Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sơ Khảo Về Mẫu Tự Phạn Ngữ Và Từ Biện Tài Trong Kinh Điển Hán Tạng

19 Tháng Giêng 201804:32(Xem: 6574)
Sơ Khảo Về Mẫu Tự Phạn Ngữ Và Từ Biện Tài Trong Kinh Điển Hán Tạng

Sơ Khảo Về Mẫu Tự Phạn Ngữ Và Từ Biện Tài Trong Kinh Điển Hán Tạng

Chúc Phú

Sơ Khảo Về Mẫu Tự Phạn Ngữ Và Từ Biện Tài Trong Kinh Điển Hán Tạng

Như Lai
có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào [1]



Ngôn ngữphương tiện giao tiếp cơ bản giữa người với người. Nhờ ngôn ngữ mà các giá trị liên quan đến đời sống của con người được kế thừa, giữ gìn và phát triển. Một trong những ngôn ngữ có mặt rất sớm trong lịch sử loài người đó chính là Phạn ngữ.

Trong lịch sử, đã từng có suy nghĩ cho rằng Phạn ngữ là một ngôn ngữ chết, tử ngữ. Thế nhưng, trong vài năm gần đây, Phạn ngữ đang được phục hoạt tại một số khu vực thuộc nam Ấn Độ[2], và trong cả một số trường đại học trên thế giới, cũng như được nhiều nhà chuyên khảo nghiên cứu, quan tâm.

Từ thực tế có những dòng phái Phật giáo xem mẫu tự Phạn ngữ như những biểu tượng cát tường, thiêng liêng; từ hiện trạng một số cơ sở tự viện sử dụng mẫu tự Phạn ngữ như một hình thức phù chú trang trí, mà thực tế không hiểu rõ thực nghĩa của chúng là gì; từ suy nghĩ, vì lý do gì mà những cơ sở Phạn ngữ xuất hiện khá nhiều trong thư tịch Hán tạng… đã làm động lực để chúng tôi nghiên cứu về đề tài: Sơ khảo về mẫu tự Phạn ngữ và từ biện tài trong kinh điển Hán tạng.

1.    Mẫu tự Phạn ngữ trong thư tịch Hán tạng.

Trong thư tịch Hán tạng, cơ sở của Phạn ngữ xuất hiện khá nhiều trong các bộ kinh như Đại bát nhã[3], Đại bảo tích[4], Hoa nghiêm[5], Phương quảng đại trang nghiêm[6], Văn thù sư-lợi vấn[7], luận Đại trí độ[8], Tất-đàm tự ký[9]

Theo các bản kinh, luận và thư tịch vừa nêu, số lượng mẫu tự Phạn ngữ không thống nhất, có bản nêu 42[10], 47[11], 49[12], 50[13] hoặc 52 mẫu tự[14]; khác với 48 mẫu tự (akṣara)[15]  Sanskrit thời nay[16]. Trong sự đang dạng đó, kinh Hoa Nghiêm và luận Đại-trí-độ thống nhất cho rằng có 42 mẫu tự căn bản. Theo luận Đại-trí-độ, bốn mươi hai chữ này là căn bản của tất cả các chữ (四十二字是一切字根本)[17]. Khởi đầu của 42 mẫu tự là A (अ= 阿) và mẫu tự cuối cùng là Ha (ह= 荷)[18].

Bốn mươi hai mẫu tự này được xây dựng thành tài liệu học tập ở bậc tiểu học thời cổ, gọi là Tất-đàm-chương (悉談章, đôi lúc được viết  悉曇章, hoặc Tất-địa-la-tốt-đỗ: 悉地羅窣覩). Theo tác phẩm Nam hải ký quy nội pháp truyện, bài học vỡ lòng đầu tiên của trẻ con khi lên sáu tuổi chính là Tất-đàm-chương (siddhavastu: सिद्धवस्तु)[19] và có thể hoàn thành sau sáu tháng học tập[20]. Kinh Đại pháp cự Đà-la-ni, quyển thứ sáu, do pháp sư Xà-na-quật-da dịch vào năm 592[21], đời nhà Tùy cũng ghi nhận điều tương tự.

Theo luận Đại trí độ, nhờ chữ mà có từ, nhờ từ mới thành câu, nhờ câu mà có nghĩa[22]. Điều đó cho thấy các mẫu tự Phạn ngữ rất quan trọng trong nhiều lãnh vực, kể cả việc vận dụng mẫu tự làm ví dụ trong khi thuyết phápTuy nhiên, việc gắn kết một ý nghĩa biểu trưng cho những mẫu tự này là một điều kỳ đặc, nếu không nói là sự pha trộn giữa ngôn ngữ học Ấn Độ cổ đại (ancient Indian linguistic) vào kinh điển Phật giáo.

Đơn cử như kinh Hoa Nghiêm ghi:

Khi đọc chữ a (阿), sẽ vào cửa bát nhã ma la mật, gọi là Bồ-tát uy đức các biệt cảnh giới; khi đọc chữ la (羅), sẽ vào cửa bát-nhã ba la mật, gọi là bình đẳng nhất vị tối thượng vô biên, khi đọc chữ ba (波), sẽ vào cửa bát-nhã ba-la-mật, gọi là pháp giớidị tướng[23].

Kinh Văn thù sư lợi vấn, ghi:

Khi đọc chữ a, là âm thanh của vô thường
Khi đọc chữ ā, là âm thanh của xa lìa ngã
Khi đọc i, là âm thanh của các căn quảng bác
Khi đọc ī, là âm thanh của thế gian não hại[24].

Việc sùng phụng mẫu tự Phạn ngữ đôi khi được chú trọng quá mức, như cho rằng, bốn mươi hai mẫu tự cùng với mười hai tự âm được phát sanh từ tâm của Đức Phật Tỳ-lô-giá-na[25].

Có thể do ảnh hưởng bởi quan điểm này mà ngài Phổ Am (1115-1169), đã trước thuật chú Phổ Am (普庵咒)[26], một bài thần chú có nguồn gốc từ các mẫu tự Phạn ngữ (釋談章呪)[27], được phối âm (saṃdhi) theo những cung bậc trầm bỗng cùng với các loại đàn, sáo (被諸絃管)[28], như một khúc nhạc cổ cầm.

Chú Phổ Am được bảo lưu trong Chư kinh nhật tụng tập yếu, tập 19, thuộc tạng Gia-hưng[29], và hiện còn được sử dụngPhật giáo Trung Quốc và trong một vài khoa nghi của Phật giáo Bắc truyền Việt Nam ngày nay.

Có thể nói, vì nhiều lý do khác nhau mà các mẫu tự Phạn ngữ có mặt trong thư tịch Hán tạng. Xét về phương diện lịch sử, đây là những tư liệu quan trọng góp phần bổ sung trong việc việc nghiên cứu về ngành ngôn ngữ học cổ đại. Tuy nhiên, việc quá đề cao vai trò của mẫu tự Phạn ngữ cũng như các âm tiết của chúng, xem đó như là biểu tượng linh thiêng, là điều không phù hợp. Vì lẽ, đây là hệ quả của sự pha tạp của những quan điểm sùng phụng ngôn ngữâm thanh phi Phật giáo. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi nghiên cứu một vài quan điểm của Phật giáo đối với ngôn ngữ nói chung và Phạn ngữ nói riêng.

2. Quan điển của Đức Phật đối với Phạn ngữ Vệ-đà.

Tư liệu luật tạng trong Phật giáo Nam truyền và cả Bắc truyền đều ghi nhận rằng, có vị tỳ-kheo trước khi xuất gia là bậc thâm học giáo điển Vệ-đà và am tường các quy ước Phạn ngữ. Nhận thấy các tỳ-kheo đồng học không rành về các quy ước đặc thù của ngôn ngữ, ông đã chê trách rằng:

Các vị đại đức. Mặc dù các ông xuất gia đã lâu, nhưng với ngôn ngữ thì không phân biệt được giống đực (pum-liṅga), giống cái (strī- liṅga), thế nào là đơn âm thế nào là đa âm, các thì hiện tại, quá khứ cũng như vị lai; âm dài, âm ngắn, âm khinh, âm trọng. Các ông cần phải cân nhắc những điều này khi tụng đọc kinh Phật[30].

Sau khi chê trách, vị tỳ-kheo này đến cầu thỉnh Đức Phật chấp thuận yêu cầu của ông ta. Phật liền dạy:

Ta cho phép đọc tụng kinh điển tùy theo quốc âm của mỗi nước, miễn làm sao không trái với bổn ý của Phật. Ta không cho phép biên soạn lời Phật theo văn pháp ngoại giáo, nếu phạm, phạm tội thâu-lan-giá[31].

Trong luật Thập tụng, Đức Phật đã quy định điều này rõ ràng hơn:

Từ nay, nếu ai dùng chữ nghĩaâm thanh của ngoại giáotụng kinh Phật, thì phạm tội Đột-kiết-la.[32]

Từ lời dạy của Đức Phật cho thấy, những quy ước về ngôn ngữ mà ở đây là Phạn ngữ Vệ-đà (Vedic Sanskrit) chỉ có giá trị tương đối, không thể là khuôn mẫu tối ưu để triển khai lời Phật dạy. Qua lời dạy này cho thấy, việc đề cao các mẫu tự Phạn ngữ linh thiêng vì chúng do Phạm thiên sáng tạo ra[33], là quan điểm không thuần túy Phật giáo.

Đọc lại lời dạy của Đức Phật trong kinh Na-tiên (Milindapañhā) cho thấy, ngôn ngữ, mà ở đây là cái tên chỉ là phương tiện để gọi, là tổng hòa các yếu tố khác mà thành. Vì, cái tên ấy chỉ để mà phân biệt giữa người này và người kia, thế thôi[34].

Tương tự, theo kinh Tiểu Bộ, một thanh niên tên là pāpaka (Ác nhân), sau khi xuất gia vẫn giữ nguyên tên gọi. Mỗi khi có việc, các tỳ-kheo cứ kêu to Ác nhân, ác nhân làm cho tỳ-kheo ấy phiền não vô cùng nên cầu thỉnh thầy y chỉ ban cho tên khác. Thân giáo sư đã dạy rằng:

Này Hiền giả, cái tên chỉ để gọi thôi, không có nghĩa thành tựu mục đích (āvuso namaṁ nāma paṇṇattimattaṁ[35]). Hãy tự bằng lòng với cái tên mình[36].

Trở lại với vấn đề mẫu tự, theo Đức Phật, việc đọc tụng các dạng thức chú thuật, dù đó là bảng chữ cái Phạn ngữ hay các chú của Atharvaveda[37] không có ý nghĩa thiết thực. Kinh Tương Ưng (S.i,165) ghi:

Dầu lẩm bẩm nhiều chú,
Nhưng không vì thọ sanh,
Được gọi Bà-la-môn,
Nội ô nhiễm bất tịnh,
Y cứ trên lừa đảo,
Bà-la-môn, Phệ-xá,
Thủ-đà, Chiên-đà-la,
Kẻ đổ phẩn, đổ rác,
Tinh cầntinh tấn,
Thường dõng mãnh tấn tu,
Đạt được tịnh tối thắng,
Bà-la-môn nên biết![38]

Với ngôn ngữ nói chung, Đức Phật chỉ xem đó là một phương tiện dùng để truyền đạt chân lý giải thoát, không nên thần thánh hóa nó, sùng bái nó và sử dụng như một thần chú. Xét về phương diện là một phương tiện dùng để truyền đạt chân lý, Đức Phật đã có những tán thán nhất định đối với những ai có khả năng này.

3.    Thành tựu ngôn ngữ biện tài, là am tường đa ngôn ngữ.

Trong công trình nghiên cứu Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, giáo sư Étienne Lamotte (1903-1983) đã khái quát năng lực ngôn ngữ của Đức Phật qua câu văn sau:

Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.[39]

Cơ sở của khái quát này dựa trên phẩm tính của của một vị Phật. Một vị Phật hoàn hảo luôn đầy đủ bốn món trí vô ngại mà một trong số chúng chính là khả năng siêu xuất về ngôn ngữ, gọi là từ vô ngại biện tài.

Theo kinh Tăng-nhất-A-hàm, từ vô ngại biện tài được định nghĩa:

Sao gọi là từ biện? Tùy nơi mỗi chúng sanh mà nói âm dài hay âm ngắn, giống nam hay giống nữ,  lời Phật hay lời Phạm-chí, thiên long hay quỷ thần và ngay cả A-tu-la, Ca-lưu-la, Chân-đà-la tùy theo đó mà nói cho họ. Tùy theo căn nguyên của mỗi giống loài mà nói lời phù hợp. Đó gọi là từ biện[40].

Theo luận Đại trí độ, từ vô ngại biện tài còn được gọi là từ vô ngại trí. Luận ghi:

Có khả năng dùng ngôn từ trang nghiêm để phân biệt, khiến người lĩnh hội, thông đạt không ngưng trệ, gọi là từ vô ngại trí.[41]

Năng lực quán thông nhiều thể loại ngôn ngữ của Đức Phật là một sự thật lịch sử. Vì lẽ, nhìn lại con đường hoằng pháp của Đức Phật, khảo về các đối tượng nghe pháp của đức Thế Tôn, nghiên cứu về các quốc gia, lãnh thổ mà Ngài đã đặt chân đến; chúng ta có thể phần nào hình dung khả năng ngôn ngữ ưu việt của Ngài. Nói cách khác, Đức Phật am tường đa ngôn ngữ. Ngài không những giao tiếp với mọi giai tầng nhân loại hay chư Thiên, mà kinh văn còn ghi nhận rất nhiều trường hợp Đức Phật thể hiện khả năng thông đạt với các loài muông thú[42], súc sanh[43]tùy cơ nhiếp hóa.

Từ vấn đề này đã góp phần làm sáng tỏ thêm luận điểm: Phật dùng một âm để thuyết pháp (佛以一音說法)[44]. Một âm ở đây là ngôn ngữ của chính đối tượng đó. Bộ Ngữ tông (Ch.2.10, Vehārakathā) cũng cho rằng, khi trao đổi với phàm phu, Ngài dùng phàm tuệ, khi nói với các vị thánh đệ tử, Ngài dùng Thánh tuệ. Vấn đề này góp phần bổ chính mối băn khoăn của nhiều nhà nghiên cứu Phật học, khi cứ đinh ninh cho rằng Đức Phật chỉ nói tiếng Magadhi hay một phương ngôn cố định nào đó.

Có thể nói, trong quá trình truyền dạy chánh pháp, hành giả quán thông các thể tài ngôn ngữ của loài người là một lợi thế lớn, vì có thể đem đến lợi lạc cho nhiều người và nhiều đời. Theo kinh Tăng-nhất-A-hàm, tôn giả Ma-ha-Câu-hy-la được xem là người có khả năng này và đã được Đức Phật tán thán:

Ta xem trong chúng đây, được bốn biện tài không có ai hơn được ông Câu-hy-la. Như Lai cũng có bốn biện tài này. Này cácTỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện thành tựu bốn biện tài này.[45]

Muốn cầu tuệ xuất thế, cần phải kiện toàn tuệ thế gian. Văn tự, chữ nghĩa là học pháp, kết tinh trí tuệ của thế gian, cũng cần phải am tường để thuận duyên khi bước vào thánh đạo.

Nhận định

Cửa ngõ để vào đạo khởi đầu từ việc nghe. Muốn nghe kinh pháp thì phải am tường ngôn ngữ. Kể từ khi Phật diệt độ, kinh điển được lưu truyền qua nhiều phương ngữ khác nhau. Việc am tường nhiều thể loại phương ngôn chứa đựng lời Phật dạyđiều kiện quan yếu để lĩnh hội Thánh giáo.

Mặc dù có những phương ngôn vốn có mối liên hệ thâm thiết với Đức Phậtgiáo pháp của Ngài, nhưng không vì vậy mà sùng trọng quá mức, xem đó như những biểu tượng cát tường hay là linh tự, thiêng liêng.

Với Đức Phật, ngôn từ chỉ là phương tiện giúp người học đạo. Việc thần thánh hóa chữ nghĩa, hoặc dùng âm thanh, tiết điệu đề cầu Ngài, là điều chưa thuận hợp với Phật đạo. Nói cách khác, lạm dụng phương tiện thanh, sắc thì rất khó gặp được Như Lai[46].
Chúc Phú



[1] Lamotte, Étienne.  History of Indian Buddhism. Paris: Institut Orientaliste Louvain-La-Neuve, 1988, p. 551. Cf: The Tathagata can express everything he wishes in any language whatever.

[2] Phạn ngữ hiện đang được sử dụng như một sinh ngữ lại làng Mattur, quận Shimoga, bang Karnataka, nam Ấn Độ. Bản tin từ hãng thông tấn BBC ngày 22.12. 2014. Xem tại, http://www.bbc.com/news/world-asia-india-30446917

[3]大正藏第 05 冊 No. 0220 大般若波羅蜜多經(第1卷-第200卷), 卷第五十三

[4] 大正藏第 11 冊 No. 0310 大寶積經, 卷第六十八

[5]大正藏第 09 冊 No. 0278 大方廣佛華嚴經, 卷第五十七

[6]大正藏第 03 冊 No. 0187 方廣大莊嚴經, 卷第四

[7]大正藏第 14 冊 No. 0469 文殊問經字母品第十四

[8]大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論, 卷第二十八

[9]大正藏第 54 冊 No. 2132 悉曇字記

[10]大正藏第 09 冊 No. 0278 大方廣佛華嚴經, 卷第五十七

[11] 大正藏第 51 冊 No. 2087 大唐西域記, 卷第二. Nguyên văn: 詳其文字,梵天所製,原始垂則,四十七言也

[12]大正藏第 54 冊 No. 2125 南海寄歸內法傳, 卷第四. Nguyên văn: 本有四十九字

[13] 大正藏第 54 冊 No. 2128 一切經音義, 卷第十一. Nguyên văn: 阿字為初(阿字取上聲梵字也毘盧遮那經云阿字門一切法本不生義能生一切世間文字偈云阿字第一句明法普周遍字輪以圍遶彼尊無有相以此義故所以得居眾字之首次第向下更有四十九字總名一切文字之母即梵字根本五十字也

[14] 大正藏第 21 冊 No. 1340 大法炬陀羅尼經, 卷第六. Nguyên văn: 譬如童幼初受教時. 彼師先授摩帝迦字.次授頞字. 後授阿字. 如是次第教十四音已復次第教三十四字.具教如是五十二字已. Xem thêm, 大正藏第 54 冊 No. 2131 翻譯名義集, 五. Nguyên văn: 方由三十六字母而生諸字. 澤州云. 梵章中. 有十二章.其悉曇章以為第一. 於中合五十二字.

[15] Williams, Monier. A Sanskrit English Dictionary. Springfield, VA: Nataraj Books, 2014, p.3

[16] Lê Tự Hỷ, Tự học tiếng Phạn, tập 1, NXB. Tổng hợp TP.HCM, 2012, tr. 18

[17]大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論, 卷第四十八

[18] Nguyên văn: 阿字為先、荷字為後. Xem tại: 大正藏第 11 冊 No. 0310 大寶積經,卷第四

[19] Williams, Monier. A Sanskrit English Dictionary. Springfield, VA: Nataraj Books, 2014, p.1215

[20]大正藏第 54 冊 No. 2125 南海寄歸內法傳, 卷第四. Nguyên văn:六歲童子學之,六月方了

[21]大正藏第 55 冊 No. 2154 開元釋教錄, 卷第七. Nguyên văn: 大法炬陀羅尼經二十卷(開皇十二年四月出十四年六月訖沙門道邃[*]等筆受見長房錄)

[22]大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論, 卷第四十八. Nguyên văn: 因字有語, 因語有名, 因名有義.

[23]大正藏第 09 冊 No. 0278 大方廣佛華嚴經, 卷第五十七

[24]大正藏第 14 冊 No. 0469 文殊問經字母品第十四

[25]大正藏第 54 冊 No. 2128 一切經音義, 卷第一. Nguyên văn: 至如四十二字母及十二字音.從毘盧遮那佛心生.

[26]嘉興藏第 19 冊 No. B044 諸經日誦集要, 卷中, 普庵祖師神咒

[27]卍新續藏第 79 冊 No. 1562 南宋元明禪林僧寶傳, 卷四, 慈化普菴肅禪師

[28]卍新續藏第 84 冊 No. 1579 續指月錄, 卷一, 袁州慈化普庵印肅禪師.

[29] 嘉興藏第 19 冊 No. B044 諸經日誦集要, 卷中, 普庵祖師神咒

[30]大正藏第 22 冊 No. 1421 彌沙塞部和醯五分律, 卷第二十六. Nguyên văn: 諸大德!久出家,而不知男,女語,一語,多語,現在,過去,未來語,長,短音,輕,重音,乃作如此誦讀佛經

[31]大正藏第 22 冊 No. 1421 彌沙塞部和醯五分律, 卷第二十六. Nguyên văn: 聽隨國音讀誦,但不得違失佛意! 不聽以佛語, 作外書語, 犯者偷蘭遮. Cùng đề cập sự kiện này, Cullavagga ghi: Này các tỳ khưu, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép học tập lời dạy của đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā). Xem, Tiểu Phẩm, bản dịch tiếng Việt của tỳ-kheo Indacanda.

[32]大正藏第 23 冊 No. 1435 十誦律, 卷第三十八. Nguyên văn: 從今以外書音聲誦佛經者,突吉羅

[33]大正藏第 50 冊 No. 2053 大唐大慈恩寺三藏法師傳, 卷第三. Nguyên văn: 每於劫初,梵王先說傳授天人, 以是梵王所說, 故曰梵書

[34] Kinh Mi tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm, dịch, NXB. Tôn giáo, 2003, tr.105.

[35] V. Fausboll. The Jātaka together with its commentary being tales of the anterior births of Gotama Buddha. Vol 1. London: Messrs.Luzac and Company Ltd., 1962. p.402

[36] Kinh Tiểu Bộ, tập 3, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 377.

[37] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 521. Nguyên văn: Chớ có dùng bùa chú./ A-thar-va Vệ-đà./ Chớ tổ chức đoán mộng./ Coi tướng và xem sao. Mong rằng đệ tử Ta./ Không đoán tiếng thú kêu./ Không chữa bệnh không sanh./ Không hành nghề lang băm.

[38] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.256-257

[39] Lamotte, Étienne.  History of Indian Buddhism. Paris: Institut Orientaliste Louvain-La-Neuve, 1988, p. 551. Cf: The Tathagata can express everything he wishes in any language whatever.

[40]大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第二十一.  Nguyên văn: 彼云何名為辭辯? 若前眾生, 長短之語, 男語, 女語, 佛語, 梵志, 天, 龍, 鬼神之語, 阿須倫, 迦留羅甄陀羅彼之所說, 隨彼根原與其說法, 是謂名為辭辯.

[41]大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論, 卷第二十五. Nguyên văn: 當以言辭分別莊嚴, 能令人解, 通達無滯, 是名辭無礙智

[42] Mahāvagga, chương Kosambī, Đức Thế Tôn và con long tượng ở Pārileyyaka, tỳ kheo Indacnada, dịch.

[43]大正藏第 01 冊 No. 0026 中阿含經,卷第四十四, 鸚鵡經第九

[44]大正藏第 04 冊 No. 0203 雜寶藏經, 卷第八, 五百白鴈聽法生天緣.

[45]大正藏第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第二十一.  Nguyên văn: 如我今日觀諸眾中, 得四辯才, 無有出拘絺羅. 若此四辯, 如來之所有, 是故, 當求方便, 成四辯才.  Kinh Tăng Chi cũng ghi nhận: Trong các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, thuyết giảng rộng rãi những điều được nói lên một cách vắn tắt, tối thắng là Mahàkaccàna. Xem, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 58.

[46] Nguồn gốc của quan điềm này được được tìm thấy trong câu kinh: Này Vakkali, ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta. Ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp. Xem, Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.744. Các tư liệu Hán tạng liên quan như bài kệNếu thấy thân Như Lai./ Hoặc dùng âm thanh thỉnh./ Phương cách ấy lầm lạc./ Kẻ ấy không thấy Phật, trong kinh Phật thuyết ly cấu thí nữ: 其有見我色, 若以音聲聽,斯為愚邪見,此人不見佛. Xem tại: 大正藏第 12 冊 No. 0338 佛說離垢施女經. Hoặc tương tự bài kệkinh Kim Cang: Nếu lấy sắc tìm Ta./ Dùng thanh để cầu Ta./ Kẻ ấy hành tà đạo./ Không thế thấy Như Lai. Xem, 大正藏第 08 冊 No. 0235 金剛般若波羅蜜經. Nguyên văn: 若以色見我,以音聲求我,是人行邪道,不能見如來.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14614)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14048)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14932)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16546)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29865)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16201)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15527)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14880)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14868)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17874)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15567)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38655)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26707)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39639)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50740)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38720)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35029)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18299)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16460)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42386)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39227)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35598)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17448)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46503)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17144)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28488)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 18986)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17583)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17105)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17538)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16527)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16867)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30828)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16932)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18498)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18445)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17373)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18160)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17067)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23476)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 16983)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17454)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17661)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17053)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15733)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18025)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17389)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17180)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29509)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27709)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18156)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16102)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15357)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23016)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14827)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
(Xem: 55100)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14194)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
(Xem: 13243)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
(Xem: 14164)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
(Xem: 15507)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant