Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ

01 Tháng Tám 201807:19(Xem: 6300)
Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ

Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ 

Quảng Hưng – Nguyên Hiệp

Truy Nguyên Quan Điểm Về Đức Phật Của Đại Chúng Bộ

 

Nhiều học giả phân vân là làm thế nào và tại sao những nhà Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika) đã hình thành nên khái niệm về một Đức Phật siêu việt hai hoặc ba trăm năm sau Đức Phật Niết-bàn, trong khi những nhà Thượng tọa bộ (Sthaviravādin) vẫn giữ khái niệm về một Đức Phật con người, mặc dù họ quy cho Ngài nhiều đặc tính siêu nhiên. Vậy những gì là cơ sở mà những nhà Đại chúng bộ đã căn cứ cho việc hình thành nên khái niệm về mộtĐức Phật như vậy? Đây là chủ đề nghiên cứu của bài viết này.

Theo Thế Hữu (Vasumitra),1 triết học của Đại chúng bộ đặt cơ sở nhiều nơi niềm tin hơn là nơi lý trí vàchấp nhận bất kỳ những gì Đức Phật nói, hay cụ thể hơn, bất kỳ những gì được dạy trong các Nikāya và A-hàm. Do đó, họ đã phát triển khái niệm Đức Phật siêu việt/thế (lokottara) được dựa trên những đặc điểm siêu nhiên của Đức Phậtđược ghi lại trong những kinh điển Phật giáo sơ kỳ.2 

Nơi trường hợp của Đại chúng bộ, không giống trường hợp của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin), không có nhiều tài liệu còn lại để trên cơ sở đó ta có thể thực hiện một nghiên cứu bao quát quan niệm của họ về Đức Phật. Chỉ có ba bản văn hiện còn, đó là Đại sự (Mahāvastu), Nội tạng bách bảo kinh (Lokānuvartanasutra) và bộ luận của Thế Hữu mà nó bàn về những học thuyết của nhữngtông phái Phật giáo Ấn Độ sơ kỳ (Samayabhedavyūhacakra/ Dị bộ tông luân luận, T 2031). Các học giả xác định hai tác phẩm đầu thuộc về Đại chúng bộ, hoặc chi phái phát sinh từ nó, Lokottaravāda/Thuyết xuất thế bộ (Harrison, 1982: 213). Khái niệm Đức Phật của Đại chúng bộ như được trình bày trong những tác phẩm này có ý nghĩa đáng kểĐức Phật được lý tưởng hóa hoàn toàn đến độ Đức Phật lịch sử chỉ được xem như một sự biểu hiện, và khía cạnh toàn năng và toàn trí của Đức Phật được nhấn mạnh

Vì những nhà Đại chúng bộ là những Phật tử sùng đạo, nên họ tin vào mọi lời nói của Đức Phật vàgiải thích những đoạn văn liên quan đến những điều vi diệu ở trong những bản kinh sơ kỳ theo một cách thức lý tưởng hóa. Có một trường hợp thú vị ở trong A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharmamahāvibhāṣā) mà nó cho thấy rõ cách những nhà Đại chúng bộ đã giải thích những đoạn văn như vậy ở trong những kinh sơ kỳ. Trong cả Tạp A-hàm (Saṃyuktāgama) và Tăng chi bộ(Aṅguttaranikāya), có một đoạn khẳng định rằng mặc dù Như Lai (Tathagata) sinh ở trong đời và sống ở trong đời, Ngài không bị những pháp thế gian làm ô nhiễm (T 99, tr. 28b12; Aṅguttaranikāya, II, 37, và Saṃyuttanikāya, III, 140). Những nhà Đại chúng bộ hiểu và giải thíchđoạn văn này theo nghĩa đen, cho rằng Đức Phật thanh tịnh và không có bất kỳ sự ô nhiễm nào (āsrava dharma), và rằng điều này bao gồm rūpakāya, thân thể vật lý của Ngài (T1545, tr. 229a, 39lc-392a, 871c). Tuy nhiên, những nhà Nhất thiết hữu bộ đã giải thích đoạn văn này theo cách khác. Theo họ, câu “Như Lai sinh trong đời và sống ở trong đời” có nghĩa rằng sắc thân (rūpakāya)xuất hiện trong đời là bất tịnh, trong khi “Ngài không bị cuộc đời làm cho ô nhiễm” đề cập đến pháp thân (dharmakāya) thanh tịnh (T 1545, tr.229a, 39lc-392a, 871c). Đọc đoạn văn này đúng theo ngữ cảnh, chúng ta có thể hiểu rằng Đức Phật tuyên bố điều này bởi vì Ngài đã đoạn trừ các āsrava,nguyên nhân của tái sanh ở nơi cuộc đời này (T 99, tr. 28b12). Do đó, Ngài tuyên bố rằng Như Laithanh tịnh với ngụ ý đạo đức, không phải mang nghĩa vật lý. Trong Vibhāṣā, ta thấy chính đoạn văn này xuất hiện ba lần, và quan điểm kết nối với luận cứ của Đại chúng bộ. Đây là một mẫu lý luận điển hình của Đại chúng bộ về các kinh sơ kỳ.3 Có nhiều chứng cứ được tìm thấy trong những kinh sơ kỳ ủng hộ sự khẳng định rằng những nhà Đại chúng bộ đã giải thích những đoạn kinh theo một cách thức lý tưởng hóa. 

Bằng chứng nổi bật nhất về Đức Phật theo quan điểm của Đại chúng bộ là kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Acchariyābbhūtasutra) thuộc Trung bộ (Majjhimanikāya), mà nó cũng được tìm thấy trong Trung A-hàm Hán ngữ (Madhyamāgama) với một tiêu đề tương tự, nhưng với những miêu tả thêm về các điều vi diệu hy hữuBản kinh Pāli miêu tả về 20 điều hy hữu mà chúng xảy ra giữa việcgiáng hạ của Bồ-tát từ cõi trời Đâu Suất (Tuṣita) và thời điểm Đản sanh của Ngài nơi trần thế, trong khi bản Hán ngữ đề cập 23 điều hy hữu, và chỉ mười trong chúng xảy ra sau việc Đản sanh củaĐức Phật (Majjhimanikāya, III,118-124; T 26, tr. 469c-471c). Những thuật ngữ được sử dụng đểmiêu tả Đức Phật trong hai phiên bản cũng khác nhau. Kinh Pāli sử dụng thuật ngữ Bồ-tát (Bodhisattva), ngụ ý rằng Ngài chưa giác ngộ, trong khi phiên bản Hán ngữ sử dụng thuật ngữ “Thế Tôn” (Bhagavat), có lẽ ngụ ý rằng sự xuất hiện của Ngài nơi quả đất chỉ là một sự thị hiện. Nhữngmiêu tả liên quan đến sự Đản sanh của Đức Phật thì giống nhau trong cả hai phiên bản mặc dùbản kinh được truyền thừa ở nơi hai truyền thống khác nhau, đó là Theravāda và Đại thừa. Sự việc này chính nó cho thấy sự cổ xưa của việc miêu tả này. 

Câu chuyền về sự Đản sanh của Đức Phật trong những bản kinh trên là như sau: Từ cung trời Đâu Suất, Bồ-tát giáng nhập vào thai mẹ và ở đó đúng 10 tháng mà không bị những thứ bất tịnh làm ô nhiễmNgay sau khi sinh, Ngài bước đi bảy bước và tuyên bố rằng Ngài là bậc cao quý nhất ở trong cõi đời và rằng đây là lần sinh cuối cùng của Ngài. Một ánh sáng vô lượng soi chiếu thế giới, chiếu sáng đến chỗ tối tăm nhất, nơi ánh sáng mặt trời và mặt trăng không thể xuyên qua. Mười ngàn thế giới rung động. Nơi toàn bộ tiến trình, Đức Phật được miêu tả là nhận biết rõ những gì đang xảy ra. Việc miêu tả câu chuyện này cho thấy rõ rằng Đức Phật được xem như một Đấng siêu việt

Nửa phần đầu của kinh Nālaka (Nālakasutta) thuộc Kinh Tập (Suttanipāta) có lẽ là một tiền thâncủa câu chuyện này và đáp ứng như một cơ sở cho những quan điểm được phát triển trong Hy hữu vị tằng hữu pháp, vì hầu hết các học giả cho rằng Kinh Tập chứa đựng một số những bản kinhsớm nhất.4 Nơi phần mở đầu, kinh Nālaka đề cập rằng vào lúc Đản sanh của Đức Phậtchư thiênhoan hỷ và nhảy múa vui mừng ở cõi trời (Kinh Tập, các kệ 679-698). Khi biết điều này, tiên nhânAsita (A-tư-đà) đã hỏi chư thiên về lý do họ hoan hỷ và họ đáp rằng có một bậc vô song, đấng cao quý nhất, đã hạ sinh ở vương quốc của những người Thích Ca (Śākya), tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumibi). Ngài sẽ chuyển bánh xe Pháp vì lợi ích và hạnh phúc của chúng sinh

Trong kinh Nālaka, có một đoạn quan trọng nói rằng sự Đản sanh của Đức Phật ở cõi đời là vì mục đích giải thoát chúng sanh. Nếu truy nguyên thêm các nguồn của đoạn kinh ở trên, chúng ta có thể thấy nó ở trong cả bản dịch Hán ngữ Tạp A-hàm (T 99, tr. 95c, 199c) và Tăng chi bộ Pāli (V, 144). Ở một đoạn, Đức Phật đã dạy thế này: “Này các Tỷ-kheo, nếu không có ba điều này có mặt nơi cõi đời, Như Lai, bậc A-la-hán Chánh đẳng giác, sẽ không xuất hiện nơi cõi đời; cũng không có pháp và luật được thuyết bởi Như Lai soi sáng nơi cõi đời. Ba điều gì? Sinh, suy yếu và chết… Nhưng bởi vì ba điều này có mặt, do đó, Như Lai, bậc A-la-hán Chánh đẳng giácxuất hiện nơi cõi đời, và pháp-luật được tuyên thuyết bởi Như Lai được soi sáng nơi cõi đời.”5 Đoạn kinh này cho thấy rằng sự giáng sanh của Đức Phật ở nơi cõi đời không phải ngẫu nhiên như sự hạ sinh của những chúng sanh bình thường do nghiệp dẫn dắt, mà có một mục đích rõ ràng là làm lợi ích những chúng sanhđang khổ đau. Điều này có ý nghĩa bởi vì lời khẳng định được cho là do Đức Phật nói; trong khi cả nơi kinh Nālaka và Hy hữu vị tằng hữu pháp, lời tuyên bố được cho là do chư thiên và Ananda nói. Kinh Nālaka có lẽ đã lấy quan niệm về sự Đản sanh của Đức Phật từ đoạn kinh này trong Tăng chi bộ hoặc Tạp A-hàm. 

Việc miêu tả đơn giản này về sự Đản sanh của Đức Phật ở trong kinh Nālaka chứa đựng nhữngquan điểm cơ bản mà chúng là nguồn cho việc biên soạn kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp, ở đó sự Đản sanh của Đức Phật ở cõi đời là một sự kiện vi diệu với mục đích cụ thể là giải thoát chúngsanh. Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp trình bày một hình thức phát triển cao trong việc miêu tả sự Đản sinh của Đức Phật, với những miêu tả chi tiết về điều đó như một sự kiện vi diệu. Sự mô tả này được áp dụng thêm cho tất cả sáu vị Phật quá khứ khác ở trong kinh Đại thành tựu(Mahāpadānasutta) thuộc Trường bộ (Dīghanikāya, II.12), vì tất cả những điều vi diệu về việc Đản sanh của Đức Phật Gautama ở trong kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp được tìm thấy trong bản kinhtrước đó theo đúng dạng thức và thể loại. Câu chuyện về Bồ-tát từ cõi trời Đâu Suất giáng hạ vào thai mẹ đã trở thành một thể thức ở trong kinh Đại thành tựuBản kinh này giải thích rằng chínhthuận theo bản chất của các pháp (dhammata) mà tất cả chư Phật nơi sự sanh sau cùng của họ đã từ cõi trời Đâu Suất giáng hạ vào thai mẹ. Tất cả những điều hy hữu khác đi cùng với sự Đản sanh của Phật cũng được nói là thuận theo bản chất của các pháp. 

Việc phân tích này về sự Đản sanh của Đức Phật cho thấy rằng vấn đề này được phát triển ít nhấtqua bốn giai đoạn. Đoạn văn được trích ở trên từ Tạp A-hàm và Tăng chi bộ không đưa ra bất kỳ điều gì huyền bí về sự xuất hiện của Như Lai ở nơi cõi đời, nhưng nó cung cấp nguồn tư tưởngcho những phát triển về sau. Đây là giai đoạn đầu của việc mô tả về Đản sanh. Kinh Nālaka có lẽ trình bày giai đoạn thứ hai của việc miêu tả về Đản sanh. Ở đây sự Đản sanh của Đức Phật đã được xem như một sự kiện vi diệu hy hữuHình thức mô tả này được phát triển đầy đủ ở trong Hy hữu vị tằng hữu pháp, mà nó chứa đựng toàn bộ tình tiết về sự Đản sanh của Đức Phật Gautama, với đầy đủ các điều vi diệu hy hữu. Điều này tôi xem là giai đoạn thứ ba. Ở giai đoạn thứ tư, câu chuyện Đản sanh của Đức Phật cuối cùng trở thành một thuyết ở trong kinh Đại thành tựu, rồi sau đó được áp dụng cho tất cả các vị Phật khác. Tất cả các truyền thống Phật giáo đều đưa thuyết này vào trong nguồn văn học của họ, và cho đến hiện tại, cả Đại thừa và Theravāda đều chấp nhận nó. Như vậy, những phát triển này về thuyết Đản sanh của Đức Phật hẳn xảy ra trước khiPhật giáo phân thành nhiều tông phái khác nhau. Như vậy rõ ràng rằng, ở Phật giáo sơ kỳ, nhữngtín đồ đã lý tưởng hóa Đức Phật và xem sự Đản sanh của Ngài ở nơi cõi đời không như một sự kiện bình thường, mà như một sự kiện hy hữu (adbhuta). Mục đích Đản sanh của Ngài thì rõ ràng, đó là “vì lợi ích và hạnh phúc của tất cả chúng sanh”. Tuy nhiên, trước khi giác ngộ, theo Phật giáoTheravāda, Ngài là một vị Bồ-tát. 
Như vậy, từ những quan điểm và lý thuyết như vậy được tìm thấy trong những kinh điển sơ kỳ mà những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng tất cả chư Phật là những Đấng siêu thế (lokottara) (Masuda, [tr.] 1922: 18). Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp đưa ra một vài phát biểu quan trọng mà chúng đáp ứng như những cơ sở cho quan điểm về một Đức Phật siêu thế của những nhà Đại chúng bộChúng ta so sánh thêm những phát biểu này với những đoạn được tìm thấy trong Nội tạng bách bảo kinh (Lokānuvartanāsūtra), Đại sự (Mahāvastu) và bộ luận của Thế Hữu(Vasumutra). 

Theo kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp, thứ nhất, Bồ-tát biết rõ tất cả những sự kiện xảy ra vào lúc Ngài đản sanh. Thứ hai, Bồ-tát không bị những thứ bất tịnh làm nhiễm ô khi Ngài sinh ra. Thứ ba, mẹ của Ngài có thể nhìn thấy Ngài ở trong bào thai giống như nhìn thấy một viên ngọc nơi tay của bà. Nội tạng bách bảo kinh nói rằng Bồ-tát không sinh từ sự ân ái của cha và mẹ; thân của Ngài được sinh ra một cách kỳ diệu (T 807, tr.75lc). Thứ tư, mẹ của Bồ-tát hạ sanh trong khi đang đứng. Theo Thế Hữu, những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng tất cả chư Bồ-tát được sinh ra từ hông bên phải. Thứ năm, chư Bồ-tát bước đi bảy bước và nói ngay sau khi sinh. Nội tạng bách bảo kinh nói một cách rõ ràng rằng chính vì thuận theo cõi đời mà Đức Phật đã thể hiện như vậy khi Đản sinh và thốt lên những lời: “Nơi thế giới này không ai vượt thắng Ta! Ta sẽ giáo hóa nhân loài khắp mười phương!” (T 807, tr.75lc). Điều này cho thấy rằng những tín đồ cho rằng những sự kiện này không thể xảy ra đối với một người bình thường, mà chỉ xảy ra với một người đã giác ngộ và thể hiện chúng có mục đích

Có thể rằng từ những quan điểm này mà những người biên soạn cả Đại sự (I, 167-70) và Nội tạng bách bảo kinh (T 807, tr. 75lc-752a) giảng giải rằng “Mỗi hành động của Đức Phật nơi cõi đời là một sự thị hiện vì lợi ích và hạnh phúc của con người”. Đức Phật thuận theo những thể thức của cuộc đời cũng như theo nhưng thể thức siêu thế. Ngài thể hiện việc đi, đứng, nằm, ngồi nhưng Ngài không bao giờ mệt mỏi. Ngài lau chùi chân và thân thể mặc dù không có dơ bẩn; Ngài súc miệng mặc dù miệng Ngài có mùi thơm như hương sen. Ngài ăn uống mặc dù Ngài không đói khát v.v… Những điều này, những người biên soạn giảng giải rằng, tất cả bởi do sự có mặt của Ngài là một sự hiện thân của những việc làm tốt. Như vậy, cơ sở của vấn đề đã được đặt ra trong Phật giáo sơ kỳ, và chính những người Đại chúng bộ đã lý tưởng hóa triệt để Đức Phật và khẳng định rằng Ngài đã giác ngộ từ nhiều kiếp trước

Ngoài chứng cứ quan trọng ở trên, có sáu đoạn khác hỗ trợ thuyết của chúng tôi về nguồn gốc khái niệm Phật của những nhà Đại chúng bộ. Thứ nhất, Nội tạng bách bảo kinh (T 807, tr. 752b 24-26) nói rằng “Ngay cho dù sấm sét trong mười phương kết hợp lại tạo ra một âm thanhâm thanhđó không thể làm rung một sợi tóc của Đức Phật bởi vì Ngài đã nhập vào định vô thanh”. Một câu chuyện tương tự được tìm thấy trong kinh Đại bát Niết-bàn (Mahāparinibbānasutta, Dīghanikāya, II, 130-133). Nơi kinh này Đức Phật nói với Pukkusa rằng, trong khi Ngài ở trong định, mưa lớn bắt đầu trút mạnh, sấm sét chớp lóe, nổ rền. Có hai anh em nông dân và bốn con bò bị sét đánh chết, nhưng Ngài không nghe một âm thanh nào.6 Có một vài điểm tương đồng đáng chú ý trong hai mô tả về định của Đức Phật: thứ nhất, Đức Phật ở trong định; thứ hai, sấm sét nổ rền; và thứ ba, Đức Phật không hề nghe âm thanh nào. Dường như rằng miêu tả trong Nội tạng bách bảo kinh được đặt cơ sở trên đoạn văn ở trong kinh Đại bát Niết-bàn. 

Thứ hai, những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng thọ mạng của Đức Phật là vô lượng (Masuda, 1992: 20). Sự thực, thọ mạng lâu dài của Đức Phật dường như đã được những người kiết tập các Nikāya và A-hàm xem xét. Trong tất cả những phiên bản của kinh Đại bát Niết-bàn, Đức Phật được nói là đã nhập diệt theo lời thỉnh cầu của Mara, nhưng nếu Ngài không muốn vậy, Ngài có thể sống đến một đại kiếp (kalpa).7 Bởi vì một đại kiếp là một thời gian cực kỳ dài, những nhà Đại chúng bộđương nhiên cho rằng thọ mạng của Đức Phật là vô lượng.8 Điều này cũng ủng hộ khẳng định rằng khái niệm về một Đức Phật siêu thế có gốc rễ ở một niên đại rất sớm. 

Thứ ba, theo Thế Hữu, những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng tất cả những gì được Đức Thế Tôn giảng giải, không có điều gì không thuận hợp với chân lý (ayathārtha) (Masuda, 1922: 19). Trong Tăng chi bộ (IV, 163-4), Tỷ-kheo Uttara nói với Sakka, “Đúng như vậy, thưa vua trời Đế Thích, tất cả những gì chúng tôi và người khác nói hoàn toàn dựa trên những lời của Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Giác ngộ viên mãn”. Như vậy, theo phát biểu này, mọi lời nói đúng đều là lời của Đức Phật, và bất kỳ những gì Đức Phật nói đều là lời nói đúng. Những Phật tử sơ kỳ đã nghĩ rằng tất cả những lời nói của Đức Phật đều là lời nói đúng. Những nhà Đại chúng bộ hẳn nhiên giải thích đoạn này với nghĩa rằng tất cả những lời của Đức Phật đều là lời thuyết pháp. Điều này rất quan trọng đối với những nhà Đại chúng bộ, bởi vì chính việc đặt cơ sở trên những phát biểu như vậy trong những bản kinh sơ kỳ mà họ cho rằng mỗi lời của Đức Phật đều là chân lýThái độ của những nhàĐại chúng bộ về lời dạy của Đức Phật như vậy là một trong những lý do chính cho khái niệm Đức Phật siêu thế của họ. 

Thứ tư, theo Nội tạng bách bảo kinh (T 807, tr. 752a b) “Thân của Phật giống như vàng không thể bị dơ bẩn, và giống như một viên kim cương vô cùng thanh tịnh. Chân của Ngài giống như hoa senmà bùn dơ không bám vào được, và Đức Phật có hương thơm tối thượng.” Tất cả những điều như vậy nhắc chúng ta về ba trong số 32 hảo tướng của Đức Phật được miêu tả trong những kinh sơ kỳ. (1) Thân thể Đức Phật có màu sắc như sắc vàng, (2) da của Ngài nhẵn mịn đến độ không bụi bẩn nào có thể bám vào được, và (3) hương thơm của thân Phật vô cùng thanh khiết. Những nối kết giữa miêu tả của Nội tạng bách bảo kinh và ba trong số 32 hảo tưởng là rõ ràng: vàng, thanh tịnh và hương thơm. Những thuộc tính khác của Đức Phật được tìm thấy trong Nội tạng bách bảo kinh có lẽ được phát triển cùng tuyến với 32 hảo tướng

Thứ năm, Nội tạng bách bảo kinh (T 807 tr.752b) nói rằng Đức Phật biết các pháp của vô lượngchư Phật khác ở những Phật quốc khác (Buddhakṣhetra) trong mười phương. Trong Tương ưng bộ(V, 437), Đức Phật được cho là biết nhiều hơn những gì Ngài đã giảng dạy cho các đệ tử, và Ngài đã so sánh những gì Ngài thực sự đã dạy với lá Ngài nắm trong tay, trong khi những gì Ngài biết như lá trong rừng. Tương ưng bộ cho rằng hiểu biết của Đức Phật là vô lượng. Những nhà Đại chúng bộ, trên cơ sở này, đã giải thích hiểu biết của Phật như là sự toàn trí

Thứ sáu, theo Thế Hữu, những nhà Đại chúng bộ khẳng định rằng năng lực của Như Lai cũng vô lượng (Masuda, 1922: 19). Điều này có lẽ là một phát biểu chung mà nó được đặt cơ sở trên những điều vi diệu của Đức Phật được miêu tả trong những kinh sơ kỳ, chẳng hạn như những thần thôngmà nhờ đó Ngài hóa độ ba anh em Ca Diếp (Kāśyapa) và tướng cướp Aṅgulimālya (Trung bộ, II, 99). 

Tất cả những chứng cứ này cho thấy rằng những nhà Đại chúng bộ là một nhóm tín đồ có niềm tinkiên định. Vì bộ luận của Thế Hữu quy cho những nhà Đại chúng bộ lời khẳng định rằng mỗi lời của Đức Phật đều là lời thuyết pháp, điều này dường như là một sự biểu thị rõ rằng những nhà Đại chúng bộ chấp nhận mọi lời trong các Nikāya và A-hàm đều là những lời nói chân thực của chínhĐức Phật. Như vậy, với niềm tin ấy, họ đã phát triển một khái niệm Đức Phật siêu việt dựa trên cơ sở những đặc điểm siêu nhiên của Đức Phật được miêu tả trong những kinh sơ kỳ. Do đó, hai khía cạnh của khái niệm Phật của những nhà Đại chúng bộ có thể được nhận diệnĐức Phật là Đấngtoàn trí và toàn năng, và những hình thức được biểu hiện mà qua đó Ngài cứu độ chúng sanh làphương tiện thiện xảoĐức Phật Thích Ca được xem là không gì khác hơn một trong những hình thức này. Trong Phật giáo Đại thừaphương diện đầu được phát triển thành khái niệm Pháp thân (dharmakāya), trong khi phương diện sau được phát triển và được phân thành khái niệm báo thân(sambhogakāya) và ứng thân (nirmāṇakāya). Như vậy, những nhà Đại chúng bộ cũng là những người sáng tạo nên tư tưởng ứng thân

 Quảng Hưng – Nguyên Hiệp
Nguồn: The Indian International Journal of Buddhist Studies, (2004) No.5, tr. 41-51) 
(1) Những người Đại chúng bộ khẳng định rằng tất cả lời của Đức Phật đều là lời thuyết pháp và không có điều gì không thuận hợp với chân lýDị bộ tông luân luận (Samayabhedavyūhacakra, T 2031, 15b) của Thế Hữu
(2) Thuật ngữ “kinh điển sơ kỳ” chỉ cho các kinh Nikāya Pāli và A-hàm Hán ngữ. Tôi đã thảo luận về những khía cạnh con người và siêu nhiên của Đức Phật nơi chương đầu “The concept of the Buddha in early Buddhism” trong cuốn sách của tôi The Concept of the Buddha: Its Evolution from Early Buddhism to the Trikāya Theory. 
(3) Dutta (1978: 71) cũng nghĩ rằng khái niệm về Đức Phật của những người Đại chúng bộ có thể được đặt cơ sở trên những lời nói được tìm thấy trong các Nikāya, chẳng hạn như “Ta là bậc điều ngự, ta là bậc toàn trí, ta không bị những đối trượng trần tục chạm vào, ta viên mãn ở nơi cõi đời này, ta là bậc đạo sư vô song, ta là đấng giác ngộduy nhất, đã làm vắng lặng và chấm dứt mọi thứ (Trung bộ I, tr. 171). 
(4) Những học giả như V. Fausboll (1881: XI) nghĩ rằng Kinh Tập (Suttanipāta) thuộc về bộ kinh cổ nhất của văn họcPhật giáo. Fausboll cho rằng phần lớn Đại phẩm (Mahāvagga) và hầu như toàn bộ Aṭṭhakavagga là rất cổ. Ông đi đến kết luận này từ hai lý do. Thứ nhất là từ ngôn ngữ, và thứ hai là từ nội dung. Như vậy, kinh Nālaka rơi vào giai đoạn phát triển về sau. 
(5) Bản dịch Anh ngữ của Woodward (Gradual Sayings, V, 99) có một ít thay đổi. Bản dịch Hán ngữ đề cập đến ba giai đoạn là lão, bệnh và tử, khác với bản Pāli là sinh, suy yếu và chết. 
(6) Trong bốn bản dịch Hán ngữ kinh Đại bát Niết-bàn, (T 01, tr. 19a-b; T 05, tr.168a-b; T 06, tr.183c-184a,và T 07, tr.198a-b], chứng cứ này được tìm thấy
(7) T 10, tr.15c; T 05, tr.165a; T 06, tr. 180b; T 1451, tr.387c; Divyāvadāna, 201; Dīghanikāya, II, 103; Saṃyuttanikāya, V, 259; Aṅguttaranikāya, IV, 309; Udāna, VI, 62. Theo Abhidharmamahāvibhāṣā (T 1545, tr. 657b) có hai giải thích về việc từ bỏ thọ mạng của Đức Phật. Thứ nhất là rằng Đức Phật bỏ một phần ba thọ mạng bởi vìthọ mạng của Ngài là 120 năm. Thứ hai là rằng Đức Phật bỏ một phần năm thọ mạng bởi vì thọ mạng của Đức Phậtlà 100 năm. Điều này hẳn nhiên là một giải thích hợp lý của những người Nhất thiết hữu bộ
(8) Thuật ngữ kalpa dùng chỉ cho một chu kỳ thời gian dài nhất ở trong vũ trụ học Ấn Độ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4037)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5192)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4182)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3246)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6241)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5211)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4549)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6109)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 5999)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3785)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 5917)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4558)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4706)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3316)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6199)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4830)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3478)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3407)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5558)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4146)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 5924)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5134)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3599)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3675)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3649)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3470)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5260)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 3888)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4232)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5753)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3079)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3015)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3761)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4777)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3501)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 2979)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4499)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4629)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3378)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 3930)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4665)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3472)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3537)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5076)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4045)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3212)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 2938)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 2975)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3045)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3038)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3406)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 3940)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
(Xem: 5036)
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như con đường giải thoát của chúng ta.
(Xem: 2605)
Giá trị của tâm là sự thương yêuchân thực. Nếu một người mà tâm luôn tràn ngập tình thương đối với mọi người,
(Xem: 6053)
Cuộc sống hiện đại đưa đến nhiều vấn đề làm cho chúng ta phiền tâm mệt trí, thân tâm đều nặng nề.
(Xem: 2980)
Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.
(Xem: 3028)
Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho mọi vấn đề mình đang gặp mỗi ngày.
(Xem: 3223)
Từ xưa đến nay tình ái luôn là thứ dễ làm con người mù quángsi mê.
(Xem: 3170)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 3227)
Thịnh suy nào cũng không quan trọng bằng nội tâm ta có dính mắc hay không, vì dính mắc đó là nguồn gốc luân hồi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant