Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Trí Tuệ Trong Đạo Phật

14 Tháng Mười 201809:37(Xem: 7160)
Trí Tuệ Trong Đạo Phật
TRÍ TUỆ TRONG ĐẠO PHẬT 

Trịnh Nguyên Phước

TRÍ TUỆ TRONG ĐẠO PHẬT


Người ta thường nói đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ.


Đối với nhiều người Phật tửtừ bi là quan trọng hơn cả, và nếu không có từ bi thì không có đạo PhậtĐạo Phật là con đường diệt khổvậy thì từ là đem vui, bi là cứu khổ, còn gì đúng hơn nữa khi nói đạo Phật là đạo của từ bi ?

Nhưng người ta cũng có thể tự hỏi : có thể nào thâu gồm lại đạo Phật trong hai chữ từ bi ? Liệu từ bi có đủ để định nghĩa đạo Phật, để phân biệt đạo Phật với các tôn giáo và triết thuyết khác ? Nói một cách khác, có thể nào xem từ bi như là một đặc điểm của đạo Phật ?

Nhìn chung quanh, chúng ta thấy đạo giáo nào cũng chủ trương tình thương bao la, rộng lớn, như lòng bác ái của đức Ky Tô, thuyết kiêm ái của Mặc tử. Nhưng chỉ có đạo Phật mới nổi bật lên bằng sự đề cao trí tuệ. Có thể nói rằng trong suốt lịch sử tư tưởng nhân loại, không có một tôn giáo nào đặt trọng tâm vào vai trò của trí tuệ hơn là đạo Phật. Bởi vì Buddha (Phật) phát xuất từ chữ Phạn bud, có nghĩa là hiểu biếtĐức Phật là người đã hiểu biết trọn vẹn, đã tỉnh thức, đã giác ngộ, là người có trí tuệ vẹn toàn.

Như vậy có thể nói rằng trí tuệ mới chính thực là đặc điểm, là nền tảng, là cốt tủy của đạo Phật.

Trí tuệ là gì ?

Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ trí tuệ trong đạo Phật là gì, bởi vì trí tuệ có một ý nghĩa rất đặc biệttrong đạo PhậtTrí tuệ trong đạo Phật phải được phân biệt với quan niệm thông thường về trí tuệ.

Theo nghĩa thông thường, trí tuệ là kết quả của hoạt động trí thức (intellect), dựa lên lý trí (raison), dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu gồm những sự hiểu biết, những kiến thức đã được gom góp lại.

Trong đạo Phậttrí tuệ cũng được gọi là trí huệ, bởi vì cùng một chữ Hán có thể đọc là huệ hay là tuệ. Người Hoa thường đọc là huệ (tiếng quan hỏa đọc là "huậy"), trong khi người Việt hay dùng chữ tuệ hơn, với đa số những chữ ghép thuộc danh từ nhà Phật, như tuệ căntuệ giáctuệ kiếm,tuệ lựctuệ nhãn, tuệ tâm, tuệ tánh... Tiếng Pali là pañña, tiếng Phạn là prajñâ, và khi phiên âm sang tiếng Hoa thì trở thành Bát Nhã (chữ ñ đọc như là nh của tiếng Việt).

Triết lý Ấn Độ cổ xưa có 3 danh từ để chỉ định sự hiểu biết : ñâna (p) / jñâna (s), viññâna (p) / vijñâna (s) và pañña(p) / prajñâ (s).

- Ñâna thường chỉ định sự hiểu biết thông thường, theo nghĩa rộng của nó. Trong một số kinh điển, người ta cũng gặp chữ ñâna dùng theo nghĩa pañña.

- Viññâna là sự hiểu biết dựa lên lý trí, dùng phương pháp suy luận và phân tích.

- Trong khi đó, pañña là trí huệ thâm sâu, sự hiểu biết toàn diện, có tính chất trực giác, không dựa lên lý luận, khái niệm, ngôn từ, mà vượt khỏi ngôn từ. Tiếng Pháp thường dịch là sagesse, connaissance profonde, transcendantale, hay cognition intégrale, nhưng những chữ đó vẫn chỉdiễn tả được một phần nào cái không thể diễn tả được.

Chính vì khó dịch cho nên tại các nước Á châu, người ta thường giữ nguyên phiên âm chữ Phạn,Bát Nhã trí huệ (Hoa) hay hannya-chie (Nhật) để chỉ định trí tuệ trong đạo Phật.

Trí tuệ Bát Nhã và trí tuệ thông thường, như khoa học chẳng hạn, còn khác nhau ở nơi đối tượng của sự hiểu biết. Như đức Phật đã nói rõ trong bài bài thuyết pháp "lá trong rừng Sinsapa", sự giảng dậy của ngài chỉ nhằm vào con đường giải thoát, là điều cấp bách và thiết thực nhất. Nếu so sánh khoa học và đạo Phật với những tia sáng, thì chúng ta có thể ví khoa học với ánh sáng tỏa khắp nơi, và đạo Phật với một tia laser tụ hết cả năng lực vào một điểm, tức là diệt khổ.

Trong đạo Phật còn một danh từ nữa gần với huệ là giác (bodhi, phiên âm là Bồ đề). Giác là thức tỉnh, đối lại với ngủ mê. Vì vậy trong nghi thức tụng niệmchúng ta thường gặp câu "... xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác". Và trong đạo Phậtgiác ngộ và tuệ giác là mục đích của ngườitu Phậtđi theo gót của đức Phật Thích Ca, là vị "Chánh đẳng chánh giác"(samma-sambuddha), là người đã giác ngộ hoàn toàn.

Trí tuệ trong đạo Phật Nguyên thủy

Vai trò của trí tuệ trong đạo Phật nguồn gốc (primitif) và đạo Phật Nguyên thủy (Theravada) rất rõ ràng, sáng sủa : trí tuệ là phương tiện duy nhất đưa tới giác ngộ, và giải thoát khỏi khổ đau. Bài "Trí tuệ trong đạo Phật" của HT Thích Minh Châu (trong site Internet Buddhasasana) đã trình bầy một cách minh triết và đầy đủ về vấn đề này. Tôi chỉ xin nhắc lại một vài điều căn bản trong giáo lýcủa đạo Phật Nguyên thủy.

Nếu chúng ta lấy " vòng mười hai nhân duyên " (paticca-samuppâda) mà xét lại, thì chúng ta sẽ thấy đầu mối của sự khổ đau, của sự đọa đầy trong vòng trầm luân của con người chính là vô minh(avijjâ). Vì vô minh là đầu mối của vấn đề, cho nên trí tuệ chính là giải đáp của vấn đề.

Trong " con đường chánh tám nẻo " (atthangika-magga), chánh kiến (sammâ-ditthi) và chánh tư duy(sammâ-sankappa) là hai nẻo thuộc về huệ (pañña), là giai đoạn cuối cùng, quan trọng nhất của sựtu tập (trong khi chánh ngữchánh nghiệpchánh mạng thuộc về giới, sila, và chánh tinh tấn,chánh niệmchánh định thuộc về định, samâdhi). Dĩ nhiên sự tu tập theo đạo Phật không thể phân chia ra thành từng giai đoạn rõ rệt như vậy, và tám nẻo của con đường đó phải được đi đều với nhau, nhưng chúng ta cũng có thể nhận thấy trong sự phân chia đó môt trình tự phù hợp với những gì xẩy ra trong tâm lý con người. Phải nhiếp được thân khẩu ý (giới), thì mới tinh tấn, niệm và định tâm được (định), và như vậy thì mới hiểu và nhìn rõ được sự thật (huệ).

Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada), là một trong những kinh cổ xưa nhất của đạo Phật, có một phẩm nói về " người ngu và kẻ trí ". Ngu phải hiểu ở đây không phải là sự ngu dốt, đần độn, kémthông minh, thiếu kiến thức, mà phải hiểu như sự mê muội, đắm chìm trong những đam mêảo tưởng của cuộc đời. Trí, như đã nói trên, không phải là sự thông minhuyên bác, mà là sự hiểu biết sâu xatrọn vẹn, về con đường chánh, đưa tới an lạc và hạnh phúc. HT Minh Châu có lấy thí dụmột người có rất nhiều kiến thức về rượu, biết rõ những chất liệu của rượu, những tác động của rượu trên cơ thể, nhưng vẫn uống nhiều rượu, vẫn say và nghiện rượu, vẫn bị rượu chi phối. Nhưvậy thì người ấy có trí thức chứ không có trí tuệ về rượu, người đó là người ngu. Trái lại, một ngườihiểu biết về rượu, nhưng cũng biết rõ sự nguy hại của rượu, không uống rượu say, không nghiện rượu, vượt ra khỏi sự chi phối của rượu. Như vậy người ấy mới thật là có trí tuệ về rượu, người ấy mới là kẻ trí.

Nói tóm lạitrí tuệ trong đạo Phật Nguyên thủy có mặt trong suốt tất cả giáo lý căn bản của đạo Phật : " bốn sự thậtcon đường tám nẻo, ba pháp ấnlý nhân duyên "... và đóng một vai trò chủ chốt trên con đường đưa tới giải thoát và giác ngộTrí tuệ có nghĩa là hiểu biết trọn vẹn và hành trìtheo Chánh Pháp, để phá bỏ màn vô minh và nhận chân sự thật.

Trí tuệ trong đạo Phật Đại thừa

Trí tuệ chính là sợi giây nối liền đạo Phật nguồn gốc, đạo Phật Nguyên thủy và đạo Phật Đại thừa(Mahâyâna). Người ta thường gọi Trưởng Lão Bộ (Sthaviravada), tiền thân của đạo Phật Nguyên thủy (Theravada), là "Cổ phái Trí tuệ"(Ancienne Ecole de Sagesse), và gọi phái Trung Quán(Mâdhyamaka) của Đại thừa là "Tân phái Trí tuệ"(Nouvelle Ecole de Sagesse).

Thật ra, như chúng ta được biết, trong lịch sử phát triển của đạo Phật, các trường phái Đại thừaphân chia ra làm hai khuynh hướng : một bên là trí tuệ và một bên là đức tin.

Tiêu biểu nhất cho trí tuệ là hệ thống Bát Nhã, dựa lên bộ kinh đồ sộ Bát Nhã Ba La Mật Đa ( Prajñâpâramitâ-sûtra), (toàn bộ in ra được 600 quyển!), với hai bài kinh quan trọng nhất là Đại Bát Nhã Tâm Kinh (Mahâprajñâpâramitâ-hrdaya-sûtra) và Kinh Kim Cương (Vajrachchedika-prajñâpâramitâ-sûtra). Tinh thần Bát Nhã được triển khai bởi ngài Long Thụ (Nâgârjuna), cầm đầuphái Trung Quán (Mâdhyamaka), nhà luận sư nổi tiếng đã chứng minh một cách sắc bén rằng sự thật không thể nào hiểu thấu được bằng lý luận. Theo ngài, trí tuệ là con đường khó, mà đức tin làcon đường dễ. Ngài giảng muốn hiểu giáo lý của đức Phật thì phải hiểu hai mức độ, hay đúng hơn hai kích thước của sự thậtsự thật tương đối (samvriti-satya) và sự thật tuyệt đối(paramartha-satya). Và sự thật tuyệt đối là tánh Không (sûnyatâ), là cái không thể nghĩ bàn, không thể nắm bắt bằng những khả năng thông thường của trí tuệ, mà chỉ có thấu hiểu được bằng trực giác, bằng thực nghiệm.
Bài Đại Bát Nhã Tâm Kinh, tuy chỉ có 260 chữ, nhưng chứa đựng được tất cả cốt tủy của tinh thầnBát Nhã. Pâramitâ có nghĩa là vượt qua. Người ta có thể hiểu theo nghĩa vượt qua bên kia bờ, bên này là vô minh phiền não, bên kia là giác ngộ giải thoát, và trí tuệ Bát Nhã là con thuyền chở con người qua bên kia bờ sông. Nhưng đọc và thấm cả bài kinhchúng ta mới thấy rằng trí tuệ theotinh thần Bát Nhã rất là đặc biệt, có thể gọi là siêu việt. Trong bài kinh có câu " vô trí diệc vô đắc ", nghĩa là không có trí tuệ mà cũng không có chứng đắc. Sau khi khẳng định rằng " không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ", thì kinh nói rằng " không có vô minh, cũng không có hết vô minh, không có già chết, cũng không có hết già chết, không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc ", tức là tất cả những gì đã học trong giáo lý căn bản của đức Phật đều không có thật, đều là nhữngchân lý tương đối, tạm bợ... Bởi vì tướng Không của các pháp là không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt, không một không hai. Thấu được lẽ Không của các pháp, của mọi sự vật, mới là trí tuệ thực sự, vượt qua cả trí tuệ (au-delà de la sagesse). Đó mới là ý nghĩa của kinh Bát Nhã siêu việt, tức là Prajñâpâramitâ-sûtrâ, bộ kinh căn bản của Đại thừa.

Trí tuệ trong Thiền tông

Tinh thần Bát Nhã được tiếp nối trong Thiền tông Trung Hoa, từ vị sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma(Bodhidharma) từ Ấn Độ qua vào thế kỷ thứ 6. Người ta thường gán cho ngài Bồ Đề Đạt Ma 4 câuthu gọn lại tôn chỉ của Thiền, là " Giáo ngoại biệt truyềnBất lập văn tựTrực chỉ nhân tâmKiến tánh thành Phật ". Nhưng thật ra, theo các nhà Phật học, thì lục tổ Huệ Năng mới là tác giả của tôn chỉ này. Và điểm quan trọng là ngài đã đánh dấu một khúc ngoặt, đã làm một cuộc cách mạng trongThiền tông bằng cách thay thế quan niệm " khán tâm " bằng quan niệm " kiến tánh ".

Theo ông Daisetz Suzuki, hai chữ " khán " và " kiến " đều có nghĩa là " nhìn ", song chữ " khán " có chữ " thủ " trên chữ " mục ", như bàn tay để trên mắt để che ánh sáng, với ý nghĩa " cố gắng nhìn " (hay là " nhòm, soi ", (regarder, scruter), trong khi đó " kiến " chỉ có chữ " mục " trên đôi chân, tức là " thấy ", một cách tự nhiên, không cố gắng (voir). Như vậy, quan niệm cổ điển của Thiền là " khán tâm ", cố gắng nhìn vào cái tâm của mình, soi cái tâm của mình, trong khi đó ngài Huệ Năng chủ trương " kiến tánh ", nhìn thấy cái tánh, cái Phật tánh trong mình, một cách tự nhiên và hồn nhiên, không cố gắng.

Từ đó, cái nhìn của Thiền về trí tuệ trở nên vô cùng đơn giản : " mây tan thì trăng hiện ". Không cần phải mài viên gạch để mong nó trở thành tấm gương, không cần phải tự hỏi cây phướn động hay gió động. Chẳng nên phân táchđắn đosuy nghĩ, bởi vì chỉ cần một niệm dấy lên là bị sương mù cuốn đi xa ngàn dặm. Bởi vậy cho nên giác ngộ có thể tới từ một tiếng hét, từ một viên đá văng vào một khúc gỗ, một mảnh tượng Phật bùng cháy... Phật chính là tuệ giác, là ở trong tâm mình chứ không đâu xa lạ. Tìm trí tuệ ở đâu khác cũng là "ôm cây đợi thỏ" hay "khắc thuyền tìm kiếm".

Thiền cũng ở trong đường hướng chung của Bát Nhãkhông chấp trước, không phân biệt, không mong cầu, không trụ vào đâu. Chính " ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm " là câu trong kinh Kim Cươngđã đả khai trí tuệ cho Lục tổ Huệ Năng và vua Trần Thái Tông.

Con đường phát triển trí tuệ

Làm thế nào để phát triển trí tuệ ? Đó là câu hỏi chung của những người tu học Phật.

- Đối với người mới học Phật thì đạo Phật có vẻ phức tạp, với nhiều môn pháikinh điển, không biết nên theo ai, bắt đầu bằng gì. Với niềm lo âu là nhỡ lầm thầy, lẫn sách thì có thể sai đường, mấtthời giờ hay có khi có hại.

- Đối với người đã lâu năm tu học Phật, thì nhiều khi thấy rằng mình tuy đã có khá nhiều hành lý vềgiáo lý, nhưng vẫn dậm chân tại chỗ, và thực tế mà nói vẫn chưa tiến được bao nhiêu (đôi khi có lẽ vì hành lý nặng quá!).

Đạo Phật là một con đường thực nghiệm. Mỗi người tự rút ra những kinh nghiệm cá nhân, chỉ cógiá trị cho chính mình. Nhưng dẫu sao, từ nhiều kinh nghiệm cá nhânchúng ta cũng có thể rút ra một số bài học chung :

1. Những lịch trình tu học Phật thường được theo từ xưa tới nay vẫn còn giá trị.

* Đó là " tam vô lậu học ", tức là giới (sila), định (samâdhi) và huệ (pañña).
* Đó là " văn, tư, tu ", tức là ba loại hiểu biết, được phân biệt trong Trường Bộ Kinh (Digha-nikaya) và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi-magga) : sự hiểu biết dựa lên học hỏi (sutta-maya-pañña), sự hiểu biết dựa lên suy tư (cinta-maya-pañña) và sự hiểu biết dựa lên tu tập (bhavana-maya-pañña).
* Đó là " lục độ Ba la mật ", tức là bố thítrì giớitinh tấnnhẫn nhụcthiền địnhtrí huệ.

2. Trí huệ dĩ nhiên là giai đoạn cuối cùng và cao nhất. Nhưng chúng ta cũng không quên được vai trò cốt yếu của thiền định (bhavana hay jhâna / dhyâna) : chính nhờ thiền định mà đức Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề, và chỉ có thiền định mới giúp phát triển được trí huệ, nhờ haiphương pháp là chỉ (samatha, calme mental, tranquillity), tức là định (samâdhi), và quán (vipassana, vision pénétrante, insight). Một câu hỏi có thể đặt ra, nhưng có lẽ chỉ có những đương sự mới có thể trả lời được : tụng niệm (theo Tịnh Độ tông chẳng hạn) có thể đưa tới trạng thái chỉ (hay định), nhằm đi tới "nhất tâm bất loạn". Nhưng liệu tụng niệm có thể nào đưa tới trạng thái quán, và như vậy đưa tới huệ không ?

3. Kinh điển có cần thiết hay không trong sự phát triển trí tuệ? Thiết tưởng đạo Phật là con đường trung đạo, cho nên cũng nên nhìn kinh điển trong tinh thần đó.

Kinh điển chỉ là phương tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng, cho nên không nên coi kinh điển là chính yếu, không nên bám víu vào kinh điển, và bù đầu bù óc vào kinh điển.

Ngược lại, cũng không nên bác bỏ mọi kinh điển, bởi vì kinh điển có thể giúp mình tiến bước trêncon đường tu họcChúng ta nên nhớ rằng ngay cả những người có căn cơ xuất chúng như ngàiHuệ Năng cũng nhờ nghe câu kinh mà ngộ đạo.

Liên hệ giữa từ bi và trí tuệ

Nói về trí tuệ sẽ rất thiếu sót nếu không nói tới những tương quan giữa từ bi và trí tuệ.

Người ta thường cho rằng đạo Phật Nguyên Thủy đặt nặng về trí tuệ, trong khi đạo Phật Đại Thừađặt nặng về từ biSự thật không hẳn là như vậy.

Trong kinh Từ Bi (Metta-sutta), thuộc hệ thống Pali, đức Phật đã dậy cho chúng ta phải thương yêu,cứu độ tất cả các chúng sanh, không phân biệt, không điều kiệnkhông giới hạn. Trong bài kinhnày, ngài không nói tới những liên hệ mật thiết giữa trí tuệ và từ bi, nhưng nếu chúng ta hiểu rõ lýduyên khởi, là sự tương quan, tương duyên, tương tác, tương hữu giữa mọi sự vật, thì sự liên hệmật thiết giữa từ bi và trí tuệ trở nên vô cùng sáng tỏ. Bởi vì tất cả chúng sanh đều có liên đới với nhau như anh em, bà con ruột thịt, cho nên sự khổ đau của chúng sanh cũng không khác gì sự khổ đau của chính mình.

Với Đại Thừalý tưởng A La Hán được thay thế bằng lý tưởng Bồ Tát, và từ bi được đề cao bởi những nhân vật như ngài Duy Ma Cật (Vimalakirti) : " Sở dĩ Bồ Tát bệnh là bởi vì chúng sanh bệnh. Bao giờ chúng sanh khỏi bệnh, thì Bồ Tát cũng khỏi bệnh". Trong Kinh cũng nhấn mạnh : " Có hai điều mà Bồ Tát phải ghi nhớ, là không bao giờ bỏ rơi chúng sanh, và nhìn thấy rõ rằng tất cả là Không".

Có thể nói rằng từ bi có vững chắc được là nhờ nền tảng trí tuệ, và trí tuệ có phát triển được là nhờ ở từ bi.

Thiếu trí tuệ thì từ bi sẽ có thể chỉ là cảm xúc nhất thời, và thiếu từ bi thì trí tuệ khó lòng được thể hiện. Trong hành động cứu độ chúng sanhcon người từ bi tự quên mình, thực nghiệm được thêmVô ngãtánh Không, và tự mở mang thêm trí tuệ. Tới khi không còn phân biệt giữa người cứu độvà người được cứu độ, thì lúc bấy giờ đã tự giải thoát hoàn toàn.

Từ bi và trí tuệ đi đôi và gắn liền với nhau, vì từ nguồn trí tuệ mà suối từ bi tuôn chẩy, nhờ suối từ bicho nên cây trí tuệ trổ hoa.

Như vậy, trong đạo Phậttừ bi và trí tuệ bổ túc cho nhau, nương vào nhau mà hiện hữu, cũng nhưhai mặt của một bàn tay, hay đôi cánh của một con chim.

Con chim bay xa, bay xa mãi, khi không còn thấy bờ bên này hay bên kia...
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12092)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12323)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20474)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12338)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12356)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11633)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11502)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22305)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13480)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29477)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11440)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16581)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 11893)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16730)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 11981)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17843)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12511)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13045)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14656)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22479)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10485)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 13950)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13791)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13625)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13783)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13814)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14728)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13706)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18284)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22648)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15278)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17188)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22300)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14146)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12475)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11063)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17648)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13091)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 12990)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18686)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17056)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13377)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12803)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14581)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14542)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15736)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13403)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27273)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13071)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16582)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21283)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18683)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 22951)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 19959)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9355)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant