Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ý Nghĩa Danh Hiệu Của Chư Phật

27 Tháng Giêng 201808:43(Xem: 5803)
Ý Nghĩa Danh Hiệu Của Chư Phật
Ý NGHĨA DANH HIỆU CỦA CHƯ PHẬT
Lê Tự Hỷ

       Mở đầu :
      Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài. Tưởng nhớ đến các ngài là cốt học và làm theo những lời dạy của các ngài. Việc tưởng nhớ sẽ thuận duyên hơn nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa danh hiệu của chư Phật.
     Danh hiệu của chư Phật nguyên bằng chữ Phạn (Sanskrit) hay Pāli Nhưng chúng ta đọc danh hiệu của hầu hết chư Phật theo âm Hán Việt của danh hiệu bằng chữ Hán. Nếu danh hiệu bằng chữ Hán là từ dịch nghĩa của danh hiệu bằng chữ Phạn (hay Pāli) thì không khó để hiểu nghĩa. Nhưng nếu đó là phiên âm ra chữ Hán của danh hiệu bằng chữ Phạn (hay Pāli) thì âm Hán Việt không giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của danh hiệu một cách dễ dàng được.
      Vì vậy,trong bài này, chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa danh hiệu của chư Phật bằng cách truy nguyên về danh hiệu bằng chữ Phạn (hay Pāli) và kết hợp với ý nghĩa của danh hiệu chữ Hán khi danh hiệu này là dịch nghĩa của danh hiệu nguyên tiếng Phạn (hay Pāli)
   Ý nghĩa danh hiệu chung:
     Danh hiệu riêng của một vị Phật là danh hiệu dành riêng để chỉ vị Phật cụ thể ấy chứ không thể dùng để chỉ các vị Phật khác được. Chằng hạn, Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni) là danh hiệu của riêng của đức Phật bổn sư thành đạo dưới cội Bồ đề, mà nguyên là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng hậu Ma Da (Māyādevi); A Di Đà (Amitābha, Amitāyus) là danh hiệu của đức Phật hiện là Giáo chủ của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc (Sukhāvatī)
    Danh hiệu chung của các vị Phật được hình thành từ một đặc trưng về phẩm chất của các ngài qua đó con người tỏ lòng tôn kính đối với các ngài. Lòng tôn kính của con người với chư Phật là vô biên, cho nên có thể nói số danh hiệucon người nêu lên để tỏ lòng tôn kính các ngài là vô lượng. Hòa thương Tuyên Hóa đã từng giảng :

 “lúc tối sơ mỗi một đức Phật đều có một vạn danh hiệu khác nhau. Về sau, vì người ta không thể nào nhớ được nhiều như thế, cho nên mới giảm bớt, chỉ còn một ngàn danh hiệu. Song, một ngàn danh hiệu thì người bình thường cũng không thể nhớ một cách mạch lạc được (như tôi chẳng hạn, một kẻ không có năng lực nhớ dai cho lắm—bắt đầu niệm từ danh hiệu thứ nhất trở đi, khi niệm đến danh hiệu thứ một ngàn thì tôi quên mất danh hiệu thứ nhất!); do đó, về sau giảm xuống còn một trăm danh hiệu. Tuy rằng mỗi một đức Phật chỉ còn một trăm tên gọi nhưng người ta cũng không thể nhớ hết được và cảm thấy như thế vẫn còn quá nhiều, quá phức tạp; cho nên sau này lại giản lược chỉ còn mười tên gọi—mỗi đức Phật chỉ còn vỏn vẹn mười danh hiệu mà thôi.

     Mười danh hiệu của mỗi đức Phật là: 1) Như Lai, 2) Ứng Cung, 3) Chánh Biến Tri, 4) Minh Hạnh Túc, 5) Thiện Thệ, 6) Thế Gian Giải, 7) Vô Thượng Sĩ, 8) Điều Ngự Trượng Phu, 9) Thiên Nhân Sư, 10) Phật Thế Tôn” (1)
     Mười danh hiệu này đều là nghĩa theo chữ Hán của mười danh hiệu bằng chữ Phạn trong Phật Giáo Đại Thừa (mahāyāna). Đã có những tài liệu giải thích ý nghĩa của mười danh hiệu này (2). Ở đây chúng tôi nêu ra các danh hiệu tương ứng bằng chữ Phạn và ý nghĩa tóm tắt :

1. Tathāgata : Như Lai (如 來) là người đã đến và đi như thế (trong cùng cung cách) (cũng như chư Phật đã đến và đi như thế, tâm không nhiễm ô, hiểu và nói đúng như các pháp vốn là) (Tathāgata = Tathā+gata = Tathā+ āgata, Tathā = như thế; gata = đã đi; āgata = đã đến ).

2. Arhat : Ứng Cung (應 供) là người đáng được cúng dường (vì đã đánh bại Ma vương quấy phá bên ngoài và giặc phiền não bên trong, đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, có được nhất thiết trí).

3. Samyaksaṃbuddha: Chính Biến Tri (正 遍 知 )là người hiểu biết đúng tất cả các pháp như các pháp vốn là.( Samyak = chân chính, đúng đắn, tất cả; saṃbuddha = am hiểu trọn vẹn; Samyaksaṃbuddha = người giác ngộ viên mãn)

4. Vidyācaraṇasaṃpanna: Minh Hạnh Túc (明 行 足) là người có đủ trí huệđức hạnh (Vidyā = sự am hiểu, trí tuệ; caraṇa = đức hạnh; saṃpanna = có được) .

5. Sugata: Thiện Thệ (善 逝 )là người đã đi trên con đường thiện (sugata = su+gata = đã đi tốt đẹp, người đã sống một cách tốt đẹp).

6. Lokavid: Thế Gian Giải (世 間 解) là người đã thấu hiểu thế giới (thế gian) (lokavid = loka+vid, loka = thế giới, thế gian, vid = am hiểu).

7. Anuttarapuruṣa: Vô Thượng Sĩ (無 上 士) là Đấng tối cao, không ai vượt qua (Anuttarapuruṣa = Anuttara+puruṣa; Anuttara = vô thượng, tốt nhất không ai (cái gì) hơn được;  puruṣa = một con người, một bậc (đấng) tối cao).

8. Puruṣadamyasārathi: Điều Ngự Đại Trượng Phu (調 御 大  丈 夫) là người đã điều phục được mình và nhân loại (Puruṣa+damya+sārathi, Puruṣa = con người, damya = có thể chế ngự, điều phục được; sārathi = người cầm cương xe, người hướng dẫn, người lãnh đạo;  Pāli : purisa-damma-sārathi).

9. Devamanuṣyānāṃśāstṛ (śāstā devamanuṣyāṇāṃ, śāstā devānāṃ ca manuṣyāṇāṃ ca): Thiên Nhân Sư (天 人 師) là Bậc thầy của cõi ngườicõi trời (Devamanuṣyānāṃśāstṛ = Deva+manuṣyānāṃ+śāstṛ, deva = vị trời; manuṣya = con người; śāstṛ = người thầy).

10. Buddhalokanātha = buddhalokajyeṣṭha = Bhagavān: Phật Thế Tôn (佛 世 尊) là Bậc giác ngộ được thế gian tôn kính (Buddhalokanātha = Buddha+lokanātha, lokanātha = vị chúa tể của các thế giới; lokajyeṣṭha = bậc ưu tú nhất loài người, bậc tối thượng của thế gian; Bhagavān = bậc đáng (thế gian) tôn kính).

  Ý nghĩa danh hiệu riêng :
        Trước hết chúng ta thử tìm ý nghĩa của danh hiệu của 3 vị Phật mà Phật tử quen thuộc nhất : Thích Ca Mâu Ni (釋迦牟尼), A Di Đà (阿彌陀) và Di Lặc (彌勒).

     Như trên đã nói, danh hiệu Thích Ca Mâu Ni là âm Hán Việt của phiên âm ra chữ Hán của danh hiệu tiếng Phạn शाक्यमुनि (Śākyamuni) nên danh hiệu Thích Ca Mâu Ni không cho ta ý nghĩa chính xác. Chính danh hiệu theo tiếng Phạn Śākyamuni mới giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa danh hiệuđức Phật Nhiên Đăng (s : Dīpaṃkara, p : Dīpaṅkara) đã thọ ký (3) cho Bồ tát Thiện Huệ (Sumedha), là một tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni . Śākyamuni là từ kép của hai danh từ Śākya và muni.  Śākya khi là danh từ riêng thì đó là tên của một bộ tộc thuộc giai cấp kṣatriya (क्षत्रिय, Sát đế lỵ ) (4) làm chủ đất và thống trị vùng Kapila-vastu (कपिल-वस्तु), bộ tộc đã sinh ra đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Còn muni (मुनि) nghĩa là vị thánh, một nhà thông thái, một nhà tiên tri, một nhà tu khổ hạnh, một vị tu ẩn cư. Như vậy Śākyamuni là một nhà thông thái như một vị thánh của bộ tộc Śākya. Khi śākya là danh từ chung thì có nghĩa là một khất sĩ Phật giáo (Buddhist mendicant), cho nên Śākyamuni cũng có nghĩa là một bậc thánh của hàng khất sĩ Phất giáo. Xin lưu ý rằng họ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Gautama (गौतम), cho nên ngài cũng thường được gọi là đức Phật Gautama (Pāli : Gotama).
    Tương tự, khi chúng ta đọc tụng hồng danh  Đức Phật A Di Đà (阿彌陀), chúng ta cũng không hiểu rõ nghĩa vì đây là âm Hán Việt của phiên âm ra chữ Hán của từ Phạn amitābha. Giáo chủ của Thế giới Tây Phương Cực Lạc (sukhāvatῑ) là đức Phậthồng danh bằng tiếng Phạn là Amitābha hay Amitāyus  hay Amitaprabha hay Amitanātha (5). Trong tiếng Phạn, từ  amitābha là từ kép tạo ra bởi sự ghép lại của hai từ : amita = vô lượng, nhiều vô số không thể đo, đếm được, và ābhā = ánh sáng, ánh huy hoàng. Cho nên từ kép amitābha = Ánh sáng vô lượng = Vô lượng quang. Tương tự, amitāyus là từ kép tạo ra bởi sự ghép lại của hai từ amita = vô lương, và āyus = đời sống, tuổi thọ, nên Amitāyus = Tuổi thọ vô lượng = Vô lượng thọ. Tương tự, Amitaprabha  là từ kép của amita và prabhā = ánh sáng, ánh huy hoàng; amitaprabha = Vô lượng quang; Amitanātha là từ kép tạo ra bởi amita và nātha = vị chủ, vị chúa. Từ kép Amitanātha  nầy thuộc loại bahuvrῑhi, nên Amitanātha = người mà vị trí làm chủ là vô lượng. Cho nên Amitanātha cũng là Vô lượng thọ.
     Ánh sáng vô lượng tương trưng cho trí huệ, thọ mệnh vô lượng tương trương cho từ bi. Vậy hồng danh A Di Đà hàm nghĩa bao hàm cả từ bitrí tuệ. Từ biTrí tuệ là hai dạng của Phật tánh. Trong Phật giáo Đại thừa (mahāyana), theo Tịnh Độ tông, từ bi (maitrī-karuṇā) được thể hiện bởi Bồ tát Quán Thế Âm (Quán Tự Tại, Avalokiteśvara), còn Trí tuệ (prajñā) bởi Bồ tát Đại Thế Chí  (mahāsthāmaprāta). Từ biTrí tuệ bổ sung nhau hợp thành Chánh giác, tương trưng bởi Phật A Di Đà. Hình ảnh biểu trưng cho sự bổ sung kết hợp giữa Từ biTrí tuệ được thể hiện nơi cõi Tịnh độ, là mỗi khi đức Phật A Di Đà thuyết pháp thì Bồ tát Quán Thế Âm đứng chầu bên trái và Bồ tát Đại Thế Chí chầu bên phải                                      
          Tương tự, Di Lặc (彌勒) là âm Hán Việt của phiên âm ra chữ Hán của từ Phạn Maitreya (p : metteyya). Trong tiếng Phạn Maitreya có nghĩa là nhân đức, thân ái; cho nên đức Phật Di Lặc tượng trưng cho từ bithân ái đối với mọi chúng sinh. Chính đức Phật Thích Ca khẳng đinh ý nghĩa ấy qua đối thoại với ngài A-Nan : A Nan hỏi:”'Làm sao chúng con biết được là Vị Phật tương lai?” . Đức Phật trả lời: “Đức Phật đó là Di Lặc, có nghĩa là từ bithân ái “(6). Các thánh tăng cũng đã dịch nghĩa của từ Maitreya ra chữ Hán là Từ Thị (慈 氏), là Họ Từ, Dòng Từ, nghĩa là Dòng Giống Từ Bi. Vì ngài là biểu tượng của Từ bithân ái đối với mọi chúng sinh, nên tượng của ngài là một vị có bụng to và mặt vui cười, và người ta vẫn dùng từ Ông Phật Cười để chỉ ngài. Ngài cũng có tên Ajita (अजित : s,p), có nghĩa là không thể vượt được, không thể thắng nổi, cho nên Hán dịch là Vô Năng Thắng (無能 勝)

   Các vị Phật quá khứ : Để tìm hiểu về các vị Phật quá khứ và tương lai, chúng ta nên hiểu qua khái niệm về kiếp (s:kalpa, p:kappa). Đối với văn hóa tổng quát của Việt Nam ta, kiếp được hiểu như một đời sống trên trái đất của một người hay một sinh vật, thậm chí một thực vật. Chẳng hạn, Nguyễn Công Trứ, một vị quan văn võ song toàn, rất tích cực với đời trong mọi hoàn cảnh như khi là hàn nho vẫn cảm nhận được “phong vị” của hàn nho trong “Hàn nho phong vị phú”, và đã rất “phong lưu” qua giai thoại “Giang sơn một gánh giữa đồng, thuyền quyên ứ hự, anh hùng nhớ không?” , cho đến khi đang là quan lớn mà bị hạ bệ xuống làm lính cũng “không ngán” khi nói: “làm tướng không lấy gì làm vinh, thì làm lính không lấy gì làm nhục”. Ấy thế mà về cuối đời lại ớn kiếp người :
                  Kiếp sau xin chớ làm người
                  Làm cây thông đứng gữa trời ma reo
     Nhưng với Phật giáo, Kiếp (s : kalpa, p : kappa) liên quan đến không những chỉ một cá thể mà còn liên quan tới chu kỳ sinh, thành, hoại diệt của một thế giới, cho nên Kiếp là một khoảng thời gian rất dài khó có thể đo đếm được. Hiện nay trong nhiều kinh sách Phật giáo đều có nói đến kiếp, nhưng không thống nhất về một định nghĩa rõ ràng. Chẳng hạn, nói từ khi Bồ tát Sumedha (Thiện Huệ) được gặp Phật Nhiện Đăng (s : Dīpaṃkara, p : Dīpaṅkara)  và được ngài thọ ký cho đến khi thành Phật Thích Ca là 100.000 Kiếp và 4 A-tăng kỳ (s : asaṃbhyeya,p : asaṅkheyya, asaṃkheyya)(7)
       Nhưng Kiếp và A-tăng kỳ là bao lâu ?  Trong Saṃyuttanikāya (s : saṃyuktāgama = Tương ưng bô kinh), trả lời câu hỏi của một tỳ kheo về kiếp là bao lâu, đức Phật đã nói là không thể tính được, nhưng cho thí dụ là : Giả sử có một khối đá vuông vức dài, rộng và cao đều bằng một do tuần (yojana = khoảng đường mà con bò có thể kéo xe đi một mạch không cần tháo ách để cho nghỉ, khoảng 9 dặm Anh hay khoảng 14,5 km), và nếu có một người cứ 100 năm một lần đến lấy tấm vải có tính bào mòn kāsi mà lau, và cứ tiếp tục 100 năm một lần như thế cho đến khi khối đá ấy bị mòn hết là thời gian một kiếp. Hay : giả sử có một cái thùng chứa bằng sắt vuông vức dài , ngang, rộng, và cao đều bằng một do tuần và chứa đầy hạt cải. Nếu có một người cứ 100 năm một lần đến lấy một hạt, và cứ tiếp tục 100 năm một lần như thế cho đến khi lấy hết số hạt cải thì thời gian là một kiếp (8). Từ điển  Concise Pali-English Dictionary của A.P. Buddhadatta Mahathera thì viết rắng A-tăng-kỳ (asaṅkheyya) là không thể tính toán được, là con số lớn nhất có thể viết được với 141 chữ số (9),
      Theo  Sanskrit-English Dictionary (2008 revision) của Monier Williams, thì một kiếp (kalpa) là một khoảng thời gian dài không thể tưởng tượng được, bằng một ngày của Phạm Thiên Vương (brahmā) hay một nghìn yuga, một khoảng thời gian bằng 4.320.000.000 năm ở quả đất chúng ta, đó là thời gian của một chu kỳ tồn tại của thế giới chúng ta. Cuối một kiếp thì thế giới sẽ tiêu diệt, để rối sẽ bắt đầu một kiếp khác. Một tháng của Phạm Thiên Vương bằng 30 kiếp như thế, một năm của Phạm Thiên Vương bằng 12 tháng, và đời sống của Phạm Thiên Vương bằng 100 năm của Phạm Thiên Vương. Hiện nay quả đất chúng ta đang ở vào tuổi thứ 51 của Phạm Thiên Vương .

Theo The Pali Text Society's Pali-English dictionary (10), thì kiếp (kappa) là khoảng thời gian sống của con người (āyu-kappa) hay thời gian của một chu trình tồn tại của thế giới, của vũ trụ. Có 3 chu kỳ chính : Đại kiếp (mahākappa), Trung kiếp (asaṅkheyya), Tiểu kiếp (antara-kappa). Mỗi đại kiếp gồm 4 trung kiếp là kiếp thành (vivaṭṭa-kappa), kiếp trụ (vivaṭṭaṭṭhāyi-kappa), kiếp hoại (saṃvaṭṭakappa), và kiếp diệt (saṃvaṭṭaṭṭhāyikappa). Khi từ kappa đứng riêng không kèm theo từ bổ nghĩa, thì kappa có nghĩa là Đại kiếp (mahākappa)

Theo  Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar And Dictionary của Franklin Edgerton (11) thì kiếp ( s:kalpa) là tuổi thọ của thế giới (world-age); trang 82 cho biết asaṃkhyeya (p : asaṃkheyya, asaṅkheyya) = là không thể đếm được (innumerable) và ghi lại một tài liệu cho biết asaṃbhyeya kalpa (Trung kiếp) là kiếp trung gian giữa đại kiếp (mahākalpa) và tiểu kiếp (antarakalpa) và ở trang 38, một tài liệu cho biết có 80 tiểu kiếp (antarakalpa) trong một đại kiếp (mahākalpa)
     Theo Câu Xá Luận (A-tì-đạt-ma-câu-xá-luận) (abhidharmakośa-śāstra) và Đại Trí Độ Luận (mahāprajñāpāramitā-śāstra) thì một tiểu kiếp gồm hai phần : một tăng kiếp và một giảm kiếp dài bằng nhau và bằng 8.400.000 năm, cho nên một tiểu kiếp là 16.800.000 năm. Một trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp nên là 16.800.000 x 20 = 336.000.000 năm. Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp nên là 336.000.000 x 4 = 3.144.000.000 năm (12)

    Trên đây là nói về khoảng thời gian của kiếp. Nhưng liên quan tới sự xuất hiện của một vị Phật trong thế giới chúng ta thì kiếp chia làm 2 loại chính : “kiếp không” và “kiếp có”. “Kiếp không” (s:śūnyakalpa, p: suñña-kappa) là kiếp mà ở cỏi thế gian không có một vị Phật nào ra đời. Đó là kiếp mà thế gian đầy những ngu dốt, xấu ác,ích kỷ, chiếm giết, cướp bóc, chiến tranh, thiên tai, con người chỉ lo tranh giành vật chất, khiến con người vô cùng khổ sở. “Kiếp có” (s: aśūnya-kalpa, p:a-suñña-kappa) là kiếp có ít nhất một vị Phật ra đời và nhiếu nhất là 5 vị, nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có một vị, nghĩa là sau khi vị nầy nhập diệt thì mới có thể có vị khác được sinh ra. Cho nên “kiếp có” lại gồm 5 loại : kiếp hương (S : sāra- kalpa , p: sāra-kappa) : kiếp trong đó chỉ có một vị Phật Toàn Giác xuất hiện; kiếp tinh túy (s: maṇḍa-kakpa, p: maṇḍa-kappa) là kiếp trong đó có hai vị Phật xuất hiện; kiếp ân huệ (s: sara-kalpa, p: vara-kappa) : có ba vị Phật; kiếp tinh túy hương ( kiếp trang nghiêm) (s: vyūha-kakpa, p: sāramaṇḍa-kappa) : có bốn vị Phật; và kiếp hiền (kiếp may mắn) (s: bhadra-kalpa, p:bhadda-kappa): có năm vị Phật Toàn Giác xuất hiện. Hiện nay chúng ta đang ở kiếp hiền, đã có 4 vị Phật xuất hiện trong đó 3 vị Phật quá khứ là  Câu Lưu Tôn (p : Kakusandha), Câu Na Hàm (p : Koṇāgamana), Ca Diếp (p : Kassapa), vị Phật hiện tại là Thích Ca Mâu Ni, cho nên chúng ta gọi ngài là “bổn sư Thích Ca Mâu Ni”; bổn sư là “thầy của chúng con”. Và vị Phật tương lai sẽ là Di Lặc (s:Maitreya, p: Metreyya) (13)

Các vị Phật quá khứ trong thế giới ta bà (sahalokadhātu) của chúng ta : Có thể nói các vị Phật quá khứ được nói đến trong hai tài liệu chính : Kinh Đại BổnKinh Địa Tạng.
      Các vị Phật quá khứ được nói đến có lẽ đầu tiên trong  Kinh Đại Bổn (p: Mahā-padāna Sutta) là 6 vị : Vipassī (s: vipaśyin, Hán:Tì Bà Thi), Sikhī (s: śikhin, Hán : Thí Khi), Vessabhū (s: viśvabhū, Hán :Tỳ Xá Phù), Kakusandha (s: krakucchanda,Hán: Câu Lưu Tôn), Koṇāgamana (S; koṇākamuni =kanakamuni = kanaka = koṇāka (-nāma) = koṇāka-sāhvaya = koṇāgamuni, Hán : Câu Na Hàm Mâu Ni), Kassapa (s: Kāśyapa, Hán: Ca Diếp), rồi đến Phật hiện tại là Thích Câu  Mâu Ni (p: sakkamuni, s: śākyamuni) và Phật tương lai sẽ là Di Lặc (p:metteyya,s: maitreya).
         Nhưng khi bộ Buddhavaṁsa (Phật Sử, Chánh Giác Tông) được viết vào thời vua A Dục (aśoka, 272-236 trước Tây lịch) thì từ đầu đến chương 26 nêu ra 24 vị Phật quá khứ từ Phật Nhiên Đăng (Dīpaṅkara) tới Phật Ca Diếp (Kassapa) xuất hiện trước đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni; rồi trong chương 27 lại thêm 3 vị nữa xuất hiện trước Phật Nhiên Đăng là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, và Saraṇaṅkara. Như vậy tất cả là 27 vị Phật quá khứ xuất hiên trước Phật hiện tại Thích Ca Mâu Ni. (14).

 Tất cả 28 vị Phật nầy đã xuất hiện lần lượt trong các kiếp như sau (15)

1. Kiếp tinh túy hương (kiếp trang nghiêm) (Sāramaṇḍa-kappa): Bốn vị Phật thứ 1, 2, 3, 4 là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Saraṇaṅkara, và Dīpaṅkara

2. Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 5 là Koṇḍañña

3. Kiếp tinh túy hương (kiếp trang nghiêm) (Sāramaṇḍa-kappa): Bốn vị Phật thứ 6, 7, 8, 9 là Maṅgala, Sumana, Revata, Sobhita

4. Kiếp ân huệ (Vara-kappa) : Ba vị Phật thứ 10, 11, 12 là Anomadassī, Paduma, Nārada

5. Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 13 là Padumuttara

6. Kiếp tinh túy (Maṇḍa-kappa): Hai vị Phật thứ 14, 15 là Sumedha, Sujāta

7  Kiếp ân huệ  (Vara-kappa): Ba vị Phật thứ 16, 17, 18 là Piyadassī, Atthadassī, Dhammadassī

8  Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 19 là Siddhattha

9. Kiếp tinh túy (Maṇḍa-kappa) : Hai vị Phật thứ 20, 21 là Tissa, Phussa

10. Kiếp hương (Sāra-kappa): Một vị Phật thứ 22 là Vipassī

11. Kiếp tinh túy (Maṇḍa-kappa): Hai vị Phật thứ 23, 24 là Sikhī, Vessabhū

      12. Kiếp hiền (Bhadda-kappa) : Năm vị Phật thứ 25, 26, 27, 28, 29 mà bốn vị đã xuất hiện là Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa, Gotama (Phật Thích Ca Mâu Ni) và đức Phật Metteyya (Di Lặc) sẽ xuất hiện trong tương lai.

     Còn trong kinh KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, Phẩm Thứ Chín: XƯNG DANH HIỆU CHƯ PHẬT (14) thì có các Phật quá khứ sau đây :

1. Vô Biên Thân, 2. Bảo Tánh,3. Ba Đầu Ma Thắng, 4. Sư Tử Hống, 5. Câu Lưu Tôn, 6. Tỳ Bà Thi t, 7. Bảo Thắng, 8. Bảo Tướng, 9. Ca Sa Tràng, 10. Đại Thông Sơn Vương,  11. Tịnh Nguyệt, 12.  Sơn Vương, 13. Trí Thắng , 14. Tịnh Danh Vương , 15. Trí Thành Tựu, 16. Vô Thượng , 17. Diệu Thanh, 18. Mãn Nguyệt , 19. Nguyệt Diện.

Ý nghĩa Danh Hiệu Của Phật Quá Khứ : Như phần trên đã nói, chúng tôi đã và sẽ truy về Danh hiệu bằng tiếng Phạn hay Pāli để tìm hiểu ý nghĩa hồng danh của các ngài. Nhưng không phải luôn luôn danh hiệu bằng Phạn hay Pāli cho biết ý nghĩa đặc biệt. Có lẽ vì vậy mà trong Hán tạng, các dịch giả Phạn-Hán chỉ dịch nghĩa ra chữ Hán các danh hiệu mang ý nghĩa rõ ràng, còn các danh hiệu không rõ nghĩa hay khó diễn tả nghĩa thành cụm từ ngắn có ý nghĩa thì chỉ phiên âm
    Trước hết chúng ta xem bài kệ trong Pāli tạng được dùng để tán tụng các vị Phật. Danh sách lần lượt của 27 vị Phật quá khứ (không kể Phật hiện tại Thích Ca Mâu Ni) được ghi trong Jātaka Nidāna (Phần nguyên do của Bản Sinh Kinh) (16)  bởi một bài thi kệ bằng chữ Pāli như sau :

Taṇhaṅkaro medhaṅkaro             (Taṇhaṅkara, Medhaṅkara),

atho’pi saraṇaṅkaro                     (và cũng với Saraṇaṅkara),

dīpaṅkaro ca sambuddho             (và Dīpaṅkara , bậc chánh giác)
koṇḍañño dvipad’uttamo            (Koṇḍañña, đấng tối cao trong chúng
                                                    sinh có hai chân),

maṅgalo ca sumano ca                (và Maṅgala, và Sumana),
revato sobhito muni                    (Revata, Sobhita, bậc hiền triết),                           

anomadassī padumo                    (Anomadassī, Paduma),

nārado pad’umuttaro                   (Nārada, Padum’uttara),

sumedho ca sujāto ca                  (và Sumedha, và Sujāta),
piyadassī mahāyaso                    (Piyadassī, bậc nổi danh vĩ đại),
atthadassī dhammadassī              (Atthadassī, Dhammadassī),

siddhattho lokanāyako                (Siddhattha, bậc lãnh đạo thế giới),
tisso phusso ca sambuddho         (Tissa và Phussa, bậc chánh giác),
vipassī sikhi vessabhū                 (Vipassī, Sikhī, Vessabhū),

kakusandho koṇāgamano            (Kakusandha, Koṇāgamana),

kassapo câti nāyako                     (và Kassapa, vị lãnh đạo),

ete ahesuṁ sambuddhā        (Những vị nầy là những bậc chánh giác),
vītarāgā samāhitā                 (thoát khỏi lòng tham dục, đạt định tâm),
sataraṁsī’va uppannā          (những bậc đã vươn lên như mặt trời),

mahātamavinodanā              (xua tan đi sự tối tăm thăm thẳm),
jalitvā aggikhandhâva          (đã bùng lên rực sáng như những cột lửa),
nibbutā te sa-sāvakâ ti         (các ngài không có ái dục, các đệ tử của các
                                              ngãi cũng vậy).

   Bài thi kệ trên khá vắn tắt, chỉ gợi lên một số ý tưởng về đặc trưng của một số các vị Phật. Về sau những kệ ngôn nầy đã được triển khai thành một bài tán ca (stotra) bảo hộ trừ các tai ác theo ngôn ngữ Sinhala (17) với tựa đề Atavisi Pirith (P : aṭṭhavīsati paritta = sự bảo hộ từ 28 vị Phật). Pirith đầy đủ theo tiếng Pāli như sau (theo thứ tự xuất hiện các vị Phật) (18).
(1) taṇhaṅkaro mahāvīro            (Taṇhaṅkara là bậc đại anh hùng)  

(2) medhaṇkaro mahāyaso        (Medhaṅkara là bậc đại danh)
(3) saraṇaṅkaro lokahito             (Saraṇaṅkara là bậc ban phúc cho thế giới 
(4) dīpaṅkaro jutindharo             (Dīpaṅkara là bậc sáng rực rỡ)

(5) koṇḍañño janapāmokkho      (Koṇḍañña là bậc lãnh đạo nhân dân)

(6) maṅgalo purisâsabho            (Maṅgala là bậc thủ lĩnh của loài người)


(7) sumano sumano dhīro           (Sumana là bậc hiền triết với tâm hoan hỉ
(8) revato rativaddhano              (Revata là bậc mở rộng lòng thương yêu)
(9) sobhito guṇasampanno         (Sobhita là bậc thành tựu viên mãn đức
                                                     hạnh)
(10) anomadassī jan’uttamo       (Anomadassī là bậc cao quí nhất loài
                                                     người)
(11) padumo lokapajjoto             (Paduma là ngọn đèn của thế giới)
(12) nārada varasārathī              (Nārada là người lái xe cao quí)
(13) padumuttaro sattasāro        (Padumuttara là bậc cao quí nhất của
                                                    chúng sinh)
(14) sumedho aggapuggalo        (Sumedha là nhân vật tuyệt đỉnh)

(15) sujāto sabbalok’aggo           (Sujāta là bậc tuyệt đỉnh của toàn thế
                                                     giới);
(16) piyadassī narâsabho            (Piyadassī là bậc có mãnh lực phi
                                                       thường)
(17) atthadassī kāruṇiko               (Atthadassī là bậc có lòng bi mẫn).

(18) dhammadassī tamonudo       (Dhammadassī là bậc xóa tan ngu si).

(19) siddhattho asamo loke          (Siddhattha là bậc vô đẳng trên thế giới)

(20) tisso varadosaṁvaro              (Tissa là người nguyện cho những gì
                                                        tốt đẹp nhất).

(21) phusso varadasambuddho     (Phussa là bậc chánh giác và cho
                                                         những gì tốt đẹp nhất).
(22) vipassī ca anupamo                (và Vipassī là bậc vô địch)
(23) sikhī sabbahito satthā             (Sikhī là bậc đạo sư ban phước cho
                                                         tất cả)
(24) vessabhū sukhadāyako           (Vessabhū, người ban an vui)
(25) kakusandho satthavāho           (Kakusandha, người hướng dẫn đoàn
                                                         lữ hành)

(26) koṇāgamaṇo raṇañjaho           (Koṇāgamaṇa, người đã dứt bỏ sự
                                                        quấy phá của tham dục    

(27) kassapo sirisampanno             (Kassapa, người đầy ánh huy hoàng)

(28) gotamo sakyapuṅgavo             (Gotama, người cao quí của bộ tộc
                                                         Sakya).

tesaṁ saccena sīlena                      (Bởi sự thật về giới hạnh )

khanti,metta,balena ca                     (nhẫn nhục, từ tâm , và quyền lực của
                                                          các ngài)

te’pi maṁ anurakkhantu                   (cùng bảo hộ cho con)

ārogyena sukhena câ ti                    (về sức khỏehạnh phúc !)

aṭṭhavīsati me buddhā                      (Hai mươi tám vị Phật nầy)

pūretvā dasapāramī                         (đã hoàn thành mười Ba La Mật)

jetvā mārârisaṅgāmaṁ                    (đã chiến thắng Ma Vương và các
                                                         trận chiến thù nghịch gây ra bởi Ma
                                                         vương)
buddhattaṁ samupāgamuṁ           (là những vị đã đạt Phật quả)

etena saccena vajjena                    (bởi chân lý của lời nầy )

hotu me jayamaṅgalaṁ                   (mà con có được sự hoan lạc trong
                                                         thắng lợi).

      Chúng ta thử xem các danh hiệuý nghĩaliên hệ với thuộc tính tương trong bài tán ca không ? Chúng tôi tìm thấy có sự hệ về ý nghĩa của 23 trong số 28 danh hiệu như sau :

 

(2) medhaṇkaro mahāyaso (Medhaṅkara là bậc đại danh). Danh hiệu Medhaṅkara có thể được tạo ra bởi hai từ “medhā (f) = trí tuệ” và “kara (m) = bàn tay, (khi dùng trong từ kép thì có nghĩa là) “tạo ra, làm nên, hoàn thành”; Medhaṅkara là người đã hoàn thiện trí tuệ
(3) saraṇaṅkaro lokahito  (Saraṇaṅkara là bậc ban phúc cho thế  giới); saraṇa (n) = sự bảo vệ, che chỡ, giúp đỡ; Saraṇaṅkara là người bảo vệ thế giới
(4) dīpaṅkaro jutindharo (Dīpaṅkara là bậc sáng rực rỡ); dīpa (m) = ngọn đèn;

Dīpaṅkara = người đốt lên ngọn đèn. Danh hiệu Dīpaṅkara được các thánh tăng dịch nghĩa ra chữ Hán là Nhiên Đăng ( ), nghĩa là cây đèn đang cháy sáng.
(6) maṅgalo purisâsabho  (Maṅgala là bậc thủ lĩnh của loài người); mangala = người may mắn, có triển vọng
(7) sumano sumano dhīro (Sumana là bậc hiền triết với tâm hoan hỉ); Sumana = người có tâm hoan hỉ
(9) sobhito guṇasampanno (Sobhita là bậc thành tựu viên mãn đức hạnh); sobhita = người có tâm thanh tịnh, tâm định tĩnh, không ai sánh nổi
(10) anomadassī jan’uttamo (Anomadassī là bậc cao quí nhất loài người); “anoma = cao cấp”, và “dassī = người nhìn thấy”; Anomadassī (m) = người có sự hiểu biết cao nhất
(11) padumo lokapajjoto (Paduma là ngọn đèn của thế giới); paduma (n) = hoa sen
(13) padumuttaro sattasāro (Padumuttara là bậc cao quí nhất của chúng sinh); paduma (n) = hoa sen; uttara = ở trên; Padumuttara = người ngồi trên hoa sen
(14) sumedho aggapuggalo (Sumedha là nhân vật tuyệt đỉnh); sumedha = người đầy trí tuệ
(15) sujāto sabbalok’aggo (Sujāta là bậc tuyệt đỉnh của toàn thế giới); sujāta = người được sinh ra nơi cao quí

(16) piyadassī narâsabho  (Piyadassī là bậc có mãnh lực phi thường); piya = thương yêu; Piyadassī = người nhìn thấy được yêu thương bởi mọi người
(17) atthadassī kāruṇiko (Atthadassī là bậc có lòng bi mẫn); attha = lợi ích, thịnh vượng; Atthadassī = người nhìn thấy lợi ích cho mọi người

(18) dhammadassī tamonudo (Dhammadassī là bậc xóa tan ngu si); dhamma = Phật pháp; Dhammadassī = người nhìn thấy Phật pháp cho mọi người
(19) siddhattho asamo loke (Siddhattha là bậc vô đẳng trên thế giới); siddhattha = người đã hoàn thành nghĩa vụ (xuất sắc) như một vị á thánh
(21) phusso varadasambuddho (Phussa là bậc chánh giácban tặng phúc lành); phussa = người đem lại may mắn, giúp thành công.
(22) vipassī ca anupamo (và Vipassī là bậc vô địch); vipassī ( m) = người có thiên phú nhìn thấu rõ bên trong sự vật, thấu hiểu sâu sắc bên trong sự vật. Danh hiệu vipassī được các thánh tăng phiên âm ra chữ Hán là Tỳ Bà Thi.

(23) sikhī sabbahito satthā  (Sikhī là bậc đạo sư ban phước cho tất cả); sikhī = lửa; Danh hiệu tương ứng bằng tiếng Phạn là śikhin có nghĩa là người đã đạt tới đỉnh của kiến thức.

           (25) kakusandho satthavāho (Kakusandha, người hướng dẫn đoàn lữ hành); Danh hiệu tiếng Phạn tương ứng với Kakusandha Buddha (Pāli) là  Krakucchanda Buddha mà theo Franklin Edgerton (19) thì Tây Tạng dịch thành :ḥkhor  ba ḥjig”  = “destroyer of saṃsāra” = “ người hủy diệt vòng luân hồi”. Còn theo Hòa thượng Tuyên Hóa thì Trung Hoa dịch thành “sở ưng đoạn” = “đáng đoạn dứt”, và cũng lại dịch thành “trang tang” = “hàm chứa sự trang nghiệm”. Kakusandha được phiên âm ra chữ Hán thành “Câu Lưu Tôn”
(26) koṇāgamaṇo raṇañjaho (Koṇāgamaṇa là người đã dứt bỏ sự quấy phá của tham dục); koṇa (m) = chỗ tận cùng; agamaṇa = sự đến, sự về tới; Koṇāgamaṇa = người đến được chỗ tận cùng
(27) kassapo sirisampanno (Kassapa, người đầy ánh huy hoàng); Danh hiệu tương ứng bằng chữ Phạn là Kāśyapa được tạo ra từ động từ kāś có nghĩa là chiếu sang rực rỡ.
(28) gotamo sakyapuṅgavo  (Gotama, người cao quí của bộ tộc Sakya); Gotama là họ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài thuộc bộ tộc Sakya.

                Như vậy, còn 5 danh hiệu: Taṇhaṅkara, Koṇḍañña, Nārada, Tissa, Vessabhū chúng tôi chưa tìm được liên hệ ý nghĩa với thuộc tính tương ưng trong bài tán ca  

       Ý nghĩa danh hiệu của các vị cổ Phật trong kinh Địa Tạng : Trong chương 9 của Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện (The Sutra of Bodhisattva Ksitigarbha's Fundamental Vows), Bồ Tát Địa Tạng (क्षितिगर्भ, Kṣitigarbha) nêu lên danh hiệu các vị Phật quá khứ. Kinh nguyên tác bằng Phạn văn, được Tam Tạng Pháp Sư Śiksānanda (Tripitaka Master Śiksānanda, 實叉難陀 = Thật Xoa Nan Đà) xứ Khotan (Hotan, 和田= Hòa Điền) thuốc Trung Á dịch ra Hán Văn vào thời nhà Đường. Từ bản dịch Phạn - Hán nầy, chúng ta có các bản dịch ra Việt văn như bản dịch của Hoà Thượng Trí Tịnh (20), bản Giảng giải của Hòa thượng Tuyên Hóa (21), bản dịch ra tiếng Anh của Upasaka Tao-tsi Shih, và biên tập xuất bản bởi Edited by Dr. Frank G. French (22). Theo bài giảng của Hòa Thượng Tuyên Hóa (23) thì Danh hiệu các vị cổ Phật trong Kinh Lời Nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là :
1. Vô Biên Thân Như Lai, 2. Bảo Tánh Như Lai, 3. Ba Đầu Ma Thắng Như Lai, 4.Sư Tử Hống Như Lai, 5. Câu Lưu Tôn Phật, 6. Tỳ Bà Thi Phật, 7. Bảo Thắng Như Lai, 8. Bảo Tướng Như Lai, 9. Ca Sa Tràng Như Lai, 10. Đại Thông Sơn Vương Như Lai,  11. Tịnh Nguyệt Phật, 12. Sơn Vương Phật, 13. Trí Thắng Phật, 14. Tịnh Danh Vương Phật, 15. Trí Thành Tựu Phật, 16. Vô Thượng Phật, 17. Diệu Thanh Phật, 18. Mãn Nguyệt Phật, 19.  Nguyệt Diện Phật .

   Chúng tôi đã khôi phục lại danh hiệu tiếng Phạn như sau :
1. Anantakāya Tathāgata = vô biên thân như lai (ananta (a) = vô biên, không giới hạn; kāya (m) = thân thể; Tathāgata = Như Lai). Thân tướng của Đức Phật này thì to lớn vô biên, choán đến tận cùng của cõi hư khôngtrùm khắp cả Pháp Giới.
2. Ratnasvabhāva Tathāgata = Bảo tánh Như Lai (ratna (n) = cái quí báu, svabhāva (m) = bản tánh; tự tánh); ratnasvabhāva = bảo tánh. "Bảo" là quý báu; "tánh" nghĩa là tự tánh; "bảo tánh" ngụ ý là tự tánh rất quý báu.  
3. Padmajina Tathāgata = Ba Đầu Ma Thắng Như Lai (Padma (n,m) = hoa sen; jina (a,m) = chiến thắng; người chinh phục (một danh hiệu chuẩn của một vị Phật theo Edgerton (24)
4. Siṃhanāda Tathāgata = Sư Tử Hống Như Lai (siṃha (m). = sư tử, kẻ đầy quyền lực; nāda (m) = âm thanh vang lớn, tiếng gầm, rống; khi Đức Phật này thuyết pháp thì âm thanh giống như tiếng rống của sư tử vậy

5. Krakucchanda Buddha = Câu Lưu Tôn Phật; theo Franklin Edgerton (25), thì Krakucchanda được Tây Tạng dịch thành ḥkhor  ba ḥjig = người hủy diệt vòng luân hồi (destroyer of saṃsāra) và theo Hòa thượng Tuyên Hóa thì Trung Hoa dịch thành "sở ưng đoạn" (đáng đoạn dứt), lại cũng dịch là "trang tạng" (hàm chứa sự trang nghiêm)
6. Vipaśyin Buddha = Tỳ Bà Thi Phật (vipaś (vipaśyati/te) = thấy nhiều nơi khác nhau, thấy chi tiết, nhận biết; Paśya (a) = am hiểu đúng đắn; Vipaśyin (m) = người có khả năng am hiểu đúng đắn).
7. Ratnajina Tathāgata = Bảo Thắng Như Lai (ratna (n) = cái quí báu; jina (a,m) = chiến thắng; người chinh phục))
8. Ratnaketu Tathāgata = Bảo Tướng Như Lai (ketu (m) = hình tướng, vẻ bên ngoài sáng sủa, người xuất chúng)
9. Kaṣāyadhvaja Tathāgata = Cà Sa Tràng Như Lai (kaṣāya = kaṣāya = áo cà sa; dhvaja (m) = dấu hiệu, biểu tượng, tràng phan. Cà Sa Tràng là dùng áo Cà Sa để làm biểu tượng)  
10. Mahābhijñā-Sumeru Tathāgata  = Đại Thông Sơn Vương Như Lai (Mahā = Đại, To lớn, Vĩ đại; abhijñā = abhijñā (a,m) = thông hiểu, gồm 5 khả năng siêu việt của Phật gồm: 1. biến hóa thành bất cứ hình tướng nào theo ý muốn,2. nghe được vô cùng xa, 3. thấy được vô cùng xa, 4. đọc được ý nghĩ của con người, 5. biết được hiện trạng và những tiền kiếp của con người; Sumeru = Meru = Núi Tu Di)
11. Sudhacandra Buddha = Tịnh Nguyệt Phật (sudhā = tốt, trong sạch, mật hoa; candra (m) = mặt trăng)
12. Sumeru Buddha = Sơn Vương Phật (Sumeru = Meru = Núi Tu Di)
13. Jñānajina Buddha = Trí Thắng Phật (jñāna (n) = Sự nhận biết, kiến thức; jina (a,m) = chiến thắng, người chinh phục (danh hiệu chuẩn của Phật (26))
14. Vimalanāmanrāja Buddha =  Tịnh Danh Vương Phật ( vimala = trong sạch, thanh khiết; Nāma = được gọi là; rāja thay cho rājan (= vua) trong từ kép)
15. Jñānasaddhi Buddha = Trí Thành Tựu Phật ( jñāna (n) = Sự nhận biết, kiến thức ; saddhi là một biến thể của từ saddha ( pp của sādh ((V,I sādhnoti/ sādhati) = hoàn thành)
16. Anuttara Buddha = Vô Thượng Phật (anuttara = tốt nhất, cao nhất, vô thượng)
17. Sughoṣa Buddha = Diệu Thanh Phật (sughoṣa (m) = âm thanh gây an vui)
18. Pūrṇacanda Buddha = Mãn Nguyệt Phật (pūrṇa (a) = đầy, đầy đủ, trọn vẹn; canda (m) = mặt trăng)
19. Candrānana Buddha = Nguyệt Diện Phật (candra (m) = mặt trăng; ānana (n) = cái mặt)

        Tóm lại, sự thấu hiểu ý nghĩa danh hiệu các vị Phật có thể giúp chúng ta hiểu các ngài hơn, dễ tưởng nhớ đến các ngài hơn khi xưng hay tụng niêm danh hiệu của các ngài, nhờ đó dễ củng cố đạo tâm, dễ học và làm theo lời dạy của các ngài hơn.
      Theo phần trình bày trên đây, khi truy nguyên về danh hiệu bằng tiếng Phạn (hay Pāli) thì danh hiệu của tất các vị cổ Phật trong Kinh Địa Tạng đều cho chúng ta hiểu ý nghĩa là đặc trưng hoặc hình tướng hoặc về tánh cách của vị Phật ấy. Trong khi với các vị cổ Phật trong Buddahvaṃsa thì không phải tất cả danh hiệu bằng Pāli hay Phạn (Sanskrit) đều cho ý nghĩa liên hệ với đặc trưng tương ứng của các ngài qua bài tán ca Atavisi Pirith, nguyên ban đầu bằng tiếng Sinhala.
       Hẳn là nôi dung bài viết của chúng tôi còn những điều chưa được sáng tỏ. Mong được sự chỉ giáo của quí thầy, quí thiện tri thức.
                                                                               Lê Tự Hỷ   

Tài liệu tham khảo và ghi chú :

1. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Quyển Trung Phẩm Thứ Chín : XƯNG DANH HIỆU CHƯ PHẬT, Hòa thượng Tuyên Hóa giảng giải, http://www.dharmasite.net/KDTLGpham9.htm
2. Chẳng hạn : a.Thích Nhất Chân, Bhavagat và mười hiệu, http://www.viengiac.de/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=416:muoi-danh-hieu-phat&catid=55:chuyen-de&Itemid=90
b.TS Huệ Dân, Tìm hiểu về 10 Danh hiệu của Đức Phật - Phần 1, , http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/hanh-tri/7965-Tim-hieu-ve-10-Danh-hieu-cua-Duc-Phat-Phan-1.html)
3. Thọ ký (chữ Hán, s : vyākaraṇa) là viết tắt của  “Thọ A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề Ký” = Thọ anuttara-samyaksaṃbodhi Ký = Thọ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác Ký. Đây là cụm từ nói lên rằng một vị Phật với thần thông, thấy được một vị nào đó sẽ thành Phật tại một kiếp nào đó trong tương lai, và báo tin ấy cho vị nầy cốt để sách tấn, động viện tinh thần tu tập như một hình thức ký thác kỳ vọng  sự truyền bá chánh pháp của vị nầy ở tương lai. (xem, Đoàn Trung Cồn, Phật Học Từ Điển, Quyển III, nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, năm 2005, tr. 471).
4. kṣatriya là giai cấp thứ nhì trong các giai cấp của xã hội Ấn Độ. Con người trong xã hội Ấn độ xưa (và cho đến nay) chia ra 4 giai cấp :
    a. brāhmaṇa (Bà La môn): giai cấp Tăng lữ, triết gia, học giả
    b. kṣatriya (Sát đế lỵ) : giai cấp làm Vua, làm tướng
    c. vaiśya (Phệ xá, वैश्य) : giai cấp thương gia, trưởng giả
    d. śūdra (Thú đà la, शूद्र) : giai cấp nông dân.
Ngoài ra, còn một giai cấp cùng khổ, mạt chủng là caṇḍāla ( चण्डाल Chiên đà la)
5. Franklin Edgerton, Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar And Dictionary, Vol II Dictionary, Motilal Banarsidas Publishers Private Limited, 1998, p. 63
6. Vì Sao Tin Phật – Chương 3 : Sau Khi Đức Phật Nhập Điệt , Thích Tâm Quang dịch từ What Buddhists believe của Hòa thương K. Sri Dhammananda, http://www.quangduc.com/coban/46tinphat-03.html .

7. BUDDHAVAṂSA, SUMEDHA KATHĀ, Lời Việt dịch của Tỳ khưu Indacanda
(Trương đình Dũng) : Phật Sử,
I. LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT DĪPAṄKARA, PHẦN NÓI VỀ SUMEDHA, http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phatsu/02.htm)

8. Phật Sử (BUDDHAVAṂSA), Phật Sử, , Phần Giới Thiệu http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phatsu/00.htm, Tỳ Khưu Indacanda trích dần từ các nguồi : Tương Ưng tập II: Thiên Nhân Duyên, Chương IV: Tương Ưng Vô Thỉ (Anamatagga), I. Phẩm Thứ Nhất V. Núi, VI. Hột Cải. Lời dịch Việt của HT. Minh Châu. Và  Kinh Tăng Chi, Chương IV Bốn Pháp, XVI Phẩm Các Căn, (VI) Kiếp. Lời dịch Việt của HT. Minh Châu. Cũng thấy nói trong Chánh Giác Tông (Buddhavamsa) do Hòa thượng Bửu Chơn soạn (http://www.viet.net/anson/uni/u-chanh-giac-tong/chanh-giac-01.htm)
9. A.P. Buddhadatta Mahathera, Concise Pali-English Dictionary,
 http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/dict-pe/dictpe-01-a.htm,
10. The Pali Text Society's Pali-English dictionary), http://dsal.uchicago.edu/dictionaries/pali/)
11. Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar And Dictionary của Franklin Edgerton, Vol II, Motilal Banarsidass Publishers, Private Limited, Delhi, 1998, trang 172,
12. Đoàn Trung Cồn, Phật Học Từ Điển, Tập II, nhà xuất bản tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2005, Tập II, trang 108, Thiện Phúc, Tự Điển Phật Học , http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-158_4-12480_5-50_6-1_17-1_14-1_15-1/).
13. Piya Tan, The Buddha as Myth, 3.1.1 Types of aeons., http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2010/02/36.2-Buddha-as-Myth.-piya.pdf ) ; Tỳ khưu Indacanda((Trương đình Dũng), Phật Sử (BUDDHAVAṂSA),Phần giới thiệu, http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phatsu/00.htm)
14. ) Piya Tan, The Buddha as Myth, http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2010/02/36.2-Buddha-as-Myth.-piya.pdf, Past Buddhas,….; 
15. Tỳ khưu Indacanda (Trương đình Dũng), Phật Sử (BUDDHAVAṂSA), Phần giới thiệu, http://www.budsas.org/uni/u-kinh-phatsu/00.htm 14. http://daitangkinhvietnam.org/tieu-bo-kinh-bac-truyen/kinh-tap/621-kinh-a-tng-b-tat-bn-nguyn.html?start=1; ); Hòa thương Tuyên Hóa giảng thuật: Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, quyển trung, phẩm thứ 9 : Xưng Danh Hiệu Chư Phật, http://www.dharmasite.net/KDTLGpham9.htm
16. Piya Tan, The Buddha as Myth

Universal themes in the Buddha’ life . An introduction by Piya Tan ©2007; http://dharmafarer.org/wordpress/wp-content/uploads/2010/02/36.2-Buddha-as-Myth.-piya.pdf , SD 36.2 The Buddha as Myth, 3.4 THE 28 BUDDHAS
17. Sinhala cũng được biết như là Sinhalese trong Anh ngữ hay Helabasa theo thổ ngữ là tiếng mẹ đẻ của người Sinhalese, là nhóm tộc người lớn nhất tại Sri Lanka (khoảng 15 triệu). Sinhala là một trong những ngôn ngữ chính thức quốc gia của Sri Lanka cùng với Tamil. Cùng với Pāli, Sinhala giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển của Phật giáo Theravada

18. Như 16.

19. Franklin Edgerton, Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar And Dictionary,  Vol. II,  Motilal Banarsidass Publishers Private Limited, Delhi,  p. 196
20. http://www.scribd.com/doc/23317583/Kinh-Dia-Tang-Bo-Tat-Bon-Nguyen
21.http://www.dharmasite.net/KDTLGpham9.htm
22 http://www.ymba.org/ksitigarbha/content.html
23. Như 20.

24. Franklin Edgerton, Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar and Dictionary, Vlo II, 1998. Motilal Banarsidass; trang 242)
25. Franklin Edgerton, Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar And Dictionary, Vol. II,  Motilal Banarsidass Publishers Private Limited, Delhi, p. 196
26. Như 25

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12247)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 11014)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10904)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13349)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11772)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13652)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11888)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11158)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12172)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12380)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20565)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12398)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12434)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11699)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11566)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22387)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13550)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29622)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11536)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16706)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 11981)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16815)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12054)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17904)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12618)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13141)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14737)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22592)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10567)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14034)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13865)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13696)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13843)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13904)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14813)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13833)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18400)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22779)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15382)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17302)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22395)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14241)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12563)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11145)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17747)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13187)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13088)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18777)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17165)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13485)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12893)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14691)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14637)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15841)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13496)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27409)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13211)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16673)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21368)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18798)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant