Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Khanti Parami - Nhẫn Nại Ba-la-mật

14 Tháng Chín 201906:13(Xem: 4844)
Khanti Parami - Nhẫn Nại Ba-la-mật

KHANTI  PARAMI - NHẪN NẠI BA-LA-MẬT

Pháp Hỷ Dhammananda

 
Nhẫn Nại Ba-la-mật

Trong bài thứ hai kệ để sách tấn chư tăng nhân ngày kiết giới (Uposatha), chư Phật dạy:

Khanti paramam tapo titikkha
Nibbanam paramam vadanti buddha 
na hi pabbajito parupaghati
na samano hoti param vihethayanto. (Dhp. 184)

Nhẫn nại là pháp hành tối thượng
Niết bàntối thượng, chư Phật nói
Người xuất gia không làm tổn hại ai.
Người hãm hại người khác thì không phải là Sa-môn. (Pháp Cú 184) 

Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh. Trong kho tàng giáo lý Nguyên Thủy hệ truyền thừa Theravada nói đến 10 Ba-la-mật (Thập Độ), trong khi đó hệ truyền thừa Bắc tông hay Đại Thừa (Mahayana) chỉ nói đến sáu hay Lục Độ.

Thứ tự các Ba-la-mật (pāramī) trong PGNT là: Bố Thí Độ (Dāna pāramī), Giới Hạnh Độ (Sīla pāramī), Xuất ly Độ (Nekkhama pāramī), Trí Tuệ Độ (Paññā pāramī), Tinh tấn độ (Viriya pāramī) và thứ sáu là NHẪN NẠI Độ (KHANTI pāramī). Nhẫn nại là khi đối diện với ngịch cảnh, nghe lời nghịch nhĩ, xúc chạm với các yếu tố khó chịu, khó kham nhẫn mà vẫn an nhiên không sân hận bực bội. Trong một chuyện tiền thân của Đức Phật, khi vua trời Đế Thích hỏi Bồ Tát về hạnh nhẫn nại, ngài trả lời: "Người nhẫn nhịn với lời thô ác của cấp trên thường là vì sợ hãi, nhẫn nhịn với lời thô ác của người ngang vai vế là để tránh cãi cọ hơn thua. Nhưng bậc thiện trí dạy rằng nhẫn nại với kẻ kém cỏi khi kẻ đó nói lời thô ác mới thực sự là nhẫn nại hoàn hảo." (Tiền Thân 55. Sarabhanga Jataka).
Là một trưởng tử Như Lai, ngài Punna (Phú-lâu-na) sau khi xuất gia vì thấy ra sự vô thường của đời sống đã tinh tấn tu học và sau khi thành đạo đã xin đức Thế Tôn được quay về bổn xứ là vùng Sunàparanta để hóa đạo nơi quê hương. Đức Phật hỏi tôn giả Phú-lâu-na rằng dân chúng ở vùng Sunàparanta vốn chưa được văn minh, cư xử thô lỗ, và có thể đối xử với ngài không tốt, vậy -- tôn giả phải làm sao khi họ chửi mắng ông?
_ Con sẽ cảm ơn họ vì chỉ chửi rủa mà không lấy gạch đá ném vào con. - tôn giả Punna trả lời đức Phật.
_ Nếu họ ném gạch đá vào ông? - đức Phật giả định tiếp.
_ Con sẽ vẫn biết ơn họ vì họ đã không dùng gậy gộc đánh con.
_ Vậy nếu họ dùng gậy đánh ông thì sao?
Con sẽ vẫn cám ơn họ vì họ không dùng dao đâm chém con.
_ Vậy nếu họ dùng dao đả thương hay giết chết ông thì sao?
_ Con sẽ cám ơn họ vì nhiều người nhàm chán xác thân này mà tìm cách tự tử, nhưng những người này lại giúp con giải quyết với xác thân này - con cũng nên cám ơn họ."

Nghe những lời hùng tráng như vậy của một người đệ tử mẫu mực trước khi lên đường dấn thân hoằng pháp, đức Phật khen ngợi tôn giả Punna là người có hạnh kham nhẫn đáng nể phục, xứng đáng là trưởng tử Như Lai, mặc pháp phục Như Lai, và ngồi tòa Như Lai.

Câu chuyên của đạo sĩ Khanti Vadi - KHANTIVĀDI-JĀTAKA. 1

Câu chuyện này được đức Phật kể lại tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), nhân duyên để giáo dục một vị tỳ kheo hay tức giận. Đức Thế tôn hỏi vị tỳ kheo này: “Tại sao thầy đã xuất gia trong Pháp và Luật này của bậc Giác Ngộ không còn tàn dư của sân hận, vậy mà thầy lại tức tối phẫn nộ? Những bậc thiện trí trong quá khứ, mặc dù bị tra tấn dã man, bị cắt lìa tay chân, tai, mũi, lưỡi nhưng vẫn bình thản không biểu lộ chút sân nộ nào với kẻ đã làm chuyện tàn độc kia.” Và Thế Tôn kể câu chuyện quá khứ này. 

Ngày xủa ngày xưa ở xứ Kāsi có một ông vua tên là Kalābu trị vì trong thành Ba-la-nại (Benares). Thời đó Bồ tát tái sinh vào một gia đình Bà-la-môn giàu có với tám mươi vạn nhân 11 triệu US$. Thời trẻ tuổi Bồ tát có tên là Kuṇḍakakumāra, đi du học & được giáo dục chuẩn ở trường đại học Takkasilā về kinh điển Vệ Đà và các khoa học khác. Sau khi tốt nghiệp, Bồ tát an cư lạc nghiệp tại quê hương. 

Khi cha mẹ mãn phần hưởng dương, nhìn đống tài sản kếch xù được thừa hưởng từ gia đình, Bồ tát nghĩ: “Cha mẹ & ông bà mình đã tạo dựng nên sản nghiệp này, họ tích lũy vàng bạc thật nhiều nhưng khi từ giã cõi đời ra đi có ai đem theo được gì đâu. Nay đến lượt ta sở hữu chúng, rồi cũng có lúc ta phải từ giã ra đi.” Nghĩ ngợi rồi ngài cẩn thận lựa những người đức hạnhtài năng trong việc quản lý và phân phối tài sản để làm từ thiện. Sau khi đã cúng tất cả tài sản vào quĩ từ thiện do những người đáng tin cậy đó quản lý, ngài rời đô thị vào vùng Hy Mã Lạp Sơn (Himālaya) để tu hành như một đạo sĩ. ở nơi rừng núi sơn khê, ngài tự nuôi sống bằng hoa quả rừng suốt nhiều năm. Ngài chỉ xuống núi đi hóa duyên khi cần giấm và muối, và từ từ đi đến thành Ba-la-nại, nghỉ ngơi trong lâm viên hoàng gia. Ngày hôm sau ngài đi khất thực trong thành phố cho đến khi đến cổng của nhà tổng tư lệnh quân đội. Nhìn thấy uy nghi cử chỉ thu thúc của vị khất sĩ, tướng quân đã mời ông vào nhà và cúng dường thức ăn đã được làm cho mình. Và sau đó thí chủ tổng tư lệnh quân đội đã mời đạo sĩ đến ngụ trong công viên hoàng gia.

Thời đó có một ngày vua Kalābu cảm thấy bức bối vì đã uống khá nhiều rượu mạnh nên đã ra lệnh cho đoàn tùy tùng gồm các cung nữ & gái nhảy cùng đến công viên hoàng gia để vui chơi. Khi đến nơi, nhà vua cho trải thảm trên một tảng đá hoa cương, rồi nằm thư giãn gối đầu lên bắp vế của một nàng cung nữ xinh đẹp mà vua đang sủng ái. Trong khi đó những ca sĩ đắt show và các nàng vũ nữ thể hiện những ca khúc tình tứ và những màn vũ hấp dẫn nhất mà họ được huấn luyện. Màn giải trí trong công viên hoàng gia này thể hiện sự giàu có & quyền lực, độ hoành tráng của một ông vua không khác gì thượng đế. Nhưng trong khi các ca vũ đang biểu diễn thì vua lại ngủ thiếp đi.  Những cung nữ đó nghĩ: “chúng ta biểu diễn để phục vụ đức vua, nhưng nay hoàng thượng lại ngủ ngon lành thế, vậy thì máu hát có ích gì nữa chứ?” Nghĩ vậy rồi họ xếp các nhạc cụ lại, tản bộ thưởng thức hoa thơm cỏ lạ trong công viên, không mấy chốc đã mất hút giữa rừng hoa & cây cảnh.

Cũng trong lúc đó Bồ tát đang ngồi thiền trong công viên, như một long tượng uy nghi dưới gốc cây Sa-la đầy hoa, vui hưởng hiện tại lạc trú. Những cung nữ và vũ nữ kia cũng dạo bước đến nơi Bồ tát đang ngồi, họ ra hiệu cho nhau đến gần ngồi vây quanh Bồ Tát với mong muốn được nghe pháp từ bậc đạo sĩ khả kính. Họ đảnh lễ đạo sĩ, ngồi xuống xung quanh và thỉnh ngài thuyết pháp. Bồ tát đã chấp nhận lời thingr cầu cảu họ và đã thuyết pháp.

Trong khi đó nàng cung nữ hầu cận đức vua vì mỏi nên đã đổi tư thế, khiến hoàng thượng thức giức. Tỉnh dậy không thấy các cung nữ và ca kỹ vũ nữ vây quanh để hầu hạ, đức vua rất bực mình. Hoàng thượng cất giọng bực bội hỏi: “Lũ chết tiệt kia đi đâu hết rồi?” người cung nữ kính cẩn: “muôn tâu hoàng thượng, họ đã đi đến nơi có vị đạo sĩ và đang nghe pháp.”  Nghe vậy nhà vua cảm thấy tức tối hơn, ông ta tuốt gươm và bật dậy đi đến nơi vị đạo sĩ đang thuyết pháp với ý nghĩ; “Trẫm sẽ cho gã đạo sĩ dổm này một bài học đích đáng.” Khi thấy nhà vua đi đến đằng đằng sát khí như vậy, các cung nữ thê thiếp được sủng ái nhất vội chạy đến quì xin và cố lấy thanh gương trong tay hoàng thượng.Nhưng vị vua vẫn hung hãn tiến đến gần đạo sĩ với thanh gươm tuốt trần với lời thách thức:

-         “Ông đạo sĩ đang dạy đạo gì?”

-         Kính hoàng thượng, bần đạo dạy hạnh kham nhẫn ạ.

-         Hạnh kham nhẫn ông dạy ấy ra sao?

-         Thưa là khoogn giận dữ ngay cả khi có người chửi rủa, đánh đập và chà đạp mình.

-         Ta sẽ thấy sự thật vị đạo sĩ này thể hiện sự nhẫn nại như thế nào nào!

Ông vua đang điên cuồng vì sân nộ gầm gừ gọi người đồ tể đến. Người đồ tể đến với búa, cưa và bàn chông. Quấn mảnh vải vàng và choàng thêm tấm vải đỏ, Y đảnh lễ vị vua hung ác và hởi xin mệnh lệnh:

-         Tâu Bệ Hạ cần thần làm gì để ngài vui?  

-         Tới tóm cổđạo sĩ dõm này cho ta. Quẳng hắn lên bàn chông và trói chặt vào đó." Tên đồ tể tuân lệnh vua, ghì chặt Bồ tát xuống bàn chông và cột lại. Tiếp đến Y cắt da thịt Bồ tát theo từng nhát sắc lẹm khiến máu chảy lênh láng. Nhà vua hung ác hỏi với giọng khinh mạn lạnh tanh:

-         "Có phải ông vẫn dạy kham nhẫn không Đạo sĩ? "

-         "Vâng, bần đạo dạy kham nhẫn thưa hoàng thượng.” – đạo sĩ trả lời.

-         "Bệ hạ đừng nghĩ rằng hạnh kham nhẫn cảu bần đạo nằm ở da thịt này. Nó không chỉ là cái ngoài da, nó nằm sâu trong trái tim bần đạo. Đức kham nhẫn đó ngài khoogn thấy được đâu.”

Gã đồ tể lại hỏi xin lệnh:

-         Tâu bệ hạ thích làm gì nữa?

-         Hãy cắt cả tay và chân của đạo sĩ bố láo này đi!  

Thế là gã đồ tể cầm lấy chiếc búa và chặt đứt tay chân của đạo sĩ kiên cường theo từng mệnh lệnh của nhà vua tàn ác. Máu chảy lênh láng từ tay và chân đã bị chặt của Bồ tát như sơn dầu chảy ra từ thùng chứa bị bể. Thêm lần nữa, ông vua mỉa mai hỏi đạo sĩ:

-         Ông có tuyên thuyết cái kham nhẫn đó nữa không?

-         Bần đạo vẫn dạy kham nhẫn thưa hoàng thượng. Ngài tưởng rằng hạnh kham nhẫn của bần đạo nằm ở tay chân ư? Nhưng không phải đâu, Nhẫn Độbần đạo thực hành không nằm ở những chỗ đó.

-         "Cắt mũi và tai của hắn đi!” nhà vua gầm lên trong tức tối.

Gã đồ tể tuân lệnh và máu lại chảy nhiều hơn. Toàn thân và đầu mặt của đạo sĩ đều nhuốm máu. Một lần nữa ông vua tàn ác lại gằn giọng hỏi đạo sĩ về triết thuyết mà ngài dạy. Đạo sĩ vẫn ẩn nhẫn và bình thản trả lời:

-          "Đừng nghĩ rằng nhẫn độ cảu bần đạo nằm ở chóp mũi, tai hay đầu môi. Nhẫn độbần đạo thực hành nằm sâu nơi trái tim này.”

-         "Nằm yên đó, tên đạo sĩ dỏm” – vua thét lên đầy hằn học. Rồi ông ta giẫm đạp lên ngực đạo sĩ Bồ Tát đang hấp hối vì mất máu. Giẫm đạp đã tức rồi ông vua độc ác khệnh khạng bước đi ra khỏi lâm viên hoàng gia.

Khi ông vua đó rời đi rồi, vị tổng tư lệnh quân đội chúi máu trên người Bồ tát và băng bó cho người. Sau đó vị tướng quân nhẹ nhàng đặt Bồ Tát cơ thể lên một chỗ ngồi soạn sẵn rồi đảnh lễ Bồ tát. Ngồi xuống một bên, vị tư lệnh quân đội nói: 

-         "Nếu ngài, thưa ẩn sĩ tôn kính, có giận dữ thì xin chỉ giận dữ với người đã gây tội lỗi lên ngài, xin đừng nguyền rủa những người khác.

Rồi vị tướng nói thành thơ kệ như sau:

“Đến ai đã cắt mũi và tai, chặt đứt chân và tay,

Hãy bắt tội kẻ đó – người xứng đáng nhận phẫn nộ.

Bậc anh hùng, xin hãy chừa người dân vô tội,

Và xin đừng nguyền rủa đất này.”

Nghe vậy, Bồ Tát đáp lại như sau:

“Vạn tuế nhà vua – người độc ác đã làm máu chảy tràn thân này

Nhưng linh hồn trong sạch như ta không vì khủng bố mà nhuốm bẩn bởi giận dữ.”

Khi ông vua độc ác chỉ mới đi ra khỏi tầm mắt cảu đạo sĩ, mặt đất vốn dày 2400 hải lý mở toác ra nuốt lấy con người tội lỗi đó với ngọn lửa từ địa ngục Vô Gián. Ngọn lửa đại địa ngục đã nuốt chửng vị vua làm điều ô nhục tội lỗi và khiến cho hoàng bào của vua hóa thạch ngay nơi cổng của lâm viên hoàng gia. Bồ tát mệnh chung ngay ngày hôm đó. Người của hoàng tộc đã hỏa táng nhục thân Bồ Tát bằng nhiều loại hương liệu. Một số người nói thần thức ngài trực chỉ lại Himālayas. Nhưng một số lại nói không phải như vậy.

Vị thánh tử đạo xưa, người kể,

Thể hiện khí chất anh hùng

Sức mạnh thánh thiện trước khổ đau bất công

Mà vua Kāsi đã giết hại.

Nợ máu dù hối hận than trời

Vua tàn ác vẫn phải trả đủ

Nơi địa ngục a tỳ muôn kiếp

Đớn đau không kẻ xiết.

Đó là hai khổ thở nói về duyên nghiệp tiền kiếp.

Sau khi nghe tích truyện này, vị tỳ kheo hay phẫn nộ kia buông được tâm phẫn uất và đạt đến quả thánh Nhất Lai. Bậc Đạo Sư cũng nận diện tiền thân ngài là đạo sĩ Khantivadi, Đề Bà đạt đa là vua xấu ác Kalābu của thành Kāsi, Sāriputta là vị tướng chỉ huy quân đội.

Viết thêm:

HÔM NAY CHIA sẻ về đề tài nhẫn nại Bala mật, và gặp câu hỏi: làm sao để NHẪN khi thấy biết những sự việc bất công và đau lòng trong xã hội? Vâng, đây là một câu hỏi hay, đúng lúc đúng thời. Có nên nhẫn chịu với bạo lực gia đình không? nên làm gì khi gặp kẻ vũ phu/ kẻ chỉ muốn lợi dụng sự yếu đuối hay sự chịu đựng của người khác để nói càn làm càn?
NHẪN phải thực hành cùng TRÍ TUỆ & TÂM QUYẾT ĐỊNH thì mới trở thành Ba-la-mật. Nhẫn không phải là chịu đựng vì mình yếu thế chưa làm gì được, đang phải sống lệ thuộc vào người khác nên phải nhường nhịn. Nhẫn như vậy thì đúng là nhẫn với trái tim bị dao đâm, nhưng đó là chịu đựng thì đúng hơn. Và trái tim bị tổn thương nếu không tự làm lành thì trong tương lai có thể đổ những khổ đau dằn vặt mà nó đã chịu đựng trước đó lên người khác. đó là "the abused ones learn to abuse" - những kẻ bị lạm dụng học (thói) lạm dụng
Nhẫn với trí tuệ là thấy nhân quả nghiệp báo. Vì thấy nhân quả nghiệp báo nên không oán trách, mà chỉ tìm cách thoát ra khỏi ác nghiệp, không vì người khác gây oan trái mà mình cũng 'dự phần' vào trong đó, cùng gây oan trái với người để rồi oán oan tương báo, cùng cộng nghiệp với nhau. Nếu nhẫn mà không giúp người tạo nghiệp ác thấy ra tội lỗi và học cách ngừng tạo nghiệp ác, thì nhẫn đó không phải là sức mạnh & trí tuệ. Nếu nhẫn mà chỉ khiến cho người ta vô minh và càng ngày càng lún sâu vào ác nghiệp, cho việc làm ác, làm tổn thương người khác là chuyện bình thường thì cái nhẫn đó chỉ tiếp tay cho cái xấu ác, không mang lại lợi ích gì cho mình cho người.
Có một ông VN đem cả gia đình sang định cư ở Úc. Anh ta có thói quen thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ và xem đó là chuyện bình thường giữa vợ và chồng. Nhưng khi chuyện bạo hành trong gia đình này được báo với cảnh sát, ông chồng vũ phu đó đã bị cảnh sát còng tay cho vào bốt hơn 1 tuần. Ông ta la lối nói chuyện chồng đánh vợ ở VN là chuyện thường tình, anh ta không phạm tội để phải ngồi tù. Cảnh sát & các nhà hoạt động xã hội ở Úc đã giáo dục anh ta rằng đó là tội lỗicần phải bị trừng phạt. Ông ta tỏ ra không phục, và họ phải nói với ông ta là nếu muốn đánh vợ mà không bị trừng phạt thì cứ về Việt nam mà sống đi! Nước Úc và các quốc gia tiến bộ khác khoogn chấp nhận nạn bạo hành gia đình, không chấp nhận chuyện người đàn ông hay người khỏe hơn về thể lực có thể sử dụng bạo lực để bắt người khác làm theo ý mình. Sau đó ông ta được lệnh không được đến gần người phụ nữ đã bị ông ta đánh trong vòng 50 thước. Nếu bị phát hiện đến gần nạn nhân, ông ta sẽ bị nhốt vô khám lại.
Mong rằng ở VN cũng có những luật lệ nghiêm minh hơn để bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi những kẻ vũ phu, những kẻ dùng bạo lực hay dọa nạt để bắt người khác tuân thủ ý muốn
Khi được đề nghị mở trường giúp bé gái học tập (girl education), mình nói tôi muốn cả boys và girls cùng được giáo dục tốt. Vì nếu Boys không được giáo dục tốt thì sẽ như mấy gã vũ phu này, chỉ làm khổ người khác, gieo rắc đau thương tai họa lên cả hai thế hệ.

Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7372)
Khái quát trên đủ thấy Ðại Tạng kinh Hán văn là một bảo vật vô giá của Phật giáo và chung cho cả nền văn hóa thế giới... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 7938)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 9655)
Trên thực tế, tất cả giáo huấn của Đức Phật đều nhằm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp tiếp cận thật sự rất hợp lýthực tiễn.
(Xem: 22534)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 16815)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
(Xem: 8439)
Đức Phật A Di Đà không tự làm cho tội của chúng sanh tự tiêu hủy, mà cảnh giới của Ngài là nơi những chúng sanh ấy có thể nương nào đó để tồn tạitiến tu thêm nữa... HT Thích Như Điển
(Xem: 10301)
Phương pháp chuyển hóa tâm thức của Đạo Phật không chỉ là một vấn đề niềm tin mà cũng là một niềm tin đạt đến được qua thiền phân tích... Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 10431)
Sau khi dạy cho chúng ta hiểu khổ là gì và nguồn gốc của khổ, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường diệt khổ, tức là Bát Chánh Đạo...
(Xem: 11163)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần TàiThổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
(Xem: 9807)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
(Xem: 10465)
Muốn được giải thoát, trước hết chúng ta phải quan sát sự vật một cách thật cặn kẽ để có thể biết được và hiểu rõ bản chất thật sự của chúng.
(Xem: 12591)
Ý niệm về kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa song hành với ý niệm về hai sự thật: Sự Thật Tương ĐốiSự Thật Tuyệt Đối.
(Xem: 8681)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
(Xem: 19726)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20677)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21218)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13294)
Phật pháp ẩn tàng trong tất cả sự sự vật vật, và con đường giác ngộNhư Lai tuyên thuyết vốn dành cho tất cả chúng sinh có duyên được tiếp cận với đạo Phật.
(Xem: 10462)
Biết thân là huyễn mộng còn khó vứt bỏ huống hồ người chẳng giải ngộ. Nương vào lời Phật mà hành, tự ta mới có thể chuyển mệnh...
(Xem: 9447)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh...
(Xem: 26625)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 10655)
Những Tỷ-kheo trong hội chúng bậc Thánh rõ biết “Đây là khổ”. Vì thấy rõ khổ nên nhàm chán, viễn ly, không tham danh vọng...
(Xem: 12032)
Trung quán tông luận phá mọi kiến giải về Thực tướng, không phải để phủ nhận Thực tướng mà để đưa đến Prajña (trí tuệ Bát-nhã)...
(Xem: 30730)
Đây là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch...
(Xem: 14026)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
(Xem: 11038)
Môn Nhân minh học Phật giáo dạy chúng ta tư duy đúng đắn để có nhận thức đúng đắn, là chìa khóa của mọi thành công ở đời.
(Xem: 10999)
Ý thức sâu sắc của người Phật tử đối với tầm quan trọng thực tiễn của hiện tại khiến cho họ năng động hơn, tỉnh táo hơn, làm việc hết mình trong hiện tại.
(Xem: 11131)
Đạo Phật nhắc nhủ chúng ta, muốn giác ngộgiải thoát, đi theo con đường Phật chỉ bày thì phải đi, phải tu, chứ không thể nói suông được.
(Xem: 11534)
Tất cả Phật tử chúng ta hãy sống thiện như những cái cây có bộ rễ toàn hút những chất ngọt trong đất. Nhất định đời sống chúng ta sẽ an lạc hạnh phúc.
(Xem: 12629)
Để dạy Vô ngãVô phân biệt trong khi hành động theo cách phân biệt kỳ thị là không phù hợp lời nói với hành động.
(Xem: 23833)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 14797)
Hiện tại là giờ phút duy nhất mà mình có thể chọc thủng được bức màn thương đau, bức màn vô minh để có thể tiếp xúc được ngay với an lạc, với hạnh phúc, với tuệ giác.
(Xem: 11532)
Góp duyên để người xuất gia hoàn thành sứ mạng thiêng liêng đồng nghĩa với hạnh nguyện hộ pháp.
(Xem: 20123)
Nếu ai bị ái làm khổ thân mà diệt được thì gọi là cứu cánh, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh vô dư (Niết-Bàn).
(Xem: 10517)
Trong các thứ hạnh phúc, được thực tập và sống theo lời Phật dạy là an vui, hạnh phúc lớn nhất. Nhờ đó, ta có được bình yên, hạnh phúc thật sự...
(Xem: 10298)
Muốn vô hiệu hóa cơn giận, trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta hãy thường xuyên quán chiếu, xem xét sâu vào nội tâm để ta luôn tỉnh giác từng tâm niệm của mình.
(Xem: 12164)
Xin hãy đọc Kinh điển với tâm sáng suốt thanh tịnh, không vội tin chắc vào bất kỳ điều gì, mà phải nỗ lực thông qua sự hành trì thực nghiệm...
(Xem: 11401)
Sự thật về mọi sự là vô thường, khổ, vô tự tánh, vô ngã, giả hợp, như mộng, như huyễn được đạo Phật gọi là chân lý tuyệt đối, tối hậu (chân đế).
(Xem: 14194)
Cùng với chánh niệm thường trực, tàm và quý chính là hai nhân tố vô cùng quan trọng để mỗi người tự răn nhắc mình hướng thượng và thăng hoa.
(Xem: 11849)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
(Xem: 24493)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 12245)
Chúng ta phải cố gắng loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực - vô hạn lượng - đặc biệt trong sự thực hành Phật Giáo...
(Xem: 22155)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 12465)
Đối với nhà Phật cho là con người ai cũng có Phật tánh, mà có Phật tánh tức là có tánh tốt.
(Xem: 12635)
Có thể nói, sự hiểu biết đúng đắn thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật sẽ tạo cho mỗi người một ý thức trách nhiệm rất cao đối với cá nhân mình và xã hội.
(Xem: 12536)
Đã là người đệ tử thì chúng ta phải tin và hành theo lời dạy của Phật, đó mới đúng là người đệ tử chân chánh, biết tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa trọn vẹn.
(Xem: 16711)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống...
(Xem: 13628)
Bất cứ một hiện tượng nào được phát sinh ra cũng đều phải nhờ vào một sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và nhiều điều kiện...
(Xem: 12940)
Cách tốt nhất để vượt thắng những điều không may, hay những thứ xui xẻo hãy tự mình làm nên những công đứcthiền quán về tánh không...
(Xem: 13392)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly...
(Xem: 12480)
Với người xuất gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọng cung kính...
(Xem: 14355)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
(Xem: 38302)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 14547)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
(Xem: 14508)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 13951)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14844)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16426)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29697)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16113)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15437)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant