác giả khác tại Tokyo, Đại Học Ngoại Ngữ của Nhật Bản tại Tokyo xuất bản), Nghiên Cứu Về Điều Chín Hiến Pháp Nhật Bản (Tokyo 1983). Những Đặc Điểm Trong Phương Pháp Quản Lý Xí Nghiệp tại Nhật Bản (Sydney 1987, tiếng Việt và tiếng Anh).

Thức Thứ Tám, chùa Viên Giác tại Đức Quốc xuất bản 2005; và nhà xuất bản Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh tái bản  2006).

 

Sách Bản Giác in tại Việt Nam 2017.

 

Đang cọng tác với báo Giác Ngộ tại VN, Pháp Bảo tại Úc và Viên Giác tại Đức.  Những trang mạng: www.quangduc.com; www.buddhismtoday.com; www.viengiac.de;  v.v...

 

Các Đài truyền hình và truyền thanh đã phỏng vấn nhiều lần, phát thanh, phát hình về tác giả cùng những tác phẩm như: Đài Truyền hình VN, Đài Phát Thanh Hà Nội;  ABC,  SBS của Úc và BBC của Anh v.v...

 

Trưỡng ban tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế chuyên ngành Phật Giáo và là thuyết trình viên trong nhiều cuộc hội thảo quốc tế chuyên ngành khác.                                                                                                                              

Sydney tháng 1 năm 2017.

Mục Lục

 

 

CHƯƠNG MỘT: KHẢO SÁT VỀ Ý NGHĨA CỦA BẢN GIÁC 

 

A-Khảo Sát Một                                                007                                                      

 

I-Tùy Nhiễm Bản Giác                                        009

II-Tính Tịnh Bản Giác                                         010

III-Bản Giác Chân Như                                       010

IV-Bản Giác Hạ Chuyễn                                     010

V-Bản Giác Nội Huân                                         011

 

B-Khảo Sát Hai                                                  012

 

I-Tư Tưởng Của Luận Đại Thừa Khởi Tín          012

II-Đại Thừa Khởi Tín Luận Nghĩa Ký 3              014

III-Tướng Của Bản Giác                                      016

IV-Theo Luận Thích Ma Ha DiễnĐại Thừa

      Khởi Tín                                                          020

V-Bản Giác Pháp Môn, Thủy Giác Pháp Môn     022                         

 

CH Ư ƠNG HAI: TH ỦY GI ÁC                       025

 

A-Khảo Sát Một                                                                   025

 

B-Khảo Sát Hai                                                   027

 

I-Chưa Sinh Khởi Trí Đoạn Hoặc                        028

II-Trừ Bỏ Ngã Chấp Nhưng Còn Pháp Chấp       029

III-Giác Ngộ Từng Phần Lý Chân Như                034                                              

IV-Giác Ngộ Hoàn Toàn                                      034          

 

CHƯƠNG BA: CHÂN NHƯ                             036

 

A-Khảo Sát Một                                                  036

B-Khảo Sát Hai                                                   039

 

I-Vô Tướng Chân Như                                         039

II-Vô Sanh Chân Như                                           039

III-Vô Tánh Chân Như                                         040     

 

C-Khảo Sát Ba                                                     042

 

I-Ý Nghĩa Chân Như                                             042

II-Những Từ Ngữ Khác Về Chân Như             043

III-Hai Chân Như                                              049

IV-Ba Chân Như                                               049

 

D-Khảo Sát Bốn                                               053

 

I-Một Chân Như                                                053

II-Hai Chân Như                                                054

III-Ba Chân Như                                                057

IV-Bảy Chân Như                                              058

V-Mười Chân Như                                             060

VI-Mười Hai Chân Như                                     063

VII-Viên Giáo mười Chân Như                         065

 

E-Khảo Sát Năm                                               067                            

 

I-Kinh Giải Thâm Mật                                        069

II-Thành Duy Thức Luận                                    070

III-Duy Thức Luận Quyển 9                               073

IV-Mười Trọng Chướng                                     076

V-Hai Chướng                                                     079

VI-Ba Chướng                                                     082

VII-Chân Như Chi Nguyệt                                086

VIII-Chân Như Huân Tập                                 086

IX-Chân Như Ngưng Nhiên                              087

X-Chân Như Pháp Thân                                    088

XI-Chân Như Quán                                           088

XII-Chân Như Tam Muội                                 089

XIII-Chân Như Thật Tướng                              090

XIV-Chân Như Tịch Diệt Tướng                      090

XV-Chân Như Vô Vi                                         091

 

CHƯƠNG BỐN: NHƯ LAI TẠNG              096

 

A-Khảo Sát Một                                              096

 

I-Chân Như Lập Ra Hai Nghĩa                         096

II-Che Lấp                                                         097

III-Thâu Nhiếp                                                   097

IV-Như Lai Tạng Tánh                                      097

V-Như Lai Tạng Tâm                                        097

VI-Như Lai Tánh                                               098

VII-Như Lai Tướng                                           098

VIII-Như Lai Thất, Như Lai Y, Như Lai Tòa    099

IX-Như Lai Thức                                            099

 

B-Khảo Sát Hai                                             102

 

I-Như Lai Tạng                                               102    

II-Hai Như Lai Tạng                                       103

III-Như Lai Tạng Duyên Khởi                        104

IV-Như Lai Tạng Tâm                                    109

V-Chân Như Môn                                            109

VI-Sanh Diệt Môn                                            116

VII-Nhân Duyên Sanh Diệt                              138

VIII-Tướng Sanh Diệt                                      153

IX-Nhiễm Tịnh Tương Tư                                155

X-Tùy Thuận Và Hội Nhập                              186

XI-Phát Tâm Hướng Về Bản Giác                   187

 

C-Khảo Sát Ba                                                 221

 

I-Như Lai Tạng Theo Nghĩa Duyên Khởi         221

II-Chân Như Duyên Khởi                                  227

 

CHƯƠNG NĂM: PHÁP TÁNH                     229

 

A-Khảo Sát Một                                                229

 

B-Khảo Sát Hai                                                   232                                            

 

I-Pháp Tánh Độ                                                    233

II- Pháp Tánh Hải                                                 233

III-Pháp Tánh Sơn                                                234

IV-Pháp Tánh Tông                                              234

V-Pháp Tánh Thân                                                235

VI-Pháp Tánh Thủy                                              235

VII-Pháp Tánh Thường Lạc                                  235

VIII-Pháp Tánh Tùy Duyên                                  236

 

C-Khảo Sát Ba                                                     237

 

I-Những Nghiêng Cứu Khác Về Pháp Tánh         237       

II-Hai Loại Pháp Tánh                                          240

III-Tên Khác Của Pháp Tánh                                240

IV-Như, Pháp Tánh, Thực Tế = Ba Tên               241

V-Pháp Tánh Chân Như                                       242

VI-Pháp Tánh Độ                                                  242

VII-Pháp Tánh Sinh Thân                                     243

VIII-Pháp Tánh Thân                                            244                                     

IX-Pháp Tánh Tông                                              244

X-Ba Phép Quán Của Tông Thiên Thai               245

XI-Ba Phép Quán Của Tông Hoa Nghiêm           246

XII-Ba Phép Quán Của Nam Sơn                         249

XIII-Ba Phép Quán Của Từ Ân                            250

 

D-Khảo Sát Bốn                                                  251 

 

I-Một Chiết Giải Khác Về Pháp Tánh                  251

II-Pháp Tánh Dung Thông                                   252

III-Tam Muội Pháp Tánh                                     262

 

CH ƯƠNG SÁU: PHÁP GIỚI                                  269

 

A-Khảo Sát Một                                                                 269                          

 

I-Giải Thích Về Sự                                              269

II-Giải Thích Lý                                                   270

III-Duy Tâm Pháp Giới                                        271

IV-Gia Trì Pháp Giới                                           271

V-Hải Tuệ Pháp Giới                                           271

VI-Pháp Giới Quán                                              272

VII-Pháp Giới Tánh                                             272

VIII-Pháp Giới Thân                                            272

IX-Pháp Giới Thật Tướng                                    273

X- Pháp Giới Vô Biên Trí                                    274

XI-Pháp Giới Vô Ngại Trí                                    274

 

B-Khảo Sát Hai                                                   276

 

I-Pháp Giới                                                           276

II-Pháp Giới Phật                                                  277

 

C-Khảo Sát Ba                                                     279

 

I-Năm Loại Pháp Giới                                          281

II-Mười Pháp Giới                                                282

III-Bốn Loại Pháp Giới                                         285

IV-Pháp Giới Định                                                286

V-Pháp Giới Gia Trì                                             287

VI-Pháp Giới Nhất Tướng                                    287

VII-Pháp Giới Quán Môn                                     288

VIII-Pháp Giới Thân                                             288

IX-Pháp Giới Tính                                                289

X-Pháp Giới Thể Tính Trí                                    290

XI-Pháp Giới Vô Sai Biệt Luận                            291

 

D-Khảo Sát Bốn                                                  292

 

I-Phân Tích Về Ý Nghĩa                                       292

II-Pháp Giới An Lạc Đồ                                       294

III-Pháp Giới Duyên Khởi                                    295

IV-Pháp Giới Định Ấn                                          297

V-Pháp Giới Quán                                                297

VI-Ba Tầng Pháp Giới                                          298

VII-Pháp Giới Thân                                              300

VIII-Tự Luân Quán                                               300

IX-Thể Tính Trí                                                    301

X-Pháp Giới Vô Sai Biệt Luận Sớ                        303

            

CHƯƠNG BẢY:  NIẾT BÀN                            305

 

A-Khảo Sát Một                                                  305

 

I-Niết Bàn Ấn                                                       309

II-Niết Bàn Tám Vị                                               309

III-Niết Bàn Châu                                                 310

IV-Niết Bàn Đường                                              310

V-Niết Bàn Giới                                                    310

VI-Niết Bàn Kinh                                                  311

VII-Niết Bàn Lạc                                                  311

VIII-Cửa Niết Bàn                                                312

IX-Gió Niết Bàn                                                    313

X-Sự Trói Buộc Của Niết Bàn                              313

XI-Thành Niết Bàn                                               313

 

B-Khảo Sát Hai                                                   315     

 

C-Khảo Sát Ba                                                     320

 

I-Niết Bàn Vô Sanh Luận                                     320

II-Niết Bàn Huyền Nghĩa                                      321

III-Đại Thừa Nghĩa Chương                                 322

IV-Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao                                 323

V-Năm Loại Niết Bàn                                          323

VI-Hai Loại Niết Bàn                                           323

VII-Bốn Loại Niết Bàn                                         326

VIII-Tiểu Thừa Nhị Gia Niết Bàn                        328

IX-Niết Bàn Tiểu ThừaNiết Bàn Đại Thừa    329

X-Kinh Niết Bàn                                                   331

XI-Ngày Tháng Nhập Niết Bàn                            334

XII-Niết Bàn Thánh                                              334

XIII-Niết Bàn Na                                                  336

XIV-Niết Bàn Mạn Đồ La                                    337

 

D-Khảo Sát Bốn                                                  370

   

I-Nibbãna                                                              370

II-Niết Bàn Bộ                                                      372

III-Niết Bàn Phần                                                 378

IV-Núi Niết Bàn                                                   379

V-Niết Bàn Tông                                                  380

VI-Niết Bàn Bốn Loại Đại Lạc                            387

VII-Niết Bàn Tướng                                             388

VIII-Niết Bàn Tượng                                           398

IX-Niết Bàn Giới                                                  391

X-Vào Cõi Niết Bàn                                             391

XI-Niết Bàn Hội                                                   392

XII-Niết Bàn Tượng Mạn Đồ La                        394

 

CHƯƠNG TÁM: PHÁP THÂN                      396  

 

A-Khảo Sát Một                                                 396

 

I-Ý Nghĩa Pháp Thân                                           396

II-Pháp Thân Kệ                                                   398

III-Pháp Thân Tạng                                              398

IV-Pháp Thân Xá Lợi                                           401

                                                          

B-Khảo sát Hai                                                   402

 

C-Khảo Sát Ba                                                    405

 

I-Dharmakãya                                                       405

II-Phân Loại Pháp Thân                                       409

III-Pháp Thân Thể Tánh                                       412

 

D-Khảo Sát Bốn                                                  416

 

I-Năm Loại Pháp Thân                                        417

II-Hai Loại Pháp Thân                                         429

III-Ba Loại Pháp Thân                                         433

IV-Bốn Loại Pháp Thân                                      434

V-Pháp Thân Hửu Tướng                                    438

VI-Pháp Thân Theo Đại Trí Độ Luận                  440

VII-Pháp Thân Lưu Chuyễn                                 440

VIII-Pháp Thân Quán                                           441

IX-Chân Như Thực Tướng                                   442

X-Pháp Thân Thuyết Pháp                                   465

XI-Pháp Thân Vô Tướng                                      467

 

E-Khảo Sát Năm                                                 468  

 

I-Pháp Tính Thân                                                  468

II-Pháp Thân Ký                                                   471

III-Pháp Thân Xá Lợi                                           472

IV-Pháp Thân Như Lai                                         473

 

CHƯƠNG CHÍN: PHẬT TÁNH                      474   

 

A-Khảo sát Một                                                  474

 

I-Tánh Giác Ngộ                                                  474

II-Phật Tánh Giới                                                 476

III-Phật Tâm                                                         476

IV-Phật Tâm Ấn                                                   477

V-Phật Thuyết                                                       477

VI-Phật Thừa                                                        479

VII-Mười Địa Vị Của Phật Thừa                         484

VIII-Phật Tri Kiến                                                486

IX-Phật Trí                                                            487

  

B-Khảo Sát Hai                                                   488

 

C-Khảo Sát Ba                                                    489

 

I-Phật Tánh                                                           489

II-Phật Tâm                                                           493

 

D-Khảo Sát Bốn                                                  495

 

I-Phật Tính Luận                                                   495

II-Tông Thiên Thai                                               496

III-Tông Hoa Nghiêm                                           498

IV-Mật Tông                                                         499

V-Tam Luận Tông                                                499

VI-Pháp Tướng Tông                                           499

VII-Thiền Tông                                                    500

VIII-Tịnh Độ Tông                                               500

     

CHƯƠNG MƯỜI: KHẢO LUẬN VỀ GIẢI THOÁT THỰC CHẤT (Luận Giải Về Bậc Toàn Giác)

 

A-Khảo Sát Một                                                  502

 

I-Bậc Toàn Giác                                                    502

II-Hiền Kiếp                                                          511

 

B-Khảo Sát Hai                                                   522 

 

C-Khảo Sát Ba                                                    524

 

I-Phật – Buddha                                                    524

II-Một Phật, Nhiều Phật                                        526

III-Bốn Đức Phật                                                  526

IV-Mười Thân Phật                                              528

V-Tối Thắng Phật Trí                                           531

   

D-Khảo Sát Bốn                                                 536

 

Phần Một: Tinh Yếu Lược Về Giáo Lý Phật Giáo

 

I-Phật Giáo Nguyên Thủy                                     537

II-Phật Giáo Bộ Phái                                             537

III-Thời Kỳ Đầu Của Phật Giáo Đại Thừa           542

IV-Thời Kỳ Giữa Của Phật Giáo Đại Thừa          543

V-Thời Kỳ Sau Của Phật Giáo Đại Thừa             552

VI-Chân Ngôn Tông                                             553

VII-Kinh Đại Nhật                                                565

VIII-Kinh Kim Cương Đỉnh                                 568 

IX-Đại Nhật Như Lai                                            571

 

Phần Hai: Tinh Yếu Lược Về Phật Học

 

I-Khi Đức Phật Lập Giáo                                      576

II-Từ Khi Đức Phật Nhập Niết Bàn Đến 400 trăm năm sau                                                                 576

III-Từ Thế Kỷ I Trước Tây Lịch Đến Thế Kỷ III Tây Lịch                                                                       577

IV-Từ Sau Khi Đức Phật Nhập Niết Bàn 700 Năm Đến 1,000 Năm                                                     578

V-Thời Kỳ Phật Và Phạm Thiên Cùng Một Thể Lấy Phật Làm Gốc                                                       579

VI-Vũ Trụ Luận                                                    581

VII-Giải Thoát Luận                                             584                                      

 

 

Chấm Hết

 Tác Giả

 

Tiến Sĩ  Lâm Như-Tạng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2011)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 3005)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2624)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3525)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3352)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4190)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3707)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4259)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(Xem: 2345)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3494)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4182)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3962)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2894)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3365)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3506)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4561)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3896)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4785)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 4055)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 3042)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3793)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3938)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 3106)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3626)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4462)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3738)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2271)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2631)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 3037)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2733)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4602)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4935)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2839)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5295)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2865)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3305)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4387)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4955)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4718)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3258)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4565)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4293)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6156)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3515)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 4037)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 6024)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5427)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 4070)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 33140)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3183)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4164)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4743)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 3100)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3819)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3558)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6561)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2779)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3234)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4595)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3465)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant