Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Thoát Khỏi Luân Hồi

24 Tháng Giêng 201806:30(Xem: 5997)
Thoát Khỏi Luân Hồi

Thoát Khỏi Luân Hồi  

Tâm Minh

Thoát Khỏi Luân Hồi

 

      Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như một điều gì mơ hồ vượt ngoài tầm hiểu biết. Dưới đây chúng ta chỉ thử tìm hiểu sự giải thoát dựa trên những gì đã học được từ  giáo lý và có thể diễn đạt được .

  1. 1.      Tà thuyết luân hồi thời nay: 

Thời đại suy đồi ngày nay vừa sản sinh ra trong giới “duy khoa học” một tà thuyết diễn giải rằng:  “Luân hồi trong Phật giáođức Phật Thích Ca đã giảng dạy chỉ có nghĩa là trở đi trở lại những tâm tánh nào đó trong cuộc sống: sáng vui vẻ, trưa bực bội, chiều giận hờn, v.v… Chuyển biến của tâm tư từ sát na nầy sang sát na khác chính là luân hồi; ngoài ra không có kiếp sau nào hết, chết là hết. Và, thế gian nầy là cõi Phật duy nhất nếu ta tu để thoát được những tâm tánh tiêu cực đó. Phật tại tâm. Niết Bàn là ở thế gian chứ không ở đâu xa…v.v”.

 Nghe như thế có vẻ như là hữu lý, nhưng thật sự là ngụy biện. Phủ nhận phần vĩ mô ( những kiếp tái sanh) và chỉ chấp nhận phần vi mô (sát na, giây phút) của một toàn thể, là khuynh hướng thực tế tin chắc duy nhất vào kiến thức khoa học. Mặt khác, những người có lối sống duy vật bất chấp đạo đức cũng theo tà thuyết nầy để biện minh cho những hành động sai trái của mình (vịn vào việc không có kiếp sau). Do đó, đối với tất cả những người nầy, câu nói “Thế gian nầy là cõi Phật duy nhất…” chỉ là mâu thuẫn hoặc giả dối, nếu không phải là tự mãn kiêu mạnkiến thức. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi không hỗ trợ cho thuyết luân hồi bị bẻ gẫy một chân nầy, thuyết luân hồi thuần vi mô nói trên: một diệt thuyết (hư vô), không nhân không quả, không tội không phước.

  1. 2.     Thoát khỏi luân hồi là gì  ?

Đức Phật không khuyến khích con người vào đời tranh giành và sanh con đẻ cái để tìm một thể dạng hạnh phúc mảy may khả dĩ nào trong đó ( Khổ đế trong Tứ Diệu Đế= Dukkha in the Four Noble Truths). Tranh giành và sanh con đẻ cái là vô minh, là đau khổ và không có tình thương chân thật. Vì vậy, giải thoát cũng đồng nghĩa với lìa đời. Tâm lìa đời, theo Krishnamurti, có thể được hiểu là “chết trong cuộc sống” từng giây phút một ( vi mô). Hành động lìa đời sẽ được thể hiện bằng việc không nhập thai nữa sau khi chết ( vĩ mô).  Giải thoát khi còn tại thế ( tâm giải thoát) chỉ là giai đoạn tạm thời, bước tiếp theosau khi chết được hoàn toàn tự do, không phải bị tái sanhluân chuyển trong 6 cõi: Trời, Người, A Tu La ( Bán Thiên), Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sanh. Năm cõi kia là gì, phần đông chúng ta đều mơ hồ, và riêng việc thoát khỏi cõi người thôi, cũng là một điều xa lạ và khủng khiếp: mất đi thân thể, mất đi những người thân và bạn bè và nhất là mất đi cái thế giới muôn màu nầy. Loài chim Se Sẻ khi được thoát ra khỏi lồng thì bay và đậu linh tinh chỗ nầy chỗ nọ để kiếm ăn, rất gần với vị trí chiếc lồng, nên dễ dàng bị bắt nhốt trở lại. Trái lại, chim Hoàng Yến ( Canary) khi xổ lồng thì hối hả bay đi một mạch một hướng thật lâu không ngơi nghỉ, dường như nó rất sợ bị trở lại cảnh tù đày ? Chúng ta, nếu biết sợ như chim Hoàng Yến thì có thể lần mò tìm cách thoát ra khỏi kiếp ngườiTuy nhiên, giáo lý Đại thừa còn đi xa hơn nữa: sau khi giải thoát, vì lòng từ bi, nhập thai trở lại thế gian hành Bồ Tát đạo để cứu độ chúng sanh.

Ngũ uẩn- Vật chấtnăng lượng:

 Khác với mọi tôn giáo trên thế giới, đạo Phật là đạo duy nhấtmục tiêu nhắm đến giải thoát, vì ở cõi Ta Bà, hay xa hơnluân hồi, không thể có hạnh phúc. Ngay cả thỏa mãn cũng không phải là hạnh phúc. Cái thân ngũ ấm của con người ( sắc+ thọ+ tưởng+ hành+ thức= Form+ Sensation/ Feeling+ Perception+ Operation/Mind State Formation+ Consciousness) toàn tạo ra đau khổràng buộc. Giải thoátthoát khỏi cái thân ngũ ấm nầy, đầu tiên là thoát xác. Người chết tạm thoát được cái xác nầy, là cái được tạo thành trong giai đoạn “Danh sắc” ( Name and Form) trong chuỗi 12 nhân duyên ( Vô minh à Hành à Thức à Danh sắc à Lục nhập à Xúc à Thọ à Ái à Thủ à Hữu à Sanh à Tử ). Nhưng còn thọ, tưởng, hành, thức thì sao ? - Chúng tạm ly tán lúc lâm chung trong tiến trình tứ đại tan rã, nhưng rồi tụ lại trong trung ấm thân để tạo một danh sắc mới khi tượng thai trong bụng mẹ, và rồi, một kiếp sống mới lại bắt đầu. Rủi thay bụng mẹ lại là bụng một con thú cũng không chừng ! Không ai tự biết mình ngu như thế ! Sao lại chui vào đó ?- Không ai có quyền thưởng phạt hoặc quyết định số phận của mình, mà đó chính là cái thức trong trung ấm thân của mình quyết định. Trong suốt cuộc đời, cái thức nầy do hành ( vận chuyển, phản ứng. Phản ứng vật lý= làm một cái gì đó; phản ứng tâm lý= tạo ra tâm sở : giận, thương, ghét, si mê,…., tạo nghiệp) sinh ra. Hành do tưởng (nhận biết, ý nghĩ) sanh ra. Tưởng do thọ ( cảm giác sướng khổ) sanh ra . Và thọ có được do sắc, tức cái thân xác vật lý nầy với đầy đủ các giác quan, tiếp nhận. Cấu trúc của ngũ ấm là một cấu trúc hết sức chặt chẽ, đi từ vật chất đến năng lượng, tức là từ cái thô sơ nhất là Sắc tức thân tứ đại (4 elements) : đất ( thịt, xương, gân, da), nước ( máu, nước mắt mũi, nước tiểu, dịch tiêu hóa, chất nhờn…), lửa ( thân nhiệt), gió ( hơi thở ) cho đến cái vi tế nhất là Thức.

  1. 3.      Vai trò của Thức:

Cái Thức nầy không phải chỉ là cái biết của ý nghĩ và 5 giác quan, mà là cái biết có thể có thêm phần bị chìm và nén xuống dưới dạng tiềm thức, vô thức ( ký ức, thói quen, tập quán) . [Thức trong Phật giáo bao gồm 2 loại “Conscious”  và “ Unconscious”]. Theo đức Đạt Lai Lạt Ma, sau khi chết, dòng tâm thức của con người vẫn còn liên tục mãi mãi, kể cả những vị đã đắc quả A La Hán. Dòng tâm thức nầy là một dạng năng lượng, một xung động (impulse) , cưỡi lên Khí ( prana) mà hiện hữu. Khí Prana nầy không phải là không khí, mà là sinh khí, có cấu trúc nhỏ hơn một nguyên tử vật chất. Và, đắc quả như thế, tuy là giải thoát khỏi luân hồi, nhưng vẫn còn nhiều thói quen chưa hoàn hảo, cho tới khi đạt được Phật quả viên mãn toàn tri toàn giác. ( Xem “Ánh sáng Chân tâm” của Dalai Lama và Ph.D. Jeffrey Hopkins ). Ngũ ấm còn được gọi là ngũ uẩn ( five aggregates), là những thứ cấu hợp tạp nhạp không có bản chất, thiếu vắng tự tính, thế nhưng chúng lại thi hành tốt luật nhân quả, làm nên vòng sanh tử luân hồi ( samsara) của tất cả mọi chúng sanh hữu tình. Thân ngũ ấm của con người có thể được ví như một phi thuyền không gian được phóng lên vũ trụ vào lúc lâm chung. Phi thuyền nầy gồm 5 tầng: 4 tầng nhiên liệu Sắc, Thọ, Tưởng và Hành cháy và rụng dần để đẩy phần đầu chóp phía trước là Thức đi vượt ra ngoài quĩ đạo địa cầu. Lẽ ra cái Thức đa năng nầy, phải được tinh khiếttrong sáng để được tự do đi vào vũ trụ, nhưng vì phi thuyền đã đi lạc vào một khu không gian cấu bẩn khiến nhiên liệu không cháy được trọn vẹn và trộn lẫn với những phần tử cấu bẩn bám dính vào đầu chóp, không đẩy mạnh đầu chóp tới trước nữa, khiến mất đi tốc độ, phải rơi xuống một hành tinh nào khác hoặc rơi lại quả địa cầu. Theo giáo lý về trung ấm thân ( bardo) của Kim Cang Thừa, trong tình trạng thoát xác, tâm không còn thân xác để tựa vào, trở nên lỏng lẻo, di động, bất ổn, khiến ta rất khó hình dung trạng thái tâm của mình, và mỗi khi xúc tình tiêu cực khởi lên, lực đẩy vào hành động sẽ tức thời, nhanh chóng hơn rất nhiều so với lúc còn sống, hoặc khi ý tưởng nào khởi lên thì cảnh ấy tới liền ngay trước mắt. (Xem“ Heart Advice from a Mahamudra Master“của Gendun Rinpoche, chương Preparing for Death, Thanh Liên dịch Việt Ngữ: Chuẩn bị cho cái chết). Thật vậy, cái Thức mang nghiệp gọi là nghiệp thức, giống như chiếc lá mùa thu, bị gió nghiệp tham sân si cuốn đi dễ dàng, cuối cùng thấy nam nữ giao hợp thì tham dâm chui vào bộ phận sinh dục của mẹ và nhập thai, không khác gì một thiên thể lạc vào quĩ đạo của quả địa cầu bị lực hút của gia tốc trọng trường rơi sầm xuống mặt đất. Tất cả đều phải làm lại từ đầu. Trái lại, nếu cái Thức được trong sáng, không bị cấu nhiễm, thì dòng tâm thức nầy là thọ dụng thân của Phật tánh trong ta, là hào quang, là ánh sáng chân tâm, cỡi lên khí Prana mà đi, hoàn toàn bất tử

Tóm lại, thoát khỏi luân hồithoát khỏi thân ngũ ấm, ra khỏi luật nhân quả, được bất tử dưới dạng một thân ánh sáng ( hào quang). Năm cõi kia thì, riêng Súc sanh là có thân tứ đại như con người, còn 4 cõi còn lại Trời, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỉ, ngoại trừ cõi Trời Vô Sắc, cũng có hình tướng (Sắc), nhưng phải cùng loài mới thấy nhau được.

  1. 4.      Tính không là vong thân danh từ- Thuyết Nhị đế:

Bát Nhã Ba La Mật đa Tâm Kinh ( Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không…) dạy một pháp tu rốt ráo để đạt đến giải thoát. Đó là pháp quán chiếu tâm mình qua từng giây phút, thấy 5 uẩn đều là không: Sắc là Không, rồi Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều là Không. Các thứ uẩn nầy vốn là những pháp cấu hợp, những tập hợp ( aggregates) không có bản chất, thiếu vắng tự tính, đều do duyên mà sanh ra, rồi do duyên mà diệt, biến hoại vô thường như bọt nước. Không riêng gì  5 uẩn, tất cả các pháp khác trên thế gian cũng vốn là ảo. Chính bản thân chúng ta cũng là ảo. Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Bồ Tát Quán Chúng Sanh có đoạn: “ Bồ Tát xem chúng sinh như những người ảo, làm những trò ảo…“.  Quán xét như vậy là cửa ngõ để thoát ra khỏi những xúc tình tiêu cực gây đau khổ như sợ hãi, si mê, giận, ghét, v.v…Thế gian là trống rỗng, cái gì cũng là ảo, chơn tính của mọi vật là trống rỗng, là không. Vì sao là không?-  Vì không thể có tên gọi nào cho chính xác, một khi nó do cấu hợp mà có, và những phần tử cấu hợp ra nó cũng lại thay đổi vô chừng, biến mất hoặc sinh thêm không lường trước được; những phần tử nầy lại tương liên, tương tác và tương tạo với nhau, cũng như bản thân nó lại tương liên, tương tác và tương tạo với cái khác bên ngoài nó nữa khi nhân duyên đưa tới. Sở dĩ ta gọi đây là cái bàn, kia là cái ghế, là để qui ước với nhau trong việc trao đổi ngoài xã hội ( Thế gian pháp= Thế đế hay Tục đế) mà thôi, chứ theo nghĩa tối hậu tuyệt đối rốt ráo của nó thì không có tên gọi ( vong thân danh từ). Giáo lý về Nhị đế (Tục đếChân đế) dạy ta phân biệt 2 cái nhìn: cái nhìn Tục đế thì có tên gọi ( theo qui ước: cái bàn, cái ghế… giàu nghèo, đẹp xấu…) và cái nhìn tối hậu siêu thế gian tức Chân đế thì không có tên gọi. Từ cái nhìn Tục đế, muốn lọt được vào cái nhìn Chân đế thì phải hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời” tức là hành trì pháp Bát Nhã sâu xa nầy, đi đến chỗ tận cùng, mới soi thấy nó vốn là không. Xin mượn tạm một giả dụ tưởng tượng để giải nghĩa: Tổng thống Philippines Duterte cũng có vô số các kiếp trước, giả sử như có kiếp làm thợ mộc, có kiếp làm thương gia, có kiếp làm luật sư hay giáo sư, v.v, hoặc cũng có kiếp làm sư tử, làm gà, làm mèo, làm khỉ, làm chim chóc, làm quỷ sứ, làm vua, làm hoàng hậu, v.v…thì theo nghĩa của Chân đế, chỗ tột cùng của lý lẽ, không thể có tên gọi nào đúng cho ông. Ông là người  ảo, làm những trò ảo như Kinh Duy Ma Cật nói, và trên thế gian nầy, ai cũng vậy cả. Nhìn người theo cách nầy (Chân đế), ta rất dễ  tha thứ cho kẻ thù hoặc thông cảm cho những ai làm điều gì chướng mắt. Đây là Tính Không, là Đại Không, cái Không to tát bao trùm khắp pháp giới, không riêng gì ở ngũ uẩn. Tính Không nầy trùng hợp với diệt thuyết của một trường phái ngoại đạo theo hư vô chủ nghĩa. Tuy nhiên, Tính Không của phái nầy lại chủ trương “tuyệt đối không” nghĩa là bao gồm luôn cả không nhân, không quả, không tội, không phước. Đây là một tà kiến. Ngược lại, Tính Không trong đạo PhậtTính Không đi đôi với nhân quả. Tính không ( Sunyata ) và lý nhân quả ( karma= hành động, nghiệp) đều được phát xuất từ một tiền đề ban đầu: thuyết duyên khởi ( Pratityasamutpada= Dependent Origination) của đức Phật Thích Ca. “Không ai có thể tắm 2 lần trong cùng một dòng sông” là câu nói của Heraclitus (535-475 BC), một triết gia Hy Lạp tiền-Socrate, xướng lên thuyết biến dịch của mọi sự vật. Thuyết nầy không đi xa hơn được gì ngoài lý vô thường. Trái lại, thuyết duyên khởi của Phật, với cấu trúc mạch lạc của tương liên (interdependence) , tương tác và tương tạo ( conditioning co-production)  giữa mọi hiện tượng, đã khai sinh thêm 4 đế lý nhỏ bên dưới: Vô thường, Vô ngã, Tính khôngNhân quả. Từ Vô thường, con ngườisinh lão bệnh tử. Từ Sinh TửNhân quả, thuyết Luân hồi được thành lập. Từ Vô ngãTính không (hay Phật Tính), chúng sinh có tu có đắc. Đây thật là một giáo lý toàn hảo, vi diệuhy hữu. Nó chẳng những giải thích được toàn bộ hiện hữuvận hành của thế gian, của vũ trụ và muôn loài, mà còn nêu ra tính khả hữu của sự vượt thoát ra khỏi chúng. Đứng trước giáo lý nầy, thuyết vô thần phải gãy vụn khi tính tương liên, tương tác và tương tạo giữa mọi hiện tượng là một cầu nối hẳn nhiên giữa các chúng sinh hữu tình sống và chết, hữu hình và vô hình, giữa tự lựctha lực trong công phu hành trì giáo pháp.Thí dụ: người niệm Phật cầu sinh về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà, hoặc người gặp nạn niệm Quán Thế Âm Bồ Tát xin cứu hộ. Hãy suy  nghĩ về điều mà các nhà sinh vật học đã tìm thấy: sự rung động của một cánh bướm nhỏ ở Yucatan ( Mexico) mà ảnh hưởng được tới đời sống của một trang trại vùng Hebrides (U.K). Thử quan sát dòng chảy của một con sông: một bong bóng nước ở một điểm A nào đó cũng ảnh hưởng đến cách chảy ở một điểm B khác, dầu là chúng gần hay xa nhau. Một giây đồng hồ sau đó, dòng chảy cũng biến đổi khác đi. Dòng chảy ở thời điểm 12:00’01” khác với dòng chảy ở thời điểm 12:00’00”  nhưng được định hình do dòng chảy trước, hay nói một cách khác, dòng chảy trước là nhân thiết yếu ( nhân) cho dòng chảy sau ( quả), nghĩa là kiểu chảy của dòng chảy sau không phải “từ trên trời rơi xuống” như hư vô chủ nghĩa quan niệm, mà tất cả đều tùy thuộc nhau theo chuỗi nhân quả: nhân quả về không gian, về thời gian và về nhiều thứ khác nữa không thể kể hết. Dòng tâm thức của con người cũng vậy.

  1. 5.       Thất bại trong pháp quán ngũ uẩn giai không- Người có tội và sám hối:

Người ác, người có tội mà quán 5 uẩn thì khác hẳn với Quán Tự Tại Bồ Tát quán. Người nầy không thể soi thấy 5 uẩn là không, chẳng hạn không thể soi thấy hành uẩn là không, khi anh ta mới vừa giết người. Bằng ý nghĩ, anh ta có thể cho rằng chuyện giết người là ảo ( do lý luận theo thuyết duyên khởi) nên không có tội. Nghĩ vậy thì tạm yên tâm, nhưng mặc cảm tội lỗi từ tiềm thức vẫn luôn trỗi dậy dày vò lúc thức cũng như lúc ngủ (mơ thấy bị người ta đuổi giết chẳng hạn). Ắt hẳn đó là thất bại trong pháp quán của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh: anh ta soi thấy 5 uẩn là “có “, thay vì là không. Tác giả Ngô Thừa Ân trong truyệnTây Du Ký cũng đã khéo ví von sự giằng co nội tâm nầy như một trận chiến bất phân thắng bại giữa 2 con khỉ: Tôn Ngộ Không (ý thức) và Lục Nhĩ Hầu ( vô thức= không học mà biết, tức là có 72 phép thần thông bằng với con khỉ kia). Kết cuộc là phải có Quán Thế Âm Bồ Tát đứng ra phân xử. Một người phạm tội lỗi, khi biết thành tâm sám hối thì tội mới tiêu dần: người sám hối nương dựa vào một tha lực nào đó thông cảm, thương yêu mình như Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng hạn, sẵn sàng mở rộng từ tâmtha thứ cho mình. Khi gặp tai nạn hoặc đau khổ cùng cực, con người nương tựa vào một đấng toàn năng nào đó cứu vớt mình nhờ thành tâm cầu nguyện. Điều nầy thật đúng với thuyết duyên khởi của Phật: “ tôi có tương liên với vị ấy, và vị ấy lấy tương tác và tương tạo để cứu tôi”.  Ắt hẳn vị ấy cũng phải là một chúng sanh hữu tình, nhưng là một linh thể bất tử, là một trong những vị Bồ Tát hay Chư Phật tiềm tàng trong khắp pháp giới, tùy nguyện mà cứu độ chúng sanh, chẳng hạn: Đại BiBồ Tát Quán Thế Âm, Đại TríBồ Tát Văn Thù, Đại NguyệnBồ Tát Địa Tạng, Đại HạnhBồ Tát Phổ Hiền.

  1. 6.      Tính Khôngvô tâm, là tâm không

Trái với người ác, một người hành thiện cứu giúp người nghèo khổ chẳng hạn, có thể thấy việc làm nầy là “ không” ( hành uẩn là không), khi tâm họ vô tư, hoặc tự xem đó là trách nhiệm hay bổn phận của mình. Hoặc một người không tham danh hoặc không thích nịnh bợ, khi được ai tâng bốc bằng một câu êm tai, chẳng thấy thích thú gì; người nầy có thể soi thấy thọ uẩn là không.  Câu “Thị chư pháp không tướng: bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…” trong Bát Nhã Tâm Kinh cũng dạy rằng: tâm nào thì thấy như thế ấy, nếu ta vô tâm thì thấy được “tướng không” của sự vật. Thí dụ: tâm hiếu chiến thì thấy tổng thống Obama là yếu hèn nhu nhược, không dám làm gì Trung Quốc, tâm yêu mến thì thấy anh Obama đẹp trai, nói năng lưu loát không ai sánh bằng.  Đây là tính Duy Tâm Thức: mỗi cái thức đều do một tâm sinh ra.{ Ngoài tâm không có cảnh ( Tướng phần), ngoài cảnh không có tâm ( Kiến phần), Tướng phầnKiến phần không thể bị tách rời.}  Bồ Tát Di Lặc đã tu pháp thiền Duy Tâm Thức Định, sau đó đạt Vô Thượng Diệu Viên Thức-Tâm Tam Muội (tức là viên thông về Thức Đại) mà đắc quả A La Hán ( theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Vô tâm là vượt lên trên cả hai thứ tâm và thức, nên thấy được  ”tướng không” của các pháp : thấy sự vật không hề có sinh hay diệt, dơ hay sạch, thêm hay bớt, bấy lâu nay nó vẫn vậy, thế gian nầy không phải là uế hay tịnh, không hề có sinh lão bệnh tử, cũng không có cái hết sinh lão bệnh tử (lão tử diệc vô lão tử tận),v.v.. Khi thấy được “ tướng không” của hết thảy mọi pháp trên thế gian một cách phản xạ tự nhiên mà không cần đi từ ngõ Tục đế để lọt vào Chân đế nữa, hành giả được gọi là chứng được Tính Không, đạt được giải thoát. Từ ngõ Tục đế để lọt vào Chân đế cũng có thể đi bằng pháp thiền Duy Tâm Thức Định, pháp thiền mà dòng tâm thức trải nghiệm sự biến hiện vô lường của chính nó, và khi thấy được tâm 1 sanh thức 1, tâm 2 sanh thức 2, tâm 3  sanh thức 3…,  các thức sai khác 1,2,3… đều là huyễn ảo, tạp nhạp không đáng tin, hành giả vượt lên trên cả tâm và thức mà nhập vào định.

 Khi thấy 5 uẩn đều là không thì 5 uẩn nầy được tịnh hóa. Tâm phan duyên thường hay bay nhảy, giờ trở thành vô tâm. Vô tâm trong từng giây phút ( vi mô) xây dựng chuỗi vô tâm thuần thục trong thời gian dài (vĩ mô), sự sinh trong tâm không xảy ra, làm đứt sợi dây 12 nhân duyên ở mắc xích Sinh Tử, là đạt được giải thoát ra khỏi vòng luân hồi.

  1. 7.      Ranh giới giữa vật chất và năng lượng- Thọ uẩnbuông bỏ:

Lý thuyết là như vậy, nói thì dễ, nhưng làm thì vô vàn khó khăn, phải cần nỗ lực trong rất nhiều kiếp trong chánh pháp. Lỡ trong một kiếp tái sanh nào đó mà không gặp được chánh pháp thì tối tăm bao phủ. Hoặc lỡ sa vào súc sanh, chẳng hạn như con mèo, con gà, làm sao biết niệm Phật hoặc ngồi thiền ? Và cơ hội trở lại được thân người còn khó hơn con rùa mù dưới đáy đại dương 100 năm trồi lên một lần đúng ngay cái lỗ giữa cái ách bằng gỗ đang trôi dạt đây đó trên biển. 

Tâm chúng ta như con khỉ chuyền từ cái thích nầy qua cái thú khác, tánh chúng ta như con ngựa rừng nhảy lung tung. Cái thấy nào cũng là tà kiến: thấy thế giới bên ngoài ( sáu trần) luôn hấp dẫn, nên luôn có khuynh hướng đi tìm thưởng thức qua các giác quan ( sáu căn). Giải thoát là một cuộc lột xác toàn diện, triệt đểphi thường, cần nhiều điều kiện. Thiển nghĩ có 4 điều kiện để đạt giải thoát, đó là:  1. Tha thiết có ý muốn thoát .2. Có khả năng thuận duyên để tu tập. 3. Nỗ lực tu tập không ngơi nghỉ. 4. Gặp được chánh pháp. Tha thiết có ý muốn thoát là điều kiện tiên quyết. Nếu vừa ham mê việc đời vừa muốn tu đạo thì không đi tới đâu, hoặc mặc áo tu hành mà ngấm ngầm theo đuổi mục tiêu thế gian (danh, lợi, tình), lừa người dối mình, thì địa ngục chờ sẵn. Khả năng thuận duyên là một kiếp người với các căn không bị khiếm khuyết (nhất là ý căn: mất trí, bệnh tâm thần). Nỗ lực không ngơi nghỉ là chiến đấu một mất một còn với vô minh. Gặp được chánh pháp là sống trong một xứ vào một thời đạiPhật pháp và có bậc đạo sư chân chánh dạy dỗ, hướng dẫn.

Trong 5 uẩn Sắc- Thọ- Tưởng- Hành- Thức , Thọ uẩn (cảm giác, cảm thấy) là ranh giới và cũng là cầu nối giữa vật chất ( Sắc= Form, Body, tức thân xác) và năng luợng ( Tưởng, Hành, Thức= xung năng, impulses ). Một y sĩ châm cứu giỏi cần châm đúng vào cái huyệt “ Thọ” nầy, xoáy vào nó. Thọ uẩn liên quan đến hưởng thụ. Đối nghịch với hưởng thụ là buông bỏ . Vì vậy, tịnh hóa Thọ uẩn tức là phát triển tâm buông bỏ: buông bỏ mọi thứ trên thế gian nầy ( bên ngoài), và những xúc tình tiêu cực xảy ra trong tâm ( bên trong). Bên trong và bên ngoài thật ra cũng là một, nhưng tạm phân biệt như thế mà có lợi, để tránh khỏi rơi vào cực đoan hoặc ngụy biện rằng: “ những cái bên ngoài tôi ôm lấy hết,  ngu gì chừa cái nào, miễn là trong tâm tôi không có tham luyến thì thôi chứ ! “ . Mâu thuẫn như thế là cùng, chỉ có ở phàm phu. Bồ Tát cũng còn phải giữ giới hạnh. 

  1. 8.      Những đối tượng buông bỏ:

Buông bỏ , đối với hầu hết mọi người trong chúng ta, là một điều hết sức khủng khiếp. Ai ai cũng thấy thế gian nầy đầy hấp dẫn và đáng sống, luôn đi tìm kiếm thoả mãn qua bản thân mình ( ngã) với những sở hữu vật chất như nhà cửa, tài sản, tiền bạc, xe cộ, tiện nghi, đồ dùng, v.v…, hoặc những sở hữu tinh thần như người thân, bạn bè, lý tưởng, chủ nghĩa, hội đoàn, v.v…( ngã sở). Họ không ngờ rằng chạy theo những thỏa mãn như vậy đều đưa đến muôn ngàn đau khổràng buộc. Khi ý thức được điều nầy rồi, họ cũng khó buông bỏ được nghiệp đạo ràng buộc khốn khổ đó, vì đã bị thói quen khống chế, nói chi đến những người không ý thức được vấn đề, còn cho đó là sung sướng nữa. Thí dụ : thức khuya ngồi đếm tiền cho tới sáng thấy thật là thú vị, hoặc bị người đẹp hành hạ tơi bời cũng thấy vui, chịu đấm ăn xôi. Đây là vô minh rất nặng: họ lầm tưởng rằng thoả mãn tức là hạnh phúc, nhưng thật ra hai điều nầy rất khác biệt nhau như đông và tây. Nơi nào có thỏa mãn ( satisfaction) thì hạnh phúc ( happiness) biến mất. Thỏa mãn đòi hỏi cường độ tăng dần, như rượu chè hay ma túy, không bao giờ là đủ, không bao nhiêu là đủ. Thí dụ đi về Việt Nam ban đầu thì 5 năm một lần, sau đó thì 2 năm, 1 năm, rồi bây giờ 6 tháng một lần cũng không thấy đủ. Thoả mãn đòi hỏi duy trì gìn giữ bảo quản cái mình đang sở hữu, nên đưa đến sợ hãi, chạy chọt, tranh giành, hoặc gian dối, lừa đảo, áp bức, v.v…, đó là chưa nói đến tìm kiếm những thứ mới lạ khác (chẳng hạn như ấu dâm, ghép nội tạng mới để được trẻ ra, hoặc chế tạo những thức ăn có độc để kiếm lời), đưa ta đến những bến bờ vô định: tâm tư luôn rối bời, có thể tự gây mất mạng hoặc phạm tội ác, chắc chắn không phải là hạnh phúc.

Đối tượng bên ngoài- Người thân và thế giới :

Có 3 loại đối tượng gần gũi khó buông bỏ nhất. Đó là: 1. Người thân 2. Bạn bè và 3. Quốc gia hay thế giới mình đang sống.

Đối với nhiều người, việc buông bỏ hết mọi thứ trong tâm, trước tiên là người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cái, thật là điều khó có thể chấp nhận được. Họ viện dẫn “ bổn phận làm người “ để tiếp tục bám luyến những người thân nầy. Vâng, bổn phận là điều phải làm tròn, không ai phủ nhận, nhưng khi bổn phận đã xong rồi, sao mà sự tham luyến trong tâm vẫn còn dầy đặc ? Thí dụ: con cái đã lớn hết rồi mà còn muốn xen vào đời sống của chúng nó, can thiệpsắp đặt đủ thứ, rồi sinh ra ghét dâu, ghét rể, tham luyến cháu chắt, v.v…. Vô minh là thế đó ! Lúc bấy giờ, nếu họ xem những đứa con ấy như là những chúng sinh bình thường nào đó trong vũ trụ, hoặc người hành tinh…, hoặc nghĩ rằng mình đã từng có hằng tỉ tỉ những đứa con như vậy trong nhiều kiếp rồi, sao còn tham luyến chúng nữa ? Như thế có phải là sẽ rộng đường tu tập Phật pháp cho bản thân mình hay không ? Mặt khác, cũng có người tham luyến con cái như một cái phao để bám víu, nương nhờ trong tuổi già, thật là tội nghiệp ! Chính sự tham luyến nầy là sợi dây ràng buộc họ lại thế gian, chắc chắn sau khi chết sẽ phải tái sanh lại. Dầu là sợi dây bằng sắt (con cháu bất hiếu ngỗ nghịch) hay sợi dây bằng vàng (con cháu đỗ đạt thành danh), bản chất của nó cũng chỉ là ràng buộc. Khi ý thức được điều nầy rồi, mà tâm thì làm không nổi, đây thật là mắc nợ nhau ! Nếu thực sự muốn tiêu nghiệp, hãy thành tâm cầu nguyệnnỗ lực trì chú, đà la ni , chư Phật và Bồ tát sẽ giúp đỡ hòa giải hai bên, mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp như một phép lạ. Theo Du Già Sư Địa Luận (Yogacarabhumi) được thánh giả Vô Trước (Asanga) ghi chép lại từ Bồ tát Di Lặc (Maitreya) , thì, do tình cảm luyến ái hoặc thù ghét, người ta chết đi rồi đầu thai lại chỉ lẩn quẩn trong vòng những người thân của họ vô lượng lần nhiều hơn số cát sông Hằng, như làm vợ, làm chồng, làm anh chị em, làm cháu chắt, làm cha, làm mẹ, v.v…cốt để trả nợ nhau. Vợ chồng oan nghiệt chém giết nhau cũng là do kết quả đời trước đã gieo, tái sanh lại đời nầy để thanh toán món nợ cũ. Ấy thế mà khi gặp nhau lần đầu thì  “kết” nhau liền ( tiếng sét ái tình), do nghiệp thức tiềm tàng dẫn tới.

Người thân cấp độ thứ hai là bạn bè, người quen, cũng là đã nhiều kiếp quá khứ làm bạn với nhau, rồi làm bạn một chập thì biến thành kẻ thù, và kẻ thù có khi cũng biến thành bạn.  Tổ sư Tây Tạng Longchenpa (1308-1363) có khuyên rằng: “ đừng phát triển tình bạn thân thiết hay thù địch với bất cứ ai, duy trì sự cân bằng và độc lập là lời khai thị chân thành của ta.“ ( Xem Khai thị số 20 trong 30 Lời Khai thị của Tổ Longchenpa- Thư viện Hoa Sen.org ). Chúng ta có thể giúp đỡ những người cần và để mặc họ khi họ đã đủ. Về phần những loại giao thiệp như quà cáp qua lại, họp mặt, tiệc tùng, sinh nhật, đám giỗ, đám cưới hỏi, v.v…, nơi mà hình thức (phô trương) quan trọng hơn nội dung, vật chất quan trọng hơn tinh thần, giả dối nhiều hơn chân thật, chúng ta, nếu thật sự muốn tu giải thoát, có cần phải va vào hay không, nếu không phải là bổn phận (thật sự hay ngụy tạo), để  mà chuốc lấy những xung đột bất hòa vô nghĩa ?

Điều khó buông bỏ thứ ba là vẻ đẹp muôn màu của làng xóm mình, quốc gia mình, thế giới mình đang sống, đằy ắp những điều quen thuộc và đáng yêu đã hằn sâu trong ký ức làm thành những chủng tử cố hữu trong A Lại Da thức. Phong tục, tập quán, truyền thống của một dân tộc là một loại vô minh: vô minh văn hóa. Muốn làm thui chột đi những chủng tử nầy phải cần có những nỗ lực phi thường.

 Trong kinh Sáu Pháp thuộc Tăng Chi Bộ Kinh, phần 68 nói về hội chúng, đức Phật giảng về hạnh viễn ly ( A Lan Nhã), trong đó có bao gồm tánh không ưa thích hội chúng, không vui thích đồ dùng, là điều cần thiết để nắm vững tướng của tâm, giúp cho chánh kiếnchánh định được viên mãn thì mới mong đạt được giải thoát, chứng ngộ Niết Bàn. Trong thời đại ngày nay, thói quen “viễn ly” rất khó tồn tại, khi Phật tửchư Tăng Ni thân cận nhau trong những dịch vụ gây quỹ liên miên. Trong Bài Kinh Dài về Tính Không, đức Phật khuyên không nên làm nổi bật mình giữa đám đông, thế mà có nhiều Phật tử không hề được giảng dạy điều nầy, vào chùa muốn chứng tỏ mình hào phóng và muốn trổ tài: cúng thí gấp ngàn lần người khác để tạo ra một quyền lực mới trong chùa, làm mất hòa khí, gây xung đột, còn bày vẽ thầy làm điều nầy điều nọ chạy theo mục tiêu danh tiếnglợi lộc. Đối với người làm chủ một tu viện mà tâm chưa đẩy lùi được chấp ngãBồ đề Tâm chưa được thanh tịnh, Tổ Longchenpa có khuyên rằng: “duy trì trong cô tịch là lời khai thị chân thành của ta”( Xem 30 Lời Khai thị chân thành của Tổ Longchenpa- Thư Viện Hoa Sen.org). Về đồ dùng, các máy điện tử cá nhân thời đại vô cùng tiện lợihấp dẫn như iPhone, iPad, Samsung Galaxy… , khiến cho cuộc sống đơn giản của người tu trở thành rườm rà, phức tạp, xao lãng việc tu hành.

Chúng ta cần quán triệt 3 đối tượng cần buông bỏ nói trên. Khi ý hướng buông bỏ được hình thành và củng cố, công năng tu tập mới có hiệu quả đích thật và nhanh chóng. 

Đối tượng bên trong- Những xúc tình tiêu cực

Theo tác phẩm “Những Yoga Tây Tạng về giấc mộng và giấc ngủ” ( The Tibetan Yogas of Dream and Sleep ), mỗi cõi trong 6 cõi luân hồi có những xúc tình đặc trưng và liên quan đến các luân xa ( Chakras) như sau:

Cõi Thiên ( Devas):             Phóng dật thích thú-  Đỉnh đầu

Cõi Bán Thiên ( Asuras):   Kiêu mạn, đố kỵ…       Cổ họng

Cõi người:                           Ghen tỵ………………       Tim

Cõi thú :                               Vô minh………………….. Rốn

Cõi Quỷ đói ( Pretas)        Tham lam, dâm dục …Cơ quan sinh dục

Cõi địa ngục :                     Thù hận, giận dữ    ……Lòng bàn chân

Lúc lâm chung, hơi nóng tụ lại ở đâu trong cơ thể, là dấu hiệu chỉ định nơi tái sanh mới của người đó. Thí dụ: đầu, ngực lạnh trước và cuối cùng vùng bụng còn nóng tức là sanh vào cõi thú. Vì vậy, chúng ta, ngay cả các thầy tu chưa chứng đạo, hoặc chưa đắc pháp chuyển di thần thức Phowa, không nên sờ chạm vào thân thể, vuốt tay chân người chết, tắm rửa hoặc thay quần áo, sau khi họ đứt hơi chưa đủ 10 giờ đồng hồ. Nếu chỉ mới có 8 giờ thì không đủ đối với những người có tiến trình phân hủy chậm, sẽ gây sốc, tức tưởi cho họ và đưa họ đến những cõi tái sanh xấu ác, đau khổ.

Trong 6 cõi luân hồi, hai cõi Thiên và Bán Thiên (A Tu La) được xem là có nhiều phước báu hơn cõi người. Chư Bán Thiên ít phước hơn chư Thiên, nhưng do tánh kiêu mạn, đố kỵ nên thường gây chiến đánh nhau với Chư  Thiên, luôn luôn bị thua,  bị thương tật hoặc bỏ mạng. Chư Thiên chỉ biết hưởng thụ dục lạc triền miên, khi phước báu cạn kiệt thì rơi vào 5 cõi kia. Khốn thay cho chư Thiên là không thể chọn được nơi nào mình rơi xuống, hoàn toàn do nghiệp lực nhiều đời trước quyết định không khác gì những chúng sinh ở các cõi khác. Muốn tránh tái sanh vào cõi Thiên, hành giả không nên chuyên tìm thú vui để hưởng thụ. Nếu phải thọ hưởng một thú vui nào thì không nên đắm nhiễm hoặc tự đánh mất mình trong đó, và nên khởi lòng thương người, ước mong những người nghèo khổ kém phước hơn mình cũng sẽ được hưởng như mình. Làm như vậy, hạt giống nghiệp của cõi trời mới có thể bị thui chột đi . 

Tánh kiêu mạn dường như là hết thuốc chữa, một khi họ tự cho mình là số một trên đời không ai bằng ! Người phạm trọng tội thì có thể chịu lạy Phật sám hối nhưng người kiêu mạn thì không, nên không có lối thoát. Tánh kiêu mạn có thêm đố kỵ là nét đặc trưng của cõi A Tu La, sinh ra gây hấn, khiêu chiến. Quả báo của người kiêu mạnkiếp sau có thể đầu thai thành loài chim bay cao để thấy thiên hạ không ra gì, là cơ hội để bị bắn hạ. Trong bài viết “ Chánh kiến trong cuộc sống” ở Đặc san Hiện Thực số 38/2016, câu Mantra tan rã bản ngã M9 có thể được dùng để trừ tánh kiêu mạn thông thường. Nhưng nếu tánh kiêu mạn bay cao tới trời xanh thì chắc phải dùng tới pháp tu đặc biệt nầy: Đi vào rừng cỡi đồ trần truồng mà chạy, để xấu hổ tự thấy mình không ra gì, rồi đứng nhìn vào tấm gương tự chửi rủa mình, hoặc vào hang núi la to lên, chẳng hạn như : “( tên mình) ơi ! Mầy là đồ tồi, là thứ đần độn dốt nát bẩn thỉu không ra gì, là đáng ghê tởm, không bằng một con chó !.v.v…” Tiếng núi vang vọng nghe đi nghe lại nhiều lần dần dà sẽ làm đổi tánh. Đây là pháp tu Gyulu ( ảo thân như huyễn=Illusory Body ), một trong 6 pháp Yoga của Naropa ( six Yogas of Naropa) thuộc Mật Tông Tây Tạng, gọi là phương tiện thiện xảo để điều phục tâm. Thời đại ngày nay có thể xem cách nầy là quái gỡ, nhưng nó cho ta thấy người xưa tha thiết tận lực tu hành như thế. Bây giờ chúng ta chỉ cần chửi vào máy iPhone, hoặc nhờ người khác chửi thu vào máy để nghe đi nghe lại, mỗi ngày chừng 5 phút, thật là dễ dàng hơn ngày xưa rất nhiều.

Cõi thú ( súc sanh) có hạt giốngvô minh. Đành rằng cả 6 cõi đều là vô minh, nhưng cái vô minh của cõi thú là một loại vô minh hết sức mờ đục, ngu độn, tăm tối so với các vô minh thông thường, đến nỗi nó không biết nó muốn cái gì hay làm cái gì để mãn nguyện. Muốn tránh sa vào cõi thú thì đừng dồn người khác hay chúng sinh khác vào chỗ chết, chỗ bế tắc không thoát ra được, thí dụ như: cầm tù, bỏ đói, gán tội ép cung, bẫy bắt thú, đánh bắt tôm cá, nhốt thú, nuôi cá, nuôi chim, bán phá giá (để doanh nghiệp nhỏ hơn mình bị phá sản), đầu cơ tích trữ, hủy diệt môi sinh của một dân tộc, v.v… Những người theo nghiệp đạo nầy lâu ngày, do chiêu cảm, sẽ có những giấc chiêm bao thấy mình đi vào một căn nhà tối tăm không có lối ra, đi quanh quẩn trong đó một cách vô vọng, hoặc nhẹ hơn là thấy đi vào một nơi chốn bất tường, đi hoài thì trở lại chỗ cũ, không thoát ra được. Người nào thường nằm mơ thấy như thế thì phần chắc là chết sanh vào cõi thú. Nếu có thêm gây hại đến sinh mạng thì quả báo không phải chỉ có súc sanh mà thôi (thêm địa ngục, quỷ đói.).

Cõi quỷ đói còn gọi là ngạ quỷ, có tánh đặc trưng là tham lam vô bờ, không bao giờ thấy đủ , luôn cảm thấy khao khát muốn có thêm và có thêm nữa ( thí dụ có hơn 100 đôi giày rồi mà khi vào shop thấy giày cũng muốn mua thêm) và phối hợp với tham muốn tình dục . Có một điều đặc biệt là người giàu chưa chắc thoát khỏi tái sanh vào cõi nầy, một khi mà họ chưa bao giờ thấy đủ, thí dụ có 900 ngàn đồng không dám ăn mà muốn để dành thêm để có được 1 triệu; người nầy dù có lấy 50 ngàn ra ăn thì cũng ăn trong xót xa đau đớn khi thấy tiền bị mẻ, không thưởng thức được gì, dường như thức ăn hóa ra lửa khi đưa vào miệng. Trong bài viết “ Chánh kiến…” Hiện Thực số 38/2016,  Mantra M10 có thể được dùng để trừ tánh tham, và  Mantra M3 có thể được dùng để trừ dâm dục, đầu mối của sinh tử luân hồi.

Cõi người có xúc tình gốc rễ là ghen tỵ . Muốn thoát ly được tánh ganh tỵ thì hãy nên tùy hỉ, vui vẻ với cái may mắn, phước lộcthành công của người khác; hãy nghĩ rằng không có gì bất công cả ,khi kiếp trước họ đã hành thiện rất nhiều hơn mình rồi. Quả báo của ganh tỵkém may mắn, cầu muốn điều gì cũng khó thành tựu.

Cõi địa ngục được chiêu cảm do thù hận và giận dữ. Để tránh sa vào cõi nầy, hãy nghĩ rằng: thù hận không ích lợi gì cho mình mà còn sanh bệnh, hoặc “ thì ra kẻ ấy quan trọng như vậy sao ? “, hoặc “thù hận và giận dữ là lấy cái sai của kẻ khác hành hạ mình, sao ta ngu vậy ?”, hoặc tìm lý do để thông cảm bỏ qua cho họ, hay là “ kiếp trước mình đã làm gì ác rồi, bây giờ nên cam chịu đi.”

Trong 6 cõi, chỉ có cõi người là cõi duy nhấtthuận duyên để tu tập khả dĩ đạt được giác ngộ giải thoát. Cõi Thiên chỉ biết hưởng lạc nên không tu tập gì được.  Theo kinh sách, cõi địa ngục và một số cõi Thiên được nhập cư liền sau khi chết từ cõi khác ( thí dụ người chết đi) theo cách hóa sanh thẳng vào, chớ không qua giai đoạn trung ấm thân như vong linh nhập thai vào cõi người hoặc cõi thú. Thật ra, mỗi người trong chúng ta đều có đủ những chủng tử của 5 cõi kia, chẳng hạn khi tánh tham nổi lên, chúng ta thông đồng với cõi quỷ đói. Đó là nhìn theo lối nhìn vi mô của sát na đó. Mặt khác, theo lối nhìn vĩ mô, cũng có những cõi quỷ đói bên ngoài để các con quỷ đói sống chung với nhau, hoặc sống từng nơi riêng rẽ như bồn rửa chén, miệng ống cống, bãi rác dưới gầm cầu, đầu cồn ở ngã ba sông, v.v… . Ta có thể xem 6 cõi nầy giống như 6 ống thẳng đứng của 1 bình thông nhau có chung một đáy. Vì có chung  đáy nên nước trong các ống có thể thông đồng với nhau.

Nếu không chiến thắng được 6 xúc tình tiêu cực nói trên thì sự giác ngộ giải thoát chỉ là chuyện xa vời mờ mịt, nói ra chỉ hổ thẹn mà thôi. Dù là tu tập theo tông phái nào, Theravada, Thiền học, hay Kim Cang thừa hoặc Tịnh độ tông cũng vậy, v.v…, đừng trông chờ một “ảo giác đốn ngộ” nào, hãy nhìn thẳng vào những xúc tình tiêu cực ấy như một thước đo của sự tiến bộ. Nếu không thấy tiến bộ, hành giả cần rà soát lại cách tu tập của mình, hoặc xem kỹ lại mình có thật tâm tu hành không, hay là tự lừa dối mình qua một dạng đầu tư nào đó (ngấm ngầm theo đuổi mục tiêu thế gian hoặc tu chỉ để cầu phước) ? Điều cần thiết trước tiên là phải sám hối tiêu trừ tội lỗi trong vô lượng kiếp về trước. Sau khi sám hối, giấc mơ sẽ thay đổi thể loại: những gì thường gặp lúc trước ít khi thấy xuất hiện trở lại, và điều nầy cũng đúng luôn ở môi trường sống của mình bên ngoài . Các tội lỗi ấn tượng trong đời là những vết thương lòng, rất khó rửa sạch: một pháp sám hối chỉ được gọi là thành công ( hết tội) khi nào mà tâm mình bình thản không xao xuyến nữa mỗi lúc chuyện cũ được nhắc lại hay nhớ lại. 

Khi tất cả các xúc tình tiêu cực đã được hoàn toàn tịnh hóa, tâm ta phẳng lặng, vô tâmtrong sáng (Pháp thân Phật),  mọi cảm xúc đều tắt ngủm ngay khi chúng mới vừa mống khởi, lúc thức cũng như  lúc ngủ (Báo thân Phật). Có như thế, sau khi chết, trong trung ấm thân, tâm thức ta không còn bị nghiệp lực nào lôi kéo để tái sinh, được hoàn toàn tự do, và từ đó, trong thân ánh sáng, lâu bằng cái khảy búng tay (vận tốc ánh sáng), tùy theo nguyện mà bay về mười phương Tịnh Độ (Ứng Hóa thân Phật).   

Tâm Minh 

( letamminh2010@gmail.com)

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Ba 201815:36
Khách
Em chào tất cả anh chị em cô bác
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1256)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1619)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 1743)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1306)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 998)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 1307)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 1794)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 1358)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 1460)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 1287)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 2589)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1280)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông, như một số vị thầy hiện nay đã ngộ nhận, khi nói rằng pháp môn này xuất phát từ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết
(Xem: 1305)
Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo.
(Xem: 1589)
Tuy Phật giáo Nguyên thủyđại thừa có hai con đường đi đến giải thoát giác ngộ khác nhau.
(Xem: 1565)
Trong cuộc sống này, ai cũng muốn mình có được một sự nghiệp vẻ vang. Người đời thì có sự nghiệp của thế gian.
(Xem: 1530)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1365)
Nhận thức Phật giáo về chân lý có lẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu với những ai đang nghiên cứu hoặc tìm hiểu đạo Phật.
(Xem: 2512)
Con người sống do và bằng ý nghĩ. Ý nghĩ cao cấp thì cuộc sống trở nên cao cấp; ý nghĩ thấp kém thì cuộc sống thành ra thấp kém.
(Xem: 1513)
Đạo nghiệpsự nghiệp trong đạo. Tuy nhiên cái gì hay thế nào là sự nghiệp trong đạo thì cần phải phân tích cặn kẽ để hiểu đúng và thành tựu đúng như pháp.
(Xem: 1499)
Sự phân biệt, kỳ thị giai cấpvấn đề quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Từ xưa đến nay, vấn đề giai cấp vẫn luôn tồn tại.
(Xem: 1285)
Lục Tổ Huệ Năng, từ khi đến học với Ngũ Tổ một thời gian ngắn ngộ được bản tâm, rồi trải qua mười lăm năm với đám thợ săn
(Xem: 1332)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1497)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý...
(Xem: 1452)
Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thânhạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh
(Xem: 1335)
Một người đã phát tâm Bồ đề được gọi là một Bồ tát. Đời sống Bồ tát là chiến đấu chống lại sự xấu ác trong lòng người để giải thoát họ khỏi khổ đau.
(Xem: 1306)
Xung đột là một hiện tượng phổ biến. Nó hiện diện khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ trong những mối quan hệ ...
(Xem: 1415)
Trong Kinh tạng, khái niệm nghiệp thường được nhắc đến một cách đơn giản và khái quát như nghiệp thiện, ác hoặc nghiệp của thân, miệng, ý.
(Xem: 2067)
Đức Phật Dược sư là một đấng Toàn giác. Để hiểu rõ ngài là ai, bản thể của ngài là gì, vai trò của ngài như thế nào…, trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là một chúng sinh giác ngộ.
(Xem: 1443)
Chơn Thật Ngữ chính là Phật ngữ, là chánh pháp ngữ, là thanh tịnh ngữ vì nó đem lại niềm tin sự hoan hỷ an lạclợi ích chúng sanh.
(Xem: 1411)
Ý thức thì suy nghĩ như thế này, nếu sanh thì không phải là diệt, nếu thường thì không phải là vô thường, nếu một thì không phải khác
(Xem: 1513)
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắng nghe chính xác, rõ ràng và đầy đủ là một trong những nền tảng quan trọng để thành tựu trí tuệ.
(Xem: 1749)
Chân lý Phật, vừa giản dị vừa rất thâm sâu. Vì thế, Đức Phật đã mượn những câu chuyện dụ ngôn, gắn với hình ảnh của ...
(Xem: 1428)
Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa.
(Xem: 1298)
Kinh Pháp Hoa, hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), là một trong những bộ kinh quan trọng
(Xem: 1571)
Khi ánh sao mai vừa tỏ rạng cũng là lúc Đức Phật thành tựu chân lý tối thượng.
(Xem: 1307)
Tất cả các pháp tướng Như hay lìa tướng Như đều không thối chuyển đối với Vô thượng Giác ngộ
(Xem: 1603)
Tất cả chúng sinh mê hoặc điên đảo từ vô thỉ. Nay dùng giác pháp của Phật khai thị, khiến chúng sinh nghe mà ngộ nhập.
(Xem: 2218)
Người tu hành theo Phật Giáo nhắm mục đích là tự mình chứng ngộ và vận dụng cái Tâm đó.
(Xem: 1376)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 1851)
Trong bài này sẽ trích vài đoạn kinh của Kinh Ma ha Bát nhã ba la mật, phẩm Đại Như thứ 54, do Pháp sư Cu Ma La Thập dịch để tìm hiểu về Chân Như.
(Xem: 1577)
Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai.
(Xem: 1665)
Hình thành tại Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã phát triển việc truyền bá chánh pháp khắp xứ Ấn Độ và...
(Xem: 1518)
Khi hiểu được việc lành dữ đều có quả báo tương ứng, chỉ khác nhau ở chỗ đến sớm hay muộn mà thôi,
(Xem: 1858)
Tư tưởng chủ đạo của Thuyết nhất thiết Hữu Bộ là: “các pháp ba đời luôn thật có, bản thể luôn thường còn”,
(Xem: 1567)
Xa lìa tà hạnh (không tà dâm) có nghĩa chính yếu là nguyện chung thủy với người bạn đời của mình.
(Xem: 1354)
Người đệ tử Phật thực hành pháp thứ hai một cách hoàn hảo là không trộm cướp, chính xácxa lìa việc lấy của không cho.
(Xem: 1633)
Sau khi phát tâm quy y Tam bảo, người Phật tử được khuyến khích giữ giới (thực hành năm pháp), giới thứ nhất là xa lìa sát sinh.
(Xem: 1488)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo
(Xem: 1450)
Đứng trước biến động khó khăn của cuộc đời, Phật giáo với tinh thần từ bitrí tuệ, lấy tôn chỉ Phật pháp bất ly thế gian pháp đã
(Xem: 1242)
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận,
(Xem: 1168)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1210)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1434)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1546)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1524)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 958)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1406)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1416)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1554)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1799)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant