Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Vũ trụ luận trong tư tưởng Phật giáo

05 Tháng Mười 201815:16(Xem: 8033)
Vũ trụ luận trong tư tưởng Phật giáo
Vũ trụ luận trong tư tưởng Phật giáo

GS Nguyễn Vĩnh Thượng

Lời tác giảViệc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa saibổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp  bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
     
NVT

 Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày:

                  I.-Định nghĩa Vũ trụ luận.
                  II.- Vũ trụ luận trong tư tưởng Phật giáo.
                  III.- Ảnh hưởng của vũ trụ luận Phật giáo đối với đời sống xã hội hằng ngày.

 

I.- Định nghĩa vũ trụ luận:
              Trong bài “Phật giáo như là một triết học hay như là một tôn giáo”, chúng tôi đã định nghĩa về các cụm từ: siêu hình học, vũ trụ luậnbản thể luận. Nay tôi xin ghi lại các định nghĩa này trước khi tìm hiểu Vũ trụ luận của Phật giáo (Buddhist cosmology):

          Siêu hình học (Metaphysics) là tiếng có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ xưa là meta-physica (meta= bên kia, physica= vật lý, vật hữu hình). Siêu hình họcmục đích khảo sát bản chất căn bản của sự hiện hữu, của sự tồn tại (being). Siêu hình học là một trong những tác phẩm triết học của Aristotle (Hy lạp, 384 tr.C.N). Siêu hình học gồm có hai ngành chính là:

                                 1.-Vũ trụ luận(Cosmology)là tiếng có nguồn gốc từ Hy lạp là Kosmos = thế giới, logia= nghiên cứu về. Vũ trụ luận là khoa nghiên cứu về thế giới, vũ trụ để tìm hiểu nguồn gốc, sự tiến hoá, thay đổi trải qua nhiều thế hệ, và số phận của vũ trụ. Việc khảo cứu về vũ trụ đã có một lịch sử lâu dài liên quan đến khoa học, triết học, thuyết bí truyền của một nhóm người, và của một tôn giáo. Vũ trụ luận nghiên cứu các vấn đề chính yếu sau đây: - Vũ trụ vạn vật phát sinh từ đâu?.-Tính chất của vũ trụ vạn vật như thế nào: tĩnh hay động, thường hằng hay vô thường, luôn luôn chuyển biến. Vũ trụ vạn vật có khởi thuỷ, có chấm dứt không?- và đưa ra giả thuyết về địa vị của con người ở trong vũ trụ.
                                2.-Bản thể luận( Ontology)là tiếng có nguồn gốc từ Hy Lạp là ontos= sự hiện hữu, sự tồn tại (being); logia = nghiên cứu về. Bản thể luận là khoa nghiên cứu về sự hiện hữu (the study of being), về hữu thể (existence).
Bản thể luận khảo sát sự hiện hữu như là chính nó đang hiện hữu, tức là bản tính của hữu thể (the nature of existence), thực thể hiện hữu có thể chia ra thành các nhóm được gọi là các “phạm trù” củahữu thể(the categories of existence) vànhững điều liên hệ.

               Để hiểu rõ, chúng ta liệt kê các câu hỏi, các chất vấn mà Bản thể luận có thể đặt ra khi khảo sát về sự hiện hữu, về hữu thể như:
    -Cái gì là nguyên lý cơ bản ẩn tàng trong sự hiện hữu?
    -Cái gì khác nhau giữa thực tại chân thật (really existing) và chỉ là sự biểu hiện để hiện hữu (only appearing to exist)?
    -Thế giới bên ngoài có thực sự hiện hữu không?
    -Tha nhân có thật sự hiện hữu không?
    -Thượng đế (God) có thật sự hiện hữu không?
    -Tôi hiện hữu như thế nào?  hay Tôi từ đâu đến và tôi sẽ đi về đâu? hoặc Vì mục đích gì mà Tôi hiện hữu ở đây?

                Như vậy trong tư tưởng Tây phương, Bản thể luận chỉ nghiên cứu về hữu thể (existence) và đã đánh giá tích cực cho hữu thể, dĩ nhiên đã có nhận định tiêu cực cho vô thể(non-existence). Trong tư tưởng Đông phương thì “vô thể/ phi hiện hữu” (non-existing) là nền tảng cơ bản của Bản thể luận; như quan niệm (non-being) của Lão giáo, và quan niệmTánh không(Srt. Sunyata, Emptiness) của Long Thọ / Nagarjuna (khoảng 150 - khoảng250 CN).

 

II.-Vũ trụ luận của Phật giáo:

 

            Đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni đã giữ im lặng trước những câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng đế hay Đấng sáng tạo. Ngài không bao giờ trả lời các câu hỏi của đệ tử về nguồn gốc của vũ trụ, về Đấng sáng tạo ra vũ trụ. Ngài đã phủ nhận bất cứ nguyên nhân đầu tiên nào hay là nguyên nhân của các nguyên nhân như là cội nguồn của tất cả những vật được tạo thành. Theo Đức Phật, tất cả những vật hiện hữu đều biến chuyển không ngừng. Sự biến chuyển này thì vô thuỷ vô chung. Nguồn gốc của vũ trụ không do một Đấng Sáng tạo (Creator God) tạo ra. Ngài nhấn mạnh rằng tất cả mọi vật hiện hữu trong tất cả thế giới thì thay đổi không ngừng. Tất cả mọi vật đều biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự hiện hữu của mọi vật là một chuổi điều kiện để biến thành vật khác, sự biến chuyển này theo định luật  vô thường. Do đó, Đức Phật đã giảng dạy về “Duyên Khởi” hay “12 nhân duyên” nối kết nhau thành một chuỗi vòng tròn.
     (Xem thêm bài Duyên Khởi của NVT)

                Đức Phật lịch sử đã không chấp nhận một Đấng Sáng Tạo ra vũ trụ, tức là Ngài không muốn bàn đến Vũ trụ luận là một bộ môn của Siêu hình học.

                Thật vậy, Đức Phật chỉ giảng dạy những điều gì mà Ngài gọi là Pháp (Dharma), là chân lý của sự hiện hữu (the truth existence). Chính bản thân Đức Phật lịch sử đã không thực hành Phật giáo(Buddhism) như ngày nay các vị Phật tử thực hành. Các đệ tử của Ngài, các vị thừa kế của Ngài đã quảng diễn, phân loại và làm đa dạng hoá các lời giảng dạy của Đức Phật lịch sử. Họ đã tạo nên những trường phái Phật giáo khác nhau, với những truyền thống khác nhau để giải thích các bài thuyết pháp mà chính Đức Phật có lẽ đã không dự đoán trong khi Ngài còn tại thế.

                   Đến thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên (3rdCentury B.CE), Đại đế Asoka đã tổ chức Phật giáo như là một tôn giáo. Vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên (1stCentury CE) thì truyền thống Phật giáo Đại thừa/Phật giáo Phát triển (Mahayana Buddhism/ Developmental Buddhism) bắt đầu phát sanh. Từ đó, Phật giáo Phát triển đã cố gắng giảng giải sự hình thành của vũ trụ và cuộc sống của con người. Như đã biết, Phật giáo đã triển khai lý thuyết về luân hồi (Samsara), thuyết này được cải tiến theo thời gian để giải thích sự hiện hữu của thế tục qua vòng sanh-tử không ngừng của sanh (birth), tử (death), tái sanh (re-birth), tái tử (re-death) trong một vũ trụ có 3 thế giới/ tam giới (Srt. Tri-Loka/ Trai-Lokya/ Trai-Dhatuka; Pa. Ti-Loka; Av. Three regions/ Three Realms/Three Regions/ Three Spheres). Trước đó, Ấn độ giáo (Hinduism) cũng đã quan niệm về 3 thế giới gồm có: 1. Trời/ Thiên đàng(Srt.Swarga –Lok, Av.Sky/ Heaven); 2.Mặt đất/ nơi chúng ta đang sống (Srt. Martya –Lok, Av. The Earth); 3. Địa ngục(Srt.Narka – Lok, Av.The Hell) được coi là nơi ở dưới mặt đất.


               Trong các kinh văn của Phật giáo Nguyên thuỷ (Early Buddhism Texts) đã trình bày quan niệm về 3 thế giới ở trong vũ trụ. 3 thế giới là những nơi đến cho các chúng sanh theo nghiệp lực tái sanh (Karmic rebirth). Đó là: 

                             1.-Dục giới (Srt. Kama-Loka/ Kamadhatu, Av. the word of Desire/ the Realm of Desire).
                               2.-Sắc giới (Srt.Rupa-Loka/ Rupa-Dhatu, Av.The world of Form/ The Realm of Form).
                               3.-Vô Sắc giới (Srt. Arupa-Loka/Arupa-Dhatu, Av.The world of No-Form(Form-less-ness)/ The Realm of No-form/ The abstract world).

 

                       Sau đây chúng ta sẽ duyệt qua các điểm chính của ba thế giới vừa nêu trên:

                         1.-Dục giới thế giớichúng ta đang sống. Đây là thế giới của chúng sanh còn có những ham muốn về giới tính và về ăn uống (sex and food). Trong cảnh giới này chúng sanh còn ưa muốn về 5 dục: sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dụcxúc dục.
                             Theo truyền thống của Phật giáo lúc sơ khai (Early Buddhist tradition) thì Dục giới có 5 loại trong bánh xe sinh tử là: 1.Cõi địa ngục, 2. Cõi Ngạ quỷ/quỷ đói, 3.Cõi súc sanh/ loài thú, 4.Cõi người, 5. Cõi trời. Rồi theo sự tiến triển, truyền thống Phật giáo về sau (later Buddhist tradition) đã thêm vô “Cõi thần”. Ngày nay, Phật giáo vẫn còn giữ quan niệm: có 6 loại trong Dục giới (6 Categories/ six sub-Realms), người Trung Hoa gọi là lục đạo (six ways):

                                     1.1.-Cõi Địa ngục(Srt. Niraya, Av.The Hell Realm) là nơi chúng sanh bị đày đọa.
                                     1.2.-Cõi Ngạ quỷ/ Cõi quỷ đói (Srt.Preta, Av.The Realm of Hungry Ghosts) là nơi có những chúng sanh bị bỏ đói như một hình phạt vì các tội lỗi đã làm.

                                     1.3.- Cõi Súc sanh/ Cõi loài thú (Srt.Pasu, Av.The realm of Animals) là nơi chúng sanh là những động vật.
                                      1.4. Cõi Người/ Cõi Nhân thế (Srt.Nara, Av.The realm of Humans) là nơi con người đang sanh sống. Đây là thế giới tốt để giúp con người tạo nên nghiệp nhân tốt để thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Nếu chúng sanh tạo nghiệp nhân xấu thì bị sa đọa vào cõi thấp kém hơn.
                                      1.5.-Cõi Thần/Cõi A-tu-la (Srt.Asura, Av. The Realm of Angels/ The Realm of lower Gods).
                                      1.6.- Cõi Trời/Cõi Thiên (Srt. Deva, Av.The realm of Gods): đây là nơi mà các Trời, các Tiên sống, các vị vừa hưởng được phước lạc vừa trông nom các chúng sanh ở 5 cõi kia. Các Thiên, các Tiên có quyền lực che chở cho người hiền đức khỏi bị bọn hung thần khuấy phá.

 

                         Việc tái sanh(re-birth) xảy ra không ngừng, tức là không có chúng sanh nào ở một cõi vĩnh viễn. Chúng sanh có thể tái sanh từ cõi này sang cõi khác là tuỳ thuộc vào nghiệp báo (volitional action), vào chủ ý và hành động (intentions/ wills, and actions). Nếu chúng sanh tạo nghiệp nhân tốt thì có thể chuyển đổi qua một cõi tốt hơn, và ngược lại.

 

                         2.-Sắc giới: đây là thế giới của các thiên, các tiên. Họ không còn những ham muốn về dục tính, không còn muốn ăn. Song vẫn còn hình thể và nhận thức (forms and perceptions). Chúng sanh đang ở cõi Dục giớicó thể tu tập thiền định để có thể tái sanh vào cõi Sắc giới. Các Thiên, các Tiên có thể tu tập thiền định để đắc quả từ sơ thiền (1stJhana), Nhị thiền (2nd Jhana), Tam thiền (3rd Jhana) và Tứ thiền (4th Jhana).

 

                        3.-Vô Sắc giới: đây là thế giới cao nhất trong vũ trụ, đây là một thế giới thuần tuý tâm linh (pure spirit/ pure awareness) nơi đây các Thiên xa lìa những ham muốn, tránh khỏi những hình sắc, nói cách khác đây là một thế giới không có hình thể và lòng ham muốn dục tínhham muốn thực phẩm. Các vị Thiên, các vị Tiên ở đây đã đạt được thiền định cao thâm. Có bốn thế giới thiền (four Jhana worlds) tương ứng với 4 tình trạng thiền định Vô Sắcgiới

                                   1.-Xứ không vô biên(The world of infinite space).
                                   2.-Xứ thức vô biên(The world of infinite consciousness).
                                   3.-Xứ vô sở hữu(The world of emptiness/ nothingness).

                                   4.-Xứ phi tưởng phi phi tưởng(The world of neither perception nor non perception).

 

            Chúng sanh ở trong 3 thế giới trên vẫn còn ở trong vòng sinh tử. Bởi vì Niết-bàn (Nirvana) không phải là một trạng thái của thiền định, Niết-bàn là một trạng thái giải thoát khỏi những điều kiện, những cấu tạo của hiện hữu (all conditioned and constructed existence).

             Tóm lại, chúng sanh vẫn lang thang trôi nỗi (wandering) từ kiếp này đến kiếp sống khác (life after life), từ thế giới này đến thế giới khác trong vòng sanh tử luân hồi cho đến khi chúng sanh ngộ được Niết-bàn thì chúng sanh mới thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

                 Quan niệm về 3 thế giới ở trong vũ trụvũ trụ luận của Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Phát triển.

 

III.-Ảnh hưởng của vũ trụ luận Phật giáo đối với đời sống hằng ngày:
           

         Chúng ta nhận thấy quan niệm vũ trụ luận của Phật giáo Phát triển có những ảnh hưởng đối với đời sống xã hội hằng ngày như sau:

                 1.- Cái nhìn mở rộng về 3 thế giới trong vũ trụ vạn hữu có thể khuyến khích mọi người phát triển các hành vi đạo đức của mình cho tốt đẹp hơn, giúp chúng ta hướng thiện để có thể tái sanh đến một thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta hiểu rằng con người và sinh vật không phải là những chúng sanh duy nhất sống trong vũ trụ. Quan niệm về thế giới ngạ quỷ, thế giới thiên, thế giới thần không thể chứng minh bởi khoa học, nhưng chúng ta có thể cảm nghiệm được qua các nghi lễ tôn giáo hay bởi những suy niệm siêu hình. Đôi khi trong thế giới thực nghiệm, không cần đến các nghi lễ tôn giáo, đã có một số người có thể cảm nhận sức mạnh linh thiêng của Trời, Phật, của Bồ-tát Quán thế âm và họ có thể cảm thấy sự xuất hiện của các vị này. Hơn nữa, sự hiểu biết về sự hiện hữu của vô số thế giới giúp con người không nên chỉ nghĩ về thế giới mình đang sống mà thôi, tức là trái đất này.

 

              2.-Quan niệm cho rằng vũ trụ này gồm có nhiều thế giới với nhiều tầng khác nhau giúp con người ý thức rằng các nghiệp hay hành động có ý thức của mỗi chúng sanh có thể xác định được tương lai của họ. Theo đạo đức học Phật giáo nếu một người thực hiệngiữ gìn 5 giới cấm như: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không rượu chè trác táng; và giúp đở, bố thí người nghèo khó, hoạn nạn thì đã tạo được nghiệp nhân tốt, khi tái sanh có đến thế giới tốt hơn cõi người. Trái lại, nếu chúng sanh có những nghiệp nhân xấu như cướp của, giếtngười, hảm hại người khác v…v..., và không ăn năn, hối cải thì họ sẽ tái sanh vào cõi địa ngục, cõi ngạ quỹ, cõi súc vật.  Học thuyết về vũ trụ có nhiều thế giới đã làm sáng tỏ nguyên lý về nhân và quả trong học thuyết về “Duyên khởi hayThập nhị nhân duyên”của Phật giáo.  Nguyên lý nhân quả giúp con người ý thức và hướng dẫn các hành động/nghiệp của mình để tạo nên các nghiệp nhân tốt, và do đó sẽ sanh ra các nghiệp quả tốt. Nếu xã hội này có nhiều người có hành động tốt thì thế giới này chắc không có chiến tranh, xã hội sẽ không có người đấu đá người, cảnh giựt giọc, cảnh có những kẻ hạ những thủ đoạn độc ác v…v…Nói thêm, việc phổ biến vũ trụ luận Phật giáo sẽ giúp cho đời sống xã hội sẽ bớt rối loạn, bớt xáo trộn hơn, tuy nhiên việc này đòi hỏi nhiều thời gian, không thể đạt được trong một sớm một chiều.

 

         3.-Cõi trời hay Thiên đàng với đời sống thanh thản của chư Thiên, chư Tiên là những hấp dẫn cho con người và gây niềm hy vọng cho nhiều người. Trong đời sống thực tế, con người gặp nhiều điều bất như ý, nhiều điều khổ nạn gây bởi bạn bè, anh em, vợ chồng, đồng nghiệp v…v… và những thiên tai gây ra. Mặc dầu cuộc cách mạng của kỷ thuật, những phát minh mới về các thuốc trị liệu nhiều chứng bịnh ngặt nghèo đã giúp sự phát triển đời sống vật chấttinh thần, làm diụ bớt những đau đớn về thể xác và tinh thần, nhưng con người vẫn còn cảm thấy nhiều điều bất an. Quan niệm vũ trụ luận của Phật giáo có thể giúp người ta bình an về tinh thần nhờ ở niềm tin rằng người ta có thể vượt khỏi đời sống ở trái đất này để đi vào cõi thiên/ thiên đàng khi con người chết một khi con người đã tạo được nghiệp nhân tốt.

 

         4.-Ba thế giới trong vũ trụ vẫn còn trong vòng sinh tử luân hồi, tức là chúng sanh sống trong các thế giới này cũng có sự thay đổi vô thường. Thật vậy, mặc dầu cõi thiên có rất nhiều hạnh phúcbình an hơn, nhưng chư Thiên sanh sống trong cõi Trời cũng không phải là không có thay đổi. Chư Thiên có thể có đời sống dài hơn chư nhưng Chư Thiên là những chúng sanh cũng phải chết, chư Thiên có thể tái sanh ở một cõi thấp hơn nếu chư Thiên có những hành động có chủ ý sai trái. Ba thế giới:Dục giớiSắc giớivà Vô sắc giớilà những gì biến đổi vô thường, chúng sanh cần phải vượt ra khỏi 3 thế giới này. Con người cần phải để ra nhiều thì giờ để thực nghiệm tâm linhđạt được cứu cánh Niết-bàn để giải thoát khỏi sự tái sanh vào 3 thế giới vô thường này nữa.

 

Toronto, 09 August 2018

Nguyễn Vĩnh Thượng                   

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 80)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(Xem: 151)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 170)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 226)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 152)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 205)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 193)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 231)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 239)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 320)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 559)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 422)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 435)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 531)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 719)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 769)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 813)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 813)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 704)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 689)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 690)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 795)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 818)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 917)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 693)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 588)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 688)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 805)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 687)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 693)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 791)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 812)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 795)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 838)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 867)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 856)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1044)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 916)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1024)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1172)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 923)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1178)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1097)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1102)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1245)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1511)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1943)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1056)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1319)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1077)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 925)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1046)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1080)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1500)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1255)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1267)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 995)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1157)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant