và cùng thời với Đức Phật Thích-ca
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
NVT
Trong bài này, chúng tôi sẽ trình bày:
Phần I: Dẫn nhập
Bối cảnh xã hội và các nền văn hoá có trước khi Đức Phật Thích-ca ra đời.
1.-Văn minh lưu vực song Indus (3.300 – 1300 tr. CN).
2.-Văn hóa Veda.
Phần II: Tư tưởng triết học tôn giáo Ấn-độ có trước khi Đức Phật Thích-ca ra đời:
Thời kỳ Veda.
1.-Tư tưởng triết học và tôn giáo trong 4 Thánh Kinh Vedas.
2.-Tư tưởng triết học trong Thánh Kinh Tế nghi thư Brahmana (khoảng 1000 tr. CN – 800 tr. CN).
3.-Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad (khoảng 800 tr. CN):
-Atman và Brahman.
-Karma và Samsara.
Phần III.-Tư tưởng triết học tôn giáo Ấn độ cùng thời với Đức Phật Thíc-ca (khoảng 654 tr. CN - Khoảng 544 tr. CN):
A.- Các hệ thống triết học, tôn giáo chính thống:
I.-Bà-la-môn giáo.
II.-Sáu phái triết học chính:
1.- Trường phái Nyaya.
2.-Trường phái Vaisesika.
3.-Trường phái Samkhya.
4.-Trường phái Yoga.
5.-Trường phái Mimansa.
6.-Trường phái Vedanta
B.-Các hệ thống triết học, tôn giáo không chính thống:
1.- Chủ nghĩa duy vật (Materialism) với Charvaka / Lokayata
2.- Kỳ-na giáo (Jainism) với Mahavira.
3.-Trường phái định mệnh Ajivika với Makkhali Gosala
4.- Trường phái hoài nghi (Skepticism).
5.- Phật giáo (Buddhism) với Đức Phật Thích-ca.
Phần I.- Dẩn nhập:
Bối cảnh xã hội và các nền văn hoá có trước khi Đức Phật Thích-ca ra đời.
(Bản đồ Ấn độ - nguồn: internet)
Ấn-độ là một bán đảo lớn ở phía Nam Châu Á. Phía Đông-Nam giáp với Ấn-độ dương (Indian Ocean), phía Tây-Nam giáp với biển Á-rập ( Arabian Sea), phía Bắc giáp với rặng núi Himalaya hùng vĩ, quanh năm tuyết phủ.
[ theo tiếng Sanscrit, hima = tuyết (snow), alaya = cư trú (dwelling), Himalaya có nghĩa là “nơi cư trú của tuyết]
Himalaya có đỉnh cao nhất hơn 8.000 mét, có bề dài trên 7.200 mét ,(ngọn núi Everest cao 8.848 mét). Đây là nơi ẩn dật, là chốn tu hành của nhiều đạo sĩ. Đã có nhiều chuyện thần thoại và nhiều truyền thuyết về các chuyện đã xảy ra trên ngọn núi này. Nội dung của các chuyện này đã ảnh hưởng đến tư tưởng triết học và văn học Ấn độ. Các nhà văn hoá Ấn độ cho rằng dãy núi Himalaya đã tạo nên những khuôn mẫu tư tưởng sâu đậm trong văn hoá của miền Nam Châu Á. Nhiều đỉnh núi của rặng Himalaya đã là những nơi linh thiêng của cả Phật giáo và Ấn đô giáo.( Himalayas have profoundly shaped the cultures of South Asia. Many Himalaya peaks are sacred in both Buddhism and Hinduism). Rặng núi Himalaya là ranh giới của Tiểu lục địa Ấn độ với cao nguyên Tây tạng. Từ trên ngọn núi Himalaya, có 3 con sông lớn của thế giới chảy vô nước Ấn độ , tạo nên những đồng bằng rộng lớn: Indus, Ganges và Brahmaputra.
Sông Indus (âm VH, Ấn hà) chảy qua miền Tây nước Ấn độ và đổ ra vịnh Oman. Sông này có 4 phụ lưu chính là các sông: Ravi, Thelum, Chenar và Sutleji. 5 con sông này tạo nên đồng bằng Pendjab (âm VH, Ngũ Hà tức là vùng có 5 con sông). Lưu vực sông Indus đã sinh thành một nền văn minh đáng chú ý là “Văn minh lưu vực sông Indus”( Indus valley civilization) vào khoảng năm 3.000 năm tr. CN.
Sông Gange (âm VH, Hằng hà) chảy qua miền giữa của nước Ấn độ và đổ ra vịnh Bengal. Sông Gange là một con sông linh thiêng nhất của Ấn độ ( Ganges river is the most sacred river to Hindus). Hằng năm, vào lễ hội tắm Kumbh Mela, có hàng triệu tín đồ đạo Ấn độ giáo đến tắm trong dòng sông Hằng vì họ tin tưởng rằng nước sông Hằng sẽ rửa sạch mọi tội lỗi mà họ đã làm, và làm trong sạch , làm thanh tịnh tâm hồn của họ. Các “câu chuyện của dòng sông Hằng” cũng đã ảnh hưởng đến tư tưởng và văn hoá Ấn độ.
Sông Brahmaputra còn gọi là sông Tsangpo Bramaputra, đây là con sông ngăn cách biên giới (trans-boundary river) xuyên suốt phía Đông-Bắc Ấn độ. Sông này chảy vô Ấn độ theo hướng Tây Nam , rồi hạ lưu của nó sát nhập với sông Gange để cùng nhau chảy ra vịnh Bengal.
Miền Nam Ấn độ là Cao nguyên Deccan rộng lớn có nhiều sông nhỏ chảy ra biển.
Khí hậu của Ấn độ thì vô cùng ác nghiệt: miền Bắc ở dưới chân rặng Himalaya thì lạnh lẽo, khi có gió nóng từ miền Nam thổi lên thì thời tiết có nhiều đám sương mù dày đặc. Vào mùa hè, nhiệt độ gia tăng làm các băng tuyết trên Himalaya tan ra tạo thành những cơn nước chảy dữ dội xuống thành lụt lội có sức tàn phá kinh khủng, và đem phù sa phủ khắp làng mạc, thành phố như trường hợp ở lưu vực sông Indus.
Ấn độ có nhiều khu rừng rậm có đầy cọp, beo, voi, chó sói, rắn độc, có những đầm lầy có nhiều cá sấu.
Khí hậu ở miền Nam thì oi bức, sức nóng làm cơ thể suy nhược, con người mau già, làm ảnh hưởng đến tinh thần của con người và làm ảnh hưởng tới những quan niệm triết lý, tôn giáo của cư dân. Rừng cây soi bóng mát là nơi rất thích hợp cho các đạo sĩ tu tập, ngồi thiền định. Vào mùa hè, mưa nhiều, nên khí hậu được mát mẻ hơn, nhà nông có thể trồng trọt.
Khoảng trên 4 ngàn năm tr. CN, đã có nhiều dân tộc sinh sống ở Ấn độ với các phong tục, tập quán, ngôn ngữ và trình độ văn minh khác nhau. Giống người Dravidian là dân tộc nổi bật nhất trong các dân tộc đã sống ở Ấn độ khoảng trên 3.000 năm tr. CN, vào khoảng thời đại đồ đồng, họ sống theo chế độ mẫu hệ. Họ có nước da sậm, mũi to, mắt đen. Phần lớn họ sống về nghề nông, trồng lúa nước.
Dân tộc Dravidian và các cư dân khác đã có một nền văn minh cao, di tích khảo cổ ở lưu vực sông Indus đã chứng minh điều này. Trên vùng cao nguyên Deccan, dân bản địa còn lưu lại huyết thống, ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật của dân tộc Dravidian.
Vào khoảng năm 2.500 tr. CN, giống người Aryan sống ở phía Bắc dãy núi Cause, (rặng núi Cause dài 1.200 km, nằm giữa biển Caspienne và Hắc hải), đã chia ra làm 2 toán: một toán di chuyển về phía Tây - Nam để đi vào xứ Iran, một toán khác di chuyển về hướng Đông-Nam để xâm nhập vào miền Tây - Bắc Ấn độ, rồi dần dần xâm chiếm cả bán đảo Ấn độ: họ thống trị vùng lưu vực sông Gange, rồi xuống phía Nam đi lên Cao nguyên Deccan. Người Aryan có dóc dáng to lớn, da trắng hơn dân bản địa. Dân tộc Aryen có trình độ văn hoá kém hơn người Dravidian khi họ mới xâm chiếm Ấn độ. Về sau, dân tộc chiến thắng Aryan dựa vào sự học hỏi từ dân tộc Dravidian, họ đã phát triển về mọi mặt như tôn giáo, văn minh, kỷ thuật, cách quản lý hành chánh xã thôn. Họ đã tạo một bước tiến vượt bực về tư tưởng triết học, tôn giáo như thời kỳ Veda và về sau này. Trong gia đình của dân tộc Aryan thì người cha làm chủ. Phe thắng cuộc Aryan đã đặt ra 4 đẳng cấp trong xã hội Ấn độ, họ thuộc về 3 đẳng cấp trên còn phe thua trận Dravidian và các cư dân khác thì thuộc đẳng cấp thứ tư: nô lệ và các đẳng cấp ở ngoài 4 đẳng cấp này.
1. Văn minh lưu vực sông Indus (3.300 - 1.300 tr. CN):
(Bản đồ khu vực di tích khảo cổ thuộc văn minh lưu vực sông Indus. nguồn: internet )
Năm 1922, nhà khảo cổ học John Marhall đã cùng với các viên chức khảo cổ Ấn độ: R.D. Banerji, D.K Dikshita và Ernest Mackoy bắt đầu cuộc khai quật ở Mohenjo-daro, và sau đó ở Harappa. Mohenjo-daro là vùng khảo cổ nằm ở hữu ngạn sông Indus ( Việt Hán: Ấn hà) Harappa nằm về phía bắc Mohenjo-daro ở phía trái sông Indus. Hai địa danh nầy hiện thuộc tỉnh Sindh, nước Pakistan .Sông Indus phát nguồn ở cao nguyên Tây tạng từ rặng Himalaya, dài 3.180km chảy qua vùng Penjab, có 5 phụ lưu gồm các con sông: Ravi, Thelum, Chenar và Sutleji rồi đổ ra biển Á-rập (Arabian Sea). Sông Indus chảy qua Tây-Bắc Ấn-độ và Đông Bắc Pakistan hiện nay. Có giả thuyết cho rằng có một cơn lụt lớn đã tàn phá các thành phố này , và phù sa sông Indus đã phủ lấp trên các thành phố ấy. Mohenjo-daro là một trong những thành phố cổ có lẻ được xây dựng vào khoảng năm 2600 tr.CN, nhà cửa, đường xá, cống rảnh, được sắp xếp có ngăn nắp. Theo các nhà khảo cổ thì vùng nầy có lẻ đã bắt đầu phát triển khoảng năm 3000 trước CN, các di tích khảo cổ được cho là thuộc “Văn minh lưu vực sông Ấn độ cổ xưa” (Ancient Indus valley civilization). Nền văn minh nầy có thể có cùng một thời với các nền văn minh cổ khác như: văn minh cổ Ai-cập, văn minh cổ Mesopotania,và văn minh cổ Minoan (Minoan civilization) được khai quật ở đảo Crete, phía Nam thành Athene, nước Hy lạp. Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc ( UNESCO / United Nations, Educational, Scientific and Cultural Organization) đã công nhận phần đất này là một di sản của thế giới. Nhiều nhà văn hóa Ấn độ rất hãnh diện về nền văn minh lưu vực sông Indus, nền văn minh này là của dân Dravidian:
“Dân chúng đã quy hoạch và xây cất nhiều thành phố có nhiều nhà cửa, nhiều con đường rộng, nhiều ngỏ hẻm lót cát, các ống cống đã được xây ở dưới lòng đất, nhiều (nữ trang) được làm bằng vàng, bằng bạc, và bằng đồng: các di tích này chứng tỏ có một nền văn minh cao đã hiện diện; chắc chắn rằng văn minh này phải cao hơn văn minh của (văn hoá) Vệ-đà Aryan”.
( “The people who planned and built towns with houses, streets, path sand, underground drains as they had done, and used made of gold, silver and copper, must have been highly civilized; certainly more civilized than the Vedic Aryans”.
Suhas Chatterjee, Indian Civilization and Culture, New Delhi: MD Publications PVT Ltd, 1998, tr. 26
Trong số các di vật khảo cổ ( archaeological material) ngoài các nền nhà, đường xá của thành phố còn có các hình nhân đứng hoặc ngồi , các dụng cụ bằng đồng và bằng đá, các con dấu có khắc hình, bàn cân với các khối trọng lượng để cân đo, nữ trang bằng vàng, bạc, đồng và bằng ngọc thạch, dây chuyền, đồ chơi của trẻ em, tượng cô gái đang vũ múa, tượng Priest- King v..v Đặc biệt có con dấu niêm phong (seal) có hình người đang ngồi tréo chân, hai bàn tay thong thả để trên hai đầu gối, đôi mắt lim dim đang suy niệm, đây là hình ảnh của các vị đạo sĩ đang ngồi thiền (Yogi).
(hình cái Seal, di tích khảo cổ ở Indus River Village - nguồn: internet )
Như vậy, việc thực hành ngồi thiền ( Yoga) đã có từ lâu, khoảng trên 3000 năm, và đã có nguồn gốc từ nền văn hoá lưu vực sông Indus, một nền văn hoá có trước văn hóa Vedic-Aryan.
Hình như Phật giáo đã được phát sinh từ những nét văn hóa có tính cách tôn giáo của nền văn minh lưu vực sông Indus như các quan niệm về xuất thế, thiền định (meditation) luân hồi-tái sinh( rebirth), nghiệp (Srt. karma, Av. action) và giải thoát (Srt. moksa, Av. liberation). Thêm vào đó, nhiều hình tượng khảo cổ trong văn minh lưu vực sông Ấn độ có ý nghĩa tôn giáo và là biểu tượng có tính cách linh thiêng cũng được thấy trong Phật giáo như cây Bồ đề (pipal tree, bodhi tree) và các con thú như voi, nai.
2- Văn hóa Veda (Vedic culture):
Văn hóa lưu vực sông Ấn độ bị ngưng phát triển khoảng từ 1800-1500 tr.CN bởi cuộc xâm lăng của dân tộc Aryan. Dân Aryan có nguồn gốc từ Iran, các nước Tiểu Á ( Asian minor), một nhóm tiến về phía Đông đi vào nước Ấn độ, một nhóm tiến về phía Tây đi qua Âu châu. Dân Aryan còn gọi là giống Ấn-Âu (Indo-European). Vào khoảng 1.500 tr.CN, dân Aryan đã truyền bá tư tưởng tôn giáo: - 4 quyển Thánh kinh Veda, Tế nghi thư Brahman với việc thờ phượng Đấng sáng tạo tối cao, nghi thức hành lể cùng những việc phải làm trong đời sống hằng ngày. Kẻ chiến thắng Aryan đã đặt ra 4 đẳng cấp trong xã hội:
1. Brahman: giáo sĩ Bà-la-môn.
2. Kshatriya: vua chúa, hoàng tộc, võ sĩ
3. Vaishya: thương gia, lái buôn, điền chủ
4. Shudra: nô bộc, đầy tớ.
Có nhiều người ở ngoài 4 đẳng cấp trên, không được xếp loại, là đẳng cấp Parias, đẳng cấp Candalas.
3 đẳng cấp trên thuộc người Aryan, kẻ chiến thắng, các đẳng cấp khác thì thuộc dân Dravidian, kẻ chiến bại và các cư dân bản xứ khác.
Đức Phật thuộc đẳng cấp thứ hai- Kshatriya: hoàng tộc, võ sĩ.
[Có sự phân biệt giữa từ đẳng cấp và giai cấp: đẳng cấp (caste) là tầng lớp xã hội có tánh cách cha truyền con nối, còn giai cấp (class) là tầng lớp xã hội có thể thay đổi dựa theo tình trạng kinh tế, mức độ thu nhập của lợi tức , nghề nghiệp ] .
Vào khoảng năm 800 tr.CN, Thánh kinh Upanisad đã chú trọng đến việc thực hành thiền định để tìm sự giải thoát khỏi nghiệp (Srt. karma, Av. action) luân hồi-tái sinh (Srt. samsara, Av. rebirth). Giải thoát có nghĩa là linh hồn cá nhân hay tiểu ngã (Atman) hội nhập được linh hồn vũ trụ đại ngã (Brahman) là chân lý tối thượng tuyệt đối (absolute almighty / ultimate reality).
Phần II.- Tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn-độ có trước khi Đức Phật Thích-ca ra đời:
Thời kỳ Veda (Vedic period):
1.- Tư tưởng triết học và tôn giáo trong 4 thánh kinh Vedas
(VH, Tứ Vệ-đà kinh điển, skt. Catur-Veda, Av. Four Vedas):
Veda trong tiếng Sanskrit có nghĩa là sự hiểu biết (knowledge). Thánh kinh Veda là bộ sách thâu tất cả cái hiểu biết của dân Aryan qua các câu thơ ca bình dân về quan niệm, tập tục lễ nghi ở các bộ lạc Aryan dọc theo sông Indus, Gange và dọc theo chân núi Hymalaya. Bộ kinh nầy được truyền khẩu qua nhiều thế hệ, có lẻ trước năm 1500 tr.CN , cho đến năm 800 tr.CN thì được ghi lại bằng tiếng Ấn độ cổ. Bộ kinh Veda có điểm tương tự như Kinh thi , là sự ghi lại các câu thơ ca về phong tục tập quán của người bình dân do Đức Khổng tử kết hợp lại .
Như vậy, kinh Veda là một sáng tác do nhiều người trong dân gian Aryen.
Bộ kinh Veda gồm có 4 cuốn:
1- Rig-Veda: gồm các bài thơ dùng để cầu nguyện, tán tụng công đức của các bậc thần thánh .
2- Sama - Veda: gồm các bài thơ ca dùng để ca ngợi các thần thánh khi cầu lể.
3- Yayur- Veda: gồm các bài thơ ghi lại cách thức cầu khẩn, cách thức cúng tế khi hành lễ.
4- Atharva-Veda: gồm các bài thơ là các bài thần chú, các bài phù phép khi được đọc tụng sẽ đem lại nhiều điều tốt cho người đọc hoặc cho người thân, hoặc có thể gây tai họa cho kẻ thù. Thí dụ: có bài thần chú để cầu cho có con, hoặc để tai qua nạn khỏi; hoặc có bài thần chú làm tiêu diệt hoặc làm nản lòng kẻ thù.
Trong mỗi cuốn kinh Veda đều chia làm 4 phần:
- Mantra: gồm các bài ca tụng, các bài thánh ca.
- Brahmana: gồm các bài ghi các nghi thức hành lễ cho các tu sĩ dùng, có các bài cầu nguyện và thần chú cho tu sĩ đọc tụng.
- Aranyaka: gồm các bài dành riêng cho các nhà tu khổ hạnh dùng, hoặc cho các vị đang tu luyện trong rừng sâu.
- Upanishad: gồm các bài thuyết giảng, các bài giải thích về triết học của Veda, các triết gia dùng để học hỏi triết lý Veda.
Thánh ca Veda đã ca tụng ngôi sao sáng tạo “Thần sáng tạo”hay “Đấng sáng tạo” Brahmanaspati. Kiến trúc sư của vũ trụ vạn vật là Vicvakarman.Thượng đế, là nguyên lý của vũ trụ, là nguồn sống, là đấng tối cao điều hành vũ trụ, có toàn năng.
Theo thánh kinh Veda thì có rất nhiều vị thần ở khắp 3 cỏi :Trời, Không trung , Đất như thần lửa Agni, thần mặt trời Mitra, thần mặt trăng Varuna, rồi đến thần sông , thần núi , thần gió thần mưa v...v… tất cả các hiện tượng thiên nhiên đều được thần hóa .
Có một sợi chỉ truyền thống xuyên suốt các tư tưởng tôn giáo từ các kinh Veda , kinh Upanishad đến Bhagavad gita và Vedanta là ở chỗ tôn sùng 3 vị thần tối cao, 3 vị thần nầy hợp nhau lại để sáng tạo ra Vũ trụ vạn hữu :
1 - Thần sáng tạo: Brahman
2- Thần hủy diệt: Shiva
3- Thần bảo vệ: Vishnu.
Trong 3 vị thần trên thì thần Brahman (âm VH, Phạm Thiên) là vị thần sáng tạo tối cao , hay là thần của thế giới vô ngã- đối lại với tự ngã là Atman- là biểu tượng cho nguyên lý vũ trụ trong triết học Ấn độ xa xưa.
Dân tộc chiến thắng Aryan, người Aryan xâm chiếm Ấn độ trong khoảng 1.800 – 1.500 trước Công Nguyên, đã đặt ra 4 đẳng cấp trong xã hội Ấn độ ngày xưa, họ thuộc vào 3 đẳng cấp trên, còn dân tộc chiến bại Dravidian và cư dân bản xứ khác thì thuộc đẳng cấp ở dưới. Người Bà-la-môn (Brahman) là hạng người chuyên môn có khả năng điều động các thần : hô phong hoán vũ, nhờ những ma thuật riêng đi kèm với những nghi thức cúng tế. Người Bà la môn đã trở nên đẳng cấp thứ nhất trong 4 đẳng cấp của xã hội Ấn độ ngày xưa:
1.-Brahmana : Bà-la-môn, giáo sĩ
2.-Ksatriyas : vua chúa, hoàng tộc, võ sĩ.
3.-Vaicyas: thương gia, lái buôn.
4.-Cudras: nô lệ, nô bộc.
Có nhiều người ở ngoài 4 đẳng cấp trên là đẳng cấp Parias; ở cấp bực thấp nhất là Candalas là những người được sinh ra từ bà mẹ thuộc đẳng cấp Brahmana và cha thuộc đẳng cấp Cudras.
Có sự phân biệt giữa tiếng đẳng cấp và giai cấp: hệ thống đẳng cấp (caste system) là tầng lớp xã hội có tánh cách cha truyền con nối, còn hệ thống giai cấp (class system) là tầng lớp xã hội có thể thay đổi dựa theo tình trạng kinh tế, mức độ thu nhập của lợi tức , nghề nghiệp .
2- Tư tưởng Triết học trong Thánh kinh “Tế nghi thư”-Brahmana (khoảng 1000 tr.CN – 800 tr.CN )
Brahmana/ Tế nghi thư/ là bộ Thánh kinh sưu tập các nghi thức và các bài kinh để tụng đọc trong khi làm lễ tế tự. Brahmana còn ghi cả tư tưởng triết học trong thời đại Brahmana , tư tưởng tiếp nối tư tưởng triết học của thời kỳ Veda.
Braman là giáo sĩ Bà la môn , một chức sắc tối cao trong hàng giáo phẩm , vị nầy có pháp thuật cao siêu , tinh thông bùa chú nên có thể sai khiến thần linh , có thể sai khiến “cái uy quyền tối cao” uy quyền tối cao nầy chi phối tất cả năng lực của tạo hóa.
Các giáo sĩ Brahman tự coi mình là những bậc siêu nhiên. Họ tự coi mình là người tinh thông pháp thuật, bùa chú cao cường , nên những quyền lực siêu nhiên của họ chẳng những cảm thông được với các vị thần mà họ còn sai khiến các vị thần nữa. Họ tự cho mình là những “thần nhân” (Anh, God-Men; Pháp, Hommes-dieux )
Trong xã hội Ấn độ thời ấy, có 4 đẳng cấp, giáo sĩ Brahman nhờ thông hiểu cách thức cúng lễ tế nên đã trở nên đẳng cấp thứ nhất của xã hội.
Theo Thánh kinh Bramana, trong nghi thức cúng tế cần phải có lể vật và các dụng cụ để hành lể. Lể vật và các dụng cụ hành lể cũng có sức mầu nhiệm để chuyển đổi ý muốn và hành động của thần linh. “Lể” là môi giới giữa tiểu vũ trụ, nội giới tiểu ngã (Atman) với đại vũ trụ, ngoại giới đại ngã (Brahman, Việt-Hán: Phạm Thiên).
Ở Trung Hoa và Việt Nam thời xưa, và ngay cả ngày nay còn thấy ở vài nơi, cũng có những người biết pháp thuật, bùa chú .. chuyên lo việc cúng tế lể, họ là Cô Đồng (người nữ lên đồng), Cậu Đồng ( người nam lên đồng), Pháp Sư/Thầy Phù Thủy.
“Lể” trong nghi thức của Brahmana là việc rất trọng đại không những ở trong truyền thống tư tưởng Ấn độ mà còn ở trong truyền thống tư tưởng Trung Hoa và Việt Nam.
Theo Thánh kinh Brahman thì giữa kiếp này và kiếp sau , bao giờ nó cũng có cái duyên nghiệp (karma)nối nhau chằng chịt từ kiếp này với kiếp khác . Nếu kiếp này tích nhân tích đức, tích thiện càng nhiều bao nhiêu, tức là tạo nên “duyên tốt , hạnh phúc”cho kiếp sau càng lớn. Kinh Brahma nhấn mạnh muốn được hiệu nghiệm cho việc tích đức , tích nhân ở kiếp này thì ngay trong kiếp này phải thường xuyên lễ bái , thường xuyên cầu khẩn , thường xuyên phụng thờ đấng tối cao , phụng thờ thần linh. Thuyết duyên nghiệp ( skt.Karma) và luân hồi ( skt.Samsara )sẽ trở nên lý thuyết luân lý căn bản cho các tôn giáo sau này , trong đó có Phật giáo.
Trong Thánh kinh Brahmana, có vị thần Prajapati là vị thần sáng tạo nên vũ trụ vạn vật . Sự vật sinh ra rồi tự hủy, rồi lại phát sinh lại, có sự luân lưu di chuyển mãi mãi không ngừng. Tuy nhiên, muốn vạn vật được trường tồn thì còn phải có một yếu tố nửa là “thời gian”( kala) nếu không có thời gian luân lưu dây chuyền thì vạn vật cứ đứng một chỗ, mãi mãi ở chỗ hiện hình lúc ban đầu, nguyên hình không thể nào biến thiên , sanh sanh hóa hóa được . Bởi thế nên thần sáng tạo ra vũ trụ Prajati mới lấy dòng nước làm dòng thời gian, nước chảy xuôi rồi chảy ngược lên vô cùng tận và không bao giờ ngừng nghỉ. “Thời gian” là chất liệu để sanh thành, để biến hóa vạn vật trong vũ trụ .
“Thời gian” quả thật nhiệm mầu. Dòng thời gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ cũng như tương lai đều là sự di chuyển của hiện tại. Nếu hiện tại nhiệm mầu và thì quá khứ cũng nhiệm mầu và tương lai lại còn nhiệm mầu hơn.
Trong triết học Trung hoa Khổng tử ( 551 tr. CN – 479 tr. CN) có một hôm đứng trên bờ sông mà nói rằng: “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ” ( Thời gian đi qua như dòng nước chảy suốt cả ngày đêm không ngừng nghỉ”- Luận ngữ
Trong triết học Tây phương, Héraclitus (Greek, 535 tr.CN – 475 tr. CN ) đã chủ trương rằng mọi vật di chuyển như một dòng nước : “ Bạn không thể nào tắm 2 lần trong cùng một dòng sông, vì nước mát luôn luôn trôi chảy qua người bạn . Mỗi ngày mặt trời đều đổi mới”.
Phật giáo thì có quan niệm căn bản là vô thường, có nghĩa là mọi vật đều biến chuyển không ngừng trong vũ trụ vạn vật. Sự vật ở đời thay đổi từng giây, từng phút, từng sát-na (srt. ksana). Sát na là một đơn vị thời gian rất ngắn. Theo kinh Phật thì một ý tưởng thoáng qua đầu đã có 90 sát-na.
KẾT LUẬN:
Thời kỳ nghi lễ Brahmana là thời kỳ chuyển tiếp giữa thời kỳ Veda với thời kỳ triết học Upanishad. Các nghi thức tế lễ sẽ nhường bước cho con đường tri thức. Nói cách khác, triết học Upanishad được phát triển thì thần học, ma thuật, tế lễ vật linh sẽ dần dần thoái hóa. Triết học Upanishad đã bắt đầu khai mở cho một thời đại triết học phong phú sau nầy. Nhưng vấn đề truyền thống của tư tưởng Ấn độ vẫn là những suy tư về vấn đề đồng nhất cái tiểu ngã với đại ngả là tiềm năng sáng tạo của vũ trụ vạn hữu.
3- Tư Tưởng Triết Học trong Kinh Upanishad (khoảng 800 tr. CN):
Bộ Thánh kinh Upanishad (âm VH: Áo nghĩa thư) là bộ kinh ghi lại các bài thuyết giảng và nghị luận triết lý về ý nghĩa của các lễ nghi , triết lý của các bài kinh trong “ tứ Vedas”. Chúng ta có thể tìm thấy nền tảng giáo lý của Ấn độ giáo ( Hinduism) và các tôn giáo khác ở Ấn độ như :thuyết nghiệp hay hành động ( Karma, Av. action), thuyết luân hồi tái sinh ( Samsara, Av reincarnation), giải thoát (Moksha /nirvana, Av. Liberation/ release) linh hồn, cá nhân hay tiểu ngã ( atman, Av. soul) và linh hồn vũ trụ, đại ngã ( Brahman, Av. Absolute almighty or ultimate reality)
Chữ “ Upanishad” có thể chiết tự thành : Upa có nghĩa là gần, Ni có nghĩa là nghiêm trang, Shad có nghĩa là ngồi. Hội ý 3 chữ nầy thì Upanishad có nghĩa đen là “ ngồi dưới gần” ( sitting down near) hay “ ngồi gần”( sitting close to) sư phụ để nghe giảng dạy. Rồi dần dần Upanishad có nghĩa rộng thêm là những bài học về giáo lý huyền nhiệm (mystic doctrines) của sư phụ.
Upanishad không phải là bộ kinh tôn giáo mà nó là bộ kinh chú trọng về triết học. Trái với “Tế nghi thư Bramana” chú trọng đến các nghi thức tế lễ đầy tính cách tôn giáo Bà-la-Môn.
1.-Atman và Brahman:
Atman (Tiểu ngã) nghĩa là linh hồn cá nhân, tinh hoa của mỗi sinh vật. Mỗi sinh vật con người, thú vật, cỏ cây đều có một tiểu ngã. Tiểu ngã nầy là một linh hồn bất diệt của sinh vật. Atman không phải là thân xác, vì thân xác thì không bất diệt. Thân xác là chỗ nương nhờ của tiểu ngã cho tới khi thân xác chết đi. Như vậy thì tiểu ngã thì bất tử và tồn tại vĩnh viển.
Brahman (Đại ngã) là linh hồn vũ trụ, là thực thể tuyệt đối thánh thiện ( ultimate divine reality) là tinh thần vũ trụ vĩ đại (great cosmic spirit) tồn tại vĩnh viển , là thực thể có trước nhất .Vũ trụ vạn vật đều được sinh ra từ Brahman( linh hồn vũ trụ) .Brahman chi phối vũ trụ vạn vật. Brahman theo tiếng Sanskrit có ngữ căn là Brha nghĩa đen là bành trướng, làm cho to lớn (expand).
Triết học Upanishad chủ trương Atman (linh hồn cá nhân) có thể đồng nhất với Brahman (linh hồn vũ trụ) không phải bằng cách cúng tế hành lể bên ngoài , bằng cuộc tế lể các sinh vật , gọi là sinh tế hay hy tế, mà phải bằng cách hướng về nội tâm, rồi từ nội tâm theo con đường thực hiện bằng tri thức thuần túy để thấy được Brahman bằng trực giác.
Sau nầy Phật giáo gọi phương pháp nầy là “hiện lượng” là “kiến tánh”.
Atman tức là Brahman, linh hồn cá nhân chính là linh hồn vũ trụ. Nói cách khác, linh hồn của tất cả chúng sinh thì đồng nhất với linh hồn vũ trụ. Brahman là linh hồn tối cao , là nguyên lý vũ trụ , là thực thể tuyệt đối nên không thể thấy và biết được, “bất khả tri”, bằng giác quan mà phải qua quá trình thực nghiệm tâm linh.
Trọng tâm của triết học Upanishad là đấng tối cao duy nhất /Brahman đã tạo ra vũ trụ vạn vật , rồi chi phối vũ trụ vạn vật . Brahman tạo ra thì thành hình sắc , Brahman thu về thì lại trở về Brahman. Nói cách khác, khi tiểu ngã (Atman) chưa hòa nhập với đại ngã ( Brahman ) thì tiểu ngã vẫn còn phải luân hồi trong vòng sanh tử . Khi tiểu ngã hoà nhập được với đại ngã, thì con người, chúng sanh, sẽ được giải thoát khỏi luân hồi sanh tử: “Atman- Brahman” đồng nhất , tiểu ngã hoà đồng với đại ngã trong một trạng thái bất biến vĩnh viễn, con người được giải thoát . Như vậy, linh hồn cá nhân đồng nhất với linh hồn vũ trụ, đó là triết lý Advaita của Upanishad.
2.-Karma và Samsara.
Karma là duyên nghiệp / nghiệp báo/ hay hành động (action), như trong truyền thống Veda và Bramana. Theo Upanishad thì giữa kiếp nầy và kiếp sau bao giờ nó cũng có cái duyên nghiệp nối chằng chịt từ kiếp nầy sang kiếp khác. Nếu kiếp nầy tích nhân, tích đức, tích thiện càng nhiều bao nhiêu tức là tạo nên “duyên tốt hạnh lành” cho kiếp sau càng lớn . Do ở lòng ham muốn và các hành động gây ra của con người, linh hồn cá nhân bị giam hãm trong thể xác từ kiếp nầy qua kiếp khác , đó là học thuyết Samsara ( continuous flow), luân hồi tái sanh là cái vòng lập đi lập lại của sanh, sống và tử [the repeating cycle of birth, life and death (reincarnation)]. Muốn giải thoát ( Moksha/ Nirvana , liberation /release) khỏi vòng luân hồi, tái sinh để linh hồn cá nhân trở về đồng nhất với linh hồn vũ trụ thì con người phải dốc hết lòng tu luyện, thực nghiệm tâm linh.
- Tu luyện cái nghiệp cho đến chỗ chí thiện (karma yoga).
- Tu luyện tri thức để tri thức đạt đến chỗ chí thiện (Jnana yoga).
Upanishad chủ trương con người phải theo con đường tu luyện tri thức . Nhờ tu luyện tri thức con người sẽ “kiến tánh” sẽ trực giác biết được chính cái tiểu ngã của mình và sẽ thực hiện đồng nhất linh hồn cá nhân với linh hồn vũ trụ tuyệt đối , tức là đến chỗ giải thoát (moksha).
Tư tưởng triết học trong các thánh kinh Upanishads thì con người /tiểu ngã ở trong 3 trạng thái kinh nghiệm của tâm thức như sau :
1- Trạng thái lúc thức: con người nhận thức dược các sự vật bên ngoài lẩn đối tượng nhờ các giác quan và sinh hoạt trong thế giới hiện tượng biến hóa liên tục.
2- Trạng thái mộng: con người khi ngũ mơ thấy các sự vật hiện ra đằng sau con mắt đã nhắm .Khi ngũ có một phần kinh nghiệm của thế giới hiện thực được cảm nhận lúc thức và phối hợp lại trong cảnh giới của mộng.
3- Trạng thái ngũ say: tiếng Việt hán gọi là thuỵ miên tức là nằm ngủ không thấy một cái mộng nào hết. Dĩ nhiên khi ngủ thì cũng không đòi hỏi sự tiếp xúc với một đối tượng bên ngoài nào.
Theo Upanishad các hiện tượng ngoại giới thì biến ảo nên trạng thái lúc thức cũng không phải là thực, trong trạng thái mộng thì sự vật cũng không có thực, còn ở trạng thái ngủ say thì không thấy cái gì hết , nên cũng không có thực. Tất cả đều biến đổi không ngừng, Upanishad gọi là ảo hóa
( Srt. Maya, Av. illusion) tức là không phải là thực tại tuyệt đối , bất biến . Cùng một ý nghĩa nầy, trong Cung oán ngâm khúc, cụ Nguyễn gia Thiều (1741-1789) đã viết:
“ Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy,
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau.”
Tóm lại, triết học Upanishads chuẩn bị, khai mở và hướng dẩn người tu tập biết được và nhận thức được chân lý tuyệt đối tối cao (Ultimate Truth).
Phần III.- Tư tưởng triết học tôn giáo Ấn độ cùng thời với Đức Phật Thích-ca (khoảng 654 tr. CN - khoảng 544 tr. CN):
Trong thời kỳ này, có hai tôn giáo lớn đã phát triển rộng rãi và đã có nhiều ảnh hưởng sâu đậm trong tư tưởng triết học tôn giáo ở Ấn độ là Bà-la-môn giáo và Phật giáo. Phật giáo tuy mới hình thành nhưng cũng phát triển rất nhanh. Trong lịch sử triết học Ấn độ, các nhà nghiên cứu đều gọi thời kỳ này là “thời kỳ Bà-la-môn giáo - Phật giáo”.
Trong thế kỷ thứ 6 tr. CN, khi Đức Phật còn tại thế, có nhiều tư tưởng mới và cách hành đạo mới đã đưa đến việc phát sinh ra nhiều tư tưởng triết học mới cùng với những quan niệm sống mới. Đây là một thế kỷ có nhiều sự thay đổi về tôn giáo và xã hội. Đã có nhiều tư tưởng triết học và tôn giáo trong thời đại của Đức Phật. Tựu trung có thể phân chia ra thành 2 hệ thống chính: - có 6 trường phái triết học truyền thống lớn (six major orthodox schools): Nyaya, Vaisesika, Samkhya, Yoga, Mimansa và Vedanta; -và có 5 trường phái triết học không chính thống lớn: Jain, Buddhism, Ajivika, Skepticism và Charvaka.
A.-Các hệ thống triết học, tôn giáo chính thống (Srt. Astika, Av. Orthodox systems):
Trong tiếng Sanskrit, từ astika có nghĩa là bên phải/cánh hữu, vậy các hệ thống chính thống bao gồm những hệ thống triết học tôn giáo chấp nhận uy quyền của tư tưởng tôn giáo Veda ( Orthodox systems accept the authority of Veda): chấp nhận triết lý về Đấng Sáng tạo vũ trụ tối cao Brahmana, và nhất là vẫn bảo vệ chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn độ. Ngoài Bà-la-môn giáo còn có 6 phái triết học chính: 1.Nyaya, 2.Vaisesika, 3.Samkhya, 4.Yoga , 5.Purva Mimansa, 6.Vedanta. Bà-la-môn giáo (Bramanism) tức là Ấn độ giáo thời kỳ sơ khởi (early Hinduism).
*I.-Bà-la-môn giáo:
Bà-la-môn là âm Việt Hán, phiên âm từ chữ Brahman. Bà-la-môn giáo (Brahmanism) là Ấn độ giáo vào buổi sơ khai (early Hinduism), có lẽ được hình thành vào khoảng năm 1.500 tr. CN, đây là một tôn giáo không xác định ai là vị giáo chủ. Đến thời đại Đức Phật thì Bà-la-môn giáo được phát triển mạnh song hành với Phật giáo. Bà-la-môn giáo là tôn giáo thuộc hệ thống chính thống (Orthodox systems): chấp nhận thẩm quyền của 4 thánh kinh Véda, Tế nghi thư Brahmana, Thánh kinh Upanishads (âm VH. Áo-nghĩa thư), Thánh kinh Bhagavad Gita (VH. Chí-tôn ca). Bà-la-môn giáo là một tôn giáo đa thần (polytheism), thờ 3 vị thần chính:
1. Brahma : Đấng sáng tạo.
2. Vishnu : Đấng bảo tồn.
3. Shiva : Đấng hủy diệt.
Bà-la-môn giáo tin rằng Brahma là thực tại tuyệt đối ( Ultimate reality) bất diệt, sáng tạo ra vũ trụ vạn vật, đó là Đại ngã (Brahma)/ linh hồn vũ trụ. Còn tiểu vũ trụ là Tiểu ngã (Atman)/ linh hồn cá nhân, khi Tiểu ngã hòa đồng được với Đại ngã thì con người được giải thoát (moksa).
Bà-la-môn giáo cũng tin thuyết về duyên nghiệp (Srt. Karma, Av. Action) và thuyết luân hồi tái sinh (Srt. Samsara, Av. Rebirth). Karma là hành động của con người có một quan hệ nhân quả, Karma khiến cho con người chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác theo sự tái sinh trong vòng luân hồi. Con người cần phải thực hiện nhiều hành động tu tập tốt để vượt ra khỏi bánh xe luân hồi sinh tử, lúc đó con người đạt được giải thoát : Atman hòa đồng với Brahman. Muốn được giải thoát, người theo đạo Bà-la-môn phải tu luyện đạo đức ( Karma yoga) và tu luyện tri thức ( Jnana- yoga) nhằm buông bỏ mọi ràng buộc của dục vọng, của ước muốn trần tục, phải thực hành suy niệm và thấu thị được chân lý tuyệt đối để hội nhập vào “ thực tại tuyệt đối”, đó là trạng thái giải thoát.
Bà-la-môn giáo chấp nhận 4 đẳng cấp trong xã hội, giáo sĩ Bà-la-môn thuộc giai cấp thứ nhất. Bà-la-môn giáo chủ trương rằng cuộc đời của người tín đồ phải trải qua các 4 giai đoạn:
1.- Giai đoạn học tập: người đệ tử phải học tập giáo lý Bà-la-môn.
2.- Giai đoạn lập gia đình, tạo sự nghiệp.
3.- Giai đoạn hướng về tâm linh: sống đời ẩn sĩ.
4. - Giai đoạn thoát ly xã hội, đi tu: hành giả trở thành đạo sĩ khất thực Bà-la-môn.
Bà-la-môn giáo đưa ra 10 điều răn, gồm có: 1. Không sát sanh, bất bạo động (Ahimsa), 2. Không nói dối (Satya), 3. Không trộm cấp (Asteya), 4. Không buông thả theo dục lạc (Brahmacharya), 5. Không tham lam (Aparigraha), 6. Phải sạch sẽ, tinh khiết (Saucha), 7. Phải biết tri túc, biết thế nào là đủ, bằng lòng (Santasha), 8. Phải khắc kỷ, tự kỷ luật với bản thân (Tapas), 9. Phải học tập ( giáo lý Bà-la-môn) (Svadhyaya), 10. Phải vâng phục mệnh trời (Ishvara pranidhana).
*II.-Sáu phái triết học chính:
1.- Trường phái Nyaya.
2.-Trường phái Vaisesika.
3.-Trường phái Samkhya.
4.-Trường phái Yoga.
5.-Trường phái Mimansa.
6.-Trường phái Vedanta.
1.- Trường phái Nyaya:
(H.V. Trường phái Chính Lý, Av. Nyaya School)
Nyaya (HV. Chính Lý hay Luận Lý), chữ Sanskrit, có nghĩa là phép tắc, phương pháp, thẩm định (Av. rule, method, judgement).
Trường phái này lấy kinh điển Nyaya Sutras, gồm có 538 câu làm căn cứ. Các Kinh Nyaya Sutras bàn luận chính về luận lý, phương pháp luận lý và nhận thức luận ( Nyaya Sutras primarily discusses logic, methology, and epistemology).
Khai tổ là Aksapada Gotama (khoảng 50 – 150 CN). Triết gia này có họ là Gotama, và có biệt danh là Aksapada (Tàu dịch là Túc Mục). Tương truyền Gotama luôn luôn suy tư về các vấn đề tư tưởng triết học, khi bước chân đi ông không quan sát mặt đất mà chỉ chú tâm vào các vấn đề triết học minh đang suy tư; một hôm ông bước chân lọt xuống giếng, Thượng đế đã vớt ông lên và tạo ra đôi mắt ở dưới chân ông (túc= chân, mục= mắt) để giúp ông có thể quan sát mặt đường trong khi bước chân đi.
Sau này, học giả Vatsyayana đã viết loại sách Bhasya (luận đề, phê bình) để chú thích và giảng giải bộ Kinh Nyaya Sutras rất có giá trị.
- a. Về quan niệm nhân sinh:
Trường phái Nyaya cho rằng con người sống ở đời gặp triền miên khổ sở. Căn nguyên của khổ đau là sự kiện con người phải hoạt động để duy trì sự sanh tồn. Để duy trì sự sanh tồn, các hoạt đông của con người bị tạp nhiểm: tham, sân, si. Đó là tác nghiệp (Srt. Pravratti) làm cho tâm trí bị lu mờ khiến ta bị phiền não (Srt. Dosa). Phiền não là do vô tri (Srt. Mithyajnana). Vậy muốn diệt khổ đau thì phải diệt vô tri, tiêu diệt được vô tri thì nhận chân được chân tướng của mình, tức là đạt được giải thoát, lìa được hết ưu tư, khổ não. Thuyết Nyaya cho rằng giải thoát tức là lìa khỏi sự rang buộc của luân hồi, lìa khỏi sự rang buộc của vòng sanh tử, tử sanh. Muốn giải thoát phải tuyệt đối giữ giới luật và tu tập thiền quán.
b.- Về vũ trụ quan:
Phái Nyaya cho rằng vũ trụ được cấu tạo bởi vô số nguyên tử. Những nguyên tử này thì không biến đổi, luôn luôn trường cữu, bất diệt. Phái Nyaya cho rằng tiểu ngã (Srt. Atman) là thực sự có.
c.-Về phương pháp nghị luận của tư tưởng:
Đây là nền tảng của Nhận Thức Luận trong triết học cổ điển Ấn độ, và cũng là nền tảng cho sự phát triển Nhận Thức Luận trong triết học Phật giáo.
Trong các kinh văn của Ấn độ vào thời cổ đại và thời trung cổ đã xác định có 6 nguồn của nhận thức (Srt. Pramanas, Av. Sources of knowledge) như là những phương tiện đúng đắn của nhận thức chính xác và chân lý.
Pramana, chữ Sanskrit, có nghĩa là những nuồn của nhận thức hay phương tiện của nhận thức (Av. Sources of knowledge).
Prama, chữ Sanskrit, có nghĩa là nhận thức xác thực và đúng đắn (Av. Correct knowledge).
Để đạt được nhận thức xác thực và đứng đắn (Prama), nguồn của nhận thức đúng (Pramana) phải hội đủ 3 yếu tố sau đây:
1.- Pramata (chủ tri, Av. the subject, the knower): chủ thể nhận biết.
2.-Pramana: các phương tiện để nhận thức (Av. the means of obtaining the correct knowledge).
3.-Prameya: (sở tri, Av. the object, the knowable): đối tượng để nhận thức hay khách thể để nhận thức.
*Sáu nguồn của nhận thức hay sáu phương tiện của nhận thức (Av. Six Sources of knowledge or Six means of knowledge) trong Nhận Thức Luận cổ điển của triết học Ấn độ gồm có:
1.-Pratyaksa (Av. Perception) là nhận thức hay tri thức. Có 2 loại: - một loại nhận thức trực tiếp do các cảm giác quan, - một loại nhận thức gián tiếp do nhớ lại một đối tượng nào.
2.-Anumana (Av. Inference) là suy luận, suy lý căn cứ vào nhận thức (Av. perception), nhưng do suy luận nên kết luận không hẳn như nhận thức ban đầu. Nói khác, nhận thức do suy luận là nhận thức đối tượng một cách gián tiếp qua trung gian của suy luận.
3.-Upamana (Av. Analogy) là phép suy luận loại suy căn cứ vào sự so sánh hai phép lý luận xác định ý nghĩa của một từ ngữ bằng cách loại suy vào ý nghĩa của một từ ngữ tương tự.
4.-Arthapatti (Av. Circumstantial implication) là phép suy luận giả định vào một hoàn cảnh hay một tình trạng. Đây là cách dùng một giả định (Av. Postulation or Accepted Statements) tức là một đề nghị về một điều nào được dẫn xuất mà không phải nói một cách trực tiếp vào hoàn cảnh hay tình trạng ấy (the use of postulation and derivation from circumstances).
5.-Sabda (Av. Word or testimomy): Tàu dịch là Thánh lượng hay Chính lý ngôn ngữ. Đây là sự suy luận bằng cách dẫn chứng từ lời nói hay lời tuyên bố của những người đáng tôn kính hay đáng tin cậy. Nói cách khác, Thánh lượng là nhận thức hữu hiệu dựa trên thẩm quyền của một nhân cách có uy tín và đáng tin cậy.
Ngày xưa, Sabada là những lời dạy trong những Thánh Kinh Vedas, hoặc lời nói hay văn bản của các nhân vật đầy uy tín.
Ngày nay, Sabada (Thánh lượng, Testimony) là lời tuyên bố, lời khai của một người với lời tuyên thệ trước tòa án hoặc trước cơ quan quyền lực.
6.-Anupalabdhi (Av. non-perception or proof by the absence of cognition) có nghĩa là Không - Nhận-thức. Không-nhận-thức là phương cách để nhận thức một điều gì, hay một sự kiện, hay một sự vật (một đối tượng) mà nó không có mặt. Nói khác, một điều hay một sự kiện hay một vật không hiện hữu, không thể nhận thức bằng giác quan - bởi vì không có cái gì để các giác quan có thể tiếp xúc được, phương cách nhận thức này không qua sự suy lý (inference).
*Trường phái Nyaya đã chấp nhận 4 trong 6 nguồn nhận thức (Pramanas) như là những phương cáchđáng tin cậy để đạt được nhận thức đúng đắn:
1.-Pratyaksa (Av. Perception, nhận thức hay tri thức).
2.-Anumana (Av. Inference, suy luận hay suy lý). Trường phái Nyaya thành lập 5 giai đoạn phải trải qua để suy luận đạt được nhận thức đúng: 1.- Tôn (Pratityna). 2.- Nhân (Hetu). 3.- Dụ (Udaharana). 4.- Hợp (Upanaya). 5.-Kết (Nigamana). (Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về 5 giai đoạn này trong phần Nhận-thức luận trong triết học của trường phái Nyaya trong bài Nhận thức luận trong triết học cổ điển Ấn độ và trong triết học Phật giáo). Về sau, các ngài Vasubandhu (Tàu dịch là Thế Thân), Dinaga (Tàu dịch là Trần Na) và Dharmakirti (Tàu dịch là Pháp Xứng) đã tu chính và phát triển nhận-thức luận của trường phái Nyaya thành môn Luận Lý Học Phật giáo (Buddhist Logic) rất nổi bậc trong lịch sử triết học Ấn độ.
3.-Upamana (Av. Analogy, lý luận loại suy): như đã trình bày ở trên.
4.-Sabada (Av. Testimony, Thánh lượng hay chính lý ngôn ngữ) như đã trình bày ở trên.
*
* *
2.-Trường phái Vaisesika (HV. Trường phái Thắng Luận, Av. Vaisesika School):
Khai tổ là Kanada Kashyapa (khoảng 150 – 50 tr. CN), kinh điển căn bản là Vaisesika Sutra, gồm có 370 câu.
a.-Về Vũ trụ luận:
Trường phái Vaisesika cho rằng vũ trụ vạn hữu cấu tạo nên là do 6 nguyên lý, tức là 6 Padartha (Tàu dịch là Cú-nghĩa):
1.- Thực thể (Srt. Dravya, Av. Substance) là hình thể cụ thể của vũ trụ như đất, nước, gió, lửa, chất ether, thời gian, không gian, linh hồn (Srt. Atman, Av. Self/ Soul) và ý (Srt. Manas, Av. mind).
2.-Đức (Srt. Guna, Av. Quality) đây là thuộc tính của vũ trụ vạn hữu.
3.-Nghiệp (Srt. Karma, Av. Activity) là hành động, vận động.
4.-Đồng (Srt. Samanya, Av. Generality) đây là tính phổ biến khi 3 nguyên lý Thực, Đức và Nghiệp cùng kết hợp.
5.-Dị (Srt. Visesa, Av. Particularity): khi 3 nguyên lý Thực, Đức và Nghiệp có sự khác, mỗi nguyên lý có một nét đặc thù riêng biệt.
6.-Hòa hợp (Srt. Samavaya, Av. Inherence): khi 5 nguyên lý kể trên lien kết với nhau.
b.- Về Nhân sinh quan:
Trường phái Vaisesika cho rằng con người được cấu tạo bởi 8 yếu tố:
1.-Atman (tiểu ngã / linh hồn) là một thực thể bất sinh, bất diệt.
2.-Manas (Ý) là cơ quan cảm giác (sense organ) thứ 6, manas liên lạc giữa Atman và ngũ giác quan (ngũ căn, Av. 5 sense organ). Ngũ giác quan do vật chất hay phần vật lý tạo thành, gồm có: 3.-Nhãn căn, 4.-Nhĩ căn, 5.-Tỷ căn, 6.-Thiệt căn và 7.-Thân căn.
Đối tượng của ngũ căn là ngũ trần / ngũ cảnh (Av. Objects), gồm có: Sắc, Thanh, Hương, Vị và Xúc. Atman là trung tâm còn các giác quan khác là phụ thuộc để nhận thúc và hành động.
8.-Adrsta (Nghiệp lực) làm con người bị luân hồi, muốn thoát khỏi luân hồi thì phải diệt nghiệp lực, muốn diệt nghiệp lực thì phải tu hành khổ hạnh để đạt được cảnh giới thuần túy của Atman, đó là trạng thái của giải thoát.
c.-Về Nhận thức luận:
Trường phái Vaiseika cũng như Phật giáo chỉ chấp nhận có hai nguồn/ phương cách đáng tin cậy để đạt được nhận thức đúng đắn là:
1.-Pratyaksa (Av. Perception, nhận thức hay tri thức).
2.-Anumana (Av. Inference, suy luận hay suy lý).
*
* *
3.-Trường phái Samkhya (Hv.Trường phái Số luận, Av. Samkhya School):
Samkhya, chữ Sanskrit, có rất nhiều nghĩa: đếm, tính toán, lý luận, lý luận do tính toán trên con số, liên hệ đến con số thuần lý. Căn cứ vào các đoạn văn của triết thuyết cổ điển Ấn độ thì Samkhya có nghĩa là lý luận căn cứ vào các con số, nên Táu dịch là Số luận.
Khai tổ là học giả Kapila (Tàu phiên âm là Ca-tỳ-la) [khoảng 350 tr. CN - 250 tr. CN]. Các kinh điển đều thất lạc, chỉ còn bộ Samkhya Karika (Bộ Số luận tụng) do học giả Isvarakrsna (Tàu phiên âm là Tự-hại-hắc) viết vào thế kỷ thức 4 CN.
a.-Về Siêu hình học:
Phái Samkhya chủ trương thuyết nhị nguyên (Av. dualism): tinh thần (Srt.Purusa, Av. Consciousness) và vật chất(Srt. Prakrti, Av. Matter).
Vật chất là yếu tố thành lập vũ trụ vạn vật. Tinh thần là linh hồn. Linh hồn thì hoạt động và kết hợp với vật chất để tạo thành sinh vật (Srt. Jiva, Av. Living being).
Theo trường phái Samkhya, tinh thần nguyên thuỷ thì thanh tịnh, nhưng vì phải kết hợp và bảo dưởng sự sinh tồn của vật chất. Vật chất thì cứ đấm chìm trong nghiệp thức luân hồi cho nên tinh thần cũng bị lôi kéo theo nghiệp luân hồi. Như vậy muốn tinh thần trở về thanh tịnh và thoát khỏi nghiệp luân hồi thì phải hành trì tu hành, thực hành thiền định(Yogic oractices) để giúp tinh thần diệt sự dơ bẩn và trở về tự tánh của tinh thần là thanh tịnh để được giải thoát. Theo phái Samkhya, vô minh (Srt. Avidya, Av. Ignorance) là nguồn gốc của khổ đau và lưu luyến tức là vòng luân hồi (Srt. Samsara). Theo phái này, con đường để thoát khỏi khổ đau thì phải dựa vào nhận thức đúng đắn (Srt. Viveka, Av. Knowledge) để được giải thoát (Srt. Moksa, Av. Liberation).
b.--Về Nhận thức luận:
Trường phái Samkhya là một hệ thống triết học về số luận (enumerationist philosophy), nhận thức luận của phái này chỉ chấp nhận
3 trong sáu nguồn của nhận thức (Srt. Pramanas, Av.Sources of Knowledge) như là những phương cách để đạt được nhận thức đúng đắn, gồm có: -Pratyaksa (Av. Perception, tri thức), - Anumana (Av. Inference, lý luận, suy lý) và Sabda ( Av. Word or Testimony of reliable sources, Văn thư hay lời tuyên bố từ những nguồn đáng tin cậy).
*
*
4.-Trường phái Yoga (Hv. Trường phái Du-già, Av. Yoga Shool):
Khai tổ là đạo sĩ Patanjali (Tàu phiên âm là Bát-tử-sà-lê) căn cứ vào các kinh Yoga Sutras (các Du-già kinh), các kinh này được viết trong khoảng 400 đến khoảng 450 CN. Trong các văn bản từ thời thượng cổ, thời trung cổ và thời hiện đại thường chỉ trường phái Yoga của Ấn độ bằng một danh từ đơn giản là Yoga.
Trường phái Yoga nghiên cứu một cách có hệ thốnggiúp làm tốt hơn cho con người về thể chất, tinh thần và tâm linh. Phương thức này đã ảnh hưởng tất cả các trường phái khác.
“Tại Ấn độ, kể từ thượng cổ, khi phát khởi nên nềnvăn minh ở trên song Indus, thì tại những bộ lạc tiền trú xa xưa của thời đại ấy đã có đường lối tĩnh tọa minh tưởng ở dưới cổ thụ thanh vắng, hoặc trong rừng núi u tịch. Ở thời buổi sơ khai, đường lối tĩnh tọa minh tưởng này, chỉ là để tránh cảnh náo nhiệt, khỏi bận tâm mà cần lấy những ngày giờ an thái cho tinh thần. Về sau, được chuyển sang thành một phương pháp tu hành của nhiều giáo phái, lấy tĩnh tọa làm đường lối thực tiển dụng tâm để chế ngự Ý. Ngoài ra, đời sống con người buộc cái thân con người phải luôn luôn hoạt động, bận bịu đến nỗi quên cả bản căn mình. Thế nên, chỉ tĩnh tọa mới là phương pháp duy nhất để có thời giờ và hoàn cảnh “rút” thân mình ra khỏi trường hoạt động, đặt long mình vào cõi tuyệt đối tĩnh mịch. Đó là con đường thần bí kì diệu khả dĩ đưa giác thức tới gần đấng đại cao cả nắm giữ bản căn của mình. Trải qua nhiều thế hệ, các nhà trí thức, bất luận là trong giáo phái nào cũng công nhận tĩnh tọa rất có lợi cho sự tu hành. Tóm lại, đạo phái Yoga lấy tĩnh tọa làm đường lối duy nhất để tu dưỡng đến đắc quả giải thoát. Người tu hành theo Yoga là Yogin, và người nào đắc quả giải thoát được gọi là Muni (bậc tôn quý).
Yoga có nghĩa là thống nhất tâm thể về một mối. Thống nhất tâm thể tạo thuần tâm, tức diệt hết mọi tác dụng của tâm. Nói một cách khác tức là không để tâm bị vọng động bởi ngoại giới mà phải kìm giữ nó luôn ở trong lĩnh vực thanh tĩnh và bất động. Muốn cho khỏi bị dao động, ta phải tránh những trường hoạt động, lánh vào những chỗ xa vắng u nhàn mà tĩnh tọa. Tĩnh tọa là ngồi ngay ngắn nghiêm chỉnh thật lâu, hai chân vòng lại xếp bằng, hơi thở thong thả nhẹ nhàng để tâm khỏi bị tán loạn, không dung đến những dự cảm của ngũ quan nói chung là tập trung hết mọi khả năng của Ý, của Chí lại để giữ cho Tâm được thanh tịnh”.
(Thích Mãn Giác, Lịch sử triết học Ấn độ, Saigon: Ban tu thư ĐH Vạn Hạnh, tr. 259 -259. In lại:NXB Văn Hóa Saigon, 2007)
a.-Về Siêu hình học:
Trường phái Yoga quan niệm nhị nguyên cũng như trường phái Samkhya: tinh thần (Srt. Purasa, Av.consciousness) và vật chất (Srt. Prakriti, Av. Matter). Sinh Vật (Srt. Jiva, Av. Living being) là tình trạng mà tinh thần kết hợp, bám víu vào vật chất.
b.- Về nhận thức luận:
Yoga, cũng như trường phái Samkhya, chỉ chấp nhận 3 trong 6 nguồn của nhận thức như là những phương cách để đạt được nhận thức đúng đắn: 1.-Pratyaksa (tri thức/ nhận thức, Av. perception); 2.-Anumana ( suy lý, lý luận, Av. Inference); và 3.- Sabda (văn thư hay lời tuyên bố từ nguồn có thẩm quyền đáng tin cậy, Word or Testimony of reliable resources).
c.-Về phương pháp tu hành:
Trường phái Yoga chủ trương phương pháp tu hành gồm có 8 giai đoạn:
1.-Cấm chế (Srt. Yamas, Av. do not do these) gồm có 5 điều cấm chế/ 5 giới luật: a.- Ahimsa (non-violence/ non- harming other living beings): không sát sanh; b.-Satya (truth-fulness, non-falsehood); c.-Asteya (non-stealing): không trộm cướp; d.-Brahmacarya (non-cheating on one’s partner, marital fidelity or sexual restraint): không tà dâm; e.- Aparigraha (non-possessiveness): không có của riêng.
2.-Khuyến chế (Srt. Niyama, giá trị đạo đức được đề cao, Av, positive duties or observances / recommented activities and habits for healthy living, spiritual enlightenment and liberated state of existence). Phái Yoga đưa ra lý thuyết về giá trị đạo đức gồm có tập quán đạo đức, thái độ đạo đức và những quan sát đạo đức. Yoga khuyên hành giả giữ cho tâm bất động trước ngoại cảnh, giữ cho long được luôn thanh tịnh. Hành giả phải loại bỏ mọi cám dổ của lợi danh.
Trong kinh điển Yoga Sutras đã liệt kê 5 điều khuyến chế (five Niyamas): 1.-Sauca (purity, cleaness of mind): giữ tâm trong sạch. 2.-Santosa (contentment / satisfied, acceptance of others: Santosa, là tiếng Sanskrit, gồm có Sam= cùng nhau, Tosha = chấp nhận. Do đó Santosa có nghĩa là chấp nhận các hoàn cảnh của người khác để có thể trở về quá khứ hay thay đổi họ, luôn lạc quan và tự hài lòng.
3.-Tapas (persistence, austerity): tiếng Sanskrit, có nghĩa đen là làm nóng (to heat), nghĩa bóng là cố gắng làm việc gì có khó khăn. 4.-Savadhyaya (Self-reflection, study of Vedas): phản tỉnh để suy xét về các tư tưởng, lời nói và hành động của mình. Học tập kinh điển Vedas. 5.-Ishvara Pranidhana (contemplation of Ishvara): suy ngẩm về Thượng đế. Ishvara, tiếng Sanskrit, có nghĩa là Thượng đế / Brahman/ Thực tại tuyệt đối tối cao. Pranidhana, tiếng Sanskrit, có nghĩa là hiến dâng.
3.-Tọa pháp (Srt. Asana, Av. Steady, comfortable seat): hành giả luôn giữ tâm lắng đọng, khi tỉnh tọa phải nghiêm trang.
4.-Điều tức quán (Srt. Pranayama, Av. Breathing exercices): hành giả phải giữ nhịp thở nhẹ nhàng trong lúc tĩnh tọa.
5.-Chế cảm pháp (Srt. Pratyakala, Av. gaining power to dominate or defeat external influences): hành giả phải chế ngự các cảm giác quan để không bị giao động trước ngoại cảnh.
6.-Chấp trì pháp (Srt. Dharana, Av. Concentration of the mind): Chú tâm vào một đối tượng, để tâm lắng yên trong thời gian tĩnh tọa; tập trung tư tưởng vào một đối tượng đặc biệt nào đó.
7.-Tĩnh lự pháp / thiền định pháp (Srt. Dhyana, Av. meditation that requires deep mental concentration): tập trung tư tưởng thâm sâu vào một đối tượng là đạo pháp để mỗi ngày mỗi tiến gần đến chỗ uyên thâm và vi diệu của đạo pháp.
8.-Đẳng trì / Tam muội (Srt. Samadhi, Av. concentration or unification of mind): giữ tâm được vắng lặng để đạt được cảnh giới xán lạn tức là chứng được tam muội. Trong Yoga, đây là tầng thiền định cuối cùng và không còn phân biệt nhị nguyên (non-duality).
*
*
5.-Trường phái Mimansa (Hv. Trường phái Nhĩ-man-tác/ Di-man-tác Av. Mimansa School):
Mimansa, chữ Sanskrit, có nghĩa là thẩm sát (critical investigation) và khảo cứu.
Khai tổ là Jaimini (Tàu phiên âm: Sà-y-nhĩ-ni) [khoảng thế kỷ 5 hay 4 tr. CN], ngài sang tác kinh điển Mimamsa Sutra làm căn cứ để truyền bá học thuyết của mình.
Mimansa Sutra hướng về truyền thống tư tưởng Bà-la-môn (Brahminical thought) phản ảnh nhiều ý nghĩa từ các kinh văn Vệ-đà. Trường phái Mumansa chuyên nghiên cứu, chú thích và biện minh tất cả những nghi thức về tế lễ được quy định ở các Thánh kinh Vedas. Họ tin tưởng Thánh điển Vedas là những lời lẽ cao siêu và tuyệt đối.
a.-Trường phái Mimansa chủ trương “âm thanh thường trụ” có nghĩa là lời nói là những âm thanh in đậm vào khắp không gian và lưu truyền vĩnh viễn, không thể nào tan mất. Thánh điển Vedas gồm cả lời nói lẫn văn tự, là giáo lệnh mà con người phải tuyệt đối phụng hành các giáo điều và mệnh lệnh của Thánh kinh Vedas.
b.-Về siêu hình học và đức tin:
Trọng tâm của trường phái Mimansa là làm sang tỏ bản tánh của Pháp (Dharma), thấu hiểu các nghi thức về tế lễ và các đặc quyền đã được thực hành.
Phái này chủ trương các Thượng đế (Gods) được Thánh kinh Vedas tôn vinh thì không thể hiện hữu ở ngoài các Thần chú (Mantras), các Thần chú này đã tôn vinh các Thượng đế. Điều này có nghĩa là thần lực của các Thần chú chính là thần lực của các Thượng đế.
Dharma (Pháp), theo phái Mimansa, là bổn phận hay đức lý (duty or morality), là những nhận thức tùy thuộc vào Thánh điển Vedas.
c.-Về nhận thức luận:
Trường phái Mimansa có nhiều trường phái nhỏ, mỗi trường phái nhỏ đã định nghĩa quan niệm về nhận thức luận khác nhau: có hai quan niệm chính của hai trường phái nhỏ như sau:
1. Phái Prabhakara là tên của một triết gia vào thế kỷ thứ 7. Prabhakara chủ trương có 5 phương cách nhận thức để đạt được nhận thức đúng đắn là: 1.-Pratyaksa (Perception): nhận thức hay tri thức. 2.-Anumana (Inference): suy lý, suy luận. 3.-Upamana (Analogy): lý luận loại suy. 4.-Arthapatti (Circumstantial implication): giả định vào một hoàn cảnh/ một tình trạng, (nhưng không có chứng cớ để kết luận). 5.-Sabda (Word or Testimony): Thánh lượng, suy luận căn cứ trên thẩm quyền của một nhân cách có uy tín và đáng tin cậy, ngày xưa thường căn cứ vào Thánh điển Vedas.
2.- Phái Bhata, do triết gia Kumarila Bhatta sáng lập.Phái này cộng thêm phương cách thứ sáu của nhận thức vào kinh sách của họ: Anupalabdhi (non-perception or proof by the absence of cognition): “Không-nhận thức” là phương cách để nhận thức một điều gì/ một sự kiện/ một sự vật mà nó không có mặt.
*
*
6.-Trường phái Vedanta (HV. Trường phái Phệ-đàn-ta, Av. Vedanta School):
Vedanta, chữ Sanskrit, là “sự chấm dứt kinh điển Vedas” (end of Vedas), tức có nghĩa là sự diễn biến tư tưởng triết học của Thánh kinh Vedas đưa vào các tác phẩm Áo-nghĩa-thư (Upanishads). Các tác phẩmÁo-nghĩa-thư được xem như là sự chấm dứt các Thánh kinh Vedas với các ý nghĩa như sau:
1.-Đây là các tác phẩm cuối cùng của giai đoạn Vedas.
2.-Đây là dấu ấn biểu thị đỉnh cao nhất của tư tưởng triết học tôn giáo Vedas.
3.-Đây là những điều đã giảng dạy và thảo luận cuối cùng trong tầng cấp sinh viên Brahmacharya [Brahmacharya (student stage].
Khai tổ là Badarayana (Tàu phiên âm: Bà-đạt-la-gia-na) [khoảng 400 – 450 CN]. Phái này căn cứ vào các kinh điển Vedanta Sutras, còn gọi là Brahma Sutras.
Triết gia Badarayana đã tóm tắt, quảng diễn những lời dạy và tổng hợp các Áo-nghĩa-thư (Upanishads) vào Vedanta Sutras.
a.-Về vũ trụ luận:
Trường phái Vedanta chủ trương Brahman (Đại Ngã) là Đấng Sáng Tạo tuyệt đối, là tổng nguyên lý của vũ trụ vạn hữu. Brahman là siêu việt và duy nhất.
Phái Vedanta cho rằng Brahman khai triển ra hiện tượng giới. Brahman (Đại Ngã / Đấng Sáng Tạo) tạo ra “hư không” rồi từ “hư không” phát sanh ra “gió”, từ “gió” phát sanh ra “lửa”, từ “lửa” phát sanh ra “nước”, từ “nước” phát sanh ra “đất”. 5 nguyên tố này là nguyên nhân của thế giới. Theo Vedanta Sutras thì Braman (Đại Ngã) và Atman (Tiểu Ngã) là một thể. Khi ở giai đoạn chưa phát triển thì Atman tuỳ thuộc Brahman, nhưng khi đã phát triển thì Atman của con người có địa vị độc lập, chịu sự chi phối của Atman. Atman (self/ soul, linh hồn) tạo nên tác nghiệp (karma) và chịu hậu quả của các tác nghiệp này. Tác nghiệp gây sinh tử luân hồi trong hiện tượng giới. Muốn trở về hội nhập với Brahman thì Atman cần phải thực hành tu luyện để đạt được giải thoát, đạt được hội nhập với Brahman.
b.- Trường phái Vedanta phản đối Phật giáo và Kỳ-na giáo (Jainism), họ chỉ công nhận các trường phái truyền thống như: Nyaya, Vaisheshita, Samkhya, Yoga và Mimansa).
c.-Về nhận thức luận:
Trường phái Vedanta chấp nhạn 6 phương cách của nhận thức theo truyền thống của kinh văn triết học cổ điển Ấn độ.
(Xem thêm: “sáu phương cách của nhận thức” trong phần “Trường phái Nyaya”).
B. Các hệ thống triết học, tôn giáo không chính thống (Srt. Nastika, Av. Non-orthodox / Hetorodox systems):
Trong tiếng Sanskrit, từ Nastika có nghĩa là bên trái/cánh tả, vậy các hệ thống không chính thống bao gồm những hệ thống triết học, tôn giáo không chấp nhận uy quyền của tư tưởng tôn giáo Veda, phủ nhận triết lý về Đấng Sáng tạo vũ trụ tối cao Brahmana, các phái nầy đả phá chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn độ. Có thể kể các tôn giáo và các trường phái triết học chính sau đây:
1.- Chủ nghĩa duy vật (Materialism) với Charvaka / Lokayata
2.- Kỳ-na giáo (Jainism) với Mahavira.
3.-Trường phái định mệnh Ajivika với Makkhali Gosala
4.- Trường phái hoài nghi (Skepticism).
5.- Phật giáo (Buddhism) với Đức Phật Thích-ca / Sakya Buddha.
Vào thời kỳ này tình trạng kinh tế phát triển: có những thành thị được mở rộng thêm, có nhiều thành thị mới được thành lập để thay thế các bộ lạc nhỏ trước đây, thương mại phồn thịnh. Việc này giúp cho đẳng cấp thương gia trở nên giàu có hơn và nhờ đó mà họ có nhiều quyền lực hơn trong xã hội. Những đổi thay trong đời sống kinh tế chẳng những kéo theo sự đổi thay cơ cấu xã hội cũ, đổi thay các tập tục cũ mà còn làm thay đổi cái nhìn về các tôn giáo có truyền thống cũ, làm thay đổi cái nhìn về các định chế xã hội cũ.
Các thương gia đã trở nên thành phần giàu có ở các thành thị lớn, họ cảm thấy họ cần phải hưởng thụ các của cải mà họ đã tạo nên, do đó họ có khuynh hướng theo quan niệm của trường phái Duy vật chủ nghĩa (Materialism). Nhiều người thích sống đời sống vật chất ở thành thị hơn là chạy theo những lý tưởng giải thoát. Trước mắt họ, các giáo sĩ và các nhà trí thức đã kết hôn và đã kiếm sống khá giả bằng các lời thuyết giảng cũng như các buổi hành lể cúng tế. Do đó, nhiều người đã phát động các phong trào tìm con đường giải thoát mới.
*1.-Charvaka/ Lokayata đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật (materialism) phái nầy chủ trương chết là hết, không có linh hồn và không có đời sống sau khi chết. Không có một thế giới nào khác ngoài thế giới nầy. Hạnh phúc và lạc thú là cứu cánh của cuộc đời, thiên đàng và giải thoát từ những vòng luân hồi sinh và tử chỉ là sự tưởng tượng của trí óc. Mọi người chắc chắn phải chết. Không có ai sẽ tái sinh. Vì vậy, cần phải cố gắng hết mình để sống một cách hạnh phúc suốt cuộc đời của mình. Charvakca cho rằng thật là vô lý khi khuyên bảo con người hãy từ bỏ những lạc thú của cuộc đời bởi vì con người có những khổ đau. Điều nầy chẳng khác nào như bảo người ta hãy quăng đi hạt thóc tốt lành bởi vì nó bị bao phủ bởi vỏ trấu. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật chủ trương con người hãy tận hưởng những lạc thú ở đời, kể cả tận hưởng thân thiện liên hệ với kẻ khác. Trường phái duy vật đã đi ra ngoài truyền thống tâm linh của tư tưởng triết học Ấn độ.
*2.-Kỳ-na giáo ( Jainism): được Mahavira tổng hợp các tư tưởng triết học đương thời với tư tưởng triết học của các giáo sĩ tu khổ hạnh. Những tín đồ Kỳ-na giáo tin rằng vũ trụ vạn vật thì đã không bao giờ được tạo ra và cũng không bao giờ sẽ bị hủy diệt. Vũ trụ vạn hữu được vận hành một cách độc lập, không bị một đấng tối cao nào điều hành cả. Họ cũng tin rằng thời gian thì vô thủy vô chung, thời gian lưu chuyển không bao giờ ngừng nghỉ.
Sau đây là những điểm chính của học thuyết Jaina:
1- Không sát sinh hay bất bạo động (Srt. Ahimsa, Av. non-violence): họ chủ trương ăn chay (jain vegetarism) để khỏi giết các sinh vật. Nhiều học giả Ấn độ cho rằng chính Kỳ-na giáo đã ảnh hưởng đến Ấn độ giáo trong việc chấm dứt giết súc vật để tế lể (gọi là hy tế hay sinh tế). Mahatma Gandhi đã thực hành bất bạo động trong việc tranh đấu giành độc lập cho Ấn độ. Bất sát hại là kết quả của quan niệm về nghiệp (karma).
2- Không có tuyệt đối (Srt. Anekantvad, Av. non-absolutism) ý chỉ về nguyên tắc đa nguyên và quan điểm đa diện, đó là ý niệm cho rằng chân lý và thực tại được nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau và dĩ nhiên là không có cái gì là hoàn toàn cả.
3- Từ bỏ các sở hữu vật chất (Srt. Aparigraha, Av. non-possessiveness) người tín đồ phải hạn chế những sở hữu vật chất (followers should minimize material possessions) cần giới hạn sự lưu luyến các sở hữu đang có.
4- Phải thành thật (Srt. Satya ,Av. truth) tức là không nói dối.
Jainism chủ trương tu khổ hạnh, để có thể giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc của nghiệp (Karma) và luân hồi-tái sinh (Samsara) thì chỉ có cách là hết sức tu tập thật là khắc khổ (severe asceticism).
Kỳ-na giáo chia ra làm hai phái nhỏ: 1. Phái Svetambaras chủ trương cho phép tu sĩ mặc y phục trắng (white clothed). 2. Phái Digambaras chủ trương cấm không cho mặc y phục, nên các tôn giáo khác gọi phái này là phái lõa thể (space-clothed).
*3.-Trường phái định mệnh Ajivika [ còn viết là Ajivaka, theo tiếng Sanskrit,có nghĩa là “sinh sống” (living)] do Makkhali Gosala và nhóm đạo sĩ tu khắc khổ chủ trương: Cuộc sống của con người là do định mệnh (Srt. niyati, Av. destiny or fate) quyết định chứ không do sự cố gắng hành trì tâm linh hay đạo đức gì hết. Ajivita tin rằng có sự tái sinh (rebirth) nhưng nghiệp lực (power of karma) không thể có một ảnh hưởng nào trong cuộc tái sinh của con người. Nói cách khác, việc luân hồi tái sinh là do định mệnh mà định mệnh thì hoàn toàn độc lập với các hành động của con người. Các hành động và sự chọn lựa của con người không thể nào vượt qua được quyền lực của định mệnh. Ajivika chủ trương vô thần (non-theistic) và cực lạc chống đối hệ thống đẳng cấp của xã hội Ấn độ, quan điểm này có cùng quan điểm với triết học Jain và Phật giáo.
*4.- Trường phái hoài nghi (Skepticism) chủ trương nghi ngờ tất cả mọi việc, sự hiểu biết thì không có gì chắc chắn, cùng một vấn đề, cùng một việc mà có quá nhiều quan điểm khác nhau. Để tránh những sự lộn xộn khó hiểu, giữa các quan điểm, chỉ có cách giản dị là đừng có phê phán cái gì hết. Khi lánh xa các vấn đề tranh cải lung tung, người thuộc phái hoài nghi sẽ thấy sự bình thản của tâm hồn.
*5.-Phật giáo với Đức Phật Thích-ca (Sakya Buddha):
Trong cuộc đời của Đức Phật, chúng ta sẽ tìm hiểu, thì lúc đầu Ngài xuất gia gia nhập nhóm tu khổ hạnh đi khất thực, tiếp theo thì gia nhập nhóm tu khổ hạnh. Rồi Ngài đã không còn theo quan điểm và lối tu khổ hạnh, Ngài đã tự tu để tự tìm đường giác ngộ. Sau khi “giác ngộ”, Ngài đã truyền dạy giáo lý: không chấp nhận quan niệm về Đấng tối cao sáng tạo ra vũ trụ của truyền thống tư tưởng Veda; không chấp nhận lối tu khổ hạnh cực đoan của Kỳ-na giáo; không đồng ý thuyết định mệnh của Ajivika vì thuyết nầy đã không khuyến khích nổ lực tu tập của con người để đi đến chỗ giác ngộ; không chấp nhận chủ nghĩa duy vật của Charvaka, vì sự hạnh phúc trong dục lạc thì không thể nào kéo dài lâu, nó chỉ là sự hưởng thụ tạm thời; còn chủ nghĩa hoài nghi thì sai lầm khi hoài nghi tất cả các quan điểm. Với những nhận định như vừa trình bày, Đức Phật Thích-ca đã thuyết minh giáo lý của Ngài về cuộc đời, người đời, và những suy niệm tâm linh để đạt được cứu cánh giải thoát khỏi những sanh tử luân hồi. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu xa về triết học Phật giáo trong nhiều bài tiếp theo.
Viết lần đầu tại Toronto, 15 Nov. 2014
Sửa chửa và bổ xung, 25 Nov. 2018
Nguyễn Vĩnh Thượng
Tài liệu tham khảo chính yếu:
-Dr. Dinod Bihari Satpathy, Indian Culture and Heritage, Source: http:/dceutkalac.in/Syllabus/MA-history/paper-8.Pdf
-Hiriyanna, M., Outlines of Indian Philosophy, London: George Allen & Unwin Ltd; 1932.
-Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết Học Đông Phương, gồm 5 tập, xuất bản ở Saigon:-Tập I: NXB Linh Sơn, 1956; Tập II: NXB Linh Sơn, 1956; Tập III: NXB Đông Phương, 1956; Tập IV: Bộ Quốc Gia Giáo Dục Saigon, 1962; Tập V: Bộ Quốc Gia Giáo Dục Saigon, 1964.
-in lại trọn bộ 5 tập do NXB TPHCM, 1991.
-Radhakrishman, S., Indian Philosophy, Published by S. K. Mookerjee, Oxford: Oxford University Press, 1930.
-Sinha, J., Outlines of Indian Philosophy, Calcutta: J.N.Sen, 1985.
- Suhas Chatterjee, Indian Civilization and Culture, New Delhi: MD Publications PVT Ltd, 1998
-Thích Mãn Giác, Lịch sử Triết học Ấn độ, Saigon: Đại học vạn Hạnh, 1967.
in lại NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2007
-Thích Quảng Liên, Sử cương Triết học Ấn độ, Saigon: tác giả x.b., bài cours cho sinh viên chứng chỉ Triết học Ấn độ, ĐHVK Saigon, 1965.
-Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn độ, Saigon: Lê Thanh Thư xã, 1963.
-Thích Thiện Hoa, Phật học Phổ thông từ khóa I đến khóa XII (gồm 12 quyển), đã xuất bản ở Saigon từ 1955 – 1964. Tái bản: Phật Học Viện Quốc tế, Sepulveda, CA, USA, 1982.
-Wikipedia, Culture of India, last edited on 13 Nov. 2018.
Cùng một tác giả, đã xuất bản:
*Phật Học Viện Quốc Tế , USA, phát hành:
-Tư tưởng Phật giáo trong Văn học đời Lý. 1998
*Amazon, USA, phát hành:
-Tuyển tập Biên khảo Nguyễn Vĩnh Thượng. 2016
-Bát-nhã Tâm Kinh – Chú giảng. 2018