Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Thân Khỏe Mạnh, Tâm Khỏe Mạnh

10 Tháng Sáu 201914:35(Xem: 2980)
Thân Khỏe Mạnh, Tâm Khỏe Mạnh

THÂN KHỎE MẠNH, TÂM KHỎE MẠNH
Nguyên tác: Healthy Body, Healthy Mind
Tác giả:
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Kangra, 2012 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

Tôi luôn luôn nói trong cung cách bình thường như bổ sung cho tiếng Anh không lưu loát của tôi. Tôi không thích nghi thức. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng là những con người từ thân thể, tinh thần đến cảm xúc. Tầm quan trọng của một người là tính sáng tạo của tâm thức. Khi chúng ta đối xử với nhau như những người anh chị em, thì nó sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.

Thật là một vinh dự lớn để tham dự hội nghị quan trọng này. Trong năm mươi hai năm qua, tôi đã sống ở Dharamsala, trước đó tôi sống ở Mussorie; vì vậy khu vực này tôi cảm thấy như quê nhà của tôi. Trở lại năm 1961, khi tôi đến Mcleodganj, chỉ có hai cửa hàng ở đó. Nhưng trải qua năm tháng, nơi này đã phát triển rất nhiều. Bây giờ, có nhiều cửa hàng, khách sạn, trung tâm giáo dục, và trung tâm y tế. Mọi người quan tâm đến sức khỏe, vốn làm những trung tâm y tế thật sự quan trọng. Bổn phận của mỗi người là chăm sóc sức khỏe của riêng họ. Tôi tin rằng việc làm của quý vị - tất cả những ai trong lãnh vực y tế - là công việc rất quan trọng. Nhưng chuyên môn là không đủ; mọi người phải làm việc với lòng nhiệt tình. Đó là sự thực hành tốt đẹp nhất trên thế giới, khi quý vị chửa trị cho mọi ngườiban cho họ một cuộc sống mới.

Tây Tạng, các bác sĩkiến thức tốt nhưng không bi mẫn, vì vậy họ không là những vị bác sĩ giỏi. Trong chuyên môn y tế, thật rất quan trọng để có một cảm nhận chân thành về việc quan tâm cho các bệnh nhân của họ. Khi tôi đến một nhà thương, bác sĩ rất nồng nhiệt với tôi và tôi cảm thấy hạnh phúc để nhận ra rằng họ sẽ chăm sóc tôi. Nếu bác sĩ hay y tá không mĩm cười, thì bệnh nhân cảm thấy sợ hãi. Thật quan trọng cho bác sĩ chiếm được lòng tin của bệnh nhân, vì như vậy sẽ làm cho thời gian hồi phục nhanh hơn.

Ấn Độ là một quốc gia dân chủ đông dân nhất thế giới, với một lịch sử văn hóa và triết lý lâu dài gần năm nghìn năm. Nó có những truyền thống nghìn năm như bất bạo động và hòa hiệp tôn giáo. Trong những phần khác của thế giới, chúng ta thấy nhiều bất ổn, bạo động, và bất công. Nhiều vùng đang đối diện với chiến tranh nhân danh tôn giáo. Những khái niệm bất bạo động và hòa hiệp tôn giáo của Ấn Độliên hệ với thế giới ngày nay và là giải pháp cho sự bất ổn trên thế giới. Nó giúp để phát triển sự tôn trọng cho sự sống của những người khác.

Trong hàng nghìn năm, Ấn Độ đã là nơi phát sinh nhiều tôn giáo, triết lý, và sự thực hành như Phật giáo, Kỳ na giáo, và đạo Sikhism. Những tôn giáo khác đã du nhập vào Ấn Độ như Ki tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo. Bái Hỏa giáo đã đến và định cư ở đây, và cộng đồng Bái Hỏa giáo ở Bombay hiện hữu trong một số ít người nhưng rất hạnh phúc. Qua sự tồn tạithực hành của rất nhiều tôn giáo trong một xứ sở, thì sự hòa hiệp tôn giáo đã trở thành một vấn đề rất liên hệ. Người Ấn Độ nên tự hào với di sản văn hóa phong phú của họ. Từ năm 1947, Ấn

Độ đã thông qua hệ thống dân chủ, vốn rất ổn định. Trong tình trạng khẩn cấp có sự lo lắng nhưng sau những cuộc bầu cử thì chính phủ đã thay đổi một cách êm thấm và hòa bình được phục hồi bởi Morarji Desai.

Chủ nghĩa đế quốc Anh đã đem đến một hệ thống giáo dục rất tốt. Nhiều người trong các bạn trông trẻ trung, và bổn phận của các bạn là làm việc một cách cần mẫnsử dụng truyền thống giàu có như một vũ khí mạnh mẽ. Có nhiều xứ sở đang cạnh tranh với Ấn Độ, vì vậy mỗi người cần làm việc cần cù và với lòng can đảm và tự tin để bảo đảm rằng đất nước này hoàn toàn hướng về phía trước. Ngày nay tôi tự xem tôi như một sứ giả của các tư tưởng Ấn Độ như bất bạo động. Tôi đã sống năm mươi năm qua trên xứ sở này. Một nhóm phóng viên người Hoa một lần đã hỏi tôi rằng tại sao tôi tự xem tôi như một người con của Ấn Độ - họ  nghĩ rằng điều đó có một lý do chính trị phía sau nó. Tôi đã nói với họ rằng, khi là một đứa trẻ, tôi đã đọc những giáo huấn của Đạo Phật bằng Sanskrit cũng như tiếng địa phương của tôi. Tôi cũng tu học theo giáo huấn của Đại học Na Lan Đà. Rồi thì thân thể tôi sống còn nhờ những thực phẩm như: dal[1], chapatti[2], gạo Ấn Độ rất lâu. Vì vậy, tôi tự xem tôi như một người con của Ấn Độ. Những nhà báo Trung Hoa đã hiểu.

Tôi cảm thấy một sự quan tâm nghiêm trọng về tham nhũng. Khi tôi viếng thăm Rajasthan năm ngoái, một học sinh đã hỏi tôi rằng có phải đúng rằng trong đời sống thực tế người ta phải là một thành phần của sự tham nhũng, hay bằng khác đi họ sẽ không giờ thành công. Suy  nghĩ như vậy về tham nhũng trong một tâm thức trẻ trung đang quấy rầy tôi. Khi tôi ở Bombay, một người bạn thương gia của tôi đã đề cập rằng không có tham nhũng, người ta không thể thành công trong thương mại. Trong những quốc gia khác, vốn không có các nguyên lý đạo đức, thì tham nhũng là có thể hiểu được. Nhưng trong xứ sở này với quá nhiều con người tâm linh tôn giáo, thì đó là một vấn đề phải quan tâm.

Tôi đã đùa những người bạn Ấn Độ của tôi rằng họ đặt bông hoa trước những thần linh của họ và tụng đọc những thần chú (shlokha) mà không biết ý nghĩa của nó. Nếu bạn là một bông hoa thật sự, tuân theo giáo huấn của thần linh đó, thì không có tôn giáo nào dạy người ta nên hướng dẫn một đời sống với sự tham nhũng, lừa dối, giết hại, trộm cắp, và v.v… Tất cả những tôn giáo quan trọng nói rằng chúng ta phải thực hành từ ái, bi mẫn, trung thực, và tha thứ. Tôi nói với mọi người hãy rõ ràng về niềm tin của họ. Nếu họ tin tưởng trong tôn giáo, thì họ nên hướng dẫn đời sống của họ một cách trung thực. Nếu họ tôn thờ tiền bạc, thế thì họ sẽ phải hướng đến một đời sống tham nhũng và hối hận vì có một tên tuổi xấu giữa những đồng nghiệp của họ.

Vài ngày trước đây, tôi đã gặp một người tị nạn tôn giáo Cu Ba, người luôn luôn cầu nguyện Thượng đế hãy đưa tất cả những nhà độc tài lên thiên đàng, cho thấy rằng ông vẫn có một sự tôn trọng nào đối với họ, vì ông muốn họ lên thiên đàng chứ không phải là địa ngục. Tôi luôn luôn khuyến khích mọi người đi theo con đường bất bạo động, làm việc cần mẫn, và sống một cách trung thực, là những thứ sẽ mang đến cho họ sự tôn trọng trong cộng đồng và cũng từ những người bạn chân thành của họ. Nếu bạn đạo đức giả, thế thì sự tin tưởng giữa những người bạn sẽ không còn nữa, và bạn sẽ không hạnh phúc.

Tôi nghĩ, để cho thân thể khỏe mạnh, chúng ta cần có một tâm thức tĩnh lặng và một trái tim nồng ấm. Với sự giúp đở của một tâm tĩnh lặng và tự tin, chúng ta có thể đối diện với bất cứ nghịch cảnh nào trong đời sống. Một thân thể khỏe mạnh và một tâm thức khỏe mạnh song hành với nhau. Thuốc men không mà thôi không thể giúp đở gì nhiều. Những sức mạnh căn bảnmọi người cần phải có để thành cônglý tưởng, hoạt động cần mẫn và một sự tiếp cận hiện đại trong mọi lãnh vực. Người Ấn Độ có thể thực hiện một đóng góp nổi bật qua làm việc cần mẫn, kiến thức và tự tin, vốn có thể hổ trợ phát triển xứ sở trên bình diện quốc nội và quốc tế.

Tôi đang ở những năm cuối của tuổi bảy mươi và có thể không thể sống để thấy những sự thay đổi. Tất cả những người trẻ hơn tôi, với viễn kiến mạnh mẽ và hoạt động cần mẫn, có thể hưởng thụ những kết quả tốt đẹp. Ngay cả sau khi tôi chết, hoặc là ở thiên đàng hay địa ngục, tôi sẽ kiểm soát để xem quý vị có thi hành những lời khuyên này một cách thích đáng hay không. Những cộng sự trẻ của tôi ở đây và tôi sẽ cùng xem xét với nhau, và nếu quý vị không hành động, rồi thì tôi sẽ trừng phạt quý vị. Cảm ơn!

HỎI VÀ ĐÁP

HỎI: Có phải là tha thứ là quan trọng hơn trừng phạt hay không? Ngài đã đề cập trong bài giảng là nếu lớp trẻ không thể hiện bổn phận của họ một cách đúng đắn, thế thì ngài sẽ trừng phạt họ ngay cả sau khi ngài lên thiên đàng. Trong ánh sáng trí tuệ của lời tuyên bố này, có phải tha thứ là quan trọng hơn trừng phạt hay không?

ĐÁP: Tha thứ có nghĩa là mặc dù một việc làm sai lầm nào đó, quý vị sẽ không chấp giữ một cảm nhận xấu hay oán hận. Thay vì thế, quý vị nên có một cảm nhận chân thành quan tâm cho những ai đã làm sai. Điều đó, tôi nghĩ, là tha thứ. Trong lúc đó, cũng từ một cảm nhận chân thành quan tâm cho tương lai của họ, một sự trừng phạt nào đó có thể có kết quả tốt. Thí dụ, khi người Tây Tạng bị tra tấn, chúng tôi phát triển một sự quan tâm cho tương lai của những  người tra tấn họ. Theo khái niệm của nghiệp báo tâm linh, những ai đã tích tập nghiệp xấu sẽ đối diện những hậu quả cay đắng trong đời sống của họ. Mặc dù chúng tôi đối kháng lại sự kiểm soát của họ, nhưng về tinh thần chúng tôi vẫn thương cảm bi mẫn cho họ. Đó là sự thực hành của tha thứ.

HỎI: Tôi là một bác sĩ. Tôi làm mọi thứ để làm cho tôi là một con người tốt lành thể hiện như có lòng bi mẫn thương cảm và không quên lãng nhiệm vụ của tôi. Tôi an bình với chính tôi. Nếu tôi nhờ đến tâm linh trong việc thực hiện các nhiệm vụ của tôi thì việc đó có giúp tôi phát huy không? Nó có làm tinh thần tôi nâng cao hơn xa hơn không?

ĐÁP: Vâng, trong lãnh vực chuyên môn y tế thì ông nên làm bổn phận của ông với kiến thứcquan tâm chân thành cho sự cát tường của bệnh nhân của ông. Hành động lệ thuộc vào động cơ trên những cấp độ tinh thần, thân thể, và lời nói – nếu động cơ là tích cực, thì tất cả mọi cấp độ sẽ trở thành tích cực. Tôi nghĩ chí nguyện thứ nhất của tôi là để thúc đẩy giá trị nhân bảnđạo đức thế tục. Chủ nghĩa thế tục có nghĩa là chú ý tôn trọng đến tất cả mọi truyền thống và cũng đến tất cả những người không có tín ngưỡng. Một lần nọ, L. K. Advani đã nói với tôi rằng truyền thống nghìn năm được diễn tả bởi Charvaka phủ nhận Thượng đếgiáo pháp, nhưng tin trong sự tồn tại của thực tại. Tất cả những nhà tư tưởng tâm linh khác phê phán quan điểm ấy, nhưng vẫn xem ông như một hiền nhân (rishi). Đó là một dấu hiệu rõ ràng của sự tôn trọng. Tôi tin tưởng rằng bảy tỉ người không thể tất cả đều bình đẳng nghiêm túc về tâm linh. Đối với sự quan tâm cá nhân, đạo đức luân lý cá nhân hay giá trị nội tại, chúng ta phải gây ấn tượng sâu sắc với họ - đó là vì lợi ích của chính họ. Từ ái, bi mẫn, và tha thứ có nghĩa là được thực tập bởi cả những người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng. Một người cần duy trì sự trung thực, duy trì sự trung thực là một bộ phận tâm  linh.

HỎI: Thân thểđộc lập, tâm thức cũng vậy. Khi thân thể tàn hoại, tâm thức cũng bị tàn hoại cùng với thân thể chứ? Nếu không, thì nó đi đâu?

ĐÁP: Quá khứ hàng nghìn năm qua, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên chủ đề ấy, và nhiều câu trả  lời đã được đưa ra. Bây giờ, đối với những ai tin tưởng Thượng đế là đấng tạo hóa, thì họ tin rằng tâm linh duy trì sau khi chết cho sự phán xét cuối cùng (cho dù người ấy xuống địa ngục hay lên thiên đàng). Tôn giáo Ấn Độ - kể cả phái Số Luận – là một hệ thống tư tưởng tin rằng Brahma là đấng tạo hóa. Họ cũng tin tái sanh và nghiệp. Tín đồ Phật giáo và  Kỳ na giáo không tin trong đấng tạo  hóa, bắt đầu hay kết thúc.

Hầu hết mọi tôn giáo ngoại trừ Phật giáo tin vào “bản ngã” (atma), vốn giống như linh thức (ghost) tồn tại ngay cả sau khi chức năng thân thểtâm thức chấm dứt tồn tại. Phật giáo tin rằng trong một phức hợp của thân thểtâm thức, và nhiều cấp độ khác nhau của mỗi thứ. Sau khi chết, ngay khi trái tim ngừng đập, trong một thời điểm ngắn não bộ ngừng hoạt động, nhưng một cấp độ của thân thể và cấp độ khác của tâm thức không ngừng hoạt động. Trình độ sâu xa nhất của tâm thức tồn tại ngay cả sau  chết. Tôi biết một vài trường hợp, thân thể vẫn tươi nhuận nhiều tuần sau khi chết. Các nhà khoa học hiện đại không có câu trả lời nào cho điều này. Sau ba mươi  năm thảo luận với những nhà khoa học, một số trong họ cho thấy sự thích thú trong chủ đề này và đang thí nghiệm. Sự giải thích của Phật giáo về trình độ sâu xa nhất của tâm thức và sự giải thích của Ấn giáo của bản ngã là rất giống nhau.

HỎI: Ngài đã đề cập một cách trung thực. Mọi người cho rằng trung thực, nhưng có sự định nghĩa riêng của họ. Theo ngài thì ngày nay định nghĩa về trung thực là gì?

ĐÁP:  Tâm thức con người rất phức tạp. Vì thế nó đưa ra nhưng sự diễn giải khác nhau về luân lý đạo đức. Người ta có xu hướng trung thực hơn khi đối diện với mèo và chó, vì nếu họ biểu lộ chân thành thật thà, rồi thì cảm nhận tình cảm được trao đổi lẫn nhau. Giàu sang hay nghèo khó, học vấn hay không, mọi người đều cần trung thực.

Triết lý Ấn Độ về tâm thức, theo Pali hay truyền thống Na Lan Đà là rất phong phú. Nếu một người là chân thậttrong sáng trong ý định của họ và tôn trọng người khác, thế thì sẽ không có chỗ trong tâm cho những tư tưởng như gian lận và lừa dối. Cội nguồn của chân thậttừ ái và bi mẫn. Một cấp độ của từ ái là sinh học, như tình yêu của bà mẹ, vốn là định kiến. Nhưng từ ái và bi mẫn nên được chia sẻ trong tất cả mọi người, ngay cả với kẻ thù của ta. Bất cứ hành động nào mang đến sự tin tưởngtrung thực.

HỎI: Có phải thái độ của con ngườichúng ta không mãn nguyện với những gì chúng ta đã thành đạt trong đời sống. Điều này đưa đến việc xâm phạm đến những quyền của người khác và tạo nên sự bất hòa trong xã hội. Theo ngài thì chúng ta nên làm gì để duy trì sự toại nguyệnmang đến hòa bình và hòa hiệp trong xã hội?

ĐÁP: Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này là đạo đức thế tục. Giá trị vật chấtgiới hạn, như một con người chỉ tham khát cho tự thân về nó, nhưng chỉ chạm trán với sự không thỏa mãn. Có một câu chuyện về một vị vua muốn thêm nữa. Nhưng mọi thứ liên hệ đến tâm thức, như kiến thức, không có giới hạn. Sau khi kinh tế toàn cầu sụp đổ, một người bạn kinh tế gia đã nói với tôi rằng không ai muốn bất cứ khủng hoảng nào, nhưng khủng hoảng cuối cùng là sự tự tạo của chúng. Lý do, ông nói là sự tham lam – loại tham lam đã làm người ta mù quáng. Tất cả là sự đầu cơ đã tạo ra những hoàn cảnh như vậy, không có ý nghĩa của thực tế. Cho nên toại nguyện đến từ một sự tiếp cận thực tiển. Nếu người ta nghĩ rằng đã có đủ mọi thứ, thế thì thái độ tinh thần của người ấy sẽ cho người ấy một tâm thức tĩnh lặng.

Tôi đã đùa với các người bạn thương gia của tôi rằng họ là những nô lệ của tiền bạc. Ở Moscow, Nga, một thương gia đã nói với tôi rằng ông muốn đến Los Angeles, USA, và trở lại Moscow trong chính ngày ấy – và tôi đã nghĩ, du hành quá nhiều, chỉ vì lợi nhuận? Lợi nhuận không lợi lạc về tinh thần hay vật chất cho con người. Nhưng ở trình độ quốc gia, những ưu tiên thay đổi. Có nhiều người nghèo ở Ấn Độ. Ngay cả những bệnh tật như chứng bại liệt được diệt trừ tận gốc rể (như tôi thấy trên đài BBC) nhưng những tiện nghi y tế vẫn nghèo nàn. Ấn Độ vẫn cần phát triển. Tôi đã dự một buổi hội họp nơi tôi đã nhận ra rằng có rất ít người nghĩ về tương lai. Họ nên ngưỡng mộ những lãnh tụ vĩ đại của Ấn Độ như Nehru và Gandhi những người đã bắt đầu với xu hướng bất bạo động cho sự tốt đẹp của mọi người.

HỎI: Ở Bhutan, người ta có một thống kê – tổng hạnh phúc quốc gia – đó là thống kê của sức khỏe và kinh tế của dân số. Ngài có muốn đề nghị nó đến những nhà chính trị đang ngồi kế bên ngài để thực hiện việc này như một thống kê cho Ấn Độ không?

ĐÁP: Thật rất dễ dàng đề nghị việc này, nhưng cho một sự phát triển thật sự thì nhiều việc cần đến, một cách chính yếu trong lãnh vực của giáo dục. Năm nay, Đại học New Delhi đang nghiên cứu vì vậy họ có thể làm đạo đức thế tục thành một bộ phận của hệ thống giáo dục. Nền giáo dục hiện đại thiếu điều gì đó định hình não bộ chúng ta, vì thế nó cần trải qua những thay đổi nào đó. Cùng với giáo dục, thì kinh tế cũng là một vấn đề quan trọng. Khoảng cách giữa giàu và nghèo là rất lớn đó là sai lầm một cách đạo đức.

Ở Dharamsala, gần một công trình xây dựng, tôi đã nói với một công nhân đến từ Chandigarh – một phụ nữ với con cái. Bà nói với tôi rằng không ai muốn rời xóm làng của họ nhưng họ cần việc làm. Sự chuyển hóa thật sự nên xảy ra trong những vùng làng quê xa xôi để giảm thiểu khoảng cách giữa giàu và nghèo.

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, June 8, 2019

Trích từ quyển The Big Book of Happiness

Tuệ Uyển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2254)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3413)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4093)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3862)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2806)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3283)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3418)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4467)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3794)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4668)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 3940)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 2937)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3697)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3826)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 2992)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3542)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4383)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3649)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2166)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2542)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 2962)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2646)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4535)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4861)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2776)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5128)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2784)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3195)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4310)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4853)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4600)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3161)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4489)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4211)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6071)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3454)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 3954)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 5936)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5345)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 3965)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 32581)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3116)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4085)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4671)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 2998)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3739)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3475)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6471)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2716)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3175)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4472)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(Xem: 3369)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
(Xem: 7221)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(Xem: 4410)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4457)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7123)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 2890)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12005)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 3884)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3708)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant