Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Nhập A-tì-đạt-ma Luận

30 Tháng Mười Một 201807:52(Xem: 5810)
Nhập A-tì-đạt-ma Luận
TIỂU TẠNG A-TÌ-ĐẠT-MA BẮC TRUYỀN 
****
ARHAT 
SKANDHILA
(A-LA-HÁN TẮC-KIỀN-ĐA tạo)
NHẬP A-TÌ-ĐẠT-MA LUẬN
ABHIDHARMĀVATĀRA-
ŚĀSTRA
入阿毘達磨論 

 Phước Nguyên
 

 

《中華大藏經》_第48冊_第0952頁

TỰA QUY KỈNH

Kính lễ Nhất thiết trí,

Vầng Phật nhật vô cấu,

Lời sáng phá tâm ám 

Nơi nhân thiên, ác thú.

 

Ai dùng lý Đối pháp

Bạt trừ pháp tướng ngu,

Tôi đảnh lễ như thế,

Ngôn tạng Nhất thiết trí.

 

Liệt tuệ vọng thuyết ám,

Che lấp Mâu-ni ngôn,

Chiếu liễu do minh đăng,

Quy kỉnh đấng Nhiên đăng.

Những ai thông tuệ có thể thọ trì một cách toàn diện văn nghĩa Thánh giáo của đấng Mâu-ni, nhưng do câu hành với cơ sở của nghiệp nên có khi chưa đắc lại bị thoái chuyển

Những ai liệt tuệ nghe được danh nghĩa trong Đối pháp như rừng rậm liền sinh sợ hãi, nhưng đồng thời hằng hữu với tâm mong câu thông suốt

Vì muốn khiến cho những người ấy đối với vực thẳm trong biển pháp tướng của A-tì-đạt-ma có thêm phương tiện để thể nhập một cách dễ dàng và vui thích, do đó tạo ra Luận này.

Thiện Thệ Tông có tám cú nghĩa: (1) Sắc. (2) Thọ. (3) Tưởng. (4) Hành. (5) Thức. (6) Hư không. (7) Trạch diệt. (8) Phi trạch diệt. Đây là tổng quát tất cả nghĩa.

 

CHƯƠNG I: SẮC PHÁP

Sắc[1]có hai loại[2]: Đại chủng và sắc phái sinh.

I. Bốn nguyên tố

Đại chủng[3]được gọi là giới[4],có bốn giới:đất, nước, lửa, gió[5], vì chúng có thể duy trì yếu tính cá biệt[6], yếu tính phổ quát[7], hoặc các sắc phái sinh[8].

Theo thứ tự của bốn đại chủng này,lấy tính chấtcứng chắc, thấp khí, ấm nóng, di độnglàm tự tính; lấysự duy trì, cố kết, thành thục và phát triển làm chức năng[9]. 

Vì đại cũnglà chủng,nên gọi là đại chủng[10]. Do đâyhư không không thuộc trong đại chủng[11].

Vì có thể sinh ra tự quả[12]đólà nghĩacủachủng. 

Nói là “đại”[13]: vì thể của sắc phái sinh phổ quát[14]. 

Như vậy đại chủng chỉ có bốn thứ[15], nếu tăng thêm cũng không có công dụng, không có hiệu lực[16], như chân của giường nằm[17].

II. Sắc sở tạo

Sắc phái sinh có mười một thứ: (1) Mắt;(2) Tai;(3) Mũi;(4) Lưỡi;(5) Thân;(6) Sắc;(7) Âm thanh;(8) Hương;(9) Vị;(10) Một phần xúc;(11) Vô biểu sắc

Nói là sở tạo[18]: tức tồn tại trong các đại chủng,nghĩa là y trên các đại chủng mà hiện khởi[19].

1. Nhãn

Trong đây, mắt là sở ycủa nhãn thức, có chức năng là thấy sắc, tính chất minh tịnh của sắc làm tự thể. Tai, mũi, lưỡi, thân căn cứ theođây mà thuyết minh.

Sắc có hai loại, đó là sắc màu[20]và hình thể[21]. Như Thế Tôn nói: “Sắc màu xấu, hình thể xấu”. 

Sắc màucó mười hai: xanh, vàng, đỏ, trắng[22], mây, khói, bụi, mù[23]; bóng[24], màu nắng[25], màu sáng[26], bóng tối[27]

Hình thểcó tám: dài, ngắn, vuông, tròn, cao, thấp, phẳng[28], không phẳng[29].

Trong đây, mùlà hơi nước từ đất bốc lên.Sáng nắng tức ánh sáng mặt trời.Sáng ánh tức ánh trăng, ánh sao, ánh lửa,ánh thuốc,ánh sáng châu ngọc.Bóng có ở nơi nàoxuấthiện sắccản trở ánh sáng. Trái lại làbóng tối. Vuông là hình thể vuông vắn. Tròn là hình thể tròn trịa. Phẳng là hình thể bằng phẳng. Không phẳng là hình thể không bằng phẳng. Những từ còn lại thì dễ hiểu nên chỉ nói gọn[30]. 

Hai mươi thứ này đều là cảnh giới thông tri cá biệt[31]của nhãn thức và được dẫn khởi bởi ý thức.

2. Thanh

Âm thanh có hai loại:Có chấp thọ[32]và không chấp thọ[33].

Thanh có sai biệt vì có nguồn gốc từ các đại chủng: 1.âm thanh chấp thọ tự thể giả danh[34]: tức âm thanh phát ra từ vật chấtcảm giác. 2. Đồng với đặc điểm này gọi là không chấp thọ[35]. 

Thanh có nguồn gốc từ đại chủngchấp thọ giả danh như là tiếng phát ra từ bàn tay, từ tiếng nói. Thanh có nguồn gốc từ đại chủng không có chấp thọ giả danhnhưlà tiếng gió, tiếng rừng cây.

Ở đây, hữu tình danh, phi hữu tình danh phân biệt thành bốn: Thanh của biểu hiện bởi ngôn ngữ[36],gọi là hữu tình danh.Ngoài ra thanh khác gọi là phi hữu tình danh. Thanh của biến hóa bởi ngôn ngữ, gọi là hữu tình danh, ngoài ra các thanh khác gọi là phi hữu tình danh.

Trong đây,mỗi loại hoặc thích ý, hoặc không thích ý, phânthành támloại thanh[37]. 

Tám thứ như vậy đều là cảnh giới thông tri cá biệtcủanhĩthức và được dẫn khởi bởi ý thức.

3. Hương

Hương có ba loại[38]: (1) Mùi thơm. (2) Mùi thối. (3) Mùi quân bình[39]

Có thể nuôi lớn các căn và đại chủng, gọi là mùi thơm.

Gây tổn hại các căn và đại chủng,gọi là mùi thối.

Trái ngược với hai loại trêntrên gọi là hương bình đẳng

Ba loạinhư vậy đều là cảnh giới thông tri cá biệt của tỷthức và được dẫn khởi bởi ý thức.

4. Vị

Vị có sáuloại:phân thành ngọt, chua, mặn, cay, đắng, nhạt[40].

Sáu loạinhư vậy đều là cảnh giới thông tri cá biệt của thiệt thức và được dẫn khởi ý thức.

5. Một phần xúc

Một phần xúc có bảy loại: Tính trơn, tính nhám, tínhnặng, tínhnhẹ,lạnh, đói, khát[41].

Trơn tức là mềm dịu, là nghĩa của ý xúc. Nhám tứcthô cứng. Nặng là cái mà do đó vật thể được cân.Trái lại là nhẹ. Lạnh là sự muốn ấm. Đói là sự muốn ăn.Khát là sự muốn uống.Đó là ytheo nhân mà lập quả, do đó thuyết minh như vậy. Như nói: 

“Phước lạc thay là sự xuất hiện của Chư Phật…”[42]

Trong đại chủng tụ: 

Tính trơn vì nước,lửa tăng thịnh.

Tính nhám vì đất, gió tăng tịnh. 

Tính nặng vì đất, nước tăng thịnh. 

Tính nhẹ vì lửa, gió tăng thịnh. 

Tính lạnh vì nước, gió tăngthịnh. 

Đói vì gió tăng thịnh. 

Khát vì lửa tăng thịnh[43].

6. Vô biểu sắc

a. Danh nghĩa

Vô biểu sắc[44]: có thể tự biểu thịvề tâm,tâm sở chuyển biến sai biệt, đógọi là biểu. Như hữu biểu[45], nhưng không biểu thị,nên gọi là vô biểu

Đây là căn cứ nơi tính tương tự để lập ngôn thuyết đối lập. Như đối với Sát-đế-lợi nói không phải là Bà-la-môn v.v...

b. Yếu tính của vô biểu

Yếu tính của vô biểu: do biểu thịtâm,đại chủng sai biệtvào lúc ngủ, lúcthức, tâm tán loạntâm không tán loạn, và ở phần vị vô tâm,những gì làsắc thiện, bất thiện hoạt động tiếp nối, không thể tích tập, có thểthành lậpnhân Bí-sô v.v...đó là yếu tính của vô biểu[46].

Nếu không có yếu tínhnày,thì không thểthành lậpBí-sô v.v... Như Đức Thế Tôn nói: “Do hữu y phước nghiệp sự, phước tăng trưởng thường trực”. 

c. Ba loại luật nghi

Như vậy, vô biểu tổng quát có ba loại: Luật nghi[47], bất luật nghi[48], và không phải hai loại trên[49].

Có ba luật nghi: 1. Biệt giải thoát luật nghi[50]; 2.Tĩnh lự luật nghi[51]; 3.Vô lậuluật nghi[52].

d. Thể loại của luật nghi

Biệt giải thoát luật nghi có tám loại: (1) Luật nghi Bí-sô. (2) Luật nghi Bí-sô-ni. (3) Luật nghi Cần sách. (4) Luật nghiChánh học. (5) Luật nghi Cần sách nữ. (6) Luật nghi Cận sự nam. (7) Luật nghi Cận sự nữ. (8) Luật nghi Cận trụ[53]. Támloạinhư vậy chỉ thuộc Dục giới.

Tĩnh lự luật nghi:Tam-ma-địa thuộc sắc giới tùy chuyển với sắc. Luật nghi này chỉ thuộc sắcgiới.

Vô lậu Luật nghi: Tam-ma-địa vô lậu tùy chuyểnsắc. Luật nghi này không hệ thuộc.

e. Bất luật nghi

Bất luật nghi: Những ai giết dê, giết gà, giết lợn, bắt chim, bắt cá, săn thú, trộm cướp, đao phủ[54], bắt rắn[55], cai ngục, nấu thịt chó, đặt bẫy lưới. Vô biểu sắc bất thiện hoạt động tiếp nối trong khắp thân này.

f. Phi luật nghi phi bất luật nghi

Phi luật nghi phi bất luật nghi[56]: tạo lập Tì-ha-la, Tốt-đổ-ba, Tăng-già-la-ma v.v... lễ nơi tháp miếu, đốt hương, rải hoa, tán tụng, hướng nguyện v.v... và đánh đập,khởi phát đa dạng vô biểu sắc thiện, bất thiện hoạt động tương tục

Cũng có vô biểu chỉ trong một sát-na. 

Vì y chỉ chủng loại tổng quát nên nói là tương tục.

g. Thời hạn thọ và xả luật nghi

i.Luật nghi biệt giải thoát của bảy chúng thệ thọ suốt đời. Luật nghicận trụ thứ tám chỉ hạn định trong một ngày một đêm.

Bảy loại biệt giải thoát luật nghi trước do bốn nguyên nhân mà xả: 

(1)Do từ bỏ học xứ

(2) Do mạng chung

(3) Do thiện căn bị cắt đứt. 

(4) Do phát sinh hai hình cùng lúc.

Luật nghi cận trụ cũng được xả do nguyên nhân này và thêm nữa do vì đêm đã qua.

ii. Đắc luật nghi tĩnh lự:do đắctâm thiện thuộc sắc giới

Xả: do xảtâm thiện thuộc sắc giới, thuộc về tâm đó. 

Xả luật nghi vô lậu cũng như vậy. Tùy thuận tâm vô lậu, mà đắc, hoặc xả.

iii. Đắcbất luật nghi do làm và thệ thọ.

Các bất luật nghi được xả do bốn nguyên nhân:

(1) Do đắcluật nghi. 

(2) Do mạng chung

(3) Do phát sinh hai hình. 

(4) Do đắc pháp nhĩ tâm thiện thuộc sắc giới.

Vô biểu xử trung, (1)đắc do làm: tâm tịnh ân cần, phiền não mạnh mẽ, nhạy bén,lễ tán tháp miếu và đánh đập v.v... (2) dothệ thọ mà đắc:nghĩa làtự thệ rằng: “Nếu chưa lễ Phật, tạo Mạn-trà-la thì chưa ăn”, các nguyện như thế. (3) do xả nên đắc:xây cất chùatháp, tăng xá, tọa cụ, vườn rừng, bố thí cho Bí-sô v.v... 

Xả vô biểu này, là do đẳng khởi của tâm và cơ sở hành vi đã làm đều tan rã.

Vô biểu như vậy và năm căn đã nói trên như nhãn v.v… chỉ là đối tượng thông tri cá biệt của ý thức. Đến mức độ này, gọi là sơ khởi cú nghĩa sắc. 

III. Phân biệt pháp tướng

Nhưng các pháp tướng khái lược có ba loại: (1) Tự cộng tướng. (2) Phần cộng tướng. (3) Biến cộng tướng

1. Tự cộng tướng: vì là cáibiến hoại, biến ngại, đó gọi là sắc. 

Như vậy, tức thuyết minh về nghĩa có thể gây não hoại. Như bậc Pháp vương đã nói: “Bí-sô nên biết! Do biến hoại, nên gọi là sắc thủ uẩn”.

Cái gì làmbiến hoại? Vì xúc bởi tay nên làm biến hoạinói chi tiết cho đến

Như vì có thể đi nhanh, nên gọi là ngựa. Do có thể đi chậm, nên nói là bò, trâu v.v...

Phần cộng tướngphi thường tính, khổ tính v.v..

Biến cộng tướng: tính vô ngã, tính không.

Do phương diện này, nên biết đối với tất cả phápcó ba hình thái.


Phước Nguyên dịch & chú

[1]Định nghĩa theo động từ căn √rup/ lup: gây tổn hại; hoặc định nghĩa theo động từ căn √rūp: tạo hình, định dạng. Cf. PTS, S. iii, tr. 86: kiñca bhikkhave rūpaṃ vadetha. ruppatīti kho bhikkhave tasmā rūpan ti vuccati kena ruppati. Sītena.., “Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Nó băng hoại, này các Tỷ-kheo, vì vậy nó được gọi là sắc. Bị băng hoại bởi cái gì? Bởi đá, v.v…” Theo ngữ nguyên này, rūpa, do động từ rump[lump]: vỡ, tan vỡ.

[2]Tập dị môn 1, tr. 369c7: 色云何?答:四大種及所造色,是謂色.

[3]Đại chủng 大種, Skt. mahābhūtaKośa i.: “Bốn yếu tố này do duy trì sắc phái sinh (upādāyarūpa)và yếu tính cá biệt, nên gọi là giới (dhātu). Bốn giới này được gọi là bốn đại chủng”.

[4]Thuận chánh lý 2, tr. 335c13: “Vì duyên cớ gì các đại chủng này được gọi là giới? (dhātu)? Vì là môi trường xuất sinh hết thảy sắc pháp. Và các đại chủng cũng được xuất sinh từ các đại chủng. Trong thế gian người ta gọi môi trường xuất sinh là giới. Như mỏ vàng được gọi là giới của vàng”.

[5]Cf.Thuận chánh lý 2, tr. 335c18: “Vì sao gọi là chủng?... Khi các chủng loại sai biệt của sắc sinh khởi, những sai biệt về phẩm loại cũng sinh khởi; do đó nói là chủng... Hoặc pháp xuất hiện thì được gọi là hữu. Sinh trưởng hữu tính, do đó nói là chủng”. Theo định nghĩa này, từ bhūta(chủng) do gốc động từ b: tồn tại, trở thành.

[6]自相   sva-lakṣaṇa         rang gi mtsan nyid

[7]共相   sāmānya-lakṣaṇa  spyi'i mtsan nyid

[8]所造色           upādāya-rūpa       rgyur byas pa'i gzugs

[9]Trì nhiếp thục trưởng 持攝熟長, dhṛtisaṃgrahapaktivyūhana

[10]Tì-bà-sa 127, tr. 66311: 何故名大種。答大而是種。故名大種.

[11]Tì-bà-sa 127, tr.662b21. 

[12]自果  sva-phala            rang gi 'bras bu

[13]Thuận chánh lý 2, tr. 335c-336a: “Vì dụng đại, nên nói là đại... Hoặc, bốn nguyên tố này là sở y của tất cả sắc, nên nói là đại”. Cf. Kośa i: Nói là «đại» vì là sở y cho hết thảy sắc khác; vì sự thô lớn của nó. Hoặc vì khối lớn tổ hợp trong các khối tụ tập chuyển biến tăng thịnh của đất, nước, lửa, gió”.

[14]遍 biến, audārikatvāt: thể khoan quảng (rộng lớn).

[15]Ngũ sự 1, tr. 990a6: “Vì sao đại chủng chỉ có bốn?Hiếp Tôn giả nói: Câu hỏi này là phi lý, vì nếu có giảm hoặc tăng sẽ đồng thờitạo nghi điểm. Ở đây do không trái với pháp trướng, nên nói bốn là không lỗi.

Có thuyết nói: Vì nhằm ngăn chận ngoại đạo nói đại chủng có năm, nên chỉ nói bốn thứ, vì ngoại đạo kia chấphư không cũng là đại chủng”.

[16]無堪能 Aśakta, las su mi rung ba

[17]Thuận chánh lý 2, tr. 336b1: “Đại chủng chỉ có bốn, không tăng không giảm. Các vị Tì-bà-sa nói: giảm tức vô hiệu, tăng tức vô dụng, như sàng tòa túc. Như chân của giường nằm. Có thuyết nói: Đại chủng pháp nhĩ là bốn”.

[18] Từ upādāya(sở tạo): được dồn lại, phái sinh. Tì-bà-sa 127, tr. 663a22: “Tạo (upādāya) có nghĩa là gì?... Tạo có nghĩa là nhân (hetu)”.

《a bì đạt ma thuận chánh líluận》quyển5:「thử phục

vân hà?vị vô biểu nghiệp yđại chủng sanh,cố danh sở tạo

」(CBETA,

T29, no.

1562, p.

356b18-19)

[19]Theo đây, giải thích ngữ nguyên bhautika, tính từ phái sanh của bhūta: bhūteṣu bhavatvāt, tồn tại trong các đại chủng, hay y trên các đại chủngtồn tại.

[20]顯;hiển sắc, varṇa

[21]形;hình sắc, saṃsthāna

[22]4 cái đầu thuộc về sắc màu (hiển sắc,varṇa); những cái còn lại thuộc về hình thể (hình sắcsaṃsthāna).

[23]Kośa imahikā = nīhāraḥ,mù tức sương mù, Ht. diễn thêm: 地水氣騰說之為霧, “Hơi nước từ đất bốc lên gọi là mù 霧”.

[24]Kośa ichāyā = yatra rūpāṇāṃ darśanam, “bóng có ở nơi nào xuất hiện sắc”.

[25]Skt. ātapa, hơi nóng, ánh nắngKośa iātapaḥ = sūryaprabhā, sáng nắng tức ánh sáng mặt trời.

[26]Kośa iālokaḥ = candratārakāgnyoṣadhimaṇīnāṃ prabhā, “Sáng ánh tức ánh trăng, ánh sao, ánh lửa, ánh sáng châu ngọc”.

[27]Kośa iviparyayād andhakāram, “trái lại với bóng (chāya) là bóng tối”.

[28]Kośa itatra sātam = samasthānam, phẳng là hình thể bằng phẳng.

[29]Kośa ivisātam = viṣamasthānam, không phẳng là hình thể không bằng phẳng.

[30]Pháp uẩn, bản Việt tập I, tr. 544, Cht. 6-15: “Sắc được phái sinh bởi bốn đại chủng, gồm có (a) xanh, vàng, đỏ, trắng, mây, khói, bụi, mù; (b) dài, ngắn, vuông, tròn, cao, thấp, phẳng, không phẳng; (c) bóng , màu nắng, màu sáng, bóng tối; (d) có người kể thêm màu da trời, là một hiển sắc; (e) màu pha tạp, hồng, tím, biếc, xanh lục, đen, nâu sám”. 

[31]Skt. viṣaya-vijñapti, 了別境yul rnam par rig pa

[32]Skt. upātta; Ht. hữu chấp thọ 有執受. Abhidh-k-vy, tr. 34: pratyutpannānīndriyāvinnirbhāgāni bhūtāny upāttāni, “các nguyên tố không tách rời các quan năng hiện tại, là các nguyên tố có cảm thụ”. Tức chỉ loại vật chất nhạy cảm. Chấp thọ ở đây đồng nghĩa với chấp thủ.

[33]無執受          anupāttama zin pa

[34]Abhidh-k-vy 26: pratyutpannānīndriyāvinirbhāgāni bhūtāny upāttāni, “các nguyên tố không tách rời các quan năng hiện tại, là các nguyên tô có cảm thụ”, Thuận chánh lý 4, tr.352b7: “cái được tâm tâm sở nhận làm tự thể, được tâm tâm sở nắm giữ và lấy đó làm sở y, cái đó được nói là hữu chấp thọ.” Quang ký: có chấp thọ, đồng nghĩa có giác thọ. Tức chỉ loại vật chất nhạy cảm, có cảm giác. Năm căn hiện tại thuộc hữu chấp thọ, quá khứvị lai thuộc vô chấp thọ. Các loại săc khác hiện tại còn liên hệ đến căn thì thuộc hữu chấp thọ, nêu tách rời căn thì thuộc vô chấp thọ. Như tóc, móng, phần gốc liên hệcảm giác nên thuộc hữu chấp thọ; phần ngoài không có cảm giác thuộc vô chấp thọ.

[35]Tức âm thanh phát ra từ vật chất không có cảm giác.

[36]

[37]Kośa i, tụng 10b: thanh có 8. Trong đó tổng thể có 2: (i) từ đại chủngchấp thọ(upātta), âm thanh phát ra từ vật chấtcảm giác; (ii) từ đại chủng không có chấp thọ(anupātta), âm thanh từ vật chất không có cảm giác. (i) và (ii) mỗi loại lại có hai: (a) hữu tình danh (sattvākhya), từ cơ thể sinh vật; (b) phi hữu tình danh (asattvākhya), vật chất vô tri. Từ (a) và (b) mỗi thứ có hai: khả ái và phi khả ái.

[38]Kośa i: Hương có bốn, vì do sự sai biệt của mùi thơm và mùi thối, bình hoặc gắt (sugandhadurgandhayoḥ samaviṣamagandhatvāt). Nhưng do trong Bản luận (Phẩm loại 1, tr. 692c22) chỉ kể có ba loại: thơm, thối, bình (trividhas tu śāstre-sugandhaḥ, durgandhaḥ, samagandha iti).

[39]Câu-xákể thêm: mùi gắt, xem Cht.37dẫn thượng.

[40]Kośa i: vị có sáu loại, đó là, ngọt, chua, mặn, cay, đắng, nhạt (rasaḥ, ṣoḍhā, madhurāmlalavaṇakaṭukatiktakaṣāyabhedāt).

[41]Kośa i.k.10d: “Xúc có mười một tự thể (spṛśyam ekādaśātmakam). (Giải thích) có mười một tự thể được xúc chạm: bốn đại chủng, trơn, nhám, nặng, nhẹ, lạnh, đói, khát (spraṣṭavyam ekādaśadravyasvabhāvam-catvāri mahābhūtāni, ślakṣṇatvam, karkaśatvam, gurutvam, laghutvam, śītam, jighatsā, pipāsā cêti)”. 觸Xúc, phân biệt hai nghĩaspṛśya, cái xúc chạm (năng xúc) tức quan năng xúc giác; và spraṣṭavya, cái bị xúc chạm (sở xúc), đối tượng xúc giác.

[42]

[43]Giải thích chi tiết 7 hạng mục này, xem Ngũ sự 2,tr. 992b25.

[44]Vô biểu nghiệp mà tự thể là vô biểu sắc, là quan điểm đặc sắc của hữu bộ. Theo Hữu bộ duy chỉ thân và ngữ có vô biểu, ý không có vô biểuPhẩm loại (T26n1542, tr. 693a03): “Vô biểu sắc là gì? Đó là sắc được bao hàm trong pháp xứ. Sắc này cùng với năm sắc căn trong mọi thời được nhận tức bởi một thức; đó là ý thức”.

[45]Kośa i: “Vô biểu tuy có tự thể là hoạt động của sắcnhư hữubiểu nhưng nókhông biểu thị cho người khác nhậnthức”.

[46]Abhidh-k-vy 29yad dhi vastu rūpasvabhāvam eva na kṛiyāsvabhāvaṃ. tan na paraṃ gamayati. tadyathā cakṣurādayaḥ. yad api kriyāsvabhāvam eva na rūpasvabhāvaṃ. tad api paraṃ na gamayati. tadyathā cetanā. yat tūbhayasvabhāvaṃ. tat paraṃ gamayati. tadyathā vijñaptiḥ. vijñaptir hi svasamutthāpakaṃ cittaṃ kuśalākuśalāvyākṛtaṃ saumyaṃ krūram anubhayam iti vā paraṃ vijñāpayati. “Vật thể nào mà có tự tính là sắc nhưng không có tự tính làhành động nó không tỏ cho người khác biêt, như mắt các thư. Cái mà có tự tính là hành động nhưng không có tự tính là sắc, nó cũng khôngtỏ cho người khác biết, như tâm tư. Cái mà có cả hai tự tính, cai đótỏ cho người khác biết, như biểu. Do vậy, biểu là cái thông tri cho ngườikhác biết tâm đẳng khởi của chính ta là thiện, bât thiện hay vô ký, làhiền lành hay hung dữ, hay cả hai”.

[47]Luật nghi 律儀, Skt. saṃvara, do động từ saṃ-vṛ(saṃvṛṇoti): trùm kín, bao phủ, từ đó hàm nghĩa phòng hộ, chế ngự.Kośa iv: “Nói là luật nghi, hay phòng hộ, là sự đình chỉ, sự chế ngự dòng thác ác giới” ()

[48]Kośaiii.: “Thế nào gọi là bất luật nghi? Nghĩa là āurabhrikāḥ(giết dê), kaukkuṭikāḥ(giết gà), saukarikāḥ(giết heo), śākunikāḥ(bắt chim), mātsikāḥ(bắt cá), mṛgalubdhakāḥ(săn thú), caurāḥ(trộm cướp), vadhyaghātakāḥ(đao phủ/ khôi khoái), nāgabandhāḥ(bẫy voi), bandhanapālakāḥ(cai ngục), śvapākāḥ(nấu thịt chó), vāgurikāśca (đặt bẫy lưới). Hán dịch, Hiển tông 20, tr. 0872c02; Thuận chánh lý 39, tr. 0563a06.

[49]Kośa iv: saṃvaraśca, asaṃvaraśca, tābhyāṃ cetaro naivasaṃvaro nāsaṃvaraḥ, “luật nghi, bất luật nghi, và không phải hai loại trên, tức phi luật nghi phi bất luật nghi”.

[50]Kośa iv: prātimokṣasaṃvara ihatyānāṃ kāmāvacaraṃ śīlam, “Biệt giải thoát luật nghi, đó là giới thuộc dục giới trong đời này”.

[51]Kośa iv: dhyānāsaṃvaro rūpāvacaraṃ śīlam, “Tĩnh lự luật nghi, giới thuộc sắc giới.

[52]Kośa iv: anāsravasaṃvaro’nāsravaṃ śīlam, “Vô lậu luật nghi, giới vô lậu”.

[53]bhikṣusaṃvaraḥ, bhikṣuṇīsaṃvaraḥ,śikṣamāṇāsaṃvaraḥ,śrāmaṇerasaṃvaraḥ, śrāmaṇerīsaṃvaraḥ,upāsakasaṃvaraḥ,upāsikāsaṃvaraḥ,upavāsasaṃvaraś.

[54]Vadhyaghātaka: thi hành án phạt xử tử. Ht. 魁膾 khôi khoái.

[55]Phược long 縛龍, trói rồng, nên hiểu là bắt rắn. DhskD. nāgamaṇḍalikāḥ (Tib. glang po che 'dzin pa): người bắt rắn, So sánhKośaiii.nāgabandhāḥ, Hán dịch: khiên tượng giả 牽象者, tróc tượng giả 捉象者, phược tượng 縛象. Abhidh-k-vyhasTibandha, bẫy voi, cũng có nghĩa là xiềng xích voi. Quang ký 15, tr. 0233c12: dùng chú thuật trói rồng hoặc rắn khiến làm trò để kiếm sống. Tì-bà-sa 117, tr. 0607b02-03.

[56]Tì-bà-sa 117, tr.608c6

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7671)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáotuân theo tinh thần bất bạo động... Tác giả: Charles K. Fink; Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 8783)
Đức Phật đã thuyết giảng như thế nào về sự đau đớn? Ngài bảo rằng sự bất an của chúng ta gồm có hai thể dạng khác nhau... Ajahn Brahmavamso, Hoang Phong dịch
(Xem: 7079)
Không là một khái niệm xuất hiện khá sớm trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, trải dài đến Phật giáo Đại thừa... Thích Nữ Nhuận Bình
(Xem: 9300)
Tác phẩm “Tuệ Sanh Định” là một trong số ít tác phẩm được viết bởi Bậc Thầy Maha Boowa (Bhikkhu Ñanasampanno)... Nhất Như dịch Việt
(Xem: 8742)
Nguyên tác tiếng Anh của Darwinism, Buddhism and Christanity được đăng trong tạp chí The Maha Bodhi, Sri Lanka, Tập 82 Dec 1974 Thích Nữ Liên Hòa dịch
(Xem: 10190)
Trong Kinh Duy-Ma-Cật, khi Phật bảo Ngài Duy-Ma-Cật thị hiện cõi nước Diệu-Hỷ có Vô-Động Như-Lai, các Bồ-Tát, và đại chúng nước ấy cho đại chúng xem... Toàn Không
(Xem: 8167)
Chân Nguyên kết luận: “Đức Phật Thích Ca đã tự chính mình đem thánh hiệu mà dạy cho hai người già, điều đó không còn có thể nghi ngờ gì nữa”... Thích Phước An
(Xem: 9511)
Một sự kết hợp thú vị giữa đạo đức chính trực, sự phục tùng, lòng khoan dung, cầu nguyện, khả năng tự lực, tự thanh lọc và tình yêu... Mai Thục
(Xem: 6914)
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần... Hoang Phong
(Xem: 7956)
Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do tư thành biện cố”... Thích Minh Cảnh
(Xem: 8338)
Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát NhãLợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 8619)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8365)
Thiền sư Vĩnh Bình Đạo Nguyên, hoặc Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253), là vị tổ sáng lập ra dòng Tào ĐộngNhật Bản... Ngọc Bảo dịch
(Xem: 8482)
Một cách vắn tắt, đó là vị trí của nữ giới trong Phật Giáo. Người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới... Piyadassi Mahathera; Dịch giả: Phạm Kim Khánh
(Xem: 11223)
Người vợ cần quán chiếu tâm mình thật cẩn thận trong một thời gian và từ đó đi đến quyết định đúng cho cuộc đời của mình... Mithra Wettimuny; Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Xem: 8534)
Đức Thế Tôn là người đầu tiên đòi quyền lợi cho giới nữ, đưa vị trí giới nữ ngang bằng nam giới... Thích Hạnh Bình
(Xem: 10666)
Hội Phật giáo Trung Quốc ước tính rằng hiện có khoảng 180,000 tăng niTrung Quốc... Nguyên tác: Tịnh Nhân; Thích Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 9432)
Ngài đã gọi dứt khoát, rõ ràng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài... Chân Minh
(Xem: 9215)
Làm thế nào để những cha mẹ Phật tử có thể dạy tốt lời dạy của Phật giáo cho con em của họ?... Helmuth Kalr; Thích Minh Diệu
(Xem: 9533)
Rồi lần lượt không bao lâu, khi Ðức Phật đúng 80 tuổi đời, 45 tuổi đạo, Ngài cũng giã từ Tứ chúng để an hưởng quả vị Vô Dư Niết-bàn... Thích Thiện Minh
(Xem: 10300)
Con người không bao giờ ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên để mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 16157)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19117)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 8639)
Long Thọ (Nagarjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán mà ngài còn được coi là vị Phật thứ hai sau đức Thế Tôn trong lịch sử phát triển Phật giáo.... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 8001)
Như thế giải thoát cho vô số vô biên chúng sinh, nhưng thực ra không có chúng sinh nào được giải thoát... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 24109)
Cúng dườngbố thí vốn cùng một nghĩa "cho". Cái gì của mình mà có thể đem ra "cho" người khác, thì gọi là "cho"... TT Thích Nhất Chân
(Xem: 9360)
Lịch Sử Văn Học Phật Giáo Tiếng Sanskrit (Literary History of Sanskrit Buddhism - Nguyên tác: J. K. Nariman; Thích Nhuận Châu dịch Việt
(Xem: 7607)
Yết-ma là phiên âm từ karman của tiếng Phạn. Hán dịch là «biện sự tác pháp», và thường được các luật sư Trung quốc giải thích rằng «Vạn sự do tư thành biện cố.»... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 10506)
Chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17636)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 6918)
Giáo dục Phật giáo – nền giáo dục minh triết, vốn ở cao, ở trên triết học... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 8846)
Đọc công trình của Francois Jullien những độc giả "Tây giả" (Á và Âu) có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc... Nguyên Ngọc dịch
(Xem: 12315)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 7654)
Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 14542)
Tăng đoànhình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự... Thích Phước Sơn
(Xem: 8197)
Ðại Tạng Kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ Sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly... Liên Hương kính ghi
(Xem: 7765)
Trong Phật giáo đại thừa nói rất rõ: Phiền não tức bồ đề, Niết bànsinh tử. Niết bànsinh tử là một cặp bài trùng, không có cái này thì không có cái kia...
(Xem: 8811)
Có thể nói “tâm” là cơ sở và động lực giải nghiệp, giải hạn khổ ách đối với con người trong mọi không giannăng lực chuyển nghiệp.
(Xem: 14770)
Tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài... TT Thích Lệ Trang
(Xem: 9234)
"Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng..." Tâm Tịnh
(Xem: 12295)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 8474)
Theo Phật giáo, con người sinh ra từ vô thủy (thỉ) đến giờ đã trải qua vô lượng đời, và sẽ còn tiếp nối vô số đời nữa ở tương lai cho đến vô chung... Toàn Không
(Xem: 14473)
Hoa dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền-Trang; Việt dịch: HT Thích Trí-Quang; Anh dịch: Buddhist Text Translation Society
(Xem: 12429)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 8378)
Chúng tôi xin bàn về một số điểm liên hệ, nhất là làm rõ về niên đại Hán dịch của tác phẩm, từ đó chúng tôi xin ghi nhận một số từ ngữ, thuật ngữ Phật học đã được Hán dịch vào thời ấy... Đào Nguyên
(Xem: 10112)
Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới... Johan Galtung, Đỗ Kim Thêm
(Xem: 7729)
Trong việc quảng bá sự hiểu biết, vai trò của người Thầy thật hết sức cần thiết, thế nhưng người Thầy thì cũng phải có đầy đủ khả năng... Hoang Phong
(Xem: 15990)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý. ... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8179)
Nói đến văn hóa tức là nói đến tổ chức đời sống của một dân tộc, trong đó bao gồm các mặt kinh tế, xã hội, luật lệ, văn chương, mỹ thuật, tôn giáo, v.v... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8239)
Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt... Lâm Như Tạng
(Xem: 7835)
Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 11139)
“Bản Giác : Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 9103)
Thượng tọa Thích Thuyền Ấn trình bày tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào ngày 9-4-1967. Sau đó, bài diễn thuyết này được in trong tập Diễn Đàn Vạn Hạnh, số 1, do Ban Tu thư Đại Học Vạn Hạnh ấn hành năm 1967.
(Xem: 9235)
Bản Chất Của Tâm Thức - Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama, Anh dịch: Alexander Berzin, Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 8371)
Niết bàn, nirvana (S), nibbana (P), trong Sanskrit và Pali có nghĩa bóng là, một "thể trạng dập tắt". Hình ảnh của một ngọn lửa đã bị dập tắt qua việc không còn nhiên liệu nữa... Tác giả Alexander Berzin; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 7514)
Long Thọ nói, giáo pháp của Chư Phật y trên hai chân lý, tương đối hay thế tục đế, và tuyệt đối hay thắng nghĩa đế. Những ai không phân biệt được hai chân lý này, không thể hiểu thấu giáo pháp thâm sâu... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 7970)
Kinh Hoa nghiêm, nói một cách đơn giản, là bộ kinh nghiên cứu về Pháp giới và cách phát khởi trí tuệ để thể nhập Pháp giới. Trong Pháp giớilý sự vô ngạisự sự vô ngại... Hồng Dương
(Xem: 8775)
Các nhà khảo cổ phát hiện ra bằng chứng về 1 ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, niên đại khoảng năm 550 TCN... National Geographic
(Xem: 9274)
Học Phật Nên Biết - Tác Giả: Pháp Sư Thánh Nghiêm, Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Kim Minh và Phương Khắc Minh; Dịch Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 11427)
Kinh PHÁP CÚ là một bộ Kinh rất xưa, được xem là kinh Lời Vàng cho những ai có chí nguyện tu tâm, dưỡng tánh để tiến thân trên lộ trình hành đạo giải thoát... Thích Nữ Nguyệt Chiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant