Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Đất Phật Phù Nam

Monday, August 12, 201912:15(View: 5177)
Đất Phật Phù Nam

ĐẤT PHẬT PHÙ NAM

TS. Nguyễn Thúy Loan

 

            Phù Nam là vùng đất rất dễ thươnghiền hòa bên dòng sông Cửu Long, mặc dù tên không còn nữa, nhưng hình ảnh của Phù Nam không dễ xoá mờ trong trí của người Việt Nam khi nghĩ về hoặc nhắc đến. Lịch sử đã chứng minh nó thuộc về vùng đất Việt Nam, nhưng những nước chung quanh vẫn muốn dành trong lịch sử của họ. Như vậy nó thuộc về ai, thực sự nó tên gì? Bài viết này khơi lại lịch sử một vùng đất Phật đầu tiên của Việt Nam, mặc dù thời đó nó thuộc về đế quốc Phù Nam.  

 

Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand). Phù Nam hiện hữu khoảng 6 thế kỷ, từ thế kỷ thứ nhất đến khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Sau đó mất hẳn tên trên bản đồ vì sự suy sụp của nền kinh tế phồn thịnh một thời. Ngày qua ngày, Phù Nam đã chia ra thành nhiều khu vực. Phù Nam mang nhiều nét văn hoá của Ấn độ và Căm Bốt. Theo lịch sử Phật Giáo, Vua A-Dục (Asoka) của Ấn Độ thời 269–237 trước công nguyên đã phái 9 phái đoàn đi ra nhiều nước để phổ biến rộng rãi về Phật Giáo. Một trong 9 phái đoàn do 2 vị tăng Sona and Uttara đi về Đông Nam Á, đã đến Suvarna Bhumi (Có nghĩa là vùng đất vàng) từ đây Phật giáo bắt đầu truyền rộng đến Thái Lan (Thailand), Lâm Ấp (Champa), Lào (Laos) Miến Điện (Myanmar), và Phù Nam (Funan). Đoạn sử này được viết lại từ vua Tích Lan (Sri Lanka). Theo truyền thuyết thì hai vị này theo tàu thương buôn đã đến Óc Eo, Phù Nam. Suvarna Bhumi thật sự là vùng nào, đến giờ vẫn là những cuộc tranh luận. Ở Thái Lan thì có tháp Phra Pathom Chedi (Tháp Đầu Tiên) ở Nakkorn Pathom, họ cho là hai vị này đã đến đây đầu tiên; vùng Thaton ở Burma (Miến Điện) thì cho rằng đất của họ chính là thủ đô của Suvarna Bhumi, và 2 vị tu sĩ Sona và Uttara đã đến đó. Ở Óc Eo, Việt Nam thì cho rằng hai vị đã sống trên núi Ba Thê để truyền giáo, sau khi 2 vị rời núi thì núi này đặt là Phnom Pathe (Tu sĩ đã rời khỏi núi). Như vậy lịch sử cho thấy Phật Giáo đã đến Đông Nam Á rất sớm, từ thời vua A Dục tức là vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Chiều dài Phật giáo trãi rộng trên những đất Phật được những học giả, khảo cổ nghiên cứu liên tục không ngừng nghỉ.

 

Chúng tôi năm người từ Hoa Kỳ hăm hở đi Phù Nam để nghiên cứu về đất Phật vào đầu tháng 6, năm 2015. Trưởng phái đoànTiến Sĩ Giáo sư Lancaster, người nghiên cứu về Phật Học 60 năm, là giáo sư trường Đại Học nổi tiếng của Mỹ UC Berkeley 33 năm. Ông cũng là một học giả nổi tiếng thế giới về công trình nghiên cứu Phật Học. Ông dẫn theo Howie, phụ tá chuyên môn từ trường Berkeley để bỏ hồ sơ tài liệu lên mạng, Tiến sĩ Đại Đức Thiện Tâm thông dịch và 2 nghiên cứu sinh (Magaret và tôi) về hải cảng của đất Phù Nam. Sau khi khám phá ra Phật giáo truyền theo con đường hàng hải, ông đã bắt đầu cho sinh viên nghiên cứu những hải cảng lớn thời đó, để tìm hiểu về sự phát triển của Đạo Phật. Trường Đại Học Vạn Hạnh cũ tức Viện Nghiên Cứu Phật Học bây giờ mời ông thuyết trình về sự khám phá mới này. Khi mọi việc được chuẩn bị xong thì chương trình lại dời về tháng 9, vì sinh viên đã nghỉ hè. Tiến sĩ Lancaster đã quyết định cho phái đoàn đi Óc Eo, để quan sát hải cảng nổi tiếng ở Phù Nam, thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam hiện nay. Hải cảng này có thể là nơi đầu tiên Phật Giáo Việt Nam truyền đến. Những nhà khảo cổ đã đến Óc Eo, Việt Nam khoảng 1942 bắt đầu từ  L.Malleret, đào xới để tìm những di tích lịch sử. Đến bây giờ, nó vẫn là nơi có nhiều bí mật chưa được giải thích, vì lịch sử không được viết lại nhiều thời đó.
Dat Phat Phu Nam 1

Dat Phat Phu Nam 2

Figure 2: 

Đất Phù Nam (xanh lá cây) và Óc Eo thuộc Tỉnh An Giang ngày nay


Óc Eo là một hải cảng thịnh vượng của Vương quốc Phù Nam thời đó, liên quan nhiều đến đồng bằng sông Cửu Long. Óc Eo nằm dọc theo bờ biển Đông Nam Á, vị trí thuận lợi cho sự trao đổi hàng hoá bằng hàng hải với những quốc gia khác và họ ngừng ở đây để lấy nước ngọt. Óc Eo cũng thuận lợi cho dân làng sống dọc theo sông Cửu Long từ Óc Eo ngược lên Tây Tạng trong việc giao thông, buôn bán. Phật giáo theo sự trao đổi buôn bán đó mà phát triển đến với nhân loại.

Đất Phù Nam xưa được giao thông bằng những con kinh/rạch từ thành phố này đến thành phố khác. Hiện nay những con kinh rạch này vẫn còn tồn tại, mặc dầu đã qua hơn 2000 năm. Hơn thế nữa, những hệ thống dẫn nước từ sông Cửu Long, tưới ruộng và sự trồng trọt cho sự phì nhiêu của Phù Nam đến nay vẫn còn hoạt động sau 2000 năm. Đồng bằng sông Cửu Long, đất đai phì nhiêu màu mỡ. Dân cư sống an lành, chất phác. Sông Cửu Long là nguồn sống vô biên cho dân làng chung quanh đồng bằng. Sông Cửu Long dài khoảng 4350 km, phát xuất từ Cao nguyên của Tây Tạng, chảy qua các nước Trung Hoa, Miến Điện, Lào,Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Trung Hoa và Lào đã đắp nhiều đập thuỷ điện từ sông Cửu Long (Mekong), nên mực nước đã xuống thắp và nước mặn từ biển tràn vào đã gây ra thiệt hại mùa màng cho dân cư Việt Nam.

(Khi viết đến đây, tôi nhớ lại có đọc quyển Dalai Lama, My Son (Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Tôi), nhật ký của mẹ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nói về đời sống những người Tây Tạng trước khi Trung Hoa thống trị. Họ sống chân thật thương yêu, giúp đỡ nhau trên đất Phật. Khi Trung Hoa đến năm 1959, họ đã giết chết hàng triệu người Tây Tạng vô tội và phá hủy sáu triệu chùa chiền tại đất nước này- Trang 233)
Dat Phat Phu Nam 3Dat Phat Phu Nam 4

Trở về lại chuyến đi, chúng tôi đến tận Óc Eo, thuộc tỉnh An Giang. Hiện trường khảo cổ nằm giữa những cánh đồng bao la bát ngát. Con đường mòn nhỏ từ quốc lộ dẫn vào song song với con rạch dẫn nước vào ruộng. Dân làng ở dọc theo con kinh, một người nông dân đang phát bờ ruộng, bên cạnh chiếc cầu tre băng qua con rạch. Hình ảnh này gợi lại bao nhiêu ký ức, một quê hương Việt Nam xa xưa bỗng hiện về trong trí, một thuở ấu thơ, những ngày mới lớn. Tôi đứng tần ngần, lịm người, thấy mắt mình hơi cay cay. Hình như bây giờ đời sống vật chất đã mang mình đi xa, xa dần với những hình ảnh thiên nhiên êm đẹp đó. Cái thôn quê ngày xưa, chắc hẳn không còn nữa dưới một đời sống mà tư tưởng chỉ hướng đến vật chất.

Thầy Thiện Tâm và tôi đi bộ khoảng nửa cây số để đến hiện trường. Tôi nghĩ Thầy cũng giống tôi, cố gắng uống hết những cảm giác quê nhà đang sống lại trong lòng. Khi đến hiện trường, Tiến sĩ Lancaster giải thích cho chúng tôi nghe về những vết tích còn lại trong lòng đất của dân Phù Nam xa xưa. Những viện gạch của 2000 năm về trước vẫn còn nguyên vẹn mặc dầu ngôi nhà đã xoi mòn theo thời gian. Ngọn núi Ba Thê cách xa vài cánh đồng ruộng, vẫn còn đó. Tiến sĩ Lancaster nói, ông có cảm tưởng di vật vẫn còn rất nhiều trong ngọn núi đó.
Dat Phat Phu Nam 5

Buổi chiều đó, chúng tôi rời Óc Eo trở lại hotel ở Long Xuyên, Sáng hôm sau thức dậy sớm đi chợ nổi ở Long Xuyên để coi đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của nước Việt Nam. Sau đó chúng tôi đi Cần Thơ để ngắm dòng Hậu Giang, và ở lại đêm ở Cần Thơ. Sáng hôm sau đi tiếp về Vĩnh Long, để qua Cái Bè, ngắm Tiền Giang. Vì Đồng bằng sông Cửu Longvị trí thứ hai sau Óc Eo mà Tiến Sĩ Lancaster đã dự định để tham quan. Vì nó là một phần quan trọng hổ tương cho hải cảng Óc Eo. Dọc đường Tiến sĩ Lancaster giải thích những con kinh/rạch ngày xưa là những con đường giao thông liên lạc. Đi từ Hậu Giang qua Tiền Giang, rồi về lại Saigon. Tiến sĩ Lancaster cũng dành 2 ngày cho 2 chùa để giảng cho Tăng Ni về sự nghiên cứu hiện tại của ông. Magaret và tôi được phép thuyết trình phần nghiên cứu của mình, vì 2 đứa nghiên cứu chung nên tôi dịch cho Margaret. Chúng tôi đến Chùa Thiện Minh ở Vĩnh Long và Chùa Thiên Khánh ở Long An cũng gần 200 tăng ni qui tụ. Mọi người đều thầm kính phục ông, một giáo sư già, người Mỹ, không ngại đường xa, khó nhọc đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu Phật giáo.

Gần ngày về, Tiến Sĩ Lancaster muốn đi Viện Bảo Tàng ở Saigon để quan sát những hình ảnh của Óc Eo. Cách làm việc của một học giả, không phí phạm thời gian, không bỏ qua một cơ hội. Khi đến phần triển lãm của Óc Eo. Thầy kêu tôi chụp hình không được bỏ sót tấm nào.

Trong lúc mấy thầy trò đứng trên con phà qua Vĩnh Long, ngắm dòng Hậu Giang đang lững lờ. Tôi bỗng chảy nước mắt và nói với Thầy Lancasster: “Đaị diện cho những người Việt Nam, con xin chân thành cám ơn thầy đã đến đất nước Việt Nam này để nghiên cứu về Phật Giáo cho Việt Nam cũng như cho toàn thể nhân loại.” 10 ngày ngắn ngủi, nhưng bận rộn trôi qua, chúng tôi chia tay, Thầy tiếp tục đi Hồng Kông để dạy trường Đại Học ở đó, chúng tôi về lại Hoa Kỳ.

Tháng 11 năm 2015, Trường Đại Đại Học Xã Hội và Nhân Văn phối hợp với Viện Phật Học (Đại Học Vạn Hạnh cũ) đã tổ chức Đại Hội Phật Học Thế Giới với tựa đề “Phật giáo trên đồng bằng sông Cửu Long” trong 3 ngày. Nhiều nước tham dự có cả: Ấn Độ, Tích Lan (Shri Lanka), Miến Điện Thái Lan, Căm Bốt…… Thầy Lancaster cũng được mời để mở đầu Đại Hội. Thời gian này ai cũng bận, không ai đi. Thầy hỏi tôi có muốn đi không, tôi ngần ngừ, nhưng nghĩ nước Việt Nam là nguồn gốc sinh ra mình nên tôi đồng ý  đi, nhưng vì bận, tôi đến trễ vào buổi chiều của ngày khai trương.       

Tôi đến đó sau khi mọi người ăn trưa xong tại trường Đại Học Nhân Văn. Một người bạn đón ở phi trường, để đồ đạc ở hotel do trường đài thọ cho những người tham dự đại hội rồi chở thẳng đến trường Đại Học Nhân Văn. Tôi tìm Thầy Lancaster, ông nói cho tôi biết, ngày mai ông và tôi sẽ thuyết trình tại Viện Phật Học. Ông hỏi tôi định nói về đề tài gì? Tôi nói: Con sẽ thuyết trình về Lịch Sử Đất Phù Nam, một lịch sử quan trọng trên dòng sông Cửu Long của Phật Giáo, Con đã báo cho trường rồi. Ông gật đầu cười và nói. I think you will do good job with that topic. (Thầy nghĩ cô sẽ thuyết trình hay về đề tài đó). Tôi ở đó một ngày, những sinh viên muốn nghe đều gắn headphone thông dịch, vì những học giả đến từ các nước đều nói tiếng Anh.

Dat Phat Phu Nam 6
Dat Phat Phu Nam 7

Đến ngày thứ hai, Đại Hội dời về Viện Đại Học Phật Học, Thầy Lancaster giảng vào buổi sáng về Phật Giáo đến với mọi người qua đường hàng hải (Maritime Buddhism). Đó là đề tài đắc ý nhất do Thầy khám phá. Đại Học Úc đã cho Thầy $400,000 USD để tiếp tục nghiên cứu. Vì ngày xưa người ta tưởng Phật Giáo phát triển theo con đường Tơ Lụa (Silk Road) của Trung Hoa. Nhưng với những bằng chứng mới nhất, họ tìm thấy những đồng tiền cổ của các nước như Ba Tư (Iran, Iraq) và những nước vùng La Mã (Roman) dọc theo bờ biển và trên những chiếc tàu bị chìm, nhiều hơn là tiền cổ ở Trung Hoa. Thầy Lancaster đã chứng minh Phật Giáo phát triển bằng con đường hàng hải. Cho nên Phật Giáo qua Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Miến Điện (Burma)…..và Việt Nam ở Phù Nam, sau đó qua Lâm Ấp (Chàm) rồi đến miền Bắc Việt Nam sông Hồng (Red River), rồi qua Trung Hoa.

Dat Phat Phu Nam 8

    Tôi thuyết trình vào buổi chiều, ban tổ chức cho mỗi người 20 phút. Trước nhất dù muốn dù không, sách lịch sử thời xưa nói về Việt Nam chỉ có được ở Trung Hoa.Vì chiến tranh, Trung Hoa và Pháp đã mang nhiều tài liệu quí giá ra khỏi nước Việt Nam hoặc tài liệu bị tiêu huỷ, lạc mất. Người dịch lịch sử đất Phù Nam đầu tiên từ tiếng Trung Hoa là Paul Pelliot và đăng trên báo Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient của Pháp năm 1903. Paul Peliot là người Pháp, một học giả, một nhà nghiên cứu về lịch sử Á Châu, chưa đầy 30 tuổi, Pelliot biết nhiều ngôn ngữ về khảo cứu cổ học như Hán (Chinese), Mông Cổ (Mongolian), Arabic, Persian, the Turkic languages, Tây Tạng (Tibetan), và Phạn Ngữ (Sanskrit) v.v….

        Có một giảng sư ở trường University of the West của Mỹ tôi đang học, gốc người Trung Hoa, khi ông dạy lớp Phật giáoLão Giáo; Ông kể rằng: Khi Paul Pelliot đến Đôn Hoàng (Dunhuang), Trung Hoa, Pelliot đã đọc và nghiên cứu những tài liệu quí giá, rồi mua với giá rẽ để chở về Pháp và Anh. Giáo sư nói tiếp: Lúc đó bao nhiêu người Trung Hoa làm giáo chủ, minh chủ, cho mình là văn hay chữ tốt, nhưng không ai làm được điều mà ông Paul Pelliot đang làm. Vì thế Trung Hoa đã mất những sách, kinh quí giá và hiện những sách đó đang nằm ở Thư viện Anh và Pháp.

Dat Phat Phu Nam 9

Đôn Hoàng (Dunhuang) là một địa danh của Trung Hoa ở giữa sa mạc, nằm sát những ngọn núi. Người xưa đã đục những ngọn núi làm hang động lên tới cả ngàn cái, để vẽ những bức tượng về Phật giáo và chứa những kinh sách quí giá. UNESCO thế giới đã đánh giá là kho tài liệu vô giá về Phật Học. Mặc dù dưới thời Mao Trạch Đông, cách mạng văn hoá, đốt sách vỡ, nhưng những hang động này nằm xa Bắc Kinh, nên không tổn hại gì. Hiện tại, hang động được trường Mỹ Thuật do một người Mỹ sáng lập tên Paul Getty, làm lại những hang động tại Hoa Kỳ ở Los Angles, California để triển lãmcống hiến cho sự học hỏinghiên cứu của nhân loại về Phật Giáo tại Viện Bảo Tàng Getty (Getty Museum). Tôi có đến đó tham quan với trường, mỗi lần chỉ coi được vài hang động thôi. Họ làm giống 100%, từng những viên gạch bị mất, ngón tay của tượng Phật bị rụng vv… Dưới mắt thường khó phân biệt được nó không phải là hang động thật thời xưa.

Câu chuyện cũng gợi lại về đất nước Việt Nam giống như vậy. Vào năm 1932 Trần Văn Giáp đã khám phá ra quyển Thiền Uyển Tập Anh ở thư viện Pháp. Thiền Uyển Tập Anh là một trong những quyển sách xưa nhất của Việt Nam nói về Phật giáo, trong đó ghi lại những thiền sư nổi tiếng của các dòng thiền từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ 11. Ông Giáp đã dịch ra tiếng Pháp, và Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát đã dịch ra tiếng Việt, hiện tại thì có giáo sư Nguyễn Tứ Cường dịch ra tiếng Anh. (Vì nguyên gốc là chữ Nôm/Hán).

Dat Phat Phu Nam 10

Trở lại chuyện Phù Nam, từ đó mọi người muốn nghiên cứu về Phù Nam, đều lấy bản dịch của Paul Pelliot làm bản gốc cho lịch sử đất Phù Nam. Nhưng đến năm 2003, đúng 100 năm sau, Ông Michael Vickery đã nghiên cứu về Phù Nam từ bản gốc của Trung Hoa cũng đăng lên tờ báo mà 100 năm về trước ông Paul Pelliot đã đăng, để nghiệm lại những điều ông Paul Pelliot đã dịch. Lịch sử cũng đã sang trang cho Phù Nam, sau bản dịch tuyên bố của Vickery. Vickery đã tốt nghiệp tiến sĩ tại Yale University, một Đại Học nổi tiếng nhất nhì của Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, Ông đã dạy nhiều trường đại học ở Malaysia, Singapore v.v… Ông nói: “Tôi đã đưa ra những bằng chứng cho lý thuyết Phù Nam, để chấn chỉnh lại những gì sai sót trong lịch sử.”

        Pelliot cho rằng Funan (Phù Nam) từ lịch sử Trung Hoa có nghĩa là Núi theo tiếng Khmer, như vậy Funan có nghĩa là vùng núi, nhưng Vickery cho rằng Phù Nam cũng giống An Nam, Nam Hải (Nam là phía Nam), Nếu Nam Hải là Biển phía Nam, An Nam là Thái Bình ở phía Nam thì Phù Nam là  Sự Bảo Vệ ở Phía Nam. Như vậy Phù Nam là Phù Nam, không phải là vùng núi. Vị trí Phù Nam thật sự ở vùng nào? Có một số học giả cho rằng Phù Nam nằm gần đồng bằng sông Mê Nam, Thái Lan. 
Dat Phat Phu Nam 11

Nhưng sau khi bàn cải từ những chi tiết trong lịch sử Trung Hoa, thì rõ ràng Phù Nam nằm cạnh dòng sông Cửu Long và trải dài từ Việt Nam, biên giới đến tận Nha Trang dọc qua Thái Lan. Thủ đô của Phù Nam được bàn cải qua nhiều học giả quan tâm đến Phù Nam, và cuối cùng nhiều bằng chứng được trưng bày và đồng ý  Thủ Đô là Vyadhapura (gần Ba Phnom - Angkor Borei), một thành phố bên Căm Bốt cũng nằm dọc theo sông Cửu Long cách Óc Eo khoảng 20 kilo mét. Óc Eo là một thành phố sầm uất thời đó. Theo truyền thuyết, Vua đất Phù Nam là một cô gái, và đã lập gia đình với người Bà La Môn, vì thế Phù Nam mang nhiều bản sắc của người Ấn Độ. Điều này cũng chứng minh một phần trên những vật khảo cổ tìm thấy ở Óc Eo và những vùng lân cận. Nhưng Vickery đã phản bác điều này, ông không cho người vua đầu tiên của Phù Nam là Ấn Độlịch sử và bằng chứng đào xới cổ vật không nói về điều này, và gạt bỏ tên tuổi của nữ hoàng đầu tiên của Phù Nam từ dịch thuật Paul Pelliot, vì ông cho là dịch sai. Tuy nhiên, ông đồng ý mãi đến thế kỷ thứ năm vua Phù Nam là người Ấn Độ. Cũng theo lịch sử Trung Hoa, vua Hán đã yêu cầu vua Phù Nam gởi  nhiều Tăng Phật Giáo đến Trung Hoa để truyền giáo. (Sự nghiên cứuSo Sánh giữa dịch thuật Của Pelliot và Vickery từ tài liệu Trung Hoa rất chi tiết và dài, tác giã có giải thích nhiều trong bài thuyết trình ở Viện Phật Học Việt Nam 2015.)

Như vậy từ Óc Eo đến Nha Trang đều thuộc về đất Phù Nam. Một vùng đất đã được Phật Giáo đến đầu tiên và rất sớm vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên dưới thời Vua A Dục (Asoka). Như vậy khi khảo sát và nghiên cứu đất Phù Nam, Nha Trang vẫn được nhắc nhở giữa văn hoá đất Phù Nam và Lâm Ấp (Champa). Nhìn lại quá khứ như là một kinh nghiệm để hướng về phía trước; theo lịch sử thì Lâm Ấp cũng nhiều lần nổi loạn khuấy phá biên giớicuối cùng thì diệt vong. Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát đã thuyết trình trong Đại Hội là Champa đồng ý dâng đất cho Việt Nam, mình không đánh chiếm. Mỗi sự việc trên đời đều có nguyên nhânhậu quả theo thuyết nhân quả của Phật Giáo.

 

California 24/7/2019

----------------------------------

Tài Liệu Tham Khảo:

(Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient is abbreviated as BEFEO)

Paul Pelliot : 1903 "The Fu-Nan" BEFEO, p. 248-303. 

Michael Vickery: 2003 “Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients.” BEFEO, p. 101-143.

George Cœdès:  The Indianized States of South-East Asia

Gilbert F. White, Lewis Owen, Jeffrey W. Jacobs: Mekong River, River, Southeast Asia

Encyclopaedia Britannica: Funan,  Historical State, Indochina

https://www.getty.edu/research/exhibitions_events/exhibitions/cave_temples_dunhuang/index.html

http://cruisesmekongriver.net/mekong-river-map.html

Miriam T. Stark: Collapse and Regeneration in Ancient Cambodia

Tran Ky Phuong, Bruce Lockhart: The Cham of Vietnam: History, Society and Art

 K. Kris Hirst: Oc Eo, 2,000-Year-Old Port City in Vietnam:The Economic Heart of the Funan Empire of Vietnam

Guy, John: Lost Kingdoms: Hindu-Buddhist Sculpture of Early Southeast Asia

Don Lehman jr.: Book 1: The Rise & Fall of Southeast Asia's Empires by 

Ancient Civilizations In Southeast Asia: Funan, Srivijaya And The Mon http://factsanddetails.com/asian/cat62/sub406/entry-2814.html

Ian Harris: Cambodian Buddhism: History and Practice

John Guy, Pierre Baptiste, Lawrence Becker:  Lost Kingdoms: Hindu-Buddhist Sculpture of Early Southeast Asia

Figure 2: https://vovanthuong.org/vai-net-ve-nen-van-hoa-co-oc-eo-phu-nam.html

Figure 5: http://cruisesmekongriver.net/mekong-river-map.htm

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 3524)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(View: 3202)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(View: 5059)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(View: 5478)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(View: 3363)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(View: 6359)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(View: 3320)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(View: 3862)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(View: 4937)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(View: 5528)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(View: 5251)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(View: 3850)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(View: 5071)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(View: 4776)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(View: 6801)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(View: 3890)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(View: 4575)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(View: 6496)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(View: 5948)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(View: 4780)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(View: 37275)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(View: 3595)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(View: 4700)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(View: 5282)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(View: 3690)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(View: 4341)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(View: 4135)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(View: 7271)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(View: 3203)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(View: 3636)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(View: 5376)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
(View: 4123)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
(View: 8179)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(View: 5037)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(View: 5139)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(View: 8200)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(View: 3368)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(View: 13378)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(View: 4490)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(View: 4212)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
(View: 4826)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(View: 4229)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(View: 5650)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(View: 7571)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(View: 4528)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(View: 4701)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(View: 5984)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(View: 4321)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(View: 5123)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(View: 3986)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(View: 4500)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(View: 4869)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(View: 5907)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(View: 4329)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(View: 4436)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(View: 4394)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(View: 5360)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(View: 4942)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(View: 4750)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(View: 4357)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant