Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Hiện Tượng Phân Hóa

03 Tháng Sáu 201909:58(Xem: 2678)
Hiện Tượng Phân Hóa

HIỆN TƯỢNG PHÂN HÓA
Minh Mẫn

Phân hóa là một hiện tượng tất yếu trong cuộc sống. Phân hóa để tăng trưởng, phân hóa để phát triển, phân hóa để hủy diệt, phân hóa để biến thái…

Mầm mống sơ nguyên:

Trong thời gianđức Phật đang ở tại Kosambi, có 2 Trưởng lão lãnh đạo hai nhóm Tỷ-kheo. Đó là trưởng lão Dhammadhara , và trưởng lão Vinayadhara, . Nguyên nhân  vì vô ý Dhammadhara vi phạm một lỗi lầm rất nhỏ, Trưởng lão đã ăn năn sám hối trước đại chúng. Ngài Vinayadhara lại đem chuyện ấy bàn tánphê bình, và chỉ trích giữa những đệ tử của mình, đã làm tổn thương uy tín của ngài Dhammadhara. Đó là lý do chia làm 2 phe , đức Phật  đích thân giải quyết mối bất hòa này, nhưng không thành công, Đức Phật bèn bỏ vào rừng ẩn cư.  Nhờ vậy, mối tranh tụng được giải quyết.

Chuyện kế tiếp là Đề-bà-đạt-đa:

Đề Bà Đạt Đa yêu cầu đức Phật  buộc chúng Tỷ-kheo giữ thêm năm giới điều sau: (1) Phải sống trong rừng; (2) Chỉ sống bằng thực phẩm do tín đồ bố thí; (3) Y hậu của Tỷ-kheo phải may bằng giẻ rách lượm từ những đống rác (y phấn tảo); (4) Luôn ngủ dưới gốc cây và không được phép ngủ dưới mái che; (5) Không được ăn cá thịt.

Đức Phật không chấp nhận, Đề bà đạt đa  bất mãn, dẫn một số Tỷ-kheo ủng hộ chủ trương ấy từ bỏ Tăng đoàn.

Đức Phật còn tại thế mà đã có sự phân hóa như thế, thì sau Phật nhập diệt, phát sanh các bộ phái là chuyện không thể tránh khỏi. Các bộ phái của Thượng-toạ bộ và Đại-chúng bộ; phát sanh các quan điểmtư tưởng đồng dị của 20 bộ pháixuất hiện trong khoảng thời gian từ 100 đến 300 năm sau Phật nhập Niết bàn. Nội dung tư tưởng của toàn bộ tác phẩm Dị Bộ Tông Luân Luận chủ yếu xoay quanh bốn vấn đề chính

Quan điểm về thân tướngthọ mạng và oai đức của Đức Phật.

Quan điểm về nghiệp lực và nguyện lực của một vị Bồ Tát.

Quan điểm về quá trình tu chứng và quả vị của Thanh Văn.

Các vấn đề khác như thân trung ấmnghiệp lựccăn trần thức, chửng tử, tâm và tâm sởtùy miênkiết sử, bổ-đặc-già-la, phước đức, pháp tháp, thiên chứng, Bát chánh đạo v.v…

Nguyên nhân chính phân chia bộ phái, có người cho là do vấn đề “năm điều của Mahadeva (Đại Thiên). Thượng tọa bộ kết tội Đại Thiên (người mà từ ngoại giáo gia nhập giáo đoàn còn mang theo tư tưởng không đúng chánh pháp, đưa ra 5 điều  sai lệch với Thánh chất của một bậc Ẩrahant.

 Cơ bản vẫn là do sự sai biệt trong nhận thức, mỗi cá nhân mang một nghiệp lực khác nhau, cảm quankinh nghiệm khác nhau; vì thế, Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhauChúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chíChúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí”.

Ngày nay, kinh văn chữ nghĩa rõ ràng thế mà còn “tam sao thất bản” huống chi xưa kia chỉ khẩu truyền cho nhau.Trường hợp hai trưởng lão  kể trên do chấp Kinh và luật mà sanh sự bất đồng. Do nhận thức về giáo luật khác nhau mà phát sanh các bộ phái; từ bộ phái lại chia nhánh thêm các chi phái khác nữa.

Dị Bộ Tông Luân Luận,Vasumitra đã trình bày “chính vì xiển dương, chấp chặt vào các quan điểm bất đồng, mà các bộ phái xuất hiện”.

Trong nhận thức cá biệt cũng chịu ảnh hưởng văn hóa, tập quán, địa lý để thích hợp với căn cơ quần chúng bản địa; chính vì thế chư Tổ bảo – “Phật pháp là bất định pháp”, hay là “Thế gian pháp tức phật pháp”

Lời dạy của đức Phật về việc sử dụng ngôn ngữ “Chớ có chấp trước địa phương ngữ, chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng” và “Này các Tỳ khưu, không nên hoán chuyển lời dạy của chư Phật sang dạng có niêm luật; vị nào hoán chuyển thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các Tỳ khưu, ta cho phép học tập lời dạy của đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)”. Theo tinh thần “Phật giáo Phát triển”, linh động, uyển chuyển mọi nghi cách cho thích hợp với căn cơ, trình độ quần chúng địa phương để giáo hóa, lắm khi đi khá xa với phong cách “Phật giáo nguyên thủy”, nhưng nhờ thế mà “Phật giáo Phát triển” dễ thẩm thấu vào xã hội và phát triển sâu rộng hơn Phật giáo nguyên thủy -Việc này sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau về lời dạy của đức Phật giữa các địa phương.Kinh điển thường nhật, mỗi chùa mỗi khác, phật tử chùa này đến chùa khác khó mà đọc tụng hòa chúng, thì việc chuẩn hóa tư tưởng giáo nghĩa theo nhận định mỗi cá nhân cũng đưa đến dị biệt bất thường.

Tự do, tự giác, tự ngộ…là tinh thần phóng khoáng trong tư tưởng hay tính mở trong giáo pháp đã tạo cơ hội cho sự phát huy tài năng - thể hiện quan điểm cá nhân là nguyên nhân của sự phân phái.Một số tỳ kheonăng lực xuất chúng, triển khai tư tưởng  chỉ có Đại chúng bộ hầu hết Tăng trẻ chấp nhận, ngược lại với tinh thần thủ cựu của Thượng tọa bộ, đó là nguyên nhân đưa đến phân phái.

Một số vị căn cơ linh hoạt, y cứ vào lời dạy của Phật để triển khai theo thiên kiến riêng mà nghĩ rằng không sai với giáo nghĩa của Phật như: “Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một số ít lá simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay lá trong rừng simsapà?- Thật là quá ít, bạch Thế Tôn, một ít lá simsapà mà Thế Tôn nắm lấy trong tay, và thật là quá nhiều lá trong rừng simsapà. 3) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thật là quá nhiều, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các Ông! Thật là quá ít những gì mà Ta đã nói ra!”. Câu này hàm ý, những gì đức Phật dạy chỉ là một phần rất nhỏ so với thật tế trong cuộc sống mà ngài hiểu biết, ngài chỉ dạy những gì hợp với đương cơ lúc bấy giờ. những lời dạy của đức Phật được gọi là Pháp nhưng đức Phật chỉ là người phát kiến và khám phá ra Pháp chứ không phải sáng tạo ra Pháp, thế thì những gì đệ tử về sau khám phá ra cũng không hẳn là tư kiến sáng tạo. đức Phật còn dạy rằng: “Này A Nan, từ nay trở đi, cho phép các Tỳ kheo tùy nghi bỏ các giới cấm nhỏ nhặt”. Chứng tỏ, giáo pháp của Phật không hề khép kín cô đọng, cứng ngắc theo tinh thần bảo thủThời kỳ tại thế, Phật chuyên tu giải thoát, vì thế ngài không muốn trả lời những thắc mắc về những vấn đề siêu hình, đến hậu thế chuyên về luận thuyết, các bậc trí năng phải vận dụng luận giải để đáp ứng những vấn nạn siêu hình, từ đó các bộ luận của chư Tổ xuất hiện.

Tuy nhiên, tinh thần cởi mở, nhưng không vì thế đi quá xa giáo pháp, lạc sang tà giáo. 5 việc do Mahadeva (Đại Thiên) đưa ra mà thầy Thích Hạnh Bình cho rằng nhờ đó, mở đường cho tinh thần “Phật giáo Phát triển” sanh sôi nảy nở, phải nói rằng, cũng từ đó mà hố phân cách sâu sắc giữa “Phật giáo Phát triển” và “Phật giáo nguyên thủy” hình thành.

Phật giáo khác với các tôn giáo Thần quyền, không có một đấng chuyên nhất nắm quyền phán xét, mà tư cách phán xét nằm ngay lương trinhân quả của mỗi cá thể; giá trị cá nhân được đề cao nên từ đó phát sanh nhiều quyền cá biệt mà hầu hết Tăng trẻ tương thích thuộc Đại chúng bộ; ngược lại,các bô lão thủ cựu giữ nguyên vị hương chất những gì Phật để lại.Mỗi bộ phái đều có một giá trị cá biệt. Các luận thuyết của Đại chúng bộ nặng về trí luận đáp ứng cho những trí năng học giả hơn là hành giả.

“Y pháp bất y nhân” là sự cảnh tỉnh tránh tình trạng thần tượng hóa đưa đến hội chứng giáo chủ như hiện nay, đức Phật dạy là cần lấy giáo luật làm thầy, vì thế giáo đoàn không có một lãnh đạo quyền uy tối thượng.  Nhờ tinh thần này, tuy phân phái nhưng chư Tăng vẫn có thể sống chung trong một ngôi già lam. Và tinh thần thống nhất không thực hiện được là điều tất nhiên. Trong cái ưu vẫn có cái khuyết.

Kinh  Tăng  Chi bộ,  lời Phật  dạy gồm 10 điều: chớ  vội tin: 01. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết. 02. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống. 03. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền. 04. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển. 05. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình. 06. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình. 07. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình. 08. Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt. 09. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnhquyền uy ủng hộ. 10. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con ngườicuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chuẩn”. Tăng Chi Bộ Kinh (The Anguttara Nikaya/The "Further-factored" Discourses)

                                                   *** Khi một người chứng quả vị A-la-hán sẽ tự nhận thức được rằng: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa” Tuy Mahadeva  là nhà thông thái, không có nghĩa là bậc đủ tuệ giác của một vị A la Hán như  đoạn kinh trên đây xác định, không thể nói ông ta đã khai sáng cái nhìn mới về một vị đã chứng quả A La Hán, Mahadeva đã trần tục hóa, tầm thường hóa một quả vị mà chính đức Phật đã đạt quả vị đó.. Đức Phật dạy ngay một vị chứng sơ thiền cũng đã “ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm với tứ”; hay những bậc chân tu cũng không hề vướng vào những trạng thái của một người tầm thường như thế.Chính quan điểm  của Mahadeva đã gây ra cơn sóng phản bác và phân hóa nội bộ.

Trong quá khứ, sự phân hóa do hiểu biết chấp thủ hay phóng khoáng của chư Tăng không tương thích với căn cơ chung; có thể quan kiến do đi trước thời đại, dẫu sao cũng căn cứ từ giáo lý, triển khai từ giáo nghĩa, hỗ trợ nhau trong việc tu tập và giúp phát triển Phật pháp. Chính nhờ việc triển khai giáo nghĩa một cách phóng khoáng mang tính văn học của những bộ đại tạng Bắc truyền mà Phật giáo phát triển sâu rộng khắp nơi. Những quốc giaPhật giáo Nam truyền biến thành quốc giáo, tuy số lãnh thổ hạn chế, nhưng, chư Tăng hành giả giới luật tinh chuyên; Nguyên thủy có cái đẹp và hiệu quả của việc bảo thủ, hạn chế, xây dựng một hình ảnh Tăng đoàn trong sáng, thì Phật giáo Bắc truyền có công phát triển Phật pháp đi vào quần chúng sâu rộng, biết linh động uyển chuyển tương thích với căn cơ thời đại, chính vì cởi mở phóng khoáng, không tránh khỏi việc giới hạnh đi xa với giáo luật, giáo lý triển khai xa tầm với của nguyên thủy mà các nhà nghiên cứu cho rằng “Phật giáo phát triển” không thuộc đạo Phật.

                                                      ***

Cũng tinh thần diễn biến theo sự hiểu biết, nhận định về kinh giáo, một vài cá nhân chứng tỏ học hiểu kinh giáo theo một chiều hướng khác, thậm chí một chiều hướng không hẳn Nguyên Thủy, cũng chẳng phải Phát triển. Chư Tổ có lập Tông thì cũng không thể xa rời tôn chỉ giáo nghĩa, ngày nay, một vài Tăng trẻ được trang bị kiến thức Phật học từ những giáo thọ ngoại đạo Bà La Môn hay Hồi giáo,tại đất nước Phật giáo chỉ còn những Thánh tích, các bậc chân sư tu chứng hầu như vắng bóng;  những giáo thọ như thế chỉ là những học giả, nhà nghiên cứu,chuyên biệt cung cấp kiến thức kinh giáo nguyên thủy. Tiếp nhận truyền thừa mà thiếu sự dung dị với hình thái  một Phật giáo ứng biến thích nghi với từng thổ nhưỡng, từ đó tự trang bị cặp kính màu cá biệtđố kỵ, đôi khi phát kiến những cái hiểu xa lạ, không có trong kinh điển Nguyên thủy cũng chẳng có trong Phật giáo Bắc tông.

Trước khi vào kinh tụng các sư Nam tông cũng đã cung thỉnh:

Xin thỉnh chư Thiên ngự trên cỏi Trời dục giới cùng sắc giới, chư Thiên ngự trên đỉnh núi núi không liền, khắp nỏi hư không cùng bãi đất liền, …và ngự trên cây cối rừng rậm…Càn thát bà cùng Long vương dưới nước trên bờ…

Nghĩa là chư Tăng cung thỉnh tất cả các đấng vô hình hội tụ để văn kinh thính pháp. Không chỉ Bắc truyền mà cả Nam truyền Phật giáo cũng quan tâm đến thế giới vô hình. Một tôn giáo không chấp nhận thế giới vô hình, đó là tôn giáo “vô thần”. Lục đạo chỉ có cỏi người và súc sinhhữu hình, bốn cỏi còn lại đều vô hình. Ngay cả chư Thiên còn có sáu cảnh giới gọi là lục dục Thiên, Atu La có 150 cỏi đa dạng. Cái gọi là vô hình, thật ra tầm nhìn nhục nhãn của chúng sanh bị giới hạn chứ không thể nói là không có. Người tu Phật không tin lời Phật, tự phát kiến quan điểm cá nhân, lạc dẫn đồ chúng, gây hoan mang đức tin cho mọi người, thuộc loại “nhất xiển đề” là “hủy tha tự thán”, kẻ lạm xí Tăng luân.

 Rất may, những thành phần kiêu Tăng như thế rất ít. Các bậc trưởng thượng tiên phong tiếp thu kiến thức Nikaya, nhận thức được giá trị của “Phật giáo Phát triển” , các ngài đã “thử hòa điệu sống” làm phong phú thêm Phật giáo nước nhà. Nếu phân hóa để phát trển Phật giáo như chư Tổ là bồi đắp nền móng đạo đức, ngược lại, vì bản ngã muốn trở thành giáo chủ theo hội chứng mạt pháp hiện nay, đó là hiện tượng phân hóa biến thái đưa đến hủy diệt. Một sứ giả Như Lai luôn cảnh tỉnh khỏi lạc vào một trong “ngũ ấm ma” mà kinh Lăng Nghiêm đã cảnh giác.

MINH MẪN 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 27622)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19667)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15457)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23090)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23372)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17392)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15588)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21710)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 37788)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 21895)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23077)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21175)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28284)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32388)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25016)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34549)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22785)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27540)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31149)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13513)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 24947)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27633)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 21940)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20645)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22132)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 26941)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 23989)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21749)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14631)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 22986)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 23879)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 20944)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14087)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19807)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22355)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 13968)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 27898)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22672)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28050)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10904)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28367)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31417)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26003)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14822)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 27942)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7314)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25205)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20625)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21024)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12159)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11819)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12709)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
(Xem: 26481)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 12974)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
(Xem: 26870)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 31467)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32403)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 12912)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
(Xem: 12059)
Lời dạy của đức Phậtpháp môn phương tiện, chứ không phải là chân lý. Vì vậy, học Phật là học pháp môn để tu tập, để chuyển hóa tâm thức, lời nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant