Ý nghĩa của sự buông xả và hiểu sâu về sự bám víu
Buông xả là một sự thực tập quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, cũng như trên con đường giải thoát của chúng ta. Cuộc sống hằng ngày tạo cho chúng ta nhiều cơ hội để buông xả các kế hoạch, các sự mong muốn, các sở thích, và các ý kiến.
Buông xả dính mắc, bám víu trong tâm
Sự buông xả có thể đơn giản như là việc chúng ta hủy bỏ chương trình, bởi vì thời tiết trong ngày đã thay đổi. Hoặc sự buông xả có thể phức tạp như là chúng ta cần phải quyết định hy sinh một điều gì đó giữa các nhu cầu như gia đình, bạn bè, sự nghiệp, cộng đồng, hoặc là sự thực hành về tâm linh.
Sự giải thoát cũng còn liên quan đến việc từ bỏ tính kiêu-ngạo trong tâm, mà làm cho chúng ta bám víu vào các ý tưởng liên-hệ đến cái-tôi của chính mình.
Cuộc sống hằng ngày đặt chúng ta vào các tình huống mà sự buông xả là điều cần thiết, hoặc đôi khi là điều bắt buộc. Học làm cách nào để chúng ta buông xả một cách khéo léo, là một điều cần thiết để chúng ta có được một cuộc sống hạnh phúc.
So sánh với sự buông xả trong đời sống thế tục, thực tập sự buông xả trong Đạo Phật có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Ngoài sự từ bỏ một số ý tưởng và sự ham muốn, chúng ta cần thực hành sự buông xả các nhu cầu bên trong mà thúc đẩy chúng ta bám víu vào các ý tưởng, và các sự ham muốn.
Trong Đạo Phật, sự giải thoát không phải chỉ là sự buông xả về các khái niệm lỗi thời và không chính xác; mà sự giải thoát cũng còn liên quan đến việc từ bỏ tính kiêu ngạo trong tâm, mà làm cho chúng ta bám víu vào các ý tưởng liên hệ đến cái tôi của chính mình. Sự giải thoát có nghĩa là sự buông bỏ các dính mắc, nằm sâu kín bên trong tâm của chúng ta.
Có những người không tin tưởng vào việc thực hành sự buông xả. Một trong những lý do chính đáng cho sự nghi ngờ nầy, là chúng ta dễ dàng buông bỏ đi những điều sai lầm, nếu chúng ta không có trí tuệ; thí dụ, như chúng ta nhầm lẫn buông bỏ đi sự theo đuổi lối sống lành mạnh, như là việc tập thể dục, hoặc là sự ăn uống lành mạnh, thay vì chúng ta cần phải buông bỏ đi sự-bám-víu vào các sự theo đuổi nầy.
Một lý do khác cho sự nghi ngờ, là sự buông bỏ (hoặc sự từ bỏ) có thể bị hiểu lầm như là sự bị cách chức, sự yếu đuối, hoặc là cái tôi của chính mình bị hạ thấp, bởi vì sự hiểu lầm là chúng ta phải từ bỏ các quan điểm và mong muốn của mình, và thay vào đó bằng các quan điểm và mong muốn của người khác.
Có hai cách để buông xả, buông bỏ cái-gì-đó, hoặc sự-bám-víu mà chúng ta đang có về cái-gì-đó. Trong một số trường hợp, buông bỏ cái-gì-đó là điều thích hợp. Trong những trường hợp khác, điều quan trọng là buông bỏ sự-bám-víu. Khi có người nào nghiện rượu, điều cần thiết là sự từ bỏ rượu.
Tuy nhiên, khi một người nào đó đang sống chìm đắm trong quá khứ, thì quá khứ không phải là điều từ bỏ, mà sự-bám-víu (về quá khứ) là điều cần từ bỏ. Nếu người nầy từ bỏ quá khứ, họ sẽ mất đi sự hiểu biết. Khi họ không còn sự-bám-víu (về quá khứ), họ sẽ dễ dàng học được các sai lầm mà họ đã có trong quá khứ.
Lý do tại sao có sự bám víu?
Đôi khi, chúng ta cần phải hiểu được lý-do tại sao chúng ta lại có sự-bám-víu (vào cái-gì-đó), trước khi chúng ta có được sự buông bỏ. Chúng ta cần phải điều tra bản chất cái gì đó mà chúng ta đang bám-víu. Thí dụ, như nhiều người sẽ cảm thấy dễ dàng để buông bỏ sự kiêu ngạo, khi họ nhìn thấy các phản ứng (không tốt đẹp) của những người khác đối với họ. Khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng những gì tiền bạc có thể, và không thể mang lại cho chúng ta, chúng ta sẽ dễ dàng để buông bỏ ý niệm cho rằng tiền bạc sẽ mang đến cho chúng ta một cuộc sống có ý nghĩa.
Sự-bám-víu luôn luôn gây ra sự đau đớn. Đây chính là nguồn gốc của sự khổ đau
Bài liên quan
Muốn hạnh phúc bạn hãy buông bỏ như lời Đức Phật dạy
Đôi khi, điều quan trọng để hiểu là lý do của sự-bám-víu, chứ không phải là cái mà chúng ta đang bám-víu. Sự-bám-víu luôn luôn gây ra sự đau đớn. Đây chính là nguồn gốc của sự khổ đau. Sự-bám-víu làm cho chúng ta chỉ nhìn thấy được một góc cạnh của những gì đang xảy ra. Khi sự-bám-víu trở nên mạnh mẽ, điều nầy có thể làm cho chúng ta không còn nhận biết được chính mình. Sự-bám-víu cản trở khả năng dễ thích nghi và sự sáng tạo của chúng ta, và điều nầy lập tức làm cho chúng ta có các cảm xúc phiền não.
Qua việc nghiên cứu về sự-bám-víu, và cái mà chúng ta đang bám-víu, chúng ta sẽ biết được điều gì chúng ta cần phải buông bỏ. Nếu cái mà chúng ta đang bám-víu có hại, chúng ta buông bỏ cái nầy. Nếu cái mà chúng ta đang bám-víu có lợi, chúng ta buông bỏ sự-bám-víu, do đó chúng ta sẽ còn giữ lại phần ích lợi. Giúp đỡ một người hàng xóm, săn sóc sức khỏe và phúc-lợi của chính mình, hoặc là thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên là các điều mà chúng ta có thể thực hiện, cùng với sự-bám-víu, hoặc là không có sự-bám-víu. Chúng ta có thể thực hiện các việc trên tốt hơn rất nhiều, nếu chúng ta không có sự-bám-víu.
Thực hành sự buông xả cần có cả hai "mặt" cùng làm việc chung với nhau, giống như hai mặt của một bàn tay.
Bài liên quan
Ai cũng mong được buông xả, vậy nên hiểu buông xả sao cho đúng?
Trong Đạo Phật, việc thực hành sự buông xả cần có cả hai "mặt" cùng làm việc chung với nhau, giống như hai mặt của một bàn tay. Mặt thứ nhất, mà được nhiều người biết đến, là sự buông bỏ một cái gì đó. Mặt thứ nhì là sự buông bỏ rồi được một kết quả tốt hơn. Khi cả hai mặt cùng làm việc, giống như là khi chúng ta nhảy ra khỏi (buông bỏ) tấm ván nhảy, rồi để thân thể rơi xuống nước, thư giãn trong hồ bơi, hoặc là chúng ta buông bỏ sự thiếu kiên nhẫn, và rồi được một kết quả là sự thư giãn, và sự thoải mái.
Trong khi sự buông xả mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi lạc, thì việc buông bỏ rồi được một kết quả tốt hơn mang lại một giá trị quan trọng. Nhìn qua góc cạnh nầy, buông xả thì có nghĩa là được thêm, chứ không phải là mất đi. Khi chúng ta buông bỏ sự sợ hãi, nghĩa là chúng ta sẽ có được cảm giác an toàn, hoặc là một cảm giác thư giãn. Từ bỏ nhu cầu cho mình là đúng, hoặc là từ bỏ ý kiến của mình là đúng,
cho phép người nầy có cảm giác bình an. Buông xả các ý nghĩ có thể giúp cho tâm chúng ta được an bình hơn. Bằng cách buông bỏ rồi được một kết quả tốt hơn, làm cho chúng ta dễ dàng buông bỏ những gì có hại cho chúng ta. Đôi khi, chúng ta không muốn buông bỏ bởi vì chúng ta không nhìn ra được sự thay thế là điều tốt đẹp hơn, so với những gì chúng ta đang nắm giữ. Khi chúng ta nhìn thấy lợi ích rõ ràng trong sự buông bỏ, chúng ta sẽ dễ dàng để thực hiện điều nầy.
Từ ngữ "xuất gia" trong Phật Giáo có nghĩa là sự từ-bỏ một nơi chốn bụi bặm và chật hẹp, để đi-đến một nơi chốn sạch sẽ, với một không gian rộng mở. (Ảnh: Giác ngộ)
Qua truyền thống hiểu biết về sự xuất gia, chúng ta có thể nhìn thấy rằng Đạo Phật nhấn mạnh về những gì chúng ta có thể đạt được qua sự buông xả. Từ ngữ "xuất gia" trong Anh Ngữ có nghĩa là sự từ bỏ, trong khi từ ngữ "xuất gia" trong Phật Giáo có nghĩa là sự từ bỏ một nơi chốn bụi bặm và chật hẹp, để đi đến một nơi chốn sạch sẽ, với một không gian rộng mở. Hãy tưởng tượng, rằng trong suốt một mùa đông tuyết phủ, bạn đang ở trong một căn phòng nhỏ, chật hẹp cùng với các người thân. Mặc dù bạn thương yêu các người thân nầy, tuy nhiên, khi bạn mở cửa đi ra ngoài, bạn trông thấy mùa xuân, rồi tâm bạn cảm thấy vô cùng tuyệt vời.
Một trong những điều tốt đẹp về sự buông xả rồi được một kết quả tốt hơn, không phải là chúng ta có lòng mong muốn một cái gì đó, hoặc là chúng ta tạo ra một cái gì đó, mà điều tốt đẹp chỉ là nhờ có sự cho phép hoặc là nhờ có sự thư giãn. Một khi chúng ta đã biết bơi rồi, chúng ta cảm thấy thoải mái khi thả nổi, bằng cách chúng ta cho phép nước đẩy chúng ta lên. Một khi chúng ta có lòng từ bi, (có những lúc) chúng ta không những chỉ buông bỏ sự ác ý, mà còn cho phép chúng ta chia xẻ một sự đồng cảm với người khác. Buông bỏ sự sợ hãi, rồi sau đó cho phép chúng ta được nghỉ ngơi trong một cảm giác bình an.
Một kết quả tuyệt vời của sự buông xả, là để chúng ta hiểu biết rằng khi sống trong từng giây phút là tự đầy đủ rồi, và chỉ cần như thế thôi. Điều nầy cho phép chúng ta có mặt ở đây, ngay bây giờ, trong sự tự do và trong sự hiểu biết rõ ràng, bởi vì sống được trong từng giây phút nầy là điều có ý nghĩa sâu sắc nhất.
Chúng ta có thể buông bỏ sự vội vã lao mình vào tương lai, cũng như buông bỏ các cách tưởng tượng khác nhau của chúng ta như là "Tôi chưa được tài giỏi", hoặc là "Bây giờ chưa đúng thời điểm", để chúng ta có thể khám phá ra được rằng niềm hạnh phúc, và sự bình an không bao giờ phụ thuộc vào những gì chúng ta tin tưởng, hoặc là mong muốn.
Trong Đạo Phật, kết quả của sự thực hành là (buông xả) để đi vào các trạng thái tốt đẹp, có ý nghĩa, và tinh khiết của tâm rộng mở. Đặc biệt, là chúng ta có thể hiểu biết được sự bình an thấm đẫm trong tâm, qua sự buông xả, hoặc qua sự buông xả rồi được một kết quả tốt hơn. Khi chúng ta buông xả cái tôi mà đang sống trong sự bình an, thì chúng ta sẽ có sự bình an hoàn toàn. Khi không còn cái-tôi, thì điều còn lại chỉ là tâm bình an mà thôi.
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Tag :
- Nguyễn Văn Tiến